1. Đã phân tích được một số thành phần hóa học cơ bản, đặc biệt là
hàm lượng carrageenan trong cây rong sụn ở Ninh Thuận như sau:
- Nước: 82,2%. - Carrageenan: 39,83 % chất khô.
- Glucid: 43,7 % chất khô. - Protein: 0,59 % chất khô.
2. Đã tìm được các thông số phù hợp cho giai đoạn nấu chiết rong
thu được carrageenan có hiệu suất chiết tách cao, chất lượng tốt. Các
thông số của công đoạn nấu chiết là:
- Tỉ lệ khối lượng nước/rong = 10.
- Nhiệt độ nấu: 95oC.
- Thời gian nấu: 60 phút.
26 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 5272 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu chiết tách carrageenan từ rong sụn và ứng dụng cố định tế bào vi sinh vật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
NGUYỄN THỊ THU THÙY
NGHIÊN CỨU CHIẾT TÁCH CARRAGEENAN
TỪ RONG SỤN VÀ ỨNG DỤNG CỐ ĐỊNH
TẾ BÀO VI SINH VẬT
Chuyên ngành: Cơng nghệ thực phẩm và đồ uống
Mã số: 60.54.02
TĨM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT
Đà Nẵng – Năm 2011
2
Cơng trình được hồn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Lê Thị Liên Thanh
Phản biện 1: TS Đặng Minh Nhật.
Phản biện 2: TS. Huỳnh Ngọc Thạch.
Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt
nghiệp thạc sĩ kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày
26 tháng 07 năm 2011.
Cĩ thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thơng tin – Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Bách Khoa, Đại học Đà Nẵng
3
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghiên cứu chiết tách carrageenan từ rong biển và ứng dụng
giúp bổ sung những tư liệu về họ thực vật rong biển. Việc chiết tách
carrageenan cĩ hiệu suất cao và chất lượng tốt là cơ sở để tiến tới sản
xuất polysaccharide này ở quy mơ cơng nghiệp. Từ đĩ nâng cao giá
trị kinh tế của rong sụn, thúc đẩy việc mở rộng diện tích trồng rong,
cải thiện đời sống cho người dân ven biển. Ngồi ra, sự đầu tư phát
triển cây rong cịn làm giảm nguy cơ ơ nhiễm mơi trường biển.
Cố định nấm men trong hạt gel để lên men rượu vang giúp cơng
đoạn loại bỏ nấm men trong hạt gel cĩ kích thước vài mi-li-mét ra
khỏi dịch lên men sẽ rất dễ dàng bằng phương pháp lắng lọc. Nhờ đĩ
tạo điều kiện cải thiện chất lượng sản phẩm dạng trong mà khơng
phải đầu tư nhiều vào cơng kỹ nghệ lọc. Ngồi ra cố định nấm men
cịn tạo sự chủ động về mức độ lên men theo ý muốn và cơ hội tái sử
dụng hạt gel là cĩ thể.
Đĩ là lý do tơi chọn đề tài: “Nghiên cứu chiết tách carrageenan
từ rong sụn và ứng dụng cố định tế bào vi sinh vật”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu và đề xuất quy trình chiết tách carrageenan cĩ hiệu
suất thu hồi cao và chất lượng tốt. Từ đĩ, sử dụng nguồn carrageenan
chiết tách được để cố định tế bào nấm men lên men rượu vang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Cây rong sụn được thu hoạch ở vùng biển Ninh Thuận.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Dùng rong sụn ở tỉnh Ninh Thuận để chiết tách carrageenan.
4
- Cố định nấm men Saccharomyces cerevisiae nhờ carrageenan
chiết tách được để tiến hành lên men rượu vang.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp vật lý
- Đo các thơng số nhiệt độ, khối lượng, độ nhớt …
- Xác định hàm lượng ẩm của rong sụn và các sản phẩm
carrageenan chiết tách được.
- Đo độ hấp thụ quang của mơi trường lên men để đánh giá
lượng nấm men trong dịch lên men.
- Xác định hàm lượng cồn trong mẫu rượu vang.
4.2. Phương pháp hố học
- Xác định hàm lượng glucid của nguyên liệu rong sụn.
- Xác định hàm lượng carrageenan của rong sụn và các sản phẩm
carrageenan chiết tách được.
- Xác định hàm lượng protein của rong sụn.
4.3. Phương pháp vi sinh
4.3.1. Nuơi sinh khối nấm men
Nhân giống, phát triển sinh khối để đủ dùng cho nghiên cứu cố
định nấm men.
4.3.2. Thu sinh khối và làm sạch.
Ly tâm thu nấm men từ mơi trường nhân giống và rửa nhiều lần
qua nước cất đã tiệt trùng để cĩ được huyền phù nấm men sạch.
4.3.3. Phương pháp tạo hạt gel cố định nấm men
Đây là khâu quan trọng trong nghiên cứu cố định vi sinh vật với
chất mang carrageenan.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học
- Xác định một số thành phần hĩa học của rong sụn Ninh Thuận.
5
- Xác định một số yếu tố cơng nghệ ảnh hưởng đến chất lượng và
hiệu suất chiết tách carrageenan.
- Xác định khả năng cải thiện độ trong của rượu vang nho sau lên
men bằng hạt gel carrageenan chứa nấm men.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Kết quả nghiên cứu chiết tách carrageenan gĩp phần nâng cao
giá trị sử dụng và hiệu quả kinh tế từ cây rong. Nhờ đĩ, thúc đẩy việc
mở rộng diện tích trồng rong, đem lại nguồn lợi mới từ biển và gĩp
phần cải thiện đời sống người dân, hỗ trợ cải thiện vấn đề ơ nhiễm
mơi trường biển.
- Cố định nấm men sản xuất rượu vang giúp đơn giản hĩa khâu
lọc trong, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí sản xuất.
6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 66 trang, 4 bảng số liệu, 42 hình, 32 tài liệu tham
khảo. Nội dung của luận văn được trình bày theo các phần sau:
Mở đầu
Chương 1 – Tổng quan tài liệu.
Chương 2 – Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3 – Kết quả và thảo luận.
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
6
CHƯƠNG 1:
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu chung về rong sụn
1.1.1. Đặc điểm thực vật
Rong sụn cĩ tên khoa học là Kappaphycus alvarezii. Rong
sụn chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở vùng nước cĩ độ mặn cao (28
– 32‰), phát triển tốt ở vùng nước thường xuyên trao đổi và luân
chuyển, nhiệt độ sinh trưởng thích hợp nhất là 25 – 28oC.
1.1.2. Thành phần hĩa học
Hàm lượng nước trong rong sụn chiếm từ 77 – 91%. Các thành
phần hĩa học khác được trình bày ở bảng 1.1.
Bảng 1.1. Thành phần hĩa học của rong sụn ở biển miền Trung:
TT Thành phần Hàm lượng (% chất khơ)
1. Carrageenan 40 – 55
2. Cellulose 4,0
3. Protein 2,4
4. Khống 20 – 30
5. Chất béo 1 – 2
1.2. Giới thiệu chung về carrageenan
1.2.1. Cấu tạo của carrageenan
Hình 1.2. Cấu tạo của carrageenan với liên kết luân phiên β -1,4
và α -1,3.
7
1.2.2. Phân loại
Các loại carrageenan phổ biến trong tự nhiên là: κ-, ι -, λ, µ- và
ν-carrageenan.
1.2.3. Tính chất hĩa lý của carrageenan
* Khối lượng phân tử
Phần lớn các carrageenan cĩ phân tử lượng từ 500 – 1000kDa,
nhưng trong đĩ chúng cĩ thể chứa tới 25% polysaccharide với phân
tử lượng nhỏ dưới 100kDa.
* Độ tan
Carrageenan tan trong nước, nhưng độ tan của nĩ phụ thuộc vào
dạng, nhiệt độ, pH, nồng độ của ion và các chất tan khác.
* Độ nhớt đặc trưng
Độ nhớt của dung dịch carrageenan phụ thuộc vào nhiệt độ,
dạng, khối lượng phân tử của nĩ và sự cĩ mặt của một số ion khác.
* Tính chất tạo gel
• Khả năng tạo gel của carrageenan
Khả năng tạo gel của carrageenan phụ thuộc: cấu trúc hĩa học và
nồng độ của polyme, bản chất và nồng độ của các cation thêm vào,
số và vị trí của các nhĩm sulphat cĩ trong mỗi dạng carrageenan.
• Cơ chế tạo gel khi hạ nhiệt độ
Hình 1.5. Chuyển đổi của carrageenan từ dung dịch sang gel
theo nhiệt độ.
8
Gel carrageenan cĩ tính thuận nghịch về nhiệt và cĩ tính trễ
nhiệt, nghĩa là nhiệt độ tạo gel và nhiệt độ nĩng chảy gel khác nhau.
• Tác dụng của các cation trong quá trình tạo gel
Để hình thành gel mạnh các anion của carrageenan cần các
cation gây nên tương tác tĩnh điện và liên kết hydro để hình thành
mạng lưới cấu trúc khơng gian ba chiều, thí dụ, các cation kali trong
trường hợp κ-carrageenan và canxi trong trường hợp ι-carrageenan.
1.2.4. Ứng dụng của carrageenan
Carrageenan cĩ ứng dụng đa dạng trong thực phẩm và nhiều
ngành khác. Đặc biệt do đặc tính cấu trúc rỗng xốp nên carrageenan
cĩ khả năng giữ cố định enzyme hoặc tế bào.
1.3. Chiết tách carrageenan
1.3.1. Xử lý rong trước khi nấu chiết
* Mục đích chung của xử lý rong trước khi nấu chiết: Khử tạp
chất ở cây rong (khống, màu, protein, cellulose, lipid…) khơng cĩ
lợi cho sản phẩm carrageenan và làm suy giảm màng liên kết tế bào
chứa carrageenan nâng cao hiệu suất và chất lượng sản phẩm.
Cĩ hai phương pháp để xử lý rong là xử lý rong trong mơi
trường axit và xử lý rong trong mơi trường kiềm.
1.3.2. Nấu chiết carrageenan
Trong quá trình nấu chiết carrageenan, các yếu tố ảnh hưởng đến
hiệu suất chiết tách cao và chất lượng lượng sản phẩm tốt là: bản
chất dung mơi, nhiệt độ, thời gian, lượng dung mơi.
1.3.3. Tách nước từ dịch keo
Cĩ 2 phương pháp phổ biến để tách nước từ dịch keo sau khi nấu
chiết là phương pháp lạnh đơng tan giá và phương pháp kết tủa.
Sau khi tách nước carrageenan được sấy khơ đến độ ẩm 20 –
22% để thuận lợi cho việc bảo quản.
9
1.4. Cố định vi sinh vật
1.4.1. Các loại chất mang cĩ thể dùng để cố định vi sinh vật
1.4.2. Yêu cầu chung của chất mang cố định vi sinh vật
- Chất mang phải rẻ tiền.
- Chất mang cĩ tính chất cơ lý bền vững, ổn định, chịu được các
điều kiện sản xuất như khuấy trộn, cĩ áp lực.
- Chất mang phải khơng tan trong mơi trường phản ứng.
- Chất mang khơng làm mất hay ức chế hoạt tính enzym của vi
sinh vật, nhưng phải bền vững với sự tấn cơng của vi sinh vật, cĩ khả
năng cố định vi sinh vật dễ dàng, an tồn với vi sinh vật.
- Chất mang phải phù hợp với hình dạng thiết bị phản ứng sinh
học và cĩ thể sử dụng nhiều lần.
- Chất mang phải cĩ diện tích bề mặt tiếp xúc lớn.
1.4.3. Giới thiệu về cố định vi sinh vật trong carrageenan
Cố định tế bào vi sinh vật trong carrageenan là nhốt tế bào trong
loại gel này, các tế bào được giữ trong mạng lưới khơng gian ba
chiều của carrageenan tạo bởi các liên kết ngang nhờ một số ion kim
loại Ca2+, K+… Mạng lưới này cĩ lỗ nhỏ tới mức khơng cho tế bào
thốt ra nhưng đủ lớn cho cơ chất và sản phẩm tạo ra cĩ thể ra vào dễ
dàng. Vì thế gel carrageenan cĩ tác dụng như một màng bán thấm.
Cố định vi sinh vật trong gel carrageenan mang lại nhiều lợi ích:
- Tế bào sau khi được cố định cĩ thể tái sử dụng được nhiều lần
giảm bớt số lần chuẩn bị nhân giống cho sản xuất.
- Vi sinh vật được giữ trong gel carrageenan, khơng lẫn vào sản
phẩm nên tách sẽ tách khỏi mơi trường dễ dàng. Từ đĩ tiết kiệm chi
phí lọc trong và chủ động ngừng phản ứng theo ý muốn. Việc này cĩ
ý nghĩa lớn với sản phẩm địi hỏi độ trong cao như: bia, rượu vang…
10
1.4.4. Tiến hành cố định vi sinh vật
Hình 1.10. Các bước cố định vi sinh vật trong carrageenan.
1.5. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước
1.5.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
1.5.2.Tình hình nghiên cứu trong nước
Những cơng bố trong và ngồi nước đã cung cấp một số thơng
tin về rong sụn, thành phần carrageenan và kỹ thuật cố định tế bào vi
sinh vật. Tuy nhiên ở nước ta vì rong sụn mới được du nhập vào từ
năm 1993 nên những kết quả cụ thể về chiết tách carrageenan và ứng
dụng trong lĩnh vực thực phẩm chưa cĩ nhiều. Dựa vào những hiểu
biết về thực phẩm và tính chất của carrageenan, tơi chọn hướng
nghiên cứu cho luận văn là “Nghiên cứu chiết tách carrageenan từ
rong sụn và ứng dụng cố định tế bào vi sinh vật”. Với niềm say mê
về định hướng đã chọn, tơi nhận thấy đề tài sẽ là cơ hội để tơi tích
lũy kiến thức, mở rộng hiểu biết về cơng nghệ chiết tách và phương
pháp tạo gel bền để cố định tế bào vi sinh vật mà tơi rất mong đợi
thành cơng.
11
CHƯƠNG 2:
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Đối tượng nghiên cứu là rong sụn (Kappaphycus alvarezii) được
thu hoạch tại tỉnh Ninh Thuận.
2.1.2. Hĩa chất
2.1.3. Dụng cụ, thiết bị dùng trong nghiên cứu
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp vật lý
Xác định độ ẩm
Phương pháp 1: Dùng tủ sấy để sấy đến khối lượng khơng đổi.
Phương pháp 2: Dùng máy đo độ ẩm bằng hồng ngoại.
Xác định độ nhớt
Để đánh giá chất lượng của các mẫu sản phẩm carrageenan chiết
tách được cần xác định độ nhớt của dung dịch sản phẩm carageenan
ở nồng độ và nhiệt độ xác định. Tiến hành đo độ nhớt ở nồng độ
dung dịch sản phẩm carrageenan 1%, nhiệt độ 70oC bằng máy đo độ
nhớt Brookfield của Mỹ.
Đo mật độ quang (OD)
Đo mật độ quang của dịch lên men trên máy quang phổ hấp phụ
UV/VIS ở bước sĩng 600nm để đánh giá số lượng tế bào vi sinh vật.
Xác định hàm lượng cồn sau lên men
- Nguyên tắc: Chưng cất để tách hết cồn trong rượu vang rồi bổ
sung nước cất vào để đạt bằng thể tích rượu vang đem đi chưng cất,
điều chỉnh nhiệt độ về 20oC và dùng cồn kế để đo độ cồn.
12
2.2.2. Phương pháp hĩa học
Xác định hàm lượng glucid
Hàm lượng glucid của nguyên liệu rong sụn được xác định tại
Viện nghiên cứu cơng nghệ sinh học và mơi trường, số 2 Nguyễn
Đình Chiểu, thành phố Nha Trang.
Xác định hàm lượng carrrageenan
Hàm lượng carrageenan của rong sụn và các mẫu sản phẩm
carrageenan được xác định tại Viện nghiên cứu cơng nghệ sinh học
và mơi trường, số 2 Nguyễn Đình Chiểu, thành phố Nha Trang.
Xác định hàm lượng protein
Hàm lượng protein được xác định tại Trung tâm kỹ thuật tiêu
chuẩn đo lường chất lượng 2, số 97 Lý Thái Tổ, thành phố Đà Nẵng.
2.2.3. Phương pháp vi sinh
Nuơi sinh khối nấm men
Từ nấm men giống Saccharomyces cerevisiae cần phải hoạt hĩa,
nhân giống để phát triển sinh khối, đủ số lượng nấm men dùng cho
nghiên cứu ứng dụng cố định vi sinh vật.
Thu sinh khối và làm sạch
Sau khi nuơi sinh khối nấm men, tiến hành ly tâm và rửa nhiều
lần qua nước cất đã tiệt trùng để cĩ nấm men sạch dùng cho nghiên
cứu ứng dụng cố định vi sinh vật.
Phương pháp tạo hạt gel cố định nấm men
Tạo hạt gel carrageenan cố định nấm men là một kỹ thuật phức
tạp, cần phải trải qua nhiều cơng đoạn.
13
CHƯƠNG 3:
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Xác định một số thành phần hĩa cơ bản của rong sụn
Kết quả phân tích thành phần hĩa học của rong sụn như sau:
- Nước: 82,2%. - Carrageenan: 39,83% chất khơ
- Glucid: 42,8% chất khơ - Protein: 0,59% chất khơ
3.2. Nghiên cứu điều kiện chiết tách carrageenan từ rong sụn
Chúng tơi cĩ hai mục tiêu khi chiết tách carrageenan là hiệu suất
chiết tách cao và chất lượng sản phẩm tốt. Hiệu suất chiết tách là tỉ lệ
phần trăm khối lượng carrageenan thu được trên khối lượng
carrageenan trong nguyên liệu. Chất lượng của sản phẩm được đánh
giá thơng qua chỉ tiêu độ nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan ở
một nồng độ và nhiệt độ xác định. Độ nhớt cao là tiền đề để thu được
sản phẩm carrageenan cĩ khả năng tạo gel bền vững. Vì vậy mục tiêu
của quá trình chiết tách được cụ thể hĩa là hiệu suất chiết tách
carrageenan cao và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan lớn.
Tiếp theo, chúng tơi khảo sát các điều kiện cơng nghệ của quá
trình chiết tách carrageenan để cĩ hiệu suất chiết tách cao, độ nhớt
của dung dịch sản phẩm lớn
3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ nấu chiết đến hiệu suất chiết tách
và độ nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan
Tiến hành thí nghiệm: Rửa sạch rong, để ráo, cắt đoạn từ 3 –
5cm, trộn đều. Lấy 5 mẫu, khối lượng 1 mẫu là 20g. Nấu chiết mỗi
mẫu theo tỉ lệ khối lượng nước/rong = 5/1 trong 50 phút ở: 90oC,
95oC, 100oC, 105oC, 110oC. Lọc thu qua rây cĩ đường kính lỗ 1mm.
Kết tủa dịch lọc với ethanol 80o ở 60oC, tỉ lệ thể tích ethanol 80o/dịch
trong = 5/1. Sấy ở 50oC trong thời gian 5 giờ. Để nguội trong bình
hút ẩm 30 phút. Cân, đo độ ẩm, xác định hàm lượng carrageenan
14
20
22
24
26
28
30
32
34
85 90 95 100 105 110 115
Nhiệt độ nấu (oC)
H
iệ
u
su
ất
ch
iế
t t
ác
h
(%
)
50
100
150
200
250
300
350
85 90 95 100 105 110 115
Nhiệt độ nấu (oC)
Đ
ộ
n
hớ
t (
cP
)
trong các sản phẩm, sau đĩ tính hiệu suất chiết tách. Đo độ nhớt của
các dung dịch sản phẩm carrageenan ở nồng độ 1%, nhiệt độ 70oC.
Kết quả được thể hiện ở hình 3.2 và 3.3.
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ nấu chiết đến
hiệu suất chiết tách carrageenan.
Hình 3.3. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nhiệt độ nấu chiết đến
độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan.
Từ đồ thị 3.2 và 3.3, chúng tơi chọn nhiệt độ nấu chiết là 95oC.
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian nấu chiết đến hiệu suất chiết tách
và độ nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan
Các bước tiến hành thí nghiệm tương tự như mục 3.2.1 nhưng
nấu chiết 5 mẫu rong đều ở nhiệt độ 95oC, với thời gian khác nhau là
40 phút, 50 phút, 60 phút, 70 phút, 80 phút.
15
20
22
24
26
28
30
32
30 40 50 60 70 80 90
Thời gian nấu (phút)
H
iệ
u
su
ất
ch
iế
t t
ác
h
(%
)
50
150
250
350
450
550
650
30 40 50 60 70 80 90
Thời gian nấu (phút)
Đ
ộ
n
hớ
t (
cP
)
Kết quả được thể hiện ở hình 3.5 và 3.6.
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian nấu chiết đến
hiệu suất chiết tách carrageenan.
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian nấu chiết đến
độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan.
Từ kết quả ở hình 3.5 và 3.6, chọn thời gian nấu chiết 60 phút.
3.2.3. Ảnh hưởng của lượng nước nấu chiết đến hiệu suất chiết
tách và độ nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan
Tiến hành thí nghiệm tương tự như mục 3.2.1 nhưng trong thí
nghiệm này 5 mẫu rong đều dùng nhiệt độ nấu là 95oC, thời gian nấu
là 60 phút với tỉ lệ khối lượng nước/rong lần lượt là 100/20 =5,0;
150/20 = 7,5; 200/20 = 10; 250/20 = 12,5; 300/20 = 15.
Kết quả được thể hiện ở hình 3.8 và 3.9.
16
30
31
32
33
34
35
36
4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0 11.0 12.0 13.0 14.0 15.0 16.0
Tỉ lệ khối lượng nước nấu/rong
H
iệ
u
su
ất
ch
iế
t t
ác
h
(%
)
400
450
500
550
600
650
700
750
800
850
900
4.0 5.0 6.0 7.0 8.0 9.0 10.0 11.0 12.0 13.0 14.0 15.0 16.0
Tỉ lệ khối lượng nước nấu/rong
Đ
ộ
n
hớ
t (
cP
)
Hình 3.8. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng nước nấu chiết
đến hiệu suất chiết tách carrageenan.
Hình 3.9. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của lượng nước nấu chiết
đến độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan.
Tỉ lệ khối lượng nước/rong được chọn là 10.
Xử lý rong trước khi nấu chiết carrageenan cĩ tác dụng khử các
tạp chất khơng cĩ lợi, làm suy giảm liên kết carrageenan với các
phần tử khác thuận lợi cho cơng đoạn nấu chiết giải phĩng
carrageenan. Nhờ đĩ nâng cao hiệu suất chiết tách và chất lượng sản
phẩm. Tuy nhiên, cĩ những nhận định cho rằng xử lý rong gây ra sự
bẻ gãy mạch làm giảm chất lượng và hiệu suất chiết tách
carrageenan. Vì vậy, nghiên cứu điều kiện xử lý rong (nồng độ, thời
gian) sau khi đã nghiên cứu điều kiện nấu chiết để cĩ sự so sánh từ
đĩ đánh giá tính tích cực hay tiêu cực của cơng đoạn này.
17
35
37
39
41
43
45
47
5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0
Nồng độ KOH (%)
H
iệ
u
su
ất
ch
iế
t t
ác
h
(%
)
3.2.4. Nghiên cứu điều kiện xử lý rong trước khi nấu chiết
Chọn mơi trường xử lý rong là dung dịch KOH vì đây là mơi
trường kiềm sẽ cĩ nhiều ưu điểm hơn mơi trường axit và sự cĩ mặt
của ion K+ cịn làm tăng khả năng tạo đơng của κ-carrageenan.
3.2.4.1. Ảnh hưởng của nồng độ dung dịch KOH đến hiệu suất chiết
tách carrageenan và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
Tiến hành rửa sạch rong, để ráo, cắt đoạn từ 3 – 5cm, trộn đều.
Lấy 5 mẫu rong, mỗi mẫu: 20g, ngâm vào 5 dung dịch KOH với tỉ lệ
khối lượng dung dịch KOH/rong = 3/2 trong 60 phút, với các nồng
độ là 5,5%; 6,0%; 6,5%; 7,0%; 7,5%. Trung hịa bằng acid acetic
10% đến pH bằng 7. Rửa lại bằng nước sạch. Nấu chiết theo tỉ lệ
khối lượng nước/rong = 10/1 trong 60 phút ở 95oC. Lọc bỏ bã. Kết
tủa dịch bằng ethanol 80o ở 60oC, tỉ lệ ethanol 80o/dịch lọc = 5. Sấy
kết tủa ở 50oC trong 5 giờ. Để nguội các sản phẩm carrageenan trong
bình hút ẩm 30 phút rồi đem cân, đo độ ẩm, phân tích hàm lượng
carrageenan, tính hiệu suất chiết tách carrageenan. Đo độ nhớt của
các dung dịch sản phẩm carrageenan ở nồng độ 1%, nhiệt độ 70oC.
Kết quả được thể hiện ở hình 3.11 và 3.12.
Hình 3.11. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ KOH đến
hiệu suất chiết tách carrageenan.
18
600
650
700
750
800
850
900
950
1000
1050
5.0 5.5 6.0 6.5 7.0 7.5 8.0
Nồng độ KOH (%)
Đ
ộ
n
hớ
t (
cP
)
Hình 3.12. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ KOH đến độ
nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan.
Qua nghiên cứu này cĩ thể chứng minh được tính hiệu quả của
việc xử lý rong cả về chất lượng và hiệu suất thu hồi nếu sử dụng chế
độ xử lý rong hợp lý. Từ kết quả trên các hình 3.11 và 3.12, chúng
tơi chọn nồng độ KOH xử lý rong tốt nhất là 6,5%.
Để tìm cách tăng độ nhớt và hiệu suất chiết tách carrageenan hơn
nữa, cần tìm ra thời gian ngâm phù hợp nhất khi sử dụng KOH 6,5%.
3.2.4.2. Ảnh hưởng của thời gian ngâm rong trong dung dịch KOH
đến hiệu suất chiết tách và độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan
Tiến hành thí nghiệm tương tự như mục 3.2.4.1 nhưng xử lý các
mẫu rong ở nồng độ KOH 6,5% với những khoảng thời gian khác
nhau là: 50 phút, 60 phút, 70 phút, 80 phút, 90 phút.
Kết quả được thể hiện ở hình 3.14 và 3.15.
19
35
37
39
41
43
45
47
49
51
40 50 60 70 80 90 100
Thời gian xử lý KOH (phút)
H
iệ
u
su
ất
ch
iế
t t
ác
h
(%
)
800
850
900
950
1000
1050
1100
1150
40 50 60 70 80 90 100
Thời gian xử lý KOH (phút)
Đ
ộ
n
hớ
t (
cP
)
Hình 3.14. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian xử lý rong
với dung dịch KOH đến hiệu suất chiết tách carrageenan.
Hình 3.15. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng thời gian xử lý rong với
dung dịch KOH đến độ nhớt dung dịch sản phẩm carrageenan.
Từ đồ thị ở hình 3.14 và 3.15 cĩ thể thấy với dung dịch KOH
6,5% chọn thời gian xử lý là 80 phút là phù hợp nhất.
Như vậy thơng qua mục 3.2.3, cĩ thể khẳng định trong quy trình
chiết tách carrageenan nên cĩ cơng đoạn xử lý rong bằng dung dịch
KOH 6,5% trong thời gian 80 phút để tăng hiệu suất chiết tách và độ
nhớt của dung dịch sản phẩm carrageenan.
20
3.2.5. Đề xuất quy trình chiết tách carrageenan
Hình 3.16. Sơ đồ quy trình chiết tách carrageenan từ rong sụn.
- Nồng độ: 6,5%
- Thời gian: 80 phút
Rong nguyên liệu
Ngâm dung dịch KOH
Trung hịa bằng acid acetic
Rửa lại bằng nước sạch
Nấu chiết
Lọc lấy dịch
Kết tủa bằng cồn 80o
Sấy khơ
Để nguội, bao gĩi
- Nồng độ acid acetic: 10%
- Trung hịa đến pH =7
- Tỉ lệ khối lượng nước/rong = 10
- Nhiệt độ nấu: 95oC
- Thời gian nấu: 60 phút
- Nhiệt độ cồn: 60oC
- Vcồn = 5 Vdịch cần kết tủa
- Nhiệt độ: 50oC
- Thời gian: 5 giờ
Rửa sạch, cắt đoạn Cắt đoạn từ 3 – 5cm
Sản phẩm
21
3.3. Ứng dụng carrageenan trong việc cố định tế bào nấm men
lên men rượu vang
Sử dụng: chủng nấm men là Saccharomyces cerevisiae, mơi
trường lên men là nước nho và chất hỗ trợ cho việc cố định nấm men
trong carrageenan là KCl. Hiệu quả cố định nấm men được kiểm tra
bằng cách đánh giá lượng tế bào rị rỉ ra mơi trường lên men nhờ
phương pháp đo độ hấp thụ quang của mơi trường sau lên men. Chỉ
số OD càng bé thể hiện hiệu quả cố định nấm men càng tốt.
Trong kỹ thuật cố định nấm men, nồng độ carrageenan bé thì hạt
gel sẽ kém bền, cịn với nồng độ carrageenan lớn sẽ làm hạt cho gel
carrageenan mà nhất là loại κ-carrageenan cĩ đặc tính cứng, giịn và
dễ nứt vỡ. Đây chính là những nguy cơ giải phĩng nấm men ra mơi
trường lên men. Vì vậy nghiên cứu dưới đây được tiến hành để xác
định nồng độ carrageenan cố định nấm men hiệu quả nhất.
3.3.1. Ảnh hưởng của nồng độ carrageenan đến hiệu quả cố định
nấm men
Kết quả được thể hiện ở hình 3.27.
Hình 3.27. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của nồng độ carrageenan
đến hiệu quả cố định nấm men.
Mật
độ
quang
(OD)
0
0.1
0.2
0.3
0.4
0.5
0.6
1 1,5 2 2,5 3 Nấm men tự
do
Nồng độ (%g/ml)
22
Chọn nồng độ carrageenan 2 (%g/ml) để cố định nấm men.
Hạt gel canxi aginat sau khi cố định nấm men trải qua cơng đoạn
sấy ở 40oC trong 60 phút cĩ cấu trúc ổn định hơn, tăng cường khả
năng cố định tế bào vi sinh vật hơn. Tơi tiến hành cùng điều kiện này
với carrageenan với mong muốn cải thiện được độ trong của mơi
trường lên men hơn nữa.
3.3.2. So sánh hiệu quả cố định nấm men trong điều kiện hạt gel
cĩ qua sấy và khơng qua sấy
Tiến hành thí nghiệm: Chuẩn bị 1 mẫu lên men dùng nấm men tự
do để đối chứng, 3 mẫu lên men dùng nấm men cố định trong hạt gel
carragenan 2 (%g/ml) khơng trải qua giai đoạn sấy và 3 mẫu lên men
dùng hạt gel cố định nấm men trong carrageenan 2 (%g/ml) cĩ qua
giai đoạn sấy ở 40oC trong 60 phút.
Kết quả được thể hiện trên hình 3.29.
Hình 3.29. Đồ thị biểu diễn hiệu quả cố định nấm men trong điều
kiện hạt gel được sấy và khơng sấy.
Kết luận: Để tăng sự ổn định gel, tăng hiệu quả cố định nấm men
trong hạt gel thì trước khi đưa hạt gel vào mơi trường lên men cần
phải sấy ở 40oC trong thời gian 60 phút.
Mật
độ
quang
(OD)
0
0.1
0.2
0.3
0.4
Mẫu 1 0.29 0.045 0.02
Mẫu 2 0.046 0.023
Mẫu 3 0.042 0.018
Nấm men tự do Hạt gel khơng sấy Hạt gel được sấy
23
Tiếp theo, tơi nghiên cứu khả năng tạo thành cồn của nấm men
cố định trong carrageenan cĩ qua cơng đoạn sấy so với nấm men tự
do để đánh giá khả năng chuyển hĩa cơ chất của nấm men cố định.
3.3.3. Nghiên cứu khả năng tạo thành cồn của nấm men cố định
so với nấm men tự do
Kết quả xác định hàm lượng cồn bằng phương pháp chưng cất
cho thấy mẫu lên men dùng nấm men tự do và dùng hạt gel cố định
nấm men trong carrageenan 2 (%g/ml) đã qua sấy đều cho hàm
lượng cồn trong rượu vang là 11o ở 20oC. Như vậy nấm men được cố
định trong carrageenan cĩ khả năng lên men tương đương như nấm
men tự do. Tiếp theo chúng tơi tiến hành quan sát hạt gel để rút ra
một vài nhận xét về quá trình tạo hạt gel của mình.
3.3.4. Quan sát hạt gel
Hình 3.31. Các các hạt gel được lấy ra sau khi lên men.
Theo hình 3.31 cĩ thể thấy các hạt gel trong nghiên cứu của
chúng tơi chưa đạt được đến kích thước nhỏ và đồng đều như trong
nghiên cứu ở nước ngồi. Mặc dù vậy, thơng qua mục 3.2.2 và 3.2.3
cĩ thể thấy hạt gel cố định nấm men trong nghiên cứu của chúng tơi
đã chứng minh được khả năng lên men tạo thành cồn và cải thiện độ
trong là rất khả quan.
24
3.3.5. Đề xuất quy trình cố định nấm men trong carrageenan lên
men rượu vang
Hình 3.32. Sơ đồ quy trình cố định nấm men lên men rượu vang.
- Chỉ số OD=0,018–0,023
- Nồng độ cồn = 11o
- Nhiệt độ: 40oC
- Thời gian: 60 phút
Vhuyềnphùnấmmen/Vddcarrageenan
là 1/1
- m hạt gel/m dịch lên men=1/10
- Nhiệt độ: 30oC
- Thời gian: 7 ngày
Số lần rửa: 3 – 5 lần
- todung dịch < 10oC
- Thời gian ngâm: 60 phút
- Tạo nồng độ
carrageenan là 4(%g/ml)
- Nhiệt độ: 80oC
Rửa sạch bằng nước
cất vơ trùng
Làm nguội đến 50oC
Bổ sung nước cất vơ
trùng, nâng nhiệt hịa
tan carrageenan
Carrageenan
Lên men
Phối trộn
Sấy
Tách hạt gel bằng
lắng lọc
Bán thành phẩm
Ly tâm tách
nước
Giống nấm
men
Nuơi sinh
khối
Rửa sạch 3–5
lần với nước
cất vơ trùng
Thu hoạch gel
Nước nho
Bx = 20
pH = 3
Tạo hạt gel vào dung
dịch KCl 3M
25
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
* Kết luận:
1. Đã phân tích được một số thành phần hĩa học cơ bản, đặc biệt là
hàm lượng carrageenan trong cây rong sụn ở Ninh Thuận như sau:
- Nước: 82,2%. - Carrageenan: 39,83 % chất khơ.
- Glucid: 43,7 % chất khơ. - Protein: 0,59 % chất khơ.
2. Đã tìm được các thơng số phù hợp cho giai đoạn nấu chiết rong
thu được carrageenan cĩ hiệu suất chiết tách cao, chất lượng tốt. Các
thơng số của cơng đoạn nấu chiết là:
- Tỉ lệ khối lượng nước/rong = 10.
- Nhiệt độ nấu: 95oC.
- Thời gian nấu: 60 phút.
3. Đã khẳng định được tính hiệu quả của việc cĩ xử lý rong bằng
dung dịch KOH so với khơng xử lý, với các thơng số của cơng đoạn
xử lý rong như sau:
- Nồng độ KOH: 6,5%.
- Thời gian ngâm KOH: 80 phút.
Từ đĩ đề xuất quy trình chiết tách carrageenan từ rong sụn.
4. Đã nghiên cứu tạo được hạt gel chứa tế bào nấm men
Saccharomyces cerevisiae từ carrageenan cho hiệu quả cố định cao
với các thơng số kỹ thuật:
- Chỉ số OD của huyền phù nấm men trước khi cố định là 6,27.
- Nồng độ carrageenan trước khi trộn huyền phù nấm men là 4
(%g/ml).
- Tỉ lệ thể tích huyền phù nấm men/dung dịch carrageenan khi cố
định = 1/1 để tạo hạt gel cố định nấm men cĩ nồng độ carrageenan 2
(%g/ml).
26
Đồng thời đã sử dụng chế độ sấy hạt gel để cải thiện độ trong
của dịch lên men như sau:
- Nhiệt độ sấy: 40oC.
- Thời gian sấy: 60 phút.
5. So sánh khả năng tạo thành cồn giữa tế bào cố định trong hạt gel
cĩ qua cơng đoạn sấy và nấm men tự do với kết quả năng lực lên
men tương đồng. Từ đĩ, đề xuất quy trình cố định nấm men trong
carrageenan để lên men rượu vang với các thơng số kỹ thuật quan
trọng:
- Tỉ lệ khối lượng hạt gel cố định nấm men/dịch lên men = 1/10.
- Nhiệt độ lên men: 30oC.
- Thời gian lên men: 7 ngày.
- Độ cồn sau khi lên men: 11o.
- Mật độ quang của rượu vang sau lên men: 0,018 – 0,023 OD.
* Kiến nghị:
Do điều kiện thời gian cĩ hạn, chúng tơi khơng thể nghiên cứu
hết các vấn đề cần quan tâm nên đề xuất hướng phát triển đề tài là:
1. Tinh sạch carrageenan thơ.
2. Nghiên cứu hướng tái sử dụng dung dịch KOH đã dùng trong giai
đoạn xử lý rong và ethanol đã sử dụng trong giai đoạn kết tủa.
3. Xác định tỷ lệ sống sĩt của nấm men sau sấy hạt gel để kiểm định
cơng nghệ tạo gel, cơng nghệ sấy nhằm hồn thiện ứng dụng.
4. Xác định khả năng tái sử dụng hạt gel sau lên men rượu vang.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tomtat_106_7598.pdf