1.1. Điều kiện ngoại cảnh tại khu vực Đồn Đèn huyện Ba Bể phù hợp với sinh
trưởng và phát triển của hoa Lily. Ở vùng này, giống Sorbonne và giống
Yelloween thể hiện tính ưu việt hơn cả về chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và
chất lượng hoa so với giống Starfighter. Giống Starfighter không phù hợp với
điều kiện ngoại cảnh của khu vực Đồn Đèn huyện Ba Bể.
1.2. Giống Sorbonne có khả năng trồng ở một số thời vụ để hoa nở vào dịp lễ
tết như: ngày 8/3, ngày 20/11 và tết Nguyên đán. Thời gian sinh trưởng để
hoa nở vào dịp 8/3 cần 120-125 ngày, thời gian sinh trưởng để hoa nở vào dịp
20/11 cần 76-81ngày và thời gian sinh trưởng để hoa nở vào dịp tết Nguyên
đán cần 115-120 ngày.
1.3. Mật độ trồng ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng phát triển nhưng đã
có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của giống Lily Sorbonne.
Mật độ trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao nhất là 25 củ/m2
(khoảng cách
20cmx20cm).
115 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2672 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, phát triển và một số biện pháp kỹ thuật trồng hoa lily tại Ba Bể-Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
điểm hình thái và chất lƣợng
hoa của giống Sorbonne
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
Thời vụ
trồng
ngày
Số nụ
(nụ)
Đường
kính nụ
hoa
(cm)
Chiều
cao nụ
hoa
(cm)
Số
hoa/cây
Tỷ lệ
hoa nở
(%)
Khả năng
tiêu thụ
8/11/2006 6,8 4,3 14,4 6,2 91,2 Dễ
8/9/2007 5,6 3,3 10,4 5,2 92,7 Trung bình
8/10/2007 7,2 4,2 13,6 6,4 90,8 Rất dễ
LSD05 0,6 0,5 2,1 0,7
CV% 2,7 3,7 4,6 3,5
Thị hiếu và nhu cầu thị trường đối với hoa Lily ở các thời vụ cũng khác
nhau, đối với thời vụ trồng ngày 8/9/2007 dự kiến hoa nở vào dịp 20/11/2007
có phạm vi thị trường hẹp, chủ yếu phục vụ cho ngày nhà giáo Việt Nam nên
tiêu thụ khó. Đối với thời vụ trồng ngày 8/11/2006 dự kiến hoa nở dịp
8/3/2007 phạm vi thị trường rộng hơn, nhu cầu hoa của thị trường đã tăng
hơn, nên khả năng tiêu thụ cũng tốt hơn. Song so sánh với thời vụ trồng ngày
8/10/2007 dự kiến hoa nở dịp tết Nguyên đán năm 2008 thì thời vụ trồng ngày
8/11/2006 và 8/9/2007 có thị trường tiêu thụ hẹp hơn. Thời vụ trồng ngày
8/10/2007 do phục vụ dịp tết Nguyên đán nên đối tượng phục vụ ở phạm vi
rộng hơn, nhu cầu sử dụng hoa nhiều, vì vậy khả năng tiêu thụ hoa trên thị
trường là tốt nhất.
3.2.3.2. Độ bền của hoa ở các thời vụ
Nghiên cứu độ bền của loại hoa lily Sorbonne ở các thời vụ khác nhau,
kết quả thu được như sau: độ bền của hoa ở thời vụ trồng ngày 8/11/2006 và
thời vụ trồng ngày 8/10/2007 dài hơn thời vụ trồng ngày 8/9/2007 là 7,2-8,7
ngày đối với hoa để tại vườn, và 4,8-5,3 ngày đối với hoa cắt.
Kết quả theo dõi cũng cho thấy để hoa trên vườn có độ bền dài hơn so
với hoa cắt ở cả 3 thời vụ thí nghiệm: thời vụ trồng ngày 8/9/2007 là 1,6
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
ngày, thời vụ trồng ngày 8/11/2006 là 4,0 ngày, thời vụ trồng ngày 8/10/2007
là 5,0 ngày (Bảng 3.18).
Trong thực tế sản xuất và kinh doanh hoa thương mại, biết được độ bền
hoa cắt và độ bền hoa tự nhiên có ý nghĩa rất quan trọng. Người sản xuất có
kế hoạch sản xuất và thu hoạch hoa phù hợp cho từng thời vụ, đảm bảo hoa
thu hoạch đúng thời gian, chất lượng tốt; người kinh doanh có kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm hợp lý, hạn chế hư hỏng thất thoát, vì thế hiệu quả kinh doanh
sẽ cao hơn.
Bảng 3. 18. Độ bền hoa cắt và độ bền tự nhiên qua các thời vụ trồng của
giống Sorbonne
Thời vụ
trồng
ngày
Độ bền hoa trên vườn Độ bền hoa cắt
Thời
gian
từ nụ
hồng
đến
nở
bông
đầu
tiên
Thời
gian
nở
toàn
bộ hoa
Thời
gian
hoa
tàn cả
cành
Tổng
thời
gian
Thời
gian
từ cắt
đến
nở
bông
đầu
tiên
Thời
gian
từ cắt
đến
nở
toàn
bộ hoa
Thời
gian
hoa
tàn cả
cành
Tổng
thời
gian
8/11/2006 2,5 8,3 10,3 21,1 2,2 6,9 8,0 17,1
8/9/2007 2,2 5,8 5,9 13,9 2,1 5,3 5,0 12,3
8/10/2007 2,6 8,4 11,6 22,6 2,4 7,2 8,0 17,6
3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại
Theo dõi tình hình sâu bệnh hại của giống Sorbonne ở các thời vụ thu
được kết quả ở Bảng 3.19 như sau:
Bảng 3. 19. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
Thời vụ
trồng ngày
Rệp nâu,
đen
Bệnh khô đầu
lá
Bệnh cháy lá Bệnh thui nụ
Tỷ lệ
cây bị
bệnh
(%)
Mức
độ hại
Tỷ lệ
cây bị
bệnh
(%)
Mức
độ hại
Tỷ lệ
cây bị
bệnh
(%)
Mức
độ
hại
8/11/2006 *
8,0
+
11,6
++
3,6
+
8/9/2007 *
6,7
+
8,0
+
1,3
+
8/10/2007 *
7,6
+
8,9
+
2,2
+
Ghi chú:
Bệnh: + Mức độ nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%);
++ Mức độ trung bình (tỷ lệ bệnh 10-25%);
Sâu: * Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá);
a. Đối với sâu:
Theo dõi tình hình sâu hại qua các thời vụ chúng tôi thấy rằng ở cả 3
thời vụ đều xuất hiện rệp nâu, đen, nhưng chủ yếu là rệp nâu. Rệp thường làm
cho cây sinh trưởng còi cọc, ngọn cong queo; nếu xuất hiện nhiều ở thời kỳ
hình thành nụ, nụ sẽ bị thui, ở thời kỳ ra hoa, hoa sẽ không nở được hoặc dị
dạng; rệp gây hại chủ yếu ở vụ xuân và vụ đông xuân. Ở 3 thời vụ thí nghiệm
rệp xuất hiện vào khoảng thời gian sau trồng 30-50 ngày, thời kỳ cây sinh
trưởng mạnh, chúng gây hại ở lá non, ngọn non và ở phía mặt dưới của lá
bánh tẻ, chúng cũng xuất hiện ở giai đoạn hình thành nụ, nhưng ở mức độ lẻ
tẻ, ảnh hưởng của rệp tới sinh trưởng, phát triển của giống Sorbonne ở các
thời vụ là không đáng kể.
b. Đối với bệnh:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
Đối với Lily, thường xuất hiện một số loại bệnh như: bệnh thối gốc rễ,
mốc tro, khô đầu lá, cháy lá sinh lý, thui nụ,... trong đó ảnh hưởng nhiều
nhất là bệnh khô đầu lá và cháy lá sinh lý.
Theo dõi diễn biến bệnh hại ở các thời vụ, chúng tôi thấy xuất hiện một
số bệnh sau:
Bệnh khô đầu lá và bệnh cháy lá xuất hiện ở giai đoạn phân hoá mầm
hoa, sau trồng 30-40 ngày đối với thời vụ trồng ngày 8/9/2007, 40-50 ngày
đối với thời vụ trồng ngày 8/10/2007 và 57-67 ngày đối với thời vụ trồng
ngày 8/11/2006 nhưng ở mức độ nhẹ, không đáng kể.
Thui nụ xuất hiện ở cả 3 thời vụ, nhưng bị nhiều hơn ở thời vụ trồng
ngày 8/11/2006, bệnh này thường xuất hiện trong điều kiện thời tiết không
thuận lợi như: trời âm u, độ ẩm cao, nhiệt độ thấp. Tuy nhiên bệnh thui nụ chỉ
xuất hiện ở mức độ nhẹ đến trung bình.
Như vậy, sâu bệnh hại xuất hiện ở cả 3 thời vụ trồng thử nghiệm,
nhưng ở mức độ nhẹ, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng, phát triển,
năng suất, chất lượng của hoa.
3.2.5. Hiệu quả kinh tế
Bên cạnh nghiên cứu khả năng phù hợp của giống thì việc hạch toán
hiệu quả kinh tế ở các thời vụ trồng khác nhau là rất quan trọng. Mô hình sản
xuất chỉ có thể mở rộng khi nó có hiệu quả kinh tế, mô hình dù có tốt nhưng
hiệu quả kinh tế thấp, sẽ rất khó thuyết phục người sản xuất đầu tư phát triển.
Kết quả phân tích hiệu quả kinh tế được trình bày ở Bảng 3.20 như sau:
Bảng 3. 20. Hiệu quả kinh tế trồng Sorbonne ở các thời vụ (10,8m2/vụ)
Thời vụ
trồng
ngày
Tỷ lệ
thu
(%)
Số
cây
thu
hoạch
(cây)
Giá
bán
(1000
đồng)
Tổng
thu
(1000
đồng)
Tổng
chi
(1000
đồng)
Thu
nhập
hỗn
hợp
(1000
đồng)
Lãi
thuần
(1000
đồng)
Hiệu
quả
(lần)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
8/11/2006 91,1 205,0 20,0 4.100 2.866 1.234 586 0,4
8/9/2007 92,0 207,0 18,0 3.726 2.866 860 212 0,3
8/10/2007 91,6 206,0 24,0 4.944 2.866 2.078 1.430 0,7
Ghi chú: Hạch toán kinh tế trong phạm vi thí nghiệm: 10,8m2/thời vụ, mật
độ trồng 25củ/m2. Tổng số củ giống trồng 225 củ/vụ. Giá giống
11.000đồng/củ. Tổng chi gồm các chi phí vật tư, phân bón, khấu hao nhà lưới
không bao gồm công lao động; thu nhập hỗn hợp=tổng thu-tổng chi; lãi
thuần=thu nhập hỗn hợp-công lao động; hiệu quả=thu nhập hỗ hợp/tổng chi;
giá hạch toán là giá bán buôn tại thị trường Bắc Kạn.
Như vậy, cùng một mức chi phí (giống, vật tư phân bón, thuốc trừ sâu
bệnh) thì thời vụ trồng ngày 8/10/2007 dự kiến hoa nở vào dịp tết Nguyên đán
năm 2008 có tổng thu là lớn nhất đạt 4.944.000 đồng, lãi thuần cao nhất đạt
1.430.000đồng (132.000đồng/m2 hay 1.320.000.000đồng/ha).
Vụ trồng ngày 8/9/2007, dự kiến hoa nở vào dịp ngày 20/11/2007, có
tổng thu thấp nhất, lãi thuần cũng thấp nhất chỉ đạt 212.000đồng
(20.000đồng/m2 hay: 200.000.000đồng/ha).
Phân tích hiệu quả kinh tế thấy rằng: 1 đồng vốn bỏ ra thu được 0,3-0,7
đồng lợi nhuận. Như vậy hoa Lily là một loại cây trồng có hiệu quả kinh tế
cao tại Bắc Kạn.
Kết quả theo dõi tình hình sinh trưởng phát triển của giống Sorbonne
cho thấy, giống Sorbonne có khả năng trồng được ở một số thời vụ để hoa nở
vào dịp lễ, tết như: ngày 8/3 ngày 20/11 và tết Nguyên đán, nhưng trồng hoa
để nở vào dịp 8/3 và tết Nguyên đán có chất lượng cao hơn so với vụ trồng để
hoa nở vào dịp 20/11.
Trong 3 thời vụ, thời vụ hoa nở dịp 8/3 có nhiều đặc tính tốt hơn cả, thể
hiện ở một số chỉ tiêu như: đường kính thân, đường kính nụ hoa, chiều cao nụ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
hoa. Tuy nhiên so sánh với thời vụ trồng để hoa nở vào dịp tết Nguyên đán
thì không có sự khác biệt ở độ tin cậy 95%.
Ở 3 thời vụ, thì thời vụ trồng để hoa nở vào dịp tết Nguyên đán do
phạm vi thị trường rộng hơn các thời vụ khác, nên dễ tiêu thụ, giá cao, dẫn
đến hiệu quả kinh tế cao hơn. Thời vụ trồng để hoa nở vào dịp 20/11 có phạm
vi thị trường hẹp nhất, khó tiêu thụ sản phẩm, giá thấp, nên hiệu quả kinh tế là
thấp nhất. Thời vụ trồng có hiệu quả kinh tế nhất là trồng để hoa nở vào dịp
tết Nguyên đán.
3.3. Ảnh hƣởng của mật độ trồng tới sự sinh trƣởng và phát triển của
giống hoa lily Sorbonne tại Ba Bể-Bắc Kạn
Trong những năm gần đây, hoa Lily được trồng ở nhiều địa phương
trong cả nước, hoa Lily đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả
kinh tế cho người sản xuất. Do đó, diện tích trồng hoa Lily không ngừng
được mở rộng ở nhiều nơi. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi có điều kiện sinh
thái phù hợp cho hoa Lily phát triển. Lily được trồng thử nghiệm ở Bắc Kạn
từ năm 2005-2006. Bước đầu đã khẳng định được một số giống phù hợp, sinh
trưởng phát triển tốt, chất lượng hoa đảm bảo. Tuy nhiên Bắc Kạn chưa có
những nghiên cứu đầy đủ về các biện pháp kỹ thuật để hoa Lily sinh trưởng
phát triển tốt, đem lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và chất lượng
hoa Lily như nhiệt độ, ánh sáng, đất, nước không khí, chế độ chăm sóc... thì
mật độ trồng là nhân tố không những ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của
hoa Lily mà còn ảnh hưởng tới hiệu quả kinh tế của người sản xuất. Xuất phát
từ những lý do trên mà chúng tôi tiến hành nghiên cứu: "Ảnh hƣởng của
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
mật độ trồng tới sinh trƣởng, phát triển của giống hoa lily Sorbonne tại
Ba Bể-Bắc Kạn".
3.3.1. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của giống Sorbonne ở các mật độ
trồng khác nhau
Theo dõi ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng phát triển của
giống Sorbonne tại thời vụ trồng ngày 8/10/2007 dự kiến hoa nở dịp tết
Nguyên đán năm 2008, chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.3.1.1. Đặc điểm hình thái và động thái ra lá
Nghiêm cứu đặc điểm hình thái và động thái ra lá ở các mật độ trồng
khác nhau của giống hoa lily Sorbonne, kết quả thu được trình bày ở Bảng
3.21 như sau:
Bảng 3. 21. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến đặc điểm hình thái và động
thái ra lá của giống Sorbonne
Mật độ
trồng
(củ/m2)
Động thái ra lá (lá)
Chiều
dài lá
(cm)
Chiều
rộng
lá
(cm)
Sau
30
ngày
Sau
40
ngày
Sau
50
ngày
Sau
60
ngày
Sau
70
ngày
Sau
80
ngày
Tổng
số lá
44 36,4 44,8 52,7 55,0 59,2 61,0 61,0 13,5 3,8
33 36,9 46,7 55,2 57,7 62,2 64,2 64,2 14,1 3,8
25 36,1 45,7 54,8 56,8 61,1 62,9 62,9 14,3 3,9
20 36,6 45,8 53,2 56,3 60,9 62,8 62,8 14,3 4,0
LSD05 1,8
CV% 1,4
Ghi chú:
Công thức 1: Mật độ: 44 củ/m2 (khoảng cách trồng 15cm x 15cm)
Công thức 2: Mật độ: 33 củ/m2 (khoảng cách trồng: 15cm x 20cm)
Công thức 3: Mật độ: 25 củ/m2 (khoảng cách trồng: 20cm x 20cm)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
Công thức 4: Mật độ: 20 củ/m2 (khoảng cách trồng: 20cm x 25cm)
Mật độ trồng 44củ/m2 có số lá thấp nhất là 61 lá, ở mật độ trồng
33củ/m2 có số lá cao nhất là 64,2 lá. Tuy nhiên, chỉ có số lá ở mật độ trồng
44củ/m2 và 33củ/m2 là có sự khác biệt chắc, còn các mật độ trồng khác tuy có
số lá khác nhau, nhưng không có sự khác biệt chắn với độ tin cậy 95%.
Đặc điểm hình thái lá ở các mật độ trồng khác nhau cơ bản không có sự
khác nhau nhiều, nhưng ở mật độ trồng 44củ/m2, chiều dài và chiều rộng của
lá đã có xu hướng nhỏ đi, nhất là chiều dài lá chỉ đạt: 13,5cm, nhỏ hơn so với
các mật độ khác từ 0,6-0,8cm.
Nghiên cứu động thái ra lá của giống Sorbonne ở các mật độ trồng khác
nhau thấy rằng động thái ra lá đều tăng nhanh từ 30 - 50 ngày sau trồng, rồi
giảm dần và ổn định số lá sau 80 ngày. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở
Đồ thị 3.5:
Đồ thị 3. 5. Động thái ra lá của giống Sorbonne ở các mật độ trồng
3.3.1.2. Đặc điểm hình thái và động thái tăng trưởng chiều cao cây
Mặc dù cùng một giống Sorbonne trồng ở thời vụ 8/10/2007 dự kiến
hoa nở dịp tết Nguyên đán năm 2008, nhưng đường kính thân cuối cùng (cách
gốc 10 cm) ở các mật độ trồng là khác nhau, biến động từ 0,9-1,3 cm, ở mật
0,0
10,0
20,0
30,0
40,0
50,0
60,0
70,0
Sau
30
ngày
Sau
40
ngày
Sau
50
ngày
Sau
60
ngày
Sau
70
ngày
Sau
80
ngày
Tổng
số lá
Động thái ra lá (lá)
Ngày
Số
lá
15cmx 15cm
15cmx20cm
20cmx20cm
20cmx25cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
độ trồng 20củ/m2 có đường kính thân lớn nhất đạt 1,3cm. Mật độ trồng
44củ/m2 và 33củ/m2 có đường kính thân nhỏ nhất chỉ đạt 0,9cm, có sự sai
khác chắc chắn so với mật độ trồng 25 củ/m2 và 20 củ/m2 ở mức tin cậy 95%.
Kết quả theo dõi đường kính thân ở các mật độ trồng khác nhau thấy
rằng, với mật độ trồng từ 20-44củ/m2, mật độ trồng càng thưa thì đường kính
gốc càng tăng.
Ở mật độ trồng khác nhau, chiều cao cây cuối cùng có sự khác nhau
đáng kể biến động từ: 106,5-115,3cm, chiều cao cây ở mật độ trồng 33củ/m2
cao nhất, đạt 115,3cm, mật độ trồng 20củ/m2 có chiều cao cây thấp nhất là
106,5cm. Ở mức xác suất 95%, chiều cao cây ở mật độ trồng 44củ/m2 và
33củ/m2 không có sự khác nhau, nhưng có sự khác biệt chắc chắn với các
mật độ trồng 20củ/m2 và 25củ/m2 (Bảng 3.22).
Bảng 3. 22. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến động thái tăng trƣởng chiều
cao cây của giống Sorbonne
Mật độ
trồng
(củ/m2)
Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm)
Chiều
cao
cây
(cm)
Đường
kính
thân
cách
gốc 10
cm
(cm)
Sau
30
ngày
Sau
40
ngày
Sau
50
ngày
Sau
60
ngày
Sau
70
ngày
Sau
80
ngày
Sau 90
ngày
44 37,9 50,1 69,0 84,9 95,2 102,0 105,9 113,4 0,9
33 37,0 49,1 67,2 84,0 93,3 104,3 108,1 115,3 0,9
25 37,8 49,0 65,7 80,6 93,2 100,7 104,0 106,6 1,2
20 37,7 49,0 63,9 80,8 87,0 97,2 103,4 106,5 1,3
LSD05 4,9 0,2
CV% 2,2 8,4
Động thái tăng trưởng chiều cao cây ở các mật độ khác nhau tăng
nhanh trong khoảng thời gian từ 30-70 ngày sau trồng rồi giảm dần. Động thái
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
tăng trưởng chiều cao cây ở các mật độ khác nhau không có sự khác nhau,
đều ổn định chiều cao cây sau trồng từ 100-110 ngày (Đồ thị 3.6).
Đồ thị 3. 6. Động thái tăng trƣởng chiều cao cây ở các mật độ trồng
3.3.2. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển
của giống lily Sorbonne
3.3.2.1. Các giai đoạn sinh trưởng của giống Sorbonne
Mỗi một thời kỳ sinh trưởng, nhu cầu dinh dưỡng của cây khác nhau,
xác định được các thời kỳ sinh trưởng, giúp chúng ta đưa ra những biện pháp
kỹ thuật tác động hợp lý, giúp cho cây sinh trưởng phát triển tốt, chất lượng
hoa được đảm bảo. Theo dõi các thời kỳ sinh trưởng của giống Sorbonne,
chúng tôi thu được kết quả như sau:
Khi theo dõi thời gian sinh trưởng của giống Sorbonne trồng ở các mật
độ khác nhau thấy rằng, mật độ càng dày, thời gian từ trồng đến thu hoạch
càng dài, mật độ trồng giảm dần từ 44 - 20củ/m2 thì thời gian sinh trưởng tăng
dần từ mật độ trồng 20-44củ/m2, biến động từ 114,4 ngày-115,4 ngày. Tuy
nhiên mức độ khác nhau này không nhiều, chỉ là 1 ngày (Bảng 3.23).
Bảng 3. 23. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến thời gian sinh trƣởng của
giống Sorbonne (ngày)
0,0
20,0
40,0
60,0
80,0
100,0
120,0
140,0
Sa
u 30 Sa
u 40 Sa
u 50 Sa
u 60 Sa
u
70
Sa
u 80 Sa
u 90
Ch
iều ca
o
Động thái tăng trưởng chiều cao cây (cm)
Ngày
Ch
iều
ca
o c
ây
15cmx 15cm
15cmx20cm
20cmx20cm
20cmx25cm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Mật độ trồng
(củ/m2)
Từ trồng đến
nảy mầm
Từ nảy mầm
đến hình
thành nụ
Từ hình
thành nụ đến
nụ chuyển
màu
Từ trồng đến
thu hoạch
44 5,3 33,6 76,5 115,4
33 5,3 33,5 76,5 115,3
25 5,2 33,5 76,1 114,7
20 5,3 33,0 76,1 114,4
3.3.2.2. Các giai đoạn phát triển của giống Sorbonne ở các mật độ trồng khác
nhau
Xác định được thời gian xuất hiện nụ rất quan trọng, khi phân hoá
mầm hoa đến xuất hiện nụ, nhu cầu can xi tăng, nếu không cung cấp đầy đủ
can xi cho hoa, cây bị thiếu can xi dẫn đến lá vàng, ảnh hưởng đến sinh
trưởng phát triển của hoa, làm cho chất lượng hoa kém. Vì vậy, xác định được
thời kỳ phân hoá mầm hoa, xuất hiện nụ, giúp chúng ta có biện pháp chăm
sóc hợp lý, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng phát triển tốt, nâng cao
chất lượng hoa thương phẩm.
Theo dõi các giai đoạn phát triển của giống Sorbonne ở các mật độ
khác nhau, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 3. 24. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến các giai đoạn phát triển
của giống Sorbonne
Mật độ
trồng
(củ/m2)
Thời gian từ trồng đến ... (ngày)
Ra nụ Nụ chuyển màu
Hoa thứ nhất nở
hoàn toàn
10% 50% 80% 10% 50% 80% 10% 50% 80%
44 37,0 39,0 40,0 114,7 115,3 117,0 119,0 120,7 122,3
33 37,0 39,0 40,3 114,3 115,0 116,3 118,7 120,7 121,7
25 37,0 38,7 40,0 113,3 114,7 116,0 117,3 119,0 120,7
20 36,3 38,7 39,7 113,3 114,7 115,7 116,7 118,7 120,0
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
78
Kết quả ở Bảng 3.24 cho thấy, thời gian từ nảy mầm đến ra nụ, nụ
chuyển màu, hoa thứ nhất nở hoàn toàn có sự biến động ít, thời gian từ nảy
mầm đến hình thành nụ từ 36,3-37,0 ngày, nụ chuyển màu từ 113,3-114,7
ngày, hoa thứ nhất nở hoàn toàn từ 116,7-119,0 ngày. Sự khác nhau này
không rõ ràng, nhưng có xu hướng mật độ càng dày thì thời gian càng kéo
dài.
3.3.3. Đặc điểm hình thái và chất lƣợng hoa ở các mật độ trồng khác nhau
3.3.3.1. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa ở các mật độ trồng khác nhau
Nghiêm cứu đặc điểm hình thái và chất lượng hoa Lily cho chúng ta
thấy giống Sorbonne trồng ở mật độ khác nhau, các chỉ tiêu về hình thái và
chất lượng có sự khác nhau: số nụ hoa biến động từ 6,3-7,3nụ, đường kính nụ
hoa biến động từ 3,1-4,3cm, chiều cao nụ hoa biến động từ 9,9-13,4cm, số
hoa nở biến động từ 5,4-6,5 hoa. Mật độ trồng 44củ/m2 có chất lượng hoa là
thấp nhất, thể hiện ở các chỉ tiêu số nụ hoa: 6,3 nụ, đường kính nụ hoa: 3,1cm,
chiều cao nụ hoa: 9,9 cm, số hoa nở: 5,4cm. Mật độ trồng 20củ/m2 có chất
lượng hoa tốt nhất. Tuy nhiên, so sánh một số chỉ tiêu hình thái và chất lượng
giữa mật độ trồng 25củ/m2 và 20 củ/m2, giữa mật độ trồng 44củ/m2 và
33củ/m2 thì không có sự khác biệt chắc chắn ở mức tin cậy 95% (Bảng 3.25).
Bảng 3. 25. Đặc điểm hình thái và chất lƣợng hoa của giống Sorbonne ở
các mật độ trồng khác nhau
Mật độ trồng
(củ/m2)
Số nụ
(nụ)
Đường
kính nụ
hoa
(cm)
Chiều
cao nụ
hoa
(cm)
Số hoa
/cây
(hoa)
Tỷ lệ
hoa nở
(%)
Số cành
thu
hoạch
(cành)
44 6,3 3,1 9,9 5,4 85,4 327
33 6,7 3,1 10,1 5,7 86,1 254
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
79
25 7,1 4,2 13,3 6,4 91,2 207
20 7,3 4,3 13,4 6,5 89,8 173
LSD05 0,6 0,5 1,6 0,5
CV% 4,6 7,5 6,9 4,2
3.3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ trồng khác nhau tới độ bền hoa
Khi theo dõi độ bền hoa ở các mật độ trồng khác nhau, chúng tôi thấy
rằng độ bền trong vườn và độ bền hoa cắt, không có sự thay đổi nhiều, đối với
độ bền hoa cắt, thời gian biến động từ 16,3-17,7 ngày; đối với độ bền hoa để
trong vườn, biến động từ 19,9-22,7 ngày. Nhưng trồng ở mật độ dầy hơn, độ
bền hoa kém hơn. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.26:
Bảng 3. 26. Ảnh hƣởng của mật độ trồng đến độ bền của hoa lily
Sorbonne
Mật độ
trồng
(củ/m2)
Độ bền trong vườn (ngày) Độ bền hoa cắt (ngày)
Nụ
chuyển
màu
đến nở
bông
đầu
tiên
Thời
gian
nở
toàn
bộ
hoa
Thời
gian
hoa
tàn cả
cành
Tổng
thời
gian
Thời
gian
từ cắt
đến
nở
bông
Thời
gian
từ cắt
đến
nở
toàn
bộ
hoa
Thời
gian
từ cắt
đến
hoa
tàn
Tổng
thời
gian
44 2,7 8,8 8,5 19,9 2,3 7,3 6,6 16,3
33 2,7 8,7 9,5 20,9 2,3 7,1 7,5 16,9
25 2,5 8,6 11,3 22,5 2,3 6,9 8,3 17,5
20 2,5 8,6 11,5 22,7 2,3 6,8 8,5 17,7
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
80
3.3.4. Tình hình sâu bệnh hại
Theo dõi sâu bệnh hại ở thí nghiệm, chúng tôi thấy rằng, tại vụ trồng
ngày 8/10/2007 dự kiến nở vào dịp tết Nguyên đán năm 2008 xuất hiện một
số sâu bệnh hại chính như sau:
Sâu: xuất hiện rệp nâu, đen, gây hại cây sau trồng 32-37 ngày, tuy
nhiên mức độ nhẹ, chỉ ở mức lẻ tẻ đến phổ biến, ở mật độ trồng 33củ/m2 và
44củ/m2 xuất hiện rệp nhiều hơn, nhưng cũng không ảnh hưởng nhiều đến
sinh trưởng của cây.
Bệnh: xuất hiện một số bệnh: khô đầu lá (sau trồng 54-60 ngày), bệnh
cháy lá xuất hiện sau trồng 40-45 ngày và hiện tượng thui nụ sau trồng 59-64
ngày, tuy nhiên ở mức độ nhẹ ở hầu hết các mật độ trồng, chỉ có bệnh cháy lá
xuất hiện nhiều hơn ở mật độ trồng 44củ/m2, nhưng cũng chỉ ở mức độ trung
bình, không ảnh hưởng nhiều đến sinh trưởng phát triển của cây. Kết quả
được trình bày ở Bảng 3.27 như sau:
Bảng 3. 27. Mức độ nhiễm một số sâu bệnh hại chính
Mật độ trồng
(củ/m2)
Rệp
nâu,
đen
Bệnh khô đầu
lá
Bệnh cháy lá Bệnh thui nụ
Tỷ lệ
cây
bị
bệnh
(%)
Mức
độ
hại
Tỷ lệ
cây bị
bệnh
(%)
Mức
độ
hại
Tỷ lệ
cây bị
bệnh
(%)
Mức
độ
hại
44 ** 9,3 + 10,6 ++ 6,3 +
33 ** 8,8 + 8,8 + 5,4 +
25 * 7,6 + 6,7 + 2,7 +
20 * 6,7 + 4,4 + 0,6 +
Ghi chú:
Bệnh: + Mức độ nhẹ (tỷ lệ bệnh <10%);
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
81
++ Mức độ trung bình (tỷ lệ bệnh 10-25%);
Sâu: * Mức độ lẻ tẻ (rất nhẹ, có từ một rệp đến một quần tụ rệp nhỏ trên lá);
** Mức độ phổ biến (nhẹ, xuất hiện một vài quần tụ rệp trên lá);
3.3.5. Hiệu quả kinh tế
Đánh giá hiệu quả trồng giống Sorbonne ở 4 mật độ trồng khác nhau,
chúng tôi nhận thấy: ở mật độ trồng 25 củ/m2 có hiệu quả kinh tế cao nhất, lãi
thuần đạt 1.494.000 đồng (138.000đồng/m2 hay 1.380.000.000đồng/ha), mật
độ trồng 44củ/m2 có hiệu quả kinh tế thấp nhất, lãi thuần chỉ: có 531.000
đồng (49.000đồng/m2 hay 490.000.000đồng/ha). So sánh hiệu quả 1 đồng
vốn bỏ ra thì: mật độ trồng 44củ/m2 có hiệu quả là thấp nhất, 1 đồng vốn bỏ ra
thu được 0,3 đồng lợi nhuận; mật độ trồng 25 củ/m2 và 20 củ/m2 đều có hiệu
quả đầu tư cao cứ 1đồng vốn bỏ ra thu được 0,8 đồng lợi nhuận.
Kết quả được trình bày ở Bảng 3.28 như sau:
Bảng 3. 28. Hiệu quả kinh tế ở các mật độ trồng (10,8m2)
Mật độ
trồng
(củ/m2)
Tỷ lệ
cây
thu
hoạch
(%)
Số
cây
thu
hoạch
Đơn
giá
(1000
đồng)
Tổng
thu
(1000
đồng)
Tổng
chi
(1000
đồng)
Thu
nhập
hỗn
hợp
(1000
đồng)
Lãi
thuần
(1000
đồng)
Hiệu
quả
(lần)
44 82,6 327 18 5.886 4.707 1.179 531 0,3
33 85,5 254 21 5.334 3.618 1.716 1.068 0,5
25 92,0 207 24 4.968 2.826 2.142 1.494 0,8
20 96,1 173 24 4.152 2.331 1.821 1.173 0,8
Ghi chú: Hạch toán hiệu quả kinh tế cho 10,8m2/công thức thí nghiệm. Công
thức 1: Mật độ trồng 44củ/m2, công thức 2: 33 củ/m2, công thức 3: 25 củ/m2,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
82
công thức 4: 20 củ/m2. Giá giống 11.000đồng/củ. Tổng chi gồm các chi phí
vật tư, phân bón, khấu hao nhà lưới không bao gồm công lao động; thu nhập
hỗn hợp=tổng thu-tổng chi; lãi thuần=thu nhập hỗn hợp-công lao động; hiệu
quả=thu nhập hỗ hợp/tổng chi; giá hạch toán là giá bán buôn tại thị trường
Bắc Kạn.
Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ trồng tới sinh trưởng phát triển của
giống Sorbonne ở thời vụ trồng ngày 8/10/2007 dự kiến hoa nở vào dịp tết
Nguyên đán năm 2008, thấy rằng ở các mật độ trồng khác nhau từ 44-
20củ/m2, sinh trưởng của cây ít có sự ảnh hưởng. Tuy nhiên ở mật độ trồng
33củ/m2 cây có xu hướng cao hơn, còn ở các mật độ trồng 44, 25 và 20 củ/m2
chiều cao cây có xu hướng giảm dần.
Về chất lượng hoa: ở 4 mật độ thí nghiệm đã có ảnh hưởng khá rõ nét,
có sự sai khác chắc chắn ở độ tin cậy 95% ở các mật độ trồng 44 và 33củ/m2
so với mật độ trồng 25 và 20củ/m2: mật độ trồng 44 và 33củ/m2 có chất
lượng hoa kém hơn. Mật độ trồng 20củ/m2 có chất lượng hoa tốt nhất, cây
sinh trưởng mạnh, cành hoa phân đều xung quanh, thân cứng, mập; nhưng
nếu trồng mật độ này số hoa/m2 ít khi sử dụng làm hoa cắt hiệu quả kinh tế sẽ
thấp hơn so với mật độ trồng 25củ/m2. Do đó, để trồng giống Sorbonne vừa
có chất lượng hoa tốt vừa có hiệu quả kinh tế cao, người dân nên trồng ở ở
mật độ 25củ/m2 (khoảng cách: 20cm x 20cm).
3.4. Kết quả xây dựng mô hình trồng hoa tại Đồn Đèn Ba Bể
Trong 2 năm 2006-2007, cùng với việc triển khai đề tài, chúng tôi đã
tiến hành xây dựng mô hình trồng hoa Lily tại khu vực Đồn Đèn-huyện Ba
Bể. Hộ gia đình tham gia là bà Bùi Thị Nam- Thị trấn Chợ Rã-huyện Ba Bể.
Diện tích mô hình là 400m2/2vụ (mỗi vụ 200m2). Số củ trồng 8000 củ giống
Sorbonne, trong đó năm 2006 trồng 4000 củ, năm 2007 trồng 4000 củ. Mật
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
83
độ trồng 25 củ/m2 (khoảng cách: 20cm x 20cm). Bón phân và chăm sóc theo
hướng dẫn kỹ thuật.
Thông qua việc hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa Lily, gia
đình cơ bản đã nắm bắt được các kỹ thuật chủ yếu trong việc trồng và chăm
sóc hoa. Theo dõi mô hình, chúng tôi thu được kết quả như sau:
3.4.1. Kết quả triển khai mô hình
Hiện nay gia đình bà Bùi Thị Nam có 200m2 nhà lưới tại khu vực Đồn
Đèn huyện Ba Bể để trồng hoa Lily cung cấp cho thị trường ở một số thời vụ
để hoa nở vào dịp 8/3 và tết Nguyên đán năm 2008.
3.4.1.1.Đặc điểm hình thái và sinh trưởng của giống Sorbonne tại mô hình
Theo dõi một số chỉ tiêu sinh trưởng của giống Sorbonne tại mô hình
chúng tôi thu được kết quả như sau: đặc điểm hình thái, sinh trưởng của
giống Sorbonne trồng của mô hình ở 2 thời vụ tương tự như kết quả nghiên
cứu trong thí nghiệm cùng thời vụ. Tuy nhiên đường kính thân cuối cùng
(cách gốc 10 cm) nhỏ hơn so với thí nghiệm; còn các chỉ tiêu khác như: chiều
cao cuối cùng của cây, số lá thì không có sự sai khác nhiều so với kết quả ở
thí nghiệm.
Thời gian thu hoạch ở 2 thời vụ của mô hình đều chậm hơn hơn so với
thí nghiệm: thời vụ trồng ngày 8/11/2006 dự kiến thu hoạch ngày 8/3/2007
chậm hơn 1 ngày (thu hoạch tập trung ngày 6-7/3/2007), thời vụ trồng ngày
8/10/2007 dự kiến thu hoạch vào dịp tết Nguyên đán năm 2008 chậm hơn 3
ngày (thu hoạch tập trung ngày 1/2/2008 dương lịch (25/12/2007 âm lịch).
Kết quả được trình bày ở Bảng 3.29 như sau:
Bảng 3. 29. Đặc điểm hình thái và sinh trƣởng của giống Sorbonne trong
mô hình
Chỉ tiêu
Tỷ
lệ
mọc
(%)
Động thái tăng
trưởng chiều cao
cây (cm)
Chiều
cao
cuối
cùng
Số
lá/cây
Đường
kính
thân
cuối
TGST
(ngày)
Sau 50 70
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
84
Thời vụ
trồng
30
ngày
ngày ngày (cm) cùng
(cm)
Ngày
8/11/2006
97,5 36,2 47,0 81,0 98,7 58,0 1,3 121
Ngày
8/10/2007
97,3 33,5 75,2 99,3 114,4 66,2 0,8 116
3.4.1.2. Đặc điểm hình thái và chất lượng hoa của mô hình
Kết quả nghiên cứu đặc điểm hình thái và chất lượng hoa ở mô hình
được trình bày ở Bảng 3.30 như sau:
Bảng 3. 30. Đặc điểm hình thái và chất lƣợng hoa của mô hình
Chỉ tiêu
Thời vụ trồng
Số
nụ/cây
(nụ)
Đường
kính nụ
hoa (cm)
Chiều
cao nụ
hoa (cm)
Độ bền
hoa cắt
(ngày)
Tỷ lệ thu
hoạch (%)
Ngày 8/11/2006 6,8 4,1 13,8 17,0 88,9
Ngày 8/10/2007 6,7 3,0 9,9 17,5 85,0
Kết quả Bảng 3.30 cho thấy: một số đặc điểm hình thái và chất lượng
hoa của mô hình không có sự sai khác nhiều so với thí nghiệm cùng thời vụ,
tuy nhiên một số chỉ tiêu về chất lượng có thấp hơn so với thí nghiệm cùng
thời vụ.
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình
Sơ bộ đánh giá hiệu quả mô hình trồng hoa Lily của hộ bà Bùi Thị Nam
tại khu vực Đồn Đèn-huyện Ba Bể, chúng ta thấy hiệu quả kinh tế thu được từ
mô hình là rất cao, với 200 m2 nhà lưới sau 2 vụ sản xuất cho lợi nhuận
25.543.000đồng/200m2/2vụ/năm (tương đương 63.800đồng/m2 hay
638.000.000/ha/năm). So sánh hiệu quả kinh tế với mô hình sản xuất giá trị
kinh tế cao ở địa phương, như: ớt ngọt 17.000.000đồng/ha dưa hấu
57.000.000đồng/ha, cà chua: 22.000.000đồng/ha (Hoàng Phú Thịnh,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
85
2007)[18] thì chúng ta thấy trồng hoa Lily có hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều
lần. Kết quả được trình bày ở Bảng 3.31:
Bảng 3. 31. Hiệu quả kinh tế của mô hình
Thời vụ
trồng
Số cây
thu
hoạch
(cây)
Giá
bán
(1000
đồng)
Tổng thu
(1000
đồng)
Tổng
chi
(1000
đồng)
Thu
nhập
hỗn
hợp
(1000
đồng)
Lãi
thuần
(1000
đồng)
Hiệu
quả
(lần)
Ngày
8/11/2006
3556 20 71.120 51.589 19.531 7.531 0,4
Ngày
8/10/2007
3400 24 81.600 51.589 30.011 18.011 0,6
Tổng cộng 130.100 103.177 49.543 25.543
Mặc dù hoa Lily có hiệu quả kinh tế cao nhưng lại cần đầu tư kinh phí
lớn: 317.500đồng/m2 (tương đương 3.175.000.000đồng/ha), nên khó có thể
mở rộng mô hình ra nhiều hộ nông dân, mà chỉ có thể tập trung tại một số hộ
có tiềm lực về vốn. Việc phát triển mở rộng mô hình trồng hoa chất lượng cao
như hoa Lily sẽ góp phần tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập làm cho một số
hộ nông dân của địa phương.
Lily là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao, nhưng nếu hoa nở không
đúng dịp, hiệu quả kinh tế sẽ rất thấp, thậm chí người sản xuất sẽ bị lỗ. Trong
trường hợp hoa nở không đúng dịp, giá trung bình chỉ còn 18.000đồng/cành,
thời vụ trồng ngày 8/11/2006 của mô hình lãi thuần sẽ giảm là 2.000đồng x
3.556cành = 7.112.000đồng, lãi thuần chỉ còn: 7.531.000đồng -
7.112.000đồng = 419.000đồng, tương đương 2.095đồng/m2 hay
20.950.000đồng/ha.
Thời vụ trồng ngày 8/10/2007 của mô hình lãi thuần sẽ giảm là: 6000đồng x
3.400cành = 20.400.000đồng, mô hình sẽ bị lỗ là: 20.400.000đồng -
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
86
18.011.000đồng = 2.389.000 đồng, tương đương lỗ 11.950đồng/m2 hay
119.500.000đồng/ha.
Vì vậy, việc bố trí thời vụ để hoa nở đúng dịp là rất quan trọng đối với
người sản xuất hoa, nếu bố trí thời vụ không hợp lý, hoa nở không đúng dịp,
hiệu quả kinh tế sẽ thấp, người sản xuất có thể bị thua lỗ.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
1.1. Điều kiện ngoại cảnh tại khu vực Đồn Đèn huyện Ba Bể phù hợp với sinh
trưởng và phát triển của hoa Lily. Ở vùng này, giống Sorbonne và giống
Yelloween thể hiện tính ưu việt hơn cả về chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và
chất lượng hoa so với giống Starfighter. Giống Starfighter không phù hợp với
điều kiện ngoại cảnh của khu vực Đồn Đèn huyện Ba Bể.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
87
1.2. Giống Sorbonne có khả năng trồng ở một số thời vụ để hoa nở vào dịp lễ
tết như: ngày 8/3, ngày 20/11 và tết Nguyên đán. Thời gian sinh trưởng để
hoa nở vào dịp 8/3 cần 120-125 ngày, thời gian sinh trưởng để hoa nở vào dịp
20/11 cần 76-81ngày và thời gian sinh trưởng để hoa nở vào dịp tết Nguyên
đán cần 115-120 ngày.
1.3. Mật độ trồng ảnh hưởng không nhiều đến sinh trưởng phát triển nhưng đã
có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng của giống Lily Sorbonne.
Mật độ trồng phù hợp, có hiệu quả kinh tế cao nhất là 25 củ/m2 (khoảng cách
20cmx20cm).
1.4. Hoa Lily là cây trồng có hiệu quả kinh tế cao tại Bắc Kạn, cứ 1 đồng vốn
bỏ ra thì thu được 0,3-0,8 đồng lợi nhuận; thời vụ trồng hoa Lily đạt hiệu quả
kinh tế cao nhất là trồng để hoa nở vào dịp tết Nguyên đán.
1.5. Hoa Lily trồng ở các thời vụ khác nhau đều bị một số loại sâu bệnh hại,
như: rệp nâu đen...
2. Kiến nghị
2.1. Một số biện pháp kỹ thuật chưa được nghiên cứu như: kỹ thuật điều tiết
sinh trưởng cho hoa, kỹ thuật bón phân qua lá... cần tiếp tục nghiên cứu để
hoàn chỉnh hơn quy trình sản xuất hoa Lily tại Bắc Kạn.
2.2. Tỉnh Bắc Kạn cần ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các hộ
nông dân, doanh nghiệp trong việc phát triển nghề trồng hoa nói chung, trồng
hoa Lily nói riêng để người dân có điều kiện phát triển nghề trồng hoa tại địa
phương, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân trong
tỉnh.
2.3. Nghiên cứu kỹ thuật nhân giống hoa Lily cần được quan tâm hơn nữa ở
các cơ quan khoa học trong nước và các địa phương.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu trong nƣớc
1. Nguyễn Thị Lý Anh, 2005. Sự tạo củ Lily in vitro và sự sinh trưởng của
cây Lily trồng từ củ in vitro. Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp Tập
III số 5. Trường đại học nông nghiệp I Hà Nội. tr: 349-353.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
89
2. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, 2007. Quyết định số :
52/2007/QĐ-BNN ngày 05/6/2007. Phê duyệt quy hoạch phát triển rau
quả và hoa cây cảnh đến năm 2010, tầm nhìn 2020.
3. Võ Văn Chi, Dương Đức Tiến, 1978. Phân loại học thực vật-thực vật bậc
cao. Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, tr: 446-448.
4. Phạn Thị Mai Chinh, 2007. Nghiên cứu sinh trưởng, phát triển và áp dụng
biện pháp kỹ thuật nâng cao năng suất, chất lượng hoa Lily tại Lạng Sơn.
Luận văn Thạc sỹ ngành trồng trọt, Trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên, tr: 98
5. Cục thống kê tỉnh Bắc Kạn, 2007. Niên gián thống kê tỉnh Bắc Kạn năm
2006.Nxb Thống kê, tr: 42.
6. Nông Thế Diễn, 2006. Báo cáo tổng kết đề tài: Điều tra, thu thập và trồng
thử nghiệm một số loài rau, cây ăn quả đặc sản và cây dược liệu tại Đồn
Đèn-Khuổi Luông vùng đệm Vườn quốc gia Ba Bể, Bắc Kạn. Vườn quốc
gia Ba Bể, tr.11-41.
7. Phạm Tiến Dũng, 2002. Xử lý kết quả thí nghiệm trên máy tính bằng
IRRISTAT 4.0 trên Windows. Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 58-64.
8. Lê Thanh Dũng, 2004. Tin học văn phòng Microsoft excell 2000. Nxb Đại
học quốc gia Thành Phố Hồ Chí Minh, tr: 15-142.
9. Đặng Văn Đông, Đinh Thế Lộc, 2004. Công nghệ trồng hoa mới cho thu
nhập cao-Cây hoa Lily, Nhà xuất bản Lao động-xã hội, tr: 9-31; 58-76.
10. Nguyễn Thái Hà và CS, 2003. Nghiên cứu sự phát sinh của In vitro các
giống hoa lilium spp. Báo cáo hội nghị sinh học toàn quốc. Nxb Khoa học
và kỹ thuật, tr : 875-879.
11. Đỗ Tuấn Khiêm, 2007. Báo cáo tổng kết đề tài Nghiên cứu khả năng thích
ứng và xây dựng mô hình sản xuất một số loài hoa giá trị cao tại Bắc Kạn.
Sở Công nghiệp-Khoa học và Công nghệ Bắc Kạn, tr: 4-45.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
90
12. Nguyễn Xuân Linh, 1998. Hoa và kỹ thuật trồng hoa. Nxb Nông nghiệp
Hà Nội.
13. Lê Quang Long, Hà Thị Lệ Ánh, Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2006. Từ
điển tranh về các loài hoa. Nxb Giáo dục, tr : 249.
14. Lê Quang Long, Nguyễn Thanh Huyền, Hà Thị Lệ Ánh, Nguyễn Thanh
Tùng, 2006. Từ điển tranh về các loài cây. Nxb Giáo dục, tr : 16.
15. Đỗ Ngọc Oanh, Hoàng Văn Phụ, Nguyễn Thế Hùng, Hoàng Thị Bích
Thảo, 2004. Giáo trình phương pháp thí nghiệm đồng ruộng. Nxb Nông
nghiệp Hà Nội, tr : 30-32.
16. Trần Duy Quý và CS, 2004. Giới thiệu một số giống hoa Lily mới nhập
nội vào Việt Nam và khả năng phát triển chúng, Bản tin Nông nghiệp
giống công nghệ cao số 6, Hà Nội, tr. 10-12.
17. Đoàn Thị Thành, 2005. Những thành tựu nghiên cứu bệnh hại thực vật
Việt Nam (Nghiên cứu đa dạng sinh học của các Isolates nấm Fusarium
spp ở Việt Nam và một số nước khác). Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 129-
134.
18. Hoàng Phú Thịnh, 2007. Báo cáo tổng kết dự án: "Trồng thử nghiệm một
số cây trồng giá trị kinh tế cao phục vụ chuyển đổi cơ cấu cây trồng của
tỉnh Bắc Kạn. tr. 50-55.
19. Hà Thị Thuý, Đỗ Năng Vịnh, Dương Minh Nga, Trần Duy Quý, 2005.
Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ nhân nhanh In vitro các giống hoa
lilium spp. Khoa học công nghệ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Nxb
Chính trị quốc gia.
20. Nguyễn Văn Tới, 2007. Ứng dụng Khoa học công nghệ trong sản xuất hoa
tại Đà Lạt. Thông tin khoa học công nghệ số 3/2007. Sở khoa học công
nghệ Lâm Đồng.
21. Nguyễn Khắc Trung, Phạm Minh Thu, 1997. Kỹ thuật về hoa cây cảnh.
Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 21-23.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
91
22. Viện bảo vệ thực vật, 1997. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật.
Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 29-30.
23. Viện bảo vệ thực vật, 1999. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật.
Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 19.
24. Viện bảo vệ thực vật, 2000. Phương pháp nghiên cứu bảo vệ thực vật.
Nxb Nông nghiệp Hà Nội, tr: 46-57.
II. Tài liệu nƣớc ngoài
25. AIPH, 2004. International statistics flower and plants. Institut für
Gartenbauökonomie der Universität Hannover.Volume 52.
26. Barba-Gonzalez.R, Lim.K-.B., Ramanna. M.S and Van Tuyl.J.M.2005.
Use of 2n games for inducing intergenomic recombination in Lily
hybrids.Acta Hort. 673. p.161-166.
27. Beattie.D.J, White.J.W. 1993. Lilium hybrid and species. In : The
physiology of flower bulds (De Hertogh. A, Le Nard. M, eds) Elsevier
Amsterdam, p. 423-342.
28. Beers.C.M., Barba-Gonzalez.R., Van Shilfhout.A.A., Ramanna.M.S. and
Van Tuyl.J.M., 2005. Acta Hortic.673, p.449-452.
29. Bonner.F.J.M., 1997. Long term storage of clonal material of Lily (lilium
L.).PhD-thesis, Wageningen Univerrsity, p.111.
30. Buschman.J.C.M., Okubo.H., Miller.W.B., Chastagner.G.A.,2005.
Globalisation-flower-flower bulds-buld flowers. Acta Horticulture.673.
p.27-33.
31. Chang. Y,C., Miller. W.B, 2003. Growth and calcium partitioning in
Lilium 'Star Gazer' in Relation to leaf calcium deficiency. Hort.Science.
128(6).p.788-796.
32. Chi. H.S., Straathof.Th.P., Löffer.H.J.M and Van Tuyl.J.M., 1999. In vitro
pollen sellection for heat-tolerance in lilies. In : Anther from biology to
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
92
biotechology, chapter 16. Eds.C.Clement, E. Pacini, J.-C. Audran, Spring,
Berling. p.175-182.
33. Comber HF., 1949. A new classification of the genus Lilium. Lily
Yearbook, Royal Hort Soc 13: 86-105.
34. De Hertogh.A.A, Le Nard.M., 1993. World production and horticultural
utilization of flower bulds. In : De Hertogh.A.A., Le Nard.M. The
physiology of flower bulds. Amsterdam.Elsevier Science
Publishers.cap.2.p.21-28.
35. De Hertogh.A.A., 1996. Marketing and research requirements for lilium in
North America. Acta Horitculture. 414.p.17-24.
36. De Jong P.C., 1974. Some notes on the evolution of lilies. North
American Lily Yearbook. 27. p.23-28.
37. Grassotti.A, 1996. Economics and culture techniques of lilium production
in Italy. Acta Horticulture.414.p.25-34.
38. Jo Wijnands., 2005. Sustainable International Networks in the flower
Industry Bridging Empirical Findings and Theoretical Approaches.
ISHS.p.26-69.
39. Kim.Y., 1996. Lily industry and research and native lilium species in the
Korea. Acta Horticulture.414.p.69-80.
40. Murashige.T, and Skoog., 1962. A revised medium for rapid growth and
bioassay with tobaco tissue culture. Physiol.Plant.15.p.473-497.
41. Mynett.K., 1996. Research, production and breeding of lilies in eastern
European countries. Acta Horitculture. 414. p. 47-53.
42. Rhee.H.K., 2002. Improvement of breeding efficiency in interspecific
hybridization of lilium.Ph.D thesis, Seoul National University.p118.
43. Rhee.H.K, Lim.J.H, Kim.Y.J, Van Tuyl.J.M., 2005. Improvement of
breeding efficiency for interspecific hybirdization fo lilies in Korea. Acta
Hortic. 673.p.107-112.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
93
44. Richard McAvoy., 2006. 2007 easter Lily schedule. University of
Connecticut.
45. Roh.M.S., 1996. New production tecnology of lilium A review on
propagation and forcing. Acta. 414. HS. p.219-228.
46. Shear, C.B., 1975. Calcium-related disorders of fruits and vegetables.
Hort Science 10. p. 361-365.
47. Okazaki.K., 1996. Lilium species native to Japan, and breeding and
production of lilium. Acta Horticulture.414.p.81-92.
48. Van Tuyl.J.M, Barba-Gonzalez.R, Van Silfhout.A.A, Lim.K.-B. And
Ramanna.M.S., 2005. Meiotic Polyploidization in Five Different
interspecific lilium hybrids. Acta Horticulture.673.p.99-105.
49. Van Tuyl.J.M, Van Holsteijn.H.C.M., 1996. Lily breeding research in the
Netherlands.Acta Horticulture.414.p.35-45.
50. Yang Xiaohan, Liu Guangshu and Zhu Lu., 1996.
51. Zhao.X, Chen.X, Li.D, Liu.K, 1996. Resources and research situation of
the genus lilium in China. Act.a Horticulture.414.p 59-68.
52. Woodcock HBD, Stearn WT, 1950. Lilies of the world. Their cultivation
& classification. Country life limited. London
III. Các trang website truy cập
53. (truy cập ngày
24/10/2007)
54. (truy cập ngày 10/3/2007)
55. (truy cập tháng 17/12/2007)
56. (truy cập ngày 04/4/2007
57. (truy cập ngày
18/12/2007)
58. (truy cập ngày 15/12/2006)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
94
59. (truy cập ngày 18/12/2006)
60. (truy cập ngày
16/6/2008)
61. (truy cập ngày 7/03/2007)
62. www.umass.edu/umext/floriculture/fact_sheets/specific_crops/Lily.html)
(truy cập ngày 20/10/2007).
63. (truy cập ngày 19/8/2007)
64. http:///www.rauhoaquavietnam.vn (truy cập ngày 06/11/2007)
65. (truy cập ngày 01/3/2007)
66. (truy cập ngày 19/8/2007)
67. (truy cập ngày 17/9/2007).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CỦA ĐỀ TÀI
Hướng dẫn trồng lily
Củ lily giống
Vườn hoa lily mô hình
Chuẩn bị đất trồng
Thí nghiệm
Theo dõi thí nghiệm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Giống Sorbonne
Mô hình trồng hoa của hộ nông dân
Giống Starfighter
Giống Yelloween
Mô hình trồng hoa năm 2007-2008
Hoa lily năm 2007-2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Hoa Lily
Hoa lily
Mô hình trồng hoa của hộ nông dân
Hoa lily
Mô hình trồng hoa Lily tại hộ gia đình
Mô hình trồng hoa Lily tại hộ gia đình
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG HOA LILY SORBONNE
TẠI BẮC KẠN
(Quy trình được bổ sung từ kết quả nghiên cứu trên cơ sở kỹ thuật trồng hoa
Lily của tác giả Đặng Văn Đông, 2004)
1. Thời vụ trồng
Ở Bắc Kạn có thể trồng vào các thời vụ sau:
- Thu hoạch vào dịp 20/11 thời gian trồng phù hợp: 25-30/8 dương lịch
(chậm nhất đầu tháng 9).
- Thời vụ trồng thu vào dịp tết Nguyên đán (tết âm lịch) nên trồng từ
25/8-30/8 âm lịch (khoảng 1-10/10 dương lịch, tuỳ năm).
- Thời vụ trồng thu vào dịp 8/3 nên trồng từ 30/10-05/11 dương lịch.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào từng giống, diễn biến thời tiết khí hậu đặc biệt
là nhiệt độ mà cần có biện pháp điều chỉnh phù hợp.
2. Chuẩn bị nhà che
Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế, chúng ta nên trồng hoa lily trong
nhà có mái che: có thể dùng nhà lưới hoặc nhà che tạm tuỳ theo điều kiện đầu
tư.
3. Kỹ thuật làm đất
Đất trồng lily phải được làm kỹ và xử lý tiêu độc. Sau khi làm đất, tiến
hành lên luống: luống rộng 1-1,2m, cao 20-25cm, mặt luống rộng 0,8-1m,
rãnh luống rộng 30-35cm.
4. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
- Chọn củ giống: Củ giống phải đồng đều, không trầy xước, đã được xử
lý ngủ nghỉ, mầm đã bật, kích thước củ từ 16-20cm (chu vi củ).
- Mật độ và khoảng cách trồng
Căn cứ vào giống và kích thước củ giống mà trồng ở một mật độ thích
hợp, giống cây cao to thì nên trồng thưa, giống thấp nhỏ trồng dày, chu vi củ
nhỏ trồng mật độ dày, chu vi củ to trồng mật độ thưa hơn... Giống Sorbonne
nên trồng khoảng cách 15cm x20cm, 20cm x 20cm.
- Kỹ thuật trồng:
Rạch hàng trồng, sâu 12-15cm, tưới nước đủ ẩm vào rạch trước khi
trồng, sau khi nước ngấm hết, đặt củ giống lên, lấp một lớp đất nhỏ dày
khoảng 5-8cm.
- Kỹ thuật tưới nước:
Sau trồng 1 tuần chú ý giữ ẩm cho đất tránh để củ khô, giúp rễ củ hút
nước và dinh dưỡng tốt. Sau đó, lượng nước tưới giảm dần, thường xuyên giữ
đủ ẩm cho cây, không nên tưới quá ẩm, hoặc để quá khô đất (nên dùng
phương pháp tưới nhỏ giọt).
- Che phủ mặt luống sau trồng:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Sau khi trồng xong, dùng lưới đen che, chiều cao lần đầu khi che là
60cm so với mặt luống, nâng dần lên theo độ cao của lưới trong 3 tuần đầu
giúp cây sinh trưởng, phát triển thuận lợi. Lưu ý nếu thời tiết quá ẩm, âm u
cần dỡ bỏ mái che.
- Kỹ thuật bón phân
+ Lượng phân bón cho 1 sào Bắc Bộ (360 m2):
Phân chuồng hoai mục: 2-3tấn; Phân lân (supelân): 7-10kg; Kali (Kali
nitơrat): 5-7kg; Đạm (Urê): 2-3kg; Can xi nitơrat: 2,5-4,5kg.
+ Cách bón:
Bón lót: toàn bộ phân chuồng hoai mục, 3/4 lượng lân, nếu đất tốt,
không cần bón lót.
Bón thúc: trong 3 tuần đầu sau trồng, không cần bón. Sau khi cây cao
15-20cm thì tiến hành bón thúc, cứ 10-12 ngày bón 1 lần, hoà loãng ở nồng
độ 0,5% hỗn hợp các loại phân đạm, lân, kali để tưới.
Chú ý nên kết hợp bón với phân vi lượng chứa Ca, Mg, Mn... Đối với
can xi nên pha nồng độ 0,1%: sau trồng khoảng 30 ngày bắt đầu tưới, cứ 7
ngày tưới 1 lần để hạn chế bệnh cháy lá do thiếu can xi.
Ngoài ra, để nâng cao chất lượng hoa có thể phun thêm một số chất
kích thích sinh trưởng hoặc phân bón qua lá (antonik, GA3...).
- Làm giàn giữ cây:
Cây lily cao, hoa to nên dễ bị đổ, do đó cần phải căng lưới giữ cây,
dùng lưới đan sẵn kích thước 20cm x20cm đặt lên luống sau trồng, sau đó
nâng dần lên theo sinh trưởng của cây, hoặc khi cây cao 40-50cm tiến hành
làm giàn đỡ cho cây.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại
Lily thường bị một số sâu bệnh hại chính: rệp, bệnh khô lá, bệnh mốc
tro, bệnh cháy lá sinh lý, hiện tường rụng nụ...
Tuỳ từng điều kiện cụ thể và chúng ta có biện pháp xử lý phù hợp, tuy
nhiên, trong các loại sâu bệnh hại trên chúng ta chú ý rệp và bệnh cháy lá sinh
lý thường xảy ra nhiều ở các vụ trồng lily.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TỔNG HỢP CHI PHÍ MÔ HÌNH (200m2)
TT Nội dung chi ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
(1000đồng)
Thành tiền
(1000đồng)
1 Chi phí cho 360m2 theo quy trình
Đạm kg 3 5,6 17
Lân kg 10 3 30
Kaly kg 7 5 35
Can xi kg 4,5 15 68
Tổng chi 149
2 Chi phí sản xuất mô hình
2.1 Mức phân bón chi thí nghiệm (200m2)
Đạm kg 1,7 5,6 9
Lân kg 5,6 3 17
Kaly kg 3,9 5 19
Can xi kg 2,5 15 38
Phân chuồng kg 600 1 600
Tổng 683
2.2 Thuốc trừ sâu bệnh
Ofatox lọ 12 7 84
Score cốc 16 4 58
Tổng 142
2.3 Phân qua lá Antonik gói 16 4 64
2.4 Chi phí công lao động 12.000
Kỹ thuật tháng 3 2.000 6.000
Thủ công (2người) tháng 6 1.000 6.000
2.5 Chi khấu hao nhà lưới m
2
200 28,5 5.700
2.6 Củ giống củ 4000 11 44.000
2.7 Chi phí khác (dây, túi, ô roa,… 1.000
Tổng chi phí 63.589
Chi phí không bao gồm công lao động 51.589
Nhà lƣới 200m
2
Đầu tư 57.000
Dự kiến khấu hao 10 vụ, do đó 1 vụ khấu hao số tiền là: 28,500
Công lao động/m2 60
Chi phí chung cho 1 m2 317,9
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TỔNG HỢP CHI PHÍ CHO CÁC GIỐNG (32,4m2)
TT Nội dung chi ĐVT
Số
lượng
Đơn
giá
(1000
đồng)
Thành
tiền
(1000
đồng)
1 Chi phí phân bón cho 3 công thức 3 lần nhắc lại
Đạm kg 0,3 5,6 2
Lân kg 0,9 3 3
Kaly kg 0,6 5 3
Can xi kg 0,4 15 6
Phân chuồng kg 80 1 80
Tổng 93
2 Thuốc trừ sâu bệnh
Ofatox lọ 3 7 21
Score cốc 3 3,6 11
Tổng 32
3 Phân qua lá Antonik gói 6 4 24
4 Chi phí công lao động m
2
32,4 60 1.944
5 Chi khấu hao nhà lưới m
2
32,4 28,5 923
6 Củ giống củ 675 11 7.425
7
Chi phí khác (dây căng, lưới
đen, túi…)
100
Tổng chi phí 10.542
Chi phí không bao gồm công
lao động
8.598
Chi phí cho 1 công thức gồm
cả công lao động
3.514
Chi phí cho 1 công thức
không bao gồm công lao động
2.866
Nhà lƣới 200m
2
Đầu tư 57.000
Dự kiến khấu hao 10 vụ, do
đó 1 vụ khấu hao số tiền là:
28,500
Chi phí công lao động/m2 60
Ghi chú: Mỗi công thức là 1 giống, thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công
thức 10,8m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TỔNG HỢP CHI PHÍ Ở CÁC THỜI VỤ TRỒNG (32,4m2)
TT Nội dung chi ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
(1000
đồng)
Thành
tiền (1000
đồng)
1 Chi phí phân bón
Đạm kg 0,3 5,6 2
Lân kg 0,9 3 3
Kaly kg 0,6 5 3
Can xi kg 0,4 15 6
Phân chuồng kg 80 1 80
Tổng 93
2 Thuốc trừ sâu bệnh
Ofatox lọ 3 7 21
Score cốc 3 3,6 11
Tổng 32
3 Phân qua lá Antonik gói 6 4 24
4 Chi phí công lao động m
2
32,4 60 1.944
5 Chi khấu hao nhà lưới m
2
32,4 28,5 923
6 Củ giống củ 675 11 7.425
7
Chi phí khác (dây căng,
lưới đen, túi…)
100
Tổng chi phí 10.542
Chi phí không bao gồm
công lao động
8.598
Chi phí cho 1 công thức
gồm cả công lao động
3.514
Chi phí cho 1 công thức
không bao gồm công lao
động
2.866
Nhà lƣới 200m
2
Đầu tư 57.000
Dự kiến khấu hao 10 vụ, do đó 1 vụ khấu hao số tiền là: 28,500
Chi phí công lao động/m2 60
Ghi chú: Mỗi công thức là 1 thời vụ, thí nghiệm gồm 3 công thức, mỗi công
thức 10,8m2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
TỔNG HỢP CHI PHÍ Ở CÁC MẬT ĐỘ TRỒNG (43,2m2 )
TT Nội dung chi ĐVT
Số
lượng
Đơn giá
(1000
đồng)
Thành
tiền (1000
đồng)
1 Vật tư, phân bón 174
a Phân bón
Đạm kg 0,4 5,6 2
Lân kg 1,2 3 4
Kaly kg 0,8 5 4
Can xi kg 0,5 15 8
Phân chuồng kg 100 1 100
Phân qua lá Antonik gói 6 4 24
b Thuốc trừ sâu bệnh
Ofatox lọ 3 7 21
Score cốc 3 3,6 11
2 Chi phí giống
Mật độ 1 (44củ/m2) củ 396 11 4.356
Mật độ 2 (33củ/m2) củ 297 11 3.267
Mật độ 3 (25củ/m2) củ 225 11 2.475
Mật độ 4 (20củ/m2) củ 180 11 1.980
3 Chi khấu hao nhà lưới m
2
43,2 28,5 1.231
4 Chi phí công lao động m
2
43,2 60 2.592
Tổng chi gồm cả công lao động
Mật độ 1 (44củ/m2) 5.355
Mật độ 2 (33củ/m2) 4.266
Mật độ 3 (25củ/m2) 3.474
Mật độ 4 (20củ/m2) 2.979
Tổng chi không bao gồm công lao động
Mật độ 1 (44củ/m2) 4.707
Mật độ 2 (33củ/m2) 3.618
Mật độ 3 (25củ/m2) 2.826
Mật độ 4 (20củ/m2) 2.331
Chi phí công lao động/m2 60
Ghi chú: Mỗi công thức là 1 mật độ, thí nghiệm gồm 4 công thức, mỗi công
thức 10,8m2.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tailieutonghop_com_nghien_cuu_dac_diem_sinh_truong_phat_trien_va_mot__.pdf