Nghiên cứu các giao thức định tuyến RIP, EIGRP, OSPF và cấu hình
Một số hỗ trợ khác gồm có sự gia tăng khối thông tin quản lý và hỗ trợ cho các thẻ của bộ định tuyến ngoài mạng.
Các trường chức năng trong định dạng bản tin IP RIPv2:
• Command, Version number, AFI, Address, Metric: Chức năng của chung cũng giống như trong bản tin IP RIP.
• Unused: Có giá trị được thiết lập mặc định là 0.
• Route tag (Nhãn đường đi): Cung cấp một phương thức phân biệt giữa bộ định tuyến nội bộ (sử dụng giao thức RIP) và các bộ định tuyến ngoài (sử dụng các giao thức định tuyến khác).
• Subnet mask: Chứa đựng mặt nạ mạng con cho các bộ định tuyến.
• Next hop: Cho biết địa chỉ IP của bước đi tiếp mà gói tin có thể chuyển tiếp.
60 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5436 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các giao thức định tuyến RIP, EIGRP, OSPF và cấu hình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Đối với mỗi giao thức mà EIGRP hỗ trợ, EIGRP có một bảng láng giềng riêng tương ứng.
Khi phát hiện một router lân cận mới, router sẽ ghi lại địa chỉ và cổng kết nối của router lân cận đó vào bảng láng giềng. Khi router lân cận gửi gói hello, trong đó có thông số về khoảng thời gian lưu giữ. Nếu router không nhận được gói hello khi đến định kỳ thì khoảng thời gian lưu giữ là khoảng thời gian mà router chờ và vẫn xem là router lân cận còn kết nối được và còn hoạt động. Khi khoảng thời gian lưu giữ đã hết mà vẫn không nhận được gói hello từ router lân cận đó, thì xem như router lân cận không còn kết nối được hoặc không còn hoạt động, thuật toán cập nhật nhiều mức DUAL (Diffuing Update Algorithm) sẽ thông báo sự thay đổi này và thực hiện tính toán lại theo mạng mới.
Bảng cấu trúc mạng là bảng cung cấp dữ liệu để xây dựng nên bảng định tuyến của EIGRP. DUAL lấy thông tin từ bảng láng giềng và cấu trúc mạng để tính toán chọn đường có chi phí thấp nhất đến từng mạng đích.
Mỗi EIGRP router lưu một bảng cấu trúc mạng riêng tương ứng với từng loại giao thức mạng khác nhau. Bảng cấu trúc mạng chứa thông tin về tất cả các con đường mà router học được. Nhờ những thông tin này mà router có thể xác định đường đi khác để thay thế nhanh chóng khi cần thiết. Thuật toán DUAL chọn ra đường tốt nhất đến mạng đích gọi là đường thành công (successor route).
Sau đây là những thông tin chứa trong bảng cấu trúc mạng:
-Feasible distance (FD): là thông số định tuyến nhỏ nhất mà EIGRP tính được cho từng mạng đích.
-Route source: là nguồn khởi phát thông tin về một con đường nào đó. Phần thông tin này chỉ có đối với những đường được học từ ngoài mạng EIGRP.
-Reported distance (RD): là thông số định tuyến đến một mạng đích do router lân cận liên kết trực tiếp thông báo qua.
-Thông tin về cổng giao tiếp mà router sử dụng để đi đến mạng đích.
-Trạng thái đường đi: Trạng thái không hoạt động (P-passive) là trạng thái ổn định, sẵn sàng sử dụng được, trạng thái hoạt động (A-active) là trạng thái đang trong tiến trình tính toán lại của DUAL.
Bảng định tuyến EIGRP lữu giữ danh sách các con đường tốt nhất đến các mạng đích. Những thông tin trong bảng định tuyến được rút ra từ bảng cấu trúc mạng. Router EIGRP có bảng định tuyến riêng cho từng giao thức mạng khác nhau.
Đường được chọn làm đường thành công đến mạng đích gọi là đường successor. Từ thông tin trong bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng, DUAL chọn ra một đường thành công và đưa lên bảng định tuyến. Đến một mạng đích có thể có đến 4 successor. Những đường này có chi phí bằng nhau hoặc không bằng nhau. Thông tin về đường thành công cũng được đặt trong bảng cấu trúc mạng.
Đường có thể hoạt động FS (Feasible successor ) là đường dự phòng cho đường thành công. Đường này cũng được chọn ra cùng với đường thành công nhưng chúng chỉ được lưu trong bảng cấu trúc mạng. Đến một mạng đích có thể có nhiều đường dự phòng được lưu trong bảng cấu trúc mạng nhưng điều này không bắt buộc.
Router xem hop kế tiếp của đường có thể hoạt động FS là hop dưới nó, gần mạng đích hơn nó. Do đó, chi phí của đường dự phòng được tính bằng chi phí của chính nó cộng với chi phí mà router lân cận thông báo qua. Trong trường hợp đường thành công bị sự cố thì router sẽ tìm đường dự phòng để thay thế. Một đường dự phòng bắt buộc phải có chi phí mà router lân cận thông báo qua thấp hơn chi phí của đường thành công hiện tại. Nếu trong bảng cấu trúc mạng không có sẵn đường dự phòng thì con đường đến mạng đích tương ứng được đưa vào trạng thái hoạt động (Active) và router bắt đầu gửi các gói yêu cầu đến tất cả các router lân cận để tính toán lại cấu trúc mạng. Sau đó với các thông tin mới nhận được, router có thế sẽ chọn ra được đường thành công hoặc đường dự phòng mới. Đường mới được chọn xong sẽ có trạng thái là Passive.
Bảng cấu trúc mạng còn lưu nhiều thông tin khác về các đường đi. EIGRP phân loại ra đừơng nội vi và đường ngoại vi. Đường nội vi là đường xuất phát từ bên trong hệ thống tự trị AS (Autonomous system) của EIGRP. EIGRP có dán nhãn (Administrator tag) với giá trị từ 0 đến 255 để phân biệt đường thuộc loại nào.
Đường ngoại vi là đường xuất phát từ bên ngoài AS của EIGRP. Các đường ngoại vi là những đường được học từ các giao thức định tuyến khác như RIP, OSPF và IGRP. Đường cố định cũng được xem là đường ngoại vi
2. Thuật toán DUAL
EIGRP thường được xem là giao thức lai vì nó kết hợp các ưu điểm của cả giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách và giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Và thành phần trung tâm của EIGRP là thuật toán cập nhật nhiều mức DUAL (Diffusing Update Algorithm ), là bộ máy tính toán đường đi của EIGRP. Tên đầy đủ của kỹ thuật này là DUAL FSM (finite-state machine-máy trạng thái giới hạn ). FSM là một bộ máy thuật toán nhưng không phải là một thiết bị cơ khí có các thành phần di chuyển được. FSM định nghĩa một tập hợp các trạng thái có thể trải qua, sự kiện nào gây ra trạng thái nào và sẽ có kết quả là gì. FSMs cũng mô tả một thiết bị, một chương trình máy tính, hoặc một thuật toán định tuyến sẽ xử lý một tập hợp các sự kiện đầu vào như thế nào. DUAL FSM đảm bảo rằng mỗi đường là một vòng tự do và những đường có chi phí thấp nhất được DUAL đặt trong bảng định tuyến. DUAL FSM chứa tất cả các logic được sử dụng để tính toán và so sánh đường đi trong mạng EIGRP. EIGRP sẽ giữ những tuyến đường quan trọng này và cấu trúc sẵn có ở tất cả thời gian, để thông tin có thể truy nhập ngay lập tức.
DUAL chạy hai thuật toán song song là định tuyến theo trạng thái đường liên kết (LSP) và định tuyến theo vectơ khoảng cách (DVP)
Thuật toán trạng thái liên kết (LSA): Trong thuật toán trạng thái liên kết, các node mạng quảng bá giá trị liên kết của nó với các node xung quanh tới các node khác. Sau khi quảng bá tất cả các node đều biết rõ topo mạng và thuật toán sử dụng để tính toán con đường ngắn nhất tới node đích
Thuật toán Vector khoảng cách (DVA): Là một thuật toán định tuyến tương thích nhằm tính toán con đường ngắn nhất giữa các cặp node trong mạng, dựa trên phương pháp tập trung được biết đến như là thuật toán Bellman-Ford. Các node mạng thực hiện quá trình trao đổi thông tin trên cơ sở của địa chỉ đích, node kế tiếp, và con đường ngắn nhất tới đích.
Đầu tiên mỗi router sẽ gửi thông tin cho biết nó có bao nhiêu kết nối và trạng thái của mỗi đường kết nối như thế nào, và nó gửi cho mọi router khác trong mạng bằng địa chỉ multicast. Do đó mỗi router đều nhận được từ tất cả các router khác thông tin về các kết nối của chúng. Kết quả là mỗi router sẽ có đầy đủ thông tin để xây dựng cơ sở dữ liệu về trạng thái các đường liên kết. Như vậy mỗi router đều có một cái nhìn đầy đủ và cụ thể về cấu trúc của hệ thống mạng.
Router sẽ lưu tất cả các đường mà router lân cận thông báo qua. Dựa trên thông số định tuyến tổng hợp của mổi đường, DUAL sẽ so sánh và chọn ra đường có chi phí thấp nhất đến đích. DUAL đảm bảo mỗi một đường này là không có lặp vòng. Đường được chọn gọi là đường thành công (successor) và nó sẽ được lưu trong bảng định tuyến, đồng thời cũng được lưu trong bảng cấu trúc mạng. Khi mạng bị đứt thì DUAL sẽ tìm đường dự phòng (feasible successor) trong bảng cấu trúc mạng.
Gói tin hello được gửi theo chu kỳ và EIGRP có thể cấu hình được. Khoảng thời gian hello mặc định phụ thuộc vào băng thông tuy nhiên do gói tin hello rất nhỏ nên nó ít tốn băng thông và thời gian hội tụ nhanh.
Đối với DUAL hoạt động cập nhật được diễn ra liên tục để cập nhật sự thay đổi trạng thái của một đường liên kết va thông tin được phát ra cho tất cả các router trên mạng.
Định dạng bản tin EIGRP
Giao thức định tuyến cổng nội miền mở rộng EIGRP (Enhanced Interior Gateway Routing Protocol) là phiên bản phát triển của giao thức định tuyến nội miền IGRP (Interior Gateway Routing Protocol ). IGRP là giao thức định tuyến vào cổng nội miền của cisco sử dụng trong TCP/IP và OSI internets. Nó được lưu tâm tới như một giao thức cổng vào phía trong nhưng cũng được sử dụng rộng rãi như một giao thức cổng vào ngoài cho định tuyến liên miền. IGRP sử dụng kỹ thuật định tuyến vectơ khoảng cách. Kỹ thuật định tuyến vectơ khoảng cách trong IGRP vẫn được sử dụng cho EIGRP. Những thuộc tính hội tụ và hiệu quả hoạt động của giao thức này đã tiến bộ một cách đáng kể.
Định dạng của tiêu đề bản tin EIGRP được minh họa như sau:
16
32 bits
Version
Opcode
Checksum
Flags
Sequence number
Acknowledge number
Autonomous system number
Type
Length
EIGRP header structure
Hình 2.4 : Cấu trúc tiêu đề bản tin EIGRP
Checksum: kiểm tra cổng.
Opcode: Mã tác vụ
Sequence number: số trình tự
Flag: cờ hiệu
Acknowledge number: số tin ghi nhận
Autonomous system number: số của hệ thống tự trị
Bảng sau là các lọai gói của EIGRP:
Mã tác vụ
Loại
1
Cập nhật
3
Yêu cầu
4
Đáp ứng
5
Hello
6
IPX SAP
10
SIA Yêu cầu
11
SIA Đáp ứng
Các đặc điểm của EIGRP
EIGRP hoạt động khác với IGRP. Về bản chất EIGRP là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách nâng cao nhưng khi cập nhật và bảo trì thông tin router lân cận và thông tin định tuyến thì nó làm việc giống như một giao thức định tuyến theo trạng thái đường liên kết. Sau đây là các ưu điểm của EIGRP so với giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách thông thường:
Tốc độ hội tụ nhanh.
Sử dụng băng thông hiệu quả.
Có hỗ trợ mặt nạ mạng có độ dài thay đổi VLSM (Variable- Length Subnet Mask) và định tuyến liên miền không phân lớp CIDR (Classless Interdomain Routing). Không giống như IGRP, EIGRP có trao đổi thông tin về subnet mask nên nó hỗ trợ được cho hệ thống IP không theo lớp.
Hỗ trợ cho nhiều giao thức mạng khác nhau.
Không phụ thuộc vào giao thức được định tuyến. Nhờ cấu trúc từng phần riêng biệt tương ứng với từng giao thức mà EIGRP không cần phải chỉnh sửa lâu. Ví dụ như khi phát triển để hỗ trợ một giao thức mới như IP chẳng hạn, EIGRP cần phải có thêm phần mới tương ứng cho IP nhưng hoàn toàn không cần phải viết lại EIGRP.
EIGRP router hội tụ nhanh vì chúng sử dụng thuật toán DUAL. DUAL bảo đảm hoạt động không bị lặp vòng khi tính toán đường đi, cho phép mọi router trong hệ thống mạng thực hiện đồng bộ cùng lúc khi có sự thảy đổi xảy ra.
EIGRP sử dụng băng thông (Bandwidth) hiệu quả vì nó chỉ gửi thông tin cập nhật một phần và giới hạn chứ không gửi toàn bộ bảng định tuyến. Nhờ vậy nó chỉ tốn một lượng băng thông tối thiểu khi hệ thống mạng đã ổn định. Điều này tương tự như hoạt động cập nhật của OSPF, nhưng không giống như router OSPF, router EIGRP chỉ gửi thông tin cập nhật một phần cho router nào cần thông tin đó mà thôi, chứ không gửi cho mọi router khác trong vùng như OSPF. Chính vì vậy mà hoạt động cập nhật của EIGRP gọi là cập nhật giới hạn. Thay vì hoạt động cập nhật theo chu kì, các router EIGRP giữ liên lạc với nhau bằng các gói hello rất nhỏ. Việc trao đổi các gói hello theo định kỳ không chiếm nhiều băng thông đường truyền.
EIGRP có thể hỗ trợ cho IP, IPX và Apple Talk nhờ có cấu trúc từng phần theo giao thức (PDMs- Protocol dependent modules). EIGRP có thể phân phối thông tin của IPX RIP và SAP để cải tiến hoạt động toàn diện. Trên thực tế, EIGRP có thể điều khiển hai giao thức này. Router EIGRP nhận thông tin định tuyến và dịch vụ, chỉ cập nhật cho các router khác khi thông tin trong bảng định tuyến hay bảng SAP thay đổi.
EIGRP còn có thể điều khiển giao thức Apple Talk định tuyến bảng duy trì RTMP (Routing Table Maintenance Protocol ). RTMP sử dụng số lượng hop để chọn đường nên khả năng chọn đường không được tốt lắm. Do đó, EIGRP sử dụng thông số định tuyến tổng hợp cấu hình được để chọn đường tốt nhất cho mạng Apple Talk. Là một giao thức định tuyến theo vectơ khoảng cách, RTMP thực hiện trao đổi toàn bộ thông tin định tuyến theo chu kỳ. Để giảm bớt sự quá tải này, EIGRP thực hiện phân phối thông tin định tuyến Apple Talk khi có sự kiện thay đổi mà thôi. Tuy nhiên, Apple Talk client cũng muốn nhận thông tin RTMP từ các router nội bộ, do đó EIGRP dùng cho Apple Talk chỉ nên chạy trong mạng không có client, ví dụ như các liên kết WAN chẳng hạn.
Cấu trúc dữ liệu EIGRP
Giống như OSPF, EIGRP dựa vào nhiều loại gói dữ liệu khác nhau để duy trì các loại bảng của nó và thiết lập mối quan hệ phức tạp với các router lân cận.
Có 5 loại gói EIGRP:
Hello.
Báo nhận.
Cập nhật.
Yêu cầu.
Đáp ứng.
EIGRP dựa vào các gói hello để phát hiện, kiểm tra và tái phát hiện các router lân cận. Tái phát hiện có nghĩa là router EIGRP không nhận được hello từ một router lân cận trong suốt khoảng thời gian lưu giữ nhưng sau đó router lân cận này lại tái lập lại thông tin liên lạc.
Chu kỳ gửi hello của EIGRP router có thể cấu hình được. Khoảng thời gian hello mặc định phụ thuộc vào băng thông trên từng cổng của router. Trong mạng IP, EIGRP router gửi hello theo địa chỉ multicast 224.0.0.10.
EIGRP router lưu thông tin về các router lân cận trong bảng láng giềng. Bảng láng giềng này có lưu số thứ tự (Seq No) và thời gian lưu giữ của gói EIGRP cuối cùng nhận được từ mỗi router lân cận. Theo định kỳ và trong giới hạn của khoảng thời gian lưu giữ, router phải nhận được gói EIGRP thì những đường tương ứng mới có trạng thái Passive. Trạng thái Passive có nghĩa là trạng thái hoạt động ổn định.
Nếu router không nghe ngóng được gì về router lân cận trong suốt khoảng thời gian lưu giữ thì EIGRP sẽ xem như router lân cận đó đã bị sự cố và DUAL sẽ phải tính toán lại bảng định tuyến. Mặc định, khoảng thời gian lưu giữ gấp 3 lần chu kỳ hello. Người quản trị mạng có thể cấu hình giá trị cho 2 khoảng thời gian này phù hợp với hệ thống của mình.
Bảng giá trị mặc định của thời gian hello và thời gian lưu giữ
OSPF bắt buộc các router lân cận với nhau phải có cùng khoảng thời gian hello và khoảng thời gian bất động thì mới có thể thông tin liên lạc với nhau được. EIGRP thì không yêu cầu như vậy. Router sẽ học các khoảng thời gian của router lân cận thông qua việc trao đổi gói hello. Chúng sẽ dùng thông tin trong đó để thiết lập mối quan hệ ổn định mà không cần các khoảng thời gian này phải giống nhau giữa chúng.
Gói hello thường được gửi theo chế độ không bảo đảm tin cậy. Điều này có nghĩa là không có báo nhận cho các gói hello.
EIGRP router sử dụng gói báo nhận để xác nhận là đã nhận được gói EIGRP trong quá trình trao đổi tin cậy Giao thức vận chuyển tin cậy RTP (Reliable Transport Protocol) cung cấp dịch vụ liên lạc tin cậy giữa hai host EIGRP. Gói báo nhận chính là gói hello mà không có dữ liệu. Không giống như hello được gửi multicast, các gói báo nhận chỉ gửi trực tiếp cho một máy nhận. Báo nhận có thể được kết hợp vào loại gói EIGRP khác như gói trả lời chẳng hạn.
Gói cập nhật được sử dụng khi router phát hiện được một router lân cận mới. Router EIGRP sẽ gửi gói cập nhật cho router lân cận mới này để nó có thể xây dựng bảng cấu trúc mạng. Có thể sẽ cần nhiều gói cập nhật mới có thể truyền tải hết các thông tin cấu trúc mạng cho router lân cận này.
Gói cập nhật còn được sử dụng khi router phát hiện sự thay đổi trong cấu trúc mạng. Trong trường hợp này, EIGRP router sẽ gửi multicast gói cập nhật cho mọi router lân cận của nó để thông báo về sự thay đổi. Mọi gói cập nhật đều được gửi bảo đảm.
EIGRP router sử dụng gói yêu cầu khi nó cần một thông tin đặc biệt nào đó từ một hay nhiều router lân cận của nó. Gói đáp ứng được sử dụng để trả lời cho các gói yêu cầu.
Nếu một EIGRP router mất đường thành công và nó không tìm được đường dự phòng để thay thế thì DUAL sẽ đặt con đường đến mạng đích đó vào trạng thái hoạt động (Active). Sau đó router gửi multicast gói yêu cầu đến tất cả các router lân cận để cố gắng tìm successor mới cho mạng đích này. Router lân cận phải trả lời bằng gói đáp ứng để cung cấp thông tin hoặc cho biết là không có thông tin nào khác có thể khả thi. Gói yêu cầu có thể được gửi multicast hoặc chỉ gửi cho một máy, còn gói đáp ứng thì chỉ gửi cho máy nào gửi yêu cầu mà thôi. Cả hai loại gói này đều được gửi bảo đảm.
III. Cấu hình EIGRP
Cấu hình EIGRP
Trừ thuật toán DUAL là phức tạp, còn cấu hình EIGRP thì khá đơn giản, Tùy theo giao thức được định tuyến là IP,IPX hay Apple Talk mà câu lệnh cấu hình EIGRP sẽ khác nhau. Phần sau đây chỉ đề cập đến cấu hình EIGRP cho giao thức IP.
Sau đây là các bước cấu hình EIGRP cho IP:
Hình 3.1 Mạng liên kết bằng giao thức EIGRP
1. Sử dụng lệnh sau để khởi động EIGRP và xác định con số của hệ thống tự trị:
router(config)# router eigrp autonomous-system-number
Thông số autonomous-system-number xác định các router trong một hệ thống tự trị. Những router nào trong cùng một hệ thống mạng thì phải có con số này giống nhau.
2. Khai báo những mạng nào của router mà bạn đang cấu hình về hệ thống tự trị EIGRP:
router(config-router)#network network-number
Thông số network –number là địa chỉ mạng của các cổng giao tiếp trên router thuộc về hệ thống mạng EIGRP. Router sẽ thực hiện quảng cáo thông tin về những mạng được khai báo trong câu lệnh network này.
Chỉ khai báo những mạng nào kết nối trực tiếp vào router mà thôi.
3. Khi cấu hình cổng serial để sử dụng trong EIGRP, việc quan trọng là cần đặt băng thông cho cổng này. Nếu chúng ta không thay đổi băng thông của cổng, EIGRP sẽ sử dụng băng thông mặc định của cổng thay vì băng thông thực sự. Nếu đường kết nối thực sự chậm hơn, router có thể không hội tụ được, thông tin định tuyến cập nhật có thể bị mất hoặc là kết quả chọn đường không tối ưu. Để đặt băng thông (Bandwidth) cho một cổng serial trên router, dùng câu lệnh sau chế độ cấu hình của cổng đó:
router(config-if)# bandwidth kilobits
Giá trí băng thông khai trong lệnh bandwidth chỉ đựơc sử dụng tính toán cho tiến trình định tuyến, giá trị này nên khai đúng với tốc độ của cổng.
4. Cisco còn khuyến cáo nên thêm câu lệnh sau trong cấu hình EIGRP:
router(config-if)# eigrp log-neighbor-changes
Câu lệnh này sẽ làm cho router xuất ra các câu thông báo mỗi khi có sự thay đổi của các router lân cận liên kết trực tiếp giúp chúng ta theo dõi sự ổn định của hệ thống định tuyến và phát hiện sự cố nếu có.
Duy trì bảng định tuyến
DUAL ghi nhận tất cả các đường do router lân cận quảng cáo và sử dụng thông số định tuyến tổng hợp để so sánh giữa chúng. Đồng thời DUAL cũng đảm bảo mỗi đường đi này không bị lặp vòng.
Đường đến một đích có chi phí thấp nhất sẽ được DUAL đưa lên bảng định tuyến. Đường này gọi là đường thành công (successor). Đường thành công cũng được lưu trong bảng cấu trúc mạng.
EIGRP lưu thông tin quan trọng về đường đi trong bảng láng giềng và bảng cấu trúc mạng. Hai bảng này cung cấp thông tin đầy đủ cho DUAL. Dựa vào đó DUAL còn có thể chọn đường thay thế nhanh chóng khi cần thiết.
Khi một đường liên kết bị đứt, DUAL tìm đường dự phòng (feasible successor) trong bảng cấu trúc mạng. Nếu không tìm thấy đường dự phòng thì đường đi đến mạng đích này được đánh dấu trạng thái là Active. Sau đó router gửi các gói yêu cầu đến tất cả các router lân cận của nó để yêu cầu cung cấp thông tin mạng. Với thông tin mới nhận được, DUAL sẽ tính toán lại đường thành công và đường dự phòng mới.
Sau khi DUAL đã tính toán xong, đường thành công được đưa vào bảng định tuyến. Đường thàng công và đường dự phòng được đặt trong bảng cấu trúc mạng. Trạng thái đường đến mạng đích này được chuyển từ Active sang Passive. Trạng thái này có nghĩa là con đường đã hoạt động tin cậy.
EIGRP router sử dụng các gói hello rất nhỏ để thiết lập mối quan hệ trực tiếp với các router lân cận. Mặc định, gói hello được gửi theo chu kỳ 5 giây/lần. Nếu EIGRP router vẫn nhận được đều đặn các gói hello theo định kỳ thì có nghĩa là router lân cận đó cùng với các con đường của nó vẫn còn hoạt động bình thường.
Khi phát hiện một router lân cận mới, router sẽ ghi nhận lại địa chỉ và cổng kết nối của router lân cận đó. Thông tin này được lưu trong bảng láng giềng. Khi router lân cận gửi gói hello, trong đó có thông số về khoảng thời gian lưu giữ. Đây là khoảng thời gian mà router vẫn chờ và xem là router lân cận vẫn còn hoạt động và kết nối được. Hay nói cách khác, nếu rouetr không nhận được gói hello trong suốt khoảng thời gian lưu giữ thì khi khoảng thời gian này kết thúc, router lân cận xem như không kết nối được nữa hoặc không còn hoạt động nữa, DUAL sẽ thông báo sự thay đổi này và thực hiện tính toán lại với cấu trúc mạng mới.
3. Xử lý sự cố cấu hình EIGRP
EIGRP hoạt động ổn định, sử dụng băng thông hiệu quả và khá đơn giản trong việc theo dõi và xử lý sự cố.
Dùng lệnh router eigrp autonomous-system để khởi động tiến trình định tuyến EIGRP trên router:
R1(config) # router eigrp 100
Để có thể trao đổi thông tin định tuyến với nhau, mỗi router trong mạng EIGRP phải có số autonomous-system giống nhau.
Sau đó dùng lệnh network network-number để khai báo các cổng giao tiếp trên router tham gia vào tiến trình cập nhật EIGRP.
R1(config-router) # network 172.30.0.0
R1(config-router) # network 192.168.3.0
Để kiểm tra cấu hình của EIGRP dùng lệnh show running configuration và show ip protocol
Sau đây là một số nguyên nhân có thể làm cho EIGRP hoạt động không đúng:
Có sự cố kết nối ở lớp 1 và lớp 2.
Chỉ số của hệ thống tự trị AS (Autonomous-system) không giống nhau trên các router EIGRP.
Kết nối bị nghẽn mạch hoặc đứt mạch.
Cổng giao tiếp trên router bị sự cố.
Chế độ tổng hợp đường đi tự động đang được sử dụng trong mạng có sơ đồ địa chỉ không liên tục.
Sử dụng lệnh no auto-summary để tắt chế độ tổng hợp đường đi tự động trên router.
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất làm cho router mất một router lân cận là do đường kết nối bị đứt. Một nguyên nhân khác có thể là do thời gian lưu giữ hết hạn. Trong hầu hết các mạng, hello được gửi theo chu kỳ 5 gây/lần, do đó giá trị của khoảng thời gian lưu giữ mà bạn thấy trong kết quả hiển thị của lệnh show ip neighbors phải nằm trong khoảng từ 10 đến 15
Chương IV : OSPF
I. Giới thiệu về OSPF.
Open Shortest Path First (OSPF) được phát triển bởi Internet Engineering Task Force (IETF) như một sự thay thế những hạn chế cũng như nhược điểm của RIP.
OSPF là một link state protocol, như tên gọi của mình nó sử dụng thuật toán Dijkstra'’ Shortest Path First (SPF) để xây dựng routing table và open nói nên tính phổ biến của nó. OSPF đã được John Moy đưa ra thông qua một số RFC, gần đây nhất là RFC 2328.
Giống như các link state protocol, OSPF có ưu điểm là hội tụ nhanh, hỗ trợ được mạng có kích thước lớn và không xảy ra routing loop. Bên cạnh đó OSPF còn có những đặc trưng sau:
Sử dụng area để giảm yêu cầu về CPU, memory của OSPF router cũng như lưu lượng định tuyến và có thể xây dựng hierarchical internetwork topologies.
Là giao thức định tuyến dạng clasless nên hỗ trợ được VLSM và discontigous network.
OSPF sử dụng địa chỉ multicast 224.0.0.5 (all SPF router) 224.0.0.6 (DR và BDR router) để gửi các thông điệp Hello và Update.
OSPF còn có khả năng hỗ trợ chứng thực dạng plain text và dạng MD5.
Sử dụng route tagging để theo dõi các external route.
OSPF còn có khả năng hỗ trợ Type of Service.
II. Hoạt động của OSPF
Các OSPF-speaking router gửi các Hello packet ra tất cả các OSPF-enable interface. Nếu 2 router sau khi trao đổi Hello packet và thoả thuận một số thông số chúng sẽ trở thành neighbor.
Adjacency có thể được tạo qua virtual point-to-point link hay được tạo qua một vài neighbor. OSPF định nghĩa ra một số loại network và một số loại router. Sự thiết lập một adjacency được xác định bởi loại router trao đổi Hello và loại network mà Hello trao đổi qua.
Mỗi router gửi các link state advertisement (LSA) qua tất cả adjacency. LSA mô tả tất cả các interface của router (link) và trạng thái của link. Các link này có thể là stub network, tới OSPF router khác, tới network trong cùng một area, tới external network. Do có rất nhiều loại link state information cho nên OSPF định nghĩa ra đến 11 loại LSA.
Mỗi router nhận một LSA từ neighbor với link state database của neighbor đó và gửi một copy của LSA tới tất cả neighbor khác của nó.
Bằng cách flooding các LSA toàn bộ một area, tất cả router sẽ xây dựng chính xác link state database.
Khi database được hoàn tất, mỗi router sử dụng thuật toán SPF để xây dựng nên SPF tree.
Mỗi router sẽ xây dựng nên routing table từ SPF tree.
Neighbor và Adjacency
Trước khi bất kỳ LSA nào được gửi, OSPF router phải khám khám phá neighbor của chúng và thiết lập adjacency. Các neighbor sẽ được ghi lại vào trong neighbor table, cùng với link (interface) mà trên đó neighbor được định vị và thông tin cần thiết để duy trì neighbor.
Hello protocol.
Hello protocol có đặc trưng sau: Nó là cách thức mà neighbor được khám phá và Nó quảng bá một vài thông số mà qua đó 2 router phải đồng ý trước khi chúng trở thành neighbor
Hello packet hoạt động giông như keepalive giữa các neighbor.
Đảm bảo thông tin 2 chiều giữa các neighbor.
Bình bầu DR và DBR đối với môi trường multiaccess.
OSPF-speaking router đều đặn gửi Hello packet ra tất cả OSPF-enable interface. Khoảng thời gian này gọi là HelloInterval, mặc định khoảng thời gian này là 10 giây và ta có thể thay đổi nó. Nếu router không nhận được Hello từ neighbor sau khi hết thời gian RouterDeadInterval (gấp 4 lần HellInterval) nó sẽ công bố neighbor bị down.
Network types.
OSPF định nghĩa 5 loại network:
Hello protocol có đặc trưng sau: Nó là cách thức mà neighbor được khám phá và Nó quảng bá một vài thông số mà qua đó 2 router phải đồng ý trước khi chúng trở thành neighbor.
Broadcast network: như là Ethernet, Token Ring và FDDI. Broadcast network là multi-access trong đó có khả năng kết nối nhiều hơn 2 thiết bị và chúng là broadcast có nghĩa là tất cả các thiết bị có thể nhận được gói tin khi chỉ có một gói được truyền một lần. OSPF router trên broadcast network sẽ bình bầu DR và BDR sẽ được đề cập trong phần sau.
NBMA network: như là X.25, Frame Relay và ATM. Chúng có khả năng kết nối nhiều hơn 2 router nhưng không có khả năng broadcast. Có nghĩa là một packet được gửi bởi một router sẽ không thể được nhận bởi tất cả các router khác. Các OSPF router trên mạng NBMA có bình bầu DR và BDR nhưng tất cả OSPF packet đều là unicast.
Point-to-multipoint network: nó là một trường hợp đặc biệt trong cấu hình của NBMA network. Router trên các mạng này không có quá trình bình bầu DR và BDR và các OSPF packet được gửi dưới dạng multicast.
Virtual link: là trường hợp đặc biệt trong cấu hình. OSPF packet được gửi dưới dạng unicast qua virtual link.
Bình bầu DR và BDR.
Quá trình bình bầu DR và BDR được kích hoạt bởi interface state machine, để quá trình bình bầu được thực hiện thì một số điều kiện sau phải tồn tại:
Mỗi interface của router mà nối vào multi-access network có một Router priority, là một số nguyên từ 0 đến 255. Đối với các Cisco router thông số này có giá trị mặc định là 1. Router với priority là 0 sẽ bị loại khỏi quá trình bình bầu DR và BDR.
Hello packet phải có trường để cho router gửi xác định Router priority và IP address của interface của router để bình bầu DR và BDR.
Khi một interface lần đầu trở thành active trên multi-access network, nó thiết lập trường DR và BDR có giá trị là 0.0.0.0. Và nó cũng thiết lập wait timer cùng với giá trị Router DeadInterval.
Tồn tại interface trên multi-access network ghi lại address của DR và BDR trong interface data structure.
Quá trình bình đầu DR và BDR diễn ra theo các trình tự sau:
Sau khi 2-Way state được thiết lập với một hay nhiều neighbor, trường Priority, DR và BDR sẽ được xem xét trong Hello của neighbor. Danh sách tất cả router đủ tư cách tham gia bình bầu được thiết lập .(router có priority lớn hơn 0 và neighbor của nó ở trạng thái 2-Way state); tất cả router công bố chúng là DR (interface addresss của chúng được lưu trong trường DR của Hello packet); và tất cả các router công bố chúng là BDR (interface address của chúng được lưu trong trường BDR của Hello packet).
Từ danh sách những router đủ tư cách, nó sẽ tạo một subset những router không đòi hỏi là DR.
Nếu một hoặc nhiều hơn neighbor trong subset này chứa interface address của nó trong trường BDR, neighbor với highest priority sẽ công bố là BDR. Nếu priority bằng nhau thì neighbor với highest router ID sẽ được chọn.
Nếu có một hoặc nhiều hơn eligible router có interface address của nó trong trường DR thì neighbor với highest priority sẽ công bố là DR. Nếu priority bằng nhau thì neighbor với highest Router ID sẽ được chọn là DR.
Nếu không có router công bố là DR thì BDR sẽ trở thành DR.
Nếu router thực hiện hiện tính toán là DR hay BDR mới được bầu chọn hay chưa bình bầu được DR, BDR thì thực hiện repeat từ bước 2 đến bước 6. Chú ý: khi một OSPF router trở thành active và khám phá neighbor của nó, nó sẽ kiểm tra hiệu lực của DR và BDR.
Nếu DR và BDR tồn tại thì router sẽ chấp nhận nó.
Nếu BDR không tồn tại, quá trình bình bầu BDR sẽ diễn ra và router với highest priority sẽ trở thành BDR. Nếu priority bằng nhau thì router có highest router ID sẽ trở thành BDR.
Nếu không có active DR thì BDR tăng cấp làm DR và quá trình bình bầu BDR mới bắt đầu.
Neighbor States.
Down: Không có Hello packet được nhận từ neighbor.
Init: Một Hello packet được nhận từ neighbor nhưng local router không nhìn thấy nó trong Hello packet. Bi-directional communication chưa được thiết lập.
Attempt: Neighbor phải cấu hình bằng tay cho trạng thái này. Nó chỉ áp dụng chỉ cho NBMA network connection và cho biết rằng không có thông gần đây được nhận từ neighbor.
2-Way: Hello packet được nhận từ neighbor và chứa đựng Router ID trong trường Neighbor. Bi-directional communication được thiết lập.
ExStart: Quan hệ Masterr/Slave được thiết lập bằng cách trao đổi Database Description (DD) packet. Router với highest Router ID sẽ trở thành Master.
Exchange: thông tin định tuyến được trao đổi thông qua DD và LSR packet.
Loading: Link-State Request packet được gửi tới neighbor để yêu cầu cho bất kỳ LSA mới được tìm thấy trong state Exchange.
Full: tất cả LSA được đồng bộ giữa các adjacency.
Xây dựng một Adjacency.
Neighbor trên point-to-point, point-to-multipoint, và virtual link network luôn luôn trở thành adjacency trừ phải những thông số trong Hello packet không sao khớp. Trên Broadcast và NBMA network, thì DR và BDR sẽ trở thành adjacency với tất cả neighbor nhưng không có adjacency giữa cac Drother.
Quá trình xây dựng Adjacency sử dụng 3 loại OSPF packet: Database Description packet (type 2), Link State Request packet (type 3).
Database Description packet có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xây dựng adjacency. Như tên gọi của mình, nó mang thông tin mô tả tóm tắt của mỗi LSA trong Link state database của router gửi. Những thông tin mô tả này không phải là các LSA trọn vẹn mà chỉ đơn thuần là header của chúng-trong DD packet có 3 flag để điều khiển quá trình xây dựng adjacency.
Bit I (Initial), nó được thiết lập để cho biết DD packet đầu tiên được gửi.
Bit M (More), nó được thiết lập để cho biết rằng đó không phi là DD packet cuối cùng được gửi.
Bit MS (Master/Slave), nó được thiết lập để cho biết DD packet được gửi bởi Master router.
LSA Flooding.
Để mỗi node đưa các route một cách thích hợp chính xác qua mang, liên mạng thì mỗi node phải có một topology database của toàn mạng.
Database này bao gồm tất cả các LSA mà router nhận được. Bất cứ một sự thay đổi mạng nào đều được thể hiện trong các LSA. Flooding là quá trình khi một sự thay đổi suy ra thì các LSA mới được gửi qua mạng để đảm bào rằng database của mỗi node được update và giống y hệt các database của node còn lại khác.
Quá trình flooding được tạo bởi 2 loại gói sau: Link State Update packets (type 4), Link State Acknowledgment packets (type 5).
Trên point-to-point network, Link State Update packet được gửi bằng địa chỉ multicast là 224.0.0.5.
Trên point-to-multipoint network và virtual link network, Link State Update packet được gửi dưới dạng unicast tới interface address của adjiaceny của nó.
Trên broadcast network, Drother chỉ là adjacency với DR và BDR. Do đó update packet được tới DR và BDR với địa chỉ là 224.0.0.6. Sau đó chỉ có DR router gửi update dưới dạng multicast với địa chỉ 224.0.0.5 tới tất cả các DRother router. Tiếp đó các DR, BDR router, DRother router flood LSA ra tất cả các interface còn lại.
Trên mạng NBMA network (full), quá trình trên cũng tương tự như vậy trừ điểm sau là các LSA được gửi dưới dạng unicast.
Mỗi một LSA riêng lẻ được truyền đều phải được báo nhận. Điều này được thực hiện bằng một trong các cách sau:
Implicit acknowledgment: neighbor thực hiện báo nhận cho một LSA bằng cách gửi lại một Link State Acknowledgement về nơi gửi.
Implicit acknowledgement: neighbor thực hiện báo nhận cho một lSA bằng cách gửi một copy của LSA về cho nơi gửi.
Tính toán SPF tree.
Shortest Path First (SPF) là những tuyến đường qua mạng tới bất kỳ destination nào. Có 2 loại destination được thừa nhận trong OSPF:
Network Router: là các area border router (ABR) và autonomous system boundary router (ASBR). Chỉ một lần sau khi tất cả các OSPF router đồng bộ được link state database, mỗi router sẽ tính toán SPF tree cho mỗi destination mà nó biết. Sự tính toán này được thực hiện bởi thuật toán Dijkstra.
Metric của OSPF: OSPF đề cập đến metric là cost. Cost của toàn tuyến là tổng của cost của các outgoing interface dọc theo tuyến đường đó. Cách tính cost được IETF đưa ra trong RFC 2328. Cisco đã thực thi cách tính cost của riêng mình như sau: 108/bandwidth với giá trị bandwidth được cấu hình cho mỗi interface.
III. OSPF với Multi-Area.
Như ta đã biết khi kích thước mạng càng lớn thì số lượng các LSA càng lớn, kich thước database sẽ rất lớn…Chính những điều đó sẽ làm tăng yêu cầu về CPU cũng như memory của OSPF router. Để giải quyết vấn đề trên OSPF đã đưa ra kỹ thuật Multi-Area.
1. Ưu điểm của Multi-Area.
Mỗi router phải chia sẻ một link state database giống hệt nhau chỉ với router trong cùng area với chính nó chứ không phải là toàn mạng. Do đó giảm được kích thước của database dẫn tới giảm yêu cầu tới phần cứng của router như: memory.
Giảm kích thước link state database có nghĩa là giảm số lượng LSA phải xử và do đó giảm tác động trên CPU.
Bởi vì link state database chỉ phải duy trì database trong một area cho nên hầu hết flooding chỉ giới hạn trong một area.
2. Một số loại Area trong OSPF (OSPF Area Types).
a. Stub Area.
Một stub area là một area mà các External LSA không được flood vào trong area đó. Trong stub area sẽ không có LSA loại 4 và 5 hay những LSA đó bị block. ABR tại cạnh của stub area sẽ sử dụng Network Summary để quảng bá một default route (destination là 0.0.0.0) vào trong area. Bất cứ destination của Internal Router không thể match tới một intra hay inter area, route đó sẽ được match với default route. Bởi vì default route được mang bởi LSA loại 3, nó sẽ không được quảng bá ra ngoài area.
Sự thực thi của router trong stub area được cải thiện, memory được bảo tồn và giảm kích thước database của chúng. Tất nhiên sự cải thiện này càng rõ ràng trong internetwork với rất nhiều LSA loại 5.
Bên cạnh đó nó vẫn mang những nhược điểm của mình:
- Như bất kỳ area nào, tất cả router trong stub area phải có một link state database giống hệt nhau. Để đảm bảo điều kiện này, tất cả các stub router sẽ thiết lập một flag (bit_E) trong Hello packet là 0. Chúng sẽ không chấp nhận bất cứ Hello packet nào có bit_E là 1, kết quả là adjacency không được thiết lập với bất cứ router nào không được cấu hình là stub router.
- Virtual link không được cấu hình trong stub area.
- Không có router nào trong stub area có thể là ASBR. Vì trong stub area không có LSA loại 5.
- Một stub area có thể có hơn một ABR nhưng bởi vì sử dụng defaul route, Internal router không thể xác định được router nào sẽ là gateway tối ưu tới ASBR.
b. Totally Stubby Areas.
Totally stubby area: sử dụng default không chỉ cho destination external tới autonomous system mà còn cho destination external tới area. ABR của totally stubby area sẽ không chỉ block AS External LSA mà còn block tất c Summary LSA trừ LSA loại 3 nào để quảng bá default route.
c. Not-So-Stubby Area.
Not-so-stubby areas(NSSA): cho phép external route được quảng bá vào trong OSPF autonomous system trong khi dữ lại những đặc tính còn lại của stub area. Cụ thể là ASBR trong một NSSA sẽ sinh ra LSA loại 7 để quảng bá external destination. Những External LSA được flood khắp NSSA area nhưng chúng sẽ bị block tại ABR.
Tóm lại ta có bảng tổng kết sau:
IV. Định dạng gói tin OSPF.
OSPF packet được đóng gói trong IP packet tương ứng với trường Protocol number là 89, do vậy maximum của OSPF packet là 1500 octet. OSPF packet header là giống đối với các loại OSPF packet khác nhau nhưng OSPF packet data thì biến đổi tuỳ theo loại OSPF packet.
Chú ý: IP packet với protocol number = 89 thì trường TTL luôn luôn bằng 1 để đảm bảo rằng packet không bao giờ đi quá một hop.
1. The Packet Header.
Tất cả các OSPF packet đều có chung một dạng như sau:
Trong đó:
Version: là phiên bản OSPF, phiên bản gần đây nhất là 2.
Type: xác định ra loại OSPF packet. Có 5 loại OSPF packet như sau:
Packet length: là độ dài của OSPF packet gồm cả header (đơn vị là octet).
Router ID: là ID của router gửi.
Area ID: là area mà từ đó packet được gửi. Nếu packet được gửi qua virtual link, Area ID sẽ là 0.0.0.0 (backbone Area ID) bởi vì virtual link luôn được gắn với backbone.
Checksum: kiểm tra toàn bộ packet kể của header.
AuType: xác định loại nhận thực được sử dụng. Bảng sau là cấc loại nhận thực có thể:
a.The Hello Packet.
Hello packet được dùng để thiết lập và duy trì adjiacecy. Hello packet mang những thông số mà neighbor phải đồng ý để trở thành adjacency.
Network Mask: là address mask của interface mà packet được gửi từ đó. Nếu mask này không match với interface mà packet được nhận thì packet sẽ bị drop.
Hello Interval: là chu kỳ gửi bản tin Hello, được tính bằng giây. Nếu router gửi và nhận không có cùng thông số này nó sẽ không thiết lập quan hệ neighbor.
Options: trường này trong Hello packet đảm bảo ràng neighbor có khả năng tương thích. Router có thể từ chối một neighbor nếu khả năng này là không tương thích.
Router Priority: được sử dụng để bình bầu DR và BDR. Nếu nó được thiết lập giá trị là 0 thì sẽ loại khỏi quá trình bình bầu DR và BDR.
Router Dead Interval: là số giây mà router gửi đợi một Hello packet từ neighbor trước khi công bố neighbor dead. Nếu thông số này trong Hello đến không giống với thông số của nó thì packet sẽ bị drop.
Designated Route: là IP address của interface của DR trên mạng (không phải là Router ID của nó).
Backup DR: là IP address của interface của BDR trên mạng.
Neighbor: chứa danh sách tất cả neighbor trên mạng mà router gửi nhận từ các Hello hợp lệ.
b.The Database Description Packet.
Database Description packet: nó được sử dụng khi một adjacency được thiết lập. Mục đích chính của DD packet là mô tả một vài hay tất cả LSA trong database cho đến khi nào có thẻ xác định là match LSA trong database của nó.
Interface MTU: là kích thước lớn nhất của IP packet (đơn vị là octet) mà packet có thể được gửi đi mà không bị phân mảnh. Trường này được thiết lập là 0x0000 khi packet được gửi qua virtual link.
Option: là trường tuỳ chọn, router sẽ không chuyển tiếp LSA nếu không thoả mãn điều kiện trong trường Option.
Có 5 bit không sử dụng và có giá trị là: 00000b.
Ba bit I, M và MS đã giới thiệu trong phần building adjacency.
DD Sequence Number: trường này để đảm bảo rằng DD packet được nhận đúng thứ tự trong quá trình đồng bộ database. Thông số này luôn luôn được thiết lập bởi master cho DD packet đầu tiên và tăng dần lên trong các DD packet gửi sau.
LSA Header: danh sách của một vài hay tất cả LSA header trong link state database của router gửi.
c.The Link State Request Packet.
Trong quá trình đồng bộ database khi router nhận các DD packet, router sẽ kiểm tra xem LSA header trong DD packet nếu không có trong database của nó thì những LSA này ghi lại vào Link State Request list. Router sẽ gửi một hay một vài Link State Request packet hỏi neighbor về LSA đó.
Link State Type: xác định loại LSA (router LSA, network LSA...).
Link State ID: xác định ra LSA header.
Advertising Router: là router ID của router mà gửi LSA.
d.The Link State Update Packet.
Nó được sử dụng khi flood LSA và gửi LSA trả lời cho Link State Request packet.
Number of LSAs: xác định số LSA trong packet này.
LSAs: là full LSA (header + data). Mỗi update có thể mang nhiều LSA tới maximum kích thước của packet cho phép trên link.
e. The Link State Acknowledgment Packet.
Được sử dụng để tạo quá trình flood các LSA môt cách tin cậy (reliable).V. Ưu, nhược điểm:
OSPF ra đời là để hoàn thiện việc định tuyến và khắc phục các hạn chế của RIP, vì vậy ta chủ yếu nói đến ưu điểm cua OSPF. OSPF có các ưu điểm:
Tốc độ hội tụ nhanh.
Hỗ trợ mạng con (VLSM) .
Có thể áp dụng cho mạng lớn .
Chọn đường theo trạng thái đường link hiệu quả hơn distance vector
Đường đi linh hoạt hơn .
Hỗ trợ xác thực (Authenticate).
Hỗ trợ xác thực (Authenticate). Trong 1 hệ thống dùng disistance vector (RIP) thì một mạng đích quá 15 router thì không thể đến được. Điều này làm kích thước mạng dùng RIP nhỏ, khả năng mở rộng kém. OSPF thì không bị giới hạn về kích thước, tăng khả năng mở rộng.
OSPF có thể cấu hình theo nhiều vùng (area), bằng cách này có thể giới hạn lưu thông trong từng vùng. Thay đổi vùng này không ảnh hưởng đến vùng khác. Do vậy khả năng mở rộng cao .
VI. Cấu hình OSPF.
1. Enabling OSPF.
Lệnh để kích hoạt OSPF là:
Lab_A (config) #router ospf ?
Một giá trị trong miền 1 – 65535 định danh OSPF process ID, đó là số duy nhất trên router này mà nhóm lại một loạt các lệnh cấu hình OSPF trong một tiến trình đang chạy xác định.
2. Cấu hình OSPF areas.
Sau khi định danh tiến trình OSPF, bạn cần định danh interface mà bạn muốn để kích hoạt sự liên lạc OSPF trên đó. Việc này cũng sẽ cấu hình mạng mà bạn sẽ công khai cho những người khác. OSPF sẽ sử dụng ký tự đại diện trong việc cấu hình.
VD Lệnh cấu hình: Lap_A#config t
Lap_A (config) router ospf 1
Lap_A (config – router)#network 10.0.0.0 0.255.255.255
Area ?
OSPF Area ID as a demical value
A.B.C.D OSPF Area ID in IP address format
Lap_A (config – router)#network 10.0.0.0 0.255.255.255
Area 0
Đối số của lệnh network là số hiệu network (10.0.0.0) và ký tự đại diện mask (0.255.255.255). Sự kết hợp của 2 số này sẽ định danh interface mà OSPF sẽ hoạt động trên đó và cũng bao gồm các thông báo OSPF LSA của nó. OSPF sẽ sử dụng lệnh để tìm interface trên router được cấu hình trong mạng 10.0.0.0 và nó sẽ thay thế interface mà nó tìm thấy trong area 0. Lưu ý rằng bạn có thể tạo hơn 4,2 tỷ area, bạn cũng có thể dán nhãn cho area theo định dạnh IP address.
Octet 0 trong wildcard mask biểu thị với octet tương ứng trong mạng phải phù hợp một cách chính xác.
Đối số cuối cùng là số area, nó biểu thị area mà interface được định danh trong mạng và phần wildcard mask thuộc sở hữu. Nhớ rằng router OSPF sẽ chỉ trở thành neighbor nếu interface của chúng chia sẻ một mạng đã được cấu hình. Định dạng của số area là một trong các giá trị thập phân từ 1 đến 4294967295. Vd area 0.0.0.0 là area chính thống và nó đồng nhất với area 0.
3. Xác nhận cấu hình OSPF.
Ta dùng các lệnh: Lap_A#sh ip route
Lap_A#sho ip ospf
Lap_A#sho ip ospf database
Lap_A#sho ip ospf interface
Lap_A#sho ip ospf neighbor
Lap_A#sh ip ospf protocols
4. Cấu hình loopback interface.
Lap_A#sh ip ospf
Lap_A#config t
Lap_A (config) #int loopback 0
Lap_A (config – if) #ip address 172.16.10.1 255.255.255.0
Lap_A (config - if) #no shut
Lap_A (config - if) #^Z
5. Xác nhận loopback và RIDs .
- Để xác nhận địa chỉ loopback ta sử dụng lệnh:
Lap_A#shoư running – config
Để xác nhận RIDs ta lần lượt gõ các lệnh:
Lap_A#sho ip ospf database
Lap_A#sho ip ospf interface
Lap_A#show ip ospf
Chương V : DEMO
Cấu hình Router0:
Router>en
Router#conf t
Router(config)#hostname Router0
Cấu hình cổng serial0/2
Router0(config)# interface serial 0/2 /*cấu hình cổng serial 0/2*/
Router0(config-if)#ip address 192.168.3.2 255.255.255.252
Router0(config-if)#clock rate 64000
Router0(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#exit
Cấu hình cổng fa0/0
Router0(config)#interface fastEthernet 0/0 /*cấu hình cổng fastEthernet 0/0*/
Router0(config-if)#ip address 192.168.1.1 255.255.255.0
Router0(config-if)#no shutdown
Router0(config-if)#exit
Cấu hình Router Router4:
Router#:>en
Router#confi t
Router(config)#hostname Router4
Cấu hình cổng serial0/2
Router4(config)# interface serial 0/2
Router4(config-if)#ip address 192.168.6.2 255.255.255.252
Router4(config-if)#no shutdown
Router4(config-if)#exit
Cấu hình cổng fa0/0
Router4(config)# interface fastEthernet 0/0
Router4(config-if)#ip address 192.168.7.1 255.255.255.0
Router4(config-if)#no shutdown
Router4(config-if)#exit
Cấu hình Router Router3:
Router>en
Router#configure terminal
Router(config)#hostname Router3
Cấu hình cổng serial0/2
Router0(config)# interface serial 0/2
Router0(config-if)#ip address 192.168.5.2 255.255.255.252
Router0(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#exit
Cấu hình cổng fa0/0
Router3(config)#interface fastEthernet 0/0
Router3(config-if)#ip address 192.168.8.1 255.255.255.0
Router3(config-if)#no shutdown
Router3(config-if)#exit
Cấu hình Router Router2:
Router>en
Router#configure terminal
Router(config)#hostname Router2
Cấu hình cổng serial0/2
Router0(config)# interface serial 0/2
Router0(config-if)#ip address 192.168.4.2 255.255.255.252
Router0(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#exit
Cấu hình cổng fa0/0
Router3(config)#interface fastEthernet 0/0
Router3(config-if)#ip address 192.168.2.1 255.255.255.0
Router3(config-if)#no shutdown
Router3(config-if)#exit
Cấu hình Router Router1:
Router>en
Router#configure terminal
Router(config)#hostname Router1
Cấu hình cổng serial0/0
Router0(config)# interface serial 0/0
Router0(config-if)#ip address 192.168.5.1 255.255.255.252
Router0(config-if)#clock rate 64000
Router0(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#exit
Cấu hình cổng serial0/1
Router0(config)# interface serial 0/1
Router0(config-if)#ip address 192.168.6.1 255.255.255.252
Router0(config-if)#clock rate 64000
Router0(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#exit
Cấu hình cổng serial0/2
Router0(config)# interface serial 0/2
Router0(config-if)#ip address 192.168.3.1 255.255.255.252
Router0(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#exit
Cấu hình cổng serial0/3
Router0(config)# interface serial 0/3
Router0(config-if)#ip address 192.168.4.1 255.255.255.252
Router0(config-if)#clock rate 64000
Router0(config-if)#no shutdown
Router(config-if)#exit
Cấu hình routing:
a/trên router0:
Router0(config)#router eigrp 10
Router0(config-router)#network 192.168.1.0 0.0.0.255
Router0(config-router)#network 192.168.3.0 0.0.0.3
Router0(config-router)#no auto-summary
Router0(config-router)#exit
b/trên router4:
Router4(config)#router rip
Router4(config-router)#ve
Router4(config-router)#version 2
Router4(config-router)#network 192.168.7.0
Router4(config-router)#network 192.168.6.0
Router4(config-router)#no auto-summary
Router4(config-router)#exit
c/trên router3:
Router3(config)#router ospf 1
Router3(config-router)#network 192.168.5.0 0.0.0.3 area 0
Router3(config-router)#network 192.168.8.0 0.0.0.255 area 0
Router3(config-router)#default-information originate
Router3(config-router)#exit
d/trên router2:
Router(config)#router eigrp 100
Router(config-router)#network 192.168.2.0 0.0.0.255
Router(config-router)#network 192.168.4.0 0.0.0.3
Router(config-router)#no auto-summary
Router(config-router)#exit
e/trên router1:
Router1(config)#router rip /*cấu hình router rip version 2*/
Router1(config-router)#version 2
Router1(config-router)#network 192.168.6.0
Router1(config-router)#no auto-summary
Router1(config-router)#exit
Router1(config)#router eigrp 100 /*cấu hình router eigrp 100*/
Router1(config-router)#network 192.168.4.0 0.0.0.3
Router1(config-router)#no auto-summary
Router1(config-router)#exit
Router1(config)#router eigrp 10 /*cấu hình router eigrp 100*/
Router1(config-router)#network 192.168.3.0 0.0.0.3
Router1(config-router)#no auto-summary
Router1(config-router)#exit
Router1(config)#router ospf 1 /*cấu hình router eigrp 100*/
Router1(config-router)#network 192.168.5.0 0.0.0.3 area 0
Router1(config-router)#default-information originate
Router1(config-router)#exit
Cấu hình các computer:
a/PC1
ip add:192.168.1.2
Subnet mask: 255.255.255.0
Default Gateway:192.168.1.1
b/PC2
ip add:192.168.2.2
Subnet mask: 255.255.255.0
Default Gateway:192.168.2.1
c/PC3
ip add:192.168.7.2
Subnet mask: 255.255.255.0
Default Gateway:192.168.7.1
d/PC4
ip add:192.168.8.2
Subnet mask: 255.255.255.0
Default Gateway:192.168.8.1
Cấu hình redistribute:
Router(config)#router rip
Router(config-router)#version 2
Router(config-router)#redistribute eigrp 10 metric 1
Router(config-router)#redistribute eigrp 100 metric 1
Router(config-router)#redistribute ospf 1 metric 1
Router(config-router)#exit
Router(config)#router eigrp 10
Router(config-router)#redistribute eigrp 100 metric 10000 100 255 1 1500
Router(config-router)#redistribute rip metric 10000 100 255 1 1500
Router(config-router)#redistribute ospf 1 metric 10000 100 255 1 1500
Router(config-router)#exit
Router(config)#router eigrp 100
Router(config-router)#redistribute eigrp 10 metric 10000 100 255 1
1500
Router(config-router)#redistribute rip metric 10000 100 255 1 1500
Router(config-router)#redistribute ospf 1 metric 10000 100 255 1 1500
Router(config-router)#exit
Router(config)#router ospf 1
Router(config-router)#redistribute eigrp 10 metric 1 subnets
Router(config-router)#redistribute eigrp 100 metric 1 subnets
Router(config-router)#redistribute rip metric 1
Kết Luận
Sau hơn một tháng tìm hiểu về các giao thức RIP, EIGRP, OSPF chúng em đã hiểu rõ được hơn rất nhiều về các giao thức này và các ứng dụng của chúng trong mạng IP ngày nay. Cụ thể là các đặc điểm, nguyên lý hoạt động, cấu trúc bảng tin cũng như cách cấu hình các giao thức và ưu nhược điểm của ba giao thức.
Danh sách tài liệu tham khảo
1.www.cisco.com
2.www.quantrimang.com.vn
3.Giáo trình Cisco semester 2
4.www.3c.com.vn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu các giao thức định tuyến RIP,EIGRP,OSPF và cấu hình.doc