Cá Ngát Plotosus canius Halmilton, 1822, là loài cá có miệng cận dưới
không co duỗi được, răng hàm mịn và sắc, thực quản ngắn, dạ dày hình ống,
vách to, ruột ngắn, có nhiều nếp gấp ở mặt trong. Cấu tạo các cơ quan tiêu hóa
phù hợp với loài cá ăn tạp thiên về động vật.
33 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3368 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng của cá ngát (plotosus canius hamilton, 1822) ở các kích cỡ khác nhau, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
à New Guinea.
Cá ngát có tên tiếng Anh là Grayell-catfish và thuộc vị trí phân loại như sau:
Giới: Animalia Linnaeus, 1758 - animals
Ngành: Chordata Bateson, 1885 - chordates
Lớp: Osteichthyes Huxley, 1880 - bony fishes
5
Bộ: Siluriformes - catfishes
Họ: Plotosidae - eeltail catfishes
Giống: Plotosus La Cepède, 1803
Loài: Plotosus canius Hamilton, 1822
Ngoài ra cá Ngát Plotosus canius còn có các đồng danh sau (Fishbase ,2008):
+ Plotosus canius Hamilton, 1822
+ Plotosus horridus Bleeker, 1846
+ Plotosus multiradiatus Bleeker, 1846
+ Plotosus unicolor Valenciennes, 1840
+ Potosus viviparus Bleeker, 1846
Hiện nay tên Plotosus canius Hamilton, 1822 của cá Ngát được nhiều tác giả
sử dụng phổ biến trên thế giới (Fishbase, 2008 và Itis, 2008).
Theo Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương (1993) và Rainboth (1996)
họ Plotosidae chỉ có một giống Plotosus. Theo Itis (2008) và Fishbase (2008)
họ Plotosidae có 10 giống cá với tên khoa học như sau:
+ Anodontiglanis Rendahl, 1922
+ Cnidoglanis Günther, 1864
+ Euristhmus Ogilby, 1899
+ Neosiluroides Allen and Feinberg, 1998
+ Neosilurus Steindachner, 1867
+ Oloplotosus Weber, 1913
+ Paraplotosus Bleeker, 1862
+ Plotosus Lacepède, 1803
+ Porochilus Weber, 1913
+ Tandanus Mitchell, 1838
Trong đó, giống Plotosus có 8 loài đã được định danh, gồm các loài: Plotosus
abbreviatus, Plotosus lineatus, Plotosus nkunga, Plotosus brevibarbus,
Plotosus canius, Plotosus fisadoha, Plotosus limbatus, Plotosus papuensis
(Fishbase, 2008). Ngoài những loài cá có trong danh sách giống Plotosus của
Fishbase thì các loài cá thuộc giống Plotosus của Itis có thêm 2 loài: Plotosus
anguillaris, Plotosus microceps. Điều trùng hợp ở đây, Fishbase và Itis điều
nói về loài Plotosus canius Hamilton, 1822.
Hiện nay giống Plotosus có hai loài đã được phân loại là Plotosus canius và
Plotosus lineatus dựa trên những đặc điểm hình thái sau:
6
Bảng 2.1: Đặc điểm phân loại loài Plotosus canius và Plotosus lineatus
Đặc điểm hình
thái phân loại
Loài Plotosus canius Loài Plotosus lineatus
Râu mũi Kéo dài qua khỏi bờ
sau của mắt rất xa
Chưa qua khỏi bờ sau của mắt
Mắt Hình cầu nhỏ Hình bầu dục, lớn
Màu sắc thân Toàn thân có màu
xám đen đến nâu
đen
Có hai sọc trắng xuất phát từ trên đầu
chạy song song hai bên thân suốt chiều
dài cơ thể
Plotosus canius có kích thước lớn nhất đến 150 cm (59 inch), còn Plotosus
lineatus chỉ phát triển đến 41 cm (16 inch) (Theo Trần Ngọc Hải, 2007;
Fishbase, 2008).
Hình 2.1: Plotosus canius Hình 2.2: Plotosus lineatus
1.1.2. Hình thái của cá
Đây là loài có giá trị kinh tế cao, thịt ngon, kích thước lớn nên loài cá Ngát
Nanh hay cá Ngát Chó (Plotosus canius) được nhiều người nghiên cứu. Theo
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, (1993), Plotosus canius Hamilton,
1822, được mô tả như sau:
D. I, 4 P. I, 12 V. 12 – 13
Dài chuẩn / Dài đầu = 5,2 (4,8 - 5,5)
Dài đầu / Khoảng cách hai mắt = 2,9 (2,6 – 3,3)
Dài chuẩn / Cao thân = 6,5 (5,9 – 7,6)
Dài đầu / Đường kính mắt = 10,9 (9,5 – 11,9)
Đầu to, rộng, dẹp bằng. Miệng dưới nằm trên mặt phẳng nằm ngang, không co
duỗi được. Môi dày, mềm, có viền rua. Răng hình quạt, cứng chắc. Răng vòm
miệng xếp thành một đám có dạng hình lưỡi liềm, răng xếp thành 4 hàng
ngang, các hàng sau thô hơn các hàng trước. Có 4 đôi râu to: Một đôi râu mũi
(kéo dài qua khỏi mắt), một đôi râu mép nhưng hơi lệch về phía hàm trên, hai
7
đôi râu hàm dưới. Mắt cá nhỏ, hoàn toàn nằm ở mặt lưng của đầu, gần chót
mõm hơn gần cuối nắp mang. Phần trán giữa hai mắt rộng. Mấu xương chẩm
nhỏ, hình tam giác đều. Hai màng mang dính nhau một phần và dính với eo
mang.
Thân dài, phần trước tròn, phần sau dẹp bên, mỏng và mềm mại. Đường bên
hoàn toàn chạy từ mép trên lỗ mang đến điểm giữa gốc vi đuôi. Cá có hai vi
lưng, gốc vi lưng thứ nhất ngắn, có gai độc, gốc vi lưng thứ hai và vi hậu môn
nối liền với vi đuôi nhỏ. Vi đuôi không chẻ hai. Vi ngực có gai độc. Gai độc
trước các vi ngực và vi lưng rất nhọn, cạnh trước và sau có răng cưa sắc. Cơ ở
gốc vi phát triển và da ở vi dày.
Mặt lưng của thân và đầu có màu nâu đen đến nâu đỏ nhạt dần xuống bụng.
Bụng cá và mặt dưới của đầu có màu trắng sữa. Mặt trên của vi ngực, vi bụng
màu xám, mặt dưới màu trắng sữa. Râu mép và râu mũi sậm hơn râu hàm
dưới.
1.2. Phân bố và môi trường sống
Thế giới
Cá Ngát phân bố rộng ở vùng nhiệt đới, vùng Ấn Độ - Tây Thái Bình Dương
(Fishbase, 2008; Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2006), xuất hiện
nhiều ở các cửa sông, hồ, vịnh, đầm phá nước lợ, biển, chúng cũng có thể sống
ở cả những vùng nước ngọt sâu trong nội địa (Fishbase, 2008). Chúng được
tìm thấy ở các nước: Úc, Bangladesh, Brunei Darsm, Campuchia, Ấn Độ,
Indonesia, Lào, Malaysia, Papua N Guin, Myanmar, Philippines, Singapore,
Sri Lanka, Thái Lan, và Việt Nam (Fishbase, 2008).
Loài cá Ngát chó (Plotosus canius) sống đáy, vùng nước ngọt, nước lợ và
nước mặn, phân bố chủ yếu ở vùng ven biển các nước Bangladesh, Myanmar,
Thái Lan, Sundaland, Sulawesi, Moluccas, Ấn Độ, và bên trong hạ lưu sông
Mekong.
Loài cá Ngát sọc trắng (Plotosus linaetus) sống trong nước lợ, nước mặn, có
độ sâu từ 1 – 60 m, phân bố ở phía tây Ấn Độ Dương (Indian Ocean) và biển
Ả Rập. (Theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994)
* Việt nam
Theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi (1994); nước ta có 3 loài
(Plotosus lineatus, Plotosus canius và Paraplotosus alibilabris) thuộc hai
giống Plotosus và Paraplotosus. Trong đó, loài Plotosus linaetus được tìm thấy
ở vịnh Bắc Bộ và miền Trung Việt Nam.Loài Plotosus canius tìm thấy ở phía
nam Việt Nam và trong sông Mekong.
1.3. Đặc điểm dinh dưỡng
1.3.1. Đặc điểm dinh dưỡng của cá trơn trong tự nhiên.
Tính ăn của cá trơn cũng thay đổi theo kích thước cơ thể. Lúc còn nhỏ (1-3
ngày tuổi) dinh dưỡng chủ yếu bằng noãn hoàng, sau đó cá chuyển sang ăn
thức bên ngoài. Theo R.Vachta, 1994, thức ăn của cá trơn ở giai đoạn cá con
gồm: copepoda, giáp xác, phytoplankton, giáp xác nhỏ. Ngày tuổi càng tăng tỉ
8
lệ giáp xác nhỏ giảm, trong khi đó, copepoda và giáp xác lớn tăng. Ngoài ra cá
trơn cũng có thể ăn thức ăn ở đáy như: giun ít tơ, ấu trùng Chironomus
(Nguyễn Bạch Loan, 1998).
Tính ăn tạp thiên về thức ăn có nguồn gốc động vật thể hiện khá rõ ở các loài
cá trơn trưởng thành. Dựa vào hình thái cấu tạo của răng, miệng và phân tích
thức ăn trong ống tiêu hóa của cá cho thấy thức ăn được cá ưa thích là động
vật sống đáy thủy vực như: giáp xác, động vật thân mềm, ấu trùng côn trùng
thủy sinh, kể cả những côn trùng trên cạn. (Rainboth, 1996. Nguyễn Bạch
Loan, 1998)
Thức ăn của loài Plotosus canius thường là giáp xác, nhuyễn thể, giun và cá
nhỏ (fishbase 2008). Theo Nguyễn Bạch Loan, 2000, cá ngát là loài ăn tạp
thiên về động vật với phổ thức ăn rộng (mùn bã hữu cơ, động vật phù du, cá
con, thực vật thuỷ sinh, thực vật phù du, giáp xác, nhuyễn thể, giun). Loài P.
lineatus trưởng thành sống ở vùng đáy cát thường ăn giáp xác, giun, nhuyễn
thể và thỉnh thoảng ăn cá. Cá đẻ trứng chìm và ấu trùng thuộc sinh vật nổi.
(Theo Nguyễn Hữu Phụng và Nguyễn Nhật Thi, 1994).
Nghiên cứu cấu trúc cơ thể cá như vị trí miệng, râu mắt, răng, kích thước
miệng,… giúp hiểu rõ hơn về loại thức ăn tự nhiên và tập tính bắt mồi của cá
(Pillay, 1952). Cá có miệng dưới hay miệng nằm ở mặt bụng khẳng định đó
chính là loài ăn đáy. Sự xuất hiện của các răng nhọn ở hàm chứng tỏ chúng
có khả năng bắt xé mồi như vậy đây là loài cá ăn thịt. Sự hình thành và phát
triển của mắt cũng là yếu tố rất quan trọng trong việc lựa chọn thức ăn của cá
trong tự nhiên (Alikunhi, 1952, trích theo Nguyễn Bạch Loan, 2004).
Theo Nguyễn Văn Triều, Dương Nhựt Long và Bùi Châu Trúc Đan, 2006, cá
Kết có đặc điểm hình thái giải phẩu cơ quan tiêu hóa như sau:
Cá Kết có miệng trên, rộng, không co duỗi được, rạch miệng gần như nằm
ngang, góc miệng chưa chạm tới bờ trước của mắt. Cá Kết có răng hàm nhỏ,
nhọn, mọc thành nhiều hàng trên hàm, ngọn răng hướng vào xoang miệng,
răng vòm miệng mọc thành một đám hình vòng cung, có thể dự đoán cá Kết
thuộc nhóm cá ăn động vật. Lược mang dài, mảnh, xếp thưa, nằm trên xương
cung mang, hướng vào xoang miệng hầu. Ở cung mang thứ nhất có 14 – 17
lược mang. Thực quản ngắn, có vách dày, mặt trong thực quản có nhiều nếp
gấp nên co giản được, do đó cá có thể nuốt được mồi to. Dạ dày có hình chữ J,
to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên có thể giãn nở và lực co bóp rất
lớn. Ruột cá Kết gấp khúc, ngắn, vách tương đối dày.
Tỉ lệ chiều dài ruột so với chiều dài chuẩn có giá trị trung bình là 0.83 - 0.1.
Theo Nikolxki (1963), những loài cá có tính ăn thiên về động vật sẽ có tỉ lệ
chiều dài ruột so với chiều dài chuẩn <1. Từ những đặc điểm về hình dạng,
răng, miệng, cho thấy kích thước của ống tiêu hoá có thể dự đoán cá Kết là
loài ăn động vật.
9
1.3.2. Phương pháp xác định tập tính dinh dưỡng cá
Một chỉ số thường được sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số tương
quan giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn RLG (relative length of the gut).
Giá trị RLG không những thay đổi giữa các loài khác nhau mà còn thay đổi
trong từng cá thể theo từng giai đoạn phát triển, và được tính như sau:
RLG = Chiều dài ruột (Li)/ chiều dài chuẩn (Ls)
Theo nhận định của Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm (2004) khi RLG < 1:
cá thuộc nhóm ăn động vật, chỉ số này lớn hơn 1 cá thiên về nhóm ăn thực vật.
Giá trị RLG dao động quanh giá trị trung bình cá thuộc nhóm ăn tạp.
Còn theo nhận định của Nikolxki (1963): Li/Ls ≤ 1: cá ăn tạp thiên về động
vật, Li/Ls = 1-3: cá ăn tạp, Li/Ls ≥ 3: ăn tạp thiên về thực vật.
Phương pháp phân tích thức ăn trong ruột cá
Thức ăn và tập tính ăn là những thông tin quan trọng trong ngành nuôi trồng
thủy sản. Các nghiên cứu về vấn đề này rất phức tạp đòi hỏi nhiều công đoạn
phân tích trong phòng thí nghiệm. Do không quan sát trực tiếp tập tính bắt mồi
của cá trong tự nhiên được nên để xác định tập tính dinh dưỡng của cá cách tốt
nhất là phân tích thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cá.
Theo Trần Đắc Định và Phạm Thanh Liêm, 2004, có nhiều phương pháp phân
tích thức ăn của cá, có thể nhóm lại thành 3 phương pháp chính, đó là:
- Phương pháp số lượng: Phương pháp này được thực hiện bằng cách đếm
các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hoá của cá và được tính theo 4 cách
khác nhau:
* Phương pháp tần số xuất hiện: Phương pháp này được mô tả như phương
pháp phân tích định tính các loại thức ăn cũng như cho biết tần suất của từng
loại thức ăn riêng biệt xuất hiện trong ruột cá. Trong phương pháp này số
lượng ống tiêu hóa hiện diện từng loại thức ăn riêng biệt được quy đổi ra phần
trăm (%) trên tổng số ống tiêu hoá cá được quan sát được. Phương pháp này
tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ được liệt
kê thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại
thức ăn trong từng ống tiêu hoá sẽ được ghi nhận lại.
Bước 2: Số lượng ống tiêu hoá có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ được
cộng lại, và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn còn lại, sau đó sẽ
được tính ra phần trăm trên tổng số mẫu quan sát.
Công thức xác định tần số xuất hiện
Pi = Ni / N
Pi : Tần số xuất hiện loài i trong ống tiêu hoá cá.
Ni :Số lượng mẫu chứa loài thứ i trong ống tiêu hoá cá.
10
N : Tổng số lượng mẫu.
Phương pháp này cho phép định tính thành phần thức ăn và tần số xuất hiện
của mỗi loại thức ăn trong tổng số mẫu quan sát từ kết quả đó cho phép suy
đoán được tính ăn của cá.
* Phương pháp số lượng: Trong phương pháp này số lượng của mỗi loại
thức ăn sẽ được ghi nhận và được tính thành % trên tổng số các loại thức ăn
hiện diện trong ống tiêu hoá. Phương pháp này rất có hiệu quả khi nghiên cứu
trên nhóm cá ăn sinh vật nổi, tuy nhiên khi nghiên cứu trên nhóm cá ăn tạp thì
phương pháp này sẽ bộc lộ nhược điểm do không chú ý đến kích cỡ khác nhau
của các loại thức ăn.
* Phương pháp tính nhóm thức ăn ưu thế: Phương pháp này giống phương
pháp tính tần số xuất hiện. Sự khác biệt ở đây thay vì ghi nhận tất cả các loại
thức ăn hiện diện trong ống tiêu hoá thì chỉ có loại thức ăn hay nhóm thức ăn
chiếm ưu thế trong ống tiêu hoá được ghi nhận. Sau đó, số lượng ống tiêu hoá
có sự hiện diện của loại thức ăn hay nhóm thức ăn ưu thế sẽ được tính thành %
trên tổng số mẫu cá quan sát. Yếu điểm chính của phương pháp này là nhóm
thức ăn mà cá ưa thích nhất có thể bắt gặp với số lượng nhỏ do các tác động
của môi trường, trong khi đó một nhóm thức ăn khác sẽ vượt trội hơn và trở
thành nhóm thức ăn ưu thế, gây sự khó khăn trong việc đánh giá chính xác tập
tính dinh dưỡng chính xác của loài.
* Phương pháp đếm điểm: Đây là sự kết hợp giữa số lượng và kích thước để
đánh giá về mặt khối lượng của thức ăn. Điểm số của mỗi loại thức ăn phụ
thuộc vào:
- Tần số xuất hiện: Thức ăn thường xuất hiện sẽ có điểm số cao nhất, thức ăn
ít xuất hiện sẽ có điểm số thấp hơn.
- Kích cỡ thức ăn: Thức ăn kích cỡ lớn sẽ có điểm cao hơn thức ăn cỡ nhỏ.
Điểm số cho tất cả các loại thức ăn sẽ được kết hợp lại và được tính ra % trên
tổng điểm số các loại thức ăn có trong khẩu phần ăn của cá.
- Phương pháp thể tích: Phương pháp này thường được xem là thỏa mãn và
chính xác hơn trong việc phân tích ống tiêu hoá của cá. Thực tế có 3 cách
phân tích
* Phương pháp ước lượng bằng mắt: Trong phương pháp này, thức ăn trong
mỗi mẫu ruột cá được đưa về cùng một đơn vị thể tích và mỗi loại thức ăn
được tính ra % theo thể tích (Pearse, 1915; Pillay, 1952). Thức ăn trong mỗi
ruột cá trước tiên được cho vào một thể tích nhất định, lắc thật mạnh để thức
ăn được phân tán đều trong nước. Sau đó lấy một giọt mẫu và quan sát dưới
kính hiển vi. Diện tích bị chiếm của mỗi loại thức ăn được xác định theo đơn
vị mà người quan sát qui ước. Mỗi mẫu ruột cá quan sát ít nhất 10 giọt, sau đó
lấy giá trị trung bình cho mỗi loại thức ăn.
* Phương pháp tính điểm: Phương pháp này cơ bản giống với phương pháp
ước lượng bằng mắt, tuy nhiên thay cho việc ước lượng diện tích mỗi loại thức
ăn được ước định bằng điểm số căn cứ trên thể tích của chúng.
11
* Phương pháp thay thế: phương pháp này được xem là chính xác nhất trong
các phương pháp thể tích. Trong phương pháp này thể tích của mỗi loại thức
ăn được đo bằng thể tích nước bị thay thế bởi thể tích thức ăn trong một ống xi
lanh (ống đong). Phương pháp này thích hợp trong việc phân tích dạ dày của
các loài cá ăn thịt. Thể tích của mỗi loại thức ăn cũng được tính thành phần
trăm trên tổng thể tích dạ dày.
- Phương pháp trọng lượng: Tương tự phương pháp thể tích, tuy nhiên thay
cho việc xác định thể tích thức ăn thì trọng lượng khô của mẫu và của mỗi loại
thức ăn sẽ được xác định, sau đó tính ra tỷ lệ % trên tổng trọng lượng mẫu
quan sát.
1.4. Đặc điểm sinh trưởng và sinh sản.
Đa số các loài cá trơn đều có tập tính sinh sản vào mùa mưa và một số có tập
tính di cư sinh sản, bãi đẻ của chúng có thể là các vùng ngập nước ven sông
vào mùa mưa, ven các sông hồ lớn hay các thác nước cao. Trong các ao nuôi
vỗ một số loài cá trơn ở Việt Nam (tra, basa) thường bắt đầu vào tháng 3 hàng
năm và kéo dài đến tháng 9-10 (tập trung nhất từ tháng 4-8). (Nguyễn Văn
Kiểm & ctv, 1996, Phạm Văn Khánh, 1996).
Theo khảo sát của Nguyễn Bạch Loan, 1998, cá Bông Lau (Pangasius
krempfi) thành thục sinh dục trọng lượng 195g tương đương với chiều dài là
30.7cm ở con cái và con đực 200g tương đương với chiều dài là 31.7cm. Kích
thước này là khá lớn so với một số loài cá xác sọc (Pangasius macronema), cá
dứa (Pangasius polyuranodon) nhưng nhỏ hơn nhiều so với cá Tra thành thục
sinh dục lần đầu tiên (3-3.5kg).
Theo Trần Ngọc Hải, 2006, cá Ngát là loài cá có kích cỡ lớn, có thể đạt đến 1-
1.5 m. Cá ngát bố mẹ có trọng lượng 1-1.5 kg/con. Cá cái thưòng đạt đến
trưởng thành và sinh sản khi kích thước của chúng đạt khoảng 33.7 cm. Thời
kì sinh sản của P. canius kéo dài từ tháng 4- 8 đỉnh điểm là vào tháng 7. Cá có
chiều dài từ 36.5-69.2 cm có sức sinh sản tuyệt đối biến đổi nhỏ nhất 1,180 (g)
trong tháng 4 và lớn nhất 2,509 (g) trong tháng 7. Trung bình có khoảng
23,718 trứng được sản xuất trên trọng lượng cá. (Google, 2008). Trứng có
kích thước trung bình 6.5 mm, ấu trùng mới nở có chiều dài thân trung bình 10
mm, với noãn hoàng to 6.4 mm. Sau khi ương dưỡng một tuần, cá đạt 15.5
mm; 2 tuần cá đạt 21.1mm; 3 tuần đạt 35.5 mm. Giai đoạn cá con của giống
Plotosus thường tập trung chủ yếu với mật độ dày đặc, cá Ngát có kích cỡ lớn,
thịt ngon, giá trị kinh tế cao, chủ yếu ở vùng nước lợ ven biển và cửa sông là
đặc sản ở ĐBSCL.
12
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu chung.
1.1. Vật liệu nghiên cứu
1.1.1. Mẫu vật: Mẫu cá Ngát dùng trong nghiên cứu được thu từ các thủy vực
tự nhiên. Bên cạnh đó, những mẫu cá do Nguyễn Văn Thảo và Quách Thanh
Trúc thu từ thủy vực tự nhiên cũng được sử dụng cho đề tài.
1.1.2. Dụng cụ và hóa chất:
- Formol công nghiệp 38%
- Cal nhựa, chai nhựa, ống nhỏ giọt, găng tay, kính nhựa
- Kính lúp, trắc vi thị kính, lame, lamell,…
- Thước đo kỹ thuật, pen, dao mổ, kéo giải phẩu.
- Cân điện, cân đồng hồ.
- Một số dụng cụ thường khác.
2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
2.1. Thời gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong thời gian từ 12/2009 đến tháng 05/2009
2.2. Địa điểm nghiên cứu
Mẫu được thu định kỳ ở 3 điểm dọc theo tuyến sông Hậu như sau: Long Xuyên
(An Giang), Thốt Nốt (Cần Thơ), cửa sông Trần Đề (Sóc Trăng). Các mẫu thu
được phân tích tại phòng thí nghiệm Nguồn lợi, Bộ môn Thủy sinh học ứng
dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.
Hình 3.1: Các địa điểm thu mẫu Cá Ngát
Long Xuyên
Thốt Nốt
Trần Đề
13
3. Phương pháp thu và bảo quản mẫu
Cá Ngát được thu mua từ các ngư dân đánh bắt ở các thủy vực tự nhiên ở An
Giang và Cần Thơ đại diện cho mẫu cá sống ở nước ngọt, cửa sông Trần Đề ở
Sóc Trăng để đại diện cho vùng nước lợ mặn. Mỗi đợt thu mẫu ít nhất 30 mẫu
trên mỗi điểm thu. Để mẫu cá được thu một cách ngẫu nhiên từ nhiều ngư cụ
đánh bắt khác nhau như: cào đáy, lưới đăng, câu,…, kết hợp với một số chợ địa
phương ở điểm thu mẫu.
Mẫu cá sau khi thu sẽ được rửa sạch và cá được giết ngay bằng cách ướp lạnh
trong nước đá để giữ nguyên thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa. Sau đó
chuyển về lưu trữ ở phòng thí nghiệm Nguồn lợi của Khoa Thủy sản, Trường
Đại Học Cần Thơ. Để phân tích thành phần dinh dưỡng, phần ruột cá sẽ được
cố định trong dung dịch formol 10%.
Bên cạnh đó các mẫu cá con, thu từ ghe và vây chà được bảo quản trong cal
nhựa chứa formol (10%) và chuyển về phòng thí nghiệm phân tích.
4. Phương pháp phân tích mẫu.
4.1. Đặc điểm hình thái giải phẩu các cơ quan tiêu hóa của cá Ngát
(Plotosus canius) với các kích cỡ khác nhau.
Tiến hành giải phẩu và quan quan sát và ghi nhận các chỉ tiêu về đặc điểm hình
thái giải phẩu của các cơ quan thuộc hệ tiêu hóa như: hình dạng và kích cỡ
miệng, răng, hình dạng lược mang, thực quản, dạ dày, cách sắp xếp và chiều dài
của ruột.
Chỉ số tương quan giữa chiều dài ruột và chiều dài chuẩn (RLG: Relative
Length of Gut) được tính bằng công thức:
RLG= chiều dài ruột/chiều dài chuẩn
Sau khi quan sát hình thái giải phẩu các cơ quan tiêu hóa, thức ăn trong ống
tiêu hóa sẽ được lấy ra pha loãng trong dung dịch formol 2%, lắc điều rồi đưa
lên lame quan sát dưới kính hiển vi, dựa vào tài liệu định danh để xác định
thành phần và tính chất của mẫu thức ăn theo phương pháp tần số xuất hiện và
kết hợp với phương pháp đếm điểm của Biswas (1973) như sau: (trích theo
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004).
4.1. Phân tích mẫu theo tần số xuất hiện:
Trong phương pháp này số lượng ống tiêu hóa của cá (dạ dày, ruột) hiện diện
từng loại thức ăn riêng biệt được qui đổi ra % trên tổng số ống tiêu hóa được
quan sát. Phương pháp này tiến hành theo 2 bước:
Bước 1: Tất cả các loại thức ăn hiện diện trong các mẫu quan sát sẽ được liệt
kê thành một danh sách, sau đó sự hiện diện hay không có mặt của mỗi loại
thức ăn trong từng ống tiêu hoá sẽ được ghi nhận lại.
Bước 2: Số lượng ống tiêu hoá có sự hiện diện của mỗi loại thức ăn sẽ được
cộng lại và cách tính tương tự cho tất cả các loại thức ăn còn lại, sau đó sẽ được
tính ra % trên tổng số mẫu quan sát.
14
Công thức xác định tần số xuất hiện như sau:
Pi = Ni / N
Pi : Tần số xuất hiện loài i trong ống tiêu hoá cá.
Ni :Số lượng mẫu chứa loài thứ i trong ống tiêu hoá cá.
N : Tổng số lượng mẫu.
4.2. Phân tích mẫu theo phương pháp đếm điểm
Đây là sự kết hợp giữa số lượng và kích thước để đánh giá về mặt khối lượng
của thức ăn. Dựa vào kích thước và số lần bắt gặp của mỗi loại thức ăn có trong
ống tiêu hóa của những mẫu quan sát để tính ra số điểm. Số điểm này sẽ được
qui ra % tổng số điểm của tất cả các loại thức ăn hiện diện trong ống tiêu hóa
của những mẫu quan sát. Điểm số của mỗi loại thức ăn phụ thuộc vào:
- Tần số xuất hiện: Thức ăn thường xuất hiện sẽ có điểm số cao nhất, thức ăn ít
xuất hiện sẽ có điểm số thấp hơn.
- Kích cỡ thức ăn: Thức ăn kích cỡ lớn sẽ có điểm cao hơn thức ăn cỡ nhỏ.
5. Phương pháp xử lý số liệu
Các phép tính, các giá trị trung bình và độ lệch chuẩn được tính trên chương
trình Excell (2003).
15
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ THẢO LUẬN
Thức ăn là cơ sở để cung cấp chất dinh dưõng cho quá trình trao đổi chất của
động vật thủy sản. Do đó dinh dưõng là một trong những chức năng quan trọng
trong cơ thể. Nhờ hoạt động của hệ tiêu hoá mà vật chất dinh dưỡnng từ môi
trường ngoài được chuyển vào cơ thể dưới dạng thức ăn nhằm cung cấp năng
lượng cho hoạt động sống của cơ thể như: bơi lội, kiếm ăn, sinh trưởng, sinh
sản. Mỗi loài cá thích nghi với việc dinh dưỡng bằng những loại thức ăn nhất
định và phù hợp với đặc tính dinh dưỡng của cá. (Trần Thị Thanh Hiền, 2004,
Đỗ Thị Thanh Hương, 2004). Theo Nikolxki (1963) “ Phù hợp với đặc tính
dinh dưỡng của cá mà các cơ quan cá dùng để bắt mồi cũng khác nhau.”. Để dự
đoán được tính ăn của cá ngoài tự nhiên, hình dạng cấu tạo của các cơ quan
thuộc ống tiêu hoá của cá Ngát được khảo sát. Kết quả sau khi giải phẩu và
quan sát cho thấy ở cá Ngát có:
1. Đặc điểm hình thái giải phẩu của các cơ quan thuộc hệ tiêu hoá của cá
Ngát
- Miệng: miệng Cá Ngát thuộc dạng miệng cận dưới, rộng, không co duỗi được.
Rạch miệng ngắn và xiên hướng xuống. Cá có dạng miệng này thường bắt mồi
ở tầng đáy và có khả năng bắt đựơc những con mồi có kích thước lớn.
Hình 4.1: Hình dạng miệng của cá Ngát
- Răng: là một trong những chỉ tiêu thể hiện rõ tính ăn của cá. Răng cá Ngát có
dạng hình hạt cứng chắc, nhọn và sắc. Răng phân bố ở hai hàm, vòm miệng
(xương lá mía, xương khẩu cái) và răng hầu.
Hình 4.2: Hình (A) răng hàm trên & Hình (B ) răng hàm dưới của cá Ngát
A
B
16
+ Hàm dưới có một hàng nhọn bên ngoài, bên trong có 3 hàng răng hình hạt,
các răng trong lớn hơn răng ngoài, trải đều hình trăng lưỡi liềm.
+ Hàm trên có răng nhỏ, ngắn và xếp thành hai đám tách biệt nhau dọc theo
xương khẩu cái.
+ Vòm miệng có răng rắn chắc, hình hạt, tập trung thành đám gần giống hình
bán nguyệt, xếp thành bốn hàng ngang, hàng sau to và tròn hơn hàng trước.
+ Răng hầu rất phát triển, nhỏ nhọn, sắc bén, xếp thành đám hình bầu dục ở
vùng hầu.
Hình 4.3. Hình dạng răng hầu của cá Ngát
Từ đó cho thấy cá Ngát thuộc nhóm cá ăn thiên về động vật.
- Lược mang: Nằm trong xoang miệng, trên mỗi cung mang của cá Ngát chỉ có
một hàng lược mang. Lược mang có màu trắng, mảnh, dài, thưa, xếp thành một
hàng (23 – 24 lược mang) và biến thành gai nhọn cứng chắc nằm hướng vào
xoang miệng hầu. Nhiệm vụ của lược mang là lọc, giữ thức ăn và bảo vệ các tia
mang phía sau. Từ dạng lược mang cho thấy cá Ngát có khả năng ăn động vật
nhiều hơn thực vật và có lược mang giống những loài cá dữ.
Hình 4.3: Hình dạng cung mang của cá Ngát
Xương cung
mang
Lược mang
Lá mang
17
- Thực quản: Là phần nối tiếp xoang miệng hầu. Nhiệm vụ của thực quản là
đưa thức ăn xuống dạ dày. Thực quản của hầu hết các loài cá thường ngắn
(Smith, 1991), tuy nhiên các loài cá có tính ăn khác nhau thì độ đàn hồi của
thực quản cũng khác nhau. Bond (1996) cho rằng những loài cá ăn mồi kích
thước nhỏ có thực quản nhỏ thì ít đàn hồi hơn những loài cá ăn thịt. Thực quản
cá Ngát có dạng hình ống, to, ngắn, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp nên
có độ co dãn tốt, chứng tỏ cá Ngát có thể ăn được thức ăn có kích cỡ lớn.
Hình 4.4. Các cơ quan tiêu hóa của cá Ngát
- Dạ dày: Nằm nối tiếp sau thực quản. Nhiệm vụ của dạ dày là chứa thức ăn và
tiết men tiêu hoá tham gia quá trình tiêu hoá thức ăn. Dạ dày thường có quan hệ
với thức ăn và kích thước con mồi. Những loài cá có dạ dày lớn có thể ăn được
những con mồi có kích thước lớn và ngược lại (Smith, 1991). Dạ dày cá Ngát
có dạng hình ống, rất to, vách dày, mặt trong có nhiều nếp gấp tạo độ đàn hồi
cao và chứa thức ăn có kích thước lớn dễ dàng. Tuy nhiên dạ dày của cá Ngát
không giống với dạ dày dạng túi của cá ăn động vật như cá Leo được miêu tả
bởi Nguyễn Bạch Loan (2004).
- Ruột: Là đoạn cuối của ống tiêu hoá đổ ra hậu môn. Với nhiệm vụ là tiết ra
men tham gia vào quá trình tiêu hoá thức ăn, tiếp nhận men tiêu hoá do các
tuyến tiêu hoá khác chuyển đến và hấp thu chất dinh dưỡng đưa vào máu. Ruột
cá Ngát thuộc dạng ruột thẳng, to và ngắn, vách ruột dày, xếp gấp khúc tỉ lệ
giữa chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn tương đương 1. Đây cũng là dạng ruột
thường gặp ở những loài cá ăn động vật.
Dạ dày
Thực quản
Gan
Ruột
Mật
18
Hình dạng cấu tạo ruột cá Ngát thay đổi theo các kích cỡ cá. Đối với những
con cá có trọng lượng dưới 2g ruột tương đối lớn, chỉ gấp 1-2 khúc. Số nếp gấp
của ruột tăng lên từ 2-3 khúc ở nhóm cá từ 2g đến <15g. Từ giai đoạn 15 g -
30g ruột cá gấp khúc nhiều hơn (3-4 đoạn). Cá cỡ từ 30g trở lên số nếp gấp của
ruột có thể lên 4-6 đoạn (Hình 4.5).
Hình 4.5. Hình dạng ruột cá Ngát ở các kích cỡ cá khác nhau
- Gan: Là tuyến tiêu hoá lớn nhất của cá. Nhiệm vụ quan trọng của gan là tiết ra
dịch mật màu vàng xanh đổ vào túi mật và ruột non qua ống dẫn mật, đồng thời
gan còn là nơi giải độc cho cơ thể cá. Gan cá Ngát to, màu nâu vàng sẩm đến
nâu đỏ nhạt. Nằm ở phần đầu của xoang nội quan. Gan phân thành hai thùy
tương đương nhau, mỗi thùy chia ra nhiều thùy nhỏ, cạn. Gan cá Ngát bao trùm
qua, che khuất thực quản và dạ dày, đầu mút hai thùy của gan được giấu ẩn sâu
phía trong sát hai bên của bóng hơi gần xương cột sống.
- Túi mật: Túi mật của cá Ngát nằm tách rời với gan không ẩn vào gan như đa
số các loài cá khác, nằm phía dưới gan và bị gan che khuất như thực quản và
510g
19
dạ dày. Túi mật to, thon dài hình ovan, có màu xanh vàng nâu sậm, vách mỏng,
chứa dịch mật màu vàng xanh, có ống dẫn từ gan xuống và một ống dẫn xuống
đầu ruột trước gần giáp dạ dày. Điều này chứng tỏ cá Ngát ăn mồi thiên về
động vật hơn.
Qua kết quả khảo sát hình dạng, cấu tạo và kích thước của các cơ quan thuộc hệ
tiêu hoá cho thấy cá Ngát thuộc nhóm cá ăn tạp thiên về động vật (Li/Ls = 0.91).
Từ kích cỡ và hình dạng miệng, răng, thực quản cho thấy cá Ngát là loài cá dữ
ăn động vật có kích thước lớn. Kết quả này cũng phù hợp với nhận định của
Mai Đình Yên và ctv (1979): “Cá dữ có cỡ miệng lớn, răng nhọn ở hai hàm,
xương lá mía và xương khẩu cái. Ruột ngắn, dạ dày tách khỏi bó ruột và ta
thường gặp dạ dày ở cá dữ. Kết quả trên cho thấy tính ăn của cá Ngát là ăn
thiên về động vật. Đặc điểm dinh dưỡng của cá ngát giống với một số loài khác
trong bộ cá Trơn như cá Bông lau (Pangasius krempfi) (Phạm Thanh Liêm,
2005), cá hú (Pangasius conchophilus), cá Tra (Pangasius hypophthalmus),
(Nguyễn Bạch Loan, 1998).
2. Tính ăn của cá Ngát
Một số chỉ tiêu thường sử dụng để xác định tính ăn của cá là chỉ số RLG
(Relative Length of Gut) Li/Ls. Theo Alikunhi và Rao (1951, được trích dẫn
bởi Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định, 2004), chiều dài ống tiêu hóa của các
loài cá ăn động vật phụ thuộc vào loài thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ,
chiều dài ống tiêu hóa tăng theo sự gia tăng tỉ lệ các loài thức ăn thực vật trong
khẩu phần ăn của cá.
Theo Biswas (1993, trích dẫn bởi Hồ Mỹ Hạnh, 2003) các cá thể trong cùng
một loài thì chỉ số RLG cũng khác nhau tùy theo giai đoạn phát triển của cá.
Bảng 4.1. Trọng lượng của cơ thể và giá trị RLG của cá ngát
Nhóm trọng
lượng (gam)
Lt trung bình
(cm)
RLG Ghi chú
<2g 7.04 0.52 n = 20
2 - <10g 10.95 0.67 n = 18
10 - <15g 12.73 0.87 n = 11
15g trở lên 28.17 0.91 n = 303
Từ kết quả trên ta thấy giá trị RLG của cá ngát tăng theo sự gia tăng trọng
lượng cơ thể. Theo Smith (1991) chiều dài ruột của cá phụ thuộc vào tuổi và
loại thức ăn tự nhiên mà chúng tiêu thụ, chiều dài ruột gia tăng theo sự gia tăng
20
tỉ lệ các loại thức ăn thực vật trong khẩu phần thức ăn của cá. Girgis (1952)
(trích dẫn bởi Phạm Thanh Liêm & Trần Đắc Định, 2004) cũng cho rằng giá trị
RLG thấp ở giai đoạn cá hương và cao ở giai đoạn cá trưởng thành. Trong quá
trình tăng trưởng, ống tiêu hóa của cá sẽ gia tăng về chiều dài và gia tăng các
nếp gấp để tiêu hóa và hấp thu các vật chất có nguồn gốc thực vật, điều này dẫn
đến gia tăng giá trị RLG.
Bảng 4.2: Kết quả phân tích tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều dài chuẩn
(Ls)
Các chỉ tiêu đo Trung bình (khoảng dao động) cm
Ls 24.09 ± 11.75 (5cm – 71cm)
Li 22.45 ± 12.54 (2cm – 63.5cm)
Li/Ls(RLG) 0.90 ± 0.23 (0.4cm – 1.61cm)
Kết quả nghiên cứu ở bảng trên cho thấy ở tỉ lệ giữa chiều dài ruột (Li) và chiều
dài chuẩn (Ls) Li/Ls là < 1 (0,90). Chỉ số RLG ở cá Ngát thấp hơn chỉ số RLG
của cá bông lau 1,52 (Phạm Thanh Liêm, 2005) và cao hơn RLG của cá cá leo
0,65 0,11 (Nguyễn Bạch Loan, 2004), cá kết 0,83 0.1 (Nguyễn Văn Triều
& ctv, 2006) và Lươn đồng 0.65 0.10 (Lý Văn Khánh & ctv, 2008).
Theo Nikolxki (1963) những loài cá có tập tính ăn tạp thiên về động vật sẽ có
chỉ số RLG ≤1, cá ăn tạp có RLG từ 1-3 và ăn tạp thiên về vật khi RLG>3. Như
vậy cá Ngát (Plotosus canius) thuộc loài cá ăn tạp thiên về động vật.
Để kiểm chứng lại những dự đoán trên, thức ăn trong ống tiêu hóa của các mẫu
cá Ngát thu từ thủy vực tự nhiên được tiến hành phân tích.
3. Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát
3.1. Phương pháp tần số xuât hiện.
Phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát bằng phương pháp tần số xuất
hiện.
Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát (n = 62) thu vào mùa
mưa (từ tháng 2 đến tháng 4) theo phương pháp tần số xuất hiện được trình bày
ở Bảng 4.3.
21
Bảng 4.3: Tần số xuất hiện (TSXH) của các loại thức ăn trong ống tiêu hóa
của cá Ngát ở mùa mưa – mùa nắng
Từ kết quả trên cho thấy trong ống tiêu hóa của cá Ngát có 8 loại thức ăn là:
Cá, động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh, giáp xác, giun, thân mềm, mùn
bã hữu cơ và các loại thức ăn khác. Trong đó, thực vật hiêu sinh và giáp xác là
2 loại thức ăn có tần số xuất hiện cao nhất (100% và 93,55%), kế đến là động
vật phiêu sinh và mùn bã hữu cơ (82,26% và 70,97% ), giun (48,39%), cá
(19,35%) các loại thức ăn khác (24,19%) và thấp nhất là thân mềm (17,74%).
Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát (n=58) thu vào mùa
nắng (từ tháng 12 đến tháng 1) cho thấy trong ống tiêu hóa của cá Ngát vẫn có
8 loại thức ăn và giống thành phần thức ăn của cá trong mùa mưa, bao gồm:
cá, động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh, giun, giáp xác, mùn bã hữu cơ,
thân mềm và thức ăn khác ở bảng 4.3. Động vật phiêu sinh tuy có giảm xuống
ở mùa nắng nhưng chiếm vị trí thứ ba (67,24%), tần số xuất hiện của thân
mềm đã tăng lên đứng vị trí thứ 5 (43,31%) và thấp nhất là thức ăn khác
(18,97%).
Qua kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa cuả cá Ngát qua hai mùa
mưa – nắng (Hình 4.6) cho thấy thành phần thức ăn của cá Ngát trong mùa
mưa tương tự nhưng tần số xuất hiện của các loại thức ăn nhiều hơn mùa
nắng. Điều này cũng rất phù hợp vì vào mùa mưa lũ sẽ có nhiều vật chất dinh
dưỡng từ trên bờ đổ xuống các thủy vực nên thành phần và số lượng thức ăn
đa dạng và phong phú hơn. Trong hai mùa, loại thức ăn có tần số xuất hiện cao
nhất là thực vật phiêu sinh, có thể đây là loại thức ăn ngẫu nhiên được đưa vào
ống tiêu hóa của cá Ngát thông qua con đường ăn thức ăn. Do cá Ngát là loài
cá có lược mang mảnh, dài, xếp thưa nên khó có thể lọc được thức ăn có kích
thước rất nhỏ như thực vật phiêu sinh. Bên cạnh đó, ruột cá Ngát lại ngắn (chỉ
số RLG = 0,91). Theo Nikolxki (1963), những loài cá ăn tạp thiên về động vật
thì chỉ số RLG <1. Ngoài ra miệng Cá Ngát thuộc dạng miệng cận dưới nằm
TSXH MÙA MƯA (n=62)
STT LOẠI
THỨC ĂN
Số lần
bắt gặp
TSXH
1 Cá 12 19,35
2 Giáp xác 58 93,55
3 Giun 30 48,39
4 Thân mềm 11 17,74
5 MBHC 44 70,97
6 ĐVPS 51 82,26
7 TVPS 62 100
8 TAK 15 24,19
TSXH MÙA NẮNG (n=58)
STT LOẠI
THỨC ĂN
Số lần
bắt gặp
TSXH
1 Cá 15 25,86
2 Giáp xác 46 79,31
3 Giun 34 58,62
4 Thân mềm 25 43,10
5 MBHC 45 77,59
6 ĐVPS 39 67,24
7 TVPS 58 100
8 TAK 11 18,97
22
trên mặt phẳng ngang, rộng. Cá có dạng miệng này thường bắt mồi ở tầng đáy
nên giáp xác chiếm tỉ lệ cao (93,55% và 79,31%) và giun, thân mềm là loại
thức ăn phát hiện cao sau nhóm giáp xác có trong ống tiêu hóa của cá.
Hình 4.6: Tần số xuất hiện thức ăn trong ống tiêu hóa cá Ngát trong mùa
mưa và mùa nắng.
(1. Cá, 2. Động vật phiêu sinh, 3.Giáp xác, 4. Giun, 5. Mùn bã hữư cơ, 6.
Thân mềm, 7. Thực vật phiêu sinh, 8. Thức ăn khác).
Do cá Ngát là loài cá sống được ở cả hai thủy vực nước ngọt – nước lợ nên
thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ở hai thủy vực này cũng có sự
khác nhau. Điều đó được thể hiện ở hình 4.7.
Hình 4.7: Tần số xuất hiện thức ăn trong ống tiêu hóa cá Ngát ở hai thủy
vực nước lợ -nước ngọt
25.86
19.35
67.24
82.26
79.31
93.55
58.63
48.39
77.59
70.97
43.1
17.74
18.97
24.19
100 100
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7 8
27.42
20.69
77.42
62.07
45.16
65.52
38.71
13.79
96.77
81.03
85.48
84.48
19.35
13.79
100 96.55
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7 8
23
Hình 4.7 cho thấy thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá ở hai thủy
vực này cũng khá rộng gồm 8 loại thức ăn: cá, giáp xác, giun, thân mềm, động
vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh và các loại thức ăn khác. Kết quả phân tích
này cũng phù hợp với kết quả tìm thấy từ dẫn liệu của Fishbase (2008)
Trong các loại thức ăn có trong dạ dày của cá thì thực vật phiêu sinh (100% và
96.55%), giáp xác (96.77% và 81.03%) chiếm tỉ lệ cao, tiếp đến là mùn bã hữu
cơ (84.48% và 85.48%). Các loại thức ăn còn lại như: động vật phiêu sinh,
giun, thân mềm, các loại thức ăn khác xuất hiện với tần số xuất hiện thấp hơn
lần lượt là:77.42%, 45.16%, 28.71%. Tuy nhiên, khi quan sát đặc điểm cơ
quan tiêu hóa của cá Ngát cho thấy mùn bã hữu cơ, thực vật và động vật phiêu
sinh không phải là thức ăn chính, chúng được ăn vào cùng với các loại thức ăn
khác hoặc có thể là xác thực vật đang phân hủy. Đồng thời khi quan sát thành
phần thức ăn có trong đoạn ruột sau của cá, thực vật và động vật phiêu sinh
vẫn còn nguyên hình dạng của chúng, như vậy chứng tỏ khả năng tiêu hóa tảo,
động vật phiêu sinh của cá không tốt, có thể cá chỉ tiêu hóa một phần hoặc
không tiêu hóa được chúng. Điều này phù hợp với cấu tạo lược mang cứng,
thưa, miệng rộng, răng rắn chắc, xếp thành từng đám của cá Ngát, những đặc
điểm này thường có ở các loài cá ăn tạp thiên về động vật.
Ở thủy vực nước ngọt, thành phần và số lượng các loại thức ăn có trong ống
tiêu hóa của cá nhiều hơn so với thủy vực nước lợ. Do mẫu thu ở thủy vực
nước ngọt nằm ở thượng nguồn của tuyến Sông Hậu nên có thành phần thức
ăn nhiều hơn về số lượng và đa dạng về chủng loại, ở thủy vực này loại giáp
xác và thân mềm thường bắt gặp trong ống tiêu hóa của cá là cua Amarinus và
vẹm xanh Pera. Còn ở nước lợ thường bắt gặp loại giun nhiều tơ. Giáp xác
chiếm tỉ lệ cao trong thành phần thức ăn có trong dạ dày của cá và thành phần
này cũng khá phong phú. Khi phân tích thì thấy ở đoạn ruột sau của cá chỉ còn
lại các mảnh vỏ kitin của giáp xác, vảy cá, vỏ thân mềm, điều đó cho thấy đây
là loại thức ăn mà cá tiêu hóa tốt và cũng có thể là thức ăn chính của cá. Do đó
rất phù hợp với cấu tạo của dạ dày cá là vách dày, to chủ yếu để nghiền thức
ăn.
Đối với các loại thức ăn như: đất, sâu, rễ cây, rác,.. cá sẽ không tiêu hóa được
nên có hình dạng nguyên vẹn ở phần ruột sau. Do vậy, đây không phải là thức
ăn mà cá ưa thích, chỉ được ăn ngẫu nhiên hay ăn vào cùng lúc với thức ăn
khác.
Sau khi tiến hành phân tích mẫu cá con (cá có kích cỡ <2g: 0.89g – 2g) có
thành phần thức ăn gồm 6 loại sau: giáp xác, thân mềm, động vật và thực vật
phiêu sinh, giun, mùn bã hữu cơ. Trong đó, loại thức ăn thường bắt gặp là
nhóm động vật phiêu sinh (chủ yếu là nhóm copepod). Theo R.Vachta (1994),
thức ăn của cá trơn ở giai đoạn cá con gồm: copepoda, giáp xác,
phytoplankton, giáp xác nhỏ. Ngày tuổi càng tăng tỉ lệ giáp xác nhỏ giảm,
trong khi đó, copepoda và giáp xác lớn tăng. Ngoài ra cá trơn cũng có thể ăn
thức ăn ở đáy như: giun ít tơ, ấu trùng Chironomus (Nguyễn Bạch Loan,
1998).
24
So với cá có kích cỡ >2g trở lên thì thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của
cá Ngát tương đối ổn định và gồm 8 loài thức ăn: cá con, giáp xác, thân mềm,
động vật và thực vật phiêu sinh, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác. Sự khác biệt
về thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát ở giai đoạn cá con và cá
trưởng thành được thể hiện trong Hình 4.8 và Hình 4.9
100
85
45
70
25
90
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
100
2 3 4 5 6 8
Hình 4.8: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát con.
36.11
81.04
95.83
63.89
75
44.44 41.67
100
0
20
40
60
80
100
1 2 3 4 5 6 7 8
Hình 4.9: Thành phần thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát trưởng
thành (từ 2g trở lên)
Kết quả này tương đồng với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Bạch Loan
(2004) Nguyễn Loan Thảo (2008) cũng có 8 loại thức ăn được bắt gặp trong
ống tiêu hóa của cá Ngát bao gồm: cá con, giáp xác, thân mềm, động vật và
thực vật phiêu sinh, mùn bã hữu cơ và thức ăn khác với các tần số xuất hiện
như sau: thực vật phiêu sinh (100%), kế đến là giáp xác (95.83%), động vật
1 Cá
2. Động vật phiêu sinh
3. Giáp xác
4. Giun
5. Mùn bã hữu cơ
6. Thân mềm
7. Thức ăn khác
8. Thực vật phiêu sinh
25
phiêu sinh (81.04%), mùn bã hữu cơ (75%), giun (63.89%), thân mềm
(44.44%) và thức ăn khác (41.67%), chiếm vị trí thấp nhất cá con (36.11%).
Tuy có sự khác biệt về tần số xuất hiện nhưng qua kết quả này có thể xác định
cá Ngát là loài cá ăn tạp. Từ kết quả này kết hợp với các đặc điểm hình thái
giải phẫu và chỉ số tương quan RLG < 1 (0.91) có thể xác định cá Ngát là loài
cá ăn tạp thiên về động vật.
3.2. Phương pháp đếm – điểm.
3.2.1. Đếm điểm theo hai mùa (mùa mưa – mùa nắng)
0.85%
0.08%
91.86%
1.14% 0.57% 3.32% 1.96% 0.22%
1.55% 24.41% 61.18% 0.52% 0.52% 9.55% 1.95% 0.32%
0.00%
50.00%
100.00%
1 2 3 4 5 6 7 8
Hình 4.10 : Điểm số của các loại thức ăn trong ống tiêu hóa
của cá Ngát ở mùa mưa và mùa khô.
(1. Cá con, 2. Động vật phiêu sinh, 3. Giáp xác, 4.Giun, 5. Mùn bã hữu cơ, 6.
Thân mềm, 7. Thức ăn khác, 8. Thực vật phiêu sinh.)
Kết quả phân tích thức ăn trong ống tiêu hóa của cá Ngát (Plotosus caninus) ở
mùa mưa (từ tháng 2 – tháng 4) cho thấy loại thức ăn chiếm vị trí cao nhất là
giáp xác (61.18%), kế đến là động vật phiêu sinh (24.41%), thứ 3 thân mềm
(9.55%), thức ăn khác (1.95%) chiếm vị trí thứ 4 và đứng vị trí thứ 5 là cá
(1.55%), thứ 6 là giun & mùn bã hữu cơ (0.52%) và thấp nhất là thực vật phiêu
sinh (0.32%).
Đối với mùa nắng (từ tháng 12 - tháng 1) thành phần thức ăn có trong ống tiêu
hóa của cá tượng tự như thành phần thức ăn có trong ống tiêu hóa của cá mùa
mưa. Tuy nhiên số lượng và vị trí của các loại thức ăn có sự thay đổi. Giáp xác
vẫn giử vị trí cao nhất trong thành phần thức ăn của cá Ngát (3582,813.47 =
91.86%), thân mềm vượt lên đứng vị trí thứ 2 (129,389.79 = 3.32%), kế đến là
thức ăn khác (76,460.15 = 1.96%), đứng thứ 4 giun (44,426.22= 1.14%), cá
đứng vị trí thứ 5 (33307.1 = 0.85%) do mùa mưa sẽ cuốn trôi nhiêu vật chất
dinh dưỡng từ trên bờ xuống các thủy vực nhiều hơn về số lượng và đa dạng về
chủng loại.
26
Loại thức ăn chiếm vị trí thấp nhất là thực vật (0.22%). Do có kích thước nhỏ
nên điểm số của loại thức ăn này không cao và chiếm một tỉ lệ không đáng kể
trong tổng khối lượng thức ăn chứa trong ống tiêu hóa của hầu hết các mẫu cá
Ngát thu được.
3.2.2. Đếm điểm theo thuỷ vực (thuỷ vực nước ngọt - thuỷ vực nước lợ)
11.70% 1.32%
49.38%
3.89% 8.04% 4.57% 16.30% 4.70%
0.43% 3.87% 88.10% 0.54% 0.23%
5.76% 0.98% 0.10%
0.00%
10.00%
20.00%
30.00%
40.00%
50.00%
60.00%
70.00%
80.00%
90.00%
1 2 3 4 5 6 7 8
Hình 4.11. Điểm số của các loại thức ăn trong ống tiêu hoá của cá Ngát
(Plotosus canius) ở thuỷ vực nước ngọt – nước lợ
(1. Cá con, 2. Động vật phiêu sinh, 3. Giáp xác, 4.Giun, 5. Mùn bã hữu cơ,
6. Thân mềm, 7. Thức ăn khác, 8. Thực vật phiêu sinh.)
Qua Hình 4.11 cho thấy thành phần thức ăn trong ống tiêu hoá của cá Ngát ở
hai thủy vực tương đối giống nhau đó là: Giáp xác, cá con, thân mềm, giun,
mùn bã hữu cơ, thực vật phiêu sinh, động vật phiêu sinh, thức ăn khác. Trong
đó, điểm số của giáp xác ở hai thuỷ vực vẫn chiếm tỉ lệ cao nhất (nước ngọt:
88.10% & nước lợ: 49.38%). Do thành phần thức ăn ở vùng cửa sông nước lợ
tương đối phong phú hơn so với thủy vực nước ngọt nên tỉ lệ % các loại thức ăn
ít chênh lệch (thấp nhất 1.32 & cao nhất 49.38%), còn ở nước ngọt tỉ lệ % các
loại thức ăn chênh lệch khá lớn (thấp nhất 0.10% và cao nhất là 88.10%). Theo
kết quả phân tích thì loại giáp xác thường bắt gặp ở thuỷ vực nước ngọt là cua
Amarinus, vẹm xanh (Pera), có kích cở lớn và tần số xuất hiện nhiều nên điểm
số lớn hơn. Điều này cũng phù hợp với kết quả của Nguyễn Loan Thảo, 2008.
27
3.3. Phổ dinh dưỡng của cá Ngát.
3.3.1. Phồ dinh dưỡng của cá Ngát ở hai (mùa mưa – mùa khô)
78.69%
0.67%
0.16%0.98%0.25%
0.42%
1.98%
16.94%
Hình 4.12: Phổ dinh dưỡng của cá Ngát (Plotosus canius) ở mùa mưa.
Từ kết quả của Hình 4.12 cho thấy ở mùa mưa phổ dinh dưỡng của cá Ngát có
8 loại thức ăn là: giáp xác (78.69%), động vật phiêu sinh (16.94%), cá (0.42%)
thân mềm (0.67%), giun (0.25%), thức ăn khác (1.89%), mùn bã hữu cơ
(0.98%) và thực vật phiêu sinh (0.16%).
Vào mùa nắng, cá ít gặp trong phổ dinh dưỡng của cá Ngát. Giáp xác vẫn đứng
ở vị trí thứ nhất (91.83%), thân mềm tăng lên đứng vị trí thứ 2 (0.99%), tỉ lệ cá
giảm còn (0.48%), trong khi đó giun (0.26%) tăng lên vị trí thứ 4, động vật và
thực vật phiêu sinh giảm (0.02%).
28
0.15%
0.99%
0.02%
0.26%
4.92%
1.34%
91.83%
0.48%
Hình 4.13. Phổ dinh dưỡng của cá Ngát (Plotosus canius) ở mùa nắng.
3.3.2. Phổ dinh dưỡng của cá Ngát (Plotosus canius) ở thủy vực (nước
ngọt – nước lợ)
96.84%
0.12%
0.01% 0.12%1.33%
0.83%
0.19%
0.55%
Hình 4.14 : Phổ dinh dưỡng của cá Ngát (Plotosus canius) ở thủy vực
nứơc lợ
29
95.26%
0.05%
2.36%
0.10%0.11%
0.30%
0.76%
1.06%
Hình 4.15: Phổ dinh dưỡng của cá Ngát (Plotosus canius) ở thủy vực
nứơc ngọt
Qua Hình 4.15 ở môi trường nước ngọt phổ dinh dưỡng của cá Ngát gồm:
giáp xác chiếm vị trí cao nhất (95.26%), kế đến động vật phiêu sinh (2.36%),
thứ 3 là động vật thân mềm với tỉ lệ (1.06%), vị trí tiếp theo là giun (0.30%),
các vị trí còn lại là cá và thực vậ t phiêu sinh với tỉ lệ (0.11% và 0.05%). Đối
với môi trường nước lợ phổ dinh dưỡng của cá Ngát cũng tương tự như ở
nước ngọt. Tuy nhiên có thay đổi về tỉ lệ và vị trí như sau: đứng đầu vẫn là
giáp xác chiếm (96.84%), thức ăn khác nhảy lên vị trí thứ 2 (1.33%), mùn bã
hữu cơ chiếm vị trí thứ 3 với tỉ lệ (0.83%), vị trí thứ 4 là thân mềm (0.55%),
thấp nhất là động vật phiêu sinh (0.01%).
Nhìn chung ở hai môi trường ta thấy giáp xác chiếm tỉ lệ cao nhất điển hình ở
nước ngọt giáp xác chiếm (95.26%), nước lợ là (96.84%). Kết quả này phù
hợp do cá Ngát là loài có tập tính sống đáy, cùng tầng nước với các loài giáp
xác nên cá có khả năng bắt được các loài giáp xác này nhiều hơn. Ta thấy ở 2
môi trường thì trong môi trường nước lợ giáp xác chiếm tỉ lệ cao hơn do thời
gian thu mẫu rơi vào những tháng có gió mùa Tây Nam thổi từ lục địa ra ngoài
mang theo nhiều loại thức ăn cho các loài giáp xác nên chúng tập chung nhiều
vào khu vực ven bờ (cửa sông) do đó cá có nhiều cơ hội ăn các loài giáp xác
này nhiều hơn ở nước ngọt.
30
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1. Kết luận
Qua thời gian thực hiện đề tài, một số kết quả nghiên cứu được thu thập, phân
tích, thảo luận được đúc kết như sau:
Cá Ngát Plotosus canius Halmilton, 1822, là loài cá có miệng cận dưới
không co duỗi được, răng hàm mịn và sắc, thực quản ngắn, dạ dày hình ống,
vách to, ruột ngắn, có nhiều nếp gấp ở mặt trong. Cấu tạo các cơ quan tiêu hóa
phù hợp với loài cá ăn tạp thiên về động vật.
Chỉ số tương quan chiều dài ruột trên chiều dài chuẩn (RLG) là 0.91.
Thành phần thức ống trong ống tiêu hóa của cá con (cá có kích cỡ dưới 2g)
gồm có loại thức ăn: động vật thủy sinh, thực vật thủy sinh, mùn bã hữu cơ,
giun, thân mềm, giáp xác.
hành phần thức ống trong ống tiêu hóa của cá Ngát gồm có 8 loại thức ăn
như sau: động vật phiêu sinh, thực vật phiêu sinh, giáp xác, cá, giun, thân mềm,
mùn bã hữu cơ, thức ăn khác.
Cá Ngát là loài cá ăn tạp thiên về động vật trong đó loài thức ăn chủ yếu
giáp xác, giun, thân mềm.
5.2. Đề xuất.
Tiếp tục nghiên cứu phổ dinh dưỡng của cá Ngát con ở giai đoạn cá bột đến cá
giống.
Nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng cho ương nuôi cá nhân tạo
31
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bond, C. E., 1996. Biology of Fishes. (Second Edition). Sounders College
Publishing. 750p.
Bùi Lai, Nguyễn Quốc Khang, Nguyễn Mộng Hùng, Mai Đình Yên, 1985. Nhà
xuất bản Nông Nghiệp.
Bùi Thị Lạng, Tài liệu hướng dẫn nhận dạng các loại Chaetognatha,
Enchinodermata, annelida ở Việt Nam.
Đỗ thị Thanh Hương. 2004. Giáo trình sinh lý động vật thủy sản, tủ sách Đại
học Cần Thơ.
Động vật thủy sản giáp xác thường gặp ở Việt Nam, 100 trang.
Động vật thủy sản thân mềm thường gặp ở Việt Nam, 2003. 142 trang
Dr. Akihiko Shirota. 1966. The plankton of south Viet- Nam. 416 trang.
Dương Thị Mỹ Hận. 2004. Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và thử
nghiệm nuôi vỗ cá Kết trong ao nước tĩnh. Luận văn tốt nghệp Đại
học. Trường ĐHCT.
Hồ Mỹ Hạnh. 2003. Khảo sát tính ăn và ảnh hưởng của mật độ, thức ăn lên sự
tăng trưởng của cá rô đồng (Anabas testudineus), từ giai đoạn cá bột
lên cá hương. 40 trang.
htpt://www.itis.gov (30/10/2008)
(14/04/2009).
canius, Gray eel-casfish fisheries.htm
lineaus, Stripped eel casfish fishries, aquarium.htm
– Wikipedia, the free encyclopedia.htm.
Lâm Văn Minh. 2000. Một số chỉ tiêu sinh học của cá Ngát (Plotosus canius
Hamilton, 1822). Luận văn tốt nghiệp ĐHCT.
Lý Văn Khánh. Phan Thị Thanh Vân. Nguyễn Hương Thùy. Đỗ Thị Thanh
Hương. 2008. Nghiên cứu đặc điểm sinh học dinh dưỡng và sinh sản
Lươn đồng (Monopterus albus ). Tạp chí nghiên cứu khoa học số đặc
biệt chuyên đề thủy sản ĐHCT (quyển 1) trang 90.
Nguyễn Bạch Loan. 2004. Giáo trình ngư loại I, tủ sách Đại Học Cần Thơ,
trang 10-12 v à 29-34.
Nguyễn Bạch Loan. 2004. Một số chỉ tiêu sinh học cá Ngát (Plotosus canius
Hamilton, 1822). Trích tạp chí Khoa Học Đại Học Cần Thơ chuyên
ngành Thuỷ Sản, 04/2006, trang 25-30.
Nguyễn Bạch Loan. 2008. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá Leo (Wallago
attu Bloch & Schneider, 1801). 46 trang.
32
Nguyễn Hương Thùy. 2004. Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh học dinh dưỡng
và sinh sản cá Đối (Liza subviridis). 35 trang.
Nguyễn Hữu Phụng, Nguyễn Nhật Thi. 1994. Danh mục cá biển Việt Nam tập
II, lớp cá xương từ bộ cá Cháo Biển đến bộ cá Đối, Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật, trang 126-128
Nguyễn Thị Phương Nga. 1996. Đặc điểm hình thái phân loại, dinh dưỡng các
loài cá thuộc họ Pangasiidae ở Cần Thơ – Long Phú. 98 trang.
Nguyễn Văn Kiểm. 2007. Nghiên cứu đặc diểm sinh học và thử nghiệm kích
thích sinh sản cá Lăng (Mystus wyckii ). Trang 5 và trang 18-21.
Nguyễn Văn Triều. Dương Nhựt Long & Bùi Châu Trúc Đan. 2006. Nghiên
cứu đặc diểm sinh học cá Kết ( Krytopterus bleekeri Gunther 1964).
Tạp chí nghiên cứu Khoa học số đặc biệt chuyên đề thủy sản ĐHCT
(quyển 1): trang 223- 234.
Phạm Thanh Liêm và Trần Đắc Định. 2004. Giáo trình phương pháp nghiên
cứu sinh học cá, tủ sách Đại Học Cần Thơ, trang 11-19 và trang 36-
43.
Phạm Thanh Liêm. 2005. Đề tài cấp bộ. Nghiên cứu đặc điểm sinh học và khả
năng thuần dưỡng cá Bông Lau (Pangasius krempfi) trong ao nuôi.
Phan Phương Loan. 2006. Nghiên cứu đặc điểm sinh học cá Leo (Wallago attu)
tại An Giang. Luận văn tốt nghiệp Đại Học. ĐHCT
Smith, L. S., 1991. Introduction to fish physiology. Argent laboratories. 352p.
Trần Thị Ngọc Tuyền. 2008. Nhiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và thức ăn cho cá
Kết (Micronema bleekeri) giai đoạn từ bột lên giống. 57 trang.
Trần Thị Thanh Hiền. 2007. Nghiên cứu đặc điểm dinh dưỡng và khả năng sử
dụng thức ăn chế biến để ương cá Thát Lát Còm (Notopterus chitala)
từ bột lên giống. 38 trang.
Trần Thị Thanh Hiền. Nguyễn Anh Tuấn. Huỳnh Thị Tú. 2004. Giáo trình Dinh
dưỡng và thức ăn thủy sản, tủ sách Đại học Cần Thơ.
Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương. 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
ĐBSCL, Khoa Thuỷ Sản, Đại Học Cần Thơ, trang 175-176.
Vũ Trung Tạng. 2004. Sinh học và sinh thái học biển. Nhà xuất bản Đại Học
Quốc Gia Hà Nội. 336 Trang.
33
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_ttd_trinh_5282.pdf