Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ Thái Bình

LỜI NÓI ĐẦU Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, cùng với sự phát triển không ngừng của các thành phần kinh tế, đời sống của người dân ngày càng được cải thiện, dân trí được nâng cao, sự phát triển này kéo theo nhu cầu sử dụng điện năng ngày càng gia tăng. Hiện nay, điện đã được đưa đến hầu hết các vùng nông thôn, chất lượng điện đang được cải thiện. Tuy nhiên, công tác quản lý, kinh doanh điện ở nông thôn vẫn còn nhiều tồn tại, lưới điện còn chắp vá và không đảm bảo các chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật gây tổn thất điện năng cao dẫn đến giá bán điện đến hộ dân sử dụng còn cao. Được sự phân công của Bộ môn Điện, Khoa Cơ điện, trường ĐHNN1 – Hà Nội, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Vũ Hải Thuận cùng với các thầy cô trong bộ môn Cung cấp và Sử dụng Điện năng, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình”. Mục đích của đề tài nhằm: Ngiên cứu giá thành và giá bán điện năng, trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp giảm giá thành và giá bán điện, đề xuất ra giá bán bình quân. Huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình là nơi chúng tôi chọn làm địa bàn để nghiên cứu. Phương pháp luận để nghiên cứu đề tài này mang tính chất thống kê và phân tích hệ thống vì nó liên quan đến những vấn đề kinh tế, kỹ thuật. Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm 3 phần: Phần I: Thực trạng lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình. Phần II: Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng. Phần III: Kết luận và kiến nghị. Do thời gian thực tập làm đề tài có hạn, khả năng chuyên môn còn có nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và của các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn.

docx116 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2608 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thiết bị trạm biến áp, đường dây... + : Điện trở suất của vật liệu làm dây dẫn. + L: Chiều dài dây dẫn: là yếu tố liên quan trực tiếp đến kết cấu lưới điện bán kính của lưới điện. Nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng điện áp vận hành của đường dây. Bán kính của lưới điện càng lớn thì tổn thất càng cao. Để giảm hao tổn trên lưới và để đảm bảo chất lượng điện áp người ta thường giảm bán kính của lưới. + S: Tiết diện dây dẫn Yếu tố này liên quan trực tiếp đến chi phí vật liệu và phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như nhiệt độ phát nóng cho phép của dây dẫn. Việc chọn tiết diện cho phù hợp cũng là vấn đề cần thiết để đảm bảo khả năng truyền tải trên đường dây. 1.2.2.Tổn thất điên năng trong máy biến áp. Tổn thất điện năng của máy biến áp hai cuộn dây. DABA = DP0.T + DPk.k2pt.t (kWh) (2.4.4) Nếu có n máy biến áp vận hành song song thì hao tổn điện năng được tính: (kWh) (2.4.5) Trong đó: DP0, DPk: Hao tổn công suất không tải và ngắn mạch của máy biến áp,(kW). Smax, Sn: Công suất cực đại và công suất định mức của máy biến áp, (kVA). t: Thời gian tính tổn thất, (h) t: Thời gian hao tổn công suất cực đại của máy biến áp, (h). Như vậy ta thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng đến tổn thất trong máy biến áp không chỉ phụ thuộc vào kết cấu máy mà còn phụ thuộc vào phụ tải và phương thức vận hành của lưới. + DP0: Thành phần này không thay đổi hoặc ít thay đổi nó phụ thuộc vào kết cấu của mạch từ của máy biến áp, vật liệu từ và cách chế tạo máy biến áp. + t: Thời gian vận hành thực tế của máy biến áp, yếu tố nay ít thay đổi hầu hết các máy biến áp được vận hành cả năm trừ thời gian sự cố và thời gian sửa chữa. + DPk: Tổn thất ngắn mạch của máy biến áp. + Smax: Phụ tải cực đại phụ thuộc vào tính chất của phụ tải. + Sn: Công suất định mức của máy biến áp, phụ thuộc vào độ lớn của tải để chọn máy có công suất định mức phù hợp để lưới vận hành an toàn mà ít hao tổn nhất. 1.2.3.Tổn thất trang thiết bị khác. Trong các thành phần tổn thất kỹ thuật ngoài tổn thất kỹ thuật trên lưới, trong máy biến áp phải kể đến các trang thiết bị khác như dao cách ly, bảo vệ Imax, máy cắt, máy biến dòng… Lượng tổn thất này cũng gần giống như tổn thất trên đường dây. DP = 3.I2max.R (kW) (2.4.6) Trong đó: Imax: Dòng điện phụ tải qua thiết bị, (A) R: Điện trở của thiết bị, (W) DP: Tổn thất công suất tác dụng, (kW) Khác với tổn thất trên đường dây, R là đại lượng có thể thay đổi được trong thiết bị vận hành. Điện trở của các thiết bị là yếu tố cố định dược chế tạo sẵn. Thông thường các yếu tố này khá nhỏ phụ thuộc vào chất lượng chế tạo trang thiết bị đó. Tuy nhiên việc lắp đặt các thiết bị đó cũng có thể gây nên tổn thất đáng kể nếu chất lượng thi công thấp. II.MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI. Như trên ta đã biết thành phần chi phí cho hao tổn khá lớn so với các chi phí khác do đó để giảm giá thành truyền tải điện năng trên lưới ta phải giảm hao tổn điện năng trên lưới điện. Để giảm hao tổn điện năng trên lưới có nhiều giải pháp khác nhau. Song cũng có nhiều giải pháp rất khó áp dụng trong thực tế khi điều kiện kinh tế kỹ thuật còn hạn chế. Ta chỉ có thể áp dụng các giải pháp đó cho từng trường hợp, từng khu vực. 2.1.Nâng cao hệ số công suất của mạng điện. Trong mạng điện nông thôn hiện nay hệ số công suất thường rất thấp do nhiều nguyên nhân gây nên. Hệ số công suất thấp sẽ dẫn đến chế độ làm việc của mạng điện không có hiệu quả kinh tế, bởi vậy cần thực hiện các giải pháp khắc phục. Hệ số công suất trung bình của mạng điện hạ áp có thể được xác định: Trong đó: - Ar, Ax: Điện năng hữu công và vô công trên thanh cái trạm biến áp trung gian. Đây là một trong những giải pháp thường được áp dụng trong lưới điện ở mọi cấp điện áp. Khi cosj mạng điện lớn, lượng công suất phản kháng Q truyền tải trong mạng sẽ giảm đi. Do đó ta phải tìm cách nâng cao hệ số cosj của lưới. * Ý nghĩa của việc nâng cao hệ số cosj: - Nâng cao hệ số cosj là mộ trong những biện pháp quan trọng để tiết kiệm điện năng. - Tỷ lệ tiêu thụ công suất phản kháng của các thiết bị trong mạng là: + Động cơ không đồng bộ tiêu thụ khoảng 60 – 65% tổng công suất phản kháng của mạng. + Máy biến áp tiêu thụ khoảng 20 – 25%. + Đường dây trên không, điện kháng và các thiết bị khác tiêu thụ khoảng 10%. Như vậy động cơ không đồng bộ và máy biến áp là hai loại máy điện tiêu thụ nhiều công sất phản kháng nhất. + Giữa P và Q có mối quan hệ: j = arctg(Q/P). Vậy khi công suất tác dụng của mạng P không đổi nếu dùng các biện pháp làm giảm Q thì sẽ mang lại hiệu quả: Giảm được tổn suất công suất và điện áp trong mạng điện. (kW) (kV) Quan hệ giữa công suất định mức (Sn), cosj và khả năng mang tải (P) của thiết bị như sau: P = Sn. cosj Nếu dùng các biện pháp bù làm tăng hệ số cosj thì sẽ làm tăng khả năng mang tải của thiết bị. Để nâng cao hệ số cosj của lưới thường áp dụng các biện pháp: * Nâng cao hệ số cosj tự nhiên. - Nâng cao hệ số công suất của các hộ dùng điện (Giảm lượng công suất phản kháng tiêu thụ tại các hộ dùng điện). Hợp lý hóa quy trình công nghệ, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất và vận hành hệ thống điện. - Quy định hệ số công suất bắt buộc đối với hộ dùng điện. - Lựa chọn và vận hành các thiết bị điện trong lưới một cách hợp lý chất lượng cao công suất phù hợp. - Giảm điện áp ở những động cơ làm việc non tải, thường đổi tổ nối dây của động cơ từ tam giác ra đấu sao. - Hạn chế động cơ chạy không tải. Chúng ta đã biết khi động cơ làm việc non tải thì cosj rất thấp. Vì thế hạn chế động cơ chạy không tải là biện pháp tốt nhất nâng cao hệ số cosj - Dùng động cơ đồng bộ thay thế động cơ không đồng bộ. - Thay máy biến áp làm việc non tải bằng máy biến có dung lượng nhỏ hơn. Thay đổi và cải tiến quy trình công nghệ để các thiết bị điện làm việc ở chế độ hợp lý nhất. Biện pháp này có hiệu quả cao hơn ở những xí nghiệp công nghiệp có nhiều động cơ và máy công tác. - Thay thế động cơ không đồng bộ làm việc non tải bằng động cơ có công suất nhỏ hơn. Khi làm việc động cơ không đồng bộ tiêu thụ lượng công suất phản kháng bằng: Q = Q0 + (Qn – Q0).K2pt (kVAr) Trong đó: Q0: Công suất phản kháng lúc động cơ làm việc không tải. Qn: Công suất phản kháng lúc động cơ làm việc với tải định mức. Kpt: Hệ số phụ tải Thông thường Q0 = (60 – 70)%.Qn Điềukiện kinh tế cho phép thay thế động cơ là: + Kpt< 0,45 thì việc thay thế bao giờ cũng có lợi. + 0,45 < Kpt < 0,7 thì việc thay thế phải so sánh kinh tế kỹ thuật mới xác định được hiệu quả kinh tế khi thay đổi. * Bù công suất phản kháng tại các phụ tải điện và trạm biến áp. Với biện pháp này sẽ làm tăng chi phí khấu hao do phải bỏ ra một lượng vốn đầu tư nhất định để mua trang thiết bị. Do vậy khi thực hiện phương pháp phải làm bài toán so sánh kinh tế giữa các phương án sao cho chi phí nhỏ nhất. Công suất bù cần thiết để nâng hệ số công từ cosj1 lên cosj2 được xác định theo biểu thức: Qb = PM. (tgj1 - tgj2) ( kVAr) (2.4.7) Trong đó: P: Công suất tác dụng của phụ tải, (kW). Việc đặt các cơ cấu bù công suất phản kháng đòi hỏi những chi phí nhất định, vì vậy cần phải tính toán lựa chọn dung lượng bù cũng như vị trí đặt hợp lý. 2.2.Nâng cao điện áp vận hành của lưới. Như ta đã biết hao tổn công suất trên đường dây tỷ lệ nghịch với bình phương điện áp. Do đó tổn thaat điện năng trên lưới cũng tỷ lệ nghịch với điện áp. Để giảm hao tổn điện năng trên lưới khi truyền tải điện năng đi xa người ta thường dùng các biện pháp nâng cấp điện áp bằng các máy tăng áp. Trong vận hành để bù lai lượng hao tổn điện áp người ta thường sử dụng các thiết bị bù điện áp. Ngoài ra cần phải đồng bộ các cấp điện áp để dễ dàng quản lý và vận hành. Vì vậy đối với lưới phân phối, để giảm thiểu số cấp biến áp dơn giản hóa lưới điện tăng tính linh hoạt và dự trữ trong lưới góp phần làm giảm tổn thất có thể áp dụng các biện pháp sau: + Điều chỉnh các đầu phân áp tại các trạm biến áp nguồn, các trạm biến áp phân phối. + Điều chỉnh điện áp bằng tụ điều chỉnh mắc song song vào lưới. + Điều chỉnh điện áp bằng cách thay đổi điện kháng của mạng. Điện kháng của mạng sẽ giảm nếu mắc nối tiếp tụ điện vào đường dây truyền tải, thay đổi điện dung của tụ làm cho kháng điện Xc và điện kháng tổng thay đổi. + Điều chỉnh điện áp bằng máy bù đồng bộ. Trong các biện pháp đã nêu trên thì biện pháp điều chỉnh các đầu phân áp tại các trạm nguồn và các trạm phân phối là ít tốn kếm nhất và dễ thực hiện, tuy nhiên việc chọn đầu phân áp nào chuyển vào cấp điện áp nào cho thích hợp cần được khảo sát và đánh giá hiệu quả kinh tế cụ thể để đem lại lợi ích kinh tế. 2.3.San bằng đồ thị phụ tải. Trong vận hành mạng điện việc sắp sếp các phụ tải một cách hợp lý sao cho đồ thị phụ tải được san bằng sẽ tránh hiện tượng điện áp sụt quá mức do phụ tải tăng vọt. Đối với lưới điện có đồ thị phụ tải không bằng phẳng, tác hại của nó gây ra không chỉ khó khăn trong việc vận hành, việc lãng phí vốn đầu tư vật trang thiết bị, công suất nguồn, mặt khác nó còn gây tổn thất một lượng điện năng đáng kể. Để khắc phục cần phải sớm đưa ra các biện pháp để san bằng đồ thị phụ tải. Song đối với lưới điện nông thôn phụ tải chủ yếu là thắp sáng, sinh hoạt phục vụ nhu cầu cho nhân dân, áp dụng biện pháp này là rất khó khăn. Tuy nhiên đối với các những điểm tải sản xuất như: trạm bơm tưới tiêu, các phụ tải tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ say sát, hàn xì… Chúng ta có thể áp dụng biện pháp hạn chế các đỉnh nhọn của đồ thị phụ tải. Đó là hạn chế đến mức tối đa sự làm việc của chúng vào thời điểm phụ tải cực đại ngày đêm. Đồng thời khuyến khích các phụ tải này hoạt động ở những giờ thấp điểm, áp dụng những công nghệ mới để nâng cao hiệu quả sử dụng điện. Để mang lại hiệu quả cao cho phương pháp này có thể đặt các công tơ nhiều giá cho các hộ sử dụng điện. 2.4.Cân bằng tải giữa các pha. Biện pháp này có tác dụng làm đối xứng lại hệ thống 3 pha, giảm tổn thất điện năng do dòng điện trong dây trung tính giảm xuống. Ta có thể thực hiện phương pháp này bằng cách san bằng đồ thị phụ tải cho các pha trên lộ. Dựa vào dòng điện ở các pha trên từng lộ tại thời điểm phụ tải cực đại. 2.5.Cải tạo hoàn thiện cấu trúc mạng. Đây là giải pháp lâu dài cho hệ thống điện, việc sử dụng quá nhiều chủng loại máy biến áp, dây dẫn, nhiều cấp điện áp làm cho lưới điện phức tạp giảm độ tin cậy tính linh hoạt trong vận hành. Gây khó khăn trong vận hành sửa chữa cải tạo lưới điện. Vì vậy trong công tác quy hoạch cải tạo và phát triển lưới phải tuân thủ quy hoạch tổng thể, thống nhất với sự phát triển của khoa học kỹ thuật. Có như vậy hệ thống điện mới có khả năng sử dụng lâu dài, đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện trong hiện tại và cho tương lai khi su hướng và nhu cầu sử dụng diện ngày càng tăng. Giảm được chi phí cho sửa chữa va hao tổn điện năng khi vận hành. Biện pháp trước mắt là cải tạo công suất cho phù hợp, tạo dự phòng cho trạm nguồn và trạm biến áp trung gian. Dần dần thay đổi cấu trúc mạng lưới và định hướng phương thức vận hành hợp lý, loại trừ hiện tượng quá tải trên đường dây và trạm biến áp, hạn chế tối đa các trạm biến áp làm việc non tải. 2.6.Sử dụng cơ cấu đặc biệt để nâng cao điện áp. a) Dùng tụ bù tĩnh để điều chỉnh điện áp. Tụ bù tĩnh có thể mắc ngay trên đầu vào của tụ điện hoặc trên thanh cái máy biến áp hay trên các điểm nút. Có thể đặt độc lập hoặc đặt từng nhóm theo sơ đồ đấu sao hoặc tam giác. Tụ bù tĩnh có tác dụng nâng cao hệ số cosj của mạng, làm giảm được tổn thất và điều chỉnh được điện áp cho phù hợp với mức độ điện áp của tụ điện. * Ưu điểm của tụ bù tĩnh: - Làm việc êm dịu, tin cậy. - Kết cấu đơn giản - Điều chỉnh công suất dễ dàng bằng cách tăng hoặc giảm số lượng tụ - Có thể sử dụng làm tăng độ đối xứng của lưới và tăng cosj . * Nhược điểm: - Không thể điều chỉnh trơn được mà phải điều chỉnh từng cấp. - Có thể gây mất ổn định của lưới điện vì công suất phát của tụ phụ thuộc vào điện áp mạng. QC = 3. U2.w.C.10-3 (kVAr) (2.4.8) Khi điện áp U giảm dẫn đến công suất phát QC của tụ giảm đi làm cho DU tăng lên dẫn đến U càng giảm và QC càng giảm, cứ như thế hình thành một tháp sụt áp làm giảm sự ổn định của lưới điện. Việc tính toán công suất của tụ người ta căn cứ vào giá trị điện áp lưới tại vị trí thụ điện cần bù và mức độ thay đổi điện áp trên các phần tử của lưới điện khi mắc tụ. Dung lượng tụ bù tĩnh được tính theo công thức: (kVAr) (2.4.9) Trong đó: Vp: độ lệch điện áp cần bù, (%) Vp = VCP – V VCP: Độ lệch điện áp cho phép ứng với giới hạn dưới. V: Độ lệch điện áp thực tế trên đầu vào thụ điện V0PS: Tổng độ gia tăng điện áp trên các phần tử lưới điện khi đặt tụ. b) Máy bù đồng bộ. Máy bù đồng bộ có thể bù thêm công suất phản kháng cho mạng điện (có tác dụng như tụ bù tĩnh), để nâng cao điện áp. Vì vậy máy bù đồng bộ được sử dụng như thiết bị điều chỉnh điện áp rất linh hoạt. Tuy nhiên, việc vận hành các thiết bị này tương đối phức tạp giá thành cao, người ta thường dùng để điều chỉnh điện áp tại các nút quan trọng. c) Dùng máy biến áp tự động điều chỉnh điện áp. Ở những máy biến áp này đầu phân áp được tự động thay đổi tuỳ theo sự thay đổi của điện áp, quá trình xảy ra trong khi máy biến áp mang tải. Những máy biến áp này đắt hơn máy biến áp thông thường cùng công suất. Vì thế nó chỉ được dùng ở những nơi quan trọng đòi hỏi sự ổn định của điện áp. 2.7. Loại trừ sự rò rỉ trên đường dây. Trên đường dây truyền tải các yếu tố dẫn đến tổn thất điện năng do rò rỉ điện là: - Hành lang bảo vệ đường dây. - Chất lượng xà, sứ, cột. - Đối với hành lang bảo vệ đường dây cần có biện pháp tổ chức phát quang định kỳ những cây cối, ngoại vật vi phạm hành lang bảo vệ. Đặc biệt phải kiểm tra, phát hiện xử lý kịp thời mọi trường vi phạm trước và sau mùa mưa bão trong những đợt gió mạnh. - Đối với những xà, sứ ngoài việc thay thế định kỳ theo thời gian mà nhà chế tạo quy định cần tu bổ kịp thời những sứ bị hỏng trước thời hạn do chất lượng kém hay ngoại lực tác động. 2.8.Hoàn thiện hệ thống đo đếm. Công tơ điện là hệ thống đo đếm chủ yếu để đo đếm điện năng của các hộ tiêu thụ, vì vậy sai số của chúng ảnh hưởng không nhỏ tới lượng tổn thất điện năng. Hệ thống công tơ này phải được kiểm định, kẹp trì theo đúng quy cách trước khi đi vào sử dụng. Tuỳ thuộc vào đường cong sai số của từng loại công tơ mà lắp đặt cho từng hộ có tính chất tải, lượng điện năng sử dụng phù hợp để đạt được sai số nhỏ nhất thuộc giới hạn cho phép. 2.9.Các biện pháp có liên quan đến công tác quản lý xã hội. Các giải pháp này khá phức tạp vì nó liên quan đến toàn cộng đồng nhưng cũng cần thực hiện vì hiệu quả kinh tế của nó, các giải pháp cần thực hiện. Về công tác quản lý kỹ thuật: cần đầu tư nghiên cứu áp dụng khoa học kỹ thuật vào việc quy hoạch thiết kế, quản lý vận hành hệ thống điện. Khuyến khích các cá nhân có thành tích trong việc áp dụng các biện pháp về khoa học kỹ thuật đạt hiệu quả cao. Đồng thời sử phạt nghiêm minh với những đối tượng vi phạm nguyên tac quản lý gây hậu quả xấu làm ảnh hưởng đến lưới điện. Hoàn thiện hệ thống đo đếm bảo đảm giảm tới mức tối đa hiện tượng thất thoát điện năng do sai số của các thiết bị TU,TI, công tơ… Về mặt quản lý cán bộ, nhân viên ngành điện cần phải thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên có trình độ kỹ thuật cao, ý thức tổ chức kỷ luật trong việc chấp hành các quy định đã đề ra. Thường xuyên tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ nhân viên trong ngành nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác vận hành lưới điện. Về mặt xã hội: Cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người có ý thức sử dụng điện hợp lý tiết kiệm tránh thất thoát lãng phí và an toàn cho người sử dụng. Sử phạt nghiêm minh với các hiện tượng ăn cắp điện và vi phạm hành lang an toàn điện. 2.10.Biện pháp quản lý kinh doanh. Việc giảm giá thành giá bán điện năng còn phụ thuộc vào việc chống thất thoát điện, chất lượng điện ngày càng đảm bảo… Giá bán điện giảm sẽ khuyến khích nhân dân sử song điện nhiều hơn vào các lĩnh vực sinh hoạt và sản xuất làm tăng lượng điện thương phẩm ngành điện sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn. Điều đó không những thúc đẩy nền sản xuất phát triển mà còn ổn định về chính trị. 2.10.1.Giảm tổn thất điện năng thương mại. Tổn thất điện năng thương mại do những nguyên nhân sau: + Hộ sử dụng lấy cắp điện. + Do đọc nhầm chỉ số công tơ. Để giảm tới mức thấp nhất lượng điện năng mất mát do công tơ đo đếm không chính xác cần thực hiện những biện pháp: + Tất cả các hộ dùng điện phải lắp đồng hồ đo đếm điện năng để làm cơ sở cho việc kiểm tra thanh toán tiền điện. Các công tơ này phải đúng quy cách đúng chủng loại. + Các công tơ phải được hiệu chỉnh, kiểm tra theo tiêu chuẩn Việt Nam. + Các công tơ phải được đặt trong hộp để quản lý, các hộ gia đình tự trông coi bảo vẹ công tơ của mình. + Việc treo tháo công tơ do ban quản lý điện thực hiện. Khi treo tháo phải đảm bảo dúng yêu cầu kỹ thuật, tánh tình trạng treo lệch gây sai số công tơ. + Mỗi lần treo tháo công tơ phải có sự chứng kiến của hộ sử dụng điện và lập phiếu ghi số có xác nhận để việc kiểm tra và thanh toán tiền điện được thuận lợi. + Thường xuyên kiểm tra và phát hiện các trường hợp ăn cắp điện, công tơ chết hoặc không quay chính xác. 2.10.2.Chọn mô hình quản lý thích hợp. Đây là một trong những biện pháp quan trọng của việc giảm tổn thất kinh doanh. Để làm tốt điều này cần căn cứ vào tình hình thực tế của từng địa phương mà chọn mô hình quản lý cho thích hợp nhằm hạn chế đến mứ tối đa tỷ lệ tổn thất và qua đó giảm giá bán điện năng. + Để quản lý có hiệu quả thì phải thực hiện tốt các nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành với quản lý theo lãnh thổ. + Những người trong ban quản lý điện phải là người có trách nhiệm cao và am hiểu chuyên môn nghiệp vụ về điện. + Có quy chế sử dụng điện ở địa phương được phổ biến đến từng hộ dùng điện. + Phải công khai về tài chính mỗi tháng. III.NGUYÊN NHÂN GÂY TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP GIẢM GIÁ THÀNH TRUYỀN TẢI VÀ PHÂN PHỐI ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN HUYỆN QUỲNH PHỤ. 3.1.Nguyên nhân gây tổn thất điện năng trên lưới điện huyện Quỳnh Phụ. 3.1.1.Do hao tổn trên lưới. Huyện Quỳnh Phụ có 24/38 xã, thị trấn có lưới điện khí hoá được thiết kế thi công theo quy hoạch, 14 xã có lưới điện sinh hoạt được phát triển từ lưới điện cũ. Phần lớn yếu về chất lượng kỹ thuật thường ở các nhánh rẽ do nhân dân tự xây dựng. Về công suất điện sử dụng ở các xã hiện nay thấp so với thiết kế do đó tổn thất kỹ thuật ở lưới điện hiện tại không đến mức quá lớn như một số xã hiện nay thu của dân cao hơn nhiều so với giá Nhà nước quy định. 3.1.2 Do công tác quản lý. Do công tác tổ chức quản lý còn có xã chưa được quan tâm đúng mức, địa phương còn khoán trắng cho hoặc buông lỏng cho những người thợ điện chưa có chuyên môn nghiệp vụ, tinh thần trách nhiệm chưa cao, hoặc còn đưa ra nhiều khoản chi phí vào giá điện, thu chi tuỳ tiện, hoạch toán không rõ ràng cụ thể. Đó là nguyên nhân chủ yếu làm cho giá điện tăng cao so với quy định của Nhà nước. Tổn thất kỹ thuật trên lưới điện, đặc biệt là trên nhánh rẽ tự xây dựng: Dây có tiết diện nhỏ, kéo quá dài và chắp nối nhiều không đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật. Qua điều tra phân tích đi đến kết luận: Giá bán điện nông thôn đã và đang cao hơn giá bán nhà nớc quy định, trong nguyên nhân làm giá điện tăng cao thì 70% do từ yếu tố quản lý, 30% từ yếu tố kỹ thuật (Chất lượng mạng lưới hạ thế). 3.2.Các giải pháp giảm giá thành truyền tải và phân phối điện năng trên lưới điện huyện Quỳnh Phụ. Như trên ta đã biết chi phí cho hao tổn điện năng là khá lớn so với các chi phí khác trong thành phần giá thành truyền tải của lưới điện huyện Quỳnh Phụ. Do đó để giảm giá thành truyền tải ta phải tìm các biện pháp nhằm giảm hao tổn điện năng trên lưới. 3.2.1.Nâng cao khả năng truyền tải, giảm hao tổn trên lưới điện bằng cách thay đổi tiết diện dây dẫn. Dựa vào công thức: (kWh) (2.4.10) Mặt khác: (W) (2.4.11) Do đó ta có: (kWh) (2.4.12) Từ biểu thức trên ta thấy hao tổn công suất DP tỷ lệ nghịch với tiết diện dây dẫn, do vậy để giảm hao tổn trên đường dây ta có thể tăng tiết diện dây dẫn. Việc thay đổi dây dẫn được đặt ra với các mạng điện có đường dây tiết diện nhỏ hơn so với yêu cầu của phụ tải khi thay đổi tiết diện và chất lượng dây dẫn thì sẽ giảm được hao tổn điện áp và hao tổn điện năng trên đường dây. Tuy nhiên, giải pháp này làm tăng số vốn đầu tư và phải mua và lắp đặt dây mới cũng như chi phí để tháo dỡ dây cũ, đồng thời phải tiến hành dự báo phụ tải nâng cấp đường dây đảm bảo khả năng truyền tải cho cả nhiều năm tới. Việc thay đổi dây dẫn cũng phải dựa trên cơ sở so sánh kinh tế kỹ thuật, phương án nào có giá thành thấp, vốn đầu tư và các chi phí khác nhỏ hơn thì được chọn. 3.2.2.Bù công suất phản kháng. Để giảm tổn thất trên đường dây ta bù lại lượng công suất phản kháng tiêu hao trong quá trình truyền tải. Hay là nâng cao hệ số cosj của lưới. Giả sử ta nâng hệ số công suất của lưới từ cosj1 = 0,85 lên cosj2 = 0,9, công suất tụ cần đặt là: Qc = Pm.(tgj1 – tgj2) = 6430.(0,62-0,48) = 900,2 kVAr Chọn 3 tụ có công suất 300 kVAr * Tính toán các chi phí: Công thức tính tổn thất điện năng trên đường dây: (kWh) (2.4.13) Như vậy ta có thể tính gần đúng hao tổn điện năng chênh lệch trên đường dây khi cosj = 0,85 và khi cosj = 0,9: Coi hệ số cosj trên các đoạn dây đều như nhau ta có hao tổn điện năng chênh lệch giữa hai phương án là: DAcl =DAcũ – DAmới = 356265,4 kWh/năm (DAmới = DA.0,852/0,92) Chi phí cho hao tổn giảm một lượng là: Cht = ght. DAcl = 407.356265,4 = 145.106 đ Chi phí cho tụ bù được xác định như sau: + Vốn đầu tư cho tụ, (giá của tụ bù là 100000 đ/kVAr) V0 = 900.100000 = 90.106 đ + Chi phí cho khấu hao: Ckh = 0,107.V0.(1-0,107)t-1 (đ/năm) + Chi phí cho tiền lương coi như bằng không do tụ vận hành cùng các thiết bị khác trong trạm. + Chi phí khác: Ck = 0,3.Ckh = 0,0321.V0.(1-0,107)t-1 (đ/năm) Tổng chi phí vận hành mỗi năm là: Ct = Ckh + Ck = 0,107.V0.(1-0,107)t-1 + 0,0321.V0.(1-0,107)t-1 = 0,1391.V0.(1-0,107)t-1 (đ/năm) - Lãi dòng mỗi năm là: Nt = Bt - Ct Trong đó: Bt = Cht = 145.106 đ - Tổng lãi dòng, có tính tới lãi suất ngân hàng: Trong đó: a: Hệ số hiện tại hóa (lãi suất ngân hàng a=0,8) Coi hao tổn điện năng các năm thay đổi không đáng kể thì lãi dòng mỗi năm được tính toán như sau: + Năm đầu tiên: N = 0 – V0 + Năm t ³ 2: Nt =(145 – V0.0,893t-1).(1+0,8)-t.106 đ Bảng 4.1.1.Kết quả tính toán lãi dòng hàng năm Năm 1 2 3 4 5 6 7 8 NPV.106đ -90 35.91 22.6 13.87 8.361 4.969 2.921 1.7027 Vậy tổng lãi dòng sau 8 năm là: SNPV = 0,33.106 đ Do vậy thời gian thu hồi vốn đầu tư là gần 8 năm đó là khoảng thời gian không quá dài so với tuổi thọ của tụ, do đó có thể đặt thêm tụ để nâng cao hiệu quả kinh tế và tăng khả năng truyền tải của lưới điện. 3.2.3.Các giải pháp quản lý. + Tổ chức thực hiện chỉ đạo của cấp trên, Sở điện lực Thái Bình và uỷ ban nhân dân huyện Quỳnh Phụ đã và đang đồng thời phối hợp chặt chẽ để có chương trình tiến bộ cụ thể nhằm tạo cho các xã, thị trấn trong huyện có đủ văn bản làm cơ sở pháp lý lãnh đạo triển khai ở địa phương, có đủ tài liệu kỹ thuật nghiệp vụ cần thiết cho việc đào tạo bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ nhân viên quản lý điện xã. Trực tiếp đào tạo tại chỗ để nhanh chóng có đội ngũ quản lý, từng bước quản lý vận hành an toàn sử dụng điện, tu sửa củng cố nâng cấp cơ sở vật chát và biết phương pháp quản lý kinh doanh, hoạch toán thu chi tiền điện. + Kiểm điểm trong hơn 2 năm thực hiện Quyết định 478 QĐ - UB của UBND tỉnh để rút ra những mặt mạnh, mặt tồn tại, đồng thời có biện pháp hữu hiệu tổ chức thực hiện những chương trình nội dung trong hội nghị này nhằm đưa giá điện nông thôn về không quá 700đ/kWh. Đồng thời bằng nhiều biện pháp tạo điều kiện cho việc tuyên truyền sâu rộng trong nhân dân những nội dung lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp về quản lý điện nông thôn để sao cho thật sự an toàn trong quá trình sử dụng điện của nhân dân. + Để việc tổ chức chỉ đạo, lãnh đạo thành hiện thực thì việc tổ chức kiểm tra đôn đốc không thể xem nhẹ, do đó Sở điện lực cùng UBND huyện và các ban ngành phối hợp kiểm tra các mặt về chất lượng, độ tin cậy an toàn lưới điện, kiểm tra chế độ thu chi và hoạch toán tiền điện của xã. Qua 6 tháng liên ngành Điện lực - UBND huyện sẽ tổ chức sơ kết việc thực hiện chủ trương trên, rút kinh nghiệm bổ khuyết cho các mặt tồn tại tiến tới thực hiện việc quản lý điện nông thôn ngày càng tốt hơn. CHƯƠNG V PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ BÁN ĐIỆN I.SỰ HÌNH THÀNH GIÁ, LỢI NHUẬN, LỢI TỨC TRONG NGÀNH ĐIỆN. 1.Đặc điểm của sự hình thành giá trong ngành điện. Năng lượng hoá nói chung và điện khí hoá nói riêng là một trong những nhân tố quyết định sự phát triển của nền kinh tế quốc dân góp phần làm tăng năng suất lao động. Xuất phát từ vị trí như vậy mà giá cả điện năng phải trở thành đòn bẩy mạnh mẽ để thực hiện các nhiệm vụ chiến lược và chiến thuật trong từng thời kì nhất định. Muốn giá cả phát huy đầy đủ tác dụng của nó thì việc xác định giá cả phải được tiến hành trên cơ sở khao học, không nhưng phải sét đến yêu cầu của quy luật giá trị mà còn phải thoả mãn các yêu cầu của kinh tế, phải xem sét đầy đủ các khía cạnh như kinh tế, chính trị văn hoá, xã hội… Cơ sở của việc giá cả là giá thành và thu nhập thuần tuý. Nguyên tác xác định giá bán Giá bán phải thoả mãn: G = C + T + L , (đ) (2.5.1) Trong đó: C: Tổng số tiền thu được từ hệ thống giá bán T: Các khoản thu nhập của nhà nước L: lợi nhuận của ngành điện G: Giá bán điện năng Trong biểu thức trên giá bán G và khoản thu T là cố định vậy lợi nhuận L của ngành điện phụ thuộc vào giá thành G. 2.Lợi nhuận của ngành điện. Lợi nhuận là một trong những chỉ tiêu quan trọng của các xí nghiệp, là phương tiện thúc đẩy sản xuất và hài hoà lợi ích xã hội của các tổ chức và các cá nhân người lao động. Gồm hai loại lợi nhuận là lợi nhuận cân bằng và lợi nhuận tính toán. Lợi nhuận cân bằng còn gọi là lợi nhuận chung được xác định bằng hiệu quả tổng thu nhập tiền bán điện năng và tổng chi phí giá thành điện. Một phần của lợi nhuận này được chuyển vào ngân sách nhà nước,một phần chuyển theo ngạch thanh toán, thuế khoá… phần còn lại được giữ trong ngành. Năng lượng phân phối giữa các cơ quan, tổ chức trong ngành gọi là lợi nhuận tính toán. Quỹ của lợi nhuận này gồm quỹ phát triển sản xuất, phát triển văn hoá xã hội… 3. Các nguyên tác xác định giá bán. + Giá bán điện phải có tác dụng thúc đẩy việc sử dụng điện chủ yếu vào sản xuất nhằm tăng năng suất lao động hạn chế việc sử dụng điện không hợp lý như sử dụng điện vào lĩnh vực tiêu dùng quá cao, sử dụng điện tập trung vào các giờ cao điểm. + Phải bù đắp được các chi phí về sản xuất phân phối và tiêu thụ điện đồng thời tạo nên tích luỹ thích đáng trong ngành điện lực. + Phải tính đến ảnh hưởng của các chế độ tiêu thụ - Công suất phụ tải - Thời gian sử dụng công suất cực đại - Đặc điểm phụ tải (liên tục, gián đoạn,đồng đều, gián đoạn) Nhằm khuyến khích các hộ tiêu thụ có biện phấp góp phần san bằng đồ thị phụ tải chung của hệ thống. Do đó việc xây dựng bảng giá điện riêng cho viẹc tiêu thụ điện ở các giờ cao điểm và thấp điểm của đồ thị phụ tải là rất có ý nghĩa. + Phải chú ý đến đặc điểm của từng khu vực có ảnh hưởng trực tiếp tới giá thành cung cấp điện, tạo điều kiện đẻ phân bố hợp lý các trung tâm công nghiệp tiêu thụ nhiều điện vào những nguồn điện rẻ. II. CÁC HỆ THỐNG GIÁ BÁN ĐIỆN. a.Giá bán đơn. Theo hệ thống giá bán đơn thì giá trị mà hộ tiêu thụ vừa thanh toán với cơ quan kinh doanh điện tỉ lệ với lượng điện năng tiêu thụ mà ở đó đã sử dụng. Gđ = gđ.A (đ/đvtg) (2.5.2) Trong đó: gđ: Giá bán 1kWh điện năng tiêu thụ A: Điện năng tiêu thụ trong khoảng thời gian khảo sát, (kWh/đvtg) Gđ: Tổng số tiền phải thanh toán trong thời gian khảo sát + Ưu điểm: Đơn giản, dễ tính toán. + Nhược điểm: Do giá bán đơn không trực tiếp liên quan tới chế độ tiêu dùng năng lượng, vì thế hộ tiêu thụ không quan tâm đến đồ thụ phụ tải của bản thân cũng như của hệ thống do đó không khuyến khích hộ dùng điện tham gia san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống cũng như sư dụng công suất đặt của mình. b.Hệ thống giá bán kép. Nó được thiết lập dựa trên cơ sở trang thiết bị dùng điện và năng lượng tiêu thụ. Giá trị thanh toán tỷ lệ với công suất sử dụng cực đại và lượng điện năng tiêu thụ. Gđ = a.Pd + gđ . A (đ/đvtg) (2.5.3) Trong đó: Gđ: Tổng số tiền hộ tiêu thụ phải thanh toán trong thời gian khảo sát, (đ/đvtg) a: Giá tiền một đơn vị công suất đặt của hộ tiêu thụ, (đ/kW) Pd: Công suất đặt của hộ tiêu thụ, (kW) Gđ: Giá tiền điện năng 1kWh hộ tiêu thụ sử dụng, (đ/kWh) A: Điện năng tiêu thụ điện dã sử dụng trong thời gian khảo sát. + Ưu điểm: Hộ tiêu thụ phải quan tâm đến công suất đặt của mình. + Nhược điểm: Chưa xét đến thời gian làm việc của đồ thi phụ tải do đó hộ tiêu thụ chưa quan tâm đến đồ thị phụ tải của mình cũng như của hệ thống. Chưa xét đến ảnh hưởng của hệ số công suất. c. Giá cao và thấp điểm. Việc sử dụng điện sao cho điều hoà phụ tải làm cải thiện chế độ và chất lượng của hệ thống điện, nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của hệ thống điện. Để giải quyết vấn đề đó ngành điện đã thiết lập ra giá cao và thấp điểm. Thời điểm cao điểm (từ 18 – 22h). Giá cao vì hệ thống điện phải huy động cả các nhà máy điện có giá thành cao (nhà máy nhiệt điện, Diezen..) Thời điểm thấp điểm (22h – 4h sáng), giá thành thấp vì chỉ dùng đến các nhà máy có giá thành thấp. Ở nước ta hiện nay để tăng cường hiệu quả sử dụng điện cần thực hiện một số vấn đề sau: - Cần có cơ chế giá phù hợp, giá cao điểm phải cao hơn, giá thấp điểm phải giảm đi đồng thời các cơ sở và ngành điện phải quan tâm thực hiện chế độ ca kíp như quy định. - Các xí nghiệp một ca, hai ca tuyệt đối không được sản xuất vào giờ cao điểm. - Xí nghiệp ba ca giảm tới mức tối thiểu công suất dùng ở giờ cao điểm, công suất ở giờ cao điểm không được vượt quá 70% công suất ở giờ bình thường. Ngành điện phải kiểm tra và có biện pháp sử phạt nghiêm khắc với những cơ sở, xí nghiệp nào vi phạm. d. Giá bán theo cấp điện áp. Ở cấp điện áp khác nhau thì chi phí cho truyền tải và phân phối điện sẽ khác nhau: Gdu = gdu.Au (đ/đvtg) (2.5.4) Trong đó: Gdu: Tổng số tiền hộ tiêu thụ phải thanh toán ứng với cấp điện áp hiện hành trong thời gian khảo sát, (đ/đvtg) Gdu: Giá bán một kWh điện năng ở cấp điện áp tương ứng, (đ/kWh) Au: Lượng điện năng tiêu thụ ứng với cấp điện áp hiện hành trong thời gian khảo sát. Giá bán điện ở cấp điện áp cao rẻ hơn giá điện ở cấp điện áp thấp do đó khuyến khích người tiêu dùng mua điện ở cấp điện áp cao giảm hao tổn điện năng truyền tải, giảm chi phí truyền tải. e. Hệ thống giá bán bậc thang. + Cơ sở hình thành: Đăc điểm của việc cung cấp điện - Điện cung cấp chủ yếu phục vụ cho việc sinh hoạt của dân cư nên nó không trực tiếp tạo ra sản phẩm nhưng có ý nghĩa lớn về chính trị, kinh tế văn hoá, xã hội. - Tiêu thụ điện sinh hoạt tập chung chủ yếu trong một khoảng thời gian nhất định của ngày đêm, do đó có thể làm tăng rất nhiều công suất cực đại của hệ thống. - Lượng điện dùng cho sinh hoạt thay đổi khá nhiều theo mùa thường cao vào mùa hè. Từ những đặc điểm trên ta thấy nếu không định giá cho hộ tiêu thụ thích hợp thì không kích thích người sử dụng điện tiết kiệm điện và ngành điện phải chịu thua lỗ. Do đó giá bán điện được xác định theo thu nhập của hộ tiêu thu và yêu cầu sản xuất điện năng của nhà máy điện. Theo phương thức này điện năng dùng cho sinh hoạt của mỗi gia đình được phân thành các mức khác nhau. - Mức thấp để phục vụ cho sinh hoạt tối thiểu là lượng điện mỗi gia đình dùng thắp sáng ,nghe đài xem ti vi . - Mức trung bình là lượng điện mà hộ dùng điện cho tủ lạnh bàn là,bếp điện, nồi cơm điện. - Mức cao là lượng điện của hộ dung điện thoả mãn điều kiện sinh hoạt như lò sưởi, tắm nóng lạnh, điều hoà nhiệt độ. Thông thường những gia đình có thu nhập thấp chỉ dùng điện ở mức thấp và trung bình còn gia đình có thu nhập cao dùng ở cả ba mức. Nhà nước và ngành điện chỉ bù đắp cho những hộ tiêu thụ dùng điện ở mức thấp và trung bình. Cơ sở của việc hình thanh giá bán bậc thang phải thoả mãn điều kiện . (Kt – 1).g0.At + (Ktb – 1).g0.Atb + (Kc – 1).g0.Ac > 0 Trong đó: Kt: Hệ số tính tiền điện cho mức sử dụng điện năng thấp Kt < 1. Giá trị của hệ số này được xác định tuỳ thuộc chi trả của hộ dân cư có thu nhập thấp có kể đến yếu tố chính trị Pmin/Pmax của biểu đồ sinh hoạt ngày đêm. Ktb: Hệ số tính tiền điện năng trung bình Ktb > 1. Giá trị của hệ số này được xác định phụ thuộc vào phạm vi dao động của Ptb. Kc: Hệ số tính tiền điện cho mức sử dụng điện năng cao Kc > 1. Giá trị của hệ số này được xác định trên cơ sở giá trị Pmax/Pmin G0: Đơn giá điện năng tối thiểu cần thiết để ngành điện bù đắp, truyền tải sản xuất, phân phối và có lãi trong giới hạn. At, Atb, Ac: Lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng ở mức thấp, trung bình, cao, kWh/tháng. Tuỳ mức độ tăng trưởng của hệ thống điện, kinh tế quốc dân, thu nhập của dân cư mà quy định At, Atb cho phù hợp còn Ac không hạn chế. Pmin, Ptb, Pmax: Các giá trị công suất tác dụng cực tiểu, trung bình và cực đại của biểu đồ sinh hoạt ngày đêm. + Công thức tính toán: Giá trị thanh toán của hộ tiêu thụ phụ thuộc vào lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng của mình. Gd = gd.At + gtb(Atb – At) + gc(Ac – Atb – At) (đ/tháng) (2.5.5) Trong đó: gt: Giá bán điện ở mức sử dụng điện năng thấp, (đ/kWh) gt = Kt. g0 gtb: Giá bán điện ở mức sử dụng điện năng trung bình, (đ/kWh) gtb = Ktb.g0 gc: Giá bán điện ở mức sử dụng điện năng cao, (đ/kWh) gc = Kc.g0 + Ưu điểm: Phương thức định giá điện này khuyến khích người dùng điện,đặc biệt là những người có thu nhập cao có ý thức tiết kiệm điện hạn chế được sự phát triển quá lớn của phụ tải đỉnh nhọn. Khi biểu đồ phụ tải tương đối bằng phẳng thì giá điện ở các mức sẽ rút lại gần nhau mà vẫn đảm bảo ngành điện đủ điều kiện sản xuất. Góp phần phân phối lại thu nhập cho các tầng lớp nhân dân. + Nhược điểm: Hộ tiêu thụ điện không quan tâm dến thời gian sử dụng điện. f.Hệ thống giá bán có kể đến ảnh hưởng của cosj. + Cơ sở của phương pháp tính Giả thiết rằng có công suất tiêu thụ không đổi là 80 kW hệ số cosj = 0,8 thì công suất đầu nguồn sẽ bằng. S = P/cosj = 80/0,8 = 100 kVA Nếu cosj giảm xuống bằng 0,5 thì S = 80/0,5 = 160 kVA Nếu cosj tăng lên bằng 1 thì S = 80/1 = 80 kVA Người ta có thể biểu thị sự phát triển của công suất biến thiên cosj theo biểu thức: (2.5.6) Từ ví dụ trên ta thấy rằng khi giữ cho công suất tiêu thụ là cố định, nếu hệ số cosj giảm thì công suất đầu nguồn tăng và ngược lại. Vì vậy một yêu cầu quan trọng trong cung cấp điện là phải đảm bảo hệ số cosj của hệ thống càng cao càng tốt. Nhưng hệ số cosj của hệ thống lại chịu ảnh hưởng rất lớn của hệ số cosj các hộ tiêu thụ. Vì vậy trong chính sách giá bán điện năng cần phải có biện pháp thúc đẩy hộ tiêu thụ quan tâm đến hệ số công suất của mình. Khi cosj thay đổi để xác định mức tăng giảm công suất biểu kiến thành biểu hiện cụ thể của một khoản chi phí điện năng thì trước hết chi phí khấu hao do sự biến thiên công suất biểu kiến sẽ thay đổi và thông thường chúng phải cộng thêm một khoản chi phí khấu hao. Gọi C là giá thành sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng trong một năm, (đ/năm) thì: C’kh = a% A% C (cosjđm/cosj – 1) (đ/năm) (2.5.7) Trong đó: a%: Hệ số phần trăm tính đến thành phần vốn đầu tư của thiết bị trong tổng số vốn đầu tư. A%: Hệ số tính theo tỉ lệ phần trăm của thành phần khấu hao trong tổng thành phần chi phí điện năng. - Khi cosj thay đổi, công suất biểu kiến S thay đổi dẫn đến thành phần chi phí nhiên liệu sẽ thay đổi một lượng. C’nl = C.B%.c(cosjđm/cosj – 1)L% (đ/năm) (2.5.8) Trong đó: c: Hệ số tính đến các loại máy phát khác nhau B%: Hệ số tính theo tỷ lệ phần trăm của thành phần chi phí cho nhiên liệu trên tổng giá thành điện năng. L%: Lượng tiêu hao nhiên liệu cho không tải tính theo tỷ lệ phần trăm trong tổng nhiên liệu tiêu thụ. - Khi cosj thay đổi làm thay đổi hao tổn điện năng trên hệ thống, do đó chi phí cho hao tổn điện năng sẽ thay đổi một lượng. C’ht = B%.C.(cosjđm/cosj – 1).DAdd (đ/năm) (2.5.9) Nếu kể đến hao tổn trên máy biến áp: Cht’’ = B%.C.(cosjđm/cosj – 1).DABA (đ/năm) (2.5.10) Trong đó: DAdd, DABA: Tổn hao điện năng trên đường dây và máy biến áp. Như vậy trong truyền tải và phân phối điện năng có kể đến ảnh hưởng của cosj thì (2.5.11) + Công thức tính toán - Hệ thống giá bán đơn có kể đến ảnh hưởng của cosj G’ = Gd(1 + d(cosjđm – cosj) (đ/đvtg) (2.5.12) Trong đó: G’d: Giá trị hộ tiêu thụ phải thanh toán theo cosj của mình. Gd: Tiền điện xác định theo giá bán đơn thuần tuý. d: Hệ số quy định theo giá trị của cosj . - Hệ thống giá bán kép có kể đến ảnh hưởng của cosj Gd = a.Pd.f1(cosj) + gd.Att.f2(cosj) (đ/đvtg) (2.5.13) Trong đó: f1(cosj), f2(cosj): Hàm số biểu diễn sự thay đổi giá thành 1 kW do sự thay đổi điện năng tiêu thụ khi cosj thay đổi gây nên. Các hàm này được xác định theo từng điều kiện, theo quan điểm từng khu vực. Gd: Tổng tiền điện khách hàng phải thanh toán, (đ/đvtg) a: Giá thành một kW công suất nối, đ/kW) Pd: Công xuất đặt của hộ tiêu thụ, (kW) Att: Lượng điện năng tiêu thụ của hộ dùng điện trong một đơn vị thời gian. Căn cứ vào biểu thức chung này ta có các bảng giá bán - Bảng giá bán đánh vào thành phần thay đổi công suất nối khi cosj thay đổi. (đ/kWh) (2.5.14) Trong đó: a: Giá bán một đơn vị công suất nối, (đ/kW) g’: Giá bán một kW điện năng ứng với công suất hộ tiêu thụ T: Thời gian khảo sát gd: Giá bán đơn 1 kWh điện năng không phụ thuộc vào cosj. - Bảng giá bán đánh vào sự thay đổi nhu cầu điện năng tác dụng khi cosj thay đổi g’d = a/T + gd.f(cosj) (đ/kWh) (2.5.15) Trong đó: f (cosj) là hàm số biểuhiện sự thay đổi điện năng tác dụng khi cosj thay đổi được xác định (2.5.16) Aa: Nhu cầu điện năng tác dụng trong năm, (kWh/năm) Ap1: Nhu cầu điện năng phản kháng phụ thuộc vào hệ số cosj ở chế độ cosj < cosjđm. Ap2: Nhu cầu năng lượng phản kháng phụ thuộc vào hệ số cosj > cosjđm K1: Hệ số tính đến sự tăng điện năng tác dụng ứng với 1kVar ở chế độ cosj < cosjđm K2: Hệ số tính đến sự tăng điện năng tác dụng ứng với 1 kVar ở chế độ cosj > cosjđm - Bảng giá bán hỗn hợp (đ/kWh) (2.5.17) Trong đó : f(cosj) là hệ số biểu diễn sự biến đổi năng lượng tác dụng khi cosj thay đổi. (2.5.18) Trong đó: X: Hệ số phụ thuộc vào cosj X = 2 khi cosj = 0,8 ¸ 1 X = 1 khi cosj < 0,8 * Nhận xét: Với công thức giá bán có kể đến ảnh hưởng của cosj nó đã phản ánh được rất nhiều yếu tố của việc sử dụng điện năng, do đó có được biểu giá với độ tin cậy cao, giúp cho hộ tiêu thụ điện quan tâm đến chế độ sử dụng điện của mình nhiều hơn, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của hệ thống điện. Nhưng việc xác định các thông số trong biểu thức là rất khó khăn và phức tạp, đồng hồ đo cosj chưa được sử dụng nhiều nên phương thức này chưa thể áp dụng được. * Nhận xét về giá bán điện hiện hành. + Ưu điểm: - So với trước, biểu giá điện này đã áp dụng cho nhiều hộ tiêu thụ. - Giá điện được phân biệt theo các mục đích khác nhau: Sinh hoạt, sản xuất, nông nghiệp. - Giá điện phân biệt theo các cấp điện áp khác nhau. - Giá điện quy định theo thời gian trong ngày: Cao điểm, bình thường, thấp điểm. - Có giá bậc thang áp dụng cho tiêu dùng sinh hoạt: 5 bậc. - Đã có mức chênh lệch tương đối giữa giờ cao điểm và thấp điểm nên đã khuyến khích sử dụng điện, đó là phương tiện đắc lực để điều hoà phụ tải. + Nhược điểm: Biểu giá điện vẫn còn là biểu giá điện đơn, chưa có biểu giá 2 thành phần (P và A), chưa có tác dụng thúc đẩy các hộ tiêu dùng nâng cao số giờ sử dụng PMax. - Chưa tính đến điều kiện khác nhau về lãnh thổ và phân bố nguồn, lưới nên chưa khuyến khích tiết kiệm ở những nơi còn thiếu. - Mức giá điện hiện hành vẫn còn thấp so với những chi phí cần thiết trong quá trình sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng khiến cho Ngành điện khó có khả năng đầu tư xây dựng nguồn và lưới, tăng dung lượng, tăng công suất trang bị, đáp ứng được sự tăng trưởng nhu cầu về sử dụng điện. Biểu giá điện hiện hành được thể hiện trong bảng 2.5.1. III.CÁC PHƯƠNG THỨC HOÀN THIỆN GIÁ BÁN ĐIỆN NĂNG. Hướng quan trọng nhất của việc hoàn thiện giá bán điện là phải tiến tới việc sử dụng điện năng có hiệu quả nhất đối với từng ngành sản xuất. Một trong những vấn đề quan trọng nhất của việc hoàn thiện giá bán điện là xác định một cách khách quan mức lợi tức theo quỹ sản xuất của hệ thống năng lượng và phân tích chung theo cấu trúc hiệu quả và sự hoàn thiện vốn. Đây là vấn đề phức tạp đòi hỏi có sự kết hợp của các ngành sản suất và chính sách của nhà nước. Giá điện được đặt ra trong một thời gian nhất định, trong quá trình này các chỉ tiêu về giá thành thay đổi nhiều do việc thay đổi nguồn cấu trúc hệ thống, biến động thị trường … Vì vậy giá bán điện cần hiệu chỉnh một cách có hệ thống mà không cần đợi đến sự cải cách của giá cả thị trường. IV.KHẢ NĂNG ÁP DỤNG CÁC HỆ THỐNG GIÁ BÁN CHO ĐIỆN NÔNG THÔN HIỆN NAY. Ở nông thôn hiện nay điện chủ yếu sử dụng cho sinh hoạt, dùng cho việc sản xuất chiếm tỉ lệ nhỏ, vì vậy việc áp dụng giá bán điện cho nông thôn tương tự như việc định giá điện cho sinh hoạt, cụ thể là ta áp dụng giá bán đơn hay giá bán bậc thang để tính tiền điện cho hộ tiêu thụ điện ở nông thôn. Một số vùng có sản xuất phát triển về một số ngành công nghiệp hay tiểu thủ công nghiệp thì áp dụng giá bán sản xuất cho cơ quan đơn vị đó. Hiện nay đa số ở nông thôn đều áp dụng giá bán đơn đến các hộ tiêu thụ điện, nhưng với những nhược điểm của giá bán này thì ngành điện đang thay thế bằng giá bán bậc thang với từng khu vực. V.CÁC MỨC GIÁ BÁN ĐIỆN CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY. Các mức giá bán điện ở bảng dưới thuộc nguồn điện của tổng công ty điện lực Việt Nam quản lý và giá bán điện đến hộ sử dụng có ký hợp đồng mua điện trực tiếp với các cơ sở bán điện thuộc công ty điện lực Việt Nam.Đối tượng và mức giá nay được áp dụng cho cả nước. Bảng 2.5.1: Giá điện năng. Đối tượng giá Mức giá Đơn vị tính (1) (2) (3) A.Giá bán cho sản xuất. I.Giá bán cho các ngành sản xuất bình thường 1.Giá bán ở cấp điện áp 110 kV trở lên a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 2. Giá bán từ cấp 22 đến 110 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 785 425 1325 815 445 1370 đ/kWh (1) (2) (3) 3.Giá bán ở cấp điện áp từ 6 đến 22 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 4. Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm II.Các ngành sản xuất đặc thù. 1.Giá bán cho bơm nước tưới tiêu a.Giá bán ở cấp điện áp 110 kV trở lên +Giờ bình thường + Giờ thấp điểm + Giờ cao điểm b. Giá bán từ cấp 22 đến 110 kV + Giờ bình thường + Giờ thấp điểm + Giờ cao điểm c. Giá bán ở cấp điện áp từ 6 đến 22 kV + Giờ bình thường + Giờ thấp điểm + Giờ cao điểm d. Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV + Giờ bình thường + Giờ thấp điểm + Giờ cao điểm B.Giá bán điện cho các cơ quan HCSN. I.Bệnh viện, nhà trẻ, mẫu giáo, trường học. 1.Giá bán ở cấp điện áp 6kV trở lên 2. Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV II.Chiếu sáng công cộng. 1.Giá bán ở cấp điện áp 6kV trở lên 2. Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV III.Cơ quan hành chính sự nghiệp. 1.Giá bán ở cấp điện áp 6kV trở lên 2. Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV C.Giá bán điện sinh hoạt. I.Giá bán lẻ điện tiêu dùng bình thường. 1.Giá bán cho 100 kWh đầu tiên 2.Giá bán cho 50 kWh tiếp theo 3. Giá bán cho 50 kWh tiếp theo 4. Giá bán cho 100 kWh tiếp theo 5.Giá bán cho kWh từ 301 trở lên II.Giá bán buôn. 1.Cho nông thôn a.Phục vụ sinh hoạt b.Mục đích khác 2.Giá bán cho khu tập thể cụm dân cư +Giá bán cho sinh hoạt +Giá bán qua máy biến áp của khách hàng + Giá bán qua máy biến áp của ngành điện D.Giá bán cho kinh doanh dịch vụ du lịch. 1. Giá bán ở cấp điện áp Từ 6kV trở lên +Giờ bình thường +Giờ thấp điểm +Giờ cao điểm 2.Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV +Giờ bình thường +Giờ thấp điểm +Giờ cao điểm E.Giá bán với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam. I.Với sản xuất. 1.Giá bán ở cấp điện áp 110 kV trở lên a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 2.Giá bán từ cấp 22 đến 110 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 3.Giá bán ở cấp điện áp từ 6 đến 22 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 4.Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm II.Giá bán với kinh doanh. 1.Giá bán cho cấp điện áp từ 22 kV trở lên a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 2.Giá bán ở cấp điện áp từ 6 đến 22 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm 3.Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV a.Giờ bình thường b.Giờ thấp điểm c.Giờ cao điểm III.Giá bán sinh hoạt cho người nước ngoài. 1.Giá bán cho cấp điện áp từ 22 kV trở lên 2.Giá bán ở cấp điện áp từ 6 đến 22 kV 3. Giá bán ở cấp điện áp dưới 6 kV 860 480 1430 895 505 1480 740 410 1310 770 410 1350 795 425 1350 835 445 1420 780 820 860 895 885 920 550 900 1210 1340 1400 390 730 570 580 770 1350 790 2190 1410 815 2300 830 440 1410 890 520 1600 950 520 1600 1020 560 1710 1260 690 2110 1400 760 2360 1530 850 2550 1200 1330 1470 đ/kWh CHƯƠNG VI XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH PHẦN GIÁ BÁN ĐIỆN NĂNG TRÊN LƯỚI ĐIỆN HUYỆN QUỲNH PHỤ I.CÁC KHOẢN THU CỦA NHÀ NƯỚC. 1.Thuế VAT. CVAT =(Doanh thu – Chi phí mua điện).10% Doanh thu = Ab.giá bán Chi phí mua điện: Cm = Am.giá mua Giá mua ở thanh cái 35 kV là 350 đ/kWh Giá bán ở thanh cái trạm tiêu thụ của huyện Quỳnh Phụ là 440 đ/kWh Do đó ta có: CVAT = (23855385.440 – 26002546.350).0,1 = 139547830 đ/năm Thuế VAT trên 1 kWh là: T1 = 139547830/23855385 =5,85 đ/kWh 2.Thuế lợi tức. Thuế lợi tức = lợi tức trước thuế.thuế suất Lợi tức trước thuế = Doanh thu – Tổng chi phí truyền tải Lợi tức trước thuế = 23855385.440 - 23855385.409,5 Lợi tức trước thuế = 727112135 đ/năm Với thuế suất ngành điện là 20% Thuế lợi tức = 727112135.0,2 = 145422427 đ/năm Thuế lợi tức tính trên 1 kWh là: T2 = 145422427/23855385 = 6,1 đ/kWh II. LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH ĐIỆN. L = Lợi tức trước thuế – Thuế lợi tức L = 727112135 - 145422427 L = 581689708 đ/năm Lợi nhuận của ngành điện trên 1 kWh là: l = 581689708/23855385 = 24,4 đ/kWh Vậy giá bán điện trên 1kWh tại thanh cái trạm tiêu thụ lưới điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình là: gd = ctt + l +T1 +T2 = 409,5 + 24,4 +5,85 + 6,1 = 445,85 đ/kW Với giá bán điện bình quân của huyện hiện nay là 440 đ/kWh thì ngành điện phải chịu lỗ 5,85 đ/kWh. PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, được sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo vũ Hải Thuận, các thầy cô giáo trong bộ môn cung cấp và sử dụng điện cùng các cán bộ trong Sở điện lực Thái Bình và các anh chị trong Chi nhánh điện huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình. Đến nay đề tài: “Nghiên cứu giá thành và giá bán điện năng trên lưới huyện Quỳnh Phụ – Thái Bình” đã cơ bản hoàn thành. Qua những phân tích ở trên chúng tôi đưa ra một số kết luận và đề nghị sau: * Kết luận. Việc cải tạo và nâng cấp lưới điện huyện Quỳnh Phụ - Thái Bình là một việc hết sức cần thiết nhằm thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông thôn, giảm giá bán điện nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân, tạo điều kiện cho địa phương củng cố và phát triển kinh tế. Trong đề tài này chúng tôi nêu lên phương pháp tính giá thành truyền tải và giá bán điện năng. Đưa ra một các hệ thống giá bán điện năng. Và các phương pháp giảm giá thành giá bán điện năng * Kiến nghị. Nông dân và nông thôn có vị trí quan trọng trong các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước. Sự phát triển kinh tế nông nghiệp đóng vai trò to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nước, đặc biệt với tỉnh nông nghiệp như Thái Bình. Nghị quyết BCHTW Đảng lần thứ V về " Tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội nông thôn". Xây dựng lưới điện và quản lý giá bán điện sinh hoạt nông thôn ở Thái Bình là một trong những nội dung cụ thể của nghị quyết nhằm phát triển nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới giàu mạnh văn minh theo hướng xã hội chủ nghĩa. + Hệ thống điện Quỳnh Phụ tuy dầy khắp trên mọi địa bàn huyện song 70% công trình đã đưa vào sử dụng trên 15 năm đến 25 năm và trong thời gian đó chủ yếu là khai thác để phục vụ, việc củng cố tu bổ rất hạn chế, đến nay đã xuống cấp, không đảm bảo độ tin cậy trong vận hành và cung cấp điện. Đề nghị Nhà nước và các cơ quan trong ngành xem sét cơ chế vốn để cơ sở đủ sức tập trung cho công tác đại tu, cải tạo hệ thống điện, trước hết cần ưu tiên những lưới điện đã đua vào sử dụng lâu năm. + Hiện nay, nguồn vốn để xây dựng lưới điện sinh hoạt nông thôn là vốn địa phương, chủ yếu do nhân dân tự đóng góp, do kinh tế nông nghiệp chưa phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn nên nguồn vốn này rất hạn chế, các công trình điện thường xây dựng không đồng bộ, thời gian xây dựng kéo dài. Đề nghị Nhà nước nên có cơ chế cho các xã xây dựng, cải tạo nâng cấp công trình điện với lãi suất ưu đãi hoặc hỗ trỡ một phần kinh phí, bớt đi những khoản đóng góp của nhân dân trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn. + Về giá điện nông thôn: Giá điện tiêu dùng từ thành phố đến nông thôn đều là 700đ/kWh như vậy là không công bằng vì: các thị xã, thành phố được nhà nước đầu tư xây dựng mạng lưới điện trong khi đó ở nông thôn, nông dân phải bỏ tiền ra để xây dựng lưới điện. Đề nghị Nhà nước xem xét đẻ giảm giá bán điện đến người tiêu dùng ở nông thôn. + Đề nghị Nhà nước có chính sách gọi vốn đầu tư trang bị công nghệ chế biến nông hải sản để giải quyết đầu ra cho nông nghiệp và nâng cao hiệu quả khai thác cơ sở vật chất lưới điện đã phủ kín ở huyện Quỳnh Phụ và trên địa bàn tỉnh Thái Bình. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxNghiên cứu giá thành và giá bán điện năng lưới điện huyện Quỳnh Phụ Thái Bình.docx
Luận văn liên quan