Nghiên cứu công nghệ truyền hình qua giao thức Internet (IPTV)

MỤC LỤC MỤC LỤC .I THUẬT NGỮ VIẾT TẮT .IV DANH MỤC HÌNH VẼ .VII DANH MỤC BẢNG BIỂU IX LỜI MỞ ĐẦU .1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN IPTV VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN IPTV Ở VIỆT NAM 3 1.1. Giới thiệu IPTV 3 1.1.1. Khái niệm IPTV 3 1.1.2. Một số đặc điểm IPTV 3 1.1.3. Sự khác biệt giữa IPTV và Internet TV 4 1.2. Mô hình cấu trúc IPTV 6 1.3. Tình hình phát triển IPTV ở Việt Nam . 7 1.3.1. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của VNPT 7 1.3.2. Tình hình phát triển dịch vụ IPTV của FPT 11 1.3.3. Tình hình phát triển IPTV của VTC 12 1.4. Các dịch vụ cung cấp bởi IPTV 13 1.4.1. Dịch vụ video IPTV 14 1.4.1.1. Dịch vụ video quảng bá. 15 1.4.1.2. Dịch vụ Video theo yêu cầu. 15 1.4.2. Dịch vụ âm thanh IPTV 17 1.4.2.1. Dịch vụ phát thanh quảng bá. 17 1.4.2.2. Dịch vụ âm nhạc quảng bá. 17 1.4.2.3. Dịch vụ âm nhạc theo yêu cầu. 17 1.4.2.4. Dịch vụ âm nhạc trả tiền. 17 1.4.3. Dịch vụ trò chơi 17 1.4.4. Dịch vụ thông tin tích hợp. 17 1.4.4.1. Dịch vụ thoại tích hợp. 18 1.4.4.2. Dịch vụ Internet tích hợp. 18 1.4.5. Dịch vụ quảng cáo. 18 1.4.6. Dịch vụ tương tác. 19 1.4.6.1. Ghi hình riêng tư (PVR) 19 1.4.6.2. Ghi hình riêng tư trên mạng (nPVR) 19 1.4.6.3. Bình chọn và dự đoán. 19 1.4.6.4. Giáo dục trên ti vi 20 1.4.6.5. Thương mại trên ti vi 20 1.4.6.6. Tương tác qua di động. 20 1.4.6.7. Tin nhắn trên ti vi 20 1.4.7. Dịch vụ truyền hình hội nghị 21 1.4.8. Dịch vụ gia tăng khác. 21 1.4.8.1. Tin nhắin SMS/MMS. 21 1.4.8.2. Thư điện tử trên ti vi 21 1.4.8.3. Chia sẻ truyền thông (an bum ảnh) 21 1.4.8.4. Ghi nhật ký hình ảnh. 22 1.4.8.5. Quan sát toàn cầu. 22 CHƯƠNG 2: CÔNG NGHỆ TRUYỀN HÌNH TRÊN IP . 23 2.1. Kiến trúc hệ thống IPTV . 23 2.2. Hệ thống cung cấp dịch vụ IPTV 24 2.3. Mạng cung cấp dịch vụ Triple Play . 25 2.4. Các chuẩn nén hình ảnh sử dụng cho IPTV 26 2.4.1. Chuẩn nén MJPEG và Wavelet 27 2.4.2. Chuẩn nén MPEG-x và H.26x. 28 2.4.3. Chuẩn nén MPEG-2. 29 2.4.4. Chuẩn nén MPEG-4: 30 2.4.4.1. Phân phối các luồng dữ liệu. 31 2.4.4.2. Hệ thống. 32 2.4.4.3. MPEG-4 Audio. 33 2.4.4.4. MPEG-4 Visual 33 2.4.5. Chuẩn nén H.264/MPEG-4 Part 10/AVC 34 2.5. Giao thức mạng 38 2.6. Mạng truyền tải dịch vụ IPTV 42 2.6.1. Video Sites. 42 2.6.1.1. Thiết bị đầu cuối đặc biệt 42 2.6.1.2. Trung tâm nguồn hình ảnh. 43 2.6.1.3. Trung tâm chuyển mạch hình ảnh. 43 2.6.2. Các yêu cầu về dịch vụ Video. 43 2.6.2.1. Băng tần cao. 43 2.6.2.2. Băng tần không đối xứng. 44 2.6.2.3. Chất lượng dịch vụ. 44 2.6.2.4. Thời gian đổi kênh video quảng bá. 44 2.6.3. Hướng phát hình ảnh. 45 2.6.3.1. Dịch vụ Video ở lớp 3. 45 2.6.3.2. Kiến trúc chuyển tiếp video. 46 2.6.4. Chuyển tiếp truy nhập Internet 48 2.6.4.1. Chuyển tiếp thoại 49 2.6.4.2. Kiến trúc truyền tải biên. 49 2.6.5. Các chức năng DSLAM . 50 2.6.6. Các chức năng cổng truy nhập gia đình (HAG) 51 2.6.6.1. Sự phân chia lưu lượng dựa trên các cổng vật lý. 52 2.6.6.2. Sự phân chia lưu lượng dựa trên địa chỉ MAC 52 CHƯƠNG 3: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG IPTV VÀ ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI TẠI VNPT BẮC NINH . 54 3.1. Khái niệm QoE và QoS . 54 3.2. Các yếu tố đánh giá chất lượng dịch vụ Video 56 3.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng dịch vụ IPTV 57 3.3.1. Yếu tố chất lượng nguồn tín hiệu video. 57 3.3.2. Yếu tố mã hóa tín hiệu. 58 3.3.3. Yếu tố độ dài nhóm ảnh (GOP) 59 3.3.4. Yếu tố gói tin. 60 3.3.5. Yếu tố thứ tự gói tin. 60 3.3.6. Yếu tố mất gói 60 3.3.7. Yếu tố trễ. 62 3.3.8. Yếu tố rung pha. 62 3.3.9. Yếu tố tranh chấp với các dịch vụ triple-play khác. 62 3.3.10. Yêu tố tham số cấu hình. 63 3.3.11. Yếu tố máy chủ. 63 3.4. Các phương pháp đo chất lượng dịch vụ Video 63 3.4.1. Phương pháp đo chất lượng video định tính. 63 3.4.2. Phương pháp đo chất lượng video định lượng. 64 3.4.2.1. Hệ thống đo chất lượng video dựa trên mô hình tham chiếu đầy đủ. 65 3.4.2.2. Hệ thống đo chất lượng videodựa trên mô hình không tham chiếu. 67 3.4.2.3. Hệ thống đo chất lượng video dựa trên mô hình tham chiếu rút gọn. 68 3.4.3. Phương pháp đo gián tiếp chất lượng video. 68 3.4.3.1. Hệ số trễ. 69 3.4.3.2. Tỉ lệ mất gói 70 3.4.4. Phương pháp đo thời gian chuyển kênh. 72 3.4.5. Phương pháp đánh giá độ tin cậy. 73 3.4.6. Phương pháp kiểm tra độ bảo mật 74 3.4.7. Các điểm đo giám sát chất lượng. 76 3.5. Các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ IPTV 77 3.5.1. Chỉ tiêu chất lượng tín hiệu video. 77 3.5.1.1. Các tham số lớp truyền dẫn. 77 3.5.2. Chỉ tiêu thời gian tương tác. 78 3.5.3. Chỉ tiêu đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng. 79 3.6. Ứng dụng triển khai IPTV tại Viễn Thông Bắc Ninh . 79 3.6.1. Vị trí địa lý. 79 3.6.2. Tình hình triển khai IPTV tại VNPT Bắc Ninh. 81 3.6.3. Khai thác, quản lý thuê bao MyTV 84 3.6.3.1. Khai báo mới tài khoản cho khách hàng. 85 3.6.3.2. Quản lý thuê bao MyTV 89 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật với những phát minh quan trọng trong mọi lĩnh vực đã làm cho đời sống con người có những thay đổi to lớn. Trong lĩnh vực giải trí phải kể đến các dịch vụ truyền hình vệ tinh, sự tăng trưởng của dịch vụ truyền hình cáp số và đặc biệt là sự ra đời của truyền hình độ nét cao (HDTV) đã để lại dấu ấn trong truyền hình. Bên cạnh đó là sự phát triển bùng nổ của Internet, đặc biệt mạng Internet băng thông rộng đã làm thay đổi cả nội dung và kỹ thuật truyền hình. Truyền hình giao thức Internet (IPTV) đang là công nghệ truyền hình của tương lai. Với sự hậu thuẫn của viễn thông, IPTV dễ dàng cung cấp nhiều hoạt động tương tác hơn, cung cấp sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ truyền hình. IPTV có cơ hội lớn để phát triển nhanh chóng khi mà mạng băng rộng đã có mặt ở khắp mọi nơi. Rất nhiều nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn trên thế giới đang triển khai dịch vụ IPTV và xem đây như một cơ hội mới để thu lợi nhuận từ thị trường hiện có của họ và coi đó như một giải pháp tự bảo vệ trước sự lấn sân của các dịch vụ truyền hình cáp. Ở Việt Nam hiện nay một số nhà cung cấp đang triển khai dịch vụ IPTV trên mạng băng rộng xDSL. Trong tương lai gần, truyền hình HDTV sẽ được ứng dụng triển khai rộng rãi trong nước để cung cấp dịch vụ truyền hình chất lượng cao cho người sử dụng. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều nhà khai thác dịch vụ viễn thông lớn đang cạnh tranh nhằm cung cấp cho người sử dụng các dịch vụ băng thông rộng với chất lượng cao và giá rẻ. Họ cũng đã nhận ra xu hướng phát triển của truyền hình trực tuyến và video theo yêu cầu, và đang có những bước đi mạnh mẽ. Đó là các dịch vụ MyTV của VNPT, iTV của FPT và các dịch vụ IPTV tại các địa phương của VTC với các thương hiệu khác nhau. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng dịch vụ IPTV, đồ án này sẽ nghiên cứu về vấn đề đảm bảo chất lượng dịch vụ IPTV trên mạng viễn thông cố định. Đồ án được xây dựng với bố cục như sau: Chương 1: Tổng quan IPTVvà tình hình phát triển IPTV ở Việt Nam Chương 2: Công nghệ tuyền hình trên IP Chương 3: Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng IPTV và ứng dụng triển khai tại IPTV Bắc Ninh

doc104 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3766 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu công nghệ truyền hình qua giao thức Internet (IPTV), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h định tuyến, nghẽn mạng và quá trình xếp hàng khi các gói tín hiệu video truyền trên mạng. Chất lượng tín hiệu video phụ thuộc rất nhiều vào việc truyền tải luồng các gói tin không với tốc độ không đổi. Bộ giải mã trong IPTVCD đòi hỏi luồng các gói tin IP đến ổn định và tin cậy. Điều này đạt được qua quá trình tạo xung nhịp và đồng bộ phức tạp giữa bộ giải mã trong IPTVCD và bộ mã hóa tại trung tâm dữ liệu IPTV. Mọi sự biến động về thời gian tới của các gói quá sớm hay quá muộn dẫn đến hiện tượng gọi là rung pha. Yếu tố tranh chấp với các dịch vụ triple-play khác Video là một phần trong dịch vụ triple-play mà các nhà cung cấp dịch vụ đưa ra. Yêu cầu đồng thời thoại, video và các ứng dụng tốc độ cao để kết nối các nguồn có thể gây ra các vấn đề về chất lượng đối với dịch vụ IPTV. Để giải quyết vấn đề này, các nhà cung cấp dịch vụ IPTV có thể ưu tiên truyền tải lưu lượng video nhằm ngăn ngừa trễ và méo luồn tín hiệu IPTV. Yêu tố tham số cấu hình Có rất nhiều cấu hình cần được thực thi khi thiết kế mạng để hỗ trợ truyền tải các dịch vụ IPTV. Tỉ lệ khung chung và khung I là hai đặc trưng cần đặc biệt quan tâm do tác động tiềm tàng của chúng tới QoS. Yếu tố máy chủ Các máy chủ có thể gây ảnh hưởng tiêu cực tới QoS nếu phần cứng của chúng không được định cỡ chính xác để đáp ứng yêu cầu của các đối tượng sử dụng tại các giờ cao điểm. Dấu hiệu chính của nghẽn máy chủ là các khung hình bị dừng khi xem nội dung VoD hay các các kênh quảng bá. Các phương pháp đo chất lượng dịch vụ Video Chất lượng ảnh video tác động trực tiếp tới chất lượng dịch vụ IPTV nó có thể được đo theo ba phương pháp sau: * Phương pháp đo định tính: Sử dụng thực nghiệm quan sát và những người tham gia đánh giá chất lượng theo các thang điểm như MOS. * Phương pháp đo định lượng: Tại lớp dịch vụ, sử dụng các thiết bị đo để đo các tham số khác nhau chất lượng tổng thể của tín hiệu video (ví dụ PSNR) * Phương pháp đo gián tiếp: Sử dụng các phép đo các yếu tố suy giảm chất lượng mạng (mất gói, trễ, rung pha, thời gian xảy ra sự cố..) để ước lượng tác động tới chất lượng video khi có mối liên hệ đã được xác định giữa QoE và QoS. Phương pháp đo chất lượng video định tính Phương pháp này sử dụng một nhóm người tham gia xếp loại và đánh giá chất lượng hình ảnh. Môi trường và người được dùng để kiểm tra định tính thay đổi tùy theo nhà cung cấp dịch vụ. Ví dụ, một số nhà cung cấp dịch vụ có thể chỉ sử dụng một số kỹ sư có kinh nghiệm để đánh giá chất lượng ảnh tại trung tâm dữ liệu IPTV, trong khi các nhà cung cấp khác có thể tiến hành các bài kiểm tra với phương tiện và chuyên gia hình ảnh có chứng nhận. Các bước tiến hành để xác định số đo định tính đối với dịch vụ IPTV như sau: * Xác định một loạt các mẫu video để tiến hành kiểm tra. * Lựa chọn một số tham số cấu hình. * Thiết lập môi trường kiểm tra tuân thủ với các tham số cấu hình mong muốn. * Tập hợp người tham gia vào kiểm tra. * Tiến hành kiểm tra và phân tích các kết quả. Các môi trường kiểm tra chính thức thường tuân theo hệ thống dựa trên ý kiến đánh giá được ITU quy định là kết quả đánh giá trung bình (MOS). Một hệ thống QoE khi đánh giá dịch vụ IPTV cũng cần tính đến các yếu tố có người. Hệ thống MOS cho phép số mẫu người gán giá trị số giữa 1 và 5 về cảm nhận chất lượng thu được. Phân loại MOS được tính toán bằng cách lấy trung bình các kết quả. Bảng 2.2 là các thang điểm MOS dùng để đo các mức chất lượng IPTV. Nói chung, các phép kiểm tra chất lượng hình ảnh video định tính được thực hiện tuân theo các hướng dẫn quy định trong khuyến nghị ITU-R BT.500-11. Hơn nữa, khuyến nghị ITU-T P.910 cung cấp các chỉ tiêu kỹ thuật hướng dẫn phương pháp thực hiện phép thử đối với video. Khi thực hiện một cách chính quy, các phép kiểm tra định tính đưa ra đánh giá chính xác và hợp lý về phương diện sinh học chất lượng hình ảnh video. Tuy nhiên, tiến hành kiểm tra một cách chính quy sẽ tiêu tốn thời gian và đòi hỏi cá phương tiện đặc biệt. Các thang điểác thang đicác phép kiểm tra chất l IPTV Cảm nhận về kênh IPTV Điểm MOS Xuất sắc 5 Tốt 4 Khá 3 Kém 2 Xấu 1 Có bốn biến thể MOS khác nhau: * MOS-V - Số đo này đánh giá chất lượng hình ảnh khi xem của tín hiệu video * MOS-A - dùng để đánh giá phần âm thanh của dịch vụ IPTV. * MOS-AV - được sử dụng để đánh giá tổng thể chất lượng âm thanh/hình ảnh dịch vụ IPTV * MOS-C - số đo này dùng để đánh giá cảm nhận của khác hàng khi tương tác với dịch vụ IPTV. Chuyển kênh và việc sử dụng EGP là các ví dụ về sự tương tác dịch vụ, được đo bằng số đo này. Các tổ chức tham gia tiêu chuẩn hóa IPTV và các chỉ tiêu kỹ thuật như TR-126 của DSL Forrum khuyến nghị sử dụng MOS là cơ chế để xác định QoE đối với các dịch vụ video. Phương pháp đo chất lượng video định lượng Để đánh giá chất lượng video trong môi trường IPTV, điều quan trọng là cần thực hiện các phép đo chất lượng video một cách hiệu quả theo thời gian. Các kỹ thuật đo chất lượng video định lượng dù không chính xác như phép đo chất lượng video định tính, nhưng tạo ra được sự hài hòa khi thực hiện các phép đo đánh giá chất lượng video. Các phép đo chất lượng video định lượng có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng để hỗ trợ cho việc điều chỉnh tối ưu các tham số mạng. Trong những năm gần đây, đã có nhiều tiến bộ trong các kỹ thuật giám sát chất lượng video định tính. Các phép đo định lượng có tương quan tốt với đánh giá định tính được mong đợi để đạt được QoE tối ưu trong các hệ thống mạng băng rộng. Tuy nhiên, cần phải nhận thấy rằng các phép đo định lượng không phải là sự thay thế trực tiếp đánh giá định tính. Các phép đo định lượng và các đánh giá định tính bù cho nhau hơn là thay thế nhau. Có thể phân loại các kỹ thuật đo chất lượng video định lượng thành bốn nhóm chính: * Các kỹ thuật dựa trên các ô hình cảm nhận video của con người * Các kỹ thuật dựa trên các tham số tín hiệu video * Các kỹ thuật dựa trên các tham số suy giảm chất lượng mạng * Các kỹ thuật dựa trên khoảng thời gian suy giảm chất lượng tín hiệu video Các kỹ thuật đo chất lượng video sử dụng mô hình cảm nhận video của con người thường cố gắng phỏng tạo các đặc trưng của hệ thống thị giác con người để đạt được các thang điểm chất lượng video mà có tương quan tốt với những mức đánh giá mà người xem thực tế sẽ đưa ra. Các phương pháp mô hình hệ thống thị giác của con người có thể sử dụng một trong các giải pháp: * Mô hình tham chiếu đầy đủ (Full-reference - FF): Mô hình FF cung cấp giải thuật cho phép so sánh trực tiếp video nguồn và video thu được tại đích. * Mô hình không tham chiếu (Non-reference/Zero-reference - ZF): Giải thuật mô hình này chỉ phân tích chất lượng video thu được tại đích. * Mô hình tham chiếu rút gọn (Reduced-Reference/Partial-reference – RR/PR): Giải thuật mô hình này cho phép trích một vài tham số từ đầu vào đem so sánh với các tham số tương đương tại đầu ra. Hệ thống đo chất lượng video dựa trên mô hình tham chiếu đầy đủ Những giải thuật trong mô hình tham chiếu đầy đủ thực hiện so sánh chi tiết giữa hình ảnh đầu vào và đầu ra của hệ thống. Việc so sánh này là một quá trình tính toán phức tạp không chỉ bao gồm quá trình xử lý theo điểm ảnh mà còn theo thời gian và không gian giữa dòng dữ liệu video đầu vào và đầu ra. Kết quả của các giải thuật tham chiếu đầy đủ khá phù hợp với các kết quả đánh giá chủ quan (MOS), tuy nhiên các giải thuật này chỉ được sử dụng trong một số ứng dụng nhất định, ví dụ như: các ứng dụng trong phòng thí nghiệm hay các thử nghiệm trước khi triển khai. Một trong những giải thuật ra đời sớm nhất của mô hình tham chiếu đầy đủ là PSNR (Peak Signal to Noise Ratio), theo đúng nghĩa của thuật ngữ sử dụng, giải thuật này đánh giá tỷ số giữa giá trị lớn nhất của tín hiệu trên tạp âm, giá trị này tính theo dB. Thông thường giá trị PSNR được coi là “tốt” ở vào khoảng 35dB và nhỏ hơn 20 dB là không chấp nhận được. Hiện nay PSNR được dùng rộng rãi trong kỹ thuật đánh giá chất lượng hình ảnh và video. Bên cạnh giải thuật PSNR hiện tại có khá nhiều các giải thuật cho mô hình tham chiếu đầy đủ đã được phát triển ví dụ như: MPQM (Moving Pictures Quality Metric -1996) của EPFL Thụy Sỹ, VQM (Video Quality Metric -1999) của Viện nghiên cứu Viễn thông Mỹ (NTIA ITS) và CVQE (Continuous Video Quality Evaluation -2004). Các giải thuật này phù hợp cho các ứng dụng video có tốc độ bit thấp. Trong ba giải thuật trên chỉ có giải thuật VQM được tiêu chuẩn và được tích hợp trong tiêu chuẩn ITU-T J.144. Cùng với ITU tổ chức VQEG (Video quality Experts Group -1997) cũng tham gia nghiên cứu, đánh giá chất lượng video. VQEG thiết lập hai giai đoạn thử nghiệm, giai đoạn I kiểm tra mười giải thuật tham chiếu đầy đủ (bao gồm cả PSNR), kết quả cho thất các giải thuật là tương đương. Giai đoạn II của thử nghiệm sẽ tiến hành thử nghiệm với số lượng giải thuật ít hơn, nhằm đánh giá và đưa ra khuyến nghị sử dụng giải thuật nào sẽ cho kết quả tốt hơn. Trên thực tế, hệ thống đo dựa trên mô hình tham chiếu đầy đủ tạo ra bản copy tại IPTVCD và so sánh nó với tín hiệu chuẩn có tại nguồn nội dung video. Điều cần chú ý là kích thước file thay đổi tùy theo máy đo nhưng thường là không nén và rất lớn. Hệ thống đo sẽ xác định mức độ méo và sự suy giảm chất lượng xuất hiện trong quá trình mã hóa và truyền tải nội dung video gốc qua mạng. Hình 2.6 minh họa cấu trúc topo cơ bản được sử dụng để so sánh tín hiệu gốc với bản sao sau khi đã truyền tải qua mạng. Hệ thống đo sau đó sử dụng thuật toán để so sánh các cả hai tín hiệu video theo nhiều tham số méo: * Các khác nhau về trễ khung * Mờ hình do suy giảm chất lượng quá trình mã hóa * Mức màu và độ sáng * Giật hình * Hình bị che (image blocking) Hệ thống đo chất lượng video dựa trên mô hình tham chiếu đầy đủ Giải pháp dựa trên mô hình tham chiếu đầy đủ tạo ra đánh giá rất chính xác chất lượng tín hiệu video thư được ở IPTVCD vì nó so sánh cả hai tín hiệu ở mức rất chi tiết tới từng điểm ảnh riêng biệt. Hệ thống đo chất lượng videodựa trên mô hình không tham chiếu Các giải thuật cho mô hình không tham chiếu nói chung phù hợp cho việc giám sát, phân tích trực tuyến chất lượng video tại đầu cuối (in-service). Kiểu thuật toán này có thể xem xét các yếu tố ảnh hưởng ít hơn thuật toán trong mô hình tham chiếu toàn phần, chính vì thế mà mô hình này có thể triển khai trong nhiều ngữ cảnh hơn. Thiết kế các giải thuật cho mô hình không tham chiếu là một công việc khó khăn, chính vì thể mà hiện tại chỉ có một vài phương pháp được đề xuất, một vài công ty đưa vào trong sản phẩm thương mại của họ và được coi là bí mật công nghệ. Hiện nay giải thuật và các tham số đánh giá trong mô hình không tham chiếu vẫn đang được tiêu chuẩn hóa. Một số tham số đánh giá trong mô hình không tham chiếu đã được định nghĩa như sau: * Chất lượng truyền dịch vụ Video (VSTQ): Tham số không phụ thộc vào hệ thống mã hóa/giải mã, chỉ phụ thuộc vào mạng truyền tải video * Chất lượng ảnh dịch vụ Video (VSPQ): Tham số phụ thuộc hệ thống mã hóa/giải mã * Chất lượng âm thanh dịch vụ Video (VSAQ): Tham số đánh giá chất lượng âm thanh * Chất lượng đa phương tiện dịch vụ Video (VSMQ): Tham số tổng hợp đánh giá chất lượng âm thanh và hình ảnh kết hợp * Chất lượng điều khiển dịch vụ Video (VSCQ): Tham số đánh giá chất lượng điều khiển video (ví dụ như: thời gian đáp ứng) Các hệ thống đo QoE dựa trên mô hình tham chiếu zero không đòi hỏi tín hiệu video chuẩn để đánh giá chất lượng của luồng tín hiệu video IPTV. Thay vì tín hiệu video chuẩn, hệ thống này sử dụng chính tín hiệu mẫu bị nén có được từ tín hiệu IPTV thời gian thực. Các hệ thống ZR đặc biệt thích hợp để đo các luồng PITV thời gian thực vì chúng phân tích số yếu tố ít hơn so với các hệ thống FR. Hệ thống đo ZR tập trung vào phân tích các mào đầu khung video và giám sát nhiều tham số chính bao gồm các lỗi PRC và các khung I bị hỏng trong luồng tín hiệu IPTV. Hệ thống đo chất lượng video dựa trên mô hình tham chiếu rút gọn Giải thuật trong hình tham chiếu rút gọn không sử dụng toàn bộ tín hiệu video tham chiếu, chỉ một phần thông tin tham chiếu được truyền đến bộ so sánh thông qua một kênh dữ liệu riêng. Môi trường truyền video có thể xảy ra mất gói, nhưng kênh gửi thành phần tham chiếu được giả sử là không bị mất gói. Băng thông dành cho kênh dữ liệu này tùy thuộc vào điều kiện ràng buộc của từng ứng dụng. Hiện tại có những giải thuật cho phép băng thông dùng cho thông tin tham chiếu chỉ yêu cầu nhỏ hơn 10 Kbps. Giám sát chất lượng video sử dụng mô hình rút gọn Tương tự như giải pháp được sử dụng bởi các hệ thống FR thiết bị đo dựa trên mô hình rút gọn (RR/PR) được thiết kế để lấy mẫu tại nguồn và tại IPTVCD đích, so sánh các tín hiệu và đưa ra số đo. Các hệ thống PR yêu cầu độ phức tạp tính toán thấp hơn so với các hệ thống FR và sử dụng mẫu luồng IPTV tham chiếu nhỏ hơn khi so sánh hai tín hiệu. Trong ba loại mô hình nêu trên, các hệ thống dựa trêm FR được coi là chính xác nhất khi đo chất lượng video IP. Phương pháp đo gián tiếp chất lượng video Trên thực tế, không thể dễ dàng sử dụng các mô hình tham chiếu đầy đủ hat rút gọi trong tất cả các vị trí trên mạng vì có thể không có được tín hiệu tham chiếu. hơn nữa, phương pháp không tham chiếu sẽ rất tốn kém để triển khai rộng rãi cho việc giám sát chất lượng mạng mà trên đó có rất nhiều luồng video cần giám sát độc lập, mỗi luồng đòi hỏi bộ giải mã riêng. Phương pháp gián tiếp, sử dụng các tham số suy giảm chất lượng mạng gói như thời gian gói đến, trễ, rung pha, tỉ lệ mất gói, khoảng thời gian suy giảm chất lượng và số thứ tự của gói để ngoại suy chất lượng video. Trên thực tế, giải pháp này được thể hiện bằng phép đo chỉ số truyền tải tín hiệu đa phương tiện. Chỉ số truyền tải tín hiệu đa phương tiện (Media Delivery Index) là tiêu chuẩn công nghiệp quy định trong RFC 4445. Chỉ số này được sử dụng để đo chất lượng dịch vụ tại các điểm khác nhau trên mạng như trung tâm số liệu, các phần tử chuyển mạch và định tuyến và ngay tại IPTVCD. MDI là cơ cấu đánh giá chỉ thị các mức chất lượng tín hiệu video và cũng nhận dạng các thành phần mạng đang ảnh hưởng tới QoE của đối tượng sử dụng. Điều này đạt được bằng cách đo các mức rung pha tức thời và các gói mất tại các điểm khác nhau của mạng IPTV. Ví dụ, giá trị MDI tại lối vào của bộ định tuyến là thấp và giá trị tại lối ra là cao thì có biểu thị rõ ràng bộ định tuyến đó có một số vấn đề gây nảh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng luồng tín hiệu. MDI cũng được sử dụng để chẩn đoán các vấn đề mạng. MDI được biểu thị với hai giá trị, hệ số trễ và tỉ lệ mất gói truyền phân cách bởi dấu “:”. Hệ số trễ Giá trị này đo lượng thời gian cần thiết đối với bộ đệm để xử lý rung pha do mạng gây ra. Các giá trị rung pha có được bằng cách đo trễ gói so với tốc độ của luồng. Nói cách khác, nếu tốc độ lối ra của máy chủ là 2.4 Mbps và luồng lối vào IPTVDC là 2.4 Mbps thì giá trị rung pha ở điều kiện lý tưởng bằng 0. khi rung pha bằng 0, bộ giải mã xử lý các gói đến với tốc độ không đổi. Hình 13 minh họa các gói tin IPTV được xử lý với tốc độ không đổi khi rung pha trong mạng bằng 0. Mạng IPTV với rung pha bằng 0 Giá trị rung pha bằng 0 là rất hiếm và khó xảy ra trên thực tế do mỗi phần tử mạng trên luồng truyền sẽ góp phần tạo ra rung pha. Do đó, các bộ đệm được sử dụng để xử lý các trường hợp lưu lượng quá cao và quá thấp so với mức danh định. Mạng IPTV có rung pha Hình 30 minh họa sự xuất hiện của rung pha trong mạng IPTV. Có thể thấy trong hình, các gói tới với tốc độ khác nhau làm tăng khả năng xuất hiện hiện tượng mất gói tại IPTVCD. Điều cũng cần chú ý là rung pha thực tế không gây hại tới nội dung bên trong các gói IPTV. Do đó, nếu tại nguồn, chất lượng video tốt thì nội dung được giải mã tại IPTVCD cũng sẽ có cùng mức chất lượng. Các thiết bị đo và bài đo QoS thường được sử dụng để tính giá trị DF đối với từng thiết bị mạng riêng biệt, bao gồm những bước sau: * Khi gói tới, đo khoảng thời gian giữa thời điểm gói trong bộ đệm và tốc độ gói ra khỏi bộ đệm. * Trong một khoảng thời gian xác định tiến hành đo các khoảng cực tiểu và cực đại hay hiệu giữa hai giá trị này. * Chia kết quả cho tốc độ luồng IPTV. Khi đã tính được giá trị DF, nhà quản lý IPTV biết được lượng không gian bộ nhớ hay trễ yêu cầu tại mỗi thành phần mạng để xử lý lượng rung pha trên mạng. Lấy ví dụ, nếu một luồng tín hiệu IPTV nào đó có giá trị DF cỡ 40 ms thì bất kỳ thiết bị IPTVCD cần giải mã luồng tín hiệu này sẽ đòi hỏi bộ đệm có khả năng lưu trũ tối thiểu là 40 ms. Điều đáng chú ý là các giá trị DF cao cũng chỉ ra sự nghẽn mạng xuất hiện trong các phần của mạng. Tỉ lệ mất gói Số đo MDI thứ hai này xác định số các gói IPTV mất trên giây. Cùng với chỉ thị số các gói mât, MLR cũng cho nhà quản lý biết số các gói tới bộ giải mã của IPTVCD không theo thứ tự. Bất kỳ giá trị MLR lớn hơn 0 nào đều có tác động đến QoE của đối tượng sử dụng. Tính các giá trị MDI tại các điểm khác nhau trong mạng IPTV MDI thực tế tổ hợp cả hai giá trị nêu trên và biểu thị số đo QoS dưới dạng DF:MLR. Hình 31 minh họa các giá trị MDI được tính tại các điểm khác nhau trên mạng với một kênh quảng bá. Như có thể thấy, MDI đối với kênh quảng bá 1 tại lối ra máy chủ là 5:0. do vậy, quá trình đệm của máy chủ cần tối thiểu 5 ms để xử lý trễ rung pha. Tỉ lệ mất gói duy trì tại mức chấp nhận được là 0. Tiếp theo, MDI không thay đổi tại R1 và R2; tuy nhiên, tỉ lệ mất gói tăng tại chuyển mạch. Điều này chỉ ra rằng chuyển mạch mạng có thể có vấn đề trong việc xửa lý với các mẫu lưu lượng và tải thay đổi. Giải pháp đối với vấn đề này là nâng cấp chuyển mạch hay tăng dung lượng băng thông của các tuyến vào và ra. Vấn đề mất gói có tác động chuỗi và cũng xuất hiện trên tuyến giữa DSLAM và RG. Tuy nhiên, giá trị DF hay sự “bùng phát” của luồng cũng tăng tới giá trị “6” trên chặng cuối cùng tới RG. Điều này chỉ thị DSLAM đã đưa vào một lượng rung pha nhỏ, cần phải tiến hành kiểm tra chi tiết hơn nữa. Nguyên nhân tăng giá trị DF có khả năng nhất là các trễ trong quá trình xếp hàng tại DSLAM. Bởi vậy, sử dụng MDI không chỉ cung cấp cho nhà quản lý tham số đo QoS mà còn giúp họ cách ly các vấn đề gây ra phân đoạn mạng đối với nhiều luồng IPTV. Khi các vấn đề được xác định, có thể tiến hành hành động khắc phục và điều chỉnh để nâng cao QoS tổng thể của mạng từ đầu cuối-tới-đầu cuối. Phương pháp đo thời gian chuyển kênh Các thuê bao có thể chuyển nhanh và chính xác các kênh đang xem như thế nào là một phần quan trọng trong chất lượng dịch vụ IPTV. Trễ chuyển kênh thông thường có thể chấp nhận được khoảng 1 giây từ đầu cuối-tới-đầu cuối. thời gian chuyển kênh khoảng 100 đến 200 ms có thể coi là tức thời đối với người xem. Các nguồn gây ra trễ chuyển kênh có trong các thiết bị mạng như BRAS, DSLAM, các chuyển mạch, định tuyến… và ở nhà thuê bao là các set-top box và RG. Thời gian chuyển kênh trong các set-top box gây ra do quá trình xử lý lệnh, trễ bộ đệm lối vào, trễ bộ đệm video và trễ bộ giải mã MPEG. Tuy nhiên các chức năng chính của set-top box được thực hiện chủ yếu bằng phần cứng nên chất lượng thường ổn định. Do vậy, có thể thấy trễ chuyển kênh chủ yếu chịu tác động của chất lượng mạng, nhất là khi lưu lượng tăng đột biến. Trong mạng IPTV, các giao thức multicast được sử dụng làm giải pháp chuyển kênh trong hạ tầng mạng. Các trễ nhập và tách IGMP và MLD là nguyên nhân chính gây ra trễ chuyển kênh. Để duy trì trễ chuyển kênh tổng thể trong phạm vi 1 giây, trễ nhập/tách multcast của từng phần tử mạng cần giới hạn trong phạm vi 10 đến 200 ms. Quá trình kiểm tra trễ chuyển kênh có những khó khăn sau: * Độ chính xác: các lệnh nhập/tách IGMP/MLD là các bản tin trong mặt điều khiển và thường được xử lý bở các CPU, trong cả DUT và hầu hết các thiết bị đo. Tuy nhiên, các cấu hình các máy đo đo dựa trên CPU có độ chính xác cỡ 10 ms, do vậy phép đo trễ nhập/tách IGMP cần dựa trên phần cứng. * Phỏng tạo môi trường thực tế: trong môi trường thực tế nhiều người sử dụng, nhiều giao thức tại nhiều lớp như PPPoE, DHCP và TCP cũng như lưu lượng unicast và multicast hoạt động đồng thời. giải pháp kiểm tra phải phỏng tạo một cách rất thực tế giải pháp kiểm tra này. * Độ khả mở: Để kiểm tra trễ chuyển kênh IPTV, cần có khả năng mô phỏng đồng thời hàng nghìn thuê bao và hàng trăm kênh trong một bài đo. Cấu hình đo trễ chuyển kênh Hình 32 minh họa cấu hình kiểm tra trễ chuyển kênh đối với các hệ thống và thiết bị hạ tầng mạng. thiết bị đo mô phỏng cả phía nhà cung cấp dịch vụ (với hàng trăm kênh) và cả phía người sử dụng (với số lượng hàng nghì). Thiết bị đo gửi số lượng lớn các lệnh nhập.tách IGMP qua các giao diện để kiểm tra khả năng đáp ứng của các thiết bị mạng. Dựa trên cấu hình này có thể kiểm tra: * Trễ nhập/tách IGMP hay MLD đối với thuê bao * Chất lượng chuyển kênh liên tục * Chất lượng chuyển kênh trong điều kiện lưu lượng cao Theo phương diện kỹ thuật, có thể xuất hiện kết quả không mong đợi nhưng hợp lý vì hiện tại DUT sử dụng các CPU để điều khiển các bản tin. Khi đồng thời 1000 bản tin nhập/tách tới CPU, CPU quá tải và phải mất nhiều thời gian để xử lý. Tuy nhiên, đối với thuê bao thì khoảng thời gian dài như vậy không chấp nhận được Phương pháp đánh giá độ tin cậy Các thuê bao mong muốn có các dịch vụ IPTV tin cậy mà nhà nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo. Các số liệu thống kê công nghiệp cho thấy thời gian ngừng dịch vụ trung bình của TV cáp là khoảng 3 đến 5% trong 1 năm. Đối với truyền hình vệ tinh, con số này khoảng 1%. Độ khả dụng cao, khoảng 5 phút ngừng dịch vụ trong 1 năm, là một chỉ tiêu nhiều mà nhiều nhà nhà cung cấp dịch vụ IPTV phấn đấu. điều này đòi hỏi tất cả các thành phần mạng IPTV phải vượt qua giới hạn này. Thông thường, nhà cung cấp dịch vụ và nhà cung cấp thiết bị mạng sử dụng các kỹ thuật sau để tăng cường độ tin cậy hạ tầng mạng IPTV: * Dự phòng phần cứng * Sử dụng các giao thức tin cậy cao và các giao thức mở rộng như: OSPF, BGP4 và MPLS Fast Reroute * Phần cứng hot-swap * Các nguồn video tin cậy cao Để đánh giá độ tin cậy, đối với nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng IPTV, cần tập trung vào kiểm tra: * Kiểm tra các giao thức định tuyến có độ tin cậy cao: các giao thức này là cốt yếu và mới có thể tăng cường độ tin cậy cho IPTV. Điều cần thiết cho sự thành công của dịch vụ IPTV là đo kiểm tra chức năng, chất lượng và khả năng phối hợp của các giao thức đối với các dịch vụ IPTV. * Kiểm tra phần cứng dự phòng và chuyển đổi nóng: các phép kiểm tra này không mới đối với các nhà khai thác viễn thông. * Kiểm tra các máy chủ VoD: kiểm tra các máy chủ VoD trong thời gian dài và tăng lượng tải để đánh giá tác động lên độ tin cậy khi số lượng thuê bao là lớn. Phương pháp kiểm tra độ bảo mật Đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình cáp, vấn đề bảo mật dễ dàng đạt được vì họ sử dụng mạng riêng của mình. Tuy nhiên, đây là vấn đề lớn đối với các ứng dụng và dịch vụ truyền tải trên các mạng IP công cộng như IPTV. Bảo mật của dịch vụ IPTV là lĩnh vực rộng, bao hàm bảo mật nội dung, mã hóa, các tấn công DoS, lưu lượng giả…Xét theo quan điểm của người sử dung, bảo mật trong IPTV không quá phức tạp như theo cách nhìn của nhà cung cấp dịch vụ.Ví dụ, bảo vệ việc copy nội dung liên quan tới nhà cung cấp dịch vụ nhưng không liên quan tới người sử dụng. Còn người sử dụng chỉ mong muốn hệ thống xác nhận họ chính xác và cho phép họ sử dụng dịch vụ, cung cấp nội dung mà họ mong muốn. Mạng DSL là truy nhập điểm-điểm sử dụng PPP hoặc DHCP để thiết lập các kết nối cho người dùng. PPP sử dụng tên và mật khẩu để xác thực người sử dụng. Tuy nhiên, điều này không thuận tiện đối với người sử dụng. Do vậy DHCP được ưa chuộng hơn. DHCP không có cơ chế chứng thực như PPP, tuy nhiên, DHCP Option 82 là đặc trưng tương đối mới của DHCP, cho phép xác nhận tính hợp lệ của các thue ebao theo vị trí, thông thường bằng các sử dụng số cổng củ bộ định tuyến hay VCI. Kiểm tra bảo mật bao hàm rất nhiều tình huống. và trường hợp kiểm tra. Hai phép kiểm tra bảo mật sau đây hiện tại rất phù hợp với IPTV: * Kiểm tra quá trình xác thực thuê bao theo DHCP Option 82: Hình 33 minh họa cấu hình kiểm tra bảo mật dựa trên DHCP Option 82. trong cấu hình này, DSLAM đóng vai trò DHCP Relay Agent và thêm thông tin nhận dạng đường dây DSL vào các yêu cầu DHCP tới từ các client. Thiết bị đo tạo ra hàng chục nghìn DSL client để kiểm tra quá trình gán địa chỉ và xác thực quá DHCP với Option 82. Với cấu hình kiểm tra này, chúng ta có thể đo được dung lượng phiên DHCP lớn nhất, tốc độ thiết lập phiên, trễ thiết lập, thông lượng, trễ, và tỉ lệ mấy gói lưu lượng IP trên các phiên DHCP được thiết lập… Kiểm tra bảo mật theo dựa trên DHCP Option 82 * Kiểm tra ứng dụng tường lửa, ứng dụng bảo vệ các nguồn video: Hình 18 minh họa cấu hình kiểm tra tính bảo mật của các ứng dụng firewall và bảo mật nội dụng video. Trong cấu hình này, thiết bị đo mô phỏng cả các thuê bao video, máy chủ VoD và tạo ra lưu lượng video hai chiều để kiểm tra firewall. Thiết bị đo đồng thời tạo ra lưu lượng DoS từ phía các thuê bao, từ đó có thể đánh giá được đặc tính của firewall trong trường hợp bị tấn công. Kiểm tra ứng dụng firewall Các điểm đo giám sát chất lượng Hình 35 quy định các điểm giám sát chất lượng trong mạng IPTV. Toàn thể chuỗi phân phối nội dung được chia thành các miền từ A đến E. Các điểm đo, giám sát chất lượng trong mạng IPTV Các điểm đo, giám sát được quy định như sau: * Điểm 1- PT1: điểm này phân định ranh giới miền giữa cung cấp nội dung và điều khiển IPTV. Tại điểm này, cần tập trung vào giám sát chất lượng video nguồn, giám sát chất lượng âm thanh nguồn và siêu dữ liệu. * Điểm 2-PT2: điểm này phân định ranh giới giữa nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng. Tại điểm này tập trung giám sát chất lượng luồng nội dung, như giám sát chất lượng luồng video-audio, giám sát thuộc tính dịch vụ IPTV và chứng thực siêu dữ liệu. * Điểm 3-PT3: điểm này phân định ranh giới giữa các mạng IP core và các mạng truy nhập. Tại điểm này cần tập trung vào giám sát các tham số chất lượng liên quan đến IP * Điểm 4-PT 4: điểm này gần nhất với đối tượng sử dụng. Tại điểm này, cần tập trung vào giám sát chất lượng các luồng video-audio và giám các thuộc tính dịch vụ IPTV. * Điểm 5-PT 5: điểm cuối cùng, liên quan trực tiếp tới QoE của đối tượng sử dụng. Tại điểm này, cần phải giám sát thuộc tính dịch vụ IPTV và chất lượng luồng audio-video. Qua việc định nghĩa các điểm đo và miền trong mạng IPTV, có thể thấy đối với các nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng, cần tập trung vào các điểm đo từ PT-1 đến PT-3. Đối với người sử dụng và nhà quản lý viễn thông, cần quan tâm đến điểm đo PT-4 và PT-4 vì hai điểm đo này liên quan trực tiếp tới chất lượng dịch vụ IPTV mà nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng cam kết đảm bảo chất lượng với người sử dụng và nhà quản lý viễn thông. Các yêu cầu kỹ thuật đảm bảo chất lượng dịch vụ IPTV Các chỉ tiêu kỹ thuật dưới đây được tham khảo từ Dự thảo tiêu chuẩn Việt Nam “Dịch vụ IPTV trên mạng viễn thông công cộng cố định-Các yêu cầu”. Chỉ tiêu chất lượng tín hiệu video Định nghĩa: Chất lượng tín hiệu video được là chỉ số tích hợp chất lượng truyền video được xác định bằng cách tính điểm trung bình với thang điểm MOS từ 1 đến 5 theo khuyến nghị ITU-R BT.500-11 của Liên minh Viễn thông quốc tế Chỉ tiêu: Điểm chất lượng hình ảnh trung bình MOS ≥ 3,0 Phương pháp xác định: Phương pháp mô phỏng. Sử dụng phương pháp đo theo khuyến nghị ITU-T J.247 và quy đổi ra tháng điểm MOS. Các tham số lớp truyền dẫn Định nghĩa: các tham số truyền dẫn tại lớp chuyển tải có giá trị được khuyến nghị để đảm bảo chất lượng dịch vụ video trong IPTV. Chỉ tiêu: Để đảm bảo chất lượng dịch vụ video, các tham số lớp truyền dẫn phải tuân theo các giá trị quy định trong các bảng từ 3-1 đến 3-4. Phương pháp xác định: Phương pháp giám sát. Sử dụng các thiết bị đo giám sát tại thiết bị nhà thuê bao (set-top box). Điều kiện giả thiết set-top box có hoặc không có khả năng bù lỗi. Các chỉ tiêu này chỉ áp dụng đối với các luồng IP truyền tải nội dung video. Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ SDTV, VoD mã MPEG-2 Tốc độ luồng (Mbps) Trễ, (ms) Rung pha (ms) Thời gian lỗi cực đại, (ms) Chu kỳ tổn thất gói IP Khoảng tổn thất gói, sự kiện lối/1 giờ Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video 3,0 < 200 < 50 ≤ 16 <6 £1 ≤ 5,85 E-06 3,75 < 200 < 50 ≤ 16 <7 £1 ≤ 5,46 E-06 5,0 < 200 < 50 ≤ 16 <9 £1 ≤ 5,26 E-06 Chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ SDTV, VoD mã MPEG-4 AVC/VC-1 Tốc độ luồng (Mbps) Trễ, (ms) Rung pha, (ms) Thời gian lỗi cực đại, (ms) Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP Khoảng tổn thất gói, sự kiện lối/1 giờ Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video 1,75 < 200 < 50 ≤ 16 <4 £1 ≤ 6,68 E-06 2,0 < 200 < 50 ≤ 16 <5 £1 ≤ 7,31 E-06 2,5 < 200 < 50 ≤ 16 <5 £1 ≤ 5,85 E-06 3,0 < 200 < 50 ≤ 16 <6 £1 ≤ 5,85 E-06 Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ HDTV mã MPEG-2 Tốc độ luồng (Mbps) Trễ, (ms) Rung pha (ms) Thời gian lỗi cực đại (ms) Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP Khoảng tổn thất gói, sự kiện lối/4 giờ Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video 15,0 < 200 < 50 ≤ 16 <24 £1 ≤ 1,17 E-06 17,0 < 200 < 50 ≤ 16 <27 £1 ≤ 1,16 E-06 18,1 < 200 < 50 ≤ 16 <29 £1 ≤ 1,17 E-06 Các chỉ tiêu truyền dẫn đối với dịch vụ HDTV mã MPEG-4 AVC/VC-1 Tốc độ luồng (Mbps) Trễ, (ms) Rung pha, (ms) Thời gian lỗi cực đại (ms) Chu kỳ tổn thất gói IP, gói IP Khoảng tổn thất gói, sự kiện lối/4 giờ Tỉ lệ lỗi gói luồng IP video 8 < 200 < 50 ≤ 16 14 1 ≤ 1,28 E-06 10,0 < 200 < 50 ≤ 16 17 1 ≤ 2,24 E-06 12 < 200 < 50 ≤ 16 20 1 ≤ 5,22 E-06 Chỉ tiêu thời gian tương tác Chỉ tiêu thời gian tương tác Ví dụ Loại Trễ lớn nhất, ms Các thao tác trên giao diện người sử dụng Cuộn EGP. Bấm nút điều khiển từ xa VoD cho tới khi chỉ thị trên màn hình lệnh đã được nhận (ví dụ ký hiệu tạm dừng được hiển thị Tương tác 200 Chuyển kênh Thời gia từ khi bấm nút điều khiển từ xa cho tới khi kênh được hiển thị ổn định trên màn hình Đáp ứng 2000 Thời gian khởi động hệ thống Thời gian từ khi bật nguồn STB tới khi kênh được hiển thị 30.000 Chỉ tiêu đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng Chỉ tiêu đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng Đồng bộ giữa tín hiệu hình và tiếng Tiếng xuất hiện trước hình Tiếng xuất hiện sau hình ≤ 15,0 ms ≤ 45,0 ms Ứng dụng triển khai IPTV tại Viễn Thông Bắc Ninh Vị trí địa lý Bắc Ninh là tỉnh thuộc khu vực phía bắc của vùng đồng bằng sông Hồng và tiếp giáp với vùng trung du Bắc bộ tại tỉnh Bắc Giang. Bắc Ninh là cửa ngõ phía đông bắc của thủ đô, cách trung tâm Hà Nội 31 km về phía Đông Bắc. Phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Hải Dương, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên. Bắc Ninh có 01 thành phố, 01 thị xã và 06 huyện: * Thành phố Bắc Ninh: 13 phường và 6 xã * Thị xã Từ Sơn: 7 phường và 5 xã * Huyện Gia Bình: 1 thị trấn và 13 xã * Huyện Lương Tài: 1 thị trấn và 13 xã * Huyện Quế Võ: 1 thị trấn và 20 xã * Huyện Thuận Thành: 1 thị trấn và 17 xã * Huyện Tiên Du: 1 thị trấn và 13 xã * Huyện Yên Phong: 1 thị trấn và 13 xã Địa hình của tỉnh này tương đối phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy bề mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Vùng đồng bằng thường có độ cao phổ biến từ 3-7 m, địa hình trung du (hai huyện Quế Võ và Tiên Du) có một số dải núi độ cao phổ biến 300-400 m. Diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,53%) so với tổng diện tích, chủ yếu ở hai huyện Quế Võ và Tiên Du. Bắc Ninh hiện nay là một trong những tỉnh tăng trưởng nhanh nhất miền bắc nhất là tốc độ tăng trưởng công nghiệp. Năm 2010, BN tăng trưởng 17.86% cao nhất từ trước đến nay và tính chung trong giai đoạn 2006-2010 Bắc Ninh tăng trưởng 15.3%. Đến năm 2010,giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn đạt trên 32 ngàn tỷ, tăng 57,3% so với năm 2009 và trở thành tỉnh có qui mô công nghiệp đứng thứ 9 cả nước. Bắc Ninh năm 2010 thu ngân sách đạt mốc 5000 tỷ, GDP bình quân đạt 1800USD/1 năm, ngang với HP và chỉ kém HN. Năm 2010, BN cũng đạt kim ngạch xuất khẩu là 3 tỷ USD, và là một tỉnh xuất siêu. * Năm 2010, Bắc Ninh là tỉnh có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng thứ 6 ở Việt Nam * Là một tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. * Có nhiều làng nghề thủ công truyền thống phát triển và được ví là "vùng đất trăm nghề". * Cơ cấu GDP CN&XD-DV-NN là 64.8%-24.2%-11%. Hiện tại Bắc Ninh đã và đang xây dựng 15KCN tập trung qui mô lớn và hàng chục khu-cụm CN vừa và nhỏ. Số vốn FDI của BN đứng thứ 7 cả nước và thứ 2 vùng KT trọng điểm phía bắc. BN có tiếng với việc thu hút các nhà đầu tư lớn như Canon,SamSung,Nokia,ABB Phục vụ đắc lực cho sự phát triển đó có sự đóng góp to lớn của nghành Viễn Thông tỉnh. Tính đến hết quý 1 năm 2011, toàn tỉnh này đã có tổng số thuê bao điện thoại hiện có trên mạng đạt 1.247.822 thuê bao, trong đó thuê bao cố định (cố định có dây và không dây) đạt: 258.579 thuê bao; thuê bao di động đạt: 990.242 thuê bao; mật độ điện thoại đạt 115 máy/100 dân. Internet băng rộng tiếp tục phát triển mạnh với tổng số thuê bao Internet trên địa bàn tỉnh đạt 50.298 thuê bao (đạt mật độ 4,7 thuê bao/100 dân). Tổng doanh thu của các doanh nghiệp viễn thông ở Bắc Ninh ước đạt 654 tỷ đồng. Trên đây là những đặc điểm kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh mang tính tiền đề và định hướng rất thuận lợi cho việc phát triển mạng Viễn thông tỉnh Bắc Ninh , nó đòi hỏi sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ và cả về chất lượng dịch vụ. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh Tình hình triển khai IPTV tại VNPT Bắc Ninh Mạng lưới viễn thông Bắc Ninh đến nay đã phủ khắp từ thành phố đến vùng sâu vùng xa phục vụ tốt nhu cầu của chính quyền và nhân dân địa phương, đến nay 100% các xã đã có máy điện thoại, dịch vụ ADSL, IPTV(MyTV) đã có tại trung tâm tất cả các huyện, thị và đang vươn dần về các xã. Chính thức cung cấp dich vụ MyTV từ cuối tháng 11 năm 2009 chỉ sau hai tháng triển khai số thuê bao đăng ký tăng nhanh lên 500 thuê bao. Sơ đồ triển khai tại MAN-E tại VNPT Bắc Ninh Hiện tại mạng MAN-E Bắc Ninh bao gồm 2PE-AGG và 11 UPE tất cả đều được đấu ring với băng thông là 1Gbps.Tổng số Ring của mạng là 5 trong đó 1 Ring core kết nối 2 PE-AGG và 4 Ring Acceess kết nối với các UPE khác nhau, các UPE và PE-AGG được trang bị các card quang 1Gbps, mỗi một card quang đáp ứng 12 kết nối từ các thiết bị truy nhập như DSLAM, Switch L2, Node B, số lượng các card quang tại các UPE được trang bị 1 card 12 port. Trung kế kết nối lên BRAS cung cấp dịch vụ Internet hiện tại là 1Gbps và lên PE cung cấp dịch vụ MyTV và MegaWan là 1Gbps. Các DSLAM cung cấp dịch vụ Internet và MyTV một phần sẽ đấu nối trực tiếp vào hệ thống UPE đặt tại các trung tâm, một phần sẽ được đấu nối về Switch L2 thu gom sau đó sẽ được đẩy lên mạng MAN-E. 02 Core CES và 11 trạm Access CES như sau : Mô tả kết nối mạng MAN-E Bắc Ninh TT Địa điểm Ring Thuê bao GE Port 10 GE Port Kết nối đến BRAS (GE/10 GE) Kết nối đến PE (GE/10 GE) 1 Suối Hoa Core 6 7/1 1/0 2 Thị trấn Hồ Core 6 7/1 1/0 3 Thị trấn Hồ 1 10 2 4 Chợ Sơn 6 2 5 Tiên Du 25 6 2 6 Từ Sơn 2 12 2 7 Yên Phong 20 8 2 8 Suối Hoa 3 50 17 2 9 Quế Võ 25 10 2 10 Gia Bình 4 2 11 Đông Du 4 5 5 2 12 Ngụ 4 2 13 Lương Tài 7 2 Tổng 125 88 34 Qua quá trình thừc tế triển khai dịch vụ MyTV đã được người sử dụng đón nhận, khen có và chê cũng có trên cơ sở đó đã rút ra một số ưu điểm và một số khó khăn như sau : Ưu điểm: * Có khả năng tích hợp truyền hình với các dịch vụ IP khác như truy nhập Internet tốc độ cao và VOIP . Mạng IP cũng cho phép truyền nhiều thông tin hơn và với nhiều chức năng hơn. Trong mạng vệ tinh hay truyền hình truyền thống, sử dụng công nghệ broadcast thì tất cả nội dung được truyền liên tục đến mỗi thuê bao, thuê bao chuyển kênh tại set top box. Thuê bao có thể lựa chọn từ nhiều lựa chọn như công ty vệ tinh, cáp, truyền thông để đưa luồng thông tin về nhà. Mạng IP làm việc khác, nội dung được giữ ở trên mạng và chỉ những nội dung người sử dụng lựa chọn là được gửi đến nhà thuê bao. Điều này sẽ tiết kiệm băng thông và sự lựa chọn của người sử dụng ít bị giới hạn bởi “đường ống” dẫn đến nhà thuê bao, điều này có nghĩa là tính riêng tư của người sử dụng được đảm bảo hơn so với hệ thống vệ tinh và truyền hình truyền thống. * Hệ thống IPTV cho phép người xem có cơ hội để xem các chương trình TV có tính tương tác hơn và cá nhân hơn. Ví dụ nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp chức năng tương tác cho người xem lựa chọn nội dung xem theo tên phim hay tên của diễn viên hay chức năng pícture in picture cho phép người xem có thể chuyển kênh mà không phải rời bỏ chương trình họ đang xem. Người sử dụng còn có thể truy nhập và album ảnh và kho nhạc trên PC của họ từ màn hình TV, sử dụng điện thoại để đặt lịch ghi lại các chương trình TV yêu thích , ngoài ra họ còn có thể sử dụng chức năng giám sát điều khiển để cấm con cái xem một số chương trình không phù hợp. * VoD cho phép người sử dụng duyệt một chương trình trực tuyến hoặc một danh sách các bộ phim để xem qua và sau đó lựa chọ chúng. Khó khăn: * Qua quá trình triển khai dịch vụ gặp phải khó khăn lớn nhất đó là chất lượng tín hiệu, khả năng mất dữ liệu rất cao và sự chậm trễ truyền tín hiệu. Nếu như đường kết nối mạng của người sử dụng không thật sự tốt cũng như không đủ băng thông cần thiết thì khi xem chương trình sẽ rất bị giật hay việc chuyển kênh có thể tốn khá nhiều thời gian để tải về. Hệ thống cáp quang liên tỉnh(VTN) chạy ngầm dưới đất do đó thường xuyên bị đứt cáp quang dẫn đến mất tín hiệu cho các thuê bao MyTV do khả năng ring giữa các doanh nghiệp chưa tốt .Thêm vào nữa khi máy chủ của nhà cung cấp không đủ mạnh thì khi số lượng người xem truy cập vào đông thì chất lượng dịch vụ cũng bị giảm sút. * Khó khăn về tài chính cũng như trong việc xử lý công nghệ phía người dùng thay vì mua một chiếc anten với giá trên dưới 50,000 đồng về lắp vào Tivi, IPTV cần trang bị nhiều thiết bị hơn, chưa kể chi phí dịch vụ và sử dụng cũng phức tạp hơn so với thao tác tắt bật đơn thuần. Bên cạnh đó là yêu cầu đường truyền ADSL phải đạt trên 300b/s trong khi đó các hộ gia đình thường chọn gói dịch vụ giá rẻ với tốc độ chỉ bằng 1/3. Khai thác, quản lý thuê bao MyTV Hệ thống MyTV Portal hỗ trợ quản lý thông tin người sử dụng tập trung phục vụ công tác phát triển thuê bao và chăm sóc người sử dụng sử dụng dịch vụ MyTV. Các quản trị viên, giao dịch viên là các đối tượng sử dụng hỗ trợ này . Địa chỉ truy cập portal như sau: Khai báo mới tài khoản cho khách hàng Để thực hiện việc khai báo mới cho người sử dụng sử dụng dịch vụ MyTV thì quản trị viên, giao dịch viên thực hiện như sau : Bước 1: Tạo mới người sử dụng * Thêm mới người sử dụng trực tiếp từ Portal: Chọn vùng người sử dụng , thêm người sử dụng, giao diện thêm mới một người sử dụng đăng ký dịch vụ hiển thị như sau: Giao diện thêm một khách hàng mới * Nhập các thông tin cá nhân của người sử dụng (Họ tên, ngày sinh, giới tính, địa chỉ, CMT, số điện thoại,….). * Nhập các thông tin tài khoản IPTV :Tên tài khoản IPTV (tên đăng nhập trên EPG), mật khẩu, ngày ký hợp đồng, mã hợp đồng, gói cước sử dụng…. * Chọn tình trạng thuê bao. * Tùy chọn thông tin khuyến mãi. * Chọn vào nút để hoàn tất thao tác hoặc kích vào nút nếu cần nhập lại thông tin. * Ghi chú: các trường có dấu (*) là các trường yêu cầu phải nhập thông tin. * Thêm người sử dụng từ file: + Chức năng: thêm người sử dụng từ danh sách đã có (danh sách được lưu trữ dưới dạng file .csv) + Thao tác: chọn vùng Người sử dụng >> Thêm mới người sử dụng từ file. + Giao diện: Thêm người sử dụng từ một danh sách dưới dạng file + Kích chọn vào nút để chọn đường dẫn đến tập tin .csv. + Chọn tên file đã có. + Kích chọn vào nút để hoàn tất việc thêm. * Lưu ý: Cách tạo file CSV. + Nhập danh sách người sử dụng dưới dạng file excel theo mẫu quy định (kích vào mục xem định dạng file để nhập thông tin cho người sử dụng mới). + Đánh dấu vùng dữ liệu + Kích chọn vào ô đầu tiên (1,A) giữ phím Shift di chuột và kích vào ô thứ (n,Y) (n là số người sử dụng). + Trên thanh Tool Bar chọn Format-àCellsàTab Borderà trong vùng Presets lần lượt kích chọn vào OutLine và Insideà OK + Từ file excel chọn File àSave As. + Đặt tên cho file trong vùng File Name, chọn kiểu file: CSV (Comma delimited)(*.csv) trong vùng Save as Type + Kích nút Save để kết thúc việc tao file CSV. * Thông tin cá nhân người sử dụng, thông tin tài khoản IPTV, thông tin gói cước, tình trạng lắp đặt sử dụng dịch vụ IPTV của người sử dụng ( trạng thái chờ kiểm tra hoặc đã xác nhận lắp đặt ) được lưu vào cơ sở dữ liệu Bước 2: * Kỹ thuật viên, công nhân kỹ thuật đến địa chỉ người sử dụng kiểm tra và cập nhật tình trạng lắp đặt dịch vụ * Thao tác: di chuyển chuột đến vùng Quản lý người sử dụng >> Người sử dụng >> Kiểm tra lắp đặt khi đó hệ thống sẽ tự động tải tất cả các khách đang chờ lắp đặt dịch vụ. * Giao diện hiển thị như sau: Danh sách khách hàng đang chờ kiểm tra lắp đặt dịch vụ IPTV * Nếu như số lượng tình trạng chờ kiểm tra lắp đặt dịch vụ nhiều thì người sử dụng có thể thực hiện thao tác tìm kiếm theo tiêu chuẩn bất kỳ như tên thuê bao, tên đầy đủ, số di động, địa chỉ, ngày đăng ký,... * Sau khi quá trình kiểm tra lắp đặt xong nếu xét khả năng có thể lắp đặt hay không thể lắp đặt được dịch vụ IPTV cho người sử dụng thì giao dịch viên có thể kích vào biểu tượng , để cập nhật và gửi thông báo cho người sử dụng có thể lắp đặt được hay không và hẹn ngày lắp đặt là ngày nào. Giao diện kiểm tra tình trạng lắp đặt và giao diện gửi email như sau: Giao diện kiểm tra và cập nhật tình trạng lắp đặt * Trạng thái lắp đặt là chờ kiểm tra. Nếu kiểm tra tình trạng lắp đặt được thì thiết lập lại trạng thái sau kiểm tra là : Đã xác nhận lắp đặt . Nếu trong khi khai báo đã kiểm tra địa chỉ của người sử dụng mà lắp đặt được rồi thì chọn tình trạng lắp đặt sử dụng dịch vụ IPTV của người sử dụng là đã xác nhận lắp đặt và bỏ qua khâu kiểm tra Bước 3: * Thực hiện việc đồng bộ dữ liệu, mục đích là xác thực lên hệ thống thực, sau bước này tài khoản người sử dụng có thể đăng nhập và sử dụng dịch vụ. Các trạng thái người sử dụng phải đạt trước đó là : Đã xác nhận lắp đặt Gửi mail thông báo cho khách hàng về khả năng lắp đặt * Chức năng: tùy thuộc vào thời điểm thực hiện chức năng này thì nó có một nhiệm vụ riêng đi kèm. + Thực hiện sau khi thêm mới: thao tác này có nhiệm vụ là kích hoạt cho người sử dụng mới này sử dụng dịch vụ, nếu không thực hiện thao tác này thì người sử dụng đó không thể đăng nhập được vào hệ thống thông qua tên thuê bao IPTV để có thể sử dụng được dịch vụ. + Thực hiện sau khi thay đổi trạng thái sử dụng, thay đổi gói cước, thay đổi bộ giải mã: thì thao tác này có nhiệm vụ là thực hiện việc thay đổi đó, nếu không thực hiện thao tác này thì việc thay đổi trạng thái, gói cước, bộ giãi mã không được hoàn thành. + Thao tác: di chuột đến vùng Người sử dụng >> Đồng bộ dữ liệu + Giao diện hiển thị. Giao diện thực hiện đồng bộ dữ liệu * Các bước thực hiện: + Chọn các người sử dụng trong ô Checkbox hoặc kích vào nút “Chọn tất cả” để thực hiện đồng bộ. + Kích chọn vào nút “Đồng bộ dữ liệu” để hoàn tất việc đồng bộ dữ liệu. Bước 4: * Bàn giao tài khoản cho người sử dụng , User/password và hướng dẫn sử dụng cho người sử dụng để người sử dụng có thể sử dụng được các dịch vụ mà IPTV cung cấp. Quản lý thuê bao MyTV Chỉ những người sử dụng ở trạng thái đang sử dụng bình thường hoặc tạm ngưng dịch vụ thì mới có thể thay đổi gói cước được. Thao tác: di chuột đến vùng Chuyển đổi - Hủy bỏ >> Thay đổi gói cước. Giao diện: giao diện thực hiện như sau. Giao diện thay đổi gói cước sử dụng Nhập tên thuê bao (tên tài khoản IPTV). Kích chọn vào nút để kiểm tra xác nhận thông tin tài khoản có tồn tại hay không (nếu tồn tại thì hệ thống sẽ hiện thị gói cước đang sử dụng của người sử dụng). Tùy chọn gói cước mới Lý do chuyển đổi gói cước. Kích chọn vào nút để hoàn tất thao tác thực hiện Thực hiện đồng bộ dữ liệu để hoàn thành thao tác thay đổi gói cước (nếu không thực hiện thao tác này thì việc thay đổi gói cước của người sử dụng chưa được hoàn tất). Thay đổi trạng thái sử dụng: * Những người sử dụng bị huỷ sử dụng dịch vụ thì không thể thực hiện được chức năng này. * Thao tác: di chuột đến vùng Chuyển đổi - Hủy bỏ >> Thay đổi trạng thái sử dụng dịch vụ. Giao diện thực hiện như sau: Giao diện thay đổi trạng thái sử dụng dịch vụ * Nhập tên thuê bao (tên tài khoản IPTV). * Kích chọn vào nút để kiểm tra xác nhận thông tin tài khoản có tồn tại hay không (nếu tồn tại thì hệ thống sẽ hiện thị trạng thái đang sử dụng dịch vụ của người sử dụng là gì). * Chọn trạng thái sử dụng muốn chuyển đổi. * Lý do chuyển đổi gói cước. * Kích chọn vào nút để hoàn tất thao tác thực hiện * Thực hiện đồng bộ dữ liệu để hoàn thành thao tác thay đổi trạng thái sử dụng dịch vụ của người sử dụng Thay đổi bộ giải mã: Những người sử dụng bị huỷ sử dụng dịch vụ thì không thể thực hiện được chức năng này * Thao tác: di chuột đến vùng Chuyển đổi - Hủy bỏ >> Thay đổi bộ giải mã. * Giao diện thực hiện như sau. Giao diện thay đổi bộ giải mã + Nhập tên thuê bao (tên tài khoản IPTV). + Kích chọn vào nút để kiểm tra xác nhận thông tin tài khoản có tồn tại hay không (nếu tồn tại thì hệ thống sẽ hiển thị số serial number cũ của người sử dụng). + Chọn ngày thay đổi bộ giải mã. + Nhập lý do chuyển đổi bộ giải mã. + Kích chọn vào nút để hoàn tất thao tác thực hiện. + Nhân viên kỹ thuật đi lắp bộ giải mã STB mới (giao dịch viên, quản trị viên hay nhân viên kỹ thuật không phải nhập số serial number mới mà hệ thống sẽ tự động cập nhật số serial của bộ giải mã mới vào hệ thống) + Bộ giải mã được VNPT tỉnh/Thành phố cung cấp thì các bộ giải mã đó chỉ có thể được sử dụng trong tỉnh, thành đó, nếu người sử dụng sử dụng bộ giải mã STB mà không thuộc phạm vi của VNPT tỉnh/thành đó thì thuê bao khi đăng nhập sẽ bị khoá lại . Kết luận: Nội dung của chương đã phân tích các yếu tố tác động và các phương pháp đo đánh giá chất lượng dịch vụ IPTV. Chất lượng dịch vụ IPTV chịu tác động bởi nhiều yếu tố. Tuy nhiên, có thể phân các yếu tố này thành bốn nhóm sau: * Chất lượng nội dung video: âm thanh và hình ảnh * Thời gian chuyển kênh * Độ khả dụng của dịch vụ * Khả năng bảo mật Chất lượng nội dung video có ảnh hưởng quyết định đối với chất lượng dịch vụ IPTV tổng thể. Vấn đề này được nhà cung cấp dịch vụ, nhà khai thác viễn thông người sử dụng và nhà quản lý viễn thông quan tâm hàng đầu. Tiếp theo, thời gian chuyển kênh là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cảm nhận của người sử dụng về chất lượng dịch vụ, nhà khai thác viễn thông quan tâm tới yếu tố này để tối ưu mạng của mình và đảm bảo cam kết với người sử dụng và nhà quản lý. Đối với nhà cung cấp dịch vụ và nhà khai thác mạng, độ khả dụng và khả năng bảo mật có ý nghĩa nhiều hơn so với người sử dụng. Hiện nay, các tổ chức tiêu chuẩn hóa và các hãng chế tạo thiết bị đo đang nỗ lực nghiên cứu và đề xuất tiêu chuẩn và giải pháp đo kiểm chất lượng dịch vụ IPTV. Hai vấn đề này hiện đang được ITU-T nghiên cứu thống nhất và hoàn thiện trong các khuyến nghị của mình. KẾT LUẬN IPTV là công nghệ truyền tải hình ảnh kỹ thuật số tới người sử dụng dựa trên cơ sở giao thức Internet. Với sự vượt trội về tính tương tác giữa người xem và dịch vụ gia tăng, IPTV hoàn toàn có thể làm thay đổi thói quen xem truyền hình truyền thống bởi nó không chỉ cho phép người sử dụng xem các chương trình, mà còn cho phép khán giả chủ động chọn những nội dung muốn xem. Với IPTV, người sử dụng có thể tiếp cận những dịch vụ tiên tiến nhất trên nền băng thông rộng như xem TV trực tiếp qua Internet (Live TV), mua hàng qua TV, karaoke, game (trò chơi trực tuyến), tạp chí thông tin, điện thoại hình, đào tạo qua TV, TV Mail, TV Photo, bình chọn qua TV, dự đoán qua TV, tin nhắn nhanh (IM), quảng cáo... Hiện IPTV đã được triển khai rộng rãi trên cả nước và được đánh giá là nguồn thu lớn của các nhà cung cấp dịch vụ trong tương lai gần. Với xu hướng hội tụ các dịch vụ trong nền công nghiệp viễn thông với IPTV là đỉnh cao, ta có thể tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của dịch vụ IPTV. Sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu cùng với sự hướng dẫn của thầy giáo TS. Trần Thiện Chính, em đã hoàn thành đồ án “Nghiên cứu công nghệ truyền hình giao thức Internet (IPTV)”. Hướng tiếp theo của đồ án là tiếp tục tìm hiểu sâu hơn giải pháp triển khai cùng với các giải pháp kinh doanh, mô hình khai thác dịch vụ IPTV, các giải pháp cung cấp nội dung đặc biệt đi sâu vào các công nghệ nén ảnh. Mặc dù em đã cố gắng nhưng do thời gian và trình độ có hạn nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thày cô giáo và các bạn để có thể tiếp tục hoàn thiện và nghiên cứu đề tài sâu hơn. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng việt: [1]. Nhiệm vụ xây dựng bài đo và đo kiểm thử nghiệm hệ thống truyền hình trên mạng xDSL, tài liệu báo cáo tập đoàn của nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Kĩ thuật Bưu điện, 2009. [2]. Nghiên cứu xây dựng bộ tiêu chuẩn kĩ thuật và phương pháp đo đánh giá chất lượng dịch vụ IPTV trên mạng viễn thông công cộng, tập thể tác giả Viện Khoa học Kĩ thuật Bưu điện, 2008. [3]. Nghiên cứu công nghệ IPTV và khả năng triển khai trên mạng viễn thông Việt Nam, tập thể tác giả Viện Khoa Học Kỹ thuật Bưu điện, 2007 Tiếng Anh: [1] IPTV and internet video, Wes Simpson & Howard Greenfield, 2007. [2] IPTV security, David Ramirez, 2008. [3] Understanding IPTV, Gilbert Held, 2007 [4] Why IPTV? Interactivity, technology, service, Johan Hjelm, 2008. [5] Next Generation IPTV Services And Technology, Gerard O’Driscoll, 2008 [6] ITU-T Recommendation G.1080 (ex G.IPTV-QoE) “Quality of experiences requirements for IPTV services”. Dec, 2008 [7] ITU-T J247 [8] ITU-T G1081/2008 Danh mục các website tham khảo: 1. www.vnpt.com.vn. 2. www.vtc.com.vn 3. www.vntelecom.org 4. www.mytv.com.vn 5. www.itv.vn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docCác yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng IPTV và ứng dụng triển khai tại IPTV Bắc Ninh.doc