Khi xây dựng băng địa chấn tổng hợp ta coi môi trường địa chất phía dưới là
tập hợp các lớp dày. Khi sóng địa chấn lan truyền trong môi trường phân lớp đó sẽ bị
phản xạ ở mỗi bề mặt và tại máy thu sẽ thu được sóng phản xạ với một biên độ và
pha nhất định, sóng phản xạ này là tổng hợp của tất cả các sóng phản xạ tại mỗi mặt
ranh giới. Thời gian truyền từ nguồn nổ tới máy thu phụ thuộc vào tốc độ lan truyền
của sóng trong môi trường đất đá. Biên độ của sóng ghi được phụ thuộc vào tốc độ
và mật độ của môi trường.
136 trang |
Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng sông hồng theo tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ạng hải kéo dài và là dải cấu trúc nâng so với
dải cấu trúc DII.12, đồng thời là dải cấu trúc sụt thấp so với đới cấu trúc Đông bắc (DI).
Dải cấu trúc DII.12 nằm kẹp giữa ĐG Sông Lô và ĐG Vĩnh Ninh được phản ánh
bằng dải dị thường địa phương cùng phương trục với cấu trúc địa chất là Tây bắc - Đông
nam có giá trị âm lớn nhất dao động từ -30mGal đến -34mGal phân bố trên diện tích lớn
hình elip phương Tây bắc có bán kính trục lớn khoảng 25km và bán trục nhỏ khoảng
10km thuộc vùng nghiên cứu biểu thị dải cấu trúc (DII.12) được hạ thấp nhất của vùng.
Trường dị thường trọng lực Bughe và trường trọng lực biến đổi dư Trend trong
phụ đới cấu trúc (DII.1) biểu thị các dị thường địa phương dương và âm phản ánh các
phức nếp lồi, lõm như sau: Phức nếp lồi Mỹ Văn (K21); Phức nếp lõm Văn Giang -
Thụy Việt (K22); Phức nếp lõm Diêm Điềm (K23) và phức nếp lõm Cửa Lân (K25).
+ Phụ đới cấu trúc Nam Trung tâm (DII.2): Bị giới hạn 02 đứt gãy Sông Chảy
và Vĩnh Ninh. Cường độ trường trọng lực có giá trị âm khá lớn sau phụ đới Bắc trung
tâm dao động từ -20mGal ở phía Tây nam giáp đứt gãy Sông Chảy đến -30mGal ở
giữa trung tâm liền kề đứt gãy Vĩnh Ninh. Trường trọng lực phản ánh đây cũng là
vùng sụt lún sâu với xu thế sâu dần từ phía Nam, lên phía Bắc của phụ đới cấu trúc.
Phụ đới này các nhà địa chất còn gọi là đới nghịch đảo Khoái Châu, Tiền Hải - Kiến
Xương hoặc là đới nghịch đảo Mioxen, trên đó được lấp đầy trầm tích tuổi Eocen đến
Đệ tứ với chiều dày rất lớn, bị nén ép mạnh do pha hoạt động kiến tạo xảy ra thời
điểm cuối Mioxen giữa, đầu Mioxen muộn và kéo dài đến tận cuối Mioxen muộn.
Chiều sâu tới móng trước Kainozoi là -5.800m -6.000m (tuyến 1); -3.800m -6.500m
(tuyến 8). Trường dị thường địa vật lý trọng lực biểu thị phụ đới cấu trúc Nam Trung
98
tâm (DII.2) thành hai dải cấu trúc: Dải cấu trúc Khoái Châu - Tiền Hải (DII.21) và dải
cấu trúc Hưng Hà - Xuân Thủy (DII.22); Dải cấu trúc Khoái Châu - Tiền Hải (DII.21)
nằm kẹp giữa hai đứt gãy, ĐG Vĩnh Ninh ở phía Đông bắc và ĐG Thái Bình ở phía Tây
nam, cường độ trường dị thường trọng lực dao động từ -22mGal đến -28mGal biểu thị
dải dị thường nâng tương đối so với dải dị thường Mỹ Van - Quỳnh Phụ ở phía Đông
bắc và là dải hạ thấp so với dải Hưng Hà - Xuân Thủy nằm ở phía Tây nam. Các dị
thường địa phương có dạng hình elip hoặc gần elip phân bố nối tiếp nhau thành dải
phương Tây bắc - Đông nam với chiều dài khoảng 30km và chiều rộng khoảng 8km.
Trong phụ đới cấu trúc nam Trung tâm (DII.2), trường trọng lực Bughe và trường
trọng lực biến đổi dư Trend biểu thị các dị thường dương, âm thể hiện các phức nếp lồi
và phức nếp lõm sau: Phức nếp lõm Khoái Châu (K26); Phức nếp lõm Hạ Lễ (K27); Phức
nếp lồi Quỳnh Xa (K28); Phức nếp lồi Đông Cường (K29); Phức nếp lõm Tiền Hải (K2.10);
Phức nếp lồi Tiền Hải (K24); Phức nếp lõm Thái Bình (K2.11); Phức nếp lõm Kiến Xương
(K2.12) và Phức nếp lồi Cồn Đen (K2.13).
- Đới cấu trúc nâng Tây nam. Bị khống chế bởi 02 đứt gãy Sông Chảy và Hưng
Yên. Nó thể hiện bằng đường đẳng trị trọng lực dạng dải song song kéo dài hướng Tây
bắc - Đông nam nằm sát đứt gãy Sông Chảy ở phía Tây nam khu vực Phù Tiên, Vũ Thư
và Xuân Thủy. Cường độ trường trọng lực dao động từ -10 mGal đến +2mGal tại khu vực
Nam Định, thể hiện là đới nâng so với đới liền kề là đới trung tâm. Chiều dày trầm tích
Kainozoi của đới không lớn, thay đổi trong giới hạn rộng dao động từ vài trăm mét đến
3000 4000m. Móng trước Kainozoi bị phân dị mạnh và rất phức tạp về thành phần và
tuổi địa chất. Chiều sâu tới móng trước Kainozoi là -1.750m -3.000m (tuyến 1); -2.000m
-3.800m (tuyến 8); -1.800m -2.000m (tuyến 9); -4.000m -1.000m (tuyến 16).
Trong đới cấu trúc Tây nam (D.III) được xác định chín phức nếp lồi, lõm trên cơ
sở các dị thường dương, âm của trường trọng lực biến đổi dư Trend sau: Phức nếp lồi
Hưng Yên (K31); Phức nếp lồi Duy Tiên (K32); Phức nếp lồi Nam Định (K33); Phức nếp
lõm Nam Ninh (K34); Phức nếp lồi Nam Trực (K35); Phức nếp lõm Nghĩa Hưng (K36);
Phức nếp lồi Cổ Lễ (K37); Phức nếp lồi Giao Thủy (K38) và phức nếp lõm Hải Hậu (K39).
99
3.1.1.3.2.2. Xuất phát từ mục tiêu, nhiệm vụ điều tra đánh giá tổng thể tài
nguyên than trũng Sông Hồng theo xử lý dị thường trọng lực đã xác nhận ba dải cấu
trúc trong đới sụt trung tâm cần được quan tâm là:
- Dải cấu trúc nâng Khoái Châu Tiền Hải nằm xen kẹp giữa hai đứt gãy Vĩnh
Ninh và Thái Bình, với cường độ dị thường trọng lực có giá trị âm lớn (-24mGal -
30mGal) - phản ánh là dải nâng tương đối so với dải cấu trúc sụt Mỹ Văn - Quỳnh
Phụ của bể Sông Hồng. Trầm tích Kainozoi có chiều dày rất lớn đạt trên 5.500m
(Khoái Châu), dưới 4.000m (Hưng Hà - Quỳnh Phụ) và tới 7.000 - 7.500m (Kiến
Xưng - Tiền Hải) gồm các thành tạo từ thống Eocen đến Đệ tứ.
- Dải cấu trúc sụt Mỹ Văn - Quỳnh Phụ: nằm xem kẹp giữa 2 đứt gãy Sông Lô
và Vĩnh Ninh, với cường độ dị thường trọng lực có giá trị âm rất lớn (-30mGal -
34mGal) phản ánh dải cấu trúc sụt lún sâu của trũng Sông Hồng với chiều dày trầm
tích lớn, từ 3.000m (Mỹ Văn) đến 8.000 8.500m (Ninh Thanh, Thái Thuỵ). Trầm
tích Kainozoi có mặt đầy đủ các thành tạo từ Neogen đến Đệ tứ.
- Dải cấu trúc sụt Xuân Thủy - Hưng Hà nằm xem kẹp giữa hai đứt gãy Thái
Bình và Sông Chảy với cường độ dị thường trọng lực có giá trị âm lân cận giá trị 0 (-
10mGal 0mGal) phản ánh móng trước Kainozoi nhô cao so với hai dải trên và chiều
dày trầm tích Kainozoi thay đổi từ 4.000m (Hưng Hà) đến 6000m (Vũ Thư).
Do kinh phí hạn chế việc điều tra tài nguyên than ở trũng Sông Hồng nên ở
giai đoạn hiện nay chỉ tập trung vào dải cấu trúc nâng Khoái Châu - Tiền Hải.
Tóm lại, độ chính xác và mức độ tin cậy của cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng
theo tài liệu địa vật lý đã được NCS củng cố và định lượng hơn nhờ liên kết tài liệu
trọng lực với tài liệu địa chấn phản xạ và địa vật lý lỗ khoan.
3.1.2. Sơ đồ đẳng sâu đáy trầm tích hệ tầng Tiên Hưng trũng Sông Hồng theo
tài liệu địa chấn phản xạ
Sơ đồ hình 3.11 đẳng sâu đáy hệ tầng Tiên Hưng được thành lập trên cơ sở liên
kết đẳng độ sâu thu được trên các tuyến địa chấn phản xạ đã có trước năm 2012.
Phân tích tài liệu địa chấn phản xạ 2D cho thấy mặt đáy hệ tầng Tiên Hưng
tương ứng với mặt ranh giới phản xạ H8. Dưới mặt H8 tương ứng là các tập địa chấn
100
phản ánh các thành tạo không chứa than hoặc rất ít than. Như vậy, có thể nói rằng
mặt đáy hệ tầng Tiên Hưng đóng vai trò khống chế tài nguyên than ở khu vực trũng
Sông Hồng theo chiều sâu (hay phương thẳng đứng), trong khi các đứt gãy kiến tạo
là các yếu tố khống chế theo phương nằm ngang. Vì vậy, xác định được hình thái
phát triển và chiều sâu mặt đáy hệ tầng Tiên Hưng có ý nghĩa hết sức quan trọng
trong đánh giá định lượng tài nguyên than trũng Sông Hồng.
Từ kết quả tính toán cho thấy: Phạm vi phân bố than chủ yếu thuộc hệ tầng
Tiên Hưng. Nó bao trùm diện tích khoảng 2.350 km2, thuộc các huyện Bình Giang,
Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện của tỉnh Hải Dương; Ân Thi, Phủ Cừ, Tiên Lữ
tỉnh Hưng Yên; Vĩnh Bảo TP. Hải Phòng; Hưng Hà, Quỳnh Phụ, Đông hưng, Thái
Thụy, Kiến Xương, Tiền Hải tỉnh Thái Bình và một phần Xuân Trường, Giao Thủy
tỉnh Nam Định (hình 3.11).
Đáy bể than có dạng hình oval kéo dài phương Tây Bắc - Đông Nam, nghiêng
và thấp dần về hướng Đông Nam, chìm và phát triển mở rộng về phía Biển Đông.
Phần rìa Đông Bắc, Tây bắc và Tây Nam là nơi đáy bể than nhô cao nhất, chiều sâu
đáy bể từ 400 đến 900m, có nơi dưới 350m (Kim Động, Phủ Cừ tỉnh Hưng Yên).
Trong diện tích bể than, phần sâu nhất có dạng oval, nằm ở trung tâm, trục kéo dài
phương Tây Bắc-Đông nam. Ở khu vực này chiều sâu bể than tăng dần vào trung tâm,
chủ yếu từ 1200m đến 2500m (trũng Đông Quan, Thái Thành, Thái Hồng), chỗ sâu
nhất đạt tới 3000m và sâu hơn (trũng Phượng Ngãi, xã Nam Chính, Nam Trung, Nam
Hưng, huyện Tiền Hải).
Hoạt động nghịch đảo kiến tạo vào Miocen làm thay đổi bình đồ cấu trúc bể
than, đặc biệt là phần trung tâm với sự xuất hiện đới nâng Khoái Châu-Tiền Hải kéo
dài từ Hùng Dũng (phía Đông Nam Phủ Cừ) qua Đông Hưng, Đông Quang, Đông
Mỹ, đến Nam Cao, Tiền Hải, Cồn Đen, , ngăn cách với phần sụt sâu Đông Bắc
(trũng Đông Quan) bởi đứt gãy nghịch Vĩnh Ninh kéo dài từ Đặng Lễ, Ân Thi ra biển
Đông. Do sự xuất hiện đới nâng Khoái Châu-Tiền Hải mà đáy bể than ở khu vực này
được nâng lên, dao động từ 950m đến 1350m.
Từ Nam Cao về phía Đông Nam, đới nâng Khoái Châu-Tiền Hải tiếp tục bị
phân dị cấu tạo, chia tách do ảnh hưởng các hoạt động nghịch đảo kiến tạo vào Miocen
101
muộn, với sự xuất hiện 2 dải nâng tương đối, dạng hẹp hơn, kéo dài cùng phương Tây
Bắc -Đông Nam: dải nâng Tiền Hải ở phía Đông Bắc và dải nâng nghịch đảo Vũ Tiên
ở phía Tây Nam, từ đó hình thành nên phức nếp lõm Kiến Xương-Tiền Hải (hay trũng
sâu Phượng Ngãi theo một số văn liệu khác), nằm giữa 2 dải nâng tương đối này.
Ranh giới giữa các đơn vị cấu trúc này được xác định là các đứt gãy Kiến Xương,
Tiền Hải thể hiện rõ trên các trường trọng lực Bughe, trường trọng lực biến đổi cũng
như trên các mặt cắt địa chấn phản xạ.
Hình 3.11. Sơ đồ đẳng sâu đáy trầm tích hệ tầng Tiên Hưng trũng Sông Hồng
theo tài liệu địa chấn
102
3.2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT PHẦN ĐÔNG NAM DẢI NÂNG
KHOÁI CHÂU - TIỀN HẢI THEO TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN PHẢN XẠ, VSP VÀ
ĐỊA VẬT LÝ LỖ KHOAN
NCS đã xử lý phân tích tài liệu địa chấn phản xạ và sử dụng các phương pháp sau:
- Xác định ranh giới và tập địa chấn phản xạ;
- Tính liên tục của ranh giới phản xạ và khoanh định tập chứa than;
- Đứt gãy kiến tạo và đới dập vỡ;
- Khoanh định các tập chứa than.
3.2.1. Xử lý phân tích tài liệu địa chấn phản xạ
Minh giải địa chất tài liệu địa chấn phản xạ để xác định các tập chứa than, NCS
đã nghiên cứu khả năng giải quyết của thuộc tính vật lý và hình học địa chấn. Kết quả
cho thấy các thuộc tính địa chấn như biên độ tức thời, năng lượng trung bình, pha tức
thời, trở kháng âm học tương đối và đặc điểm địa chấn phản xạ rất có hiệu quả trong
giải quyết các nội dung nghiên cứu nêu trên.
NCS đã tiến hành xử lý phân tích và minh giải địa chất tài liệu địa chấn phản
xạ trước năm 2012, từ đó xác định cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng qua lập sơ đồ
đẳng sâu đáy trầm tích hệ tầng Tiên Hưng. Theo các nhà địa chất, đáy hệ tầng này có
các thành tạo chứa than chính ở trũng Sông Hồng (hình 3.11).
Sau khi Liên đoàn Vật lý Địa chất tiến hành thu nổ gần 200km tuyến địa chấn
phản xạ tại phần Đông nam dải cấu trúc nâng Khoái Châu - Tiền Hải, NCS đã xử lý
phân tích và minh giải địa chất phục vụ nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất và điều
tra tài nguyên than.
3.2.2. Xác định ranh giới phản xạ
Việc xác định các ranh giới phản xạ trong lát cắt địa chấn và liên kết nó với
địa tầng lỗ khoan, cần thiết phải sử dụng băng địa chấn tổng hợp. Nó không những là
cơ sở để thiết lập mô hình hoá địa chấn giúp nâng cao hiệu quả cho công tác xử lý
địa chấn mà còn là cơ sở xác định các tầng phản xạ và minh giải tài liệu địa chấn.
103
Dựa kết quả xử lý tài liệu VSP lỗ khoan LK.90.SH, địa vật lý lỗ khoan, vận
tốc của các tập địa chấn và đặc điểm trường sóng địa chấn trong từng tập NCS đã
định danh được 8 ranh giới phản xạ địa chấn trong từng tập. Cụ thể như sau:
- Các ranh giới phản xạ ở phần nông được ký hiệu từ R1 đến R3. Trong tài liệu
địa chấn phản xạ 2D chúng khó phát hiện và phân dị, nhưng trên tài liệu VSP được
thể hiện rất rõ ràng (hình 2.8).
Ranh giới R1 có chiều sâu khoảng 18,5 mét đây là lớp vận tốc thấp (khoảng
817m/s) được thể hiện rất rõ trên đồ thị thời gian - chiều sâu (Time - Depth), nó cũng
phù hợp với việc lựa chọn chiều sâu đặt nguồn nổ trong thu nổ địa chấn phản xạ 2D
của đề án.
Ranh giới R2 là 1 mặt phản xạ mạnh so với các mặt phản xạ trên nó, tập địa
chấn tập địa chấn từ R1 đến R2 có vận tốc khoảng 1679m/s phân bố tới 63 mét tương
ứng 108ms theo thời gian.
Ranh giới R3 pha phản xạ mạnh, tập địa chấn từ R2 đến R3 có vận tốc khoảng
2215m/s chiều sâu của ranh giới là 173 mét tương ứng 203ms theo thời gian, trên đồ
thị thời gian - chiều sâu (Time - Depth) nó là điểm giao của 2 đới tốc độ cao và tốc
độ thấp hơn phía dưới.
Ranh giới phản xạ được ký hiệu H1và từ H5 đến H9 được thể hiện rõ ràng trên
hình 3.12.
- Ranh giới phản xạ H1: là điểm phân chia lớp vận tốc thấp (1804m/s) phía
trên với lớp vận tốc cao hơn (2210m/s) phía dưới. Nó là mặt phản xạ có biên độ nhỏ
nằm dưới nó là các mặt phản xạ có biên độ lớn, theo băng địa chấn tổng hợp ranh giới
này được xác định bởi pha dương. Chiều sâu của ranh giới là 330 mét tương ứng
377ms theo thời gian.
- Ranh giới phản xạ H5: là mặt phản xạ có biên độ mạnh, Chiều sâu của ranh
giới là 372 mét tương ứng 415ms theo thời gian. Phía dưới của ranh giới này là các
mặt phản xạ có biên độ rất mạnh, theo băng địa chấn tổng hợp ranh giới này được
xác định bởi pha dương.
104
- Ranh giới phản xạ H6: là đáy của tập địa chấn có nóc là H5, tập địa chấn này
gồm rất nhiều mặt phản xạ có biên độ mạnh, phía dưới ranh giới H6 các mặt phản xạ
yếu và mờ nhạt, theo băng địa chấn tổng hợp ranh giới này được xác định bởi pha
dương. Chiều sâu của ranh giới là 567 mét tương ứng 569ms theo thời gian. Vận tốc
của tập địa chấn giữa H5 và H6 khoảng 2387m/s, đây là tập địa chấn chứa rất nhiều
các vỉa than.
- Ranh giới phản xạ H7: là đáy của tập địa chấn có nóc là H6, tập địa chấn này
có các mặt phản xạ yếu và mờ nhạt. Đây là tập địa chấn nghèo than hoặc không chứa
than. Chiều sâu của ranh giới là 658 mét tương ứng 652ms theo thời gian. Vận tốc
của tập địa chấn giữa H6 và H7 khoảng 2439m/s.
- Ranh giới phản xạ H8: Có thể thấy rấy rõ trên đồ thị thời gian chiều sâu
(Time - Depth), đây là điểm giao của 2 tập có tốc độ khác biệt lớn, theo băng địa chấn
tổng hợp ranh giới này được xác định bởi pha dương, chiều sâu của ranh giới là 840
mét tương ứng 793ms theo thời gian. Tập địa chấn nóc là H7 đáy là H8 có vận tốc
khoảng 2591m/s, tập có những mặt phản xạ mạnh có thể liên hệ tới các vỉa than, đây
là tập địa chấn chứa nhiều than.
Hình 3.12 dưới đây biểu diễn kết quả phân tích tài liệu đo VSP và địa chấn
phản xạ 2D. Ta thấy sự tương đồng giữa 2 kết quả đo là rất lớn, trên hình cũng thể
hiện rõ các ranh giới địa chấn đã được xác định.
Hình 3.12. Hình A, C là mặt cắt địa chấn 2D, hình B (chèn giữa) là kết quả đo VSP.
Các đường màu ký hiệu H1 đến H5 là các ranh giới phản xạ đã được định danh
105
3.2.3. Khoanh định các tập địa chấn phản xạ
Tập địa chấn là một phần của lát cắt địa chấn, chúng bao gồm các mặt phản xạ
có đặc điểm trường sóng tương tự nhau được tách bởi các tập địa chấn khác bằng các
ranh giới chỉnh hợp hoặc bất chỉnh hợp. Tập địa chấn chính là tập trầm tích được
đồng nhất hoá trên lát cắt địa chấn, nó có đầy đủ các đặc tính chủ yếu của một tập
trầm tích để nhận biết và giải thích từ lát cắt địa chấn.
Nhiệm vụ quan trọng của phân tích các tập địa chấn là khoanh định các mặt
phản xạ có mặt trên mặt cắt. Các mặt phản xạ được xác định bởi các đặc điểm của
trường sóng thu được như tính phân lớp, mức độ liên tục của phản xạ, độ lớn biên độ,
tần số. Góc nghiêng giữa các tướng phản xạ cũng là dấu hiệu quan trọng khi xác định
các ranh giới phản xạ.
Để tăng số lượng thông số được sử dụng trong quá trình phân tích chúng ta có
thể sử dụng phương pháp phân tích các thuộc tính địa chấn để nghiên cứu các yếu tố
cấu trúc bể than (các đứt gãy kiến tạo, đới dập vỡ) cũng như sự phân bố của các tập
than trong vùng nghiên cứu.
3.2.4. Xác định tính liên tục của các ranh giới phản xạ
Một thuộc tính vật lý địa chấn phản xạ là thuộc tính pha tức thời. Thuộc tính
pha tức thời có thể sử dụng để xác định tính liên tục của các ranh giới phản xạ. Tại
một vị trí trên đoạn tuyến, khi các ranh giới phản xạ bị mất tính liên tục theo chiều
sâu thì đó là dấu hiệu của sự tồn tại một đứt gãy trên đoạn mặt cắt đó.
Hình 3.13 (a) Mặt cắt địa chấn bình thường với biên độ sóng không đồng đều. (b) Mặt
cắt địa chấn thuộc tính pha tức thời thể hiện phân lớp liên tục hơn so với mặt cắt địa
chân bình thường
Ngoài thuộc tính pha tức thời, chúng ta có thể sử dụng cả thuộc tính trở kháng
âm tương đối để xác định tính liên tục của các mặt ranh giới (hình 3.14).
106
Hình 3.14. (a) Mặt cắt địa chấn bình thường. (b) Mặt cắt địa chấn trở kháng âm tương
đối thể hiện tốt hơn tính liên tục của ranh giới.
Tóm lại, trong minh giải địa chất tài liệu địa chấn phản xạ ta thấy: với mỗi đối
tượng nghiên cứu đều có một tổ hợp thuộc tính vật lý địa chấn phản xạ. Cụ thể là:
- Xác định ranh giới phản xạ sử dụng VSP, địa vật lý lỗ khoan.
- Khoanh định đứt gãy: sử dụng thuộc tính biên độ tức thời thuộc tính biên
ngoài, các đới mất sóng.
- Xác định tính liên tục của ranh giới phản xạ sử dụng thuộc tính pha tức thời,
trở kháng âm học tương đối,
- Xác định tập đá chứa than sử dụng thuộc tính năng lượng trung bình, VSP,
địa vật lý lỗ khoan,
3.2.5. Xác định đứt gãy kiến tạo, đới dập vỡ
Việc xác định các đứt gãy kiến tạo theo đặc điểm lát cắt địa chấn dựa các dấu
hiệu sau:
- Thuộc tính biên ngoài.
- Có các đới mất sóng.
- Có dịch chuyển theo phương thẳng đứng một cách hệ thống của các mặt phản
xạ nằm ở 2 phía của đứt gãy.
Trong phương pháp địa chấn phản xạ 2D tùy theo phương tuyến và cấu trúc
địa chất mà các dấu hiệu đó biểu hiện không được rõ ràng trên mặt cắt địa chấn thông
thường (chưa sử dụng thuộc tính biên độ tức thời). Tuy nhiên khi sử dụng thuộc tính
107
địa chấn biên ngoài (Envelope) vào việc minh giải, ta thấy các đứt gãy, đới dập vỡ có
thể dễ dàng nhận biết và xác định rõ hơn trên mặt cắt trường sóng (hình 3.15).
Hình 3.15. (a) Mặt cắt địa chấn bình thường với dấu hiệu đới dập vỡ và đứt gãy không
rõ ràng. (b) Mặt cắt địa chấn thuộc tính Envelope dấu hiệu đới dập vỡ và đứt gãy rõ
ràng hơn so với tài liệu bình thường
3.2.6. Khoanh định các tập chứa than
Việc xác định các tập có triển vọng chứa than được thực hiện theo thuộc tính
năng lượng trung bình, VSP, địa vật lý lỗ khoan.
Từ kết quả đo địa vật lý lỗ khoan và VSP tiến hành xây dựng mô hình vận tốc,
xây dựng băng địa chấn tổng hợp để hiệu chỉnh và kiểm tra độ chính xác của tài liệu
địa chấn 2D.
Kết hợp sử dụng thuộc tính năng lượng trung bình (average energy) có thể
thấy rất rõ các tập chứa than có biên độ mạnh. Kết quả này đã được đối sánh với các
tài liệu khoan và địa vật lý lỗ khoan. Hình 3.16 dưới đây thể hiện sự khác biệt khi
tính toán và phân tích thuộc tính địa chấn.
Hình 3.16. (a) Mặt cắt địa chấn bình thường với biên độ sóng tương đối mạnh nhưng
không liên tục ở tập không chứa than. (b) Mặt cắt địa chấn thuộc tính năng lượng
trung bình làm nổi bật các tập không chứa than với biên độ thấp, hình ảnh mờ nhạt,
các tập có chứa than biên độ cao hơn hẳn và tương đối liên tục.
108
Kết quả xử lý tài liệu VSP ở các lỗ khoan (ví dụ, lỗ khoan LK.90.SH) cho thấy,
nơi tồn tại các vỉa than sóng phản xạ có biên độ mạnh và rõ ràng. Bảng dưới đây là
kết quả đối sánh chiều sâu các vỉa than theo tài liệu địa vật lý lỗ khoan và theo tài liệu
VSP để từ đó định danh các tập than đối với tài liệu đo địa chấn phản xạ 2D trên mặt
ở trũng Sông Hồng.
Bảng 3.2. Chiều sâu các vỉa than theo tài liệu địa vật lý tại lỗ khoan LK.90.SH
STT
Chiều sâu nóc vỉa
than theo tài liệu
địa vật lý lỗ
khoan (m)
Chiều dày vỉa
than (m)
Thời gian tương
ứng theo tài liệu
VSP (ms)
1 375.6 1.50 418
2 383.5 1.92 426
3 506.4 7.93 536
4 526.6 1.77 551
5 552.9 1.54 567
6 660.1 2.17 654
7 698.8 10.12 686
8 809.6 3.4 775
9 867.7 2.4 803
Sau khi đã xác định được các mặt phản xạ địa chấn chính, các tuyến địa chấn
tựa sẽ được minh giải trước tiên. Đây là ranh giới những tuyến chuẩn để làm cơ sở
liên kết cho toàn bộ các tuyến địa chấn còn lại.
3.3. CẤU TRÚC ĐỊA CHẤT PHẦN ĐÔNG NAM DẢI NÂNG KHOÁI CHÂU -
TIỀN HẢI THEO TÀI LIỆU ĐỊA CHẤN PHẢN XẠ
3.3.1. Cấu trúc địa chất phần đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải theo
tài liệu địa chấn phản xạ 2D trên tuyến khảo sát
Bằng phương pháp mô hình hóa, xây dựng băng địa chấn tổng hợp, phân tích
thuộc tính, định danh và liên kết ranh giới phản xạ, phân tích tập địa chấn và xác định
đứt gãy đã trình bày trên tuyến vừa nêu, NCS tiến hành minh giải địa chất các tuyến khảo
sát địa chấn phần đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải gồm 7 tuyến ngang và 1
tuyến dọc (hình 3.17).
109
Kết quả minh giải tài liệu địa chấn tuyến T12.
Tuyến T.12 đo địa chấn phản xạ 2D dài 9615 m thuộc địa phận huyện Kiến
Xương, tỉnh Thái Bình. Tuyến kéo dài theo phương Đông Bắc - Tây Nam (hình 3.18).
Hình 3.17. Sơ đồ bố trí các tuyến địa chấn phản xạ 2D thuộc phần Đông nam dải nâng
Khoái Châu - Tiền Hải
Dựa vào đặc điểm của trường sóng địa chấn kết hợp với các tài liệu địa vật lý lỗ
khoan và tài liệu lỗ khoan, bằng phương pháp và quy trình phân tích minh giải gồm các
bước trên. Kết quả đã phân chia được 9 ranh giới chính và các tập địa chất tương ứng.
Có thể thấy từ khoảng trên dưới 300 mét trở lên được phân chia bởi ranh giới
H1, quá trình trầm tích tương đối bình ổn, chưa chịu ảnh hưởng nhiều của quá trình
hoạt động kiến tạo, lớp trầm tích tương đối nằm ngang. Ranh giới H1 là mặt bào mòn
cắt xén rất mạnh và rõ. Từ ranh giới H1 trở xuống, quá trình hoạt động kiến tạo đã
tạo ra các cấu trúc nếp lỗi lõm.
110
Hình 3.18. Kết quả xử lý minh giải tuyến T.12, vùng Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
(Đường màu đỏ là đường cong xạ tự nhiên Gamma; Đường màu xanh là đường
cong xạ nhân tạo Gamma - Gamma; Các vỉa than có màu đen đươc xác định rất rõ
trên tài liệu Carota)
Các đứt gãy kiến tạo trên tuyến xuất hiện tại vị trí 1,7 km, 7,3 km và 8,6 km tính
từ đầu tuyến. Dựa vào kết quả tổng hợp tài liệu cũ, kết hợp phân tích thuộc tính địa chấn
biên độ tức thời có thể thấy đứt gãy Vĩnh Ninh cách đầu tuyến khoảng 8,6 km và có đới
dập vỡ rất mạnh, phân bố rộng (khoảng trên 1 km) đây là một đứt gãy nghịch. Tại vị trí
1,7 km cách đầu tuyến là đứt gãy Kiến Xương. Tại vị trí 7,3 km cách đầu tuyến cũng
xuất hiện 1 đứt gãy nghịch có quy mô nhỏ hơn, qua hình dạng và đặc điểm trường sóng
địa chấn tại đây có thể thấy đứt gãy này không phải là đứt gãy Tiền Hải, NCS tạm đặt
tên là đứt gãy F4. Trong vùng nghiên cứu cấu trúc nếp lõm Kiến Xương - Tiền Hải có
trục chạy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam được khống chế bởi 2 đứt gãy nghịch Tiền
Hải và Kiến Xương. Tại tuyến khảo sát này không thấy sự xuất hiện của đứt gãy Tiền
Hải, điều này có thể dự đoán nếp lõm Kiến Xương - Tiền Hải dần nâng lên và kết thúc
theo hướng Tây Bắc vùng nghiên cứu.
Kết quả minh giải tài liệu địa chấn tuyến T16 (hình 3.19, 3.20).
111
Hình 3.19: Kết quả đo Carota tại lỗ khoan LK07.SH và lỗ khoan LK98.SH trên tuyến
T16, vùng Kiến Xương, tỉnh Thái Bình
(Đường màu đỏ là đường cong xạ tự nhiên Gamma; Đường màu xanh là đường
cong xạ nhân tạo Gamma - Gamma; Các vỉa than có màu đen đươc xác định rất rõ
trên tài liệu Carota)
Từ kết quả xử lý minh giải tài liệu địa chấn phản xạ 2D đã xác định hệ thống
đứt gãy trong vùng phát triển theo hướng Tây Bắc - Đông Nam. Đặc điểm cấu trúc
cơ bản của đới nâng Khoái Châu - Tiền Hải được khống chế bởi 4 đứt gãy bao gồm:
đứt gãy Vĩnh Ninh, Tiền Hải, Kiến Xương và Thái Bình. Hoạt động kiến tạo của các
đứt gãy này tạo nên cấu trúc đặc trưng của vùng với trũng trung tâm là nếp lõm Kiến
Xương - Tiền Hải và các nếp lồi 2 bên rìa được xác định là nếp lồi Tiền Hải, nếp lồi
Kiến Xương. So sánh với tài liệu địa chấn cũ, vị trí các đứt gãy này có sự thay đổi.
Với các đứt gãy Vĩnh Ninh và Thái Bình sự thay đổi vị trí trên bình đồ là không nhiều,
nhưng các đứt gãy Tiền Hải và Kiến Xương có sự thay đổi khá nhiều. Khoảng cách
gần nhất của 2 đứt gãy Kiến Xương và Tiền Hải theo tài liệu cũ là khoảng 3km nhưng
với tài liệu mới chỉ là 700m. Điều này rất có ý nghĩa, vì 2 đứt gãy này tạo nên nếp
lõm Kiến Xương - Tiền Hải (trũng Phượng Ngãi) do vậy nếp lõm này sẽ được thu
hẹp lại. Đối chiếu với kết quả khoan (lỗ khoan LK-105SH) có thể thấy vị trí các đứt
gãy đã được chính xác hóa có độ tin cậy cao. Để khoanh định các đứt gãy ở đới này
NCS đã sử dụng thuộc tính biên độ tức thời, biểu hiện mất sóng, ranh giới phản xạ xê
dịch theo phương thẳng đứng.
112
- Đứt gãy Vĩnh Ninh nằm ở phía Đông bắc vùng nghiên cứu, chạy theo phương
Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy nghịch có góc cắm khoảng 70 đến 75 độ và
nằm nghiêng về phía Tây Nam.
- Đứt gãy Tiền Hải nằm phía Tây Nam so với đứt gãy Vĩnh Ninh và chạy gần
như song song với đứt gãy Vĩnh Ninh. Đây là đứt gãy nghịch địa phương có góc cắm
khoảng 70 độ và nằm nghiêng về phía Tây Nam.
- Đứt gãy Kiến Xương nằm phía Tây Nam so với đứt gãy Tiền Hải và chạy
theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy nghịch địa phương có góc cắm
khoảng 60 độ và nằm nghiêng về phía Đông Bắc.
- Đứt gãy Thái Bình nằm phía Tây Nam vùng nghiên cứu và chạy theo phương
Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy thuận có góc cắm khoảng 60 đến 80 độ và nằm
nghiêng về phía Tây Nam.
Theo các tài liệu đã nghiên cứu trước đây, các đứt gãy trên nằm trong hệ thống
đứt gãy có phương tây bắc- đông nam là hệ thống đứt gãy chính khống chế bình đồ cấu
trúc vùng ĐBSH gồm các đứt gãy thuận trượt bằng ngang Sông Hồng và sông Lô; đứt
gãy nghịch Vĩnh Ninh, đứt gãy thuận Thái Bình, sông Chảy Các đứt gãy có góc cắm
70- 80º với biên độ dịch chuyển 100- 1.000 m, đới huỷ hoại trên 100 m.
Hình 3.20 và 3.21 phía dưới, NCS đã trình bày 2 mặt cắt địa chấn địa chất trên tuyến
T16 theo phương Đông Bắc - Tây Nam và TT2-2 theo phương Tây Bắc - Đông Nam.
3.3.2. Cấu trúc địa chất phần đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải theo
tài liệu địa chấn phản xạ 2D trên diện tích khảo sát
Như đã trình bày ở trên, phần Đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải đã
khoanh định được các nếp lồi, lõm sau theo tài địa chấn phản xạ (hình 3.20).
- Nếp lồi Tiền Hải: phân bố trong dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải. Đây là nếp
lồi cân xứng kích thước lớn có góc nếp uốn dao động từ 150 - 160º, trục theo phương
tây bắc - đông nam, mặt trục cắm về phía tây nam. Nếp lồi này được khống chế bởi
2 đứt gãy nghịch Vĩnh Ninh phía bắc và Tiền Hải phía nam.
- Nếp lõm Phượng Ngãi: phân bố trong dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải. Đây là
nếp lõm tương đối cân xứng kích thước lớn có góc nếp uốn dao động từ 160 - 170º,
trục theo phương tây bắc - đông nam, mặt trục cắm về phía tây nam. Nếp lõm này được
khống chế bởi 2 đứt gãy nghịch Tiền Hải phía bắc và Kiến Xương phía nam.
- Nếp lồi Kiến Xương: phân bố trong dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải. Đây là
nếp lồi tương đối cân xứng kích thước lớn có góc nếp uốn dao động từ 150 - 160º,
trục theo phương tây bắc - đông nam, mặt trục cắm về phía tây nam. Nếp lồi này được
113
khống chế bởi 2 đứt gãy nghịch Kiến Xương phía bắc và đứt gãy nghịch Thái Bình ở
phía nam.
- Nếp lồi Vũ Tiên nằm giữa đứt gãy Thái Bình và Kiến Xương.
Trong số 4 nếp cấu trúc nêu trên NCS thiết nghĩ chỉ 3 nếp cấu trúc: nếp cấu
trúc lồi Tiền Hải, nếp cấu trúc lõm Phượng Ngãi và nép cấu trúc lồi Vũ Tiên là cần
quan tâm trong giai đoạn thăm dò tiếp theo.
Hình 3.20. Sơ đồ cấu trúc địa chất phần Đông Nam đới nâng Khoái Châu-Tiền Hải
theo tài liệu địa chấn phản xạ
114
3.4. KHOANH ĐỊNH CÁC TẬP ĐÁ CHỨA THAN VÀ KHÔNG CHỨA THAN
Các tập đá chứa than và không chứa than (hình 3.19, 3.20, 3.21 và 3.22) được
phân chia dựa trên tài liệu VSP, địa chấn phản xạ 2D, địa vật lý lỗ khoan, lỗ khoan,
cũng như tài liệu địa chất có trong vùng.
Có một số điểm rất dễ nhận thấy là, các tập đất đá không chứa than trường
sóng địa chấn thường có biên độ thấp, điều này thể hiện sự tồn tại của các thành tạo
có thành phần thạch học chủ yếu là cát kết hạt vừa đến lớn, khi nhìn trên mặt cắt địa
chấn trường sóng là những vùng mờ nhạt hơn hẳn các vùng khác. Do vậy để xác định
các tập chứa than trước hết ta loại bỏ các tập đất đá có dấu hiệu như trên.
Ngược lại các tập đất đá có chứa than trường sóng địa chấn thường có tần số
trung bình, biên độ lớn và tính liên tục cao. Điều này thể hiện sự tồn tại của các thành
tạo có thành phần thạch học chủ yếu là cát kết hạt nhỏ và sét kết, bột kết khi nhìn trên
mặt cắt địa chấn là những vùng rất rõ nét.
Với những kết quả tổng hợp và đánh giá như đã nêu trên, ta có thể phân chia
và dự báo các tập đất đá không chứa than, các tập chứa than bằng 9 ranh giới ký hiệu
từ H1 đến H9 theo tài liệu địa chấn phản xạ 2D:
3.4.1. Khoanh định tập đá chứa than
- Tập H1 đến H4: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng có biên độ cao, tần
số trung bình đến cao, độ liên tục tốt, gồm các phản xạ song song. Tập này thành
phần trầm tích chủ yếu là cát kết hạt nhỏ, sét kết, bột kết xen kẹp chứa than. Do các
ranh giới H2 và H3 chỉ bắt gặp ở các tuyến ngoài đê biển (tuyến T26) nên được gộp
lại thành tập chứa than từ H1 đến H4. Tập này có chiều dày trung bình khoảng 250m,
phân bố từ chiều sâu khoảng 200m đến 950m.
- Tập H5 đến H6 có trường sóng tương tự từ tập H1 đến H2, thành phần trầm
tích chủ yếu là sét kết, bột kết, cát kết hạt nhỏ có chứa than. Tập này có chiều dày
trung bình khoảng 310m, phân bố từ chiều sâu khoảng 300m đến 1200m.
- Tập H7 đến H8: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng các phản xạ phân
lớp song song, có độ liên tục tốt, biên độ cao, tần số trung bình đến cao, thành phần
trầm tích chủ yếu là sét kết, bột kết có chứa than. So sánh với tài liệu lỗ khoan thu
thập được thì nhận thấy đây là tập chứa than tương đối dày. Tập này có chiều dày
trung bình khoảng 280m, phân bố từ chiều sâu khoảng 500m đến 1800m.
115
3.4.2. Phân chia tập đá ít chứa than và không chứa than
- Tập từ mặt địa hình đến H1: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng có biên
độ cao, tần số trung bình đến cao, tính liên tục yếu, phản xạ sóng hỗn độn. Thành
phần trầm tích là cát hạt vừa đến lớn gắn kết yếu thuộc các hệ tầng đệ Tứ, Hải Dương
và Vĩnh Bảo. Tập này không chứa than. Tập này có chiều dày trung bình khoảng
270m, phân bố từ chiều sâu khoảng 200m đến 350m.
- Tập H4 đến H5 trường sóng có biên độ cao, tần số thấp, độ liên tục trung bình,
thành phần trầm tích chủ yếu là cát kết hạt vừa đến lớn không chứa than. Tập này có
chiều dày trung bình khoảng 120m, phân bố từ chiều sâu khoảng 380m đến 1000m.
- Tập H6 đến H7: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng có biên độ cao,
tần số thấp, độ liên tục trung bình, thành phần trầm tích chủ yếu là sét và cát kết
xem kẹp, rất ít chứa than, đôi khi có thể gặp các đới chứa than dự đoán ở dạng thấu
kính. Tập này có chiều dày trung bình khoảng 250m, phân bố từ chiều sâu khoảng
410m đến 1400m.
- Tập H8 đến H9: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng các phản xạ có độ
liên tục kém, ít tính phân lớp, biên độ cao, tần số thấp, thành phần trầm tích chủ yếu
là cát kết, sét kết, ít chứa than. Tập này có chiều dày trung bình khoảng 200m, phân
bố từ chiều sâu khoảng 500m đến 2000m.
- Tập dưới mặt H9 xuống dưới sâu: Tập này được đặc trưng bởi trường sóng
các phản xạ có độ liên tục yếu, ít tính phân lớp, biên độ trung bình, tần số thấp, rất ít
chứa than, đôi khi có thể gặp các đới chứa than dự đoán ở dạng thấu kính. Các hình
III.20, III.21 là mặt cắt địa chấn sau khi minh giải. Tập này nằm ở độ sâu khoảng
800m đến 2000m.
116
Hình 3.21. Kết quả xử lý minh giải tuyến T.16, vùng Tiền Hải, tỉnh Thái Bình
117
Hình 3.22. Kết quả xử lý minh giải tuyến TT-2-2, tuyến cắt qua các huyện Tiền Hải,
Kiến Xương và Đông Hưng, tỉnh Thái Bình
(Đường màu đỏ là đường cong xạ tự nhiên Gamma; Đường màu xanh là
đường cong xạ nhân tạo Gamma - Gamma; Các vỉa than có màu đen đươc xác định
rất rõ trên tài liệu Carota)
118
KẾT LUẬN
1. KẾT LUẬN
Đề tài luận án "Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc địa chất trũng Sông Hồng theo
tài liệu địa vật lý phục vụ điều tra tài nguyên than" đã hoàn thành nhiệm vụ nghiên
cứu theo tài liệu trọng lực, địa chấn, VSP và địa vật lý lỗ khoan, từ đó có thể rút ra
các kết luận sau:
1.1. Đã lựa chọn được hệ phương pháp nghiên cứu địa vật lý hợp lý gồm:
- Trọng lực, địa chấn phản xạ, VSP, địa vật lý lỗ khoan, đồng thời đã xử lý, phân
tích, minh giải địa chất các tài liệu thu thập được bằng các phần mềm hiện đại để nghiên
cứu đặc điểm cấu trúc địa chất và điều tra tài nguyên than trũng Sông Hồng;
- Phương pháp trọng lực có ưu thế trong nghiên cứu các yếu tố địa chất khu
vực: đứt gãy sâu, phân chia các đới cấu trúc nâng sụt, tách được dải cấu trúc trong
các đới.
- Phương pháp địa chấn phản xạ độ phân giải cao, nên đã phân tích định lượng
được các nếp lồi, nếp lõm, đứt gãy trong các dải cấu trúc.
- Kết hợp với phương pháp VSP, địa vật lý lỗ khoan đã khoanh định được các
tập chứa than và không chứa than khá chính xác.
1.2. Theo dấu hiệu của dị thường trọng lực đã:
- Chính xác hóa vị trí, hướng cắm các đứt gãy sâu ở trũng Sông Hồng như đứt
gãy Hưng Yên, Sông Chảy, Thái Bình, Vĩnh Ninh, Sông Lô, Sông Thái Bình, Kiến Thụy.
Trong đó, đứt gãy Sông Chảy và Sông Thái Bình giữ vai trò khống chế tài nguyên
than theo tài liệu trọng lực.
- Phân chia 3 đới cấu trúc là đới nâng Tây Nam nằm giữa đứt gãy Hưng Yên và
Sông Chảy, đới sụt Trung tâm nằm giữa đứt gãy Sông Chảy và Sông Thái Bình, đới
nâng Đông bắc nằm giữa đứt gãy Sông Thái Bình và Kiến Thụy.
Trong đó đới sụt Trung tâm là đới khống chế tài nguyên than, đã phân chia làm
3 dải cấu trúc là dải sụt Mỹ Văn - Quỳnh Phụ ở rìa đông bắc kẹp giữa 2 đứt gãy Sông
Thái Bình và Vĩnh Ninh; dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải ở trung tâm kẹp giữa 2 đứt
119
gãy Vĩnh Ninh và Thái Bình; dải sụt Xuân Thủy – Hưng Hà ở phần rìa Tây Nam nằm
giữa 2 đứt gãy Thái Bình và Sông Chảy với độ tin cậy cao.
Trong 3 dải cấu trúc trên đều có mặt hệ tầng Tiên Hưng nên đều chứa than, nhưng
dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải là dải chứa than được đề án "Điều tra, đánh giá tổng thể
tài nguyên than phần đất liền, bể Sông Hồng" được quan tâm đầu tư đánh giá.
1.3. Tại phần Đông nam dải nâng Khoái Châu - Tiền Hải
- Đã định vị và chính xác hóa đứt gãy:
+ Đứt gãy Vĩnh Ninh nằm ở phía Đông bắc vùng nghiên cứu, chạy theo
phương Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy nghịch có góc cắm khoảng 70 đến 75
độ và nằm nghiêng về phía Tây Nam.
+ Đứt gãy Tiền Hải nằm phía Tây Nam so với đứt gãy Vĩnh Ninh và chạy gần
như song song với đứt gãy Vĩnh Ninh. Đây là đứt gãy nghịch địa phương có góc cắm
khoảng 70 độ và nằm nghiêng về phía Tây Nam.
+ Đứt gãy Kiến Xương nằm phía Tây Nam so với đứt gãy Tiền Hải và chạy
theo phương Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy nghịch địa phương có góc cắm
khoảng 60 độ và nằm nghiêng về phía Đông Bắc.
+ Đứt gãy Thái Bình nằm phía Tây Nam vùng nghiên cứu và chạy theo phương
Tây Bắc - Đông Nam. Đây là đứt gãy thuận có góc cắm khoảng 60 đến 80 độ và nằm
nghiêng về phía Tây Nam.
- Khoanh định dải cấu trúc địa chất địa phương gồm nếp lồi Tiền Hải, nếp lõm
Phượng Ngãi, nếp lồi Kiến Xương theo thuộc tính biên độ tức thời, tham số VSP, địa
vật lý lỗ khoan.
- Khoanh định được 3 tập đá chứa than (từ tập H1 đến H4, H5 đến H6, H7 đến
H8) và 5 tập không chứa than (từ mặt địa hình đến H1, H4 đến H5, H6 đến H7, H8 đến
H9, H9 xuống dưới sâu) theo tần số trung bình, biên độ lớn, tính liên tục cao.
1.4. Các kết quả nghiên cứu của luận án tại phần Đông nam dải nâng Khoái Châu
- Tiền Hải đã dự báo diện tích triển vọng cho thăm dò than ở trũng Sông Hồng.
1.5. Hệ phương pháp được lựa chọn gồm: trọng lực, địa chấn phản xạ, VSP, địa vật
lý lỗ khoan có cơ sở khoa học và thực tiễn, cần được áp dụng để điều tra tài nguyên than
trong những vùng có bối cảnh địa chất địa vật lý tương tự trũng Sông Hồng.
120
2. KIẾN NGHỊ
2.1. Những kết quả nghiên cứu về sự phân bố tập chứa than và không chứa than
trũng Sông Hồng của NCS có thể kiến nghị đặt một lỗ khoan để kiểm chứng hiệu quả
xác định các tập chứa than tại nếp lõm Phượng Ngãi nơi chưa có một hố khoan nào
(Vị trí trí dự kiến X= 654.196; Y= 2.256.196 hệ tọa độ VN2000 Zone 48 múi 105).
Kết quả kiểm chứng sẽ là một cơ sở khoa học để đề xuất Chính phủ các diện
tích có triển vọng cho thăm dò than trũng Sông Hồng trong thời gian tiếp theo.
2.2. Diện tích nghiên cứu của luận án cũng như của đề án "Điều tra, đánh giá tổng
thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng" chỉ là một phần của bể Sông Hồng.
Với những kết quả thu được của luận án cũng như đề án, cần mở rộng ra các dải khác
thuộc đới sụt trung tâm trũng Sông Hồng và kéo dài ra phần biển bằng hệ phương
pháp địa vật lý và địa chất đã được lựa chọn.
2.3. Điều tra cơ bản địa chất và thăm dò khoáng sản ẩn, trong đó có khoáng sản
than, là một trọng điểm trong chiến lược điều tra tài nguyên khoáng sản Việt Nam, vì
vậy cần tiếp tục đầu tư khoa học, công nghệ cho phân tích, xử lý và minh giải tài liệu
địa vật lý, địa chất.
2.4. Kết quả nghiên cứu của luận án và đề án nêu trên nên sớm chuyển giao cho
thăm dò và khai thác than ở bể Sông Hồng.
121
CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2011). Trọng lực chính xác cao và khả năng
áp dụng để phát hiện các thân quặng ẩn sâu ở Việt Nam. Tạp chí địa chất Loạt A
số 324, 3-4/2011. Hà Nội.
2. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2012). Bản đồ các trường dị thường trọng
lực Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 - Niên đại 2011. Hội nghị khoa học
quốc tế: Vật lý địa cầu và phát triển bền vững. NXB KHTN và CN Hà Nội.
3. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2013). Bản đồ các dị thường trọng lực Việt
Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 - niên đại 2011. Tạp chí Địa chất, Loạt A, số
333, 1-2/2013, Hà Nội.
4. Lại Mạnh Giàu và nnk (2014). Lựa chọn hệ thống thu nổ địa chấn phản xạ 2D
trong nghiên cứu cấu trúc địa chất và điều tra đánh giá tổng thể tài nguyên than bể
Sông Hồng (phần đất liền). Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 341, 3-8/2014, Hà Nội.
5. Lại Mạnh Giàu và nnk (2016). Sử dụng một thuộc tính địa chất minh giải tài liệu
địa chấn phản xạ 2D trong “Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than bể than
Sông Hồng”. Tạp chí Địa chất, Loạt A, số 359, 9/2016. Hà Nội.
6. Lai Manh Giau and others (2016). Using some seismic attributes to interpret 2D
reflection seismic data of project “Overall investigation and evaluating of coal
resources in red river basin”. Journal of Geology, series B, No 44-45/2016, p81-
88, Ha Noi.
122
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Tích Ái (2003), Trọng lực và thăm dò trọng lực, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. Trịnh Xuân Cương và nnk (2012), Báo cáo công tác xử lý, phân tích tài liệu địa
chấn cũ năm 2012 phục vụ điều tra tài nguyên than trũng Sông Hồng, Đề án:
"Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền, bể Sông Hồng", Lưu
trữ Địa chất Liên đoàn Intergeo Hà Nội.
3. Ngô Tất Chính (1985), Báo cáo Kết quả thăm dò sơ bộ than khu Bình Minh -
Châu Giang - Hải Hưng, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Chí (1985), Tham số vật lý đá và quặng lãnh thổ Việt Nam, Lưu trữ
Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
5. Vũ Xuân Doanh (1986), Báo cáo độ chứa than miền võng Hà Nội (Hưng Yên-
Thái Bình), Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
6. Nguyễn Thiện Giao, Lê Thanh Hải và nnk (1985), Bản đồ dị thường trọng lực
Buge Việt Nam, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
7. Lại Mạnh Giàu, Chu Quốc Khánh, Lê Thanh Hải và nnk, Kết quả xử lý phân tích
tài liệu trọng lực, từ tellur, địa chấn và carota cũ ở bể Sông Hồng, Lưu trữ Liên
đoàn Vật lý Địa chất, Hà Nội.
8. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2010). Tổ hợp phương pháp phân tích
tổng hợp tài liệu trọng lực, từ trong nghiên cứu cấu trúc địa chất các bể trầm tích
trước Đệ Tam ở Việt Nam (phần đất liền), Hợp tác khoa học giữa Phân viện Viện
Dầu khí Miền Nam và Liên đoàn Vật lý Địa chất, Lưu trữ Liên đoàn Vật lý Địa
chất, Hà Nội.
9. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2011), Trọng lực chính xác cao và khả
năng áp dụng để phát hiện các thân quặng ẩn sâu ở Việt Nam, Tạp chí địa chất sô
324, Hà Nội.
10. Lại Mạnh Giàu, Lê Thanh Hải và nnk (2011), Bản đồ các trường dị thường trọng
lực Việt Nam (phần đất liền) tỷ lệ 1:500.000 - Niên đại 2011, Tuyển tập Báo cáo
Hội nghị khoa học quốc tế Vật lý địa cầu: Hợp tác và phát triển bền vững, NXB
KHTN và CN, Hà Nội.
123
11. Lại Mạnh Giàu và nnk (2012), Áp dụng phương pháp địa chấn phản xạ 2D phục
vụ điều tra tài nguyên than trũng Sông Hồng, Tạp chí địa chất, số 362, Hà Nội.
12. Lại Mạnh Giàu và nnk (2013), Bản đồ dị thường trọng lực Việt Nam (phần đất
liền) tỷ lệ 1: 500.000, niên đại 2011, Tạp chí địa chất loạt A, sô 333/1-2, Hà Nội.
13. Lại Mạnh Giàu và nnk (2015), Một số kết quả địa vật lý trong điều tra, đánh giá
tài nguyên than bể Sông Hồng “Địa chất và Tài nguyên Việt Nam”, NXB Khoa
học tự nhiên và công nghệ Hà Nội, Hà Nội.
14. Lại Mạnh Giàu và nnk (2017), Đặc điểm cấu trúc địa chất cà các yếu tố cấu trúc
khống chế tài nguyên than trũng Sông Hồng theo tài liệu trọng lực và địa chấn
phản xạ, Tạp chí địa chất, số 362, Hà Nội.
15. Nguyễn Hiệp và nnk (1965 - 1967), Công tác trọng lực tỷ lệ 1:50.000 ở vùng
Đông Nam Thái Bình và Phú Bình, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa
chất, Hà Nội.
16. Hoàng Văn Long (2015), "Đặc điểm biến dạng kiến tạo bể An Châu: Bằng chứng
cho hoạt động nghịch chờm trong giai đoạn tạo núi Indosini", Tạp chí Dầu khí,
số 8, trang 22-26, Hà Nội.
17. Trần Đức Lương (1971), Cấu trúc địa chất Indosinid miền Bắc Việt Nam và tóm
tắt lịch sử phát triển kiến tạo của chúng, Tuyển tập kiến tạo miền Bắc Việt Nam
và các miền kế cận, NXB KH và KT, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa
chất, Hà Nội.
18. Phạm Hồng Quế, Đỗ Bạt, 1981. Địa tầng tổng hợp trầm tích Đệ Tam miền trũng
Hà Nội. Lưu trữ Viện Dầu khí Hà Nội.
19. Nguyễn San (1978), Phối hợp phân tích các tài liệu từ và trọng lực vùng tây nam
Hà Nội, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
20. Nguyễn Ngọc Thọ (1973), Kết quả nghiên cứu địa chất lỗ khoan 31 Nam Bình,
Kiến Xương, Thái Bình, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
21. Trần Văn Trị và nnk (2009), Địa chất và Tài nguyên Việt Nam, Nhà xuất Khoa
học tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.
124
22. Lê Văn Trương và nnk (2004), Nghiên cứu minh giải lại tài liệu địa chất - địa vật
lý, xem xét lại các lỗ khoan khu vực Tiên Hưng, Kiến Xương, Đông Quan D,
Báo cáo tổng kết, Lưu trữ PVEP, PAC.
23. Lưu Văn Thức (1973) Kết quả nghiên cứu địa chất cấu tạo Kiến Xương, miền
võng Hà Nội, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
24. Lưu Văn Thức (1973), Kết quả nghiên cứu địa chất lỗ khoan 34 Hồng Thuận,
Xuân Thủy, Nam Hà, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
25. Mai Thanh Tân (2004), Phương pháp địa chấn trong thăm dò dầu khí, Giáo trình
tại đại học Mỏ Địa chất - Bộ Giáo Dục Đào Tạo, Hà Nội.
26. Ngô Quang Toàn (1994), Bản đồ địa chất nhóm tờ Hà Nội mở rộng tỷ lệ 1:50.000,
Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
27. Mai Thanh Tâm, Phạm Năng Vũ, Nguyên Huy Ngọc (1997), Địa chấn thăm dò,
Bài giảng cao học Đại học Mỏ địa chất Hà Nội.
28. Vũ Ngọc Tiến (1987), Khai thác các băng ghi địa chấn để liên kết các tập chứa
than vùng Tây Bắc sông Luộc, miền võng Hà Nội, Lưu trữ Địa chất Hà Nội.
29. Vũ Văn Tiến (2002), Báo cáo kết quả thi công dự án khảo sát than đồng bằng
Sông Hồng từ 1998 đến 2002 giữa Tổng Công ty Than Việt Nam và NEDO (Nhật
Bản), Lưu trữ Tập đoàn Công nghiệp Than- Khoáng sản Việt Nam.
30. Phan Tiến Viễn và nnk (2005), Báo cáo xử lý tài liệu địa chấn MVHN. Báo cáo
tổng kết, Lưu trữ VPI.
31. Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (1976 - 2016), Các báo cáo về trọng lực,
từ, địa chấn phản xạ, điện, phóng xạ, địa vật lý lỗ khoan tỉ lệ từ 1: 50.000 đến 1:
200.000, Lưu trữ VPI, Hà Nội.
32. Tổng kết công tác trọng lực vùng An Châu, tỷ lệ 1:200.000 (1968- 1970). Lưu
trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
33. Tổng kết công tác trọng lực tỷ lệ 1:50.000 vùng trũng Hà Nội (1975- 1978), Lưu
trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
34. Trọng lực vùng Kiến Xương, Tiền Hải thuộc MVHN, tỷ lệ 1:25.000 và 1:10.000
(1973- 1975), Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
125
35. Báo cáo công tác trọng lực vùng Xuân Thủy, Nam Hà, tỷ lệ 1:25.000, Lưu trữ
Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
36. Điều tra, đánh giá tổng thể tài nguyên than phần đất liền bể Sông Hồng”, Đề án
Chính phủ năm 2010.
37. Bergman, S. C., P. H. Leloup, P. Tapponnier, U. Schärer and P. B. O'Sullivan
(1997), "Apatite fission track thermal history of the Ailao Shan-Red River shear
zone, China", European Union of Geoscientists.
38. Cao, S., J. Liu, B. Leiss, F. Neubauer, J. Genser and C. Zhao (2011), "Oligo-Miocene
shearing along the Ailao Shan-Red River shear zone: Constraints from structural
analysis and zircon U/Pb geochronology of magmatic rocks in the Diancang Shan
massif, SE Tibet, China", Gondwana Research 19(4), page 975-993.
39. Carter, A., D. Roques, C. Bristow and P. D. Kinny (2001) "Understanding
Mesozoic accretion in Southeast Asia: Significance of Triassic thermotectonism
(Indosinian orogeny) in Vietnam", Geology 29, page 211-214.
40. Carter, A. and P. D. Clift (2008), "Was the Indosinian orogeny a Triassic
mountain building or thermotectonic reactivation event?", Comptes Rendues de
l’Academie Scientifique, Geoscience 340, page 83-93.
41. Clift, P. D. and Z. Sun (2006), "The sedimentary and tectonic evolution of the
Yinggehai-Song Hong Basin and the southern Hainan margin, South China Sea;
implications for Tibetan uplift and monsoon intensification", Journal of
Geophysical Research 111(B6, 28).
42. Epstein N.N (1961-1963), Bản đồ dị thường trọng lực Bughe trũng Sông Hồng
tỷ lệ 1:200.000, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
43. Goocbatchov A.N (1962), Kết quả sơ bộ công tác nghiên cứu địa vật lý đối với
miền trũng châu thổ Sông Hồng và phương hướng tiếp tục phát hiện khả năng
dầu lửa và khí, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
44. Hazebroek, H., D. Tan and P. Swinburn (1994), "Tectonic evolution of the
offshore Sarawak and Sabah basins, Northwest Borneo", AAPG Bulletin 78(7):
page 1144-1145.
126
45. Hoang, L. V., F. Y. Wu, P. D. Clift, A. Wysocka and A. Swierczewska (2009),
"Evaluating the evolution of the Red River system based on in-situ U-Pb dating and
Hf isotope analysis of zircons", Geochemistry Geophysics Geosystems 10 (Q11008).
46. Hoang, L. V., P. D. Clift, A. M. Schwab, M. Huuse, D. A. Nguyen and S. Zhen
(2010), Large-scale erosional response of SE Asia to monsoon evolution
reconstructed from sedimentary records of the Song Hong-Yinggehai and
Qiongdongnan Basins, South China Sea. Monsoon evolution and tectonic-
climate linkage in Asia. P. D. Clift, R. Tada and H. Zheng. London, Geological
Society. 342: page 219-244.
47. Hutchison, C. S. (2004). "Marginal basin evolution; the southern South China
Sea", Marine and Petroleum Geology 21(9), page 1129-1148.
48. Kitovani S.K (1961), Triển vọng về dầu lửa và khí thiên nhiên ở Việt Nam, Lưu
trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
49. Lee, T. Y. and L. A. Lawver (1994), "Cenozoic plate reconstruction of the South
China Sea region", Tectonophysics 235, page 149-180.
50. Leloup, P. H., R. Lacassin, P. Tapponnier, U. Schärer, Z. Dalai, L. Xiaohan, Z.
Liangshang, J. Shaocheng and P. T. Trinh (1995), "The Ailao Shan-Red River
shear zone (Yunnan China), Tertiary transform boundary of Indochina",
Tectonophysics 25, page 3-84.
51. Li, C.-F., X. Xu and Expedition 349 Scientific Party (2014), "Ages and magnetic
structures of the South China Sea constrained by deep tow magnetic surveys and
IODP Expedition 349", Geochemistry, Geophysics, Geosystems 15: page 4958-4983.
52. Li, C.-F., J. Li, W. Ding, D. Franke, Y. Yao, H. Shi, X. Pang, Y. Cao, J. Lin, D. K.
Kulhanek, T. Williams, R. Bao, A. Briais, E. A. Brown, Y. Chen, P. D. Clift, F. S.
Colwell, K. A. Dadd, I. n. Hernández-Almeida, X.-L. Huang, S. Hyun, T. Jiang, A.
A. P. Koppers, Q. Li, C. Liu, Q. Liu, Z. Liu, R. H. Nagai, A. Peleo-Alampay, X. Su,
Z. Sun, M. L. G. Tejada, H. S. Trinh, Y.-C. Yeh, C. Zhang, F. Zhang, G.-L. Zhang
and X. Zhao (2015), "Seismic stratigraphy of the central South China Sea basin and
implications for neotectonics", Journal of Geophysical Research.
127
53. Maksiutova và nnk (1965), Thăm dò địa chấn ở vùng trũng Hà Nội năm 1962-
1964, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
54. Poluxtovik B.M (1972), Kết quả lỗ khoan thông số 1 Tiên Hưng, Thái Bình, Lưu
trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
55. Rangin, C., P. Huchon, X. L. Pichon, H. Bellon, C. Lepvrier, D. Roques, N. D.
Hoe and P. V. Quynh (1995), "Cenozoic deformation of central and south
Vietnam", Tectonophysics 251(1-4): 179-196.
56. Schoenbohm, L. M., B. C. Burchfiel, L. Chen and J. Yin (2005). "Exhumation of
the Ailao Shan shear zone recorded by Cenozoic sedimentary rocks, Yunnan
Province, China", Tectonics 24(TC6015): 18.
57. Tapponnier, P., G. Peltzer, G. Le Dain, A. Y., R. Armijo and P. R. Cobbold
(1982), "Propagating extrusion tectonics in Asia: New insights from simple
experiments with plasticine", Geology 10: 611- 616.
58. Vlaxova I.I (1963), Cấu trúc sâu của tam giác châu Sông Hồng, Báo cáo tổng
hợp, Lưu trữ Trung tâm Thông tin Lưu trữ Địa chất, Hà Nội.
59. Zhu, M., S. Graham and T. McHargue (2009), "The Red River Fault zone in the
Yinggehai Basin, South China Sea", Tectonophysics 476(3-4): 397-417.
60. Zuchiewicz, W., Q. C. Nguyen, J. Zasadni and T. Y. Nguyen (2013), "Late
Cenozoic tectonics of the Red River Fault Zone, Vietnam, in the light of
geomorphic studies", Journal of Geodynamics 69: 11- 30.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- nghien_cuu_dac_diem_cau_truc_dia_chat_trung_song_hong_theo_tai_lieu_dia_vat_ly_phuc_vu_dieu_tra_tai.pdf