MỤC LỤC
Trang
Đặt vấn đề 1
Chương 1: Tổng quan tài liệu 3
1.1. Giải phẫu học vùng bẹn 3
1.2. Cơ chế chống thoát vị tự nhiên 12
1.3. Nguyên nhân thoát vị bẹn 13
1.4. Lâm sàng thoát vị bẹn 15
1.5. Cận lâm sàng 17
1.6. Chẩn đoán phân biệt 17
1.7. Biến chứng 18
1.8. Lịch sử điều trị thoát vị bẹn 18
1.9. Các phương pháp mổ thoát vị bẹn ở người lớn 22
1.10. Các tai biến và biến chứng phẫu thuật 23
1.11. Các loại mảnh ghép 24
1.12. Tiêu chuẩn của mảnh ghép 27
Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu 28
2.1. Đối tượng nghiên cứu 28
2.2. Phương pháp nghiên cứu 28
2.3. Nhập và xử lý số liệu 39
Chương 3: Kết quả nghiên cứu 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng 40
3.2. Cơ sở phẫu thuật 48
3.3. Phương pháp vô cảm 49
3.4. Kết quả phẫu thuật 49
3.5. Đánh giá kết quả muộn 55
Chương 4: Bàn luận 59
4.1. Đặc điểm lâm sàng 59
4.2. Vai trò của siêu âm trong thoát vị bẹn 64
4.3. Kỹ thuật mổ theo Lichtenstein 65
4.4. Phương pháp vô cảm 69
4.5. Kết quả phẫu thuật 70
4.6. Đánh giá kết quả muộn 75
4.7. Vấn đề thoát vị bẹn hai bên 80
4.8. Phương pháp mổ dùng mô tự thân 81
Kết luận 83
Kiến nghị 85
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
117 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3727 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và kết quả điều trị thoát vị bẹn bằng mổ mở đặt mảnh ghép theo Lichtenstein tại Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n ngắn, phục hồi sinh hoạt tức thì, tránh được những rủi ro tim mạch và gây mê, tránh được bí tiểu sau mổ và tình trạng đau khi phục hồi nhu động ruột, tránh được những biến chứng khác sau mổ (như viêm phổi, xẹp phổi, thuyên tắc mạch….) và ít tốn kém [58]. Tuy nhiên, gây tê tại chỗ có nhược điểm là: Việc tiêm thuốc tê tại chỗ làm cho mô bị phù nề, gây khó khăn trong việc nhận diện và bóc tách những cấu trúc quan trọng và gây khó khăn khi cầm máu bằng dao điện. Tiêm thuốc tê nhiều và nhanh cũng gây đau. Phẫu thuật viên phải tiêm thuốc tê nhiều lần theo từng lớp, những phản ứng tim mạch và hô hấp có thể xảy ra do kích thích đau trong trường hợp gây tê tại chỗ kém hiệu quả. Nếu gây tê không đúng kỹ thuật mũi kim đâm trúng vào dây thần kinh thì hậu quả là đau, cảm giác rát bỏng sau mổ kéo dài [28].
Nienhuijs (2004) áp dụng phương pháp gây tê tủy sống cho 79 bệnh nhân chiếm 71,8 %, gây mê toàn thân cho 31 bệnh nhân chiếm 28,2 % [69].
Tại Việt Nam tê tại chỗ ít được áp dụng trong phẫu thuật thoát vị bẹn, phương pháp vô cảm thường được áp dụng nhiều nhất là tê tủy sống.
Vương Thừa Đức tê tủy sống 100 % [6], Cao Thị Thu Hằng tê tủy sống 84,8 %, tê ngoài màng cứng và gây mê toàn thân 15,2 % [10], Trần Phương Ngô tê tủy sống 100 % [16].
Chúng tôi có 62 bệnh nhân được tê tủy sống chiếm 96,87 % và 2 bệnh nhân được gây mê nội khí quản (1 bệnh nhân bị viêm gan có giảm tiểu cầu, 1 bệnh nhân bị tăng huyết áp và hở van tim) chiếm 3,13 %, không có trường hợp nào được gây tê tại chỗ.
4.5. KẾT QUẢ PHẪU THUẬT
4.5.1. Thời gian mổ
Thời gian mổ được tính từ lúc rạch da đến khi khâu da xong. Trong nghiên cứu của chúng tôi, thời gian mổ trung bình cho 64 bệnh nhân là: 63,3 ± 17,7 phút, thời gian mổ nhanh nhất là 40 phút và chậm nhất là 150 phút. Thời gian mổ trung bình cho thoát vị bẹn một bên và hai bên lần lượt là 61,4 ± 13,6 phút và 120,0 ± 42,4 phút. Thoát vị bẹn 2 bên có thời gian mổ gấp đôi so với 1 bên vì chúng tôi tiến hành mổ từng bên, mổ xong bên này mới sang bên kia. Thời gian mổ của chúng tôi tương tự như thời gian mổ của Lê Phước Thành 67,72 phút [21], so với Trần Phương Ngô có thời gian mổ trung bình là 72,17 phút [16] thì thời gian mổ trung bình của chúng tôi ngắn hơn. Tuy nhiên, so với một số tác giả khác thì thời gian mổ của chúng tôi dài hơn.
Bảng 4.16: Thời gian mổ của các tác giả trong và ngoài nước.
Tên tác giả
Số bệnh nhân
Thời gian mổ (phút)
Bringman (2003) [35]
Danielsson (1999) [41]
Eklund (2006) [48]
Vironen (2005) [87]
Vương Thừa Đức (2006) [6]
Cao Thị Thu Hằng (2004) [10]
103
89
706
149
112
66
45
60
55
37
35
55,82
Thời gian mổ trung bình của Vương Thừa Đức ngắn hơn thời gian mổ trung bình của chúng tôi nhiều, điều này là do trong nghiên cứu của Vương Thừa Đức chỉ do một mình tác giả mổ, ông là người rất có kinh nghiệm trong phẫu thuật thoát vị bẹn. Còn trong nghiên cứu của chúng tôi đa số bác sĩ phẫu thuật có tuổi nghề còn rất trẻ, chưa có kinh nghiệm nhiều trong mổ thoát vị bẹn nên thời gian mổ lâu hơn.
4.5.2. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ
Việc đánh giá thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ khác nhau tùy theo từng tác giả, phần lớn thời gian này được tính từ khi mổ xong cho đến khi bệnh nhân tự đứng dậy được, tự đi tiểu, tự vệ sinh cho mình mà không cần sự giúp đở của người khác, được xác định bằng cách hỏi bệnh nhân.
Chúng tôi ghi nhận trung bình thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ là: 14,9 ± 7,9 giờ, sớm nhất là 10 giờ, chậm nhất là 48 giờ. Trong đó có 36 bệnh nhân có thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ ≤ 12 giờ chiếm 56,25 %.
Kết quả của chúng tôi cũng giống như kết quả của Vương Thừa Đức có thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ trung bình là 14,7 giờ [6].
4.5.3. Đau sau mổ
Có 3 thang điểm đánh giá mức độ đau sau mổ:
- Thang điểm số (Numerical Rating Scale): Dùng bảng tương tự như một thước đo được đánh số từ 0 – 10 điểm, 0 tương ứng với không đau và điểm 10 tương ứng với đau không chịu được. Phương pháp này đòi hỏi người bệnh phải có trình độ học vấn và phải được huấn luyện trước, sau đó tự đánh giá cho mình.
- Thang điểm nhìn (Visual Analogue Scale): Dùng một bảng có một đoạn thẳng, được ghi ở đầu bên trái là không đau và ở đầu bên phải là đau không chịu được. Thang điểm này rất trừu tượng, đòi hỏi người bệnh phải có trình độ học vấn, cũng như thang điểm số người bệnh sau khi được huấn luyện, sẽ tự đánh giá cho mình. Phần lớn các tác giả nước ngoài, đều dùng thang điểm nhìn để đánh giá mức độ đau sau mổ [35],[41],[48],[69],[70].
- Thang điểm lời nói (Verbal Graphic Rating Scale): Có 5 mức độ, thấp nhất là không đau, đến đau nhẹ, đau vừa, đau nhiều, cao nhất là đau không chịu được. Việc đánh giá thông qua hỏi bệnh nhân sau mổ về cảm giác đau của họ. Phương pháp này đơn giản, dễ áp dụng, nhất là những bệnh nhân có trình độ văn hóa không cao. Chúng tôi áp dụng phương pháp này trong nghiên cứu của mình vì đa số bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi có trình độ văn hóa không cao và đều lớn tuổi, kết quả như sau: Ngày thứ nhất sau mổ có 35 bệnh nhân đau ở mức độ nhẹ chiếm 54,69 % và 29 bệnh nhân đau ở mức độ vừa chiếm 45,31 %, sang ngày thứ hai số bệnh nhân đau nhẹ tăng lên 51 chiếm 79,69 % và số bệnh nhân đau mức độ vừa giảm xuống còn 13 chiếm 20,31 %. Điều đó cho thấy rằng mức độ đau giảm dần theo từng ngày, đến ngày thứ hai sau mổ đa số bệnh nhân chỉ còn đau nhẹ. Tuy nhiên việc đánh giá mức độ đau nhiều khi không thật sự khách quan vì mỗi người có cảm nhận về đau khác nhau.
4.5.4. Biến chứng sớm sau mổ
4.5.4.1. Bí tiểu
Có 4 bệnh nhân bí tiểu cần phải đặt sonde tiểu chiếm 6,25 %, trong đó có một bệnh nhân được rút sonde tiểu sau 7 giờ chiếm 1,56 % và 3 bệnh nhân được rút sonde tiểu sau 24 – 48 giờ chiếm 4,69 %. Kết quả của chúng tôi tương tự như kết quả của Danielsson (6 %) [41]. So với tác giả Nordin có 11,5 % bệnh nhân bí tiểu thì số bệnh nhân bí tiểu của chúng tôi thấp hơn nhiều [70]. So với Davies (1,74 %) [42] và Cao Thị Thu Hằng (1,4 %) [10], thì số bệnh nhân bí tiểu của chúng tôi cao hơn.
4.5.4.2. Tụ máu vùng bẹn – bìu
Tụ máu vùng bẹn – bìu có 2 trường hợp chiếm 3,03 %: Một trường hợp bị tụ máu vùng bẹn – bìu mức độ vừa sau mổ 8 ngày, được chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, sau đó kiểm tra lại đã hết máu tụ và cho xuất viện, 2 tuần sau tái khám lại kết hợp với siêu âm kiểm tra vùng bẹn – bìu, kết quả bình thường. Một trường hợp bị tụ máu vùng bẹn – bìu mức độ ít sau mổ 3 ngày, được điều trị bằng: Kháng sinh, kháng viêm, giảm đau, sau đó cho xuất viện, 1 tuần sau tái khám, phát hiện tụ máu nhiều hơn, chúng tôi chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm cho kết quả tốt.
Kết quả của chúng tôi cũng tương tự như của các tác giả Nordin (2,7 %) [70], Kark (2 %) [58], Holzheimer (3,3 %) [57], Vương Thừa Đức (1,8 %) [6]. So với các tác giả Danielsson (12 %) [41], Vironen (7,4 %) [87], Bringman (7,8 %) [35], thì số trường hợp tụ máu vùng bẹn – bìu của chúng tôi thấp hơn.
Tụ máu và tụ dịch sau mổ thoát vị bẹn chiếm tỉ lệ từ 0 – 17 % [72]. Tụ máu thường do cầm máu không tốt, tụ dịch thường gặp ở bệnh nhân có túi thoát vị to, thường tự hấp thu trong vòng 6 – 8 tuần [72]. Tụ máu to có thể làm di chuyển mảnh ghép dễ dẫn đến tái phát, ngoài ra khối máu tụ còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nhiễm trùng mảnh ghép, rất khó điều trị. Để phòng ngừa, cần phải phẫu tích theo từng lớp, cầm máu kỹ và nên đặt dẫn lưu trong các trường hợp dính nhiều, bóc tách và cầm máu khó khăn. Chúng tôi đặt dẫn lưu vết mổ theo kiểu Redon cho 1 trường hợp chiếm 1,52 % do mổ trên bệnh nhân có túi thoát vị to, viêm dày, dính khá chặt vào thừng tinh, bóc tách, cầm máu khó khăn và ống dẫn lưu được rút sau 48 giờ. Holzheimer đặt dẫn lưu cho 7 trường hợp chiếm 2,3 %, do sự phức tạp vùng bẹn, giảm tiểu cầu, bệnh nhân đã được điều trị kháng đông kéo dài, sau đó ống dẫn lưu được rút mà không có biến chứng gì [57].
Khi có biến chứng tụ máu vùng bẹn – bìu đầu tiên nên siêu âm kiểm tra nếu khối máu tụ không lớn lắm có thể chọc hút được thì chọc hút dưới hướng dẫn của siêu âm, nếu không thành công thì phải mổ lại lấy hết máu tụ và tìm nơi chảy máu để cầm máu thật kỹ tránh chảy máu tái diễn.
4.5.5. Thời gian nằm viện sau mổ
Trong nghiên cứu của chúng tôi có thời gian nằm viện sau mổ trung bình là: 3,2 ± 1,5 ngày, trong đó sớm nhất là 2 ngày và lâu nhất là 11 ngày (có 1 trường hợp do biến chứng tụ máu vùng bẹn – bìu). Đa số bệnh nhân có thời gian nằm viện ≤ 3 ngày (67,19 %).
So với Cao Thị Thu Hằng, Trần Phương Ngô có thời gian nằm viện trung bình lần lượt là 8,02 ngày và 7,76 ngày thì thời gian nằm viện của chúng tôi ngắn hơn rất nhiều [10],[16].
Tuy nhiên, so với các tác giả khác thì thời gian nằm viện của chúng tôi dài hơn: Thời gian nằm viện trung bình của Vương Thừa Đức là 2,09 ngày [6], Bringman (103 trường hợp) có 92 % được xuất viện trong 24 giờ [35]. Trong nghiên cứu của Lichtenstein đa số bệnh nhân đều được xuất viện trong ngày, là do ông áp dụng phương pháp gây tê tại chỗ cho tất cả các trường hợp, nên có thể phục hồi ngay sau mổ và có thể tự đi về phòng [58]. Hơn nữa giá thành một ngày nằm viện tại Mỹ và Châu Âu là rất cao, do đó khi bệnh nhân ổn định thì cho xuất viện sớm giúp giảm chi phí điều trị. Ngược lại giá thành nằm viện tại Việt Nam thấp hơn rất nhiều.
Ngoài ra thời gian nằm viện trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn so với các tác giả khác là do bệnh nhân của chúng tôi được mổ vào ngày thứ 6 rất nhiều (chúng tôi hội chẩn phẫu thuật vào ngày thứ 3 và ngày thứ 6, nếu bệnh nhân đủ điều kiện phẫu thuật, thì chiều hôm đó tiến hành mổ). Nếu mổ vào chiều thứ 6, thường phải nằm viện đến thứ 2 mới cho xuất viện, nếu mổ vào những ngày khác thì bệnh nhân được xuất viện sớm hơn.
Bệnh nhân ở xa thường xin nằm viện lâu hơn những bệnh nhân ở gần (trong nghiên cứu của chúng tôi bệnh nhân sống ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao 73,44 %), dù họ đã tự đi đứng, tự chăm sóc cho mình.
Phần lớn bệnh nhân của chúng tôi là lớn tuổi, hưu trí, không bị ràng buộc bởi công việc, nên họ muốn ở lại Bệnh Viện để được chăm sóc.
Chúng tôi cho xuất viện với các tiêu chí sau:
- Bệnh nhân tự vận động và sinh hoạt.
- Vết mổ ổn định và không có biến chứng do phẫu thuật.
- Bệnh nhân đồng ý xuất viện.
4.6. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MUỘN
4.6.1 Theo dõi bệnh nhân
Theo dõi bệnh nhân sau mổ là một vấn đề khó khăn, không những ở các nước đang phát triển mà ngay cả ở các nước phát triển, có trình độ dân trí cao, hệ thống chăm sóc sức khỏe cộng đồng tốt, phương tiện thông tin liên lạc hiện đại. Đòi hỏi người nghiên cứu phải hỏi và ghi đầy đủ thông tin liên lạc như: Địa chỉ cụ thể từ số nhà, tổ, khu phố, phường (xã), quận (huyện), tỉnh (thành phố), số điện thoại (nên ghi lại số điện thoại cố định, bởi vì số điện thoại di động dễ thay đổi hơn).
Sakorafas với 510 trường hợp thoát vị bẹn được mổ, sau 3,8 năm chỉ theo dõi được 80 % [77].
Vương Thừa Đức theo dõi 103 trên 115 trường hợp đạt 89,6 % với thời gian theo dõi từ 12 đến 24 tháng [6].
Chúng tôi tái khám sau 3 tháng và sau 12 tháng, số trường hợp được tái khám ít nhất một lần là 57 chiếm 86,36 %. Có 9 trường hợp chúng tôi không liên lạc được chiếm 13,64 %, là do bệnh nhân không có điện thoại cố định, mà chỉ cho chúng tôi số điện thoại di động và đã thay đổi số nên chúng tôi không liên lạc được, một số trường hợp đã chuyển chỗ ở, khai không đúng địa chỉ khi chúng tôi đi đến địa chỉ đó thì không phải là nơi ở của bệnh nhân, một số trường hợp không có số nhà, không có số điện thoại nên chúng tôi không liên lạc được.
4.6.2. Thời gian trở lại lao động
Thời gian trở lại lao động, được tính từ ngày mổ đến khi trở lại công việc bình thường như trước mổ. Nó liên quan đến nhiều khía cạnh như vấn đề về kinh tế - xã hội, văn hóa, sự hiểu biết của bệnh nhân, phong tục tập quán, hệ thống bảo hiểm và công việc của bệnh nhân. Những người làm công việc nhẹ như văn phòng, buôn bán thì họ thường quay trở lại công việc sớm hơn so với những người làm công việc nặng nhọc như khuân vác, làm ruộng…
Chúng tôi ghi nhận thời gian trở lại lao động trung bình là: 19,7 ± 8,4 ngày, sớm nhất là 10 ngày, chậm nhất là 60 ngày có 1 bệnh nhân được mổ thoát vị bẹn bên phải, thể gián tiếp, sau mổ bị rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu mức độ vừa và công việc của bệnh nhân thường xuyên phải khuân vác nặng nhọc nên thời gian trở lại lao động bị chậm trễ. Đa số bệnh nhân trở lại lao động từ 15 – 30 ngày chiếm 89,09 %.
Thời gian trở lại lao động trong nghiên cứu của chúng tôi dài hơn so với: Trần Phương Ngô có thời gian trở lại lao động trung bình là 18,24 ngày [16], Kark (3175 bệnh nhân) có thời gian trở lại lao động trung bình là 8 ngày, trong đó những người làm công việc nặng nhọc là 12 ngày, còn những người làm việc văn phòng, những công việc nhẹ là 7 ngày [58], Davies (115 bệnh nhân) có thời gian trở lại lao động là 14 ngày [42], Danielsson (89 bệnh nhân mổ theo kỹ thuật Lichtenstein và 89 bệnh nhân mổ theo kỹ thuật Shouldice), nhận thấy rằng thời gian trở lại lao động trong nhóm mổ theo kỹ thuật Lichtenstein là 18 ngày ngắn hơn so với nhóm mổ theo kỹ thuật Shouldice là 24 ngày [41].
4.6.3. Biến chứng muộn
Đau sau mổ là biến chứng tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc và tâm lý bệnh nhân.
Hiện nay, ngay cả các nước tiên tiến, vẫn không có một phương tiện đo lường khách quan nào có ý nghĩa thuyết phục để đánh giá về biến chứng này, khiến cho vấn đề đau sau mổ thoát vị bẹn đôi khi rất khó điều trị. Amid phân biệt ra các loại đau do dây thần kinh [30]:
- Đau do u thần kinh gây ra bởi sự tăng sinh của các sợi thần kinh bên ngoài lớp bao sau khi dây thần kinh bị cắt ngang hoàn toàn hay một phần. Đau có thể rất dữ dội tại vị trí của u thần kinh và giống như bị điện giật.
- Đau, nóng rát xuất hiện theo từng cơn xảy ra sau khi thần kinh bị cắt hoặc bị cột phạm. Lúc đầu, bệnh nhân có một vùng vô cảm và vùng lân cận bị tăng cảm, sau đó trở thành dị cảm.
- Thần kinh còn nguyên vẹn nhưng bị chèn ép bởi mô sẹo, cơn đau khởi phát bởi sự va chạm nhẹ dọc theo đường đi của sợi thần kinh.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 1 trường hợp (1,75 %) đau vết mổ mức độ vừa kéo dài 3 tháng, được chúng tôi sử dụng thuốc giảm đau và kháng viêm từng đợt ngắn, sau 3 tháng thì hết đau. Có 1 trường hợp (1,75 %) bị rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu kéo dài > 8 tháng, tuy không hết, nhưng qua 2 lần theo dõi chúng tôi nhận thấy mức độ rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu giảm dần, không ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và công việc của bệnh nhân.
Theo Stephenson cần phải cẩn thận khi khâu lại lỗ bẹn nông vì thần kinh chậu – hạ vị thường phân nhiều nhánh tận đi ngang vị trí này để vào mô dưới da vùng xương mu, những nhánh tận của thần kinh chậu – hạ vị thường dễ bị cắt khi mở cân chéo ngoài quá xa về phía xương mu và nhánh chính của nó cũng dễ bị tổn thương nếu không chú ý khi cố định mảnh ghép [6].
So sánh với các tác giả khác áp dụng kỹ thuật Lichteinsten:
- Vương Thừa Đức so sánh giữa 2 kỹ thuật mổ theo Lichtenstein và theo Bassini, kết quả trong nhóm Lichtenstein có 2 bệnh nhân (1,6 %) bị đau sau mổ hơn một năm, trong đó có 1 người bị dị cảm vùng cận xương mu, trong nhóm Bassini có 2 bệnh nhân (2 %), thỉnh thoảng bị đau nhói từng cơn lan xuống bìu đôi khi có dị cảm [6].
- Trần Phương Ngô không có bệnh nhân nào đau kéo dài, chỉ có 4 bệnh nhân đau cho đến khi xuất viện [16].
- Kark (1998) báo cáo 3175 bệnh nhân thoát vị bẹn được mổ, kết quả: đau vết mổ > 2 tháng là 1 %, > 1 năm là 0,4 % [58].
So sánh với các tác giả áp dụng kỹ thuật mổ dùng mô tự thân:
- Ngô Viết Tuấn (2000) ứng dụng phẫu thuật Shouldice cải biên hai lớp trong điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi (162 trường hợp), có 3 trường hợp bị đau sau mổ kéo dài trên 1 năm (2 trường hợp tự hết sau 2 năm, chỉ cần điều trị bằng kháng viêm và giảm đau) [26].
- Nguyễn Văn Liễu (2004) ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn (94 trường hợp), có 7 trường hợp (8,86 %) bị rối loạn cảm giác vùng bìu, gốc dương vật và trên xương mu. Trong đó có 6 trường hợp xuất hiện từ lúc mổ đến 3 tháng, từ 3 đến 6 tháng có 1 trường hợp [13].
- Chúng tôi có 2 trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn lượng ít chiếm 3,50 %: Một trường hợp phát hiện lúc 6 tháng, chúng tôi chỉ theo dõi không có điều trị gì, đến tháng thứ 9 chúng tôi khám và siêu âm kiểm tra lại thì thấy bình thường. Trường hợp còn lại phát hiện lúc 4 tháng chúng tôi cũng chỉ theo dõi (bệnh nhân mới mổ được 4 tháng).
4.6.4. Tái phát
Tái phát là vấn đề lớn cần quan tâm trong phẫu thuật thoát vị bẹn và cũng là một trong những tiêu chí quan trọng để người ta chọn lựa phương pháp phẫu thuật. Sau đây là tỉ lệ tái phát của các tác giả trong và ngoài nước áp dụng kỹ thuật Lichtenstein.
Bảng 4.17: Tỉ lệ tái phát của các tác giả trong và ngoài nước.
Tên tác giả
Số trường hợp
Tỉ lệ tái phát %
Thời gian theo dõi
Amid (1995) [7]
Bringman (2003) [35]
Butters (2007)[38]
Danielsson (1999) [41]
Holzheimer (2007) [57]
Lichtenstein (1989) [58]
Mayagoitia (2004) [67]
Nordin (2002) [70]
Sakorafas (2001) [77]
Vương Thừa Đức (2006) [6]
16.000
103
93
89
355
1.000
125
149
407
115
0,5
0,0
1,31
0,0
1,1
0,0
0,8
0,7
0,2
0,97
1 – 5 năm
20 tháng
4 năm
12 tháng
13 tháng
1 – 5 năm
3,5 năm
5 năm
3,8 năm
12 – 24 tháng
Kết quả trên cho thấy rằng mổ theo kỹ thuật Lichtenstein có tỉ lệ tái phát rất thấp.
Trong 57 trường hợp mà chúng tôi theo dõi được thì không có trường hợp nào tái phát với thời gian theo dõi trung bình là 9,2 ± 3 tháng, có lẽ là do thời gian theo dõi của chúng tôi còn ngắn và cỡ mẫu chưa đủ lớn. Tuy nhiên, theo một số phẫu thuật viên thì thoát vị bẹn tái phát sau khi đặt mảnh ghép thường xảy ra trong năm đầu tiên sau mổ. Nguyên nhân chủ yếu là do sai lầm về kỹ thuật như: Phẫu tích không đủ, khích thước mảnh ghép nhỏ, trải mảnh ghép không thẳng, bị gấp hoặc xoắn, cố định không tốt làm cho mảnh ghép di chuyển, ngoài ra còn do tụ máu và do nhiễm trùng [22],[66].
Các biến chứng khác như teo tinh hoàn, sa tinh hoàn, rối loạn phóng tinh, trong nghiên cứu của chúng tôi không gặp.
4.7. VẤN ĐỀ THOÁT VỊ BẸN HAI BÊN
Quan điểm về điều trị thoát vị bẹn 2 bên có sự thay đổi rõ rệt. Trước những thập niên 80 đa số các tác giả chọn cách mổ 2 bên ở 2 lần khác nhau, nhưng sau thập niên 80 cho đến nay đa số các trường hợp được mổ 2 bên cùng một lúc giúp tránh được 2 lần nhập viện, 2 lần phục hồi sau mổ, 2 lần dùng thuốc giảm đau, do đó giảm được chi phí điều trị, ít gây căng thẳng tâm lý, giúp bệnh nhân nhanh chóng trở lại công việc hằng ngày [27],[29].
Trong kỹ thuật mổ dùng mô tự thân, nếu mổ thoát vị bẹn 2 bên cùng lúc, người ta sợ đường khâu tạo hình sẽ bị căng sẹo lành không tốt gây tái phát [29]. Nhưng dùng mảnh ghép nhân tạo để mổ thoát vị bẹn 2 bên cùng lúc sẽ không làm căng đường khâu. Đa số bệnh nhân thích được mổ 2 bên trong một lần.
Trong nghiên cứu của chúng tôi có 2 bệnh nhân bị thoát vị bẹn 2 bên được mổ cùng lúc chiếm 3,13 % và nhận thấy liều thuốc tê cũng bằng với mổ thoát vị bẹn một bên, thời gian mổ trung bình cho 2 bệnh nhân thoát vị bẹn 2 bên là: 120,0 ± 42,4 phút, vẫn giảm đau tốt với phương pháp gây tê tủy sống. Không có trường hợp nào chuyển qua gây mê hay các phương pháp vô cảm khác.
Vương Thừa Đức, Cao Thị Thu Hằng, có bệnh nhân thoát vị bẹn 2 bên được mổ cùng lúc lần lượt là: 3 (2,67 %), 7 (10,60 %) [6],[10].
4.8. PHƯƠNG PHÁP MỔ DÙNG MÔ TỰ THÂN
Trong phương pháp mổ dùng mô tự thân, sự căng đường khâu là một trong những yếu tố được các phẫu thuật viên quan tâm nhiều, bởi vì nó làm cho lớp khâu tạo hình thiếu máu nuôi, sẹo lành không tốt có thể dẫn đến tái phát. Ngoài ra sự căng đường khâu còn làm cho bệnh nhân đau nhiều sau mổ và là một trở ngại lớn cho sự phục hồi sinh hoạt và lao động sau mổ. Để tránh căng người ta dùng đường rạch dãn, nhưng hiệu quả của đường rạch dãn không phải lúc nào cũng hoàn toàn làm giảm căng triệt để nên tỷ lệ tái phát cao.
Ngô Viết Tuấn (2000) ứng dụng phẫu thuật Shouldice cải biên 2 lớp trong điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi (cho 162 trường hợp), có 35 trường hợp (21,6 %) đường khâu bị căng và được rạch dãn mặt trước bao cơ thẳng bụng, kết quả có 3,7 % tái phát với thời gian theo dõi từ 6 tháng đến 4 năm [26].
Nguyễn Văn liễu (2004) ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn (cho 94 trường hợp), có 7 trường hợp (7,45 %) đường khâu bị căng và được rạch dãn bao trước cơ thẳng bụng, kết quả có 3,8 % tái phát với thời gian theo dõi từ 2 – 8 năm [13].
Một tổng kết từ 15 nghiên cứu của liên minh Châu Âu trên 4000 bệnh nhân thoát vị bẹn đã mổ cho thấy, kỹ thuật Shouldice tái phát nhiều gấp 5 lần, các kỹ thuật dùng mô tự thân khác nhiều gấp 6 lần nếu so với Lichtenstein. Điều đặc biệt là, khác với sự tái phát sau mổ bằng kỹ thuật dùng mô tự thân, sau mổ theo kỹ thuật Lichtenstein nếu thời gian theo dõi càng lâu thì càng ít gặp tái phát. Nhiều nghiên cứu cho thấy mổ theo kỹ thuật dùng mô tự thân chỉ đạt được kết quả tốt trong tay những chuyên gia về thoát vị bẹn thì mổ theo kỹ thuật Lichtenstein vẫn đạt được kết quả tốt trong tay những người chuyên hoặc không chuyên, điều này là do tính đơn giản, dễ ứng dụng của kỹ thuật này [7],[78].
Nordin (2002) so sánh giữa 2 kỹ thuật mổ theo Lichtenstein và mổ theo Shouldice trên số bệnh nhân bị thoát vị bẹn nguyên phát tương ứng là 149 và 148. Nhận thấy rằng thời gian mổ trung bình trong nhóm Lichtenstein là 54 phút ngắn hơn so với nhóm Shouldice là 61 phút, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p < 0,01, mức độ đau không có sự khác biệt giữa 2 nhóm. Nhóm Lichtenstein có 1 trường hợp tái phát (0,7 %) trong khi nhóm Shouldice có 7 trường hợp tái phát (4,7 %) với thời gian theo dõi 5 năm [70].
Theo Rutkow tại Mỹ năm 2003, thoát vị bẹn được mổ theo kỹ thuật Lichtenstein là 37 %, Rutkow là 34 %, mổ nội soi là 14 %, các kỹ thuật khác là 15 % [7].
Vương Thừa Đức (2006) so sánh giữa 2 kỹ thuật mổ theo Lichtenstein (112 bệnh nhân) và theo Bassini (98 bệnh nhân), kết quả: Không có sự khác biệt về thời gian mổ (35 so với 34,9 phút) giữa 2 nhóm, nhưng nhóm Lichtenstein có thời gian phục hồi sinh hoạt sớm hơn, ít đau sau mổ hơn, thời gian nằm viện ngắn hơn so với nhóm Bassini [6].
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu tiến cứu trên 66 trường hợp thoát vị bẹn được mổ mở đặt mảnh ghép theo kỹ thuật Lichtenstein, trong đó có 57 trường hợp được theo dõi từ 3,5 tháng đến 14 tháng, chúng tôi có kết luận như sau:
1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng:
- Tuổi trung bình là 63,9 ± 11,8 tuổi; tuổi nhỏ nhất là 40, lớn nhất là 85 tuổi, 100 % là nam giới, bệnh nhân sống ở nông thôn chiếm 73,44 %, thành thị chiếm 26,56 %. Đa số bệnh nhân đã hết tuổi lao động chiếm 50,00 %. Thời gian mắc bệnh trên 3 tháng chiếm 80,30 %, thời gian mắc bệnh ngắn nhất là 10 ngày, dài nhất là 23 năm. Bệnh nội khoa kèm theo 32,81 %, trong đó bệnh lý tim mạch chiếm tỉ lệ cao nhất 18,75 %. Triệu chứng lâm sàng thường gặp là khối thoát vị xuất hiện khi đi đứng 46,97 % và tự vào ổ phúc mạc khi nằm 43,94 %, khối thoát vị xuống đến bìu 68,18 %, khi khối thoát vị xuất hiện gây co kéo vùng bẹn – bìu 39,39 %. Thoát vị nguyên phát 95,45 %, thoát vị tái phát 4,55 %, thoát vị gián tiếp chiếm tỉ lệ cao nhất 74,24 %, trực tiếp 16,67 %, hỗn hợp 9,09 %, thoát vị bẹn một bên chiếm 96,87 %, hai bên chiếm 3,13 %. Phân loại theo Nyhus, loại IIIB chiếm tỉ lệ cao nhất 68,18 %, IIIA và II chiếm tỉ lệ ngang nhau 13,64 %, IVA chiếm 3,03 %, IVB chiếm 1,52 %.
- Siêu âm vùng bẹn – bìu: Có 52 trường hợp thấy hình ảnh khối thoát vị nằm trong ống bẹn chiếm 88,14 %, có 7 trường hợp không thấy hình ảnh khối thoát vị nằm trong ống bẹn chiếm 11,86 %.
2. Kết quả phẫu thuật
- Thời gian mổ trung bình là 63,3 ± 17,7 phút, nhanh nhất 40 phút, chậm nhất 150 phút. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ trung bình là 14,9 ± 7,9 giờ, sớm nhất là 10 giờ, chậm nhất là 48 giờ. Thời gian nằm viện sau mổ trung bình là 3,2 ± 1,5 ngày, sớm nhất là 2 ngày, chậm nhất là 11 ngày. Thời gian trở lại lao động trung bình là 19,7 ± 8,4 ngày. Mức độ đau giảm dần theo từng ngày, đến ngày thứ 2 sau mổ đa số bệnh nhân chỉ còn đau nhẹ 79,69 %. Có 1 trường hợp dẫn lưu vết mổ chiếm 1,52 %.
- Biến chứng sau mổ: Có 4 bệnh nhân bí tiểu sau mổ chiếm 6,25 %, có 2 trường hợp tụ máu vùng bẹn – bìu chiếm 3,03 %, có 1 trường hợp bị rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu kéo dài > 8 tháng chiếm 1,75 %, có 1 trường hợp đau vết mổ mức độ vừa kéo dài 3 tháng chiếm 1,75 %, có 2 trường hợp tràn dịch màng tinh hoàn lượng ít chiếm 3,50 %.
- Đánh giá kết quả sau thời gian theo dõi trung bình 9,2 ± 3 tháng: Xếp loại tốt 93,00 %, khá 7,00 %, không có trường hợp nào xếp loại trung bình và kém.
KIẾN NGHỊ
Qua nghiên cứu này chúng tôi có kiến nghị như sau:
- Thoát vị bẹn thường gặp ở bệnh nhân lớn tuổi, là đối tượng thường mắc nhiều bệnh kèm theo, thời gian từ khi phát hiện bệnh đến khi phẫu thuật thường là muộn. Thời gian mắc bệnh càng lâu thì nguy cơ xảy ra các biến chứng càng nhiều, gây khó khăn khi tiến hành phẫu thuật, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Do đó cần phải tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng, để bệnh nhân được chẩn đoán và phẫu thuật sớm, giảm các biến chứng trước, trong và sau mổ.
- Kỹ thuật Lichtenstein đơn giản, an toàn và hiệu quả có thể áp dụng rộng rãi để điều trị thoát vị bẹn ở người lớn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Lê Quang Quốc Ánh (2004), “Bệnh lý ngoại khoa về thoát vị vùng bụng”, Bài giảng bệnh học ngoại khoa, NXB Y Học, Tr.152-161.
2. Trần Thụy Anh (2007), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Bassini trong điều trị thoát vị bẹn ở người cao tuổi tại Bệnh Viện Saint Paul, Luận văn Thạc sĩ Y học, Học Viện Quân Y.
3. Đỗ Đình Công (2010), “Chứng cứ trong điều trị thoát vị bẹn”, Hội thảo về điều trị thoát vị thành bụng, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
4. Vương Thừa Đức (2003). “Thoát vị thành bụng”, Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa, NXB Y Học, Tr. 247-257.
5. Vương Thừa Đức (2003), “ Nhận xét về kỹ thuật Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, tập 7, (1), Tr. 174-180.
6. Vương Thừa Đức (2006), Đánh giá kỹ thuật đặt mảnh ghép của Lichtenstein trong điều trị thoát vị bẹn, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
7. Vương Thừa Đức (2010), “Kỹ thuật Lichtenstein: Tiêu chuẩn vàng trong điều trị thoát vị bẹn”, Hội thảo về điều trị thoát vị thành bụng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Tr. 1-10.
8. Dương Văn Hải (1997), Giải phẫu học vùng bẹn ở người việt nam, Luận án phó Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
9. Lương Minh Hải (2007), Đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi đặt lưới ngoài phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
10. Cao Thị Thu Hằng (2004), Nghiên cứu dùng mảnh ghép trong phẫu thuật mở điều trị thoát vị bẹn, Luận văn Thạc sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh.
11. Ngô Trí Hùng (2001), “vùng bẹn”, Atlas giải phẫu người, NXB Đại Học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh, Tr. 52-57.
12. Nguyễn Văn Huy (2001), “Bụng và chậu hông”, Giải phẫu học lâm sàng, NXB Y Học Hà Nội, Tr. 77-88.
13. Nguyễn Văn Liễu (2004), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật Shouldice trong điều trị thoát vị bẹn, Luận án Tiến sĩ Y học, Học Viện Quân Y.
14. Nguyễn Văn Liễu (2007), Điều trị thoát vị bẹn, NXB Đại Học Huế, Tr. 9-115.
15. Trịnh Văn Minh (2007), “Ống bẹn”, Giải phẫu người, NXB Hà Nội, tập 2, Tr. 101-108.
16. Trần Phương Ngô (2008), So sánh kết quả của các phương pháp mổ mở điều trị thoát vị bẹn, Luận án chuyên khoa cấp II, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
17. Bùi Đức Phú (1997), “Đánh giá kết quả lâu dài các phương pháp phẫu thuật thoát vị bẹn tại Huế”, Hội thảo thoát vị vùng bẹn, TP. Hồ Chí Minh, Tr. 105-111.
18. Trần Văn Quảng (1998), Kháng sinh trên bệnh nhân mổ thoát vị bẹn, Luận văn Thạc Sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
19. Nguyễn Quang Quyền (1995), “ống bẹn”, Bài giảng giải phẫu học, NXB Y Học, tập 2, Tr. 48-57.
20. Hà Văn Quyết (2005), “Thoát vị nghẹt ”, Cấp cứu ngoại khoa tiêu hóa, NXB Y Học Hà Nội, Tr. 60-69.
21. Lê phước Thành (2009), “Điều trị thoát vị bẹn bằng kỹ thuật Lichtenstein tại Bệnh Viện Đa Khoa Khu Vực Cù Lao Minh”, Hội nghị khoa học công nghệ toàn quốc, Đại Học Y Dược Cần Thơ, Tr.208-212.
22. Phạm Hữu Thông, Đỗ Đình Công, Nguyễn Anh Dũng, Nguyễn Thế Hiệp (2003), “Nhận xét kết quả ban đầu của phẫu thuật điều trị thoát vị bẹn qua ngả soi ổ bụng”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 7, (1), Tr. 192-202.
23. Phạm Hữu Thông, Đỗ Đình Công (2010), “Kết quả của phương pháp không cắt và cắt mảnh ghép cho thừng tinh chui qua trong phẫu thuật nội soi ngoài phúc mạc điều trị thoát vị bẹn”, Hội thảo về điều trị thoát vị thành bụng, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh, Tr. 1-7.
24. Phan Minh Trí, Đỗ Đình Công, Nguyễn Hữu Thịnh (2003), “Đặt lưới Polypropylene ngã tiền phúc mạc trong điều trị thoát vị bẹn”, Tạp chí Y Học TP. Hồ Chí Minh, Tập 7, (1), Tr. 187-191.
25. Nguyễn Minh Trọng (2008), Nghiên cứu kỹ thuật và kết quả điều trị của phương pháp Shouldice cải biên trong điều trị thoát vị bẹn ở người lớn, Luận văn Thạc Sĩ Y Học, Học Viện Quân Y.
26. Ngô Viết Tuấn (2000), Phẫu thuật Shouldice cải biên hai lớp trong điều trị thoát vị bẹn ở bệnh nhân trung niên và lớn tuổi, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
Tiếng Anh
27. Abrahamson J (1997), “Hernias”, Maingot’s abdominal operations, pp. 479-567.
28. Amid P.K, Shulman A.G, Lichtenstein I.L (1994), “Local anesthesia for inguinal hernia repair step-by-step procedure”, Annals of sergery, B. Lippincott, Vol. 220, No. 6, pp. 735-737.
29. Amid P.K, Shulman A.G, Lichtenstein I.L (1996), “Simultaneous repair of bilateral inguinal hernias under local anesthesia”, Annals of sergery, Lippincott – Raven, Vol. 223, No. 3, pp. 249-252.
30. Amid P.K (2003), “Surgical treatment for postherniorrhaphy neuropathic inguinodynia: Triple neurectomy with proximal end implantation”, Contemporary surgery, Vol. 59, No.6, pp. 276-280.
31. Amirlak B, Mittal S.K, Fitzgibbons R.J (2002), “Hernia repair”, Maingot’s Abdominal operations, pp. 1125-1150.
32. Annibali R, Camps J, Nguyen N, Fitzgibbons R.J (1995), “Prosthetic meterials and adhesion formation”, Principles of Laparoscopic Surgery, Springer-Verlag, pp. 426-434.
33. Aufenacker J, Geldere D.V, Mesdag T.V (2004), “The role of antibiotic prophylaxis in prevention of wound infection after Lichtenstein open mesh repair of primary inguinal hernia”, Annals of surgery, Lippincott Williams & Wilkins, Vol. 240, No. 6, pp. 955-961.
34. Bisgaard T, Bay-Nielsen M, Christensen I.J, Kehlet H (2007), “Risk of recurrence 5 years or more after primary Lichtenstein mesh and sutured inguinal hernia repair”, British Journal of Surgery, Vol. 94, pp.1038-1040.
35. Bringman S, Ramel S, Heikkinen T.J, Englund T, Westman B, Anderberg B (2003), “Tension-Free inguinal hernia repair: TEP versus Mesh-Plug versus Lichtenstein”, Annals of surgery, Lippincott William & Wilkins, Vol. 237, No. 1, pp. 142-147.
36. Bringman S, Wollert S, Osterberg J, Smedberg S, Granlund H (2006), “Three-year results of a randomized clinical trial of Lightweight or standard polypropylene mesh in Lichtenstein repair of Primary inguinal hernia”, British Journal of Surgery, Vol. 93, pp. 1056-1059.
37. Bringman S, Conze J, Cuccurullo D, Deprest J (2010), “Hernia repair: The search for ideal mesh”, Springerlink.com, pp. 81-87.
38. Butters M, Redecke J, Koninger J (2007), “Long-term results of a randomized clinical trial of Shouldice, Lichtenstein and Transabdominal preperitoneal hernia repairs”, British Journal of Surgery, Vol. 94, pp. 562-565.
39. Cheung T.T, Chan K.L (2003), “Laparoscopic inguinal hernia repair in children”, Ann Coll. Surg. HK, Vol. 7, pp. 94-96.
40. Chung K.W (1995), “Abdomen”, Gross Anatomy, Williams & Wilkins, pp. 147-157.
41. Danielsson P, Isacson S, Hansen M.V (1999), “Randomised study of Lichtenstein compared with Shouldice inguinal hernia repair by surgeons in training”, Euro Jounal of Surgery, Vol. 165, pp. 49-53.
42. Davies N, Thomas M, Mcilroy B, Kingsnorth A.N (1994), “Early results with the Lichtenstein tension-free hernia repair”, British Journal of Surgery, Vol. 81, pp. 1475-1478.
43. Debord J.R (2001), “Prostheses in hernia surgery: A century of evolution”, Abdominal Wall Hernias, Springer-Verlag, pp. 16-32.
44. Desarda M.P (2003), “Surgical physiology of inguinal hernia repair-a study of 200 cases”, BMC Surgery, pp. 1-7.
45. Dorian. R.S (2010), “Anesthesia of the surgical patient”, Schwartz’s Principles of Surgery, The McGraw-Hill companies, pp. 1731-1752.
46. Drake R.L (2010), “Abdominal wall”, Anatomy for Students, pp. 270-291.
47. Dulucq J.L (2003), “Totally extraperitoneal approach for Laparoscopic hernia repair”, Tips and Techniques in Laparoscopic Surgery, Springer-Verlag, pp. 171-189.
48. Eklund A, Rudberg C, Smedberg S, Enander L.K, Leijonmarck C.E (2006), “Short-term results of a randomized clinical trial comparing Lichtenstein open repair with totally extraperitoneal Laparoscopic inguinal hernia repair”, British Journal of Surgery, Vol. 93, pp. 1060-1068.
49. Eubanks S (1997), “Hernias”, Textbook of Surgery, W.B. Saunders Company, pp. 1215-1232.
50. Fields R.C, Matthews B.D (1999), “Hernias”, The Washington Manual of Surgery, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 442-452.
51. Fitzgibbons R.J, Ahluwalia H.S (2005), “Inguinal hernias”, Schwartz’s Principles of Surgery, pp. 920-942.
52. Flament J.B, Avisse C, Delattre J.F (2001), “Anatomy of the abdominal wall”, Abdominal Wall Hernias, Springer-Verlag, pp. 39-63.
53. Garg P.G, Bhatnagar A.M, Parmar C.D, Darshan J.R, Sehgal R.A (2004), “Comparative study of skin staples and polypropylene sutures for securing the mesh in Lichtenstein’s tension free inguinal hernia repair: A prospective randomized controlled clinical trial”, Indian Journal of Surgery, Vol. 66, pp. 152-155.
54. Gulzar M.R, Iqbal J, Haq M.I.U, Afzal M (2007), “Darning vs Bassini repair for inguinal hernia”, Professional Med J, Vol. 14, No. 1, pp. 128- 132.
55. Hachisuka T (2003) “Femoral hernia rerpair”, Surgical Clinics of North America, Vol. 83, pp. 1189-1205.
56. Holzheimer R.G (2005), “Inguinal hernia: Classification, diagnosis and treatment classic, traumatic and sportsman’s hernia”, Eur J Med Res, Vol. 10, pp. 121-134.
57. Holzheimer R.G (2007), “Low recurrence rate in hernia repair-Results in 300 patients with open mesh repair of primary inguinal hernia”, Eur J Med Res, Vol. 12, pp. 1-5.
58. Kurzer M, Belsham P.A, Kark A.E (2003), “The Lichtenstein repair for groin hernias” Surgical Clinics of North America, Vol. 83, pp. 1099-1117.
59. Kurzer M, Kark A.E (2005), “Inguinal hernia repair-an update”, Recent Advances in Surgery, Royal Society of Medicine Press Ltd, pp. 75-86.
60. Lafferty P.M, Malinowska A, Pelta D (1998), “Lichtenstein inguinal hernia repair in a primary healthcare setting”, British Journal of Surgery, Vol. 85, pp. 793-796.
61. Lam C.M, Wai A.C.K, Yuen A.W.C (2005), “Inguinal hernia repair in hospital authority hospitals: The role of Laparoscopic hernioplasty”, Surgical practice, Vol.9, pp. 18-24.
62. Law W.Y (2002), “History of treatment of groin hernia”, World Journal Surgery, Vol. 26, No. 6, pp. 748-759.
63. LeBlanc K, Ger R (2001), “Evolution of Laparoscopic hernia repair”, Abdominal Wall Hernias, Springer-Verlag, pp. 33-38.
64. Liebgott B (2001), “The abdomen, pelvis and perineum”, The Anatomical basis of dentistry, pp. 100-110.
65. Lotz J.C (2009), “Inguinal hernia repair in the 21 century”, Jurnalul de Chirurgie, Vol. 5, No. 2, pp. 136-139.
66. Malangoni M.A, Gagliardi R.J (2004), “Hernias”, Sabiston Textbook of Surgery, Elsevier Saunders, pp. 1199-1218.
67. Mayagoitia J.C (2004), “Inguinal hernioplasty with the prolene hernia system”, Springer-Verlag, Vol. 8, pp. 64-66.
68. Netter F.H (1995), “Interactive atlas of human anatomy”, Ciba Medical Education & Publications.
69. Nienhuijs S.W, Oort I.V, Keemers-Gels M.E, Strobbe L.J.A and Rosman C (2004), “Randomized clinical trial comparing the Prolene Hernia System, mesh plug repair and Lichtenstein method for open inguinal hernia repair” British Journal of Surgery, Vol. 92, pp. 33-38.
70. Nordin P, Bartelmess P, Jansson C, Svensson C, Edlund G (2002), “Randomized trial of Lichtenstein versus Shouldice hernia repair in general surgical practice”, British Journal of Surgery, Vol. 89, pp. 45-49.
71. Nyhus L.M, Bombeck C.T, Klein M.S (1991), “Hernias”, Textbook of Surgery, W.B. Saunders Company, pp. 1134-1148.
72. Parra J.A, Revuelta S, Gallego T, Bueno J, Berrio J.I, Farinas M.C (2004), “Prosthetic mesh used for inguinal and ventral hernia repaire: normal appearance and complications in ultrasound and CT”, The British Journal of Radiology, Vol. 77, pp. 261-265.
73. Post S, Weiss B, Willer M, Neufang T, Lorenz D (2003), “Randomized clinical trial of lightweight composite mesh for Lichtenstein inguinal hernia repair”, British Journal of Surgery, Vol. 91, pp. 44-48.
74. Read R.C (2002), “Why do human beings develop groin hernias”, Hernia, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 1-8.
75. Richer J.P, Faure J.P, Carretier M, Barbier J (2001), “The Ligaments of Cooper and Thomson”, Abdominal Wall Hernias, Springer-Verlag, pp. 92-96.
76. Rutkow I.M (2003), “The perfix plug repair for groin hernias”, Surgical Clinics of North America, Vol. 83, pp. 1079-1098.
77. Sakorafas G.H, Halikias I, Nissotakis C, Kotsifopoulos N, Stavrou A, Antonopoulos C, Kassaras G.A (2001), “Open tension free repair of inguinal hernias, the Lichtenstein technique”, BMC Surgery, pp. 1-3.
78. Sherman.V, Macho. J.R, Brunicardi. F.C (2010), “Inguinal hernias”, Schwartz’s Principles of Surgery, The McGraw-Hill companies, pp.1305-1342.
79. Shulman A.G, Amid P.K, Lichtenstein I.L (1992), “Prosthetic mesh plug repair of femoral and recurrent inguinal hernias: The American experience”, Annals of the Royal College of Surgeons of England, Vol. 74, pp. 97-99.
80. Skandalakis J.E, Colborn C.L, Skandalakis L.J (2002), “Historic aspects of groin hernia repair”, Hernia, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 29-42.
81. Sorensen L.T, Jorgensen L.N (2002), “Biochemical aspects of abdominal wall hernia formation and recurrence” Hernia, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 9-16.
82. Spitz J.D, Arregui M.E (2001), “Fascial anatomy of the inguinal region”, Abdominal wall hernias, Springer-Verlag, pp. 86-91.
83. Stoppa R, Wantz G.E, Munegato G, Pluchinotta A (2001), “Evolution and present state of groin hernia repair”, Abdominal wall hernias, Springer-Verlag, pp. 3-10.
84. Sucullu I, Filiz A.I, Sen B, Ozdemir Y, Yucel E, Sinan H, Sen H, Dandin O, Kurt Y, Gulec B, Ozyurt M (2010), “The effects of inguinal hernia repair on testicular function in young: A prospective randomized study”, Springer-Verlag, Vol. 14, pp. 165-169.
85. Tung W.S, Brunt L.M (2002), “Hernias”, The Washington Manual of Surgery, Lippincott Williams & Wilkins, pp. 460-468.
86. Turnage R.H, Richardson K.A, Li B.D, Mcdonald J.C (2007), “Chapter 43-Abdominal wall, umbilicus, peritoneum, mesenteries, omentum and retroperitoneum”, Sabiston Textbook of Surgery.
87. Vironen J, Nieminen J, Eklund A, Paavolainen P (2005), “Randomized clinical trial of Lichtenstein patch or prolene hernia system for inguinal hernia repair”, British Journal of Surgery, Vol. 93, pp. 33-39.
88. Wara P, Nielsen M.B, Juul P, Bendix J, Kehlet H (2005), “Prospective nationwide analysis of Laparoscopic versus Lichtenstein repair of inguinal hernia”, British Journal of Surgery, Vol. 92, pp. 1277-1281.
89. Woloson S.K, Greisler H.P (2001), “ Biochemistry, immunology and tissue response to prosthetic material”, Abdominal wall hernias, Springer-Verlag, pp. 201-207.
90. Wysocki A, Pozniczek M, Krzywon J, Strzalka M (2002), “Lichtenstein repair for incarcerated groin hernias”, Euro Journal of Surgery, Vol. 168, pp. 452-454.
91. Zollinger R.M (2003), “Repair of inguinal hernia with mesh (Lichtenstein)”, Zollinger’s Atlas of Surgical operations, McGraw-Hill, pp. 424-427.
92. Zollinger R.M (2003), “Classification systems for groin hernias”, Surgical Clinics of North America, Vol. 83, pp. 1053-1063.
PHỤ LỤC
DANH SÁCH BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA TRUNG ƯƠNG CẦN THƠ
STT
Họ và tên
Giới
Năm sinh
Ngày NV
Số LT
Địa chỉ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
41
42
43
44
45
46
47
Trần Văn Nh
Tống Văn S
Lê Thanh T
Nguyễn Văn Th
Lê Văn H
Nguyễn Văn H
Nguyễn Ngọc V
Châu Văn Ng
Nguyễn Văn S
Nguyễn Văn Tr
Đỗ Văn Kh
Đặng Công T
Bùi Ngọc S
Nguyễn Văn M
Dư Văn Đ
Lương X
Nguyễn Hồng K
Nguyễn Hoàng D
Nguyễn Văn T
Nguyễn Văn H
Đặng Văn Tr
Nguyễn Văn S
Huỳnh Văn Th
Nguyễn Văn Đ
Bùi Hữu B
Huỳnh Văn L
Nguyễn Văn H
Phan Văn T
Lê Ngọc M
Nguyễn Văn H
Nguyễn Văn S
Phạm Thành Ph
Phan Văn V
Lê Văn N
Phạm Như Đ
Trần Văn Th
Nguyễn Ngọc Ng
Nguyễn Hữu Ph
Trần Văn Tr
Lê Văn S
Huỳnh Văn H
Võ Văn Nh
Nguyễn Văn Ch
Nguyễn Văn Ch
Hoàng H
Nguyễn Hữu Th
Trương Văn T
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
1929
1931
1942
1952
1947
1928
1934
1952
1926
1938
1949
1956
1957
1950
1956
1950
1940
1945
1935
1957
1955
1954
1953
1948
1925
1955
1956
1942
1956
1956
1922
1963
1952
1958
1926
1941
1941
1969
1950
1955
1965
1969
1940
1946
1935
1929
1927
25/5/2009
08/06/2009
08/06/2009
11/06/2009
15/06/2009
16/06/2009
25/06/2009
02/07/2009
02/07/2009
06/07/2009
13/07/2009
14/07/2009
22/07/2009
23/07/2009
03/08/2009
03/08/2009
20/08/2009
26/08/2009
26/08/2009
03/09/2009
10/09/2009
14/09/2009
15/09/2009
21/09/2009
21/10/2009
26/10/2009
02/11/2009
02/11/2009
09/11/2009
10/11/2009
11/11/2009
16/11/2009
16/11/2009
23/11/2009
15/12/2009
16/12/2009
30/12/2009
05/01/2010
25/01/2010
22/02/2010
23/02/2010
24/02/2010
08/03/2010
11/03/2010
12/04/2010
19/04/2010
21/04/2010
16709,09
17873,09
18057,09
18475,09
18663,09
19583,09
20614,09
20608,09
21768,09
21946,09
21986,09
21943,09
22963,09
23512,09
24303,09
24310,09
26869,09
27149,09
27145,09
28185,09
29155,09
29690,09
32750,09
30289,09
33796,09
34624,09
36275,09
35569,09
37456,09
36275,09
36613,09
37067,09
37162,09
38255,09
40710,09
41563,09
218,10
714,10
3184,10
6576,10
5938,10
6582,10
7412,10
7752,10
11542,10
12311,10
12614,10
Cần Thơ
Hậu Giang
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Hậu Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Cần Thơ
Trà Vinh
Hậu Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Cần Thơ
Trà Vinh
Sóc Trăng
Hậu Giang
Cà Mau
Cà Mau
Cần Thơ
Hậu Giang
Cần Thơ
Bạc Liêu
Hậu Giang
Vĩnh Long
Hậu Giang
Hậu Giang
Hậu Giang
Cần Thơ
Vĩnh Long
Vĩnh Long
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Hậu Giang
Vĩnh Long
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Hậu Giang
Sóc Trăng
Cần Thơ
Hậu Giang
Cần Thơ
Hậu Giang
Vĩnh Long
Xác nhận của phòng kế hoạch tổng hợp
DANH SÁCH BỆNH NHÂN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
STT
Họ và tên
Giới
Năm sinh
Ngày NV
Số LT
Địa chỉ
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
Nguyễn Minh H
Trương Văn Tr
Nguyễn Văn D
Trần Văn Ph
Lê Thành K
Nguyễn Văn Qu
Võ Thanh H
Nguyễn Văn Nh
Nguyễn Văn V
Nguyễn Văn H
Trần Văn T
Tô Phước Th
Hoàng Minh Qu
Lương Văn H
Ngô Văn Ch
Dương Văn Nh
Bùi Văn Đ
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
Nam
1940
1945
1963
1931
1952
1952
1925
1931
1958
1951
1940
1939
1952
1943
1938
1925
1938
06/08/2009
10/08/2009
17/08/2009
28/08/2009
24/09/2009
01/10/2009
08/10/2009
12/10/2009
15/10/2009
01/12/2009
03/12/2009
07/12/2009
21/12/2009
22/12/2009
04/01/2010
05/01/2010
23/02/2010
16259,09
16551,09
17047,09
17740,09
20131,09
21052,09
21349,09
21521,09
21794,09
25733,09
26064,09
26270,09
27310,09
27313,09
406,10
476,10
3387,10
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Vĩnh Long
Cần Thơ
Cần Thơ
Vĩnh Long
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Cần Thơ
Xác nhận của phòng kế hoạch tổng hợp
PHIẾU THU THẬP SỐ LIỆU
Số lưu trữ bệnh án…………………………
A. Hành chánh:
Họ và tên bệnh nhân:………………………………………… Nam: ¨ Nữ: ¨.
Tuổi: …………………………………………………………………………...
Địa chỉ: Số nhà ……………………… Đường (ấp) ………………………….. Phường (xã) …………………………. Quận (Huyện) ………………………..
Tỉnh ( TP)………………………………………………………………………
Điện thoại .……………………………………………………………….......... Địa chỉ thay đổi (nếu có): Số nhà ……………………Đường (ấp) …………...
Phường (xã) …………………... Quận ( Huyện) ……………………………...
Tỉnh (TP) ………………………………………………………………………
Điện thoại ……………………………………………………………………...
Nghề nghiệp: 1. Công nhân viên ¨; 2. Buôn bán ¨; 3. Làm ruộng ¨; 4. Hết tuổi lao động ¨; 5. Nghề khác ¨.
Dân tộc: 1. Kinh ¨; 2. Khác ¨
Ngày, tháng, năm nhập viện:…………/…………/……………...
Ngày, tháng, năm mổ :…………/…………/……………....
Ngày, tháng, năm ra viện :…………/…………/………………
Số nhập viện :……………………………………...
B. Chuyên môn:
I. Lý do vào viện: ……………………………………………………………...
II. Tiền sử bản thân: ………………………………………………………….
………………………………………………………………………………….
III. Lâm sàng và cận lâm sàng:
1. Trọng lượng cơ thể theo BMI: ……………………………………………..
2. Diễn tiến:
- Thời gian mắc bệnh: ……………………………………………………
3. Triệu chứng lâm sàng:
- Khối thoát vị bẹn xuất hiện khi: Đi đứng ¨; Khi tăng áp lực ổ bụng (ho, rặn, làm việc nặng) ¨; Có khi đi đứng, có khi tăng áp lực ổ bụng ¨; Xuất hiện thường xuyên ¨.
- Khối thoát vị vào ổ phúc mạc khi: Nằm ¨; Dùng tay đẩy vào ¨; Có khi nằm, có khi dùng tay đẩy vào ¨; Không vào ổ phúc mạc được ¨.
- Khi khối thoát vị xuất hiện: Co kéo vùng bẹn – bìu ¨; Đau vùng bẹn – bìu ¨; Không co kéo, không đau ¨.
- Khám: Khối thoát vị còn ở vùng bẹn ¨; Xuống đến bìu ¨;
- Đẩy khối thoát vị vào ổ phúc mạc: Được ¨; Không ¨.
4. Cận lâm sàng:
Siêu âm bẹn – bìu: …………………………………………………
………………………………………………………………………………….
5. Bệnh kèm theo: ……………………………………………………………..
………………………………………………………………………………….
6. Chẩn đoán:
- Chẩn đoán trước mổ: …………………………………………………...
- Chẩn đoán sau mổ: ……………………………………………………..
- Phân loại theo Nyhus 1993: ……………………………………………
IV. Điều trị
1. Cơ sở phẫu thuật: BVĐKTWCT ¨; 2. BVĐKTPCT ¨.
2. Phương pháp vô cảm: 1. Tê tủy sống ¨; 2. Mê NKQ ¨.
3. Phẫu thuật:
3.1. Đường mổ: Theo đường song song và trên dây chằng bẹn ¨; Theo đường phân giác bẹn ¨; Theo vết mổ cũ ¨.
3.2. Mảnh ghép: Kích thước:……………cm. Tên thương mại:………...
Tên gốc:…………………………… Của công ty: ……………………………
3.3. Cố định mảnh ghép: Mũi rời ¨; Mũi vắt ¨.
3.4. Thời gian mổ: ………………………………………………………
3.5. Dẫn lưu vết mổ : 1.Có ¨; 2. Không ¨;
- Thời gian đặt ống dẫn lưu: …………………………………………….
3.6. Tai biến trong khi mổ:
- Tai biến do phương pháp vô cảm: 1. Có ¨; 2. Không¨
- Tai biến do phẫu thuật:
+ Tổn thương ống dẫn tinh ¨
+ Tổn thương động mạch, tĩnh mạch đùi ¨
+ Tổn thương động mạch thượng vị dưới ¨
+ Tổn thương tạng thoát vị ¨
+ Tổn thương thần kinh chậu – bẹn ¨
+ Tổn thương thần kinh chậu – hạ vị ¨
3.7. Biến chứng sớm sau mổ:
- Bí tiểu phải đặt sonde : Có ¨; Không ¨;
Thời gian đặt sonde tiểu:…………………………………………………
- Chảy máu vết mổ ¨
- Tụ máu vùng bẹn – bìu ¨
- Sưng bìu và tinh hoàn ¨
- Nhiễm trùng vết mổ ¨
- Nhiễm trùng mảnh ghép ¨
3.8. Thời gian phục hồi sinh hoạt cá nhân sớm sau mổ: ……………...
3.9. Mức độ đau sau mổ: Ngày 1: ………………Ngày 2 ……………..
3.10. Thời gian nằm viện sau mổ: ……………………………………..
3.11. Đánh giá kết quả sớm sau mổ: …………………………………..
V. Đánh giá kết quả muộn:
1. Tái khám lần 1 :
1.1. Cách tái khám: Tại Bệnh Viện ¨; Điện thoại ¨; Đến nhà ¨.
Ngày ………………… tháng …………………… năm ………………..
1.2. Kết quả:
- Thời gian trở lại lao động: ……………………………………………..
- Tái phát: 1. Không ¨; 2. Một bên ¨; 3. Hai bên ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………..
- Biến chứng:
Teo tinh hoàn: Có ¨; Không ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………..
Sa tinh hoàn : Có ¨; Không ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………..
Tràn dịch màng tinh hoàn: Có ¨; Không ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………..
Rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
Rối loạn cảm giác vùng trên xương mu: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
Đau vết mổ: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
Thải trừ mảnh ghép: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
- Siêu âm vùng bẹn – bìu: ………………………………………………..
- Đánh giá kết quả tái khám lần thứ nhất: ……………………………….
2. Tái khám lần 2 :
2.1. Cách tái khám: Tại Bệnh Viện ¨; Điện thoại ¨; Đến nhà ¨.
Ngày ………………… tháng …………………… năm ………………...
2.2. Kết quả:
- Tái phát: 1. Không ¨; 2. Một bên ¨; 3. Hai bên ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………...
- Biến chứng:
Teo tinh hoàn: Có ¨; Không ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………...
Sa tinh hoàn : Có ¨; Không ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………...
Tràn dịch màng tinh hoàn: Có ¨; Không ¨.
+ Thời gian: ……………………………………………………………...
Rối loạn cảm giác vùng bẹn – bìu: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
Rối loạn cảm giác vùng trên xương mu: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
Đau vết mổ: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
Thải trừ mảnh ghép: Có ¨; Không ¨.
Thời gian: ………………………………………………………………..
- Siêu âm vùng bẹn – bìu: ………………………………………………..
- Đánh giá kết quả tái khám lần hai: ……………………………………..
Kết thúc, ngày ………… tháng .................. năm ………...
BS BÙI TRƯỜNG TÈO
Phụ lục: ẢNH CỦA BÁC SĨ IRVING LICHTENSTEIN
Phụ lục: HÌNH ẢNH MINH HỌA PHẪU THUẬT
Bệnh nhân: Nguyễn Văn H 53 tuổi, số nhập viện 36094, chẩn đoán thoát vị bẹn gián tiếp bên trái, được mổ vào ngày 11/11/2009.
Hình phụ lục 1: Bóc tách bảo tồn thần kinh chậu – hạ vị.
Hình phụ lục 2: Bóc tách thừng tinh ra khỏi sàn bẹn sau.
Hình phụ lục 3: Mở túi thoát vị gián tiếp.
Hình phụ lục 4: Đặt và cố định mảnh ghép.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 82753 m.doc