Công tác quản lý và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành Phố
Tuy Hòa trong những năm qua có những bước phát huy hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: thiếu trang thiết bị thu
gom rác, chưa tổ chức mạng lưới thu gom rác trong các hẻm nhỏ, một số công
đoạn trong qui trình thu gom rác vẫn còn gây ô nhiễm, giải pháp thu vệ sinh
phí chưa đạt hiệu quả cao, bãi rác hoạt động theo phương pháp chôn lấp hở và
đã gần hết tuổi thọ, chưa xây dựng qui hoạch ngành trong tương lai.
121 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 6646 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cơ quan và khu vực tư nhân tham gia vào các lĩnh vực
quản lý chất thải rắn. Hiện nay, có thể áp dụng được với các bộ phận sau đây:
Trợ cấp cho các nhà sản xuất để khuyến khích việc phát triển và lắp đặt công
nghệ sản sinh ít chất thải hơn hoặc tái sử dụng chất thải;
Trợ cấp cho các cơ sở sản xuất sử dụng các sản phẩm nhặt lại từ rác để khuyến
khích mở rộng hoạt động sản xuất.
4.2.2.4 Đền bù thiệt hại
Tại điều 7 của Luật BVMT đã quy định: ”..Tổ chức, cá nhân gây tổn hại môi
trường do hoạt động của mình phải bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật”
.Nghị định 26/CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính về BVMT cũng có
những quy định về bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường gây ra. Theo quy định
này, bên gây ô nhiễm môi trường và bên bị ô nhiễm thỏa thuận với nhau về mức bồi
thường. Trong trường hợp hai bên không tực thỏa thuận được thì người có thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính về BVMT sẽ quyết định và buộc bên gây ô nhiễm
phải bồi thường hoặc giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.
4.2.3 Giải pháp kỹ thuật
4.2.3.1 Đối với chất thải rắn y tế
Để xử lý triệt để lượng rác y tế, cần phối hợp tốt hoạt động của hệ thống thu
gom, phân loại tại chỗ với hệ thống quản lý rác toàn Thành Phố Tuy Hòa.
Hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển
Hệ thống thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế phải đảm bảo các yêu cầu
sau:
Thu gom toàn bộ lượng rác phát sinh từ các bệnh viện và các cơ sở y tế;
Tiến hành phân loại rác thải y tế ra từng loại khác nhau. Nhất thiết phải tách
riêng rác thải sinh hoạt với rác y tế nguy hại, rác sau khi phân loại được chứa
vào các thùng có màu sắc khác nhau theo quy định;
Để đảm bảo vệ sinh khu vực, hạn chế các tác hại đến môi trường và sức khỏe
cộng đồng, các bệnh viện và cơ sở y tế phải tự tổ chức hoặc hợp đồng với
Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị chở rác đi ngay trong ngày vào
thời gian nhất định. Tuyến đường thu gom, thời gian thu gom phải thuận lợi
và hợp lý để không ảnh hưởng đến hoạt động của bệnh viện và hạn chế thấp
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 79 -
nhất giá thành vận chuyển.
Các biện pháp thu gom, phân loại và vận chuyển rác tại cơ sở
Đối với các thùng rác và cách bố trí
Nên trang bị các thùng chứa rác tiêu chuẩn. Kích thước, đặc điểm từng loại
thùng phụ thuộc vào mức phát sinh rác của các khoa, các phòng, nhà vệ sinh,
căn tin...
Đặt các thùng/sọt rác phía trước cửa ra vào các khoa hoặc những nơi thuận
tiện cho người xả rác và công việc thu gom rác. Tùy theo từng khoa, phòng
mà đặt các loại thùng khác nhau;
Phía trong mỗi thùng/sọt rác được lót túi PVC và qui định màu cho từng loại
rác thải. Đối với rác thải sinh hoạt sử dụng túi màu xanh, chất thải lâm sàng:
túi màu vàng, túi màu đen dùng để đựng chất thải hóa học và thuốc gây độc tế
bào. Khi thu gom chỉ cần buộc miệng túi lại, cất lên xe đẩy và thay túi mới
vào;
Các thùng/ sọt đựng rác sinh hoạt nên sử dụng thùng/sọt có thể tích 0,1
m
3
/cái, kích thước 0,4 x 0,4 x 0,6 m;
Các thùng chứa rác độc hại nên sử dụng thùng có thể tích 0,05 m3/cái, kích
thươc 0,3 x 0,3 x 0,5m, nắp được đậy kín, bên trong có đặt túi PVC màu vàng
hoặc màu đen. Có thể sử dụng thùng nhựa hoặc Composit bán sẵn trên thị
trường.
Đối với tần suất thu gom: Căn cứ vào thành phần, tính chất và mức độ nguy hại,
tần suất thu gom rác y tế được đề xuất như sau:
Đối với rác sinh hoạt thu gom mỗi ngày 1 lần;
Đối với chất thải y tế nguy hại như các bệnh phẩm, bông băng... sẽ được thu
gom, xử lý sơ bộ (tiệt trùng) và cho vào các bao ny lon kín trước khi đưa vào
thùng rác theo qui định. Tần suất thu gom: 1 - 2 lần /ngày;
Đối với các chất thải hóa học: tùy theo mức độ nguy hại, số lượng và thành
phần mà tần suất thu gom có thể lâu hơn.
Đối với bô trung chuyển (đƣợc sử dụng cho Bệnh viện Đa khoa Phú Yên)
Để đảm bảo vệ sinh môi trường chung, thì bệnh viên nên có các bô rác và các bô
rác trung chuyển của bệnh viện chỉ được chứa rác thải của sinh hoạt, không chứa rác
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 80 -
thải độc hại. Định kỳ mỗi ngày bô rác được xe của Công ty Phát Triển Nhà và Công
Trình Đô Thị cẩu lên và chở đến bãi rác. Cần thay thế bô rác hở bằng bô chứa rác
chuyên dụng với ưu điểm: kín, hạn chế mùi hôi, thuận tiện cho chuyên chở, hợp vệ
sinh.
Biện pháp thu gom, vận chuyển rác y tế tại Thành Phố Tuy Hòa
Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế: được thể hiện trong hình 4.3
Biện pháp: Sau khi thu gom, phân loại tại cơ sở, rác thải y tế được tiếp tục thu
gom, vận chuyển bằng các biện pháp sau:
Rác sinh hoạt được Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị thu gom
vận chuyển về bãi rác.
Rác thải y tế nguy hại: được thu gom, vận chuyển như sau:
Rác thải từ Bệnh viện đa khoa tỉnh và các cơ sở y tế ở 14 phường xã: được được
Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị thu gom bằng xe riêng chuyên dùng
cho các bệnh viện theo lịch hàng ngày về xử lý sơ bộ tại khu vực bệnh viện.
Hình4.3 Qui trình thu gom, phân loại và vận chuyển rác y tế tại Thành Phố Tuy Hòa
Chất thải y tế
Rác sinh hoạt
Chất thải y tế
nguy hại
Chất thải
lâm sàng
Chất thải
hóa học
Bô rác
công cộng
Chai, lọ, hộp
giấy...
Bán phế liệu
Cty PTN&CTĐT
thu gom
Thu gom,
xử lý
Thu gom, xử
lý
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 81 -
Xử lý rác thải y tế nguy hại
CTR y tế nguy hại tại Thành Phố Tuy Hòa bao gồm: chất thải lâm sàng (vật liệu
thấm máu, thấm dịch, gạc bông, găng tay, lam kính, kim tiêm, các mô cơ thể, rau
thai...) và chất thải hóa học (gồm các muối vô cơ, các loại hóa chất chứa halogen,
formaldehyd...)
Tùy theo thành phần, tính chất rác thải sẽ có các giải pháp xử lý thích hợp:
Thiêu đốt: rác có thành phần tương đối dễ cháy, độ ẩm thấp (20 - 40%) và các
bệnh phẩm, hóa chất độc hại...
Chôn lấp hợp vệ sinh: cần xử lý ban đầu trước khi chôn lấp để đảm bảo hợp vệ
sinh, thường chôn lắp các phần cơ thể, bào thai, bệnh phẩm, hóa chất độc hại, hóa
chất hư hỏng...
Thải chung với rác thải sinh hoạt: sử dụng cho các hóa chất không nguy hại
như các muối hữu cơ, vô cơ, axit béo bị hư hỏng... trong quá trình bảo quản.
4.2.3.2 Đối với chất thải rắn công nghiệp
Thu gom, phân loại và xử lý CTR tại cơ sở
Công tác thu gom, phân loại, giảm thiểu CTR công nghiệp tại nguồn cần được
quan tâm thực hiện trong công tác quản lý CTR công nghiệp .
Phân loại CTR
Sử dụng các thùng chứa rác tiêu chuẩn có màu để phân loại, dễ phân biệt và thuận
lợi cho việc thu gom và vận chuyển. Có thể sử dụng các thùng đựng rác như sau:
Thùng đựng rác tái chế: chứa chất thải có giá trị tái chế như: kim loại, thủy
tinh, giấy, nhựa....
Thùng đựng rác sinh hoạt: có thành phần thực phẩm hoặc chất hữu cơ cao;
Thùng chứa chất thải rắn không có giá trị tái sử dụng và khô;
Thùng chứa CTR độc hại: bằng thép hoặc composite có nắp đậy kín.
Tùy theo tính chất CTR mỗi cơ sở có thể có số lượng thùng rác từ 1 đến 7 thùng.
Vị trí đặt các thùng rác: cần bố trí thùng ở vị trí hợp lý (thuận tiện, dễ thấy, dễ thu
gom ...) tại các khu vực sản xuất.
Việc phân loại CTR công nghiệp sẽ mang lại nhiều ích lợi sau
Về khía cạnh kinh tế: phân loại CTR tại nguồn không đặt ra một chi phí vận
hành mới cho nhà máy do nó đã trở thành quy phạm trong vận hành. Đồng
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 82 -
thời, tận dụng được phế liệu và giảm thiểu đáng kể chi phí xử lý chất thải bên
ngoài nhà máy;
Về khía cạnh môi trường: việc trộn lẫn các chất thải công nghiệp với nhau có
thể làm gia tăng hay giảm đi tính độc hại của hỗn hợp. Các quá trình hóa học
tiềm ẩn này rất khó kiểm soát, vì vậy phân loại tại nguồn là biện pháp thích
hợp trong phương án quản lý CTR công nghiệp.
Dựa vào tính chất, tính độc hại, thành phần của CTR mà thực hiện việc phân loại.
Qui trình thu gom, phân loại và xử lý CTR công nghiệp: được thể hiện trong
hình 4.4.
Thu gom CTR
Chất thải rắn công nghiệp sau khi phân lọai phải được thu gom lưu chứa trong
các thùng rác riêng để vận chuyển riêng cho từng loại;
Đối với khu công nghiệp và các cơ sở có lượng rác thải lớn, phải bố trí bãi rác
trung chuyển hoặc nơi chứa chất thải phù hợp để hạn chế tối đa khả năng gây
ô nhiễm đến xung quanh;
Đối với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ, lượng rác ít, có thể
tiến hành thu gom như một hộ dân thông thường. Chất hữu cơ dễ phân hủy sẽ
thu gom hằng ngày, các loại chất thải rắn khác có thể dao động từ 1 đến 7
ngày, tùy theo lượng thải ra nhiều hay ít mà cơ sở sẽ hợp đồng với đội thu
gom của Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị;
Chu kỳ thu gom CTR: cần xây dựng lịch thu gom hợp lý và ổn định đối với
từng loại chất thải dựa vào khối lượng, thành phần chất hữu cơ dễ phân hủy và
khả năng vận chuyển của đơn vị thu gom.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 83 -
Cơ sở sản xuất
Chất thải rắn
sản xuất
Chấ tthải rắn sinh
hoạt
Thu gom
phân loại
sơ bộ
Thu gom
phân loại
sơ bộ
Tái sử dụng, tài chế, bán phế
liệu
xử lý tại cơ sở
(chôn, đốt)
Cty công trình
công cộng
CTR sản xuất đã
phân loại sơ bộ
Phân loại
chi tiết
CTR không
nguy hại
Tái sử dụng
CTR độc hại
Rác thải sinhhoạt
đã phân loại sơ bộ
Phân loại
chi tiết
Xử lý cùng rác
sinh hoạt Thành Phố
Chôn lắp hợp vệ
sinh hay thiêu đốt
Hình4.4: Qui trình thu gom, phân loại và xử lý CTR công
nghiệp
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 84 -
Vận chuyển CTR
Chu kỳ vận chuyển CTR được qui định bởi đơn vị vận chuyển để chi phí là tối
thiểu và không gây cản trở cho sản xuất. Cần sử dụng các phương tiện chuyên
dùng để tránh rơi vải dọc đường, gây mất vệ sinh môi trường;
Đối với các cơ sở tự vận chuyển CTR không nguy hại: (trấu, gạch vụn, bả bánh
dầu ...) phương tiện vận chuyển phải che chắn kín để hạn chế khả năng phát tán
chất thải vào môi trường xung quanh;
Việc vận chuyển CTR nguy hại phải được cơ sở tổ chức chặt chẽ với sự giám sát
của cơ quan quản lý môi trường và sự bảo đảm của cơ quan vận chuyển nhằm
mục đích hạn chế ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.
Xử lý CTR công nghiệp
CTR từ các cơ sở công nghiệp sau khi phân loại và xử lý sơ bộ sẽ được vận
chuyển về bãi rác chung của Thành Phố Tuy Hòa hoặc các cơ sở tiếp tục xử lý bằng
các biện pháp thích hợp sau:
Rác thải sinh hoạt (rác hữu cơ): được xử lý cùng với rác thải Thành Phố Tuy
Hòa.
CTR công nghiệp: tùy theo tính chất, thành phần, mức độ độc hại và đơn vị thu
gom sẽ có biện pháp xử lý phù hợp: Sau đây là một số phương pháp xử lý:
Phƣơng pháp ổn định hóa, tạo khối: dùng để xử lý các CTR nguy hại. Một số công
nghệ có thể áp dụng tại Thành Phố Tuy Hòa là:
Công nghệ chemfix (sử dụng xi măng để đông hóa): thường dùng với các
loại chất thải chứa kim loại nặng (chì, cyanua ...);
Công nghệ sử dụng vôi (vật liệu đông tụ là vôi, silic): áp dụng để xử lý các
chất hữu cơ nguy hại;
Công nghệ bọc vỏ: khối chất thải được bọc trong một lớp vỏ hoặc đúc
bằng vật liệu trơ. Chất thải nguy hại sau khi ổn định hóa sẽ được đưa đi
chôn lấp hợp vệ sinh.
Phƣơng pháp hóa học: để xử lý các chất thải có tính axit, bazơ, các kim loại nặng ...
Các giải pháp xử lý hóa học rất nhiều, chủ yếu áp dụng các phản ứng oxy hóa, trung
hòa, thủy phân ...Tùy theo hóa tính của CTR sẽ có các giải pháp xử lý cụ thể.
Phƣơng pháp thiêu đốt: xử lý CTR công nghiệp rất triệt để nhưng chi phí khá cao,
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 85 -
được áp dụng để xử lý CTR độc hại, CTR có thành phần hữu cơ cao hoặc khó phân
hủy như: da, plastic, cao su, vải, các loại bùn hữu cơ độc hại, keo ... Cấu tạo nguyên
lý hệ thống lò đốt rác giống như lò đốt rác y tế.
Phƣơng pháp ủ: để xử lý rác thải có thành phần chất hữu cơ cao (bã mắm, phủ tạng
thủy sản, phân và lông gia súc ...) dùng phương pháp ủ hiếu khí thành phân bón cho
cây trồng hoặc ủ kỵ khí (sản xuất khí đốt) rất thuận tiện, hiệu quả.
Chôn lấp hợp vệ sinh: được sử dụng để xử lý CTR nguy hại sau khi đã được tạo
khối, tro của lò đốt rác hoặc chất thải công nghiệp không nguy hại được Công ty Phát
Triển Nhà và Công Trình Đô Thị vận chuyển về bãi rác Thành Phố Tuy Hòa (gạch
đá vụn, bao bì dược phẩm ...).
Hiện nay tại Thành Phố Tuy Hòa chưa cần thiết phải xây dựng bãi chôn lấp
CTR nguy hại, tạm thời chất thải công nghiệp có thể xử lý chung với rác sinh hoạt tại
bãi rác Thành Phố Tuy Hòa. Nhưng trong tương lai, khi công nghiệp phát triển, CTR
nguy hại sẽ gia tăng, việc đầu tư xây dựng bãi chôn lấp chất thải nguy hại là điều cần
thiết mà các cơ quan chức năng cần phải giải quyết.
Tận dụng, tái sử dụng, tái chế: Một số loại chất thải có giá trị nhiệt lượng cao như
(trấu, mùn cưa ...) ta có thể tận dụng làm nhiên liệu cung cấp cho các lò gạch. Các
loại phế liệu như: kim loại, nhựa, giấy ... được tái sử dụng làm nguyên liệu hoặc bán
cho các cơ sở kinh doanh và tái chế phế liệu. Ngoài ra, các cơ sở có thể tận dụng các
phế thải làm thức ăn chăn nuôi, vật .liệu chèn gốm, sản xuất phân bón ….
4.2.3.3 Đối với rác sinh hoạt
A- RÁC SINH HOẠT ĐÔ THỊ
Để đạt được mục tiêu đã đề ra đến năm 2020 chúng tôi đề xuất phương án quản
lý rác sinh hoạt choThành Phố Tuy Hòa như sau:
Thu gom, phân loại, vận chuyển rác
Qui trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác sinh hoạt đô thị: được minh họa
trong hình 4.5
Qui trình thu gom, vận chuyển rác hiện tại ở choThành Phố Tuy Hòa về cơ bản
đáp ứng việc thu gom và vận chuyển. Tuy nhiên, để đảm bảo thu gom rác triệt để,
đạt được mục tiêu đề ra, cần phải cũng cố lại hệ thống thu gom ngay từ khâu phát
sinh rác đến khâu thu gom, vận chuyển và xử lý cuối cùng.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 86 -
Các nguyên lý chủ đạo để xây dựng một hệ thống thu gom, vận chuyển rác hoàn
hảo là:
Thu gom rác từ gốc, đây là nguyên lý tốt nhất để áp dụng cho cho Thành Phố
Tuy Hòa. Tuy nhiên, với thói quen vứt rác bừa bãi như hiện nay thì việc thực hiện
nguyên lý này rất khó, vì vậy khi áp dụng cần phải tiến hành bắt đầu từ các trường
học, đoàn thể, các cơ quan, xí nghiệp, sau đó áp dụng cho từng hộ dân. Thu gom rác
từ gốc được hiểu là: mỗi hộ dân, mỗi cơ quan, trường học, cơ sở sản xuất kinh
doanh... phải tự tổ chức thu gom rác vào các thùng chứa, điểm chứa để công nhân vệ
sinh đến thu nhận. Các hàng rong, các hộ buôn bán ở chợ cũng phải tuân thủ nguyên
lý này.
Nhanh chóng tạo thói quen phân loại rác từ nguồn: trước mắt phân thành 2 loại
rác: rác tái chế được (bao gồm: sắt, giấy, thủy tinh, nhôm, nhựa... ) và rác không
tái chế (rác hữu cơ, xà bần...), giai đoạn tiếp theo từ năm 2010 phân thành 3 loại
rác: rác tái chế, rác hữu cơ, rác vô cơ;
Phải vận chuyển hết lượng rác thu gom hàng ngày về bãi chứa với thời gian càng
ngắn càng tốt;
Thời gian tổ chức thu gom, vận chuyển rác phải diễn ra vào lúc ít người và ít các
loại phương tiện lưu thông trên đường.
Giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường bởi các nguồn rác cố định và di động bằng
cách đổi mới kết cấu bô rác, tuyển chọn các phương tiện thu gom vận chuyển theo
hướng tiêu chuẩn hóa sao cho đạt hiệu quả vệ sinh nhất và đồng thời có tính khả thi
về đầu tư kinh phí.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 87 -
Giải quyết các nguồn rác
Đối với rác đƣờng phố
Do tính chất của công việc thực hiện ngay trên đường phố nên để khắc phục việc
cản trở giao thông và đảm bảo an toàn cho công nhân vệ sinh thì thời gian tiến hành
quét rác đường phố phải được thực hiện lúc ít người nhất. Hiện nay, thời gian quét
rác của các công nhân vệ sinh được tổ chức theo 2 ca là tương đối hợp lý: ca chính
(từ 3giờ 30 đến 6giờ 30 sáng) và ca phụ (từ 14giờ đến 16giờ 30 chiều). Rác sau khi
quét được gom lại cho vào xe đẩy tay.
Rác sinh hoạt
Phân loại sơ bộ tại
nguồn
Phế liệu
Tận dụng, tái chế,
bán phế liệu
Rác sau khi phân loại sơ
bộ
Xe đẩy tay
Xe cải tiến
Thùng ép rác
kín – thể tích
6 – 10m3
Thùng rác
công cộng
240 – 260lít
Xe ép rác
4 – 6 tấn
Điểm hẹn
Xe ép rác
4 – 6 tấn
Xe tải
4 – 6 tấn
Bãi rác Thành Phố
Hình4.5 Qui trình thu gom, phân loại, vận chuyển rác
Kiến nghị áp dụng cho Thành Phố Tuy Hòa
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 88 -
Trang phục của công nhân quét rác đường phố phải có các dấu hiệu phản quang
ở cả 2 mặt trước và sau để tránh tai nạn có thể xãy ra cho công nhân trong khi thực
hiện nhiệm vụ.
Đối với rác từ các hộ dân
Hộ mặt tiền đƣờng chính và các hộ ở gần đƣờng chính
Sau khi thực hiện phân loại rác tại các hộ gia đình, phần phế liệu được nhân dân
gom bán cho các người mua phế liệu. Phần rác thải còn lại sẽ đựng trong bao nylon
được buộc kín lại khi đầy rác. Khi gần đến giờ thu gom, rác được để để trước nhà,
cạnh lề đường hoặc cho vào các thùng chứa rác công cộng (từ năm 2010 trở đi có cần
qui định về mẫu thùng chứa cho từng loại rác hữu cơ, vô cơ), các công nhân vệ sinh
đi thu gom và vận chuyển về bãi chứa rác.
Hộ ở sâu trong các hẻm nhỏ, ở cạnh sông rạch
Do các hộ dân nằm trong các hẻm nhỏ, cạnh sông rạch nêm công tác thu gom
kém hiệu quả và khó khăn hơn. Do đó biện pháp hợp lý được áp dụng là:
Dùng xe cải tiến kéo tay kích thước thùng chứa phù hợp, hoặc các xe cải tiến
trên có đặt thùng rác loại 660 lít (hoặc 240 lít, 1000 lít) kéo đến từng hộ trong các
hẻm để thu gom. Sau đó, các xe sẽ chuyển rác ra đường lớn (hoặc các điểm hẹn, các
bô ép rác) để xe ô tô chuyên dùng cặp thùng rác đổ vào xe.
Thời gian thu rác ở các hẻm được nên thực hiện vào ban ngày từ 06 giờ đến 17
giờ chiều.
Ưu điểm: giải quyết được việc thu gom rác thải ở các khu đông dân cư nằm
trong hẻm và cạnh sông rạch, tránh được việc thải rác bừa bãi làm ô nhiễm môi
trường.
Hạn chế: công nhân lao động nặng nhọc, chi phí cao, đòi hỏi nhân dân phải tự
giác tham gia thu gom rác và đóng tiền vệ sinh phí để đảm bảo chi phí cho công nhân
thực hiện và bù đắp hao mòn phương tiện.
Đối với rác khu thƣơng mại, nhà hàng, khách sạn, chợ, cơ quan, trƣờng học
Đối với các nhà hàng, khách sạn, các cửa hàng dịch vụ ăn uống lớn, chợ: rác thải
của khu vực này đa số là thực phẩm hữu cơ, phân hủy nhanh chóng gây mùi hôi thối.
Công tác thu gom đòi hỏi phải đúng giờ qui định, không để tồn động rác qua ngày
sau và cũng được thu gom hằng ngày như ở các hộ dân thông thường.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 89 -
Ngoài ra các cơ quan, trường học có lượng rác thải lớn: cần trang bị các thùng
rác tiêu chuẩn (hoặc xe cải tiến), tự chuyển ra điểm tập kết để các xe ép rác đến nhận.
Đối với rác chợ lớn trung tâm Thành Phố Tuy Hòa thì nên dùng thùng ép rác kín
có cơ cấu tự ép. Khi đầy rác, thùng ép kín được cẩu lên xe tải và chuyển thẳng về bãi
rác. Riêng các chợ nhỏ có thể đặt các thùng chứa rác lớn thể tích 660 lít đặt chổ hợp
lý để xe lấy rác đến thu gom hàng ngày.
Đối với thu gom rác công cộng
Ở các tụ điểm sinh hoạt công cộng, nhất thiết phải trang bị thùng rác cục bộ tùy
theo lượng người và lượng rác thải, để đúng nơi qui định, có nắp đậy, tránh vung vãi,
tạo thuận lợi cho công nhân thu gom hàng ngày bằng xe ép rác chạy dọc các tuyến
đường hoặc thu gom vào các xe chứa rác lưu động.
Dọc các tuyến đường chính ít dân cư, cảnh quan đẹp như: dọc đường Hùng
Vương, Độc lập, cần đặt các thùng rác công cộng sức chứa từ 100 lít đến 240 lít với
qui cách thuận tiện cho việc bỏ rác vào thùng, xe rác dễ thu gom.
Một số các giải pháp khắc phục các tồn tại trong qui trình thu gom, vận
chuyển và xử lý rác thải tại Thành Phố Tuy Hòa
Triển khai hệ thống quản lý rác thải hợp lý ở Thành Phố Tuy Hòa và các
huyện lân cận;
Nâng cao nhận thức quản lý cho các cán bộ của Ban quản lý rác thải;
Tăng cường sự tham gia của cộng đồng vào thu gom và xử lý rác thải ở cấp
phường/xã (sơ cấp);
Phối hợp các điểm thu gom sơ cấp và thứ cấp;
Cải thiện điều kiện của các điểm thu gom rác thải (các điểm sơ cấp và thức
cấp);
Mua thêm các trang thiết bị và phương tiện để thu gom và vận chuyển rác;
Cải thiện điều kiện làm việc cho người đi nhặt rác/công nhân tái chế rác ở bải
chôn lấp;
Vận động nâng cao nhận thức cộng đồng về tầm quan trọng của điều kiện vệ
sinh tốt và xử lý rác thải;
Tân trang xưởng sửa chữa.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 90 -
Lập kế hoạch và xây dựng bãi chôn lấp mới. Được sự đồng ý của UBND Tỉnh
Phú Yên. UBND Thành Phố Tuy Hòa nên chuẩn bị tiến hành đầu tư bãi chôn lấp mới
.Vị trí được UBND Tỉnh lựa chọn là tại Thôn Thọ Vức, Xã Hòa Kiến thuộc Thành
Phố Tuy Hòa, cách trung tâm Thành Phố khoảng 15 Km. Đây là nơi rất thuận tiện
cho việc đầu tư bải chôn lấp và xử lý rác thải của Thành Phố Tuy Hòa
Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị Thành Phố Tuy Hòa được UBND
Tỉnh và UBND Thành Phố Tuy Hòa giao làm chủ đầu tư và thực hiện Dự án bãi
chôn lấp rác mới. Công ty đã hợp đồng với đơn vị tư vấn khảo sát thiết kế khảo sát
lập báo cáo đầu tư, đánh giá tác động môi trường, bãi rác mới gồm 2 giai đọan với
diện tích 50ha. Giai đoạn I thực hiện 20 ha, xây dựng các hố chôn lấp và xử lý rác
thải, sau khi bãi rác mới được đầu tư xây dựng thì lộ trình vận chuyển được thực hiện
như sau:
Rác được thu gom tại các đường phố, nhà máy, trường học, bênh viện, chợ khách
sạn vv ...và rác được đội thu gom rác của 10 phường 4 xã tập kết taị các điểm qui
định. Sau đó công nhân Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị Thành Phố
Tuy Hòa bốc xếp lên xe vận chuyển tới bãi chôn lấp mới và xử lý.
Những ƣu điểm về dự án
Nếu dự án xây dựng bãi chôn lấp và xử lý rác thải được đầu tư sớm đi vào sử
dụng thì nó sẽ giải quyết các vấn đề đang được xã hội quan tâm lâu nay;
Giải quyết được vấn đề chôn lấp, xử lý rác thải của Thành Phố và ô nhiễm môi
trường tại bãi rác cũ, vì bải rác này nằm trong qui hoạch phát triển Thành Phố về
phía bắc và nằm gần khu dân cư nội thành, mặt khác bải rác hiện nay cũng sắp đầy
không có chỗ chứa rác nữa;
Tác động mạnh đến ý thức của người dân trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường
trong cộng đồng dân cư;
Tạo môi trường đô thị của Thành Phố Tuy Hòa ngày càng được xanh, sạch, đẹp.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 91 -
B- RÁC SINH HOẠT NÔNG THÔN
Phân loại và xử lý rác tại các hộ gia đình
Các loại phế liệu như: nhựa, nhôm, thủy tinh, giấy báo, kim loại ...được thu gom,
bán phế liệu. Lá cây, cành cây, gỗ... có thể tận dụng làm chất đốt.
Phần rác sinh hoạt còn lại:
Rác hữu cơ: thực phẩm hư, trái cây hỏng, xác súc vật .... được xử lý bằng
giải pháp ủ, chôn làm phân bón. Đối với xác súc vật khi chôn cần rắc vôi,
khử trùng để hạn chế khả năng lây lan mầm bệnh;
Các loại xà bần như: đá, đất, vỏ sò, nhựa, da ... chôn, lấp mương trủng;
Bao ny lon, vải, các chất có thể cháy....có thể đốt, tuy nhiên nên hạn chế vì
khi đốt các chất nầy có thể phát sinh các khí độc.
4.2.3.4. Đối với rác nông nghiệp
Cần áp dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật, dựa vào tính chất của các phế thải
để tận dụng các phế liệu sản xuất ra các sản phẩm có ích cho xã hội, góp phần tăng
thu nhập cho gia đình và bảo vệ môi trường. Các đề xuất cụ thể để xử lý rác nông
nghệp:
Rơm rạ, mạc cƣa, bả mía: chế biến nấm rơm, nấm bào ngư, nấm linh
chi.... Về phương pháp và kỹ thuật trồng nấm: tham khảo các tài liệu
hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Trung tâm
khuyến nông, Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ Phú Yên hoặc
trên các tài liệu khoa học khác;
Trấu, cành cây... tận dụng làm nhiên liệu đốt hoặc bán cho các lò gạch;
Rau củ hƣ, lá, thân cây, cám...làm thức ăn chăn nuôi;
Vỏ dừa, gáo dừa... tận dụng làm chất đốt, bán làm nguyên liệu sản xuất sơ
dừa, than gáo dừa, thảm sơ dừa...
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 92 -
Đối với bao bì thuốc bảo vệ thực vật
Qui trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV: được thể hiện trong hình 4.6
Hình 4.6 Quy trình thu gom và xử lý bao bì thuốc BVTV
Một số chú ý
Cần chú ý không được sử dụng lại bao bì chứa thuốc vào bất cứ mục đích nào,
kể cả bán phế liệu;
Nơi xử lý bao bì BVTV phải xa các nguồn nước xa gia đình, nơi công cộng;
Đáy và thành hố chứa rác được trát bằng lớp đất sét để hạn chế khả năng thấm
các chất ô nhiễm ra xung quanh.
4.2.3.5. Đối với rác xây dựng
Đối với rác vô cơ thải ra trong lĩnh vực xây dựng, chủ công trình cần thực hiện
tốt qui chế về quản lý rác thải đô thị, phối hợp với các đơn vị phụ trách thu gom và
chính quyền địa phương sắp xếp vận chuyển đổ ở những nơi trủng đã xác định trước.
4.2.4 Các giải pháp hỗ trợ khác
4.2.4.1 Giải pháp về phân loại rác tại nguồn
Để công việc phân loại rác tại nguồn đạt kết quả thì trước hết chúng ta thành lập
ban chỉ đạo dự án tại các phường xã nhằm hình thức đưa dự án phân loại rác từ
nguồn trở thành một trong những công tác bảo vệ môi trường cần thực hiện.
Trên cơ sở đó, ban chỉ đạo xây dựng kế hoạch thời gian cũng như phân công
trách nhiệm cụ thể cho các đơn vị trong phường, xã có liên quan nhằm giúp các hoạt
động được triển khia thực hiện một cách đồng bộ tại địa bàn dân cư.
Sau khi các thành phần nòng cốt đã hiểu rõ mục tiêu của việc phân loại rác từ
nguồn thì chính thức triển khai tuyên truyền vận động người dân phân loại rác từ
nguồn bằng cách cử các cán bộ nồng cốt của phường, xã, đoàn thanh niên tới từng hộ
dân giải thích cho người dân hiểu rõ về những khó khăn của Thành Phố trong việc xử
lý rác và sự cần thiết khi không phải thực hiện phân loại rác sinh hoạt tại nguồn thì
Bao bì
thuốc
BVTV
Xử lý sơ bộ :
Súc rửa bằng nước.
Chọc thủng, xé bao
Thu
gom
Xử lý tại gia đình
Đốt (giấy, nylon,...) và
chôn kỹ bụi tro.
Chôn lấp (trộn với vôi,
rác hữu cơ và phủ
đất).
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 93 -
nò sẽ đem lại một số vần đề khó khăn như sau:
Lãng phí một nguồn nguyên nhiên liệu sản xuất phân hữu cơ tốt;
Không tận dụng được các phế liệu có thể tái sinh, tái chế;
Tốn đất và kinh phí để đầu tư bãi chôn lấp;
Tốn nhiều chi phí giải quyết các vấn đề môi trường tại bải chốn lấp:
o Nước rỉ rác;
o Khí mê-tan (gây hiệu ứng nhà kính).
Gây mất mỹ quan đô thị (bươi lượm, treo túi hông xe);
Không huy động được sự tham gia của cộng đồng;
Khó áp dụng các công nghệ xử lý khác: đốt, làm phân.
Đặc biệt để tuyên truyền vận động hiệu quả của việc phân loại rác từ nguồn thì
trước hết ta nên vận động người phụ nữ trong gia đình vì đây là đối tượng nội trợ
chính trong gia đình là người có trách nhiệm về sự quyết đinh về tính cách trẻ em
trong trong việc vứt rác bừa bãi và hướng dẫn cho người dân cách thực hiện việc
phân loại tại nguồn tại các hộ gia đình.
Khuyến khích đối với người những dân vứt bừa bãi xuống ở hai bên lưu vực
dòng sông bằng cách không thu phí với các hộ gia đình này trong một thời gian nếu
các hộ này thực hiện việc phân loại rác tại nguồn. Trong khi đó cũng đưa ra những
phần thưởng cụ thể bằng tiền trong trường hợp những hộ dân tham gia thực hiện
phân loại tại nguồn đạt hiệu quả.
Phát động phong trào thi đua về những tiểu phẩm những vở kịch về vấn đề phân
loại rác thải. In ấn, tờ rơi, giấy cam kết thực hiện đúng quy chế thu gom, phân loại
rác thải tại nguồn (gia đình, nơi công cộng).
Cử cán bộ phong trào (phụ nữ hoặc sinh viên/thanh niên tình nguyện) đi giám sát,
nhắc nhở, động viên người dân tham gia chấp hành nghiêm chỉnh việc thu gom phân
loại rác, khuyến khích người dân có ý thức và dần dần có thói quen về công việc này.
Xây dựng một đội ngũ có trình độ có tâm huyết nhiệt tình khuyến cáo vận động
cộng đồng tham gia và hỗ trợ các gia đình thùng đựng rác/túi nilon đựng rác với ký
hiệu riêng.
Ngoài việc tổ chức những cuộc vận động mang tính truyền thông đại chúng như
xe hoa, áp phích, băng rôn, loa phóng thanh…. để phát động phong trào, thì các đơn
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 94 -
vị phường, xã nên xây dựng kế hoạch định kỳ hằng tuần đễ vãng gia các hộ dân cư
nhằm mục đích hướng dẫn và giải thích cụ thể hơn về việc phân loại rác từ nguồn
.Đây là một hoạt động còn khá mới lạ trong công tác truyên thông môi trường đối với
các bạn vì trước đây chỉ tập trung vào những hoạt động mang tính rầm rộ bên ngoài.
Đối với các trường học nếu nhận được sự ủng hộ của ban giám hiệu, giáo viên và
công nhân viên thì triển khai hoạt đông phân loại rác từ nguồn. Khởi đầu là việc đưa
nôi dung tuyên truyền phân loại rác vào các buổi sinh hoạt dưới cờ nhằm hướng dẫn
các em học sinh thực hiện việc phân loại rác. Sau đó là việc trang bị hai thùng rác
trong lớp và dưới sân.
Để giúp các em học sinh thực hiện tốt việc phân loại rác từ nguồn thì nhà trường
nên tổ chức việc chấm điểm thi đua hằng ngày và coi đó như một trong những chỉ
tiêu thi đua của các lớp, bên cạnh đó là việc khen thưởng định kỳ bằng cờ thi đua và
những gói kẹo, phần thưởng tuy nhỏ nhưng đã khuyến khích động viên các em học
sinh về tinh thần tham gia bảo vệ môi truờng.
Ngoài hình thức thi đua trên, các trường nên tổ chức thêm những buổi hội thi về
tìm hiểu môi trường, cũng như trò chơi mang tính giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
bằng hành động phân loại rác đúng thành hai loại “dễ phân hủy” và “ khó phân hủy “
.Loại hình này không chỉ giúp những học sinh mà cả thầy cô phân biệt rõ hơn loại
rác nào nên bỏ vào đâu.
Khả năng vận đông người dân phân loại rác ngay tại nhà mình là có thể thực hiện
được tuy nhiên,cần lưu ý một số yếu tố chính sau đây
VỀ MẶT KỸ THUẬT
Cần xác định rõ mục tiêu cuối cùng của việc phân loại rác là gì để hướng dẫn cụ
thể cho người dân những loại rác nào sẽ được bỏ vào đâu, nói một cách khác, việc
phân loại rác nhằm phục vụ cho công tác xử lý tại cuối nguồn, như thế nếu xác định
rác dễ phân hủy sẽ được xử lý thành phân bón thì cách phân loại sẽ tập trung vào
việc để riêng rác dễ phân hủy sang một bên và nó sẻ được thu gom theo hệ thống
chung đến nơi xử lý. Còn những loại rác còn lại sẽ được thu gom đến địa điểm phân
loại (điểm tập kết hay trung chuyễn) nhằm lựa chọn những vật liệu có thể tái chế
được đem đi bán, phần không tái chế được sẻ được đem đi chốn tại bải rác.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 95 -
Thiết kế quy trình thu gom riêng cho các loại rác. Công tác này nên phân phối với
lực lượng thu gom rác tại nhà để xác định quy trình cho phù hợp, có thể hai hoặc ba
ngày một lần nếu như lượng rác khó phân hủy ít và không gây mùi hôi. Cần xác định
rõ địa điểm để có thể giúp người thu gom rác cũng như người nhặt rác có thể nhặt
được những thứ tái chế được trước khi vận chuyễn ra bải chôn lấp.
Hoạt động thành lập rác dân lập tại địa phương là hết sức quan trọng vì chúng
giúp cho việc quản lý hoạt động rác tại nhà cũng như việc tổ chức lại quy trình thu
gom cho phù hợp với yêu cầu phân loại rác tại nhà được thuận lợi hơn.
Hoạt động của những người nhặt rác cần được nhìn nhận một cách tích cực hơn,
không chỉ về khía môi trường (xử lý rác sinh hoạt) mà còn dưới gốc độ xã hội (người
nghèo, trình độ học vấn thấp, không tay nghề, ít vốn). Từ đó có thể suy nghĩ đến việc
tổ chức họ thành những nhóm họat động có tổ chức tại các địa điểm trung chuyển
hoặc bãi rác.
Hoạt động tái chế phế liệu phải được nhìn nhận một tích cực hơn như một hoạt
động nhằm giảm thiểu chi phí xử lý rác thải. Trên cơ sở đó cần có những chính sách
hổ trợ riêng nhằm giúp các cơ sở này tiếp tục hoạt động và có điều kiện giảm thiểu ô
nhiễm gây ra trong quá trình tái chế.
Kết quả phân loại của người dân phải được nhìn nhận như một thái độ tích cực,
nói khác đi không nên đặt chỉ tiêu phân loại rác đúng loại tuyệt đối 100% mà chỉ yêu
cầu ở mức tương đối, từ đó việc phân loại tiếp theo ở các điễm tập kết hay các bô
trung chuyển là hết sức cần thiết.
VỀ MẶT NHẬN THỨC
Công tác vận động tuyên truyền về việc phân loại rác cần được xây dựng kế
hoạch một cách lâu dài và phải được mọi ban ngành đoàn thể tham gia, chỉ định rõ
người phụ trách trong ban nghành có liên quan, không cần đông nhưng cần phải theo
dõi thường xuyên.
Công tác tuyên truyền vận động cần chú trọng vào một số hoạt động sau
Xây dựng đội nhóm chuyên trách truyền thông môi trường (nhóm thanh niên là
thích hợp nhất) nhòm này sẽ được trang bị các kỹ năng về công tác truyền thông
môi trường;
Phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp lãnh đạo địa phương, đặc biệt là khu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 96 -
phố và tổ dân phố nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho nhóm tuyên truyền thực hiện các
hoạt động truyền thông trong cộng đồng của mình;
Ngoài những hình thức truyền thông đại chúng mang tính phong trào, phát động,
cần phải chú trọng đầu tư nhiều thời gian vào công tác vãng gia, tiếp cận cá nhân
bám sát được các tình huống khó khăn xảy ra quá trình người dân thực hiện để có
những hiệu chỉnh kịp thời đối với những đề xuất của cộng đồng (phương pháp cùng
tham gia). Điều này sẽ giúp cho chương trình truyên thông đạt hiệu quả thiết thực
hơn;
Nhóm truyền thông phải có lịch sinh hoạt nhóm định kỳ để xây dựng những kế
hoạch cụ thể phù hợp với tình huống thực tế của cộng đồng, đồng thời cũng dễ dàng
đánh giá được những hiệu quả của công tác truyền thông (về mặt số lượng cũng như
định tính);
Các phương tiện truyền thông cần linh hoạt để phù hợp với tính hình thực tế cộng
đồng và từng nhóm đối tượng khác: Người già, trung niên, thanh niên, trẻ em. Hình
thức được xem là hiệu quả nhầt hiện nay đó là thảo luận theo chủ đề đối với những
nhóm nhỏ (giáo dục chủ động), hoạt động này sẽ làm cho người dân cảm thấy chủ
động hơn trong việc thực hiện những yêu cầu mà không cảm thấy mình bị áp đặt làm
những công việc đó;
Cần tránh tư tưởng duy ý chí, cụ thể việc vận động người dân phân loại rác tại
nhà không phải là bắt buộc khi mà những qui định về việc này chưa được ban hành,
do vậy phải nhìn nhận việc tham gia của người dân (nếu có) mặc dù chưa hoàn toàn
chính xác nhưng cũng rất đáng khích lệ.
4.2.4.2 Giải pháp về truyền thông giáo dục
Việc tuyên truyền thực hiện bằng nhiều hình thức với nội dung đơn giản, dễ hiểu
cho quảng đại quần chúng. Cần lôi kéo sự tham gia của các ngành, các cấp trong lĩnh
vực này như: thông tin văn hóa, y tế, giáo dục, phụ nữ, thanh niên... trong đó chú
trọng đến giáo dục học đường.
Một thực trạng hiện nay là đa số các hộ dân, các hộ ven sông rạch vẫn còn thải
rác, xác súc vật xuống sông rạch, xả rác bừa bãi nơi công cộng, đã ảnh hưởng rất
nhiều đến sức khỏe nhân dân cũng như làm giảm mỹ quan đô thị. Do vậy, phải làm
cho nhân dân hiểu rõ mối quan hệ chặt chẽ tác động của rác thải đến môi trường và
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 97 -
sức khoẻ con người. Từ đó người dân sẽ thấy được tầm quan trọng của công tác quản
lý chất thải rắn, có những hành động thiết thực để bảo vệ môi trường đô thị, tự giác
đóng vệ sinh phí, tham gia trực tiếp vào công tác phân loại, giảm thiểu chất thải rắn
từ nguồn, thu gom và xử lý rác hợp vệ sinh.
Các hoạt động truyền thông được phát triển cả về qui mô và cường độ với 3 mục
đích:
Khuyến khích tăng cường bảo vệ môi trường;
Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và nghĩa vụ của người dân đối với công tác
quản lý CTR;
Xã hội hóa công tác vệ sinh môi trường, quản lý rác thải.
Các hoạt động thông tin - giáo dục, tuyên truyền được thực hiện từ tỉnh đến
Thành Phố, các xã phường. Hình thức truyền thông được tổ chức đa dạng, phong phú
như: hội thảo, tập huấn, qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chiến dịch
quốc gia, các hội thi tìm hiểu kiến thức về bảo vệ môi trường... Đối tượng truyền
thông bao gồm: trẻ em, phụ nữ, nam giới với các độ tuổi khác nhau, các chủ cơ sở
sản xuất kinh doanh, các ban ngành, đoàn thể... trong đó chú ý đặc biệt vào đối tượng
là phụ nữ và trẻ em. Hoạt động này có sự tham gia của các Sở, Ban, ngành chủ chốt
như: Sở KHCN và MT, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hoá thông tin, Mặt
trận tổ quốc, Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên và lồng ghép với các chương trình khác.
4.2.4.3 Nâng cao nhận thức của cộng đồng
Vai trò của giáo dục tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường được các nước xem
như là công cụ hàng đầu để thực hiện BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường
thì biện pháp giáo dục chính là chìa khóa quyết định sự thành công của công tác
BVMT. Theo các tài liệu báo cáo môi trường thì biện pháp giáo dục chính là chìa
khóa quyết định sự thành công của công tác BVMT. Giáo dục theo bốn vấn đề lớn
sau đây:
Giáo dục nâng cao nhận thức cho cộng đồng;
Giáo dục môi trường ở các cấp học từ mầm non cho đến phổ thông, đại học và
sau đại học;
Huấn luyện, đào tạo phục vụ công tác quản lý rác thải;
Các hoạt động phong trào mang tính tuyên truyền giáo dục.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 98 -
Thường xuyên nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc thực hiện trách
nhiệm, nghĩa cụ và quyền hạn đã được qui định trong luật bảo vệ môi trường bằng
cách:
Tổ chức các chiến dịch truyền thông gây ấn tượng mạnh nhằm phát động
phong trào toàn dân thực hiện Luật bảo vệ môi trường và chỉ thị “Tăng cường
công tác bảo vệ môi trường trong thời kỳ Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất
nước”. Tiếp tục đẩy mạnh phong trào: xanh – sạch – đẹp, vệ sinh môi trường,
phong trào không vứt rác ra đường và chiến dịch làm sạch thế giới;
Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trực tiếp thông qua đội ngũ những người
tình nguyện đến từng đoàn viên, hội viên, từng gia đình và vận động toàn dân
thực hiện Luật bảo vệ môi trường;
Tổ chức tuyên truyền giáo dục thông qua sinh hoạt thường kỳ của các tổ chức
quần chúng cơ sở, tạo ra phong trào thi đua hình thành thói quen mới, xây
dựng nếp sống mới trong tập thể cư dân ở đô thị và khu công nghiệp;
Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng,
phương tiện nghe nhìn của các tổ chức quần chúng như: Đoàn thanh niên, Hội
phụ nữ, Hội nông dân.. và địa phương để tạo ra dư luận xã hội khuyến khích,
cổ vũ các hoạt động bảo vệ môi trường.
4.2.4.4 Chƣơng trình giám sát môi trƣờng
Để đảm bảo các hoạt động của các cơ sở công nghiệp và bãi rác Thành Phố Tuy
Hòa không gây ảnh hưởng xấu đến môi trường, cũng như đánh giá hiệu quả các biện
pháp xử lý ô nhiễm, chương trình giám sát chất lượng môi trường, giám sát công tác
xử lý CTR sẽ được thực hiện trong suốt thời gian hoạt động của các cơ sở và của
Công ty Phát Triển Nhà và Công Trình Đô Thị. Các chỉ tiêu giám sát môi trường, địa
điểm lấy mẫu và tần suất thu mẫu theo đúng như báo cáo đánh giá tác động môi
trường đã được cơ quan quản lý môi trường về phê duyệt.
Đối với bãi rác Thành Phố Tuy Hòa, trong chương trình giám sát chất lượng
không khí cần đo đạc bổ sung thêm chỉ tiêu NH3 và CH4 để đánh giá các khả năng ô
nhiễm và ngăn ngừa sự cố môi trường một cách toàn diện hơn.
Kết quả giám sát sẽ được lưu trữ tại đơn vị và có thông báo về Sở KHCN và MT
để theo dõi việc thực hiện.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 99 -
4.4.2.5 Áp dụng công nghệ sạch hơn ( cleaner technology)
Các xí nghiệp, cơ sở sản xuất nên áp dụng công nghệ sạch, sản xuất sạch hơn
trong quá trình hoạt động vì sẽ có các lợi ích sau: giảm mức tiêu thụ về nguyên liệu
và chi phí, tăng hiệu quả sản suất và nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm số lượng
và chi phí xử lý chất thải trong đó có CTR, cải thiện điều kiện làm việc. Các nội
dung cơ bản của sản xuất sạch bao gồm:
1. Thay đổi nguyên liệu sản xuất: giảm và tiến đến loại bỏ việc sử dụng các chất
thải nguy hiểm, sử dụng các nguyên liệu phù hợp để tiết kiệm chi phí, tạo ít chất
thải;
2. Cải thiện qui trình vận hành sản xuất và quản lý trong đơn vị
Giảm tổn thất nguyên liệu, phế phẩm và năng lượng rò rĩ nhằm giảm lượng
chất thải;
Cải thiện công tác quản lý nguyên liệu và sản phẩm để tránh bị hư hỏng và
quá hạn;
Bảo dưỡng thiết bị thường xuyên để tránh tạo nhiều chất thải do hư hỏng máy
móc.
3. Tái sử dụng, tận dụng nguyên liệu, phế liệu tại đơn vị: tạo ra các sản phẩm
phụ có ích từ chất thải hoặc tận dụng tối đa các thành phần có ích trong chất thải
để hạn chế lượng chất thải ra môi trường.
4. Thay đổi công nghệ
Thay đổi thiết bị, bố trí mặt bằng sản xuất để nâng cao hiệu quả sản xuất;
Cải tiến các điều kiện công nghệ như tốc độ, nhiệt độ, áp suất và thời gian để
nâng cao năng suất sản phẩm và giảm lượng thải.
5. Thay đổi sản phẩm
Tạo ra các sản phẩm mới để giảm các tác động đến môi trường trong quá trình
sử dụng sản phẩm;
Tăng khả năng tái chế bằng cách loại bỏ các phụ gia hoặc thành phần không
thể tái chế được trong các sản phẩm;
Thiết kế các sản phẩm sao cho có thể tháo dỡ và tái chế dễ dàng, loại bỏ các
bao gói không cần thiết.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 100 -
CHƢƠNG 5 :KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
KẾT LUẬN
Trong những năm vừa qua cùng với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, bộ
mặt đô thị của thành phố ngày một thay đổi. Quá trình đô thị hóa đã mang lại cho TP
nhiều khu dân cư mới, nhiều khu thương mại, đường xá khang trang hơn và rộng đẹp
hơn. Song song đó việc quản lý chất thải rắn là một yêu cầu cấp bách và cần thiết
cho Thành Phố Tuy Hòa hiện tại và trong tương lai. Trên cơ sở điều tra đánh giá hiện
trạng, dự báo diễn biến và xây dựng giải pháp quản lý, khống chế ô nhiễm phù hợp
tại điều kiện Thành Phố Tuy Hòa, chúng tôi có một số kết luận sau:
Công tác quản lý và thu gom chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn Thành Phố
Tuy Hòa trong những năm qua có những bước phát huy hiệu quả tích cực.
Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục như: thiếu trang thiết bị thu
gom rác, chưa tổ chức mạng lưới thu gom rác trong các hẻm nhỏ, một số công
đoạn trong qui trình thu gom rác vẫn còn gây ô nhiễm, giải pháp thu vệ sinh
phí chưa đạt hiệu quả cao, bãi rác hoạt động theo phương pháp chôn lấp hở và
đã gần hết tuổi thọ, chưa xây dựng qui hoạch ngành trong tương lai.....
Việc phân loại rác tại nguồn hiện nay chưa được phổ biến rộng rãi;
Trong tương lai, Thành Phố Tuy Hòa sẽ mở rộng và phát triển, CTR sẽ gia
tăng về số lượng, đa dạng về thành phần. Vì vậy việc nghiên cứu đề xuất các
biện pháp quản lý chất thải rắn sinh hoạt phù hợp với Thành Phố Tuy Hòa là
việc làm cần thiết. Đồ án được thực hiện thông qua hiện trạng thực tế tại
Thành Phố Tuy Hòa.
KIẾN NGHỊ
Nhìn chung, công tác quản lý rác thải sinh hoạt của TP trong những năm qua
đặt biệt là gần đây đã có tiến bộ đáng kể và ngày càng hoàn thiện tuy nhiên cũng gặp
không ít khó khăn và trở ngại. Vì vậy, chúng ta phải tìm ra các giải pháp để công tác
quản lý được tốt hơn.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 101 -
Một số đề nghị góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải sinh hoạt TP.
Tập trung đầu tư một số thiết bị và cải tiến qui trình kỹ thuật thu gom rác để
khắc phục hiện trạng ô nhiễm cục bộ như hiện nay.
Thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục và phổ biến các văn bản pháp luật
về vệ sinh môi trường, vận động nhân dân xây dựng nếp sống văn minh,
không vứt rác ra đường phố, nơi công cộng.
Thí điểm chương trình phân loại rác tại nguồn nhằm tận dụng và tái chế phế
liệu đồng thời giúp giảm chi phí thu gom, vận chuyển và giảm ô nhiễm môi
trường.
Thường xuyên có kế hoạch theo dõi, đào tạo, tập huấn đội ngũ cán bộ khoa
học kỹ thuật để nâng cao trình độ, ý thức, trách nhiệm để thực hiện việc giám
sát và xử lý cũng như giao dục hướng dẫn về môi trường cho nhân dân.
Phối hợp hài hòa giữa các cơ quan chứa năng với nhau để việc quản lý chất
thải rắn sinh hoạt tại Thành Phố Tuy Hòa đạt hiệu quả.
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 102 -
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nguyễn Thị Kim Thái,1999 “Sinh thái học và bảo vệ môi trƣờng” Nhà xuất bản
Xây dựng.
[2] Hoàng Đức Liên - Tống Ngọc Tuấn. 2000, Kỹ thuật và thiết bị xử lý chất thải
bảo vệ môi trường. NXB Nông nghiệp. Hà Nội.
[3] Cục thống kê Phú Yên. Niên giám thống kê 2005 Thành Phố Tuy Hòa, tháng
4/2006.
[4] Sở Tài Nguyên và Môi Trường Phú Yên. Báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh
Phú Yên, tháng10 năm 2005.
[5] Sở KHCN&MT tỉnh Phú Yên. Chiến lược BVMT tỉnh Phú Yên đến năm 2010
và tầm nhìn 2020.
[6] GS.TSKH. Phạm Ngọc Đăng và các tác giả khác,2004. Đánh giá diễn biến và
dự báo môi trƣờng hai vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam – đề xuất các
giải pháp bảo vệ môi trƣờng. NXB “Xây dựng“, Hà Nội.
[7] Giáo trình môn học Quản lý chất thải rắn, trường ĐH văn lang.
Trần Hiếu Nhuệ, Ưng Quốc Dũng, Nguyễn Thị Kim Thái, 2001, Quản lý chất thải
rắn – Tập 1: Chất thải rắn đô thị, NXB xây dựng, Hà Nội.
[8] Lê Quang Huy, 2005, Báo cáo môn học kỹ thuật xử lý chất thải rắn,
ĐHBK.TPHCM
[9] Võ Thị Anh Đào, 2000 “Nghiên cứu các giải pháp thích hợp quản lý chất thải
rắn tại thị xã Vĩnh Long”. Luận án tốt nghiệp cao học
[10] Báo cáo quản lý chất thải rắn trên địa bàn Thành Phố Tuy Hòa tháng 12 năm
2005.
[11] Hồ sơ Tài chính Kỹ thuật .“Cải thiện vệ sinh và bảo vệ môi trường tại Thị xã
Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, Việt Nam”
[12] Dự án “Cải thiện vệ sinh và bảo vệ môi trường tại Thị xã Tuy Hòa tỉnh Phú
Yên, Việt Nam”
Website:
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 103 -
www.techmartVietNam.Com.VN
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 104 -
PHỤ LỤC
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 105 -
PHỤ LỤC I: BẢNG TÌM HIỂU THÔNG TIN MÔI TRƯỜNG DÀNH CHO ĐỐI
TƯỢNG LÀ HỌC SINH - SINH VIÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA MÔI TRƯỜNG
BẢNG TÌM HIỂU THÔNG TIN VỀ MÔI TRƯỜNG
Nhằm tìm hiểu nhận thức của sinh viên – học sinh về vấn đề ô nhiễm chất thải rắn để
phục vụ cho việc đánh giá tính khả thi trong việc thực hiện phân loại rác tại nguồn,
xin bạn vui long cho biết ý kiến của mình thông qua các câu hỏi sau:
[1] Theo bạn việc bảo vệ môi trường có cần thiết không ?
có không
[2] Bạn có thể cho biết tác hại chính của rác là gì không ?
Ảnh hưởng cảnh quan đô thị
Bốc mùi gây khó chịu
Nguồn gây ra lan truyền bệnh
Không biết
[3] Ô nhiểm rác thải có phải là một vần đề ? … đối với xã hội
Rất nghiêm trọng
Nghiêm trọng
Bình thường
[4] Bạn có quan tâm đến việc bỏ rác đúng nơi quy định không ?
có không
[5] Theo bạn có cần đặt them thùng rác ở nơi công cộng không ?
có không
[6] Theo bạn không cần thiết phải đổ rác đúng nơi quy định mà chỉ cần đổ nơi nào
thuận tiện ?
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 106 -
đồng tình không đồng tình phân vân
[7] Theo bạn rác có phải hoàn toàn bỏ đi không ?
có không
[8] Theo bạn trong rác những thứ nào sau đây có thể tái sử dụng ?
vỏ lon bia, đồ dùng bằng nhựa
Thức ăn thừa, lá cây
Chai thủy tinh, giấy vụn
Tất cả
[9] Bạn có bao giờ nghe từ “ tái sử dụng” chưa?
có chưa
[10] Nếu trường phát động cuộc thi tìm hiểu về chường trình “ Bảo vệ Môi trường”
thì bạn có tham gia không ?
có không
[11] Bạn có quan tâm viêc đổ rác tại khu vực bạn sống không ?
có không
[12] Theo bạn vấn đề ô nhiễm môi trường nghiệm trọng nhất hiện nay là gì không ?
ô nhiễm môi trường nước
ô nhiễm môi trường không khí
ô nhiễm môi chất thải rắn
ô nhiễm khác
[13] Theo bạn có nên đổ từng loại rác vào từng thùng quy định không ?
có không không biết
RẤT CẢM ƠN SỰ NHIỆT TÌNH THAM GIA ĐÓNG GÓP Ý KIẾN CỦA CÁC BẠN
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 107 -
Phụ Lục II: Một số hình ảnh về môi trường và các hoạt động thu gom rác trên địa
bàn Thành Phố Tuy Hòa
Hình thức lƣu trữ tại hộ gia đình
Công nhân đang thu gom rác công cộng
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 108 -
Các điểm tập kết rác
Ngƣời dân đang thu gom phế liệu
Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý ctr đô thị tại Thành Phố Tuy hòa tỉnh Phú Yên
SVTH :ĐỖ KHOA VIỆT - 109 -
Hiện trang bãi rác tại Thành Phố Tuy Hòa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn đô thị tại thành phố Tuy Hòa tỉnh Phú Yên.pdf