Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến vi sinh vật nước

Chương 1: GIỚI THIỆU ĐẶT VẤN ĐỀ Con người hiện nay là sinh vật đứng đầu trong các giới . Con người khai thác tài nguyên , sản xuất thực phẩm , gầy dựng cuộc sống để phục vụ cho nhu cầu của mình . Bên cạnh việc gây tác hại không nhỏ cho môi trường thì hiện nay chúng ta cũng đang ra sức hồi phục lại phần nào thiệt hại . Nhưng thời gian qua việc gây ô nhiễm đã ảnh hưởng không ít như : làm biến đổi nguồn nước gây nên dịch ung thư ở một số làng nhỏ , ô nhiễm nguồn biển khiến số lượng cá giảm nặng nề gây thiệt hại cho cư dân miền biển , Và trong số đó , mới nhất được phát hiện gần đây thì chính là việc vi sinh vật bị biến thể cấu trúc gen trong một con kênh bị ô nhiễm . Ngày nay , tuy con người đang làm chủ vi sinh vật , sử dụng chúng để xử lý nguồn nước thải nhưng mặc khác chúng ta cũng không thể lường trứơc được hậu quả một khi có sự thay đổi xảy ra. Nhưng nhờ vào sự thay đổi đó mà ta có thể kiểm tra đánh giá được mức độ ô nhiễm của môi trường , mà chủ yếu là môi trường nước . Bên cạnh đó, phải kể đến chăn nuôi, vốn là một ngành rất quen thuộc, bởi vì đã có từ rất lâu trên thế giới. Ban đầu chỉ ở quy mô gia đình nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm động vật hoặc sức kéo cho hộ hay nhóm gia đình nhỏ. Nhưng hiện nay ngành chăn nuôi đã phát triển ở mức độ sản xuất hàng hoá với quy mô ngày càng lớn nhằm cung cấp một số lượng lớn thực phẩm động vật cho nhu cầu sử dụng ngày càng cao của con người. Các tiến bộ khoa học liên tục được áp dụng nhằm tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn. Tuy nhiên từ quá trình chăn nuôi tập trung cao độ này đã nảy sinh một vấn đề thu hút sự quan tâm của xã hội, đó là ô nhiễm môi trường. Khó khăn trong việc thu gom, tồn trữ và xử lý các chất thải chăn nuôi là những vấn đề đầu tiên gắn liền với chăn nuôi tập trung. Chất thải trong chăn nuôi heo bao gồm phân, nước tiểu, chất độn, thức ăn rơi *** và nước làm vệ sinh chuồng trại. Không giống như phân bò hay phân gia cầm khác, việc xử lý và quản lý chất thải trong chăn nuôi gặp rất nhiều khó khăn, Chất thải gia súc còn tác hại ở phạm vi lớn hơn, thong qua việc gây ô nhiễm đất, nước, không khí, gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người. Đối với ô nhiễm môi trường nước do chất thải chăn nuôi bao gồm cả hiện tượng phú dưỡng hoá đối với nước mặt làm cho nước có mùi khó chịu không sử dụng được, bên cạnh đó chính sự phát triển của tảo thường dẫn đến sự tái ô nhiễm. Ở các nước chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi là một trong những ngành gây ô nhiễm lớn nhất và đang là mối quan tâm của nhiều nước trên thế giới như Mỹ, Anh, Hàn Quốc . Nhiều nghiên cứu đã thực hiện trên các mặt quản lý, xử lý và sử dụng nhằm tái sử dụng các chất thải chăn nuôi. Tại các nước Ấn Độ, Trung Quốc những nghiên cứu ứng dụng sản xuất biogas từ phân gia súc làm phân bón đã thực hiện rất nhiều từ những năm 1970 (Broda; Kijne). Ở Việt Nam, khía cạnh môi trường của ngành chăn nuôi mới chỉ được quan tâm trong một vài năm trở lại đây khi ngành chăn nuôi hàng hoá đang ngày càng gia tăng. Một số ít nghiên cứu về sử dụng phân gia súc vào các mục đích kinh tế khác như phân bón, biogas đã được thực hiện. Tuy nhiên chưa có những nghiên cứu đánh giá toàn diện hiện trạng ô nhiễm môi trường do chăn nuôi nhằm xây dựng các chính sách quản lý, các giải pháp kỹ thuật giảm thiểu ô nhiễm và tái sử dụng hợp lý chất thải gia súc. Do vậy đây là một trong những vấn đề được quan tâm nhất hiện nay tại nước ta. Và chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến vi sinh vật nước” sẽ giúp chúng ta thấy được phần nào khía cạnh đáng ngại của vấn đề. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI + Tìm hiểu hiện trạng chăn nuôi, hiện trạng ô nhiễm môi trường nước do chất thải chăn nuôi heo thải ra tại 1 trại chăn nuôi trên địa bàn xã Tân Lâm, huyện Cần Đước, tỉnh Long An. + Đánh giá hiện trạng hoạt động của hệ thống xử lý nước thải chăn nuôi tại trại. + Đưa ra nồng độ xả thải thích hợp vào môi trường. + Góp phần thúc đầy cải thiện ô nhiễm môi trường từ hoạt đông sản xuất chăn nuôi ở trại phát triển theo hướng bền vững nhằm hạn chế được những tác hại đế sức khoẻ con người, gia súc, gia cầm và hạn chế lan truyền dịch bệnh. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Các phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn là: + Điều tra thực địa, lấy mẫu, phân tích trong phòng thí nghiệm. + Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm về quản lý và phòng chống ô nhiễm tại các trại chăn nuôi trên thế giới. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học: Dựa trên kết quả nghiên cứu, xác định được những biến đổi xa hơn của vi sinh vật, xác định được những độc chất gây hại cho môi trường và đời sống con người.Ý nghĩa thực tiễn: Do lượng xả thải ngày càng nhiều làm cho môi trường nước ngày càng ô nhiễm nặng nề hơn, gây ra nhiều tổn thất nặng nề về kinh tế. Do nhu cầu mỹ quan đô thị và nhu cầu cải thiện nguồn nước. Dùng đúng phương pháp xử lý vấn đề ô nhiễm, không phải bất cứ phương pháp nào cũng thích hợp.

doc5 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3929 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của nước thải chăn nuôi đến vi sinh vật nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 1: GIỚI THIỆU Đặt vấn đề Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Phương pháp nghiên cứu của đề tài Ý nghĩa của đề tài Chương 2 : TỔNG QUAN 2.1. Vai trò và đặc điểm về ngành chăn nuôi 2.2. Ô nhiễm môi trường do ngành chăn nuôi 2.3. Một số giải pháp chung quản lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi 2.4. Tổng quan về vi sinh vật trong môi trường nước Chương 3 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Giới thiệu về địa điểm lấy mẫu 3.2. Quy trình thí nghiệm Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Kết quả COD, BOD, SS, pH 4.2. Kết quả phân tích tổng vi sinh hiếu khí 4.3. Đánh giá và thảo luận Chương 5 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận 5.2. Kiến nghị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNhung trang them.doc
  • docDANH MUC.doc
  • docMUC LUC.doc
  • docToan Bo.doc
  • docTrang Dau.doc
Luận văn liên quan