Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm - Tại Lạng Sơn

Bảo Lâm (Lạng Sơn) có điều kiện về sinh thái tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồng. Cây hồng được trồng ở đây gần như là quảng canh, các biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa được chú ý nhưng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng quả khá. Tại Bảo Lâm hiện có trồng 2 giống hồng không hạt là hồng Bảo Lâm và hồng Vành Khuyên. Trong đó, hồng Bảo Lâm có chất lượng khá hơn, được thị trường ưa chuộng và có giá bán cao hơn giống hồng Vành Khuyên. Hồng ở Bảo Lâm chủ yếu được trồng trên loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, có độ dốc trung bình từ 15-25 0. Nền đất chua và nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn nên còn có nhiều khả năng mở rộng diện tích.

pdf91 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3226 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh học, sâu bệnh hại và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng không hạt Bảo Lâm - Tại Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h dưỡng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 56 thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn nên còn có nhiều khả năng mở rộng diện tích trồng hồng trên địa bàn xã. Các biện pháp kỹ thuật trong trồng trọt, phòng trừ sâu bệnh, tuyển chọn, nhân giống và cải tạo đất chưa được áp dụng trong sản xuất hồng nên năng suất, chất lượng hồng tại Bảo Lâm còn đạt thấp và không ổn định. 3.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM SINH TRƯỞNG, PHÁT TRIỂN CỦA GIỐNG HỒNG BẢO LÂM TẠI XÃ BẢO LÂM - HUYỆN CAO LỘC- TỈNH LẠNG SƠN Mỗi giống cây trồng khác nhau đều có những đặc điểm sinh trưởng phát triển khác nhau. Nghiên cứu những đặc điểm sinh trưởng, phát triển của một giống cây trồng nào đó sẽ cung cấp dẫn liệu về khả năng thích nghi của giống cây trồng đó tại vùng sinh thái nghiên cứu. Đây cũng chính là cơ sở khoa học của việc tác động các biện pháp kỹ thuật nhằm đem lại hiệu quả kinh tế cao trong sản suất. 3.2.1. Đặc điểm hình thái 3.2.1.1. Đặc điểm hình thái cây Khung cành của cây ăn quả là bộ phận rất quan trọng. Kết quả điều tra nghiên cứu đặc điểm hình thái cây hồng Bảo Lâm 20 tuổi cho thấy giống hồng không hạt Bảo Lâm có dạng tán hình tháp, phân cành ít. Chiều cao cây trung bình 6,28 m, chiều cao phân cành trung bình 1,16 m, chu vi gốc thân trung bình 59,83 cm, đường kính tán trung bình 5,73m (bảng 3.6) . Bảng 3.6. Đặc điểm hình thái cây hồng Bảo Lâm 20 tuổi Nhắc lại Cao cây (m) Cao phân cành (m) Chu vi gốc (cm) Đường kính tán (m) 1 6,20 1,18 59,96 5,44 2 5,85 1,08 59,74 5,81 3 6,80 1,22 59,78 5,95 TB 6,28 1,16 59,83 5,73 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 57 3.2.1.2. Đặc điểm hình thái lá Lá là cơ quan quang hợp tạo ra vật chất hữu cơ, nhưng mỗi giống khác nhau cũng có hình thái lá khác nhau. Kết quả bảng 3.7 cho thấy hồng Bảo Lâm có lá nhỏ hình bầu dục. Chiều dài trung bình 12,58 cm, chiều rộng trung bình 7,71 cm, tỷ lệ giữa chiều dài và chiều rộng là 1,63. Bảng 3.7. Đặc điểm hình thái lá hồng Bảo Lâm Nhắc lại Chiều dài (cm) Chiều rộng (cm) Tỷ lệ dài/rộng 1 12,58 8,00 1,57 2 13,00 7,73 1,68 3 12,16 7,93 1,65 TB 12,58 7,71 1,63 3.2.1.3. Đặc điểm hình thái quả Kết quả nghiên cứu cho thấy quả hồng Bảo lâm có dạng hình tim hơi tròn, nổi múi nhẹ ở gần cuống, không có hạt. Khi ch ín vỏ quả màu vàng có ánh xanh lục, dầy, nhẵn nhưng kém bóng. Mặt cắt ngang có hình hoa thị 10 cánh đều nhau màu hơi đỏ tương phản với màu thịt quả. Mặt cắt dọc thịt quả không có thớ, thịt quả mịn, gọt vỏ có nổi cát đường. Quả nhỏ, đường kính trung bình 1 quả 3,60 cm, chiều cao quả trung bình 4,08 cm, trọng lượng quả trung bình 40,33g (bảng 3.8). Bảng 3.8. Đặc điểm hình thái quả hồng Bảo Lâm Nhắc lại Đường kính (cm) Chiều cao (cm) Trọng lượng (g) 1 3,55 3,84 39,33 2 3,72 4,15 43,33 3 3,52 4,25 38,33 TB 3,60 4,08 40,33 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 58 3.2.2. Đặc điểm chất lượng quả + Kết quả đánh giá cảm quan Kết quả đánh giá cảm quan của hội đồng thử nếm cho thấy chất lượng hồng Bảo Lâm được đánh giá rất cao. Các chỉ tiêu về màu sắc thịt quả, độ giòn, hương vị đều đạt trên 7,5 điểm (bảng 3.9). Bảng 3.9. Một số chỉ tiêu cảm quan hồng Bảo Lâm Gía trị Màu sắc thịt quả Độ giòn Hương vị Độ chát Điểm trung bình Tr.Bình 8,14 7,93 7,66 8,14 7,97 Min 6,70 6,50 7,00 7,40 6,90 Max 8,80 8,60 8,30 8,60 8,58 + Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh hoá. Các chỉ tiêu sinh hoá là thước đo chất lượng quả. Trong các chỉ tiêu phân tích trừ tanin làm cho quả hồng có vị chát nên tỷ lệ nghịch với chất lượng quả còn các chỉ tiêu khác đều làm gia tăng chất lượng quả, tỷ lệ thuận với chất lượng quả hồng. Kết quả phân tích các chỉ tiêu sinh hoá hồng Bảo Lâm cho thấy giá trị các chỉ tiêu về hàm lượng chất khô, đường tổng số, đường khử, các chất rắn hoà tan đạt khá; hàm lượng vitamin C và caroten tương đối cao, hàm lượng tanin tương đối thấp (bảng 3.10). Bảng 3.10. Một số chỉ tiêu sinh hoá quả hồng Bảo Lâm Nhắc lại Chất khô (%) Đường tổng số (%) Đường khử (%) Độ Brix (%) Vitamin C (mg/100g) Caroten (mg/100g) Tanin (%) 1 26,59 16,80 14,30 18,05 45,89 1,33 0,19 2 26,47 16,56 14,26 18,03 45,65 1,35 0,19 3 26,45 16,69 14,24 18,12 46,14 1,31 0,20 TB 26,50 16,68 14,27 18,07 45,89 1,33 0,19 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 59 3.2.3. Đặc điểm sinh trưởng các đợt lộc Cây hồng thường có 3 đợt lộc trong năm đó là lộc xuân, lộc hè và lộc thu. Trong đó đợt lộc xuân là đợt lộc rất quan trọng. Đợt lộc xuân ra nhiều cành lộc to khoẻ chứng tỏ cây rất sung sức. Đối với cây hồng lộc xuân cũng là cành lộc mang quả vì vậy chất lượng và số lượng cành lộc xuân có ảnh hưởng trực tiếp đến năng xuất, sản lượng quả thu hoạch. Kết quả nghiên cứu về đặc điểm hình thái, đặc điểm sinh trưởng lộc của cây hồng không hạt Bảo Lâm năm 2007 được thể hiện tại bảng 3.11, bảng 3.12. Bảng 3.11. Đặc điểm hình thái cành lộc hồng Bảo Lâm ố TT Đợt lộc Tổng số Tỷ lệ (%) Chiều dài cành lộc (cm) Đường kính cành lộc (cm) Số mắt lá trên 1 cành lộc (mắt) Số lá trên 1 cành lộc (lá) 1 Xuân 115,00 93,64 13,62 0,41 8,08 6,31 2 Hè 4,97 4,05 18,91 0,53 10,81 9,14 3 Thu 2,83 2,31 14,27 0,38 8,86 7,03 4 CV% 9,9 1,3 7,7 6,2 5 LSD 05 3,08 0,11 1,43 0,92 Kết quả tại bảng 3.11 cho thấy lộc xuân có tỷ lệ cao nhất (93,64%), sau đó là lộc hè (4,05%) và thấp nhất là lộc thu ( chỉ chiếm 2,31%). Các chỉ tiêu chiều dài cành lộc, đường kính cành lộc, số mắt lá và số lá trên một cành lộc thuần thục của lộc hè đều đạt trị số cao hơn lộc xuân và lộc thu. Sai khác chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Các giá trị này của lộc thu và lộc xuân có sự sai khác không có ý nghĩa. Tuy nhiên lộc xuân có số lượng nhiều nên nếu xét về sinh trưởng lộc ở góc độ sinh khối đạt được thì lộc xuân là đợt lộc sinh trưởng mạnh nhất. Kết quả bảng 3.12 cho thấy đợt lộc xuân bắt đầu mọc từ 20/2 và kết thúc 15/3. Số ngày bắt đầu đợt lộc đến kết thúc đợt lộc xuân kéo dài 24 ngày, nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng cuối tháng 2 - đầu tháng 3. Thời gian sinh trưởng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 60 của một cành lộc từ khi bắt đầu mọc đến thành thục kéo dài 30,8 ngày. Đợt lộc hè bắt đầu mọc từ 16/5 và kết thúc 17/7. Số ngày bắt đầu đợt lộc đến kết thúc đợt lộc hè kéo dài 63 ngày, nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng giữa tháng 6. Thời gian sinh trưởng của một cành lộc từ khi bắt đầu mọc đến thành thục kéo dài 41 ngày. Đợt lộc thu bắt đầu mọc từ 9/8 và kết thúc 25/9. Số ngày bắt đầu đợt lộc đến kết thúc đợt lộc thu kéo dài 47 ngày, nhưng tập trung chủ yếu vào khoảng cuối tháng 8 - đầu tháng 9. Thời gian sinh trưởng của một cành lộc từ khi bắt đầu mọc đến thành thục kéo dài 26 ngày. Trong 3 đợt lộc, đợt lộc xuân có thời gian từ bắt đầu mọc đến kết thúc ngắn nhất và tập trung nhất, sau đó là đợt lộc thu và dài nhất là đợt lộc hè. Sự khác biệt này chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Lộc xuân chủ yếu là cành lộc mang hoa và quả nên đợt lộc này càng mọc tập trung thì tỷ lệ đậu quả càng cao, quả sẽ đồng đều hơn và ngược lại. Thời gian sinh trưởng từ mọc đến thành thục của cành lộc thu ngắn nhất, sau đó là lộc xuân và dài nhất là lộc hè. Sự khác biệt này chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Bảng 3.12. Đặc điểm sinh trưởng lộc của hồng Bảo Lâm Đợt lộc Ngày bắt đầu Ngày rộ Ngày kết thúc Số ngày bắt đầu- kết thúc Thời gian từ mọc - thành thục Xuân 20/02 02/3 15/3 24,4 30,8 Hè 16/5 11/6 17/7 63,2 41,6 Thu 9/8 01/9 25/9 47,8 26,8 CV% 5,0 5,5 LSD 05 4,49 3,6 3.2.4. Đặc điểm ra hoa, đậu quả 3.2.4.1. Đặc điểm ra hoa Qua bảng 3.13 cho thấy sau khi xuất hiện lộc khoảng 1 tháng thì nụ hoa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 61 xuất hiện ( 17-21/3). Sau đó khoảng 8-10 ngày thì hoa nở. Hoa hồng nở tập trung trong khoảng 16 ngày thì tàn. Thời gian từ xuất hiện nụ đến tàn hoa kéo dài trong khoảng 25 ngày. Bảng 3.13. Đặc điểm ra hoa của hồng Bảo Lâm Cây theo dõi Ngày xuất hiện nụ Ngày hoa nở Ngày tàn hoa Thời gian xuất hiện nụ- nở hoa (ngày) Thời gian hoa nở-tàn (ngày) Thời gian xuất hiện nụ- tàn hoa (ngày) 1 20/3 28/3 11/4 8 15 23 2 21/3 29/3 10/4 9 13 21 3 19/3 28/3 12/4 10 16 25 4 19/3 28/3 13/4 10 17 26 5 18/3 27/3 13/4 10 18 27 6 18/3 26/3 13/4 9 19 27 7 17/3 26/3 13/4 10 19 28 8 19/3 27/3 12/4 9 17 25 9 18/3 27/3 13/4 10 18 27 TB 9 16,8 25,4 3.2.4.2. Số lượng hoa, tỷ lệ đậu quả Bảng 3.14. Số lượng hoa và tỷ lệ đậu quả hồng Bảo Lâm 2007 Nhắc lại Tổng số hoa/cành (hoa) Hoa cái và hoa lưỡng tính (hoa) Số quả đậu sau tàn hoa/cành (quả) Số quả thu hoach/cành (quả) Số lượng % so số hoa Số lượng % so số hoa Số lượng % so quả đậu 1 281,00 281,00 100,00 190,00 67,53 27 14,21 2 317,00 317,00 100,00 209,00 65,94 23 10.96 3 254,00 254,00 100,00 161,00 63,93 28 17,14 TB 284,00 284,00 100,00 186,67 65,80 26 14,10 CV% 7,7 7,7 8,0 8,2 11,0 5,2 Qua theo dõi mùa quả năm 2007 cho thấy tổng số hoa trên cành của hồng Bảo Lâm là 284 hoa (100% hoa cái và hoa lưỡng tính). Hồng Bảo Lâm là giống hồng có tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa không cao. Tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa của một Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 62 cành trung bình là 65,8% so với tổng số hoa của một cành. Tỷ lệ quả thu hoạch đạt thấp, bình quân đạt 14,1% so với tổng số quả đậu của một cành (bảng 3.14). 3.2.5. Một số nhận xét rút ra từ việc nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển của hồng Bảo Lâm - Hồng Bảo Lâm có dạng tán hình tháp. Khả năng phân cành kém, sinh trưởng yếu. - Hồng Bảo Lâm một năm có 3 đợt lộc (xuân, hè, thu), trong đó đợt lộc xuân ra với số lượng nhiều và là đợt lộc quan trọng nhất. - Hồng bảo Lâm chỉ có hoa cái và hoa lưỡng tính, không có hoa đực. Tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa và tỷ lệ quả thu hoạch đạt thấp. - Hồng Bảo Lâm là giống hồng không hạt, quả bé, chất lượng tốt, ăn giòn, ngọt, thơm rất được thị trường ưa chuộng. 3.3. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI SÂU BỆNH HẠI HỒNG BẢO LÂM 3.3.1. Thành phần sâu hại hồng Bảo Lâm Kết quả điều tra thành phần sâu hại trên hồng Bảo Lâm đã thu thập được 21 loài gây hại. Trong đó có 20 loài côn trùng và 1 loài nhện. Chúng thuộc 19 họ của 6 bộ. Trong đó 2 bộ cánh nửa và cánh cứng có số loài ghi nhận được nhiều nhất (mỗi bộ có 6 loài). Còn 4 loài chưa xác định được tên khoa học (bảng 3.15). Các loài sâu hại xuất hiện rất phổ biến là sâu đục cành (chưa xác định tên); mọt đục gốc thân Xylebolus sp; mọt đục gốc thân Platypus sp và sâu đục quả (chưa xác định tên). Các loài sâu này không gây hại cây hồng trong giai đoạn vườn ươm cũng như vườn kiến thiết cơ bản. Các loài sâu hại xuất hiện tương đối phổ biến là rệp cánh kiến đỏ Lasifer lacca, sâu ăn lá ( chưa xác định tên) và nhện đỏ Tetranychus sp. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 63 Bảng 3.15. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài sâu hại Số TT Tên sâu hại Tg XH và gây hại Bộ phận bị hại MĐ phổ biến Tên Việt Nam Tên khoa học I Bộ cánh nửa - Hemiptera 1 Bọ xít xanh N. viridula Linaeus Th 5-7 Lá + 2 Ve sầu bướm Lawana sp. Th 3-7 Cành + 3 Ve sầu Ricania sp. Th 3-7 Thân, cành + 4 Rệp sáp bột giả Pseudococcus sp. Th 2-12 Tai qủa, gốc cành + 5 Rệp sáp P. citri Risso Th 2-12 Tai qủa, gốc cành + 6 Rệp cánh kiến đỏ Laccifer lacca Kerr. Quanh năm Cành ++ II Bộ cánh cứng - Coleoptera 7 Bọ ăn lá P.montanus Jek. Th 3-6 Lá + 8 Câu cấu xanh nhỏ P. sieversi Reiter. Th 3-6 Lá + 9 Câu cấu xanh lớn H.squamosus Fabr. Th 3-6 Lá + 10 Mọt hoa Mordellia sp. Quanh năm Thân + 11 Mọt đục gốc thân Xylebolus sp. Quanh năm Gốc, thân, cành C1 +++ 12 Mọt đục gốc thân Platypus sp. Quanh năm Gốc, thân +++ III Bộ cánh bằng - Isoptera 13 Mối hại gốc thân Coptotermes sp. Quanh năm Gốc, thân + IV Bộ cánh vẩy - Lepidoptera 14 Sâu kèn Cryptothelea sp. Th 3-5 Lá + 15 Sâu đo Agathia sp. Th 3-5 Lá + V Bộ cánh tơ - Thysanoptera 16 Bọ trĩ Heliothrips sp. Th 3-4 Lá + VI Bộ nhện nhỏ - Acarina 17 Nhện đỏ Tetranychus sp. Th 3-5 Lá ++ VII Sâu chưa xác định 18 Rệp khổng lồ Chưa xác định tên Quanh năm Cành + 19 Sâu đục cành Chưa xác định tên Quanh năm Cành C3, C4 +++ 20 Sâu đục quả Chưa xác định tên Th 4-8 Quả +++ 21 Sâu ăn lá Chưa xác định tên Th 3-6 Lá ++ Ghi chú: +: Tần xuất bắt gặp < 10%; ++: Tần xuất bắt gặp 10-20%; +++: Tần xuất bắt gặp > 20%. Loài sâu đục cành (chưa xác định tên) xuất hiện và gây hại quanh năm. Loài sâu này đục vào các cành cấp 2,3,4. Các vị trí phân cành dễ bị đục nhất, làm cho cành cây dẽ bị gẫy trong mùa mưa bão, ngoài ra sâu đục cành còn tạo điều kiện cho các loài vi sinh vật gây bệnh chảy gôm, bệnh thâm đen mạch gỗ phát Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 64 triển và gây hại. Giai đoạn sâu non sâu đục cành có thể kéo dài từ 9 -11 tháng. Loài sâu đục quả (chưa xác định tên) xuất hiện và gây hại từ tháng 4 đến tháng 8. Sâu đục quả có 2 lứa chính. Lứa 1 gây hại từ đầu tháng 4 đến cuối tháng 5 ở giai đoạn quả non. Lứa 2 gây hại từ tháng 6 đến tháng 8 ở giai đoạn quả lớn đến thu hoạch. Trưởng thành đẻ trứng vào tai quả, sâu non nở sẽ đục vào quả tại vị trí cuống quả, ăn thịt quả làm cho quả rụng. Tỷ lệ hại của lứa 1 trung bình 35- 39%, có thể đạt 50-60% số quả non. Tỷ lệ hại ở lứa 2 trung bình 8-11%, lứa 2 gây hại khi quả đã lớn nên ảnh hưởng làm giảm đáng kể đến năng suất quả thu hoạch. Kết quả điều tra cho thấy 100% số quả bị sâu đục quả hại đều bị rụng. Sâu đục quả cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho tỷ lệ rụng quả của hồng luôn ở mức cao. Loài mọt đục gốc, thân (Xylebolus sp và Platypus sp) xuất hiện và gây hại quanh năm nhưng hại nặng nhất vào tháng 6 -7 và tháng 11-12. Vào các thời kỳ trên mọt trưởng thành ra rộ chúng đục các đường hầm mới rồi chui vào đẻ trứng. Sâu non nở ra không ăn gỗ mà ăn nấm Ambrosia do trưởng thành khi đục vào thân cây mang theo. Ngoài hại trực tiếp, loài mọt đục gốc, thân còn gián tiếp tạo điều kiện cho các bệnh thâm đen mạch gỗ, bệnh chảy gôm phát triển và gây hại. Cây bị hại nặng có thể bị gẫy đổ khi có mưa bão. Qua thực tế điều tra chúng tôi thấy 2 loài mọt đục gốc, thân chủ yếu xuất hiện ở các vườn hồng trên 20 năm tuổi. Vườn hồng có độ tuổi càng cao mức độ hại càng lớn. Các vườn hồng nằm xen kẽ với khu rừng già có nhiều cây gỗ to có chỉ số hại cao. Ngược lại, các vườn hồng có độ tuổi thấp, nằm ở những nơi không có cây gỗ to, nhiều cây bụi, cạnh đường... thì ít bị 2 loài mọt đục gốc, thân này gây hại. 3.3.2. Thành phần bệnh hại hồng Bảo Lâm Kết quả điều tra thành phần bệnh hại trên hồng tại Bảo Lâm đã thu thập được 12 loài bệnh hại. Trong đó có 7 loài nấm thuộc 4 bộ của lớp nấm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 65 Deuteromycetes, 3 loài tuyến trùng ký sinh gây hại rễ thuộc 2 bộ của ngành tuyến trùng, còn 2 loài bệnh hại (bệnh chảy gôm và một loài bệnh thâm đen mạch gỗ) chưa xác định được tên khoa học. Các loài bệnh hại có mức độ rất phổ biến gồm bệnh thán thư Colletotrichum gloeosporioides Penz. bệnh thâm đen mạch gỗ Physalopspora sp. bệnh rụng quả Botryodiplodia sp và bệnh giác ban Cercospora kaki Ell. et Ever (bảng 3.16). Bảng 3.16. Thành phần và mức độ phổ biến của các loài bệnh hại Số TT Tên bệnh hại Tg XH và gây hại Bộ phận bị hại MĐ phổ biến Tên Việt Nam Tên khoa học I Bộ Hyphomycetales 1 Bệnh giác ban C. kaki Ell. et Ever Th 5-9 Lá +++ 2 Bệnh thâm đen mạch gỗ Physalopspora sp. Quanh năm Thân, cành +++ II Bộ Melanconiales 3 Bệnh thán thư C. gloeosporioides Penz. Quanh năm Cành, lá, quả +++ 4 Bệnh đốm lá C. kaki Maf. Th 5-8 Lá + 5 Bệnh đốm nâu P. diospisi Sydow Th 7-9 Lá + III Bộ Sphaeropsidaceae 6 Bệnh rụng quả Botryodiplodia sp. Th 7-8 Quả +++ IV Bộ Sphaeriales. 7 Bệnh đốm tròn Mycosphaerella nawae Th 5-8 Lá + V Bộ Aphelenchida 8 Tuyến trùng rễ A. sacchari Th 4-10 Rễ cây con ++ 9 Tuyến trùng rễ Aphelenchoides sp. Th 4-10 Rễ ++ VI Bộ Tylenchida 10 Tuyến trùng rễ H.laevicaudatus Th 4-10 Rễ ++ VII Bệnh chưa xác định 11 Thâm đen gỗ Chưa xác định Quanh năm Thân, cành ++ 12 Chảy gôm Chưa xác định Quanh năm Thân, cành ++ Ghi chú: + : < 25% cây bị bệnh. ++: 25- 50% cây bị bệnh. +++: >50% cây bị bệnh. Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporioides Penz gây ra. Đây là loài bệnh hại rất phổ biến và nguy hiểm nhất, có mức độ lây lan nhanh và khó phòng trừ nhất. Bệnh gây hại rất nặng trên cây con giống trong vườn ươm, cây hồng trồng trong giai đoạn kiến thiết cơ bản, các lộc non, quả non của cây hồng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 66 ở vườn kinh doanh. Bệnh gây hại quanh năm, nặng nhất là từ tháng 4 đến tháng 6. Bệnh hại trên quả ngay từ khi quả non mới hình thành. Nấm xâm nhập vào tai quả tạo ra các đốm nâu trên tai quả và phần thịt quả tiếp giáp tai quả làm cho quả rụng. Trên quả chín vết bệnh là các đốm màu nâu đen không định hình trên vỏ làm ảnh hưởng đến phẩm chất và mẫu mã quả. Bệnh hại trên lá làm giảm khả năng quang hợp của bộ lá và ảnh hưởng đến năng suất quả thu hoạch. Trên cành non bệnh hại nặng có thể làm cho cành bị gãy và chết khô. Bệnh thâm đen mạch gỗ do 2 loài nấm (Physalopspora sp. và một loài nấm chưa định danh được) gây ra. Bệnh gây hại quanh năm, mức độ gây hại của bệnh phụ thuộc rất nhiều vào mức độ gây hại của 2 loài mọt đục gốc, thân (Xylebolus sp. và Platypus sp.). Bệnh phát sinh và gây hại sẽ ảnh hưởng đến vận chuyển nước, chất khoáng trong cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, cuối cùng làm giảm năng suất quả. Để phòng trừ bệnh này trước hết là phải chú ý phòng trừ hai loài mọt đục gốc, thân để tránh sự lây lan của nguồn bệnh. Bệnh rụng quả ( còn gọi là bệnh thối tai quả) do nấm Botryodiplodia sp. gây ra. Bệnh xuất hiện và gây hại vào tháng 7 - 8. Bệnh hại tai quả làm cho tai quả biến màu nâu xám dẫn đến xuất hiện tầng rời giữa tai quả và quả, làm cho quả rụng. Bệnh giác ban do nấm Cercospora kaki Ell et Ever gây ra. Bệnh xuất hi ện và gây hại từ tháng 5 - 9 trong đó gây hại nặng nhất là tháng 8 - 9, bệnh hại nặng làm cho lá nhanh vàng chóng rụng ảnh hưởng đến khả năng quang hợp của cây cuối cùng là ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng quả. 4.3.3. Nhận xét chung sâu bệnh hại cây hồng Bảo Lâm - Sâu hại hồng Bảo Lâm tại Lạng Sơn rất đa dạng, kết quả điều tra đã thu thập được 21 loài thuộc thuộc 19 họ của 6 bộ khác nhau, gồm 20 loài côn trùng và 01 loài nhện. Số lượng và mức độ gây hại ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 67 năng suất và chất lượng quả phụ thuộc từng loài. Các loài như sâu đục cành, mọt đục gốc thân, sâu đục quả... là những loài gây hại mạnh và phổ biến nhất. - Đã thu thập được 12 loài sinh vật gây bệnh hại cây hồng, chúng thuộc 5 bộ khác nhau. Các bệnh gây hại phổ biến là thán Thư, giác ban, thâm đen mạch gỗ và bệnh rụng quả. Trong đó bệnh thán thư là bệnh gây hại nguy hiểm nhất. - Trong các loài sâu bệnh hại hồng Bảo Lâm thu thập được còn 4 loài sâu hại và 2 loài sinh vật gây bệnh hại chưa định danh được. 3.4. KẾT QU Ả NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM PHÒNG TRỪ BỆNH THÁN THƯ HẠI HỒNG VÀ SỬ DỤNG CHẤT ĐIỀU HOÀ SINH TRƯỞNG ĐỐI VỚI HỒNG BẢO LÂM 3.4.1. Kết quả nghiên cứu phòng trừ bệnh thán thư hại hồng vụ xuân 2007 Sau thời gian nghỉ đông, đến tháng 2- 3 trời ấm dần lên cây hồng bắt đầu bật mầm, nảy lộc. Ẩm độ cao vào giai đoạn này là điều kiện thuận lợi cho các loại bệnh hại phát sinh và gây hại. Như đã trình bày ở phần 3 .3.2, trong 4 loại bệnh hại phổ biến trên hồng Bảo Lâm thì bệnh thán thư là bệnh gây hại nặng và nguy hiểm nhất. Trong phòng trừ nấm bệnh hại cây trồng, việc sử dụng các loại thuốc trừ nấm là một biện pháp rất quan trọng, mang lại hiệu quả nhanh chóng. Để tìm kiếm thuốc trừ nấm bệnh thán thư hại hồng chúng tôi đã tiến hành thử nghiệm các loại thuốc Ridomil MZ 72 WP, Topsin M70 WP, Viben C50 BTN trên vườn ươm và vườn kinh doanh ở nồng độ khuyến cáo của nhà sản xuất. 3.4.1.1. Hiệu lực của thuốc trừ nấm bệnh thán thư trên vườn ươm Theo kết quả điều tra về diễn biến bệnh thán thư hại hồng trên vườn ươm (phụ lục 5). Đã tiến hành phun thuốc vào ngày 20/3 và theo dõi diễn biến của bệnh. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 3.17. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 68 Bảng 3.17. Hiệu lực của thuốc trừ nấm đối với nấm bệnh thán thư trên vườn ươm tại Bảo Lâm vụ xuân hè năm 2007 Công thức phun Nồng độ (%) CSB (%) trước phun CSB (%) vào các thời điểm HL thuốc (%) vào các thời điểm 5 NSP 10 NSP 15 NSP 5 NSP 10 NSP 15 NSP Nước lã (Đ/C) - 3,54 7,60 12,38 15,78 - - - Viben C50 BTN 0,2 3,60 4,75 6,40 7,35 38,50 49,12 55,95 Ridomil MZ 72 WP 0,2 3,49 4,32 5,70 6,05 40,72 53,71 61,11 Topsin M 70 WP 0,2 3,71 4,08 4,87 4,97 46,95 62,46 69,94 CV % 5,8 6,0 8,9 5,8 7,1 2,6 4,1 LSD 05 0,39 0,58 1,22 0,93 5,94 2,89 5,16 Ghi chú: NSP. Ngày sau phun Kết quả thu được cho thấy cả 3 loại thuốc thử nghiệm ở nồng độ khuyến cáo đều có tác dụng ức chế sự phát triển của nấm bệnh thán thư so với đối chứng chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Trong đó thuốc Topsin M70 WP cho hiệu quả phòng trừ bệnh cao nhất. Sau phun thuốc 15 ngày trên công thức phun thuốc Topsin M70 WP có CSB là 4,97% và hiệu lực của thuốc đạt 69,94%, kém nhất là Viben C50 BTN. Sau phun thuốc 15 ngày trên công thức phun thuốc Viben C50 BTN có CSB là 7,95% và hiệu lực của thuốc chỉ đạt 50,46%. 3.4.1.2. Hiệu lực của thuốc trừ nấm bệnh thán thư trên vườn kinh doanh Từ kết quả điều tra về diễn biến của bệnh thán thư trên vườn kinh doanh (phụ lục 6). Đã tiến hành phun thuốc vào ngày 10/4, kết quả theo dõi diễn biến của bệnh thán thư được trình bày tại bảng 3.18. Kết quả cho thấy việc phun thuốc trừ nấm bệnh thán thư trên vườn kinh doanh cũng thu được hiệu quả tương tự như ở vườn ươm, sau phun thuốc 15 ngày Topsin M70 WP vẫn là thuốc trừ nấm bệnh thán thư cho hiệu quả cao nhất, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 69 tiếp đến là Ridomil MZ72 WP và kém nhất là Viben C50 BTN. Sai khác về hiệu lực của các thuốc thí nghiệm so với công thức đối chứng phun nước lã có ý nghĩa chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Tuy nhiên hiệu lực của cả 3 loại thuốc sau phun thuốc 15 ngày ở vườn kinh doanh đều đạt thấp hơn so với kết quả thu được ở trên vườn ươm. Sự sai khác trên là do ở vườn kinh doanh có địa hình phức tạp, độ dốc lớn, cây cao việc phun thuốc gặp nhiều khó khăn nên phun không được kỹ như đối với vườn ươm. Bảng 3.18. Hiệu lưc của thuốc trừ nấm đối với nấm bệnh thán thư trên vườn kinh doanh tại Bảo Lâm vụ xuân hè năm 2007 Công thức Phun Nồng độ (%) CSB (%) trước phun CSB (%) vào các thời điểm HL thuốc (%) vào các thời điểm 5 NSP 10 NSP 15 NSP 5 NSP 10 NSP 15 NSP Nước lã (Đ/C) - 2,52 6,97 10,35 14,86 - - - Viben C50 BTN 0,2 2,80 4,75 5,87 7,68 38,59 49,04 53,52 Ridomil MZ 72 WP 0,2 2,56 4,12 4,98 6,05 43,58 52,70 59,96 Topsin M70 WP 0,2 2,63 3,75 4,41 5,18 48,52 58,78 63,75 CV % 5,1 4,4 5,8 3,9 4,5 2.1 5,6 LSD 05 0,25 0,40 0,70 0,62 3,89 2,22 6,59 Ghi chú: NSP. Ngày sau phun Tóm lại, trên vườn hồng thuốc Topsin M70 WP có hiệu lực phòng trừ bệnh thán thư cao nhất, sau đó là Ridomil MZ72 WP và thấp nhất là Viben C50BTN. Ngoài hiệu lực của thuốc, để nâng cao hiệu quả phòng trừ bệnh thán thư cần phải phát hiện bệnh sớm và phun thuốc kịp thời. 3.4.1.3. Nhận xét chung về bệnh thán thư hại hồng - Bệnh thán thư bắt đầu xuất hiện và gây hại từ khi cây hồng bật lộc, nhưng gây hại nặng từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 6. Bệnh thán thư gây hại trên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 70 cành non nặng hơn trên lá. Bệnh xuất hiện và gây hại trên quả non với mức độ cao ngay từ đầu đã góp phần làm tăng tỷ lệ rụng quả non. - Các loại thuốc BVTV được thử nghiệm đều có hiệu lực trừ nấm bệnh thán thư, trong đó thuốc Topsin M 70 WP có hiệu lực trừ bệnh cao nhất và thấp nhất là Viben C50 BTN. 3.4.2. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm điều hoà sinh trưởng đến sự rụng quả, năng suất, chất lượng quả hồng Bảo Lâm Như đã trình bày ở phần 3.2.4.2 hồng không hạt Bảo Lâm có tỷ lệ rụng quả rất cao nhiều khi lên tới trên 80% số quả đậu sau tàn hoa. Để hạn chế sự rụng quả chúng tôi đã tiến hành các thử nghiệm nghiên cứu ảnh hưởng của 3 loại chế phẩm điều hoà sinh trưởng đang được lưu hành và sử dụng rộng rãi với nhiều loại cây trồng. Đó là Kích phát tố hoa trái thiên nông, Atonik và GA3 đến sự rụng quả, năng suất và chất lượng quả. Các công thức thử nghiệm gồm: CT I: Đối chứng không phun CT II: Phun nước lã CT III: Phun kích phát tố hoa trái thiên nông, nồng độ sử dụng 0,05% CT IV: Phun Atonik, nồng độ sử dụng 0,03% CT V: Phun GA3, nồng độ sử dụng 40 ppm Các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được phun vào 3 thời điểm. Lần 1 phun khi nhú nụ hoa, lần 2 khi hoa nở, lần 3 khi quả non đã hình thành. 3.4.2.1. Ảnh hưởng của chế phẩm đến tỷ lệ đậu quả và số quả thu hoạch Kết quả ở bảng 3.19 cho thấy khi phun các chế phẩm điều hoà sinh trưởng cho hồng không hạt Bảo Lâm đều có tác dụng: Làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa so với công thức đối chứng không phun từ 13,35% đến 19,42% chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Trong các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được nghiên cứu thì sự sai khác không có ý nghĩa. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 71 Làm giảm tỷ lệ rụng quả so với công thức đối chứng không phun từ 3,32% đến 3,8% chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Tăng số quả thu hoạch/cành so với công thức đối chứng không phun từ 13 - 14 quả ( tương đương 3,57 – 4,05%). Trong các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được nghiên cứu thì sự sai khác không có ý nghĩa. Ở công thức phun nước lã có số quả đậu sau tàn hoa và số quả thu hoạch không có sự sai khác có ý nghĩa so với công thức đối chứng không phun. Bảng 3.19. Ảnh hưởng của chế phẩm đến tỷ lệ đậu quả Công thức TS Hoa cái, HLT /cành Số quả đậu/cành Số quả thu hoạch/cành Số quả rụng/cành Qủa % so số hoa Quả % so số quả đậu Quả % so số quả đậu I 284,00 186,67 65,65 26,00 13,95 160,67 85,80 II 282,00 186,67 66,48 25,67 13,69 161,00 86,30 III 261,67 222,67 85,07 39,00 17,56 182,67 82,43 IV 288,00 228,00 79,37 40,00 17,52 188,00 82,48 V 284,00 224,33 79,00 39,67 18,00 184,66 82,00 CV% 4,8 10,7 2,2 LSD 05 6,58 3,1 3,3 Ghi chú: CT I: Đối chứng không phun. CT II: Phun nước lã. CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nông nồng độ 0,05%. CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03% CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm. Như vậy việc xử lý phun các chất điều hoà sinh trưởng cho hồng không hạt Bảo Lâm 3 lần ở các thời kỳ nhú nụ hoa, hoa nở và khi quả non hình thành đã có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, giảm tỷ lệ quả rụng và làm Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 72 tăng số quả thu hoạch so với công thức đối chứng không phun và công thức phun nước lã. Trong các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được thử nghiệm thì GA3 có tác dụng hạn chế sự rụng quả tốt nhất. 3.4.2.2. Ảnh hưởng của chế phẩm đến động thái rụng quả Kết quả ở bảng 3.20 cho thấy khi xử lý các chất điều hoà sinh trưởng vào 3 thời kỳ: khi nhú nụ hoa, khi hoa nở và khi quả hình thành trên cây hồng Bảo lâm đã làm thay đổi động thái rụng quả so với đối chứng không phun. Bảng 3.20. Ảnh hưởng của chế phẩm đến động thái rụng quả (%) Công thức 15/4 15/5 15/6 15/7 15/8 15/9 Tổng số I 38,50 23,32 10,75 10,16 9,93 7,34 100 II 35,83 21,97 12,94 12,23 9,76 7,26 100 III 29,07 18,50 14,20 13,91 12,31 12,01 100 IV 29,52 18,06 14,36 14,18 12,31 11,57 100 V 28,19 18,89 14,54 13,40 13,55 11,43 100 CV% 6,7 11,1 9,5 8,6 8,8 7,0 LSD 05 3,95 4,05 2,32 2,0 1,84 1,26 Ghi chú: CT I: Đối chứng không phun. CT II: Phun nước lã. CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nông nồng độ 0,05%. CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03% CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm. Có thể chia quá trình phát triển quả của hồng không hạt Bảo Lâm- Lạng Sơn thành hai giai đoạn đó là giai đoạn quả non (tháng 4 - 5) và giai đoạn quả lớn đến thu hoạch ( tháng 6 - tháng 9). Giai đoạn quả non ở tất cả các công thức thử nghiệm đều có tỷ lệ rụng quả rất cao so với tổng số quả rụng trong năm. Tỷ lệ rụng quả ở giai đoạn quả non thấp nhất ở công thức phun GA3 (47,08%), cao nhất ở công thức đối chứng không phun (61,82%). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 73 Ở các công thức có xử lý chế phẩm điều hoà sinh trưởng tỷ lệ rụng quả ở giai đoạn quả non đã giảm 14,24% - 14,74% so với công thức đối chứng không phun. Ngược lại, ở giai đoạn quả lớn đến thu hoạch tỷ lệ rụng quả ở tất cả các công thức có xử lý chế phẩm điều hoà sinh trưởng lại cao hơn so với công thức đối chứng không phun chắc chắn ở mức độ tin cậy 95%. Ở công thức phun nước lã thì tỷ lệ quả rụng ở các thời điểm không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa so với đối chứng không phun. Khi phun các chế phẩm điều hoà sinh trưởng đã làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, hạn chế sự rụng ở giai đoạn quả non. Sau đó do dinh dưỡng để nuôi quả không được đáp ứng đầy đủ đã dẫn đến số quả rụng tăng lên ở giai đoạn quả lớn đến thu hoạch. Vì vậy song song với việc xử lý các chế phẩm điều hoà sinh trưởng nhằm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, hạn chế rụng quả, tăng tỷ lệ quả thu hoạch cần chú ý bổ xung dinh dưỡng cho cây bằng các biện pháp như bón phân đầy đủ, cân đối, phun phân bón lá, đặc biệt là các nguyên tố vi - trung lượng... Có như vậy thì mục đích của việc xử lý các chất điều hoà sinh trưởng mới đem lại hiệu quả cao. 3.4.2.3. Ảnh hưởng của chế phẩm đến chất lượng quả Việc xử lý phun các chế phẩm điều hoà sinh trưởng đều không có tác dụng làm tăng chất lượng quả so với công thức đối chứng không phun. So sánh chất lượng quả ở công thức đối chứng không phun với công thức phun nước lã và các công thức phun chế phẩm điều hoà sinh trưởng cho thấy sự sai khác là không có ý nghĩa (bảng 3.21). Việc sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng để phun cho cây hồng không hạt Bảo Lâm - Lạng Sơn vào các thời kỳ nhú nụ hoa, hoa nở và sau khi quả đậu không có tác dụng làm tăng chất lượng quả. Nhưng mã quả đẹp hơn, độ đồng đều của quả trên cây cũng cao hơn so với công thức đối chứng không phun và Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 74 công thức phun nước lã. Bảng 3.21. Ảnh hưởng của chế phẩm đến chất lượng quả Công thức Chất khô (%) Đường tổng số (%) Đường khử (%) Độ Brix (%) Vitamin C (mg/100g) Caroten (mg/100g) Tanin (%) Tỷ lệ ăn được (%) I 26,50 16,68 14,27 18,07 45,89 1,30 0,19 83,62 II 26,48 16,77 14,28 18,05 45,99 1,31 0,19 83,68 III 26,56 16,67 14,31 17,90 45,66 1,39 0,17 83,90 IV 26,60 16,36 14,37 17,91 45,74 1,43 0,17 83,95 V 26,62 16,36 14,39 17,90 45,66 1,40 0,17 83,98 CV% 0,2 1,1 0,3 0,4 0,3 3,0 4,3 0,4 LSD 05 0,99 0,33 0,84 0,14 0,24 0,74 0,14 0,67 Ghi chú: CT I: Đối chứng không phun. CT II: Phun nước lã. CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nông nồng độ 0,05%. CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03% CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm. 3.4.2.4. Ảnh hưởng của chế phẩm đến năng suất quả Các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được sử dụng đều có tác động tích cực đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả của hồng Bảo Lâm so với đối chứng không phun chắc chắn ở mức tin cậy 95%. Đường kính quả tăng từ 0,56 - 0,60 cm, chiều cao quả tăng từ 0,44 - 0,48 cm, trọng lượng quả tăng từ 7,23 – 10,0 g/quả, năng suất quả tăng từ 5,49 – 7,13 kg/cây (bảng 3.22). Năng suất quả ở các công thức sử dụng chế phẩm điều hoà sinh trưởng không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả thu hoạch trên cây ở công thức phun nước lã không có sự sai khác có ý nghĩa đối với công thức đối chứng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 75 Trong các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được sử dụng thì chế phẩm GA3 có các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả thu được trên cây đạt cao nhất. Thấp nhất là kích phát tố hoa trái thiên nông. Bảng 3.22. Ảnh hưởng của chế phẩm đến kích thước và năng suất quả Công thức Đường kính quả (cm) Chiều cao quả (cm) Trọng lượng quả (g) Số quả thu hoạch/cây NS quả (kg/cây) I 3,60 4,08 40,33 380 15,33 II 3,61 4,08 40,56 378 15,33 III 4,16 4,52 47,56 438 20,83 IV 4,17 4,52 50,11 441 22,10 V 4,20 4,56 50,33 446 22,45 CV% 3,0 3,8 4,3 7,0 9,7 LSD 05 0,21 0,30 3,54 53,0 3,39 Ghi chú: CT I: Đối chứng không phun. CT II: Phun nước lã. CT III: Phun Kích phát tố hoa trái thiên nông nồng độ 0,05%. CT IV: Phun Atonik nồng độ 0.03% CT V: Phun GA 3 nồng độ 40 ppm. 3.4.2.5. Kết luân rút ra từ nghiên cứu ảnh hưởng của một số chế phẩm điều hoà sinh trưởng đến sự rụng quả, năng suất, chất lượng quả hồng Bảo Lâm Xử lý phun các chất điều hoà sinh trưởng cho hồng không hạt Bảo Lâm 3 lần vào các thời kỳ nhú nụ hoa, hoa nở và khi quả non hình thành đã có tác dụng: Làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, giảm tỷ lệ quả rụng và làm tăng số quả thu hoạch so với công thức đối chứng không phun và công thức phun nước lã. Làm thay đổi động thái rụng quả. Hạn chế sự rụng ở giai đoạn quả non. Sau đó do dinh dưỡng để nuôi quả không được đáp ứng đầy đủ đã dẫn đến số quả rụng tăng lên ở giai đoạn quả lớn đến thu hoạch. Vì vậy song song với việc Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 76 xử lý các chế phẩm điều hoà sinh trưởng nhằm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, hạn chế rụng quả, tăng tỷ lệ quả thu hoạch cần chú ý bổ xung dinh dưỡng cho cây bằng các biện pháp như bón phân đầy đủ, cân đối, phun phân bón lá, đặc biệt là các nguyên tố vi - trung lượng... như vậy mục đích của việc xử lý các chất điều hoà sinh trưởng mới có hiệu quả cao. Việc sử dụng các chất điều hoà sinh trưởng để phun cho cây hồng không có tác dụng làm tăng chất lượng quả. Nhưng mã quả đẹp hơn, quả đồng đều hơn, năng suất thu hoạch cao hơn so với công thức đố i chứng không phun và công thức phun nước lã. Trong các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được sử dụng thì chế phẩm GA3 có ảnh hưởng tích cực nhất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả thu được trên cây. Thấp nhất là kích phát tố hoa trái thiên nông. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 77 Phần IV KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 4.1. KẾT LUẬN 4.1.1. Kết quả điều tra Bảo Lâm (Lạng Sơn) có điều kiện về sinh thái tương đối phù hợp với yêu cầu sinh thái của cây hồng. Cây hồng được trồng ở đây gần như là quảng canh, các biện pháp kỹ thuật thâm canh chưa được chú ý nhưng vẫn sinh trưởng, phát triển tốt cho năng suất và chất lượng quả khá. Tại Bảo Lâm hiện có trồng 2 giống hồng không hạt là hồng Bảo Lâm và hồng Vành Khuyên. Trong đó, hồng Bảo Lâm có chất lượng khá hơn, được thị trường ưa chuộng và có giá bán cao hơn giống hồng Vành Khuyên. Hồng ở Bảo Lâm chủ yếu được trồng trên loại đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, có độ dốc trung bình từ 15-25 0 . Nền đất chua và nghèo dinh dưỡng, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt trung bình. Diện tích đất chưa sử dụng còn lớn nên còn có nhiều khả năng mở rộng diện tích. 4.1.2. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển Hồng Bảo Lâm có dạng tán hình tháp. Khả năng phân cành kém, sinh trưởng chậm. Một năm có 3 đợt lộc (xuân, hè, thu), trong đó đợt lộc xuân ra với số lượng nhiều và là đợt lộc quan trọng nhất. Hồng bảo Lâm chỉ có hoa cái và hoa lưỡng tính, không có hoa đực. Tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa và tỷ lệ quả thu hoạch đạt thấp. 4.1.3. Tình hình sâu bệnh hại Sâu hại: Đã thu thập được 20 loài côn trùng hại và 01 loài nhện hại. Trong đó, các loài sâu đục cành, mọt đục gốc thân, sâu đục quả... là những loài gây hại Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 78 mạnh nhất. Còn 4 loài côn trùng hại chưa định danh được ( rệp khổng lồ, sâu đục quả, sâu đục cành, sâu ăn lá). Bệnh hại: Đã thu thập được 12 loài sinh vật gây bệnh hại. Trong đó, các loài bệnh gây hại chủ yếu là thán Thư, giác ban, thâm đen mạch gỗ và bệnh rụng quả. Còn 2 loài sinh vật gây bệnh hại chưa định danh được (bệnh thâm đen mạch gỗ, bệnh chảy gôm). 4.1.4. Kết quả thử nghiệm phòng trừ bệnh thán thư và sử dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với hồng Bảo Lâm Tất cả các loại thuốc bảo vệ thực vật được thử nghiệm đều có hiệu lực diệt trừ nấm bệnh thán thư, trong đó thuốc Topsin M 70 WP có hiệu lực trừ bệnh cao nhất và thấp nhất là Viben C50 BTN. Các chế phẩm điều hoà sinh trưởng với nồng độ được sử dụng trong nghiên cứu đều có tác dụng làm tăng tỷ lệ đậu quả sau tàn hoa, giảm số quả rụng, tăng số quả thu hoạch, tăng năng suất, mã quả đẹp hơn, quả đồng đều hơn so với công thức đối chứng không phun và công thức phun nước lã. Trong các chế phẩm điều hoà sinh trưởng được sử dụng thì chế phẩm GA3 có ảnh hưởng tích cực nhất đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất quả thu được trên cây. Thấp nhất là kích phát tố hoa trái thiên nông. 4.2. ĐỀ NGHỊ. Tiếp tục nghiên cứu thêm các vấn đề về kỹ thuật như: Biện pháp tạo hình, đốn tỉa, bón phân, quản lý dịch hại, chế biến quả... để tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất hồng không hạt Bảo Lâm tại Lạng Sơn. Cần chú ý chọn tạo cây đầu dòng hồng không hạt Bảo Lâm làm vật liệu nghiên cứu và nhân giống phục vụ sản xuất. Cần có các chính sách hỗ trợ về đầu tư cho sản xuất, chế biến, thị trường.... để cây hồng không hạt Bảo Lâm phát triển bền vững. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 79 TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT 1. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến (1978), Phân loại thực vật, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp. 2. Vũ Văn Chuyên (1971), Thực Vật học, Tập 2, NXB Y học, Hà Nội. 3. Cục thống kê tỉnh Lạng Sơn (2007), Niên giám thống kê 2006. 4. Nguyễn V ăn Cương (1997), Kết quả bước đầu thử nghiệm cây hồng Thạch Thất trên đất Sơn Lạc-Kim Phú- Yên Sơn, Quyển 7, Tr.103-133. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 5. Phạm Văn Côn (1995), Điều tra đánh giá, tuyển chọn một số giống hồng tốt ở các địa phương miền Bắc Việt Nam, Bộ giáo dục và đào tạo. 6. Phạm V ăn Côn (2001), Cây hồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 7. Phạm Văn Côn (2002), Cây hồng, kỹ thuật trồng và chăm sóc, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 8. Phạm Văn Côn (2004), Các biện pháp điều khiển sinh trưởng, phát triển, ra hoa, kết quả cây ăn trái, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Đường Hồng Dật (1984), Cơ sở khoa học bảo vệ cây, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 10. Đài khí tượng thuỷ văn Lạng Sơn năm 2006, 2007. 11. Bùi Quang Đãng, Vũ Mạnh Hải, Hoàng Minh Tấn (2006), ‘‘Ảnh hưởng của GA 3 đến việc kìm hãm quá trình nở hoa, ổn định năng suất quả của giống xoài GL6 trồng ở miền Bắc’’, Tạp chí Nông nghiệp & phát triển nông Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 80 thôn, chuyên san kỷ niệm 15 năm thành lập Viện nghiên cứu rau quả, tr. 42 - 44. 12. Chu Vĩnh Đông, Lộ Hoa Trung (2000), Quả thụ bệnh hại phòng trừ, Tài liệu dịch, NXB Bắc Kinh, Trung Quốc. 13. Vũ Công Hậu (1980), Trồng cây ăn quả trong vườn, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr.158-181. 14. Vũ Công Hậu (1996), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr.154-172. 15. Vũ Công Hậu (1999), Trồng cây ăn quả ở Việt Nam, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr.254-273. 16. Nguyễn Thế Huấn (2006), Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và biện pháp nâng cao tỷ lệ đậu quả của một số giống hồng ở Thái Nguyên, Bắc Cạn, Luận án tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông lâm, Thái Nguyên. 17. Hà Quang Hùng (1998), phòng trừ tổng hợp dịch hại cây trồng nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 18. Đỗ Tất Lợi (1986), Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam , NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội. 19. Nguyễn Đức Lương, Trần Như Ý (1995), Điều tra thu thập, bảo tồn và đánh giá một số cây ăn quả đặc sản vùng Đông Bắc, Bộ giáo dục- đào tạo. 20. Mai Xuân Lương (1994), Điều tra, thu thập, bảo tồn và đánh giá một số cây ăn quả đặc sản ( hồng, bơ) ở Đà Lạt và các vùng phụ cận, Bộ giáo dục và đào tạo. 21. Hoàng Thị Nam (2007), Nghiên cứu đặc điểm sinh học và một số biện pháp kỹ thuật hạn chế hiện tượng rung quả trên giống hồng Nhân Hậu tại Lục Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 81 Ngạn, Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp, Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 22. Nguyễn Ngọc Nông (1997), Hướng dẫn sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thưc vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 23. Phòng thống kê huyện Cao Lộc (2007), Niên giám thống kê năm 2006. 24. Lưu Vinh Quang (1995), Sổ tay trồng cây ăn quả , Tài liệu dịch của NXB Nông nghiệp, Quảng Tây. 25. Sở nông nghiệp & phát triển nông thôn Lạng S ơn (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp tỉnh Lạng Sơn năm 2010, tầm nhìn 2020 26. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1993), Chất điều hoà sinh trưởng đối với cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 27. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch, Trần Văn Phẩm (1994), Giáo trình sinh lý thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Hoàng Minh Tấn, Nguyễn Quang Thạch (1996), Sinh lý thực vật , Bài giảng dùng cho cao học và nghiên cứu sinh ngành trồng trọt - Bảo vệ thực vật- Di truyền giống, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 29. Lê Lương Tề, Vũ Triệu Mân (1998), Bệnh cây nông nghiệp, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 30. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Mạnh Khải, Trần Hạnh Phúc (1999), Etylen và ứng dụng trong cây trồng , Tủ sách khuyến nông cho mọi nhà, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 31. Phạm Chí Thành (1988), Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 32. Nguyễn Công Thuật (1996), Phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng, nghiên cứu và ứng dụng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 82 33. Lê Văn Tri (1994), Gibberellin chất kích thích sinh trưởng thực vật, NXB Khoa học và kỹ Thuật, Hà Nội. 34. Lê Văn Tri (1997), Hỏi-đáp về các chế phẩm điều hoà sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 35. Lê Văn Tri (2002), Hỏi-đáp về các chế phẩm điều hoà sinh trưởng tăng năng suất cây trồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 36. Đào Thế Tuấn (1978), Đời sống cây trồng, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội. 37. Trần Thế Tục (1993), Sổ tay người trồng vườn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.93-99. 38. Trần Thế Tục và cộng sự (1998), Giáo trình cây ăn quả , Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 39. Trần Thế Tục (1999), Sổ tay người làm vườn, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.93-99. 40. Nguyễn Văn Tuất, Ngô Vĩnh Viễn, Đặng Vũ Thị Thanh, Lê Văn Trịnh, Lê Đức Khánh (2006), Kỹ thuật trồng và thâm canh một số loại cây ăn quả , NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.106-116. 41. Lê Văn Thuyết, Nguyễn Văn Tuất (2002), Kỹ thuật trồng, chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây cam, quýt, nhãn, hồng, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.53-58. 42. Uỷ ban nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1996), "Dự án phát triển hồng không hạt Bảo Lâm tỉnh Lạng Sơn đến năm 2010, tầm nhìn 2020" 43. Đào Thanh Vân (1998), ‘‘Ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng đối với cây ăn quả’’, Chuyên san canh tác trên đất dốc, NXB Khoa học và kỹ thuật, (4) tr. 73-80. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 83 44. Đào Thanh Vân, Ngô Xuân Bình (2003), Giáo trình cây ăn quả, Giành cho cao học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội, tr.138-148. 45. Đào Thanh Vân (2005), ‘‘Ảnh hưởng của các chế phẩm đậu quả đối với nhãn Hương Chi’’, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 3, tr.10-14. 46. Viện bảo vệ thực vật (1997), Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật, Tập1, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 47. Viện bảo vệ thực vật (1999), Kết quả điều tra côn trùng và bệnh hại cây ăn quả ở Việt Nam 1997-1998, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. Tr.77;128. 48. Voronxov V.V., Steima U.G (1982), Trồng cây á nhiệt đới, NXB Kolos Moscova. 49. Vũ Văn Vụ, Hoàng Đắc Cự, Vũ Thanh Tâm, Trần Văn Lài (1993), Sinh lý thực vật, Giáo trình cao học, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 50. Trần Như Ý và cộng sự (1996), Giáo trình cây ăn quả , NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 51. Trần Như Ý và công sự (2000), Giáo trình cây ăn quả, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 52. Yung Kyung Choi, Jung Hokim (1972), Trồng hồng ở Việt Nam, Phái đoàn nông nghiệp Đại Hàn. TIẾNG ANH 53. Chang T.H., Lim T.H., Chung B.K., (1998), Environmental factors affecting conidial germination of pestalotiopsis theae causing leaf blight on sweet persimmon tree, Korean Journal of plant Pathology, P.120-124. 54. Chang T.H., Lim T.H., Chung B.K., (1999), Occurrence of leaf blight of sweet persimmon tree caused by pestalotiopsis theae in Korea, Plant Disease and Agriculture, P. 50-54. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 84 55. Crop protection compendium CAB international 2003 , willing ford, OX10 8DE UK. 56. Duke J. A., Ayensu E.S., (1985), Medicinal plants of China reference publications, Inc, ISBN 0-917256-20-4. 57. Grubov V. I., (1967), Family Ebenaceae, In: B.K. Shishkin and E.G. Bobrov (eds), Flora of the U.S.S.R. Israel Program for scientific Translations, Jerusalem 18: p. 349 - 355. 58. Harima S., Nakano R., Yamamoto T., Komatsu H., Fujimoto K., Kitano Y., Kubo Y., Inaba A., Tomita E., (2001), Post havest fruit softening in forcing- cultured tonewase Japanese persimmon (Diospyros kaki Thunb.). J. Jpn. Soc. Hortic. Sci. 70, P.251-257 in Japanese with English abstract. 59. Hong S. K., Hwang J., (1980), Differrence in freezing resistance between common and sweet persimmon, (in Korean, with English abstract). J. Kor. For. Sci. 48. p 25-28. 60. Huxley A., (1992), the new RHS Dictionary of gardenning. 1992. Macmillan Press ISBN 0-333-47494-5. 61. Kajiura M., (1914), Studies on physiological fruit drop in persimmon. II. Relationships between fruit drop and pollination and parthenocarpic ability, (in Japanese). J. Japan. Soc. Hort. Sci. 12: 247 -283. 62. Konishi K., Iwahori S., Kitagawa H., Yakuma T., (1994), Horticulture in Japan Asakura publishing Co., ltd - Tokyo. 63. Kotami M., Matsumoto M., Fôita A., Higa S., Wang W., Suemura M., Kishimoto T., Tanaka T., (2000), Persimmon leaf extract and astragalin inhibit development of dermatitis and Ige elevation in NC/Nga mice allergy clin, Immunnol. 106. P.159-166. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 85 64. Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K., (1998), Identification of the imperfect stage of mycosphaerella nawae causing circular leaf spot of persimmon in Korea, CAB Abstracts 2000, P. 397-401. 65. Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K., (1998), Occurrence of circular leaf spot of persimmon by artificial inoculation of conidia of mycosphaerella nawae, CAB Abstracts 2000, P. 76-79. 66. Kwon J.H., Kang S.W., Park C.S., Kim H.K., (1999), persimmon gray mold caused by botrytis cinerea, Plant- Disease - and - Agriculture, P.55-57. 67. Lee. Q.H., (2000), Understanding the oriental persimmon, Diospyros Kaki, P: 19-24. 68. Leng P., Itamura H., Yamamura H., (1993), Freezing tolerance of several Diospyros species and kaki cultivars as related to anthocyanin formation (in Japanese, with english abstract). J. Japan. Soc. Hortic. Sci. 61. p. 795-804. 69. Mowat A.D., George A.P., (1994), Persimmon. In: Schaffer, Anderson PC editors, Handbook of environmental physiology of fruit crops. Vol.1., Temperate Crops. Boca Raton. FL: CRC Press Inc, 209-32. 70. Morton J., (1987), Fruit of warm climates, Pub. J. Morton, Maiami, Florida, 505 pp. 71. Whitmore T. C., (1978), Ebenales. p. 132 - 134. In: V. H. Heywood (ed.), Flowering plant of the world, Oxford Univ. Press, London. 72. Wilson. E. H., (1929), China-mother of gardens, Stradford company, Boston. MA. p. 357. 73. Yamada M., (1997), Biology of persimmon, Tokyo Publishing. Japan. 74. Yonemori K., Matsushima J., Suguira A., (1983), Differences in tannin of non astringent type fruits of Japanese persimmon (D. kaki Thunb.), (in Japanese with English summary) J. Japan. Soc. Hort. Sci. 52: p.135-144. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 86 75. Yonemori K., Masushima J., (1985), Property of development of the tanin cells in non-astringent type fruits of Japanese persimmon (Diospyros kaki) and its ralationship to natural deastringency, (in Japanese with English summary) . J. Japan. Soc. Hort. Sci. 54: 201 - 208. 76. Yonemori K., Sugiura A., Yamada M. (2000), Plant breeding reviews, volume 19. John Wiley and Sons, Inc. 77. Website: 78. Website: market_ access/biosecurity/plant/per_draft_review. doc, 26/5/2006. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CEC : Dung tích hấp thu CSB : Chỉ số bệnh CT : Công thức DT : Diện tích GA3 : Gibberellin HL : Hiệu lực HLT : Hoa lưỡng tính HĐND : Hội đồng nhân dân ĐC : Đối chứng ĐHST: Điều hoà sinh trưởng MĐ : Mức độ NSP : Ngày sau phun NSTB : Năng suất trung bình NAA : Naptil axetic axit P : Trọng lượng PD : Phẫu diện TLB : Tỷ lệ bệnh TgXH : Thời gian xuất hiện TT : Thứ tự TS : Tổng số Ø : Đường kính A.sacchari: Aphelenchoides sacchari C.gloeosporioides : Colletotrichum gloeosporioides C.kaki : Cercospora kaki H.squamosus : Hypomeces squamosus H.laevicaudatus: Helicotylenchus laevicaudatus N.viridula: Nezera viridula P.citri: Pseudococcus citri P.montatus:Paracyenotrachelus montatus P.sieversi: Platymycterus sieversi P.diospisi : Pestalozzia diospisi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfong_khong_hat_bao_lam_tai_lang_son_1__4757.pdf
Luận văn liên quan