LỜI MỞ ĐẦU
---oOo---
Có thể nói, trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, nhu cầu thông
tin liên lạc vô cùng quan trọng và cần thiết đối với xã hội. Tuy nhiên, không phải ai
trong chúng ta cũng hiểu rõ tầm quan trọng và cấu tạo của mạng lưới thông tin liên lạc.
Nắm bắt được nhu cầu tìm hiểu và nghiên cứu những vấn đề liên quan đến viễn thông,
ngành Điện Tử Viễn Thông đã ra đời. Từ chiếc máy điện báo đầu tiên mang tên Con
vịt xấu xí của Morse, đến nay, ngành Điện tử Viễn thông đã tạo nên một mạng lưới
thông tin liên lạc bao quát toàn thế giới được ví như hệ thần kinh của Trái Đất. Ngành
Viễn Thông đóng góp vai trò lớn lao trong việc vận chuyển đưa tri thức của loài người
đến mỗi người, thúc đẩy quá trình sáng tạo đưa thông tin khắp nơi về các ngành lĩnh
vực khoa học, các thông tin giải trí cũng như thời sự khác. Viễn thông đem lại sự hội
tụ, hay sự thống nhất về các loại hình dịch vụ truyền dữ liệu dịch vụ như thoại, video
(truyền hình quảng bá và truyền hình theo yêu cầu), và dữ liệu Internet băng rộng thúc
đẩy ngành công nghệ thông tin phát triển lên một mức cao hơn với đa dạng các loại
hình dịch vụ và chi phí rẻ hơn. Mạng viễn thông giúp người sử dụng có thể gọi điện
thoại qua mạng Internet, có thể xem hình ảnh của bạn bè trên khắp thế giới, có thể chia
sẻ nguồn dữ liệu, có thể thực hiện những giao dịch mua bán tới mọi nơi trên thế giới
một cách đơn giản. Viễn thông ngày càng tạo nên một thế giới gần hơn hội tụ cho tất
cả mọi người.
Trong đó, tổng đài EWSD (Digital Electronic Switching System) do
Siemens sản xuất là 1 hệ thống chuyển mạch điện tử số đa năng và uyển chuyển dùng
trong mạng thông tin công cộng. Nó đáp ứng tất cả nhu cầu hiện nay và được trang bị
để đáp ứng nhu cầu trong tương lai. Công nghệ và kiến trúc tổng đài EWSD dựa trên
kinh nghiệm dồi dào của hãng Siemens trong các lĩnh vực viễn thông, máy tính và linh
kiện. Kể từ ngày du nhập vào thị trường thế giới năm 1981 đến nay, EWSD đã tạo ra
được một uy tín lớn trong nhiều nước qua độ tin cậy, tính kinh tế và các tiện ích dồi
dào dành cho thuê bao và cơ quan sử dụng hệ thống chuyển mạch này. EWSD là một
hệ thống áp dụng cho mọi trường hợp về kích thước, khả năng thao tác, các loại hình
dịch vụ và mạng lưới xung quanh. Có thể dùng thích hợp cho một tổng đài nhỏ bé ở
nông thôn cũng như một tổng đài nội hạt lớn hoặc một tổng đài quá giang ở thành thị
đông đúc. Với xu thế giá thành ngày càng hạ của các thiết bị mạng, kinh phí đầu tư
cho việc xây dựng một hệ thống tổng đài nội bộ không vượt ra ngoài khả năng của các
công ty xí nghiệp. Vấn đề đầu tiên mà các doanh nghiệp chú trọng chính là chi phí
phải bỏ ra để thiết lập hệ thống tổng đài nội bộ, kế đến là sử dụng và bảo trì nó.
Vậy để áp dụng những vấn đề trên một cách tốt nhất và khắc phục tối đa
nhược điểm của nó, doanh nghiệp đã làm như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời câu hỏi
đó bằng việc “Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN”. Đây
cũng chính là đồ án tốt nghiệp và cũng là những học hỏi của em qua quá trình thực tập
tốt nghiệp và tiếp xúc với các tài liệu về tổng đài, hệ thống mạng lưới viễn thông.
Thực tế nếu muốn xây dựng một hệ thống tổng đài PBX nội bộ thì chi phí mà doanh
nghiệp phải đầu tư để mua thiết bị là không nhỏ. Hiểu được nhu cầu đó nên VNPT đã
nghiên cứu và cho xây dựng một hệ thống tổng đài nội bộ Centrex (có thể hiểu là tổng
đài ảo). Centrex là dịch vụ thoại tiên tiến cho doanh nghiệp, là giải pháp mới của mạng
NGN cho các ứng dụng tương đương dịch vụ tổng đài doanh nghiệp. Các doanh
nghiệp có nhiều văn phòng chi nhánh ở tất cả các nơi trên cùng một quận huyện hoặc
thành phố, khi sử dụng dịch vụ Centrex sẽ thiết lập tất cả các văn phòng chi nhánh
thành một mạng riêng của doanh nghiệp mình đồng thời có thể sử dụng các dịch vụ,
các ứng dụng mới, linh hoạt trên mạng PSTN. Centrex không chỉ là dịch vụ dành riêng
cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý nhà nước cũng rất cần trong điều hành để tiết
kiệm chi phí đầu tư cũng như cước viễn thông. Không cần người quản trị hệ thống
chuyên dụng, đơn giản hóa được công việc cho khách hàng. Các công việc này sẽ do
nhân viên của VTN/VNPT đảm nhiệm.
Dễ dàng cấu hình và quản lý thông qua Web.
Đồ án này gồm 4 chương, nội dung từng chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tổng đài EWSD, lịch sử, cấu trúc và ứng dụng của EWSD.
Chương 2: Các khối chức năng chính trong tổng đài EWSD.
Chương 3: Dịch vụ tổng đài ảo Centrex.
Chương 4: So sánh dịch vụ tổng đài ảo Centrex và tổng đài nội bộ PBX.
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1:TỔNG QUAN VỀ TỔNG ĐÀI EWSD
I. Lịch sử phát triển 1
II. Cấu trúc tổng quan 2
III. Ứng dụng . 3
IV. Tóm tắt chương . 3
CHƯƠNG 2: CÁC KHỐI CHỨC NĂNG CỦA TỔNG ĐÀI EWSD
I. Đơn vị đường dây số DLU . 5
1.1 Giới thiệu DLU 5
1.2 Cấu trúc các đơn vị chức năng bên trong DLU . 7
1.3 Chức năng các đơn vị bộ phận trong DLU 8
1.3.1 Các đơn vị chức năng trung tâm 8
1.3.2 Hệ thống bus 10
1.3.3 Bộ tạo chuông RGB va xung tính cước MGB . 10
1.3.4 Đơn vị thiết bị ngoại vi . 10
1.3.5 Module thu thập cảnh báo ALEX . 13
1.3.6 Đơn vị kiểm tra đo thử TU . 13
II. Nhóm đường dây trung kế LTG . 14
2.1 Giới thiệu LTG 14
2.2 Chức năng của LTGM . 15
2.3 Cấu trúc LTGM . 16
2.3.1 Đơn vị xử lí GPL 17
2.3.2 Đơn vị chuyển mạch GSM 18
2.3.3 Đơn vị đường dây trung kế LTU . 20
III. Mạng chuyển mạch SN . 20
3.1 Giới thiệu SN(B) . 20
3.2 Cấu trúc SN(B) 22
3.2.1 Tầng chuyển mạch thời gian TSG . 24
3.2.2 Tầng chuyển mạch không gian SSG . 26
IV. Bộ xử lí điều phối CP . 29
4.1 CP . 29
4.2 Giới thiệu CP113C-CR 29
4.2.1 Chức năng xử lí cuộc gọi 29
4.2.2 Chức năng khai thác và bảo dưỡng . 30
4.2.3 Bảo an 30
4.3 Cấu trúc CP113C-CR 30
4.3.1 Bộ xử lí cơ sở BAP, CAP, IOC . 31
4.3.2 Bộ nhớ chung CYM 33
4.3.3 Bus truy xuất bộ nhớ chung BCYM 33
4.3.4 Bộ xử lí vào ra IOP . 33
4.4 Phần mềm 34
V. CCNC 34
5.1 Cấu trúc của CCNC (Hardware architecture) 34
5.1.1 Hệ thống ghép và phân kênh (Multiplex system (MUX)) 35
5.1.2 Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối (Signaling link terminal group
(SILTG)) . 36
5.1.3 Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung (Common channel signaling
network processor (CCNP)) 36
5.2 Điều khiển kết nối tín hiệu cuối(SILTC) 37
5.3 Bộ diều khiển tín hiệu ngoại vi (SIPA) 37
CHƯƠNG 3: DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX
I. Giới thiệu dịch vụ Centrex . 40
1.1 Nhữg tiện ích dịch vụ . 40
1.2 Đối tượng và phạm vi cung cấp 41
1.3 Đặc điểm dịch vụ . 42
1.4 Cách sử dụng dịch vụ . 43
1.5 Thao tác chuyển cuộc gọi của máy Operator (OP) 43
1.5.1 Gọi từ bên ngoài vào tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) . 44
1.5.2 Gọi từ bên trong tổng đài PBX ảo ra ngoài (nhóm Centrex) . 44
1.5.3 Gọi nội bộ bên trong tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) 45
1.5.4 Máy nhánh chuyển cuộc gọi từ bên ngoài sang máy nhánh
khác (nhóm Centrex) . 45
1.6 Cước trong centrex 45
1.7 Điều kiện cung cấp dịch vụ Centrex 51
CHƯƠNG 4: SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ TỔNG
ĐÀI NỘI BỘ PBX
I. SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ TỔNG ĐÀI NỘI BỘ
PBX 53
II. Quy hoạch đầu số cho dịch vụ Centrex . 54
2.1 Quy hoạch đầu số . 55
2.2 Cách cung cấp dãy số thuê bao trong nhóm Centrex cho khách hang . 55
III. Cước trong dich vụ Centrex 55
IV. Dịch vụ cộng thêm 56
57 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu dịch vụ tổng đài ảo Centrex của EWSD_SIEMEN, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t lập các cuộc gọi đến thuê bao khác trong cùng một DLU.
d. Thiết bị phục vụ khẩn cấp cho thuê bao ấn phím EMSP (Emergency
service equipment for push botton subsriber of DLU)
Thiết bị phục vụ khẩn cấp cho thuê bao ấn phím EMSP cho phép các thuê bao ấn
phím trong suốt thời gian hoạt động độc lập có thể thiết lập cuộc gọi đến các thuê bao
khác trong cùng DLU.
Khi hoạt động bình thường, một bộ mã thu CR (code receiver) trong LTG đánh giá
âm hiệu DTMF tạo ra bởi máy điện thoại thuê bao, khi chuyển sang chế độ hoạt động
độc lập, thì trong DLU có bộ thu mã số được tích hợp trong thiết bị phục vụ khẩn cấp
EMSP.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 13 SVTH: Nguyễn Quang Minh
1.3.5 Module thu thập cảnh báo ALEX (External alarm)
Module ALEX được dùng để chuyển các cảnh báo bên ngoài như mất nguồn,
cháy, nhiệt độ tăng…về đơn vị điều khiển cảnh báo hệ thống SYPC (System panel
control) của khối xử lí điều phối CP.
Chức năng module ALEX:
- Xác nhận, lưu trữ, và đánh giá cấp độ của 16 mức cảnh báo.
- Trao đổi dữ liệu với DLUC0 và DLUC1
- Kiểm tra những phần mềm bên trong và chấm dứt giao tiếp với DLUC nếu
lỗi phần mềm bên trong được phát hiện.
- Kiểm tra những phần cứng và báo cáo lỗi phần cứng được phát hiện.
1.3.6 đơn vị kiểm tra và đo thử TU (Test Unit)
Đơn vị TU được để kiểm tra và đo đường dây thuê bao: thiết bị đầu cuối, đường
dây thuê bao, mạch đường dây thuê bao.
TU bao gồm 2 module:
- LCMM (Line and circuit measuring module): Module này có chức năng đo
đường dây thuê bao và mạch đường dây thuê bao.
- FMTU (Funtion test module of test unit): Module này có chức năng kiểm tra
các module của TU.
Việc kiểm tra được thực hiện bởi người điều hành thông qua thiết bị khai thác và
bảo dưỡng OMT, họ có thể kiểm tra mạch đường dây thuê bao, đường dây thuê bao,
và thiết bị đầu cuối, nguồn cung cấp cho thuê bao số…Ngoài ra đơn vị TU còn có khả
năng đo điện áp, dòng điện và điện trở…
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 14 SVTH: Nguyễn Quang Minh
II. NHÓM ĐƯỜNG DÂY TRUNG KẾ LTG (Line Trunk Group)
2.1 Giới thiệu
Nhóm đường dây trung kế LTG là giao diện kết nối DLU và mạng chuyển mạch
SN
Các loại LTG có cấu trúc giống nhau và hoạt động với nguyên tắc giống nhau,
chúng chỉ khác nhau ở một vài bộ phận phần cứng và những chương trình ứng dụng
trong khối xử lí.
Kết nối giữa LTG và SN là đường truyền số thứ cấp SDC (Secondary digital
carrier) có tốc độ truyền 8Mbps (giao diện đến SN được nhân đôi vì lí do an toàn, trên
đường SDC này có 127 khe thời gian (mỗi khe có tốc độ 64Kbps) dùng để truyền
thông tin, còn lại là 1 khe thời gian dùng cho báo hiệu.
LTG luôn truyền và nhận thông tin thoại từ 1 trong 2 SN (SN0 và SN1). Khi SN0 ở
trạng thai hoạt động active thì SN1 ở chế độ stanby. Nếu SN0 bị sự cố thì SN1 sẽ
chuyển sang trạng thái active.
Hình 2.7. LTG
Tùy thuộc vào từng loại khác nhau mà có 2 loại LTG.
- LTGM chức năng B [LTGM(B)]:
• 4 đường truyền số sơ cấp PDC 2Mbps dùng cho kết nối RDLU
và LTG.
• 2 đường truyền số tốc độ 4Mbps dùng cho DLU nội đài.
• 4 đường truy nhập sơ cấp 2 Mbps PA (Primary rate access) cho
tổng đài nội bộ ISDN PBX dung lượng vừa và lớn.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 15 SVTH: Nguyễn Quang Minh
- LTGM chức năng C [LTGM(C)]:
• 4 đường truyền số sơ cấp PDC 2Mbps dùng cho những đường
truyền trung kế số.
• Những đường trung kế số có thể là báo hiệu kênh chung hoặc
kênh riêng.
Hình 2.8. LTG kết nối đến DLU và SN
2.2 Chức năng của LTGM:
Chức năng điều hành và bảo dưỡng:
- Truyền những bản tin đến CP dùng cho việc đo lưu thoại và giám sát.
- Kiểm tra chuyển mạch cuộc gọi (COC: Cross office check)
- Chỉ định trạng thái hoạt động quan trọng chẳng hạn như chỉ định các kênh
đến các thiết bị.
- Tạo khóa, giải phóng thiết bị nhờ các lệnh MML
Kết nối cuộc gọi, để thiết lập cuộc gọi, mỗi LTG có 127 khe thời gian dùng để
truyền thoại và một khe thời gian dùng để báo hiệu.
Báo hiệu với các tổng đài khác.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 16 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Tạo ra các bản tin MCH (Message channel) để trao đổi với các khối xử lí điều phối
CP, các LTG khác và CCNC.
Xử lí cuộc gọi:
- Nhận và phiên dịch những báo hiệu từ trung kế hoặc đường dây thuê bao
- Truyền báo hiệu
- Truyền những âm hiệu nghe được.
- Truyền những bản tin đến bộ xử lí điều phối CP và nhận lệnh từ CP
- Truyền và nhận thông báo từ khối xử lí GP của các LTG khác.
- Truyền và nhận những yêu cầu của đơn vị điều khiển mạng báo hiệu kênh
chung CCNC
- Điều khiển báo hiệu đến DLU, PA
- So sánh tình trạng đường dây kết nối giao diện đến SN
- Kết nối xuyên suốt cuộc gọi
2.3 Cấu trúc LTGM
Nhóm đường dây trung kế LTGM bao gồm một số đơn vị chức năng sau:
- Đơn vị xử lí GPL (Group processor for DLU)
- Đơn vị chuyển mạch GSM (Group switch for DLU)
- Đơn vị đường dây trung kế LTU (Line/Trunk unit)
Hình 2.9. Cấu trúc LTGM
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 17 SVTH: Nguyễn Quang Minh
2.3.1 Đơn vị xử lí GPL
GPL chuyển đổi những thông tin từ những tổng đài khác gởi đến thành bản tin định
dạng bên trong của hệ thống và điều khiển đơn vị chức năng của LTG.
GPL bao gồm:
- Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU (Processor memory unit)
- Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC (Signalling link control)
GPL được kết nối đến GSM (Group switch for LTGM), LTU qua xa lộ thoại SPH
(Speech highway) và xa lộ báo hiệu SIH (Signal highway)
Hình 2.10. Đơn vị xử lí GPL
a. Đơn vị bộ nhớ xử lí PMU
PMU giao tiếp với CP (Coordination processor), CCNC và những LTG khác thông
qua kênh bản tin MCH
PMU có chức năng điều khiển các khối chức năng của LTG
Bộ xử lí điều phối CP sẽ load phần mềm khối xử lí GP (chương trình và dữ liệu)
vào bộ nhớ nội của đơn vị bộ xử lí bộ nhớ PMU, PMU giao tiếp với các bộ phận ngoại
vi của LTG nhờ một số mạch điện tử.
PMU gồm một số phần tử cơ bản sau:
- Bus giao tiếp với bên ngoài
- Bộ ghép kênh báo hiệu và bộ đệm báo hiệu
- Đơn vị điều khiển kênh bản tin
- Bộ vi xử lí và bộ nhớ.
PMU kết nối với đơn vị điều khiển báo hiệu SILC bằng bus địa chỉ và bus dữ liệu.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 18 SVTH: Nguyễn Quang Minh
b. Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC
Đơn vị điều khiển báo hiệu SILC có chức năng xử lí vào ra được dùng để kết nối
kênh báo hiệu để đến DLU hoặc các tổng đài khác.
Trong LTG, SILC thực hiện chức năng mức 2 của thủ tục báo hiệu: đồng bộ, phát
hiện lỗi và xử lí lỗi do đó đảm bảo độ an toàn cho những bản tin tổng đài giữa bộ phận
ngoại vi và đơn vị xử lí GPL
SILC gồm có 2 phần cơ bản:
- Giao diện xa lộ thoại
- Bộ vi xử lí và bộ nhớ
2.3.2 Đơn vị chuyển mạch GSM
GSM cấu thành tần chuyển mạch thời gian không bị nghẽn mạch, GSM dùng để
kết nối LTU đến SN.
GSM bao gồm một số phần tử sau:
- Bộ vi xử lí (Microprocessor)
- Khối chuyển mạch GS (Group switch)
- Đơn vị giao tiếp đường dây LIU (Link interface unit)
- Bộ tạo đồng hồ GCG (Group clock generator)
- Bộ thu mã CR (Code receiver)
- Đơn vị tạo âm hiệu TOG (Tone generator)
Hình 2.11. Cấu trúc khối chuyển mạch GSM
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 19 SVTH: Nguyễn Quang Minh
a. Bộ xử lí
Bộ vi xử lí trong GSM có chức năng điều khiển khối chuyển mạch GS và đơn vị
giao tiếp đường dây LIU, nó có những nhiệm vụ sau:
- Khởi tạo lại nội dung khối chuyển mạch GS và đơn vị giao tiếp đường dây
LIU sau khi khởi động lại (reset).
- Chuyển đổi những lệnh của khối xử lí GPL gởi đến khối chuyển mạch GS
và LIU thành những bản tin định dạng của hệ thống.
- Cung cấp những kết quả chuẩn đoán tìm lỗi khi có yêu cầu của khối xử lí
GPL.
b. Khối chuyển mạch GS
Khối chuyển mạch GS có chức năng chuyển mạch cuộc gọi:
- Kết nối cuộc gọi có hoặc không có suy hao.
- Kết nối khối thoại dữ liệu.
- Kết nối các loại âm hiệu.
c. Đơn vị giao tiếp đường dây LIU
- Đơn vị giao tiếp đường dây LIU của GSM được dùng để kết nối LTG và SN
(SN0/SN1) bằng xa lộ thoại 8Mbps.
d. Bộ tạo đồng hồ GCG
Chức năng chính của bộ tạo đồng hồ là:
- Nhận và chọn đồng hồ đồng bộ được cung cấp từ SN0/1 và bit đánh dấu
khung FMB.
- Giám sát đồng hồ động bộ nhận được và tạo ra cảnh báo nếu đồng hồ bị sự
cố.
- Tái tạo và phân phối đồng hồ cho các đơn vị chức năng bên trong LTGM.
e. Bộ mã thu CR
Bộ mã thu CR của khối chuyển mạch GSM cung cấp 16 bộ thu tín hiệu dùng cho
việc xử lí cuộc gọi của LTG, chức năng chính của CR là:
- Nhận và tìm ra tín hiệu đa tần.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 20 SVTH: Nguyễn Quang Minh
- Chuyển mạch dựa trên những thông số bộ thu phù hợp với những lệnh thiết
lập được gởi từ khối xử lí GP qua xa lộ báo hiệu SIH của bộ ghép kênh báo
hiệu SMX.
- Chỉ ra những báo hiệu được phát hiện qua xa lộ báo hiệu của SMX.
f. Bộ tạo âm hiệu TOG
Bộ tạo âm hiệu tạo ra những âm hiệu nghe được cần thiết cho đơn vị đường dây
trung kế LTU và tần số cần thiết cho việc quay số dạng ấn phím MFC (Multifrequency
code).
Chức năng chính của bộ tạo âm hiệu TOG là:
- Tạo ra tín hiệu điều khiển cho phần mềm GP để điều khiển sự kết nối cuộc
gọi.
- Tạo ra âm hiệu nghe được và tín hiệu để xử lí cuộc gọi.
- Tạo ra những xung quay số.
2.3.3 Đơn vị đường dây trung kế LTU
Đơn vị đường dây trung kế có nhiệm vụ tương thích những đường dây được nối
đến giao diện bên trong của nhóm đường dây trung kế và phân phối đồng hồ tổng đài
đến DLU hoặc tổng đài khác.
LTU xử lí các báo hiệu đến và từ những đường dây được nối đến và nhận các lệnh
từ đơn vị xử lí bộ nhớ GPL và thông báo chờ cho các bộ phận ngoại vi của GPL.
III. MẠNG CHUYỂN MẠCH SN (Switching Network)
3.1 Giới thiệu SN (B)
Trong tổng đài, mạng chuyển mạch SN là những đường kết nối giữa các bộ phận
sau:
- Kết nối thoại và dữ liệu giữa những đường trung kế LTG với nhau.
- Truyền những bản tin giữa những đường trung kế LTG và khối xử lí điều
phối CP.
- Truyền những bản tin báo hiệu số 7 giữa những đường trung kế LTG và đơn
vị điều khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC.
Các đường giao tiếp nối từ LTG, CCNC và CP đến SN đều là những đường truyền
số thứ cấp SDC 8Mbps.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 21 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 2.12. Sự kết nối của các đơn vị chức năng đến SN
- SDC:LTG là đường truyền số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và LTG dùng để
truyền thoại và dữ liệu cũng như các bản tin tổng đài giữa LTG và CP.
- SDC:CCNC là đường số thứ cấp 8Mbps giữa SN(B) và CCNC dùng để
truyền những bản tin báo hiệu số 7 giữa CCNC và LTG.
- SDC:TSG là đường số thứ cấp 8 Mbps giữa SN(B) và bộ đệm bản tin
MB(Message buffer) dùng để truyền những bản tin giữa LTG và đơn vị bộ
đệm bản tin MBU:LTG trong CP.
- SDC:SGC là đường truyền số thứ cấp 8Mbps giữa đơn vị bộ đệm bản tin
MBU:SGC trong CP và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC (Swich
group control) trong SN.
Để đề phòng sự cố xảy ra, mạng chuyển mạch SN bao gồm 2 side SN0 và SN1.
Một trong 2 side ở trạng hoạt động active, side còn lại ở chế độ standby. LTG, CP và
CCNC được kết nối đến cả 2 side để đảm bảo kết nối đường dẫn.
Chức năng chính của SN là dùng để chuyển mạch cuộc gọi nhận được từ 1 LTG
này đến 1 LTG khác.
Phụ thuộc vào số lượng LTG kết nối đến mà có nhiều loại SN(B):
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 22 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Optimized capacity stages (all
functional units duplicated)
SN:
504LTG
SN:
252LTG
SN:
126LTG
SN:
63LTG
SN:
15LTG
No. of LTGs that can be
connected
504
252
126
63
15
Structure (T = time stage
S = space stage)
TSSST
TSSST
TSSST
TST
TST
Max. traffic which can be
through-connected (Erl)
25.200
12.600
6.300
3.150
750
Local exchange:
No. of subscriber lines
250.000
125.000
60.000
30.000
7.500
Transit exchange:
No. of subscriber lines
60.000
30.000
15.000
7.500
1.800
3.2 Cấu trúc SN (B)
SN (B) gồm có 2 tầng chuyển mạch:
- Tầng chuyển mạch thời gian TSG (Time stage group).
- Tầng chuyển mạch không gian SSG (Space stage group).
Hình 2.13. Cấu trúc của các SN(B) 126LTG, 252LTG, 504LTG.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 23 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Tùy thuộc vào dung lượng của tổng đài mà số tầng chuyển mạch thời gian TSG và
số tầng chuyển mạch không gian SSG sẽ khác nhau. Số lượng tầng chuyển mạch thời
gian TSG cần thiết cho dung lượng mạng chuyển mạch SN(B) phụ thuộc vào số lượng
LTG nối đến, tối đa 63 LTG được nối đến một tầng chuyển mạch thời gian (63 LTG
cần 1 TSG)
Hình 2.14: Mạng lưới chuyển đổi giao diện
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 24 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 2.15: Chia mạng SN thành 2 tầng TSG và SSG
3.2.1 Tầng chuyển mạch thời gian TSG
Tầng chuyển mạch thời gian TSG gồm có 1 số đơn vị sau:
- Tối đa 8 module tầng chuyển mạch thời gian TSMB (time stage module B)
- 4 module giao tiếp kết nối LISB (Link interface module B)
- 1 module điều khiển khối chuyển mạch SGC(B) (Switch group control B)
- 1 module nguồn DCCMS
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 25 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 2.16: Tầng chuyển mạch thời gian TSG
a. Module tầng chuyển mạch thời gian TSMB
TSMB gồm 1 số chức năng sau:
- 8 bộ nhớ cân bằng EMU (Equalization memory unit)
• Nhận dữ liệu cuộc gọi từ các khe thời gian trên đường ghép kênh
phân chia thời gian TDM của LTG gởi đến.
• Ghi dữ liệu cuộc gọi của khe thời gian vào bộ nhớ
• Sắp xếp những dữ liệu để sẵn sàng cho mạch tầng thời gian vào
TSCI
- 2 mạch tầng thời gian vào TSCI (Time stage circuit incoming)
• Đọc dữ liệu trên các khe thời gian ra từ bộ nhớ đệm EMU
• Chuyển dữ liệu từ khe thời gian này sang một khe thời gian khác
• Truyền những dữ liệu này đến một trong 4 module LISB
- 2 mạch tầng thời gian ra TSCO (Time stage circuit outgoing)
• TSCO nhận dữ liệu cuộc gọi trong các khe thời gian đến từ 4
module kết nối giao diện LISB và ghi nó vào bộ nhớ.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 26 SVTH: Nguyễn Quang Minh
• Chuyển dữ liệu cuộc gọi từ 1 khe thời gian này sang một khe thời
gian khác với điều kiện khe thời gian phải được sự chấp nhận của
đích đến.
b. Module kết nối giao diện LISB:
Chức năng của LISB là:
- Nhận dữ liệu từ TSCI và chuyển chung đến tầng chuyển mạch không
gian,nhận dữ liệu trở lại từ SSG và chuyển chúng về cho TSCO có kết nối
tới LTG đích.
- Một LISB được kết nối tới SSG của cả 2 side để an toàn. Nếu có sự cố xảy
ra thì SGC sẽ gửi bản tin báo lỗi tới CP,và CP gửi lệnh tới SGC để điều
khiển việc nhân dữ liệu từ size khác và cho size hỏng về trạng thái stanby.
- Nếu rack TSG xa rack SSG thì dữ liệu từ SSG về TSG có thễ bị trễ khác
nhau, LISB có nhiêm vụ cân bằng độ trễ.
Số giao diện LISB:
- Giao diện với TSG
• 16 đường liên kết với 16 TSCI tại ngõ vào
• 16 đường liên kết với 16 TSCO tại ngõ ra
- Giao diện với SSG:LISB kết nối với module SSM8B (Space stage module
8/15B) của cả 2 size bằng 64 luồng SDC
• 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh vào SSG của SN
cùng side (SN0)
• 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh ra SSG của SN
cùng side (SN0)
• 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh vào SSG của SN
cùng side (SN1)
• 16 SDC:SSG dùng để kết nối 16 đường ghép kênh ra SSG của SN
cùng side (SN1)
3.2.2Tầng chuyển mạch không gian SSG
Phụ thuộc vào dung lượng của SSG mà tầng chuyển mạch không gian có thể có:
- Tối đa 8 module tầng chuyển mạch không gian SSM8B
- 2 module tầng chuyển mạch không gian SSM16B (Space Stage module
16/16B)
- 1 module điều khiển khối chuyển mạch SGC
- 1 module chuyển đổi dòng 1 chiều DCCMS
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 27 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Số giao diện SDC:SSG chính là các giao diện từ LISB của TSG nối đến, có tất cả
256 giao diện SDC:SSG
Chức năng SSG là:
- Chuyển mạch trong module tầng không gian SSM8B vào.
- Chuyển mạch trong tần không gian SSM16B.
- Chuyển mạch trong tần không gian SSM8B ra để đến LISB của TSG
Hình 2.17: Tầng chuyển mạch không gian
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 28 SVTH: Nguyễn Quang Minh
a. Module tầng chuyển mạch không gian SSM8B
Module SSM8B gồm có các đơn vị sau:
- 16 bộ nhớ cân bằng EMU
- 2 mạch tầng không gian vào SC16 8/15
- 2 mạch tầng không gian ra SC16 15/8
Chức năng của module SSM8B là:
- Chuyển mạch những đường kết nối xuyên qua tầng không gian SSM8B
• Kết nối xuyên suốt đến mạch tầng không gian vào SC16 8/15
• Kết nối mạch tầng không gian ra SC16 15/8 đến module LISB
của TSG.
- Chuyển mạch sang chế độ dự phòng khi LISB cùng side bị sự cố sẽ được
chuyển sang LISB của side còn lại
b. Module tầng chuyển mạch không gian SSM16B
Trong tầng chuyển mạch không gian SSG có 2 module tầng không gian SSM16B,
một module tầng chuyển mạch không gian SSM16B có 8 mạch tầng không gian SC16
16/16 do đó trong một SSG (B) có 16 mạch SC 16/16, trong đó chỉ có 15 mạch SC16
16/16 được dùng, còn lại một mạch SC16 16/16 thứ 16 là không dùng.
SC16 16/16 chính là một ma trận dùng để chuyển mạch lần thứ hai trong tầng
không gian SSG
Dữ liệu đến từ 16 ngõ vào được truyền vào 16 ngõ ra, SGC sẽ điều khiển dữ liệu từ
một ngõ vào này được đưa ra ngõ khác để gởi dữ liệu đến mạch SC16 15/8.
c. Đơn vị điều khiển khối chuyển mạch SGC
Nhận những lệnh thiết lập từ chương trình xử lí cuộc gọi trong CP và thực hiện
những lệnh này nghĩa là chuyển mạch đường dẫn xuyên qua tầng thời gian và không
gian để kết nối đến cuộc gọi.
Kiểm tra những lệnh thiết lập vừa thực hiện có đúng hay không
Gởi những lệnh xác nhận cho chương trình xử lí cuộc gọi biết là đường dẫn đã
được thiết lập
Bên trong SGC có bộ tạo đồng hồ dùng để phân phối đồng hồ cho các module
Điều khiển các module chuyển từ trạng thái standby sang active khi sự trao đổi dữ
liệu gặp sự cố.
Đơn vị điều khiển khối chuyển mạch được trang bị bởi một bộ vi xử lí có chứa
phần mềm bên trong được tổ chức thành những khối chương trình có chức năng sau:
- Hệ điều hành
- Khởi động
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 29 SVTH: Nguyễn Quang Minh
- Thiết lập kết nối
- Hỏi trạng thái kênh (bận, rỗi…)
- Giám sát, chuẩn đoán.
IV. BỘ XỬ LÍ ĐIỀU PHỐI CP
4.1 Khối xử lí điều phối CP
CP gồm có các đơn vị sau:
Bộ đệm bản tin MB (Message buffer): dùng để điều khiển những bản tin tổng đài
giữa các phân hệ với nhau.
- Giữa khối điều phối CP113 và nhóm đường dây trung kế LTG
- Giữa khối điều phối CP113 và đơn vị điều khiển khối chuyển mạch
SGC của mạng chuyển mạch SN
- Trao đổi giữa những LTG với nhau.
- Nhóm đường dây trung kế LTG và CCNC
Bộ tạo đồng hồ trung tâm CCG (Central clock genrator): tạo đồng hồ trung tâm
dùng để đồng bộ cho toàn tổng đài và đồng bộ với mạng lưới.
Bảng hệ thống cảnh báo SYP (System panel): trong tổng đài EWSD, bảng cảnh
báo hệ thống SYP dùng để hiển thị cảnh báo và giám sát những đơn vị bên trong và
ngoài hệ thống, trạng thái của toàn thể các đơn vị chức năng trong tổng đài có thể được
giám sát tại trung tâm khai thác và bảo dưỡng OMC.
Bộ xử lí điều phối CP113C.
4.2 Giới thiệu CP113C-CR
Trong tổng đài được chia thành nhiều phân hệ, mỗi phân hệ đều có một bộ vi xử lí
để điều khiển cho phân hệ đó. Bộ xử lí điều phối thì chịu trách nhiệm chung cho toàn
tổng đài, nó phối hợp điều khiển giữa các phân hệ với nhau.
Một CP có thể dùng cho mọi kích cỡ tổng đài như CP113C hoặc CP113C-CR là
loại đặc biệt được dùng cho tổng đài nông thôn và container.
CP có các khối chức năng sau:
4.2.1 Chức năng xử lí cuộc gọi
- Dịch số
- Định tuyến
- Phân vùng tính cước
- Chọn đường dẫn qua mạng chuyển mạch
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 30 SVTH: Nguyễn Quang Minh
- Tính cước cuộc gọi
- Quản lí lưu lượng.
- Quản lí mạng.
4.2.2 Chức năng khai thác và bảo dưỡng
- Điều khiển vào ra cho các bộ nhớ bên ngoài.
- Trao đổi với các thiết bị vận hành OMT (Operation and maintenance
terminal).
- Trao đổi với trung tâm vận hành OMC ( Optical multiplex link).
4.2.3 Bảo an
- Giám sát phần cứng.
- Phát hiện và phân tích lỗi.
4.3 Cấu trúc CP113C-CR
CP113C-CR có một số module phần cứng sau:
- Bộ xử lí cơ sở BAP (Base processor) có chức năng quản lí và xử lí
cuộc gọi.
- Bộ xử lí cuộc gọi CAP (Call processor) có chức năng chuyên xử lí
cuộc gọi.
- Bộ điều khiển vào/ra IOC (Input/Output controls) có chức năng điều
khiển các thiết bị ngoại vi.
- Bộ nhớ cung CMY (Common memory).
- Bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY (Bus to the common memory)
- Bộ xử lí vào ra IOP (Input/Output processor).
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 31 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 2.18: CP
4.3.1 Bộ xử lí cơ sở BAP, CAP, IOC
Các bộ xử lí BAP, CAP, IOC đều truy cập đến bộ nhớ chung CYM bằng bus truy
xuất bộ nhớ BCMY, IOC tạo thành giao diện cho bộ nhớ chung và bộ xử lí vào ra IOP,
IOP sẽ điều khiển xử lí cuộc gọi và các thiết bị O&M (operating and maintenance:
điều hành và bảo dưỡng) có nối đến chúng.
Cấu trúc mỗi bộ xử lí CAP, BAP, IOC bao gồm 4 đơn vị chức năng sau:
- Đơn vị xử lí PU (Processing unit).
- Bộ nhớ nội LMY (Local memory).
- Giao diện chung CI (Common interface).
- Giao diện với bus hệ thống dùng điều khiển vào ra BIOC (Bus
system for input/output control).
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 32 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 2.19: Cấu trúc của các bộ xử lí BAP, CAP, IOC
a. Đơn vị xử lí PU
Đơn vị xử lí PU được nhân đôi, chúng kiểm tra qua lại lẫn nhau làm cho việc phát
hiện lỗi và xử lí lỗi được nhanh hơn. Điều này làm ngăn ngừa lỗi lan rộng ra. Đơn vị
PU 0 luôn ở trạng thái hoạt động master khi hoạt động bình thường, trong chu kì ghi
dữ liệu vào bộ nhớ chỉ có đơn vị master thực hiên, còn chu kì đọc dữ liệu thì cả 2 đều
nhận dữ liệu.
b. Bộ nhớ nội
Chương trình quan trọng và dữ liệu cần thiết của các bộ xử lí được lưu trữ trong bộ
nhớ nội LMY, bộ nhớ có thể được đánh địa chỉ bởi chính bộ xử lí đó.
Giao diện chung
Bộ xử lí được nối đến cả 2 bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY, bằng giao diện
chung CI.
Tất cả những truy nhập bộ đến bộ nhớ chung CMY và giao tiếp giữa các bộ xử lí
cũng qua giao diện này.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 33 SVTH: Nguyễn Quang Minh
c. Giao diện bus hệ thống điều khiển vào ra BIOC
BIOC chỉ hoạt động khi đơn vị xử lí được dùng là IOC, giao diện này là một phần
của giao diện chung CI.
BIOC kết nối những bus nội của IOC với bus hệ thống dùng cho sự điều khiển vào
ra, tối đa 12 IOP có thể kết nối đến BIOC.
4.3.2 Bộ nhớ chung CYM
Bộ nhớ chung có chức năng lưu trữ cơ sở dữ liệu chung cho những bộ xử lí, danh
sách để điều khiển vào ra cho IOP:MB và những vùng trao đổi thông tin cho IOP đến
các thiết bị ngoại vi dùng cho điều hành và bảo dưỡng.
Bộ nhớ chung CMY được nhân đôi để đảm bảo mức độ tin cậy cao, cả 2 CMY
(CMY0/1) được truy cập bởi các bộ xử lí cũng như là bộ xử lí vào ra IOP qua 2 đơn vị
truy xuất BCMY (BCMY0/1).
Khi hoạt động bình thường, cả 2 CMY này thực hiện chu kì ghi và đọc.
CMY bao gồm 2 đơn vị:
- Đơn vị điều khiển bộ nhớ.
- Môi trường lưu trữ.
4.3.3 Bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY
Bus truy xuất bộ nhớ chung BCMY kết nối các bộ xử lí BAP, CAP, IOC với nhau
và với bộ nhớ chung CMY. Dữ liệu và địa chỉ để đọc và ghi trong bộ nhớ CMY, giao
tiếp giữa các bộ xử lí đều được truyền qua bus BCMY này.
BCMY được nhân đôi vì lí do an toàn, hai đơn vị BCMY hoạt động đồng bộ với
nhau và xử lí thông tin giống nhau, mỗi BCMY gồm có một số khối chức năng sau:
- Đơn vị giao diện bộ xử lí PI: (Processor interface unit).
- Khối phân xử BCMY.
- Giao diện bộ nhớ.
- Bộ tạo đồng hồ.
- Khối điều khiển khai thác và bảo dưỡng.
4.3.4 Bộ xử lí vào ra IOP
Các loại xử lí vào ra khác nhau để kết nối CP113C-CR với các chức năng trong
tổng đài, bộ nhớ ngoài, thiết bị vận hành OMT.
Các loại xử lí vào ra:
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 34 SVTH: Nguyễn Quang Minh
- Bộ xử lí vào ra cho bộ đệm bản tin IOP:MB (input/output processor
for message buffer)
- Đơn vị tạo thời gian thực cho hệ thống IOP:TA (input/output
processor for time and alarms)
- Bộ xử lí vào ra cho đơn vị điều khiển đường dây IOP:LAU
(input/output processor for line adaption unit)
- Bộ xử lí vào ra cho thiết bị khai thác và bảo dưỡng IOP:UNI
(input/output processor unified for O&M devices)
4.4 Phần mềm
BAP bao gồm phần mềm để khai thác, bảo dưỡng và xử lí cuộc gọi.
CAP bao gồm phần mềm có chức năng xử lí cuộc gọi.
IOC và IOP gồm phần mềm có chức năng trao đổi thông tin để xử lí cuộc gọi.
Phần mềm CP được chia thành chương trình hệ thống và chương trình người dùng.
- Chương trình hệ thống (System programs):
• Chức năng tổ chức hệ điều hành
• Điều khiển vào ra
• Bảo an hệ thống, chương trình dữ liệu
- Chương trình người dùng (User programs):
• Xử lí cuộc gọi
• Quản lí dữ liệu.
• Bảo dưỡng
• Các tiện ích dịch vụ.
V. CCNC
5.1 Cấu trúc của CCNC (Hardware architecture)
CCNC được hình thành từ nhiều thành phần mạch. Cấu trúc này được ghép và chia
thành từng phần theo chức năng của tổng đài EWSD và CNC làm cho CCNC trở nên
phù hợp với những sáng kiến mới và có thế sử dụng mở rộng những linh kiện mới,
những đơn vị chức năng mới.
Một CCNC bao gồm những đơn vị chức năng sau :
- Hệ thống ghép và phân kênh MUX(multiplex system)
- Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG (signalling link termina group)
- Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP(common channel signalling
nextwork processor)
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 35 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 2.20: Các khối chức năng trong CCNC
5.1.1 Hệ thống ghép và phân kênh (Multiplex system (MUX))
Mỗi một kênh báo hiệu vào và một kênh báo hiệu ra được nối đến một module kết
nối xử lý báo hiệu cuối SILTD trong CCNC , mục đích của hệ thống ghép và phân
kênh MUX là ghép tất cả các kênh báo hiệu ra từ CCNC vào đường truyền số thứ cấp
SDC dấn đến mạng chuyển mạch SN và ngược lại hệ thống ghép và phân kênh MUX
sẽ phân phối các kênh báo hiệu này đến các SILTD riêng biệt .
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 36 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hệ thống ghép và phân kênh MUX bao gồm :
• 2 hệ hống ghép kênh chủ mater MUXM0/1
• 32 hệ thống ghép kênh tớ slave MUXS
5.1.2 Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối (Signaling link terminal group (SILTG))
Một đơn vị điêu khiển mạng báo hiệu kênh chung CCNC co thể giao tiếp với 254
kênh báo hiệu , những kênh báo hiệu này được phục vụ bởi 32 khối kết cuối xử lý báo
hiêu SILTs.
Mỗi khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG bao gồm các module sau:
• 8 module kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTDS(signalling link terminal
digital).
• 1 module điều khiển kết cuối xử lý báo hiệu SILTC(signaling link
terminal control).
Khối kết nối xử lý báo hiệu cuối SILTG thực hiện chức năng mức 2 (signaling
security).
32 hệ thống ghép kênh tới slave MUXS có thể xem như những phần của SILTG vì
chúng được tích hợp bên trong SILTG.
5.1.3 Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung (Common channel signaling network
processor (CCNP))
Bộ xử lý mạng báo hiệu kênh chung CCNP thực hiện nhiệm vụ ở mức 3 của hệ
thống báo hiệu kênh chung số 7(CCS7),nó được nhân đôi để dự phòng , mỗi bộ phận
đều được kết nối đến tất cả các khối xử lý báo hiệu SILTG trong hệ thống.
Một trong 2 bộ phận (CCNP0/1) sẽ ở trạng thái hoạt động , dữ liệu sẽ được cập
nhật khi chuyển từ trạng thái CCNP active sang CCNP standby. Trong đó CCNP
standby chỉ chạy để kiểm tra kết nối thông tin liên lạc, kiểm tra hoạt động của CCNP
và khoảng cách đến các SILTGs. CCNP standby xác định lỗi truyền thông tin thông
qua hoạt động của CCNP active.
Một CCNP bao gồm :
9 8 module giao diện kết nối với SILTG là SIPA (signaling periphery adapter)
9 1 bộ xử lý tuyến báo hiệu SIMP (signaling management processor) gồm có 2
module:
• Bộ xử lý bản tin : MH:SIMP( massage handler)
• Bộ nhớ xử lý của SIMP :PMU:SIMP(processor memory unit)
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 37 SVTH: Nguyễn Quang Minh
9 1 giao diện với khối xử lý điều phối CPI(coordination processor interface ) gồm
các module sau:
• Bộ nhớ và xứ lý của CPI : PMU:CPI .
• Và những thiếc bị ngoại vi sau:
o Bộ nhớ trạm xử lý kênh chung (MU:CCNP).
o Bộ nhớ xử lý phối hợp (MU:CPI).
o Điều khiển vào ra của CPI.
5.2 Điều khiển kết nối tín hiệu cuối(SILTC)
Từ 8 SILTDs trở lên sẽ hình thành 1 khối kết nối xử lý tín hiệu cuối (SILTG).Mỗi
nhóm có 1 module điều khiển tín hiệu cuối(SILTC).Bộ ghép SILTG được truyền
chung qua 1 hệ thống bus kết nối tín hiệu cuối SILTs. SILTC hình thành đường truyền
giữa SILTG và bộ điều phối tín hiệu ngoại vi (SIPA) trong CCNC. Một CCNC có thể
bao gồm 32 SILTCs , phụ thuộc vào dung lượng của nó.
5.3 Bộ diều khiển tín hiệu ngoại vi (SIPA)
Ngoài những chức năng cần thiết để truyền tin giữa SILTC và SIPA,những công
việc tiếp theo sử dụng SIPA:
- Liên lạc với bộ xử lý tín hiệu truyền thông(SIMP).
- Những công việc duy trì về việc nhận, gửi,và xử lý dữ liệu dự phòng.
- Các giám sát về:
• Các lỗi trong khung truyền (SIPA->SILTC).
• Các lỗi trong khung nhận (SILTC-> SIPA).
• Điện áp cung ứng.
• Thời gian truyền.
- Chạy thử trong suốt quá trình phục hồi và trong suốt công đoạn.
TÓM LƯỢC
Tổng đài EWSD gồm có 5 phân hệ phần cứng là:
- Đơn vị đường dây số DLU:
Đơn vị đường dây số DLU dùng để nối đến các đường dây thuê bao tập trung lưu
thoại đến tổng đài.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 38 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Các đường dây thuê bao mà DLU có thể kết nối đến là đường dây thuê bao analog
và số, các tổng đài nội bộ PBX.
DLU kết nối đến LTG có thể bằng 2 hoặc 4 luồng 2Mbps gọi là đường truyền số sơ
cấp PDC.
Kết nối giữa DLU và LTG có thể là đấu thẳng hay đấu chéo, để đảm bảo an toàn
nên DLU thường đấu chéo đến LTG.
Cấu trúc DLU gồm:
o Hai bộ điều khiển DLUC
o Hai đơn vị giao tiếp số DIUD
o Các module đường dây thuê bao SLMA và SLMD
o Hệ thống bus dùng để truyền tin tức của người sử dụng và
truyền đưa các bản tin điều khiển giữa SLM và các bộ điều
khiển DLUC
Một đơn vị đo thử TU để đo thử máy điện thoại, mạch thuê bao và đường dây
thuê bao.
- Nhóm đường dây trung kế LTG:
Nhóm đường dây trung kế LTG thực hiện chức năng sau:
- Là giao diện kết nối DLU và SN
- Kết nối đến DLU
- Kết nối đền 2 Side SN0 và SN1 của khối chuyển mạch bằng đường SPC
8Mbps.
Mỗi TLG chứa các đơn vị chức năng sau:
- Bộ xử lí nhóm GP
- Đơn vị chuyển mạch GSM
- Đơn vị đường dây trung kế LTU.
- Mạng chuyển mạch SN
Mạng chuyển mạch SN dùng để:
- Kết nối cuộc gọi
- Thiết lập tuyến báo hiệu
- Tổ chức mạng thông tin giữa các bộ xử lí
SN gồm có 2 bộ SN0 và SN1, SN0 hoạt động active thì SN1 ở chế độ standby
để dự phòng sự cố.
SN gồm có 2 tầng: tầng chuyển mạch không gian và thời gian.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 39 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Các đường giao tiếp nối từ LTG, CCNC và CP đến SN đều là những đường
truyền số thứ cấp 8Mbps.
- Khối xử lí điều phối CP
Khối xử lí điều phối CP thực hiện các chức năng điều khiển cao nhất trong tổng
đài. Trong CP gồm có các đơn vị:
- Bộ đệm bản tin MB: trao đổi các bản tin giữa các bộ xử lí và các khối
trong tổng đài.
- Bộ tạo đồng hồ trung tâm CCG: tạo đồng hồ trung tâm dùng để đồng
bộ cho toàn tổng đài và đồng bộ với mạng lưới.
- Bảng giám sát hệ thống SYP cho biết trình trạng hoạt động của hệ
thống
- Bộ xử lí điều phối CP113 có chức năng như: xử lí cuộc gọi, điều
hành, bảo dưỡng và bảo an.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 40 SVTH: Nguyễn Quang Minh
CHƯƠNG III
DỊCH VỤ CENTREX
I. GIỚI THIỆU DỊCH VỤ CENTREX:
1.1 Những tiện ích dịch vụ:
- Các doanh nghiệp có nhiều văn phòng chi nhánh ở tất cả các nơi trên toàn quốc,
khi sử dụng dịch vụ Centrex sẽ thiết lập tất cả các văn phòng chi nhánh thành
một mạng riêng của doanh nghiệp mình đồng thời có thể sử dụng các dịch vụ,
các ứng dụng mới, linh hoạt trên mạng PSTN.
- Cấu hình cụ thể cho mỗi doanh nghiệp: số lượng thuê bao, tính năng trong suốt
giữa các chi nhánh khác nhau như việc đặt tên hiển thị, chuyển cuộc gọi,… tạo
một kế hoạch đánh số chung cho tất cả các chi nhánh của doanh nghiệp.
- Không cần người quản trị hệ thống chuyên dụng, đơn giản hoá được công việc
cho khách hàng. Các công việc này sẽ do nhân viên của VNPT đảm nhiệm.
- Centrex không chỉ là dịch vụ dành riêng cho doanh nghiệp mà cơ quan quản lý
nhà nước cũng rất cần trong điều hành để tiết kiệm chi phí đầu tư cũng như
cước viễn thông.
- Tiết kiệm chi phí do không phải đầu tư tổng đài PBX với chi phí thấp.
- Người sử dụng thuê bao Centrex còn có thể gọi nội bộ chỉ bằng một thao tác
trên bàn phím điện thoại do quy định khi cài đặt. Vì vậy các thuê bao trong
nhóm vừa có số như thông thường, vừa có thêm số nội bộ (từ 2 đến 4 số theo
yêu cầu của khách hàng).
- Khi các thuê bao trong nhóm gọi cho nhau sẽ gọi bằng số nội bộ mà không cần
qua nhân viên trực máy hay phải sử dụng thêm một máy nội bộ. Dịch vụ này sẽ
không giới hạn cuộc gọi ra hoặc vào do hạn chế của tổng đài trung kế khi khách
hàng sử dụng tổng đài nội bộ. Đối với các thuê bao ngoài nhóm, nếu gọi vào số
máy nội bộ trong nhóm Centrex bằng số thuê bao, sẽ gặp nhân viên trực máy để
chuyển tới máy yêu cầu.
- Phạm vi địa lý thuê bao Centrex rộng hơn.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 41 SVTH: Nguyễn Quang Minh
1.2 Đối tượng và phạm vi cung cấp
- Đối tượng: Doanh nghiệp, ngân hàng, bệnh viện trường học và các tổ chức thay
thế tổng đài PBX.
- Phạm vi: Các thuê bao hoặc các nhóm PBX đang sử dụng thuộc các tổng đài
EWSD của VNPT.
Mô hình đầu nối tổng đài nội bộ PBX
Hình 3.1: Mô hình tồng đài nội bộ PBX
WHTC cung cấp trung kế
Quay số 200
yếu cầu OP
chuyển cuộc
Tổng đài
PBX
Operator
M trunk – CO lines
Line 1
Line n
Máy nhanh
Máy 1
Máy 2
Máy 3
Máy n - 1
Máy n
PC
(m<<n)
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 42 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Mô hình đầu nối tổng đài nội bộ PBX
WHTC cung cấp trung kế, dịch vụ CENTREX, hệ thống tính cước
Hình 3.2: Mô hình tổng đài nội bộ PBX ảo (nhóm Centrex)
1.3 Đặc điểm dịch vụ:
- Mỗi thuê bao trong nhóm Centrex đều nối thẳng đến tổng đài như một thuê bao
thường.
- Các thuê bao thuộc nhóm vừa có tính năng của thuê bao cố định truyền thống
lẫn thuê bao thuộc tổng đài PBX.
- Đại diện cho nhóm Centrex là một số Operator thực.
- Mỗi một thuê bao trong nhóm Centrex vừa có một số thực (số đầy đủ) vừa có
một số tắt (số tắt hay gọi là số nội bộ có từ 2 đến 4 chữ số). Mỗi thuê bao chỉ có
thể thuộc trong một nhóm Centrex.
Máy
nhanh
Tổng đài
PSTN
Tủ cáp
Operator
M trunk – CO lines
Line 1
Line n
Máy 1
Máy 2
Máy 3
Máy n - 1
Máy n
PC
Line internet
Operator nhấn
ấ ố
Nhóm Centrex
(PBX ảo)
N
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 43 SVTH: Nguyễn Quang Minh
1.4 Cách sử dụng dịch vụ:
- Khi gọi nội bộ với nhau, các thuê bao trong nhóm Centrex gọi với nhau bằng số
tắt hoặc số thực đều được, khi gọi ra ngoài thì bấm số 9 và sau đó là số cần gọi
như cách gọi thông thường mà không cần qua Operator.
- Các thuê bao ngoài nhóm có thể gọi cho các thuê bao trong nhóm Centrex theo
2 cách: + Gọi trực tiếp cho thuê bao trong nhóm bằng số thực thông qua Operator
(linh hoạt hơn tổng đài nội bộ PBX).
+ Gọi qua Operator yêu cầu Operator chuyển cuộc gọi.
1.5 Thao tác chuyển cuộc gọi của máy Operator (OP):
- Khi một cuộc gọi từ mạng ngoài gọi vào OP và yêu cầu chuyển máy tới một
máy con nào đó thì OP yêu cầu chờ máy, sau đó nhấn flash lấy tone mới quay
số máy con, nếu:
+ Máy con rỗi và nhấc máy: OP chỉ việc gác máy và 2 bên đàm thoại.
+ Máy con bận hay không trả lời: OP nhấn flash + 1để kết nối lại với bên gọi để
trả lời hiện trạng của máy con trong nhóm Centrex đang bận hay không trả lời.
- Tương tự cách gọi từ mạng bên trong nhóm Centrex ra thuê bao bên ngoài
nhóm thông qua OP.
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 44 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Ví dụ hoạt động của dịch vụ:
1.5.1 Gọi từ bên ngoài vào tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex):
Hình 3.3: Sơ đồ hướng cuộc gọi từ ngoài vào tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex)
1.5.2 Gọi từ bên trong tổng đài PBX ảo ra ngoài (nhóm Centrex):
Hình 3.4: Sơ đồ hướng cuộc gọi từ tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex) ra ngoài
Operator
Số thực: 3555000
Số tắt: 200
Máy nhánh
Số thực: 3555000
Số tắt 201
Máy ngoài nhóm
số thực 3xxxxxx
Quay số 3555000
yêu cầu gặp máy nhánh
201
Operator nhấn Flash,
bấm số 201, gác máy để
kết nối
Gọi trực tiếp máy nhánh không qua
Operator, bấm số 3555001
Operator
Số thực: 3555000
Số tắt: 200
Gọi trực tiếp máy ngoài không
qua Operator, bấm số 9-091x…
Máy nhánh
Số thực: 3555001
Số tắt 201
Máy ngoài nhóm
Số thực: 091x…
Operator nhấn Flash,
bấm số 9-091x…, gác
máy để kết nối
Quay số 200 yếu cầu OP
chuyển cuộc gọi đến
máy 091x…
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 45 SVTH: Nguyễn Quang Minh
1.5.3 Gọi nội bộ bên trong tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex):
Hình 3.5: Sơ đồ hướng cuộc gọi nội bộ trong tổng đài PBX ảo (nhóm Centrex)
1.5.4 Máy nhánh chuyển cuộc gọi từ bên ngoài sang máy nhánh khác
(nhóm Centrex):
Hình 3.6: Sơ đồ máy nhánh chuyển cuộc gọi từ bên ngoài sang máy nhánh khác (nhóm
Centrex)
1.6 Cước trong Centrex:
Centrex Group Billing (Cước trong CTXGRP):
Việc ghi nhận cước cuộc gọi cũng dựa vào phương pháp theo xung đồng hồ và ghi
cước chi tiết khai báo tại tổng đài chính. Tuy nhiên, trong CTXGRP có thể ấn định
Operator
Số thực: 3555000
Số tắt: 200
Gọi trực tiếp máy ngoài không
qua Operator, bấm số 9-091x…
Máy nhánh
Số thực: 3555001
Số tắt 201
Máy ngoài nhóm
Số thực: 091x…
Operator nhấn Flash,
bấm số 9-091x…, gác
máy để kết nối
Quay số 200 yếu cầu OP
chuyển cuộc gọi đến
máy 091x…
Máy nhánh
Số thực: 3555001
Số tắt: 201
Máy ngoài
nhóm
Số thực:
3xxxxxx
Máy nhánh
Số thực:
35550002
Số tắt: 202
Nhấn Flash, quay số 202,
gác máy để kết nối
Gọi trực tiếp máy nhánh không qua OP,
bấm số 3555001
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 46 SVTH: Nguyễn Quang Minh
theo những yêu cầu riêng của khách hàng theo những vùng cước cụ thể khai báo tại
tổng đài. Ví dụ những thuê bao gọi điện đến nội bộ trong 1 phòng ban mà chúng thuộc
1 nhóm CTX (Intercom calls) thì có thể không tính cước cuộc gọi và nếu cuộc gọi đến
giữa các phòng ban khác thì có thể được gán với cước cụ thể.
Hình 3.7: Cách tính Cước trong Centrex
Tính cước theo AMA
Trong phương pháp tính cước AMA giống như cuộc gọi bình thường nhưng điểm khác
nhau là trong AMA có phân biệt loại cuộc gọi nội bộ hay công cộng. Do vậy, ta có thể
tính cước hoặc không tính cước cuộc gọi nội bộ hay không tùy thuộc cách tính cước.
Ta có thể khai báo thêm các gói dữ liệu trong bảng tin AMA khi sử dụng như sau:
Chỉ thị thể loại cuộc gọi:
ENTRCDTDAT:EXTNSD=CALLIND
Local intercom calls
Remote intercom calls
Intra Charging Site Call
Inter Charging Site Call
Public Call
Public Business Call
Digit evaluation Result:
- Centrex directory number
(CR CXDN)
+ Local intercorn code
+ Remote intercorn code
- Location dialing CR CXCPT with
TRATYP=LODIAL and NEW CODE=xxx-INT
Result intercom call
Digit evaluation Result:
- Access to public network CR CXCPT
with TRATYP=PNASDT or
Location dialing CR CXPT with
TRATYP=LODIAL and
NEW CODE=xxx-INT
Result intercom call
GeoCentrex
Subcriber GeoCentrex Subcriber
dials
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 47 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Bản chất của thuê bao CTX để xác định hoặc tính cước cho thuê bao CTX hay cho
ĐTV)
Ghi nhận số bên bị gọi:
ENTRCDTDAT:EXTNSD=CLDRCVD
- AMA bao gồm BGID: ENTRCDTDAT:EXTNSD= BGID
- AMA gồm số nội bộ của bên gọi và bị gọi: ENTRCDTDAT:EXTNSD=CTXNO
Hình 3.8: Ví dụ minh họa cách tính cước trong Centrex
dials
GeoCentrex
Subcriber
Digit evalution
+billing method
+call type
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 48 SVTH: Nguyễn Quang Minh
AMA Metering
Intercom
+ Set intercorn flag in
AMA-ticket
- Determine pulse rate (consider
GeoCentrex originating mark)
- Collect pulses
- Record pulses on the CXCHCNTR (if
existing) or drop them
Public
+ Reset intercorn flag
in AMA ticket
- Determine pulse rate (consider
GeoCentrex originating mark)
- Collect pulses
- Record pulses on the SUCHCNTR
Ví dụ minh họa:
- Example 1:
ENTER CXSUB:DN=CTX1,…COSDAT=CHSITE-1;
ENTER CXSUB:DN=CTX2,…COSDAT=CHSITE-1;
ENTER CXSUB:DN=CTX3,…COSDAT=CHSITE-3;
ENTER CXSUB:DN=CTX4,…COSDAT=CHSITE-2;
Intra calls which are free of change:
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=1,TSITE=1,CHARGIND=NOPULSE…
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=2,TSITE=2,CHARGIND=NOPULSE…
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=3,TSITE=3,CHARGIND=NOPULSE…
Internal calls subject to charges:
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=1,TSITE=2,CHARGIND=ZONE-1..
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=2,TSITE=1,CHARGIND=ZONE-1..
All calls to and from the sales outlet (charging site=) are charged at a higher rate:
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=1,TSITE=3,CHARGIND=ZONE-2..
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=2,TSITE=3,CHARGIND=ZONE-2..
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=3,TSITE=1,CHARGIND=ZONE-2..
CR CXZOPT:CXGRP=111,OSITE=3,TSITE=2,CHARGIND=ZONE-2..
- The CHSITE parameter has the standard values 1 for local and 0 for remote
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 49 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 3.9: Ví dụ minh họa cách tính cước trong Centrex
Example 2:
Expansion to include GeoCentrex group 222
In addition, the following need to be set up
ENTR CXSUB:DN=CTX6,…,COSDAT=CHSITE-1;
ENTR CXSUB:DN=CTX6,…,COSDAT=CHSITE-1;
ENTR CXSUB:DN=CTX6,…,COSDAT=CHSITE-2;
ENTR CXSUB:DN=CTX6,…,COSDAT=CHSITE-2;
Calls to GeoCentrex group 222 e.g. set up as remote
Intercom calls
CR CXDN:CXGRP=111,CXDN= ,DEST=
CHSITE=4;
GeoCentrex zone point
CRCXZOPT:CXGRP=111,OTSITE=1,TSITE=4,
CH ARGIND=,ZONE-6,CXCHCNTR=2,…
CRCXZOPT:CXGRP=111,OTSITE=2,TSITE=4,
CH ARGIND=,ZONE-6,CXCHCNTR=2,…
CRCXZOPT:CXGRP=111,OTSITE=3,TSITE=4,
CH ARGIND=,ZONE-6,CXCHCNTR=2,…
CTX1 CTX2 CTX3 CTX4
CXGRP=11
EX
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 50 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Hình 3.10: Ví dụ minh họa cách tính cước trong Centrex
EX
CTX1
CTX2
CTX3
CTX4
CTX5
CTX6 CTX7
CTX8
CXGRP=111 CXGRP=222
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 51 SVTH: Nguyễn Quang Minh
1.7 Điều kiện cung cấp dịch vụ Centrex:
- Dịch vụ Centrex có khả năng đáp ứng trong 1 nhóm thuê bao cố định cùng 1 tổng đài
Host hoặc khác tổng đài (có chức năng Centrex) có thể tạo thành nhóm Centrex với
các dịch vụ ứng dụng của nó không phân biệt vị trí địa lý hay cơ sở doanh nghiệp.
- Mỗi thuê bao chỉ có thể cùng 1 nhóm Centrex
- Chỉ có thể phát triển dịch vụ Centrex trên dãy số thuê bao mới, không sử dụng dãy số
thuê bao cũ đã cung cấp cho khách hàng.
Tùy theo thực tế và yêu cầu của khách hàng để phân bố số lượng thuê bao trong 1
nhóm nhưng nhất thiết phải đáp ứng những yêu cầu sau:
- Nếu số tắt là 2 chữ số (00-99), thì các thuê bao trong nhóm phải có chung đầu số (6
số đầu). Ví dụ các thuê bao trong nhóm phải có số thuê bao thực là 396041xx (x = 0-
9).
- Nếu số tắt là 3 chữ số (000-999), thì các thuê bao trong nhóm phải có chung đầu số
(5 số đầu). Ví dụ các thuê bao trong nhóm phải có số thuê bao thực là 39604xxx (x =
0-9).
- Nếu số tắt là 4 chữ số (0000-9909), thì các thuê bao trong nhóm phải có chung đầu số
(4 số đầu). Ví dụ các thuê bao trong nhóm phải có số thuê bao thực là 3960xxxx (x =
0-9).
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 52 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Minh hoạ kế hoạch đánh số trong Centrex:
Hình 3.11: Kế hoạch đánh số trong Centrex
EX
DN = 491000&&491999
CXDN = 31000&31999
block size = 1000
equal part = 3
DN = 481000&&481999
CXDN = 200&299
block size = 100
equal part = 2
DN = 471000&&471999
CXDN = 1100&1109
block size = 10
equal part = 1 DN = 9753155
CXDN = 2
block size = 1
equal part = 0
DN = 9753144
CXDN = 1234567
block size = 1
equal part = 0
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 53 SVTH: Nguyễn Quang Minh
CHƯƠNG IV
SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ
TỔNG ĐÀI NỘI BỘ PBX
I. SO SÁNH DỊCH VỤ TỔNG ĐÀI ẢO CENTREX VÀ TỔNG ĐÀI NỘI BỘ
PBX
Tổng đài PBX Dịch vụ Centrex (PBX ảo)
Mất chi phí cho việc sửa chữa thay thế
các hư hỏng thiết bị...
Không mất chi phí cho việc sửa chữa thay
thế các hư hỏng thiết bị...
Cần người quản trị hệ thống chuyên
dụng hoặc phải thuê nhân công khi
muốn thay đổi tính năng của tổng đài
hay máy nhánh...
Không cần người quản trị hệ thống chuyên
dụng, tất cả các cài đặt tính năng cho thuê
bao trong nhóm sẽ được VTTP đảm nhận.
Mất chi phí thuê bảo dưỡng tổng đài
máy nhánh cùng mạng nội bộ, hệ thống
tính cước...
Mọi việc sẽ do VTTP đảm đương và không
tính phí cho khách hàng
Có thể mất liên lạc hoặc phải đầu tư
nguồn dự phòng khi có sự cố mất điện
lưới
Không quan tâm phải đầu tư nguồn dự
phòng khi có sự cố mất điện lưới
Có nhạc chờ chuyển máy Không có nhạc chờ chuyển máy
Có thiết bị trả lời tự động, và hướng
dẫn quay số trựa tiếp vào các máy
nhánh, hộp thư thoại,...
Không có
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 54 SVTH: Nguyễn Quang Minh
Ví dụ:
Chi phí lắp đặt tổng đài PBX Panasonic KX_TDA200 có 16 trung kế, tối đa 128
máy nhánh so sánh với nhóm Centrex gồm 128 số.
KX_TDA200 DV CENTREX 128 SỐ
Chi phí đầu tư, lắp
đặt tổng đài
78.959.700 đồng
(chưa tính đến một số chức năng
cần phải mua thêm phụ kiện-xem
chi tiết đính kèm)
Free
Lắp đặt trung kế Free Có thể miễn phí
KX_TDA200 DV CENTREX 128 SỐ
Thuê bao hàng
tháng
22.000*16tk=352.000 đ
22.000*128tk=2.816.000
(khách hàng thông
thường)
Chi phí bảo dưỡng
/tháng
5000*128
máy=640.000 đ
Free
Chi phí cho nhân
viên quản trị
Có Free
Chi phí điện đóm Có Free
Chi phí cho sữa
chữa hư hỏng, thay
thế, mở rộng
Có Free
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 55 SVTH: Nguyễn Quang Minh
II. QUY HOẠCH ĐẦU SỐ CHO DỊCH VỤ CENTREX:
2.1 Quy hoạch đầu số
- Việc quản lý và hoạch định kế hoạch đánh số cho thuê bao sử dụng dịch vụ
Centrex là nhiệm vụ đầu tiên của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ.
- Vì lẽ ảnh hưởng rất lớn trong việc sử dụng các tính năng dịch vụ và cách quay
số của thuê bao sau này.
- Quy hoạch đầu số cho thuê bao sử dụng dịch vụ Centrex cần xem xét tương tự
như việc đánh số của mạng PSTN hiện nay
- Ví dụ:
Khu vực quận 5,6: 38550xxx
Khu vực quận 11: 39698xxx
Khu vực quận TB: 38650xxx
Khu vực quận BT: 37550xxx
Khu vực quận BC: 387650xxx
2.2 Cách cung cấp dãy số thuê bao trong nhóm Centrex cho khách hàng:
- Khách hàng là cơ quan xí nghiệp,… yêu cầu đánh số tắt theo thứ tự: cung cấp
số thực theo thứ tự nằm trong dãy số đại diện.
- Khách hàng là khách sạn, nhà cao tầng,… yêu cầu đánh số tắt theo số phòng,
theo số tầng, phòng ban chức năng,…
III. CƯỚC TRONG DỊCH VỤ CENTREX:
- Cước sử dụng dịch vụ Centrex bao gồm:
+ Cước hòa mạng lắp đặt
+ Cước khoán sử dụng dịch vụ
+ Cước cuộc gọi
+ Cước thuê bao hàng tháng
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 56 SVTH: Nguyễn Quang Minh
- Để tăng tính cạnh tranh và phát triển sử dụng dịch vụ, chúng ta nên phân chia
đối tượng sử dụng theo doanh thu cước để có chính sách ưu đãi đối cới những
khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng cước phù hợp
- Các cuộc gọi từ thuê bao Centrex đến các thuê bao cố định, Gfone, di động,
dịch vụ 1080, 1088, dịch vụ cộng thêm, dịch vụ Voip 171, 178, 179, đến các
DN khác,… và ngược lại: thu cước như thuê bao cố định thông thường
IV. DỊCH VỤ CỘNG THÊM
- Dịch vụ cộng thêm của Centrex
STT TÊN DỊCH VỤ
1
Forward to OP if busy for a termination call from the public network
(chuyển tới operator khi máy bận)
2
Camp on busy for terminating call from the public network (giữ cuộc gọi
cho máy gọi đến khi máy con bận)
3
Forward to OP if no response to a terminating call from the public network
(chuyển cuộc gọi khi không trả lời)
4 Code controlled barring (khóa cá nhân)
5
Diversion to user – busy – no answer (chuyển cuộc gọi khi bận, không trả
lời)
6 Call forwarding (chuyển cuộc gọi)
7 Pick up call (rước cuộc gọi)
8 Do not stube service (thông báo không làm phiền)
9 Three-party service (điện thoại 3 bên)
10 Absent user service (thông báo vắng mặt)
11 Calling line identification presentation (hiển thị số gọi đến)
12 Time out fixed call / Immediate fixed call (đường dây nóng)
13 Call waiting (thông báo cuộc gọi đến khi đang đàm thoại)
14 Basic bussiness group (nhóm liên tụ)
15 Malicious call indentification (bắt giữ cuộc gọi)
16 Meet me call (báo thức)
17 Hạn chế cuộc gọi
18 Chỉ gọi đi
Trường CĐKT Cao Thắng ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
GVHD: Nguyễn Văn Dũng 57 SVTH: Nguyễn Quang Minh
19 Quay số tắt
20 Phân biệt dòng chuông
21 Ngăn số gọi đến ngoài mong muốn
22 Kết nói cố định (Nailed_up connection)