Trong những năm qua địa phương đã tích cực triển khai biện pháp điều hành thu chi ngân sách có sự tập trung đẩy mạnh công tác thu nhất là các khoản thu có số thu lớn và được tỉ lệ điều tiết cao. Tăng cường huy động sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 7828 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu, đánh giá tình hình thu chi ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Thanh Bình huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – CƠ SỞ 2
BAN KINH TẾ
BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ NGHIỆP 2
NGHIÊN CỨU, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH BÌNH HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI
NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ: 401
Giáo viên hướng dẫn:
SV thực hiện:
Khoá học: 2009 – 2014
Đồng Nai, tháng 02 năm 2013
LỜI CẢM ƠN
|
Lời đầu tiên nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo xã Thanh Bình, đặc biệt là các anh chị trong phòng tài chính - kế hoạch đã tận tình chỉ bảo và giúp đỡ nhóm em trong thời gian vừa qua. Trong thời gian thực tập tại xã đã giúp cho chúng em học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm thực tế quý báu mà không thể học hết được trên sách vở.
Nhóm em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo Trường Đại Học Lâm Nghiệp đã hướng dẫn chỉ bảo tận tình cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường, đã trang bị và tích lũy cho chúng em không ít kiến thức cũng như kinh nghiệm để làm hành trang bước vào đời. Đồng thời chúng em cũng xin chân thành gửi lời cám ơn đến thầy giáo Nguyễn Văn Châu, người đã tận tình hướng dẫn và giú đỡ chúng em trong suốt thời gian thực tập vừa qua để chúng em có thể hoàn thành tốt được chuyên đề báo cáo thực tập này.
Bằng những hiểu biết của mình cùng với những kiến thức đã đựơc trang bị trong quá trình học tập nhóm em đã cố gắng hoàn thành chuyên đề này một cách tốt nhất. Tuy nhiên với sự giới hạn trong kiến thức, đề tài không tránh khỏi những sai sót và hạn chế. Vì vậy nhóm em rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý và chỉ bảo của các quý thầy cô cũng như các anh chị đang làm việc trong xã. Chúng em xin chân thành cảm ơn!
Trảng Bom, ngày 20 tháng 02 năm 2013
Nhóm thực tập 10
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQP
Ngân sách
ĐP
Địa phương
HĐND
Hội đồng nhân dân
NĐ
Ngi định
NS
Ngân sách
NSĐP
Ngân sách địa phương
NSNN
Ngân sách nhà nước
NSTƯ
Ngân sách trung ương
QĐ
Quy định
QLNN
Quản lý nhà nước
TNCN
Thuế thu nhập cá nhân
TNDN
Thuế thu nhập doanh nghệp
TƯ
Trung ương
UBND
Ủy ban nhân dân
VAT
Thuế VAT
VHTT
Văn hóa thể thao
DANG MỤC BẢNG
Bảng 3.1: Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2010 16
Bảng 3.2: Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2010 17
Bảng 3.3: Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2011 18
Bảng 3.4. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2011 19
Bảng 3.5. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2012 21
Bảng 3.6: Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2012 21
DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống NSNN ở Việt Nam 8
Hình 2.1. Trụ sở hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân xã Thanh Bình 12
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức ủy ban nhân dân xã Thanh Bình 14
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện thu – chi ngân sách xã Thanh Bình (2010 - 2012) 22
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế mang tính lịch sử, nó phản ánh những mặt nhất định của các quan hệ kinh tế thuộc lĩnh vực phân phối sản phẩm xã hội trong điều kiện còn tồn tại quan hệ hàng hoá - tiền tệ và được sử dụng như một công cụ thực hiện các chức năng của nhà nước.
Trong nền kinh tế thị trường, ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu cùa Nhà nước, đồng thời là một trong những công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc quản lý và điều hành vĩ mô nền kinh tế - xã hội.
Ngân sách nhà nước được tạo lập từ nhiều nguồn khác nhau như: thuế, phí, lệ phí, các khoản đóng góp tự nguyện, viện trợ trong nước, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài.
Ở Việt Nam, kể từ khi nền kinh tế chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã dần dần làm biến đổi các yếu tố cấu thành của nền kinh tế, có yếu tố cũ mất đi, có yếu tố mới ra đời, có yếu tố vẫn giữ nguyên hình thái cũ nhưng nội dung của nó đã bo hàm nhiều điều mới hoặc chỉ được biểu hiện trong những khoảng không gian và thời gian nhất định. Trong lĩnh vực tài chính - Tiền tệ, Ngân sách nhà nước được xem là một trong những mắt xích quan trọng của tiến trình đổi mới, lĩnh vực ngân sách nhà nước đã đạt được những thàng tựu đáng kể. Cùng với việc mở cửa kinh tế, khai thác quản lý tình hình thu – chi ngân sách là rất quan trọng.
Với mong muốn tìm hiểu một cách sâu sắc hơn cách quản lý thu chi và khai thác các nguồn thu ngân sánh Nhà nước. Xuất phát từ những nhận thức trên chúng em đã chọn đề tài: “Nghiên cứu, đánh giá tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Thanh Bình huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai” cho bài báo cáo thực tập nghề nghiệp 2 của mình.
Quản lý thu – chi Ngân sách nhà nước là một đề tài rộng và nhiều phức tạp mà kiến thức và thời gian thì có hạn. Vì vậy trong quá trình thực hiện đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, chúng em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô cùng ban lãnh đạo xã Thanh Bình để em thực hiện đề tài này được hoàn thiện hơn.
* Đề tài này bao gồm bốn chương:
Chương1: Tổng quan về ngân sách nhà nước.
Chương2: Tổng quan về xã Thanh Bình.
Chương3: Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu - chi ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình từ năm 2010 đến 2012.
Chương 4: Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát: nghiên cứu, đánh giá “ Tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Thanh Bình huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai” nhằm để hiểu được các số liệu tài chính và tình hinh thu - chi ngân sách để đưa ra các biện pháp nhằm phát huy các thế mạnh hay khắc phục những điểm yếu trong quá trình thu - chi ngân sách tại xã.
+ Mục tiêu cụ thể: nghiên cứu, đánh giá, phân tích được các nguyên nhân tồn tại của công tác thu - chi ngân sách xã. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thu - chi ngân sách tại xã Thanh Bình huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
+ Đối tượng nghiên cứu: Tình hình thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Thanh Bình huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai
+ Phạm vi nghiên cứu: Ngiên cứu hoạt động thu - chi ngân sách xã từ năm 2010 đến năm 2012.
+ Địa điểm nghiên cứu: Xã Thanh Bình huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
+ Nội dung nghiên cứu: Công tác thu - chi ngân sách nhà nước trên địa bàn xã Thanh Bình huyện Trảng Bom tỉnh Đồng Nai.
4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp kế thừa: Tiến hành thu thập, kế thừa các tài liệu, báo cáo từ nguồn dữ liệu tại các đơn vị liên quan đến công tác thu - chi ngân sách bao gồm:
- Các tài liệu, hồ sơ, hình ảnh, các báo cáo thu - chi ngân sách, các bằng chứng khác.
+ Phương pháp điều tra hiện trường: thu thập số liệu, tài liệu có sẵn thông qua sổ sách của phòng tài chính - kế toán.
+ Phương pháp chuyên gia: tham khảo ý kiến của các chuyên gia về lãnh vực tài chính - kế toán.
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
[3; tr. 31]
1.1.Ngân sách nhà nước, hệ thống ngân sách nhà nước Việt Nam và vai trò của hệ thống nghân sách nhà nước trong nền kinh tế.
1.1.1 Khái niệm và bản chất của NSNN.
a: Khái niệm NSNN:
Luật NSNN số 01/2002/QH11 đã được Quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 quy định: “Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ”
b. Bản chất của Ngân sách nhà nước:
Bản chất của NSNN là quan hệ phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc gia. Nhà nước tham gia phân phối sản phẩm xã hội ( chủ thể ), các tổ chức cá nhân bị phân phối ( khách thể). Mục đích là thực hiện các chức năng nhiệm vụ của Nhà nước như ( quản lý nhà nước, an ninh quốc phòng, y tế, giáo dục, đầu tư xây dựng…). Nguồn thu cơ bản mang tính chất bắt buộc của NSNN là thu nhập quốc dân, được sáng tạo ra trong khu vực sản xuất kinh doanh và các khoản chi chủ yếu của NSNN mang tính chất không hoàn lại trực tiếp được hướng vào đầu tư phát triển kinh tế và tiêu dùng xã hội. Nhà nước bằng quyền lực chính trị của mình và xuất phát từ nhu cầu về tài chính để đảm bảo thực hiện các chức năng của Nhà nước đã xác định các khoản thu, chi của NSNN. Điều này cho thấy sự tồn tại của Nhà nước, vai trò của Nhà nước đối với đời sống kinh tế - xã hội là những yếu tố cơ bản quyết định sự tồn tại của Nhà nước và tính chất hoạt động của nó.
1.1.2.Vai trò của NSNN.
- Xét trên góc độ quản lý Vốn: NSNN là một bảng cân đối thu chi chủ yếu của nền kinh tế.
- Xét về mặt pháp lý: NSNN là một Kế họach tài chính cơ bản.
- Xét về nội dung vật chất: NSNN là một quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của nhà nước.
a: Vai trò của NSNN trong hệ thống tài chính.
Tài chính nhà nước bao gồm NSNN, Dự trữ nhà nước, tài chính các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước, Tài chính doanh nghiệp nhà nước, các quỹ nhà nước. Trong đó NSNN là hạt nhân, là thành phần chủ yếu. NSNN đóng vai trò chủ đạo và tổ chức hoạt động của hệ thống tàI chính, có tác động chi phố điều hòa và phối hợp với tất cả các khâu trong hệ thống tài chính.
Trong nền kinh tế thị trường, NSNN không chỉ đóng vai trò huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu cho chi tiêu bộ máy nhà nước, cho an ninh, quốc phòng và các mục đích khác nhằm củng cố quyền lực nhà nước, mà còn có vai trò to lớn trong điều tiết vĩ mô nền kinh tế xã hội. Đó là vai trò định hướng phát triển sản xuất, điều tiết thị trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội …
b: Vai trò của NSNN trong cơ chế thị trường:
NSNN có một vai trò hết sức quan trọng trong nền kinh tế thị trường.
Thứ nhất: Ngân sách nhà nước là công cụ huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của nhà nước.
Thứ hai: NSNN là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế.
Thể hiện qua các nội dung cơ bản sau:
* Trên góc độ tài chính: NSNN được sử dụng như một công cụ nhằm phân phối sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân từ đó hình thành nguồn tài chính để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của nhà nước. Thông qua NSNN có thể đảm bảo cho các lĩnh vực quản lý hành chính, an ninh quốc phòng, văn hóa xã hội, đầu tư phát triển…
* Trên góc độ kinh tế: NSNN được sử dụng như một công cụ góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế thể hiện trên nhiều lĩnh vực:
- NSNN định hướng tạo ra môi trường cho đầu tư.
+ Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội.
+ NSNN định hướng đầu tư thông qua công cụ thuế ( ưu đãi về thuế) để hướng dẫn đầu tư vào các ngành, các vùng lãnh thổ mà Nhà nước khuyến khích đầu tư.
- NSNN thông qua công cụ thuế khuyến khích hoặc hạn chế hoạt động kinh doanh. Nếu chính sách thuế phù hợp sẽ khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả, ngược lại chính sách thuế không phù hợp sẽ hạn chế hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.
- NSNN góp phần bình ổn giá cả thị trường thông qua các giải pháp:
+ Chính sách trợ giá
+ Chính sách bù lãi suất
+ Quỹ dự trữ quốc gia
* Trên góc độ xã hội: NSNN là cộng cụ góp phần điều tiết công bằng thu nhập giữa các tầng lớp dân cư bằng các công cụ như:
- Công cụ thuế: Thu thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế tiêu thụ đặc biệt…
- Chi tiêu về phúc lợi xã hội.
Với vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của một quốc gia như vậy NSNN phải được tổ chức, xây dựng và quản lý khoa học trên cơ sở phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi nước.
1.1.3. Tổ chức hệ thống NSNN Việt Nam:
a: Khái niệm hệ thống NSNN:
Hệ thống NSNN là tổng thể các cấp ngân sách có mối quan hệ với nhau trong việc tập trung và phân phối, sử dụng nguồn thu để thực hiện các nhiệm vụ chi. Cấp ngân sách được hiểu là một bộ phận của hệ thống, có quyền chủ động khai thác các khoản thu, sử dụng các khoản thu đáp ứng nhu cầu chi và đảm bảo cân đối được ngân sách. Hệ thống ngân sách và cơ cấu của hệ thống ngân sách chịu tác động bởi nhiều yếu tố mà trước hết đó là chế độ xã hội của một Nhà nước và việc phân chia lãnh thổ hành chính.
b: Nguyên tắc tổ chức hệ thống NSNN:
* Nguyên tắc thống nhất:
Nguyên tắc thống nhất xuất phát từ thể chế chính trị của nước ta: thống nhất về lãnh thổ, về tổ chức hệ thống hành chính và thống nhất về mục tiêu, nhiệm vụ giữa các cấp chính quyền.
* Nguyên tắc tập trung - dân chủ:
Hệ thống chế độ thu chi ngân sách áp dụng thống nhất, do đó việc ban hành các chế độ thu chi đươc tập trung vào cơ quan quyền lực cao nhất: Quốc hội và các cơ quan có thẩm quyền ở trung ương. Tuy nhiên các địa phương có đặc thù riêng về kinh tế xã hội, do đó chính quyền địa phương cũng có thẩm quyền quy định các khoản thu chi, áp dụng trong phạm vi địa phương phù hợp với phân cấp quản lý hiện hành.
Việc phê chuẩn dự toán, quyết toán thu chi ngân sách được tập trung vào cơ quan quyền lực nhà nứơc quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp.
Đại bộ phận nguồn thu và nhiệm vụ chi được tập trung vào NSTƯ. Trong phạm vi ĐP, nguồn thu, nhiệm vụ chi cũng tập trung vào ngân sách cấp trên. Khía cạnh tập trung đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trọng tâm, có ý nghĩa quyết định đối với toànbộ nền kinh tế, có tác dụng hay ảnh hưởng đến nhiều ĐP.
Tuy nhiên mỗi cấp ngân sách có nhiệm vụ riêng, do đó cần có sự chủ động trong khai thác một số khoản thu, chủ động sử dụng nguồn thu cho ngân sách cấp mình chủ động trong việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chi đề ra.
Xét vai trò của các cấp ngân sách, ngân sách cấp trên giữ vai trò chỉ đạo đối với cấp dưới trong việc điều hành hoạt động của hệ thống, đặc biệt đối với NSTƯ. Mặt khác ngân sách cấp trên còn giữ vai trò điều hòa và bổ sung nguồn thu cho cấp dưới.
NSĐP tham gia vào việc khai thác nguồn thu của NSTƯ, thực hiện giám sát việc thực hiện các khoản chi của NSTƯ phát sinh trên địa bàn, thực hiện thanh toán các khoản chi theo ủy quyền của NSTƯ
1.1.4. Hệ thống NSNN hiện hành
Luật NSNN được quốc hội thông qua ngày 20/3/1996 sau đó được thay thế bằng Luật NSNN được quốc hội thông qua ngày 16/12/2002 đã xác định NSNN Việt nam gồm NSTƯ và NSĐP.
NSĐP gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương (các cấp hành chính có hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân). Như vậy hiến pháp là cơ sở chủ yếu cho việc xác định hệ thống NSNN hiện hành.
a: Ngân sách Trung ương:
NSTƯ hình thành từ kế hoạch tài chính của các ngành kinh tế thuộc TƯ, từ dự toán kinh phí của các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan khác nhận kinh phí từ ngân sách thuộc TƯ (các bộ, cơ quan ngang bộ)
b: Ngân sách địa phương:
Hình thành từ kế hoạch tài chính của các ngành kinh tế thuộc các chính quyền ĐP, từ dự toán kinh phí của các cơ quan hành chính sự nghiệp, cơ quan khác nhận kinh phí từ ngân sách thuộc các cấp chính quyền ĐP. NSĐP bao gồm:
- Ngân sách tỉnh, thành phố thuộc TƯ ( gọi tắt là ngân sách tỉnh )
- Ngân sách quận, huyện thuộc thành phố; ngân sách thị xã, thành phố, huyện thuộc tỉnh ( gọi tắt là ngân sách huyện )
- Ngân sách phuờng, xã, thị trấn thuộc quận huyện (gọi tắt là ngân sách xã )
Sơ đồ hệ thống NSNN ở Việt Nam
Hệ thống ngân sách nhà nuớc
CHXHCN Việt Nam
Ngân sách trung ương
Ngân sách địa phương
NS cấp tỉnh
NS cấp huyện
NS cấp xã
Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống NSNN ở Việt Nam
Nguồn: (www.tailieu.vn)
1.1.5. Nhiệm vụ của NSNN trong giai đoạn hiện nay ở nước ta:
Nhiệm vụ chủ yếu của NSNN trong giai đoạn hiện nay là tích luỹ vốn cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội.
Nhiệm vụ của NSNN là xây dựng một ngân sách cân đối, tích cực đảm bảo thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- NSNN cân đối đòi hỏi phải:
* Đáp ứng dự toán ngân sách nhà nước
* Có tổng thu bằng tổng chi.
* Yêu cầu về cân đối ngân sách ở Việt Nam hiện nay là: Thu thường xuyên phải lớn hơn chi thường xuyên để đáp ứng được nhu cầu chi đầu tư phát triển từ thặng dư thu thường xuyên và các khoản vay, viện trợ hoàn lại.
* Trong quá trình chấp hành ngân sách, nếu tổng thu lớn hơn tổng chi thì kết dư ngân sách.
- Ngân sách tích cực thì đòi hỏi phải:
* Có tác động kích thích kinh tế phát triển, có cơ sở vật chất là nền kinh tế trong nước.
* Có khả năng thích ứng với những biến động của nền kinh tế thị trường.
Chi tiêu ngân sách phải bảo đảm yêu cầu tiết kiệm, đạt được hiệu quả về kinh tế - xã hội. Chính vì thế phải xây dựng một NSNN tích cực bao gồm những nội dung:
Một là: xây dựng cơ chế quản lý ngân sách thích hợp.
Hai là: xây dựng một chính sách động viên hợp lý.
Ba là: phân phối và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm và có hiệu qủa.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên đòi hỏi phải xây dựng được một chính sách tài chính phù hợp, đó là cách giải quyết thỏa đáng hai mặt:
* Phấn đấu giảm bội chi NSNN.
* Đảm bảo mở rộng quyền tự chủ tài chính cho các cơ sở kinh tế
1.2. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của ngân sách xã (Phường )
1.2.1. Khái niệm, đặc điểm của ngân sách xã (Phường ).
a: Khái niệm ngân sách xã (Phường ):
Xét về hình thức: Ngân sách xã (Phường ) là toànbộ các khoản thu chi trong dự tóan đã được hội đồng nhân dân xã ( phường ) quyết định và thực hiện trong một năm nhằm đảm bảo nguồn tàI chính cho chính quyền Nhà nước cấp xã. Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ về quản lý kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Xét về bản chất: Ngân sách xã (phường ) là hệ thống các quan hệ kinh tế giữa chính quyền nhà nước cấp xã với các tchủ thể khác phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính nhằm tạo lập quỹ ngân sách xã. Trên cơ sở mà đáp ứng cho các nhu cầu chi gắn với việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chủ yếu của chính quyền nhà nước cấp xã.
b: Đặc điểm của ngân sách cấp xã, phường ( Ngân sách xã )
Ngân sách xã là một cấp trong hệ thống ngân sách nhà nước nên cũng mang đầy đủ những đặc điểm chung của NSNN. Ngoài ra, NS xã còn đặc điểm riêng tạo nên sự khác biệt căn bản với các cấp ngân sách khác.
* Đặc điểm chung: Hoạt động của ngân sách cấp xã luôn gắn chặt với hoạt động của chính quyền nhà nước cấp xã.
- Quản lý ngân sách xã phải tuân theo một chu trình chặt chẽ và khoa học.
- Phần lớn các khoản thu chi ngân sách xã đều được thực hiện theo phương thức phân phối lại và không hoàn trả trực tiếp.
* Đặc điểm riêng: Ngân sách cấp xã vừa là một cấp ngân sách cơ sở trong hệ thống ngân sách nhà nước, vừa là một đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí. Đặc điểm này có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thiết lập chính sách trong quản lý ngân sách xã.
1.2.2. Vai trò của ngân sách xã (phường ).
Ngân sách xã ( phường ) là nguồn tài chính chủ yếu để đảm bảo cho chính quyền nhà nước cấp xã ( phường ) thực thi các nhiệm vụ kinh tế – xã hội trên địa bàn. Để thực hiện chức năng nhiệm vụ quản lý kinh tế, trên địa bàn theo sự phân cấp trong hệ thống chính quyền hà nước, chính quyền xã ( phường ) phải có nguồn tài chính đủ lớn. Trong số các quỹ tiền tệ mà chính quyền xã ( phường ) được quyền quản lý và sử dụng thì ngân sách xã ( phường ) được coi là quỹ tiền tệ có quy mô lớn nhất chỉ được phép sử dụng cho việc thực hiện các nhiệm vụ mà chính quyền xã ( phường ) phải đảm nhận.
Ngân sách xã ( phường ) là công cụ tài chính quan trọng để giúp chính quyền xã ( phường ) khai thác thế mạnh về kinh tế - xã hội trên địa bàn. Cùng với quá trình hoàn thành luật NSNN, cơ chế phân cấp về quản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền xã ( phường ) ngày càng nhiều hơn. Trong quá trình đó, ngân sách xã ( phường ) đóng góp vai trò không nhỏ thông qua việc tạo lập các nguồn tài chính cần thiết để chính quyền xã ( phường ) khai thác thế mạnh từng bước thúc đẩy phát triển các mặt về kinh tế, xã hội ổn định và bền vững.
Ngân sách xã ( phường ) là công cụ tài chính giúp chính quyền nhà nước cấp trên giám sát hoạt động của chính quyền xã ( phường ). Với một hệ thống tổ chức nhà nước thống nhất đồng thời phải có sự phân công, phân câp trách nhiệm, quyền hạn quản lý kinh tế, xã hội cho chính quyền cấp dưới, đòi hỏi phải có sự giám sát thường xuyên của cơ quan chính quyền nhà nước cấp trên đối với cơ quan chính quyền nhà nước cấp dưới.
CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN VỀ XÃ THANH BÌNH
[2; tr. 31]
2.1. Đặc điểm kinh tế - Xã hội xã Thanh Bình.
Hình 2.1. Trụ sở hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân xã Thanh Bình
Ảnh. Nhóm thực tập
2.1.1. Vị trí địa lí:
Xã Thanh Bình là một đơn vị hành chính thuộc huyện Trảng Bom, tỉnh Đồng Nai là một xã vùng sâu, cách mạng được thành lập ngày 01/9/1994 chia tách từ xã Cây Gáo theo NĐ số 109/CP của chính phủ, xã Thanh Bình có diện tích tự nhiên là 2.735,46ha, có vị trí địa lý cách trung tâm tỉnh Đồng Nai 30 km, nằm cách đường quốc lộ 1A là 16 km. Phía dông giáp với các xã Gia Tân I; Gia Tân II; Gia Tân III huyện Thống Nhất; phía tây giáp thị trấn Vĩnh An Huyện Vĩnh Cửu; phía bắc giáp lòng hồ Trị An; phía nam giáp xã Cây Gáo huyện Trảng Bom. Địa bàn xã có 04 ấp đã được công nhận ấp văn hóa. Về dân số có 2.306 hộ, với 13.230 nhân khẩu.
2.1.2. Tình hình kinh tế – xã hội:
Tình hình phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp với các loại cây trồng chủ lực như: Hồ tiêu (826 ha), cà phê (455ha), chuối (470ha)…và các loại vật nuôi như: Heo (08 trang trại ), gà (104 trang trại)…Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp trên địa bàn, ước đạt 35 tỷ đồng /năm. Cơ cấu kinh tế địa phương phát triển theo hướng: Nông nghiệp chiếm 70%, thương mại dịch vụ chiếm 20%, tiểu thủ công nghiệp chiếm 10%.
Về giao thông được đầu tư mạnh mẽ: Có 02 đường tỉnh lộ đi ngang qua địa bàn xã là Hương Lộ 24 và đường Sóc Lu. Hệ thống cơ sở vật chất được xây dựng mới, cùng với việc trang bị phương tiện phục vụ công tác của Trạm y tế, trường học, Nhà văn hóa, trung tâm thể dục thể thao được chú trọng đầu tư, nâng cấp tạo đà phát triển kinh tế - xã hội đáp ứng nhu cầu chữa bệnh, học tập, vui chơi giải trí…
Sự nghiệp y tế tại địa phương thường xuyên được trang bị các thiết bị hiện đại phục vụ khám chữa bệnh tại cơ sở cho nhân dân đượt tốt hơn. Song song đó là việc khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng trẻ em và người già neo đơn, nguời nghèo..
Công tác văn hóa, thể dục thể thao luôn được quan tâm đầu tư và đạt nhiều thành tích đáng kể trong các hội thi như văn nghệ, kể chuyện, vẽ tranh.
Về thông tin, tuyên truyền đã chú trọng đưa chủ trương của đảng, pháp luật của nhà nước và những nhiệm vụ chính trị của địa phương đến từ tổ, ấp để nhân dân nắm bắt và thực hiện. Cổ vũ người dân thực hiện tốt xây dựng gia đình văn hóa, ấp văn hóa, phong trào người tốt việc tốt tại địa phương. Khơi dây và phát triển phong trào văn nghệ quần chúng, tổ chức xây dựng các CLB võ thuật, chăm sóc cây cảnh…
Công tác xóa đói, giảm nghèo luôn được các ban ngành đoàn thể quan tâm một cách thiết thực, có biện pháp giúp đỡ về mặt trong các dịp lễ, tết họăc vận động xây nhà đại đoàn kết cho những hộ nghèo. Nâng dần mức sống cho hộ nghèo, thực hiện giảm hộ nghèo theo chỉ tiêu huyện giao.
Thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, ổn định chính trị phục vụ tốt cho việc phát triển kinh tế là công tác hết sức cần thiết và luôn được thực hiện có hiệu quả.
Với những nỗ lực của những cán bộ trong hệ thống chính trị, cùng với sự đoàn kết nhất trí cao góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phươn, tạo tiền đề vững chắc xây dựng xã Thanh Bình là xã nông thôn mới của tỉnh Đồng Nai!
2.2. Tổ chức bộ máy quản lí UBND xã Thanh Bình.
2.2.1. Sơ đồ Tổ chức bộ máy Chính quyền xã
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân
PCT. Hội đồng nhân dân
CT.Mặt trận tổ quốc
CT.Hội phụ nữ
CT.Hội cựu chiến binh
BT.Đoàn thanh niên
Hội nông dân
Đảng ủy
Mặt trận tổ quốc-Các đoàn thể
Uỷ ban nhân dân
Hội đồng nhân dân
PCT.UBND Văn hóa-Xã hội
PCT.UBND Kinh tế -Xã hội
Văn phòng Ủy ban N.dân
Tư pháp hộ tịch
Địa chính xây dựng
Kế toán
Dân số-Gia đình-Trẻ em
Quân sự
Lao động thương binh xã hội
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức ủy ban nhân dân xã Thanh Bình
Nguồn: (Ủy ban nhân dân xã Thanh Bình)
2.2.2. Tổ chức bộ máy:
– Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
Tổ chức bộ máy chính quyền xã Thanh Bình gồm:
* Đảng: Lãnh đạo về chủ trương, đường lối, chính sách.
* UBND: do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành hiến pháp, pháp luật, các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND.
- UBND trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn do pháp luật quy định, ra quyết định, chỉ thị và kiểm tra việc thi hành những văn bản đó
* Chủ tịch UBND xã:
- Chủ tịch UBND xã lãnh đạo, điều hành hoạt động của UBND xã.
- Chủ tịch UBND có quyền đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản sai trái, đồng thời đề nghị HĐND xã bãi bỏ những nghị quyết sai trái.
* Phó chủ tịch Kinh tế: Quản lý, phụ trách trực tiếp các lĩnh vực: tài chính, tư pháp, thanh tra xây dựng, địa chính. Chịu trách nhiệm trước chủ tịch UBND xã về nhiệm vụ được giao.
- Chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, tham mưu cho cchủ tịch UBND xã, cụ thể hóa các chế độ chính sách trong lĩnh vực tài chính – kế tóan, tham gia xây dựng dự tóan thu chi Ngân sách địa phương, đề xuất ý kiến đối với các dự thảo, văn bản trình chủ tịch UBND xã.
- Kiểm tra đôn đốc các phòng ban chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện, giám sát quá trình thực hiện các chính sách đã được cụ thể hóa thuộc lĩnh vực mình phụ trách phát hiện đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trình cho chủ tịch UBND xã.
- Chủ động xử lý công việc trong phạm vi quyền hạn được giao.
* Phó chủ tịch văn hóa: quản lý, phụ trách các lĩnh vực: An ninh - quốc phòng, thương binh xã hội, văn hóa thông tin, gío dục, y tế, dân số.
- Kiểm tra đôn đốc các phòng ban chuyên môn trong việc tổ chức thực hiện, giám sát quá trình thực hiện các chính sách đã được cụ thể hóa thuộc lĩnh vực mình phụ trách phát hiện đề xuất những vấn đề cần sửa đổi,bổ sung trình cho chủ tịch UBND xã.
- Chủ động xử lý công việc trong phạm vi quyền hạn được giao.
CHƯƠNG 3
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN NHIỆM VỤ THU - CHI NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH BÌNH TỪ NĂM 2010 ĐẾN 2012.
[1; tr.31]
3.1. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách xã năm 2010.
- Căn cứ QĐ số: 192 /2004 QĐ/TTG về ban hành quy chế công khai tài chính với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các quỹ có nguồn vốn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ các khoản đóng góp của nhân dân.
- Căn cứ thông tư số 03 của Bộ tài chính ngày 06 tháng 01 năm 2005 về việc hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai.
- Căn cứ thông tư 60/2003 TT - BTC của bộ tài chính về việc hướng dẫn quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phýờng, thị trấn.
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 36/11/2003.
Với quyết tâm phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán NSNN đã hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sach trên địa bàn xã Thanh Bình năm 2010 như sau:
3.1.1. Thu ngân sách xã năm 2010:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình năm 2010 là: 2.007.581.790 đồng đạt 170.86% so với dự toán huyện giao.
Bảng 3.1: Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2010
Đơn vị tính: đồng
Stt
Các khoản thu
Số tiền
Tỉ trọng(%)
a
Các khoản thu xã được hưởng 100%
327.559.310
324,31%
1
Thuế môn bài
15.350.000
109,64%
2
Thuế nhà đất
14.910.440
106,50%
3
Thu huy động nhân dân đóng góp
26.127.000
104,51%
4
Thu phí –lệ phí
24.970.000
124,85%
5
Thu khác
132.642.750
6
Thu kết dư ngân sách năm trước là
113.559.120
b
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là
327.559.310
324,31%
1
Thu lệ phí trước bạ nhà đất
158.452.700
406,29%
2
Thu VAT & TNCN
54.315.000
92,06%
3
Thu Thuế chuyển quyền sử dụng đất
294.438.200
382,39%
c
Thu quản lý qua ngân sách
11.563.900
72,27%
d
Thu bổ sung bổ sung ngân sách từ cấp trên
1.161.252.680
131,51%
1
thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
866.697.530
100,42%
2
Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên là
220.000.000
3
Thu bổ sung khác là
54.555.150
Nguồn: (Phòng tài chính kế toán xã Thanh Bình)
Nhìn chung các khoản thu đều đạt và vượt chỉ tiêu dự toán. Trong đó có một số khoản vượt khá cao như như lệ phí trước bạ nhà đất đạt 406, 29%, thuế CQSD đất đạt 382,39%, phí - lệ phí đạt 124,85 %… dẫn đến tổng thu NSNN xã trong năm 2010 tăng 170,86% so với dự toán.
Nguyên nhân thu vượt dự toán, ngoài các yếu tố khách quan là do việc chuyển nhượng đất dai trên địa bàn tăng.
3.1.2. Chi ngân sách xã năm 2010:
Tổng chi ngân sách xã năm 2010 là: 1.528.322.603 đồng đạt 91,53% so với dự toán.
Bảng 3.2: Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2010
Đơn vị tính: đồng
Stt
Các khoản chi
Số tiền
Tỉ trọng(%)
a
Chi đầu tư phát triển là
220.000.000
100%
b
Chi thường xuyên là
1.188.322603
82,24%
1
Chi dân quân tự vệ
112.591.078
99,4%
2
Chi ANTT
118.124.500
99,81%
3
Chi y tế
21.310.000
98,28%
4
Chi sự nghiệp giáo dục
5.400.000
98,18%
5
Chi sự nghiệp VHTT
8.399.000
49,41%
6
Chi sự nghiệp TDTT
350.000
3,89 %
7
Chi sự nghiệp truyền thanh
21.208.000
99,64%
8
Chi sự nghiệp kinh tế
33.016.000
89,56%
9
Chi sự nghiệp xã hội
13.620.000
97,29%
10
Chi QLNN, đảng, đoàn thể
851.044.025
80,60%
11
Chi khác
3.300.000
66%
Nguồn: (Phòng tài chính kế toán xã Thanh Bình)
3.2. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách xã năm 2011
- Căn cứ QĐ số: 192 /2004 QĐ/TTG về ban hành quy chế công khai tài chính với các cấp ngân sách nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các quỹ có nguồn vốn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ từ các khoản đóng góp của nhân dân.
- Căn cứ thông tư số 03 của bộ tài chính ngày 06 tháng 01 năm 2005 về việc hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hioện công khai.
- Căn cứ thông tư 60/2003 TT - BTC của bộ tài chính về việc hướng dẫn quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn
- Căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND ngày 36/11/2003.
Kết quả thực hiện nhiệm vụ thu chi ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình năm 2011 như sau:
3.2.1. Thu ngân sách xã năm 2011:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình năm 2011 là 2.324.131.137 đồng đạt 178,37% so với dự toán huyện giao.
Bảng 3.3: Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2011
Đơn vị tính: đồng
Stt
Các khoản thu
Số tiền
Tỉ trọng(%)
a
Các khoản thu xã được hưởng 100%
478.436.437
598,04 %
1
Thuế môn bài
18.700.000đồng
124,67%
2
Thuế nhà đất
15.765.000
105,1%
3
Thu phí – lệ phí
34.525.000
115,08%
4
Thu khác
3.900.000
19,5%
5
Thu kết dư ngân sách năm trước
405.546.437
b
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là
541.715.950
143,3 %
1
Thu lệ phí trước bạ nhà đất
188.026.300
179,07%
2
Thu VAT & TNCN
39.322.450
62,41%
3
Thu thuế chuyển quyền
sử dụng đất
314.367.200
149,7%
c
Thu quản lý qua ngân sách
18.589.000
d
Thu bổ sung bổ sung ngân sách từ cấp trên
1.190.427.000
140,88%
1
Thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
845.000.000
100%
2
Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
290.000.000
3
Thu bổ sung khác là
54.427.000
e
Thu chuyền nguồn
73.712.750
f
Thu ngoài dự toán huyện giao
4.250.000
Nguồn: (Phòng tài chính kế toán xã Thanh Bình)
3.2.2. Chi ngân sách xã năm 2011:
Tổng chi ngân sách trên địa xã Thanh Bình năm 2011 là: 1.986.732 đồng đạt 93,38% so với dự toán.
Bảng 3.4. Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2011
Đơn vị tính: Đồng
Stt
Các khoản chi
Số tiền
Tỉ trọng(%)
a
Chi đầu tư phát triển là
290.000.000
100%
b
Chi thường xuyên là
1.651.237.018
94,19%
1
Chi AN - QP
310.598.912
99,55%
2
Chi y tế
18.794.800
98,92%
3
Chi sự nghiệp giáo dục
2.500.000
83,33%
4
Chi sự nghiệp VHTT
50.541.000
99,1%
5
Chi sự nghiệp TDTT
1.450.000đồng
96,67 %
6
Chi sự nghiệp truyền thanh
11.961.800
99,68%
7
Chi Sự nghiệp kinh tế
15.000.000
96,92%
8
Chi sự nghiệp xã hội
25.200.000
98,68%
9
Chi QLNN, đảng, đoàn thể
1.213.090.506
92,54%
10
Chi khác
2.100.000
84%
Nguồn: (Phòng tài chính kế toán xã Thanh Bình)
3.3. Tình hình thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách xã năm 2012
- Căn cứ QĐ số: 192 /2004 QĐ/TTG về ban hành quy chế công khai tài chính với các cấp ngân sách Nhà nước, các đơn vị dự toán ngân sách, các tổ chức được NSNN hỗ trợ, các dự án xây dựng cơ bản có sử dụng vốn NSNN, các quỹ có nguồn vốn từ NSNN và các quỹ có nguồn từ từ các khoản đóng góp của nhân dân.
- Căn cứ thông tư số 03 của bộ tài chính ngày 06 tháng 01 năm 2005 về việc hướng dẫn quy chế công khai tài chính đối với các cấp ngân sách nhà nước và chế độ báo cáo tình hình thực hiện công khai.
- Căn cứ thông tư 60/2003 TT - BTC của bộ tài chính về việc hướng dẫn quản lý ngân sách xã và các hoạt động tài chính khác của xã, phường, thị trấn
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 36/11/2003.
Phấn đấu nỗ lực và tập trung chỉ đạo tổ chức thực hiện dự toán NSNN hoàn thành các chỉ tiêu cấp trên giao, kết quả thực hiện nhiệm vụ thu – chi ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình năm 2012 như sau:
3.3.1. Thu ngân sách xã năm 2012:
Tổng thu ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình năm 2012 là: 2.821.849.719 đồng đạt 187,24% so với dự toán.
Bảng 3.5. Tổng hợp quyết toán thu ngân sách xã năm 2012
Đơn vị tính: đồng
Stt
Các khoản thu
Số tiền
Tỉ trọng(%)
a
Các khoản thu xã được hưởng 100%
473.757.419
526,4 %
1
Thuế môn bài
31.075.000
172.64%
2
Thuế nhà đất
17.206.300
107.54%
3
Thu phí – lệ phí
38.982.000
108.28%
4
Thu khác
49.271.714
246.36 %
5
Thu kết dư ngân sách năm trước
337.222.405
b
Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm là
159.666.300
347.10%
1
Thu lệ phí trước bạ nhà đất
124.533.500
778.33%
2
Thu VAT & TNCN
27.372.600
91.24%
3
Thu thuế chuyển quyền sử dụng đất
7.760.200
c
Thu bổ sung bổ sung ngân sách từ cấp trên
2.188.426.000
159.62%
1
thu bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên
1.371.000.000
100%
2
- Thu bổ sung có mục tiêu từ ngân sách cấp trên
432.596.000
3
Thu bổ sung khác là
384.830.000
Nguồn: (Phòng tài chính kế toán xã Thanh Bình)
3.3.2. Chi ngân sách xã năm 2012:
Tổng chi ngân sách xã năm 2012 là: 2.450.979.095 đồng đạt 97.05% so với dự toán.
Bảng 3.6: Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã năm 2012
Đơn vị tính: đồng
Stt
Các khoản chi
Số tiền
Tỉ trọng(%)
a
Chi đầu tư phát triển là
298.000.000
100%
b
Chi thường xuyên là
2.152.979.095
99.05%
1
Chi dân quân tự vệ
178.543.000
99.74%
2
Chi ANQP
155.084.000
99.41%
3
Chi y tế
14.957.000
99.71
4
Chi sự nghiệp giáo dục
4.700.000
94%
5
Chi sự nghiệp VHTT
32.625.000
98.86%
6
Chi sự nghiệp truyền thanh
18.539.000
92.69%
7
Chi sự nghiệp kinh tế
53.410.000
100%
8
Chi sự nghiệp xã hội
42.820.000
99.58%
9
Chi QLNN, đảng, đoàn thể
1.642.861.095
99.02%
11
Chi khác
9.440.000
94.4%
Nguồn: (Phòng tài chính kế toán xã Thanh Bình)
3.4. Đánh giá chung về những thành tựu và tồn tại trong công tác quản lí ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình ( 2010 – 2012 ).
Biểu đồ thể hiện thu - chi ngân sách xã Thanh Bình
Hình 3.1: Biểu đồ thể hiện thu – chi ngân sách xã Thanh Bình (2010 - 2012)
Nguồn: (Phòng tài chinh - kế toán xã Thanh Bình)
3.4.1. Kết quả thực hiện thu.
Trong 03 năm qua (2010 – 2012 ) tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn xã Thanh Bình tiếp tục ổn định và phát triển, tạo bước ngoặc quan trọng đạt tốc độ cao trong công tác thu ngân sách tạo tiền đề cho việc tăng trưởng kinh tế tại địa phương. Qua phân tích tình hình thu Ngân sách xã đạt được những kết quả sau:
* Đối với các khoản phân chia theo tỷ lệ 100%:
Đây là hình thức thuế, thu vào các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ ở khu vực kinh tế tập thể, cá thể nhằm phân phối lại thu nhập của các thành phần kinh tế.
Tổng thu ngân sách xã được hưởng 100% hàng năm tại địa phương tăng khá cao năm 2010 là 327.559.310 đồng đạt 324.30 % so với dự toán, năm 2011 là 487.436.437 đồng đạt 598,04% so với dự toán so cùng kỳ năm 2010 tăng 48,8%; năm 2012 tổng thu là 473.757.419 đồng, đạt 526,4 % so với dự toán, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 13.679.018 đồng tỷ lệ giảm là 2,81%. Nguyên nhân là do giảm nguồn quỹ từcông ích và đất công.
* Các khoản phân chia theo tỷ lệ %:
Là những khoản thu ngân sách xã, phường được hưởng tối thiểu 70% như thuế trước bạ, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế nhà đất, thu sự nghiệp, thuế môn bài, thu khác …
Tổng thu năm 2010 là 507.205.059 đồng đạt 289,83% so với dự toán. Tổng thu năm 2011 là 541.715.950 đồng đạt 143,3% so với dự toán, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 34.510.891 đồng tỷ lệ tăng 6,3%, năm 2012 tổng thu 159.666.300 đồng đạt 347,1% so với dự toán, so với cùng kỳ năm 2011 giảm 382.049.650 tỷ lệ giảm 23,87 %.
* Phí – lệ phí và các khoản đóng góp tự nguyện:
Các khoản phát sinh trên địa bàn xã được thực hiện gắn liền với chức năng nhiệm vụ của từng ngành và phần lớn đáp ứng nhu cầu chí tiêu có mục đích cụ thể.
* Thu kết dư ngân sách năm trước:
Do thực hiện tốt các khoản chi dự phòng, tiết kiệm và xác định mức chi tiêu nên có tích lũy kết dư ngân sách.
Năm 2010 tổng thu kết dư ngân sách là: 133.559120 đồng.
Năm 2011 tổng thu kết dư ngân sách là 405.546.437 đồng ; tăng so với cùng kỳ năm 2010 là 271.987317 đồng tỷ lệ tăng 203,64%.
Năm 2012 tổng thu kết dư ngân sách là 337.222.405 đồng so với cùng kỳ năm 2011 giảm 68.324.032 đồng tỷ lệ giảm là 16,7%.
Bằng kết quả cụ thể từ việc phân tích trên, ta nhận thấy kết quả thu Ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình trong 03 năm từ 2010 - 2012 đạt được những thành tíc nhất định đó là: Năm sau luôn có số thu cao hơn năm trước và đã giải quyết được phần nào khó khăn trong cân đối thu – chi ngân sách.
Giài quyết kịp thời và đáp ứng nhu cầu chi tiêu cho sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Sở dĩ đạt được kết quả đó là nhờ tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của toànthể cán bộ, đảng viên, các ban ngành đàon thể đã nỗ lự thực hiện công tác để thu ngân sách với doanh số cao nhất.
Mặt khác, nhờ sự chỉ đạo thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ của cấp trên và sư quan tâm sâu sắc của cấp ủy –UBND xã sự hợp tác hỗ trợ của các ban ngành các câp và sự tuân thủ pháp luật trong nghĩa vụ nộp thuế của các đơn vị, cá nhân … đã góp phần tích cực vào kết quả thu NSNN trên địa bàn, để địa phương hoàn thành nhiệm vụ chính trị.
3.4.2. Kết quả thực hiện chi:
Tổng chi ngân sách trên địa bàn xã Thanh Bình năm 2010 là 1.528.322.603 đồng đạt 91,53% so với dự toán. Tổng chi ngân sách trên địa bàn xã năm 2011 là 1.986.908.732 đồng đạt 93,38% so với dự toán, so với cùng kỳ năm 2010 tăng 30,1%. Tổng chi ngân sách trên địa bàn xã năm 2012 là 2.450.979.095 đồng đạt 97,05% so với dự toán, so với cùng kỳ năm 2011 tăng 464.070.363 đồng tỷ lệ tăng là 23,35%.
Chi ngân sách là quá trình sử dụng có kế họach quỹ tiền tệ của nhà nước nhằm thực hiện tái sản xuất mở rộng, phát triển kinh tế xã hội, duy trì hoạt động bộ máy nhà nước, quản lý kinh tế, đảm bảo an ninh – quốc phòng, nâng cao đời sống về vật chất cũng như tinh thần của nhân dân.
Kết quả công tác chi ngân sách của địa phương trong 03 năm qua (2010 - 2012) cụ thề như sau:
Chi đầu tư phát triển:
Chi đầu tư phát triển xã Thanh Bình năm 2010 là 220.000.000 đồng, năm 2011 là 290.000.000 đồng và năm 2012 là 298.000.000 đồng. Nhìn chung trong các năm qua việc ngân sách chi đầu tư phát triển cho địa phương là tương đối ổn định và có chiều hướng ngày càng tăng. Đây là tiền đề thuận lợi cho địa phương. Chi đầu tư phát triển có tầm quan trọng trong việc phát triển kinh tế, tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất, nâng cao năng suất ….
Chi thường xuyên:
Là khoản chi thường xuyên mang tích chất là các khoản chi tiêu dùng xã hội gắn liền với chức năng quản lý xã hội của nhà nước. Hàng năm nguồn ngân sách nhà nước chi một lượng tài chính cho lĩnh vực không sản xuất, lượng chi này một phần cơ bản được sử dụng để đáp ứng nhu cầu của dân cư trong lĩnh vực phát triển văn hóa – xã hội, nó có mối quan hệ trực tiếp với thu nhậ và nâng cao mức sống cho dân cư.
Trong 03 năm (2010 - 2012) tổng chi ngân sách địa phương năm sau luôn cao hơn năm trước. Cụ thể:
Năm 2010 tổng chi thường xuyên là 1.188.322.603 đồng đạt 82,24% so với dự toán.
Năm 2011 tổng chi thường xuyên là 1.651.237.018 đồng đạt 94,19% so với dự toán, tăng so với năm 2010 tỷ lệ là 38,97%.
Năm 2012 tổng chi thường xuyên của xã là 2.152.979.095 đồng đạt 99,05% so với dự toán, so vớ cùng kỳ năm 2011 tăng với tỷ lệ 30,4%.
Nguyên nhân năm sau cao hơn năm trước là do tăng đầu tư cho quản lý nhà nước, đảng, đoàn thể, sự nghiệp giáo dục …v.v.
3.5. Những mặt tồn tại:
Cán bộ tài chính – kế toán xã hiện nay tại địa phương chịu trách nhiệm với khối lượng công việc khá nhiều nhưng chỉ được cơ cấu 01 người dẫn đến ảnh hưởng trong công tác. Đồng thời, với mức lương chưa hiện nay cũng chưa thực sự hấp dẫn thu hút, nhiệt tình cống hiến lâu dài tại địa phương.
Vẫn còn tình trạng nợ đọng thuế thời gian dài.
Đối với hộ ấn định thuế` việc xem xét thuế theo định kỳ của đối tượng nộp thuế chưa đúng quy định, còn qua loa, đại khái …
Chưa chú trọng kiểm tra sổ sách, kế toán đối vớ đối tượng nộp thuế nhằmphát hiện sai phạm, hành vi trốn thuê để kịp thời xử lý.
CHƯƠNG 4
MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH BÌNH.
4.1. Một số kiến nghị
4.1.1. Đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ của cán bộ:
- Nghị quyết hội nghị lần III ban chấp hành trung ương đảng khóa VIII về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện, đại hóa đất nước đã khẳng định: “ Cán bộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đảng của đất nước và chế độ là khâu then chốt trong xây dựng đảng và xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất và năng lực là yếu tố quyết định phẩm chất của bộ máy nhà nước ”. Trên quan điểm đó nghị quyết trung ương III đã xác định yêu cầu đối với cán bộ công chức trong giai đoạn hiện nay là: “ Cần phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện trước hết là về đường lối chính trị về quản lý nhà nước và quản lý kinh tế”
- Đối với đội ngũ Kế toán tài chính xã đa số đã qua nghiệp vụ trung cấp kế toán nhưng thực tế chưa đáp ứng đủ yêu cầu nhiệm vụ được giao, cần phải được tiếp tục đào tạo để nâng cao trình độ, đáp ứng yêu cầu tình hình mới.
4.1.2. Tăng cường quản lý khai thác tốt nguồn thu nhằm tăng thu cho NS góp phần đáp ứng các nhu cầu chi ngày càng tăng của địa phương:
- Tăng cường kiểm tra các hộ kinh doanh đưa tất cả các hộ kinh doanh vào quản lý thu thuế theo đúng pháp luật quy định, thực hiện nghiêm các văn bản nhà nước về thu thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác.
- Đầu tư nâng cấp những cơ sở hiện có từ nguồn thu phí, lệ phí và các khoản nhân dân đóng góp như: bến bãi, kênh mương, thủy lợi, đường giao thông.
- Đầu tư xây dựng chợ xã: phương án này mở rộng việc giao lưu hàng hoá của nhân dân ở địa phương tăng thêm số hộ kinh doanh. Từ đó sẽ tăng thêm nguồn thu cho NS.
4.1.3. Tăng cường sự kiểm tra giám sát của các cơ quan chức năng:
Để quản lý tài chính NS xã ngày một tốt hơn, thì một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phải tăng cường công tác kiểm tra:
- Tăng cường sự kiểm tra giám sát của HĐND xã, là cơ quan có quyền lực ở địa phương có chức năng kiểm tra giám sát hoạt động của UBND xã và tình hình chấp hành luật pháp của các ban ngành ở xã
- Tăng cường công tác kiểm tra thường xuyên của cán bộ chuyên quản, của các cơ quan chức năng huyện có sự kết hợp thường xuyên kiểm tra với tinh thần trách nhiệm cao thì góp phần tăng cường quản lý tài chính ngân sách xã tốt hơn.
4.1.4. Cần có hệ thống văn bản pháp quy để làm cơ sở thực hiện chi ngân sách xã:
Xã dựa vào văn bản của trung ương qui định chế độ chi tiêu cho các cấp NS trung ương, tỉnh, huyện để làm cơ sở chi tiêu NS xã. Việc thực hiện chi này có dựa vào cơ sở pháp lý là văn bản của trung ương quy định tuy nhiên không phải là văn bản pháp quy cho xã thực hiện, do đó không phù hợp.
Trong công tác quản lý tài chính ngân sách xã cần căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương, lập dự toán mang tính khả thi, trong phần thu phải có xu hướng tích cực từ các nguồn thu thuế tăng dần về số lượng tỉ trọng. Trong phần chi phải thể hiện số chi cho đầu tư phát triển, chi sự nghiệp kinh tế văn hoá xã với xu hướng ngày càng tăng dần về số lượng và tỷ trọng, chi quản lý hành chính thì ngày càng giảm dần về tỷ trọng.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng: giáo dục phẩm chất đạo đức cách mạng cho cán bộ xã nói chung và nhất là cán bộ quản lý NS nói riêng là một trong những giải pháp quan trọng góp phần quản lý tài chính ngân sách xã ngày càng đạt hiệu quả hơn.
4.2. Giải pháp cụ thể.
4.2.1. Phương hướng hoàn thiện:
Ngân sách nhà nước phải được quản lý tập trung thống nhất và xác định nhiệm vụ thu chi một cách chi tiết, củ thể ở mỗi cấp tr6n cơ sở khuyến khích tính năng động sáng tạo thự hiện chi ngân sách Nhà nước theo nguyên tắc tiết kiệm trong tiiêu dùng.
Đồng thời mở rộng khuyến khích hình thức “Nhà nước và nhân dân cùng làm ” để phần tích lũy ngày càng tăng chi cho đầu tư phát triển.
Hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách sao cho phù hợp với luật ngân sách nhà nước.
Khuyến khích nhân dân và các tổ chức đầu tư kinh doanh tạo ra sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Định hướng dầu tư vào các ngành nghề mà địa phương có lợi thế.
4.2.2. Giải pháp hoàn thiện.
* Đối với UBND xã Thanh Bình
a. Tổ chức thu ngân sách xã.
- Mọi khoản thu trên địa bàn đều là thu ngân sách nhà nước, vì vậy cần phải phản ánh đầy đủ vào ngân sách thông qua kho bạc nhà nước.
- Chấn chỉnh công tác thanh quyết toán hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định.
Thực hiện chi ngân sách xã theo đúng chế độ hiện hành.
Thực hiện đúng quy định pháp luật trong việc quản lý sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của tổ chức cá nhân.
- Tất cả các khoản chi của xã chi được chủ tịch UBND xã phê chuẩn chi,.
- Số tiền tiết kiệm hàng năm theo dự toán ngân sách thực hiện được và số thực chi tiết kiệm so với định mức chung chỉ được dùng để chi tăng cường cơ sở vật chất, sửa chữa và xây dựng cơ bản, không đợc bổ sung cho chi thường xuyên.
- Tổ chức kiểm tra thu phí chợ để đảm bảo nguồn thu.
b. Kiện toàntổ chức ngân sách xã.
Áp dụng thống nhất hình thức sổ kế toán là nhật ký sổ cái, với các sổ kế toán bắt buộc như sau:
- Sổ nhật ký sổ cái.
- Sổ thu, chi ngân sách xã.
- Sổ quỹ tiền mặt, nhật ký thu, chi quỹ tiền mặt
- Sổ quỹ công chuyên dùng.
- Sổ tài sản cố định
- Sổ theo dõi lai ấn chỉ.
c. Quan tâm chế độ đãi ngộ cán cán bộ xã.
- Phải có chế độ phụ cấp cho cánn bộ, công nhân viên khi phải làm việc thêm giờ phù hợp để an tâm công tác.
- Chi trả đầy đủ các chế độ về BHXH, BHYT, phúc lợi xã hội đối với cán bộ đang làm việc tại cơ quan hoặc khi thuyên chuyển công tác đến nơi khác.
d. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, UBND xã: công tác quản lý ngân sách xã chỉ được thực hiện tốt khi có sự lãnh đạo thống nhất của cấp ủy, chính quyền địa phương.
* Đối với phòng tài chính – kế họach huyện Trảng Bom.
- Hướng dẫn xã Thanh Bình thực hiện các kiến nghị nêu trên.
- Xem xét việc giao dự toán thu ngân sách cho xã Thanh Bình phù hợp với khả năng thu để giảm cấp bổ sung cân đối từ ngân sách huyện.
KẾT LUẬN
Ngân sách xã là một cấp ngân sách thuộc hệ thống ngân sách nhà nước là công cụ tài chính quan trọng để chính quyền nhà nước cấp xã thực hiện chức năng nhiệm vụ được giao thể hiện rõ bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
Trong những năm qua địa phương đã tích cực triển khai biện pháp điều hành thu chi ngân sách có sự tập trung đẩy mạnh công tác thu nhất là các khoản thu có số thu lớn và được tỉ lệ điều tiết cao. Tăng cường huy động sức đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ở địa phương, góp phần hoàn thành tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cũng còn những mặt tồn tại cần được khắc phục trong thời gian tới là: Chưa quản lý bao quát và khai thác tốt nguồn thu nhằm tăng thu cho ngân sách đáp ứng nhu cầu chi ngày càng cao, còn trông chờ ỷ lại vào cấp trên. Đồng thời công tác chi ngân sách chưa có hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đầy đủ cụ thể để làm cơ sở thực hiện.
Cần phải bố trí hợp lý trong chi tiêu với xu hướng tăng dần chi đầu tư phát triển chú trọng chi sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp văn hoá xã, bảo đảm an ninh quốc phòng, giảm dần tỉ trọng chi quản lý hành chính trong tổng chi thường xuyên, sử dụng tiết kiệm có hiệu quả tiền của nhà nước, tăng tích luỹ để thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hoá đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
Nhóm thực tập 10
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Phòng kế toán - tài chính (2010 - 2012): Tổng hợp quyết toán chi ngân sách xã. Ủy ban nhân dân xã Thanh Bình, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
Ủy Ban Nhân Dân xã Thanh Bình, Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai.
www.tailieu.vn
NHẬT KÍ LÀM VIỆC NHÓM 10
Họ và tên
Công việc thực hiện
Thời gian thực hiện
Hoàng Văn Cao
Hoàng Viết Dương
Lê Xuân Hùng
Lê Xuân Long
Nguyễn Hồi Sinh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- BÁO CÁO THỰC TẬP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THU CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH BÌNH HUYỆN TRẢNG BOM TỈNH ĐỒNG NAI.docx