Nghiên cứu ảnh hưởng bởi độ mặn lên điều hoà áp suất thẩm thấu và ion của lươn đồng(monopterus albus) ở các độ mặn khác nhau

Do lươn bị mệt nhiều trong quá trình thu mẫu máu nên ảnh hưởng đến tỉ lệ sống. Qua đó ta thấy độ mặn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của lươn đặc biệt là áp suất thẩm thấu. Theo Painela J Schofield và Leo G.nico thì lươn thu từ quận Manatee và bắc Miami chết hơn 90% trong 30 ngày ở độ mặn 18ppt, hơn ½ chết trong 60 ngày ở độ mặn 14-16ppt. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tỷ lệ sống Cá Ðù đỏ (Sciaenops ocellatus) trong 20 ngày ương từ cá bột lên cá giống cho thấy, ở nghiệm thức độ mặn từ 12-14‰ tỷ lệ sống của cá đạt 14%.

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3018 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng bởi độ mặn lên điều hoà áp suất thẩm thấu và ion của lươn đồng(monopterus albus) ở các độ mặn khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sống, đây cũng là một khía cạnh cần nghiên cứu thêm. 2.1.4. Đặc Điểm sinh trưởng Sinh trưởng của lươn phụ thuốc vào rất nhiều yếu tố, nhưng nhìn chung tốc độ sinh của lươn tương đối chậm hơn so với một số giống loài thủy sản khác. Lươn năm thứ nhất nuôi lớn nhanh về chiều dài, sau đó tăng về trọng lượng là chủ yếu. Lươn con 3-4 tháng tuổi có thể dài 20-27cm, nặng 18-60g/con, lươn 6 tháng tuổi có thể dài 36-48 cm nặng 60-100g/con (Nguyễn Chung, 2007). Lươn ngoài tự nhiên sau một năm tuổi có thể đạt trọng lượng 200-300g/con (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005). Lươn có khả năng tồn tại khi nhiệt độ dưới 0oC, nhiệt độ thích hợp cho sinh trưởng của lươn từ 25-280C. Khi nhiệt độ thấp hơn 280C lươn bỏ ăn và dưới 100C lươn sẽ chui rúc xuống bùn để trú đông (Nguyễn Văn Kiểm, Bùi Minh Tâm, 2005). 10 2.1.5. Đặc điểm hô hấp Lươn là loài sống chui rúc trong nền đáy, nơi có hàm lượng oxy thấp và biến động lớn. Để thích nghi, lươn có một số biến đổi như: mang lươn đã thoái hóa gồm 3 đôi, không thấy rõ mép mang, thớ mang nhỏ ngắn hình cầu lông (Đức hiệp, 1999), mang mở ra có dạng hình chữ V đặt ở mặt dưới của đầu cho phép những bong bóng khí dễ dàng hút vào trong mang. Thành khoang hầu của lươn mỏng có nhiều mạch máu giúp cho việc trao đổi khí ở đây xảy ra khi lươn đớp khí. Ngoài ra, Da lươn thuộc loại da trơn có nhiều nhớt và dưới da có nhiều mạch máu nhỏ nên rất thuận lợi cho việc trao đổi khí qua da. Theo Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000) thì tỉ lệ hô hấp qua da của lươn là 17-32%, khi nhiệt độ thấp (khoảng 160C) lượng oxy cung cấp cho cơ thể được lấy qua da nhiều hơn qua mang. Thí nghiệm cho thấy khi để lươn trên cạn, da khô, chúng sẽ chết sau 12-20 giờ, nhưng nếu giữ cho da ướt sẽ chết sau 27-70 giờ, nếu không được tiếp xúc trực tiếp với không khí lươn sẽ chết sau 4-6 giờ mặc dù oxy trong nước đầy đủ (Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm, 2005). Mức độ tiêu hao oxy của lươn cũng rất thấp so với các loài cá khác. Ở nhiệt độ 28-290C tiêu hao oxy của lươn (trọng lượng trung bình là 41,3g) là 39,35mgOxy/kg.h, cá mè trắng (38,9g) là 204mgOxy/kg.h, cá trắm cỏ (74g) là 161mgOxy/kg.h (Lý Văn Khánh, 2007). Hô hấp là biểu hiện của quá trình trao đổi chất của cơ thể nên nó phụ thuộc vào các yếu tố bên trong và bên ngoài. 2.1.6. Sự điều hòa áp suất thẩm thấu ở cá Thành phần ion trong máu sự trao đổi ion qua màng tế bào Máu bao gồm tế bào máu và huyết tương. Trong huyết tương ngoài các chất đạm, đường, mỡ, fribinogen còn chứa các chất điện phân. Chất điện phân bao gồm các ion trong thành phần của muối hòa tan chủ yếu là Na+, K+, Ca2+, Mg2+, Cl-, CO32-,PO42-.. Theo Robertson (1954) thì trong huyết tương cá xương biển chứa 92% [Na+], chưa đến 1% [K+], 97% [Cl-] trong tổng số anion. Nồng độ [HCO3-] và [HCO3-] trong huyết tương cao hơn của nước biển. còn [Na+] huyết tương chỉ bằng 38% và [Mg2+]bằng 4% nước biển. Các ion này tồn tại trong máu theo một tỉ lệ tương tự như nước biển. nghĩa là cứ 100 ion Na+ thì có 2 ion Na+ và 2 ion Ca2+. Tỷ lệ như vậy thích hợp cho hoạt động trao đổi chất của tế bào (trích bởi Bùi Lai và ctv, 1985). Tuy nhiên tỉ lệ này không giống nhau hoàn toàn ở tất cả các loài. Sự hấp thu ion vào cơ thể theo đường thức ăn và sự thẩm thấu nên thành phần ion trong máu rất phụ thuộc vào điều kiện môi trường sống. 11 Màng tế bào là ranh giới ngăn cách tế bào sống với môi trường xung quanh. Nó đóng vai trò căn bản điều hòa sự di chuyển của vật chất qua màng theo yêu cầu của tế bào. Tất cả các chất muốn vào tế bào đều phải đi qua các kênh hay bơm theo một tỉ lệ và một hướng nhất định. Có 2 cách vận chuyển các chất qua màng tế bào là vận chuyển thụ động và tích cực. sự vận chuyển thụ động là sự vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ cao sang nơi có nồng độ thấp thông qua một số kênh. Sự vận chuyển tích cực giúp tống các chất tích tụ không hòa tan trong màng và những phân tử lớn thoát ra khỏi màng thông qua các bơm chuyên biệt. Tham gia vào hoạt động của bơm có sự đóng góp rất lơn của hai ion là Na+ và K+. Sự gắn vào kênh và thoát ra của ion Na+ và K+ phối hợp một cách nhịp nhàng cùng với năng lượng ATP làm cho kênh này đóng mở như một cái bơm giúp cho glucose được vận chuyển qua màng dễ dàng (Nguyễn Thu Thủy, 2004) Áp suất thẩm thấu Máu là phần tử của môi trường trong, bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường trong đều ảnh hưởng đến hoạt động sống của tế bào. Vì máu lưu thông qua bề mặt rộng lớn của cơ thể với một tốc độ tương đối nhanh nên phần dịch ngoại bào (máu) là quan trọng nhất. Máu có nhiều chức năng quan trọng như vận chuyển các chất dinh dưỡng, oxy và CO2, chức năng điều hòa thể dịch và duy trì môi trường trong. Trong đó áp suất thẩm thấu và pH là những yếu tố quan trọng giúp duy trì hoạt động sống bình thường của các tế bào. Áp suất thẩm thấu của một dung dịch là giá trị để chỉ lượng nước có xu hướng đi vào trong dung dịch bởi sự thẩm thấu. do đó dưới một điều kiện nhiệt độ và áp suất nhất định, nước sẽ di chuyển từ dung dịch có áp suất thẩm thấu thấp sang dung dịch có áp suất thẩm thấu cao khi hai dung dịch được ngăn cách bởi một màng thấm chọn lọc. Ở trong cơ thể, màng tế bào là màng bán thấm và sự chênh lệch nồng độ các chất hòa tan trong dịch tế bào và dịch cơ thể tạo nên một áp suất thẩm thấu.Riêng ở cá, giữa dịch cơ thể và môi trường bao quanh cũng tạo nên một lực thẩm thấu. Áp suất thẩm thấu của máu do các chất hữu cơ và các chất điện giải trong máu tạo nên, song chủ yếu là phụ thuộc vào nồng độ muối NaCl. Áp suất thẩm thấu của thể keo trong huyết tương lớn hơn trong dịch gian bào, nên có tác dụng điều chỉnh lượng nước trong dịch gian bào thấm ra ngoài vào mao mạch. Áp suất thẩm thấu của máu ổn định sẽ đảm bảo cho quá trình trao đổi nước và các thành phần hữu hình của máu. Song cơ thể không chỉ cần áp suất thẩm thấu của máu ổn định mà còn phải có tỉ lệ giữa các ion Na+, K+, Ca2+ và Mg2+ thích hợp. Áp suất thẩm thấu của máu tương đối ổn định. Tuy nhiên, trong phạm vi không nguy hại đến cơ thể, nó cũng 12 thay đổi theo áp suất thẩm thấu của môi trường. Khi áp suất thẩm thấu môi trường tăng lên thì của máu cũng tăng lên và ngược lại. Các chất tham gia điều hòa áp suất thẩm thấu ở cá Tham gia vào việc điều hòa áp suất thẩm thấu của máu, trước hết phải kể đến một số cation chủ yếu như Na+, K+, Ca2+, Mg2+. Các cation này thường liên kết với các anion tương ứng là Cl-, HCO3-, CO32-, HPO42-. Ngoài các muối khoáng, tham gia vào lực thẩm thấu huyết tương còn có một số hợp chất hữu cơ đặc biệt là các sản phẩm thảy của protein như ure, axit uric, oxytrimethylamin™), creatinin, ammonic. Tổng lượng các chất này trong máu cá sụn 1046,2 mg%, cá xương 60 mg%, trong khi máu động vật có vú chỉ có 30,6 mg%. Ngoài ra các axit amin tự do còn có ý nghĩa quan trọng trong điều hòa áp suất thẩm thấu. Thận và sự tiết niệu của thận có vai trò quang trọng trong điều hòa áp suất thẩm thấu. Tiền niệu (chất dịch trong túi bowman) sau khi đi qua ống lượn sẽ thay đổi thành phần. Trong nước tiểu được thải ra ngoài cơ thể không có glucoza, axit tamic… chứng tỏ chúng đã được tái hấp thu ở ống lượn. Sự hấp thu này có tính chọn lọc rõ rệt. Ống lượn hấp thu hoàn toàn đối với glucoza, axit amin, hấp thu một phần đối với Na,Cl, HCO3- và nước. Những chất này chỉ xuất hiện trong nước tiểu khi nộng độ của chúng trong máu vượt quá mức bình thường. Sự tái hấp thu các chất ở các đoạn của ống lượn không giống nhau. Hấp thu muối NaCl gần là một quá trình chủ động, còn hấp thu nước là quá trình bị động theo quy luật hoá học. Phần lớn các chất điện giải được tái hấp thu bằng phương thức bị động Cá xương nước ngọt là động vật điều hòa tình trạng hyperosmotic. Để điều hòa nồng độ muối trong máu, cá phải liên tục thải nước ra khỏi cơ thể qua quá trình bài tiết dưới dạng urea loãng. Mặt khác do bị mất muối qua mang, da và một lượng nhỏ qua urea, cá phải hấp thu muối tích cực vào máu. Điều này được thực hiện bởi tế bào chloride ở trong mang cá, quá trình này có sử dụng năng lượng từ ATP và được xúc tác bởi men Na+, K+-ATPase. Các tế bào chloride trong cá nước ngọt vận chuyển Na+ và Cl- một cách độc lập. Những ion này trong nước trao đổi với NH+4, H+, HCO3- trong máu cá tại bề mặt của mang do đó chúng được tiết ra ngoài (Payan và Girard, 1984, được trích bởi Alan G. Heath, 2000). Theo Bùi Lai và ctv (1985) thì thận cá xương nước ngọt phát triển hơn cá xương nước mặn để đáp ứng cho quá trình bài tiết nước tiểu, các tế bào kây-vinine trên mang ở cá nước ngọt giữ lại Na+, trong khi ở cá biển thì thải Na+. 13 Cá xương nước ngọt khi đi vào môi trường có muối cá sẽ giảm việc tạo ra nước tiểu. đồng thời ngưng việc lấy NaCl đi ngang qua mang, đây là những điều chỉnh tức thời, cá chỉ có thời gian ngắn là điều chỉnh hoạt động này (vài phút đến 1,2h). Sau đó cá có những điều chỉnh xa hơn của các ống thận bằng cách giảm việc tái hấp thu các chất điện phân để gia tăng nồng độ thẩm thấu. sự điều chỉnh này đòi hỏi thời gian dài hơn để hoàn thiện (Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000). Như vậy, cơ chế tổng hợp của việc điều hòa áp suất thẩm thấu của cá có sự tham gia của nhiều cơ quan chuyên hóa. Cơ chế đó thực hiện sự trao đổi nước và các muối hòa tan qua ruột, mang và thận. Ở lươn, Painela J. Schofield và Leo G. Nico đã xác định khả năng chịu độ mặn cấp thời của lươn đồng được bắt từ bắc Miami. Lươn được chuyển trực tiếp từ nước ngọt (0,2ppt) sang một dãy độ mặn khác nhau: 14, 16, 18, 20, 22ppt. Lươn chịu được độ mặn16ppt tới 6 ngày mà không chết. Độ mặn>18ppt lươn không chịu nổi, tất cả lươn đều chết trong 24 giờ ở 22ppt và 48giờ ở 20ppt. Lươn nhỏ chết nhanh hơn lươn lớn. Lươn thu ở những vùng khác nhau có khả năng chịu đựng độ mặn khác nhau: lươn thu từ Manatee và Bắc Miami chết hơn 90% trong 30 ngày ở độ mặn 18ppt, hơn ½ chết trong 60 ngày ở độ mặn 14-16ppt, trong khi đó lươn thu từ Homstead không chết con nào trong 45 ngày thử nghiệm. Lươn thu từ quận Manatee và Bắc Miami giảm ăn đáng kể trong thử nghiệm, trong khi hầu hết lươn ở Homestead ăn tốt trong suốt 40 ngày thử nghiệm (trích bởi Phan Thị Thanh Vân, 2005) Vai trò của tuyến nội tiết trong điều hòa áp suất thẩm thấu Ngày nay, người ta nhận thấy quy luật của quá trình điều hòa áp suất thẩm thấu còn có sự tham gia của tuyến nội tiết. Trong đó quan trọng nhất phải kể đến là hệ thống tuyến yên - đồi thị (hypophysis) và đảo đuôi (Urohypophysis). ở các loài rộng muối, sau khi tách hypophysis cá mất khả năng điều hòa thẩm thấu trong nước ngọt. khi tiêm nội tiết tố hypotalamo-hypophysis (fundulus heteroclitus) vào những cá thể đã tách H-hypophysis (fundullus hoặc perea) chúng sẽ không chết. nhưng nếu tiêm H-hypophysis của polla-chilus virens là một loài cá biển thì những cá thể bị tách H-hypophysis vẫn chết trong môi trường nước ngọt. điều đó chứng tỏ H-hypophysis của fundulus có yếu tố điều chỉnh trao đổi muối khoáng và có tính đặc hiệu về mặt sinh thái học (Pickford, 1963; Burden, 1954 trích bởi Bùi Lai và ctv, 1985). Người ta chứng minh được rằng H-hypophysis của nhiều loài cá tiết ra prolactin từ các tế bào ngoại tiết (enritrorinofile). Các tế bào này có hoạt tính cao khi nuôi cá trong nước 14 ngọt. ở cá chình sông, prolactin kích thích việc chuyển Na+ cho mang và tham gia vào việc điều hòa chức năng của thận. Coticosteroil (trước hết là cortizon rồi đến aldosleron) cũng tham gia vào điều hòa muối và nước. cortisol làm tăng việc giữ lại muối trong máu của cá nước ngọt và làm giảm muối trong máu cá nước mặn. Cortisol là hormone quan trọng trong việc điều hòa áp suất thẩm thấu khi cá từ nước ngọt vào môi trường nước lợ mặn (Alan G.Heath, 2000 trích bởi Nguyễn Thanh Thoại, 2008). Thí nghiệm của Davle, 1970 cho thấy khi tiêm cortisol vào cá chình bị tách adrenal, cá chình vẫn sống được khi chuyển từ nước ngọt vào biển, khi đó hàm lượng Na-K-ATPaze trong biểu mô của mang tăng lên, làm thay đổi trạng thái và làm tăng lượng tế bào tiết Na+. corticosteroid được sinh ra từ thùy giữa của hypophysis. Nội tiết tố của tuyến canxiotoxin giữ vai trò quan trọng trong việc điều hòa canxi ở cá. Vai trò của tuyến giáp trạng trong điều hòa áp suất thẩm thấu thì chưa rõ lắm. Cơ chế điều hòa áp suất thẩm thấu của tuyến đuôi phức tạp hơn nhiều so với tuyến yên. Tuyến đuôi điều hòa áp suất thẩm thẩm thấu thông qua hoạt động của tuyến yên. Các thí nghiệm cũng đã chứng minh rằng các động vật thuỷ sinh phát triển rất nhanh trong môi trường có áp suất thẩm thấu cân bằng. Thí nghiệm được tiến hành đối với cá hồi bạc và cá hồi đỏ cùng sống chung trong cùng môi trường, sau một thời gian nghiên cứu, kết quả cho thấy cá sống trong môi trường nước mặn phát triển nhanh hơn trong môi trường nước ngọt. Có thể giải thích là, sống trong môi trường có hàm lượng muối cao áp suất thẩm thấu của cá bằng với môi trường nước, cá không phải tiêu tốn năng lượng cho quá trình điều hòa thẩm thấu, nên chúng lớn nhanh hơn, điều đó tạo thuận lợi cho sự phát triển nhanh của cá. Tuy nhiên điều đó không hoàn toàn đúng đối với tôm, Ví dụ như đối với tôm càng xanh, khi môi trường có độ mặn khoảng từ 17-18 ppt thì chúng đạt áp suất thẩm thấu cân bằng, trong khi đó chúng lại phát triển nhanh nhất trong môi trường nước hoàn toàn ngọt và nước có độ mặn thấp. Khi tiến hành thử nghiệm đối với tôm sú, chúng ta vẫn thu được kết quả tương tự. Vậy làm thế nào để giải thích được hiện tượng tự nhiên này? Quá trình tăng trưởng ở giáp xác bị hạn chế bởi lớp vỏ cứng kitin bên ngoài. Sự tăng trưởng chỉ xảy ra định kỳ trong quá trình lột xác, khi lớp vỏ ngoài không còn phù hợp, nó sẽ được thay thế bằng một lớp vỏ mới. Khả năng thẩm thấu bị giảm đi trong qúa trình lột xác, trong thời gian này con vật thẩm thấu một khối lượng lớn nước vào cơ thể khi lớp biểu bì mới vẫn còn mềm và làm tăng 15 lượng chất lỏng trong cơ thể. Từ đó, lớp biểu bì bị kéo căng ra và gia tăng kích cỡ của tôm. Khi lớp vỏ cứng lên thì dần dần lượng nứơc hấp thu trong cơ thể sẽ được thay thế bởi các protein và tôm sẽ tăng lên trọng lượng thân. Chính bởi khả năng thẩm thấu lớn mà tôm sống trong môi trường nước ngọt và nước lợ có thể lấy một lượng nước lớn vào cơ thể trong khi lột xác, phát triển kích cỡ và trọng lượng nhiều hơn so với khi sống trong môi trường có độ mặn cao. Thực tế cho thấy, các tế bào mô của tôm đã trưởng thành sống trong môi trường nước ngọt chứa nhiều nước hơn (từ 4-5%) so với tôm sống trong môi trường nước mặn (hàm lượng muối từ 15 ppt trở lên) (Vietlinh.com.vn) 2.2. Một số nghiên cứu về ảnh hưởng của độ mặn lên áp suất thẩm thấu của cá Christina Swnson (1998) nghiên cứu ảnh hưởng của 3 độ mặn khác nhau (15, 35, 550/00) lên sự thay đổi áp suất thẩm thấu của cá măng và thấy rằng sau 2giờ thì áp suất thẩm thấu đạt giá trị cao nhất là 430 mOsm ở 550/00 khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với 2 nghiệm thức còn lại là 372 mOsm ở 350/00 và 363 mOsm ở 150/00. Tuy nhiên sau 4 giờ thí nghiệm áp suất thẩm thấu của cá ở nghiệm thức 550/00 giảm có ý nghĩa thống kê (p<0,01) so với 2 nghiệm thức còn lại. Patric Saoud và ctv (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn 10, 15, 20, 25, 30, 35, 45, 500/00 lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá Dĩa ( Sisanus Rivulatus), kết quả nghiệm thức 500/00 có áp suất thẩm thấu của cá đạt giá trị cao nhất 435 mOsm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các nghiệm thức còn lại. Tuy nhiên, áp suất thẩm thấu của cá giữa các nghiệm thức còn lại từ 10-450/00 khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Khi nuôi cá ở độ mặn 25, 30, 35 và 400/00 thì chiều dài và khối lượng cá khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Tuy nhiên hàm lượng Cl- của các nghiệm thức 35 và 400/00 khác biệt có ý nghĩa thống kê so với nghiệm thức 25 và 300/00 (p<0,05). Pamela J Schofield, and Leo G. Nico cũng đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của nồng độ muối lên tim lươn biển. Muối tập trung ở tâm thất và kiểm soát nhịp tim, những ion cùng kích cỡ từ động mạch đuôi sẽ tập trung lại và thẩm thấu một cách chủ động vào máu và huyết tương. Khi nông độ muối ở mức 100 mmol sẽ tồn lưu ở mức trung bình, quan trọng làm tâm thất tăng cường co lại. Những kết quả đó khẳng định rằng tim lươn thì nhạy với môi trường thẩm thấu 16 Khi nuôi cá Bóp ( Rachycentron canadum) ở độ mặn thấp có khả năng giảm đi tỉ lệ mắc bệnh và đơn giản hóa khâu quản lý nước. Tỷ lệ sống của cá hương (khối lượng trung bình 6,7g) thì tỷ lệ sống ở nghiệm thức 50/00 (68,3%) thấp hơn nghiệm thức 150/00 (90%) và nghiệm thức 300/00 (92,5%) có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Hiệu quả sử dụng thức ăn cao với tất cả các nghiệm thức, nằm trong khoảng 1,05 và 1,13. Cá nuôi ở độ mặn 50/00 tăng trưởng bằng hoặc tốt hơn cá nuôi ở độ mặn 15 và 300/00. Nghiên cứu này cho thấy nuôi cá Bóp giai đoạn cá hương trong thực tiễn nên nên nuôi ở độ mặn thấp khoảng 50/00 (Matthew và ctv, 2006) ( trích bởi Nguyễn Thanh Thoại, 2008) 17 CHƯƠNG III VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Thiết bị và dụng cụ - Bể nhựa 500L - Máy đo độ mặn, máy bơm, cân 2 số lẻ. - Máy đo ASTT Osmometer Fiske One – Ten. - Máy đo ion Cl- (MKII Chloride Analyzer 926s). - Máy đo ion Na+, K+ bằng máy đo Flame Photometer 420 - Một số dụng cụ thu mẫu máu: kim tiêm, eppendorf,.... 3.1.3. Nguồn lươn giống Lươn có kích cỡ 20-30g/con được lấy từ Khoa Thủy Sản- Trường Đại Học Cần Thơ. 3.1.4. Nguồn nước thí nghiệm Nguồn nước ngọt sử dụng là nước máy sinh hoạt, nước ót lấy từ Vĩnh Châu với độ mặn khoảng 80-1000/00. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Bố trí thí nghiệm Thí nghiệm gồm 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức lặp lại 3 lần, được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên: - Nghiệm thức 1: 00/00. (nghiệm thức đối chứng) - Nghiệm thức 2: 10/00 - Nghiệm thức 3: 30/00 - Nghiệm thức 4: 60/00 - Nghiệm thức 5: 90/00 - Nghiệm thức 6: 120/00 - Nghiệm thức 7: 150/00 18 Lươn được bố trí trong bể nhựa 500 L với mật độ là 25 con/bể. Mỗi ngày nâng độ mặn 10/00. Cách nâng độ mặn được áp dụng theo công thức sau C1.V1 = C2.V2. Trong đó C1: nồng độ nước ót C2: là nồng độ nước cần pha V1: thể tích nước ót cần thêm vào V2: thể tích nước cần pha Sau khi nâng độ mặn đạt yêu cầu của các nghiệm thức ta tiến hành thu mẫu theo nhịp như sau 6 giờ, 24 giờ, 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày. Phương pháp thu mẫu máu và môi trường nước Dùng kim tiêm thu máu trực tiếp từ động mạch sau đó cho vào eppendorf 1,5 mL rồi đem li tâm (40C, 6000 vòng, 6 phút), ta thu huyết tương cho vào eppendorf 0,5 mL. Mẫu huyết tương được trữ ở 0  -200C cho đến khi đo áp suất thẩm thấu và ion Na+, K+, Cl- . Áp suất thẩm thấu được đo bằng máy Fiske one-ten osmometer. Ion Na+, K+ được đo bằng máy Flame Photometer 420. Ion Cl- được đo bằng máy (MKII Chloride Analyzer 926s). Hình 3.1 Máy li tâm 19 Chăm sóc, quản lý Thức ăn là tép, cá tạp cắt nhỏ. Cho ăn khoảng 5% khối lượng thân/ngày, cho ăn 1 lần/ngày vào lúc chiều tối. * Theo dõi các yếu tố môi trường - Nhiệt độ, pH bằng máy đo pH. - Oxy bằng máy đo oxy. - Độ mặn của các nghiệm thức được kiểm tra mỗi ngày bằng khúc xạ kế. 3.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu được xử lý bằng phần mềm Excel và xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS. 20 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ THẢO LUẬN 4.1. Các yếu tố môi trường Nhiệt độ và pH của các nghiệm thức được ghi nhận qua bảng 4.1. Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH của các nghiệm thức Độ mặn Nhiệt độ pH Sáng Chiều Sáng Chiều 0ppt 27,25±0,56 28,55±0,44 8,13±0,4 8,16±0,4 1ppt 27,3±0,74 28,44±0,56 8,08±0,37 8,16±0,35 3ppt 27,5±0,68 28,25±0,58 8,08±0,19 8,1±0,2 6ppt 27,33±0,58 28,43±0,68 8,19±0,36 8,23±0,32 9ppt 27,55±0,65 28,04±0,81 8,15±0,22 8,17±0,23 12ppt 27,27±0,54 28,2±0,54 8,19±0,43 8,25±0,34 15ppt 27,52±0,71 28,37±0,45 8,04±0,23 8,2±0,24 Nhiệt độ ghi nhận được trong quá trình thí nghiệm dao động từ 27,25 đến 28,370C và nằm trong khoảng nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của lươn. Theo Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm (2005) thì nhiệt độ thích hợp cho sự sinh trưởng của lươn từ 25-280C. Trương Quốc Phú và ctv (2006) cho rằng, pH thích hợp cho sự sinh trưởng của thủy sinh vật từ 6,5-9, tốt nhất là 7. Những loài sống trong nước mặn pH thích hợp từ 7,5-8,4. pH thu được trong thí nghiệm này dao động từ 8,1-8,25 phù hợp cho sự phát triển của lươn. Vậy nhiệt độ và pH trong thí nghiệm thuận lợi cho sự sinh trưởng bình thường của lươn và không ảnh hưởng đến kết quả thí nghiệm. 4.2 Ảnh hưởng của độ mặn lên điều hòa áp suất thẩm thấu của lươn đồng Sự thay đổi áp suất thẩm thấu của lươn ở các độ mặn khác nhau được trình bày trong bảng 4.2. Nhìn chung, áp suất thẩm thấu của lươn tăng theo nồng độ muối. Áp suất thẩm thấu của nước thấp nhất ở độ mặn 0ppt (0 mOsm), kế đến là 1ppt ( 38,33±4,16 mOsm), đến 3ppt, 6ppt, 9ppt, 12ppt, 15ppt và cao nhất là 16ppt với 437,75±22,54 mOsm. Tương ứng với môi trường, áp suất thẩm thấu của 21 lươn thu ở 24 giờ đạt thấp nhất ở nghiệm thức 0ppt với 258,5±53,03 mOsm, rồi đến 1ppt với 259,33±9,89 mOsm, đến 3ppt, 6ppt, 9ppt, 12ppt, 15ppt và đạt giá trị cao nhất ở nghiệm thức 16ppt với 416,43±38,40 mOsm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại . Theo Patric Saoud et al., (2007) nghiên cứu ảnh hưởng của các mức độ mặn 10, 15, 20, 25, 30, 35, 40, 45 và 50‰ lên khả năng điều hòa áp suất thẩm thấu của cá Dĩa (Sisanus rivulatus). Áp suất thẩm thấu của cá đạt giá trị cao nhất ở độ mặn 50‰, thấp nhất 10‰ và sự sai khác này là có ý nghĩa thống kê (p<0,05) (trích bởi Trần Trường Giang, 2009). Theo Nguyễn Thanh Thoại (2008) nghiên cứu về điều hòa áp suất thẩm thấu của cá tra giống ở độ mặn từ 0 - 18ppt thì áp suất thẩm thấu của cá tăng dần khi nồng độ muối tăng dần. Áp suất thẩm thấu của máu cá đẳng áp với môi trường tại độ mặn 12ppt (300 mOsm/kg). 22 Bảng 4.2. Áp suất thẩm thấu ở các độ mặn khác nhau. Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái thường (a,b) khác nhau và các giá trị trên cùng một cột có chữ cái hoa (A,B) khác nhau thì khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). NT (ppt) 6H (mOsm/kg) 24H (mOsm/kg) 3N (mOsm/kg) 7N (mOsm/kg) 14N (mOsm/kg) 21N (mOsm/kg) NUOC (mOsm/kg) 0 266±10.82Aa 258.5±53.03 Aa 256.5±21.92Aa 249.20±28.67Aa 284.4±11.72Ba 259±12.88ABa 0 1 258.2±2.39Ab 259.33±9.89Ab 252.67±21.50Ab 285.83±16.36ABc 270.33±6.11Bbc 255.17±7.17Ab 38.33±4.16Aa 3 267.33±7.26Acd 279±14.14Ad 277±5.29ABd 293±14.93Bd 241±26.63Ab 243.8±20.87Abc 89.67±8.5Ba 6 272.5±18.08Abc 279.75±7.68Abc 305.33±24.03Bcd 316.6±42.71Bd 264±12.10Bb 276.8±21.25BCbc 169.33±13.65 Ca 9 280±14.98Aa 293±17.51ABa 305.33±24.03Ca 296.75±17.63Ba 351.6±21.70Cb 285.83±10.85Ca 281.50±22.58Da 12 302.2±9.04Ba 324±33.54BCab 348±33.15Cbc 361±18.38Cc 339.17±16.41Cbc 355.67±7.17Dbc 347.67±22.19Ebc 15 320.2±21.39Ba 340.17±4.17Ca 369±12.7Cb 411±8.98Dc 442.75±7.27Dd 495±2.83Ee 447±21.7Fd 23 Sự thay đổi áp suất thẩm thấu của lươn theo độ mặn được thể hiện rõ qua đồ thị 4.1. Đồ thị còn cho thấy áp suất thẩm thấu của cơ thể lươn tăng ổn định hơn so với áp suất thẩm thấu của môi trường. Từ độ mặn 0ppt đến 6ppt, áp suất thẩm thấu của nước tăng nhanh và thấp hơn so với lươn. Từ 12ppt trở lên áp suất thẩm thấu của nước tăng cao hơn so với cơ thể lươn, điều đó thể hiện rõ qua các lần thu 6h, 24h, 3 ngày, 7 ngày và 14 ngày áp suất thẩm thấu của nước luôn cao hơn so với huyết tương ở 15ppt và ở lần thu 6h và 24h ở 12ppt. Hình 4.1 Áp suất thẩm thấu của nước và huyết tương theo độ mặn Tuy nhiên, sự tăng áp suất thẩm thấu này không giống nhau ở các nghiệm thức và các lần thu mẫu. Ở thời điểm 6h và 24h, áp suất thẩm thấu của các nghiệm thức từ 0ppt đến 9ppt tăng dần nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Từ nghiệm thức 12 ppt trở đi bắt đầu có sự khác biệt so với các nghiệm thức 0ppt, 1ppt, 3ppt, 6ppt, 9ppt và cao nhất là ở 15ppt khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Ở các lần thu còn lại áp suất thẩm thấu ở nghiệm thức 9 ppt có sự khác biệt rõ so với các nghiệm thức 0 ppt, 1ppt, 3ppt, 6ppt. Riêng ở lần thu 7 ngày, 21 ngày, các nghiệm thức 9ppt, 12ppt, 15ppt khác biệt nhau rất rõ và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Bảng 4.2 cũng cho thấy ở độ mặn 9 ppt áp suất thẩm thấu của cơ thể cân bằng với môi trường, điểm đẳng áp này có sự dịch chuyển theo thời gian được thể hiện qua các hình từ 4.2 đến 4.9. Ở lần thu 6h điểm đẳng áp xảy ra ở độ mặn 9ppt. lần thu 24h, 3 ngày và 7 ngày thì điểm đẳng áp nằm ở 9ppt và 12ppt, lần thu 14 ngày thì ở 12 và 15ppt, tuy nhiên ở 15ppt thì điểm đẳng áp duy trì không lâu. lần thu 21 ngày thì điểm đẳng áp nằm ở 9ppt và 12ppt. 0 100 200 300 400 500 600 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn m O sm 6 giờ 24 giờ 3 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày nước 24 Hình 4.2. ASTT của lươn thu ở 6h Hình 4.3 ASTT của lươn thu ở 24h Hình 4.4 ASTT của lươn thu ở 3 ngày Hình 4.5 ASTT của lươn thu ở 7 ngày Hình 4.6 ASTT của lươn thu ở 14 ngày Hình 4.7 ASTT của lươn thu ở 21 ngày Kết quả thí nghiệm còn cho thấy áp suất thẩm thấu của lươn thay đổi theo thời gian mặc dù ở cùng một nghiệm thức. Ở các nghiệm thức 0 ppt, 1ppt, 3ppt, 6ppt, 9ppt áp suất thẩm thấu của lươn có xu hướng tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p<0,05) giữa các thời điểm 6 giờ, 24 giờ, 3 ngày. Tuy nhiên ở các lần thu về sau có sự tăng cao áp suất thẩm thấu của cơ thể, cụ ASTT 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 0 1 3 6 9 12 15ppt m O sm nước huyet tuong 0 100 200 300 400 500 0 1 3 6 9 12 15 độ mặn m O sm nước huyết tương 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 0 1 3 6 9 12 15độ mặn (ppt) m O sm nước huyết tương 0 100 200 300 400 500 0 1 3 6 9 12 15 độ mặn (ppt) m O sm nước huyết tương 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 0 1 3 6 9 12 15độ mặn (ppt m O sm nước huyết tương 0 100 200 300 400 500 600 0 1 3 6 9 12 15 độ mặn m O sm nước huyết tương 25 thể ở thời điểm 7 ngày, nghiệm thức 1ppt, 6ppt, áp suất thẩm thấu của lươn tăng lên 85,83±16,36 mOsm, 316,6±42,71 mOsm đạt cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các nghiệm thức còn lại. Sau đó, áp suất thẩm thấu của lươn giảm xuống và cân bằng so với các lần thu ban đầu. Ở độ mặn 9 ppt, sau 14 ngày áp suất thẩm thấu tăng lên 351,6 mOsm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần thu còn lại. Sau đó thì giảm xuống và cân bằng so với các lần thu trước. Riêng ở độ mặn 3ppt, áp suất thẩm thấu của lươn giảm xuống còn 241±26,63 mOsm khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các lần thu trước. Qua đó cho thấy từ điểm đẳng áp trở xuống lươn bắt đầu phản ứng với sự thay đổi của môi trường sau khi đạt độ mặn thuần hóa từ 7- 14 ngày. Ở độ mặn 12ppt, sau khi nâng đạt độ mặn thí nghiệm 24 giờ thì áp suất thẩm thấu của lươn tương đối ổn định ở tất cả các lần thu và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với lần thu 6 giờ. Đối với nghiệm thức15ppt, áp suất thẩm thấu của lươn không có sự biến đổi ở lần thu 6h và 24 h, sau đó áp suất thẩm thấu của lươn tăng liên tục và khác biệt rất rõ ở các lần thu về sau. Giải thích các kết quả trên do lươn là loài sống ở nước ngọt, luôn duy trì áp suất thẩm thấu cơ thể cao hơn của môi trường nên khi sống ở độ mặn thấp (0-6ppt) lươn vẫn có khả năng duy trì áp suất thẩm thấu của máu ổn định. Hình 4.8 Sự biến động áp suất thẩm thấu của lươn qua các lần thu Sự gia tăng áp suất thẩm thấu ở một số lần thu là do phản ứng trước sự thay đổi của môi trường để từ đó duy trì lại trạng thái cân bằng. Ở độ mặn 9ppt, áp suất thẩm thấu của cơ thể cân bằng với môi trường nên ít biến động. 0 100 200 300 400 500 600 6h 24h 3ngay 7 ngay 14 ngay 21 ngay ngay m os m 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt 26 Theo Marshell, 2002 (trích bởi Wang.T và ctv) có hai cơ chế thích nghi của cá đối với sự gia tăng độ mặn của môi trường: hoặc là gia tăng áp suất thẩm thấu theo môi trường đến khi đạt được sự cân bằng, hoặc là giữ áp suất thẩm thấu cơ thể ổn đinh đến khi không còn khả năng điều hòa nữa thì chết, tức là phản ứng chậm với sự thay đổi của môi trường. Lươn điều hòa thẩm thấu thuộc dạng 2, ở độ mặn 15ppt, áp suất thẩm thấu của nước cao hơn của huyết tương tuy nhiên do phản ứng chậm nên áp suất thẩm thấu của lươn ít có sự thay đổi ở 6h và 24h, từ 3 ngày trở đi, khả năng điều hòa thẩm thấu của lươn bị phá vỡ và áp suất thẩm thấu của lươn tăng liên tục dẫn đến tỉ lệ sống của lươn giảm thấp mặc dù có thời điểm áp suất thẩm thấu của lươn cân bằng với môi trường. Theo Bùi Lai và ctv (1985) thì cá xương là loài điều hòa thẩm thấu chủ động kém linh động đây là cơ chế điều hòa của nhóm cá hẹp muối. Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền (2000) cho rằng, cá xương nước ngọt sống trong môi trường có muối cá sẽ phản ứng bằng cách giảm việc tạo ra nước tiểu, ngưng lấy NaCl đi qua mang, giảm việc tái hấp thu các chất điện phân để gia tăng nồng độ thẩm thấu. 4.3. Sự thay đổi nồng độ ion Na+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau Bảng 4.3 số liệu cho thấy nồng độ ion Na+ tăng theo độ mặn. Trong nước, nồng độ ion Na+ đạt thấp nhất là ở 0ppt (17,18±6,44 mmol/L), kế đến là ở 1ppt (27,06±13,56mmol/L), rồi đến 3ppt, 6ppt, 9ppt, 12ppt và đạt cao nhất là ở 15ppt (226,86±32,2 mmol/L) và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ở các độ mặn còn lại. Trong huyết tương, nồng độ Na+ đạt giá trị thấp nhất ở 0ppt (99,67±18,9 mmol/L), rồi đến 1ppt (115,48±7,04 mmol/L), 3ppt, 6pp, 9ppt, 12ppt và đạt giá trị cao nhất ở 15ppt (174,5323,6 mmol/L). 27 Bảng 4.3 Nồng độ ion Na+ theo độ mặn và thời gian khác nhau. Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái thường khác nhau và các giá trị trên cùng một cột có chữ cái hoa khác nhau thì khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). NT (ppt) 6H (mmol/L) 24H (mmol/L) 3N (mmol/L) 7N (mmol/L) 14N (mmol/L) 21N (mmol/L) NUOC (mmol/L) 0 98,89±20,05Abc 99,67±18,9Ab 114,75±2,39Abc 119,08±15,46Ac 104,67±1Abc 115,63±11,55Abc 17,18±5,44Aa 1 118,3±18,1Ab 115,48±7,04Ab 122,74±9,43Ab 117,51±8,83Ab 124,33±11,2Ab 123,73±5,17ABb 27,06±13,56ABa 3 113,34±17,13Ab 118,17±9,79Ab 121,43±2,91Ab 124,11±11,68Ab 116,21±15,59Ab 130,57±14,7BCb 41,13±26,48Ba 6 125,43±20,15Bb 128,61±6,42Bb 120,89±3,3Bb 125,35±14,62Bb 117,66±8,03Ab 137,1±4,59BCb 67,61±21,92Ca 9 133,4±6,64Ca 130,31±26,15Ca 134,71±5,61Ca 129,35±15,51Ba 125,93±17,06Ba 151,03±22.16Ca 115,96±26.32Da 12 150,94±15,87Da 140,94±12,62Da 156,95±17,06Da 155,45±14,1Ca 140±44,7Ca 162,34±24,56Da 172,5±31,62Ea 15 177,31±27,08Da 174,53±23,6Ea 173,66±20,93Ea 196,58±34,86Dab 194,77±16,39Cab 191,5±12,31Dab 226,86±32,2Fb 28 sự gia tăng ion Na+ trong huyết tương theo độ mặn được thể hiện rõ qua hình 4.9 Na+ 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn mmol/L 6 giờ 24 giờ 3 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày nước Hình 4.9 Nồng độ ion Na+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy từ độ mặn 0-3ppt, nồng độ ion Na+ có tăng nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). Ở độ mặn 6ppt, ion Na+trong huyết tương khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các độ mặn trên. Nguyên nhân là do nồng độ ion Na+ trong môi trường ở 6 ppt tăng lên và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các độ mặn còn lại. Sự chênh lệch nồng độ ion Na+ trong nứơc và huyết tương được rút ngắn, Na+ ít bị mất ra ngoài môi trường nước nên nồng độ Na+ trong huyết tương tăng lên và khác biệt so với độ mặn trên. Tương tự, ở độ mặn 9 ppt nồng độ ion Na+ trong huyết tương khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với các độ mặn trên. Tuy nhiên trong lần thu 7 ngày, 14 ngày nồng độ Na+ trong huyết tương không có sự khác biệt so với ở 6ppt và sau 21 ngày không có sự khác biệt so với các độ mặn trên. Do sau lần thu 3 ngày, cơ thể lươn đã điều hoà lại được nên Na+ giảm xuống và không có sự khác biệt so với các độ mặn trên. Từ độ mặn 12 ppt trở lên, nồng độ ion Na+ trong máu tăng cao và khác biệt so với các độ mặn còn lại, do nồng độ ion Na+ trong nước tăng cao hơn trong cơ thể nên ion Na+ không ngừng xâm nhập vào cơ thể làm gia tăng nồng độ ion này trong cơ thể. Hình 4.9 cho thấy, từ 9 ppt trở xuống cho thấy nồng độ Na+ trong huyết tương tăng ổn định và luôn cao hơn so với ion Na+ trong nước. Từ 9ppt trở lên, nồng 29 độ Na+ trong huyết tương tăng chậm và thấp hơn so với trong nước. Điều này thể hiện rõ ở độ mặn 15ppt, khoảng cách giữa đường cong của nước và huyết tương càng lớn, điều này cũng phù hợp với quy luật gia tăng áp suất thẩm thấu của huyết tương. Theo Bùi Lai và ctv (1985), tham gia vào điều hoà áp suất thẩm thấu của máu gồm nhiều cation và anion, trong đó muối NaCl chiếm từ 86-95% tổng số. Field et al (1943) cho rằng, trong huyết tương cá C. carpio chứa 130mg/% Na+, 127 mg/% Cl-, K+ 6,3mg/%, 2,9mg/% Ca2+. Điều đó chứng tỏ rằng Na+ và Cl- là ion ảnh hưởng lớn đến áp suất thẩm thấu của máu cá. Ở độ mặn 9-12ppt nồng độ Na+ trong huyết tương và môi trường khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên qua các hình từ 4.10 đến 4.15 cho thấy nồng độ Na+ trong máu và huyết tương cân bằng nhau ở 9ppt. Hình 4.10 Na+ của lươn thu ở 6h Hình 4.11 Na+ của lươn thu ở 24h Hình 4.12 Na+ của lươn thu ở 3 ngày Hình 4.13 Na+ của lươn thu ở 7 ngày 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn m m ol /l huyết tương nước 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương" nước 30 Hình 4.14 Na+ của lươn thu ở 14 ngày Hình 4.15 Na+ của lươn thu ở 21 ngày Kết quả cũng cho thấy nồng độ ion Na+ ít biến động qua các lần thu trong cùng 1 độ mặn. Điều đó cho thấy lươn có khả năng điều hoà tốt ion Na+ trong cơ thể 4.4. Sự thay đổi nồng độ ion K+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau: Bảng 4.4 cho thấy nồng độ K+ trong huyết tương và môi trường nước tăng dần theo độ mặn. Sau 6 giờ nồng độ K+ trong huyết tương đạt thấp nhất ở 0 ppt (4,79±0,39 mmol/L), rồi đến 1ppt (5,26±0,61 mmol/L), đến 3ppt, 6ppt, 9ppt, 12ppt và đạt cao nhất là ở 15ppt (8,81±0,97mmol/L). Hình 4.16 cho ta thấy rõ được sự gia tăng này. 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn (ppt) mmol/l 6 giờ 24 giờ 3 ngày 7 ngày 14 ngày 21 ngày nước Hình 4.16 Nồng độ ion K+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau 0 50 100 150 200 250 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 31 Khác với ion Na+ , K+ trong huyết tương luôn cao hơn so với trong môi trường. Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy K+ trong huyết tương không có sự khác biệt ở các độ mặn từ 0ppt đến 9ppt, từ 12ppt trở đi ion K+ trong huyết tương tăng cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các độ mặn trên. K+ trong huyết tương cũng ổn định qua các lần thu trong cùng độ mặn. riêng độ mặn 12ppt từ lần thu 7 ngày trở đi mới có sự khác biệt so với các lần thu trước. 32 Bảng 4.4 Nồng độ ion K+ theo độ mặn và thời gian khác nhau Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái thường (a,b)khác nhau và các giá trị trên cùng một cột có chữ cái hoa(A,B) khác nhau thì khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05). NT (ppt) 6H (mmol/L) 24H (mmol/L) 3N (mmol/L) 7N (mmol/L) 14N (mmol/L) 21N (mmol/L) NUOC (mmol/L) 0 4,79±0,39Ab 4,92±0,29Ab 5,22±0,59Abc 5,49±0,39Abc 5,73±0,93Abc 5,99±0,93ABc 17,18±5,46Aa 1 5,26±0,61Ab 5,04±0,36Ab 5,48±0,74Ab 5,65±0,41Ab 5,73±0,9Ab 6,01±0,53ABb 27,06±13,56ABa 3 5,48±0,15Abc 5±0,44Ab 5,55±0,14Abc 5,9±0,68Abc 5,39±0,44Abc 6,31±0,29Bc 41,13±26,48ABa 6 5,77±0,74ABbc 5,09±0,44Ab 5,5±0,19Abc 5,99±0,9Abc 5,33±0,38Abc 6,31±0,28Bc 67,61±21,92Ba 9 5,9±1,12ABab 5,49±1,07Aab 6,37±1,09Ab 5,83±0,41Aab 5,65±0,68Aab 6,35±0,32Aab 115,96±26,32Ca 12 6,93±1,05Bbc 6,67±0,76Bb 6,72±0,79Ab 7,61±0,39Bc 7,63±0,33Bc 7,57±0,3Cc 172,5±31,6Da 15 8,81±0,97Cb 8,21±0,3Cab 8,15±1,43Bab 7,7Bab 7,68±0,03Bab 7,44±0,36 226,86±32,2Ea 33 4.5 Sự thay đổi nồng độ ion Cl- trong huyết tương của lươn khi nuôi ở các độ mặn khác nhau. Ảnh hưởng của độ mặn lên nồng độ ion Cl- trong huyết tương được thể hiện qua bảng 4.5 Bảng 4.5 cho thấy ion Cl- trong huyết tương tăng theo sự gia tăng của nồng độ muối. Hàm lượng Cl- trong nước chiếm thấp nhất ở 0ppt (16±4 mmol/L), kế đến là 1 ppt (18,4±6,69 mmol/L), rồi đến 3ppt, 6ppt, 9ppt, 12 ppt và 15ppt (243,2±15,01 mmol/L). Tương tự, hàm lượng Cl- trong huyết tương ở thời điểm 6 giờ cũng có xu hướng gia tăng từ 0 – 15 ppt (94±2,83 đến 170±5,66 mmol/L). Điều này được thể hiện qua đồ thị 5.8. 34 Bảng 4.5 Nồng độ ion Cl- theo độ mặn và thời gian khác nhau. Các giá trị trên cùng một hàng có chữ cái thường (a,b)khác nhau và các giá trị trên cùng một cột có chữ cái hoa (A,B) khác nhau thì khác biệt nhau có ý nghĩa thống kê (p<0,05).Dấu x ở trên là do không có mẫu đo NT (ppt) 6H (mmol/L) 24H (mmol/L) 3N (mmol/L) 7N (mmol/L) 14N (mmol/L) 21N (mmol/L) NUOC (mmol/L) 0 94±2,83Ab x 105±7,07Abc 112±2,83Acd 124±5,66Ad 112±14,14Acd 16±4Aa 1 106±8,49ABb x 104Ab 114±2,83Abc 124±5,66Acd 136ABd 18,4±6,69Aa 3 119±1,41ABCb 122±5,66Ab 124±2,83Ab 123±1,41ABb 128±11.31Ab 124±21,21ABb 38,33±19,08Aa 6 142±25,46Ca 126±5,66Aa 123±12,73Aa 126±14,14ABa 127±7,07Aa 131±24,87ABa 103,2±16,41Ba 9 129±7,07BCa 131±9,9Aa 153±1,41Bab 148±19,8BCab 175±12,73Bb 159±1,41BCab 154,67±21,6Cab 12 132±4,83Ca 132Aa 164±5,66Bab 150±22,63BCab 161±7,07Bab x 196,5±40,44Db 15 170±5,66Ca 163±12,73Ba 163±1,41Ba 172±2,83Ca 171±1,42Ba 189±1,41Cb 243,2±15,01Ec 35 Cl- 0 50 100 150 200 250 300 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt ppt m m ol /L 6h 24h 3n 7n 14n 21n nuoc Hình 4.17. Cl- trong huyết tương tăng theo nồng độ muối Qua đồ thị trên cho ta thấy từ độ mặn 9 ppt về trước ion Cl- trong huyết tương ổn định và cao hơn so với Cl- trong môi trường, từ 9 ppt trở về sau Cl- trong huyết tương tăng chậm và thấp hơn so với Cl- trong nước. Field et al (2007) nghiên cứu trên cá Pagrus auraru cho thấy, ở giai đoạn giống trong môi trường có độ mặn 30‰ tăng lên 45‰ sau 24 giờ cá đã gia tăng nồng độ thẩm thấu, do đó nồng độ các ion Na+, K+, Cl- gia tăng, nhưng sau 168 giờ thì trở lại trạng thái bình thường. trong thí nghiệm này, nồng độ ion Cl- trong huyết tương tăng theo độ mặn với các mức độ khác nhau. ở độ mặn 0ppt, 1ppt, 3ppt, 6ppt ion Cl- tăng dần nhưng khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05). ở độ mặn 12ppt, 15ppt thì nồng độ Cl- trong huyết tương tăng mạnh và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05) so với ở độ mặn 0ppt, 1ppt, 3ppt, 6ppt. ở độ mặn 9 ppt ion Cl- trong huyết tương không có sự khác biệt so với ở 0ppt, 1ppt,3ppt, 6ppt, nhưng trong lần thu 3 ngày, 7 ngày và 14 ngày thì ion Cl- tăng lên và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05) so với ở các độ mặn đầu. thí nghiệm cũng cho thấy ở độ mặn 9 ppt thì nồng độ Cl- trong huyết tương và môi trường cân bằng với nhau thể hiện qua các hình dưới đây. 36 Hình 4.18 Nồng độ Cl- trong lần thu 6h Hình 4.19Nồng độ Cl- trong lần thu 24h Hình 4.20 Nồng độ Cl- trong lần thu 3n Hình 4.21 Nồng độ Cl- trong lần thu 7n 0 50 100 150 200 250 300 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt 16ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 300 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt 16ppt độ mặn m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 300 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt 16ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 300 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt 16ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 300 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt 16ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 0 50 100 150 200 250 300 0ppt 1ppt 3ppt 6ppt 9ppt 12ppt 15ppt 16ppt độ mặn (ppt) m m ol /l huyết tương nước 37 Hình 4.22 Nồng độ Cl- trong lần thu 14n Hình 4.23 Nồng độ Cl- trong lần thu 21n Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy Nồng độ ion Cl- có sự biến đổi giữa các lần thu trong cùng độ mặn, nhưng sự biến đổi này không lớn lắm. Ở độ mặn 0ppt, nồng độ Cl- trong huyết tương được duy trì ổn định sau 24 giờ, riêng lần thu 14 ngày thì Cl- tăng lên cao nhất và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần thu 6 giờ và 3 ngày. Sau đó thì giảm xuống và bằng với các lần thu còn lại. ở các độ mặn 1ppt, 3ppt, 6ppt, 9ppt, nồng độ ion Cl- ổn định qua các lần thu. Riêng trong lần thu 21 ngày (1ppt) và 14 ngày (9ppt) nồng độ Cl- đạt cao nhất (136mmol/L và 175±12,73 mmol/L)) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các lần thu còn lại. nguyên nhân của sự gia tăng này là do quá trình thí nghiệm nước trong bể được thay 3 ngày/ lần nên độ mặn trong bể có xu hướng tăng lên, áp suất thẩm thấu của nước tăng lên nên nồng độ ion trong huyết tương cũng tăng lên. ở các độ mặn 12ppt, nồng độ Cl- trong huyết tương không có sự khác biệt qua các lần thu. ở độ mặn 15ppt, nồng độ Cl- trong huyết tương không có sự khác biệt qua các lần thu 6h, 24h, 3 ngày, 7 ngày, 14 ngày. Riêng lần thu 21 ngày thì ion Cl- có sự khác biệt so với các nghiệm thức còn lại Tóm lại, Cl- trong huyết tương của lươn được duy trì tương đối ổn định và ít có sự biến động. sự khác biệt về nồng độ ion trong huyết tương xảy ra chủ yếu giữa nhóm có độ mặn từ 0ppt- 6ppt với nhóm có độ mặn từ 9ppt- 12ppt. theo Dương Tuấn (1978) ở mang cá có tế bào willmer (còn gọi là tế bào chloride) có khả năng đào thải muối hóa trị I khi cá sống ở nước ngọt đi vào môi trường nước mặn và hấp thu muối khi cá từ nước mặn vào nước ngọt cho nên điều hòa được ion trong cơ thể. 4.6. Kết quả về tỉ lệ sống của lươn ở các độ mặn khác nhau Sau khi nuôi lươn trong các độ mặn khác nhau ta thu được tỉ lệ sống của lươn như sau 38 Hình 4.16 Tỉ lệ sống của lươn sau 21 ngày thí nghiệm Hình 4.16 cho thấy tỉ lệ sống của lươn giảm dần theo độ mặn. Tỉ lệ sống cao nhất là ở độ mặn 0ppt (100%), 1ppt (100%), 3ppt(100%), đến 6ppt (92%), 9ppt (90,67%), 12ppt (72%) và thấp nhất là ở 15ppt (9,3%). ở độ mặn 9ppt tỉ lệ sống của lươn lớn hơn nhưng không có khác biệt so với ở 6ppt và 12ppt, nhưng lớn hơn và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với ở 15ppt. tuy nhiên tỉ lệ sống của lươn ở 9ppt lại thấp hơn so với ở 0ppt, 1ppt, 3ppt và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Do lươn bị mệt nhiều trong quá trình thu mẫu máu nên ảnh hưởng đến tỉ lệ sống. Qua đó ta thấy độ mặn ảnh hưởng lớn đến hoạt động sống của lươn đặc biệt là áp suất thẩm thấu. Theo Painela J Schofield và Leo G.nico thì lươn thu từ quận Manatee và bắc Miami chết hơn 90% trong 30 ngày ở độ mặn 18ppt, hơn ½ chết trong 60 ngày ở độ mặn 14-16ppt. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của độ mặn khác nhau đến tỷ lệ sống Cá Ðù đỏ (Sciaenops ocellatus) trong 20 ngày ương từ cá bột lên cá giống cho thấy, ở nghiệm thức độ mặn từ 12-14‰ tỷ lệ sống của cá đạt 14%. Nghiệm thức có độ mặn từ 15-17‰ tỷ lệ sống đạt 13%. Nghiệm thức độ 0 20 40 60 80 100 120 0 1 3 6 9 12 15 độ mặn (ppt) % tỉ lệ sống d d bc bc b a d 39 mặn từ 18-19‰ tỷ lệ sống đạt 15%; Nghiệm thức độ mặn từ 20-22‰ tỷ lệ sống đạt 12% (Mai Công Khuê, 2007 trích bởi Trần Trường Giang, 2009). CHƯƠNG V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận Điểm đẳng trương giữa ASTT trong máu và môi trường là 9 ppt (280-305.33 mOsm) Nồng độ ion Na+, Cl- trong huyết tương bằng với trong môi trường ở độ mặn 9ppt Tỉ lệ sống của lươn đạt cao nhất ở độ mặn 0ppt, 1ppt, 3ppt (từ 100%), ở độ mặn 9 ppt tỉ lệ sống của lươn đạt 90,67%, ở độ mặn 15ppt tỉ lệ lươn sống thấp nhất (9,3%). 5.2 Đề xuất - Xác định tăng trưởng lươn đồng ở các nồng độ muối khác nhau - Thử nghiệm thuần hóa lươn đồng bằng các phương pháp thuần hóa khác nhau. 40 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Alan.G.Heath.2000. Water pollution and fish physiology. USA. 2. Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Mộng Hùng, Lê Quang Long và Mai Đình Yên, 1985. Cơ sở sinh lý sinh thái cá. Nhà xuất bản nông nghiệp, Hà Nội. 179 trang. 3. Christina Swnson, 1998. Interactive effect of salinity on metabolic rate, activity, growth and osmoregulation in euryhaline milkfish (chanos chanos).USA 4. Đức Hiệp. 1999. Kỹ thuật nuôi lươn vàng, cá chạch, baba. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp Hà Nội. 192 trang. 5. Đỗ Thị Thanh Hương và Trần Thị Thanh Hiền, 2000. Bài giảng sinh lý động vật thủy sinh. 6. Lý Văn Khánh. 2007. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản lươn đồng. Báo cáo khoa học cấp trường. 7. Mai Đình Yên và ctv. 1992. Định loại các loài cá nước ngọt Nam Bộ. Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật Hà Nội. 8. Nguyễn Thị Hồng Thắm. 2007. Nghiên cứu đặc điểm sinh lý sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống lươn đồng. Luận văn tốt nghiệp cao học ngành nuôi trồng thủy sản. 2007. 9. Nguyễn Chung. 2007. Kỹ thuật sinh sản, nuôi và đánh bắt lươn đồng. nxb Nông Nghiệp tp.HCM. 79 trang. 10. Nguyễn Thanh Thoại. 2008. Ảnh hưởng của độ mặn lên tăng trưởng và điều hòa áp suất thẩm thấu của cá tra giống. Luận văn tốt nghiệp đại học. 11. Nguyễn Văn Kiểm và Bùi Minh Tâm. 2007. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy đặc sản 12. Ngô Trọng Lư. 2008. Kỹ thuật nuôi lươn, ếch, baba, cá lóc. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp tp.HCM. 102 trang. 41 13. Nguyễn Thu Thuỷ, 2004. Giáo trình sinh đại cương B1. Tủ sách trường Đại Học Cần Thơ. 14. Patric Saoud, Sawsan Kreyiyyeh, antoine chalfoun, mazen fakih (2007). Influence of salinity on survival, growth, plasma osmolality and gill Na+- K+-ATPase activity in the rabbitfish (sisanus rivulatus): journal of experimental marine biology and ecology 348:183-190 15. Hồ Lư. 2003. thủy sản TQ số 2/2003- tạp chí khoa học và công nghệ thủy sản 12/2001 16. Phan Thị Thanh Vân. 2005. Nghiên cứu đặc điểm sinh học sinh sản lươn đồng. Đề cương thạc sĩ khoa học 17. lonnhanh.htm 18. Ngô Trọng Lư và Lê Đăng Khuyến. 2004. Kỹ thuật nuôi cá trê, lươn, giun đất. nxb nông nghiệp tp.HCM 19. Trần Trường Giang, 2009. Ảnh hưởng của độ mặn lên sinh lý sinh trưởng cá kèo. luận văn tốt nghiệp cao học. 70 trang 20. Tobias, W.B.Mark. Đ.T.T.Hương. N.V.Cong, 2007. Aquatic animal ecophysiology 21. 0#ixzz0JAS1rIUs&C cập nhật ngày 17/12/08 42 DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN VĂN Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH của các nghiệm thức .............................................. 16 Bảng 4.2. Áp suất thẩm thấu ở các độ mặn khác nhau ................................... 18 Bảng 4.3 Nồng độ ion Na+ theo độ mặn và thời gian khác nhau ..................... 23 Bảng 4.4 Nồng độ ion K+ theo độ mặn và thời gian khác nhau ...................... 28 Bảng 4.5 Nồng độ ion Cl- theo độ mặn và thời gian khác nhau. ....................... 30 43 DANH MỤC CÁC HÌNH TRONG LUẬN VĂN Hình 2.1. Hình thái cấu tạo Lươn đồng (Monopterus albus) ......................... 3 Hình 3.1 Máy li tâm ..................................................................................... 14 Hình 4.1 Áp suất thẩm thấu của nước và huyết tương theo độ mặn .............. 19 Hình 4.2. ASTT của lươn thu ở 6h ............................................................... 20 Hình 4.3 ASTT của lươn thu ở 24h .............................................................. 20 Hình 4.4 ASTT của lươn thu ở 3 ngày .......................................................... 20 Hình 4.5 ASTT của lươn thu ở 7 ngày .......................................................... 20 Hình 4.6 ASTT của lươn thu ở 14 ngày ........................................................ 20 Hình 4.7 ASTT của lươn thu ở 21 ngày ....................................................... 20 Hình 4.8 Sự biến động áp suất thẩm thấu của lươn qua các lần thu .............. 21 Hình 4.9 Nồng độ ion Na+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau ................ 24 Hình 4.10 Na+ của lươn thu ở 6h .................................................................. 26 Hình 4.11 Na+ của lươn thu ở 24h ................................................................ 26 Hình 4.12 Na+ của lươn thu ở 3 ngày ........................................................... 26 Hình 4.13 Na+ của lươn thu ở 7 ngày ............................................................ 26 Hình 4.14 Na+ của lươn thu ở 14 ngày ......................................................... 26 Hình 4.15 Na+ của lươn thu ở 21 ngày .......................................................... 26 Hình 4.16 Nồng độ ion K+ ở các độ mặn và thời điểm khác nhau ............... 26 Hình 4.17 Cl- trong huyết tương tăng theo nồng độ muối ............................ 31 44 Hình 4.18 Nồng độ Cl- trong lần thu 6h ....................................................... 32 Hình 4.19 Nồng độ Cl- trong lần thu 24h ...................................................... 32 Hình 4.20 Nồng độ Cl- trong lần thu 3n ...................................................... 32 Hình 4.21 Nồng độ Cl- trong lần thu 7n ........................................................ 32 Hình 4.22 Nồng độ Cl- trong lần thu 14n ...................................................... 32 Hình 4.23 Nồng độ Cl- trong lần thu 21n .................................................... 32 Hình 4.24 Tỉ lệ sống của lươn sau 21 ngày thí nghiệm ................................ 33

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflv_tla_thi_4253.pdf
Luận văn liên quan