TÓM TẮT
“NGHIÊN CỨU ĐẶC TRưNG PROTEIN CỦA VIRUS GÂY HỘI CHỨNG ĐỎ ĐUÔI Ở TÔM SÚ (Penaeus monodon) VÀ TÔM THẺ CHÂN TRẮNG (Penaeus vannamei)”
Hội đồng hướng dẫn:
Khoá luận được thực hiện tại Phòng Công Nghệ Tế Bào Động Vật – Viện Sinh
Học Nhiệt Đới là 1 phần của đề tài “Nghiên cứu hội trứng Taura ở tôm thẻ chân
trắng và mối liên quan với tác nhân gây hội chứng đỏ đuôi ở tôm sú và tôm càng
xanh”. Nguồn virus ban đầu đã được phòng thí nghiệm phân lập và nhân lên trong tế
bào côn trùng Sf9.
Nội dung của khoá luận là: Xác định đặc trưng protein của Red - Tail Virus
(RTV) bằng kỹ thuật SDS-PAGE và Western Blot. Sau đó kiểm tra khả năng gây
nhiễm thực nghiệm trên tôm sú và tôm thẻ chân trắng của RTV được nhân lên trong tế
bào côn trùng Sf9. Bước tiếp theo là tiến hành thăm dò khả năng phân tách các thành
phần protein của virus bằng phương pháp sắc ký lọc gel để phục vụ cho những nghiên
cứu tiếp theo.
Những kết quả thu được:
1. Sử dụng RTV thu từ tôm sú và tôm thẻ chân trắng được nhân lên trong tế bào
côn trùng Sf9 gây nhiễm trở lại cho tôm sú và tôm thẻ thành công.
2. Xác định được các protein của RTV thu từ tôm sú và tôm thẻ được nuôi cấy
trong tế bào côn trùng Sf9 bằng kỹ thuật điện di gel Sodium dodecyl sulfate –
Polyacrylamide (SDS-PAGE) và điện di miễn dịch (Western Blot)
MỤC LỤC
PHẦN TRANG
Trang tựa
Lời cảm tạ . iv
Tóm tắt . v
Mục lục vi
Danh mục các chữ viết tắt .ix
Danh mục các hình . .x
Danh mục các bảng xi
PHẦN 1. MỞ ĐẦU . 1
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Tình hình nuôi tôm trên thế giới . 3
2.1.1 Hiện trạng chung . 3
2.1.2 Thiệt hại do TSV trên thế giới 4
2.2 Tình hình nuôi tôm tại Việt Nam . 4
2.2.1 Hiện trạng chung . 4
2.2.2 Thiệt hại do TSV tại Việt Nam . 5
2.3 Giới thiệu hội chứng Taura – TS (Taura syndrome) 6
2.3.1 Lịch sử và phân bố hội chứng Taura 6
2.3.2 Phân loại và tên gọi 7
2.3.2.1 Tên gọi 7
2.3.2.2 Vị trí phân loại 7
2.3.3 Đặc điểm cấu trúc và genom của TSV 7
2.3.4 Biểu hiện bệnh hội chứng Taura ở tôm . 8
2.3.5 Vật chủ 9
2.3.6 Sự đa dạng di truyền và sự xuất hiện các chủng TSV mới . 10
2.3.6.1 Sự đa dạng di truyền của TSV . 10
2.3.6.2 Sự xuất hiện các chủng TSV mới 10
2.3.7 Khả năng lây truyền của virus Taura 12
2.3.8 Một số đặc tính của virus Taura với các yếu tố lý hóa 12
2.4 Các phương pháp và kỹ thuật chuẩn đoán virus Taura 13
2.4.1 Chuẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng . 13
2.4.2 Phương pháp mô học . 14
2.4.3 Phương pháp cảm nhiễm sinh học 14
2.4.4 Phương pháp miễn dịch . 14
2.4.5 Phương pháp chuẩn đoán bằng mẫu dò gen (gene probe) 14
2.4.6 Phương pháp RT-PCR .15
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHưƠNG PHÁP . 16
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu . 16
3.2 Hoá chất, thiết bị, dụng cụ và vật liệu . 16
3.2.1 Hóa chất . 16
3.2.1.1 Các hoá chất để thực hiện sắc ký lọc gel 16
3.2.1.2 Các dung dịch gốc để thực hiện SDS-PAGE 16
3.2.1.3 Các dung dịch gốc để nhuộm gel 16
3.2.1.4 Các dung dịch gốc để thực hiện Western Blotting 16
3.2.1.5 Các dung dịch để thực hiện Dot Blot 17
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ 17
3.2.3 Vật liệu 18
3.2.3.1 Kháng thể 18
3.2.3.1 Mẫu . 18
3.3 Phương pháp . 18
3.3.1 Phương pháp SDS–PAGE . 18
3.3.1 Phương pháp SDS–PAGE . 18
3.3.1.1 Nguyên tắc . 18
3.3.1.2 Phương pháp tiến hành . 20
3.3.2 Phương pháp Western Blot 21
3.3.2.1 Nguyên tắc . 21
3.3.2.2 Phương pháp tiến hành 23
3.3.3 Gây nhiễm thực nghiệm cho tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ (Penaeus
vannamei) bằng RTV được nhân lên trong tế bào Sf9 . 26
3.3.4 Phương pháp Dot Blot . 27
3.3.4.1 Nguyên tắc . 27
3.3.4.2 Phương pháp tiến hành 27
3.3.5 Phương pháp sắc ký .28
3.3.5.1 Nguyên tắc . 28
3.3.5.2. Phương pháp tiến hành 29
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN . 30
4.1 Kết quả SDS – PAGE 30
4.2 Kết quả Western Blot 32
4.3 Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm . 34
4.4 Kết quả Dot Blot chỉ thị virus 37
4.5 Kết quả sắc ký lọc gel 40
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 42
5.1 Kết luận . 42
5.2 Đề nghị 42
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO . 43
PHỤ LỤC 1 . 47
PHỤ LỤC 2 . 48
PHỤ LỤC 3 . 50
PHỤ LỤC 4 . 52
64 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3057 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đặc trưng protein của virus gây hội chứng đỏ đuôi ở tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ chân trắng (Penaeus vannamei), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật qua biên giới, cho dù là những động
vật được cho là sạch bệnh (Specific Pathogen Free – SPF).
Nghiên cứu gần đây cho thấy việc truyền bệnh về mặt cơ học thông qua các vật
chủ trung gian là chim và côn trùng cũng là một đường lây bệnh không kém phần và
thậm chí còn nghiêm trọng hơn. Đôi khi, người ta còn tìm thấy TSV trong các xét
nghiệm sinh học mô của Trichocorixa reticulata, một loài côn trùng phổ biến khắp thế
giới sống ở của sông, và những phần có chứa virus của loài côn trùng này đã được
chứng minh là gây ra sự lây nhiễm ở các con tôm chân trắng SPF trong các điều kiện
thí nghiệm (Lighter, 1995). Các dạng lây lan và việc TCT chết ở Texas cũng cho thấy
việc TCT ăn các côn trùng bị nhiễm bệnh có thể là một cơ chế lây lan bệnh TSV
(Thompson et al., 1997). TSV có thể lây lan qua chim mòng biển (Larus atricilla) do
những con chim này ăn tôm bị bệnh tại những đầm nuôi khác (Lighter, 1995 và 1996;
Garza et al., 1997). Những kết quả thí nghiệm cho thấy những con tôm khỏe mạnh có
thể bị nhiễm thông qua việc tiêm các yếu tố đươc tách từ tế bào tôm bị nhiễm bệnh
hoặc trực tiếp ăn những con tôm bệnh (Brock et al., 1995; Hasson et al., 1995).
Người ta thấy virus hội chứng Taura vẫn có thể lây lan sau một số chu kỳ làm
đông lạnh. Điều này cho cho thấy khả năng truyền bệnh thông qua tôm đông lạnh đã
nhiễm bệnh (Lighter, 1995; Brock et al., 1997). Tuy vậy, với những quy trình và biện
pháp kiểm soát diệt khuẩn phù hợp, đường lây bệnh này hiện đang được coi là có tỷ lệ
rủi ro thấp (Flegel và Fegan, 2000; Flegel, 2003).
2.3.8 Một số đặc tính của virus Taura với các yếu tố lý hóa
- Bị mất hoạt tính trong tế bào ở 100oC trong vòng 10 phút
- Các chất oxi hoá, SDS (sodium dodecyl sulfate), lipid hòa tan có thể làm mất
hoạt tính của TSV (theo OIE)
13
13
2.4 Các phƣơng pháp và kỹ thuật chẩn đoán virus Taura.
Tổ chức dịch tễ quốc tế (Office International Des Epizooties – OIE) đã liệt kê
một số phương pháp để chuẩn đoán TSV.
Bảng 2.3: Các phương pháp chuẩn đoán TSV
Phương pháp
Đối tượng
Giả
thiết
Khẳng
định Ấu
trùng
Tôm
post
Tôm
non
Trưởng
thành
Dấu hiệu lâm sàng - - - - ++ -
Kính hiển vi - - - - ++ -
Biểu hiệu bệnh lý - +++ +++ +++ +++ +++
Cảm nhiễm sinh học - - - - ++ ++
Kính hiển vi điện tử - - - - + +
Chẩn đoán miễn dịch - - - - +++ +++
Chẩn đoán bằng mẫu
dò
- +++ +++ +++ +++ +++
RT – PCR - +++ +++ +++ +++ +++
Dấu (-) phương pháp không có sẵn hiện nay hoặc có nhưng chưa được thí nghiệm.
Dấu (+) phương pháp có ứng dụng trong vài trường hợp, nhưng sự chính xác hoặc ứng
dụng còn hạn chế.
Dấu (++) phương pháp chuẩn với tính nhạy cảm và sự đặc biệt chẩn đoán tốt.
Dấu (+++) phương pháp được khuyến cáo là đã sẵn sàng và chính xác.
Trong 8 phương pháp liệt kê bởi OIE chỉ có 3 phương pháp được khuyến cáo đã sẵn
sàng và có thể áp dụng được ngay (phương pháp mô bệnh học, lai DNA dot blot và
(RT – PCR). Phương pháp mô bệnh học có thể nhận biết được bệnh nhưng không có
giá trị chẩn đoán sớm, phương pháp chẩn đoán bằng chỉ thị gen (lai DNA, RT – PCR)
có thể phát hiện rất sớm mầm bệnh TSV trước khi có biểu hiện bệnh lý. Hiện nay kỹ
thuật PCR đã dùng để phát hiện nhiều loại virus (WSSV, IHHNV, YHV...), do đó sử
dụng RT – PCR xác định TSV có nhiều thuận lợi khi triển khai rộng trong sản xuất.
2.4.1. Chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng
Ở thời kì phát bệnh tôm có màu đỏ nhợt nhạt, toàn bộ vỏ thân và ở đuôi có màu
đỏ rõ rệt (bệnh đỏ thân, hồng thể) kèm theo những dấu hiệu tiêu biểu mỏng vỏ, xoang
14
14
tiêu hóa rỗng, tôm thường chết nhiều trong thời gian lột xác. Trong thời kì ủ bệnh xuất
hiện những bất thường ở sắc tố của biểu bì, những đốm sắc tố này là những haemocyte
do những thương tổn trong biểu bì biểu mô. Tôm có thể có hoặc không bị vỏ mềm và
có vết đỏ, có thể ăn bình thường. Mặc dù chỉ xuất hiện một ít ngày dịch bệnh, nhưng
dấu hiệu trong thời kì ủ bệnh có thể giúp cho việc nhận biết sự lây nhiễm TSV.
2.4.2. Phƣơng pháp mô học
Chẩn đoán TSV trong thời kì phát bệnh tùy thuộc vào sự biểu hiện của mô khi
nhuộm haematoxylin và Eosin, những điểm nhuộm màu ở vùng necrosis trong biểu
mô bì biểu bì của bề mặt toàn thân, tất cả các phần phụ mang, xoang tiêu hoá. Trong
thời kì ủ bệnh. Những tổn thương biểu bì thời kì phát bệnh tiêu biểu biến đi và được
thay thế bởi những haemocytes ở tại cùng vị trí đó. Số lượng nhiều haemocytes có thể
trở thành các sắc tố là những vệt đen, đó là đặc điểm của thời kì ủ bệnh. Những tổn
thương như vậy có thể làm mòn biểu bì, và dễ bị Vibrio spp xâm nhập. Trong thời kì ủ
bệnh của TS không có những dấu hiệu chính của nhiễm bệnh, và về tế bào học dấu
hiệu duy nhất của nhiễm bệnh là sự có mặt LOS (Lymphoid Organ Syndrome). Đó là
những sự tích tụ những tế bào hình cầu ở trung tâm các ống lymphoi bình thường.
2.4.3 Phƣơng pháp cảm nhiễm sinh học
Sự nhiễm TSV có thể được xác định bằng cách cho ăn trực tiếp những mảnh thức ăn
nhiễm virus. Hoặc tiêm truyền trực tiếp dịch chiết từ tôm đang mắc bệnh vào đối
tượng thí nghiệm. Những dấu hiệu bệnh lý hoặc dấu hiệu điển hình về tế bào học sẽ
xuất hiện sau 3 – 8 ngày (Lighter, 1996).
2.4.4 Phƣơng pháp miễn dịch
Có thể sử dụng Monoclonal Antibodies (MAs) để xác định TSV ở những mẫu
huyết và dịch tế bào đồng thể từ tôm. MAs còn có thể áp dụng để kiểm tra những mẫu
mô đông lạnh, hoặc đã cố định. Hiện trên thị trường có sản phẩm của DiagXotics
(Wilton, CT, USA).
2.4.5 Phƣơng pháp chẩn đoán bằng mẫu dò gen (gene probe)
Nguyên lý của phương pháp là sử dụng một đoạn oligonucleotide (thiết kế trên
trình tự gene đặc hiệu của TSV) gắn với một chất chỉ thị và gọi là mẫu dò (probe).
Chất chỉ thị có thể là enzyme, đồng vị hoặc chất phát huỳnh quang… Sau đó lai probe
với DNA – RNA của virus. Những probe này được tổng hợp trong phòng thí nghiệm
15
15
hoặc từ những nguồn thương mại. Phương pháp này có độ chính xác đặc hiệu, độ nhạy
lớn hơn những phương pháp chẩn đoán truyền thống, tế bào học cổ điển.
2.4.6 Phƣơng pháp RT-PCR
Phương pháp RT – PCR phát hiện virus Taura ở TCT được nhóm tác giả đại
học Arizona thực hiện lần đầu tiên vào năm 1998 (Nunan L.M., et al., 1998). Tác giả
sử dụng cặp mồi thiết kế tại vị trí 9195 và 9992 trên trình tự gen TSV khuếch đại đoạn
gen đặc hiệu 231bp bằng phản ứng RT – PCR
16
16
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
A. Thời gian thực hiện đề tài: 3/2006 – 7/2006.
B. Địa điểm thực hiện:
Phòng Công Nghệ Tế Bào Động Vật – Viện Sinh Học Nhiệt Đới (1– Mạc Đĩnh
Chi – Q.1 – Thành phố Hồ Chí Minh).
3.2 Hoá chất, thiết bị, dụng cụ và vật liệu
3.2.1 Hóa chất
3.2.1.1 Các hoá chất để thực hiện sắc ký lọc gel
Bio Gel – P100
Đệm photphat
3.2.1.2 Các dung dịch gốc để thực hiện SDS-PAGE
Monomere solution (30,8% T; 2%Cbis)
4X Running Gel Buffer (1,5 M Tris HCl; pH 8,8)
4X Stacking Gel Buffer (0,5 M Tris HCl; pH 6,8)
SDS 10%
Ammonium Persulfate 10%
2X Treatment Buffer (0,125 M Tris HCl; 4% SDS; 20% v/v Glycerol; 0,2 M
DTT; 0,02% Bromophenol Blue; pH 6,8)
Tank Buffer (0,025 M Tris HCl; 0,1% SDS; 0,192 M Glycine; pH 8,3)
Thang protein chuẩn Low Range (19,8 – 108,5 kDa) (Bio–rad)
3.2.1.3 Các dung dịch gốc để nhuộm gel
Dung dịch nhuộm (0,025% Coomassie Brillant Blue R250; 40% methanol;
7% acetic acid)
Dung dịch giải nhuộm I (40% methanol; 7% acetic acid)
Dung dịch giải nhuộm II (5% methanol, 7% acetic acid)
3.2.1.4 Các dung dịch gốc để thực hiện Western Blotting
Towbin transfer buffer (25mM Tris, 192mM glycine, 20%MeOH,
0,1%SDS)
17
17
- Các dung dịch để phát hiện bằng miễn dịch
Phosphate buffer saline (PBS): 10mM sodium phosphate; 0,9% NaCl
Tween PBS (TPBS)
Tris buffer saline (TBS): 100mM Tris/HCl ; 0,9% NaCl
Blocking buffer: Tween tris buffer saline (TTBS); TTBS có 5% skim milk
- Các dung dịch cho hệ thống sinh màu
Peroxidase assay buffer
DAB
CoCl2
Hydrogen peroxidase 30%
3.2.1.5 Các dung dịch để thực hiện Dot Blot
- Đệm rửa (A1): 10 mM Na2 H PO4; pH 7,2; 150 mM NaCl
- Đệm rửa (A2): 0,05% Tween 20 trong dung dịch A 1
- Dung dịch Bloking (B): 1% casein trong dung dịch A 2
- Dung dịch cơ chất và thuốc nhuộm (DAB): DAB 0,01 % /0,03% H 2O2
3.2.2 Thiết bị, dụng cụ
Bếp nhiệt khuấy từ IKAMAG
Bộ điện di nhỏ I Mudid
Bộ điện di SDS–PAGE và chuyển thẩm Power Pac Universal TM (Bio–rad)
Cân thường, cân phân tích
Máy sắc ký lọc gel (Bio–rad)
Máy lai HB–1000. Hybridize
Máy vortex VELP
Máy ly tâm thường Biofuge 13 (Heraus), máy ly tâm lạnh 4oC (Bio–rad)
Tủ lạnh –20oC, 4oC
Thiết bị hút chân không
Tủ ấm 37oC
Máy lắc
Cốc becher, ống đong, ống nghiệm, pipet, các loại micropipet, tube
eppendoft, tip các loại, kẹp, kéo…
18
18
3.2.3 Vật liệu
3.2.3.1 Kháng thể
- Kháng thể sơ cấp: Kháng thể đa dòng tổng hợp kháng với WSSV, IHHNV,
MBV, YHV (được sản tại phòng thí nghiệm Công Nghệ Tế Bào Động Vật – Viện
Sinh Học Nhiệt Đới) (K1).
- Kháng thể sơ cấp: Kháng thể đa dòng đặc hiệu với RTV (được sản tại phòng
thí nghiệm Công Nghệ Tế Bào Động Vât – Viện Sinh Học Nhiệt Đới) (K1).
- Kháng thể thứ cấp: IgG kháng huyết thanh thỏ kháng IgY, được đánh dấu
enzyme Peroxidase (K2) (A 9046 – SIGMA)
3.2.3.1 Mẫu
Virus gây hội chứng đỏ đuôi thu từ tôm sú (RTV–Pm) được nhân lên trong tế
bào côn trùng Sf9.
Virus gây hội chứng đỏ đuôi thu từ tôm thẻ chân trắng (RTV-Pv) được nhân lên
trong tế bào côn trùng Sf9
Dịch nuôi cấy tế bào côn trùng Sf9.
Bảng 3.1: Các mẫu sử dụng
Kí hiệu Nơi thu Nguồn
RTV-PmLA Long An Tôm sú
RTV-PmLA (SLT) Long An Tôm sú
RTV-PmCG Cần Giờ Tôm sú
RTV-Pv M Chợ HCM Tôm TCT
DTB Sf9
3.3 Phƣơng pháp
3.3.1 Phƣơng pháp SDS–PAGE
3.3.1.1 Nguyên tắc
SDS Polyacrylamide Gel Electrophoresis (SDS–PAGE) là phương pháp điện di
protein đứng để phân tách được các thành phần protein theo trong lượng phân tử.
Nguyên tắc hoạt động của phương pháp này là:
Gel polyacrylamide là lưới gel hình thành do các sợi polymer của acrylamide
(polyacrylamide) liên kết lại với nhau bằng các cầu nối đồng hóa trị (khác với lưới gel
agarose là sự liên kết các sợi polymer phân tử đường bằng các cầu nối không đồng hoá
19
19
trị). Gel polyacrylamide được pha từ hai thành phần chính là acrylamide và
biacrylamide. Các sợi polyacrylamide được hình thành nhờ tác nhân hóa học hay tác
nhân quang học.
o Có hai tác nhân hóa học cần thiết đó là ammonium persulfate làm vai trò
chất peroxide khởi động (initiator peroxide), và quaternary amine,
N.N.N’.N’- tetramethylethylenediamine (TEMED) làm chất xúc tác.
o Tác nhân quang học là ánh sáng UV bước sóng dài phối hợp với
riboflavin làm tác nhân khởi động, và TEMED làm tác nhân xúc tác.
Sự hình thành polyacrylamide để tạo lưới gel là một quá trình có sinh nhiệt. Do
vậy, cần phải tối ưu hàm lượng tác nhân khởi động và tác nhân xúc tác để quá trình
hoàn tất không nhanh quá, mà trong vòng 20 đến 60 phút là vừa.
Nhờ Sodium Dodecyl Sulfate (SDS) hoạt động như một chất tẩy mà làm biến
tính được protein bằng cách bọc quanh phân tử protein, vì vậy đã tạo thành một lớp
bọc điện tích âm chung quanh phân tử protein. Phân tử protein lúc này trở thành dạng
que và mang điện tích âm nhiều hay ít tùy thuộc vào chiều dài (hay trọng lượng phân
tử) của nó. Đây là động lực chính để các protein được phân giải theo trọng lượng phân
tử của chúng khi điện di trong gel.
Có hai hệ thống điện di: Hệ thống đệm liên tục và hệ thống đệm không liên tục.
Hệ thống đệm không liên tục cho độ phân giải tốt hơn nhiều lần so với hệ thống đệm
liên tục. Hiện nay, SDS–PAGE thường dùng hệ thống đệm không liên tục và phổ biến
nhất là hệ thống Laemmli (Laemmli, 1970), biến thể từ hệ thống của Ornstein (1964)
và Davis (1964).
Trong hệ thống này, gel polyacrylamide được đổ thành hai lớp. Lớp ở trên có
kích thước lưới gel lớn và không hạn chế, được gọi là lớp stacking gel. Lớp ở dưới là
lớp gel để phân tách các thành phần protein chạy điện di, được gọi là running gel. Hai
lớp gel này được pha với hai dung dịch đệm khác nhau về nồng độ muối đệm cũng
như pH. Dung dịch điện di cũng được pha bằng một dung dịch đệm khác, gọi là tank
buffer. Trong hệ thống đệm không liên tục này, khi bắt đầu điện di, các ion và thành
phần protein di chuyển trước hết vào lớp stacking gel. Các thành phần protein tập
trung thành một lớp mỏng giữa các ion dẫn đầu (leading ion) và các ion đi sau (trailing
ion), và lớp mỏng protein này được di chuyển dần đến để tiếp cận lớp running gel.
20
20
Chính nhờ vậy mà các thành phần protein được phân giải rất tốt khi di chuyển trong
running gel.
3.3.1.2 Phƣơng pháp tiến hành
A. Đổ gel, chuẩn bị buồng điện di
1. Lắp ráp các khuôn đổ gel theo đúng sự hướng dẫn của nhà cung cấp.
2. Pha dung dịch running gel 12,5%.
3. Trong khi đợi running gel trùng hợp pha dung dịch stacking gel 4%
acrylamide. Khi running gel trùng hợp hoàn toàn, cho tiếp vào khuôn stacking
gel cho đến khi gần đầy khuôn. Cắm lược vào, để yên 30 – 60 phút.
4. Sau khi stacking gel đã trùng hợp hoàn toàn, rút lược nhẹ nhàng ra khỏi gel,
tránh làm lệch gel giữa các răng lược. Rửa sạch các giếng gel bằng tank buffer.
Ráp khuôn gel vào buồng điện di. Đổ đầy tank buffer vào hai máng trên và dưới
của buồng điện di. Chuẩn bị điện di.
B. Chuẩn bị mẫu để điện di
1. Mẫu nhận trực tiếp từ phòng Công Nghệ Tế Bào Động Vật – Viện Sinh Học
Nhiệt Đới.
2. Trong một tube Eppendorf, trộn một thể tích (V) mẫu protein với một thể
tích (V) 2X Treatment buffer. Đặt vào nồi đun cách thủy đang sôi để trong 2
phút. Mẫu sau khi chuẩn bị xong nên giữ trong đá bào cho đến khi thực hiện thí
nghiệm.
3. Dùng pipette với đầu tip (cone) nhỏ, cho mẫu từ từ vào giếng gel. Luôn luôn
để một giếng chứa thang protein chuẩn.
C. Thực hiện điện di
a) Đậy nắp máng điện di. Nối hai điện cực vào bộ cấp điện.
b) Bật điện bộ nguồn. Chỉnh dòng điện 100 mA.
c) Quan sát sự di chuyển của vạch màu trong gel điện di, nếu vạch màu chạm
đáy gel, tắt bộ điện nguồn. Quá trình điện di đã hoàn tất.
d) Đổ bỏ dung dịch điện di. Gở khuôn gel ra máng. Cẩn thận gở tách gel ra
khỏi khuôn gel để tiến hành nhuộm hay blotting.
21
21
D. Nhuộm gel đã điện di
1. Cho gel vào khay nhuộm, đổ vào khay thuốc nhuộm Coomassie Blue cho
ngập gel. Lắc đều và chậm trên máy lắc có xoay tròn (rotary shaker) trong 4 giờ
hay qua đêm.
2. Thay thuốc nhuộm bằng dung dịch giải nhuộm I (Destaining solution I). Lắc
tiếp trong 30 phút.
3. Thay dung dịch giải nhuộm I (Destaining solution I) bằng dung dịch giải
nhuộm II (Destaining solution II).
4. Giữ gel trong dung dịch giải nhuộm II (Destaining solution II) cho đến khi
chụp hình hay làm khô gel. Để tránh cho gel khỏi bị nứt, thêm vào dung dịch
glycero l 1%.
3.3.2 Phƣơng pháp Western Blot
3.3.2.1 Nguyên tắc
Western blotting và immunodetection là quá trình chuyển các band điện di từ
gel SDS-PAGE sang màng nitrocelluse rồi sau đó dùng kháng thể đặc hiệu để phát
hiện band protein đặc hiệu đã được chuyển lên màng.
Hình 3.1: Các bước thực hiện Western Blot
22
22
Trong bước Western blotting, các band điện di từ gel được chuyển lên màng
nitrocellulose bằng phương pháp sau:
Trong phương pháp sử dụng buồng (tank method): áp gel điện di lên trên màng
nitrocellulose rồi cho chúng vào giữa hai tờ giấy thấm dày và vào giữa lớp
nylon bọt mềm. Kẹp tất cả vào giữa hai khung lưới (cassette) rồi đặt vào buồng
thấm có sẵn dung dịch đệm sao cho màng nitrocellulose thì ở gần lưới điện cực
[+], còn gel điện di thì ở gần lưới điện cực [-].
Hình 3.2: Cách lắp ráp gel và màng nitrocellulose
Khi áp điện thế vào giữa hai điện cực, các band protein trên gel điện di sẽ chịu
tác động của lực điện trường để di chuyển về cực [+], nhờ vậy được chuyển rồi thấm
lên màng nitrocellulose.
Sau khi blotting, các band điện di đã được chuyển lên màng nitrocellulose và
phát hiện theo nguyên tắc miễn dịch. Tiến trình này gồm các bước:
Trước hết, ủ màng với kháng thể đặc hiệu (kháng thể sơ cấp) cho protein muốn
tìm, sau đó rửa sạch kháng thể thừa.
Phát hiện protein-kháng thể đặc hiệu bằng cộng hợp là kháng thể thứ cấp
(secondary antibodies) gắn đặc hiệu với kháng thể sơ cấp. Cộng hợp này được gắn
enzyme peroxidase (Horse radish peroxidase–HRPO) hay alkaline phosphatase (AP).
Thông thường là alkaline phosphatase. Cơ chất sinh màu dùng cho cộng hợp alkaline
phosphatase là hệ thống BCIP/NBT phát triển bởi Harlow và Lane (1998). Cơ chất cho
cộng hợp peroxidase là hệ thống DAB/CoCl2.
+ _
Màng
nitrocellulose
Nylon bọt
mềm
Giấy thấm dày Gel điện di
Tank method
23
23
3.3.2.2 Phƣơng pháp tiến hành
A. Western Blotting chuyển band điện di từ gel lên màng nitrocellulose
o Phƣơng pháp sử dụng buồng (tank method)
1. Tách bỏ phần stacking gel ra khỏi running gel. Ngâm running gel trong Towbin
transfer buffer trong 5 – 15 phút để cân bằng ion.
2. Ứng với mỗi gel, cắt giấy thấm và màng nitrocellulose cho vừa với cassette.
3. Làm ướt màng nitrocellulose bằng cách thả dần vào trong khay nước cất trong
2 – 3 phút.
4. Đặt gel lên màng rồi cho vào giữa hai tờ giấy thấm dày đã cắt ở bước 2. Sau đó
kẹp chúng vào giữa hai tấm bọc nylon mềm (sponge) và kẹp vào cassette. Tất cả
các thao tác này đều phải thực hiện trong một khay chứa Towbin transfer buffer.
5. Dùng một pipette thủy tinh lăn lên trên để đuổi bỏ bọt khí (nếu có) giữa các
lớp.
6. Cho dung dịch Towbin transfer buffer vào buồng để ngập hai hai lưới điện cực.
Cho cassette đã chuẩn bị ở bước 4 và 5 vào buồng, chú ý đặt mặt có màng
nitrocellulose gần lưới điện cực [+]. Các bước làm được trình bày như hình trên.
7. Đặt buồng lên trên máy khuấy từ. Nối hệ thống làm lạnh vào buồng. Bật máy
quay từ để làm lạnh dung dịch đệm trong quá trình chuyển band.
8. Nối buồng với bộ cấp năng. Bật điện bộ cấp năng và điều chỉnh điện thế 50V.
9. Sau khi hoàn tất chuyển band, chuyển điện thế về zero, tắt nguồn điện.
10. Tháo cassette và lấy màng ra khỏi hệ thống.
11. Màng nitrocellulose này sẽ được đưa vào qui trình phát hiện bằng phản ứng
miễn dịch.
B. Phát hiện băng protein đặc hiệu bằng phản ứng miễn dịch
12. Ủ màng trong 100ml dung dịch TTBS hoặc TTBS có chứa 5% skim milk
(blocking buffer) trong 1 giờ ở nhiệt độ phòng hay qua đêm ở 4oC.
13. Đổ bỏ dịch này, rửa 3 lần trong 10 phút với TTBS. Tiếp tục ủ màng với
TTBS có pha kháng thể đặc hiệu (primary antibody) ở độ pha loãng 1/5000. Thời
gian ủ là 60 phút ở 37o C.
14. Rửa màng 3 lần trong 10 phút bằng TTBS
15. Ủ tiếp màng trong dung dịch TTBS có pha kháng thể cộng hợp ở nồng độ
1/50 000. Thời gian ủ là 60 phút ở 37o C.
24
24
16. Rửa màng 3 lần trong 10 phút bằng TTBS. Sau bước này, tiến hành quá
trình sinh màu.
17. Cho màng vào dung dịch hiện màu (Pha dung dịch hiện màu bằng cách cho
1 mg DAB vào 4 ml PBS, trộn đều. Lọc qua giấy lọc. Sau đó cho 120 µl dung dịch
CoCl2 1% vào dịch lọc trên. Tiếp tục cho 3µl H2O2 vào dịch mới pha. ). Ủ trong tối
trong 5 – 30 phút cho đến khi màu xanh nâu của các band đặc hiệu hiện rõ.
18. Rửa màng nhiều lần với nước cất. Chụp hình ngay. Nếu muốn lưu lại thì để
khô rồi gói trong giấy bạc.
25
25
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ phương pháp SDS–PAGE và Western Blot
Mẫu được phân đoạn bằng điện di trên gel
polyacrylamide 12,5%. (gồm 2 gel)
Nhuộm với thuốc nhuộm
Coomassie Blue.
Chuyển thẩm qua màng
nitrocellulose.
Rửa lần 1 bằng dung dịch giải
nhuộm I (Destaining solution I.)
Rửa lần 2 bằng dung dịch giải
nhuộm II (Destaining solution II )
Chụp hình
Blocking bằng TTBS hoặc TTBS
có chứa 5% skim milk.
Ủ kháng nguyên mục tiêu trên
màng với kháng thể sơ cấp
Rửa
Ủ với kháng thể thứ cấp có gắn
enzyme peroxidase.
Rửa
Hiện màu
Chụp hình
26
26
3.3.3. Gây nhiễm thực nghiệm cho tôm sú (Penaeus monodon) và tôm thẻ
(Penaeus vannamei) bằng RTV đƣợc nhân lên trong tế bào Sf9.
A. Nuôi tôm trong phòng thí nghiệm
Môi trường nuôi tôm:
* Nhiệt độ: 28 – 300C
* pH: 7,8 – 8,5
* Độ mặn: 15 – 20‰
* Sục khí liên tục
Cho tôm ăn:
* Cá hấp xay nhỏ và lòng đỏ trứng gà
* Ngày 3 buổi: 8h, 13h và 18h
* Lượng thức ăn bằng 10% trọng lượng cơ thể tôm/ngày
Vệ sinh bể:
* Vào buổi sáng và chiểu tối
* Hút loại bỏ chất cặn lơ lửng
B. Thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm
Tôm trước khi thí nghiệm được chẩn đoán bệnh bằng phương pháp Dot Blot
cho chỉ thị bệnh âm tính (phần 4.4.1và 4.4.2).
Ghi nhận số tôm sống hàng ngày sau khi gây nhiễm. Tôm chết trong nghiệm
thức gây nhiễm được kiểm tra lại bằng phương pháp Dot Blot cho chỉ thị dương tính
(phần 4.4.3 và 4.4.4).
Thí nghiệm 1: Gây nhiễm thực nghiệm đối với tôm thẻ.
Tôm 35 – 40 ngày tuổi ở Hồ Cốc – Vũng Tàu. Chọn tôm khoẻ và đồng đều.
Nuôi ổn định trong phòng thí nghiệm 7 ngày. Thí nghiệm được chia làm 3 nghiệm
thức, mỗi nghiệm thức có 8 con:
* Nghiệm thức 1 (NT1): Đối chứng - không gây nhiễm.
* Nghiệm thức 2 (NT2): Sử dụng dịch tế bào nhiễm RTV-Pmon từ tôm sú
(RTVPmoLA): 50 l virus + cá hấp. Cho tôm ăn hết trong vòng 1 ngày. Sau 1 tuần
gây nhiễm thêm 1 lần nữa.
27
27
* Nghiệm thức 3 (NT3): Sử dụng dịch tế bào nhiễm RTV-Pvan từ tôm TCT (RTV-
PvanM): 50 l virus + cá hấp. Cho tôm ăn hết trong vòng 1 ngày. Sau 1 tuần gây
nhiễm thêm 1 lần nữa.
Thí nghiệm 2: Gây nhiễm thực nghiệm đối với tôm sú giống.
Tôm giống 12 ngày tuổi mua ở Cần Giuộc – Long An. Chọn tôm khoẻ và đồng
đều. Nuôi ổn định trong phòng thí nghiệm 10 ngày. Thí nghiệm được chia làm 3
nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 70 con:
* Nghiệm thức 1 (NT1): Đối chứng – không gây nhiễm.
* Nghiệm thức 2 (NT2): Sử dụng dịch tế bào nhiễm RTV-Pm từ tôm sú
(RTVPmoLA): 50 l virus +100 mg lòng đỏ trứng, để khô ở -20oC. Cho tôm ăn hết
trong vòng 1 ngày.
* Nghiệm thức 3 (NT3): sử dụng dịch tế bào nhiễm RTV-Pv từ tôm TCT (RTV-
PvanM): 50 l virus +100 mg lòng đỏ trứng để khô ở -20oC. Cho tôm ăn hết trong
vòng 1 ngày.
3.3.4 Phƣơng pháp Dot Blot
3.3.4.1 Nguyên tắc
Protein được đưa trực tiếp lên giấy lọc. Sau đó ủ với kháng thể sơ cấp, đến
kháng thể thứ cấp và cho cơ chất tạo màu vào. Cuối cùng là so màu để đánh giá mức
độ nhiễm bệnh.
3.3.4.2 Phƣơng pháp tiến hành:
a) Sử dụng 20 µl dịch tế bào nhiễm virus hoặc dịch nghiền đồng thể (đã được
ly tâm hoặc lọc qua giấy lọc) từ mẫu tôm nghi nhiễm bệnh đưa lên màng.
Để yên khoảng 10 phút cho màng thấm khô.
b) Chuyển màng vào dung dịch A2, lắc nhẹ trên máy lắc trong 15 phút. Thay
dịch rửa và lặp lại thêm hai lần tiếp.
c) Chuẩn bị dung dịch bloking ngay trước khi dùng. Ủ màng trong dung dịch
bloking ít nhất 60 phút ở 37oC. Rửa màng 1 lần với dung dịch A2 và 2 lần
với dung dịch A1 trên máy lắc.
d) Chuẩn bị dung dịch K1 ngay trước khi dùng. Ủ màng trong dung dịch K1
trong 60 phút ở 37oC. Rửa màng như ở bước trên.
28
28
e) Chuẩn bị dung dịch K2 ngay trước khi dùng. Ủ màng trong dung dịch K2
trong 60 phút ở 37oC. Rửa màng như ở bước trên.
f) Chuẩn bị dung dịch DAB ngay trước khi dùng. Ủ màng trong dung dịch
DAB ở 37oC cho tới khi tín hiệu màu xanh xuất hiện trên màng. Ngừng
phản ứng bằng cách rửa màng ba lần với dung dịch A1. Đánh giá kết quả
ngay khi màng còn ở trong dung dịch rửa hoặc khi màng đã được lấy ra và
làm khô ở nhiệt độ phòng. Cường độ màu trên màng phản ánh mức độ bệnh.
Hình 3.3: Sơ đồ hệ thống chẩn đoán miễn dịch (Oberfelder, 1989)
(nguồn: Oberfelder, 1989; trích dẫn bởi Văn Thị Hạnh, 2001)
3.3.5 Phƣơng pháp sắc ký
3.3.5.1 Nguyên tắc
Sắc ký gel lọc (còn gọi là sắc ký rây phân tử, sắc ký gel, sắc ký thẩm thấu gel,
sắc ký gel thâm nhập…) là một dạng sắc ký mới nhưng có khả năng lớn để phân tách,
xác định kích thước và trọng lượng phân tử của các hợp chất cao phân tử.
M a øn g N i t r o c e l l u l o s e
P r o t e i n k h a ùn g n g u y e ân
M a øn g N i t r o c e l l u l o s e
P r o t e i n k h o a ù
K h a ùn g t h e å ñ a ëc h i e äu
M a øn g N i t r o c e l l u l o s e
M a øn g N i t r o c e l l u l o s e
K h a ùn g t h e å t h ö ù c a áp
ñ a ùn h d a áu e n z y m e
M a øn g N i t r o c e l l u l o s e
S a ûn p h a åm
C ô c h a át
Kháng thể sơ cấp bắt cặp đặc hiệu với
kháng nguyên trên màng, tạo phức
kháng nguyên – kháng thể đặc hiệu
Protein kháng nguyên được đưa lên
màng
Phần màng không gắn kháng nguyên
được trám bằng protein Casein
Kháng thể thứ cấp gắn enzyme kết hợp
với phức kháng nguyên - kháng thể đặc
hiệu
Enzyme phân hủy cơ chất, tạo phức màu
trên màng. Cường độ màu phản ánh
nồng độ enzyme liên quan đến protein
đưa vào
29
29
Phương pháp này chủ yếu dựa trên khả năng khác nhau của các phân tử chất tan
thẩm thấu vào khung gel hoặc chui qua lỗ của các rây phân tử tuỳ theo kích thước và
trọng lượng phân tử. Nghĩa là dựa trên sự phân bố của chất tan giữa dung môi tự do
(pha động) và dung môi nằm trong các hốc của các vật xốp (pha tĩnh). Mức độ thâm
nhập của các phân tử chất tan chủ yếu phụ thuộc vào kích thước lỗ và cấu trúc của
chúng. Các đại phân tử có kích thước lớn hơn kích thước lỗ không thể thâm nhập vào
các lỗ, các hốc, chúng chỉ có thể khuếch tán vào khe hở giữa các hạt rắn xốp và do đó
bị rửa ra khỏi cột rất sớm. Các phân tử có kích thước nhỏ hơn kích thước các lỗ có khả
năng thâm nhập vào lỗ. Khi dòng pha động đi qua, các phân tử đó lại ra khỏi các lỗ và
di chuyển cùng pha động.
3.3.5.2. Phƣơng pháp tiến hành
1. Chuẩn bị gel
Gel sử dụng có khả năng phân tách các protein trong khoảng 5000 – 100.000
kDa
Dùng 1 cốc thủy tinh, cân 1lượng gel khô thích hợp (8,5 g gel khô) (dựa vào tỉ
lệ 12 ml dung dịch đệm/1g gel khô). Sau đó cho thêm 200 ml dung dịch đệm vào rồi
để yên trong 12 giờ để gel trương nở hoàn toàn. Hút bỏ dịch trên, thêm 2 lần thể tích
dung dịch đệm để rửa gel, lập lại khoảng 4 lần.
2. Nhồi cột
Ở đây ta dùng cột có đường kính 2 cm, cao 50 cm. Đổ gel vào cột sắc ký để yên
khoảng 24 giờ để gel ổn định trong cột. Sau đó rửa cột bằng đệm trong 2 giờ.
3. Đưa mẫu vào cột
Thực hiện sắc ký trên các dịch protein. Đưa mẫu vào cột cùng với dòng dung
môi vì đưa mẫu như vậy không làm xáo trộn gel nhồi trong cột và tránh tạo bọt khí.
Đưa mẫu vào thời điểm dung môi hạ xuống ngang bề mặt cột gel, để mẫu ngấm xuống
thì đặt ống nghiệm bắt đầu hứng, mỗi ống nghiệm hứng 2 ml dịch lọc, tốc độ chảy
0,14 ml/phút.
4. Lượng mẫu đưa vào cột
Lượng mẫu đưa vào cột phụ thuộc độ nhạy của bộ phận phát hiện mẫu, kích
thước lỗ của gel, nồng độ mẫu có thể từ 2 – 100mg/ml. Thể tích mẫu đưa vào cột
không quá 2% thể tích cột.
5. Thu mẫu
30
30
Để thu mẫu, dùng máy thu mẫu phân đoạn tự động gồm 80 ống nghiệm được
sắp xếp theo vòng tròn. Dung dịch chảy ra khỏi cột được hứng vào ống nghiệm và khi
đủ 2 ml máy sẽ di chuyển sang ống khác. Mẫu thu được trong các ống nghiệm sẽ được
sử dụng cho các nghiên cứu tiếp theo.
31
31
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Kết quả SDS – PAGE
Hình 4.1: Kết quả SDS – PAGE
Giếng 1: Thang protein chuẩn Low Range
Giếng 2: dịch tế bào (DTB) Sf9
Giếng 3, 4: dịch siêu ly tâm tế bào nhiễm RTV từ tôm sú thu ở Long An (RTV-
PmLA/SLT).
Giếng 5, 6: DTB nhiễm RTV từ tôm sú thu ở Cần Giờ bị bệnh (RTV-PmCG).
Giếng 7, 8: DTB nhiễm virus thu từ tôm sú Long An bị bệnh RTV (RT-PmLA).
Giếng 9, 10: DTB nhiễm RTV từ tôm thẻ chân trắng (RTV-PvM).
108,5 kDa
98,7
54,6
29,5
33,5
19,8
1 2 5 6 7
a
4 9 10 8 3
51-52
kDa 40
28
17-19
108
> 108 kDa
31
33
55
24
32
32
Nhận xét
Bảng 4.1: So sánh trọng lượng các protein của RTV sau khi SDS-PAGE và trọng
lượng của các protein đã được công bố.
Tên mẫu
Các protein của TSV đã
được công bố
RTV-PmLA
(SLT)
RTV-PmLA RTV-PmCG RTV-PvM
Bonami
(1997)
Lightner
(1996)
T
rọ
n
g
l
ƣ
ợ
n
g
p
ro
te
in
(
k
D
a
)
<17 <17 <17 <17
17 17 17
19 19 19
23
24 24 24 24 24
28 28 28
31 31 31
33 33 33
36,8
40 40 40 40 40 40
49
51-52 51-52 51-52 51-52 51,5
52,5
55 55 55 55 55
58
108 108 108
>108 >108 >108
Bảng 4.4 cho thấy các mẫu nhiễm virus có nhiều vạch khác so với tế bào đối
chứng: 108 kD. Các mẫu
nhiễm virus về cơ bản có các protein giống với các protein của TSV đã được công bố.
Trong đó, protein 40 kDa có thể tương ứng với VP2 (40 kDa) là protein đặc trưng có
thể sử dụng để nhận dạng các chủng TSV (Bonami,1997, Mari, 1998, Mari, 2002).
Tuy vậy, để khẳng định sự có mặt của các vạch protein thuộc về virus, chúng tôi thực
hiện điện di miễn dịch (Western Blot) dùng kháng thể đặc hiệu để chỉ thị các vạch
protein đã được chuyển thẩm lên màng lai.
33
33
4.2. Kết quả Western Blot
Hình 4.2: Kết quả Western Blot
Giếng 1: Thang protein chuẩn Low Range.
Giếng 2, 3: dịch siêu ly tâm tế bào nhiễm RTV từ tôm sú thu ở Long An (RTV-
PmLA/SLT)
Giếng 4, 5: dịch tế bào (DTB) Sf9
Giếng 6, 7: DTB nhiễm RTV từ tôm sú thu ở Cần Giờ bị bệnh (RTV-PmCG).
Giếng 8: DTB nhiễm virus thu từ tôm sú Long An bị bệnh RTV (RT-PmLA)
Giếng 9, 10: DTB nhiễm RTV từ tôm thẻ chân trắng (RTV-PvM).
Nhận xét
Kết quả cho thấy một số vạch protein từ gel điện di đã được thể hiện trên màng
lai này. Đó là các protein gắn đặc hiệu với kháng thể. Kết quả xác định được một số
vạch protein từ các mẫu nhiễm virus khác so với mẫu tế bào đối chứng (Bảng 4.2)
108,5 kDa
98,7
54,6
29,5
33,5
19,8
1 2 5 6 7 4 9 10 8 3
28
51-52 kDa
40
17-19
29
33
30-31
26
22
2
2
24
34
34
Bảng 4.2: So sánh trọng lượng các protein của RTV sau khi Western Bloting và trọng
lượng của các protein đã được công bố.
Tên mẫu Các vạch protein thu đƣợc (kDa)
RTV-
PmoLA/LT >108 52 51 40
RTV-PmoCG
52 51 40 có 4 vạch 29, 30-31, 33 kDa
RTV-PmoLA
52
51
40
có 4 vạch 29, 30-31, 33 kDa
RTV-PvanM
52 51 40 24
có 9 vạch trong
khoảng 17- 29
kDa
TSV đã công
bố Lightner
(1996),
Bonami (1997)
58
55
52,5
51,5
49
40
36,8
24
23
Kết quả bảng trên cho thấy tất cả các mẫu dịch tế bào nhiễm virus gây bệnh đỏ
đuôi đặc trưng ở cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng về cơ bản có các protein giống nhau.
Tuy nhiên RTV từ tôm thẻ có nhiều protein hơn từ tôm sú.
Các mẫu tế bào nhiễm RTV có các protein trùng với TSV đã công bố là 52, 51
và 40 kD. Đây là các protein chính của RTV ở cả tôm sú và tôm TCT, trong đó có
protein 40 kD tương ứng với VP2 (40 kDa) là protein đặc trưng có thể sử dụng để
nhận dạng các chủng TSV (Bonami,1997, Mari, 1998)
RTV-PmoLA/LT: Có 3 protein trọng lượng giống TSV như các tác giả đã
công bố. Ngoài ra còn có thêm 2 protein có trọng lượng >108 kDa.
RTV-PmoLA: Có 3 protein giống TSV như các tác giả đã công bố. Ngoài ra
còn có thêm 4 protein có trọng lượng 29, 30 – 31 và 33 kDa
RTV-PmoCG: Có 3 protein giống TSV như các tác giả đã công bố. Ngoài ra
còn có thêm 4 protein có trọng lượng 29, 30 – 31 và 33 kDa
RTV-PvanM: Có 4 protein giống TSV như các tác giả đã công bố. Ngoài ra
còn có thêm 9 protein có trọng lượng 33, 31, 30, 29, 28, 26, 22, 19 và 17 kD.
Sử dụng RTV ở tôm sú nhân qua tế bào làm kháng nguyên để thu kháng thể đặc
hiệu dùng cho phương pháp Western Blot (Hình 4.2). Kết quả thu được các protein đặc
trưng rất tách biệt ở mẫu RTV từ tôm TCT (RTV-PvM). Kết quả trên cho thấy kháng
thể đặc hiệu RTV từ tôm sú đã nhận biết RTV từ tôm TCT. Như vậy có thể giả thiết
rằng RTV ở tôm sú có quan hệ gần với RTV ở tôm thẻ chân trắng.
35
35
A B
Để khẳng định lại các protein mà chúng tôi thu được từ kết quả điện di SDS-
PAG và Western blot chính là protein của RTV, chúng tôi tiến hành gây nhiễm trở lại
trên tôm thẻ thịt và tôm sú giống bằng dịch tế bào nhiễm RTV.
4.3 Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm
4.3.1 Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm đối với tôm thẻ
Bảng 4.3: Số tôm thẻ sống sót sau ba tuần gây nhiễm
Chỉ tiêu quan sát
Phƣơng pháp
Tổng số Số chết Số sống Tỷ lệ sống
Nghiệm thức 1 / Đối chứng 8 2 6 75%
Nghiệm thức 2 / RTVPmoLA 8 8 0 0%
Nghiệm thức 3 / RTVPvanM 8 8 0 0%
Kết quả cho thấy:
- Qua bảng 4.1 có thể thấy tỉ lệ sống chết ở các nghiệm thức gây nhiễm và không gây
nhiễm có sự khác biệt về mặt thống kê (P << 0,05) (Phụ lục 3)
- Kết quả ở đợt thí nghiệm này cho thấy RTV có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm TCT
đều có khả năng gây nhiễm cho tôm thẻ.
- Tôm ở hai bể gây nhiễm chết trong lúc lột xác, đỏ đuôi, hoại tử lan dàn từ mép đuôi
quạt vào, chết liên tục trong 7 ngày (sau 2 tuần gây nhiễm) (Hình 4.4).
Hình 4.3: Tôm thẻ không gây nhiễm và tôm thẻ gây nhiễm.
Hình A: Tôm thẻ không gây nhiễm
Hình B: Tôm thẻ gây nhiễm (sau 7 ngày gây nhiễm)
36
36
B A
Hình 4.4: Tôm thẻ chết do gây nhiễm thực nghiệm với RTV.
Hình A: Tôm thẻ chết trong lúc lột xác, có nhiều đốm hoại tử trên
thân, đuôi đỏ
Hình B: Tôm thẻ chết có biểu hiện đỏ đuôi.
4.3.2 Kết quả thí nghiệm gây nhiễm thực nghiệm đối với tôm sú
Bảng 4.4: Số tôm sú sống sót sau hai tuần gây nhiễm
Chỉ tiêu quan sát
Phƣơng pháp
Tổng số Số chết Số sống Tỷ lệ sống
Nghiệm thức 1 / Đối chứng 70 24 46 66%
Nghiệm thức 2 / RTVPmoLA 70 51 19 27%
Nghiệm thức 3 / RTVPvanM 70 45 25 36%
Kết quả cho thấy:
Qua bảng 4.2 có thể thấy tỷ lệ sống chết ở các nghiệm thức gây nhiễm và
không gây nhiễm có sự khác biệt về mặt thống kê (P << 0,05) (Phụ lục 3).
Kết quả ở đợt thí nghiệm này cho thấy RTV có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm
TCT đều có khả năng gây nhiễm cho tôm sú giống.
Quan sát ghi nhận được ở các thí nghiệm trên cho thấy khoảng 10 ngày sau khi
gây nhiễm, phần lớn tôm chuyển màu đỏ ở đuôi quạt, vây râu và ăng ten (Hình 4.6).
Sau đó xuất hiện các vết đen hoại tử và toàn thân chuyển màu hồng nhạt hoặc đỏ
(Hình 4.6). Sau hai tuần gây nhiễm tôm có biểu hiện bỏ ăn, bơi lờ đờ và thường bị chết
khi lột xác. Tỷ lệ chết 100% sau 24 ngày gây nhiễm. Các dấu hiệu quan sát thấy cũng
tương tự như tôm bị bệnh tự nhiên: Phần đuôi đỏ hoại tử lan dần từ quạt đuôi lên các
37
37
đốt thân phía trên, vỏ thân mỏng, lỏng lẻo. Phần vây râu và ăng ten chuyển sang màu
đỏ sau 10 ngày gây nhiễm (Hình 4.6). Sau 15 ngày gây nhiễm phần đuôi tôm chuyển
màu đỏ đậm. Tế bào biểu mô sưng phồng. Đám hoại tử màu đen (Hình 4.7) bắt đầu
xuất hiện ở quạt đuôi.
Hình 4.5: Ảnh chụp hiển vi tôm sú đối chứng nuôi trong phòng thí nghiệm (x40)
Hình 4.6: Ảnh chụp hiển vi tôm sú nhiễm thực nghiệm với dịch tế bào nhiễm RTV
(10 ngày sau gây nhiễm) (x40)
Hình 4.7: Ảnh chụp hiển vi phần đuôi tôm sú nhiễm thực nghiệm với dịch tế bào
nhiễm RTV (15 ngày sau gây nhiễm)
38
38
Hình 4.8: Tôm sú giống gây nhiễm nhiễm thực nghiệm với RTV (15 ngày sau gây
nhiễm)
Phần quạt đuôi và ăng ten chuyển màu đỏ sớm nhất, sau đó phần đỏ lan dần toàn thân
và bắt đầu xuất hiện đốm đen hoại tử ở phần quạt đuôi của tôm.
Nhận xét:
Tôm gây nhiễm nhân tạo với RTV có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm thẻ đều chết
với dấu hiệu lâm sàng phần đuôi đỏ hoại tử lan dần từ mép đuôi quạt vào. Tôm chết
trong khi lột xác.
Qua 2 lần thí nghiệm cho thấy RTV nhân lên trong tế bào có nguồn gốc từ tôm
sú hay tôm TCT đều có khả năng gây nhiễm cho tôm sú giống và tôm thẻ thịt.
4.4. Kết quả Dot Blot chỉ thị virus
Hình 4.9: Chỉ thị mức độ bệnh theo phương pháp Dot Blot
39
39
4.4.1. Kết quả kiểm tra tôm thẻ trƣớc khi thí nghiệm bằng phƣơng pháp Dot
Blot với kháng thể tổng hợp.
Hình 4.10: Kết quả kiểm tra tôm thẻ trước khi gây nhiễm.
Nhận xét: Kết quả âm tính
4.4.2. Kết quả kiểm tra tôm sú giống trƣớc khi thí nghiệm bằng phƣơng
pháp Dot Blot với kháng thể tổng hợp
Hình 4.11: Kết quả kiểm tra tôm sú giống trước khi gây nhiễm.
Nhận xét: Kết quả âm tính
4.4.3. Kết quả kiểm tra tôm thẻ sau khi thí nghiệm bằng phƣơng pháp Dot
blot với kháng thể đặc hiệu RTV
Mức độ bệnh: - Mức độ bệnh: ++++ Mức độ bệnh: ++
Hình 4.12: Kết quả kiểm tra tôm thẻ sau khi gây nhiễm.
40
40
Nhận xét:
NT 1: kết quả âm tính
NT 2: kết quả dương tính với mức độ nhiễm (++++)
NT 3: kết quả dương tính với mức độ nhiễm (++)
4.4.4 Kết quả kiểm tra tôm sú giống sau khi thí nghiệm bằng phƣơng pháp
Dot blot với kháng thể đặc hiệu RTV
Mức độ bệnh: - Mức độ bệnh: ++++ Mức độ bệnh: +++
Hình 4.13: Kết quả kiểm tra tôm sú giống sau khi gây nhiễm.
Nhận xét:
NT 1: kết quả âm tính
NT 2: kết quả dương tính với mức độ nhiễm (++++)
NT 3: kết quả dương tính với mức độ nhiễm (+++)
Như vậy từ kết quả gây nhiễm thực nghiệm trên tôm thẻ thịt và tôm sú, kết quả
Dot Blot khẳng định rằng các protein mà chúng tôi đã xác định từ kết quả SDS-PAGE
và Western Blot hoàn toàn là protein của RTV.
Bước tiếp theo là chúng tôi thăm dò khả năng phân tách các thành phần protein
của RTV bằng sắc ký lọc gel với hy vọng là thu được từng loại protein tinh sạch để
phục vụ cho các nghiên cứu tiếp theo.
41
41
4.5 Kết quả sắc ký lọc gel
Hình 4.14: Kết quả dịch tế bào (DTB) Sf9
Hình 4.15: Kết quả DTB nhiễm virus từ tôm sú Long An bị bệnh RTV (RT-PmLA)
42
42
Hình 4.16: Kết quả DTB nhiễm RTV từ tôm thẻ chân trắng bị bệnh RTV (RTV-PvM)
Nhận xét
Sau khi chạy 3 mẫu:
- Dịch tế bào côn trùng Sf9 không nhiễm RTV thu được 2 peak.
- Virus gây hội chứng đỏ đuôi thu từ tôm sú (RTV-Pm) được nhân lên trong dịch
tế bào côn trùng Sf9 thu được 2 peak lớn và 1 peak rất nhỏ ở ở phút thứ 540.
- Virus gây hội chứng đỏ đuôi thu từ tôm thẻ chân trắng (RTV-Pv) được nhân lên
trong dịch tế bào côn trùng Sf9 thu được 2 peak lớn và 1 peak rất nhỏ ở phút
thứ 360.
Chúng tôi nhận thấy 2 mẫu nhiễm RTV tuy có thêm 1 peak so với mẫu đối
chứng nhưng chưa đủ tạo thành tín hiệu peak rõ ràng.
Cả hai mẫu nhiễm RTV có 2 peak hoàn toàn giống nhau và giống với đối
chứng, điều đó cho thấy 2 peak đó là của protein từ dịch tế bào côn trùng Sf9.
Như vậy theo chúng tôi phương pháp sắc ký lọc gel khó có thể áp dụng vào
việc tinh sạch các protein của RTV, vì kích thước lỗ của gel có thể cho ra đồng thời
nhiều loại protein có trọng lượng phân tử gần nhau, mặt khác hàm lượng mỗi loại
protein của RTV quá thấp nên nó khó có thể tạo thành tín hiệu peak.
43
43
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1 Kết luận
1. RTV được nhân lên trong tế bào côn trùng Sf9 có nguồn gốc từ tôm sú hay tôm
TCT đều có khả năng gây nhiễm cho tôm sú giống và tôm thẻ thịt ngày tuổi.
2. RTV của tôm sú và tôm thẻ có các protein đặc trưng giống TSV ở tôm TCT là
52, 51 và 40 kD.
3. Có thể RTV từ tôm sú là một loại virus mới có liên quan gần với TSV hoặc là
TSV đã biến thể để thích nghi với vật chủ mới là tôm sú.
5.2 Đề nghị
1. Hội chứng đỏ đuôi ở tôm sú và tôm thẻ chân trắng là bệnh do virus gây ra. Vì
vậy cần khuyến cáo người sản xuất lưu ý hiện tượng bệnh này để tránh lây lan
thành dịch bệnh.
2. RTV có thể là virus mới, có khả năng gây bệnh cho nhiều đối tượng tôm nuôi.
Vì vậy cần tiếp tục nghiên cứu định danh loại virus này và khảo sát tình hình phát
triển bệnh do virus này gây ra trên đối tượng tôm sú và tôm thẻ chân trắng.
44
44
PHẦN 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Phạm Thị Quang Anh, 2003. Khảo sát đặc trưng protein của một số virus gây
bệnh phổ biến trên tôm sú (Penaeus Monodon). Khóa luận tốt nghiệp Cử Nhân
Công Nghệ Sinh Học, Đại Học Khoa Học Tự Nhiên
2. Lâm Thị Kim Châu, Văn Đức Chín Ngô Đại Nghiệp, 2004. Giáo trình thực tập
sinh hóa lớn. Đại Học Khoa Học Tự Nhiên.
3. Lê Phúc Chiến, 2005. Khảo sát đặc tính kháng virus đốm trắng WSSV (White spot
syndrome virus) trên tôm sú (Penaenus monodon) của kháng thể lòng đỏ trứng
gà-ASV. Khoá luận tốt nghiệp Cử Nhân Công Nghệ Sinh Học, Đại Học Khoa Học
Tự Nhiên.
4. Văn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Thu Hằng, Nguyễn Trọng Bình, 2001.
Phương pháp chẩn đoán bệnh virus hội chứng đốm trắng trên tôm dùng phản ứng
miễn dịch trên màng nitrocellulose. Bài đã gửi đăng Tạp chí Sinh học, năm 2001.
5. Văn Thị Hạnh, Nguyễn Văn Uyển, Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Thị Hồng
Vân, 2003. Phương pháp enzyme miễn dịch dùng màng nitrocellulose chỉ thị virus
gây bệnh ở tôm sú. Báo cáo khoa học Hội Nghị Công nghệ Sinh học toàn quốc,
NXB Khoa học và Kỹ Thuật, Hà Nội , tr 603 – 606.
6. Nguyễn Thị Lang, 2002. Phương pháp cơ bản trong nghiên cứu công nghệ sinh
học. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TPHCM.
7. Chalos Limsuwan, Nguyễn Văn Hảo, 2005. Một số định hướng chiến lược cho
nghề nuôi tôm sú trong tình hình hiện nay. Thông tin hội thảo kỹ thuật nuôi tôm
sú NXB Nông Nghiệp Tp. HCM.
8. Nguyễn Ngọc Kiểng, 1996. Thống kê sinh học trong nghiên cứu khoa học. Nhà
xuất bản giáo dục.
9. Nguyễn Văn Thanh, 2003. Một nghề còn lắm bất trắc: Ngành nuôi tôm Việt Nam -
Tác động & cải thiện. Nhà xuất bản Chính Trị Quốc Gia Hà Nội.
10. Phạm Hùng Vân, 2004. Cẩm nang thực hành SDS-PAGE và Western Blotting-
Immunodetection. Bộ y tế, Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
45
45
11. Nguyễn Hoàng Uyên, 2005. Điều tra nghiên cứu bệnh Taura và một số bệnh
thường gặp ở tôm chân trắng (Penaeus vannamei) nuôi tại Việt Nam và khả năng
lây nhiễm. Báo cáo đề tài KHCN cấp Bộ TS.
12. Thông tin Khoa học Công nghệ - Kinh tế Thủy sản tháng 3/2005, 04/2005.
13. VietNamNet 03/10/04/ Q:\ khoa giao\NKY\DU PHONG\tom the chan trang.doc).
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
14. Anne Marie Moore, Jeffrey M. Lotz, Shiao Y. Wang, Acacia Alcivar-Warren và
Arun K. Dhar, 2000. Detection of Taura syndrome virus using reverse
transcription polymerase chain reaction. World Aquaculture society.
15. Bonami JR, Hassen KW, Mari J, Poulos BT, Lightner DV, 1997. Taura syndrome
of marine penaeid shrimp: characterization of the viral agent. Journal of General
Virologyl 78: 313-319.
16. Brock JA, Gose RB, Lightner DV & Hasson KW, 1997. Recent developments and
an overview of Taura syndrome of farmed shrimp in the Americas, In: Diseases in
Asian Aquaculture III, Flegel TW &MacRae IH, eds. Fish Health Section, Asian
Fisheries Society, Manila, the Philippines, 275-283.
17. Aquatic animal health code, 2003. Taura syndrome. International health standards.
18. Carlos R. Pantoja, Solangel A. Navarro, Jaime Naranjo, Donal V. Lightner and
Charles P. Gerba, 2004. Nonsusceptibility of Primate Cells to Taura Syndrome
Virus. University of Arizona, Tucson, Arizona, USA. Suggested citation.
19. Center for Tropical and Subtropical Aquaculture-The Oceanic Institute, 1996.
Shrimp Diseases. CTSA Publication No. 121
20. Diagnostic manual for aquatic animal disease, 2000. Taura syndrome-chapter
4.1.1. International health standards.
21. Heidi S. Erickson, Martha Zarain-Herzberg, Donald V. Lightner, 2002. Detection
of Taura syndrome virus (TSV) strain differences using selected diagnostic
methods: diagnostic implications in penaeid shrimp. Dis Aqua Organ 52: 1 – 10.
22. Isawa, H ., Asano, S., Sahara, K., Iizuka, T. & Bando, H., 1998). Analysis of
genetic information of an insect picorna-like virus, infectious flacherie virus of
46
46
silkworm: evidence for evolutionary relationships among insect, mammalian and
plant picorna (-like) viruses. Archives of Virology 143, 127-143.
23. Lightner DV, Redman RM, Poulos BT, Nunan LM, Mari JL, Hasson KW, 1997.
Risk of spread of penaeid shrimp viruses in the Americas by the international
movement of live and frozen shrimp. J Struct Biol 120(2): 134-145
24. Lightner DV, 1996a. Epizootiology, distribution and the impact on international
trade of two penaeid shrimp viruses in the Americas. Rev Sci Tech 15(2):579-601.
25. Lightner DV, 1996b. “Taura syndrome of maine penaeid shrimp: Development
and application of molecular detection methods of TSV from domestic shrimp
aquaculture and evaluation of challenge studies in Gulf of Mexico Species. N OAA
fisheries.
26. Lightner DV, Redman RM, Hasson KW, Pantoja CR, 1995. “Taura syndrome in
Penaeus vannamei (Crustacea: Decapoda): gross signs, histopathology and ultra
structure. Dis Aquat Organ 21: 53-59.
27. Mari J, Poulos BT, Lightner DV, Bonami JR, 2002. Shrimp Taura syndrome
virus: genomic characterization and similarity with members of the genus Cricket
paralysis-like viruses. Journal of General Virology 83(Pt 4):915-26.
28. Mari J, Bonami JR, Lightner DV, 1998. Taura syndrome of penaeid shrimp:
cloning of viral genome fragments and development of specific gene probes. Dis
Aquat Organ 33(1):11-7.
29. M. A. Mayo, 2005. Changes to virus taxonomy 2004. Arch Virol.150, 189-198
30. Nunan LM, Poulos BT, Lightner DV, 1998. Reverse transcription polymerase
chain reaction (RT-PCR) used for the detection of Taura syndrome virus (TSV) in
experimentally infected shrimp. Dis Aquat Organ 34(2):87-91.
31. Kathy F.J. Tang, 2005. Phylogenetic analysis of Taura syndrome virus isolates
collected between 1993 and 2004 and virulence comparison between two isolates
representing different genetic variants. Virus research, 112, 69-76
32. Refugio Robles-Sikisaka, Kenneth W. Hasson, Denise K. Garcia, Katherine E.
Brovont, Karyn D. Cleveland, Kurt R. Klimpel and Arun K. Dhar, 2002. Genetic
variation and immunohistochemical differences among geographic isolates of
Taura syndrome virus of penaeid shrimp. Journal of General Virology, 83, 3123-
3130.
47
47
33. Jocelyne Mari, Bonnie T. Poulos, Donald V. Lightner and Jean-Rober, 2002.
Shrimp Taura syndrome virus: genomic characterization and similarity with
members of the genus Cricket paralysis-like viruses. Journal of General Virology.
34. Yun-Shiang Chang, 2004. Genetic and phenotypic variations of isolates of shrimp
Taura syndrome virus found in Penaeus monodon and Metapenaeus ensis in
Taiwan. Journal of General Virology, 85, 2963-2968.
SÁCH
35. Donald V. Lightner. A handbook of pathology and diagnostic procedures for
diseases of Penaeid shrimp. Published by THE WORLD AQUACULTURE
SOCIETY. (Edited, 1996)
36. Rodney F. Boyer. Modern Experimental Biochemistry. ( Second Edited, 1992)
48
48
PHỤ LỤC 1
49
49
PHỤ LỤC 2
Danh mục pha hoá chất
Running gel 12,5%
Monomere 5,45 ml
4X running gel 3,25 ml
SDS 10% 0,13 ml
Cho nước cất vào đến 4,16 ml
Amonium persulphate 10% 65
l
TEMED 4,3
l
Stacking gel
Monomere 0,88 ml
4X stacking gel 1,66 ml
SDS 10% 66
l
Cho nước cất vào đến 4,06 ml
Amonium persulphate 10% 33,4
l
TEMED 3,3
l
Loading buffer
4X stacking gel buffer 1 ml
Glycerol 0,8 ml
10% SDS 1,6 ml
2 – Mecapto etanol 0,4 ml
0,05% Bromophenol blue 0,2 ml 2 mg
Cho nước cất vào đến 4 ml
Destaining solution I
Methanol 80 ml
Acid acetic 14 ml
Cho nước cất vào đến 200 ml
Destaining solution II
Methanol 50 ml
Acid acetic 70 ml
50
50
Cho nước cất vào đến 1 lít
TTBS
Tris 12,11 g
Cho nước cất vào đến 900 ml
Chỉnh pH 7,5
NaCl 9 g
Cho nước cất vào đến 1 lít
Tween 20 1 ml
Khuấy đều
Đệm phosphate
NaH2PO4 0,0262 g
NaHPO4 0,115 g
NaCl 0,9 g
Cho nước cất vào đến 100 ml
Thuốc nhuộm gel
Coomassie brilliant blue R250 1,125 g
Metanol 200 ml
Trộn đều
Acid acetic 35 ml
Cho nước cất vào đến 500 ml
51
51
PHỤ LỤC 3
1. Tỷ lệ sống chết của thí nghiệm 1
a. Tỷ lệ sống chết giữa NT 1 và NT 2
Summary Statistics for Contingency Tables (Page 1)
--------------------------------------------------------------------
Chi-square D.F. Significance
--------------------------------------------------------------------
9.60000 1 1.94577E-3
6.66667 1 9.82327E-3 with Yates correction
WARNING: Expected values in 2 cells < 5 and 0 cells < 2.
With rows With columns
Statistic Symmetric dependent dependent
--------------------------------------------------------------------
Lambda 0.71429 0.66667 0.75000
Uncertainty Coeff. 0.56159 0.57500 0.54879
Somer's D -0.77419 -0.75000 -0.80000
b. Tỷ lệ sống chết giữa NT 1 và NT 3
Summary Statistics for Contingency Tables (Page 1)
--------------------------------------------------------------------
Chi-square D.F. Significance
--------------------------------------------------------------------
9.60000 1 1.94577E-3
6.66667 1 9.82327E-3 with Yates correction
WARNING: Expected values in 2 cells < 5 and 0 cells < 2.
With rows With columns
Statistic Symmetric dependent dependent
--------------------------------------------------------------------
Lambda 0.71429 0.66667 0.75000
Uncertainty Coeff. 0.56159 0.57500 0.54879
Somer's D -0.77419 -0.75000 -0.80000
52
52
2. Tỷ lệ sống chết của thí nghiệm 2.
a. Tỷ lệ sống chết giữa NT 1 và NT 2
Summary Statistics for Contingency Tables (Page 1)
--------------------------------------------------------------------
Chi-square D.F. Significance
--------------------------------------------------------------------
20.9354 1 4.75042E-6
19.4133 1 1.05271E-5 with Yates correction
With rows With columns
Statistic Symmetric dependent dependent
--------------------------------------------------------------------
Lambda 0.36296 0.33846 0.38571
Uncertainty Coeff. 0.11100 0.11121 0.11080
Somer's D -0.38670 -0.38571 -0.38769
b. Tỷ lệ sống chết giữa NT 1 và NT 3
Summary Statistics for Contingency Tables (Page 1)
--------------------------------------------------------------------
Chi-square D.F. Significance
--------------------------------------------------------------------
12.6026 1 3.85220E-4
11.4309 1 7.22326E-4 with Yates correction
With rows With columns
Statistic Symmetric dependent dependent
--------------------------------------------------------------------
Lambda 0.29496 0.28986 0.30000
Uncertainty Coeff. 0.06595 0.06596 0.06595
Somer's D -0.30003 -0.30000 -0.30006
53
53
PHỤ LỤC 4
Các dụng cụ thiết bị thực hiện kỹ thuật SDS-PAGE và Western Blotting
Đang thực hiện điện di SDS-PAGE
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- DANG TRINH MINH ANH - 02126002.pdf