1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, nền kinh tế phát triển kéo theo nhu cầu đi lại và vận chuyển hàng hóa tăng cao, mật độ tham gia giao thông ngày một dày đặc. Theo số liệu thống kê của Sở giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh năm 2008, toàn thành phố có trên 4,2 triệu xe gắn máy, các công trình giao thông thi công chậm chạp, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng ùn tắc và tai nạn giao thông. Theo báo cáo của Ủy ban an toàn giao thông quốc gia: sáu tháng đầu năm 2007 cả nước có 7.669 vụ tai nạn giao thông tăng 1,1% (86 vụ) so với cùng kỳ năm ngoái, có 6.910 người chết tăng 7,2% (464 người) và có 5.919 người bị thương (tăng 0.6 % (42 người) so với cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình hình đó, Chính phủ đã ra Nghị quyết 32/2007/NQ-CP ngày 29/06/2007 nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông, trong đó có nội dung “Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008, đình chỉ lưu hành ô tô đã hết niên hạn sử dụng, xe công nông, xe tự chế 3, 4 bánh”.
Theo thống kê mới nhất thì ở thành phố Hồ Chí Minh có 21,053 xe tự chế 3,4 bánh trong đó, xe 3, 4 bánh của người tàn tật (386 xe); xe tự chế đang hoạt động thu gom rác (2.938 xe); xe cơ giới 3 bánh có đăng ký biển số nhưng không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (2.272 xe) và số còn lại là các phương tiện tự chế không có biển số đăng ký. Theo báo Sài gòn Giải phóng số ra ngày 4/5/2004 dẫn nguồn tin của Công an thành phố Hồ Chí Minh cho biết: số lượng những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác đã lên tới 1,4 triệu người (chỉ tính những người có KT2, KT3), nếu tính cả những người có hộ khẩu ở thành phố và sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác và tính tại thời điểm hiện nay (năm 2008) thì con số thống kê sẽ còn cao hơn nhiều.
Việc ban hành nghị quyết 32/2007 dẫn đến một thực tế là đông đảo những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác mất công ăn việc làm, vì không thể sử dụng phương tiện kiếm sống hàng ngày. Chính quyền tại nhiều quận huyện cũng rất lúng túng trong việc chuyển đổi ngành nghề cho người kiếm sống bằng việc chạy xe ba, bốn bánh tự chế. Mặt khác, việc thống kê về số lượng những người chạy xe ba bốn bánh tự chế hiện nay chưa đầy đủ.
Sau khi nội dung cấm xe 3,4 bánh tự chế lưu hành có hiệu lực thì cuộc sống của những người chạy xe xích lô – ba gác chịu tác động mạnh mẽ cả về vật chất và tinh thần và đặc biệt là những người khuyết tật vì xe 3,4 bánh tự chế chính là “đôi chân” của họ. Đó cũng là lý do nhóm tác giả nghiên cứu chọn đề tài “NGHỊ QUYẾT 32 VÀ KHẢ NĂNG ĐỔI NGHỀ CỦA NGƯỜI CHẠY XE TỰ CHẾ 3, 4 BÁNH” để tìm hiểu những khó khăn mà những người cuộc sống của họ phụ thuộc vào xe 3, 4 bánh tự chế, khả năng đổi nghề của họ và tìm ra hướng giúp chính quyền địa phương hỗ trợ công ăn việc làm cho người dân trong diện chuyển đổi này.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
Từ các tài liệu có liên quan, nhóm tác giả đưa ra một số nét nổi bật của đề tài:
Về mặt lý luận:Đề tài thực hiện nghiên cứu về khả năng đổi nghề của những người dân kiếm sống từ việc chạy xe 3, 4 bánh tự chế. Trên thực tế việc chuyển đổi này chịu sự ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố như nghị quyết 32, sức ép từ chính quyền cơ sở, gánh nặng kinh tế của gia đình . qua đó người dân là những người trực tiếp chịu những xung đột về lợi ích bản thân và pháp luật, từ đó họ cần cân nhắc hành động cho phù hợp. Đề tài ứng dụng các lý thuyết xã hội học như cấu trúc chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết lựa chọn hợp lý để tìm hiểu, giải thích cho hành động của người dân trong việc đổi nghề.
Về mặt thực tiễn:Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nó thu hút một số lượng khổng lồ lao động từ các vùng miền khác đến tìm kiếm cơ hội, việc làm, từ đó tạo nên sự giao thoa về văn hóa. Sự phát triển kinh tế kéo theo sự bùng nổ các ngành nghề thuộc dịch vụ để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của khách hàng, trong đó có nhu cầu vận chuyển, đi lại Theo quan sát đội ngũ chạy xe xích lô – ba gác ở thành phố Hồ Chí Minh rất lớn, hầu hết tập trung ở các bến xe (bến xe Miền Đông, bến xe Miền Tây ) và các chợ đầu mối (như chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức, Tam Bình ), các nhà ga (Ga Sài Gòn) Họ là những người có thu nhập thấp, công việc vất vả và bất ổn định. Mặt khác, với hệ thống đường nhỏ, nhiều hẻm và hệ thống các đại lý cửa hàng như ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay thì xe ba gác, xích lô sẽ thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hoá. Khi xe tự chế ba bốn bánh bị cấm lưu hành thì không chỉ các chủ đại lý (thường là những người thuê mướn vận chuyển hàng hoá) bị ảnh hưởng, mà người bị ảnh hưởng lớn nhất ở đây là đông đảo những người sống bằng nghề chạy xích lô – ba gác và những người khuyết tật. Như vậy, khi thực hiện đề tài nhóm nghiên cứu sẽ tìm hiểu những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác là ai, thu nhập của họ, đóng góp của họ vào kinh tế gia đình, tìm hiểu sự tác động của Nghị quyết 32/2007 đến đời sống vật chất tinh thần của đối tượng, tìm hiểu những tâm tư nguyện vọng, thu thập tổng hợp ý kiến của họ trong việc tìm kiếm một hướng đi để cải thiện cuộc sống đang bế tắc của họ, xem xét khả năng chuyển đổi ngành nghề của những người kiếm sống bằng nghề chạy xe xích lô-ba gác, xe đẩy tay khi hết hạn lưu hành của xe 3,4 bánh tự chế. Từ đó nêu ra một số khuyến nghị, hướng giải quyết cho các cơ quan hữu quan nhằm hỗ trợ trong việc đổi nghề của những ngườikiếm sống bằng nghề chạy xe xích lô-ba gác.
3. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêuTìm hiểu khả năng chuyển đổi nghề của những người chạy xe 3, 4 bánh tự chế sau tác động của nghị quyết 32 và đưa ra một số giải pháp cho chính quyền cấp cơ sở.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ cơ sở lý luận trong đề tài.
- Phác họa chân dung những người sống bằng nghề chạy xe 3, 4 bánh tự chế tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Tìm hiểu nguyện vọng của những người sống bằng nghề chạy xe 3, 4 bánh tự chế.
- Chỉ ra khả năng đổi nghề của họ.
- Đưa ra một số khuyến nghị đối với chính quyền cấp cơ sở.
4. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Khả năng đổi nghề của những người chạy xe 3, 4 bánh tự chế tại thành phố Hồ Chí Minh.
4.2. Khách thể nghiên cứu:Những người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác, xe đẩy tay ở bến xe Miền Đông, thành phố Hồ Chí Minh.
4.3. Phạm vi nghiên cứu:Khu vực bến xe Miền Đông.
5. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
5.1 Không gian:Nghiên cứu tại bến xe Miền Đông
5.2 Thời gian: Nghiên cứu từ 01 tháng 3 năm 2008 đến 20 tháng 7 năm 2008.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
6.1 Phương pháp luận:
Đề tài nghiên cứu dựa trên nền tảng của phép duy vật biện chứng- lịch sử, đồng thời sử dụng cơ sở các lý thuyết xã hội học, trong đó chủ yếu áp dụng ba lý thuyết là lý thuyết cấu trúc chức năng, lý thuyết xung đột và lý thuyết lựa chọn hợp lý.
6.2 Phương pháp cụ thể:
Đề tài được tiến hành bằng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp với phân tích tài liệu có sẵn và phương pháp quan sát nhằm tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của người dân – những người chạy xe ba gác, xích lô, xe đẩy tay.
Mỗi công cụ có những thế mạnh riêng trong việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu. Và mặc dù có một số công cụ cùng thực hiện một nhiệm vụ, nhưng chúng lại được sử dụng theo những tiêu chí khác nhau. Chính vì vậy mà những thông tin thu được sẽ đầy đủ, phong phú và mang tính chất bổ sung cho nhau.
6.2.1 Phương pháp thu thập thông tin:
6.2.1.1 Thu thập thông tin thứ cấp:
Đề tài sử dụng các nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các phương tiện truyền thông như báo, tạp chí, các trang web . các nghiên cứu, báo cáo khoa học, luận văn tốt nghiệp. Các nguồn dữ liệu này được trích lược, sàng lọc và đưa vào phân tích mở rộng, minh họa cho các luận điểm hoặc luận cứ được đề cập đến trong đề tài.
6.2.1.2 Phương pháp phỏng vấn:
Tiến hành phỏng vấn bán tiêu chuẩn (bán cấu trúc): là loại phỏng vấn được phân loại dựa trên mức độ chuẩn bị cũng như đặc tính của thông tin thu được. Trong phỏng vấn bán tiêu chuẩn các vấn đề nghiên cứu được xác định một cách rõ ràng và đầy đủ hơn, người đi phỏng vấn sử dụng một bộ câu hỏi (bảng hỏi) sơ thảo, chưa hoàn chỉnh, tuy nhiên người phỏng vấn không bị phụ thuộc chặt vào nội dung bảng hỏi. Nói cách khác, nhà nghiên cứu đã xác định một cách chính xác, rõ ràng những thông tin cần thu thập.
Trong đề tài, nhóm nghiên cứu thực hiện 17 cuộc phỏng vấn bán cấu trúc theo bảng câu hỏi soạn sẵn với 42 câu, trong đó có bắt buộc phải thu thập thông tin.
6.2.2 Xử lý và phân tích thông tin:Các thông tin có được từ các hoạt động phỏng vấn sẽ được phân tích theo phương pháp phân tích đề mục. Đồng thời kết hợp với việc phân tích các tài liệu sẵn có.
7. KHUNG PHÂN TÍCH
8. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
- Người sống bằng nghề chạy xe xích lô – ba gác đa số là những người nhập cư có công việc không ổn định, không nhận được sự hỗ trợ từ phía xã hội.
- Khả năng chuyển đổi giữa các nhóm (ba nhóm: chạy xe xích lô, ba gác, xe đẩy tay) không như nhau dưới tác động của nghị quyết 32.
- Người dân sống bằng nghề chạy xe 3,4 bánh tự chế có kinh nghiệm và nhu cầu riêng, khi có sự hỗ trợ của Nhà nước thì họ có khả năng tự vươn lên bằng chính kinh nghiệm của mình.
107 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3008 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghị quyết 32 và khả năng đổi nghề của người chạy xe tự chế 3, 4 bánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đó, cuộc sống làm ăn vất vả, cũng phải đội nắng, dầm mưa có muốn vậy đâu nhưng vì sự sống phải làm.
PVV: Chị có biết tại sao người ta cấm loại xe 3,4 bánh này không ạ?
Đv: Có thể biết chứ, 1 số người đẩy xe như vậy nghênh ngang ngoài đường, làm ùn tắc giao thông, xe 3 gác chứ đỡ cồng kềnh. Còn vẻ mĩ quan à? Thành phố mình nếu mà tạo điều kiện cho giống nước ngoài thì người ta khổ phải có sự bù đắp cho người ta, người ta đâu phải dãi nắng dầm mưa gây ra mất vẻ mĩ quan của thành phố. Nếu người ta thất nghiệp, thì tạo cho người ta cái gì đó để làm phù hợp với cuộc sống, để nuôi dưỡng mầm xanh của tuổi trẻ đi lên chứ.
PVV: Có ý kiến cho rằng việc bán hàng rong là một nét văn hóa của người việt?
Đv: Chị không học, chị không hiểu gì về chuyện văn hóa, nhưng theo kinh nghiệm sống của chị thì người ta cứ bán như thế sẽ làm mất vẻ mĩ quan của thành phố, nhưng thử hỏi cuộc sống của tôi ở đây, của đất nước mình có giống như nước người ta không? Có giống đất nước bạn mình không. Nếu cấm người ta đẩy xe, xích lô thì người ta chỉ còn cách đi lượm ve chai, mà lượm ve chai cũng đâu phải là vẻ mĩ quan của thành phố, nó còn tồi tệ hơn nữa.
PVV: Theo chị ngoài xe 3,4 bánh gây ách tắc, tai nạn giao thông thì còn có loại phương tiện nào góp phần vào việc đó không ạ?
Đv: Có chứ, chẳng hạn như xe Buýt, phóng nhanh vượt ẩu tại sao người ta không nói năng gì nhiều trong khi nó là nguyên nhân gây ra ùn tắc giao thông nhiều hơn loại phương tiện này. Mà xe chị đẩy trên lề đường có gì đâu mà gây ùn tắc giao thông, chị đâu dám đứng dưới, xe nhiều quá nó tông chết.
PVV: Đường ở chỗ này đủ rộng chưa ạ?
Đv: Rộng thì được rồi, nhưng khi Xe buýt giành khách với nhau cũng gây tai nạn, ùn tắc giao thông như thường.
PVV: Nguyện vọng của chị là gì?
Đv: mong cuộc sống mỗi ngày như vậy thì có việc làm ổn định tương đối cho người ta thôi, tay làm hàm nhai chứ không muốn dựa dẫm vào đồng tiền của bất cứ ai.
PVV: Theo chị loại xe đẩy này có ưu điểm gì khi bán ở các hẻm nhỏ?
Đv: Giờ chẳng hạn người ta muốn uống ly nước, mà trong hẻm sâu người ta chạy ra đường à? Hay người ta đang chạy trên đường mà ghé quán trễ nãi công việc của người ta, cuộc sống giờ tất bật nhưvậy, thời gian là vàng bạc, người ta vừa đi vừ ăn, vừa đi vừa uống cho kịp giờ.
2.7 Biên bản phỏng vấn sâu số 7
(nữ, 33 tuổi, bán trái cây trên đường Điện Biên Phủ, phường 17, Bình Thạnh).
PVV: cho em hỏi chị bán trái cây bằng xe đẩy trong này lâu chưa ạ? khoảng mấy năm ạ?
Đv: Mười mấy năm rồi.
PVV: Chị là người ở đây hay từ nơi khác đến?
Đv: Không, từ Quảng Ngãi vô đây mướn nhà.
PVV: Mướn nhà chị ở chụng với người khác hay ở 1 mình?
Đv: ở 1 mình.
PVV: Tiền thuê phòng có mắc không chị?
Đv: Mấy trăm ngàn.
PVV: Chị năm nay bao nhiêu tuổi?
Đv: 33 Tuổi rồi.
PVV: Chị có biết về thông tin cấm xe 3 gác không ạ?
Đv: Nghe chứ, nghe cấm nhưng tới đâu hay tới đó, Chừng nào cấm mình kiếm công việc khác làm, người ta thuê mình đi làm thì đi, chứ biết sao bây giờ.
PVV: Chị biết thông tin này từ sách báo hay nghe người khác nói?
Đv: Trong báo cũng có người ta cũng nói, năm ngoái vừa rồi là cấm nhưng mà chưa có cấm, trên đài nói vậy đó. Bây giờ cấm mình phải nghỉ thôi, biết sao giờ, ra đi cấm là bị phạt à.
PVV: Chị mua xe đẩy này hết bao nhiêu?
Đv: Mấy trăm ngàn.
PVV: Chị đã có gia đình chưa ạ?
Đv: Chưa.
PVV: Vì sao từ Quãng Ngãi vào đây bán xe đẩy này mà không ở ngoài quê ạ?
Đv: tại vì ở ngoài quê không có việc làm, phải vào đây làm thôi chứ giờ tính sao.
PVV: Trước khi chưa đi bán dạo, chị đã từng làm nghề gì chưa ạ?
Đv: Có, hồi lúc trước thì có nghề may.
PVV: Vì sao không làm nghề may mà chuyển sang đi bán rong?
Đv: Biết sao không, vì trước làm tiền chẳng bao nhiêu, mình đi so buôn bán thoải mái hơn, có tiền ra tiền vô.
PVV: Với xe đẩy tay, một ngày chị kiếm được bao nhiêu?
Đv: Có khi lời, có khi lỗ vốn nữa, bù qua siết lại cũng đủ sống qua ngày thôi.
PVV: Chị thường bán những loại trái cây nào?
Đv: Đủ loại, mùa nào bán theo món đó.
PVV: Chị thường bán 1 điểm cố định hay sao ạ?
Đv: Đi đủ đường hết đó.
PVV: Đôi khi vô tình mình đẩy qua chỗ người ta, người ta có thái độ gì không?
Đv: Có chớ, nhiều khi người ta còn ăn hiếp mình nữa chớ, nhưng ai nói gì nói mình làm thinh thôi.
PVV: Theo chị những người bán xe đẩy tay trong này thì dân ở đây nhiều hơn hay từ nơi khác đến nhiều hơn?
Đv: Các tỉnh đến nhiều hơn.
PVV: Nếu ngày 1/7 Nhà Nước cấm thì chị làm thế nào?
Đv: Cấm thì mình nghỉ thôi, giờ biết làm sao bây giờ, kiếm nghề khác làm mướn thì hơn.
PVV: Chị đã định là mình sẽ làm nghề gì chưa?
Đv: Chưa biết nữa, tới đó tính nếu mà có việc thì làm, không có thì về quê sống.
PVV: Chị bán đây phải lo cho gia đình ngoài quê chứ?
ĐV: có khi lo cho mình, khi có tiền thì lo cho gia đình.
PVV: Chị có ý kiến gì không?
Đv: Không có ý kiến gì, người ta cấm là chuyện của nhà nước giờ làm sao được.
PVV: Em muốn hỏi chị, chị muốn người ta hỗ trợ cái gì để giúp mình vượt qua khó khăn?
Đv: Hỗ trợ cho mình một công ăn việc làm ổn định.
PVV: Ở chỗ chị trọ, tổ dân phố có thông báo gì về hình thức hỗ trợ không ạ?
Đv: Không, tại vì sáng đi sớm, tối về khuya nên không biết gì hết.
PVV: Theo chị vì sao người ta lại cấm loại xe này?
Đv: Không biết vì sao nữa, chắc vì giờ đường đông quá, xe cộ đông quá người ta cấm chứ hồi trước người ta có nói gì về cấm xe này đâu. Xe này người ta buôn bán cực khổ lắm, đâu có bao nhiêu đâu mà nghĩ tới ba chuyện này.
PVV: Theo chị có phải mỗi xe này gây tai nạn và ùn tắc giao thông không? Hay là do những loại phương tiện khác nữa?
Đv: Mình đẩy đi nhiều khi xui thì vây thôi, đụng người ta rồi.
PVV: Theo chị những xe đẩy như thế này thì có ưu điểm gì?
Đv: Dễ đi trong các hẻm sâu, và người ta ăn uống cũng tiện.
PVV: Đi bán như thế này có cạnh tranh nhau không chị?
Đv: Người nào ở chỗ nào thì bán chỗ ấy, quen rồi.
PVV: Thu nhập một ngày khoảng bao nhiêu ạ?
Đv: Ngày 200-300 ngàn, ngày 180 chưa kể vốn, bán bữa đắt bữa ế.
PVV: nếu người ta cấm thì chị định làm gì?
Đv: Lượm ve chai luôn, đi bằng xe đạp.
PVV: Buổi sáng khoảng mấy giờ chị đi làm
Đv: Khoảng 9,10h gì đó.
PVV: Mấy giờ buổi tối chị về?
Đv: Có khi 11 đến 12h .
PVV: Trái cây chị bán thường lấy ở đâu ạ?
Đv: Chị đầu mối.
2.8 Biên bản phỏng vấn sâu số 8
PVV: Quê chị ở đâu ạ?
Đv: Là người Quãng Ngãi, ngoài đó không có thì phải vô đây kiếm tiền nuôi con thôi.
PVV: Cô bán xe này lâu chưa ạ?
Đv: Lâu rồi chứ.
PVV: Nếu bị cấm cô có tiếp tục nghề này không ạ?
Đv: Cấm thì cấm chứ cô chưa biết làm nghề gì ăn hết.
PVV: Cô vào đây một mình hay cùng gia đình ạ?
Đv: Gia đình cô nữa .
PVV: Cô cũng phải thuê phòng trọ?
Đv: Ở phòng nhỏ, phường 17 này luôn(Q.Bình Thạnh), Điện Biên Phủ.
PVV: trung bình một ngày bán được bao nhiêu tiền hả cô?
Đv: Ngoài tiền vốn ra thì chỉ lời được 2,3 chục ngàn thội, dạo này cái gì cũng mắc, đâu có lời đâu.
PVV: Trong gia đình cô, ai là lao động chính?
Đv: Chỉ có 2 vợ chồng.
PVV: Chú làm nghề gì ạ?
Đv: Chú đi chạy xe chứ làm gì, xe ôm.
PVV: 1 Ngày chú kiếm được bao nhiêu?
Đv: Thăng trầm lắm con à, có khách thì đi, không có thì ngồi riết, làm rồi ăn rồi, cũng chịu thôi.
PVV: Con cô cũng vào học trong này luôn?
Đv: Ừ, còn mấy thằng lớn nó có vợ rồi.
PVV: Chi phí sinh hoạt trong gia đình một tháng khoảng bao nhiêu ạ?
ĐV: 5-6 Trăm hai vợ chồng thôi.
2.9 Biên bản phỏng vấn sâu số 9
(nam, 64 tuổi chạy xích lô trên đường Nguyễn Xí, phường 13 Bình Thạnh)
PVV: con có thể biết tên được không ạ?
Đv: Tôi là: Nguyễn Văn Kinh, sinh năm 1952. Tham gia cách mạng từ 1/1/1963 đi tới ngày giải phóng mới về đây, giải ngũ năm1990. Về đây chỉ có chiếc xe đạp để sống qua ngày thôi, nuôi con ăn học. Bây giờ chủ trương nhà nước cấm thì người dân tất nhiên là ai cũng chịu thôi. Chính quyền với địa phương chưa thấy nói gì hết, giờ tôi già rồi, tôi lấy gì để chuyển đổi, nhà nước làm vậy phải bồi thường cho tôi thế nào, bây giờ chuyển đổi thì cái nghề gì cho tôi làm. Giờ xin hỏi với chiếc xích lô này tôi chở 5 đến 7 km vô hẻm nhỏ, một chiếc xe tải bự làm sao chở vô được, đó nhà nước cũng phải nghĩ cho người ta bây giờ nếu cấm thì phải đồng đều ai cũng phải chấp hành nhưng mà vất vả như tôi, con tôi đang ăn học cũng có chiếc xe này, đói no cũng nó, nếu bây giờ đùng cái cấm, tôi nghèo nhà nước đâu có lo gì cho tôi đâu. Tôi chạy một ngày được 8chục đến 1trăm cũng vì cuộc sống gia đình, vấn đề này là dân rất bức xúc, giờ tôi chỉ có một chiếc xe lo cho con ăn học chứ không biết làm gì hết. Tôi là cách mạng giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc, giờ tôi nghèo chạy xích lô mà nhà nước cứ hăm he hoài, làm sao sống được.
PVV: Những chi phí gia đình gồm những khoảng nào ạ?
Đv: Tiền xoay qua xoay lại đều trông vào chiếc xích lô này hết đó, không chỉ 1 mình tôi mà đa số người dân khổ người ta mới sống cái nghề này, như cái hàng vật liệu này người ta muốn bán thì thử hỏi xe tải làm sao vô, những người này(chủ cửa hàng vật liệu) người ta cũng bức xúc vậy, những người dân ăn chơi ngồi rồi người ta cũng bức xúc.
PVV: Tổ dân phố nơi bác cư trú chưa nói về hình thức hỗ trợ hả chú?
Đv:Nói thẳng, nơi chính quyền quận Bình Thạnh này chưa có làm cái gì hết đó, chưa nghe nói hay chưa họp hành gì hết. Nghe trên báo, đài là ngày 1/7 không cho chạy thôi, chứ không nghe nói gì nữa.
PVV: Từ khi nghe tin cấm này chú cảm thấy thế nào?
Đv: Tẩt nhiên là bây giờ Nhà nước ra Nghị quyết 32, cũng như là bắt buộc đội nón bảo hiểm, giờ tôi hỏi nghèo thì chuyển đổi cái nghề gì, chỉ có chiếc xích lô 3,4 trăm, tiền đâu mà mua chiếc Trung Quốc nhập 3,4 chục triệu, nói thẳng thế này, nếu cấm tôi vẫn chạy, bắt tôi là tôi đánh đó. Nếu giờ có ông Chính phủ ở đây, tôi cũng nhất nhì vời mấy ông đó, mấy ông đi bắn gia đình tôi đi, bây giờ một mình tôi lao động chính, vợ tôi nay ốm mai đau, con tôi đi học, đều nhờ chiếc xe xích lô này, nếu nhà nước cấm tôi biết làm gì bây giờ, bây giờ cấm tôi vẫn chạy.
Hỏi: Những ngày lễ chú có cho mấy em đi chơi không?
Đv: Con tôi đang học, nếu có ngày nghỉ nó làm phụ tôi, chứ có ngày nào nghỉ đâu.
PVV: Nhà chú thuộc loại hình gì?
Đv: Nhà tôi thuộc nhà cấp 4.
PVV: Ngoài chạy xe chú có làm gì nữa không?
Đv: Tôi chạy xe từ năm 90 tới bây giờ, một chiếc xe nuôi sống cả gia đình, dân nghèo làm sao mà nước mạnh được.
PVV: theo chú vì sao người ta cấm xe này?
Đv: theo tôi biết Việt Nam là nô lệ Trung Quốc, giờ nếu ma xe Trung Quốc vô, nếu không cấm xe này thì Trung Quốc sẽ triệt Việt Nam.
PVV: Người ta nói rằng kĩ thuật không đảm bảo, độ an toàn thấp gây ra ùn tắc và tai nạn giao thông đúng không?
Đv: Bây giờ tôi hỏi ông, từ trước tới giờ đã có xích lô gây tai nạn chưa, nếu cấm xe này hẳn thì tai nạn càng nhiều, bởi cấm xe này người ta không có phương tiện chở nên người ta chạy Honda, quẹt người này người kia, tai nạn còn nhiều hơn, xe này làm sao gây tai nạn? nếu chở hơi tí nặng làm sao tôi đạp được, nhất là xe Buýt nó còn bố láo hơn, xe Buýt là xe gây tai nạn mà chẳng được lợi ích gì, cản trở giao thông mà gây kẹt đường.
PVV: đường sá nhỏ qua hay sao ạ?
Đv: Điều này phụ thuộc vào ý thức người tham gia giao thông thôi, đường sá kể cả rộng hơn nữa càng tai nạn.
PVV: Với xe này buổi sáng mấy giờ bác phải đi làm rồi ạ?
Đv: Sáng từ 6đến 8h, chiều từ 4 đến 6h .
PVV: Cuộc sống của gia đình trước và sau khi có lệnh cấm?
Đv: Cuộc sống của gia đình coi như là quá eo hẹp rồi.
PVV: Bác có nguyện vọng gì?
Đv: tôi có nguyện vọng là nhà nước cho tôi chạy xe, tôi không làm phiền gì nhà nước hết.
PVV: thời gian gia hạn đến 30/06 đã hợp lí chưa?
Đv: tôi thấy không hợp lí, bây giờ cứ gia hạn là nhà nước tạo điều kiện cho người ta chuyển đổi, người ta sống nhưng đâu biết tạo điều kiện gì, cấm thì cấm nhưng người ta vẫn làm liều.
2.10 Biên bản phỏng vấn sâu số 10
(Nam, 37 tuổi chạy xe ba gác máy trên đường Nơ Trang Long, Bình Thạnh)
PVV: Năm nay anh bao nhiêu tuổi?
Đv: Năm nay tôi 37 tuổi.
PVV: Anh đã làm nghề này lâu chưa?
Đv: Được 2 năm.
PVV: hiện nay anh đã có gia đình chưa?
Đv: Đã có một vợ một con, hiện tại không có nhà ở đây.
PVV: Anh hỏi với Bố mẹ hay là ở riêng với gia đình?
Đv: ở riêng với gia đình.
PVV: Gia đình anh có tất cả 3 người àh?
Đv: không, có tất cả 4 người.
PVV: Anh thuê phòng 1 tháng bao nhiêu tiền?
Đv: Cả điện nước nữa là 500 ngàn.
PVV: Anh không có nhà vậy anh đã có hộ khẩu ở thành phố chưa?
Đv: Chưa có gì hết, toàn ở quê hết, lên đây có hai bàn tay trắng với chiếc xe Ba Gác kiếm sống hằng ngày.
PVV: Quê anh ở đâu?
Đv: ở Thái Bình, ở ngoài Bắc vào.
PVV: Vậy thu nhập một ngày khoảng được bao nhiêu?
Đv: Có ngày vài ba chục, có ngày năm đến bảy mươi ngàn, đó là thu nhập bình thường có thể, nói chung cả tháng trời đủ trang trải nuôi vợ nuôi con.
PVV: Nếu cứ thu nhập hàng ngày như vậy thì một tháng anh được bao nhiêu?
Đv: khoảng dưới 2 triệu.
PVV: Ngoài tiền nhà, điện nước, còn những khoảng nào phải đóng nữa không?
Đv: Đóng học phí cho con, bé 8 tuổi, học lớp 2.
PVV: Tiền đóng học phí cho em có nhiều không?
Đv: Tổng cộng mọi thứ khoảng 3 đến 4 trăm, nếu còn học thêm thì 50ngàn nữa.
PVV: Anh thấy cuộc sống gia đình hiện nay như thế nào?
Đv: So với anh em làm nông dân thì nhàn hơn, có khách thì chạy, không có khách thì ngồi quán chờ khách, có thì chạy không có thì thôi. Vào thành phố, người thì bán vé số, người thì làm Công Nhân, người chạy xe…
PVV: Anh đã vào đây lâu chưa?
Đv: nếu tính theo năm thì 7năm, chạy ba gác được 2 năm.
PVV: Trước khi chạy Ba Gác anh làm nghề gì?
Đv: trước khi chạy Ba gác tôi làm thuê cho chủ sau đó chủ hết việc làm, Chủ xin cho làm công nhân, làm công nhân được một thời gian sau đó công ty giải thể, mình thất nghiệp, bước chân ra ngoài mua xe về chạy.
PVV: Thu nhập của làm công nhân bao nhiêu?
Đv: 1,2triệu , 1,3tr hay 1,5tr một tháng, tháng nào cao nhất là 1,7triệu.
PVV: Lí do để anh chuyển sang chạy xe Ba Gác?
Đv: Công ty giải thể, mình không có công ăn việc làm, mình phải kiếm sống, kiếm nghề làm.
PVV: Anh biết thông tin người ta cấm xe này lâu chưa?
Đv: Tôi nghe từ năm ngoái, năm 2007 nhưng thấy anh em người ta chạy thì mình cũng cứ chạy, chẳng lẽ anh ẹm người ta vẫn chạy mà mình lại nghỉ thì mình lấy gì mà sống.
PVV: Sau khi nghe thông tin này thì tinh thần anh thế nào?
Đv: Nói chung, cấm xe này thì những anh em làm nghề này rất khó khăn trong cuộc sống gia đình, sau đó chuyển đổi ngành nghề rất khó, anh em chaỵ xe quen rồi, nhiều khách hàng cũng muốn tận dụng xe này chở hàng để đúng giờ hẹn của khách, chứ những xe lớn không vào được hẻm.
PVV: Thế theo anh đó có phải là những ưu điểm của chiếc xe này không?
Đv: Nói chung nó tốt hơn, tiện hơn, thứ nhất là nó vào được hẻm nhỏ, thú hai là giá thành rẻ cho nên người ta ưa chuộng xe này.
PVV: Anh biết tại sao người ta cấm xe ba, bốn bánh này không?
Đv: Theo tôi người ta nói đó là xe tự chế không đảm bảo an toàn kĩ thuật, nhưng từ trước tới nay anh em chúng tôi chạy rất an toàn, từ trước tới giờ báo chí chưa đưa vụ tai nạn giao thông nào do xe này gây ra cả. Anh em chúng tôi chẳng có gì cả.
PVV: Người ta nói xe này gây cản trở, ách tắc giao thông, anh có thấy như vậy không?
Đv: Xe này người ta cấm vào những giờ cao điểm, còn những giờ bình thường thì anh em chúng tôi chạy được, ách tắc giao thông là do xe Buýt, xe Tải. Xe Buýt thì nhiều, xe tải giờ cấm rồi, nếu không cấm thì làm sao anh em chúng tôi chạy được xe này.
PVV: Theo anh, ngoài phương tiện thì nguyên nhân có thuộc về bản thân những người tham gia giao thông không? Chẳng hạn như gây kẹt xe, tai nạn gì đó?
Đv: không, gây kẹt xe thì chưa có ai nói loại xe này, gây tai nạn thì tôi đọc báo chí nhiều nhưng chưa ai nói loại xe này đâm chết người, chỉ va quẹt nhẹ, nói chung chuyện đó chạy trên đường không ai muốn vậy cả.
PVV: Theo anh đường sá ở thành phố này được chưa, để cho xe chạy đỡ gây ách tắc giao thông?
Đv: Theo tôi từ trước tới giờ, chưa có vụ tai nạn giao thông nào do tôi điều khiển, kẹt xe gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, chỉ va quẹt nhẹ thôi. Chỉ có xe 2 bánh gây ra những va quẹt có khả năng gây chết người, đó là chuyện bình thường.
PVV: Trước đây làm công nhân buổi sáng anh đi làm mấy giờ?
Đv: Bảy giờ, buổi trưa nghỉ tại công ty, 11h nghỉ, 12h30 làm, 4h30nghỉ.
PVV Hỏi: Anh có làm tăng ca không?
Đv: Có.
PVV: Thế làm đến mấy giờ thì người ta cho nghỉ?
Đv: Thường 9-10h.
PVV: So với lúc làm công nhân thì chạy xe này khoảng mấy giờ là anh đi được?
Đv: Xe này lúc có khách thì chạy, khoảng 6h là dắt xe, có khách thì chạy, không có thì thôi, thậm chí có hôm không có khách, sáng dắt ra, tối dắt về, ngồi chơi cả ngày.
PVV: Xe này chở đồ cho ai?
Đv: Thường thường ai kêu thì chở
PVV: Anh thường chở loại đồ gì?
Đv: Giàn giáo, Cốt pha, sắt thép, những cái xe tải không chở được thì xe anh em chúng tôi chạy.
PVV: Anh thường chạy lúc mấy giờ?
Đv: Thường từ 12h trưa tới 9-10h tối.
PVV: Tại sao anh chạy những giờ đó?
Đv: Vì những giờ đó là hết giờ cấm rồi., tại vì công an bắt nên anh em chúng tôi phải chạy những giờ đó.
2.11 Biên bản phỏng vấn sâu số 11
Pvv: Anh năm nay bao nhiêu tuổi ạ?
Đv:Năm nay 46 tuổi.
Pvv: Anh làm nghề chạy xe lâu chưa ạ?
Đv:7 năm.
Pvv:Anh đã có gia đình chưa ạ?
Đv:Có vợ và hai con, đang mướn phòng ở trọ gần đây.
Pvv: Hiện anh đang sống với ai ạ ?
Đv:Ở với gia đình mình.
Pvv: Vậy trong gia đình của anh chỉ có 4 người?
Đv:Ừ, có bốn người.
Pvv : Anh có hộ khẩu ở thành phố hay từ tỉnh lên ạ ?
Đv:Chưa có hộ khẩu thành phố, cũng chẳng có gì khác ngoài chiếc xe ba gác kiếm sống qua ngày thôi.
Pvv : Cho hỏi quê anh ở đâu ạ ?
Đv:Quê tôi ở Thái Bình.
Pvv : Thu nhập trung bình một ngày được khoảng bao nhiêu ạ ?
Đv:Có ngày vài chục, có ngày năm sáu chục, nói chung là trong một tháng thì cũng chỉ đủ cho vợ con và sinh họat.
Pvv : Nếu như lấy ngày có bù vào ngày không thì bình quân một tháng thu nhập của anh khoảng bao nhiêu ạ ?
Đv:Triệu rưỡi hai triệu.
Pvv : Chi phí sinh hoạt bao gồm những khoản nào hả anh ?
Đv:Tiền phòng, điện nước và ăn uống, cho con đi học, vậy thôi.
Pvv : Những chi phí sinh họat đó được trích từ đâu ra ạ ?
Đv:Từ việc chạy xe của tôi thôi,một tháng được khoảng 2 triệu mà giờ giá cả tăng quá cao nên giờ cũng khó sống lắm.
Pvv : Con của anh học lớp mấy ạ ?
Đv:Nó học lớp 3.
Pvv : Tiền đóng học phí cho con là bao nhiêu ạ ?
Đv:Nó cũng không cố định, giờ có tháng là ba bốn trăm, nếu nó học thêm thì mỗi tháng phải hơn năm mươi ngàn nữa đó, giờ cái gì cũng tăng mà.
Pvv : Anh thấy cuộc sống gia đình mình hiện nay ra sao ?
Đv:Anh em tôi trước giờl àm công nhân, thu nhập không bao nhiêu. Giờ có xe riêng rồi khi nào có khách thì chạy, tự do hơn một tý so với khi làm công nhân.
Pvv : Trước khi chạy xe ba gác này anh đã từng làm gì ?
Đv:Trước khi chạy xe bọn tôi cũng từng làm công nhân, sau đó do thu nhập thấp nên chúng tôi vay mượn tiền để mua xe chạy.
Pvv : Thu nhập của khi chạy xe là bao nhiêu ạ ?
Đv:Trước làm thấp lắm, triệu hai triệu ba thôi.
Pvv : Như vậy lý do anh chuyển sang chạy xe là ?
Đv:Do thu nhập thấp và công việc vất vả.
Pvv : Anh đã vào đây lâu chưa ạ?
Đv:Gần 9 năm rồi. Khi vào đây là theo người ta đi làm công nhân.
Pvv : Anh biết thông tin cấm xe ba bốn bánh này lâu chưa ạ?
Đv:Tôi nghe thông tin này năm ngoái cơ, nhưng mà anh em vẫn cứ chạy, nói thật nếu không chạy thì lấy gì mà sống khi nghề này giờ là nghề duy nhất đây.
Pvv : Anh nghe thông tin cấm xe ba bốn bánh tự chế từ nguồn thông tin nào ạ?
Đv:Tôi nghe thông tin này từ báo chí, đôi lúc cũng nghe qua đài phát thanh, ngày nào mà báo chả đăng mấy tin này.
Pvv : Sau khi nghe thông tin cấm này anh cảm thấy thế nào?
Đv:Nếu mà cấm xe này thì đa số anh em chạy xe ba gác xích lô cuộc sống quá khó khăn, giờ chuyển đổi nghề khó quá, bởi anh em sống với nghề này quen rồi, nhiều k hách hàng giờ cũng quen rồi họ cũng cần loại xe này để chuyển đồ vô hẻm nhỏ., chú nếu như xe lớn thì làm sao vào được.
Pvv : Theo anh thì đó có phải là những ưu điểm của loại xe này không ạ?
Đv:Nói chung là xe này có đặc điểm tiện lợi hơn xe tải lớn, bởi nócó thể vào được các hẻm nhỏ, nõg ngách, giá thành nó rẻ nữa thế cho nên người ta ưa chuộng xe này.
Pvv : Anh biết vì sao người ta cấm xe này không ạ?
Đv:Theo tôi nghĩ bây giờ người ta cứ nói xe tự chế không đảm bảo an toàn kỹ thuật, mất mỹ quan, nhưng chúng tôi chạy có gây tai nạn đâu. Mỹ quan à, các anh có đưa ra loại xe nào có tính mỹ quan hơn đâu mà bảo xe này là không có mỹ quan.
Pvv : Người ta nói xe ba bốn bánh gây cản trở ách tắc giao thông, anh nghĩ sao ạ?
Đv:Không phải vậy, xe này vào những giờ cao điểm thì họ cấm rồi còn đâu mà gây ách tắc. Kẹt xe theo tôi thì do xe hai bánh quá nhiều và xe buýt chạy không theo quy định, tài xế lái ẩu.
Pvv : Theo anh hệ thống đường sá của thành phố như thế đã hợp lý chưa để giao thông có thể lưu thông một cách thuận lợi?
Đv:Nói chung thì cũng tạm ổn, phần nhiều là do ý thức người tham gia giao thông chứ, anh chạy ẩu thì gây tai nạn thôi, xe hai bánh và xe buýt có thể gây chết người chứ xe ba gác chưa có số liệu nào về việc gây tai nạn cả.
Pvv : Anh thường chở đồ cho ai ạ?
Nói chung ai gọi thì chở chứ không chọn khách, có đâu cho mình chọn.
Pvv : Trong gia đình anh ai là lao động chính?
Đv:Tôi, vợ tôi ở nhà nội trợ và trong mấy đứa nhỏ thôi.
Pvv : Từ khi có lệnh cấm thì tổ dân phố có thông báo gì đến các anh không ạ?
Đv:Có, khi đầu người ta thông báo là ghi danh sách sau đó để đền bù, nhưng từ đó đến nay chẳng thấy ai nói gì nữa.
Pvv : Nếu như khi đi làm công nhân thì khoảng mấy giờ anh phải đi làm rồi?
Đv:Bảy giờ sáng đi, trưa nghỉ lại công ty chiều làm tiếp đến tối về, chỉ thế thôi, đôi khi hàng nhiều cũng phải tăng ca, khoảng đến 9giờ tối về.
Bieân baûn phoûng vaán saâu soá 12
PVV: Cho con hoûi choã ôû cuûa chuù ñöôïc khoâng aï?
ÑV: chú ở đường N.T.Toá cũ, P 22, Q.Bình Thaïnh.
PVV: tröôùc ñaây chuù cuõng ôû ñaây phải không ạ?
ÑV: ừ, ôû ñaây töø nhoû ñeán lôùn.
PVV: Chuù sinh naêm bao nhieâu nhæ ?
ÑV: 1960.
PVV: Chuù laøm ngheà chaïy xe naøy laâu chöa?
ÑV: aø, chaïy töø naêm 1997 tôùi baây giôø.
PVV: Chuù ñaõ coù gia ñình chöa aï?
ÑV: Chöa coù, moät mình sống với ba mẹ già, naêm nay bảy, taùm möôi maáy tuoåi heát roài.
PVV: Nhö vaäy laø trong gia ñình cuûa chuù coù ba ngöôøi thoâi ?
ÑV: 5 ngöôøi.
PVV: cho con hoûi ngaøy xöa chú hoïc ñeán lôùp maáy?
ÑV: lôùp 2.
PVV: tröôùc ñaây chuù ñaõ töøng laøm ngheà gì aï?
ÑV: tröôùc ñaây töøng ñi laøm hoà phụ cho người ta.
PVV: vaäy chuù chuyeån sang chaïy xe töø 1990 ñeán giôø? Taïi sao chuù khoâng laøm ngheà tröôùc kia nữa maø chuyeån sang ngheà chaïy xe?
ÑV: ngheà ñoù thu nhaäp noù khoâng nhieàu baèng chaïy xích loâ.
PVV: nhö vaäy trung bình haøng thaùng chuù chaïy xích loâ thì thu nhaäp ñöôïc bao nhieâu aï?ÑV: neáu maø luùc tröôùc thì chaïy chæ ñuû soáng.
PVV: Chuù öôùc löôïng ñöôïc khoaûng bao nhieâu aï?
ÑV: giôø thì trung bình ngaøy 60-70 ngaøn ñoàng.
PVV: vôùi möùc ñoù thì moät thaùng chuù coù theå ñöôïc khoaûng 1.8 trieäu – 2.0 trieäu. Nhö vaäy trong gia ñình chuù, chuù laø lao ñoäng chính, moät mình chuù thoâi. Toaøn boä chi phí sinh hoaït cuûa chuù laáy töø thu nhaäp cuûa chuù chaïy xe luoân, ñuùng khoâng aï?
ÑV: sao?PVV: nhöõng chi phí sinh hoaït haèng ngaøy nhö aên, ôû, sinh hoaït thì laáy töø thu nhaäp cuûa chuù luoân?
ÑV: ừ, lấy từ đó luôn.
PVV: nhöõng ngaøy nghæ, leã chuù coù thöôøng ñi ñaâu chôi khoâng?
ÑV: khoâng. Nghỉ thì lấy gì sống đây.
PVV: chuù coù hoä khaåu thaønh phoá khoâng aï?
ÑV: chú sống ở thành phố nên có hộ khaåu thaønh phoá.
PVV: nhö vaäy chuù ñaõ coù nhaø roài, nhaø ôû gần đây luôn ạ?
ÑV: coù nhaø roài, địa chỉ trên đó.
PVV: Loaïi hình nhaø cuûa chuù theá naøo?
ÑV: caáp 4, nhưng cũng tàn tệ lắm.
PVVchaïy xe xích loâ naøy thì chuù thöôøng chôû ñoà cho ai ?ÑV: ai keâu thì chôû ñaáy.
PVV: so vôùi luùc laøm hoà thì cuoäc soáng baây giôø khác gì không aï?
ÑV: khaù hôn nhieàu, thu nhập cũng hơn mà nó ổn định hơn.
PVV: chi phí sinh hoaït ngoaøi aên, maëc, ôû, ñi laïi thì coøn goàm nhöõng gì nöõa khoâng chuù?
ÑV: khoâng saém gì heát. Thu nhập hàng ngày phải lo cho cả nhà nên cũng chẳng sắm gì cả.
PVV: thu nhaäp laøm hoà tröôùc kia ngaøy khoaûng bao nhieâu chuù aï?
ÑV: Cũng lâu quá rồI nên chú không nhớ rõ, nhưng cũng chẳng được bao nhiêu.
PVV: chuù bieát thoâng tin xe 3,4 baùnh töï cheá naøy bò caám qua nhöõng phöông tieän naøo?
ÑV: Chú đọc baùo.
PVV: theo chuù haïn caám ñaàu tieân laø?
ĐV: Ñaàu naêm 2008.
PVV: Xe chuù ñang löu haønh coù ñaêng kyù khoâng chuù?
ÑV: coù giaáy tôø xe thôøi tröôùc mua, nhöng bò maát heát roài, vì thế giờ mà bị bắt thì hết đường làm ăn luôn.
PVV: töø khi coù leänh caám xe 3,4 baùnh, tinh thaàn chuù caûm thaáy nhö theá naøo?
ÑV: Cũng buồn lắm chứ, nhưng tự mình cũng chẳng biết làm thế nào cả, đành chờ nhà nước vậy.
PVV: vôùi heä thoáng ñöôøng saù nhoû heïp, nhieàu ngoõ heûm ôû thaønh phoá theo chuù thì loaïi phöông tieän naøo seõ phuø hôïp nhaát trong vieäc vaän chuyeån haøng hoùa.
ÑV: Theo tôi thì cũng chỉ có xe ba bánh mà thôi, bởi nó có ưu điểm là nhỏ hẹp, dễ dàng di chuyển qua các hẻm nhỏ, lại dễ trở đầu.
PVV: hieän nay giaù caû taêng cao, kinh teá gia ñình coù khoù khaên gì hôn khoâng aï?
ÑV: thì có dám mua sắm gì đâu.
PVV: khi baét ñaàu coù leänh caám, chính quyeàn dòa phöông nôi chuù ôû coù ñöa ra hình thöùc hoã trôï naøo khoâng?
ÑV: Chỉ ghi danh sách thôi, nghe nói có hỗ trợ nhưng giờ thấy gì đâu, đến giờ cũng chưa thấy nữa.
PVV: hieän nay coù loaïi xe cuûa Trung Quoác, chú sẽ mua một cái để chạy?
ÑV: Xe này mắc quá, mà chạy cũng không tiện cho lắm.
PVV: chuù bieât giaù cuûa noù khoâng aï?
ÑV: nghe noùi laø boán maáy trieäu.
PVV: nhö vaäy, vôùi nhöõng ngöôøi chaïy xe ba gaùc bình thöôøng neáu khoâng may ngöôøi ta caám, thì xe naøy chuù baùn ñöôïc bao nhieâu?
ÑV: thì khoảng một triệu chứ mấy.
PVV: theo chuù thôøi gian gia haïn nhö vaäy laø coù phuø hôïp khoâng aï?
ÑV: Theo tôi thì nhà nước phảI hỗ trợ cho ngườI dân cái gì đó để họ sinh sống, chứ giờ nói phù hợp hay chưa thì rất khó?
PVV: nhö vaäy chuù ñònh laøm gì khi khoâng chaïy xe nöõa chuù?
ÑV: chöa tính ñeán.
PVV: chuù coù nhöõng yeâu caàu veà hình thöùc hoã trôï ñeå chuyeån ñoåi ngheà?
ÑV: khoâng bieát ñeà nghò gì heát.
PVV: Nếu như hoã trôï ngheà?
ÑV: caùi ñoù ñöông nhieân là roài.
2.13 Bieân baûn phoûng vaán saâu soá 13
PVV: Trước tiên, chú cho con hỏi chú làm nghề này lâu chưa ạ?
ĐV: 15 năm rồi
PVV: Trước khi chạy xe chú có làm nghề gì khác không ạ?
ĐV: cũng làm bốc vác nhưng chủ yếu chạy xe ba gác thôi.
PVV: Chú thấy thu nhập của nghề bốc vát thế nào?
ĐV: thấp, giờ nói thu nhập xe ba gác cho dễ. Ngày từ bảy tám chục đến 100 ngàn thôi.
PVV: Ngày nào cũng có hay thế nào ạ?
ĐV: lấy ngày có bù ngày không thì 1 ngày từ 100 ngàn đổ lại thôi
PVV: Chú có nhà ở đây hay không?
ĐV: Nhà tôi ở tại thành phố này luôn.
PVV: So với nghề chú làm trước với chạy xe thu nhập khác nhau thế nào ạ?
ĐV: thu nhập chạy xe thì ổn hơn làm mướn người ta làm hết rồi, không có thu nhập
PVV: Gia đình chú có bao nhiêu người đang ở chung?
ĐV: Gia đình tôi có 1vợ và 2 con đang đi học hết. Đứa lớn học lớp 10, đứa nhỏ sang năm học lớp 2
PVV: tiền đóng góp của 2 em 1 tháng khoảng bao nhiêu ạ?
ĐV: Khoảng 1 triệu, cả học thêm ở ngoài nữa 1 tháng trung bình 1 triệu, tiền bán trú một đứa là 500 ngàn, tiền học thêm ở ngoài nữa 1 tháng là 500 ngàn.
PVV: Gia đình chú ngoài chú là lao động chính thì vợ chú làm gì ạ?
ĐV: Không, mình tôi làm nuôi hết gia đình luôn.
PVV: Chú năm nay bao nhiêu tuổi?
ĐV: Tôi năm nay 47 tuổi.
PVV: theo chú khu vực này những người chạy xe ba gác máy có nhiều không?
ĐV: Theo tôi biết cũng nhiều, khu này thôi đã mười mấy chiếc xe rồi, cả đoạn đường này nữa thì khoảng mười mấy chiếc luôn đó.
PVV: vì sao chú không làm bốc vác nữa mà chuyển sang chạy xe?
ĐV: cũng lâu lâu nếu thất nghiệp chạy xe cũng bỏ, làm phụ người ta 1,2 ngày 3 chục đến 4 chục ngàn, có ba gác là tôi sống được, có thiếu chút đỉnh thì bù qua bù lại sống qua ngày, có khi ngày chạy 1 trăm, trăm mấy không chừng nữa, cuộc sống cũng tạm thôi.
PVV: xe chú có đăng kí không?
ĐV: Có đăng kí chứ, xe có biển số mà, phải mua giấy tờ xe thôi, mình cũng sợ người ta tu xe chớ.
PVV: Xe này chú mua khoảng bao nhiêu tiền?
ĐV: Khoảng 4-5 triệu đó.
PVV: Theo chú sau khi cấm xe này bán được khoảng bao nhiêu?
ĐV: cái đó đâu biết được, bán ve chai phế liệu được triệu mấy hai triệu rồi, chắc cũng phải bán phế liệu thôi, nhà nước không cho chạy, ai mà mua để chạy thì coi như bỏ.
PVV: có nhiều gia đình đang sống một người nuôi hết gia đình, giờ không cho chú làm nghề này chú lấy gì mà sống?
ĐV: Điều này cũng khiến bọn tôi băn khoăn, sống mà chỉ có một trụ cột giờ lại thất nghiệp nữa thì không biết sống ra sao đây.
PVV: Buổi sáng khoảng mấy giờ chú phải đi làm?
ĐV: Khoảng chừng 8h chú chạy, năm sáu giờ chiều chú nghỉ rồi.
PVV: Nếu có những khi đột xuất mà khách gọi ban đêm thì chú có chạy không?
ĐV: Ban đêm ít có chạy lắm, ban đêm không có làm.
PVV: hình thức nhà của chú là?
ĐV: Chú có sẵn nhà rồi.
PVV: Xây hay là gì ạ?
ĐV: Nhà do cha mẹ để lại, chứ mua nhà thì tiền làm ra không đủ sống nói chi mua.
PVV: Những chi phí của gia đình gồm những khoảng nào?
ĐV: Điện nước một tháng khoảng 400 đến 500 ngàn, nếu tính toàn bộ chi phí thì một tháng khoảng hơn 2 triệu đó.
PVV: nếu so với thu nhập một ngày khoảng 100 ngàn thì cũng vừa đủ chú nhỉ?
ĐV: ừ, nó chỉ thiếu chứ không đủ nữa, lại còn 2 đứa ăn học đã là bao nhiêu tiền rồi, cả nhà không ai làm nên chú lo hết, trọn bộ chi phí sinh hoạt gia đình đều chú lo.
PVV: Từ khi có lệnh cấm, tinh thần chú thế nào?
ĐV: cũng khủng hoảng chứ, cũng lo cuộc sống của mình không biết giờ đến đâu, biết nhưng có cho mình chạy hay không nữa, suy nghĩ tối ngủ không được, nhưng đã bàn rồi, cho chạy hỗ trợ chuyển đổi gi đó, nghe nói nhà nước hỗ trợ tiền bạc mà, phường làm danh sách, thủ tục mà đâu có ai ngó tới gì đâu.
PVV: Người ta có ghi danh sách lại không chú?
ĐV: Có ghi, nhưng tới nay không có ai mời họp, nói là có ghi nhưng chẳng có ai nhắc nhở gì cả, giờ bọn tôi như gà mờ mắt, mà hình như mấy ổng trên phường cũng không biết làm gì nữa, đâu có ai bảo cho mấy ổng cách làm nào cho đúng cho hợp đâu.
PVV: chú ở phường nào?
ĐV: Q. Bình thạnh, phường 21.
PVV: Người ta thông báo cho chú, mỗi hộ được hỗ trợ bao nhiêu?
ĐV: Nghe trên báo đài nói mỗi hộ được hỗ trợ 3 triệu thì phải, cho đi học nghề chuyển đổi, còn ở phường thì chẳng nghe nói tới.
PVV: Chú biết thông tin cấm xe ba bánh này từ nguồn nào?
ĐV: Báo chí, ngày nào cũng đọc để biết mình sẽ đi về đâu ấy mà(cười).
PVV: Theo chú thì với đường nhiều ngõ hẻm như thành phố hiện nay thì phương tiện nào phù hợp để vận chuyển?
ĐV: Không có xe nào bằng cái xe ba bánh này, không phảI tôi chạy xe đó mà tôi nói, vậy nha đường hẹp ngõ nhỏ lại ngoắc ngéo thì xe nào vô cho nổi.
PVV: Có loại xe của Trung Quốc phải không chú?
ĐV: Trung Quốc sản xuất, nghe nói giá từ 40 đến 50 triệu.
PVV: Nếu ở nước ta có 1 tổ chức nào đứng ra sản xuất và kiểm định, nhà nước quy định các tiêu chuẩn thì chú nghĩ thế nào ạ?
ĐV: Nếu Nhà nước quy định những tiêu chuẩn cho phù hợp để xe này tiếp tục chạy thì người dân mừng lắm, bởi họ chuyển sang làm gì bây giờ ngoài chạy xe đâu.
PVV: từ khi có lệnh cấm chú thấy hàon cảnh nhà mình thế nào?
ĐV: người ta cấm chú vẫn chạy bình thường, cũng sống được nhưng không chạy thường xuyên là chết rồi. Bây giờ cũng lo tương lai sau này thôi, nếu cấm là chết chắc.
PVV: Như vậy ở phường chú sống chưa có thông báo hình thức hỗ trợ gì hả chú?
ĐV: Nghe trên báo đài thôi, ngoài ra không thấy gì hết.
PVV: Từ khi có lệnh cấm người ta có thường xuyên thăm hỏi những người chạy xe ba bánh không?
ĐV: cái đó không có đâu.
PVV: Theo dõi trên báo chí chú thấy hình thức hỗ trợ như vậy có được không?
ĐV: cho mỗi người ba triệu và hỗ trợ dạy nghề, cái đó được, tại không có phương tiện mình phải thay đổi thôi, tôi thường chạy xe giờ tôi quen nghề này rồi.
PVV: Ngoài hỗ trợ vốn ra thì chú có kiến nghị gì nữa không?
ĐV: Nếu xin thêm hạn hoài thì cũng đâu có được, hạn chế giờ giấc đi lại, tuyến đường coi như là hạn chế một phần.
PVV: Theo chú vì sao người ta cấm xe ba gác này?
ĐV: nghe nói cồng kềnh, chật đường, nhưng chú thấy nó đâu có cản trở nhiều đâu, do phương tiện hai bánh quá đông thôi.
PVV: Chạy xe này công việc có thường xuyên không?
ĐV: Chạy hàng ngày luôn, ngày nào cũng chạy, có khách kêu làm mình đi, mình có mối khi nào có người ta kêu thì mình chạy.
PVV: thường thì chú chở loại hàng hóa gì?
ĐV: thường chú chở dọn nhà cho sinh viên là nhiều lắm, còn khách mối chỉ chở bàn ghế là chủ yếu.
PVV: những ngày lễ chú có cho các con mình đi chơi
ĐV: chú không cho đi chơi đâu, lo đi kiếm tiền, không dám cho ăn chơi luôn, chú cũng muốn cho con đi chơi nhưng khả năng không cho phép.
PVV: Chú thấy cơ hội mình chuyển nghề mới được bao nhiêu phần trăm
ĐV: Chú thấy không chắc ăn tí nào, nhà nước cho mình qua nghề mới không biết mình làm được hay không, chạy xe quen rồi.
PVV: chạy nghề này có cạnh tranh không?
ĐV: Có chứ, ai khu vực nào thì chạy ở đó.
PVV: Trước chú học đến lớp mấy?
ĐV: Học đến lớp 6 chú nghỉ rồi, gia đình chú hồi xưa nghèo lắm, chú phảI nghỉ học phụ ba mẹ kiếm tiền, nên giờ phải lo cho mấy đứa ăn học, hy vọng nó sẽ khác mình.
PVV: Chạy xe như thế này có đậu thành nhóm không ạ?
ĐV: có chỗ đậu, có chỗ không, chú đậu một mình thôi, ở gần khó chạy lắm.
PVV: Nếu người ta cấm mà chưa có biện pháp hỗ trợ nào chú có tiếp tục chạy xe không?
ĐV: cũng chạy à, nếu giờ không làm thì chết, phải chạy thôi không còn cách nào khác, biết vi phạm nhưng cũng phải làm.
PVV: Chú có hay gặp cảnh sát giao thông không?
ĐV: Có chứ, giờ không cho chạy ban ngày thì chạy ban đêm, phải chạy thôi.
PVV: Nếu nhà nước cấm không còn xe ba gác nữa, theo chú loại phương tiện nào phù hợp để thay thế?
ĐV: Chú cũng không biết nữa.
PVV: nếu nhà nước cho chạy xe Trung Quốc chú tính lấy tiền đâu mua
ĐV: Có thể tự chú lo, không thì chú vay mượn, vay vốn nhà nước thôi.
PVV: Nếu vay ở ngoài có khó khăn gì hơn không chú?
ĐV: Thì phải khó khăn hơn rồi, nhà có nhà không, có phải ai cũng có đồ thuế chấp đâu, cho người này vay không cho người kia đâu có được, ai cũng dính trong cái xã hội này hết, làm phải làm cái của chung chứ, không riêng cá nhân nào được, hỗ trợ người này cũng phải hỗ trợ người kia.
PVV: nếu Nhà nước hỗ trợ hạn chế cho chú ở nhà chú thấy thế nào?
ĐV: đường cùng thì hỗ trợ con cái cho ăn học, sẽ bỏ nghề, tôi làm đủ ăn hay sống lay lất. Con cái đang đi học mà giờ không làm ra tiền phải thất học thôi, đề nghị cho mấy người dân nghèo bảo trợ cho con cái họ ăn học.
PVV: xe ba gác không gây tai nạn nhiều, đã có thống kê xe ba gác gây tai nạn chưa?
ĐV: Cũng có nguyên do xe này ùn tắc giao thông nhưng tỉ lệ không nhiều.
PVV: Theo chú xe đẩy tay, họ là dân ở đây hay dân cư khác đến?
ĐV: Nói chung dân ở đây cũng có, dân ở nơi khác đến cũng có, đa số dân tỉnh là nhiều, dân tỉnh đến tạm trú thuê phòng, buôn bán hàng ngày.Họ phải ra ngoài đường từ sáng hút bụi, nhưng vì cuộc sống nên phải làm.
2.14 Biên bản phỏng vấn sâu số 14
(Nữ, bán trái cây: bằng xe đẩy tay bến xe Miền Đông)
PVV: Quê chị ở đâu?
ĐV: chị người Hà Tĩnh.
PVV: Chị vào đây lâu chưa?
ĐV: Chị vào đây được 5 năm thôi, còn đi bán hàng rong được 4 năm rồi.
PVV: Chị đã lập gia đình chưa?
ĐV: Chưa, không dám lập gia đình, nếu lập gia đình ai nuôi ba mẹ.
PVV: Thế gia đình chị ở quê chỉ còn mỗi ba mẹ phải không?
ĐV: còn mỗi ba mẹ già trông mong cả vào chị.
PVV: Chị ở trọ phường nào?
ĐV: Phường 26 bến xe miền Đông
PVV: Thu nhập của chị một ngày khoảng bao nhiêu?
ĐV: cũng không chừng em à, bù đi bù lại thì được khoảng mấy chục ngàn một ngày.
PVV: Thế chị biết vì sao người ta cấm xe ba gác này không?
Đv: thì nghe báo đài nói xe cồng kềnh gây tai nạn gì đó.
PVV: trước khi bán xe đẩy tay thu nhập của chị bao nhiêu?
ĐV: Khoảng 40 ngàn một ngày, nhưng người ta đối xử với mình tệ lắm, phải ra ngoài buôn bán, làm cái gì cũng được nó tự do hơn.
PVV: Ngoài địa điểm bán ở đây, chị còn bán ở chỗ khác không?
ĐV: Đa phần chị bán trong hẻm, không bán ngoài đường, khách quen hết rồi.
PVV: Có ý kiến cho rằng xe đẩy tay là nguyên nhân chủ yếu gây ra tai nạn, ùn tắc giao thông, theo chị như vậy có đúng không?
ĐV: Điều đó cũng phải, nhưng ai cũng muốn an toàn, đôi khi vô tình phải chấp nhận thôi, đâu cố ý, Ô Tô gây ra tai nạn nhiều, chị nghĩ rằng đôi lúc người ta cố ý đổ lỗi cho người bán hàng rong, xe ba gác gây tai nạn.
PVV: Tại sao người ta lại đổ lỗi cho xe ba bánh gây ùn tắc giao thông và tai nạn, mà không nói đến xe buýt hay xe máy?
ĐV: Xe ba gác máy chở đồ đằng trước, đôi khi đồ nhiều quá người ta không để ý, còn đẩy bán hàng rong thì khác, những tai nạn này chị nghĩ đi gần xe Ô Tô.
PVV: Ở nơi chị cư trú, chính quyền địa phương có thông báo gì đến hình thức hỗ trợ không?
ĐV: Chẳng thấy nói gì, chỉ nói là người có biển số xe thì tài trợ cho bao nhiêu đó, còn bọn chị đi bán hàng rong thì tài trợ cái gì được đây.
PVV: Khi người ta cấm chị nghĩ sẽ làm gì?
ĐV: Nếu nhà nước cho vay vốn thì dĩ nhiên là phải có Sổ Đỏ, Hộ Khẩu thì Nhà nước mới cho vay, như bọn chị thì nhà nước đâu có cho vay. Chắc lại phải đi làm mướn kiếm sống thôi chứ biết sao giờ.
PVV: Tinh thần chị như thế nào?
ĐV: cũng lo lắm, tương lai mình đều phụ thuộc vào đây mà bị cấm cái coi như không còn một cái chi nữa.
PVV: Năm nay chị bao nhiêu tuổi?
ĐV: 30 tuổi
PVV: Chị tên là gì?
ĐV: Võ Thị Như Ngọc .
PVV: Tiền phòng trọ củ chị một tháng là bao nhiêu?
ĐV: Bảy trăm, cả điện nước nữa là gần một triệu, nhưng chị ở vớI mấy đứa cũng quê vô đi học, chia ra thì ngườI khoảng 3 trăm ngàn đó.
PVV: Theo chị đa số những người chạy xe ba bốn bánh là người chạy xe ở đây hay ở nơi khác đến. nhập cư từ các tỉnh?
ĐV: Người ở thành phố ny ít thôi, đa phần là người nhà quê vô đây làm ăn, toàn là dân nghèo hết, không có gì nên họ phảI vô đây làm ăn kiếm sống.
PVV: như vậy tổng chi phí sinh hoạt một tháng là bao nhiêu?
ĐV: Thì ngoài tiền nhà trọ vớI điện nước, một ngày chị ăn hai bữa khoảng 15 ngàn nữa.
PVV: Chị đóng cái xe này bao nhiêu?
ĐV: hơn 1triệu/1 cái, nếu giờ nhà nước cấm thì bán ve chai được mấy đồng mô.
PVV: Theo chị ngày hạn cấm 30/06 có hợp lí hay chưa?
ĐV: như thế răng mà chuẩn bị kịp, những người đạp xích lô, ba gác tuổi cao cả rồi không có ai người ta nhận họ vô làm việc.
PVV: việc bán hàng này cũng phải cạnh tranh nhau hả chị?
ĐV: ừh. ở các trường học, người ta bán cũng nhiều lắm em à. Mình phải làm sao cho ngon, bắt mắt, giá rẻ họ mới mua nhiều.
PVV: Chị thường lấy mối ở đâu?
ĐV: lấy ở chợ đầu mối, nông sản Thủ Đức.
PVV: từ chỗ trọ lên lấy hàng có xa không? Chị đi bằng phương tiện gì?
ĐV: Chị lên đó chừng mười cây số, đi xe bus lúc sáng sớm.
2.15 Biên bản phỏng vấn sâu số 15
PVV: cho em hỏi chị bán trái cây bằng xe đẩy trong này lâu chưa ạ? khoảng mấy năm ạ?
ĐV: Mười hai năm rồi đó.
PVV: Chị là người ở đây hay từ nơi khác đến?
ĐV: Không, từ Quảng Ngãi vô đây mướn nhà.
PVV: Mướn nhà chị ở chung với người khác hay ở 1 mình?
ĐV: ở phòng trọ chung với 2 người nữa.
PVV: Tiền thuê phòng có mắc không chị?
ĐV: Mấy trăm ngàn lận.
PVV: Chị năm nay bao nhiêu tuổi?
ĐV: 38 tuổi rồi.
PVV: Chị có biết về thông tin cấm xe 3 gác không ạ?
ĐV: Nghe chứ, nghe cấm nhưng tới đâu hay tới đó, Chừng nào cấm mình kiếm công việc khác làm, người ta thuê mình đi làm thì đi, chứ biết sao bây giờ. Cùng lắm lại về quê thôi.
PVV: Chị biết thông tin này từ sách báo hay nghe người khác nói?
ĐV: Trong báo cũng có người ta cũng nói, năm ngoái vừa rồi là cấm nhưng mà chưa có cấm, trên đài nói vậy đó. Bây giờ cấm mình phải nghỉ thôi, biết sao giờ, ra đường cấm là bị phạt à. Mà không đi biết lấy gì ăn.
PVV: Chị mua xe đẩy này hết bao nhiêu?
ĐV: Mấy trăm ngàn.
PVV: Chị đã có gia đình chưa ạ?
ĐV: Chưa.
PVV: Vì sao từ Quãng Ngãi vào đây bán xe đẩy này mà không ở ngoài quê ạ?
ĐV: tại vì ở ngoài quê không có việc làm, phải vào đây làm thôi chứ giờ tính sao
PVV: Trước khi chưa đi bán dạo, chị đã từng làm nghề gì chưa ạ?
ĐV: Có, hồi lúc trước thì có nghề may, nhưng làm cả ngày mệt lắm lạI còn tăng ca nữa chứ.
PVV: Vì sao không làm nghề may mà chuyển sang đi bán rong?
ĐV: vì trước làm tiền chẳng bao nhiêu, mình đi so buôn bán thoải mái hơn, có tiền ra tiền vô.
PVV: Với xe đẩy tay, một ngày chị kiếm được bao nhiêu?
ĐV: Có khi lời, có khi lỗ vốn nữa, bù qua siết lại cũng đủ sống qua ngày thôi.
PVV: Chị thường bán những loại trái cây nào?
ĐV: Đủ loại, món nào bán theo món đó.
PVV: Chị thường bán 1 điểm cố định hay sao ạ?
ĐV: Đi đủ đường hết đó. Gần trường học, gần trạm xe buýt…, gần thư viện.
PVV: Đôi khi vô tình mình đẩy qua chỗ người ta, người ta có thái độ gì không?
ĐV: Có chớ, nhiều khi người ta còn ăn hiếp mình nữa chớ, nhưng ai nói gì nói mình làm thinh thôi.
PVV: Theo chị những người bán xe đẩy tay trong này thì dân ở đây nhiều hơn hay từ nơi khác đến nhiều hơn?
ĐV: Các tỉnh đến nhiều hơn. Mấy người ở cùng phòng trọ đều ở quê vô hết đó.
PVV: Nếu ngày 1/7 Nhà Nước cấm thì chị làm thế nào?
ĐV: Cấm thì mình nghỉ thôi, giờ biết làm sao bây giờ, kiếm nghề khác làm mướn thì hơn, nhưng nghề gì cũng chưa nghĩ ra, phảI chờ mấy ông nhà nước xem sao đã.
PVV: Chị đã định là mình sẽ làm nghề gì chưa?
ĐV: Chưa biết nữa, tới đó tính nếu mà có việc thì làm, không có thì về quê sống vớI cha mẹ thôi.
PVV: Chị bán đây phải lo cho gia đình ngoài quê chứ?
ĐV: lo cho mình còn chưa đủ em ạ.
PVV: Chị có ý kiến gì không?
ĐV: người ta cấm là chuyện của nhà nước giờ làm sao được, nhưng cũng mong muốn là họ phảI hỗ trợ cho mình cái chi cho phù hợp vớI tình hình của mình.
PVV: Em muốn hỏi chị, chị muốn người ta hỗ trợ cái gì để giúp mình vượt qua khó khăn?
ĐV: Hỗ trợ cho mình một công ăn việc làm ổn định. Nếu cho vay vốn càng tốt. mà chắc họ không cho vay đâu, vô đây thuê phòng không có giấy tờ thế chấp mà.
PVV: Ở chỗ chị trọ, tổ dân phố có thông báo gì về hình thức hỗ trợ không ạ?
ĐV: Không, sáng đi sớm, tối về khuya nên không biết gì hết, có lẽ cũng do mình nữa.
PVV: Theo chị vì sao người ta lại cấm loại xe này?
ĐV: Chắc là xe đông quá thôi, mấy ngườI chạy cứ ào ào nên họ cấm.
PVV: Theo chị có phải mỗi xe này gây tai nạn và ùn tắc giao thông không? Hay là do những loại phương tiện khác nữa?
ĐV: Mình đẩy đi nhiều khi xui thì vậy thôi, đụng người ta rồi. với lại dân ở đây đi ẩu lắm. nhiều khi mình bọ họ quẹt nhiều hơn, không chỉ xe máy mà cả ô tô nữa đó.
PVV: Theo chị những xe đẩy như thế này thì có ưu điểm gì?
ĐV: Dễ đi trong các hẻm sâu, và người ta ăn uống cũng tiện.
PVV: Đi bán như thế này có cạnh tranh nhau không chị?
ĐV: Người nào ở chỗ nào thì bán chỗ ấy, quen rồi.
PVV: Thu nhập một ngày khoảng bao nhiêu ạ?
ĐV: Ngày 200-300 ngàn, ngày 180 chưa kể vốn, bán bữa đắt bữa ế, nếu tính tiền lờI thì khoảng bốn năm chục ngàn à.
PVV: nếu người ta cấm thì chị định làm gì?
ĐV: Lượm ve chai luôn, đi bằng xe đạp.
PVV: Buổi sáng khoảng mấy giờ chị đi làm
ĐV: sáng sớm là phải đi rồi.
PVV: Mấy giờ buổi tối chị về?
ĐV: Có khi 11 đến 12h.
PVV: Trái cây chị bán thường lấy ở đâu ạ?
ĐV: Chợ đầu mốI, có khi Thủ Đức có khi lấy ở nơi gần cho đỡ phảI đi.
2.16 Biên bản phỏng vấn sâu số 16
PVV: Quê cô ở đâu ạ?
ĐV: Là người Long An.
PVV: Cô bán xe này lâu chưa ạ?
ĐV: Lâu rồi chắc cũng được gần 8 năm rồi đó.
PVV: Nếu bị cấm cô có tiếp tục nghề này không ạ?
ĐV: Cấm thì cấm chứ cô chưa biết làm nghề gì ăn hết, kệ ráng đến đâu hay đến đó thôi.
PVV: Cô lên đây một mình hay cùng gia đình ạ?
ĐV: Gia đình cô nữa, cả nhà gồm năm ngườI lận.
PVV: Cô cũng phải thuê phòng trọ?
ĐV: Ở phòng nhỏ, phường 17 này luôn(Q.Bình Thạnh), Điện Biên Phủ.
PVV: trung bình một ngày bán được bao nhiêu tiền hả cô?
ĐV: Ngoài tiền vốn ra thì chỉ lời được 2,3 chục ngàn thôi, dạo này cái gì cũng mắc, đâu có lời đâu
PVV: Trong gia đình cô, ai là lao động chính?
ĐV: Chỉ có 2 vợ chồng
PVV: Chú làm nghề gì ạ?
ĐV: Chú đi chạy xe chứ làm gì, xe ôm đó, nhưng vất vả lắm.
PVV: 1 Ngày chú kiếm được bao nhiêu?
ĐV: Thăng trầm lắm con à, có khách thì đi, không có thì ngồi riết, làm rồi ăn rồi, cũng chịu thôi.
PVV: Con cô cũng lên học trong này luôn?
ĐV: Ừ, còn thằng lớn nó có vợ rồi
PVV: Chi phí sinh hoạt trong gia đình một tháng khoảng bao nhiêu ạ?
ĐV: 5-6 Trăm hai vợ chồng , con đi học một đứa khoảng 3-4 trăm trên tháng nữa.
2.17 Biên bản phỏng vấn sâu số 17
PVV: Chị bán xe đẩy này lâu chưa?
ĐV: Lâu rồi, 5- 7 năm gì đó, không nhớ nữa.
PVV: Chị có nhà ở đây không?
ĐV: không, chị thuê nhà trọ chứ ở quê lên đây làm gi có tiền mà mua nhà.
PVV: Quê chị ở đâu?
ĐV: Trà Vinh
PVV: Chị lên đây lâu chưa?
ĐV: khoảng hai mấy năm rồi.
PVV: trước khi đi bán xe đẩy chị làm nghề gì?
ĐV: Nói chung là đi làm thuê cho người ta. Đi ở, giữ trẻ….
PVV: Thu nhập bao nhiêu?
ĐV: Trước khi có gia đình thì thu nhập chỉ đủ ăn mặc và thuê phòng, còn từ khi có gia đình thì chi phí làm sao cho đủ nào là con học, chồng rồi tiền nhà nữa.
PVV: Thu nhập của việc bán xe đẩy tay này một ngày được bao nhiêu?
ĐV: Cũng tùy, có khi bán được, khi ế, bù lại thì cuộc sống cho con đi học cũng được.
PVV: Gia đình chị có bao nhiêu người?
ĐV: Hai vợ chồng và 2 con.
PVV: thế anh làm nghề gì?
ĐV: chạy xe ôm.
PVV: Năm nay chị bao nhiêu tuổi?
ĐV: 39 tuổi.
PVV: chị thấy người bán xe đẩy tay này nhiều không?
ĐV: Qúa nhiều rồi. ai cũng tranh nhau cả.
PVV: hầu hết những người bán xe đẩy tay là người tỉnh khác đến hay sao?
ĐV: Chị cũng không rõ, mình biết mình thôi, ở đây cuộc sống khó khăn người ta cũng phải đẩy tay thôi.
PVV: chị biết thông tin cấm xe tự chế 3,4 bánh qua phương tiện nào?
ĐV: Nghe những người đọc báo người ta nói lại, thực ra cũng không có thông tin để đọc, nói vậy chứ chị cũng đâu có biết chữ.
PVV: Trước đây chị học đến lớp mấy ạ?
ĐV: lớp 5 là cùng à. Ngay cả việc học hành nói chị cũng không nhớ là mình học đến lớp mấy nữa, cuộc sống khổ quá chị quần quật làm lụng thôi, cả tuổi chị cũng không nhớ nữa.
PVV: Tổng chi phí học hành của 2 em một tháng là bao nhiêu ạ?
ĐV: Chi phí đi học khoảng 5trăm/một đứa.
PVV: Ngoài học ở trường, chị có cho 2 em đi học thêm nữa không ạ?
ĐV: có khả năng đâu mà đi học thêm, lâu lâu cô giáo nói cho bé đi học thêm đi nhưng có khả năng đâu mà cho đi học thêm.
PVV: Chị mướn phòng ở gần đây không ạ?
ĐV: cũng gần, ở phường 25 này, còn số nhà thì chị mù rồi, khó nhớ lắm em ơi,
PVV: Buổi sáng khoảng mấy giờ là chị đi bán?
ĐV: 5h sáng chị đi, còn tối 2h sáng chị nấu rôi, nấu xong 5h, 5h mấy là đi bán luôn.
PVV: Việc ăn uống của chị và gia đình thế nào?
ĐV: Sáng thì mình ăn sáng ở ngoài, trưa và tối thì về nhà nấu cơm chứ ăn ngoài nữa sao chịu nổi. Giờ bán thì hết sớm về sớm, hết trễ về trễ, khoảng 1,2 giờ. Có bữa cũng bị ế đem về, nói chung buôn bán là như vậy đó.
PVV: Tiền thuê phòng của chị một tháng bao nhiêu?
ĐV: tiền phòng ở đây mắc lắm, ở đây có phòng nào rẻ đâu.
PVV: gia đình chị ai là lao động chính?
ĐV: Có 2 vợ chồng, có khi anh chạy xe được vài ba chục, có khi được trăm có khi không có đồng nào. Bấp bênh lắm.
PVV: Ngoài việc bán xe đẩy và chạy xe ôm thì anh chị có làm thêm nghề gì nữa không?
ĐV: có nghề nghiệp gi đâu mà làm, trình độ không có ai mà tuyển.
PVV: Thế tổng thu nhập của 2 vợ chồng 1tháng là bao nhiêu?
ĐV: cũng chưa biết, nói chung tiền không nắm trong tay, vừa gom đủ tiền nhà là đóng tiền nhà, đủ tiền con học là đóng tiền học.
PVV: Tại sao chị không ở dưới quê làm ăn mà phải lên đây ạ?
ĐV: Nói chung ở dưới quê ngày xưa đất đai không có, mà làm thuê cho người ta cuộc sống càng không đầy đủ, nên phải ra tự làm chủ bản thân. Ví dụ em mệt em có thể nghỉ còn là thuê cho người ta em đâu có ngày nào nghỉ, bắt buộc em phải làm cho người ta thì người ta mới trả tiền lương cho em thôi.
PVV: Hai vợ chồng chị lên đây được bao nhiêu năm rồi?
ĐV: Giờ thấy cuộc sống mình khổ quá rồi nên phải sống, làm 1 cái gì đó cho tương lai con mình đỡ khổ không như bố mẹ nó, không phải cực khổ đi làm thuê làm mướn cho người ta.
PVV: Buôn bán ở đây có xảy ra hiện tượng cạnh tranh không chị?
ĐV: mỗi người bán 1 chỗ nên mình phải nương qua nương lại thôi, người ta cũng kiếm sống như mình, không thể lại chỗ người ta đứng được.
PVV: Khi nghe lệnh cấm chị cảm thấy thế nào?
ĐV: Khi nghe lệnh cấm thì trong lòng buồn lắm nhưng chẳng biết sao, chưa biết là như thế nào nữa, lệnh cấm của nhà nước mình đâu biết được.
PVV: Chị ở đây lâu rồi, vậy chị có thường đi họp tổ dân phố không?
ĐV: Công việc tất bật thế đâu có thời gian đi họp tổ dân phố được, về nhà lại phải lo cho con cái nữa.
PVV: Chị có kiến nghị gì về việc cấm xe 3,4 bánh không?
ĐV: Chuyện làm ăn của người ta tự kiếm thu nhập cũng khó khăn đúng không?cấm phải tạo cho người ta công ăn việc làm nề nếp thì đâu có ai phải cực khổ, phải đói đâu. Em thấy đó, cuộc sống làm ăn vất vả, cũng phải đội nắng, dầm mưa có muốn vậy đâu nhưng vì sự sống phải làm.
PVV: Chị có biết tại sao người ta cấm loại xe 3,4 bánh này không ạ?
ĐV: Có thể biết chứ, 1 số người đẩy xe như vậy nghênh ngang ngoài đường, làm ùn tắc giao thông, xe 3 gác chứ đỡ cồng kềnh. Còn vẻ mĩ quan à? Thành Phố mình nếu mà tạo điều kiện cho giống nước ngoài thì người ta khổ phải có sự bù đắp cho người ta, người ta đâu phải dãi nắng dầm mưa gây ra mất vẻ mĩ quan của thành phố. Nếu người ta thất nghiệp, thì tao cho người ta cái gì đó để làm phù hợp với cuộc sống, để nuôi dưỡng mầm xanh của tuổi trẻ đi lên chứ.
PVV: Có ý kiến cho rằng việc bán hàng rong là một nét văn hóa của người việt?
ĐV: Đấy cũng là cái tiện lợi trong sinh hoạt phù hợp với con người và văn hoá Việt Nam mình, có người đi làm vội không kịp ăn sáng ăn trưa thì họ ghé quán rong mua vài thứ rồi đi cho kịp, như thế cũng tốt chứ.
PVV: Theo chị ngoài xe 3,4 bánh gây ách tắc, tai nạn giao thông thì còn có loại phương tiện nào góp phần vào việc đó không ạ?
ĐV: Có chứ, nhiều loại như ô tô, xe máy, cả xe bus nữa nó chạy láo lắm.
PVV: Đường ở chỗ này đủ rộng chưa ạ?
ĐV: Rộng thì được rồi, nhưng khi xe buýt giành khách với nhau cũng gây tai nạn, ùn tắc giao thông như thường.
PVV: Nguyện vọng của chị là gì?
ĐV: Mong sao nhà nước tìm ra cách nào giúp dân chứ thế này sống không nổi em ạ.
PVV: Theo chị loại xe đẩy này có ưu điểm gì khi bán ở các hẻm nhỏ?
ĐV: Giờ chẳng hạn người ta muốn uống ly nước, mà trong hẻm sâu người ta chạy ra đường à? Hay người ta đang chạy trên đường mà ghé quán trễ nãi công việc của người ta, cuộc sống giờ tất bật nhưvậy, thời gian là vàng bạc, người ta vừa đi vừ ăn, vừa đi vừa uống cho kịp giờ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghị quyết 32 và khả năng đổi nghề của người chạy xe tự chế 3, 4 bánh.doc