Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội

Phát triển công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của một quốc, gia thông qua việc thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp cũng đang gây ra nhiều sức ép về môi trường ở hầu hết các quốc gia. Hàng ngày, các khu công nghiệp thải ra hàng nghìn tấn chất thải, trong đó chất thải rắn chiếm một phần không nhỏ. Hiện nay, việc quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng sao cho không gây tác động tiêu cực tới môi trường và cuộc sống của con người đang là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ở nhiều quốc gia, các cơ quan quản lý và xử lý chất thải được thành lập, song hiệu quả về kinh tế và môi trường sinh thái của các hoạt động này vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp. Việt Nam là một quốc gia đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đại hội Đảng XI – 2011 đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh sự chú trọng về việc phát triển kinh tế, đất nước ta đang phải đối mặt nhiều vấn đề về môi trường. Đăc biệt là những khó khăn trong việc quản lý và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng. Ở nhiều nơi trong cả nước, như ở các thành phố lớn, rác thải đang là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Ở các khu công nghiệp, việc quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay đang là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Mặc dù, các Khu công nghiệp đã có hệ thống thu gom chất thải rắn nhưng cũng không tránh khỏi sự ô nhiễm mà chúng gây ra cho môi trường xung quanh. Hà Nội là một đô thị lớn của cả nước. Hằng ngày, toàn thành phố thải ra một lượng lớn rác thải, bao gồm cả rác sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Trong đó, một phần lớn rác thải từ các khu công nghiệp đều được thu gom, vận chuyển và xử lý tại Công ty môi trường đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn. Công ty đã được đầu tư công nghệ hiện đại, đi vào hoạt động được hàng chục năm nay và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó công ty đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. Để tìm hiểu tình hình quản lý rác ở đây và làm cơ sở đề xuất xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp có hiệu quả hơn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội”

doc60 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Phát triển công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế của một quốc, gia thông qua việc thúc đẩy sự phát triển các ngành kinh tế khác. Tuy nhiên, phát triển công nghiệp cũng đang gây ra nhiều sức ép về môi trường ở hầu hết các quốc gia. Hàng ngày, các khu công nghiệp thải ra hàng nghìn tấn chất thải, trong đó chất thải rắn chiếm một phần không nhỏ. Hiện nay, việc quản lý chất thải nói chung và chất thải rắn công nghiệp nói riêng sao cho không gây tác động tiêu cực tới môi trường và cuộc sống của con người đang là vấn đề cấp thiết, đặc biệt là ở các thành phố lớn. Ở nhiều quốc gia, các cơ quan quản lý và xử lý chất thải được thành lập, song hiệu quả về kinh tế và môi trường sinh thái của các hoạt động này vẫn đang là câu hỏi chưa có lời đáp. Việt Nam là một quốc gia đang trong giai đoạn thực hiện mục tiêu Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm và tạo nền tảng để đưa Việt Nam cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 như Đại hội Đảng XI – 2011 đã đề ra. Tuy nhiên, bên cạnh sự chú trọng về việc phát triển kinh tế, đất nước ta đang phải đối mặt nhiều vấn đề về môi trường. Đăc biệt là những khó khăn trong việc quản lý và xử lý chất thải nói chung và chất thải rắn nói riêng. Ở nhiều nơi trong cả nước, như ở các thành phố lớn, rác thải đang là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Ở các khu công nghiệp, việc quản lý và xử lý chất thải rắn công nghiệp hiện nay đang là một thách thức lớn đối với các cơ quan chức năng và cơ quan quản lý của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Mặc dù, các Khu công nghiệp đã có hệ thống thu gom chất thải rắn nhưng cũng không tránh khỏi sự ô nhiễm mà chúng gây ra cho môi trường xung quanh. Hà Nội là một đô thị lớn của cả nước. Hằng ngày, toàn thành phố thải ra một lượng lớn rác thải, bao gồm cả rác sinh hoạt và rác thải công nghiệp. Trong đó, một phần lớn rác thải từ các khu công nghiệp đều được thu gom, vận chuyển và xử lý tại Công ty môi trường đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn. Công ty đã được đầu tư công nghệ hiện đại, đi vào hoạt động được hàng chục năm nay và đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đó công ty đã gây ra nhiều tác động tiêu cực tới môi trường xung quanh. Để tìm hiểu tình hình quản lý rác ở đây và làm cơ sở đề xuất xây dựng hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp có hiệu quả hơn, tôi đã tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội” CHƯƠNG I TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái niệm và phân loại chất thải 1.1.1. Khái niệm về chất thải, chất thải rắn, chất thải rắn công nghiệp Chất thải: là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong mọi hoạt động kinh tế- xã hội, từ quá trình khai thác, chế biến và sản xuất đến các hoạt động tiêu dùng và duy trì sự tồn tại của cộng đồng. Như vậy, chất thải là những sản phẩm tồn tại ở dưới dạng rắn, lỏng và khí, được phát sinh và thải bỏ trong quá trình sinh hoạt của con người, sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giao thông, sinh hoạt tại các gia đình, trường học, các khu dân cư, nhà hàng, khách sạn,,, Chất thải rắn: là một dạng của chất thải tồn tại ở trạng thái rắn được con người loại bỏ trong hoạt động kinh tế - xã hội của mình. Trong đó, quan trọng nhất là các loại sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống. Chất thải rắn công nghiệp: là chất thải rắn được phát sinh từ các hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. 1.1.2. Phân loại chất thải Có nhiều tiêu chí phân loại chất thải, cụ thể: Theo nguồn phát sinh, chất thải được phân chia thành: - Chất thải sinh hoạt: phát sinh hàng ngày tại các đô thị, làng mạc, khu dân cư, các trung tâm dịch vụ, công viên... - Chất thải công nghiệp: bao gồm những loại vật chất ở trạng thái rắn, lỏng và khí, phát sinh từ trong quá trình sản xuất công nghiệp và thủ công nghiệp. - Chất thải xây dựng: là các phế thải như đất đá, gạch ngói, bê tông vỡ, vôi vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra. - Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch. Theo mức độ nguy hại, chất thải bao gồm: - Chất thải nguy hại: là chất thải dễ gây phản ứng, dễ cháy nổ, ăn mòn, nhiễm khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng. Các chất thải này tiềm ẩn nhiều khả năng gây sự cố rủi ro, nhiễm độc, đe doạ sức khoẻ con người và sự phát triển của động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí. - Chất thải không nguy hại: là các chất thải không chứa các chất và các hợp chất có các tính chất nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt gia đình, đô thị… Theo thành phần, chất thải rắn được phân loại thành: - Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu xây dựng như gạch, vữa, thuỷ tinh, gốm sứ, một số loại phân bón, đồ dùng thải bỏ gia đình. - Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ và các loại thuốc bảo vệ thực vật. Theo dạng tồn tại, chất thải bao gồm: - Chất thải trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở chế biến, sản xuất và xây dựng như kim loại, da, hoá chất sơn, nhựa, thuỷ tinh, vật liệu xây dựng… - Chất thải ở trạng thái lỏng: phân bùn từ cống rãnh, bể phốt; nước thải từ nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ nhà máy sản xuất giấy, dệt nhuộm và vệ sinh công nghiệp... - Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải và bụi sinh ra từ các động cơ đốt trong các máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hoả, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật liệu…Các loại khí thải chủ yếu: SO2, NOx, CO2, ... 1.2. Tổng quan về chất thải rắn công nghiệp 1.2.1. Nguồn gốc phát sinh Sự hình thành chất thải rắn là quy luật tất yếu của sản xuất. Chất thải rắn có thể sinh ra trong bất cứ giai đoạn nào của qua trình sản xuất và tiêu thụ hàng hóa. Nguyên nhân cụ thể của sự gia tăng chất thải rắn rất đa dạng. Trong đó, có những nguyên nhân có thể được khắc phục một cách dễ dàng và nhanh chóng, nhưng cũng có nhiều nguyên nhân để khắc phục cần có thời gian và chi phí lớn. Sự phân loại chất thải rắn có thể theo ngành sản xuất như chất thải ngành hóa chất, luyện kim, nhiên liệu…, hoặc theo nhóm sản xuất cụ thể như chất thải rắn của ngành sản xuất axit sunphuaric, soda, axit foctoric). Tuy nhiên, do tính đa dạng của chất thải và thành phần rất khác nhau, ngay cả với chất thải có cùng tên, nên chưa thể có sự phân loại chính xác và trong trường hợp cụ thể phải tìm phương án xử lý riêng biệt. Mặc dù, các phương pháp được ứng dụng là giống nhau trong công nghệ chế biến vật liệu. Nguồn gốc của chất thải rắn công nghiệp là từ các khu công nghiệp, các cơ sở sản xuất trong cả nước. Nó sinh ra trong quá trình sản xuất, là các phế thải dư thừa. Các nghành sản xuất khác nhau thì sinh ra lượng chất thải khác nhau, thành phần và tính chất của chất thải cũng khác nhau. Nguồn phát sinh chủ yếu chất thải công nghiệp bao gồm: + Các quá trình sản xuất công nghiệp, bao gồm từ các công đoạn chế biến và gia công nguyên - vật liệu cho đến giai đoạn sản xuất và đóng gói hoàn thiện sản phẩm; + Các nhà máy nhiệt điện; + Quá trình cung cấp nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản xuất; + Quá trình chuyển đổi công nghệ. 1.2.2. Đặc điểm của chất thải rắn công nghiệp Chất thải rắn công nghiệp là các sản phẩm dư thừa và được loại bỏ phát sinh trong quá trình sản xuất công nghiệp và hoàn thiện sản phẩm. Chúng đa dạng theo thành phần và tính chất hóa lí, được đặc trưng bởi giá trị sử dụng và theo bản chất tự nhiên là tài nguyên thứ cấp, mà việc sử dụng trong sản xuất hàng hóa yêu cầu một số công đoạn bổ sung xác định với mục đích tạo cho chúng các tính chất cần thiết. Chất thải công nghiệp thường được phân chia thành 2 loại: không nguy hại và nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp sinh ra trong nhà máy có những đặc điểm thuận lợi trong việc quản lý chất thải là: - Nguồn thải tập trung nằm ngay trong nhà máy; - Cơ sở sàn xuất có trách nhiệm, có nhân viên thu gom tại nhà máy; - Có dụng cụ chứa chuyên dùng được nhà máy đầu tư; - Chi phí cho xử lý và quản lý chất thải được hạch toán và nằm trong giá thành của sản phẩm; - Đã có luật môi trường, quy chế về quản lý chất thải nguy hại. Tuy nhiên, chất thải rắn công nghiệp có đặc điểm là có tính độc hại cao hơn rác sinh hoạt. Do đó, chúng cần được kiểm soát chặt chẽ theo quy định. 1.3. Tổng quan về thực trạng quản lý chất thải rắn 1.3.1. Quản lý chất thải rắn trên thế giới Nhật và Singapo là những nước có kỹ thuật và trình độ quản lý tiên tiến nhất trên thế giới. Vì vậy, hệ thống quản lý chất thải của họ được coi là khoa học và đạt hiệu quả cao. 1.3.1.1. Quản lý chất thải ở nước Nhật  Hình 1.1. Quản lý chất thải nước nhật Nhìn vào hình 1.1 có thể thấy cơ quan đứng đầu trong công tác quản lý chất thải của nước Nhật là Bộ Môi trường. Bộ Môi trường có rất nhiều phòng ban, trong đó có Sở Quản lý Chất thải và Tái chế có nhiệm vụ quản lý sự phát sinh chất thải, đẩy mạnh việc tái sử dụng tái chế và sử dụng những nguồn tài nguyên có thể tái tạo một cách thích hợp với quan điểm là bảo tồn môi trường sống và sử dụng một cách có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. Tiếp theo là Sở Quản lý Chất thải và Tái chế có nhiệm vụ phân công, hướng dẫn chiến lược bảo vệ môi trường của quốc gia. Dưới sự chỉ đạo của sở là Phòng Hoạch định chính sách có nhiệm vụ là thực hiện các chính sách và chiến lược quản lý, đơn vị quản lý chất thải là cơ quan trực tiếp điều hành việc quản lý chất thải, phòng quản lý chất thải công nghiệp có nhiệm vụ thực hiện và quản lý việc xử lý chất thải tại các KCN trong cả nước. Theo sơ đồ này, Nhật là một nước có công tác quản lý chất thải rất tốt. 1.3.1.2. Quản lý chất thải ở Singapo  Hình 1.2. Quản lý chất thải ở Singapo Ở Singapo hệ thống quản lý chất thải rất chi tiết theo các cấp nghành, đứng đầu là BMTVTNN chịu trách nhiệm chỉ đạo công tác quản lý cho sở môi trường và sở tài nguyên nước có nhiệm vụ quản lý và hướng dẫn cho các phòng ban thực hiện các chiến lược BVMT của quốc gia, tiếp theo là các phòng sức khỏe môi trường, phòng bảo vệ môi trường và phòng khí tượng có nhiệm vụ vừa giám sát và chỉ dẫn cho các bộ phận quản lý (Hình 1.2). Bộ phận kiểm soát ô nhiễm, bộ phận bảo tồn tài nguyên, trung tâm khoa học bảo vệ phóng xạ và hạt nhân và bộ phận quản lý chất thải, bộ phận kiểm soát ô nhiễm chịu trách nhiệm thực hiện các chiến lược BVMT của quốc gia đồng thời giám sát các KCN thực hiện công tác quản lý môi trường. 1.3.2. Quản lý chất thải ở Việt Nam Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những tác động có hại đối với môi trường và sức khoẻ con người. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị là một cơ cấu tổ chức quản lý chuyên trách về CTR đô thị có vai trò kiểm soát các vấn đề có liên quan đến CTR liên quan đến vấn đề về quản lý hành chính, tài chính, luật lệ, quy hoạch và kỹ thuật. Việc thu gom xử lý chất thải chủ yếu do các công ty Môi trường đô thị của các tỉnh/thành phố (URENCO) thực hiện. Đây là cơ quan chịu trách nhiệm thu gom và tiêu huỷ chất thải sinh hoạt, bao gồm cả chất thải sinh hoạt gia đình, chất thải văn phòng, đồng thời cũng là cơ quan chịu trách nhiệm xử lý cả chất thải công nghiệp và y tế trong hầu hết các trường hợp. Về mặt lý thuyết, mặc dù các cơ sở công nghiệp và y tế phải tự chịu trách nhiệm trong việc xử lý các chất thải do chính cơ sở đó thải ra, trong khi Chính phủ chỉ đóng vai trò là người xây dựng, thực thi và cưỡng chế thi hành các quy định/văn bản quy phạm pháp luật liên quan, song trên thực tế Việt Nam chưa thực sự triển khai theo mô hình này. Chính vì thế, hoạt động của các công ty môi trường đô thị liên quan đến việc xử lý chất thải sinh hoạt là chính do có quá ít thông tin về thực tiễn và kinh nghiệm xử lý các loại chất thải khác. Hệ thống quản lý chất thải rắn ở một số đô thị lớn ở Việt Nam được mô tả ở hình 1.3.  Hình 1.3. Hệ thống quản lý chất thải rắn đô thị - Bộ Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm vạch chiến lược cải thiện môi trường chung cho cả nước, tư vấn cho Nhà nước để đưa ra các luật, chính sách quản lý môi trường quốc gia; - Bộ Xây dựng hướng dẫn chiến lược quản lý và xây dựng đô thị, quản lý chất thải; - Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, chỉ đạo Ủy ban nhân dân các quận, huyện, sở Tài nguyên và Môi trường và sở Giao thông Công chính thực hiện nhiệm vụ bảo vệ môi trường đô thị, chấp hành nghiêm chỉnh chiến lược chung và luật pháp chung về bảo vệ môi trường của Nhà nước thông qua xây dựng các quy tắc, quy chế cụ thể; - URENCO là đơn vị trực đảm nhận nhiệm vụ xử lý chất thải, bảo vệ môi trường thành phố theo chức trách được sở Giao thông Công chính thành phố giao nhiệm vụ. 1.3.3. Quản lý chất thải rắn công nghiệp Chất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp nguy hại, là một thách thức lớn đối với công tác quản lý môi trường của nhiều đô thị, nhất là những đô thị có khu công nghiệp tập trung như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... Theo thống kê chưa đầy đủ, trên địa bàn cả nước có 260 KCN đã được thành lập với tổng diện tích hơn 71.000 ha, trong đó có 173 KCN đã đi vào hoạt động, 87 KCN đang giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản. Thực hiện chủ trương bảo vệ môi trường, đặc biệt là tăng cường xử lý chất thải, 105 KCN đã xây dựng và đi vào vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, chiếm 60% tổng số các KCN đã đi vào hoạt động. Ngoài ra, còn 43 KCN đang xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung và dự kiến đưa vào vận hành trong thời gian tới. Như vậy, so với những năm đầu của kế hoạch 5 năm 2006-2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đi vào vận hành đã tăng lên đáng kể, từ gần 35% trong năm 2006 lên 60% năm 2011. Dự kiến Kế hoạch 5 năm 2011-2015 đã đặt ra mục tiêu đến năm 2015, 100% các KCN đã đi vào hoạt động có công trình xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn môi trường. Ngoài việc tăng số lượng KCN xây dựng và vận hành công trình xử lý nước thải tập trung, theo báo cáo của nhiều địa phương, đặc biệt là các địa phương tập trung nhiều KCN như Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, ý thức bảo vệ môi trường của các chủ đầu tư hạ tầng KCN cũng như của các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN cũng đã được cải thiện theo hướng tích cực. Các sở, ngành ở địa phương đã tập trung chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Địa phương  Khối lượng(tấn/năm)   Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc  28.739   Hà Nội  24.000   Hải Phòng  4.620   Quảng Ninh  119   Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung  4.117   Đà Nẵng  2.257   Quảng Nam  1.768   Quảng Ngãi  92   Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam  80.332   TP Hồ Chí Minh  44.413   Đồng Nai  33.976   Bà Rịa- Vũng Tàu  1.943   Tổng  113.188   Nguồn: Báo cáo của Cục Môi trường, 2002 Bảng 1.2. Lượng phát sinh chất thải công nghiệp nguy hại Tổng lượng chất thải rắn công nghiệp tăng nhanh trong những năm vừa qua, đặc biệt là chất thải nguy hại. Theo báo cáo của Cục Môi trường năm 2002 tổng lượng chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh mỗi năm tại 3 vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Bắc, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là khoảng 113.118 tấn (bảng 1.2). Từ số liệu thống kê nêu trên cho thấy, lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam lớn khoảng gấp ba lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm phía Bắc và lớn gấp khoảng 20 lần lượng chất thải nguy hại phát sinh ở Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung. Lượng chất thải nguy hại thống kê được vào năm 2003 tăng lên 160.000 tấn, tương ứng khoảng 40% so với năm 2002. Trong đó 130.000 tấn phát sinh từ ngành công nghiệp, chất thải y tế nguy hại từ các bệnh viện, cơ sở y tế và điều dưỡng chiếm cỡ 21.000 tấn/năm, trong khi các nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động nông nghiệp chỉ khoảng 8.600 tấn/năm. Cũng như số liệu thống kê của những năm trước đó, phần lớn chất thải công nghiệp nguy hại phát sinh ở miền Nam, chiếm khoảng 64% tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh của cả nước, trong đó một nửa là lượng chất thải phát sinh từ Thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp theo là các tỉnh miền Bắc, với lượng chất thải nguy hại phát sinh chiếm 31%. 1.3.3.1. Một số biện pháp quản lý chất thải rắn công nghiệp đã thực hiện Ở nước ta, tại các KCN đã thực hiện công tác quản lý chất thải được thực hiện bởi nhiều bên liên quan (hình 1.4).  Hình 1.4. Quản lý chất thải ở các KCN Hình 1.4 chỉ ra, cơ quan đứng đầu trong bộ máy quản lý chất thải công nghiệp là chính phủ, tiếp theo là UBND cấp tỉnh và các bộ nghành khác. Bộ TNMT là cơ quan trực tiếp quản lý môi trường và có trách nhiệm quản lý môi trường chung của các nghành nghề. Ở mỗi KCN đều có ban quản lý môi trường, có nhiệm vụ là xem xét và hướng dẫn cho các công ty trong KCN thực hiện các biện pháp BVMT. Sau đó là do các KCN tự thực hiện và có liên kết với UBND tỉnh và các bộ nghành khác. Để có được những kết quả nêu trên, trong thời gian qua, các cơ quan quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực môi trường KCN đã nỗ lực xây dựng và ban hành cơ chế, chính sách và triển khai thường xuyên nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn doanh nghiệp thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường. Một số công việc cụ thể đã triển khai là: + BTNVMT đã ban hành Thông tư số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15/7/2009 quy định về bảo vệ môi trường khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. + Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/3/2008 quy định về KCN, KCX và KKT, trong đó quy định rõ quyền hạn, trách nhiệm của Ban quản lý KCN, KKT trong công tác thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường theo hướng tăng cường phân cấp, ủy quyền cho Ban quản lý KCN, KKT trong thực hiện một số nhiệm vụ bảo vệ môi trường KCN, KKT. + Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 43/2009/QĐ-TTg ngày 19/3/2009 về cơ chế hỗ trợ vốn ngân sách Trung ương cho xây dựng cơ sở hạ tầng KCN ở các địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (thay thế Quyết định 183/2004/QĐ-TTg ngày 19/10/2004). Theo đó, các KCN ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn được ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần cho xây dựng công trình xử lý nước thải tập trung cho KCN. + Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng thường xuyên có văn bản chỉ đạo, đôn đốc, hướng dẫn các địa phương tăng cường quản lý môi trường KCN, KKT; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường triển khai thanh tra, kiểm tra tình hình hoạt động của các KCN, KCX, KKT. 1.3.3.2. Một số tồn tại trong công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp Hiện nay, việc quản lý chất thải rắn, trong đó có chất thải rắn công nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là chất thải hữu cơ khó phân hủy chưa được quản lý, xử lý một cách phù hợp chính là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí của nước ta. Các hoạt động phân loại chất thải rắn mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, do cơ sở hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ và chưa có cơ chế, chính sách phù hợp khuyến khích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phân loại tại nguồn.    Trên thực tế chưa có văn bản nào quy định các danh mục, quy chuẩn về chất thải rắn công nghiệp. Nhất là không rõ cơ quan đứng ra cấp phép việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường. Hiện cũng chưa có quy định về việc thông tin báo cáo định kỳ tình hình phát sinh chất thải rắn của các chủ nguồn thải, của các địa phương, các chủ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn thông thường, dẫn đến việc không nắm bắt được kịp thời tình hình phát sinh chất thải rắn tại các địa phương trên toàn quốc để có cơ sở tham mưu cho các cấp, ngành có giải pháp quản lý. Hơn nữa, việc phân loại chất thải rắn công nghiệp tại nguồn còn hạn chế, thường chỉ được thực hiện đối với những chất thải mang lợi ích kinh tế, còn lại những chất thải công nghiệp khác đều được thu gom và đem đổ thải chung cùng với chất thải sinh hoạt, thậm chí còn lẫn cả với chất thải nguy hại. Chất thải rắn công nghiệp thường được chất thành đống trong kho chứa, hoặc tại các khu vực trống trong các khuôn viên cơ sở. Tại nhiều cơ sở sản xuất hệ thống kho chứa chất thải rắn còn chưa đạt yêu cầu, không có mái che, để lộ thiên trong khuôn viên cơ sở. Việc thu gom chất thải rắn trong nội bộ các nhà máy, xí nghiệp trong khu, cụm công nghiệp do đội vệ sinh của nhà máy, xí nghiệp đó đảm nhiệm và Ban quản lý khu, cụm công nghiệp chịu trách nhiệm quản lý chung. Cả nước đang thiếu các khu xử lý chất thải rắn công nghiệp, đặc biệt là khu xử lý chất thải nguy hại tập trung quy mô lớn. Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp mới chỉ thực hiện ở các đơn vị có quy mô nhỏ. Tính đến tháng 11 năm 2010, Bộ TN&MT đã cấp phép cho 75 cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại. Bên cạnh đó, còn một số cơ sở do địa phương cấp nhưng các cơ sở này hầu hết có quy mô nhỏ và vừa. Vì vậy, các cơ sở này chỉ đáp ứng được một phần tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh trên toàn quốc.  Ngoài ra có một số cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài cụm công nghiệp, khu công nghiệp hợp đồng với các tổ chức, cá nhân không có chức năng thu gom, vận chuyển, dẫn đến việc đổ chất thải không đúng nơi quy định, gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp diễn ra khá phổ biến chủ yếu là tự phát tại các cơ sở công nghiệp. Các chất thải có thể tái sử dụng được các cơ sở thu hồi để quay vòng sản xuất hoặc được bán cho các đơn vị khác để tái chế. Chất thải rắn ở hầu hết các làng nghề chưa được thu gom và xử lý triệt để, nhiều làng nghề xả thải bừa bãi tại các khu đất công cộng, ven sông, ao, hồ gây ô nhiễm môi trường. 1.4. Những công trình nghiên cứu về chất thải rắn công nghiệp. Một số công trình nghiên cứu về chất thải rắn công nghiệp ở nước ta: Quy hoạch hệ thống thu gom vận chuyển chất thải rắn công nghiệp và chất thải công nghiệp nguy hại cho các KCN, KCX tại thành phố Hồ Chí Minh – Trịnh Ngọc Đào, Nguyễn Văn Phước trường Đại học Bách khoa TPHCM. Nghiên cứu các biện pháp tổng hợp, khả thi nhằm quản lý chất thải rắn công nghiệp nguy hại tại Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam do GS. TS. Lâm Minh Triết và TS. Nguyễn Trung Việt thực hiện. Đề tài Quản lý và tái sử dụng chất thải rắn công nghiệp của Ma Thành Dược, khoa Công nghệ Lương thực Thực phẩm, trường đại học Lương thực – Thực phẩm TPHCM. Đề tài Nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp tại khu chế xuất Tân Thuận, trường Đại học Bách khoa TPHCM. Hiện nay ở khu vực Hà Nội chỉ có Công ty Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn là công ty thu gom và xử lý chất thải công nghiệp. Cùng với nguồn gốc phát sinh của chất thải công nghiệp là từ các KCN, một khu vực rất phức tạp và khó điều tra. Do đó, để nghiên cứu về chất thải công nghiệp là một vấn đề chưa được phổ biến rộng rãi. Với lý do trên, trong khuôn khổ của một khóa luận tốt nghiệp, tôi đã lựa chọn vấn đề nghiên cứu đánh giá hiệu quả hệ thống thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, từ đó đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả hơn cho công ty. CHƯƠNG II MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu chung: Góp phần nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp cho địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận. - Mục tiêu cụ thể: + Nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp do Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn đảm nhiệm. + Đề xuất mô hình quản lý hiệu quả hơn chất thải rắn công nghiệp cho công ty 2.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Công tác quản lý chất thải rắn công nghiệp tại công ty Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Hà Nội. 2.3. Nội dung nghiên cứu Để thực hiện được mục tiêu nêu trên, đề tài đã tập trung vào những nội dung sau: - Nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp do công ty thực hiện; - Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải rắn công nghiệp của công ty; - Đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả hơn cho Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn. 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp kế thừa tài liệu thứ cấp Phương pháp kế thừa có chọn lọc kết quả của các nghiên cứu đã thực hiện trước đây tại khu vực nghiên cứu. Đây là phương pháp nhằm giảm bớt thời gian và công việc ngoài thực địa, trong phòng thí nghiệm và nghiên cứu tài liệu. Các tài liệu thu thập được giúp đề tài tổng kết lại những kinh nghiệm và kế thừa có chọn lọc thành quả nghiên cứu từ trước tới nay. Các tài liệu thu thập được: + Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Sóc Sơn, Hà Nội. + Các tài liệu điều tra về lượng rác lượng rác thải trong những năm gần đây của công ty. + Các số liệu về công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn. + Các tài liệu trên báo chí, các trang web… 2.4.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp 2.4.2.1. Điều tra khảo sát thực tế - Là việc điều tra khảo sát khu vực nghiên cứu, thu thập các số liệu cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. - Khảo sát toàn bộ địa bàn quản lý của công ty, tìm hiểu hiện trạng chất thải do công ty chịu trách nhiệm thu gom và xử lý - Điều tra phương pháp thu gom, vận chuyển rác thải của công ty theo hành trình của xe vận chuyển rác. - Thông kê toàn bộ số lượng tuyến thu gom và điểm tập kết rác, nhận xét tỷ mỉ đặc điểmcủa mỗi tuyến, chú ý đến thực trạng môi trường (cảnh quan, rác, nước thải, cấp thoát nước...) - Lựa chọn các tuyến điển hình, đại diện cho toàn bộ khu vực để thực hiện điều tra tỷ mỉ những nội dung sau: công việc, dụng cụ, trang bị bảo hộ lao động, thành phần rác thải hàng ngày... 2.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn Tiến hành phỏng vấn người dân xung quanh công ty về các tác động mà chất thải rắn ở công ty gây ra như bụi, mùi, đối với cảnh quan, ảnh hưởng tới sức khỏe. Kèm theo một số câu hỏi trao đổi. Đối tượng phỏng vấn là công nhân lao động trong công ty và người dân xung quanh công ty. Đề tài đã sử dụng 2 loại phiếu phỏng vấn: một loại dùng để phỏng vấn người dân xung quanh công ty, một loại phỏng vấn cán bộ trong công ty. Mỗi phiếu có 15 câu hỏi. Các câu hỏi tập trung xoay quanh mục tiêu, nội dung của đề tài, đảm bảo thu thập đủ các thông tin cần thiết từ ý kiến của người dân. Nội dung chi tiết câu hỏi được nêu ở trong phần phụ lục. Tôi đã tiến hành phát phiếu cho 40 cán bộ công nhân trong công ty và 30 phiếu cho các hộ dân xung quanh công ty. Số phiếu phát ra là 70 phiếu, số phiếu thu được là 70 phiếu. 2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu nội nghiệp Mục đích của phương pháp này là phân tích, đánh giá những tài liệu có sẵn để chọn lọc ra những số liệu, nhận xét phù hợp nhất cho đề tài và hệ thống các tài liệu thu thập rời rạc. Sau quá trình thực tập, tôi tiến hành phân tích lại các tài liệu thu thập được từ nhiều nguồn như tài liệu thứ cấp, phiếu phỏng vấn trong quá trình thực tập, phân tích đánh giá các phương pháp xử lý chất thải thu thập được. Tổng hợp ý kiến đánh giá của cán bộ và người dân xung quanh công ty sau khi phỏng vấn. Sau đó, tổng hợp số liệu đã phân tích và thu thập được rồi so sánh, đánh giá số liệu thu thập được. Các số liệu thu thập được tập hợp bằng phần mềm Word, Exel để viết thành bài báo cáo. Thông tin thu thập từ phiếu điều tra phỏng vấn cán bộ công nhân viên và người dân xung quanh công ty được tổng hợp, xử lý và nêu ở mẫu biểu 01 và 02. Mẫu 01. Ý kiến của cán bộ và người dân xung quanh công ty Các hoạt động  Ý kiến nhận xét(%)     Cán bộ, công nhân  Người dân    Tốt  Trung bình  Xấu  Tốt  Trung bình  Xấu   Công tác tuyên truyền.         1. Hình thức         2. Nội dung         3. Phương tiện         Hoạt động quản lý môi trường         1. Hình thức vận chuyển         2. Công cụ vận chuyển         3. Thời gian vận chuyển         4. Điểm tập kết         Bảo hộ         Dịch vụ         Trả lương         Các tác động         - Bụi         - Tiếng ồn         - Mùi         Mẫu 02: Khối lượng chất thải rắn công nghiệp mà công ty thu gom năm 2010. Tháng  Số lượng(tấn)   1    2    3    4    5    6    7    8    9    10    11    12    Tổng    CHƯƠNG III ĐẶC ĐIỂM CỦA KHU VỰC NGHIÊN CỨU 3.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1. Vị trí địa lý Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp 10 thuộc xã Nam Sơn, huyện Sóc Sơn, Hà Nội có vị trí nằm cách trung tâm thành phố 45 km về phía bắc, cách sân bay Nội Bài 15 km về phía Đông Bắc, cách đường quốc lộ 3A ( đi Thái Nguyên, Bắc Cạn) khoảng 3km về phía Tây Nam, cách sông công khoảng 2 km về phía đông. - Phía Tây giáp xã Minh Phú. - Phía Nam giáp xã phú Ninh và quốc 35. - Phía Bắc và Đông Bắc là dãy đồi thấp, xa hơn nữa là dãy núi Bắc Sơn, Tam Đảo.  Hình 3.1. Bản đồ khu vực nghiên cứu 3.1.2. Đặc điểm địa hình Địa hình được bao bọc xung quanh bởi các đồi gò có độ cao từ 29,5 m – 66 m. Khu vực này có 2 kiểu địa hình chính: địa hình bóc mòn và địa hình tịch tụ, địa hình bọc mòn phân bố ở phí bắc và phía Nam của khu vực nghiên cứu, thành phần chủ yếu là cát kết, sét kết, bột kết màu lục, nâu đỏ, nâu vàng. Kiểu địa hình tích tụ chiếm phần lớn diện tích khu vực, đất đá thành tạo của địa hình phần trên là sét, sét pha màu nâu đỏ, nâu vàng, xám trắng, phần dưới là sét bột kết hệ tầng nằm khuất. 3.1.3. Điều kiện khí hậu – thủy văn Sóc Sơn là huyện có đặc trưng địa hình, khí hậu của vùng đồng bằng Bắc Bộ, vùng chuyển tiếp sang trung du và miền núi. Khí hậu khu vực nghiên cứu là khí hậu nhiệt đới gió mùa, có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa tùy vào gió Đông Nam kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô tùy với gió Đông Bắc kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,3oC, nhiệt độ trung bình thấp nhất là 16,3oC (tháng 1) và cao nhất là 29,2oC (tháng 7). Nhiệt độ cao nhất trong vòng 30 năm đạt 41,1oC và thấp nhất chỉ đạt 7,43oC. Gió trong khu vực tương đối ổn định về hướng và tốc độ, hướng gió chính là Đông Bắc và Tây Nam. Gió Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau với tần suất 12%. Hàng năm, khu vực còn chịu ảnh hưởng của bão và lốc. Bão, lốc kèm theo mưa lớn đã gây thiệt hại không nhỏ cho khu vực. Lượng mưa bình quân hàng năm là 1400 mm, năm cao nhất từ năm năm trở lại đây là 1975 mm (2008), năm thấp nhất là 1106 mm (2006). Lượng mưa phân bố khu vực nghiên cứu không đều, lượng mưa cao nhất vào các tháng 7 và tháng 8, lượng mưa thấp nhất vào tháng 12 và tháng 1 năm sau. - Điều kiện thủy văn. Xã Nam sơn nằm trong lưu vực sông Công, có sông Cà Lờ phát nguyên từ dãy Tam Đảo chảy qua, khoảng cách từ phần trên của sông chảy tới khu vực công ty là 3km và vị trí phân chia giữa hai con suối chính chảy ra từ phía Tây và phía Đông của vùng. Suối và các con mương trong các tháng mùa khô gần như cạn kiệt, nước ở đây được sử dụng cho tưới tiêu (suối Phú Thịnh) vào mùa mưa lũ các vùng trũng có thể bị ngập lụt. 3.2. Điều kiện kinh tế xã hội Sản xuất kinh tế: nghành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp với cây trồng chính là lúa, ngô, khoai, sắn, cây công nghiệp… Sản lượng nghành nông nghiệp chiếm 95%, nghành lâm nghiệp chiếm 3%, còn lại là dịch vụ chiếm 2%. Trong nông nghiệp chủ yếu là trồng trọt, sản lượng nghành trồng trọt chiếm 60% tổng giá trị sản lượng nghành nông nghiệp. Tuy nhiên, hiệu suất sử dụng đất và năng suất thấp, công nghiệp ở địa phương và tiểu thủ công nghiệp chưa phát triển, giáo dục, y tế chưa đạt hiệu quả cao. Thu nhập chủ yếu là là từ trồng trọt và chăn nuôi với giá trị bình quân thấp. Tỉ lệ hộ nghèo và trẻ em thiếu dinh dưỡng cao. Từ khi có bãi rác của công ty người dân có them nghề mới là: Thu mua phế liệu, dịch vụ, nhất là rác. Giáo dục: đại bộ phận người dân trong xã đều biết đọc, biết viết. Xã có 1 trường mần non, 2 trường cấp I, 2 trường cấp II. Nhìn chung cơ sở vật chất trường học cơ bản đã ổn định, không phải học 3 ca. Chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao, số giáo viên dạy giỏi cấp huyện cấp tỉnh ngày càng tăng. Đặc biệt trong năm 2002, theo chương trình của Đảng và chính phủ, xã đã triển khai công tác phổ cập trung học cơ sở và từng bước đạt được hiệu quả. Y tế: công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân nói chung và sức khỏe sinh sản nói riêng chưa được quan tâm. Toàn xã có một trạm y tế liên kết với trạm y tế quan dân y của bộ đội đóng gần đó. Trạm xã chưa được trang bị đầy đủ thiết bị khám chữa bệnh, hiện chưa có bác sĩ. Văn hóa thông tin: các làng trong xã đều có loa đài phát thanh nhưng hiện đang bị xuống cấp và ngừng sử dụng. Xã đang chuẩn bị xây dựng lại 100% số hộ trong xã có đài, 90% số hộ có ti vi, do đó bà con có điều kiện nắm bắt mọi thông tin tốt. Cơ sở hạ tầng: Xã có 35km đường đã trải nhựa, hệ thống thủy lợi đảm bảo cho 40 % tổng số diện tích đất canh tác. Xã có 7 trạm biến áp với công suất 1040 kw, sản lượng điện tiêu thụ hàng năm là 417,894 kwh. 3.3. Giới thiệu chung về công ty 3.3.1. Lịch sử ra đời Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn là một chi nhánh của công ty  URENCO, tiền thân là Xí nghiệp xử lý chất  Công nghiệp - Ytế  trực thuộc Công ty Môi trường Đô thị Hà Nội được thành lập ngày 29/05/2002.  Sự ra đời của Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn đánh dấu một bước phát triển trong thời kỳ đổi mới. Hoạt động chủ yếu của Công ty là trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp, chất thải nguy hại và chất thải y tế. Theo chủ trương của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của Công ty TNHH Nhà nước Một thành viên Môi trường Đô thị về đẩy nhanh, đẩy mạnh tiến độ cổ phần các doanh nghiệp nhà nước, công ty Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn  đã nhanh chóng được cổ phần. Ngày 24/9/2008 là một mốc lịch sử mới của cán bộ Công ty khi được gắn một tên mới đó là: “Công ty cổ phần”. Gần 10 năm hình thành và phát triển với biết bao thăng trầm của đất nước nói chung và ngành môi trường nói riêng song Công ty Cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn  không ngừng lớn mạnh, sự lớn mạnh của Công ty thể hiện ở mô hình tổ chức nhân sự, hệ thống khách hàng, hệ thống sản xuất. Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn có quy mô 21ha, trong đó diện tích 1 khu xử lý CTR công nghiệp quy mô 5,5 ha, 1 khu xử lý CTR nguy hại quy mô 1ha, diện tích còn lại là bãi chôn lấp. 3.3.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Công ty Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn là một công ty cổ phần chịu sự quản lý của công ty mẹ là môi trường đô thị Hà Nội. Công ty đã trải qua 10 năm làm việc với cơ cấu tổ chức thể hiện ở hình 3.1.  Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty Công ty gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc: - Giám đốc có nhiệm vụ chỉ đạo chung mọi công việc của công ty. - 1 phó giám đốc chuyên chỉ đạo về kỹ thuật. - 1 phó giám đốc chuyên chỉ đạo về tổ chức. - 1 phó giám đốc chuyên chỉ đạo về kế hoạch. Các phòng ban: Phòng tổ chức hành chính chịu trách nhiệm về công tác nhân sự, chăm lo đời sống cán bộ công nhân viên, đảm bảo cuộc sống và quyền lợi cho người lao động Phòng công nghệ kỹ thuật chịu trách nhiệm chung về mặt kỹ thuật của công ty trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý rác. Phòng tài chính kế hoạch chịu trách nhiệm về việc lên lịch làm việc cho toàn bộ công nhân trong công ty. Phòng xử lý có nhiệm vụ phân tích mẫu nước đầu vào, đầu ra và vận hành máy móc xử lý nước. Phòng kinh doanh chuyên về các hoạt động quản lý chi tiêu, cung cấp số liệu về tình hình tài chính quản lý vốn của công ty. Phòng vật liệu phế liệu có nhiệm vụ chuyên phụ trách về các vật liệu xử lý, các loại chất thải có thể tái chế và tái chế chúng. Hình 3.1 cho thấy công ty có tất cả 4 xí nghiệp xử lý: Xí nghiệp công nghiệp và xây lắp: đây là xí nghiệp chuyên chịu trách nhiệm về các hoạt động xây lắp của công ty. Xí nghiệp xử lý số 2 ( công nghệ đốt): đây là xí nghiệp xử lý có sử dụng công nghệ đốt để xử lý các loại chất thải công nghiệp nguy hại. Xí nghiệp xử lý số 2 ( công nghệ hóa lý): là xí nghiệp chuyên xử lý các loại chất thải lỏng của các nghành công nghiệp. Xí nghiệp số 3 ( công nghệ khử): là xí nghiệp chuyên sử dụng các loại hóa chất để xử lý chất thải. Công ty có 6 tổ gồm 2 tổ chịu trách nhiệm về cơ khí, 1 tổ cơ khí điện, 1 tổ xử lý môi trường, 1 tổ bảo vệ, 1 tổ hậu cần. Hiện nay, công ty có 210 công nhân, trong đó cán bộ quản lý gồm 3 người, cán bộ văn phòng có 37 người, công nhân làm việc là 160 người. CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn công nghiệp do công ty thực hiện 4.1.1. Sơ đồ quản lý chất thải của công ty Hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tổng quát được thể hiện ở hình 4.1. Hình 4.1. Sơ đồ quản lý chất thải của công ty Từ hình 4.1 ta thấy, chất thải được thu gom ở các KCN, chúng được phân loại tại nguồn để phân loại ra được các chất thải có thể tái chế hoặc những chất thải nguy hại. Tại đây sẽ lập các phương án xử lý đối với các loại chất thải đã phân loại đó. Sau đó công ty sẽ tiến hành trao đổi với các KCN và ký hợp đồng. Khi đã thỏa thuận xong và ký hợp đồng công ty tiến hành thu gom vận chuyển về công ty. Chất thải được đưa về kho chứa chất thải của công ty và phân loại. Tại đây sẽ có các nhân viên kiểm soát, giám sát chất thải xem khối lượng chất thải được đưa về là bao nhiêu. Sau khi chất thải được phân loại sẽ được chuyển đến các xí nghiệp xử lý. Xử lý xong chất thải được lưu giữ có sự kiểm soát trong công ty để đánh giá hiệu quả xử lý chất thải sau đó sẽ nghiệm thu và thanh lý hợp đồng. 4.1.2. Thực trạng hoạt động của công ty Công ty môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn với nhiệm vụ yếu là thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải công nghiệp từ các khu công nghiệp ở khu vực phía bắc thể hiện ở hình 4.2. Hình 4.2. Sơ đồ hoạt động của công ty 4.1.2.1. Thực trạng hoạt động thu gom Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn hiện đang thu gom các chất thải công nghiệp từ các công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội và các khu vực lân cận như Hưng Yên, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Hiện nay, Hà Nội có khoảng 30 KCN lớn nhỏ, trung bình mỗi ngày thải ra khoảng 300 tấn chất thải rắn. Tất cả các chất thải thu gom được vận chuyển về công ty và được xử lý theo các phương pháp khác nhau tùy theo từng loại rác của từng nghành nghề sản xuất. Các khu công nghiệp đã hợp đồng thu gom rác với công ty: KCN Nội Bài, KCN Bắc Thăng Long, KCN Phú Nghĩa, KCN Sóc Sơn.... - Thời gian thu gom: hầu hết các xe vận chuyển rác từ các khu công nghiệp hoạt động một ngày 2 ca: + Ca 1: Từ 5h đến 8h + Ca 2: Từ 15h đến 18h. - Phương tiện để thu gom rác là các xe chở rác chuyên dụng của công ty. Hiện nay công ty có khoảng 82 xe chuyên dùng để chở rác. - Phương pháp thu gom: hầu hết các khu công nghiệp đã hợp đồng với công ty nên khi thu gom rác thì do KCN đó đảm nhiệm, công ty chỉ cần có một lái xe đưa xe đến KCN và vận chuyển rác về công ty. Xe chuyên dùng có thùng chứa rác theo từng loại rác, ví dụ như chất thải lỏng thì xe phải có thùng kín. 4.1.2.2. Thực trạng hoạt động vận chuyển - Chất thải sau khi đưa lên xe được vận chuyển về công ty, sau đó chúng được xử lý theo phương pháp mà công ty đã thực hiện. - Phương tiện vận chuyển là các xe chở rác. Hiện nay, công ty có 82 xe chuyên dùng để chở rác thải, có dung tích từ 6-8 m3, các xe này đều có hệ thống thủy lực để nâng các xe đẩy tay hoặc các thùng rác nhỏ, trong đó có khoảng 40 xe có bộ phận nén rác. - Địa điểm tập kết rác là công ty môi trường đô thị và công nghiệp Bắc Sơn. - Thời gian vận chuyển của các xe là một ngày 2 chuyến, mỗi xe được phân công đi cho nhiều khu công nghiệp khác nhau. Chuyến thứ nhất là từ lúc 5h sáng, chuyến thứ 2 là từ 15h. - Các xe được quy định địa điểm cụ thể và phải làm theo tuyến đường mình được giao. - Phương pháp tiến hành: xe được công nhân lái xe đưa đến địa đểm thu rác, tại đây rác đã được tập kết thành bãi, sau đó dùng các công cụ để cho rác vào thùng xe, rác được ép chặt trong thùng, việc này làm giảm kích thước của rác do đó sẽ chứa được nhiều rác hơn. Sau đó rác được chuyển tới công ty theo tuyến đường đã quy định. 4.1.2.3. Xử lý rác thải tại công ty Chất thải sau khi thu gom được vận chuyển về công ty. Tại cổng chính có lắp đặt một cân mà các xe chở rác vào phải đi qua được đưa vào khu phân loại. Sau đó chúng được xử lý theo những phương pháp của công ty. Khâu đầu tiên là xử lý sơ cấp, đây là khâu đầu tiên và cơ bản trong xử lý chất thải. Chất thải được cắt, nghiền, sàng, tuyển … sau đó chúng có thể được tái chế hoặc xử lý, ví dụ, các loại chất thải có kích thước lớn và thành phần khác nhau phải được phân loại ngay khi tiếp nhận. Các chất thải rắn chứa các chất độc hại (như muối cyanua rắn) cần phải được đập thành những hạt nhỏ trước khi được hòa tan để xử lý hóa học. Các chất thải hữu cơ dạng rắn có kích thước lớn phải được băm và nghiền nhỏ đến kích thước nhất định, rồi trộn với các chất thải hữu cơ khác để đốt…phương pháp này làm tăng hiệu quả tái chế hoặc xử lý ở các khâu tiếp theo. Các chất thải mà có thể tái chế như nhựa, giấy, …. được vận chuyển sang xưởng tái chế để tái chế thành các sản phẩm như bao bì, gạch. Hiện nay, công ty đã tái chế ra gạch để xây nhà, hiện tại là khu nhà dành cho cán bộ và công nhân làm việc trong công ty. Hàng ngày công ty thu gom được khoảng 600 tấn rác trong số đó số lượng rác thải tái chế được khoảng 5- 7 tấn. Các chất thải rắn nguy hại được đưa sang xí nghiệp số 1 để xử lý, còn một phần đưa sang xí nghiệp số 2 để xử lý hóa lý. Tại xí nghiệp số 1 công ty đã đầu tư hai thiết bị xử lý là lò đốt. Các chất thải như cao su, cặn dầu... thì sử dụng lò đốt để xử lý, tức là oxy hóa chúng ở nhiệt độ cao. Đối với các chất thải như dầu, mỡ, kim loại nặng, dung môi dùng phương pháp hóa lý để xử lý, sử dụng các quá trình biến đổi vật lý, hóa học để làm thay đổi tính chất nguy hại của chúng. Đối với một số chất thải nguy hại được lưu giữ trong hầm lưu giữ chất thải của công ty. Một số chất thải nguy hại khó xử lý thì dùng phương pháp hầm lưu giữ để xử lý. Qua khảo sát thực tế cho thấy, các biện pháp xử lý chất thải nói chung tại công ty bao gồm: - Phương pháp đốt: là phương pháp thông thường để xử lý chất thải nguy hại. - Phương pháp hóa rắn: Là phương pháp xử lý chất thải bằng cách thêm vật liệu vào chất thải để tạo thành khối rắn. - Phương pháp hóa lý: Là phương pháp xử lý chất thải lỏng công nghiệp, sử dụng các hóa chất để làm giảm tính độc hại của chất thải. - Phương pháp hầm lưu giữ: Là phương pháp lưu giữ các chất thải nguy hại mà không xử lý được bằng các phương pháp khác. - Phương pháp chôn lấp: là phương pháp dùng để xử lý các chất thải dễ phân hủy, chủ yếu là chất thải hữu cơ. Đối với chất thải rắn, công ty đã sử dụng 4 phương pháp xử lý chủ yếu sau: a. Phương pháp đốt: hiện nay, công ty đang sử dụng lò đốt chất thải công nghiệp có kí hiệu CEETEA – CN150 với công suất 5 tấn/ngày. Đây là lò đốt có công nghệ đốt đa vùng và xử lý khói thải liên hoàn hiện đại tương đương với công nghệ của các nước phát triển. Các thông kỹ thuật của lò đốt: - Lò đốt có công suất: 125-150 kg/giờ - Nhiệt độ buồng đốt sơ cấp:800-8500C - Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp: 1050-11000C - Tiêu hao dầu Diezel:50-70 kg/giờ tùy loại chất thải - Thời gian lưu khí: 1,5 giây - Lưu lượng không khí cấp tối đa cho buồng đốt: 2000 m3/giờ - Kích thước cơ bản của lò: 9000x2200x3900 mm - Trọng lượng 2 buồng đốt: 12 tấn - Đường kính ống khói: 600 mm, chiều cao ống khói: 17 m - Hệ thống xử lý khói thải chế tạo bằng inốc. Qua các kết quả đo đạc của Trung tâm Kỹ thuật Môi trường đô thị và Khu công nghiệp và Trung tâm kỹ thuật 1-Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cho thấy tất cả các chỉ tiêu khí thải và bụi của lò đốt CEETIA-CN150 mà công ty sử dụng nhỏ hơn mức Tiêu chuẩn Việt Nam cho phép đối với chất lượng khói thải của lò đốt chất thải y tế TCVN 6560-1999. Những chất thải được xử lý bằng lò đốt là chất thải từ ngành chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, may mặc, nhựa, cao su, dầu khí, …Sau khi đốt, rác cháy thành tro bụi, tro được dập tắt bằng nước và thải bỏ ra bãi chôn lấp Tuy nhiên, với tổng lượng rác thải công nghiệp mà công ty thu được như hiện nay thì việc sử dụng lò đốt này chưa đáp ứng được nhu cầu cần tiêu hủy khối lượng chất thải ngày càng tăng trên địa bàn. b. Phương pháp chôn lấp Chất thải dễ phân hủy được công ty vận chuyển đến bãi chôn lấp. Bãi chôn lấp của công ty nằm ở phía sau khu xử lý. Ở đây, rác đổ xuống được san gạt, đầm, phun chế phẩm Enchoice, thuốc diệt côn trùng, rắc vôi bột…Khi đã đổ đến cốt quy định, rác được phủ đất dày 15cm đến 20cm theo thời gian sự phân hủy vi sinh làm cho rác trở nên tơi xốp và thể tích của các bãi giảm xuống. Cứ như vậy, các bộ phận trong khu chứa rác hoạt động 24/24h, với công suất trung bình lên đến 4.000 tấn/ngày đêm. Toàn bãi có 9 ô chôn lấp, hiện nay chất thải đã được lấp đầy vào 6 ô. Theo dự báo của công ty, bãi rác này sẽ được lấp đầy vào năm 2012 nếu vẫn duy trì khối lượng chất thải chôn lấp như hiện nay. Chất thải dùng để chôn lấp ngoài những chất dễ phân hủy, còn bao gồm những chất không độc hại như xỉ than. Tại bãi có hệ thống thu gom nước rò rỉ để xử lý, có hệ thống thoát khí, có giếng khoan để giám sát khả năng ảnh hưởng đến nước ngầm. Tuy nhiên, theo kết quả phân tích của Bộ Môi trường thì phương pháp chôn lấp thường gây ra mùi và làm ảnh hưởng đến chất lượng nước. Ngoài ra còn mang rác rưởi cuốn theo gió gây ô nhiễm cho các khu vực xung quanh. c. Phương pháp hóa rắn Là phương pháp nhằm ổn định chất thải bằng các phụ gia. Tại công ty trước khi thực hiện hóa rắn mẫu chất thải được đưa đi phân tích xem chúng cần những loại phụ gia nào, sau đó thử nghiệm nếu đóng rắn được thì sẽ đi vào thực hiện. Phương pháp hóa rắn dùng để xử lý bùn là chủ yếu. d. Phương pháp hầm lưu giữ Đây là phương pháp lưu giữ chất thải rắn công nghiệp mà không xử lý được bằng các phương pháp khác và thường được sử dụng để xử lý chất thải nguy hại. Chất thải sau khi phân loại, nếu những chất nguy hại khó xử lý, chúng được vận chuyển đến hầm lưu giữ, tại đây chất thải được lưu giữ. Trong quá trình lưu giữ, chất thải được phun hóa chất để làm giảm độc tính. 4.1.2.4. Một số hoạt động khác của công ty - Dịch vụ vệ sinh làm sạch đẹp nhà cửa, công trình công cộng, cải tạo môi trường sinh thái. - Sản xuất kinh doanh các sản phẩm hàng hoá từ nguồn phế thải; tái chế, tái sử dụng phế thải. - Thiết kế mới, thiết kế cải tạo, sản xuất, sửa chữa các sản phẩm cơ khí, thiết bị chuyên dùng và phương tiện cơ giới đường bộ. - Tư vấn, dịch vụ lập các dự án đánh giá tác động môi trường, quan trắc môi trường. - Tư vấn, thiết kế và xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp. - Đào tạo nghiệp vụ, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực môi trường đô thị. - Kinh doanh, xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị, vật liệu. - Kinh doanh bất động sản; cho thuê văn phòng. - Xuất khẩu lao động. 4.2. Đánh giá hiệu quả quản lý chất thải công nghiệp của công ty Quản lý rác thải công nghiệp là một phần của quản lý rác thải nói chung do công ty đảm nhiêm. Nhìn chung, công ty đã đạt được những hiệu quả nhất định về mặt kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, về mặt môi trường còn nhiều bàn cãi. 4.2.1. Hiệu quả về mặt môi trường 4.2.1.1. Hiệu quả về việc thu gom và vận chuyển chất thải rắn công nghiệp từ các KCN Số liệu thống kê của Sở Tài nguyên Môi trường thành phố Hà Nội năm 2010 cho biết lượng rác thải của khu vực là 853737 tấn, trong đó rác thải công nghiệp chiếm khoảng 250000 tấn. Dưới sự chỉ đạo của ban giám đốc cùng với đội ngũ cán bộ và công nhân của công ty và sự hoạt động của 82 chiếc xe chuyên dùng để chở chất thải công nghiệp. Hàng ngày, công ty đã thu gom được khoảng 600 tấn chất thải từ các khu công nghiệp trên địa bàn Hà Nội và các khu vực xung quanh. Theo số liệu thu thập được, trong năm 2010 công ty đã thu gom và vận chuyển được khối lượng chất thải như sau (bảng 4.1). Bảng 4.1. Khối lượng rác thải công nghiệp trong năm 2010 Đơn vị tính: tấn/ năm. Năm Tháng  Số lượng(tấn)   1  19083   2  20103   3  18989   4  18891   5  18563   6  19511   7  21781   8  18578   9  19786   10  20972   11  18632   12  19887   Tổng  215526   Nguồn: Báo cáo tổng kết của công ty Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn Nhìn vào bảng 4.1 ta thấy, trong năm 2010 công ty đã thu gom được 215526 tấn tương ứng với mỗi ngày công ty vận chuyển được khoảng 600 tấn rác thải. Nhờ đó, công ty đã có rất nhiều thành tích trong công tác bảo vệ môi trường của thủ đô cũng như của các vùng lân cận. Trong đó, lượng rác thải công ty thu gom được từ một số KCN chính như Bắc Thăng Long, Nội Bài, Nam Thăng Long, Đông Anh...(bảng 4.2)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu đề xuất hệ thống quản lý chất thải rắn công nghiệp tại Công ty cổ phần Môi trường Đô thị và Công nghiệp Bắc Sơn, Sóc Sơn, Hà Nội.doc
Luận văn liên quan