MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày này việc phát triển KT-XH luôn đi đôi với việc xây dựng các dự án.Trong quá
trình xây dựng và hoạt động không thể không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và
con người xung quanh. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự cân bằng giữa Kinh tế-Xã hội-Môi
trường đang là sự nan giải của các ngành liên quan. Nếu thực hiện không tốt không những
việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường. Vấn đề thiệt hại về môi trường có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và đặc biệt là con
người mà khó có thể định lượng được. Do đó việc áp dụng ĐTM trong các dự án phát triển
đang mở ra một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Như chung
ta đã biết hiện nay ĐTM ở Việt Nam đang còn nhiều hạn chế cả về mặt thủ tục, phương
pháp và công nghệ.Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và công cụ tin học
dành riêng cho ĐTM là rất cần thiết và khã thi ở Việt Nam ta hiện nay. Tôi tin rằng việc áp
dụng công cụ tin học trong ĐTM làm cho công tác ĐTM và bảo vệ môi trường được tiện
lợi và hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu của đề tài.
–
Mô tả một cách từ tổng quát đến chi tiết các vấn đề về ĐTM như: lịch sử phát
triển, nội dung và tiến trình thực hiện, cơ sở pháp lý, các phương pháp thực hiện,
tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam Xem đó là bước chuẩn bị rất quan trọng
cho công tác viết Báo cáo ĐTM đầy đủ và hoàn thiện sau này. Đồng thời đó là
những kiến thức rất bổ ích cho những ai muốn làm ĐTM trên thực tế.
–
Tiến hành phân tích, sàng lọc các công cụ tin học nhằm phục vụ cho công tác
ĐTM. Trong đó cần chỉ rõ cần áp dụng ở khâu nào và áp dụng như thế nào cho
hợp lý và đêm lại hiệu quả cao.
3. Tính mới của đề tài.
Thực chất việc áp dụng công cụ tin học nói chung và mô hình hóa nói riêng vào
thực hiện ĐTM ở Việt Nam là đã thực hiện nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Chủ
yếu nó được thực hiện ở các vùng có công nghệ phát triển như Hà Nội, TP.HCM còn
những nơi khác còn rất hạn chế về số lượng. Do đó đề tài mạnh dạng đưa tin học hóa trong
ĐTM là một bước đi mang tính thiết thực và cần thiết trong bối cảnh thức tế hiện nay.
4. Giới hạn của đề tài.
Mặc dù trong đề tài cố gắn đưa vào nhiều công cụ tin học đặc biệt là các phần mềm
về mô hình hóa để phục vụ cho ĐTM nhưng trong khuông khổ của đề tài luận văn vẫn còn
những hạn chế nhất định do công cụ tin học là một vấn đề khá rộng và bao quát. Đây cũng
là tính giới hạn của đề tài.
5. Nội dung thực hiện.
Tổng quan về đánh giá tác động môi trường.
Các phương pháp thực hiện đánh giá tác động môi trường.
Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam.
Xử lý số liệu và nhập vào phần mềm ENVIMAP.
Chay chương trình phần mềm ENVIMAP.
6. Phương pháp thực hiện.
Phương pháp thực hiện đề tài
Thu thập số liệu khí tượng.
Thu thập tài liệu, số liệu về đánh giá tác động môi trường.
Vận dụng các kiến thức và kỹ năng về GIS và MapInfo thể hiện bản đồ và các
đối tượng môi trường cần quản lý.
Phương pháp mô hình hóa:sử dụng mô hình phát tán ô nhiễm không khí
Berliand.
Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu.
Giải pháp kỹ thuật thực hiện
Vận dụng các kiến thức và kỹ năng về GIS và MapInfo thể hiện bản đồ và các
đối tượng môi trường cần quản lý.
Chạy chương trình phần mềm ENVIM MAP.
187 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2902 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu công cụ tin học phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA MÔI TRƯỜNG
BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ TIN HỌC
PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG (ĐTM)
GVHD:PGS.TSKH. BÙI TÁ LONG
SVTH:LÊ VIẾT TRIỀU
MSSV: 90503090
TP.HỒ CHÍ MINH THÁNG 01/1010
Đạ i Học Quốc Gia Tp.HCM. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
TRƯỜNG ĐH BÁCH KHOA. Độc Lập – Tự Do – Hạnh Phúc.
---- --- -- -- --- - ------ --- -- --
Số : ________/ BKĐT
NHIỆM VỤ LUẬN ÁN TỐT NGHIỆP
KHOA: MÔI TRƯỜNG.
BỘ MÔN: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG.
HỌ VÀ TÊN: LÊ VIẾT TRIỀU MSSV: 90503090
NGÀNH: QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG. LỚP: MO05LMT.
1. Đầu đề luận án:
NGHIÊN CỨU CÔNG CỤ TIN PHỤC VỤ CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ T ÁC ĐỘNG MÔI
TRƯỜNG ( ĐTM)
2. Nhiệm vụ (yêu cầu về nộ i dung và số l iệu ban đầu):
Chuẩn b ị các nộ i dung cần thiết về đánh giá tác động môi trường và viết báo cáo đánh
giá tác động môi trường.
Chuẩn b ị số l iệu để chạy mô hình hóa.
Ứng dụng phần mềm ENVIM MAP để chạy mô hình khí.
3. Ngày giao nhiệm vụ luận án: 15/10/2009
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ : 15/01/2010
5. Họ t ên ngườ i hướng dẫn:
PGS.TSKH. Bùi Tá Long. Phần hướng dẫn : Toàn bộ.
Nộ i dung và yêu cầu LATN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày 10 tháng 9 năm 2007
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN. NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH.
(Ký và ghi rõ họ tên) Bùi Tá Long
PHẦN DÀNH CHO KHOA, BỘ MÔN:
Ngườ i duyệt (chấm sơ bộ) :
Đơn v ị :
Ngày bảo vệ:
Điểm tổng kết :
Nơ i lưu trữ luận án:
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
- - - - - & - - - - -
Ngày tháng năm 2010
Giáo viên hướng dẫn
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN
- - - - - & - - - - -
Ngày tháng năm 2010
Giáo viên phản biện
LỜI CẢM ƠN
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới Thầy hướng dẫn Phó giáo sư Tiến sỹ Khoa
học Bùi Tá Long – Trưởng phòng Tin học Môi trường, Viện Môi trường và Tài nguyên,
Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh, người đã luôn khuyến khích, quan tâm giúp đỡ,
truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành luận văn tốt
nghiệp trong thời gian vừa qua.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến tập thể thầy cô Khoa Môi Trường, Trường Đại
học Bách Khoa, Đại học Quốc Gia Tp. HCM, những thầy cô đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt
kiến thức trong suốt năm năm học vừa qua.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh chị trong phòng Tin học Môi trường, Viện
Môi trường và Tài Nguyên, Đại học Quốc gia Tp. HCM đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời
gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những người thân yêu nhất, đã luôn yêu
thương, khích lệ và giúp đỡ em trong suốt thời gian học tập vừa qua.
Cuối cùng em xin gửi lời cảm ơn đến nhóm những người bạn thân K2005 khoa Môi trường
– những người bạn đã luôn giúp đỡ và chia sẻ trong suốt năm năm học qua.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tất cả.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2010
Sinh viên thực hiện
LÊ VIẾT TRIỀU
i
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................VI
MỤC LỤC.........................................................................................................................I
DANH MỤC CÁC HÌNH.............................................................................................. IV
DANH MỤC CÁC BẢNG .............................................................................................. V
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................VI
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. ............................................................................................. 1
2. Mục tiêu của đề tài....................................................................................................... 1
3. Tính mới của đề tài. ..................................................................................................... 1
4. Giới hạn của đề tài. ...................................................................................................... 2
5. Nội dung thực hiện....................................................................................................... 2
6. Phương pháp thực hiện. .............................................................................................. 2
CHƯƠNG 1...................................................................................................................... 4
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐTM.......................................................................... 4
1.1. Khái quát lịch sử phát triển của ĐTM...................................................................... 4
1.2. Định nghĩa, mục đích và lợi ích của ĐTM............................................................... 7
1.3. Kiến thức khoa học cần thiết để thực hiện ĐTM. .................................................... 9
1.4. Cơ sở pháp lý của ĐTM.[11]................................................................................. 10
1.5. Tiến trình và nội dung của ĐTM. .......................................................................... 12
ii
1.5.1. Lược duyệt các tác động môi trường..........................................................................14
1.5.2. Đánh giá môi trường sơ bộ hay ĐTM nhanh. .............................................................15
1.5.3. ĐTM đầy đủ và chi tiết..............................................................................................16
1.5.4. Quy trình thẩm định báo cáo ĐTM. ...........................................................................42
1.5.5. Các vấn đề còn tồn đọng đối với công tác ĐTM ở Việt Nam. ....................................59
1.5.6. Cấu trúc và yêu cầu về nội dung của ĐTM.[15].........................................................62
CHƯƠNG 2.................................................................................................................... 71
CÁC PHƯƠNG PHÁP KỸ THUẬT VÀ PHẦN MỀM TIN HỌC SỬ DỤNG
TRONG ĐTM. ............................................................................................................... 71
2.1. Phương pháp kỹ thuật viễn thám. .......................................................................... 71
2.2. Phương pháp thông tin địa lý................................................................................. 75
2.2.1. Giới thiệu ..................................................................................................................75
2.2.2. Định nghĩa GIS[17] ...................................................................................................76
2.2.3. Vai trò của kỹ thuật GIS trong ĐTM và quản lý tài nguyên.[17] ................................79
2.2.4. Các chức năng của GIS: ............................................................................................81
2.3. Phương pháp mô hình hóa..................................................................................... 83
2.4. Các phần mềm tin học được sử dụng trong ĐTM .................................................. 98
2.4.1. Phần mềm đánh giá ô nhiễm không khí .....................................................................98
2.4.2. Phần mềm quản lý CTR công nghiệp và sinh hoạt ...................................................103
2.4.3. Phần mềm đánh giá ô nhiễm nước ...........................................................................107
CHƯƠNG 3.................................................................................................................. 112
GIỚI THIỆU VÀ ỨNG DỤNG PHẦN MỀM PHỤC VỤ CHO ĐTM. .................... 112
3.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứ u. .................................................................. 112
3.2. Giới thiệu phần mềm ENVIM MAP.[17] ............................................................ 113
3.3. Ứng dụng phần mềm ENVIMAP. ............................................................ 115
3.3.1. Chuẩn bị số liệu.......................................................................................................115
3.3.2. Chạy mô hình ..........................................................................................................117
3.4. Kết quả chạy mô hình nồng độ trung bình các tháng của NO2, CO, SO2 ............. 127
iii
3.5. Kết quả, kết luận và kiến nghị. ............................... Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO. .......................................................................................... 137
Các văn bản mẫu hướng dẫn thực hiện ĐTM.....................................................................139
iv
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1-1: Lịch sử phát triển của ĐTM ------------------------------------------------------------7
Hình 1-2: Cơ sở pháp lý của ĐTM ---------------------------------------------------------------- 11
Hình 1-3: Quy trình thực hiện ĐTM[11] --------------------------------------------------------- 12
Hình 1-4: Các bước thực hiện ĐTM -------------------------------------------------------------- 13
Hình 1-5: Sơ đồ chuẩn bị ĐTM-------------------------------------------------------------------- 17
Hình 1-6: Quy trình thẩm định của dự án[11] --------------------------------------------------- 46
Hình 2-1: Nền tản của GIS ------------------------------------------------------------------------- 76
Hình 2-2: Các thiết bị của của hệ thống GIS----------------------------------------------------- 78
Hình 2-3: Các thành phần của hệ GIS.----------------------------------------------------- 79
Hình 2-4: Quy trình hiển thị dữ liệu--------------------------------------------------------------- 83
Hình 2-5: Mối quan hệ giữa mô hình và môi trường-------------------------------------------- 86
Hình 2-6: Nguyên lý mô hình hóa ----------------------------------------------------------------- 89
Hình 2-7: Sơ đồ khuếch tán luồng khí thả i dọc theo chiều gió ------------------ 92
Hình 3-1: Sơ đồ cấu trúc của phần mềm ENVIMAP. -------------------------------114
Hình 3-2: Sơ đồ cấu trúc CSDL môi trường trong ENVIMAP. -----------------115
Hình 3-3: Mô hình Berliand được t ích hợp trong ENVIMAP. -------------------115
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1-1: V ị t r í đ iểm lấy mẫu và đ iều kiện lấy mẫu .......................................... 21
Bảng 1-2: Kế t quả đo đạ t và phân t ích chấ t lượng nước mặ t ........................... 22
Bảng 1-3: Kế t quả đo đạ t và phân t ích chấ t lượng nước mặ t ............................ 22
Bảng 1-4: Kế t quả đo đạ t và phân t ích chấ t lượng nước mặ t ........................... 23
Bảng 1-5: Các nguồn thải bãi rác ..................................................................................... 24
Bảng 1-6: Dự báo các sự cố rủi ro của bãi rác.[18]........................................................... 25
Bảng 1-7: Quy trình đánh giá rủi ro ................................................................................. 30
Bảng 2-1: Thông số của vệ tinh GOES ............................................................................ 73
Bảng 2-2: Thông số của vệ tinh NOAA ........................................................................... 73
Bảng 2-3: Đặc trưng của quỹ đạo và vệ t inh ......................................................... 74
Bảng 2-4: Khả năng ứng dụng tương ứng với các kênh phổ ............................................. 74
Bảng 2-5: Thông số vệ tinh cho ảnh phân giải cao ........................................................... 75
Bảng 3-1: Số liệu khí tượng ........................................................................................... 116
vi
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
ĐTM Đánh giá tác động môi trường
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
KT-KT Kinh tế kỹ thuật
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Ngày này việc phát triển KT-XH luôn đi đôi với việc xây dựng các dự án.Trong quá
trình xây dựng và hoạt động không thể không làm ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và
con người xung quanh. Vấn đề đặt ra là cần phải có sự cân bằng giữa Kinh tế-Xã hội-Môi
trường đang là sự nan giải của các ngành liên quan. Nếu thực hiện không tốt không những
việc phát triển kinh tế gặp nhiều khó khăn mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi
trường. Vấn đề thiệt hại về môi trường có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái và đặc biệt là con
người mà khó có thể định lượng được. Do đó việc áp dụng ĐTM trong các dự án phát triển
đang mở ra một giải pháp hữu hiệu để phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Như chung
ta đã biết hiện nay ĐTM ở Việt Nam đang còn nhiều hạn chế cả về mặt thủ tục, phương
pháp và công nghệ.Do đó việc ứng dụng công nghệ thông tin nói chung và công cụ tin học
dành riêng cho ĐTM là rất cần thiết và khã thi ở Việt Nam ta hiện nay. Tôi tin rằng việc áp
dụng công cụ tin học trong ĐTM làm cho công tác ĐTM và bảo vệ môi trường được tiện
lợi và hiệu quả hơn.
2. Mục tiêu của đề tài.
– Mô tả một cách từ tổng quát đến chi tiết các vấn đề về ĐTM như: lịch sử phát
triển, nội dung và tiến trình thực hiện, cơ sở pháp lý, các phương pháp thực hiện,
tình hình thực hiện ĐTM ở Việt Nam… Xem đó là bước chuẩn bị rất quan trọng
cho công tác viết Báo cáo ĐTM đầy đủ và hoàn thiện sau này. Đồng thời đó là
những kiến thức rất bổ ích cho những ai muốn làm ĐTM trên thực tế.
– Tiến hành phân tích, sàng lọc các công cụ tin học nhằm phục vụ cho công tác
ĐTM. Trong đó cần chỉ rõ cần áp dụng ở khâu nào và áp dụng như thế nào cho
hợp lý và đêm lại hiệu quả cao.
3. Tính mới của đề tài.
2
Thực chất việc áp dụng công cụ tin học nói chung và mô hình hóa nói riêng vào
thực hiện ĐTM ở Việt Nam là đã thực hiện nhưng vẫn chưa được phổ biến rộng rãi. Chủ
yếu nó được thực hiện ở các vùng có công nghệ phát triển như Hà Nội, TP.HCM … còn
những nơi khác còn rất hạn chế về số lượng. Do đó đề tài mạnh dạng đưa tin học hóa trong
ĐTM là một bước đi mang tính thiết thực và cần thiết trong bối cảnh thức tế hiện nay.
4. Giới hạn của đề tài.
Mặc dù trong đề tài cố gắn đưa vào nhiều công cụ tin học đặc biệt là các phần mềm
về mô hình hóa để phục vụ cho ĐTM nhưng trong khuông khổ của đề tài luận văn vẫn còn
những hạn chế nhất định do công cụ tin học là một vấn đề khá rộng và bao quát. Đây cũng
là tính giới hạn của đề tài.
5. Nội dung thực hiện.
– Tổng quan về đánh giá tác động môi trường.
– Các phương pháp thực hiện đánh giá tác động môi trường.
– Tình hình thực hiện đánh giá tác động môi trường ở Việt Nam.
– Xử lý số liệu và nhập vào phần mềm ENVIMAP.
– Chay chương trình phần mềm ENVIMAP.
6. Phương pháp thực hiện.
▪ Phương pháp thực hiện đề tài
– Thu thập số liệu khí tượng.
– Thu thập tài liệu, số liệu về đánh giá tác động môi trường.
– Vận dụng các kiến thức và kỹ năng về GIS và MapInfo thể hiện bản đồ và các
đối tượng môi trường cần quản lý.
– Phương pháp mô hình hóa:sử dụng mô hình phát tán ô nhiễm không khí
Berliand.
3
– Phương pháp thống kê: sử dụng trong phân tích, xử lý số liệu.
▪ Giải pháp kỹ thuật thực hiện
– Vận dụng các kiến thức và kỹ năng về GIS và MapInfo thể hiện bản đồ và các
đối tượng môi trường cần quản lý.
– Chạy chương trình phần mềm ENVIM MAP.
4
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀ ĐTM
1.1. Khái quát lịch sử phát triển của ĐTM.
Trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, các hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên
thiên nhiên, xây dựng đô thị, nhà máy xí nghiệp và nhiều công trình khác, bên cạnh những
cái được cho sản xuất và nâng cao đời sống cho con người, đồng thời cũng gây ra nhiều
phiền toái có hại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng. Sự phát triển kinh tế xã hội luôn
luôn có hai mặc lợi và hại đối với cuộc sống. Sự lợi và hại có thể xãy ra trước mắt hoặc lâu
dài, có thể trực tiếp hoặc gián tiếp, ảnh hưởng tới sức khỏe con người. Sự hiểu biết và biện
pháp phòng tránh các tiêu cực của con người qua các thời kỳ lịch sử có khác nhau. Từ thủa
sơ khai ông cha ta chưa có hiểu biết và ý thức rõ ràng về ô nhiễm và suy thoái môi trường
như bây giờ, nhưng cũng làm những việc phòng tránh ô nhiễm và bảo vệ tài nguyên môi
trường.
Ngày nay với nền nông nghiệp và công nghiệp phát triển, con người đang đứng
trước những thử thách lớn về môi trường. Với sự phát triển của xã hôi công nghiệp, nhiều
nguồn năng lượng mới, vật liệu mới, kỹ thuật tiên tiến đã được khám phá. Trong nông
nghiệp để đạt được năng suất cao của cây trồng con người đã lạm dụng phân bón hóa học
và thuốc bảo vệ thực vật, gây ô nhiễm môi trường nước và đất nghiêm trọng. Các hoạt
động phát triển đó của con người đã tác động mạnh mẽ vào tài nguyên và môi trường, đã
can thiệp trực tiếp và đôi khi thô bạo vào các hệ tự nhiên. Đặc biệt là trong thế kỉ XX, sau
khi thế chiến thứ hai kết thúc, các nước bị chiến tranh tàn phá đã bước vào thời kỳ khôi
phục kinh tế sau chiến tranh. Nhiều nước đã bước vào công nghiệp hóa, hiện đại hoa đất
nước. Một số nhân tố mới như cách mạng khoa học kỹ thuật, sự bùng nổ dân số, sự phân
hóa các quốc gia giàu nghèo đã tác động và can thiệp mạnh mẽ vào tài nguyên và môi
trường.
Đánh giá tác động môi trường ra đời nhằm mục đích giảm bớt và ngăn ngừa sự ô
nhiễm, sự suy thoái môi trường do các hoạt động phát triển kinh tế gây ra.
5
Từ những năm 1960-1970, các nước tư bản phương Tây đã có sự lo lắng và quan
tâm đối với tài nguyên và môi trường sống của con người. Vấn đề bảo vệ tài nguyên và
môi trường đã trở thành vấn đề chính trị bức xúc trong xã hội, đòi hỏi chính phủ cả nước
phải có chủ trương đường lối và chính sách giải quyết. Ở Hoa Kỳ vào đầu năm 1970, Quốc
hội nước này đã ban hành luật và chính sách quốc gia về môi trường và gọi tắt là NEPA.
Luật này quy định rằng các dự án phát triển kinh tế quan trọng ở cấp liên bang muốn được
xét duyệt và thông qua bắt buộc phải có báo cáo đánh giá tác động môi trường. Sau Hoa
Kỳ các nước khác như: Canada, Australia, Anh, Nhật, Đức đã lần lược ban hành những
luật pháp hoặc quy định với mức độ khác nhau về đánh giá tác động môi trường của các
dự án phát triển kinh tế xã hội của nước mình.
Vào nhưng năm 1970-1980 một số nước đang phát triển ở châu Á Thái Bình Dương
như: Thái Lan, Hàn Quốc, Philiphin, Indonesia, Malasia… cũng ban hành những quy định
chính thức hoặc tạm thời về ĐTM. Ở Trung Quốc trong thời kỳ phát triển đất nước, với sự
giúp đỡ của các nước phương Tây và các tổ chức Quốc tế cung đã quan tâm và tiến hành
ĐTM đối với các dự án phát triển kinh tế của nước mình. Theo tư liệu của chương trình
Liên Hợp Quốc vào năm 1985, các nước phát triển trên thế giới đã có trên 3 /4 số nước đã
có quy định về ĐTM với các mức độ và yêu cầu khát nhau.
Các tổ chức quốc tế cũng đã quan tâm nhiều đến ĐTM. Năm 1972 Liên Hợp Quốc
đã tổ chức hội nghị quốc tế về môi trường. Chương trình môi trường của LHQ cũng được
thành lập với mục đích là cung cấp các tư liệu và cơ sở khoa học cần thiết cho việc định
đường lối phát triển kinh tế của quốc gia. Tổ chức Y tế thế giới cũng ban hành các quy
định về chất lượng nước uống và không khí nhằm đảm bảo về sức khỏe con người. Tổ
chức UNESCO đã xây dựng chương trình con người và sinh quyển. Năm 1980 ba tổ chức
UNEP, UNDP, và WB đã công bố “Tuyên bố về các chính sách và thủ tục về môi trường”.
Nội dung của tuyên bố nói lên việc phát triển kinh tế phải kết hợp với bảo vệ môi trường
và các nước được viện trợ hay vay vốn của LHQ phải có ĐTM.
Ở Việt Nam vấn đề ĐTM ra đời vào giữa năm 1984 khi có chương trình tài nguyên
và môi trường. Báo cáo ĐTM đầu tiên được thực hiện ở nhà máy thủy điện Trị An năm
1985 và tiếp theo là ban hành quyết định của chính phủ về công tác điều tra cơ bản, sử
6
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Quyết định đã khẳng định rằng
các công trình xây dựng cơ bản quan trọng và các dự án phát triển kinh tế xã hội với quy
mô lớn đều cần phải xem xét về ĐTM trước khi xét duyệt thực hiện. Từ đó chúng ta đã
tiến hành ĐTM cho nhà máy hóa dầu ở TP. HCM, hệ thống tưới tiêu Quản Lộ, Phụng Hiệp
ở đồng bằng sông Cửu Long do công ty ESSA, Canada thực hiện với sự cộng tác của
chuyên viên Việt Nam do trung tâm môi trường TP.HCM thực hiện. Đối với một số nhà
máy xí nghiệp cũ được xây dựng trước năm 1984, nay cũng đã tiến hành ĐTM như nhà
máy giấy Bãi Bằng Vĩnh Phú, nhà máy phân lân Hà Bắc… và các dự án phát triển kinh tế
xã hội mới như hệ thống thủy nông Thạch Nham ở Quãng Ngãi. Về pháp chế chính phủ đã
công bố luật bảo vệ môi trường năm 1994 và nghị định 175/CP của chính phủ. Luật
BVMT đã nêu rõ tất cả các dự án phát triển KT-XH và các công trình xây dựng cơ bản
trước khi được xét duyệt thực thi phải có báo cáo ĐTM.
Tiếp theo có nhiều văn bản về BVMT đã ra đời, đặc biệt là chiến lược BVMT quốc
gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, quản lý và quy hoạch môi trường trong
thời kỳ công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước. BVMT trở thành quốc sách của nước ta
hiện nay. Từ năm 1980, vấn đề ĐTM đã được nhà nước quan tâm, nhưng mãi sau khi có
luật BVMT thì việc triển khai có hệ thống từ Trung ương đến địa phương và đến khắp các
bộ ngành. Tính đến cuối năm 2004 số báo cáo ĐTM cho các dự án phát triển KT-XH đã có
26.800 được thực hiện, trong đó có 800 dự án báo cáo ĐTM thuộc cấp Trung ương quản lý
và còn lại thuộc địa phương quản lý. Công tác ĐTM của nước ta trong thời gian qua vẫn
còn nhiều hạn chế, cần được khắc phục. Vẫn còn xảy ra trình trạng ở nhiều địa phương
nhiều công trình khi đi vào hoạt động có những ảnh hưởng xấu đến môi trường do sự tuân
thủ quy định pháp luật về ĐTM còn hạn chế, chất lượng báo cáo cũng như năng lực thẩm
định báo cáo ĐTM còn chưa tốt. Bên cạnh đó hoạt đông sau thẩm định cũng như sự tham
gia của cộng đồng trong quá trình ĐTM còn nhiều bất cập. Đặc biệt là một số nội dung của
công tác này như ĐTM tổng hợp ở một vùng hay phạm vi xuyên biên giới vẫn chưa được
tiến hành.
Hiện nay ĐTM đã trở thành bộ môn khoa học môi trường, có phương pháp luận
nghiên cứu của mình và đã được ứng dụng rộng rãi để giảng dạy trong một số trường đại
7
học và cao đẳng chuyên ngành ở một số nước trên thế giới và ở nước ta. Bộ môn ĐTM
ngày càng có những bước tiến quan trọng và phát triển nhanh chóng, góp phần thiết thực
vào sự nghiệp bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường của mỗi quốc gia và cộng đồng
quốc gia trên toàn thế giới.[10]
Thái Lan, Hàn
Quốc, Malasia
1980
Việt Nam 1984
Xuất hiện ở Mỹ,
Anh, Nhật
1970
Lịch sử phát
triển của ĐTM
Hình 1-1: Lịch sử phát triển của ĐTM
1.2. Định nghĩa, mục đích và lợi ích của ĐTM.
ĐTM là một quá trình nghiên cứu nhằm dự báo các hậu quả xấu về môi trường của
một dự án phát triển KT-XH hoặc một công trình xây dựng cơ bản quan trọng của đất
nước, xem xét việc thực hiện công trình và dự án đó sẽ gây ra những vấn đề gì đối với tài
nguyên thiên nhiên và môi trường, đối với đời sống con người tại khu vực thực hiện dự án,
xem xét hiện quả thực hiện chính của dự án và các hoạt động khác tại vùng khai thác của
8
dự án. Trên cơ sở đó dự báo các tác động môi trường sẽ diễn ra ra sao, xác định các biện
pháp giảm thiểu các tác động tiêu cực để dự án thích hợp hơn với môi trường.
Để ngắn gọn hơn có thể định nghĩa ĐTM như sau: “ĐTM là sự phân tích đánh giá
các hoạt động phát triển KT-XH, dự báo các ảnh hưởng đến tài nguyên và môi
trường của các dự án, quy hoạch, kế hoạch phát triển đó và đề xuất các giải pháp
thích hợp về bảo vệ môi trường”.[10]
Các tác động của các hoạt động phát triển đến môi trường có thể gây ra sự thay đổi
chất, lượng, sự phân bố theo không gian, thời gian của tài nguyên thiên nhiên hay nhân tố
chất lượng môi trường sống. Tác động có thể là tiêu cực, cũng có thể là tích cực. Do đó,
trong quá trình đánh giá cần thiết phải xem xét lựa chọn các tác động có tầm quan trọng
thực sự đối với tài nguyên và môi trường.
▪ Mục đích ĐTM
– Là góp phần thêm tư liệu cần thiết cho việc quyết định hoạt động phát triển.
ĐTM theo luật định bắt buộc đối với các dự án phát triển KT-XH phải có báo
cáo ĐTM trong hồ sơ xét duyệt kinh tế kỹ thuật của dự án. ĐTM giúp cho các
cơ quan có thẩm quyền cấp trên xét duyệt các dự án và đưa ra quyết định đúng
đắn cho phép dự án có đủ điều kiện thực hiện hay không.
– ĐTM được xem xét nhiều phương án thực hiện khác nhau của các hoạt động
phát triển,đối chiếu, so sánh sự lợi, hại các tác động của các hoạt động phát
triển, trên cơ sở đó kiến nghị lựa chọn phương án tối ưu.
– ĐTM giúp cho công tác xây dựng đường lối, chiến lược quy hoạch, kế hoạch
hóa bảo vệ môi trường.
– ĐTM còn có mục đích theo dõi các diễn biến môi trường bị tác đông theo dự
báo ban đầu sau khi dự án đi vào hoạt động. Thường xuyên theo dõi diễn biến
bằng kết quả đo đạc, quan trắc định kỳ để cần thiết điều chỉnh dự báo sau 5 năm
hoặc 10 năm sau.
▪ Ý nghĩa của ĐTM:
9
– ĐTM có ý nghĩa rất quan trọng đối với các dự án phát triển. Trên cơ sở của nội
dung báo cáo ĐTM, dự án phát triển có được cấp trên thẩm định duyệt thông
qua để thực thi hay không. ĐTM cùng với các nhân tố kinh tế kỹ thuật trong dự
án cần có tiến nói chung thống nhất, không đối đầu phủ quyết lẫn nhau mà giúp
cho sự hoàn thiện kinh tế kỹ thuật của dự án với mục dích phát triển bền vững.
Đối với các nước phát triển và chậm phát triển, các nhân tố môi trường và các
nhân tố kinh tế kỹ thuật không phải lúc nào cũng dễ dàng thống nhất. Các nhân
tố kinh tế kỹ thuật có phần coi trọng hơn nhân tố môi trường và báo cáo ĐTM
được xem như tài liệu tham khảo. Chính vì lẽ đó mà sau khi dự án đi vào hoạt
động thường xảy ra hậu quả xấu cho môi trường và bị động khắc phục hậu quả.
Ở nước ta công tác ĐTM cho các dự án phát triển của quốc gia quan trọng hiện nay
cung đã được Đảng và Chính phủ quan tâm hơn như dự án xây dựng đường Hồ Chí Minh,
dự án xây dựng nhà máy thủy điện Sơn La. ĐTM đã kết hợp trong xét duyệt luận chứng
kinh tế kỹ thuật.
1.3. Kiến thức khoa học cần thiết để thực hiện ĐTM.
Khoa học môi trường là ngành khoa học độc lập, mang tính chất liên ngành, nghiên
cứu quan hệ qua lại giữa con người và môi trường như toán-lý, địa-hóa, sinh hóa… nhưng
phức tạp hơn nhiều.Khoa học môi trường không chỉ liên quan giữa hai nghành khoa học cơ
bản khác nhau, trong đó có cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Nền tảng kiến thức
của khoa học môi trường rất rộng.
Các kiến thức về hoạt động KT-XH, văn hóa như về công nghiệp, nông nghiệp, lâm
nghiệp, giao thông vận tải, y tế, năng lượng, thủy sản, du lịch, các hoạt động văn hóa nghệ
thuật…
Các kiến thức về phương pháp nghiên cứu ĐTM. Các phương pháp kĩ thuật xử lý
chất thải nguy hiểm, tính toán ô nhiễm, mô hình toán học, ma trận môi trường…
Nhìn chung kiến thức khoa học cần trang bị cho ĐTM nói riêng và môi trường nói
chung là rất phong phú. Do vậy ngoài kiến thức cơ bản thì mỗi người nên cần cần chuyên
10
sâu một số vấn đề phù hợp với năng lực và sở trường riêng của mình để đem lại sự phù
hợp trong công việc.
1.4. Cơ sở pháp lý của ĐTM.[11]
Tháng 12 năm 1993, xuất phát từ những cam kết chính sách trong kế hoạch quốc
gia về môi trường và phát triển bền vững, Quốc hội đã thông qua luật BVMT và làm cho
năm 1993 trở thành năm bản lề của sự phát triển khung chính sách môi trường. Những
năm tiếp theo, nhiều nghị định, chỉ thị, các thông tư, cấp bộ và liên bộ và các quyết định
liên quan được ban hành, tạo thành một tập hợp ngày càng nhiều các quy định để thực hiện
luật BVMT. Tháng 12 năm 2005, luật BVMT sửa đổi được Quốc hội thông qua và đưa vào
áp dụng kể từ tháng 7 năm 2006.
Hai nghị định có ý nghĩa quan trọng đặc biệt là:
– Nghị định 175/CP.
– Nghị định 26/CP.
Nghị định 175/CP đã cụ thể hóa các trách nhiệm của chính quyền trung ương và địa
phương trong việc thực hiện luật BVMT, lần đầu tiên đưa vào áp dụng một loạt các quy
định liên quan đến công tác ĐTM.
Nghị định 26/CP đã nâng khung phạt hành chính đối với các vi phạm luật BVMT
liên quan đến ĐTM và kiểm toán môi trường, bảo tồn TNTN, buôn bán các loài quý hiếm,
khai thác mỏ, cũng như hàng loạt những vi phạm gây ô nhiễm.
Năm 2004, nghị định 143/2004/NĐ- CP có ý nghĩa đặc biệt quan trọng và đáng chú
ý trong hệ thống cơ sở pháp lý hiện nay của Việt Nam với mục tiêu sửa đổi, bổ sung điều
14 Nghị định 175/CP.
Gần đây nhất chính phủ đã ban hành các nghị định mới liên quan đến công tác quản
lý môi trường gồm:
– Nghị định 80/2006NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
luật bảo vệ môi trường, thay thế cho hai nghị định 175/CP và 143/CP.
11
– Nghị định 81/2006NĐ-CP quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính trong
lịnh vực BVMT thay thế nghị định 26/CP và quyết định 121/NĐ-CP.
– Ngày 28 tháng 02 năm 2008 nghị định số 21/2008/NĐ-CP ra đời nhằm sửa đổi,
bổ sung một số điều của nghị định số 80/2006/NĐ-CP.
Luật BVMT 12/2005
Nghị định 81/2006NĐ-
CP quy định về mức xử
phạt vi phạm hành chính
trong lịnh vực BVMT
Nghị định 80/2006NĐ-CP
quy định chi tiết và hướng dẫn
thi hành một số điều luật bảo
vệ môi trường.
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP
ra đời nhằm sửa đổi, bổ sung
một số điều của nghị định số
80/2006/NĐ-CP
Quyết định số 13QĐ-
BTNMT
Thông tư 05/2008TT-
BTNMT
Hình 1-2: Cơ sở pháp lý của ĐTM
12
Cam kết
BVMT
Lập đề cương
ĐTM chi tiết
ĐTM sơ bộ
ĐTM chi tiết
Quá trình đánh giá tác
động
Lựa chọn PA, BP giảm
thiểu
Thông qua có
chỉnh sửa.
Xét duyệt đề
Cương ĐTM
Phiếu xác
nhận
Xem xét
Sàng lọc dự án
Thẩm định báo
các ĐTM Giám sát,
ĐGTĐMT
Lập báo cáo
ĐTM chi tiết
Không
thông qua
Quyết
định phê
chuẩn
K
C
Cơ quan QLMT Chủ Dự Án
Hình 1-3: Quy trình thực hiện ĐTM[11]
1.5. Tiến trình và nội dung của ĐTM.
ĐTM là một trong các nhiệm vụ quan trọng bắc buộc thực hiện để xem xét nội dung
của các dự án phát triển KT-XH, đã được ghi trong luật BVMT, giúp cho lãnh đạo cấp trên
13
ra quyết định một cách chính xác, đúng đắn để thực thi các dự án phát triển. ĐTM là một
quá trình nghiên cứu, phân tích, tổng hợp phức tạp, đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về
tổ chức nhân sự của tổ đánh giá, mời các chuyên gia giỏi đầu ngành liên quan tới dự án
phát triển, có kinh nghiệm lâu năm trong nghề tham gia.
ĐTM đối với các dự án phát triển KT-XH thường được thực hiện qua các bước sau:
Hình 1-4: Các bước thực hiện ĐTM
Tùy thuộc vào mục tiêu, nội dung của từng Dự án phát triển khác nhau mà việc thực
hiện các bước khác nhau. Đối với các Dự án mà các hoạt động phát triển của chung không
gây ra hoặc gây ra tác động xấu không đáng kể thì lược duyệt qua rồi trình cấp trên xét và
ra quyết định. Còn đối với các Dự án phát triển với quy mô lớn, có các hoạt động phát
triển của chúng có khã năng gây ô nhiễm nghiêm trọng cho cộng đồng và tác động xấu cho
tài nguyên môi trường hoặc nằm trong vùng có quy hoạch đặc biệt và có môi trường nhạy
cảm, vùng dành riêng cho cấp nước, … thì cần phải thực hiện ĐTM. Các vùng đặc biệt đó
là:
– Vùng đất ngập nước.
– Vùng núi có độ dốc cao, có địa hình đặc biệt.
ĐTM đầy đủ và chi tiết.
Lược duyệt
ĐTM sơ bộ
14
– Vườn Quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, vùng có ý nghĩa kinh tế, văn hóa sinh
thái.
– Vùng có động vật quý hiếm và có nguy cơ tuyệt chủng.
– Vùng thường xuyên xãy ra sự cố, rủi ro.
– Vùng có chất lượng môi trường thấp.
Đối với các vùng nhạy cảm môi trường, đôi khi văn bản chưa ban hành thì cơ quan
quản lý có thể yêu cầu tiến hành ĐTM.
1.5.1. Lược duyệt các tác động môi trường.
Bất kỳ một Dự án phát triển KT-XH nào cũng phải trải qua bước lược duyệt các tác
động môi trường. Nội dung của lược duyệt các tác động môi trường là xem xét mục tiêu,
quy mô, nội dung, các hoạt động chính, các nguyên tắc dây chuyền công nghệ, địa điểm
thực hiện dự án, kinh phí của dự án. Trên cơ sở đó điểm lại các Dự án phát triển tương tự
đã được thực hiện tại nước sở tại hoặc tại các nước khác, các Dự án đang được xem xét
này trong thực tế đã bị những tác động gì ảnh hưởng xấu đến môi trường. Những hoạt
động nào có khã năng gây ra tác động tiêu cực thì điều chỉnh ngay khi đang hình thành Dự
án. Trong quá trình thực hiện bước lược duyệt các tác đông thường là:
– So sánh các Dự án đang xét với loại Dự án đã thực hiện qua một số chỉ tiêu thô
như: Địa điểm, quy mô, mục tiêu…
– So sánh Dự án đang xét với loại Dự án thường không cần ĐTM như: Xây dựng
trường học, khu nhà ở tập thể học sinh, sinh viên, khu an dưỡng, nghĩ mát…
– Thu thập các thông tin và phân tích các thông tin sẵn có.
– Dự báo các tác động chung của Dự án và so sánh với khã năng chịu đựng của
môi trường.
– Dánh giá toàn diện và chi tiết nội dung của Dự án trên cơ sở tài liệu có sẵn.
15
– Văn bản quyết định lược duyệt.
Bước lược duyệt thường do cá nhân, cơ quan chủ dự án thực hiện và việc thẩm định
do cơ quan quản lý môi trường thực hiện. Kết quả thẩm định có thể là:
– Dự án không có tác động gì đáng kể ảnh hưởng xấu đến tài nguyên và môi
trường, chỉ dừng lại ở bước lược duyệt, không cần tiếp tục thực hiện ĐTM tiếp
theo, hoặc:
– Dự án đang xem xét cần thiết phải tiến hành thực hiện bước hai ĐTM sơ bộ.
1.5.2. Đánh giá môi trường sơ bộ hay ĐTM nhanh.
Nội dung của bước đánh giá này là nghiên cứu, phân tích các tác động của các hoạt
động phát triển của dự án ở mức cao hơn, sâu sắc hơn bước một:
– Xác định các tác động chính của dự án đối với môi trường hiện tại trên địa bàn
thực hiện dự án.
– Mô tả chung và phạm vi đánh giá.
– Dự báo sơ bộ các tác động chính của các hoạt động phát triển của dự án có thể
ảnh hưởng tài nguyên và môi trường.
– Trình bày kết quả đánh giá sơ bộ với cơ quan thẩm định ra quyết định.
ĐTM sơ bộ thường được tiến hành trong giai đoạn nghiên cứu tiền khã thi, lồng
ghép trong đánh giá luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án. Sự đánh giá này mục đích giúp
cho thu hẹp sự tranh cải không cần thiết về một số vấn đề quan trọng như vị trí, quy mô
của dự án. Trong một số trường hợp do làm tốt ĐTM sơ bộ, kịp thời điều chỉnh khái niệm
về dự án, làm cho việc ĐTM đầy đủ và chi tiết trở nên không cần thiết nữa.
ĐTM sơ bộ do cơ quan chủ trì dự án thực hiện theo hướng dẫn về quy định ĐTM
của quốc gia hoặc các tổ chức quốc tế. Trong quá trình ĐTM sơ bộ, các phương pháp
thường ứng dụng để nghiên cứu đánh giá là phương pháp danh mục và phương pháp ma
trận tác động môi trường.
16
Kết quả môi trường sơ bộ được đệ trình lên cơ quan quản lý môi trường cấp trên
thẩm định và ra quyết định. Kết quả thẩm định có thể là:
– Không cần thiết phải tiếp tục ĐTM đầy đủ và chi tiết, hoặc:
– Dự án cần phải tiếp tục thực hiện bước ba, ĐTM đầy dủ và chi tiết.
1.5.3. ĐTM đầy đủ và chi tiết.
1.5.3.1. Công tác chuẩn bị.
Thành lập nhóm ĐTM có tư cách độc lập với nhóm đề xuất dự án. Thành phần
trong nhóm ĐTM phải là các chuyên gia giỏi về lĩnh vực ĐTM, am hiểu sâu về lĩnh vực
của dự án. Người đứng đầu nhóm là người có trách nhiệm cao, tin cậy, có khả năng kết
hợp các hoạt động của nhóm và trập trung được trí tuệ của các nhà khoa học đầu ngành và
các chuyên viên có liên quan đến dự án.
Xác định phạm vi không gian và thời gian của việc đánh giá.Công tác ĐTM không
thể giải quyết tất cả mọi vấn đề về tài nguyên và môi trường có liên quan đến dự án, theo
thời gian trước mắt cũng như lâu dài. Trong khuông khổ của nguồn lực về kinh phí, thời
gian, khả năng chuyên môn, nhóm đánh giá phải tập trung vào những vến đề trọng điểm,
nhằm làm rõ những vấn đề gay cấn nhất, đáp ứng được yêu cầu của cơ quan có trách
nhiệm bảo vệ môi trường. Phạm vi không gian cũng như phạm vi thời gian xem xét đều
phải xác định rõ với luận cứ có cơ sở khoa học.
Xác định các cơ quan có thẩm quyền về quyết định tài trợ, kế hoạch hóa, cấp giấy
phép và kiểm tra thực hiện dự án, nhằm chuẩn bị cho việc xem xét báo cáo ĐTM sau này,
thiết lập các liên hệ cần thiết giữa nhóm đánh giá với cơ quan này.
Thu thập các luật, quy định liên quan đến ĐTM và lĩnh vực hoạt động của dự án.
Các luật pháp bao gồm luật quốc gia và luật quốc tế như các bộ luật: Luật BVMT,
bảo vệ tài nguyên rừng, Địa chất và khoáng sản….
Các văn bản dưới luật: các nghị định, thông tư, chỉ thị, hướng dẫn của Chính phủ,
Thủ tướng và các Bộ, Ngành.
17
Quyết định về thời gian, phương thức thông báo kết quả đánh giá.
Công tác chuẩn
bị ĐTM
Thành lập
nhóm ĐTM
Xác định cơ
quan có thẩm
quyền
Tìm hiểu luật,
văn bản dưới
luật
Xác định thời
gian thực hiện
Hình 1-5: Sơ đồ chuẩn bị ĐTM
1.5.3.2. Xây dựng đề cương ĐTM.
– Tên văn bản ĐTM của dự án, các thông tin cơ bản của dự án, mục đích cụ thể
của đánh giá.
– Cơ quan tổ chức có trách nhiệm soạn thảo văn bản đánh giá, thành phần nhóm
đánh giá.
– Các đòi hỏi về ĐTM. Các đòi hỏi theo quy định hiện hành của quốc gia, của địa
phương, của tổ chức quốc tế, mà việc ĐTM phải tuân theo.
– Phạm vi nghiên cứu: xác định phạm vi không gian và thời gian xét trong đánh
giá, giải thích lý do.
– Nội dung nghiên cứu bao gồm các tác động môi trường định trước và các tác
đông môi trường được phát hiện trong quá trình đánh giá. Cần xác đinh những
tác động môi trường nào phát hiện trong quá trình đánh giá.
18
– Các nhiệm vụ trong ĐTM: xác định các tác động có thể xảy ra ảnh hưởng đến
tài nguyên môi trường, nghiên cứu các phương án thay thế, đề xuất các giải
pháp, kế hoạch phòng chống và khắc phục các tác động tiêu cực. Nghiên cứu, dự
báo và đánh giá rủi ro môi trường, những tác động xã hội của dự án phát triển.
– Các phương pháp, các hướng dẫn được sử dụng trong ĐTM.
– Đề xuất các kế hoạch quan trắc theo dõi bao gồm: mục đích, nội dung, chế độ
quan trắc, tổ chức và chi phí.
– Phối hợp với các cơ quan khác, các tổ chức trong ĐTM.
– Soạn thảo báo cáo ĐTM.
– Các tư liệu tham khảo sử dụng trong đánh giá.
– Kế hoạch và chương trình làm việc của nhóm.
– Kế hoạch hội thảo, trao đổi ý kiến về kế hoạch đánh giá.
– Kế hoạch in ấn công bố văn bản đánh giá.
– Dự trù kinh phí thực hiện và thời gian biểu đánh giá.
– Xin viện trợ và các yêu cầu khác.
Đề cương ĐTM của các dự án quan trọng cần được cơ quan quản lý môi trường cấp
Trung ương hoặc cấp địa phương tương ứng với mức độ và phạm vi của dự án, xét duyệt
và nhất trí, trước khi chính thức tiến hành. Việc này nhằm mục đích tránh sự bất đồng ý
kiến về nội dung, mục đích và phương pháp đánh giá lúc thẩm định báo cáo đánh giá.
1.5.3.3. Dự trù kinh phí và thời gian thực hiện ĐTM.
Để thực hiện ĐTM cần nhiều khoản chi phí tốn kém. Chi phí này thường lấy trong
kinh phí chung thực hiện dự án.
Ở Hoa Kỳ kinh phí của dự án dưới hai triệu Đôla thì kinh phí ĐTM là khoảng 5,4%.
Đối với các công trình lớn tổng kinh phí hoạt động lớn hơn hai triệu đôla thì khoảng 0,8%.
19
Ở Thái Lan kinh phí thực hiện ĐTM thì nhỏ hơn nhiều. Quy định đối với các công trình
xây dựng với kinh phí hoạt đông lớn là 1%, còn đối với công trình nhỏ là 1.1%. Đối với
các nước đang phát triển kinh phí trung bình cho ĐTM vào khoảng 0.5-1%.
Các chi phí cho ĐTM bao gồm các loại sau:
Chi phí trực tiếp: Đây là kinh phí trực tiếp cho công tác ĐTM, không kể các chi phí
cho việc khống chế ô nhiễm.Chi phí này thường thay đổi trong khoảng 0,1-5% tổng chi phí
dự án. Nó phụ thuộc vào tính chất và nội dung của từng dự án khác nhau:
– Kiểu dự án, bản chất dự án, những dự án gây tác động lớn đến môi trường
thường được đáng giá cẩn thận hơn, nên chi phí cho việc đánh giá phải nhiều
hơn.
– Quy mô dự án: dự án cùng loại nhưng quy mô khác nhau thì chi phí cho ĐTM
khác nhau. Dự án có quy mô lớn thì chi phí cao hơn, nhưng tỉ lệ chi phí so với
tổng mức chi phí của dự án lớn này lại ít hơn các dự án nhỏ khác.
– Chất lượng đánh giá: để ĐTM có chất lượng cao đòi sử dụng nhiều phương pháp
hiện đại và phức tạp nên chi phí sẽ cao hơn.
– Các cán bộ tham gia đánh giá đòi hỏi phải có trình độ cao, chuyên gia giỏi, đầu
ngành nên việc bồi dưỡng và trã công lao động sẽ cao hơn, đặc biệt nếu có sự
tham gia của chuyên gia nước ngoài.
– Thời gian đánh giá: với các dự án khác nhau, đòi hỏi thời gian thực hiện ĐTM
khác nhau phụ thuộc vào các kiểu, quy mô, tính chất, phương pháp kỹ thuật,
chất lượng cán bộ tham gia ĐTM của dự án. Nếu để thời gian kéo dài thì chi phí
sẽ tăng cao. Vì vậy một trong những yêu cầu của ĐTM là làm sớm, làm nhanh.
– Khả năng số liệu: cơ sở dự liệu để ĐTM các nước có nguồn khác nhau. Các
nước phát triển cơ sở dữ liệu tốt hơn, đầy đủ hơn so với các nước đang phát triển
hoặc các nước kém phát triển. Bởi vậy ở các nước đang phát triển đòi hỏi phải
có thêm kinh phí để thu thập bổ sung, sử lý số liệu còn thiếu trong đánh giá, do
đó kinh phí tăng lên.
20
Chi phí gián tiếp: Trong quá trình ĐTM thường phát sinh những trở ngại chậm trể
từ nhiều phía do quy hoạch và kế hoạch chưa thực sự tốt. Nguyên nhân thường là:
– Thiếu sự hợp tác chặt chẽ giữa các cơ quan hoặc giữa các cấp chính quyền có
liên quan.
– Nhu cầu đối lập nhau giữa các cơ quan và cấp chính quyền.
– Không theo đúng thời hạn từ phía các cơ các cơ quan và Chính phủ.
– Gia tăng các cơ quan và số các cấp chính quyền có liên quan.
– Sự phản đối của công chúng.
– Sự phản đối của Quốc hội.
– Những thiếu sót trong báo cáo ĐTM được các cơ quan, cá nhân phát hiện ra.
Tất cả những điều nói trên cần phải được nghiên cứu thêm, nghĩa là phải tốn thêm
kinh phí. Đôi khi chi phí phát sinh này lớn hơn chi phí trực tiếp tới 10% tổng chi phí dự án.
Do đó cần hết sức tránh không để phát sinh loại chi phí này.
Chi phí kiểm soát ô nhiễm
– Chi phí này dùng để thực hiện các giải pháp xử lý khống chế ô nhiễm. Loại chi
phí này chiếm tỉ lệ khá cao trong tổng chi phí dự án. Ngoài ra còn phải tính đến
mua đất để làm các vùng đệm, tạo cảnh quan, trông cây xanh che chắn,…
1.5.3.4. Đề xuất các nhiệm vụ cơ bản trong ĐTM.
Sau khi thông qua đề cương, trên cơ sở đề cương được duyệt, nhóm ĐTM phải đề
xuất các nhiệm vụ cơ bản của ĐTM. Đánh giá tác động môi trường là công tác mang tính
chất nghiên cứu, không thể tiến hành một cách máy móc theo khuôn khổ cứng nhắc. Nội
dung ĐTM cụ thể tùy thuộc vào nội dung và tính chất của các hoạt động phát triển KT-XH
khác nhau của mỗi dự án, phụ thuộc vào tính chất và thành phần môi trường chịu tác động
của các hoạt động phát triển, phụ thuộc vào yêu cầu và khã năng thực hiện công việc đánh
giá. Trong quá trình nghiên cứu đánh giá, có thể có những nội dung đánh giá định trước
21
được, nhưng cũng có những nội dung chỉ được phát hiện trong quá trình đánh giá. Vì thế
cần nêu rõ vấn đề nào là định trước, vấn đề nào sẽ xác định trong đánh giá. Để làm được
điều đó nhiệm vụ đặt ra trong quá trình đánh giá là:
a. Mô tả Dự án.
Mô tả Dự án cần nêu rõ tên Dự án, mục tiêu, vị trí, quy mô, công xuất, … các thành
phần hợp thành của Dự án. Tóm tắc các hoạt động trong quá trình thực hiện đánh giá, thời
gian biểu, nhân lực, thiết bị phương tiện, dịch vụ,…
b. Mô tả hiện trạng môi trường
của địa bàn sẽ tiến hành thực hiện Dự án, các biến đổi môi trường có thể xảy ra do
thực hiện dự án trên địa bàn về môi trường vật lý, môi trường sinh học, môi trường xã hội,
văn hóa.
Ví dụ:mô tả hiện trạng chất lượng nước mặt của “dự án xây dựng bãi rác Hữu
Định” xã Hữu Định, huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.[18]
Để dánh giá chất lượng nước mặt các kênh tại khu vực dự án, sở xây dựng Bến Tre
kết hợp với các bộ phận khác tiến hành đo đạt, lấy mẫu, phân tích vào tháng 02/2008. Thể
hiện ở bản sau:
Bảng 1-1: V ị trí điểm lấy mẫu và điều kiện lấy mẫu
ẫ ị ắ ề ệ ấ ẫ
1 M1
Kênh Phế Binh, phía Đông Nam khu vực dự án
Nhiệt độ mặt nước là 26,40C
2 M2
Kênh Phế Binh, phía Nam khu vực dự án
Nhiệt độ mặt nước là 27,10C
3 M3
Kênh Phế Binh, phía Tây Nam khu vực dự án
Nhiệt độ mặt nước là 27,50C
4 M4
Kênh Sườn, phía Tây Bắc khu vực dự án
Nhiệt độ mặt nước là 27,20C
5 M5 Kênh Sườn, phía Tây khu vực dự án
22
Nhiệt độ mặt nước là 27,90C
Bảng 1-2: Kết quả đo đạt và phân tích chất lượng nước mặt
ẫ
-
∑
∑
1 M1
6.2
2
4.6 36 8 12 3.36 0.35 0.01 4.3 0.04
2 M2
6.3
1
4.4 32 9 14 5.12 0.31 0.02 3.8 0.05
3 M3
6.2
8
4.5 24 7 11 4.62 0.32 0.01 4.2 0.08
4 M4
6.4
8
4.0 26 6 10 5.15 0.26
0.00
4
4.0 0.04
5 M5
6.5
1
4.2 22 8 11 5.4 0.29
0.00
3
4.1 0.06
TCVN594
2
2005
6-
8.5
>6 20 <4 <10 10 - 0.01 - -
Bảng 1-3: Kết quả đo đạt và phân tích chất lượng nước mặt
ẫ
1 M1 0.019 0.052 KPH 0.002 KPH 0.007 0.13 0.015
2 M2 0.023 0.060 0.001 0.001 0.002 0.005 0.08 0.019
3 M3 0.021 0.054 KPH 0.002 0.001 0.008 0.09 0.018
4 M4 0.015 0.065 0.001 0.001 0.001 0.004 0.11 0.020
5 M5 0.017 0.059 0.001 0.001 0.002 0.005 0.1 0.018
TCVN2005 0.05 1 0.01 0.05 0.1 0.1 1 0.1
23
Bảng 1-4: Kết quả đo đạt và phân tích chất lượng nước mặt
Ẫ
Fe
mg/l
ầ ỡ
1 M1 0.0005 0.41 0.0005 0.20 0.1 10000
2 M2 0.0009 0.36 0.0006 0.17 0.2 11000
3 M3 0.0006 0.39 0.0005 0.23 0.1 8000
4 M4 KPH 0.21 0.0004 0.24 0.1 7000
5 M5 KPH 0.19 0.0005 0.19 0.1 8000
TCVN2005 0.1 1.0 0.001 1.0 KPH 5000
c. Cần phải xem xét các luật pháp quy định có liên quan đến Dự án.
Chú ý chất lượng môi trường, bảo vệ sức khỏe, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, bảo
vệ đa dạng sinh học, các luật pháp quốc tế, khu vực liên quan.
Ví dụ: Các văn bản cần thiết khí thực hiên Đánh giá tác động môi trường là:
– Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 11 năm 2005.
– Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ về việc
quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi
trường.
– Nghị định số 81/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ quy
định tổ chức, bộ phận chuyên môn về bảo vệ môi trường tại cơ quan nhà nước
và doanh nghiệp nhà nước.
– Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 8 năm
2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều
của Luật Bảo vệ môi trường.
– Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy
định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và
Môi trường.
24
– Thông tư 05/BTNMT/2008 Hướng dẫn về đánh giá môi trường chiến lược, đánh
giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
d. Cần xác định các tác động của các hoạt động phát triển có thể xảy ra.
Phân biệt các tác động tích cực và các tác động tiêu cực, những tác đông trực tiếp
và gián tiếp, trước mắt và lâu dài, đảo ngược và không đảo ngược được. Mô tả các tác
động một cách định tính và định lượng quy ra thành tiền.
Ví dụ: Các tác động và nguồn gây tác động liên quan đến chất thải của bãi rác Hữu
Định được trình bày trong bảng sau:[18]
Bảng 1-5: Các nguồn thải bãi rác
ạ ộ ấ ả
1.Giai đoạn thi công xây dựng
1.1 Phát quang sinh vật Sinh khối thực vật phát quang
1.2 Hoạt động san nền
Bụi từ san nền, CTR sinh hoạt, nước thải sinh hoạt,
dầu mở thải
1.3
Xây dựng hệ thống
cấp thoát nước
Bụi, khí thải phát sinh từ các phương tiện vận chuyển
CTR sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, dầu mở thải
1.4
Xây dựng giao thông,
PCCC, thông tin liên
lạc
Đất, cát, đá từ xe vận chuyển.
CTR sinh hoạt, nước thải sinh hoạt.
1.5
Xây dựng nhà chế
biến phân rác, bãi
chôn lấp, khu điều
hành…
Đất, cát, đá từ xe vận chuyển.
CTR sinh hoạt, nước thải sinh hoạt.
1.6
Vận chuyển vật liệu
xây dựng, thiết bị
phục vụ dự án
Bụi và khí thải
Dầu mở thải
1.7 Hoạt đông lưu trữ, bảo Các thùng chứa xăng dầu
25
quản nhiên liệu
1.8
Các hoạt đông của
công nhân tại công
trường
Nước thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt
2. Giai đoạn hoạt động
2.1
Hoạt động vận chuyển
rác
Bui và khí thải từ phương tiện
2.2
Rác vận chuyển để
sản xuất
Mùi hôi và khí thải
Nước rỉ rác
2.3
Chôn lấp phần chất
thải còn lại
Mùi hôi và khí thải
Nước rỉ rác
Nước mưa chảy tràn
2.4
Hoạt động của công
nhân
Nước thải sinh hoạt
Chất thải rắn sinh hoạt
e. Cần nghiên cứu các phương án thay thế
bao gồm thay đổi vị trí của Dự án, về thiết kế, công nghệ, phương tiện, thiết bị sử
dụng, tổ chức thi công, phương án vận hành, bảo quản,… So sánh phương án củ và mới về
các tác đông môi trường, về đầu tư, chi phí vận hành, về đào tạo, về quan trắc,…Cần cố
gắn so sánh chi phí- lợi ích các phương án.
f. Cần nghiên cứu, dự báo, đánh giá các sự cố rủi ro môi trường có thể xảy ra.
Mô tả phân tích, truyền đạt thông tin về rủi ro có thể xáy ra đối với sức khỏe con
người và đối với hệ sinh thái. Những rủi ro có thể xảy ra trong môi trường hay có thể
truyền qua môi trường (nước, không khí và thức ăn).
Bảng dự báo các sự cố rủi ro môi trường có thể xãy ra đối với bãi rác:
Bảng 1-6: Dự báo các sự cố rủi ro của bãi rác.[18]
ự ố ứ ộ ệ ạ
1 Ô nhiễm nước Nước gĩ rác không xử Lớn
26
ngầm lý
2 Cháy, nổ thiế t b ị Bấ t cẩn, vận hành sai Lớn
3 Mùi hôi
Từ rác không được xử
lý kịp thờ i
Lớn
4 D ịch bệnh Ruồ i , muỗ i Tùy thuộc
5 Ô nhiễm không khí Khí từ bãi rác Lớn
6 Nhiễm độc
CTR nguy hạ i , kim
loạ i nặng
Lớn
7 Tạ i nạn lao động
Bấ t cẩn của lao động
và ngườ i dân
Có thể xãy ra
8 Sụ t lún Quá tả i , thiế kế sai Tùy thuộc
9
g. Cần đánh giá tác động xã hội của dự án.
Mục đích của đánh giá tác động xã hội là dự báo các hiệu ứng tương lai của các
quyết định chính sách tới con người. Các tác động xã hội của dự án cần quan tâm là các
ảnh hưởng của dự án đến con người và môi trường bao gồm sinh thái ( nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu công cụ tin học phục vụ công tác đánh giá tác động môi trường (đtm).pdf