Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển hải phòng bằng mô hình DELFT3D

Những tác động của trường gió đến vận chuyển TTLL ởvùng cửa sông ven biển Hải Phòng thể hiện rõ trong mùa mưa khi tải lượng TTLL từ lục địa đưa ra lớn. Ảnh hưởng của gió trong pha triều lên làm cho sựxâm nhập của nước biển ở tầng trên vào sâu phía trong cửa sông khoảng 0.5-1.5km, nó cũng làm cường sự khuyếch tán TTLL lên tầng mặt ởvùng biển phía ngoài. Trong pha triều xuống, ảnh hưởng của gió làm tăng cường sựxáo trộn TTLL trong cột nước ở phía ngoài vùng ảnh hưởng của nước sông ở khoảng 10-16km từ cửa sông. Ở thời kỳ nước lớn, gió làm tăng nhẹ sự xâm nhập của nước biển trên tầng mặt về phía cửa sông. Trường gió cũng có vai trò nhất định trong ảnh hưởng làm tăng độ đục của nước ven bờ ĐồSơn vào mùa mưa, đặc biệt là trong pha triều xuống khi xuất hiện gió hướng E và SE.

pdf129 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2676 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển hải phòng bằng mô hình DELFT3D, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng TTLL ở các khu vực khác nhau trong vùng nghiên cứu đều phụ thuộc chặt chẽ vào dao động mực nước triều. Trong một chu kỳ triều thường xuất hiện hai lần cực trị hàm lượng TTLL: một cực đại và một cực tiểu. Cực đại hàm lượng TTLL thường xuất hiện vào thời điểm nước ròng do TTLL từ sông đưa ra và cực tiểu thường xuất hiện vào thời điểm nước lớn khi nước biển xâm nhập trở lại. Hàm lượng TTLL và và chênh lệch của giá trị này giữa các tầng ở vùng biển Hải Phòng khu vực này cũng thường có giá trị lớn hơn ở những ngày triều cường và nhỏ hơn vào những ngày triều kém (xem các Hình Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 75 3. 15 đến Hình 3. 22). Tuy nhiên sự biến động theo thời gian của hàm lượng TTLL có những đặc trưng riêng ở mỗi khu vực lại có những đặc trưng riêng: 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 15. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực phía trong cửa Nam Triệu (H1) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Tại khu vực phía trong cửa Nam Triệu (điểm H1, Hình 2. 13), hàm lượng TTLL vào mùa khô có giá trị khá nhỏ và dao động trong khoảng 0.0-0.07kg/m3 nhưng vào mùa mưa giá trị đó biến đổi chủ yếu từ 0.02-0.1kg/m3. Ở khu vực này, hàm lượng TTLL khá đồng nhất theo độ sâu và chỉ có sự chênh lệch nhỏ ở các đạt cực trị (Hình 3. 15). Cũng tại khu vực này vào mùa khô, hàm lượng TTLL trong pha triều xuống thường nhỏ hơn nửa đầu trong pha triều lên. (b) (a) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 76 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 0.07 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 16. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực phía tây đảo Cát Hải (H2) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Tại khu vực phía tây đảo Cát Hải (điểm H2, Hình 2. 13), hàm lượng TTLL vào mùa khô dao động trong khoảng 0.0-0.04kg/m3 nhưng vào mùa mưa giá trị đó biến đổi chủ yếu từ 0.02-0.1kg/m3. Giá trị cực tiểu của hàm lượng TTLL xuống thấp hơn một chút ở khu vực này thể hiện sự ảnh hưởng do xâm nhập của khối nước biển vào khu vực này lớn hơn trong khi ảnh hưởng của nước sông vẫn khá lớn (hàm lượng TTLL cực đại không thay đổi nhiều so với khu vực phía trong cửa Nam Triệu). Cũng tại khu vực này, thời gian hàm lượng TTLL cực đại và cực tiểu vào mùa mưa đã khá cân bằng so với vị trí phía trong cửa Nam Triệu, điều này thể hiện sự cân bằng giữa các khối nước sông – biển ở khu vực này đã bớt chênh lệch hơn phía gần các cửa sông (Hình 3. 16). (a) (b) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 77 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.11 0.13 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 17. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực phía tây nam đảo Cát Hải (H3) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Ở phu vực phía tây nam đảo Cát Hải (phía ngoài cửa Nam Triệu, điểm H3), biến đổi hàm lượng TTLL vào mùa khô chủ yếu từ 0-0.03kg/m3. Điều này cho thấy và mùa khô ở khu vực này đã có sự xâm nhập sâu của các khối nước biển. Trong khi đó ở những thời điểm nước lớn vào mùa khô ở khu vực này gần như không có sự phân tầng về hàm lượng TTLL theo chiều thẳng đứng (Hình 3. 17-a). Vào mùa mưa, biến động theo thời gian của hàm lượng TTLL ở khu vực này cũng có xu hướng tương tự như các khu vực khác ở phía trong cửa Nam Triệu (Hình 3. 17-b) với giá trị hàm lượng TTLL dao động phổ biến từ 0- 0.08kg/m3. Hàm lượng TTLL cực tiểu ở đây giảm đến giá trị 0 cho thấy ảnh hưởng của các khối nước biển trong (b) (a) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 78 mùa mưa vào pha triều lên ở khu vực này đã thể hiện rõ rệt hơn so với các vùng nước khác phía trong cửa Nam Triệu. Cũng ở khu vực này vào mùa mưa, thời gian hàm lượng TTLL có giá trị nhỏ lớn hơn thời gian giá trị đó lớn và sự phân tầng hàm lượng TTLL cũng lớn hơn các khu vực phía gần cửa sông. 0.000 0.005 0.010 0.015 0.020 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.00 0.02 0.04 0.06 0.08 0.10 0.12 0.14 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 18. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực phía nam đảo Cát Hải (H4) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Tại khu vực phía nam đảo Cát Hải (điểm H4, Hình 2. 13), hàm lượng TTLL trong mùa khô khá nhỏ với giá trị biến đổi chủ yếu từ 0-0.01kg/m3 và thời gian TTLL có giá trị nhỏ lớn hơn thời gian giá trị này cao. Điều đó thể hiện ảnh hưởng của các khối nước sông đến khu vực này khá nhỏ so với các khối nước biển. Trong khi đó vào mùa mưa hàm lượng TTLL dao động từ 0-0.07kg/m3. Thời gian xuất (a) (b) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 79 hiện hàm lượng TTLL với giá trị nhỏ vẫn chủ yếu vào thời điểm nước lớn nhưng thời gian xuất hiện hàm lượng TTLL cực đại lệch dần về thời điểm đầu pha triều lên chứ không phải là khi nước ròng (Hình 3. 18-b). 0.000 0.002 0.004 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 19. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực phía ngoài cửa Lạch Huyện (H5) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Tại khu vực phía ngoài cửa Lạch Huyện (điểm H5) trong thời gian tính toián vào mùa khô hàm lượng TTLL có giá trị rất nhỏ và biến đổi chủ yếu trong khoảng 0-0.002kg/m3 (Hình 3. 19-a). Trong khi vào mùa mưa hàm lượng TTLL phổ biến dao động quanh giá trị 0-0.02kg/m3. Những ảnh hưởng của nước sông với hàm lượng TTLL cao đến khu vực này không lớn và chủ yếu qua các kênh Cái Tráp và Hà Nam và một phần từ vùng phía ngoài cửa Nam Triệu; hàm lượng TTLL thông (a) (b) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 80 thường vào mùa mưa nhỏ hơn 0.02kg/m3 và chỉ lớn hơn giá trị này ở một vài thời điểm khi nước ròng và sau thời điểm nước ròng khoảng 2-3h (Hình 3. 19-b). 0.000 0.002 0.004 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.000 0.005 0.010 0.015 0.020 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) -0.5 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 20. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực phía tây nam Cát Bà (H6) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Cũng giống như ở khu vực phía ngoài cửa Lạch Huyện, ở khu vực phía tây nam Cát Bà (điểm H6), hàm lượng TTLL có giá trị khá nhỏ (dưới 0.001kg/m3 vào mùa khô và dưới 0.01kg/m3 vào mùa mưa). Biến động theo thời gian của hàm lượng TTLL ở khu vực này cũng nhỏ và không rõ rệt, những ảnh hưởng do TTLL từ lục địa chỉ được thể hiện rõ trong những ngày triều cường cùng với lưu lượng nước từ các sông đưa ra lớn (Hình 3. 20). (a) (b) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 81 0.000 0.002 0.004 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 0.05 0.06 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 21. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực phía nam Cát Hải (H7) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Tại vùng nước khu vực giữa bán đảo Đồ Sơn- Cát Hải- Cát Bà (điểm H7, Hình 2. 13), hàm lượng TTLL trong mùa khô dao động chủ yếu trong khoảng 0- 0.001kg/m3. Đây là khu vực mà sự biến đổi của hàm lượng TTLL trong mùa khô vào những ngày triều kém có giá trị rất nhỏ và hầu như không đáng kể. Trong mùa mưa, hàm lượng TTLL biến dổi chủ yếu từ 0-0.05kg/m3 và cũng thể hiện xu hướng tương tự như mùa khô. Ở khu vực này thời gian xuất hiện hàm lượng TTLL lớn ít hơn nhiều so với thời gian hàm lượng TTLL có giá trị nhỏ cả trong mùa mưa và mùa khô (Hình 3. 21). (a) (b) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 82 0.000 0.002 0.004 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước 0.00 0.01 0.02 0.03 0.04 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 thời gian (ngày) TT LL (k g/ m 3 ) 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 m ực n ướ c (m ) tầng mặt tầng 2 tầng 3 tầng 4 tầng 5 tầng 6 tầng đáy mực nước Hình 3. 22. Biến động hàm lượng TTLL và mực nước khu vực ven bờ Đồ Sơn (H8) (a- tháng 3-2009; b- tháng 8- 2009) - Ở khu vực ven biển Đồ Sơn (điểm H8, Hình 2. 13), hàm lượng TTLL trong mùa mưa có giá trị khá nhỏ (hầu hết nhỏ hơn 0.001kg/m3) trong những ngày triều cường và không đáng kể trong những ngày triều kém. Trong khi đó, vào mùa mưa, hàm lượng TTLL dao động trong khoảng 0-0.02kg/m3. Hàm lượng TTLL thường lớn hơn vào thời điểm triều lên điều này thể hiện ảnh hưởng do TTLL vận chuyển từ các sông ra khu vực này là nhỏ và sự tăng hàm lượng TTLL chủ yếu là do dòng triều. Mặc dù khu vực này có độ sâu khá nhỏ nhưng trong mùa mưa sự chênh lệch hàm lượng TTLL giữa tầng mặt và các tầng phía dưới là khá lớn (Hình 3. 22). (a) (b) Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 83 Qua những phân tích trên có thể nhận xét rằng: + Vào mùa khô, ảnh hưởng của dòng TTLL từ các sông đưa ra rất hạn chế: ở khu vực cửa Nam Triệu chỉ giới hạn trong khu vực phía tây nam Hoàng Châu và sát cửa Lạch Tray. Các khu vực khác chỉ chịu ảnh hưởng của TTLL từ sông đưa ra trong một số ngày triều cường, còn những ngày triều kém, TTLL từ sông trong mùa khô gần như không ảnh hưởng đến các khu vực khác (phía Nam Cát Hải, phía ngoài cửa Lạch Huyện, khu vực Đồ Sơn – Cát Bà) ở vùng ven biển Hải Phòng. + Vào mùa mưa, do lưu lượng nước từ các sông và hàm lượng TTLL đều tăng lên nên dòng TTLL có điều kiện phát triển mạnh ra phía ngoài. Tuy nhiên trong thời gian tính toán khối nước có hàm lượng TTLL lớn hơn 0.1kg/m3 cũng không vượt quá khu vực có độ sâu 5m. Biến động theo thời gian của hàm lượng TTLL ở vùng ven biển Hải Phòng trong mùa mưa cũng thể hiện sự phụ thuộc vào dòng bùn cát từ sông đưa ra và dao động mực nước triều. Ở những khu vực gần cửa sông hơn thời gian xuất hiện hàm lượng TTLL có giá trị lớn nhiều hơn thời gian xuất hiện hàm lượng TTLL nhỏ và hàm lượng TTLL cực tiểu lớn hơn 0. Trong khi đó ở nhưng khu vực phía ngoài thời gian xuất hiện hàm lượng TTLL lớn ít hơn thời gian hàm lượng TTLL có giá trị nhỏ và giá trị cực tiểu xuống tới giá trị 0. Cả trong mùa mưa và mùa khô, biến động theo thời gian của hàm lượng TTLL đều thể hiện xu hướng có giá trị cao hơn, biến động với khoảng giá trị lớn hơn vào những ngày triều cường và ngược lại trong những ngày triều kém. Hàm lượng TTLL cực tiểu thường xuất hiện vào thời điểm nước lớn nhưng giá trị cực đại xuất hiện trong khoảng từ sau thời điểm nước ròng đến nửa đầu của pha triều lên. 3.2.3. Tác động của một số yếu tố Ngoài yếu tố quan trọng nhất là dòng bùn cát từ các sông đưa ra, đặc điểm vận chuyển TTLL vùng cửa sông ven biển Hải Phòng chịu ảnh hưởng của một số yếu tố như thủy triều, gió và kết hợp của sóng và gió. Ảnh hưởng của thủy triều Với biên độ triều khá lớn, thủy triều có thể làm tăng cường hoặc hạn chế sự phát tán của TTLL từ vùng cửa sông ra phía ngoài. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 84 Vào mùa khô do dòng TTLL và lưu lượng nước đưa ra đều nhỏ lên những ảnh hưởng của thủy triều đến đặc điểm vận chuyển TTLL không thể hiện rõ rệt. Trong mùa mưa, ở pha triều lên, ảnh hưởng của thủy triều làm tăng cường sự xâm nhập của nước biển vào sâu các cửa sông thêm khoảng 1-2.5km (Hình B. 1, Phụ lục B). Vào pha triều xuống, yếu tố này làm tăng cường sự phát tán của TTLL ra phía ngoài khoảng thêm khoảng 4-8km (Hình B. 2, Phụ lục B). Với cùng các điều kiện khác thì sự dâng mực nước ở thời điểm nước lớn không làm cho khối nước sông bị đẩy lại sâu vào trong sông nhiều mà phân bố TTLL theo chiều thẳng đứng trở lên đồng nhất hơn so với trường hợp không có thủy triều vào thời điểm đó (Hình B. 3). Thời điểm nước ròng có thể tăng cường sự phát tán của TTLL từ lục địa ra phía ngoài thêm khoảng 5-10 km (Hình B. 4, Phụ lục B). Những ảnh hưởng của thủy triều đến phân bố TTLL theo không gian cũng được thể hiện tương tự như những tác động đến profile của TTLL (Hình B. 5- e, f, g, h). Ảnh hưởng của thủy triều làm tăng cường xáo trộn, khuyếch tán TTLL từ các tầng dưới lên các tầng trên mặt, mở rộng phạm vi ảnh hưởng của TTLL ra phía ngoài trong pha triều xuống và hạn chế sự phát triển của TTLL từ các sông trong pha triều lên. Trong mùa khô do dòng bùn cát từ lục địa đưa ra nhỏ nên những tác động của thủy triều cũng khá nhỏ (Hình B. 5-a,b,c,d, Phụ lục B). Ảnh hưởng của gió Đánh giá những ảnh hưởng của gió đã được thực hiện qua phân tích kết quả tính toán kịch bản hiện tại khi không có gió với các kịch bản với hướng gió khác nhau như NE, E và SE. Trong mùa khô, vì tải lượng nước và TTLL đưa ra phía ngoài khá nhỏ nên những tác động của trường gió đến profile của TTLL trong tất cả các pha triều đều không thể hiện rõ rệt. Vào mùa mưa, do dòng TTLL đưa ra lớn nên những ảnh hưởng của trường gió trở nên rõ rệt hơn. + Gió NE trong pha triều lên làm cho sự xâm nhập của nước biển (với hàm Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 85 lượng TTLL nhỏ hơn) ở tầng trên vào sâu phía trong cửa sông khoảng 0.5-1.2km, nó cũng làm cường sự khuếch tán TTLL lên tầng mặt ở vùng biển phía ngoài (Hình C. 1-b, Phụ lục C). Trong pha triều xuống, ảnh hưởng của gió làm tăng cường xáo trộn và phát tán TTLL ở lớp nước phía trên nhưng lại hạn chế sự mở rộng của nước sông ở tầng gần đáy (Hình C. 2-b, Phụ lục C). Ở thời kỳ nước lớn, gió hướng NE làm tăng nhẹ sự xâm nhập của nước biển trên tầng mặt về phía cửa sông (Hình C. 3- b). Trong thời kỳ nước ròng, ảnh hưởng của gió E đến profile TTLL khá nhỏ (Hình C. 4-b, Phụ lục C). + Gió hướng E trong pha triều lên vào mùa mưa làm cho lớp nước biển trên mặt tiến sâu hơn vào phía trong khoảng 0.5-1.0km trong khi TTLL ở các lớp dưới mở rộng ra phía biển (Hình C. 1-c) hơn so với trường hợp không có gió. Trong pha triều xuống, gió hướng E làm tăng cường sự xáo trộn TTLL trong cột nước ở phía ngoài vùng ảnh hưởng của nước sông ở khoảng 10-16km từ cửa sông (Hình C. 2-c). Ở thời kỳ nước lớn, gió E làm tăng cường sự xâm nhập của khối nước biển vào phía trong sông, giảm hàm lượng TTLL ở tầng mặt (Hình C. 3-c). Trong thời kỳ nước ròng, ảnh hưởng của gió E đến phân bố TTLL khá nhỏ (Hình C. 4-c, Phụ lục C). + Gió hướng SE trong pha triều lên vào mùa mưa làm cho lớp nước biển trên mặt và cả đáy tiến sâu hơn vào phía trong khoảng 0.5-1.5km hơn so với trường hợp không có gió (Hình C. 1-d). Trong pha triều xuống, gió hướng SE cũng làm tăng cường sự xáo trộn TTLL trong cột nước ở phía ngoài vùng ảnh hưởng của nước sông ở khoảng 10-16km từ cửa sông và làm cho vùng nước có hàm lượng TTLL mở rộng ra phía ngoài hơn (Hình C. 2-d). Ở thời kỳ nước lớn, gió SE làm khối nước biển xâm nhập sâu hơn vào vùng cửa sông (lớn hơn cả với gió hướng E), giảm hàm lượng TTLL ở tầng mặt ở phía ngoài (Hình C. 3-d). Trong thời kỳ nước ròng, gió SE làm hạn chế sự phát tán TTLL ra phía ngoài nhưng khá nhỏ (Hình C. 4-d). Phân bố không gian của TTLL cũng thể hiện sự tác động của trường gió với xu hướng như đã phân tích ở trên. Vào mùa khô, gió làm tăng cường độ đục ở phía ngoài vùng ảnh hưởng của TTLL từ sông đưa ra nhưng với vai trò khá nhỏ (Hình C. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 86 5). Vào mùa mưa những ảnh hưởng của gió đến vận chuyển TTLL ở khoảng 8- 18km từ cửa sông ra đã trở lên rõ rệt hơn, trong đó có ảnh hưởng làm tăng độ đục cửa nước ven bờ Đồ Sơn, đặc biệt là trong pha triều xuống khi xuất hiện gió hướng E và SE (Hình C. 6, Phụ lục C). Ảnh hưởng của sóng và gió Những ảnh hưởng đồng thời của sóng và gió đã được khảo sát thông qua các kịch bản tính toán và phân tích giữa các trường hợp không có yếu tố sóng-gió và có tính đến yếu tố sóng- gió. Các kết quả cho thấy: Trong mùa khô, cũng như các trường hợp khác tải lượng nước và TTLL từ sông đưa ra nhỏ nên những tác động của sóng-gió mặc dù làm hạn chế sự phát tán TTLL ra phía ngoài, tăng cường xâm nhập của nước biển vào sâu các sông nhưng ảnh hưởng đó khá nhỏ (Hình D. 1, Phụ lục D). Vào mùa mưa những ảnh hưởng của sóng- gió đến vận chuyển TTLL ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng được thể hiện rõ rệt hơn. + Sóng và gió hướng NE trong pha triều lên làm tăng cường sự khuyếch tán TTLL ở các tầng nước phía dưới lên các tầng trên mặt (Hình D. 2-b). Vào pha triều xuống, ảnh hưởng của sóng- gió cũng làm độ đục ở phía ngoài (khoảng 10-18km) tăng lên đáng kể so với trường hợp không có sóng gió (Hình D. 3-b). Ở thời điểm nước lớn, sóng- gió làm cho khối nước có độ đục lớn mở rộng ra phía ngoài khoảng 1-4km so với trường hợp không có ảnh hưởng của sóng- gió, đồng thời các lớp nước tầng mặt cũng trở lên đục hơn khi có tác động của sóng- gió hướng E vào thời điểm nước lớn (Hình D. 4-b). Vào thời điểm nước ròng ảnh hưởng của sóng gió làm cho vùng nước ở khoảng cách 16-19km tăng mạnh độ đục so với trường hợp không có tác động của sóng- gió (Hình D. 5-b, Phụ lục D). + Sóng và gió hướng E trong pha triều lên làm tăng cường sự khuyếch tán TTLL ở nước phía ngoài từ các tầng dưới lên các tầng trên mặt (Hình D. 2-c). Vào pha triiều xuống, ảnh hưởng của sóng- gió cũng làm độ đục ở phía ngoài (khoảng 10-19km) tăng lên đáng kể so với trường hợp không có sóng gió (Hình D. 3-c). Ở Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 87 thời điểm nước lớn, sóng- gió làm cho khối nước có độ đục lớn mở rộng ra phía ngoài khoảng 1-3km so với trường hợp không có ảnh hưởng của sóng- gió, đồng thời các lớp nước tầng mặt cũng trở lên đục hơn khi có tác động của sóng- gió hướng E vào thời điểm nước lớn (Hình D. 4, Phụ lục D). Khi mực nước xuống thấp nhất, sóng gió làm cho vùng nước ở khoảng cách 16-20km tăng mạnh độ đục so với trường hợp không có tác động của sóng- gió (Hình D. 5-c, Phụ lục D). + Sóng và gió hướng SE trong pha triều lên làm tăng cường sự khuyếch tán TTLL ở nước phía ngoài từ các tầng dưới lên các tầng trên mặt (Hình D. 2-d). Vào pha triiều xuống, ảnh hưởng của sóng- gió cũng làm độ đục ở phía ngoài (khoảng 10-20km) tăng lên đáng kể so với trường hợp không có sóng gió (Hình D. 3-d). Ở thời điểm nước lớn, sóng- gió hướng SE không làm thay đổi nhiều phân bố (Hình D. 4-d). Trong khi vào thời điểm nước ròng ảnh hưởng của sóng gió làm cho vùng nước ở khoảng cách 16-20km tăng mạnh độ đục so với trường hợp không có tác động của sóng- gió (Hình D. 5-d). Những ảnh hưởng do sóng- gió còn được thể hiện qua phân bố theo không gian của TSS đặc biệt là các thời điểm triều lên và triều xuống. Vào mùa khô, các hướng gió NE, E và SE đều làm tăng độ đục ở phía ngoài nhưng ảnh hưởng lớn nhất là hướng gió SE. Cũng trong mùa khô, ảnh hưởng của sóng gió là lớn nhất vào thời điểm triều xuống (Hình D. 6, Phụ lục D). Trong mùa mưa, những ảnh hưởng của gió-sóng đến phân bố của TTLL rất rõ rệt. Khi không có tác động của sóng gió trong pha triều lên, ảnh hưởng của TTLL từ các cửa sông chỉ hạn chế ở phía ngoài cửa Nam Triệu (Hình D. 7-a), nhưng khi đưa những ảnh hưởng của sóng gió vào thì vùng đục nước xuất hiện ở phía đông và đông bắc Đồ Sơn xuất hiện trong tất cả các hướng sóng gió NE, E và SE, trong đó hướng SE tác động mạnh hơn (Hình D. 7- b,c,d). Tương tự như vậy, trong pha triều xuống do ảnh hưởng của gió-sóng hướng NE, E, SE đã làm xuất hiện các vùng nước đục ở phía ngoài vùng ảnh hưởng của các khối nước sông trong đó có vùng biển Đồ Sơn (Hình D. 7- f, g, h, Phụ lục D). Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 88 KẾT LUẬN Một hệ thống mô hình thủy động lực- sóng-vận chuyển TTLL trên cơ sở mô hình Delft3d đã được ứng dụng tính toán đồng thời để nghiên cứu đặc điểm vận chuyển TTLL ở vùng ven biển Hải Phòng. Để phục vụ cho việc thiết lập và kiểm chứng kết quả của mô hình, các bộ số liệu liên quan ở khu vực đã được thu thập và xử lý tương đối đầy đủ và hệ thống. Các kết quả so sánh giữa tính toán bằng mô hình và quan trắc cho thấy đã có sự phù hợp tương đối và mô hình này có thể được sử dụng như một công cụ để nghiên cứu đặc điểm vận chuyển TTLL cho vùng ven biển Hải Phòng. - Đặc điểm vận chuyển TTLL ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng biến đổi mạnh theo mùa. Vào mùa khô do sự suy giảm của lưu lượng nước và hàm lượng TTLL nên sự phát tán của TTLL từ các sông ra phía ngoài rất hạn chế quanh các cửa sông và vùng nước phía trong cửa Nam Triệu, phía tây nam Hoàng Châu và sát cửa Lạch Tray với hàm lượng nhỏ hơn 0.07kg/m3. Các khu vực khác chỉ chịu ảnh hưởng của TTLL từ sông đưa ra trong một số ngày triều cường, còn những ngày triều kém, TTLL từ sông trong mùa khô gần như không ảnh hưởng đến các khu vực khác như phía Nam Cát Hải, phía ngoài cửa Lạch Huyện, khu vực Đồ Sơn – Cát Bà. Trong khi đó vào mùa mưa do tải lượng nước và TTLL từ các sông đưa ra lớn nên TTLL có điều kiện phát tán mạnh tới vùng nước khu vực giữa đảo Cát Hải – Đồ Sơn- Cát Bà với một số thời điểm hàm lượng TTLL có thể trên 0.1kg/m3. Tuy nhiên trong thời gian tính toán khối nước có hàm lượng TTLL lớn hơn 0.1kg/m3 cũng không vượt quá khu vực có độ sâu 5m. - Sự phân tầng của TTLL ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng không lớn. Sự phân tầng này chủ yếu diễn ra trong mùa mưa vào các thời điểm triều lên và triều xuống ở khu vực cách cửa sông khoảng 8-16km. - Thủy triều ở vùng ven biển Hải Phòng có ảnh hưởng quan trọng đến đặc điểm lan truyền TTLL ở khu vực này, đặc biệt là trong mùa mưa: tăng cường vận chuyển Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 89 TTLL trong pha triều xuống và hạn chế sự phát tán TTLL ra phía ngoài trong pha triều lên. Trong pha triều lên, ảnh hưởng của thủy triều làm tăng cường sự xâm nhập của nước biển vào sâu các cửa sông thêm khoảng 1-2.5km. Vào pha triều xuống, yếu tố này làm tăng cường sự phát tán của TTLL ra phía ngoài khoảng 4- 8km. Sự dâng mực nước ở thời điểm nước lớn không làm cho khối nước sông bị đẩy lại sâu vào trong sông nhiều mà phân bố TTLL theo chiều thẳng đứng trở lên đồng nhất hơn. Thời điểm nước ròng có thể tăng cường sự phát tán của TTLL từ lục địa ra phía ngoài khoảng 5-10 km. - Những tác động của trường gió đến vận chuyển TTLL ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng thể hiện rõ trong mùa mưa khi tải lượng TTLL từ lục địa đưa ra lớn. Ảnh hưởng của gió trong pha triều lên làm cho sự xâm nhập của nước biển ở tầng trên vào sâu phía trong cửa sông khoảng 0.5-1.5km, nó cũng làm cường sự khuyếch tán TTLL lên tầng mặt ở vùng biển phía ngoài. Trong pha triều xuống, ảnh hưởng của gió làm tăng cường sự xáo trộn TTLL trong cột nước ở phía ngoài vùng ảnh hưởng của nước sông ở khoảng 10-16km từ cửa sông. Ở thời kỳ nước lớn, gió làm tăng nhẹ sự xâm nhập của nước biển trên tầng mặt về phía cửa sông. Trường gió cũng có vai trò nhất định trong ảnh hưởng làm tăng độ đục của nước ven bờ Đồ Sơn vào mùa mưa, đặc biệt là trong pha triều xuống khi xuất hiện gió hướng E và SE. - Sóng và gió kết hợp có ảnh hưởng quan trọng đến đặc điểm vận chuyển TTLL ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng, nhất là trong mùa mưa. Dưới ảnh hưởng của sóng và gió, TTLL trong pha triều lên được tăng cường khuyếch tán ở các tầng phía dưới lên các tầng trên mặt. Vào pha triều xuống, ảnh hưởng của sóng- gió cũng làm độ đục ở phía ngoài (khoảng 10-20km) tăng lên đáng kể so với trường hợp không có sóng gió. Ở thời điểm nước lớn, sóng- gió làm cho khối nước có độ đục lớn mở rộng ra phía ngoài khoảng 1-4km so với trường hợp không có ảnh hưởng của sóng- gió, đồng thời các lớp nước tầng mặt cũng trở lên đục hơn khi có tác động của sóng- gió. Vào thời điểm nước ròng ảnh hưởng của sóng gió làm cho vùng nước ở khoảng cách 16-19km tăng mạnh độ đục so với trường hợp không có tác động của sóng- Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 90 gió. Tác động của sóng gió đến phân bố theo không gian của TTLL cũng được thể hiện rất rõ rệt trong mùa mưa, nó tạo thành các vùng đục nước ở phía ngoài cửa Nam Triệu, khu vực phía đông bắc và bãi biển Đồ Sơn. Trong đó hướng gió tác động mạnh nhất là SE. Trong nghiên cứu này, các đặc điểm vận chuyển TTLL ở vùng cửa sông ven biển Hải Phòng mới chỉ được xét đến trong các điều kiện thời tiết bình thường mà chưa tính đến ảnh hưởng của các hiện tượng thời tiết cực đoan như gió mùa, bão đến vận chuyển TTLL ở khu vực này như thế nào. Trong khuôn khổ của một luận văn thạc sỹ, vai trò của các yếu tố như DĐMN, gió, sóng đến vận chuyển TTLL ở khu vực ven biển Hải Phòng mới chỉ được đánh giá bước đầu. Những hạn chế này sẽ được khắc phục trong những nghiên cứu tiếp theo. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 91 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Đỗ Trọng Bình, Trần Anh Tú, Vũ Duy Vĩnh (2010), “Nghiên cứu đánh giá lan truyền các chất gây ô nhiễm khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng bằng mô hình toán học”. Báo cáo tổng hợp Đề tài cấp Thành phố Hải Phòng. Mã số: ĐT.MT.2008.500. 2. Nguyễn Văn Cư và nnk (1990), “Động lực vùng ven biển và cửa sông Việt Nam - Phần nghiên cứu cửa sông”. Báo cáo TK đề tài 48B - 02 - 01. Chương trình nghiên cứu biển 48B-02 (1986 - 1990), Viện KHVN. Hà Nội 3. Nguyễn Văn Cư và nnk (1994), “Đặc điểm các quá trình động lực và hiện trạng bồi xói ven biển đồng bằng sông Hồng”. Báo cáo tổng kết đề tài VIE 89/034. Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Cư và nnk (1995), “Báo cáo tổng kết đề tài: Nguyên nhân và giải pháp khắc phục đục nước bãi biển Đồ Sơn” (thuộc chương trình nghiên cứu khoa học và triển khai đổi mới công nghệ cấp thành phố (Hải Phòng). 5. Nguyễn Văn Cư, Phạm Huy Tiến (2003), “Sạt lở bờ biển miền Trung Việt Nam”. NXB. KH&KT Hà Nội. 6. Nguyễn Văn Cư và nnk (2008), Báo cáo đề tài cấp thành phố Hải Phòng: “Nghiên cứu quá trình động lực, dự báo sự vận chuyển bùn cát, bồi tụ, xói lở vùng ven biển cửa sông phục vụ phát triển hệ thống cảng bến và cụm công nghiệp trên sông Văn Úc”. Lưu trữ tại Viện Địa lý. 7. Nguyễn Văn Cư và nnk (2010), “Nghiên cứu quá trình động lực, dự báo vận chuyển, bồi lắng bùn cát tại Lạch Huyện, Nam Đồ Sơn trước và sau khi xây dựng cảng nước sâu và giải pháp khắc phục”. Báo cáo tổng kết đề tài KC.08.10/06-10. 8. Nguyễn Đức Cự và nnk (2011), “Nghiên cứu, đánh giá tác động của các công trình hồ chứa thượng nguồn đến diễn biến hình thái và tài nguyên - môi trường vùng cửa sông ven biển đồng bằng Bắc Bộ”. Báo cáo tổng hợp Đề tài độc lập cấp Nhà nước (Mã số: ĐTĐL. 2009T/05). 9. Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Văn Thảo, Vũ Duy Vĩnh (2011), “Nghiên cứu đánh giá tác động thủy thạch - động lực của hệ thống đê quai lấn biển phục vụ xây dựng Sân bay quốc tế tại khu vực ven bờ Tiên Lãng - Hải Phòng”. Báo cáo tổng hợp Nhiệm vụ cấp thành phố Hải Phòng. 10. Nguyễn Xuân Hiển, Dương Ngọc Tiến, Nguyễn Thọ Sáo (2012), “Tính toán và phân tích xu thế bồi tụ xói lở khu vực Cửa Đáy, Tuyển tập báo cáo Hội thảo Khoa học Quốc gia về Khí tượng, Thủy văn, Môi trường và Biến đổi khí hậu Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 92 lần thứ XV. Tập 2. Thủy văn - Tài nguyên nước, môi trường và Biển. NXB Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội, tháng 3 năm 2012, tr. 241-246 11. Bùi Hồng Long và nnk (2001), “Nghiên cứu quy luật và dự báo xu thế xói lở- bồi tụ vùng ven bờ cửa sông Việt Nam”. Báo cáo đề tài cấp Nhà nước KHCN-5C. Viện Hải dương học Nha Trang. 12. Trần Hồng Thái, Lê Vũ Việt Phong, Nguyễn Thanh Tùng, Phạm Văn Hải (2010), “Mô phỏng, dự báo quá trình vận chuyển bùn cát lơ lửng khu vực Cửa Ông”. Tuyển tập báo cáo Hội thảo khoa học lần thứ 10, Viện Khoa học KTTV&MT; tr. 332- 341. 13. Trần Đức Thạnh, Nguyễn Đức Cự, Nguyễn Chu Hồi và nnk (1998), “Đặc điểm biến dạng bờ và giải pháp phòng chống xói lở bờ đảo Cát Hải, Hải Phòng”. Tài nguyên và Môi trường biển tập IV. NXB KH&KT, Hà Nội. 14. Trần Đức Thạnh, Vũ Duy Vĩnh, Yoshiki Saito, Đỗ Đình Chiến, Trần Anh Tú (2008), “Bước đầu đánh giá ảnh hưởng của đập Hòa Bình đến môi trường trầm tích ven bờ châu thổ sông Hồng”. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Biển số 3-2008. tr1-16. 15. Trần Đức Thạnh, Cao Thị Thu Trang, Vũ Duy Vĩnh, Vũ Thị Lựu (2010), “Nghiên cứu đánh giá sức tải môi trường và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững khu vực Vịnh Hạ Long – Vịnh Bái Tử Long”. Đề tài cấp tỉnh Quảng Ninh. 16. Trần Đức Thạnh và nnk (2001), “Nghiên cứu dự báo, phòng chống sạt bờ biển bắc Bộ từ Quảng Ninh tới Thanh Hóa. Báo cáo dự án KHCN-5A”. Phân Viện Hải dương học tại Hải Phòng. 17. Trần Anh Tú (2012), “Đánh giá dặ trưng trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng”. Luận Văn cao học, trường ĐHKHTN. 18. Đinh Văn Ưu, (2009), “Mô hình vận chuyển trầm tích và biến động địa hình đáy áp dụng cho vùng biển cửa sông cảng Hải Phòng”. Tạp chí ĐHQG Hà Nội, KHTN và Công Nghệ số 1S (2009) 133-139. 19. Đinh Văn Ưu, Đoàn Văn Bộ, Hà Thanh Hương, Phạm Hoàng Lâm, (2005), “Ứng dụng mô hình dòng chảy ba chiều (3D) nghiên cứu quá trình lan truyền chất lơ lửng tại vùng biển ven bờ Quảng Ninh”. Tuyển tập công trình Hội nghị Khoa học Cơ học thuỷ khí toàn quốc năm 2005, Hà Nội, trang 623-632. 20. Vũ Duy Vĩnh, Đỗ Đình Chiến và Trần Anh Tú, (2008), “Mô phỏng đặc điểm thuỷ động lực và vận chuyển trầm tích lơ lửng khu vực cửa sông ven biển Hải Phòng”. Tài nguyên và môi trường biển, tập XIII. Nxb KH&KT, Hà Nội. 2008 21. Vũ Duy Vĩnh, Nguyễn Đức Cự và Trần Đức Thạnh, (2011), “Ảnh hưởng của đập Hòa Bình đến phân bố trầm tích lơ lửng vùng ven bờ châu thổ sông Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 93 Hồng”. Kỷ yếu Hội nghị Khoa học và Công nghệ biển lần thứ V, quyển 3. Tiếng Anh 22. Abbott, M. B. (1992), “Computational Hydraulics”. Ashgate Publishing Company, Brookfield, Vermont 05036, USA. 23. Amoudry, Laurent., (2008), “A review on coastal sediment transport modelling”. Liverpool, Proudman Oceanographic Laboratory. (POL Internal Document No.189). 24. Arcement, G.J., Jr. and V.R. Schneider (1989), “Guide for Selecting Manning’s Roughness Coefficients for Natural Channels and Flood Plains”. U.S. Geological Survey Water Supply Paper 2339, 38 p. 25. Battjes, J. and J. Janssen (1978), “Energy loss and set-up due to breaking of random waves”, In Proceedings 16th International Conference Coastal Engineering, ASCE, pages 569-587. 47, 133, 134, 138, 139, 188 26. Becker, J.J., Sandwell, D.T., Smith, W.H.F., Braud, J., Binder, B., Depner, J., Fabre, D., Factor, J., Ingalls, S., Kim, S.-H., Ladner, R., Marks, K., Nelson, S., Pharaoh, A., Trimmer, R., Von Rosenberg, J., Wallace, G., Weatherall, P. (2009), “Global bathymetry and elevation data at 30 arcsec resolution: SRTM30_PLUS”. Mar. Geodesy 32, 355–371. doi: 10.1080/01490410903297766. 27. Boer, S., DeVriend, H. J. and Wind, H. G. (1984), “A Mathematical Model for the Simulation of Morphological Processes in the Coastal Area”, Proc. 19th ICCE, Houston, USA, pp. 1437-1453. 28. Briand, M.H.G. and Kamphuis, J.W. (1993), “Sediment Transport in the Surf Zone: a Quasi 3-D Numerical model”, Coastal Engineering, Vol. 20, pp. 135-166. 29. Cancino, L. and Neves, R. (1999), “Hydrodynamic and Sediment Suspension Modeling in Estuarine Systems Part I: Description of the Numerical Models.” Journal of Marine Systems, Vol. 22, pp.105-116. 30. Chanson, H. (1999), “The Hydraulics of Open Channel Flow: An Introduction”. John Wiley and Sons Inc., New York. 31. Chapman, R. S., Johnson, B.H. and Vemulakonda, S.R. (1996), "User’s Guide for the Sigma Stretched Version of CH3D-WES." Technical Report HL-96- 21, US Army Engineer Waterways Experiment Station, Vicksburg, MS 32. Celik, I., and Rodi, W. (1988), “Modeling Suspended Sediment Transport in Non- Equilibrium Situations”. Journal of Hydraulic Engineering, ASCE, Vol. 114, No. 10. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 94 33. Dean, R. G. and R. A. Dalrymple (1991), “Water wave mechanics for enginieers and scientists”, vol. 2 of advanced series on ocean engineering. World Scientific Publishing Company. 242 34. Delft Hydraulics (2003), “Delft3D-FLOW User Manual; Delft3D-WAVE User Manual” 35. DHI Inc (2003), 301 South State Street, Newtown, PA 18940, USA. 36. Eckart, C. (1958), “Properties of water, Part II. The equation of state of water and sea water at low temperatures and pressures”. American Journal of Science 256: 225-240 37. Engelund, F. and Hansen, E. (1967), “A monograph on Sediment Transport”, Technisk Forlag, Copenhagen, Denmark. 38. Hasselmann, K., T. P. Barnett, E. Bouws, H. Carlson, D. E. Cartwright, K. Enke, J. Ewing,H. Gienapp, D. E. Hasselmann, P. Kruseman, A. Meerburg, P. Muller, D. J. Olbers, K. Richter, W. Sell and H. Walden, (1973), “Measurements of wind wave growth and swell decay during the Joint North Sea Wave Project (JONSWAP)”. Deutsche Hydrographische Zeitschrift 8 (12) 39. HydroQual, Inc. (2003), One Lethbridge Plaza, Mahwah, NJ 07430, USA. 40. Katopodi, I. and Ribberink, J.S. (1992), “Quasi-3D Modeling of Suspended Sediment Transport by Currents and Waves”, Coastal Engineering, Vol. 18, pp. 83-110. 41. Lefevre F, Lyard F, Le Provost C, Schrama EJO (2002), “FES99: a global tide finite element solution assimilating tide gauge and altimetric information”. Atmos Ocean Tech 19:1345–1356 42. Lesser, G., J. van Kester and J. A. Roelvink (2000) “On-line sediment transport within Delft3D-FLOW”. Tech. Rep. Z2899, WL. 43. Louisiana Hydroelectric Limited (1999), “Lower Mississippi River Sediment Study”, Final Report. Vidalia, Louisiana. 44. Luyten P. J., E. Deleesnijder, J. Ozer, and K. G. Ruddick (1996), “Presentation of a family of turbulence closure models for stratified shallow water flows and preliminary application to the Rhine outow region”. Continental Shelf Res., 16:101-130, 1996. 45. Luyten P. J., P. J. Jones, R. Proctor, A. Tabor, P. Tett, and K. Wild-Allen, (1999), “Coherens a coupled hydrodynamical-ecological model for regional and shelf seas”, Belgium. Technical Report MUMM report, Management unit of the Mathematical Models of North Sea, 914pp, COSINUS, 1999. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 95 46. Lyard F., F. Lefevre, T. Letellier, and O. Francis. (2006), “Modelling the global ocean tides: modern insights from FES2004”. Ocean Dynamics, 56:394–415, 2006. 47. Martin, J. L. and McCutcheon, S. C. (1999), “Hydrodynamics and Transport for Water Quality Modeling”. Lewis Publications, Boca Raton, Florida. 48. Merri T Jone, Pauline W., Raymond N. Cramer (2009), “User Guide to the centernary edition of the GEBCO digital atlas and its datasets”. Natural environment research council. 49. McAnally, W. H., Letter, J. V., and Thomas, W. A. (1986), “Two and Three- Dimensional Modeling Systems for Sedimentation”. Proc. Third Int. Symp., River Sedimentation, Jackson, USA 50. Moffatt & Nichol Engineers (2000), “Barataria Basin Existing Data and Numerical Model Review and Analysis”. Draft Report Submitted to: State of Louisiana, Department of Natural Resources. Report Prepared by: Moffatt & Nichol Engineers, 2209 Century Drive, Suite 500, Raleigh, NC 27612. July 28, 2000. 51. O'Connor, B. A., and Nicholson, J. (1988), “A Three-Dimensional Model of Suspended Particulate Sediment Transport”, Coastal Engineering 12. 52. Resource Management Associates, Inc. (2003). 4171 Suisun Valley Road, Suite J, Suisun City, CA 94585, USA. 53. Partheniades, E. (1965) “Erosion and Deposition of Cohesive Soils”, Journal of the Hydraulics Division, ASCE 91 (HY 1): 105-139. 54. Schumm, S. A. and Winkley, B. R. (1994), “The Variability of Large Alluvial Rivers”. ASCE Press, New York, 467 pp. 55. Smith, T. J., and O'Connor, B. A. (1977), “A Two-Dimensional Model for Suspended Sediment Transport”, IAHR-congress, Baden-Baden, West Germany. 56. Simons, D.B., and Senturk, F., (1992), “Sediment Transport Technology – Water and Sediment Dynamics”, Water Resources Publications. 57. Soulsby, R. L., L. Hamm, G. Klopman, D. Myrhaug, R. R. Simons and G. P. Thomas, (1993), “Wave-current interaction within and outside the bottom boundary layer”. Coastal Engineering 21: 41-69. 58. Stelling, G. S., (1984), “On the construction of computational methods for shallow water flow problems”. Tech. Rep. 35, Rijkswaterstaat. 59. Struiksma, N., Olesen, K. W., Flokstra, C. and DeVriend, H. J., (1984), “Bed Deformation in Curved Alluvial Channels”. Journal of Hydr. Research, Vol. 23, No. 1. Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 96 60. Thomas, W. A., McAnally, W. H., Jr. (1990), “User's Manual for the Generalized Computer Program Systems for Open Channel Flow and Sedimentation: TABS-2 system”. US Army Corps of Engineers, Waterways Experiment Station, Hydraulics Laboratory, Vicksburg, MS. 61. Uittenbogaard, R.E., (1998), “Model for eddy diffusivity and viscosity related to sub-grid velocity and bed topography”. Note, WL | Delft Hydraulics. 62. Van Rijn, L.C., Van Rossum, H., and Termes, P.P., (1989), “Field Verification of 2D and 3D Suspended Sediment Models”, Submitted to Journal of Hydr. Eng. ASCE. 63. Van Rijn, L.C. (1987), “Mathematical modeling of Morphological processes in the case of Suspended Sediment Transport”, Thesis, Delft Tech. Univ., Delft, The Netherlands. 64. Van Vossen, B., (2000), “Horizontal Large Eddy Simulations; evaluation of computations with DELFT3D-FLOW”. Report MEAH-197, Delft University of Technology. 65. Van Rijn, L., (1993), “Principles of Sediment Transport in Rivers, Estuaries and Coastal Seas”, Aqua Publications, The Netherlands. 66. Van Ballegooyen, R. and Taljaard, S., (2001), “Application of Delft3D – FLOW to stratified estuaries in South Africa”. 67. Van Rijn, L. C. (1989), “The State of the Art in Sediment Transport Modeling, in Sediment Transport Modeling”, edited by Sam S.Y. Wang, 1989. American Society of Civil Engineers, New York. 68. Wang, Z. B. (1989), “Mathematical Modeling of Morphological Processes in Estuaries”, Dissertation, Delft Univ. of Techn. Delft, The Netherlands. 69. Winterwerp, J.C., (1999), “On the dynamics of high-concentrated mud suspensions”, Doctoral Thesis for the Technical University of Delft. 70. Whitham G.B. (1974), "Linear and Nonlinear Waves". New York: John Wiley & Sons. 71. World Ocean Atlas (2009), “National Oceanographic Data Center. 30-03-2010. ”. Retrieved 19-5- 2010 72. UNESCO (1981), “Background papers and supporting data on the international equation of state 1980”. Tech. Rep. 38, UNESCO. 208, 330 Nghiên cứu đặc điểm vận chuyển trầm tích lơ lửng vùng ven biển Hải Phòng bằng mô hình Delft3d 97 PHỤ LỤC Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-1 Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại Hình A. 1. Dòng chảy (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng nước lớn – mùa khô (Trong kỳ triều cường 0h, 20/3/2009; Hmax=3.2m; a- tầng mặt; b- tầng đáy) (a) (b) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-2 Hình A. 2. Dòng chảy (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng nước ròng – mùa khô (Trong kỳ triều cường 12h, 20/3/2009; Hmin=0.4m; a- tầng mặt; b- tầng đáy) (b) (a) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-3 Hình A. 3. Dòng chảy tầng mặt (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng giữa các pha triều – mùa khô (Trong kỳ triều kém; a- triều lên, H=2.0m, 3h, 12/3/2009; b- triều xuống, H=1.7m, 16h, 12/3/2009) (a) (b) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-4 Hình A. 4. Dòng chảy tầng mặt (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng khi mực nước cực trị – mùa khô (Trong kỳ triều kém; a- nước lớn, H=2.5m, 7h, 12/3/2009; b- nước ròng, H=1.3m, 21h, 12/3/2009) (b) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-5 Hình A. 5. Dòng chảy (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng nước lớn – mùa mưa (Trong kỳ triều cường 17h, 19/8/2009; Hmax=3.7m; a- tầng mặt; b- tầng đáy) (b) (a) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-6 Hình A. 6. Dòng chảy (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng nước ròng– mùa mưa (Trong kỳ triều cường 5h, 19/8/2009; Hmin=0.3m; a- tầng mặt; b- tầng đáy) (b) (a) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-7 Hình A. 7. Dòng chảy tầng mặt (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng giữa các pha triều – mùa mưa (Trong kỳ triều kém; a- triều lên, H=1.9m, 3h, 13/8/2009; b- triều xuống, H=1.8m, 16h, 13/8/2009) (a) (b) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-8 Hình A. 8. Dòng chảy tầng mặt (m/s) vùng cửa sông ven biển Hải Phòng khi mực nước cực trị – mùa mưa (Trong kỳ triều kém; a- nước lớn, H=2.4m, 9h, 13/8/2009; b- nước ròng, H=1.4m, 21h, 12/8/2009) (a) (b) Phụ lục A. Một số kết quả tính trường hợp hiện tại A-9 Hình A. 9. Phân bố TTLL (kg/m3) tầng mặt vùng cửa sông ven biển Hải Phòng trong kỳ triều kém (mùa khô: a- triều lên, H=2.0m, 3h, 12/3/2009; b-triều xuống, H=1.7m, 16h, 12/3/2009; c- nước lớn, H=2.5m, 7h, 12/3/2009; d- nước ròng, H=1.3m, 21h, 12/3/2009; mùa mưa: e- triều lên, H=1.9m, 3h, 13/3/2009; f- triều xuống, H=1.8m, 16h, 13/3/2009; g- nước lớn, H=2.4m, 9h, 13/8/2009; h- nước ròng, H=1.4m, 21h, 12/8/2009) (g) (h) (f) (e) (c) (d) (b) (a) Phụ lục B. Ảnh hưởng của thủy triều B-1 Phụ lục B. Ảnh hưởng của thủy triều Hình B. 1. Profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa – thời điểm triều lên (12h, 19/8/2009; a – hiện tại; b- không có thủy triều) Hình B. 2. Profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa – thời điểm triều xuống (23h, 19/8/2009; a – hiện tại; b- không có thủy triều) (b) (b) (a) (a) Phụ lục B. Ảnh hưởng của thủy triều B-2 Hình B. 3. Profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa – thời điểm nước lớn (17h, 19/8/2009; a – hiện tại; b- không có thủy triều) Hình B. 4. Profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa – thời điểm nước ròng (5h, 19/8/2009; a – hiện tại; b- không có thủy triều) (a) (b) (a) (b) Phụ lục B. Ảnh hưởng của thủy triều B-3 Hình B. 5. Ảnh hưởng của thủy triều đến phân bố TTLL (kg/m3)- tầng mặt (mùa khô: a – hiện tại (triều lên-18h, 19/3/2009); b- không có thủy triều; c – hiện tại (triều xuống-7h, 20/3/2009); d- không có thủy triều mùa mưa: e – hiện tại (triều lên-12h, 19/8/2009); f- không có thủy triều; g– hiện tại (triều xuống-23h, 19/8/2009); h- không có thủy triều) (a) (d) (c) (b) (e) (f) (g) (h) Phụ lục C. Ảnh hưởng của gió C-1 Phụ lục C. Ảnh hưởng của gió Hình C. 1. Ảnh hưởng của gió đến profile TTLL ((kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –triều lên (12h, 19/8/2009; a – không có gió; b- gió NE, c- gió hướng E, d- gió hướng SE) (d) (c) (b) (a) Phụ lục C. Ảnh hưởng của gió C-2 Hình C. 2. Ảnh hưởng của gió đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –triều xuống (23h, 19/8/2009; a – không có gió; b- gió NE, c- gió hướng E, d- gió hướng SE) (d) (b) (c) (a) Phụ lục C. Ảnh hưởng của gió C-3 Hình C. 3. Ảnh hưởng của gió đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –nước lớn (17h, 19/8/2009; a – không có gió; b- gió NE, c- gió hướng E, d- gió hướng SE) (d) (c) (b) (a) Phụ lục C. Ảnh hưởng của gió C-4 Hình C. 4. Ảnh hưởng của gió đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –nước ròng (5h, 19/8/2009; a – không có gió; b- gió NE, c- gió hướng E, d- gió hướng SE) (d) (c) (b) (a) Phụ lục C. Ảnh hưởng của gió C-5 Hình C. 5. Ảnh hưởng của gió đến phân bố TTLL (kg/m3) trong mùa khô- tầng mặt (triều lên: 18h, 19/3/2009; a – không có gió; b- gió NE, c- gió hướng E, d- gió hướng SE (triều xuống: 7h, 20/3/2009; e – không có gió; f- gió NE, g- gió hướng E, h- gió hướng SE) (a) (b) (e) (f) (d) (c) (g) (h) Phụ lục C. Ảnh hưởng của gió C-6 Hình C. 6. Ảnh hưởng của gió đến phân bố TTLL (kg/m3) trong mùa mưa-tầng mặt (triều lên: 12h, 19/8/2009; a – không có gió; b- gió NE, c- gió hướng E, d- gió hướng SE triều xuống: 23h, 19/8/2009; e – không có gió; f- gió NE, g- gió hướng E, h- gió hướng SE) (d) (c) (g) (h) (b) (a) (f) (e) Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió D-1 Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió Hình D. 1. Ảnh hưởng của gió- sóng đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa khô –nước ròng (12h, 20/3/2009; a – không có gió+ sóng; b- gió+ sóng NE, c- gió+ sóng hướng E, d- gió+ sóng hướng SE) (a) (b) (c) (d) Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió D-2 Hình D. 2. Ảnh hưởng của gió – sóng đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –triều lên (12h, 19/8/2009; a – không có gió- sóng; b-gió + sóng NE, c-gió + sóng hướng E, d- gió + sóng hướng SE) (b) (a) (c) (d) Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió D-3 Hình D. 3. Ảnh hưởng của gió- sóng đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –triều xuống (23h, 19/8/2009; a – không có gió+ sóng; b-gió+ sóng NE, c-gió+ sóng hướng E, d- gió+ sóng hướng SE) (d) (c) (b) (a) Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió D-4 Hình D. 4. Ảnh hưởng của gió- sóng đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –nước lớn (17h, 19/8/2009; a – không có gió+ sóng; b- gió+ sóng NE, c-gió+sóng hướng E, d- gió+ sóng hướng SE) (c) (d) (b) (a) Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió D-5 Hình D. 5. Ảnh hưởng của sóng-gió đến profile TTLL (kg/m3) tại mặt cắt I trong mùa mưa –nước ròng (5h, 19/8/2009; a – không có gió- sóng; b- gió+ sóng NE, c- gió + sóng hướng E, d- gió + sóng hướng SE) (c) (d) (b) (a) Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió D-6 Hình D. 6. Ảnh hưởng của gió –sóng đến phân bố TTLL (kg/m3) trong mùa khô- tầng mặt (triều lên: 18h, 19/3/2009; a – không có gió+ sóng; b- gió+ sóng NE, c- gió+ sóng hướng E, d- gió + sóng hướng SE triều xuống: 7h, 20/3/2009; e – không có gió+ sóng; f- gió+sóng NE, g- gió+ sóng hướng E, h- gió+ sóng hướng SE) (b) (f) (a) (e) (g) (d) (c) (h) Phụ lục D. Ảnh hưởng của sóng và gió D-7 Hình D. 7. Ảnh hưởng của gió- sóng đến phân bố TTLL (kg/m3) trong mùa mưa- tầng mặt (triều lên: 12h, 19/8/2009; a – không có gió+sóng; b- gió+sóng NE, c- gió+sóng hướng E, d- gió+ sóng hướng SE triều xuống: 23h, 19/8/2009; e – không có gió+ sóng; f- gió+ sóng NE, g- gió+ sóng hướng E, h- gió+ sóng hướng SE) (b) (f) (a) (e) (d) (c) (g) (h)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfvu_duy_vinh_3237.pdf
Luận văn liên quan