Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ GIAI ĐOẠN 2000-2005 THÔNG QUA Ý KIẾN NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG CỦA MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN HÀ NỘI Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong Giáo dục LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ GIÁO DỤC MỤC LỤC MỞ ĐẦU .9 1. Lý do chọn đề tài .9 2. Mục đích nghiên cứu .12 3. Phương pháp nghiên cứu .12 3.1. Câu hỏi nghiên cứu .12 3.2. Giả thuyết nghiên cứu .12 3.3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 12 3.4. Phương pháp nghiên cứu cụ thể 13 4. Phạm vi và thời gian nghiên cứu .14 Chương 1: TỔNG QUAN VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 15 1.1. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến đề tài 15 1.2. Một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 21 1.2.1. Khái niệm năng lực 21 1.2.2. Năng lực của sinh viên tốt nghiệp đại học .22 1.2.3. Khái niệm đáp ứng và đáp ứng với công việc 28 1.2.4. Cách tiếp cận đánh giá sản phẩm giáo dục đại học 28 1.2.5. Mối quan hệ giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học .32 Chương 2: TỔ CHỨC ĐÁNH GIÁ .35 2.1. Xây dựng bộ công cụ đo lường mức độ đáp ứng với công việc .35 2.2. Chọn mẫu .36 2.2.1. Chọn mẫu đối tượng khảo sát bằng bảng hỏi 36 2.2.2. Chọn mẫu đối tượng phỏng vấn sâu .38 2.3. Nhập và xử lý số liệu 39 2.4. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bộ công cụ đo lường 39 2.4.1. Độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động .42 2.4.2. Đánh giá độ tin cậy và độ hiệu lực của bảng hỏi dành cho người lao động .47 Chương 3: THỰC TRẠNG VỀ MỨC ĐỘ ĐÁP ỨNG VỚI CÔNG VIỆC CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KINH TẾ THÔNG QUA Ý KIẾN CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG 53 3.1. Một số thông tin cơ bản về doanh nghiệp 53 3.2. Tình hình tuyển dụng và vị trí làm việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .57 3.3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .63 3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế .79 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 84 TÀI LIỆU THAM KHẢO .87 PHỤ LỤC 90 Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động 90 Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu 100

pdf101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5533 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của doanh nghiệp 1,9 15,5 47,2 32,7 2,6 100,0 Hiểu biết về xã hội và pháp luật 0.0 7,5 48 39,3 5,2 100,0 Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 0.0 3,4 34,8 51,5 10,3 100,0 Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 0.0 3,6 46,0 43,3 7,1 100,0 Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 2,5 6,4 49,9 36,4 4,8 100,0 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 1,9 10,7 47,0 38,2 2,2 100,0 -68- Mức độ đáp ứng Tiêu chí Rất yếu Yếu Bình thường Tốt Rất tốt Tổng Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý 1,6 4,7 47,0 44,3 2,4 100,0 Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 1,1 11,0 47,1 31,8 9,0 100,0 Khả năng sáng tạo 0,6 9,2 45,7 35,4 9,2 100,0 Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 0,1 7,6 48,9 35,7 7,6 100,0 Khả năng thích nghi và điều chỉnh 0 2,7 44,1 42,4 10,8 100,0 Khả năng chịu áp lực công việc 0 7,9 53,4 29,0 9,6 100,0 Nhiệt tình trong công việc 0 6,7 46,1 40,4 6,5 100,0 Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp 0 1,3 32,3 54,2 12,2 100,0 Tuân thủ kỷ luật lao động 0 0 59,8 33,8 6,4 100,0 Trung bình 0,7 6,14 46,4 40,2 6,6 100 Bảng 3.9 trình bày % sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng từng mức được chia cụ thể theo từng tiêu chí một. Nhìn vào dòng cuối cùng – giá trị trung bình ta thấy, 46,43% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đang làm việc tại các doanh nghiệp đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu công việc. 40,19% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đang đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc và chỉ có 6% sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng rất yếu hoặc rất tốt các yêu cầu của công việc. Bản thân người lao động cũng đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của mình ở mức độ trung bình, thể hiện ở giá trị trung bình là 3,5 trong thang điểm từ 1 đến 5 mà người lao động tự đánh giá mình. Kết quả đánh giá về mức độ đáp ứng với công việc trong nghiên cứu này gần với kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân khảo sát về cựu sinh viên của trường được thực hiện năm 2005 (đã được đề cập đến -69- trong phần tổng quan). Trong cuộc khảo sát trên, trường Đại học Kinh tế Quốc dân có khảo sát chủ doanh nghiệp về chất lượng lao động được đào tạo từ khối trường kinh tế. Kết quả là 44,82% người lao động được đào tạo từ khối kinh tế đáp ứng ở mức trung bình các yêu cầu của công việc; 37,43% đáp ứng tốt, 5,55% đáp ứng rất tốt và 8,73% đáp ứng rất yếu các yêu cầu của công việc tại doanh nghiệp. Điều khác duy nhất là trong cuộc khảo sát này, trường Đại học Kinh tế Quốc dân chỉ đánh giá dựa trên 9 tiêu chí, chứ không phải 21 tiêu chí như luận văn vừa thực hiện. So sánh với mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp các ngành kỹ thuật và khoa học xã hội, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế có vẻ tốt hơn. Chẳng hạn, ở khối trường kỹ thuật, chủ doanh nghiệp cho rằng chỉ có 42,6% sinh viên đáp ứng yêu cầu của công việc ở mức bình thường (thấp hơn so với con số 44,6 của khối trường kinh tế) và 32,46% sinh viên đáp ứng tốt với yêu cầu của công việc (thấp hơn so với con số 37,43% của khối trường kinh tế). Kết quả khảo sát đối với người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp đã trả lời được câu hỏi nghiên cứu đầu tiên của luận văn về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế và khẳng định được giả thuyết đầu tiên của luận văn - Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế đáp ứng được các yêu cầu cơ bản trong quá trình lao động ở mức độ vừa phải. Đây là kết quả lớn nhất mà cuộc khảo sát đã đạt được. Các tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất được xác định bằng cách gộp % lao động đáp ứng tốt và rất tốt các yêu cầu của công việc và xếp theo thứ tự tăng dần như trong bảng 3.10 dưới đây. Các tiêu chí đáp ứng kém nhất sẽ là những tiêu chí mà có tỉ lệ người lao động đáp ứng tốt tiêu chí đó là thấp nhất. -70- Bảng 3.10: Mức độ đáp ứng tốt với công việc qua ý kiến người sử dụng lao động Tiêu chí % lao động đáp ứng tốt 1. Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp 66,4 2. Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 61,8 3. Khả năng thích nghi và điều chỉnh 53,2 4. Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 50,4 5. Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế 50,4 6. Nhiệt tình trong công việc 46,9 7. Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý 46,7 8. Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên 45,5 9. Khả năng sáng tạo 44,5 10. Hiểu biết về xã hội và pháp luật 44,5 11. Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 43,3 12. Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ 41,6 13. Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 41,2 14. Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 40,7 15. Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 40,4 16. Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 40,3 17. Tuân thủ kỷ luật lao động 40,2 18. Khả năng chịu áp lực công việc 38,7 Theo số liệu tổng hợp trong bảng 3.10, người sử dụng lao động cho rằng thái độ tích cực đóng góp cho đơn vị là tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất (66,4% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt tiêu chí này). Tiếp theo là khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (61,8% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt tiêu chí này). Tuy nhiên, hai khả năng rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công trong công việc của người lao động trong bối cảnh kinh tế hội nhập và cạnh tranh hiện nay là khả năng chịu áp lực công việc và tuân thủ kỷ luật lao động lại được -71- đánh giá là rất kém (chỉ có 38,67% và 40,23% lao động của doanh nghiệp đáp ứng tốt lần lượt hai tiêu chí này). Số liệu khảo sát ý kiến người sử dụng lao động cũng cho biết nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất và nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng kém nhất. Bảng 3.10 trình bày rất rõ thông tin này thông qua số liệu về tỷ lệ lao động đáp ứng tốt từng tiêu chí. Theo đó, nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất trong công việc bao gồm: 1/ Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp (66,4% người lao động đáp ứng tốt); 2/ Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn (61,8% người lao động đáp ứng tốt); 3/ Khả vụnăng thích nghi và điều chỉnh (53,23 % người lao động đáp ứng tốt); 4/ Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin (50,43 % người lao động đáp ứng tốt) và 5/ Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế (50,36 % người lao động đáp ứng tốt). Nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng kém nhất trong công việc bao gồm: 1/ Khả năng chịu áp lực công việc (38,67% người lao động đáp ứng tốt); 2/ Tuân thủ kỷ luật lao động (40,23% người lao động đáp ứng tốt); 3/ Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp (40,33% người lao động đáp ứng tốt); 4/ Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc (40,37% người lao động đáp ứng tốt); và 5/ Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân (40,74% người lao động đáp ứng tốt). Theo đánh giá của người sử dụng lao động, đây là những tiêu chí rất quan trọng, quyết định sự thành công của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế trong công việc nhưng họ đáp ứng kém nhất. Với mức độ đáp ứng như thế này sẽ rất khó hoặc rất lâu để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế có được sự đánh giá cao trong công việc từ phía người sử dụng lao động hoặc đạt được những thành công trong công -72- việc. Đây là điều rất đáng báo động đối với trường đại học khi mà kết quả đào tạo của trường khác xa với với những đòi hỏi thực tế của doanh nghiệp. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế Sinh viên ở các trường chưa được đào tạo kỹ về kỹ năng, thời lượng thực tập của sinh viên còn quá ít. Giáo viên truyền thụ kỹ năng vừa yếu, vừa thiếu. Trình độ và kiến thức của sinh viên chưa đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và tính sáng tạo của nhân viên trong doanh nghiệp chưa cao – Trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 39 tuổi. Công tác đào tạo của các trường chưa sát với nhu cầu của doanh nghiệp. Đồng thời, trong quy trình đào tạo còn bất cập từ nhiều phía, từ nội dung lẫn phương pháp đào tạo. Đặc biệt, đa số các trường chưa đào tạo cách thức và phương pháp tiếp cận để cho sinh viên, học viên có khả năng tự khai thác và nghiên cứu tài liệu. Do đó, sinh viên ra trường còn lúng túng, mơ hồ khi tiếp nhận công việc và vị trí được giao, không có khả năng tự triển khai công việc – Trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 41 tuổi Sinh viên quen thụ động rồi nên vào doanh nghiệp rất lúng túng khi phải làm việc độc lập, tính tự chịu trách nhiệm rất kém, đặc biệt là hiểu biết xã hội và pháp luật thì gần như bằng không trong khi làm kinh tế luôn đòi hỏi sự hiểu biết xã hội rất lớn – Trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nữ, 41 tuổi. Khi tuyển dụng lao động tốt nghiệp đại học ngành kinh tế, tôi cho phép họ tự do lựa chọn các vị trí làm việc trong doanh nghiệp mà họ cho là họ đáp ứng được tốt nhất nhưng phần lớn đều không lựa chọn được. Đánh giá về năng lực bản thân họ còn không làm được thì rất khó hoàn thành tốt công việc trong bối cảnh kinh tế hiện nay – Trích phỏng vấn sâu quản lý doanh nghiệp, nam, 44 tuổi. Trên đây là những ý kiến của người sử dụng lao động về mức độ đáp ứng nói chung với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế bày tỏ trong các cuộc phỏng vấn. Những trích đoạn phỏng vấn này đã giúp cho các con số trong khảo sát định lượng trở nên sinh động hơn, giúp mô tả cụ thể và đầy đủ hơn về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế và những mong đợi của người sử dụng lao động về sự thể hiện trong công việc của những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Kết quả đánh giá chung của người sử dụng lao động được sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp đồng tình. Trích đoạn -73- phỏng vấn sâu với người lao động dưới đây có thể minh hoạ cho nhận định này. ”... Các kiến thức học được ở trường thì một chiều trong khi thực tế công việc rất đang dạng, không phải lúc nào cũng áp dụng được kiến thức ở trường, vì thế khi làm việc trong doanh nghiệp tôi cảm thấy bỡ ngỡ...” – Trích phỏng vấn sâu người lao động, nữ, 26 tuổi ...Có lẽ tự tin nhất là sử dụng máy tính và tra cứu thông tin. Các kỹ năng chuyên môn khác phải tự học lấy hết vì thế tôi ngại làm việc độc lập, theo nhóm còn hỏi nhau. – Trích phỏng vấn sâu người lao động, nữ, 24 tuổi. Lúc đi làm rồi vấp phải những vấn đề không giải quyết được, về tra lại trong sách vở mới thấy ngày trước mình đã được học rồi mà không biết – Trích phỏng vấn sâu người lao động, nữ, 23 tuổi Tự đánh giá mình chỉ đáp ứng với yêu cầu công việc ở mức bình thường, làm chân sai vặt thì được chứ phải quyết định thì hơi kém tự tin. – Trích phỏng vấn sâu người lao động, nữ, 23tuổi. Tuy nhiên, kết quả khảo sát người lao động tự đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của bản thân thông qua những tiêu chí cụ thể thì ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động và tự đánh giá của người lao động lại tương đối khác biệt. Bảng 3.11 dưới đây trình bày mức độ đáp ứng với công việc do người lao động tự đánh giá, ta thấy rõ thứ tự của nó không hề giống với ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động được trình bày trong bảng 3.10 ở trên. Bảng 3.11: Mức độ đáp ứng với công việc do người lao động tự đánh giá Tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng trung bình Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế 4,1 Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 4,1 Khả năng thích nghi và điều chỉnh 3,9 Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp 3,8 Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ 3,7 Nhiệt tình trong công việc 3,6 -74- Tiêu chí đánh giá Mức độ đáp ứng trung bình Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 3,5 Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 3,5 Khả năng chịu áp lực công việc 3,4 Hiểu biết về xã hội và pháp luật 3,4 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 3,4 Khả năng sáng tạo 3,3 Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 3,2 Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 3,1 Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 3,1 Tuân thủ kỷ luật lao động 2,8 Bảng 3.11 trình bày mức độ đáp ứng với công việc do người lao động tự đánh giá qua từng tiêu chí cụ thể thông qua giá trị trung bình (5: đáp ứng tốt nhất; 1: đáp ứng kém nhất). Tiêu chí nào có giá trị trung bình tiến gần 5 nhất chứng tỏ người lao động đáp ứng tốt nhất tiêu chí đó và ngược lại tiêu chí nào có giá trị trung bình tiến gần giá trị 1 chứng tỏ người lao động đáp ứng kém nhất tiêu chí đó. Theo kết quả trình bày trong bảng 3.11 ta thấy, nhóm năm tiêu chí mà người lao động tự đánh giá mình đáp ứng tốt nhất là: 1/ Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế; 2/ Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin;; 3/ Khả năng thích nghi và điều chỉnh; 4/ Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp và 5/ Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ. So với ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động thì khá đồng nhất, thể hiện ở chỗ trong 5 tiêu chí mà người lao động đáp ứng tốt nhất thì có đến 4 tiêu chí là trùng nhau giữa ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động và người lao động. Đó là các khả năng đáp ứng: 1/ Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp; 2/ Khả năng thích nghi và điều chỉnh; 3/ Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin và 4/ Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế. Tuy nhiên, thứ tự các tiêu chí này trong nhóm là khác nhau hoàn toàn. -75- Nhóm năm tiêu chí mà nguời lao động tự đánh giá mình đáp ứng kém nhất bao gồm: 1/ Khả năng sáng tạo; 2/ Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình; 3/ Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp; 4/ Khả năng tham gia các hoạt động xã hội và 5/ Tuân thủ kỷ luật lao động. Nhóm tiêu chí này là rất khác so với ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động. Điểm giống nhau duy nhất là việc tuân thủ kỷ luật lao động là kém nhất qua đánh giá của người sử dụng lao động và đánh giá của bản thân người lao động. Đây là điều người sử dụng lao động cảm thấy lo ngại bởi việc tuân thủ kỷ luật lao động thể hiện thái độ không toàn tâm với công việc tại doanh nghiệp của người lao động. Để hình dung rõ hơn về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế hiện đang làm việc tại doanh nghiệp, bảng 3.12 dưới đây trình bày xếp loại theo thứ tự tốt nhất các thành tố của năng lực thông qua ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động và của bản thân người lao động. Bảng 3.12: Xếp loại tiêu chí đáp ứng tốt nhất qua ý kiến người sử dụng lao động và người lao động Thứ tự tiêu chí đáp ứng tốt nhất Tiêu chí Ý kiến người sử dụng lao động Ý kiến người lao động Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp 1 4 Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn 2 7 Khả năng thích nghi và điều chỉnh 3 3 Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin 4 2 Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế 5 1 Nhiệt tình trong công việc 6 6 Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý 7 -76- Thứ tự tiêu chí đáp ứng tốt nhất Tiêu chí Ý kiến người sử dụng lao động Ý kiến người lao động Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên 8 Khả năng sáng tạo 9 12 Hiểu biết về xã hội và pháp luật 10 10 Khả năng tham gia các hoạt động xã hội 11 15 Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ 12 5 Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình 13 13 Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân 14 8 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc 15 11 Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 16 14 Tuân thủ kỷ luật lao động 17 16 Khả năng chịu áp lực công việc 18 9 Bảng 3.12 cho thấy, trong số 16 tiêu chí đánh giá chỉ có 4 tiêu chí mà ý kiến của người sử dụng lao động và người lao động là trùng nhau. Đó là: 1/ Khả năng thích nghi và điều chỉnh (cùng được xếp thứ 3 về mức độ đáp ứng tốt); 2/ Nhiệt tình trong công việc (cùng được xếp thứ 6 về mức độ đáp ứng tốt); 3/ Hiểu biết về xã hội và pháp luật (cùng được xếp thứ 10 về mức độ đáp ứng tốt) và 4/ Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình (cùng được xếp thứ 13 về mức độ đáp ứng tốt). Ngoài ra, "tuân thủ kỷ luật lao động" và "hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp" là những khả năng kém nhất của người lao động theo đánh giá của người sử dụng lao động thì cũng được bản thân người lao động thừa nhận. Ngược lại, ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động và ý kiến người lao động tự đánh giá về mức độ đáp ứng với công việc là rất khác nhau. -77- Chẳng hạn, trong khi người sử dụng lao động cho rằng người lao động đáp ứng tốt nhất là yêu cầu về "Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp" thì bản thân người lao động lại chỉ xếp tiêu chí này ở vị trí thứ 4. Trong khi đó, tiêu chí mà người lao động cho rằng mình đáp ứng tốt nhất là "Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế" thì người sử dụng lao động lại chỉ xếp tiêu chí này ở vị trí thứ 5. Nhìn chung, kết quả khảo sát đã cho thấy mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế ở mức độ trung bình. Có sự khác nhau giữa ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động và người lao động về từng khả năng của người lao động nhưng nếu tập trung vào nhóm khả năng đáp ứng tốt nhất và kém nhất thì sự đánh giá lại không khác biệt nhiều. Một điều cần đề cập đến nữa là, mặc dù chỉ đáp ứng với công việc ở mức độ trung bình nhưng những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế vẫn khiến người sử dụng lao động tại các doanh nghiệp hài lòng. Kết quả khảo sát cho thấy 64% đại diện doanh nghiệp hài lòng và 32% doanh nghiệp không hài lòng với sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế hiện đang làm việc tại doanh nghiệp. Lý do chính mà nhóm các doanh nghiệp hài lòng với sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế là bởi họ có nền tảng kiến thức cơ bản tốt và sự nhiệt tình ham học hỏi trong công việc. Sử dụng công nghệ thông tin tốt trong công việc cũng là một lợi thế khiến những người sử dụng lao động hài lòng. Trong khi đó, lý do chính khiến 1/3 doanh nghiệp được khảo sát không hài lòng với sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế từ năm 2000 trở lại đây là bởi họ thiếu các kỹ năng thực tế và năng lực thực hiện kém. Doanh nghiệp cần rất nhiều thời gian và kinh phí để đào tạo, bồi dưỡng những năng lực này trước khi có thể khai thác sức lao động của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. -78- 3.4. Các giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế Chúng ta đã được nghe rất nhiều rằng sinh viên tốt nghiệp đại học hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, rằng cung không đáp ứng được cầu cả về chất lượng và số lượng, rằng các doanh nghiệp hiện nay chỉ tuyển được khoảng 25% số lao động cần tuyển, rằng phần lớn sinh viên tốt nghiệp đại học ra trường đều phải làm công việc trái với ngành nghề được đào tạo. Tất cả đều nói lên khoảng cách rất xa giữa đào tạo và sử dụng sinh viên tốt nghiệp đại học. Vì vậy, tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp được coi là một hướng đi quan trọng. Nhận định này được sự ủng hộ của 87,6% người quản l ý doanh nghiệp và 89,2% người lao động tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đang làm việc tại doanh nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy 48% người sử dụng lao động cho rằng đây là một giải pháp hiệu quả và 33,3% người sử dụng lao động cho rằng đây là một giải pháp rất hiệu quả để nâng cao mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Như đã phân tích ở phần trên, cách doanh nghiệp xử lý với những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế không đáp ứng được với yêu cầu của công việc nằm trong nhóm những câu hỏi về giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với công việc. -79- 35.2 27.8 14.9 12.1 10 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Chuyển xuống vị trí thấp hơn (hoặc đòi hòi chuyên môn thấp hơn) Chuyển sang vị trí tương đương nhưng phù hợp hơn Cử đi tham gia các khóa đào tạo bồi dưỡng Không làm gì cả Sa thải Hình 3.2: Giải pháp nâng cao hiệu quả mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đã được tuyển dụng Hình 3.2 trình bày các giải pháp nâng cao hiệu quả mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đã được tuyển dụng vào doanh nghiệp. Theo đó, 10% ý kiến doanh nghiệp cho rằng nên sa thải, 35,2% ý kiến - chiếm tỷ lệ lớn nhất – cho rằng nên chuyển sang vị trí thấp hơn hoặc đòi hỏi trình độ chuyên môn thấp hơn. 27,8% ý kiến - chiếm tỷ lệ lớn thứ hai – cho rằng nên chuyển sang vị trí tương đương nhưng phù hợp hơn. 14,9% doanh nghiệp chọn giải pháp cử đi đào tạo lại để nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Đặc biệt, có 12,1% doanh nghiệp chủ trương không làm gì cả với những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đã tuyển dụng vào doanh nghiệp ngay cả khi họ không đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn trao đổi với đại diện doanh nghiệp, họ xác định rất rõ rằng các giải pháp trên chỉ hữu hiệu đối với những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đã được tuyển dụng vào doanh nghiệp và hiện đang làm việc tại doanh nghiệp, còn giải pháp cho những lao động tốt nghiệp đại -80- học ngành kinh tế trong tương lai đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc thì phải tập trung tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp. Hệ số thống kê kiểm định Chi-Square được sử dụng để đánh giá mối quan hệ giữa các thông tin cá nhân của người trả lời (giới tính, chức vụ, học vấn) và thông tin của doanh nghiệp (như loại hình, ngành nghề, qui mô) với ý kiến đề xuất về giải pháp tăng cường năng lực đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế. Tuy nhiên, kết quả phân tích bằng phần mềm SPSS cho thấy giá trị của hệ số p-value rất lớn (tham khảo phụ lục) nên không đủ cơ sở bác bỏ giả thuyết H0 về không có mối quan hệ nào giữa các biến này. Vì vậy, có thể nói không có mối hệ hệ nào giữa các biến độc lập (về cá nhân và doanh nghiệp) với việc đề xuất các giải pháp. Có rất nhiều hình thức khác nhau nhằm tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp. Bảng 3.13: Hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp Ý kiến doanh nghiệp Hình thức tăng cường SL % Cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động 150 100,0 Hợp đồng đào tạo bồi dưỡng 120 80,0 Góp ý kiến cho chương trình đào tạo của trường 116 77,3 Nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp 87 58,0 Tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo 58 38,7 Chia sẻ kỹ thuật và công nghệ với nhà trường 58 38,7 Hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường 51 34,0 Tham gia giảng dạy một số chuyên đề chuyên môn 42 28,0 Tham dự hội nghị khách hàng của nhà trường 40 26,7 Bảng 3.13 trình bày rất chi tiết ý kiến của người sử dụng lao động về các hình thức tăng cường mối quan hệ giữa trường đại học và doanh nghiệp. Trong đó, 100% doanh nghiệp cho rằng doanh nghiệp nên cung cấp, trao đổi -81- thông tin về nhu cầu sử dụng lao động cho trường đại học; 80.0% doanh nghiệp cho rằng trường đại học và doanh nghiệp nên ký hợp đồng đào tạo bồi dưỡng, 77,3% doanh nghiệp cho rằng họ cần phải được góp ý kiến cho chương trình đào tạo của trường. Đó là những hình thức được nhiều doanh nghiệp đề xuất và ủng hộ hơn cả. Kết quả phỏng vấn sâu cũng cho một kết quả tương tự. “Để đáp ứng được yêu cầu của công việc, ngay từ năm 3 sinh viên nên có những chuẩn bị cần thiết không nằm trong chương trình: khả năng thích ứng, khả năng ngoại ngữ, làm quen với các cuộc phỏng vấn... Nhà trường, các khoa nên tăng cường nhiều hoạt động ngoại khóa để sinh viên tiếp xúc doanh nghiệp” – trích phỏng vấn quản lý doanh nghiệp, nam, 51 tuổi. “Muốn trường đào tạo theo nhu cầu thì một trong những nhân tố để làm tốt việc này là các doanh nghiệp, các đơn vị có nhu cầu sử dụng nhân lực phải tới ngay trường mình cần để đặt hàng...” – trích phỏng vấn quản lý doanh nghiệp, nam, 58 tuổi. “Giảng viên phải kinh qua thực tế và thấu hiểu nghề,sống và làm việc theo bậc dạy, nếu không thì nghỉ, sẵn sàng cho trường tự chủ tài chính, dùng tiền trả ngoài giờ cho giáo viên kiêm nhiệm để có chất lượng thực tế, giáo viên không có thực tế không thể tạo ra những sinh viên đáp ứng tốt với thực tế được…” – trích phỏng vấn quản lý doanh nghiệp, nam, 37 tuổi. Trong cuộc khảo sát, các doanh nghiệp còn đề xuất khá cụ thể các năng lực mà sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế nên cải thiện nhằm đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc. Kết quả được trình bày trong bảng 3.14. Bảng 3.14: Các năng lực cần nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc Ý kiến doanh nghiệpNăng lực cần nâng cao SL % Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp 134 89,3 Hiểu biết xã hội 129 86,0 Kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp 126 84,0 Các kỹ năng nghiệp vụ thực tế 117 78,0 Hiểu biết về xã hội và pháp luật 114 76,0 Ngoại ngữ 108 72,0 -82- Ý kiến doanh nghiệpNăng lực cần nâng cao SL % Kỹ năng giao tiếp 96 64,0 Kỹ năng sử dụng máy tính 75 50,0 Kiến thức chuyên môn cơ bản 45 30,0 Theo quan điểm của các doanh nghiệp, hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp là năng lực cần nâng cao hơn cả để giúp sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc (chiếm tới 89,3% ý kiến trả lời). Tương tự, hiểu biết xã hội cũng là một năng lực được đề cao nếu sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế muốn đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc tại doanh nghiệp (chiếm 86% ý kiến trả lời). Đứng thứ ba trong số các năng lực cần tập trung nâng cao để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc là nâng cao kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp. Các ý kiến khác được liệt kê trong bảng 12 về các năng lực cần được nâng cao để đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc là những tham khảo quan trọng để xây dựng nội dung hợp tác giữa trường đại học và doanh nghiệp. Tóm lại, các số liệu điều tra khảo sát bằng bảng hỏi cũng như kết quả phỏng vấn sâu đối với người sử dụng lao động tại doanh nghiệp về các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng với yêu cầu công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đã khẳng định giả thuyết nghiên cứu của luận văn rằng mối quan hệ chặt chẽ giữa doanh nghiệp và trường đại học là giải pháp hữu hiệu giúp tăng cường khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên khi tốt nghiệp. Đây cũng là một đề xuất mà các doanh nghiệp đã nêu rất nhiều trong các cuộc hội thảo đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội và các trường đại học trong thời gian tới buộc phải điều chỉnh để sản phẩm của mình lưu hành tốt hơn trong xã hội. -83- KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT Từ những nghiên cứu tài liệu và từ kết quả cuộc khảo sát thực tế tại doanh nghiệp, có thể rút ra những kết luận sau: - Số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế tuyển dụng vào làm đúng ngành nghề tại các doanh nghiệp hiện nay là khá hạn chế nếu so với số lượng sinh viên tốt nghiệp hàng năm. - Phần lớn những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế tuyển dụng vào doanh nghiệp đều đảm nhiệm vị trí làm việc có chức danh độc lập chứ không phải làm phụ việc cho một chức danh khác, tuy nhiên, thời gian tập sự là khá dài mới có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc và phần lớn đều phải qua các khoá đào tạo lại do doanh nghiệp tổ chức. - Trong quá trình làm việc, sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng ở mức độ vừa phải các yêu cầu của công việc, có thể vẫn làm chủ doanh nghiệp hài lòng với chất lượng làm việc của họ. Tuy nhiên, những sinh viên này thiếu những kỹ năng thực tế, những khả năng giúp họ thành công hơn trong công việc. - Nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất trong công việc bao gồm: 1/ Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp; 2/ Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn; 3/ Khả năng thích nghi và điều chỉnh; 4/ Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin và 5/ Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế. - Nhóm 5 tiêu chí sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng kém nhất trong công việc bao gồm: 1/ Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân; 2/ Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc; 3/ Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp; 4/ Tuân thủ kỷ luật lao động và 5/ Khả năng chịu áp lực công việc. -84- - Ý kiến tự đánh giá của bản thân người lao động có khác biệt so với ý kiến đánh giá của người sử dụng lao động. Người lao động khá đồng tình với đánh giá của người sử dụng lao động trong nhóm 5 tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt nhất, tuy nhiên lại đánh giá khác với người sử dụng lao động về 5 tiêu chí mà sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng kém nhất. Ngoài ra, nếu nhìn chung cả 16 tiêu chí đánh giá thì thứ tự xếp loại mức độ đáp ứng theo đánh giá của người sử dụng lao động và tự đánh giá của người lao động là rất khác nhau. - Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa trường đại học và doanh nghiệp là giải pháp hữu hiệu để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc. Có rất nhiều hình thức và nội dung tăng cường mối quan hệ này nhưng bên cạnh nhận thức của doanh nghiệp, các trường đại học cũng phải nhận ra được nhu cầu tất yếu tăng cường mối quan hệ với doanh nghiệp thì giải pháp mới có tính khả thi. - Các nghiên cứu tài liệu và số liệu khảo sát minh chứng đã khẳng định được hai giả thuyết nghiên cứu đưa ra ban đầu về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế và giải pháp nhằm để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt hơn với yêu cầu của công việc. Đó là thành công lớn của nghiên cứu này. Những kết luận trên đây là cơ sở cho việc định hướng nghiên cứu tiếp theo, cụ thể là: - Cho đến nay các bình luận về mức độ đáp ứng với công việc của những sinh viên tốt nghiệp đại học là rất nhiều song không có những tiêu chí cụ thể để đo lường, không có nhiều số liệu thực tế để minh chứng. Vì vậy cần có những nghiên cứu tiếp theo với qui mô lớn hơn để tiếp cận và giải quyết vấn đề hoàn chỉnh hơn. -85- - Việc các doanh nghiệp phải đào tạo lại các sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế cho phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình là việc làm hết sức lãng phí. Vì vậy, nhất thiết phải có các chính sách và hoạt động cụ thể để đào tạo đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Bên cạnh việc các doanh nghiệp nên đặt hàng cho các trường đại học đào tạo những nhân lực theo nhu cầu sử dụng của mình thì bản thân trường đại học cũng cần có các hoạt động nhằm nắm bắt nhu cầu thực tiễn. - Kinh tế là ngành có tốc độ biến đổi nhanh nhất nên đòi hỏi sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế phải luôn luôn cập nhật kiến thức và kỹ năng. Vì vậy, ngoài tăng cường lượng kiến thức, kỹ năng gần với thực tế hơn, các trường đại học đào tạo ngành kinh tế nên bổ sung các nội dung nâng cao năng lực tự đánh giá, tự bồi dưỡng, tự cập nhật, năng lực làm việc độc lập và tự chịu trách nhiệm cho sinh viên của mình. -86- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Kỷ yếu hội thảo "Đào tạo theo nhu cầu xã hội", Tp. HCM, 2007 2. Nguyễn Hữu Châu, Chất lượng giáo dục - Những vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Giáo dục, Hà nội, 2008 3. Nguyễn Đức Chính, Kiểm định Chất lượng trong giáo dục đại học, Nxb Đại học quốc gia, Hà nội, 2002 4. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội Đảng IX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2001 5. Trần Khánh Đức, Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo ISO và TQM. Nxb Giáo dục, Hà nội, 2004 6. Đặng Thành Hưng, Quan niệm chất lượng giáo dục và đánh giá. Viện chiến lược và chương trình giáo dục, Hà nội, 2004. 7. Journal of Higher Education, ISSN 0022-1459, The Ohio State University Press, 2007 8. Phan Văn Kha, Các giải pháp tăng cường mối quan hệ giữa đào tạo với sử dụng nhân lực có trình độ TCCN ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài cấp Bộ trọng điểm B003-52-TĐ50, Hà nội, 2006. 9. Trần Kiều, Về chất lượng giáo dục. Kỷ yếu Hội thảo Đánh giá chất lượng Giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hà Nội, 2005 10. Kỷ yếu hội thảo “Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học”, Hà Nội, 3/2005 11. Lê Đức Ngọc, Bàn về nội hàm của chất lượng đào tạo đại học và sau đại học. Tạp chí Phát triển Giáo dục, số 3-4/2000 -87- 12. Lê Đức Ngọc, Đổi mới tư duy để phát triển giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Báo cáo tại Hội thảo Nâng cao chất lượng đào tạo, Đà Lạt, 2001 13. Lê Đức Ngọc, Giáo dục đại học - Quan điểm và giải pháp. Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, 2004. 14. Lê Đức Ngọc, Phát triển giáo dục đại học làm đòn bẩy để nhanh chóng rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tạo nguồn nhân lực co sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nền kinh tế tri thức nước ta phát triển. Tham luận tại Hội thảo Toàn cầu hoá - Thời cơ và thách thức đối với giáo dục đại học, TP. HCM, 2004 15. Lê Đức Ngọc, Tiếp tục đổi mới tư duy để cải tổ giáo dục đại học nhằm mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, hiệu quả và hiệu suất đào tạo. Tham luận tại Hội thảo Hội nhập và thách thức, Bộ Giáo dục - Đào tạo, 3/2004 16. Phạm Thành Nghị, Khái niệm và tiến trình đảm bảo chất lượng trong giáo dục đại học. Báo cáo tại Hội thảo Đảm bảo chất lượng đào tạo ở Việt Nam, Đà Lạt, 2000 17. Phạm Thành Nghị, Quản lý chất lượng giáo dục đại học. Nxb KHXH, Hà nội, 2000 18. Bùi Mạnh Nhị, Các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục đại học. B2004-CTGD-05, Hà nội, 2004 19. Hoàng Đức Nhuận, Lê Đức Phúc, Cơ sở lý luận của việc đánh giá chất lượng học tập của học sinh. Chương trình Khoa học cấp Nhà nước, KX- 07-08, Hà Nội, 1996. -88- 20. Phạm Phụ, Về khuôn mặt mới của giáo dục đại học Việt Nam. Nxb Trẻ, 2005 21. Đỗ Thiết Thạch, Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng EFQM và sử dụng vào việc nâng cao chất lượng trường TCCN-DN, cao đẳng và đại học. Tạp chí Thông tin Khoa học Giáo dục, số 114/2005 22. Phạm Xuân Thanh, Giáo dục đại học: Chất lượng và đánh giá, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2005 23. Lâm Quang Thiệp, Về cách các tiếp cận để thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lượng ở Việt Nam. Báo cáo tại Hội thảo Đảm bảo chất lượng đào tạo ở Việt Nam, Đà Lạt, 2000 24. Tổng cục Thống kê, Thống kê doanh nghiệp năm 2007. Nxb Thống kê, Hà Nội, 2008. 25. Trung tâm Từ điển Vietlex, Từ điển Bách khoa, Nxb Đà Nẵng, 2005. 26. Trung tâm Từ điển Vietlex, Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, 2007. 27. Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Kỷ yếu Hội thảo Nhà trường và doanh nghiệp trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Hà Nội, 2007. 28. Lê Phương Yên. Mối quan hệ giữa cơ sở gáo dục TCCN và cơ sở sử dụng người tốt nghiệp. Báo cáo tổng kết đề tài B2004-CTGD-04, Hà nội, 2004. -89- PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng hỏi dành cho người sử dụng lao động PHIỀU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ quản lý nhân sự của doanh nghiệp) A. Thông tin chung về người cung cấp thông tin A1 Giới tính Nam Nữ A2 Trình độ đào tạo cao nhất Trung cấp Cao đẳng/ Đại học Sau đại học A3 Chức vụ Phó giám đốc Giám đốc Trưởng phòng Phó phòng A4 Số năm làm công tác quản lý Dưới 1 năm 2-5 năm 5-10 năm 10-15 năm Trên 15 năm B. Thông tin chung về doanh nghiệp B1 Loại hình của doanh nghiệp? Nhà nước Tập thể TNHH Cổ phần Liên doanh 100% vốn nước ngoài B2 Lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp Nông nghiệp và Lâm nghiệp Thủy sản Công nghiệp chế biến Công nghiệp dệt, may Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước Xây dựng Thương nghiệp Khách sạn và Nhà hàng Tài chính, tín dụng Vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc B3 Doanh nghiệp của Ông/ Bà được thành lập từ năm nào? ……………………. B4 Hiện có bao nhiêu nhân viên …………………….. -90- C. Tình hình tuyển dụng sinh viên ngành kinh tế từ năm 2000 trở lại đây C1 Xin Ông/ Bà cho biết doanh nghiệp có tuyển sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành kinh tế từ năm 2000 trở lại đây không? Có Không C2 Doanh nghiệp đã tuyển được khoảng bao nhiêu sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành kinh tế kể từ năm 2000 trở lại đây? ................. C3 Doanh nghiệp có dễ dàng tuyển dụng các vị trí yêu cầu tốt nghiệp đại học ngành kinh tế không? Khó Tương đối khó Dễ C4 Doanh nghiệp có hài lòng với kết quả tuyển dụng lao động tốt nghiệp ngành kinh tế không? 1. Rất hài lòng 2. Hài lòng 3. Bình thường 4. Không hài lòng 5. Rất không hài lòng C5 Khi mới tuyển dụng, doanh nghiệp đã bố trí lao động tốt nghiệp ngành kinh tế vào các vị trí nào? Phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm Làm việc tại một vị trí lao động theo chức danh độc lập Tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động Khác (xin ghi cụ thể) ………………….. C6 Sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có được bố trí công việc đúng chuyên môn được đào tạo không? Có Không C7 Thời gian tập sự là bao lâu để sinh viên tốt nghiệp ngành kinh tế có thể đáp ứng được với yêu cầu của công việc? 1 tháng 3 tháng 6 tháng 12 tháng -91- C8 Sau thời gian tập sự, ví trí của người lao động có thay đổi không? 1. Lên cao hơn 2. Không đổi 3. Xuống thấp hơn C9 Khi tuyển dụng lao động tốt nghiệp ngành kinh tế, Ông/ Bà thích tuyển dụng loại lao động nào? Sinh viên vừa mới ra trường Lao động đã có kinh nghiệm làm việc ở doanh nghiệp khác C10 Xin cho biết lý do vì sao? …………………. D. Thực trạng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế D1 Sau khi tuyển dụng, doanh nghiệp có tổ chức các khoá đào tạo lại cho những lao động mới tuyển không? Có Không D2 Vì sao phải có khoá đào tạo lại này? …………………………..………………………….. D3 Bao nhiêu sinh viên đã tốt nghiệp đại học ngành kinh tế được tuyển vào doanh nghiệp của Ông/ Bà phải tham gia khoá đào tạo lại? Dưới 25% 25-50% 51-75% Trên 75% D4 Khoá đào tạo do doanh nghiệp tổ chức là dành cho lao động nào: Những sinh viên chưa đi làm kể từ khi tốt nghiệp Những sinh viên đã có kinh nghiệm làm việc ở một doanh nghiệp khác Những sinh viên đã có kinh nghiệm làm việc ở nhiều doanh nghiệp khác D5 Xin Ông/ Bà cho biết nội dung của các khoá đào tạo này là gì? Kiến thức chuyên môn cơ bản Kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp Các kỹ năng nghiệp vụ thực tế Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng sử dụng máy tính Ngoại ngữ Hiểu biết xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp Nội dung khác ………………. -92- D6 Ông/ Bà đánh giá thế nào về mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên đại học ngành kinh tế kể từ năm 2000 trở lại đây hiện đang làm việc trong doanh nghiệp? (1: Rất kém và 5: Rất tốt) (xin ghi rõ số % lao động đáp ứng ở từng mức độ) 1 2 3 4 5 D61 Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế D62 Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên D63 Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ D64 Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp D65 Hiểu biết về xã hội và pháp luật D66 Khả năng làm việc độc lập D67 Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn D68 Khả năng quan sát D69 Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin D610 Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình D611 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc D612 Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý D613 Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân D614 Khả năng sáng tạo D615 Khả năng tham gia các hoạt động xã hội D616 Khả năng thích nghi và điều chỉnh D617 Khả năng chịu áp lực công việc D618 Khả năng lắng nghe và giải quyết các bất đồng D619 Nhiệt tình trong công việc D620 Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp D621 Tuân thủ kỷ luật lao động D7 Theo Ông/ Bà, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào? Kiến thức chuyên môn học được ở trường Kỹ năng nghề nghiệp học được ở trường Kinh nghiệm làm việc thực tế Sự năng động, sáng tạo của cá nhân Sự nỗ lực tự học hỏi của cá nhân Khác (ghi cụ thể): ……………………. D8 Ông/ Bà có hài lòng với những sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế từ năm 2000 trở lại đây đang làm việc tại doanh nghiệp không? -93- Rất hài lòng Hài lòng Không hài lòng D9 Xin cho biết ưu điểm lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế khiến ông/bà hài lòng? .................................................................................................... D10 Xin cho biết nhược điểm lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế khiến ông/bà không hài lòng? .................................................................................................... D11 Ông/ Bà xử lý thế nào với những sinh viên không đáp ứng được với yêu cầu của công việc? Sa thải Chuyển xuống vị trí thấp hơn (hoặc đòi hỏi chuyên môn thấp hơn) Chuyển sang vị trí tương đương nhưng phù hợp hơn Cử đi tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng Không làm gì cả Khác (ghi cụ thể).......................... E Giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế E1 Theo ông/ bà, có giải pháp nào để tăng cường mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế? - Tăng cường mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà trường và doanh nghiệp - Nhà trường cần xây dựng lại chương trình đào tạo cho gắn với thực tế - Tăng thời gian thực tập cho sinh viên - Tăng cường các khóa học bổ trợ về kỹ năng E2 Theo Ông/ Bà, mối quan hệ chặt chẽ giữa trường đại học và các doanh nghiệp có là giải pháp hiệu quả nhất cải thiện mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên khi ra trường không? Rất hiệu quả Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả Rất không hiệu quả E3 Theo Ông/ Bà giữa doanh nghiệp và các trường đại học nên liên kết chặt chẽ với nhau dưới hình thức nào (đánh dấu x vào ô phù hợp với ý kiến của ông bà)? Cung cấp thông tin về nhu cầu sử dụng lao động Nhận sinh viên thực tập nghề nghiệp -94- Góp ý kiến cho chương trình đào tạo của trường Tham gia vào quá trình xây dựng chương trình đào tạo Tham gia giảng dạy một số chuyên đề chuyên môn Chia sẻ kỹ thuật và công nghệ với nhà trường Hợp đồng đào tạo bồi dưỡng Hỗ trợ cơ sở vật chất cho nhà trường Tham dự hội nghị khách hàng của nhà trường Khác (ghi cụ thể) ………………… E4 Theo Ông/ Bà, sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế nên cần nâng cao năng lực nào để đáp ứng tốt hơn với công việc? Kiến thức chuyên môn cơ bản Kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp Các kỹ năng nghiệp vụ thực tế Kỹ năng giao tiếp Kỹ năng sử dụng máy tính Ngoại ngữ Hiểu biết xã hội Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp Khác (ghi cụ thể) ………………………. Xin cảm ơn sự cộng tác của Ông/ Bà! -95- PHIỀU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho người lao động) A. Thông tin chung về người được hỏi A1 Giới tính 1. Nam 2. Nữ A2 Vị trí công tác 1. Nhân viên 2. Trưởng nhóm 3. Phó phòng 4. Trưởng phòng A3 Tốt nghiệp chuyên ngành gì? 1. Kế toán 2. Tài chính ngân hàng 3. Thương mại 4. Marketing 5. Quản trị kinh doanh 6. Khách sạn du lịch A4 Năm tốt nghiệp …………………… A5 Thời gian làm việc tại doanh nghiệp ……………………. A6 Công việc đang làm có đúng chuyên ngành được đào tạo không? 1. Có 2. Không A7 Đây là công việc thứ bao nhiêu kể từ khi tốt nghiệp (chỉ tính các công việc làm đúng ngành nghề được đào tạo)? ……………………………………… A8 Sau bao lâu kể từ khi tốt nghiệp anh/ chị có được công việc đầu tiên (chỉ tính các công việc làm đúng ngành nghề được đào tạo)? 1. Dưới 6 tháng 2. 6-12 tháng 3. 12-18 tháng 4. 18-24 tháng 5. Trên 24 tháng B. Mức độ đáp ứng với công việc B1 Khi mới tuyển dụng, Anh/ Chị đã được bố trí làm việc tại vị trí nào? 1. Phụ việc cho một lao động có kinh nghiệm 2. Làm việc tại một vị trí lao động theo chức danh độc lập -96- 3. Tổ trưởng/ nhóm trưởng một nhóm lao động 4. Khác (xin ghi cụ thể) ………………….. B2 Thời gian tập sự là bao lâu Anh/ Chị có thể đáp ứng được với yêu cầu của công việc? 1. 1 tháng 2. 3 tháng 3. 6 tháng 4. 12 tháng B3 Sau thời gian tập sự, ví trí làm việc của Anh/ Chị có thay đổi không? 1. Lên cao hơn 2. Không đổi 3. Xuống thấp hơn B4 Trong thời gian làm việc tại doanh nghiệp, Anh/ Chị tự đánh giá thế nào về mức độ đáp ứng với công việc của bản thân dựa vào các tiêu chí sau (chỉ chọn 1 mức độ phù hợp với bản thân, 1 là mức độ đáp ứng thấp nhất và 5 là cao nhất) Mức độ đánh giá Tiêu chí đánh giá 1 2 3 4 5 B41 Khả năng giải quyết tình huống công việc thực tế B42 Khả năng tự triển khai được yêu cầu công việc từ cấp trên B43 Khả năng thực hành chuyên môn nghiệp vụ B44 Hiểu biết về môi trường hoạt động của doanh nghiệp B45 Hiểu biết về xã hội và pháp luật B46 Khả năng làm việc độc lập B47 Khả năng tự học, tự đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn B48 Khả năng quan sát B49 Khả năng tìm kiếm và sử dụng thông tin B410 Khả năng tự kiểm tra và đánh giá công việc của mình B411 Khả năng sử dụng ngoại ngữ trong công việc B412 Khả năng tiếp thu, lắng nghe các góp ý B413 Khả năng bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân B414 Khả năng sáng tạo -97- B415 Khả năng tham gia các hoạt động xã hội B416 Khả năng thích nghi và điều chỉnh B417 Khả năng chịu áp lực công việc B418 Khả năng lắng nghe và giải quyết các bất đồng B419 Nhiệt tình trong công việc B420 Thái độ tích cực đóng góp cho doanh nghiệp B421 Tuân thủ kỷ luật lao động B5 Anh/ Chị có phải tham gia các khoá đào tạo nào sau khi vào làm việc tại doanh nghiệp không? 1. Có 2. Không B6 Xin Anh/ Chị cho biết nội dung của các khoá đào tạo này là gì? 1. Kiến thức chuyên môn cơ bản 2. Kiến thức chuyên môn liên quan đến doanh nghiệp 3. Các kỹ năng nghiệp vụ thực tế 4. Kỹ năng giao tiếp 5. Kỹ năng sử dụng máy tính 6. Ngoại ngữ 7. Hiểu biết xã hội và môi trường hoạt động của doanh nghiệp 8. Nội dung khác ………………. B7 Khoá đào tạo này quan trọng như thế nào đến khả năng đáp ứng với công việc của Anh/ Chị tại doanh nghiệp? 1. Rất không quan trọng 2. Không quan trọng 3. Quan trọng 4. Rất quan trọng B8 Theo đánh giá của Anh/ Chị , khoảng cách giữa kiến thức chuyên môn của bản thân với những yêu cầu công việc cụ thể của doanh nghiệp ở mức độ nào? 1. Rất xa 2. Xa 3. Gần -98- 4. Rất gần B9 Theo đánh giá của Anh/ Chị, khoảng cách giữa kỹ năng chuyên môn thực tế của bản thân với những yêu cầu công việc cụ thể của doanh nghiệp ở mức độ nào? 1. Rất xa 2. Xa 3. Gần 4. Rất gần B10 Theo Anh/ Chị, mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào? 1. Kiến thức chuyên môn học được ở trường 2. Kỹ năng nghề nghiệp học được ở trường 3. Kinh nghiệm làm việc thực tế 4. Sự năng động, sáng tạo của cá nhân 5. Sự nỗ lực tự học hỏi của cá nhân 6. Khác (ghi cụ thể): ……………………. B11 Anh/ Chị đánh giá thế nào về khả năng đáp ứng yêu cầu công việc của mình sau 6 tháng làm việc tại doanh nghiệp? 1. Rất kém 2. Kém 3. Trung bình 4. Tốt 5. Rất tốt B12 Lý do vì sao đáp ứng tốt ……………………………………. B13 Lý do vì sao đáp ứng kém ……………………………………. B14 Anh/ Chị đánh giá thế nào về mối quan hệ giữa chương trình học ở trường với thực tế làm việc tại doanh nghiệp? 1. Rất xa 2. Xa 3. Gần 4. Rất gần B16 Anh/ Chị có đề xuất gì để sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế đáp ứng tốt hơn với yêu cầu công việc? Xin cảm ơn sự cộng tác của Anh/ Chị! -99- Phụ lục 2: Gợi ý phỏng vấn sâu GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU người sử dụng lao động - Họ và tên người thực hiện cuộc phỏng vấn - Thời gian phỏng vấn - Địa điểm phỏng vấn - Thông tin cơ bản về người được phỏng vấn: tên, tuổi, giới tính, trình độ, chức vụ, số năm làm công tác quản lý - Thái độ trả lời của người được phỏng vấn - Nội dung phỏng vấn: 1. Doanh nghiệp đang tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế dựa trên những tiêu chí nào? bằng cách nào? mỗi đợt tuyển dụng có tuyển đủ chỉ tiêu đề ra không? Có hài lòng với chất lượng sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế tuyển dụng được không? Lý do hài lòng/ không hài lòng? 2. Thời gian để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của công việc là bao lâu? Doanh nghiệp có phải đào tạo lại những sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đã được tuyển dụng không? Vì sao? 3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế như thế nào? những năng lực nào được và chưa được? Ưu điểm và nhược điểm lớn nhất của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế mà khiến doanh nghiệp hài lòng/ không hài lòng? 4. Các tiêu chí doanh nghiệp đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế là gì? 5. Giải pháp nào để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt hơn với công việc? Hình thức, nội dung và hoạt động cụ thể là gì? -100- GỢI Ý PHỎNG VẤN SÂU người lao động - Họ và tên người thực hiện cuộc phỏng vấn - Thời gian phỏng vấn - Địa điểm phỏng vấn - Thông tin cơ bản về người được phỏng vấn: tên, tuổi, giới tính, trình độ, năm ra trường, vị trí công tác - Thái độ trả lời của người được phỏng vấn - Nội dung phỏng vấn: 1. Có đang làm đúng ngành nghề không? Đây là công việc thứ mấy kể từ khi ra trường? 2. Thời gian để đáp ứng được yêu cầu tối thiểu của công việc là bao lâu? Có phải tham gia khoá đào tạo lại tại doanh nghiệp không? Vai trò của khoá đào tạo này trong việc thích ứng và đáp ứng với công việc của bản thân? 3. Mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế như thế nào? những năng lực nào được và chưa được? 4. Mong muốn cải thiện mức độ đáp ứng với công việc như thế nào? 5. Giải pháp nào để sinh viên tốt nghiệp đại học kinh tế đáp ứng tốt hơn với công việc? Hình thức, nội dung và hoạt động cụ thể là gì? -101-

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu đánh giá mức độ đáp ứng với công việc của sinh viên tốt nghiệp đại học ngành kinh tế.pdf
Luận văn liên quan