Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn và đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL trong hoạt động xây dựng

Lời nói đầu Quan điểm về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do dân và vì dân dưới sự lãnh đạo của Đảng đã được khẳng định trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII, VIII, IX và gần Đây đại hội Đảng lần thứ X. Qua đó, có thể thấy rõ mục tiêu chiến lược phất triển đất nước trong những năm tới mà trọng tâm là đưa đất nước ta đến năm 2020 về cơ bản trở thành một nước công nghiệp hiện địa. Để thực hiện được mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 – 2010, Đảng đã chỉ rõ phải “ Đổi mới và hoàn thiện khung pháp lý ” , đổng thời, việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dowis sự lánh đạo của Đảng được đề ra như một nhiệm vụ chiến lược với phương châm “ Nhà nước quản lý xã hôi bằng pháp luật, trong đó VBQPPL ban hành cần đảm bảo không chỉ sớ lượng kịp thời mà chất lượng văn bản ban hành, đạt hiệu quả trong áp dụng pháp luật. Để đáp ứng được yêu cầu này không thể không kể tới việc đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp và tính thồng nhất cảu VBQPPL. Như vậy, tính hợp Hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL là yêu cầu khách quan, tất yếu trong hoạt động xây dựng pháp luật Nhà nước. Tuy nhiên, so với yêu cầu của tình hình hiện nay, nhất là trong bối cảnh hiện nay của nước ta, một nước đang gấp rút hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước và trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO, hoạt động và xây dựng VBQPPL của các chủ thể còn nhiều hạn chế và bất cập. Tính ban hành VBQPPL không đảm bảo tính họp Hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL còn phổ biến ở nhiều cấp, nhiều ngành, địa phương, gây nhiều bức xúc trong nhân dân và ảnh hưởng totí hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và tiến trình hội nhập kinh tế thế giới cảu nước ta. Xuất phát từ thực trạng đó, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn và đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất củaVBQPPL trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL có ý nghĩa rất quan trọng và càn thiết. Chương I: Lý luận về tính hợp hiến, tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật 1. Khái niệm về văn bản quy phạm pháp luật: Theo luật ban hành VBQPPL năm 2008 tại Điều 1 “1.Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành theo thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục được quy định trong luật này hoặc tronh lụt ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, trong đó có quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được Nhà nước đảm bảo thực hiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội. 2.Văn bản do cơ quan nhà nước ban hành hoặc phối hợp ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, thủ tục được quy định trong luật này hoặc trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật”. Ngoài ra dưới gốc độ khoa học, VBQPPL còn được định nghĩa: “VBQPPL là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cá nhân có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức luật định, trong đó chứa đựng những quy tắc xử sự mang tính chất bắt buộc chung, được nhà nước bảo đảm hiện, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản và được thực hiện nhiều lần trong thực tiễn đời sống” 2.Khái quát về tính hợp Hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật 2.1.Tính hợp hiến của văn bản quy phạm pháp luật Hợp hiến là “đúng với quy định của Hiến pháp”.Theo đó, tính hợp Hiến của VBQPPL được hiểu là: mọi VBQPPL do các cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền ban hành phải phù hợp với Hiến pháp.

doc40 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2950 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn và đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL trong hoạt động xây dựng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
văn bản và các thành phần bổ sung trong các trường hợp cụ thể. Hiện nay, thể thức và kỹ thuật trình bày VBQPPL được quy định trong Thông tư liên tịch số 55/2005/TTLT-BNV-VPCP ngày 06/05/2005 hướng dẫn thể thức và kĩ thuật trình bày văn bản; quyết định số 20/2002/QĐ-KHCN ngày 31/12/2002 của Bộ Khoa học và công nghệ ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam số 5700 năm 2002 quy định kết cấu hình thức của văn bản trong đó có VBQPPL, Nghị quyết số 1139/2007/UBTVQH11 ban hành Quy chế về kĩ thuật trình bày dự thảo VBQPPL của Quốc hội và UBTVQH ngày 03/07/2007. Theo đó, những quy định về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản là tất cả những quy định liên quan đến: tiêu đề, tên cơ quan ban hành, số, ký hiệu văn bản, tên loại văn bản… Để VBQPPL ban hành đảm bảo tính hợp pháp, chủ thể có thẩm quyền khi ban hành văn bản cần chú ý cách thức trình bày theo quy định của pháp luật. Đồng thời văn bản còn phải được trình bày theo bố cục, kết cấu phù hợp với hình thức và nội dung văn bản cần ban hành. 3.Các yêu cầu để đảm bảo tính hợp Hiến, tính Hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật Tất cả những quy định của pháp luật về thẩm quyền ban hành, quy trình ban hành, nội dung của văn bản, cơ chế kiểm tra, giám sát hoạt độngu ban hành VBQPPL đã đưa hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL của cơ quan nhà nước vào một trật tự nhất định. Đặc biệt, trật tự mà hệ thống VBQPPL cần phải tuân theo những quy định mang tính nguyên tắc, trên cơ sở thẩm quyền và địa vị pháp lý của từng cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội. Một trong những nguyên tắc đó là các VBQPPL phải đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp. Nguyên tắc này đã được ghi nhận tại khoản 1 Điều 3 Luật ban hành VBQPPL năm 2008 và Điều 3 Luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004. Muốn thực hiện được nguyên tắc đó cần phải đảm bảo các yêu cầu cơ bản sau: Thứ nhất; đáp ứng yêu cầu chặt chẽ từng nhiệm vụ của quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Trước hết trong quá trình lập chương trình xây dựng VBQPPL các cá nhân, tổ chức có thẩm quyền khi lập chương trình xây dựng văn bản cần dựa trên cơ sở quy định của Hiến pháp, pháp luật…để đưa ra chương trình xây dựng VBQPPL hợp lý nhằm đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp của VBQPPL. Tiếp theo trong quá trình soạn thảo VBQPPL các chủ thể có thẩm quyền phải nghiên cứu rất kỹ quy định của Hiến pháp, VBQPPL có hiệu lực cao hơn để cụ thể hóa vào nội dung của dự thảo và đảm bảo sự phù hợp, thống nhất về nội dung với các VBQPPL do cơ quan nhà nước cùng cấp ban hành. Đây là một trong những giai đoạn quan trọng trong việc đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp của VBQPPL. Khi soạn thảo, ban hành mới một VBQPPL hoặc sửa đổi , bổ sung, thay thế một văn bản đã được ban hành trước đó, người soạn thảo(tổ chức hoặc cá nhân) có trách nhiệm đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp của văn bản được soạn thảo với hệ thống pháp luật hiện hành trên cơ sở cân nhắc thứ bậc hiệu lực pháp lý cao hơn, không có mâu thuẫn trong nội tại văn bản, không có mâu thuẫn giữa văn bản của cấp trên với cấp dưới, không mâu thuẫn với văn bản của các cơ quan ngang cấp. Các nguyên tắc trên được thể hiện rõ trong nội dung luật ban hành V naBQPPL năm 2008 và luật ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân ,Ủy ban nhân dân năm 2004. Ngoài ra để khắc phục phần nào tình trạng vi Hiến, bất hợp pháp trong hệ thống VBQPPL, Điều 9 Luật ban hành VBQPPL 2008 xác định cụ thể nguyên tắc sửa đổi , bổ sung, thay thế, hủy bỏ, bãi bỏ hoặc đình chỉ việc thi hành đối với VBQPPL vi phạm. Trong quá trình lấy ý kiến đóng góp: các chủ thể có thẩm quyền phải nghiên cứu tiếp thu những ý kiến hợp lý, và các ý kiến đó phải được đưa vào hồ sơ để các cơ quan liên quant ham khảo trong quá trình thẩm định, thẩm tra, xem xét thông qua văn bản, nhất là những ý kiến đóng góp nhằm đảm bảo tính hợp Hiến và tính hợp pháp của VBQPPL. Tiếp nữa trong quá trình thẩm định, thẩm tra: đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp của VBQPPL là một trong những nội dung quan trọng mà cơ quan thẩm định, thẩm tra phải tiến hành, theo đó cần xác định: sự phù hợp của các quy định với Hiến pháp và pháp luật hiện hành, xem xét tính đồng bộ của nội dung dự thảo văn bản với các VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn hoặc ngang bằng có liên quan đến dự thảo văn bản cần thẩm định, thẩm tra, đảm bảo sự ,phù hợp giữa các quy định trong dự thảo với các quy định hiện hành, loại trừ tình trạng chồng chéo mâu thuẫn giữa các VBQPPL với nhau. Theo quy định của pháp luật Bộ tư pháp có trách nhiệm thẩm định các dự án luật, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết do Chính phủ trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; các dự thảo nghị quyết, nghị định của Chính phủ; dự thảo quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ và Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội. Thẩm tra các dự án, dự thảo luật, pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội . Ở địa phương, hoạt động thẩm tra dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do các Ban của Hội đồng nhân dân thực hiện, thẩm định dự thảo quyết định, chỉ chị của Ủy ban nhân dân, nghị quyết của Hội đồng nhân dân do Sở Tư pháp, phòng Tư pháp thực hiện trước khi trình Hội đồng nhân dân thông qua.(thiếu………...) Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Nghị định số 139/2003/NĐ-CP ngày 14/11/2003 kiểm tra, rà soát, xử lý VBQPPL thì văn bản sau khi ban hành sẽ được cơ quan có thẩm quyền kiểm tra. Nội dung kiểm tra VBQPPL là sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp, luật ,nghị quyết của Quốc hội và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, sự phù hợp của hình thức và nội dung văn bản đó; sự phù hợp nội dung cảu văn bản với thẩm quyền cảu cơ quan ban hành văn bản, sự thồn nhất giữa VBQPPL hiện hành với VBQPPL mới được ban hành của cùng một cơ quan ( Điều 88 ). Giám sát, kiểm tra tính hợp Hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của VBQPPL tập trung vào những điểm chính sau đây: 1.Cần xem xét sự phù hợp của các quy định của văn bản với tinh thần và các nguyên tắc của đạo luật cơ bản và đánh giá sự phù hợp của văn bản với các quy định của VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn theo nguyên tắc văn bản của cơ quân cấp dưới không được trái với văn bản của cơ quan cấp trên. Đồng thời, xem xét xự phù hợp cảu VBQPPL cảu Ủy ban nhân dân với nghị quyết của Hội đồng nhân dân. 2.Phất hiện những điểm mâu thuẫn cảu VBQPPL được kiểm tra với các VBQPPL khác của chính cơ quan ban hành đó; Đánh giá tính thống nhất cuả các quy định trong cùng một loại văn bản là đối tượng kiểm tra; ơhát hiện VBQPPL do Bộ, cơ quan ngang Bộ ban hành có trái với quy định trong thông tư của Bộ, cơ quan ngang Bộ khác. CHƯƠNG HAI: ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP HIẾN, TÍNH HỌP PHÁP VÀ TÍNH THỐNG NHẤT CẢU VĂN BẢN QUY PHẠP PHÁP LUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1 Nhìn chung văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đuề đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất. Qua hơn 20 mươi năm thực hiện đổi mới, các VBQPPL được ban hành trong thời gian vừa qua không chỉ tăng về số lượng mà cả chất lượng, kịp thời thể chế hóa đường lối đổi mới của Đảng trong sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại, hóa đất nước, bảo vệ các quyền tự do của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phục vụ cho yêu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế và yêu cấu của quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Thực tế cho thấy đa số các VBQPPL đã đáp ứng được yêu cầu về tính hợp Hiến, hợp phá và tính thống nhất. Về cơ bản VBQPPL được ban hành tuân thưo quy trình soạn thảo, xây dựng như quy định của Luật ban hành VBQPPL, từ lập dự kiến chương trình, tiến hành soạn thảo đến khảo sát thực tế, lấy ý kiến đống góp, tổ chức thẩm tra, thẩm định, thông qua công bố văn bản. Đồng thời trong quá trình triển khai áp dụng VBQPPL trong thực tế cũng như trong quá trình kiểm tra, rà sóat, xử lý VBQPPL các chủ thể có thẩm quyền đã có sự phối hợp tương đối nhịp nhàng và cũng đã cơ bản thực hiện đúng các trình tự thủ tục để ban hành VBQPPL đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất. Trước hết về tính hợp Hiến của VBQPPL: hiện nay trên thực tế, có thể thấy về cơ bản các VBQPPL đã phù hợp với quy định và tinh thần của Hiến pháp năm 1992. Các VBQPPL điều chỉnh mọi lĩnh vực khác nhau nói chung đã phù hợp với Hiến pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước. Trong đó, điển hình là lĩnh vực đất đai: Hiến pháp năm 1992 đã xác định đất đại và các tài nguyên thiên nhiên khác thuộc sở hữu toàn dân ( thoe tinh thần quy định cảu Điều 17 Hiến pháp năm 1992 ) và quy định… “ Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đính và có hiệu quả” ( Điều 18). Như vậy Hiến pháp đã xác lập những nguyên tắc cơ bản cảu ngành luật đất đai và từ đó Nhà nước đã không ngừng xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này, nhiều VBQPPL đã lần lượt ra đời điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực này. Nhiều VBQPPL đã lần lượt ra đời điều chỉnh hầu hết các lĩnh vực đất đai, từ vấn đề quản lý nhà nước đối với đất đai, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chế độ sử dụng các loại đất đến việc định giá đất; đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất, thu tiền sử dụng, tiền thuế đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giải quyết tranh chấp khiếu nại, tố cáo về đất đai, xử lí vi phạm pháp luật về đất đai… “ Từ năm 1993 đến nay, Nhà nước ở trung ương đã ban hành hơn 200 VBQPPL về quản lí sử dụng đất đai, trong đó có Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp , Luật thuế chuyển quyền srư dụng đất và nhiều đạo luật khác có liên quan, 8 pháp lệnh, 1 nghị Quyết của Quốc hội, 3 nghị quyết cảu Ủy ban thường vụ Quốc hội, 3 nghị quyết của Chính phủ, 11 thông tư của Tổng cục Địa chính, 25 thông tư lien bộ, 23 thông tư của các Bộ, ngành liên quan,” … Đắc biệt cần phải kể tới Luật đất đai năm 2003 và các nghị định hướng dẫn thi hành , như Nghị định số 181/2004/NĐ- CP ngày 29/10/2004 về thi hành Luật đất đai hay Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về thu tiền sử dụng đất, Nghị định số 44/2008/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 189/2004/NĐ-CP . về cơ bản các văn bản này đề phù hợp với quy định và tinh thần của Hiến pháp năm 1992 trong việc quản lý và sử dụng đất. Thứ hai, về tính hợp pháp của VBQPPL: Trong thực tiễn hầu như các VBQPPL đều đảm bảo tính hợp pháp. Như đã nói ở trên, một trong những biểu hiện chủ yếu của tính hợp pháp của VBQPPL là phù hợp với nội dung các văn bản do cấp trên ban hành. Để làm rõ hơn về điều này, có thể chứng minh thông qua lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự ổn định và phát triển của xã hội, luôn quan tâm và coi trọng việc ban hành các văn bản pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình. Thực tế thời gian qua cho thấy, pháp luật hôn nhân và gia đình của Nhà nước ta ngày càng được hoàn thiện, thể hiện quan điểm, truyền thống lập pháp của Nhà nước và đường lối của Đảng ta. Để luật hôn nhân và gia đình năm 200 thực sự là công cụ pháp lý của Nhà nước, thực sự đi vào cuộc sống nhằm đáp ứng với sự nghiệp đổi mới của đất nước, bên cạnh phương tram tuyên truyền, phổ biến, giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, “ Gõ cửa từng gia đình”, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đã ban hành như một loại văn bản nhăm hướng dẫn thực hiện và áp dụng luật thống nhất như: Nghị định số 35/2000/QH10 ngày 09/06/2000 của Quốc hội khóa X kì họp thứ 7 về việc thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, chỉ thị số 15/2000/CT-TTg ngày 09/08/2000 cảu Thủ tướng Chính phủ về việc tổ chức thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000; Nghị định số 77/2000/NĐ-CP ngày 20/10/2001 của Thủ tướng Chính pủ quy định chi tiết về đăn kí kết hôn theo nghị quyết số 35/2000/QH10 cảu Quốc hội về việc thi hành Luật hôn nhân gia đình năm 2000….có thể thấy rằng chưa bao giời Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản về pháp luật hôn nhân gia đình như vậy, đây là những văn bản đang phát huy vai trò hướng dẫn thực hiện và áp dụng Luật hôn nhân gia đình năm 2000. Và về cơ bản nội dung cảu các văn bản này phù hợp với hệ thống pháp luật nói chung và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nói riêng. Để thực hiện nhiệm vụ quản lý ở địa phương, Ủy ban nhân dân ban hành VBQPPL để quy định chi tiết các văn bản cảu cơ quan nhà nước cấp trên. Các văn bản này cần phải đảm bảo yêu cầu phù hợp với VBQPPL của cơ quan cấp trên đó. Ví dụ ngày 26/03/2003, ỦY ban nhân dân tỉnh kon tum ra Quyết định về việc ban hành đề án cải tạo thủ tục hành chính về lĩnh vực nhà đất theo cơ chế “ một cửa” Thí điểm tại xã Kon Tum căn cứ vào Luật đất đai, chỉ thị số 342/CT-TTg ngày 22/5/1997 cảu Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mnạh công tác cải cách thủ tục hành chính. Hay như quy định về khám, chữa bệnh cho người nghèo ban hành kèm thoe quyết định số 18/2003/QĐ-UB của Ủy ban nhân dân tỉnh Kon tum được xây dựng nhăm cụ thể hóa Quết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thử tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo, hoặc thông tư liên tịch số 14/2002/TTLT-BYT-BTC của Bộ Y tế, bộ tài chính ngày 16/12/2002 hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo theo quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, để đảm bảo tính hợp pháp, các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cũng phải phù hợp với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp về vấn đề đó. Ví dụ, Luật ngân sách nhà nước quy định Ủy ban nhân dân căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định giao nhiệm vụ thu ngân sách cho từng cơ quan, đơn vị trực thuộc, nhiệm vụ thu,chi, mức bổ sung cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương đối các khoản thu phân chia; quy định các nguyên tắc bố trí và chỉ đạo thực hiện dự toán ngân sách đối với một số lĩnh vực chi được Hội đồng nhân dân quyết định ( khoản 4 Điều 26). Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Quyết định số 1700A/QĐ-UB ngày 31/12/2003 về việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho các cấp ngân sách thuộc địa phương. Văn bản này được xây dựng trên cơ sở Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam về việc phân cấp nguồn thu, tỷ lệ % từng nguồn thu, nhiệm vụ chi ngân sách cho các cấp ngân sách địa phương, 2.2 Vẫn còn tình trạng ban hành văn bản quy phạm pháp luật không đảm bảo tính hợp pháp. Mặc dù về cơ bản các VBQPPL được xây dựng và ban hành đã đảm bảo tính hợp Hiến, họp pháp, nhưng thực trạng ban hành VBQPPL hiện nay cho thấy, việc xây dựng và ban hành văn bản nói chung và VBQPPL nói riêng không đảm bảo các thuộc tính trên vẫn còn tồn tại ở các cấp các ngành, từ trung ương đến địa phương. Qua kiểm tra các văn bản thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý, toàn ngành đã phát hiện 6879 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật ( chiếm 12% số văn bản tiếp nhận kiểm tra). Trong đó, các Bộ, ngành đã kiểm tra, phát hiện 2554 có dấu hiệu trái pháp luật do các địa phương kiển tra, phát hiện ( chiếm 63% số văn bản phát hiện có dấu hiệu trái pháp luật). Riêng bộ tư pháp, trong các năm qua, đã kiểm tra, phát hiện 2.174 văn bản có dấu hiệu trái pháp luật. Trong số các VBQPPL trái pháp luật, chủ yếu văn bản tập trung sai về thẩm quyền ban hành, nội dung không phù hợp với VBQPPL cao hơn, hình thức không tuân theo quy định của pháp luật, biểu hiện cụ thể sau: 2.2.1 Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trái thẩm quyền Trong thực tiễn ban hành VBQPPL, tình trạng này diễn ra phổ biến ở nhiều cấp, ngành. Về nguyên tắc, VBQPPL phải ban hành đúng quy định của pháp luật, chủ thể ban hành VBQPPL phải à chủ thẻ có thẩm quyền, được Nhà nước quy định và trao cho thẩm quyền này. Tuy nhiên, số lượng VBQPPL ban hành trái thẩm quyền chiếm tỷ lệ khá cao trong số VBQPPL ban hành không hợp pháp. Trên thực tế, có những chủ thể không được trao thẩm quyền ban hành VBQPPL nhưng vẫn ra văn bản có chứa quy phạm pháp luật, như các đơn vị trực thuộc Bộ: Cục, Vụ, Viện, Văn phòng.. hay cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân à khá phổ biến. Ví dụ: Theo kết quả công tác kiểm tra, rà soát hệ thống VBQPPL cảu thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004 đến tháng 6/2008 Sở tư pháp đã phát hiện 43 vaen bản vi phạm về thẩm quyền: Sở tư pháp Tỉnh Tuyên Quang năm 2007 đac kiểm tra 254 văn bản và phát hiện 47 văn bản vi phạm thẩm quyền ban hành văn bản. Như vậy, các Cơ sở, Ban , ngành ban hành văn bản co chứa quy phạm pháp luật nhằm đôn đốc thực hiện văn bản của cấp trên, tuy nhiên các chủ thẻ này lại không được pháp luật quy định thẩm quyền ban hành VBQPPL. Biểu hiệncủa việc ban hành VBQPPL trái thẩm quyền trên cả hai phương diện trái thẩm quyền hình thức và nội dung. Trước hết về ban hành VBQPPL trái thẩm quyền về hình thức: Theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Nghị định ngày 135/2003/NĐ-CP và hướng dẫn tại thông tư số 01/2004/ TT-BTP ngày 14/06/2004 thì văn bản có chứa quy phạm pháp luật thuộc đối tượng kiểm tra, xử ly, không đúng về hình thức thủ tục dưới hai dạng: Một là, văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành băng hình thức VBQPPL. Đây là oại văn bản do người, cơ quan có thẩm quỳên ban hành VBQPPL ban hành, có chứa quy phạm pháp luật nhưng ai không ban hành dưới hình thức VBQPPL. Loại văn bản này bao gồm: văn bản của Bộ trưởng, Thử trưởng cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp có chứa quy phạm pháp uật nhưng không được ban hành bằng hình thức thông tư của Bộ, thủ Trưởng cơ quan ngang Bộ, nghị Quyết của Hội Đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân. Văn bản loại này thường được thể hiện dưới các hình thức : công văn, Công báo, hoặc giấy tờ hành chính khác. Chẳng hạn, ngày 19/12/2006 Bộ Văn hóa – Thông tin ban hành Công văn số 5234/BVHTT-BC về việc cấp phép hoạt động truyền hình cáp tại địa phương gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Công văn này có nội dung: “ Để tránh tình trạng cạnh tranh không ành mạnh và đầu tư lãng phí, Bộ văn hóa-Thông tin thống nhất quan điểm chỉ cho phép triển khai một mạng truyền hình cáp trên một địa bàn. Đối với các địa bàn đã được cấp phép triển khai mạng truyền hình cáp, không xem xét bất kì cơ quan, đơn vị nào kể cả các cơ quan đơn vị ở Trung ương trên mạng tryền hình cáp tại địa phương đó; việc cấp phép hoạt động truyền hình cáp tại các địa bàn này chỉ được xem xét sau khi quy hoạch phát thanh-truyền hình địa phương. Bộ văn hóa-Thông tin trân trọng đề Nghị Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương- cơ quan quản lý nhà nước về báo chí ở địa phương, không chấp nhận đề nghị cho nhiều đơn vị cùng triển khai xây dựng mạng truyền hình cáp trên một địa bàn” .Nhận xét ban đầu cho thấy, các nội dung: “ Chỉ cho phép triển khai một mạng truyền hình cáp trên một địa bàn”, “ không xem xét cho bất kỳ cơ quan, đơn vị nào kể cả các đơn vị ở Trung ương triển khai thêm mạng truyền hình cáp tại địa bàn đó”, “không chấp nhạn đề nghị cho nhiều đoen vị cùng triển khai xây dựng mạng truyền hình cáp trên một địa bàn” là nhưng quy phạm pháp luật cấm, các nôi dung “Về việc cấp phét hoạt động truyền hình cáp tại các địa bàn này chỉ được xem xét sau khi quy hoạch phát thanh- truyền hình địa phương được Chính phủ phê duyệt. Đối với các địa phương có địa hình phức tạp, bị chia cắt, việc cấp phép triển khai nhiều hơn một mạng truyền hình cáp trên một địa bàn sẽ được xem xét đối với từng trường hợp cụ thể”, “ khi xem xét đề nghị cấp phép hoạt động truyền hình cáp cần căn cứ vào các điều kiện cụ thể của từng đơn vị, phù hợp với thực tế địa phương và quy định của từng địa phương để lựa chọn một dơn vị có khẳ năng nhất” là những quy phạm pháp luật mang tính khẳng định, công văn số 5234/BVHTT-BC là văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng không được ban hành bằng hình thức văn bản QPPL, thuộc đối tượng được kiểm tra xử lý theo quy định tại Diều 26 Nghị định số 135/2003/NĐ-CP. Hai là, vẫn còn tình trạng, văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng do cơ quan không có thẩm quyền ban hành như: Văn bản có chứa hình thức và nội dung như VBQPPL ( chẳng hạnh như : Nghị quyết, quyết định, chỉ thị..) nhưng do cơ quan không có thẩm quyền ban hành VBQPPL ( công văn, thông báo, quy chế, điều lệ…) nhưng nội dung có chứa quy phạm pháp luật, do các chủ thể không có thẩm quyền ban hành VBQPPL ( như Thủ tướng cơ quan thuộc Chính phủ, Thủ tướng các đơn vị thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, chủ Tịch Ủy ban nhân dân các cấp…) ban hành .Ví dụ : Công văn số 283/NTBD-PQL ngày 08/05/2007 của cục Nghệ thuật biểu diễn- Bộ Văn hóa- Thông tin (sau đay gọi tắt là công văn số 238) về việc không cho phép học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn tại vũ trường, quán karaoke có nội dung: Phần trích yếu văn bản: “ Không cho phép học sinh tham gia biểu diễn nghệ thuật tại vũ trường, quán karaoke”, và phần nội dung văn bản : “Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát,nhắc nhở các em học sinh, sinh viên thuộc trường khi tham gia các hoạt động biểu diễn nghệ thuật tái quán bar, vũ trường, quán karaoke và các tụ điểmdễ nảy sinh tệ nạn xã hội” Trong đó, nội dung “không cho phép học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn nghệ thuật tại..” là quy phạm cấm đoán ( nếu học sinh, sinh viên tham gia biểu diễn nghệ thuật tại quán bar, cũ trường, quán karaoke thì vi phạm pháp luật). Do đó, có thể kết luận, công văn số 283 là văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng do cơ quan không có thẩm quyền ban hành VBQPPL ban hành, là đối tượng được kiểm tra xử lý theo quy định tại Điều 26 Nghị định số 135/2003/NĐ-CP Bên cạnh đó thực tế cho thấy, hiện nay ở nước ta tình trạng ban hành VBQPPL sai thẩm quyền nội dung cũng khá phổ biến , có thể chứng minh cụ thể về lĩnh vực xử lý vi phạm hành chính của một số tỉnhm thành phố trực thuộc Trung ương.Qua kiểm tra văn bản của địa phương.Cục kiểm tra văn bản ( thuộc bộ tư pháp) đã phát hiện các văn bản ban hành trái pháp thẩm quyền nội dung, trái với quy định tại Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và các nghị định có liên quan của Chính phủ.Theo quy định tại Diều 2 Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính 2002 và Điều 3 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP thì chiư có Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chính phủ có thẩm quyền quy định hành vi vi phạm hành chính cụ thể, hính thức xửt phạt hành chính; quy định khung và mức tiền phạt trong trường hợp phạt tiền, quy định các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm việc xử lý vi phạm hành hcính.Như vậy, việc Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cá biệt có lãnh đạo cấp Sở (Công an tỉnh Bắc ninh) ban hành văn bản quy định về xử lí vi phạm hành chính trái thẩm quyền. Như trên đã phân tích, việc ban hành văn bản của địa phương về xử lý vi phạm hành chính là hoàn toàn trái thẩm ưuyền.Tuy nhiên để có cơ sở cho việc xem xét đưa ra biện pháp sử lý cụ thể, Cục Kiểm Tra văn bản đã phân loại trái thẩm quyền theo các lĩnh vực như: về trật tự an toàn giao thông (59 văn bản); về trạt tự đô thị (4 văn bản); về xây dựng và tài nguyên môi trường (12 văn bản) Cụ thể như sau: Thứ nhất: Quy định cho tổ chức, cấ nhân không có thẩm quyền xử phạt đựơc xử phạt hoặc giao thẩm quyền xử phạt cao hơn thẩm quyền quy định. Có 13 văn bản của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương( gồm Quoảng Ngãi, Khánh Hòa, Lạng Sơn, Bạc Liêu, Bình Dương, Cần Thơ, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh,Tiền Giang, Yến Bái) đã giao cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền xử phạt được xử phạt vi phạm hành chính hoặc giao thẩm quyền xử phạt cao hơn thẩm quyền quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002.Cụ thể: Về lĩnh vực an toàn giao thông: có 5 đại phương(Đà Nẵng, Khánh Hòa, Cần Thơ, Yên Bái, Bạc Liêu) cho phép cơ quan, người không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính hoặc giao thẩm quyền xử phạt cao hơn thẩm quyền quy định. Điển hình là Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng cho phép lực lượng thanh liên xung kích xử phạt vi phạm hành chính về xử phạt hành chính về giao thông đường bộ, Đội thanh niiên xung kích được lập biên bản vi phạm hành chính, biên bản tạm giữ phương tiện và giấy tờ xe mô tô ( Khánh Hòa ), đội trưởng đội trật tự đô thị được kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vẹc an toàn giao thông ( Yên Bái ), lực lượng tuần tra kiểm soát được lập biên bản tạm giữ phương tiện giao thông (Cần Thơ ), Chủ Tịch Ủy ban nhân dân phường và Trưởng Công an cấp xã được tạm giữ phương tiện ( Bạc Liêu).. Về lĩnh vực trật tự đô thị: có 2 địa phương ( Đà Nẵng, Yên Bái) giao cho các tổ chức, cá nhân không có thẩm quyền xử phạt được xử phạt.Cụ thể Đà Nẵng giao cho chỉ huy Trưởng lực lượng Thanh niên xung kích, Giám đốc công ty cây xanh, Trung tâm quản lý vận hành điện chiếu sáng được xử phạt vi phạm hành chính; Yên Bái : Đội trật tự đô thị được kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính…. Thứ hai: Quy định thêm hành vi xử phạt vi phạm hành chính: Có 27 văn bản của 17 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( Hải Phòng, Sơn La, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Thái Bình, Hà Nội…Ninh Thuận, Bạc Liêu) dã quy định thêm hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính. Hành vi vi chèo kéo, tranh giành khách để chụp ảnh lưu niệm, hành vi dẫm đạp lên bồn hoa thảm cỏ ( Đà Nẵng; việc sinh con thứ ba ( Lạng Sơn ). Thứ ba: Quy định thêm biện pháp xử lý, tăng mức hình phạt: Về quy định thêm biên pháp xử lý: có 44 văn bản của 18 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( Bắc Giang, Lạng Sơn, Yên Bái…. Bình Dương, Cần thơ) quy định bổ sung biện pháp xử lý vi phạm hành chính đối với các trường hợp không quy định. Cụ thể như Bình Dương thu hồi giấy phép khai thác cát, sỏi, tịch thu phương tiện; Đà Nẵng: Tạm thời đình chỉ hoạt động kinh doanh tứơc quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hà Nội , Đà Nẵng tịch thu, tiêu hủy hoặc bán đấu gia phương tiện… Bên cạnh đó, quy định tăng mức xử phạt vi phạm, áp dụng chung mức phạt tố đa: Có 18 văn bản của 11 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ( Sơn La, Lào Cai, Hà Nội…. Yên Bái, Bắc Ninh) quy định đối với hành vi vi phạm vê giao thông đường bộ bị phạt ở mức cao nhất của khung tiền phạt theo quy định cảu Chính phủ và quy định tăng mức xử phạt vi phạm. Cụ thể như Đà Nẵng, Thái Bình : phạt tiền theo mức tối đa theo quy định tại Nghị định số 15/2003/NĐ-CP, Quảng Ngãi: phạt theo mức cao nhất của khung hình phạt tiền; Sơn La : tăng mức phạt đối với những hành vi không thực hiện niêm yết giá mà mua bán không đũng giá niêm yết. Tại thành phố Hồ Chí minh, cách đây 5 năm (năm 2004 ) đã thực hiện bviệc xử phạt vi phạm an toàn giao thông qua hình ảnh. Đây là hình thức xử phạt có thể nói là rất mới mẻ ở nước ta. Trên thực tế, hình thức xử phạt này bắt nguồng từ hai văn bản trái pháp luật cảu Ủy ban nhân thành phố Hồ Chí Minh, cụ thể là Quyết định số 210/2004/ QĐ-UB ngày 30/08/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố quy định thủ tục xử phạt qua hình ảnh một số ahnhf vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực an toàn giao thông trrn địa bàn, và Quyết định số 240/2004/QĐ-UB ngày 21/10/2004 về bổ sung hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ cho quyết định số 210.Nội dung hai quyết định trên đều quy định và bổ sung “ Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vựcgaio thông đường bộ qua hình ảnh”. Tuy nhiên qua đối chiếu, kiểm tra với Điều 2 pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính, Điều 3 Nghị định số 134/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 quy định một sôa nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính và Nghị định số 15/2003/NĐ-CP quy định thầm quyền xử phạt vi phạm hành chính về giao thông đường bộ thì đều thấy: Các quy định của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chínhvà Nghị định của Chính phủ chưa cho phép thực hiện thủ tục xử phạt thông qua hình ảnh. Như vậy về việc Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành văn bản quy định về thủ tục xử phạt vi phạm hành chính thông qua hình ảnh là trái pháp luật, vuợt thẩm quyền pháp luật cho phép. Qua một số ví dụ trên, có thể thấy tình trạng VBQPPL ban hành trái thẩm quyền còn diễn ra ở rất nhiều nơi, tính chất vi phạm của những hành vi này khá nghiêm trọng, gây nảh hưởng tới trật tự quản lý xã hội, long tin vào pháp luật cảu nhân dân và đặc biệt vào đường lối chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. 2.2.2 Nội dung văn bản quy phạm pháp luật trái pháp luật Thứ nhất, nội dung VBQPPL trái quy định pháp luật hiện hành thẻ hiện trong việc không viện dẫn cơ sở pháp lý hoặc viện dẫn sai những văn bản làm cơ sở pháp lý. Thông thường, chủ thể ban hành VBQPPL phải căn cứ vào văn bản có giá trị pháp lý cao hơn, phải xác định đủ văn bản làm căn cứ pháp lý để ban hành văn bản mới. Tổng hợp các báo cáo tình hình xây dựng, ban hành, kiểm tra và xử lý. Hội đồng nhân dân huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa. Văn bản này đã không lấy Luật Đất đai năm 2003 làm cơ sở pháp lý điều chỉnh nội dung. Thứ hai, nội dung VBQPPL trái với văn bản cấp trên, thực tế cho thấy, khá nhiều ,VBQPPL có nội dung trái với nội dung văn bản của cấp trên thậm chí vi phạm Hiến pháp vẫn được ban hành áp dụng trong thời gian dài. Có thể chứng minh thực trạng này thông qua một số vi dụ sau: Quyết định số 14/2004/QĐ-UB ngày 23/04/2004 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, quy định về việc quản lý, giúp đỡ học viên cai nghiện ma túy và người sau cai nghiện hồi gia, có nội dung: “ Người đứng đầu các doanh nghiệp, đơn vị, hiệu trưởng các trường học, nếu không thực hiện đúng các cam kết về việc tiếp nhận người hôi gia vào làm việc và học tập, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính”. Trong khi đó,Điều 3 Nghị định 134/2003/NĐ-CP của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: “ các văn bản do Ủy ban nhân dân ban hành không được quy định hành vi vi phạm hành chính, hính thức và mức xử phạt:. Như vậy, có thể thấy Quyết định số 14 của Ủy ban nhân dân thành phố Hố Chí Minh có nội dung trái với nội dung do văn bản cấp trên ban hành và văn bản này không thể kà văn bản hợp pháp được. Và gần đây nhất, Thông tư số 01/2006/TT-BCA của Bộ công an khi hướng dẫn thi hành Điều 35 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2003 đã đưa ra quyết định: “ Khi đưa ra tiến hành triệu tập để lấy lời khai người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án trong các vụ án hình sự thược các đối tượng dưới đây thì Điều tra viên phải cân nhắc cụ thể từng trương họp để đề xuất thủ trưởng, Phó thủ trưởng Cơ quan điều tra được phân công chỉ đạo điều tra vụ án ký giấy triệu tập hoặc giấy mời đến trụ sở Cơ quan điều tra để lấy lời khai hoặc có thể lấy lời khai ỏ tại nơi ở, nơi làm việc của họ, đó là những đối tượng như: Người có chức sắc trong các tôn giáo như: Giám mục, Linh mục trong Đạo thiên chúa, Hòa thượng, Thượng tọa, Đại đức trong phạt giáo…” Trong khi đó quy định tại Điều 35 Bộ luật tố tụng hính sự, điều tra viên có quyền ký giấy triệu tập những người tham gia tố tụng mà không phân biệt người đó là ai.Theo thông tư này thì đối với những người tham gia tố tụng là các đối tượng trên thìđiều tra viên không có quyền ký giấy trệu tập.Nooài ra, trongBộ luật Tố tụng Hình sự quy định để lấy lời khai người tham gia tố tụng chỉ có một hình thức văn bản duy nhất là giấy triệu tập nhưng Thông tư số 01 đã bổ sung thêm một hình thức đó là giấy mời, thay cho giấy triệu tập. Như chúng ta đều biết, sự khác nhau giữa giấy mời và giấy triệu tập, đó là giấy triệu tập man tính chất bắt buộc còn giấy mời mang tính chất tưự giác, không bắt buộc, người được gửi giấy mời có thể lựa chọn đến hoặc không đến. Như vậy Thông tư số 01 đã phân biệt đối tượng tham gia tố tụng và trái với quy định của Bộ luật Tố tụng hính sự, đồng thời trái cả nguyên tắc “ mọi công dân có quyêền bình đẳng trước pháp luật” mà Hiến pháp cũng như Bộ luật tố tụng hình sự quy định. 2.2.3 Văn bản quy phạm pháp luật ban hành không đúng thể thức và kỹ thuật trình bày Bên cạnh những VBQPPL ban hành sai thẩm quyền, sai căn cứ pháp lý, nội dung trái pháp luật thức tế ban hành VBQPPL sai về thể thức, cách thức trình bày diễn ra khá phổ biến. Các văn bản có thể thức không phù hợp với Thông tư liên tịc số 55/2005/TTLT- TNV-VPCP ngày 06/05/2005 của Bộ nội vụ và Văn phòng Chính phủ về thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản ( bao gồm các văn bản ban hành trước và sau khi thông tư số 55 có hiệu lực) có dấu hiệu sai tương đối giống nhau Diển hình là: phần gạch chân dưới cơ quan ban hành, dưới Quốc hiệu, dưới trích yếu của văn bản không có hoặc không đúng quy định: 7 địa phương có 4 địa phương ban hành VBQPPL sai về chữ ký, 4 địa phương ban hành sai về kí hiệu của văn bản và 6 địa phương ghi sai phần nơi nhận trong VBQPPL. Chương 3 : Giải pháp nhằm đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay : Hiện nay và Nhà nước ta đang thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hướng tới mục tiêu dan giàu nước mạnh xã hội công bằng, văn minh. Trong đó, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật để có thể quản lý thống nhất nhà nước và xã hội ngày càng trở lên cấp thiết. Đất nước ta đang phát triển mạnh mẽ về kinh tế - xã hội, hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới. Những năm trở lại đây số lượng các văn bản pháp luật nói chung và các VBQPPL nói riêng ban hành ngày càng nhiều nhưng trong số đó vẫn còn tồn tại tình trạng văn bản mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp với VBQPPL có hiệu lực pháp lý cao hơn…Do đó, thiết nghĩ cần có biện pháp hiệu quả nhằm khắc phục tình trạng ban hành VBQPPL không bảo đảm tính họp hiến, tính hợp pháp của VBQPPL, các giải pháp này được thực hiện một cách đồng bộ, thống nhất, điển hỉnh là: 3.1. Hoàn thiện quy định của pháp luật về tính hợp hiến, tính hợp pháp của văn bản quy phạm pháp luật Thứ nhất: Hiện nay, có hai đạo luật khác nhau quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục ban hành VBQPPL là Luật Ban hành VBQPPL năm 2008 và Luật Ban hành VBQPPL của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2004, làm cho các quy định về công tác ban hành văn bản không tập trung, một số quy định trong hai văn bản này có phần trungf lặp và chồng chéo. Vì vậy, Quốc hội cần nhanh chóng hợp nhất hai văn bản trên thnàh một đạo luật chung. Trong quá trình hợp nhất, nên chăng Nhà nước cần quy định cụ thể việc các chủ thể có thầm quyền giải quyết loại công việc gì thì ra văn bản nào hoặc mỗi chủ thể chỉ được ban hành một loại VBQPPL nhất định như Chính phủ ban hành nghị định, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định. Thứ hai, pháp luật cần quy định cụ thể, rõ rang về chức năng nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước. Có như vậy, việc ban hnàh VBQPPL để tiến hành hoạt động quản lý nhà nước sẽ không bị chồng chéo. Nên quy định theo hươngs phân tách rõ rang nhiệm vụ, chức năng và giới hạn vấn đề mà các cơ quan có thẩm quyền quản lý cũng như giới hạn vẫn đề mà họ có thẩm quyền ban hành VBQPPL để giải quyết. Thư ba: cần hoàn thiện chế độ trách nhiệm của chủ thê có tẩhm quyền ban hành VBQPPL. Bên cạnh những biện pháp khuyến khích cồng tác giám sát, kiểm tra, rà soát phát hiện VBQPPL không hợp hiến, không hợp pháp hay không, cần có những thiết chế đặt ra đối với việc xử lý VBQPPL vi phạm và trách nhiệm của chủ thể ban hành VBQPPL sai trái. Thậm chí là đặt ra trách nhiệm hình sự cùng với trách nhiẹm vật chất khi chủ thể ban hành VBQPPL gây ra hậu quả lớn cho xã hội. Tuy nhiên, chưa có văn bản riêng cũng như chưa có quy định cụ thể về mức độ vi phạm , mức trách nhiệm của chủ thể đó. Bởi vậy, pháp luật cần ban hành văn bản riêng quy định về xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức trong việc tham mưu , soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, trình, thông qua và ký ban hành văn bản vi phạm. Cơ quan, người có thẩmn quyền kiểm tra xác định hình thức, mức độ xử lý đối với các cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản đã ban hành van bản vi phạm. Tuỳ theo tính chất, mức độ của vắn bản vi phạm cơ quan, người có thẩmt quyền đã ban hành văn bản vi phạm phải chịu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm dân sự hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xác định trách nhiệm trong trường hợp này phải căn cứ vào mức độ tham gia của các cá nhân trong quy trình xây dựng và ban hnàh VBQPPL, từ khâu lập chương trình, tổ chức soạn thảo, thẩm định, thẩm tra góp ý kiến và thông qua văn bản. Có như vậy, các chủ thể ban hành VBQPPL vi phạm sẽ có trách nhiệm hơn trong công tác soạn thảo, ban hành VBQPPL của mình. Tránh tình trạng không có cá nhân trực tiếp chịu trách nhiệm đối với phần công việc của mình trong quy trình soạn thảo, ban hành VBQPPL. 3.2. Tuân thủ nghiêm chỉnh quy định của pháp luật trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật Đảm bảo tình hợp hiến, tính hợp pháp là nguyên tắc chi phối, xuyên suốt quá trình xây dựng, ban hành VBQPPL. Vì vậy, các chủ thể phải tôn trọng và tuyệt đối tuân theo những quy định của pháp luật về quy trình xây dựng, ban hành VBQPPL: Thứ nhất , trong quá trình lập chương trình xây dựng: văn bản sắp được ban hành cần phải được đảm bảo tính thống nhất đồng bộ và phù hợp với quy định của các văn bản khác. Chương trình xây dựng phải được trên cơ sở yêu cầu ban hành VBQPPL, nhu cầu quản lý nhà nước, đảm bảo tính khả thi về tài chính, nhân lực và các điều kiện đảm bảo khác, đặc biệt cần cân nhắc sao cho các văn bản ban hnàh đảm bảo tính hợp hiến, tính hợp pháp. Thứ hai, trong quá trình soạn thảo: Trong quá trình xây dựng các dự thảo VBQPPL, cần dặc biệt chú trọng đến các quan điểm của Đảng có lien quan tới nội dung văn bản ban hành. Đồng thời, nghiên cứu toàn diện hệ thống pháp luật hiện hnàh quy định về lĩnh vực thuộc nội dung dự thảo văn bản ban hành để tránh tình trạng văn bản trái thẩm quyền, có nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, không phù hợp qua định của Hiến pháp và pháp luật. Cụ thể : Ban soạn thảo có nhiệm vụ nghiên cứu rất kỹ pháp luật hiện hành. Trước hết và rất quan trọng là cần tập hợp một cách hệ thống các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên, cơ quan cùng cấp có lien quan đến nội dung dự thảo. Văn bản được nói ở đây không chỉ là những căn cứ pháp lý trực tiếp để ban hành văn bản mà gồm cả các văn bản điều chỉnh những vấn đề gần gũi với nội dung quy định của dự thảo. Ví dụ, khi có chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc giao nhiệm vụ nghiên cứu sửa đổi một nghị định của Chình phủ thì việc căn cứ vào nghị định đó để xây dựng văn bản là điểm cần cân nhắc ở thời điểm xây dựng. Về mặt kỹ thuật, có thể liệt kê các văn và từng quy định cụ thể về một nhóm vấn đề nhất định để thuận tiện theo dõi, đối chiếu khi soạn thảo văn bản. Ở điạ phương, vì văn bản được ban hnàh để tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp, quyết định,c hri thị của Uỷ ban nhân dân phải phù hợp và có tác dụng triển khai thực hiện các biện pháp do Hội đồng nhân dân quyết định. Vì vậy, một nhiệm vụ đặt ra là ngoài văn bản của cơ quan cấp trên, cần nghiên cứu các văn bản của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Trên thực tế, có trường hợp, Uỷ ban nhân dân ban hành quyết định, chỉ thị để quy định chi tiết thi hành văn bản của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ mà không phải để cụ thể hoá nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. tuy nhiên, ngay cả trong trường hợp này thì việc nghiên cứu nghị quyết của Hội đồng nhân dân vẫn là cần thiết, một mặt để bảo đảm yêu cầu đối với VBQPPL của Uỷ ban nhân dân phù hợp với văn bản của cấp trên, mặt khác để văn bản không trái với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Thứ ba, trong công tác lấy ý kiến đống góp về dự thảo văn bản: khi nhân được các ý kiến đóng góp, cơ quan soạn thảo phải nghiên cứu và tiếp thu trong trường hợp ý kiến là hợp lý, nhất là khi phát hiện ra dự thảo VBQPPL có dấu hiệu không đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp. Các ý kiến đống góp phải được đưa vào hồ sơ để các cơ quant ham khảo trong quá trình thẩm định, thẩm tra, xem xét, thông qua văn bản. Thứ tư, trong công tác thẩm định, thẩm tra VBQPPL: hoạt động thẩm định, thẩm tra cũng đóng vai trò rất quan trọng trong bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL vì một trong những nội dung mà cơ quan thẩm định, thẩm tra phải tiến hành đó là kiểm tra trước về tính hợp hiến , tính hợp pháp và tính thống nhất của dự thảo VBQPPL. Bởi vậy nâng cao chất lượng thẩm định, thẩm tra VBQPPL là một trong những yêu cầu đảm bảo các thuộc tính đó của VBQPPL. Tuy nhiên, đối với VBQPPL của Trung ương, hiện tại chủ thể tiến hành công tác thẩm định là Bộ Tư pháp, tiến hành công tác thẩm tra văn bản là Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội và Văn phòng Chính phủ. Như vậy, chủ thể có thẩm quyền tiến hành hoạt động thẩm định, thẩm tra còn hạn chế, việc thực hiện công tác thẩm định, thẩm tra còn nhiều khó khăn, bất cập, do đó cần tổ chức lại hoạt động thẩm định của Bộ Tư pháp, nghiên cứu việc thành lập Hội đồng quốc gia về thẩm định dự án, dự thảo VBQPPL, tằng cường các cơ quan thẩm tra của Quốc hội, có cơ chế thu hút sự tham gia của các tổ chức xã hội, các công ty luật và các nhà chuyên môn vào công tác này. Từ đó kết quả thẩm định, thẩm tra sẽ bảo đảm tính khách quan, độc lập, khoa học, có sức thuyêt phục cao và là tài liệu bắt buộc trong hồ sơ trình dự thảo VBQPPL. Để thực hiện được điều này trước hết cần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức là công tác thẩm định, thẩm tra VBQPPL. Trình độ cán bộ thẩm định, thẩm tra quyết định chất lượng của văn bản thẩm định, thẩm tra, đông thời tăng cường hơn tẩhm quyền và công tác thẩm định, thẩm tra VBQPPL cho các chủ thể lien quan. Ở địa phương, chủ thể có thẩm quyền thẩm định, thẩm tra dự thảo VBQPPL là các cơ quan Tư pháp địa phương, Văn phòng Uỷ ban nhân dân và Ban pháp chế của Hội đồng nhân dân. Bởi vậy, để có thể thực hiện tốt những quy định của pháp luật về xây dựng và ban hành VBQPPL, việc củng cố và nâng cao chất lượng cũng như nguồn lực và vật lực cho các cán bộ tư pháp ở địa phương là việc quan trọng đầu tiên và ảnh hưởng rất lớn đến tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL. Để triển khai có hiệu quả công tác này, các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau: Nâng cao nhận thức và tăng cường kỷ luật trong công tác thẩm định, thẩm tra: Thẩm định, thẩm tra là những hoạt động vô cùng quan trọng, có tác động không nhỏ đến chất lượng của toàn bộ hệ thống VBQPPL. Nếu công tác này thực hiện tốt sẽ nâng cao chất lượng VBQPPL. Tuy nhiên, bản than các cá nhân , các cơ quan tham gia vào quy trình xây dựng pháp luật cũng như bản than các cá nhân, các đơn vị trực tiếp tham gia tẩhm định, thẩm tra không phải tất cả đều nhận thức đầy đủ về….( thiếu) 3.4. Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành Hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL là hoạt động hậu kiểm, nằm trong hệ thống các hoạt động có vai trò rất quan trọng trong đảm bảo tính hợp Hiến, tính hợp pháp của VBQPPL cũng như trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Để thực hiện tốt hoạt động này các cơ quan cần triển khai những giải pháp sau: Thứ nhất, cần phải tiếp tục hoàn thiện thể chế về công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL Hiện nay, mặc dù hệ thống thể chế về công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL đã quy định tương đối đầy đủ nhưng vẫn phải tiếp tục hoàn thiện thể chế nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng công tác này góp phần đảm bảo tính hợp pháp, hợp Hiến của VBQPPL. Nhưng quy đdnhj về xử lý văn bản trái pháp luật cần phải làm rõ hơn,nhất là quy trình để xử lý văn bản trái pháp luật ở cấp Thủ tướng Chính phủ, Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện. Các hình thức xử lý VBQPPL cần phải quy định cụ thể hơn, nhất là hai hình thức xử lý huỷ bỏ và bãi bỏ, khi nào áp dụng hình thức huỷ bỏ, khi nào áp dụng hình thức bãi bỏ. Ban hành các văn bản quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra văn bản đối với VBQPPL thong thường và VBQPPL có nội dung thuộc bí mật nhà nước. Ở các câp, nhành, địa phương cũng cần hoàn thiện thể chế về công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL như hoàn thiện thể chế về cộng tác viên kiểm tra văn bản; quy chế tự kiểm tra văn bản của Bộ, ngành, địa phương và một số văn bản lien quan. Thứ hai, cần tiếp tục kiện toàn về tổ chức, biên chế để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, xử lý VBQPPL Chúng ta có một hệ thống tổ chức tương đối đồng bộ từ Trung ương đến địa phương để thực hiện các hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL. Các tổ chức pháp chế cấp Bộ, pháp chế Sở, cơ quan tư pháp các cấp đã có một số lượng nhất định các chuyên viên thực hiện các hoạt động nêu trên. Vấn đề hiện nay là phải có những biện pháp thích hợp để củng cố các tổ chức, đơn vị sự nghiệp cũng như số lượng công chức và từng bước nâng cao chất lượng, trình độ, hiệu quả hoạt động của các đơn vị. Theo đó, trong thời gian tới vấn đề tổ chức, biên chế cho công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL cần được thực hiện theo hướng sau đây: Ở trung ương đối với một số Bộ, cơ quan ngang Bộ được Chính phủ cho phép thành lập phòng thuộc vụ thì nên thành lập Phòng Kiểm tra VBQPPL thuộc Vụ Pháp chế, số lượng biên chế khoảng 4-6 người, có sự phân công rõ rang đối với từng khu vực, địa bàn cụ thể. Đối với các cơ quan thuộc Chính phủ, phân công ít nhất là 2 biên chế chuyên trách kiểm tra văn bản ( thực hiện cả nhiệm vụ công tác rà soát, chuẩn hoá hiệu lực VBQPPL, xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu.. Ở địa phương, đối với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương căn cứ vào tình hình thực tế và khối lượng công việc trong từng lĩnh vực công tác cụ thể để xác định số lượng và cơ cấu phòng chuyên môn nghiệp vụ cho phù hợp. Để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản, có thể cơ cấu thành Phòng Kiểm tra và xử lý văn bản độc lập hoặc thành lập Phòng xây dựng, thẩm định và kiểm tra văn bản( gọi tắt là Phòng văn bản pháp quy). Phòng Văn bản pháp quy cần được bố trí, tổ chức thành hai nhóm thực hiện hai nhiệm vụ: xây dựng, soạn thảo, thẩm định văn bản và kiểm tra, xử lý VBQPPL theo thẩm quyền. Nhóm kiểm tra văn bản phải gồm ít nhất 3 chuyên viên chuyên trách thực hiện các nhiệm vụ cụ thể theo hướng chuyên môn hoá công tác này. Đối với pháp chế của cấp sở, cần phải chú trọng ngay từ khâu tuyển dụng, đảm bảo công chức thực hiện nhiệm vụ pháp chế cấp sở có trình độ chuyên môn và năng lực công tác, được bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ về công tác kiểm tra VBQPPL. Đối với Phòng Tư pháp cấp huyện, để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra văn bản theo quyd dịnh, Phòng cần phân công một lãnh đạo phụ trách và ít nhất 1 chuyên viên phụ trách. Đối với Ban Tư pháp cấp xã, các địa phương cần bố trí tối thiểu 1 công chức chuyên trách công tác tư pháp- hộ tịch ở cấp xã, trong đó cóp công tác tự kiểm tra văn bản do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân cùng cấp ban hành. Những xã, phường, thị trấn có từ 10.000 dân trở lên cần xem xét bố trí 2 công chức chuyên trách đảm nhiệm công tác này theo đúng quy định tại Nghị định số 114/2003/NĐ- CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ quy định về cán bộ, công chức xã phường, thị trấn và Nghị định số 121/2004/NĐ- CP của Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cãn bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn. Thứ ba, cần tiếp tục hoàn thiện quy trình tác nghiệp, nghiệp vụ kiểm tra, xử lý VBQPPL Quy định tác nghiệp, nghiệp vụ trong hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL cũng cần phải được nhanh chóng hoàn thiện làm cơ sở cho công chức khi thực hiện nhiệm vụ được giao, bảo đảm chất lượng và hiệu quả công việc. Vấn đề hiện nay là vừa phải tiếp tục hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật về quy trình nghiệp vụ, mặt khác cũng cần phải hết sức chú trọng việc ban hành các quy chuẩn nghiệp vụ nội bộ tại các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành và địa phương để kiểm tra về tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL. Thứ tư,cần tiếp tục hoàn thuện cơ chế bảo đảm về kinh phí và các điều kiện đảm bảo khác cho hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL Hiện nay, kinh phú dành cho công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL được quy định tại Thong tư liên tịch số 109/2004/TTLT-BTC-BTp ngày 17/11/2004 của Bộ Tư pháp và Bộ Tài chính. Sau một quá trình thực hiện Thông tư số 109, đã bộ lộ một số điểm vướng mắc. Cần phải tiếp tục hoàn thiện các quy định cụ thể về mục chi, mức chi, chẳng hạn: cần bổ sung một số mục chi như: chi cho việc thảo luận nhữg nội dung trái pháp luật và xác định hướng xử lý các nội dung và văn bản đó… Việc hiện đại hoá hoạt động kiểm tra, xử lý văn bản, cung cấp trang thiết bị, đẩy mạnh tin học hoá hoạt động này cũng là một yêu cầu bức xúc cần phải được quan tâm đúng mức nhằm tăng cường năng lực công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL Từ những phân tích trên đây có thể khẳng định, hoạt động kiểm tra, xử lý VBQPPL khing chỉ đáp ứng mục đích tự than của hoạt động này là phát hiện và kịp thời xứ lý những VBQPPL sai trái mà còn có vai trò quan trọng đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL góp phần không nhỏ trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật. Và để công tác kiểm tra, xử lý văn bản được thực hiện có hiệu quả, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải đầu tư nhiều hơn nữa về tổ chức biên chế, kinh phí; thể chế về công tác này phải được tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện hơn. Kết luận Hoạt động xây dựng và ban hành VBQPPL là một trong những công việc khó khăn và phức tạp, mang tính sang tạo và đồi hỏi phù hợp với yêu cầu thực tiễn áp dụng. bởi vậy, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL là công việc kho khăn và mang tính chuyên môn cao. Các chủ thể có thẩm quyền không chỉ ban hành VBQPPl đáp ứng nhu cầu thực tế đòi hỏi mà còn phải đảm bảo nội dung của VBQPPL được ban hành phù hợp với hiến pháp và pháp luật, không mâu thuẫn, chồng chéo với các văn bản khác. Trong thời gian qua, công tác xây dựng và ban hành VBQPPL nói chung và đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL nói riêng được chú trọng và đã đạt được nhiều thành tựu, số lượng VBQPPL vi phạm giảm đi đáng kể. Điều này có ý nghĩa chính trị- pháp lý quan trọng tạo nên hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Tuy nhiên, trước thực tiễn phát triển đất nước và xu hướng hội nhập kinh tế thế giới hiện nay, đồi hỏi số lượng văn bản điều chỉnh các quan hệ phát sinh lớn kèm theo chất lượng văn bản ban hành được nâng cao. Muốn như vậy, trước hết cần hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành về tính hợp hiến , hơp phápcủa VBQPPL, nâng cao kỹ năng soạn thảo thẩm định, thẩm tra, kiểm tra và xử lý VBQPPL vi phạm của các chủ thể có thẩm quyền và có những biện pháp đồng bộ khác. Như vậy, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp của VBQPPL, chúng ta đã góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết 48/NQ-TƯ ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị đã đề ra: “ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật đồng bộ, thống nhất, công khai, minh bạch, trọng tâm để hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân” đưa Việt nam tiếp tục giành được nhiều thắng lợi trong sự nghiệp đổi mới, vượt qua nhiều thử thách trên con đường hội nhập quốc tế.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn và đảm bảo tính hợp Hiến, hợp pháp và tính thống nhất của VBQPPL trong hoạt động xây dựng, ban hành VBQPPL.doc
Luận văn liên quan