Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh

- Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với DN nộp thuế TNDN ở tất cả các khâu, bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hoạt động của ngành thuế “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” đi vào thực chất. Thường xuyên tổ chức “tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế,. nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cá nhân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế; lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, vi phạm pháp luật thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội về công tác thuế. - Thường xuyên tổ chức, triển khai các hoạt động thi nghiệp vụ, giáo dục, đào tạo cán bộ thuế ở Chi cục nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Từ đó, làm tăng hiệu quả thực hiện các chính sách ưu đãi thuế, những chủ trương mới của Nhà nước đề ra.

doc125 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2831 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,019 1,017 - TM & DV % 7,65 7,35 8,09 7,77 7,49 8,24 1,017 1,018 1,018 - Khác % 7,43 6,07 6,61 7,56 6,18 6,72 1,018 1,018 1,016 (Nguồn: Trích bảng 4.13, phụ lục số 5) Nhìn vào bảng 4.13 ta thấy, sau khi các DNNVV trên địa bàn thị xã được áp dụng chính sách gia hạn thuế TNDN thì hiệu quả kinh doanh của các DN đều có xu hướng tăng so với khi không thực hiện chính sách, được thể hiện bởi các chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận chi phí, tỷ suất lợi nhuận lao động và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu. Trong 03 năm từ năm 2010 đến năm 2012, năm 2011 các DNNVV trên địa bàn thị xã đạt tỷ suất lợi nhuận chi phí và tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu lớn nhất là 17,25% và 7,65%. Tỷ suất lợi nhuận chi phí đạt 17,25% tức là mỗi đồng chi phí các DN bỏ ra tạo ra được 17,25 đồng lợi nhuận; tỷ suất lợi nhuận vốn đạt 7,65% tức là mỗi đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo ra được 7,65 đồng lợi nhuận, tăng 1,018 lần so với khi chính sách không được áp dụng. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận lao động của các DN đạt lớn nhất 5,03% tức là mỗi người lao động trong các DN tạo ra được 5,03 đồng lợi nhuận; tăng 1,55 lần so với năm 2011 và tăng 1,016 lần so với khi các DN không áp dụng chính sách giãn thuế. Trong các lĩnh vực mà DNNVV hoạt động, tỷ suất lợi nhuận chi phí và tỷ suất lợi nhuận vốn đều có xu hướng tăng, giảm không đều qua các năm. Đối với tỷ suất lợi nhuận chi phí, DN sản xuất sắt thép và luyện kim có tỷ suất lớn nhất vào năm 2011 là 20,89%. Đối với tỷ suất lợi nhuận vốn, DN dệt may và DN sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có tỷ suất lớn nhất vào năm 2011 lần lượt là 8,86% và 8,84%. Đối với tỷ suất lợi nhuận lao động, các DN đều có xu hướng tăng, DN sản xuất sắt thép và luyện kim có tỷ suất lao động lớn nhất vào năm 2012 là 11,03%, tăng 2,53 lần so với năm 2011. 4.2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế của đất nước, chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN cho các DNNVV sau một thời gian đưa vào thực hiện đã thể hiện những ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả và hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn: Về chính sách giãn thuế (gia hạn thuế): Qua thời gian tìm hiểu luật thuế TNDN và tình hình thực hiện chính sách gia hạn thuế TNDN đối với các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tác giả nhận thấy Chính phủ đưa ra giải pháp "gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho DNNVV" là giải pháp trước mắt có thể giúp DN có vốn để SXKD nhưng trong dài hạn nếu DN SXKD không có hiệu quả sẽ đẩy DN vào tình trạng nợ đọng tiền thuế kéo dài. Vì gia hạn thuế thời hạn 01 năm, đến khi hết thời hạn 01 năm sau, DN vừa phải nộp thuế gia hạn vừa phải nộp thuế phát sinh trong quý đó, thì DN gặp rất nhiều khó khăn về tài chính, DN tiếp tục thiếu nợ tiền thuế. Để cấu thành kết quả và hiệu quả SXKD trong DN, không thể không nhắc tới các khoản chi phí. Về các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ, xét về nguyên tắc, ở các quốc gia trên thế giới, chi phí được tính trừ đi khi xác định thu nhập tính thuế khi thỏa mãn các điều kiện: Là chi phí mà DN thực chi ra ở một mức độ hợp lý; chi phí đó phải tạo ra thu nhập và doanh thu trong kỳ; chi phí có chứng từ, hóa đơn hợp pháp theo quy định. Tuy nhiên ở Việt nam, Thông tư 123 ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi tiết về thuế TNDN lại quy định mức khống chế (tối đa) đối với một số loại chi phí liên quan đến SXKD. Điều này dẫn đến có nhiều khoản chi phù hợp với thông lệ thế giới nhưng lại bị loại trừ khi khai báo thuế theo quy định của Luật Thuế TNDN Việt Nam, cụ thể như mức khống chế về chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi,... làm cho thuế thực tế mà các DN phải trả (trên lợi nhuận thực tế) cao hơn nhiều so với mức thuế suất quy định tại Luật Thuế TNDN. Do đó, làm giảm kết quả và hiệu quả SXKD của các DNNVV. Thuế TNDN có nhiều quy định khuyến khích, hỗ trợ thông qua chế độ miễn giảm thông thường áp dụng đối với các DN mới thành lập hoặc DN được hưởng ưu đãi đầu tư, nhưng đồng thời cũng dùng biện pháp gia hạn thuế, giảm thuế suất thuế TNDN cho các DNNVV như hiện nay. Điều đó dẫn đến tình trạng phức tạp, chồng lấn giữa chế độ miễn giảm và chế độ ưu đãi bằng thuế suất. Quy định như vậy vừa gây khó khăn cho việc các DNNVV áp dụng vừa làm giảm hiệu quả thu ngân sách Nhà nước. Nhiều DNNVV đã lợi dụng số tiền thuế có được từ chính sách gia hạn thuế, giảm thuế TNDN sử dụng vào mục đích khác như đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản... mà không dùng để tháo gỡ khó khăn trong SXKD cho DN. Đối với nhiều DNNVV đang đứng bên bờ vực giải thể, phá sản và tạm ngừng hoạt động thì chính sách gia hạn thuế, giảm thuế TNDN không còn có ý nghĩa vì DN không còn vốn để hoạt động sản xuất kinh doanh, hàng tồn kho lớn, nợ xấu nhiều. 4.3 Một số giải pháp nhằm hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh 4.3.1 Mục tiêu thực hiện chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh - Thực hiện kịp thời việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế và khoản thu NSNN cho một số đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân theo Nghị quyết số 13/NQ – CP ngày 10 tháng 05 năm 2012 và Nghị quyết số 02/NQ – CP ngày 07 tháng 01 năm 2013 của Chính phủ; đảm bảo đúng đối tượng, công khai, minh bạch; - Rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn, phân đấu thu ở các lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn có khả năng tăng thu để bù đắp các khoản giảm thu do thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn thời hạn nộp thuế. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thuế kết hợp với thanh tra, kiểm tra thực hiện pháp luật về giá. Kiểm soát việc kê khai thuế, quyết toán thuế của các DN, tổ chức, cá nhân; đảm bảo thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế, phí, lệ phí và thu khác vào NSNN. Thực hiện đầy đủ, kịp thời các khoản thu theo kết luận, kiến nghị của cơ quan Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra và các cơ quan bảo vệ pháp luật khác; - Quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, bảo đảm đúng đối tượng, đúng chế độ quy định, công khai, minh bạch; - Phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng, chống gian lận thương mại, chống buôn lậu, chống chuyển giá; - Định kỳ vào ngày mùng 10 hàng tháng báo cáo đánh giá kết quả thu NSNN, ước thực hiện thu NSNN cả năm gửi UBND Thị xã và Phòng Tài chính – Kế hoạch đồng thời tham mưu các giải pháp nhằm phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu thu ngân sách năm 2013. - Ước thực hiện thu NSNN giai đoạn 2013 – 2015: + Năm 2013: Ước thực hiện 507.039/519.150 triệu đồng, đạt 98% dự toán pháp lệnh, trong đó tiền sử dụng đất thực hiện 300.000 triệu đồng, đạt 100% dự toán giao; các khoản thuế, phí thực hiện 207.039/219.150 triệu đồng đạt 94% dự toán giao, bằng 111% so với cùng kỳ. + Năm 2014: Uớc thực hiện 221.300 triệu đồng, bằng 107% so với cùng kỳ (không bao gồm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất). + Năm 2015: Uớc thực hiện 250.000 triệu đồng, bằng 113% so với cùng kỳ (không bao gồm tiền sử dụng đất và tiền thuê đất). Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước thực hiện năm 2015 so với năm 2010 tăng 156%, số thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân hàng năm tăng 11,2%. 4.3.2 Một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới Thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV là một trong những giải pháp mà Chính phủ đã ban hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh của các DN, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Tuy nhiên, cần lưu ý khắc phục tốt hơn những mặt còn hạn chế, thiếu sót như hệ thống chính sách thuế TNDN chưa thực sự đồng bộ, phù hợp với cơ chế thị trường; chính sách thuế TNDN còn có những điểm chưa quy định chặt chẽ, tạo kẽ hở cho các tổ chức, cá nhân lợi dụng gian lận thuế TNDN...; một bộ phận cán bộ thuế yếu cả về trình độ và phẩm chất đạo đức, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp đổi mới... từ đó làm giảm hiệu quả của một số chính sách thuế TNDN, ảnh hưởng đến nguồn thu ngân sách Nhà nước và trực tiếp ảnh hưởng tới kết quả và hiệu quả SXKD của các DN nói chung và các DNNVV nói riêng. Vì vậy, tác giả xin mạnh dạn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn như sau: 4.3.2.1 Giải pháp 1: Hoàn thiện chính sách quản lý thuế TNDN đối với các DNNVV - Để giải quyết tình trạng phức tạp, chồng lấn giữa chế độ miễn giảm thông thường áp dụng đối với các DN mới thành lập hoặc DN được hưởng ưu đãi đầu tư, nhưng đồng thời cũng dùng biện pháp gia hạn thuế, giảm thuế suất thuế TNDN cho các DNNVV như hiện nay, Chính phủ cần rà soát lại văn bản luật thuế TNDN hoặc những luật chuyên ngành liên quan để loại bỏ những nội dung trùng lặp này, đảm bảo sự thống nhất về mặt hình thức và logic hơn về mặt nội dung. - Chính phủ đưa ra giải pháp "gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho DNNVV" là giải pháp trước mắt có thể giúp DN có vốn để SXKD nhưng trong dài hạn nếu DN SXKD không có hiệu quả sẽ đẩy DN vào tình trạng nợ đọng tiền thuế kéo dài. Vì vậy, xét về lâu dài để hỗ trợ các DN, Chính phủ nên xem xét thực hiện các chính sách liên quan đến việc giảm thuế TNDN, còn với chính sách gia hạn (giãn) thuế chỉ nên thực hiện trong ngắn hạn và không áp dụng trong thời gian tới. 4.3.2.2 Giải pháp 2: Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước * Với các Sở, ban ngành cấp tỉnh và Cục thuế tỉnh Bắc Ninh - Phối hợp với các Sở, ban ngành và Cục thuế tỉnh nhanh chóng triển khai các chủ trương, chính sách, văn bản pháp luật mới tới các DN tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh; tạo điều kiện thuận lợi cho các DN được hưởng các chính sách ưu đãi để hoạt động có hiệu quả, từ đó gia tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước - Cục thuế tỉnh thường xuyên tổ chức, triển khai các hoạt động thi nghiệp vụ, giáo dục, đào tạo cán bộ thuế ở các Chi cục nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Từ đó, làm tăng hiệu quả thực hiện các chính sách ưu đãi thuế, những chủ trương mới của Nhà nước đề ra. * Với UBND xã, phường - Đội kiểm tra thuế chủ động phối hợp với UBND xã, phường giám sát, theo dõi biến động về số lượng lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN đóng trên địa bàn xã, phường. * Với cơ quan quản lý thuế - Cơ quan quản lý thuế tạo mọi điều kiện thuận lợi về chế độ, có cơ chế hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng và hướng dẫn nghiệp vụ để đội ngũ cán bộ trực tiếp quản lý DN hoàn thành tốt nhiệm vụ. - Một trong những nội dung của chương trình hiện đại hóa ngành Thuế là đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, ngành đã phát triển được gần 40 phần mềm ứng dụng tin học như phần mềm đăng ký thuế, quản lý thuế, quản lý nợ thuế phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp... Do đó, cơ quan quản lý thuế cần tích cực động viên, tạo điều kiện và triển khai các phần mềm cho các cán bộ thuế được đào tạo, tiếp cận giúp cho công tác thanh tra, kiểm tra, phân tích tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh của các DN được chính xác, tạo điều kiện thực hiện các chính sách ưu đãi thuế cho các DN nói chung và DNNVV nói riêng. 4.3.2.3 Giải pháp 3: Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan Thuế và đối tượng nộp thuế * Cơ quan Thuế cần tăng cường giao tiếp thông tin, cung cấp các chính sách, chủ trường do Nhà nước đề ra - Cơ quan Thuế và cán bộ trực tiếp quản lý thuế thường xuyên cập nhật chủ trương, chính sách mới của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền tới các đối tượng nộp thuế. - Tạo điều kiện cho các đối tượng nộp thuế thực hiện đúng nghĩa vụ của mình như: + Xây dựng một website dịch vụ cho đối tượng nộp thuế; thông báo và cập nhật các trường hợp nợ thuế; tạo lập các kênh hỗ trợ trực tuyến, cung cấp đầy đủ các văn bản, chính sách, thủ tục về thuế trên mạng theo trình tự sắp xếp hợp lý để dễ tra cứu. + Cung cấp cho người nộp thuế cách lưu trữ thông tin cho mục đích kiểm tra, xác minh; phát hành sách hướng dẫn kê khai thuế, thủ tục nộp thuế và kế toán thuế. + Tổ chức các buổi tuyên truyền cho từng nhóm đối tượng nộp thuế. + Tăng cường tiếp cận đối tượng thuế để nắm bắt thông tin. + Nâng cao chất lượng phục vụ đối tượng nộp thuế theo cơ chế “một cửa” trong việc giải quyết các thủ tục hành chính thuế như “một cửa” trực tiếp tại cơ quan thuế, “một cửa” qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế, “một cửa” qua hệ thống điện thoại hỗ trợ người nộp thuế. + Rà soát những đối tượng nộp thuế, quản lý đối tượng. Đối với các đối tượng hết thời gian gia hạn nộp thuế, cơ quan quản lý thuế thường xuyên theo dõi, đốc thúc nộp thuế nợ đọng. Nếu đối tượng nộp thuế trốn tránh nghĩa vụ thì cơ quan quản lý thuế thông báo số tiền nợ thuế, dùng biện pháp cưỡng chế thuế như cưỡng chế qua tài khoản ngân hàng, thông báo ngừng sử dụng hóa đơn, thu hồi mã số thuế, truy cứu trách nhiệm hình sự. + Đối với các DN sử dụng tiền thuế được gia hạn, giảm không đúng mục đích cần có các chế tài xử lý thích hợp như phạt, truy tố... để DN sử dụng đúng mục đích số tiền thuế được gia hạn, giảm từ chính sách hỗ trợ của Chính phủ. - Xây dựng cơ chế tham vấn người nộp thuế và các bên liên quan nhằm nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện các văn bản pháp luật về thuế. * Tạo điều kiện thuận lợi cho đối tượng nộp thuế tuân thủ chính sách Tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế tuân thủ tốt chính sách là một mục tiêu quan trọng. Do đó, bộ phận cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế cần thực hiện phân tích, đánh giá nhu cầu dịch vụ, tạo điều kiện cho việc đưa vào các dịch vụ mới phục vụ cho đối tượng nộp thuế. Đa dạng hóa các hình thực tuyên truyền, giáo dục phổ biến pháp luật về thuế phù hợp với từng nhóm đối tượng. Ngành thuế cần chú trọng phát triển các dịch vụ hỗ trợ thuế điện tử; triển khai hình thức cung cấp, tra cứu hoặc trao đổi thông tin về tình hình thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế qua cổng thông tin điện tử, qua mạng điện thoại di động hoặc các thiết bị điện tử. Phân tích, phân loại các vướng mắc thường gặp của đối tượng nộp thuế để hỗ trợ hiệu quả cho họ; xây dựng cơ sở dữ liệu hỗ trợ giải đáp các vướng mắc áp dụng thống nhất trong toàn ngành thuế. 4.3.2.4 Giải pháp 4: Chú trọng tới công tác quản trị chiến lược trong quản lý thuế TNDN và việc thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn Công tác lập kế hoạch chiến lược cho quản lý thuế phải được tổ chức thường xuyên với việc xây dựng kế hoạch chiến lược cho từng giai đoạn (thường là 5 năm). Kế hoạch cần nêu rõ nhiệm vụ, mục tiêu, các kết quả cần đạt được và những thách thức đối với ngành thuế trong những năm tới và biện pháp để đối mặt với các thách thực đó. Trong quá trình xây dựng kế hoạch như vậy, cần duy trì đối thoại với các bên liên quan, đặc biệt là đối tượng nộp thuế. Sự tham gia của người nộp thuế sẽ tạo tính đồng thuận, sự quan tâm, tính minh bạch và tính khả thi của các kế hoạch, chính sách và việc thực hiện các quyết định. Ngành thuế nói chung và các cơ quan quản lý thuế nói riêng nên tiến hành các cuộc điều tra lấy ý kiến phản hồi từ đối tượng nộp thuế và cán bộ thuế là một biện pháp quan trọng để nâng cao cơ chế chịu trách nhiệm đối với người nộp thuế và đồng thời cũng là công cụ để hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược. Vì vậy, ngành thuế và các cơ quan quản lý thuế cần thực hiện việc điều tra thí điểm, các kết quả điều tra cần công bố công khai cho các bên liên quan và là cơ sở dữ liệu để theo dõi hiệu quả hoạt động. Cơ quan quản lý thuế cần tăng cường công tác thống kê, tổng hợp và xây dựng các mô hình dự báo, ứng dụng vào công tác quản lý thuế với các nội dung như: Xác định các loại thuế đang triển khai và các chính sách áp dụng, số lượng đối tượng nộp thuế, khu vực hoạt động sản xuất kinh doanh, nơi cư trú của đối tượng nộp thuế, số thuế nộp định kỳ của từng đối tượng... Từ đó, dự báo đối tượng nộp thuế tiềm năng, số thuế dự kiến, mức độ và hành vi tuân thủ của đối tượng nộp thuế... nhằm hỗ trợ cho công tác xây dựng kế hoạch chiến lược. PHẦN V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1 Kết luận Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế nước ta nói riêng tiếp tục gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Để tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Chính phủ đã ban hành chính sách về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu. Trong đó giải pháp giãn thuế, giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là một trong những hỗ trợ thiết thực, giúp cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Ngay sau khi có chính sách, Cục Thuế các tỉnh phối hợp với các Chi cục triển khai nhiều giải pháp giúp doanh nghiệp sớm được hưởng chính sách ưu đãi và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, luận văn đã hoàn thành được những vấn đề sau: Về lý luận, luận văn tổng hợp và hệ thống các vấn đề lý luận cơ bản về thuế, thuế TNDN và chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN; doanh nghiệp nhỏ và vừa và những tác động của chính sách thuế TNDN tới các DNNVV; Về thực tiễn, luận văn nghiên cứu tác động của chính sách ưu đãi thuế đối với DN ở một số nước trên Thế giới nói chung và trên địa bàn thị xã Từ Sơn nói riêng. Trên cơ sở đó, luận văn đã làm rõ và đánh giá tình hình thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn; đánh giá những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN tới các yếu tố cấu thành kết quả và hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn. Chính sách giãn thuế và giảm thuế TNDN đã giúp các DNNVV cải thiện được điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động; nâng cao chất lượng và phát triển đa dạng mẫu mã; tăng vị thế cạnh tranh cho DNNVV với các sản phẩm trong và ngoài nước. Chính sách cũng làm tăng nguồn cung ứng vốn và lợi nhuận sau thuế từ hoạt động SXKD của các DN đặc biệt là những DN có đóng góp lớn cho nguồn thu của NSNN như DN sản xuất sắt thép và luyện kim; DN thương mại dịch vụ... tiền lương, tiền công của người lao động, số lượng DN thành lập, giải thể, phá sản... Chính sách tuy không tác động trực tiếp tới tiền lương, tiền công của người lao động nhưng với khoản tiền được gia hạn và khoản tiền thuế được giảm cũng đã phần nào giúp các DN có thêm nguồn tiền trả lương cho công nhân, giúp doanh nghiệp bớt đi một phần khó khăn hiện nay, ổn định hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, tác giả đánh giá những ảnh hưởng của chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN tới hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn thông qua các chỉ tiêu về tỷ suất lợi nhuận chi phí, tỷ suất lợi nhuận lao động và tỷ suất lợi nhuận vốn. Đồng thời, tác giả đưa ra những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách như DN nợ đọng thuế; nhiều DNNVV đã lợi dụng số tiền thuế có được từ chính sách gia hạn thuế, giảm thuế TNDN sử dụng vào mục đích khác mà không sử dụng để tái đầu tư SXKD; chính sách không có tác dụng đối với các DN hoạt động không có hiệu quả... Từ những nội dung phân tích và đánh giá thực tiễn trên, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của chính sách giãn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đến các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới bao gồm: (1) Hoàn thiện chính sách gia hạn thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV; (2) Tăng cường phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước; (3) Giải quyết tốt mối quan hệ giữa cơ quan Thuế và người nộp thuế; (4) Chú trọng tới công tác quản trị chiến lược trong quản lý thuế TNDN và việc thực hiện chính sách giãn thuế, giảm thuế TNDN đối với các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn. 5.2 Kiến nghị 5.2.1 Kiến nghị với Nhà nước, Chính phủ - Đề nghị Chính phủ tiếp tục thực hiện các gói giải pháp về thuế TNDN nhằm hỗ trợ các DNNVV trong giai đoạn khó khăn, giúp các DN ổn định kinh tế, tăng sức cạnh tranh trên thị trường. - Các giải pháp tài chính hỗ trợ vốn trực tiếp và gián tiếp cho DN được các DN đánh giá cao. Tuy nhiên, bên cạnh các giải pháp về tài chính, đề nghị Chính phủ và Quốc hội cần quan tâm nhiều hơn đối với các giải pháp tiền tệ để hạ mặt bằng lãi suất, giảm chi phí vốn đồng thời tăng khả năng tiếp cận vốn cho DN. - Đề nghị Chính phủ rà soát lại văn bản luật thuế TNDN hoặc những luật chuyên ngành liên quan để loại bỏ những nội dung trùng lặp, đảm bảo sự thống nhất về mặt hình thức và logic về mặt nội dung nhằm giải quyết tình trạng phức tạp, chồng lấn giữa chế độ miễn giảm thông thường áp dụng đối với các DN mới thành lập hoặc DN được hưởng ưu đãi đầu tư, nhưng đồng thời cũng dùng biện pháp gia hạn thuế, giảm thuế suất thuế TNDN cho các DNNVV như hiện nay. 5.2.2 Kiến nghị với Bộ Tài chính – Tổng Cục thuế - Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế chỉ đạo sát sao các Cục Thuế thực hiện kịp thời việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho một số đối tượng doanh nghiệp, hộ kinh doanh và cá nhân theo các quyết định mới nhất của Chính phủ; tăng cường rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng, chống gian lận thương mại, chống buôn lậu, chống chuyển giá. - Trên cơ sở các chính sách về thuế mà Chính phủ đưa ra, đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế có các văn bản hướng dẫn cụ thể các cơ chế chính sách thu thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng theo hướng công bằng, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người nộp thuế trong việc thực hiện đúng pháp luật thuế. - Hiện tại Bộ Tài chính đã triển khai ứng dụng trao đổi thông tin thuế và Kho bạc để trao đổi dữ liệu về số thu, nộp vào kho bạc, giảm bớt các thủ tục hành chính đối với cả người nộp thuế và cán bộ thuế. Đề nghị Bộ Tài chính, Tổng Cục thuế tiếp tục triển khai ứng dụng trao đổi thông tin trong ngành tài chính thuế - Kho bạc đến cấp Chi cục Thuế đối với các khoản thu liên quan đến thuế TNDN. 5.2.3 Kiến nghị với UBND thị xã và Chi cục Thuế Từ Sơn - Chi cục Thuế bám sát, triển khai đầy đủ, kịp thời chương trình công tác, sự chỉ đạo, điều hành của Cục thuế. Triển khai thực hiện nghiêm túc, kịp thời, quyết liệt Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 7/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán NSNN năm 2013 và Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu; đảm bảo đúng chính sách, chế độ; công khai, minh bạch và công bằng góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh, nuôi dưỡng và phát triển bền vững nguồn thu cho NSNN. - Tập trung thực hiện kịp thời việc miễn, giảm, gia hạn thời hạn nộp thuế TNDN cho một số đối tượng DNNVV; tăng cường rà soát, nắm chắc đối tượng, nguồn thu ngân sách trên địa bàn; quản lý chặt chẽ công tác hoàn thuế TNDN được gia hạn, cũng như phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thu, cơ quan tài chính và các lực lượng chức năng trong công tác quản lý thu, chống thất thu ngân sách Nhà nước và xử lý nợ đọng thuế. - Thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình thu, nắm chắc các nguồn thu và số lượng DN nộp thuế TNDN trên địa bàn. Chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo nguồn thu, đặc biệt phân tích cụ thể nguyên nhân tác động làm tăng, giảm nguồn thu theo từng địa bàn, từng lĩnh vực thu, từ đó tổng hợp báo cáo kịp thời kết quả thu và dự báo thu hàng tháng, hàng quý sát đúng với thực tế phát sinh. Đồng thời, xác định cụ thể các nguồn thu còn tiềm năng, các lĩnh vực còn thất thu để kịp thời đề xuất các giải pháp quản lý hiệu quả, tham mưu với cán bộ quản lý Chi cục cùng chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp ở địa phương cùng phối hợp thực hiện. - Tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ đối với DN nộp thuế TNDN ở tất cả các khâu, bộ phận, các lĩnh vực, đảm bảo phương châm hoạt động của ngành thuế “minh bạch, chuyên nghiệp, liêm chính, đổi mới” đi vào thực chất. Thường xuyên tổ chức “tuần lễ lắng nghe ý kiến người nộp thuế”, các hội nghị đối thoại, tập huấn chính sách thuế,... nhằm tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, cá nhân, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu lực quản lý thuế; lên án mạnh mẽ các hành vi trốn thuế, gian lận thuế, vi phạm pháp luật thuế, tạo sự đồng thuận và ủng hộ của xã hội về công tác thuế. - Thường xuyên tổ chức, triển khai các hoạt động thi nghiệp vụ, giáo dục, đào tạo cán bộ thuế ở Chi cục nhằm nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ thuế. Từ đó, làm tăng hiệu quả thực hiện các chính sách ưu đãi thuế, những chủ trương mới của Nhà nước đề ra. Tóm lại, các kiến nghị trên đây được đưa ra đều chú trọng các vấn đề đang đặt ra. Song trong quá trình nghiên cứu, việc thu thập số liệu gặp không ít khó khăn, vì vậy không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong sự đóng góp của Quý Thầy Cô, đồng nghiệp và các bạn quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Bộ Tài chính – Tạp chí Thuế Nhà nước (2013), Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và một số quy định hướng dẫn thi hành, NXB Tài chính, Hà Nội. Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn (2009,2010,2011,2012,2013,2014), Dự toán giao thu Ngân sách Nhà nước hàng năm, Từ Sơn, Bắc Ninh. Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn (2010, 2011, 2012), Báo cáo tổng kết công tác thuế hàng năm, Từ Sơn, Bắc Ninh. Chi cục Thuế thị xã Từ Sơn (2013), Báo cáo về việc chuẩn bị báo cáo kiểm điểm giữa nhiệm kỳ Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh Bắc Ninh lần thứ 18, Từ Sơn, Bắc Ninh. Chính phủ (2011), Nghị định số 101/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Nghị quyết số 08/2011/QH13 của Quốc hội về ban hành bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và cá nhân. doan.edu.vn (2013). “Phân tích tác động của thuế TNDN lên những người sở hữu các yếu tố đầu vào sản xuất”. Bài viết đăng trên trang web doan.edu.vn ngày 23/05/2013. Ngày truy cập 16/07/2013. Đỗ Đức Minh và Nguyễn Việt Cường (2005), Giáo trình lý thuyết thuế, NXB Tài chính, Hà Nội. Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh (2011). “Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015”. Bản tin trên cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh. Ngày truy cập 16/07/2013. Tổng Cục thuế (2007), Luật quản lý thuế, NXB Thống kê, Hà Nội. Tổng Cục thuế (2009), Tài liệu bồ dưỡng Kiểm thu viên thuế, Hà Nội. Tổng Cục thuế (2010), Công văn số 353/TCT – CS, ngày 29 tháng 01 năm 2010 về việc hướng dẫn quyết toán thuế TNDN năm 2009. TS. Lê Quang Thuận (2013). “Xu hướng cải cách thuế thu nhập doanh nghiệp trên thế giới”. Bài đăng trên Tạp chí Tài chính số 4 – 2013 ngày 22/04/2013. . Ngày truy cập 15/05/2013. PHỤ LỤC Mẫu số: 01A/TNDN (Ban hành kèm theo Thông tư số 60/TT-BTC ngày 14/07/2007 của Bộ Tài chính) PHỤ LỤC SỐ 1 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc TỜ KHAI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP TẠM TÍNH (Dành cho người nộp thuế khai theo thu nhập thực tế phát sinh) [01] Kỳ tính thuế: Quý.... năm ….... [02] Người nộp thuế :..................................................................................... [03] Mã số thuế: ............................................................................................. [04] Địa chỉ: ................................................................................................... [05] Quận/huyện: ................... [06] Tỉnh/Thành phố: ..................................... [07] Điện thoại: ..................... [08] Fax: .................. [09] Email: .................. Đơn vị tiền: đồng Việt Nam STT Chỉ tiêu 1 Doanh thu phát sinh trong kỳ [10] 2 Chi phí phát sinh trong kỳ [11] 3 Lợi nhuận phát sinh trong kỳ ([12]=[10]-[11]) [12] 4 Điều chỉnh tăng lợi nhuận theo pháp luật thuế [13] 5 Điều chỉnh giảm lợi nhuận theo pháp luật thuế [14] 6 Lỗ được chuyển trong kỳ [15] 7 Thu nhập chịu thuế ([16]=[12]+[13]-[14]-[15]) [16] 8 Thuế suất thuế TNDN [17] 9 Thuế TNDN dự kiến miễn, giảm [18] 10 Thuế TNDN phải nộp trong kỳ ([19]=[16]x[17]-[18]) [19] Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về số liệu đã khai ./. ..........................., ngày......... tháng........... năm.......... NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký tên, đóng dấu (ghi rõ họ tên và chức vụ) Ghi chú: Số thuế TNDN dự kiến được miễn, giảm, người nộp thuế tự xác định theo các điều kiện ưu đãi được hưởng. PHỤ LỤC SỐ 2 Mẫu số: 01/MGTH VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾ (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28/02/2011 của Bộ Tài chính) CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ------------ ............, ngày..........tháng ........năm ...... VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ MIỄN (GIẢM) THUẾ Kính gửi:(Tên cơ quan thuế) Tên người nộp thuế: Mã số thuế: Địa chỉ: Quận/huyện: Tỉnh/thành phố: Điện thoại: Fax: E-mail: Đề nghị được miễn (giảm) thuế với lý do và số thuế miễn (giảm) cụ thể như sau: 1. Lý do đề nghị miễn (giảm) thuế: (Ghi rõ loại thuế đề nghị miễn (giảm); căn cứ pháp lý và căn cứ thực tế để đề nghị miễn (giảm) thuế: thuộc đối tượng, trường hợp được miễn (giảm) nào, lý do cụ thể như: thu nhập thấp, nghỉ kinh doanh, thiên tai, địch họa, tai nạn bất ngờ, bị lỗ (ghi cụ thuể số tài sản bị thiệt hại, số lỗ)... Trường hợp đề nghị miễn (giảm) thuế tài nguyên thì cần ghi rõ thêm loại tài nguyên, địa điểm, hình thức khai thác, nơi tiêu thụ). 2. Xác định số thuế được miễn: Đơn vị tiền: Đồng Việt Nam STT Loại thuế đề nghị miễn (giảm) Kỳ tính thuế Số tiền thuế đề nghị miễn (giảm) Số tiền thuế đã nộp (nếu có) (1) (2) (3) (4) (5) 1. Thuế TNDN 2. Thuế TTĐB .... ......... Cộng 3. Tài liệu gửi kèm: (ghi rõ tên tài liệu, bản chính hay bản sao) (1) (2) Tôi cam đoan số liệu khai trên là đúng và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những số liệu đã khai./. Xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn: Xác nhận của cơ quan kiểm lâm trực tiếp quản lý rừng: (đối với cá nhân, hộ gia đình) NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI NỘP THUẾ Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu (nếu có) PHỤ LỤC SỐ 3 PHỤ LỤC SỐ 4 Bảng 4.12 So sánh ảnh hưởng của chính sách giảm thuế đến hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT Nếu không thực hiện chính sách (K) Nếu thực hiện chính sách (C) So sánh C/K (%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng - 991,063 892,754 - 1.001,684 901,102 - 101,07 100,94 - Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng - 174,141 168,100 - 175,790 169,432 - 100,95 100,79 - SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng - 449,162 343,785 - 454,183 347,032 - 101,12 100,94 - Dệt may Tỷ đồng - 90,107 82,512 - 91,069 83,310 - 101,07 100,97 - TM & DV Tỷ đồng - 187,312 198,560 - 189,393 200,596 - 101,11 101,03 - Khác Tỷ đồng - 90,341 99,797 - 91,249 100,732 - 101,01 100,94 2. Tổng chi phí Tỷ đồng - 5.808,131 7.008,739 - 5.808,131 7.008,739 - - - - Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng - 1.110,604 1.063,959 - 1.110,604 1.063,959 - - - - SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng - 2.174,433 2.184,914 - 2.174,433 2.184,914 - - - - Dệt may Tỷ đồng - 577,227 560,445 - 577,227 560,445 - - - - TM & DV Tỷ đồng - 1.296,679 2.087,251 - 1.296,679 2.087,251 - - - - Khác Tỷ đồng - 649,188 1.112,170 - 649,188 1.112,170 - - - 3. Tổng số lao động Người - 30.848 17.930 - 30.848 17.930 - - - - Đồ gỗ mỹ nghệ Người - 7.913 3.672 - 7.913 3.672 - - - - SX sắt thép & luyện kim Người - 10.434 3.146 - 10.434 3.146 - - - - Dệt may Người - 6.977 5.840 - 6.977 5.840 - - - - TM & DV Người - 3.776 3.397 - 3.776 3.397 - - - - Khác Người - 1.748 1.875 - 1.748 1.875 - - - 4. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ đồng - 13.093,908 13.562,231 - 13.093,908 13.562,231 - - - - Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng - 1.988,626 2.332,163 - 1.988,626 2.332,163 - - - - SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng - 6.071,245 6.237,469 - 6.071,245 6.237,469 - - - - Dệt may Tỷ đồng - 1.027,813 1.057,253 - 1.027,813 1.057,253 - - - - TM & DV Tỷ đồng - 2.529,734 2.435,767 - 2.529,734 2.435,767 - - - - Khác Tỷ đồng - 1.476,490 1.499,579 - 1.476,490 1.499,579 - - - 5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí % - 17,06 12,74 - 17,25 12,86 - 1,011 1,009 - Đồ gỗ mỹ nghệ % - 15,68 15,80 - 15,83 15,92 - 1,009 1,008 - SX sắt thép & luyện kim % - 20,66 15,73 - 20,89 15,88 - 1,011 1,009 - Dệt may % - 15,61 14,72 - 15,78 14,86 - 1,011 1,010 - TM & DV % - 14,45 9,51 - 14,61 9,61 - 1,011 1,010 - Khác % - 13,92 8,97 - 14,06 9,06 - 1,010 1,009 6. Tỷ suất lợi nhuận lao động % - 3,21 4,98 - 3,25 5,03 - 1,011 1,009 - Đồ gỗ mỹ nghệ % - 2,20 4,58 - 2,22 4,61 - 1,009 1,008 - SX sắt thép & luyện kim % - 4,30 10,93 - 4,35 11,03 - 1,011 1,009 - Dệt may % - 1,29 1,41 - 1,31 1,43 - 1,011 1,010 - TM & DV % - 4,96 5,85 - 5,02 5,91 - 1,011 1,010 - Khác % - 5,17 5,32 - 5,22 5,37 - 1,010 1,009 7. Tỷ suất lợi nhuận vốn % - 7,57 6,58 - 7,65 6,64 - 1,011 1,009 - Đồ gỗ mỹ nghệ % - 8,76 7,21 - 8,84 7,27 - 1,009 1,008 - SX sắt thép & luyện kim % - 7,40 5,51 - 7,48 5,56 - 1,011 1,009 - Dệt may % - 8,77 7,80 - 8,86 7,88 - 1,011 1,010 - TM & DV % - 7,40 8,15 - 7,49 8,24 - 1,011 1,010 - Khác % - 6,12 6,66 - 6,18 6,72 - 1,010 1,009 (Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn) PHỤ LỤC SỐ 5 Bảng 4.13 So sánh ảnh hưởng của chính sách giãn thuế TNDN đến hiệu quả SXKD của các DNNVV trên địa bàn thị xã Từ Sơn qua 03 năm 2010 – 2012 Chỉ tiêu ĐVT Nếu không thực hiện chính sách (K) Nếu thực hiện chính sách (C) So sánh C/K (%) Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 1. Tổng lợi nhuận sau thuế Tỷ đồng 803,148 983,827 886,494 816,304 1.001,684 901,102 101,64 101,82 101,65 - Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng 152,456 173,146 167,102 154,753 175,790 169,432 101,51 101,53 101,39 - SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng 319,021 445,640 341,351 324,210 454,183 347,032 101,63 101,92 101,66 - Dệt may Tỷ đồng 78,361 89,386 81,915 79,735 91,069 83,310 101,75 101,88 101,70 - TM & DV Tỷ đồng 182,490 185,995 197,020 185,525 189,393 200,596 101,66 101,83 101,82 - Khác Tỷ đồng 70,820 89,660 99,106 72,081 91,249 100,732 101,78 101,77 101,64 2. Tổng chi phí Tỷ đồng 5.586,215 5.808,131 7.008,739 5.586,215 5.808,131 7.008,739 - - - - Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng 974,212 1.110,604 1.063,959 974,212 1.110,604 1.063,959 - - - - SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng 2.042,420 2.174,433 2.184,914 2.042,420 2.174,433 2.184,914 - - - - Dệt may Tỷ đồng 503,658 577,227 560,445 503,658 577,227 560,445 - - - - TM & DV Tỷ đồng 1.552,740 1.296,679 2.087,251 1.552,740 1.296,679 2.087,251 - - - - Khác Tỷ đồng 513,185 649,188 1.112,170 513,185 649,188 1.112,170 - - - 3. Tổng số lao động Người 33.053 30.848 17.930 33.053 30.848 17.930 - - - - Đồ gỗ mỹ nghệ Người 8.259 7.913 3.672 8.259 7.913 3.672 - - - - SX sắt thép & luyện kim Người 11.807 10.434 3.146 11.807 10.434 3.146 - - - - Dệt may Người 6.676 6.977 5.840 6.676 6.977 5.840 - - - - TM & DV Người 4.108 3.776 3.397 4.108 3.776 3.397 - - - - Khác Người 2.203 1.748 1.875 2.203 1.748 1.875 - - - 4. Tổng nguồn vốn chủ sở hữu Tỷ đồng 11.290,511 13.093,908 13.562,231 11.290,511 13.093,908 13.562,231 - - - - Đồ gỗ mỹ nghệ Tỷ đồng 1.800,964 1.988,626 2.332,163 1.800,964 1.988,626 2.332,163 - - - - SX sắt thép & luyện kim Tỷ đồng 5.235,379 6.071,245 6.237,469 5.235,379 6.071,245 6.237,469 - - - - Dệt may Tỷ đồng 914,710 1.027,813 1.057,253 914,710 1.027,813 1.057,253 - - - - TM & DV Tỷ đồng 2.386,203 2.529,734 2.435,767 2.386,203 2.529,734 2.435,767 - - - - Khác Tỷ đồng 953,255 1.476,490 1.499,579 953,255 1.476,490 1.499,579 - - - 5. Tỷ suất lợi nhuận chi phí % 14,38 16,94 12,65 14,61 17,25 12,86 1,016 1,018 1,016 - Đồ gỗ mỹ nghệ % 15,65 15,59 15,71 15,88 15,83 15,92 1,015 1,015 1,014 - SX sắt thép & luyện kim % 15,62 20,49 15,62 15,87 20,89 15,88 1,016 1,019 1,017 - Dệt may % 15,56 15,49 14,62 15,83 15,78 14,86 1,018 1,019 1,017 - TM & DV % 11,75 14,34 9,44 11,95 14,61 9,61 1,017 1,018 1,018 - Khác % 13,80 13,81 8,91 14,05 14,06 9,06 1,018 1,018 1,016 6. Tỷ suất lợi nhuận lao động % 2,43 3,19 4,94 2,47 3,25 5,03 1,016 1,018 1,016 - Đồ gỗ mỹ nghệ % 1,85 2,19 4,55 1,87 2,22 4,61 1,015 1,015 1,014 - SX sắt thép & luyện kim % 2,70 4,27 10,85 2,75 4,35 11,03 1,016 1,019 1,017 - Dệt may % 1,17 1,28 1,40 1,19 1,31 1,43 1,018 1,019 1,017 - TM & DV % 4,44 4,93 5,80 4,52 5,02 5,91 1,017 1,018 1,018 - Khác % 3,21 5,13 5,29 3,27 5,22 5,37 1,018 1,018 1,016 7. Tỷ suất lợi nhuận vốn % 7,11 7,51 6,54 7,23 7,65 6,64 1,016 1,018 1,016 - Đồ gỗ mỹ nghệ % 8,47 8,71 7,17 8,59 8,84 7,27 1,015 1,015 1,014 - SX sắt thép & luyện kim % 6,09 7,34 5,47 6,19 7,48 5,56 1,016 1,019 1,017 - Dệt may % 8,57 8,70 7,75 8,72 8,86 7,88 1,018 1,019 1,017 - TM & DV % 7,65 7,35 8,09 7,77 7,49 8,24 1,017 1,018 1,018 - Khác % 7,43 6,07 6,61 7,56 6,18 6,72 1,018 1,018 1,016 (Nguồn: Chi cục Thuế Từ Sơn) PHỤ LỤC SỐ 6 PHIẾU ĐIỀU TRA CÂU HỎI DÀNH CHO DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA Xin Quý ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: (Chú thích: Khoanh tròn vào phương án lựa chọn) TT Câu hỏi I Thông tin chung về đối tượng được phỏng vấn I.1 Họ và tên người được phỏng vấn: I.2 Doanh nghiệp: I.3 Thuộc tỉnh, thành phố: I.4 Loai hình doanh nghiệp: a. Tư nhân b. Cổ phần c. Trách nhiệm hữu hạn d. Hợp danh I.5 Công việc người được phỏng vấn: a. Cán bộ quản lý b. Kế toán c. Công việc khác II Thông tin chung về nộp thuế của doanh nghiệp: II.1 Doanh nghiệp bạn hiện nay đang nộp những loại thuế nào? a. Tiền sử dụng đất b. TNDN c. Các khoản thuế khác và phí II.2 Doanh nghiệp của ông (bà) khai thuế dưới hình thức nào? a. Tại cơ quan thuế b. Điện tử c. Gửi qua bưu điện d. HT khác II.3 Doanh nghiệp thanh toán thuế dưới hình thức nào? a. Séc b. Chuyển tiền ngân hàng c. Tiền mặt d. HT khác III Những vấn đề pháp lý của quản lý thuế III.1 DN có hiểu rõ đối tượng, các quy định để được hưởng chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN không? Có Không III.2 Thái độ của DN đối với chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN? a. Đồng tình, hưởng ứng b. Không quan tâm III.3 Khó khăn của DN khi tiếp cận chính sách, thực hiện chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN? a. Thủ tục đơn giản nhưng mất thời gian trong việc kê khai và chứng minh b. Nhiều văn bản ra đời phục vụ chính sách làm các DN khó biết thực hiện theo văn bản nào c. DN ngại làm việc lâu với cán bộ thuế khi thực hiện chính sách d. Sự minh bạch và các bước thực hiện thủ tục rõ ràng III.4 Công tác kiểm tra, thanh tra thuế của cơ quan chức năng có gây phiền nhiễu cho công ty của ông (bà) hay không? Có Không III.5 Doanh nghiệp có được cơ quan thuế bảo mật thông tin hay không? a. Được bảo mật hoàn toàn b. Đôi khi không được bảo mật c. Thường xuyên không được bảo mật III.6 Ông (bà) đánh giá như thế nào về các quy định cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế, xử lý vi phạm pháp luật về thuế? a. Công bằng, hợp lý b. Tương đối công bằng, hợp lý c. Không công bằng, hợp lý III.7 Công ty của ông (bà) có cơ hội được góp ý về những thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thuế hay không? Có Không III.8 Có sự khác biệt giữa việc hiểu và áp dụng Luật thuế ở Tổng Cục thuế và các Cục thuế, Chi cục thuế hay không? a. Không có sự khác biệt b. Đôi khi có sự khác biệt c. Thường xuyên có sự khác biệt III.9 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ hợp lý của các nội dung quản lý thuế sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 6 (với 1 là mức kém nhất, 6 là mức tốt nhất) a. Kê khai thuế b. Nộp thuế c. Miễn giảm thuế d. Quyết toán thuế e. Quản lý nợ, thu nợ f. Kiểm tra, thanh tra thuế III.10 Trên thực tế khi nộp thuế của doanh nghiệp, tình trạng chi phí phát sinh ngoài quy định như thế nào? a. Không có chi phí phát sinh b. Đôi khi có chi phí phát sinh c. Thường xuyên có chi phí phát sinh IV Thủ tục hành chính về thuế IV.1 Thủ tục hành chính về thuế minh bạch ở mức độ nào? a. Minh bạch b. Khá minh bạch c. Kém minh bạch d. Rất không minh bạch IV.2 Đề nghị ông (bà) cho biết mức độ hài lòng của mình đối với các thủ tục hành chính sau: Hài lòng Tương đối hài lòng Không hài lòng a. Khai thuế b. Nộp thuế c. Quyết toán thuế IV.3 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ phức tạp của thủ tục hành chính sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 4 (với 1 là mức kém nhất, 4 là mức tốt nhất) a. Thủ tục kê khai thuế b. Thủ tục nộp thuế c. Thủ tục miễn, giảm, gia hạn thuế d. Thủ tục quyết toán thuế V Dịch vụ hỗ trợ người nộp thuế V.1 Doanh nghiệp thường sử dụng hình thức hỗ trợ nào của cơ quan thuế? a. Qua mạng b. Hỏi đáp trực tiếp c. Qua điện thoại d. Qua trả lời văn bản e. Kết hợp các hình thức trên VI Thực hiện chính sách giãn, giảm thuế TNDN VI.1 DN có nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp thuế sau khi đã được hưởng chính sách? a. Nghiêm chỉnh chấp hành b. Chấp hành nhưng còn nộp chậm c. Không nghiêm chỉnh chấp hành VI.2 Cơ quan thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải đáp thắc mắc của DN không? a. Nhiệt tình, tích cực triển khai b. Bình thường c. Không nhiệt tình, tích cực VI.3 Chính sách có ảnh hưởng tới quyết định SXKD của DNNVV không? Có Không VI.4 DN sử dụng tiền được giãn thuế, giảm thuế vào mục đích gì? a. Tái đầu tư vào SXKD, đầu tư lĩnh vực mới b. Chi trả lương cho lao động c. Mua NVL đầu vào d. Khác VI.5 Sau khi thực hiện chính sách, DN cải thiện được những yếu tố gì? a. Nâng cao uy tín của DN b. Nâng cao số lượng SP tiêu thụ, chất lượng SP c. Cải thiện điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động d. Trang bị thêm máy móc, thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng e. Khác VII Khiếu nại, khiếu kiện VII.1 Trong quá trình nộp thuế, công ty của ông (bà) có phải khiếu kiện hay không? Có Không VII.2 Công ty thường khiếu kiện về những vấn đề nào sau? (có thể điền nhiều ô) a. Mức thuế phải nộp b. Số thuế được miễn, giảm, gia hạn VII.3 Công ty thường khiếu kiện lên cơ quan nào? (có thể điền nhiều ô) a. Chi cục thuế b. Cục thuế c. Tổng cục thuế VII.4 Ông (bà) đánh giá như thế nào về quy trình và thủ tục khiếu kiện hiện nay? a. Minh bạch và công bằng b. Tương đối minh bạch và công bằng c. Không minh bạch và công bằng VII.5 Trong quá trình khiếu kiện công ty có cơ hội như thế nào về tiếp nhận thông tin cũng như sự cộng tác từ cơ quan thuế, và bảo vệ lợi ích của mình? a. Có cơ hội tốt b. Có cơ hội tốt ở mức trung bình c. Ít có cơ hội d. Không có cơ hội VII.6 Xin ông (bà) cho ý kiến về mức độ công bằng, khách quan của việc xét xử khiếu nại, khiếu kiện a. Luôn công bằng, khách quan b. Đôi khi không công bằng, khách quan c. Luôn không công bằng, khách quan VII.7 Doanh nghiệp có được bồi thường thiệt hại do cơ quan quản lý thuế, công chức quản lý thuế gây ra? a. Luôn được bồi thường b. Đôi khi được bồi thường c. Không bao giờ được bồi thường VII.8 Thời gian giải quyết khiếu kiện của công ty thường kéo dài: a. Dưới 1 tháng b. 1 tháng c. 2 tháng d. 3 tháng e. 4 đến 6 tháng f. Trên 6 tháng Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý ông (bà)! PHỤ LỤC SỐ 7 PHIẾU ĐIỀU TRA CÂU HỎI DÀNH CHO CÁN BỘ THUẾ CỦA CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ TỪ SƠN Xin Quý ông (bà) vui lòng trả lời các câu hỏi sau: (Chú thích: Khoanh tròn vào phương án lựa chọn) TT Câu hỏi I Thông tin chung về người trả lời phỏng vấn I.1 Họ và tên người được phỏng vấn: I.2 Thuộc phòng, đội: a. Bộ phận quản lý b. Kê khai, kế toán thuế và tin học c. Kiểm tra thuế d. Quản lý nợ và cưỡng chế thuế e. Tổng hợp dự toán và tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế f. Quản lý thu lệ phí trước bạ và thu khác g. Quản lý thuế thu nhập cá nhân I.3 Công việc người được phỏng vấn: a. Cán bộ quản lý b. Kiểm soát viên c. Kiểm thu viên d. Công việc khác II Những vấn đề pháp lý của quản lý thuế II.1 DN có hiểu rõ đối tượng, các quy định để được hưởng chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN không? Có Không II.2 Thái độ của DN đối với chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN? a. Đồng tình, hưởng ứng b. Không quan tâm II.3 Khó khăn của DN khi tiếp cận chính sách, thực hiện chính sách giảm thuế, gia hạn thuế TNDN? a. Thủ tục đơn giản nhưng mất thời gian trong việc kê khai và chứng minh b. Nhiều văn bản ra đời phục vụ chính sách làm các DN khó biết thực hiện theo văn bản nào c. DN ngại làm việc lâu với cán bộ thuế khi thực hiện chính sách d. Sự minh bạch và các bước thực hiện thủ tục rõ ràng II.4 Doanh nghiệp có được cơ quan thuế bảo mật thông tin hay không? a. Được bảo mật hoàn toàn b. Đôi khi không được bảo mật c. Thường xuyên không được bảo mật II.5 Ông (bà) đánh giá như thế nào về các biện pháp cưỡng chế thuế đã đầy đủ và hợp lý chưa? a. Đầy đủ, hợp lý b. Tương đối đầy đủ, hợp lý c. Chưa đầy đủ, hợp lý II.6 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ hợp lý của các nội dung quản lý thuế sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 6 (với 1 là mức kém nhất, 6 là mức tốt nhất) a. Kê khai thuế b. Nộp thuế c. Miễn giảm thuế d. Quyết toán thuế e. Quản lý nợ, thu nợ f. Kiểm tra, thanh tra thuế II.7 Luật thuế TNDN có phù hợp với chuẩn mức quốc tế hay không? a. Hoàn toàn phù hợp b. Đôi khi chưa phù hợp c. Hoàn toàn không phù hợp III Thủ tục hành chính về thuế III.1 Thủ tục hành chính về thuế minh bạch ở mức độ nào? a. Minh bạch b. Khá minh bạch c. Kém minh bạch d. Rất không minh bạch c. Quyết toán thuế III.2 Đề nghị ông (bà) xếp hạng về mức độ phức tạp của thủ tục hành chính sau, bằng cách đánh số lần lượt từ 1 đến 4 (với 1 là mức kém nhất, 4 là mức tốt nhất) a. Thủ tục kê khai thuế b. Thủ tục nộp thuế c. Thủ tục miễn, giảm, gia hạn thuế d. Thủ tục quyết toán thuế IV Quan hệ cơ quan thuế với người nộp thuế IV.1 Người nộp thuế có cơ hội được đóng góp những thay đổi trong chính sách và thủ tục quản lý thuế hay không? a. Có rất nhiều cơ hội b. Đôi khi có cơ hội c. Hoàn toàn không có cơ hội IV.2 Nếu có thì cơ hội đó được thế hiện qua: a. Thăm dò ý kiến qua phỏng vấn b. Hỏi ý kiến qua mạng c. Điều tra, khảo sát d. Qua hình thức khác:................................................................................. IV.3 Theo ông(bà), các hình thức hỗ trợ người nộp thuế của Chi cục Thuế hiện nay đã đầy đủ và phong phú chưa? a. Đã đầy đủ và phong phú b. Chưa đầy đủ và phong phú IV.4 Nếu chưa đầy đủ và phong phú, xin ông (bà) liệt kê thêm hình thức hỗ trợ cần bổ sung:........................................................................................................ IV.5 Xin ông (bà) cho biết hình thức hỗ trợ nào của Chi cục Thuế hiện nay là hiệu quả nhất đối với người nộp thuế:................................................................... V Thực hiện chính sách giãn, giảm thuế TNDN V.1 Theo ông (bà), DNNVV trên địa bàn thị xã có nghiêm chỉnh chấp hành việc nộp thuế sau khi đã được hưởng chính sách? a. Nghiêm chỉnh chấp hành b. Chấp hành nhưng còn nộp chậm c. Không nghiêm chỉnh chấp hành V.2 Theo ông (bà), Chi cục Thuế có tích cực hướng dẫn việc thực thi chính sách và giải đáp thắc mắc của DN không? a. Nhiệt tình, tích cực triển khai b. Bình thường c. Không nhiệt tình, tích cực V.3 Theo ông (bà), chính sách có ảnh hưởng tới quyết định SXKD của DNNVV không? Có Không V.4 Theo ông (bà), DN sử dụng tiền được giãn thuế, giảm thuế vào mục đích gì? a. Tái đầu tư vào SXKD, đầu tư lĩnh vực mới b. Chi trả lương cho lao động c. Mua NVL đầu vào d. Khác V.5 Theo ông (bà), sau khi thực hiện chính sách, DN cải thiện được những yếu tố gì? a. Nâng cao uy tín của DN b. Nâng cao số lượng SP tiêu thụ, chất lượng SP c. Cải thiện điều kiện lao động, đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động d. Trang bị thêm máy móc, thiết bị, đầu tư cơ sở hạ tầng e. Khác VI Đội ngũ cán bộ thuế VI.1 Trình độ công chức quản lý thuế hiện nay đáp ứng được yêu cầu công tác ở mức độ nào? a. Tốt b. Khá c. Trung bình d. Kém VI.2 Ông (bà) có cơ hội được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ và tiếp xúc với những vấn đề thuế phức tạp không? Có Không VI.3 Nếu có, số lần được đào tạo, nâng cao nghiệp vụ là: a. Một năm một lần b. Trên một năm một lần c. Dưới một năm một lần VI.4 Ông (bà) có được thưởng khi hoàn thành tốt nhiệm vụ hay không? Có Không VI.5 Nếu có, mức thưởng phụ thuộc vào điều gì? a. Mức lương b. Thành tích công tác c. Thời gian công tác d. Khác VII Đề nghị, kiến nghị VII.1 Để hoàn thiện và nâng cao công tác quản lý thuế nói chung và công tác quản lý thuế TNDN nói riêng, theo ông (bà) có những đề nghị, kiến nghị gì? ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... ..................................................................................................................... Xin chân thành cảm ơn sự hợp tác, giúp đỡ của Quý ông (bà)!

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctran_hoang_long_3_10_7935.doc
Luận văn liên quan