NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI VIỆT NAM
MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU . . 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ . 1
1.2 MỘT SỐ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI . 2
1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI . 2
Chương 2: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN
NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG CNTT 5
2.1 MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG
CNTT . 5
2.1.1 Hệ thống văn bản luật hiện có liên quan đến CNTT 5
Các văn bản chính có liên quan đến thúc đẩy ứng dụng CNTT . 6 2.1.2
2.1.3 Giới thiệu Luật công nghệ thông tin (CNTT), Nghị định 64 liên quan đến
ứng dụng CNTT . 13
2.2 TIN HỌC HÓA VÀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI .16
2.2.1. Tin học hóa và xây dựng CPĐT ở Hàn Quốc . 17
2.2.2. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Nhật Bản . 27
2.2.3. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Ai Cập . 32
2.2.4. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Xin-ga-po 40
Chương 3: HIỆN TRẠNG CNTT Ở VIỆT NAM . 49
3.1 HIỆN TRẠNG CNTT Ở VIỆT NAM THÔNG QUA TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC
HIỆN CHỈ THỊ 58 49
3.1.1 Những kết quả đạt được giai đoạn 2001-2005 49
3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân về ứng dụng CNTT 53
3.1.3 Đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm . 57
3.1.4 Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 5 năm 2006-2010 . 58
3.2 HIỆN TRẠNG CNTT THUỘC CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC . 61
3.2.1 Các tỉnh thành . 61
3.2.2 Các bộ ngành, cơ quan nhà nước 77
3.3 HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC HIỆP HỘI 102
3.4 Ý KIẾN TỔNG HỢP CỦA CÁC CHUYÊN GIA CNTT 109
3.5 Ý KIẾN MỘT BÀI BÁO VỀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM .116
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT NƯỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI 117
4.1 KHÁI QUÁT HOÁ VỀ GIẢI PHÁP 117
4.2 ĐÚC RÚT MỘT SỐ VẤN ĐỀ, BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG
CNTT TỪ NƯỚC NGOÀI . 118
4.3 ĐÚC RÚT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC ĐƯA VÀO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT 128
4.4 ĐÚC RÚT MỘT SỐ BÀI HỌC, KINH NGHIỆM TỪ HIỆN TRẠNG CNTT Ở
NƯỚC TA 131
4.4.1 Từ các tỉnh, thành . 131
4.4.2 Từ các bộ ngành, hiệp hội đoàn thể 139
4.4.3 Từ các hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp . 142
4.5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH . 148
4.5.1 Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước nói chung (NGP 1) 148
4.5.2 Nhóm giải pháp về chuyên môn ứng dụng và phát triển CNTT (NGP 2) 158
4.5.3 Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính (NGP 3) 165
4.5.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT (NGP 4) . 167
4.5.5. Nhóm giải pháp về tuyên truyền nhận thức (NGP5) . 171
4.5.6 Các giải pháp khác (NGP6) 173
Chương 5: KẾT LUẬN 175
Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CNTT
ĐƯỢC BAN HÀNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY 179
Phụ lục 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ
TỈNH THÀNH 185
Phụ lục 3: BÀI BÁO “TRIỂN KHAI PHẦN MỀM ỨNG DỤNG VÀ DỊCH VỤ
NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?” 219
Tài liệu tham khảo . . 222
225 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2579 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
kỹ thuật CNTT trong các cơ quan Nhà nước chủ yếu bao gồm mạng nội bộ
(LAN), máy chủ (server), máy trạm làm việc, các thiết bị tin học văn phòng như máy in, máy
quyét, máy chiếu,… kết nối mạng WAN, Internet. Việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT tại các
cơ quan được thực hiện chủ yếu thông qua Đề án 112 (dự án hỗ trợ xây dựng mạng LAN các
Sở, ban, ngành, huyện, thị xã trong tỉnh). Ngoài ra, một số cơ quan, đơn vị tự thực hiện mua
sắm thiết bị tin học theo nhu cầu công việc hoặc được hỗ trợ ứng dụng tin học theo ngành dọc.
Theo kết quả thống kê, đến nay đã xây dựng được 50/54 mạng cục bộ LAN cho các Sở,
ban, ngành, huyện, thị xã thành phố trong tỉnh. Hầu hết các Sở, ban, ngành, huyện, thị xã, thành
phố trong tỉnh có kết nối Internet băng rộng ADSL. Một vài đơn vị kết nối với Văn phòng
UBND tỉnh qua mạng dùng riêng VPN bằng đường truyền MegaWAN.
- Việc kết nối mạng diện rộng và hệ thống bảo mật chưa được đầu tư. Do đó, trong giai
đoạn 2007-2010 cần tập trung xây dựng mạng chuyên dùng và bảo đảm an ninh mạng cho các
cơ quan nhà nước.
Hiện trạng ứng dụng CNTT
- Hệ thống thông tin điều hành tác nghiệp đã được triển khai tới 10 đơn vị trên địa bàn
tỉnh. Hệ thống điều hành tác nghiệp giúp công tác quản lý không bị hạn chế về không gian,
khoảng cách. Chương trình đảm bảo được quá trình điều hành tác nghiệp một cách thông suốt,
mạch lạc, luồng thông tin được lưu chuyển một cách logic, đảm bảo tính đúng đắn, tính kịp thời
và đạt được hiệu quả cao tạo ra sự phản hồi thông tin từ cấp cao nhất đến các chuyên viên một
cách trực tiếp mà không gặp phải một trở ngại nào. Tạo ra môi trường cộng tác giúp cho việc
chia sẻ thông tin và phối hợp làm việc được dễ dàng.
- Đề án hỗ trợ kinh phí cho 40 đơn vị để xây dựng trang tin điện tử, hiện nay đã triển khai
được 27 đơn vị.
- Phần mềm kế toán, kiểm kê tài sản cố định và thu nộp đảng phí đã được triển khai ứng
dụng tại hầu hết các cơ quan Đảng trong tỉnh.
- Phần mềm quản lý ngân sách, kế toán hành chính sự nghiệp, cấp mã số đối tượng sử
dụng ngân sách nhà nước, quản lý tài sản sau kiểm kê, kế toán tài chính – ngân sách xã, quản lý
hồ sơ quyết toán đầu tư xây dựng cơ bản đã được triển khai tại Sở Tài chính, phòng Tài chính,
Kế hoạch các huyện.
Hiện trạng ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước phục vụ người dân, DN
- Chương trình giải quyết đơn thư khiếu nại tố cáo đã được triển khai tại một số cơ quan
quản lý nhà nước. Chương trình này được xây dựng trên nền ứng dụng Web đã được đưa vào sử
dụng có hiệu quả. Thông qua chương trình việc xử lý đơn thư trở nên nhanh chóng, chính xác,
tiết kiệm, góp phần tốt nhất vào việc công khai minh bạch, giảm tồn đọng đơn thư khiếu tố, rút
ngắn thời gian và tự động hóa quy trình giải quyết khiếu nại tố cáo. Ngoài ra chương trình còn
hướng dẫn thủ tục khiếu nại, tố cáo, văn bản quy phạm pháp luật liên quan,…
- Cổng thông tin điện tử Quảng Nam cùng hệ thống website của các cơ quan nhà nước
trên địa bàn tỉnh đã cung cấp nhanh chóng, chính xác các thông tin về hoạt động, tin tức sự
kiện, thủ tục hành chính, văn bản quy phạm pháp luật,… đến người dân, doanh nghiệp.
- Sàn giao dịch thương mại điện tử tại đại chỉ www.quangnamtrade.com.vn mới được xây
dựng nên số doanh nghiệp biết và tham gia sàn giao dịch còn ít. Do đó, việc quảng bá và đào
tạo cho doanh nghiệp cách thức tham gia trên sàn giao dịch điện tử là rất cần thiết.
Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT
Đến nay, 80% cán bộ lãnh đạo, chuyên viên nghiên cứu và cán bộ nghiệp vụ của các cấp
210
Theo số liệu điều tra sơ bộ năm 2006, tại các trường cao đẳng, tỷ lệ giáo viên biết sử dụng
máy tính là 96% và Internet, tại các trường trung học chuyên nghiệp tỷ lệ giáo viên biết sử dụng
máy tính và Internet là 65%, còn đối với các trường THPT tỷ lệ này là 56%. Tại các trường
THCS, tỷ lệ giáo viên biết sử dụng dụng máy tính là khoảng 47% và tỷ lệ biết sử dụng Internet là
khoảng 16%.
Theo số liệu điều tra sơ bộ năm 2006, tỷ lệ cán bộ biết sử dụng máy tính tại các bệnh viện
cấp tỉnh và huyện khoảng 47% và tỷ lệ biết sử dụng Internet khoảng 28%, số người chuyên trách
CNTT tại các cơ sở y tế còn rất hạn chế, có nhiều đơn vị chưa có có bộ chuyên trách CNTT.
Những điểm mạnh và điểm yếu
- Điểm mạnh: + Bước đầu xây dựng được hạ tầng kỹ thuật CNTT
+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức CNTT được tăng cường hơn.
- Việc ứng dụng CNTT trong quản lý, chỉ đạo điều hành đang có xu hướng được nhân
rộng, thông qua việc triển khai một số phần mềm ứng dụng, các đơn vị đã thực hiện việc truyền,
nhận thông tin đa chiều, bao gồm hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống báo cáo định
kỳ, đột xuất và thư tín điện tử,...
- Điểm yếu: + Hạ tầng cơ sở chưa phát triển và các dịch vụ xã hội còn nhiều yếu kém
nên có ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển xã hội và nâng cao đời sống của dân trong tỉnh.
+ Chất lượng lao động thấp, đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề còn thiếu, thiếu
cán bộ quản lý và kinh doanh năng động có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển.
+ Nguồn nội lực huy động đầu tư phát triển còn hạn chế, hạ tầng kỹ thuật còn
khó khăn.
+ Thực tại nền kinh tế với đặc điểm tự nhiên có nhiều yếu tố bất lợi; sau chiến tranh đối
tượng chính sách xã hội phải giải quyết lớn; xuất phát điểm nền kinh tế thuần nông độc canh
cây lương thực kéo dài nhiều năm, nội lực hạn chế.
Các khó khăn và tồn tại cần khắc phục
- Mới kết thúc giai đoạn đầu tư ban đầu, trong đó chủ yếu đầu tư trang bị máy tính tại các
đơn vị. Hệ thống mạng LAN mới chỉ được xây dựng hoàn chỉnh ở một số sở, ban, ngành, đơn
vị quan trọng. Nhiều máy tính vẫn còn hoạt động đơn lẻ, các sở, ban, ngành chưa được kết nối
trong một mạng thông tin thống nhất, chưa thực hiện được việc trao đổi và khai thác thông tin
dùng chung;
- Việc ứng dụng CNTT còn hạn chế, chưa khai thác một cách tối ưu các phương tiện CNTT
đã có, chưa hình thành được thói quen hoạt động dựa vào việc khai thác thông tin, trên cơ sở xử
lý thông tin để đưa ra những chủ trương, quyết sách trong quản lý và sản xuất kinh doanh;
- Hạ tầng CNTT-TT chưa đáp ứng kịp với nhu cầu phát triển của địa phương hiện nay
như: hệ thống mạng viễn thông còn nhiều hạn chế về chất lượng, tốc độ đường truyền, chưa tạo
điều kiện thuận lợi để thu hút được nhiều người khai thác, sử dụng Internet;
- Cán bộ, công chức chưa thực sự quen cách làm việc trên mạng máy tính (cập nhật, phối
hợp xử lý,...), mà chủ yếu là xử lý văn bản và khai thác số liệu có sẵn trên mạng. Ý thức của một
bộ phận cán bộ, công chức, viên chức trong việc rèn luyện, học tập về CNTT còn chưa cao, hiệu
quả sử dụng thiết bị thấp.
211
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực CNTT-TT
- Cụ thể hoá chính sách tạo nguồn thông tin và chuẩn hoá thông tin, chia sẻ và trao đổi
thông tin dễ dàng, an toàn và an ninh. Xây dựng các quy định về bảo vệ thông tin trên mạng
- Xây dựng các chính sách và biện pháp khuyến khích ứng dụng CNTT, khai thác và sử
dụng các ứng dụng tin học hoá trong các cơ quan Nhà nước.
- Ban hành các quy định về chuẩn tích hợp và trao đổi thông tin dữ liệu giữa các cơ quan
Đảng và Nhà nước.
- Ban hành quy định về tiêu chuẩn hoá trình độ sử dụng CNTT đối với đội ngũ cán bộ,
công chức, viên chức tại các cơ quan Đảng và Nhà nước.
Đầu tư đủ, đồng bộ
- Ưu tiên bố trí đủ, đúng tiến độ để thực hiện các dự án ứng dụng CNTT đảm bảo
hiệu quả.
- Đầu tư đồng bộ giữa phần cứng, PM và đào tạo người sử dụng, chuyển giao công nghệ.
Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
- Ưu tiên tuyển dụng lao động có trình độ cao về CNTT. Xây dựng chính sách thu hút
thỏa đáng để thu hút các chuyên gia giỏi từ bên ngoài về tỉnh, và động viên, khuyến khích đội
ngũ cán bộ hiện có.
- Chú trọng việc lựa chọn cử cán bộ đang làm việc trong lĩnh vực CNTT để đưa đi đào
tạo thành các chuyên gia giỏi về triển khai quản lý CNTT cho tỉnh.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân trong xã hội về ứng dụng CNTT
- Coi CNTT là lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, mọi cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống
chính trị của tỉnh, nhất là cán bộ lãnh đạo cần gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong việc ứng
dụng CNTT, trước hết là trong cơ quan, đơn vị mình.
- Xây dựng và triển khai việc đào tạo ngắn hạn nhằm nâng cao nhận thức về CNTT,
CPĐT cho lãnh đạo các cấp chính quyền của Tỉnh.
- Xây dựng các chuyên đề CNTT trên các phương tiện thông tin đại chúng, tổ chức các
Hội thảo. Hội thi về ứng dụng CNTT trong cán bộ, công chức trên địa bàn tỉnh.
PL2.9 TỈNH LÂM ĐỒNG
Hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT trong các cơ quan Nhà nước
Việc kết nối mạng giữa các cơ quan nhà nước, hệ thống mạng diện rộng của UBND tỉnh
và Tỉnh uỷ đã được liên kết chia sẻ thông tin, hiện tại Lâm Đồng chưa xây dựng được mạng
chuyên dụng cho các cơ quan nhà nước. Trung tâm tích hợp dữ liệu tỉnh đang vận hành, quản lý
các đường truyền phục vụ cho triển khai các dịch vụ cơ bản, dịch vụ thư điện tử và 3 phần mềm
dùng chung tại các đơn vị. Mạng nội bộ (LAN) của các cơ quan nhà nước của tỉnh: Đối với các
sở, ban, ngành, khoảng 93% đơn vị đã xây dựng hệ thống mạng LAN.
Đến nay, một số PM, CSDL đã được đưa vào khai thác và sử dụng phục vụ công tác điều
hành tác nghiệp của các đơn vị như: CSDL quản lý cán bộ, công chức; CSDL hệ thông tin địa
lý (GIS); CSDL VBQPPL của tỉnh; CSDL quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo; CSDL quản lý hồ
sơ lưu trữ; PM kế tóan; Hệ thống thư điện tử trên địa bàn tỉnh; PM ứng dụng tại Thư viện tỉnh;
Tin học hóa các thủ tục hành chính đã được ISO hóa tại UBND thành phố Đà Lạt.
Hiện trạng ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước
- Đã xây dựng được hệ thống thông tin tổng hợp kinh tế - xã hội; trang thông tin điện tử
212
phục vụ điều hành tác nghiệp; hệ thống quản lý văn bản và hồ sơ công việc tại một số cơ quan
đơn vị cấp sở, huyện, thị, thành phố.
Hệ thống thư điện tử của tỉnh được đề án 112 xây dựng có địa chỉ
với 1200 account trong đó có khoảng 70 hộp thư đơn vị cấp sở, cấp
huyện và trên 1130 account là hộp thư cá nhân của cán bộ công chức. Việc sử dụng thư điện tử
trong cán bộ công chức phục vụ công việc còn nhiều khó khăn, do hộp thư chưa xây dựng đồng
bộ, khó khăn trong khai thác.
- Để phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan nhà nước: tất cả các cơ quan
nhà nước đều được trang bị máy tính, các thiết bị tin học khác để làm việc, một số đơn vị đã kết
nối Internet để khai thác thông tin, CSDL quản lý cán bộ, công chức của Sở Nội vụ, 10 đơn vị
cấp Sở đã có Website cung cấp thông tin cho người dân và doanh nghiệp.
Hệ thống phần mềm tác nghiệp: Kế toán tài chính có 25 đơn vị ứng dụng, quản lý công
văn có 9 đơn vị ứng dụng, quản lý nhân sự tiền lương có 6 đơn vị đã triển khai ứng dụng. Hệ
thống phần mềm hoạt động trên mạng có sự tích hợp 9 đơn vị, hoạt động trên mạng không có
sự tích hợp 2 đơn vị, hoạt động cục bộ trên máy đơn lẻ có 15 đơn vị.
Tỷ lệ cán bộ công chức trong các cơ quan chính quyền cấp tỉnh có sử dụng máy tính cho
công việc khoảng 87%, tỷ lệ này đối với cấp huyện là 75%, đối với cấp xã là 30%.
- Tính hiệu quả: lãnh đạo của một số đơn vị chưa nhận thức đúng vị trí và tầm quan trọng
của việc ứng dụng tin học hóa QLHCNN phục vụ công tác điều hành, tác nghiệp tại đơn vị và
trên diện rộng, sự phối hợp triển khai các phần mền còn nhiều hạn chế, một số phần mềm dùng
chung đã cài đặt tới các đơn vị nhưng công tác đào tạo, hướng dẫn sử dụng cho đơn vị tiếp nhận
còn thiếu dẫn đến phần mềm không sử dụng được....
Hiện trạng ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước phục vụ người dân và DN
- Tỉnh đã triển khai dự án thử nghiệm xây dựng Kiosk thông tin phục vụ nhân dân và du
khách trong việc tiếp cận thông tin kinh tế xã hội, thông tin về các điểm du lịch, thương mại,
nhà hàng, khách sạn, hàng ngày đều có khách vào truy cập. Để tăng cường phục vụ nhân dân
vùng sâu, vùng xa còn khó khăn trong việc tiếp cận thông tin cải thiện điều kiện sản xuất nông
nghiệp, nâng cao thu nhập, Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn đã tiến hành xây dựng thí
điểm các Trung tâm thông tin nông thôn cấp xã tại 10 tỉnh trên cả nước trong đó Lâm Đồng
được xây dựng tại xã Lộc Thanh, Thị xã Bảo Lộc.
- Xây dựng CSDL phục vụ quản lý học sinh qua mạng, Xây dựng WebSites cho ngành
giáo dục của tỉnh...
- Sở Tài nguyên môi trường đã xây dựng và lưu trữ thông tin về bản đồ đất tại Trung tâm
Thông tin lưu trữ địa chính của Sở.
- Phục vụ các doanh nghiệp: tỉnh đang triển khai xây dựng hệ chương trình cấp giấy phép
Đăng ký kinh doanh của Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm tạo điều kiện thuận lợi, giảm thiểu thời
gian trong việc đăng ký kinh doanh cho các nhà đầu tư.
Một số đơn vị đã chủ động xây dựng Websites cung cấp thông tin hoạt động, phục vụ cho
công tác quản lý chuyên ngành của mình và phục vụ doanh nghiệp (các Sở: Bưu chính Viễn
thông, Lao động Thương binh và Xã hội, Du lịch – Thương mại, Khoa học và Công nghệ, Nông
nghiệp và Phát tiển nông thôn, Giáo dục và đào tạo...), các trang Website này được xây dựng
chủ yếu để cung cấp các thông tin ở mức độ 1.
Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT
- Tỉnh đã thành lập Ban điều hành Đề án 112 do 01 đồng chí phó Chủ tịch tỉnh làm
213
Trưởng ban, Phó Trưởng ban là Chánh văn phòng UBND tỉnh, các thành viên là lãnh đạo các
sở KH&ĐT, TC, KHCN, Nội vụ, 01 Phó Văn phòng UBND tỉnh, 01 lãnh đạo Bưu điện tỉnh.
- Số lượng cán bộ, công chức (CBCC) được đào tạo bài bản, chuyên sâu về CNTT trong
các cơ quan hành chính hiện nay được phân bố không đồng đều, nhiều cơ quan chưa có cán bộ
CNTT; các cơ quan hành chính hiện có tổng số 41 cán bộ CNTT trong đó 01 thạc sỹ, 32 đại
học, 05 cao đẳng, 03 trung cấp.
- Số lượng CBCC được đào tạo theo chương trình đề án 112 của Chính phủ là 498 người,
ngoài ra còn có một bộ phận CBCC tự học thêm tại các cơ sở đào tạo tin học phi chính qui với
các chứng chỉ A, B để có thể biết sử dụng máy tính phục vụ công việc với số lượng khoảng 320
CBCC. Sở Bưu chính Viễn thông bồi dưỡng kiến thức CNTT cho cán bộ các cơ quan tương
đương trình độ A được 4 lớp với 100 học viên.
Đánh giá kết quả đạt được
- Những điểm mạnh:
+ Lâm Đồng với điều kiện tự nhiên, môi trường đầu tư thuận lợi về ứng dụng CNTT như
khí hậu mát mẻ quanh năm, Lâm Đồng có 02 trường Đại học, 02 trường Cao đẳng và hệ thống
các trường trung cấp, các trường dạy nghề đào tạo chuyên về lĩnh vực CNTT và viễn thông.
+ Các cơ chế chính sách thu hút đầu tư của tỉnh ngày càng cởi mở, thông thoáng, hấp dẫn,
Tỉnh đã thực hiện quy hoạch xây dựng, phát triển các khu, cụm công nghiệp để sẵn sàng cho
nhà đầu tư tham gia đầu tư; đang xây dựng quy hoạch tổng thể ứng dụng và phát triển CNTT
giai đọan 2006 – 2010 và định hướng đến năm 2020.
- Những điểm yếu và các khó khăn, tồn tại cần khắc phục
+ Nền kinh tế Lâm Đồng vẫn đang trong tình trạng kém phát triển, cơ cấu kinh tế chuyển
dịch còn còn chậm, kinh tế nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế. Nhận thức của
một số cán bộ Lãnh đạo cấp Sở, Ngành, Huyện về vai trò và tầm quan trọng của phát triển và ứng
dụng CNTT tuy có chuyển biến nhưng còn chậm so với thực tế yêu cầu.
+ Hạ tầng cơ sở chưa phát triển và các dịch vụ xã hội còn nhiều yếu kém ảnh hưởng
không nhỏ tới sự phát triển xã hội và nâng cao đời sống của nhân dân trong tỉnh.
+ Chất lượng lao động thấp, đội ngũ công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề còn thiếu, thiếu
cán bộ quản lý và kinh doanh năng động có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển.
+ Việc ứng dụng CNTT chưa gắn với sự phát triển KT-XH của tỉnh, chưa phát huy vai trò
động lực của CNTT. Tin học hóa công tác quản lý nhà nước chưa gắn với cải cách hành chính,
xây dựng chính quyền.
+ Nguồn nhân lực CNTT còn thiếu và yếu, chưa có cơ chế chính sách thu hút nhân tài hiệu
quả, sinh viên giỏi khi ra trường hầu hết có xu hướng đi tìm việc ở Tp.HCM, nhận thức chung của
cán bộ, công chức, viên chức, doanh nghiệp, nhân dân về vai trò của CNTT còn hạn chế.
+ Đầu tư cho ứng dụng CNTT của địa phương trong những năm qua còn thấp, chưa đồng
bộ và chưa có mô hình cụ thể. Cơ sở hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ, chưa được quan tâm đầu
tư đúng mức.
+ Chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các Sở, Ban, Ngành, hệ thống CSDL của các đơn vị
chuyên ngành chưa được quan tâm xây dựng và cập nhật làm cơ sở cho việc xây dựng chính
quyền điện tử.
Tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước:
- Nâng cao hiệu lực của bộ máy quản lý nhà nước về CNTT đảm bảo thực hiện đúng
nguyên tắc “Năng lực quản lý phải theo kịp sự phát triển”. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ cán
214
- Từng bước xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản qui phạm pháp luật chuyên ngành
CNTT để làm cơ sở cho công tác quản lý nhà nước; chấn chỉnh và đưa các hoạt động quản lý
nhà nước về CNTT vào nền nếp.
- Nghiên cứu, xây dựng quy định về tiêu chuẩn, trình độ và kỹ năng sử dụng phương tiện
CNTT phục vụ chuyên môn, nghiệp vụ; có quy chế về khai thác, cập nhật và chia sẻ thông tin
trên mạng diện rộng của tỉnh.
Đầu tư cho ứng dụng và phát triển CNTT:
- Huy động mọi nguồn vốn cho phát triển và ứng dụng CNTT. Trước hết ngân sách tỉnh
cần dành kinh phí cho việc hoàn thiện hệ thống pháp lý, quy phạm, chuẩn hoá thông tin, chuẩn
hoá các chỉ số báo cáo, thống kê, các chế độ đảm bảo dữ liệu đầy đủ và chính xác phục vụ các
hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT.
- Tập trung đầu tư cho một số dự án trọng điểm có tính đột phá và tạo nền móng cho phát
triển và ứng dụng CNTT. Trước mắt ưu tiên cho phát triển ứng dụng CNTT tại các sở, ban,
ngành, huyện, thị xã, thành phố từng bước xây dựng “Chính quyền điện tử cấp tỉnh”. Tiếp tục
đầu tư trang bị cơ sở vật chất về máy tính và mạng máy tính cho các cơ quan trong hệ thống
chính trị của tỉnh.
- Huy động các nguồn vốn: xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các
doanh nghiệp, vốn trong nhân dân thông qua xã hội hóa,… để thực hiện các dự án ứng dụng và
phát triển CNTT.
- Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tăng cường đầu tư ứng
dụng và phát triển CNTT tại đơn vị mình; tập trung đầu tư đổi mới công nghệ, dây chuyền sản
xuất... để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh, sẵn sàng hội
nhập kinh tế quốc tế.
- Khuyến khích các doanh nghiệp có đủ năng lực và điều kiện tham gia xây dựng cơ sở hạ
tầng CNTT phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước theo hình thức xây dựng - chuyển giao
(BT) hoặc xây dựng – khai thác - chuyển giao (BOT).
- Huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi của nhân dân; khuyến khích mọi cá nhân trong và
ngoài nước đầu tư dưới hình thức liên doanh, cổ phần hoặc đầu tư trực tiếp để phát triển CNTT
trên địa bàn tỉnh.
Về cơ chế chính sách:
- Xây dựng và ban hành chính sách đầu tư, hỗ trợ cho ứng dụng và phát triển CNTT; các
chính sách, quy định để tạo hành lang pháp lý, thu hút các nguồn vốn đầu tư của các thành phần
kinh tế cho ứng dụng, phát triển công nghiệp và thị trường CNTT. Khuyến khích tất cả các
thành phần kinh tế, các hình thức đầu tư nước ngoài, kể cả hình thức 100% vốn nước ngoài
tham gia phát triển công nghiệp CNTT.
- Xây dựng và ban hành chính sách ưu đãi đặc biệt cho các doanh nghiệp sản xuất các sản
phẩm CNTT xuất khẩu.
- Xây dựng cơ chế, chính sách ưu đãi cho việc đầu tư phát triển hạ tầng viễn thông tại các
xã có điều kiện khó khăn, vùng sâu, vùng xa. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, các
215
Phát triển nguồn nhân lực CNTT:
- Ưu tiên tuyển dụng và giữ chân lao động có trình độ cao về CNTT. Có chính sách thoả
đáng để khuyến khích, phát huy cao nhất khả năng đóng góp của đội ngũ cán bộ CNTT ở địa
phương có chuyên môn, nghiệp vụ giỏi.
- Đẩy mạnh xã hội hoá công tác đào tạo CNTT nhằm thu hút mọi nguồn lực cho hoạt
động đào tạo, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi
cho toàn xã hội có cơ hội được học tập, tiếp cận với những kiến thức về CNTT.
- Cần có chính sách, cơ chế, quy định cụ thể, khuyến khích các cơ quan, tổ chức, doanh
nghiệp và mọi nhà đầu tư phát triển các hoạt động đào tạo và đào tạo lại nhân lực CNTT thông
qua các loại hình với các nội dung đa dạng, thích hợp cho mọi đối tượng, đáp ứng nhu cầu của
các đơn vị và cá nhân trong lĩnh vực CNTT.
- Nâng cao chất lượng đào tạo và đầu tư mở rộng quy mô đào tạo các trung tâm tin học, cơ
sở đào tạo CNTT hiện có. Đa dạng hóa các loại hình đào tạo, liên kết đào tạo nhân lực CNTT với
các trường, trung tâm trong và ngoài nước để phát triển đào tạo các chuyên gia về CNTT.
- Chú trọng phát triển các loại hình dạy nghề điện tử, tin học. Xây dựng, củng cố và nâng cấp
một số trường dạy nghề trọng điểm của tỉnh để có thể đào tạo được đội ngũ công nhân kỹ thuật,
nhân viên nghiệp vụ điện tử, tin học lành nghề.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp
trên địa bàn tỉnh xây dựng và phát triển các trung tâm đào tạo nhân lực CNTT phục vụ các cơ
quan, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh.
- Củng cố và phát triển các trung tâm giáo dục thường xuyên tại các huyện, thị xã trở
thành các trung tâm phổ cập CNTT cho cán bộ, thanh niên và nhân dân địa phương.
- Xây dựng và triển khai các chương trình phổ biến kiến thức, đào tạo từ xa (E-learning);
khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi người dân có điều kiện tự học tập, không ngừng cập
nhật kiến thức, nâng cao trình độ...
Nâng cao nhận thức:
- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về CNTT. Nâng cao
nhận thức về vai trò, vị trí của CNTT trong sự nghiệp phát triển KT - XH và nâng cao năng lực
ứng dụng CNTT cho nhân dân thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản
về CNTT trên các phương tiện thông tin đại chúng và các hình thức khác.
- Coi CNTT là lĩnh vực ưu tiên của tỉnh, mọi cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống
chính trị của tỉnh, nhất là cán bộ lãnh đạo cần gương mẫu, tiên phong, đi đầu trong việc ứng
dụng CNTT, trước hết là trong cơ quan, đơn vị mình.
PL2.10 TỈNH TIỀN GIANG
Hiện trạng cơ sở hạ tầng CNTT trong các cơ Nhà nước
- Đã xây dựng mạng truyền số liệu chuyên dùng MegaWan của tỉnh kết nối các sở, ban
ngành tỉnh, Văn phòng Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành với Trung tâm tích hợp dữ liệu
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; các sở ngành tỉnh đã kết nối mạng với các bộ ngành có liên
quan, với Văn phòng Chính phủ; kết nối mạng giữa Ủy ban nhân dân tỉnh với Tỉnh ủy.
- Xây dựng đưa vào hoạt động 01 Trung tâm CNTT thuộc Văn phòng Tỉnh ủy, 01 Trung
tâm Tin học thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; hiện Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh
216
đang từng bước được đầu tư, nâng cấp đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về ứng dụng, tích hợp
dữ liệu của tỉnh.
- Tháng 09 năm 2004 đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử tỉnh Tiền Giang tích hợp
các chức năng cơ bản: giới thiệu chung, cơ cấu tổ chức chính quyền, tin tức - sự kiện, hoạt động
của các cơ quan quản lý nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn thủ tục hành chính,
thông tin quy hoạch, kế hoạch phát triển, thông tin doanh nghiệp, hỏi đáp chính sách, thông tin
phản hồi,…; ngoài ra còn có 04 trang thông tin điện tử đã đi vào hoạt động của Ủy ban nhân
dân thành phố Mỹ Tho, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thương mại – Du lịch, Sở Giáo dục và
Đào tạo.
- Tỷ lệ trang bị máy vi tính trong các cơ quan nhà nước của tỉnh đạt 2,55 người/máy trên
tổng số cán bộ công chức; tỷ lệ máy vi tính kết nối mạng trong các cơ quan nhà nước của tỉnh
đạt 95,67%; tỷ lệ cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh có kết nối Internet bằng băng thông rộng
đạt 25,38%.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử ở một số sở, ngành tỉnh; hiện các cơ sở dữ liệu chuyên
ngành được xây dựng chủ yếu phục vụ cho công tác, nhiệm vụ chuyên môn trong nội bộ ngành,
chưa tích hợp dùng chung cho tỉnh.
Hiện trạng ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước
- Tỉnh đã triển khai 03 phần mềm dùng chung theo Đề án 112 cho các sở, ban ngành tỉnh
và Văn phòng Ủy ban nhân dân các huyện, thị, thành phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của
lãnh đạo Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân; hệ thống thư điện tử xxx.@tiengiang.gov.vn đã
triển khai trên 800 địa chỉ, trong đó có trên 50 địa chỉ các cơ quan trong tỉnh và trên 700 địa chỉ
hộp thư của cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính và một số đơn vị sự nghiệp.
- Phần lớn các sở, ngành tỉnh triển khai các phần mềm ứng dụng quản lý chuyên ngành do
Trung ương trang bị phục vụ cho công tác trong nội bộ ngành. Tuy nhiên, các phần mềm ứng
dụng chuyên ngành chưa liên kết các cơ quan nhà nước của tỉnh.
Hiện trạng ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nướcphục vụ người dân và DN
- Việc ứng dụng CNTT của các cơ quan nhà nước bước đầu đã tạo được mối quan hệ, trao
đổi trực tiếp trên môi trường mạng giữa các tổ chức, cá nhân với các cơ quan công quyền; các
trang thông tin điện tử đã công khai các quy trình thủ tục hành chính, các văn bản quy phạm
pháp luật, thông tin quy hoạch, kế hoạch phát triển, thông tin doanh nghiệp, hỏi đáp chính
sách,… cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng đạt mức độ 1; riêng trang thông tin điện tử
của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang cung cấp dịch vụ công đạt mức độ 2.
- Chính thức đưa vào hoạt động sàn giao dịch thương mại điện tử tỉnh Tiền Giang tại địa
chỉ www.tiengiang-etrade.com.vn từ tháng 7 năm 2007.
Hiện trạng nguồn nhân lực CNTT
- Tỉnh đã thực hiện đào tạo các lớp tin học chuyên đề (tin học cho người sử dụng, tin học
cho cán bộ lãnh đạo, quản trị mạng cơ bản, lập trình quản lý cơ bản và nâng cao, khai thác sử
dụng Internet,…) cho trên 600 lượt học viên là cán bộ công chức các sở, ngành tỉnh, các phòng,
ban cấp huyện và một số cán bộ nhân viên Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn của tỉnh; cử 30
lượt cán bộ quản trị mạng và chuyên viên tham dự các lớp chuyên đề do Ban điều hành Đề án
112 Chính phủ tổ chức. Đào tạo chương trình ứng dụng tin học cho cán bộ công chức hành
chính theo Đề án 112 đạt 840 người. Tuy nhiên, lượng cán bộ công chức có trình độ cao về
công nghệ thông tin ở khối cơ quan nhà nước hiện chưa có.
- Tỷ lệ cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước của tỉnh biết sử dụng máy vi tính
217
trong công việc đạt 43,59% trên tổng số cán bộ công chức; trong đó ở cấp tỉnh và cấp huyện đạt
60,58%, cấp xã đạt 17.96%. Tỉnh cần chú trọng phổ cập, đào tạo tin học cho cán bộ công chức
cấp xã trong thời gian tới.
Đánh giá kết quả đạt được
- Kết quả đạt được
+ Đã thực hiện đúng chủ trương đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin
nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
+ Hoạt động của Ban chỉ đạo chương trình CNTT tỉnh từng bước được củng cố, nâng cao
hiệu quả điều phối các hoạt động ứng dụng CNTT của tỉnh.
+ Phần lớn các sở, ban ngành tỉnh đã triển khai các phần mềm ứng dụng quản lý chuyên
ngành do Trung ương hỗ trợ.
+ Hiện đã đưa vào hoạt động trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban
nhân dân thành phố Mỹ Tho, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Thương mại – Du lịch, Sở Giáo
dục và Đào tạo cung cấp dịch vụ công trực tuyến trên mạng đạt mức độ 1; riêng trang thông tin
điện tử của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Tiền Giang cung cấp dịch vụ công đạt mức độ 2.
- Công tác đào tạo ứng dụng CNTT trong thời gian qua về đào tạo cơ bản đạt kết quả
tương đối tốt.
- Khó khăn, tồn tại
+ Công tác quán triệt chủ trương đẩy mạnh ứng dụng CNTT còn hạn chế nên một số
ngành, địa phương chưa thấy rõ vai trò động lực của CNTT trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội, chưa thật sự quan tâm chỉ đạo thực hiện.
+ Tin học hóa công tác quản lý nhà nước có gắn kết với cải cách hành chính, tuy nhiên
hiệu quả chưa rõ rệt, chưa đồng bộ.
+ Công tác phổ cập tin học cho cán bộ, công chức cấp xã và đào tạo nâng cao về công
nghệ thông tin cho cán bộ, công chức cấp tỉnh, cấp huyện trong thời gian qua còn nhiều khó
khăn do hạn chế của nguồn nhân lực, kinh phí đào tạo.
+ Nguồn nhân lực công nghệ thông tin còn thiếu và yếu, nhất là thiếu đội ngũ quản trị
mạng chuyên nghiệp; nhận thức của cán bộ công chức về vai trò của công nghệ thông tin còn
hạn chế nhất định.
+ Việc ứng dụng CNTTchưa có mô hình cụ thể; chưa chủ động xây dựng được kế hoạch
ứng dụng phù hợp; tổ chức triển khai thực hiện còn lúng túng.
+ Hạ tầng CNTT được đầu tư qua nhiều năm, các trang thiết bị phần lớn đã lạc hậu cần
được nâng cấp và mở rộng; chưa có sự phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban ngành tỉnh nên các
CSDL chuyên ngành được xây dựng chưa tích hợp dùng chung; chưa có kế hoạch xây dựng các
hệ thống CSDL dùng chung ở địa phương làm cơ sở cho việc xây dựng Chính phủ điện tử.
+ Đối với 03 phần mềm dùng chung đưa vào khai thác sử dụng còn mất nhiều thời gian
thao tác, sử dụng phức tạp, vận hành chưa ổn định; nhân lực khai thác sử dụng không đồng đều,
thiếu chuyên viên phụ trách quản lý, hướng dẫn trong từng cơ quan. Một số nghiệp vụ chưa phù
hợp cơ chế quản lý chung.
+ Do thiếu kinh phí nên việc triển khai đầu tư ứng dụng CNTT chưa đồng bộ làm hạn chế
hiệu quả ứng dụng; các phần mềm ứng dụng đang sử dụng chủ yếu do Trung ương đầu tư chưa
cho phép tích hợp, bổ sung một số chức năng ứng dụng theo đặc thù của địa phương.
- Tỉnh chưa có chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho đội ngũ cán bộ đảm nhận công tác CNTT;
218
chưa đồng bộ với việc triển khai ứng dụng CNTT ở địa phương.
- Chưa có kênh trao đổi thông tin nội bộ lĩnh vực CNTT (kinh nghiệm, nghiệp vụ,…)
giữa các cán bộ làm công tác CNTT.
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước
- Triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch ứng dụng CNTTcủa Chính phủ.
- Ứng dụng CNTT phải đồng bộ với quá trình cải cách thủ tục hành chính, tiêu chuẩn hóa
hành chính công trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.
- Xây dựng các cơ chế chính sách về tài chính, định mức, hướng dẫn triển khai các dự án
công nghệ thông tin theo quy định của pháp luật.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đầu tư ứng dụng CNTT nhằm đảm
bảo hoạt động đầu tư công nghệ thông tin đạt hiệu quả cao nhất.
Đầu tư đầy đủ, đồng bộ
- Bố trí đầu tư đầy đủ vốn đáp ứng kịp thời và đồng bộ tiến độ triển khai các dự án
CNTT.
- Ưu tiên đầu tư trước cho những lĩnh vực nòng cốt và khu vực trọng điểm của tỉnh.
Phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực ứng dụng CNTT
- Thành lập Trung tâm CNTT-TT thuộc Sở Bưu chính, Viễn thông.
- Xây dựng kế hoạch tuyển dụng, thu hút nguồn nhân lực CNTT; đào tạo đội ngũ cán bộ
phụ trách CNTT cho các sở, ban ngành tỉnh và UBND các huyện, thị, thành.
- Xây dựng kế hoạch phổ cập, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức tin học, khả năng
ứng dụng công nghệ thông tin cho cán bộ công chức trong các cơ quan nhà nước.
Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức và người dân trong xã hội về ứng dụng công
nghệ thông tin
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và năng lực ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức;
lãnh đạo các cấp thật sự nhận thức được tầm quan trọng việc ứng dụng CNTT vào hoạt động
chuyên môn của cơ quan mình quản lý và gương mẫu đi tiên phong trong việc ứng dụng CNTT.
- Nâng cao nhận thức của nhân dân về ứng dụng CNTT trong mọi lĩnh vực đời sống kinh
tế - xã hội thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ cập, phổ biến kiến thức cơ bản về CNTT
trên Internet, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức tuyên truyền, quảng bá để mọi người dân biết và sử dụng dịch vụ công được
cung cấp trực tuyến trên mạng.
- Giới thiệu, phổ biến các thành tựu ứng dụng và phát triển CNTT đạt hiệu quả cao của
tỉnh, của cả nước và trên thế giới thông qua hội thảo, hội nghị chuyên đề về công nghệ thông tin
và trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Tổ chức hội thảo về các giải pháp,… an toàn, bảo mật thông tin mạng.
219
Phụ lục 3
BÀI BÁO “TRIỂN KHAI PHẦN MỀM ỨNG DỤNG VÀ
DỊCH VỤ NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?”
Tóm tắt nội dung bài báo “Triển khai phần mềm ứng dụng và dịch vụ như thế nào cho
hiệu quả?” đăng trên Tạp chí “Dân chủ và Pháp luật” tháng 11/2007:
- Quan điểm tổng quát về một hệ thống ứng dụng CNTT: “Hệ thống ứng dụng CNTT bao
gồm 03 phần: Hạ tầng (bao gồm thiết bị, mạng, phần mềm hệ thống); Phần mềm ứng dụng
(PMƯD) theo đúng nghiệp vụ ứng dụng; Dịch vụ hỗ trợ người sử dụng. Thiếu một trong 3 yếu
tố này, Hệ thống ứng dụng CNTT không thể thành công. Đầu tư vào Hạ tầng thường là cao
chiếm đến 70% tổng giá thành, đó là đòi hỏi tất nhiên không thể thiếu của Hệ thống ứng dụng
CNTT. Đầu tư vào PMƯD và Dịch vụ hỗ trợ người sử dụng thường là không cao, chiếm
khoảng 30% tổng vốn đầu tư, nhưng lại đóng vai trò then chốt đảm bảo đi đến đích hiệu quả
cuối cùng khi đầu tư. Đầu tư PMƯD là đầu tư vào chất xám với các qui trình ứng dụng (ví dụ
như quản lý kế toán, qui trình trong công đoạn sản xuất,...). Đầu tư vào Dịch vụ nghĩa là đầu tư
vào đào tạo và hỗ trợ vận hành hệ thống sau khi đưa vào hoạt động”.
- Những lý do có thể dẫn đến gây ra đầu tư không hiệu quả Hệ thống ƯD CNTT là:
+ Chỉ đầu tư vào Hạ tầng, không đầu tư vào PMƯD và Dịch vụ hỗ trợ.
+ Đầu tư vào Hạ tầng và PMƯD nhưng không đầu tư vào Dịch vụ.
+ Đầu tư vào cả 3 phần Hạ tầng, PMƯD, Dịch vụ, nhưng chọn không đúng đối tác hoặc
trong các điều khoản trong hợp đồng không rõ ràng làm cho đối tác không thực hiện một số
phần công việc nên dẫn đến không hiệu quả.
1) Chỉ đầu tư vào Hạ tầng và không đầu tư vào PMƯD và Dịch vụ: đây là đầu tư lớn,
nhưng đồng thời lại rất chóng lạc hậu. Tính năng của các hệ thống hạ tầng thường tăng gấp đôi
trong khoảng 06 tháng (Đinh luật Moore). Do đó trong vòng 06 tháng đến 01 năm nếu hạ tầng
này không phát huy hiệu quả, coi như đã lãng phí đi 1/3 đến 1/2 giá trị vốn đầu tư. Và nếu
không có đầu tư vào PMƯD thì hệ thống chắc chắn không hiệu quả. Hạ tầng lúc đó chỉ có tác
dụng thay máy chữ, truy cập Internet và chơi game, chứ không làm được các ứng dụng dự định
đầu tư ban đầu. Tuỳ theo mục tiêu ứng dụng khác nhau mà cần trang bị PMƯD khác nhau, ví
dụ để làm kế toán cần trang bị PMƯD kế toán, để phun sơn tự động cần trang bị phần mềm
điều khiển thiết bị phun sơn, v.v... Như vậy việc đầu tư chỉ vào Hạ tầng mà không có PMƯD
rõ ràng là không hiệu quả. Lỗi cho việc này thường là do bên chủ đầu tư gây ra như sau:
- Không lường hết được các nội dung cần đầu tư trong dự án (có thể do gặp phải đối tác
tư vấn, viết dự án không thạo) nên không đầu tư đầy đủ.
- Có biết các nội dung trên, nhưng không dự toán đủ kinh phí nên phải cắt bỏ một số hạng
mục. Hoặc do kinh phí của cấp trên cấp không đủ theo dự toán đã được duyệt.
- Trong khuôn khổ dự án lớn (Đề án 112 chẳng hạn), đơn vị dưới muốn đưa PMƯD cần
cho ứng dụng của mình vào thì không được duyệt, dự án lớn chỉ trang bị hạ tầng, không trang bị
PMƯD hoặc có trang bị thì bắt đơn vị dưới phải đưa PMƯD mà họ không cần vào (ví dụ bắt đưa
bộ phần mềm dùng chung của Đề án 112 vào), trong khi đó PM cần thì lại không được đưa vào.
Nhiều đơn vị trong các dự án của các Bộ ngành, Địa phương đã thực sự lúng túng lâm vào
các tình trạng như trên, nên việc trang bị Hệ thống ứng dụng CNTT bị thất bại, không hiệu quả.
220
2) Đầu tư vào Hạ tầng, vào PMƯD nhưng không đầu tư vào Dịch vụ: khi trang bị Hệ
thống ứng dụng CNTT, người dùng thường được đào tạo ban đầu, sau đó trong quá trình vận
hành chắc chắn sẽ gặp phải các vấn đề về Hạ tầng hay PMƯD, lúc đó sẽ phải giải quyết ra sao?
Nếu không khắc phục thì Hệ thống sẽ bị tê liệt, vì là công nghệ cao nên nếu không đầu tư vào
Dịch vụ hỗ trợ sau khi trang bị thì rất khó thành công và có nhiều khả năng thất bại. Vì vậy đầu
tư vào Dịch vụ sau khi trang bị là rất cầnt thiết. Dịch vụ hỗ trợ bao gồm:
- Dịch vụ phần hạ tầng: vì hạ tầng là thiết bị, mạng, PM hệ thống đều là nội dung đào tạo
cơ bản trong các trường học nhiều công ty và nhiều người có thể hỗ trợ được. Vì vậy nếu không
đầu tư ngay vào dịch vụ lúc thực hiện hệ thống thì sau đó vẫn có thể khắc phục được bằng cách
này hay cách khác tại các nơi trang bị. Vì vậy có thể nói nếu không đầu tư vào dịch vụ của hạ
tầng có thể không ảnh hưởng lắm.
- Dịch vụ phần mềm ứng dụng: trong quá trình vận hành người sử dụng có thể mắc các lỗi
vận hành (điều không thể tránh), qui định quản lý hoặc qui trình sản xuất có thể phải thay đổi và
vì vậy cần hướng dẫn và khắc phục tại PMƯD. Nhưng để khắc phục không phải đối tác nào cũng
làm được, thường chỉ có nơi sản xuất phần mềm mới khắc phục được các sự cố này. Vì vậy đầu
tư vào Dịch vụ PMƯD khác với Dịch vụ hạ tầng là bắt buộc phải có mới đảm bảo hiệu quả.
Lỗi gây ra tình huống có đầu tư vào Hạ tầng và PMƯD, nhưng không đầu tư vào Dịch vụ
như sau:
- Hai lỗi đã trình bày ở phần 1): không tính đến trong dự án, hoặc dự toán không đủ nên
bắt buộc đơn vị trang bị Hệ thống ứng dụng CNTT phải cắt bỏ phần Dịch vụ.
- Lỗi cơ quan cấp trên không cấp đủ kinh phí hoặc hạn chế cấp dưới kinh phí, nên cấp
dưới không đầu tư được. Đây là trường hợp gây lãng phí rất lớn vì đã đầu tư vào hạ tầng và PM
ứng dụng rồi, mà lại không đầu tư nốt vào Dịch vụ làm cho toàn bộ vốn đầu tư bị lãng phí. Có
thể hình dung đơn giản như sau: kinh phí dịch vụ hỗ trợ thường chiếm khoảng 20-30% tổng
kinh phí đầu tư vào PMƯD và Dịch vụ. Nếu một Bộ ngành hay một Tỉnh thành nào đó đầu tư 3
tỷ vào PMƯD, mà lại không đầu tư vào Dịch vụ thì ước chừng chỉ có khoảng 20% đơn vị dưới
sẽ vận hành được, còn 80% là không vận hành được và như vậy chỉ có 600 triệu là hiệu quả còn
2,4 tỷ đầu tư PM là không hiệu quả và lãng phí. Nhưng nếu đầu tư thêm khoảng 1 tỷ nữa cho
dịch vụ PMƯD thật sự thì sẽ đảm bảo hiệu quả 100% toàn bộ vốn 4 tỷ đồng đầu tư cho PMƯD.
Còn nếu kể cả Hạ tầng, ví dụ 7 tỷ cho hạ tầng và 3 tỷ cho PM, nhưng nếu không có dịch vụ thì
chỉ đạt hiệu quả khoảng 2 tỷ, còn 8 tỷ là lãng phí, nếu thêm 01 tỷ đầu tư vào Dịch vụ nữa thì
toàn bộ số tiền đầu tư 11 tỷ sẽ đảm bảo hiệu quả gần như hoàn toàn.
- Lỗi của cơ quan cấp trên (ví dụ Bộ) bắt cấp dưới phải lấy phần mềm của mình sản xuất
đưa xuống, trong khi đó, cơ quan cấp trên đó không thể tổ chức đội ngũ cán bộ làm dịch vụ hỗ
trợ cho đơn vị cơ sở được (ví dụ Bộ không thể hỗ trợ cho các đơn vị trong toàn quốc được).
Hoặc lỗi do Bộ chỉ định một đối tác trang bị PMƯD mà đối tác này không có khả năng cung
cấp Dịch vụ cho người sử dụng được.
- Lỗi của đối tác cung cấp PMƯD không tổ chức dịch vụ, nên lúc cung cấp không báo giá
cho nơi trang bị hệ thống ứng dụng CNTT, như vậy không có dịch vụ.
Khi rơi vào tình huống này cả cơ quan cấp trên lẫn đơn vị đầu tư Hệ thống ứng dụng
CNTT đều không hiệu quả vì mất tiền mà không thành công, còn đối tác cung cấp PM ứng dụng
có kèm theo Dịch vụ nghiêm túc thì nếu cung cấp Dịch vụ thì không đủ chi phí, nếu không cung
cấp Dịch vụ thì mang tiếng ảnh hưởng đến thương hiệu nên cũng không hiệu quả. Nghĩa là cả
ba bên đều không hiệu quả. Chỉ có đối tác làm không nghiêm túc, không tổ chức Dịch vụ mới
trục lợi từ tình huống này.
221
3) Đầu tư vào Hạ tầng, vào PMƯD và vào cả Dịch vụ nhưng nhiều công việc cần thiết
không thực hiện và làm cho Hệ thống không hiệu quả. Lỗi này chủ yếu do các đối tác gây ra và
có các lý do sau đây:
- Tổ chức đầu thầu chọn đối tác không đúng: lựa chọn đối tác phát triển PMƯD và cung
cấp dịch vụ không dễ tí nào trong điều kiện Việt Nam đang rất phát triển hiện nay. Các doanh
nghiệp PM đang mọc lên như nấm, nên chọn được doanh nghiệp có khả năng cung cấp PM và
Dịch vụ thực sự không phải là dễ. Nếu cứ căn cứ theo barem điểm đấu thầu như đang làm hiện
nay thì khó bao giờ lựa chọn được đối tác tốt, có khả năng cung cấp PMƯD và Dịch vụ qua đấu
thầu đảm bảo hiệu quả được. Đấu thầu hiện nay thiên về chạy bên trong, về đòi hỏi kỹ thuật, về
hình thức thương hiệu mà lại không xét nghiêm túc nhiều đến các yếu tố tổ chức và thực hiện
đảm bảo hiệu quả hay không.
- Đối tác dùng các biện pháp che giấu nhà đầu tư: nhiều đối tác cam kết sẽ cung cấp Dịch
vụ hỗ trợ 01 năm và giá rất thấp. Nhưng thực tế thì như sau:
+ Đối tác này chỉ cung cấp dịch vụ qua điện thoại 01 năm: dịch vụ này chỉ là một phần rất
nhỏ trong dịch vụ hỗ trợ người sử dụng. Qua điện thoại không thể thấy được khó khăn của
người dùng, không thể thấy được lỗi dữ liệu, không thể thấy được các kết quả kết xuất (bài toán
quản lý), vì vậy Dịch vụ hỗ trợ là phải xuống tận nơi (ở nước ngoài họ thuê dịch vụ này tính
theo giờ làm việc). Mà xuống tận nơi trong vòng 01 năm thì chi phí cao hơn rất nhiều so với cử
01 người ngồi trực trả lời qua điện thoại (vì phải duy trì trả lương một đội ngũ nhiều người hơn,
chi phí tàu xe, lưu trú và công tác phí), nên giá của Công ty chỉ có Dịch vụ qua điện thoại
thường thấp và thường là không hiệu quả, còn giá đúng của Dịch vụ cao hơn khoảng 30% tổng
giá thành.
+ Đối tác không cung cấp Dịch vụ chỉnh sửa, bổ sung và nâng cấp PM trong cam kết về
dịch vụ, nên mỗi khi phải nâng cấp họ tính giá nâng cấp PM rất cao. Như vậy giá có vẻ thấp,
nhưng thực tế thì cao hơn nhiều so với đối tác cung cấp Dịch vụ rạch ròi.
- Đối tác cố tình nhận làm dịch vụ, nhưng thực chất không có Dịch vụ vì do không có khả
năng cung cấp dịch vụ hoặc có mục tiêu là ký được hợp đồng đã rồi sẽ tìm cách thanh quyết
toán hợp đồng bằng các cách khác nhau.
+ Khi đối tác nhận cung cấp Dịch vụ hỗ trợ tận nơi, cần xem lại đội ngũ cán bộ của đối
tác liệu có đủ không, vì sẽ cần rất nhiều người để chạy từng khách hàng trang bị PM. Trụ sở của
đối tác có gần đơn vị trang bị hệ thống hay không. Nếu các yếu tố này không có thì có nghĩa đối
tác không có khả năng cung cấp dịch vụ lâu dài được và cam kết của họ cần xem lại.
+ Chủ đầu tư và đối tác thoả thuận có Phần mềm hoặc Dịch vụ nhưng thực tế không thực
hiện vì các mục tiêu khác nhau, mặc dù vẫn thanh quyết toán.
+ Chủ đầu tư gây sức ép với đối tác, nên đối tác không có đủ kinh phí để có khả năng
thực hiện Dịch vụ nữa, mặc dù kinh phí trong hợp đồng đã tính đến Dịch vụ!
+ Công ty PM tại địa phương thường có ưu thế về khoảng cách đến hỗ trợ tận nơi, nên giá
có thể hạ hơn, nhưng lại không có ưu thế về kỹ thuật, nên cần xem chất lượng sản phẩm cũng
có thể là nguyên nhân không hiệu quả.
Lựa chọn đúng đối tác làm ăn nghiêm túc khi trang bị PMƯD và Dịch vụ không phải là
dễ đối với các đơn vị muốn đầu tư Hệ thống ứng dụng CNTT, nhưng đây là việc rất quan trọng
khi đầu tư và không thể bỏ qua. Sáng suốt của người Lãnh đạo là biết cách tổ chức lựa chọn và
có quyết định đúng, không để các yếu tố khác chi phối.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Các báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 58 (2001-2005) của một số tỉnh thành và
bộ ngành.
[2] Các dự thảo kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2007-2010 của một số tỉnh thành.
[3] Các bài góp ý xây dựng “Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị 58 [2001-2005]
của Ban Chỉ đạo quốc gia về CNTT Việt Nam” trong Hội nghị tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị
58 diễn ra vào tháng 6 năm 2007.
[4] Các văn bản luật đã ban hành ở Việt Nam.
[5] [Accenture]
Government_and_Public_Service/DeliveringonthePromise.htm
[6] [EGYPT] Ministry of Communication and Information Technology, EISI-Government
The Egyptian Information Society Initiative for Government Services Delivery,
[7] [EGYPT07] Ministry of Communication and Information Technology, Egypt ICT
Strategy 2007-2010,
[8] [JPICA] International Council for Information Technology in Government
Administration (ICA), ICA Country Report Japan’s e-Government (2006),
it.org
[9] [JPITS] IT Strategic Headquaters of Japan,
index_e.html
[10] [SGGov]
[11] [SGIDA]
[12] [UN2003] United Nation, UN Global E-government Survey 2003,
[13] [UN2004] United Nation, Global E-government Readiness Report 2004,
[14] [UN2005] United Nation, Global E-government Readiness Report 2005,
[15] [Waseda] Waseda University, 2007 Waseda University e-Government Ranking
[16] [WEF] World Economic Forum, The Global Information Technology Report 2006-
2007,
%20Report/index.htm
[17] Myeong, Seung-Hwan, Korean E-government’s Problems and Opportunities,
8/2007.
[18] Bài báo “Triển khai phần mềm ứng dụng và dịch vụ như thế nào cho hiệu quả?”
đăng trên Tạp chí “Dân chủ và Pháp luật” tháng 11/2007.
222
MỤC LỤC
Chương 1: MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................................... 1
1.2 MỘT SỐ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI............................................................................... 2
1.3 NHỮNG NỘI DUNG CHÍNH CẦN ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ TÀI................................. 2
Chương 2: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC VÀ THỰC TIỄN
NƯỚC NGOÀI LIÊN QUAN ĐẾN ỨNG DỤNG CNTT................................................ 5
2.1 MỘT SỐ VĂN BẢN NHÀ NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG
CNTT............................................................................................................................. 5
2.1.1 Hệ thống văn bản luật hiện có liên quan đến CNTT ............................................ 5
Các văn bản chính có liên quan đến thúc đẩy ứng dụng CNTT........................... 6 2.1.2
2.1.3 Giới thiệu Luật công nghệ thông tin (CNTT), Nghị định 64 liên quan đến
ứng dụng CNTT........................................................................................................... 13
2.2 TIN HỌC HÓA VÀ XÂY DỰNG CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ CỦA MỘT SỐ NƯỚC
TRÊN THẾ GIỚI ...................................................................................................16
2.2.1. Tin học hóa và xây dựng CPĐT ở Hàn Quốc ................................................... 17
2.2.2. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Nhật Bản ................................................. 27
2.2.3. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Ai Cập..................................................... 32
2.2.4. Tin học hóa và xây dựng CPĐT của Xin-ga-po................................................ 40
Chương 3: HIỆN TRẠNG CNTT Ở VIỆT NAM ......................................................... 49
3.1 HIỆN TRẠNG CNTT Ở VIỆT NAM THÔNG QUA TỔNG KẾT 5 NĂM THỰC
HIỆN CHỈ THỊ 58 .............................................................................................................. 49
3.1.1 Những kết quả đạt được giai đoạn 2001-2005.................................................... 49
3.1.2 Tồn tại và nguyên nhân về ứng dụng CNTT ...................................................... 53
3.1.3 Đánh giá tổng quát và bài học kinh nghiệm ....................................................... 57
3.1.4 Phương hướng, nhiệm vụ giai đoạn 5 năm 2006-2010....................................... 58
3.2 HIỆN TRẠNG CNTT THUỘC CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ................................. 61
3.2.1 Các tỉnh thành ..................................................................................................... 61
3.2.2 Các bộ ngành, cơ quan nhà nước ........................................................................ 77
3.3 HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CNTT TẠI CÁC HIỆP HỘI ................................ 102
3.4 Ý KIẾN TỔNG HỢP CỦA CÁC CHUYÊN GIA CNTT.......................................... 109
i
3.5 Ý KIẾN MỘT BÀI BÁO VỀ PHÁT TRIỂN ỨNG DỤNG PHẦN MỀM .........116
Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ỨNG DỤNG CNTT NƯỚC TA
TRONG GIAI ĐOẠN TỚI ............................................................................................ 117
4.1 KHÁI QUÁT HOÁ VỀ GIẢI PHÁP.......................................................................... 117
4.2 ĐÚC RÚT MỘT SỐ VẤN ĐỀ, BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM VỀ ỨNG DỤNG
CNTT TỪ NƯỚC NGOÀI............................................................................................... 118
4.3 ĐÚC RÚT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN ĐƯỢC ĐƯA VÀO VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC LIÊN QUAN ĐẾN THÚC ĐẨY ỨNG DỤNG CNTT........................................ 128
4.4 ĐÚC RÚT MỘT SỐ BÀI HỌC, KINH NGHIỆM TỪ HIỆN TRẠNG CNTT Ở
NƯỚC TA ........................................................................................................................ 131
4.4.1 Từ các tỉnh, thành ............................................................................................. 131
4.4.2 Từ các bộ ngành, hiệp hội đoàn thể .................................................................. 139
4.4.3 Từ các hiệp hội, chuyên gia và doanh nghiệp................................................... 142
4.5 ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH................................................................. 148
4.5.1 Nhóm giải pháp về quản lý nhà nước nói chung (NGP 1)................................ 148
4.5.2 Nhóm giải pháp về chuyên môn ứng dụng và phát triển CNTT (NGP 2) ........ 158
4.5.3 Nhóm giải pháp về đầu tư, tài chính (NGP 3) .................................................. 165
4.5.4. Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực ứng dụng CNTT (NGP 4)....... 167
4.5.5. Nhóm giải pháp về tuyên truyền nhận thức (NGP5) ....................................... 171
4.5.6 Các giải pháp khác (NGP6) .............................................................................. 173
Chương 5: KẾT LUẬN .................................................................................................. 175
Phụ lục 1: DANH MỤC CÁC VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT VỀ CNTT
ĐƯỢC BAN HÀNH TỪ NĂM 2001 ĐẾN NAY ......................................................179
Phụ lục 2: HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA MỘT SỐ
TỈNH THÀNH ............................................................................................................185
Phụ lục 3: BÀI BÁO “TRIỂN KHAI PHẦN MỀM ỨNG DỤNG VÀ DỊCH VỤ
NHƯ THẾ NÀO CHO HIỆU QUẢ?” ........................................................................219
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................... 222
ii
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin tại việt nam.pdf