NGHIÊN CỨU HỆ PROTEASE TRÙN QUẾ (Perionyx excavatus) TRONG QUÁ TRÌNH TỰ PHÂN
VÀ KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG
PHAN THỊ BÍCH TRÂM
Trang nhan đề
Lời cam đoan
Lời cảm ơn
Mục lục
Một số từ viết tắt
Mở đầu
Chương 1:
Tổng quan tài liệu
Chương 2:
Vật liệu, phương pháp
Chương 3:
Kết quả, thảo luận
Chương 4:
Kết luận, đề nghị
Phụ lục
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5365 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hệ Protease trùn quế (Perionyx excavatus) trong quá trình tự phân và khả năng ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cĩ thể xác định liều lượng thích hợp [61]. tPA tái tổ hợp và
urokinase tuy khơng cĩ vấn đề miễn dịch như đối với streptokinase nhưng giá thành lại
rất đắt.
Do các tồn tại trên và nhu cầu chữa bệnh nghẽn mạch là rất lớn nên các nhà nghiên cứu
đã tìm kiếm những tác nhân tự nhiên cĩ thể phân giải trực tiếp cục máu đơng gây nghẽn
mạch, cĩ tác dụng thủy phân fibrin như plasmin cĩ trong cơ thể. Họ cho rằng enzyme
thủy phân trực tiếp fibrin cĩ thể khắc phục được những vấn đề cịn tồn tại đối với các
loại thuốc đã sử dụng. Do đĩ việc dị tìm các enzyme thủy phân trực tiếp fibrin làm
thuốc chữa bệnh tim mạch đã tỏ ra cĩ nhiều triển vọng và ngày càng mở rộng trên nhiều
đối tượng khác nhau từ nước tiểu ở người, động vật, thực vật cho đến vi sinh vật.
1.2.3.3 Các nghiên cứu về enzyme thủy phân fibrin
Enzyme thủy phân fibrin cĩ nguồn gốc từ động vật: Lồi trùn đất Lumbricus rubellus
đã được phát hiện tại Nhật [81], [82], cĩ khả năng thủy phân mạnh fibrin và sau đĩ được
tinh sạch gồm 6 isozyme đều cĩ khả năng đĩ và được đặt tên là Lumbrokinase. Tiếp theo
là các nghiên cứu trên lọai trùn này ở Hàn Quốc [46], [47] cũng đã tinh sạch, khảo sát
các đặc điểm, giải trình tự nucleotide và nhân dịng gen mã hĩa lumbrokinase cĩ hoạt
tính thủy phân fibrin cao. Năm 1997, Yang J.S đã tách chiết enzyme thủy phân fibrin
được hoạt hĩa bởi SDS cĩ nguồn gốc từ lồi trùn đất Eisenia fetida [112]. Bằng các kỹ
thuật sắc ký trên gel DEAE sepharose, sephadex G-75 và phenyl sepharose đã tinh sạch
được loại enzyme cĩ khối lượng phân tử 45kDa gồm hai tiểu đơn vị, tiểu đơn vị lớn
26kDa và tiểu đơn vị nhỏ 18kDa gắn kết với nhau bằng các liên kết tương tác kỵ nước.
Enzyme thủy phân fibrin được tách chiết từ sâu bướm Lonomia achelous ở Venezuela
bởi Coll-Sangrona. E và ctv (1998) [52] cĩ hoạt tính khoảng 100 đơn vị urokinase/mL.
Enzyme này cĩ khả năng phân hủy các cục máu đơng với tốc độ chậm hơn so với sự
thủy phân của plasmin. Các vị trí cắt của enzyme này trên phân tử fibrinogen khác với
các vị trí cắt của plasmin.
Dametto và ctv, năm 2000 đã tinh sạch được enzyme giống trypsin cĩ khả năng thủy
phân fibrin từ một giống ruồi Haematobia irrtans. Bằng cột sắc ký ái lực chuyên biệt
17
SBTI-sepharose đã tách được enzyme cĩ khối lượng phân tử 25,5 kDa hoạt động ở pH
tối ưu bằng 9 và thủy phân được cơ chất tổng hợp H-D Ile-Pro-Arg-p-nitroanilide đặc
trưng cho enzyme giống trypsin và cĩ thể thủy phân cả fibrinogen và fibrin với hoạt tính
rất cao [93].
Enzyme thủy phân fỉbrin từ vi sinh vật: Năm 1987, Sumi sau nhiều năm nghiên cứu về
enzyme phân giải cục máu nghẽn và tìm kiếm tác nhân tự nhiên cĩ thể hịa tan cục nghẽn
liên quan đến nhồi máu cơ tim đã phát hiện ra nattokinase cũng là một enzyme cĩ khả
năng thủy phân fibrin mạnh. Nattokinase được chiết tách và tinh sạch từ đậu nành lên
men cĩ tên gọi Natto, là một lọai thực phẩm truyền thống của Nhật Bản. Quá trình lên
men được bổ sung vi khuẩn Bacillus natto vào dịch đậu nành đã được nấu chín và chính
lọai vi khuẩn này sản sinh enzyme nattokinase [114].
Tiếp theo là hàng loạt các nghiên cứu trên đối tượng vi sinh vật ở Hàn quốc, Kim W.K
và ctv (1996) đã tinh sạch enzyme thủy phân fibrin từ Bacillus sp CK 11-4 được chiết
tách từ nước sốt đậu nành lên men [75]. Một nghiên cứu khác của Kim H.K và ctv cũng
tinh sạch và khảo sát các đặc điểm thủy phân fibrin từ Bacillus sp KA38 cĩ nguồn gốc từ
cá muối lên men [73]. Douchi là loại thực phẩm lên men từ đậu nành Trung Quốc cũng
được Wang và ctv (2006) đã chiết tách và xác định các tính chất một enzyme thủy phân
mạnh fibrin và fibrinogen từ chủng Bacillus subtilis DC33 cĩ khối lượng phân tử khoảng
30kDa, với hoạt tính 418 IU cho mỗi ml mơi trường nuơi cấy LB [117].
Một enzyme thủy phân fibrin cĩ tính chất giống chymotrypsin thuộc nhĩm protease kim
loại, bị kìm hãm bởi EDTA và EGTA cũng được phát hiện bởi Park và ctv năm 2007,
tinh sạch từ mơi trường lên men nấm Flammulina velutipes [90].
Enzyme thủy phân fibrin cĩ nguồn gốc từ thực vật: Việc nghiên cứu các enzyme cĩ
hoạt tính thủy phân fibrin cao khơng chỉ dừng lại ở các đối tượng động vật và vi sinh vật
mà cịn khai thác cả trên thực vật. Choi và Sa (2001) đã tách chiết và khảo sát đặc tính
của enzyme thủy phân fibrin từ lồi bèo tấm Spirodela polyzhira là loại enzyme cĩ hai
sợi polypeptide với khối lượng phân tử 145kDa và 70kDa. Với khả năng thủy phân được
khơng những cơ chất fibrinogen, fibrin mà cịn cĩ hoạt tính kháng thrombin. Vì vậy cĩ
thể sử dụng trong điều trị lâm sàng đối với bệnh nghẽn mạch [53]. Kim J.S và ctv (2006)
18
đã tinh sạch enzyme protease trung tính từ loại nấm ăn chữa bệnh Cordyceps militaris
(Hàn Quốc) với khối lượng phân tử 52 kDa cĩ khả năng thủy phân nhanh mạch α, mạch
γ-γ của fibrin và thủy phân mạch β fibrin nhưng chậm hơn [14].
Như vậy với vai trị quan trọng của nhĩm enzyme thủy phân fibrin trong điều trị bệnh
tim mạch nên việc tinh sạch và khảo sát các đặc tính hĩa học của nĩ trên các đối tượng
khác nhau là điều cần thiết. Qua đĩ đã chứng minh được việc sử dụng các lồi trùn đất
trong các bài thuốc dân tộc ở phương ðơng nĩi chung và Việt Nam nĩi riêng để ngăn
ngừa và điều trị bệnh tim mạch là hồn tồn cĩ cơ sở khoa học.
1.2.4 Ứng dụng protease trong quá trình tự phân protein
1.2.4.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến qúa trình tự phân
Quá trình tự phân của trùn quế thực chất là quá trình thủy phân protein trùn quế dưới tác
động của hệ enzyme protease nội sinh. Vì vậy các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tự
phân cũng chính là các yếu tố ảnh hưởng đến phản ứng cĩ enzyme xúc tác. Thơng
thường các yếu tố này bao gồm pH, nhiệt độ, nồng độ enzyme và cơ chất, lượng nước bổ
sung, thời gian thủy phân và diện tích tiếp xúc.
Ảnh hưởng của pH lên quá trình tự phân
pH ảnh hưởng rất lớn đến hoạt tính enzyme do liên quan đến sự tương tác giữa enzyme
và cơ chất. Phản ứng xúc tác phụ thuộc vào điện tích phân bố trên cả enzyme lẫn cơ chất,
cụ thể là trung tâm hoạt động của phân tử enzyme. Mỗi enzyme chỉ hoạt động mạnh nhất
ở một pH xác định, gọi là pH tối ưu. pH tối ưu cho hoạt động của nhiều enzyme vào
khoảng 7. pH quá cao hay quá thấp cĩ thể làm enzyme bị biến tính. pH tối ưu của mỗi
enzyme cĩ thể thay đổi trong một khoảng nhất định tùy theo tính chất và nồng độ cơ
chất, nhiệt độ và bản chất của các loại dung dịch đệm [4].
Ảnh hưởng của nhiệt độ lên quá trình tự phân
Bản chất của enzyme là protein do đĩ nhiệt độ cĩ ảnh hưởng rất lớn đến vận tốc phản
ứng. Nhiệt độ tăng tốc độ phản ứng tăng nhưng đến mức nào đĩ thì tốc độ phản ứng
giảm xuống do enzyme bị biến tính. ða số enzyme cĩ nhiệt độ tối ưu khoảng 40 - 50°C.
Ở nhiệt độ trên 70oC phần lớn các enzyme đều mất hoạt tính. Nhiệt độ tối ưu của các
enzyme khác nhau thì khơng giống nhau, chúng tùy thuộc vào nguồn gốc sản sinh ra
19
chúng. Phần lớn nhiệt độ tối ưu của enzyme từ vi sinh vật, thực vật cao hơn động vật
[24]. Nhiệt độ tối ưu của mỗi enzyme khơng cố định mà thay đổi theo thời gian thủy
phân, nồng độ enzyme, cơ chất phản ứng và dạng tồn tại của enzyme [4].
Ảnh hưởng của nồng độ enzyme và cơ chất trong quá trình tự phân
Trong trường hợp cơ chất đầy đủ, nồng độ enzyme tăng sẽ làm tăng tốc độ phản ứng
[18]. Nhưng nếu tăng nồng độ enzyme cao quá sẽ khơng cĩ hiệu quả kinh tế, ngược lại
nếu cơ chất quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng enzyme. Vì vậy cần nghiên cứu
chọn nồng độ enzyme phù hợp với lượng cơ chất nhất định. Trong quá trình tự phân đơi
lúc sản phẩm sinh ra cũng cĩ thể ức chế hoạt động của enzyme, làm cho phản ứng xảy ra
chậm và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm [109].
Ảnh hưởng của lượng nước bổ sung trong quá trình tự phân
Trong phản ứng thủy phân protein bằng enzyme, nước khơng những là mơi trường để
khuếch tán enzyme và cơ chất mà cịn là tác nhân tham gia phản ứng. Lượng nước cho
vào nếu ít quá thì tác dụng thủy phân của enzyme kém nhưng nếu nhiều quá thì sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hoạt động làm ảnh hưởng đến chất lượng của dịch
đạm thủy phân. ðối với quá trình tự phân trùn quế để sản xuất bột đạm amine thì lượng
nước bổ sung ngồi ảnh hưởng đến việc tiếp xúc giữa enzyme và cơ chất cịn ảnh hưởng
đến quá trình sấy khơ sản phẩm, vì vậy cần nghiên cứu để chọn được tỷ lệ nước bổ sung
thích hợp là cần thiết.
Ảnh hưởng của thời gian tự phân
Theo một số nghiên cứu thì mức độ thủy phân tăng vọt trong thời gian đầu của phản ứng,
sau đĩ tốc độ phản ứng chậm lại. Thời gian thủy phân dài hơn, cần sử dụng lượng
enzyme lớn hơn thì mức độ thủy phân mới cĩ thể cao hơn. Thời gian thủy phân nhanh
hay chậm cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kích thước nguyên liệu, cấu trúc, loại
protein …
Ảnh hưởng của diện tích tiếp xúc
Diện tích tiếp xúc cũng là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình thủy phân. ðể
tạo điều kiện tốt hơn cho quá trình thủy phân cần tăng khả năng tiếp xúc giữa enzyme và
cơ chất, muốn vậy cần làm nhỏ kích thước cơ chất trước khi thủy phân.
20
Như vậy cĩ nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thủy phân trùn quế bằng phương pháp
sử dụng protease nội sinh, vì vậy cần phải phối hợp hài hịa giữa các yếu tố giúp qúa
trình tự phân đạt hiệu suất cao nhất nhằm tạo bột đạm đạt chất lượng cao về hàm lượng
đạm amine và cả độ an tồn về mặt vi sinh thực phẩm.
1.2.4.2 Các phương pháp đánh giá hiệu suất quá trình thủy phân protein
Trong quá trình thủy phân protein thơng số theo dõi phản ứng là hiệu suất thủy phân.
Hiệu suất thủy phân được xác định là % của lượng nitơ đạm amine tạo ra trong dịch thủy
phân trên lượng nitơ của đạm tổng số [79].
MN x100 Trong đĩ :
Hiệu suất thủy phân (N%) =
MN tổng số N: hiệu suất thủy phân (%)
MN: lượng nitơ đạm amine dịch thủy phân
MN tổng số : lượng nitơ đạm tổng số
Một vài phương pháp thơng dụng để theo dõi hiệu suất thủy phân là pH-stat, chuẩn độ
formol, đo độ nhớt, xác định hàm lượng nitơ hịa tan hoặc xác định hàm lượng nhĩm
amine bằng phương pháp Trinitro-benzene sulfonic acid (TNBS) hoặc phương pháp
ortho-phthaldialdehyde. Mỗi phương pháp đều cĩ những ưu và nhược điểm khác nhau,
những phương pháp xác định nhanh cĩ thể cho độ chính xác khơng cao. Sau đậy là bảng
tĩm tắt nguyên tắc các phương pháp xác định hiệu suất thủy phân protein thơng dụng.
Bảng 1.2 Nguyên tắc các phương pháp xác định hiệu suất thủy phân
Phương pháp Nguyên tắc Tham khảo
pH-stat
ðo độ nhớt
Chuẩn độ formol
TNBS
OPA
Giữ pH khơng đổi suốt tiến trình thủy phân, số lượng base sử dụng
tỉ lệ với lượng amine tạo ra
Theo dõi sự thay đổi độ nhớt bằng máy đo độ nhớt
Chuẩn độ nhĩm amine với formadehyde
2,4,6-Trinitro-benzene sulfonic acid phản ứng với nhĩm amine tạo
hợp chất cĩ màu
Ortho -phthaldialdehyde phản ứng với nhĩm amine bậc 1 tạo hợp
chất hấp thụ ở bước sĩng 340nm
[86]
[86]
[79]
[88]
[87]
21
1.3 Kỹ thuật thu nhận, tinh sạch và phân tích protein hiện đại
Protein là hợp chất hữu cơ cao phân tử, do tế bào sống tổng hợp nên và hoạt động tốt
trong mơi trường cơ thể chính nĩ. Trong thực tế để ứng dụng protein cĩ hoạt tính sinh
học một cách hiệu quả, chẳng hạn đối với protein là enzyme do chúng khơng những xúc
tác cho các phản ứng xảy ra trong hệ thống sống mà sau khi tách khỏi nĩ vẫn cĩ thể hoạt
động cho các phản ứng ở ngồi tế bào. Vì thế việc tinh sạch protein nhằm hiểu rõ hơn về
tính chất lý hĩa học của nĩ như khối lượng phân tử protein, nhiệt độ và pH tối ưu, độ
bền pH, nhiệt độ theo thời gian, các tác dụng sinh lý trên invitro là điều khơng thể thiếu
trong các nghiên cứu cơ bản.
Ngày nay, với sự phát triển các thiết bị và kỹ thuật tiên tiến giúp cho các phương pháp
phân tích, tinh sạch những hợp chất cĩ phân tử lượng lớn ngày càng trở nên dễ dàng hơn.
ðặc biệt trong lĩnh vực tinh sạch protein với hàm lượng nhỏ được thực hiện, ngồi ý
nghĩa trên chúng cịn được nghiên cứu sâu hơn về sự biến đổi sau giải mã và chức năng
sinh học của protein [107].
Các protein cĩ hoạt tính sinh học sau khi tinh sạch sẽ được thủy phân bằng các enzyme
cắt đặc hiệu. Sau đĩ dùng kỹ thuật sắc ký tách các đoạn peptide và giải trình tự amino
acid các đoạn peptide này theo phương pháp Edman. Hiện nay việc phân tích này cĩ thể
tiến hành nhanh hơn với lượng mẫu phân tích rất nhỏ nhờ phương pháp phổ khối lượng
MS-MS hoặc MALDI-TOF. Tiếp theo việc xác định này là giải trình tự nucleotide của
đoạn gen mã hĩa cho đoạn peptide trên, tiến xa hơn nữa là sản xuất enzyme, kháng thể,
vacxin… bằng con đường cơng nghệ sinh học. Bên cạnh đĩ, việc tinh sạch protein để
nghiên cứu cấu trúc khơng gian ba chiều dạng tinh thể bằng kỹ thuật X-Ray nhằm xác
định mối quan hệ giữa chức năng và cấu trúc phân tử protein hoặc cơ chế xúc tác của
enzyme cũng là một trong những vấn đề hiện nay được các nhà khoa học quan tâm.
Như vậy một nghiên cứu cơ bản về tinh sạch protein cần đi theo trình tự các bước từ thu
nhận, tìm kỹ thuật tinh sạch, kiểm tra hoạt tính, xác định các đặc tính hĩa học và phân
tích sâu hơn là trình tự amino acid….Trong mỗi bước cần phải chú ý đến các điều kiện
và kỹ thuật cụ thể để thu được một protein cịn hoạt tính sinh học, cĩ độ tinh sạch cao.
22
1.3.1 Thu nhận và xử lý mẫu
1.3.1.1 Nguyên liệu
Protein được tinh sạch rất đa dạng bao gồm các protein hịa tan, protein màng hoặc
protein vách tế bào ở dạng liên kết cộng hĩa trị. Ngồi các nguyên liệu từ mơ động thực
vật và vi sinh vật hoang dại, cịn cĩ các vi sinh vật được tạo ra bằng kỹ thuật di truyền
hoặc các sản phẩm protein tái tổ hợp cũng là đối tượng được chiết tách và tinh sạch.
Một số nguyên liệu cĩ thành phần protein hịa tan tương đối sạch như huyết thanh, nước
tiểu, nọc rắn, hoặc mơi trường ngoại bào từ việc nuơi cấy vi sinh vật đều thích hợp cho
việc đưa trực tiếp vào cột sắc ký sau khi ly tâm, lọc hoặc cĩ thể cơ đặc trước khi qua cột
tinh sạch. Tuy nhiên, trong hầu hết các trường hợp, nguyên liệu lấy trực tiếp từ mơ động
thực vật, protein màng hoặc vách tế bào thì các thành phần khác sẽ gây khĩ khăn cho
việc chiết tách. Các khĩ khăn thường gặp khi chiết tách một protein là sự biến tính, sự tự
thủy phân và các tạp chất cĩ trong mẫu phân tích như chất màu, acid nucleic, vi khuẩn…
Tuy vậy, trong một số trường hợp cũng cĩ thể giảm bớt một số vướng mắc trên bằng
cách rút ngắn thời gian chuẩn bị và chiết tách ở nhiệt độ thấp. Thời gian chuẩn bị càng
nhanh càng tốt và ở nhiệt độ thấp nhất nếu cĩ thể, đồng thời tìm mọi biện pháp để loại
bỏ các tạp chất cĩ trong mẫu là điều cần thiết [51].
1.3.1.2 Một số thiết bị nghiền mẫu và phá vỡ tế bào dùng trong chiết tách mẫu
* Phá vỡ các mơ mềm:
+ Máy nghiền đơn giản, thiết bị đồng hĩa mẫu hoặc thiết bị nghiền mẫu potter.
* Phá vỡ các mơ cứng : thường là các loại hạt, chúng được ngâm trong nước hoặc dung
dịch đệm. Sau đĩ nghiền bằng cối xay hoặc cối chày thơng thường. ðơi khi cũng cĩ thể
nghiền trực tiếp trong nitơ lỏng.
* Vi khuẩn hoặc nấm men:
+ Phá vách tế bào bởi protease, dùng sĩng siêu âm hoặc sử dụng áp suất [101].
1.3.1.3 Các yếu tố cần chú ý khi chiết tách protein
Dung dịch đệm pH: pH cĩ ảnh hưởng rất lớn đến cấu trúc khơng gian của protein, vì thế
nĩ cũng ảnh hưởng đến chức năng sinh học của các phân tử này. Thơng thường giá trị
pH sử dụng sao cho protein cĩ hoạt tính tối đa. Tuy vậy đĩ cũng chưa phải là giá trị pH
23
cho hiệu quả chiết tách tốt hoặc ổn định nhất. Ví dụ trypsin hoạt động tốt nhất ở pH 8-9
nhưng nĩ lại ổn định ở pH 3, vì tại giá trị pH này sự tự hủy cĩ thể được tránh khỏi. Việc
sử dụng pH khắc nghiệt đơi lúc cũng rất hiệu quả và cũng được chấp nhận cho một vài
trường hợp nếu như khơng gây biến tính protein. Hầu hết protein được hịa tan tốt ở lực
ion vừa phải khoảng 0,05 – 0,1M. Một dung dịch đệm cĩ khả năng chấp nhận được lấy
trong phạm vi một đơn vị pH từ giá trị pKa được cho [51].
Tác nhân khử
Hiệu thế khử của tế bào chất thường thấp hơn mơi trường xung quanh nơi thường cĩ mặt
của oxy khơng khí, những protein nội bào thường lộ ra những nhĩm thiol và chúng cĩ
thể bị oxy hĩa trong tiến trình tinh sạch. Những nhĩm này được bảo vệ bởi các tác nhân
khử như 1,4-dithioerythritol (DTE); 1,4-dithiothreitol (DTT) hoặc β-mercaptoethanol
với nồng độ 10-25mM đủ để bảo vệ nhĩm thiol khỏi bị khử thành các cầu disulfit nội
phân tử [51].
Ion kim loại – phức càng cua (chelator)
Sự cĩ mặt các ion kim loại nặng cĩ thể gây bất lợi đến hoạt tính sinh học protein. Chúng
làm tăng sự oxy hĩa nhĩm thiol bởi các phân tử oxy, hoặc cĩ thể tạo phức với các nhĩm
chuyên biệt và gây ra nhiều vấn đề phức tạp. Kim loại nặng cĩ thể kết hợp chặt chẽ với
các tác nhân tạo phức càng cua, đặc biệt là ethylene diamine tetra acetic acid (EDTA)
nồng độ 10-25mM. Tuy nhiên cần chú ý EDTA cũng là một dung dịch đệm, vì thế tốt
nhất là thêm dạng muối cĩ 2 natri trước khi điều chỉnh pH cuối cùng. Khả năng tạo phức
càng cua sẽ gia tăng khi pH tăng. Một số protein được ổn định bởi các ion kim loại hĩa
trị 2 như Ca2+. Mg2+, nhưng chúng sẽ tạo phức càng cua với EDTA vì thế cần tránh sử
dụng chung [51].
Chất ức chế sự phân giải protease
Một yếu tố thường ảnh hưởng đến sự ổn định protein là sự phân giải bởi chính các
protease cĩ mặt trong mơi trường chiết tách. Biện pháp an tồn nhất để giảm bớt sự phân
giải protein là làm việc nhanh trong điều kiện lạnh, hoặc thêm các chất kìm hãm protease
vào dung dịch đệm chiết tách. ðối với các protease thuộc nhĩm serine và kim loại cần
24
bổ sung các chất kìm hãm để giảm bớt khả năng này. Tuy vậy, các chất kìm hãm
protease thường rất đắt, vì thế cĩ thể giới hạn sử dụng trong việc áp dụng quy mơ lớn
[51].
Bảng 1.3 Các chất ức chế protease thơng dụng
Chất ức chế protease Loại protease Nồng độ sử dụng
PMSF
Aprotinin
Benzamidin
Pepstatin A
Leupeptin
EDTA & EGTA
Serine protease
Serine protease
Serine protease
Acid protease
Thiol protease
Protease kim loại
0,1-1mM
5 µg/ml
1mM
1µg/ml
1 µg/ml
0,1-1mM
Chất kháng khuẩn
Tiến trình tinh sạch protein thường kéo dài, nên việc đề phịng sự phát triển vi khuẩn
trong dung dịch protein là điều cần thiết. Biện pháp đơn giản nhất là sử dụng phễu lọc vơ
trùng (sterli-filtered), điều này sẽ giảm bớt sự phát triển vi khuẩn trong cột sắc ký. Một
cách khác nữa là tạo một dịng chảy tốc độ rất thấp liên tục qua cột ngay cả khi khơng sử
dụng. Dung dịch đệm ở pH trung tính thường thích hợp cho sự phát triển vi khuẩn, vì thế
ở pH đệm ≤ 3 và pH ≥ 9 cĩ thể ngăn chặn được điều này nhưng đơi lúc cũng dẫn đến sự
phát triển của nấm mốc. ðiều kiện cho phép cĩ thể sử dụng tác nhân kháng khuẩn vào
dung dịch đệm, thường sử dụng nhất là hợp chất azide 0,01mM, merthiolate 0,05% hoặc
alcol n-butanol 1%. Hạn chế đối với hợp chất azide là cĩ khả năng gắn với kim loại, nên
sẽ ảnh hưởng đến việc đo hoạt tính và tiến trình chạy sắc ký, tuy vậy nĩ vẫn thường
được thêm vào để bảo quản dung dịch protein [71].
Ngồi ra, trong trường hợp chiết tách protein màng, các nhĩm kỵ nước thường gắn chặt
vào màng tế bào và kết tụ thành khu kỵ nước. Vì vậy cần phải sử dụng các chất tẩy rửa
hoặc tác nhân tạo phức càng cua để tách các nhĩm kỵ nước ra khỏi màng tế bào. Một vài
chất khơng gây biến tính các protein hình cầu hoặc khơng ảnh hưởng đến hoạt tính sinh
học nhưng một số chất khác cĩ thể gây biến tính như SDS. Thơng thường chỉ sử dụng
chất tẩy rửa cùng với dung dịch đệm ở giai đoạn chiết tách đầu tiên và khơng nên sử
dụng ở nồng độ cao sẽ ảnh hưởng đến các tiến trình tinh sạch và phân tích sau này.
25
1.3.1.4 Tủa sơ bộ
Hỗn hợp protein phức tạp sau khi chiết tách thường được kết tủa với các tác nhân gây
tủa. ðây được xem là bước khởi đầu cho việc tinh sạch protein trước khi cho vào cột
chạy sắc ký nhằm loại bớt tạp chất và cơ đặc protein. Kết tủa protein trong dung dịch
chiết tách cĩ thể thực hiện bằng cách thêm muối, dung mơi hữu cơ, polymer hữu cơ hoặc
thay đổi pH của dung dịch. Các tác nhân gây tủa thơng dụng và tính chất của chúng được
trình bày ở bảng 1.3.
Bảng 1.4 Tác nhân tủa protein thơng dụng
Tác nhân Loại Tính chất
Ammonium sulfate
Natri sulfate
Ethanol
Aceton
Polyethylen glycol
Muối
Muối
Dung mơi
Dung mơi
Polymer
Dễ tan , ổn định
-
Dễ cháy, dễ biến tính
Dễ cháy, dễ biến tính
Khơng tích điện
Bước tiếp theo của tiến trình tinh sạch sơ bộ là ly tâm, được sử dụng thường xuyên trong
phịng thí nghiệm để thu nhận kết tủa protein. Khi ly tâm cần chú ý đến nhiệt độ ảnh
hưởng rất lớn đến hoạt tính của các enzyme, thơng thường quá trình ly tâm được thực
hiện ở nhiệt độ 4oC.
1.3.2. Các kỹ thuật sắc ký thường sử dụng trong tinh sạch protein
Dựa trên các tính chất của protein cĩ thể tinh sạch bằng các kỹ thuật sắc ký khác nhau:
+ Sắc ký lọc gel dựa vào kích thước và khối lượng phân tử protein
+ Sắc ký trao đổi ion dựa trên khả năng tích điện protein trong mơi trường pH nào đĩ.
+ Sắc ký tương tác kỵ nước dựa vào các nhĩm kỵ nước trong phân tử protein
+ Sắc ký ái lực dựa trên khả năng gắn với các nhĩm chức năng chuyên biệt như tương
tác giữa enzyme-cơ chất, enzyme-chất ức chế enzyme, kháng nguyên- kháng thể, DNA-
protein.
Mỗi kỹ thuật đều cĩ các yêu cầu khác nhau về cách chuẩn bị mẫu cho vào cột, dung dịch
đệm pha mẫu, chọn lựa gel thích hợp, tốc độ dịng…[101]. Tuy nhiên, việc chọn lựa các
kỹ thuật chạy sắc ký như thế nào để tinh sạch một protein hồn tồn chưa biết cịn tùy
26
thuộc rất nhiều vào đặc tính riêng biệt của loại protein đĩ. Khoảng 100 tiến trình tinh
sạch protein thành cơng, mỗi tiến trình tinh sạch trung bình cần kết hợp khoảng 4 bước,
hiếm cĩ protein nào duy nhất một bước tinh sạch ngay cả protein cĩ nhĩm chức năng
chuyên biệt (Bonnerjea,1986 được trích bởi Jansson, 1998) [51]. Do đĩ, nếu hỗn hợp
protein phức tạp ngồi bước tinh sạch sơ bộ cần phải kết hợp các kỹ thuật sắc ký khác
nhau mới cĩ thể tách riêng được protein cần chiết tách.
ðể đánh giá mức độ thành cơng của việc tinh sạch một protein, điều quan trọng nhất là
chứng minh hoạt tính sinh học của nĩ vẫn hoạt động, cụ thể đối với enzyme là hoạt tính
riêng của chúng sẽ được tăng lên qua mỗi bước tinh sạch khác nhau. Do vậy cứ qua mỗi
bước tinh sạch cần xác định hoạt tính tổng và hàm lượng protein để tính hoạt tính riêng
đặc hiệu. Kết thúc các bước của quy trình tinh sạch thu thập các số liệu, lập bảng tổng
kết để qua đĩ sẽ đánh giá được hiệu quả của một tiến trình tinh sạch protein. Ngồi ra,
qua mỗi bước tinh sạch cĩ thể kiểm tra độ tinh sạch thơng qua điện di đồ bằng kỹ thuật
điện di SDS-PAGE.
Theo Jansson (1998) việc cải thiện những dụng cụ tinh vi làm cho quá trình phân tích,
tinh sạch protein ngày càng tốt hơn vì đơi lúc người ta xem việc tinh sạch protein là một
nghệ thuật hơn là một ngành khoa học [51]. Quá trình đầu tư nghiên cứu một cách hiệu
quả để tinh sạch một protein hoặc một hormon từ một tế bào chiết tách phải trải qua
hàng tháng trời, tốn nhiều cơng sức và tiền của. Vì vậy, sự phát triển các kỹ thuật sắc ký,
hệ thống sắc ký tự động, các kỹ thuật điện di mới, các hệ thống phân tích nhanh protein
đã làm gia tăng hiệu quả đánh giá tiến trình và mức độ tinh sạch protein. Tiếp theo sau
đây là các kỹ thuật điện di thường sử dụng để đánh giá mức độ tinh sạch protein sau khi
qua các bước sắc ký hoặc trước khi phân tích trình tự các amino acid.
1.3.3 Kỹ thuật điện di
1.3.3.1 Kỹ thuật điện di SDS-PAGE
Kỹ thuật này thường được sử dụng để xác định khối lượng phân tử và kiểm tra độ tinh
sạch của protein sau quá trình tinh sạch.
27
Về nguyên tắc SDS-PAGE là kỹ thuật điện di trên gel polyacrylamide khi cĩ sự hiện
diện của Sodium DodecylSulfate (SDS), đây là một tác nhân gây biến tính và làm âm
tính hĩa các phân tử protein. Trong điều kiện nhiệt độ cao và sự cĩ mặt của β-
mercaptoethanol hay dithithreitol (DTT) sẽ khử các cầu nối disulfide trong phân tử
protein, khi đĩ các tiểu đơn vị protein trong hỗn hợp cĩ cùng mật độ điện tích sẽ cùng
chạy trong một điện trường. Như vậy tốc độ di chuyển trong điện trường của protein phụ
thuộc chủ yếu vào kích thước phân tử [68].
ðể xác định khối lượng phân tử của protein sau khi tinh sạch, protein chuẩn sẽ chạy
cùng với mẫu trên cùng bản điên di. Khối lượng phân tử một protein chưa biết cĩ thể
tính chính xác từ đường chuẩn bằng cách lấy log Mr với hệ số Rf của các protein chuẩn.
Trong đĩ: Rf = Rp/RB
Rp: Khoảng cách từ gel phân tích đến tâm điểm của từng băng protein chuẩn.
RB: Khoảng cách từ gel phân tích đến vạch cuối của chất chỉ thị
Mr: Khối lượng phân tử của các protein chuẩn
1.3.3.2 ðiện di hai chiều (2-Dimension Electrophoresis)
Nếu protein cĩ cùng khối lượng phân tử sau khi tinh sạch được tách ra trên gel SDS-
PAGE nhưng sự tích điện của chúng cĩ thể khác nhau và sẽ được tách tiếp tục ở điện di
điểm đẳng điện thì chúng được xem là đồng đẳng của nhau. ðối với enzyme gọi là
isozyme. Trong trường hợp này cần kiểm tra để xác định tiếp tục pI của protein bằng
điện di điểm đẳng điện hoặc điện di hai chiều.
ðiện di hai chiều là phương pháp tách protein hoặc acid nucleic trong mẫu phân tích
thành các điểm theo hai hướng khác nhau trong cùng một gel [116]. Nĩ là sự kết hợp của
kỹ thuật điện di điểm đẳng điện và điện di xác định khối lượng phân tử SDS-PAGE. Cả
hai kỹ thuật này đều phụ thuộc vào những tính chất hĩa lý của protein như khả năng tích
địên và khối lượng phân tử. Ưu điểm của kỹ thuật này là hàm lượng protein phân tích rất
nhỏ (vài nanogam), cĩ thể phân tích hỗn hợp khoảng 1800 protein khác nhau trong cùng
một gel [116] và là cơng cụ đầu tiên trong phân tích protein. Nhược điểm của phương
pháp điện di hai chiều là việc xử lý mẫu, vì khĩ cĩ thể tách một hỗn hợp protein phức
tạp với nhiều các đặc tính khác nhau.
28
Trong điện di hai chiều, điện di điểm đẳng điện sẽ được chạy bước đầu tiên, sau đĩ mới
chạy điện di SDS-PAGE sau. ðiện di điểm đẳng điện (IEF) dựa trên cơ sở tách protein
theo điểm đẳng điện của nĩ. Mỗi phân tử protein đều là các phân tử lưỡng tính, khả năng
tích điện của chúng phụ thuộc vào pH mơi trường. Tại điểm đẳng điện pI protein khơng
tích điện và khơng di chuyển trong điện trường.
Thơng thường gel điện di IEF chứa gradient pH được làm từ các phân tử lưỡng tính
(ampholite) như các amino acid hoặc dẫn suất của acrylamide CH2=CH-CO-NH-R với
các gốc R cĩ chứa nhĩm carboxyl và nhĩm amine bậc ba. Các ampholite sẽ tạo một
gradient pH từ thấp đến cao trên gel. Ở mơi trường pH > pI protein sẽ tích điện âm và
pH < pI protein sẽ tích điện dương. Trong điện trường IEF, các protein tùy thuộc vào sự
tích điện sẽ dịch chuyển về cực âm hay dương và ở giá trị pH = pI thì protein sẽ được
dừng lại.
1.3.3.3 Phát hiện protein
Sau khi hồn tất việc tách protein ở cả hai kỹ thuật điện di một hoặc hai chiều, các điểm
protein cĩ thể phát hiện trong gel hoặc trên bề mặt một màng cố định. ðối với điện di hai
chiều, hầu hết các điểm protein phát hiện trong gel theo phương pháp nhuộm bằng
Comassie Brilliant Blue, hoặc thuốc thử bạc [72]. Ngồi ra cĩ thể phát hiện protein bằng
hùynh quang, đây là thuốc nhuộm phức càng cua của kim loại Rubenium cĩ tên SYPRO
Ruby cĩ tiện lợi là rút ngắn thời giạn nhuộm, độ nhạy cao hơn khoảng 1000 lần so với
thuốc nhuộm bạc nhưng khơng ảnh hưởng đến các đặc tính hĩa học của các nhĩm chức,
điều này rất cần thiết cho việc phân tích trình tự amino acid bằng phản ứng Edman và
phương pháp phổ khối lượng.
Sau đây là cơ sở lý thuyết và kỹ thuật phân tích protein để xác định trình tự amino acid
bằng phương pháp phổ khối lượng hiện nay thường sử dụng trong các phịng thí nghiệm
sau khi phân tích trực tiếp protein trên gel điện di
1.3.4 Phân tích protein bằng phương pháp phổ khối lượng
1.3.4.1 Giới thiệu về phổ khối lượng trong vịêc phân tích peptide và protein
Trước đây, việc xác định trình tự amino acid của một phân tử protein rất phức tạp, đầu
tiên sử dụng các enzyme cắt đặc hiệu, dùng kỹ thuật sắc ký lỏng cao áp cho việc tách
29
peptide, sau đĩ xác định trình tự đầu N bằng phương pháp Edman. Phân tích theo
phương pháp này rất tốn thời gian, hàm lượng protein cần cho phân tích khoảng
100pmol [93], đoạn peptide lớn hơn 50 amino acid sẽ cho độ chính xác khơng cao.
Hiện nay, dựa trên sự cải tiến quá trình ion hĩa, việc phân tích protein bằng phổ khối
lượng đã trở thành một cơng cụ đắc lực cho các ngành sinh học, sinh y học … Vì nĩ đáp
ứng được các yêu cầu cơ bản trong phân tích sâu về protein khơng những ở việc xác định
trình tự amino acid, mà cĩ thể đối phĩ với các protein ở dạng phức hợp với hàm lượng
rất nhỏ. ðặc biệt cĩ khả năng xác định các biến đổi sau quá trình giải mã nhờ dãi phát
hiện động học rộng, việc phân tích protein cĩ thể cho kết quả đáng tin cậy [91].
Cơ sở của phương pháp phổ khối lượng là sự bắn phá phân tử bởi các nguồn ion hĩa,
chuyển các phân tử khơng tích điện thành các phần tử mang điện tích dương hoặc phá vỡ
thành các mảnh ion, các gốc tự do bởi các phần tử mang năng lượng cao. Peptide và
protein là những phân tử khơng ổn định bởi nhiệt. Vì vậy nĩ cần được thực hiện ion hĩa
bằng phương pháp “mềm” để tạo ra các ion cịn giữ nguyên tính chất. Cĩ hai phương
pháp thích hợp cho phân tích peptide và protein là ion hĩa hấp phụ bức xạ laser (Matrix-
Assisted Laser Desorption Ionisation: MALDI) và ion hĩa phun điện (Electrospray
Ionisation : ESI). Các phần tử tích điện và các gốc tự do sau khi được tạo thành sẽ được
tách ra khỏi nhau theo số khối m/z nhờ bộ phận phân tích TOF (thời gian bay) hoặc các
bộ phận phân tích bẫy khối tứ cực dùng trong thiết bị khối phổ hai lần MS-MS, vì thế sẽ
xác định thật chính xác khối lượng phân tử của chúng [91].
1.3.4.2 Các bước phân tích protein theo phương pháp phổ khối lượng
Thu nhận các điểm protein trên điện di đồ sau khi chạy điện di một chiều hoặc hai chiều.
Tiến hành phân cắt chúng bằng các enzyme đặc hiệu thành hỗn hợp các peptide, sau đĩ
sử dụng kỹ thuật MALDI-TOF hoặc ESI-MS-MS để lập bản đồ khối lượng peptide kết
hợp nghiên cứu dữ liệu trình tự protein khơng giới hạn NRDB (Non-redundant protein
sequence database) trên website [118].
Quy trình trên được tĩm lược theo sơ đồ hình 1.8:
Hình 1.8: Quy trình lập bản đồ phân tích protein theo phương pháp phổ khối lượng
Mẫu phân
tích
Tách protein
1-DE or 2-DE
Thủy phân
protein
Phân tích MS. Lập
bản đồ peptid
Nghiên cứu dữ liệu.
Xác định protein
30
ðây là kỹ thuật hiện đại cĩ độ chính xác khá cao và tiện lợi về mặt tốc độ phân tích để
xác định trình tự amino acid trong phân tử protein nên thường được áp dụng trong các
phịng thí nghiệm hiện nay. Nếu đạt kết quả cĩ thể sử dụng để giải trình tự nucleotide và
nhân dịng với gen tương thích.
Chọn enzyme cắt: Chọn enzyme cắt tạo ra các peptide cĩ khối lương tương thích với
phân tích phổ khối lượng MS và nghiên cứu dữ liệu để cĩ độ chính xác đích thực. Một
vài tính chất chuyên biệt của enzyme được trình bày ở bảng 1.4:
Bảng 1.5: Tính chất enzyme cắt chuyên biệt phân giải protein trong phân tích MS
Protease Vị trí cắt chuyên biệt Phân tích MS Nghiên cứu dữ liệu
Trypsin Cắt chọn lọc rất cao ở đầu
C của Arg &Lys
Tuyệt hảo, peptide tạo được cĩ kích
thước 500-2500Da. Cĩ hạn chế tự
phân hủy.
Tốt, chỉ cĩ 2 amino
acid phải xem xét cho
đầu cuối C
Lys-C*
Cắt độc quyền ở đầu cuối
C của Lys cĩ tính chuyên
biệt cao
Tốt. Peptide tạo ra khá lớn thích
hợp cho nghiên cứu
phosphopeptide. Khơng tự hủy.
Làm việc với MS-MS bị ảnh hưởng
các mạch nhánh Arg nội phân tử.
Tốt, chỉ cĩ 1 amino
acid phải xem xét cho
đầu cuối C
Glu-C**
Phụ thuộc pH, cắt ở đầu
C của Glu (pH4); Glu &
Asp (pH7), khả năng cắt
chuyên biệt trung bình
Trung bình, tái tạo lại các peptide tự
phân cắt. Làm việc với MS-MS bị
ảnh hưởng các mạch nhánh Arg,
Lys nội phân tử
Tốt, chỉ cĩ 2 amino
acid phải xem xét cho
đầu cuối C
*Lys-C là enzyme thuộc nhĩm serine protease cĩ khối lượng phân tử 33kDa
**Glu-C hay cịn gọi là V8-protease thuộc nhĩm serine protease cĩ khối lượng phân tử 30kDa
Yêu cầu quan trọng nhất là phải cắt đặc hiệu tại các vị trí cắt chuyên biệt. Ngồi ra cần
chú ý đến kích thước trung bình của peptide tạo thành. Trypsin cho số lượng lớn các
peptide nhỏ, trong khi Lys-C lại cho số lượng peptide ít nhưng phân tử cĩ kích thước khá
lớn. Một trình tự amino acid được xác định dễ dàng nếu phân tích từ các peptide cĩ kích
thước nhỏ hơn là peptide cĩ kích thước lớn. Vì thế gần như tất cả các yêu cầu cho phân
tích phổ khối lượng và nghiên cứu dữ liệu thì trypsin là protease được sử dụng phổ biến
nhất cho các ứng dụng trong thực tế. Các peptide tạo thành từ sự phân giải protein bởi
trypsin cĩ khối lượng phân tử khoảng 500-2500Da đáp ứng được yêu cầu phân tích của
phương pháp phổ khối lượng. Hơn nữa các amino acid base chắc chắn nằm ở đầu cuối
của chuỗi peptide, vì vậy dễ dàng dự đốn bởi sắc phổ đồ MS-MS [93].
31
Xác định protein dựa trên bản đồ khối lượng peptide
Protein sau khi bị phân giải bởi enzyme cắt chuyên biệt thu hỗn hợp các peptide và được
tách ra bằng phổ khối lượng MALDI-TOF-TOF hoặc ESI-MS-MS để xác định khối
lượng phân tử chính xác các peptide này. Sau đĩ so sánh với tất cả các dữ liệu về trình tự
amino acid của các peptide hoặc dịch mã thành trình tự nucleotide trên các website.
ðể lập bản đồ peptide của một protein một cách chính xác và cĩ ý nghĩa thống kê thì
khối lượng peptide xác định thực tế và tính tốn phải được xem xét qua hai thơng số sau:
- ðoạn peptide cĩ khối lượng đã xác định trong thực nghiệm được so sánh tương đồng
(match) với peptide cĩ khối lượng biết trước từ những protein cĩ trong dữ liệu, nếu càng
gần lồi hoặc nhĩm với nhau thì độ tin cậy càng cao.
- Số lượng các peptide sử dụng để so sánh với các dữ liệu trên một phần mềm nào đĩ
càng lớn thì tính chuyên biệt càng cao.
Khối lượng chính xác của các peptide phân tích là vấn đề quan trọng. Hiện nay, cơng cụ
thực hiện thường là MALDI kết hợp với phổ kế thời gian bay phản xạ (R-TOF) là lý
tưởng nhất để nghiên cứu các dữ liệu với sự chính xác trong dãy 30-50ppm.
Các kỹ thuật nghiên cứu khối lượng peptide chính xác cũng được đưa vào trong tiến
trình thí nghiệm như thiết lập đường cong nội chuẩn, bằng cách trộn vào mẫu phân tích
trypsin đã biết trình tự amino acid, enzyme này cĩ khả năng tự thủy phân chính nĩ tạo ra
các peptide cĩ khối lượng chính xác. Mặc khác sự cải biến các mạch nhánh của amino
acid đặc biệt như cysteine, methionine, hoặc metyl hĩa các nhĩm carboxyl của đoạn
peptide nhằm cĩ thể suy đốn trình tự các amino acid trong đoạn peptide. Dưới đây là
một vài tiêu chuẩn khi xác định protein bằng bản đồ khối lượng peptide:
+ Protein mục tiêu phải đứng đầu bảng trong danh sách các peptide được so sánh tương
đồng trên dữ liệu.
+ Ít nhất cĩ 5 peptide được phát hiện để cho sự so sánh tương đồng cĩ ý nghĩa.
+ ða số khối lượng các peptide được so sánh tương đồng trong phạm vi nồng độ 50ppm
32
1.4 ðặc điểm sinh học và dinh dưỡng của ấu trùng tơm sú
1.4.1 Phát triển của ấu trùng tơm sú
Theo Holthius (1980) và Barnes (1987) trích dẫn bởi Trần Ngọc Hải và ctv (1999) [12]
thì tơm sú thuộc:
Ngành: Arthropoda Ngành phụ: Crustacea
Lớp: Malacostraca Lớp phụ: Eumalacostraca
Bộ: Decapod Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus Lồi: Penaeus monodon
Tơm sú tăng trưởng rất nhanh bằng cách lột vỏ, khoảng 4 - 5 tháng thì đạt độ trưởng
thành, trọng lượng khoảng 28 gam [42]. Tơm sú đẻ quanh năm nhưng tập trung vào hai
thời kỳ chính: tháng 3 - 4 và tháng 7 - 8 [39]. Sau khi tơm đẻ từ 12 - 15 giờ, trứng nở ra
ấu trùng [43]. Ấu trùng phát triển qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn Nauplius (N): chia thành 6 giai đoạn phụ từ N1 đến N6 và kéo dài khoảng 2
- 3 ngày [16]. Ấu trùng Nauplius mới nở dài khoảng 0,3 mm. Ấu trùng cĩ tập tính trơi
nổi, hướng quang và tự dưỡng bằng nỗn hồng nên khơng cần cho ăn [23].
- Giai đoạn Zoea (Z): chia làm 3 giai đoạn phụ từ Z1 đến Z3 và kéo dài khoảng 4- 5
ngày [29]. Trong giai đoạn này tơm tăng trưởng rất nhanh, cơ thể chia thành 2 phần rõ
rệt: phần đầu và phần bụng, xuất hiện mắt, chủy và gai trên mỗi đoạn bụng. Cuối giai
đoạn này Zoea dài khoảng 3,2 mm. Ấu trùng Zoea-1 vẫn cịn sử dụng nỗn hồn trong
khi đã bắt đầu ăn ngồi [23], thức ăn chính là các lồi tảo khuê như Skeletonema
costatum, Chaetoceros sp., Tetraselmis sp., Nitzschia sp., vào thời kỳ Zoea-3 chúng ăn
cả phiêu động vật [41]. Trong sản xuất giống cĩ thể cho ăn bổ sung thức ăn cơng nghiệp
như Lansy, Frippak, tảo khơ,… hoặc thức ăn chế biến cĩ kích thước < 30 µm.
- Giai đoạn Mysis (M): chia làm 3 giai đoạn từ M1 đến M3 và kéo dài khoảng 3 - 4
ngày [16]. Mysis cĩ hình dạng giống tơm con rất nhỏ, bơi ngửa và giật về phía sau. Cuối
giai đoạn này Mysis dài khoảng 4,5 mm [23]. Mysis vẫn ăn tảo khuê nhưng bắt đầu
chuyển sang thức ăn động vật, gồm ấu thể một số lồi giáp xác và thân mềm, giun nhiều
tơ, trùng bánh xe, ấu trùng Artemia,… hoặc cĩ thể bổ sung thức ăn cơng nghiệp (Lansy,
Frippak) hay thức ăn chế biến cĩ kích thước 30 - 100 µm.
33
Hình 1.9: Vịng đời của tơm sú (Motoh, 1981)
- Giai đoạn ấu trùng: mất khoảng 9 - 10 ngày, sau đĩ biến thái thành hậu ấu trùng
(Postlarvae) dài khoảng 5,2 mm [41]. Postlarvae cĩ hình dạng giống hệt tơm trưởng
thành. Postlarvae cĩ khả năng bơi, bị và kẹp được thức ăn, cĩ khuynh hướng chuyển
xuống bám vào thành hoặc đáy bể nuơi. Ngồi các lồi tảo khuê, thức ăn chủ yếu cho
giai đoạn này là ấu trùng Artemia, thịt đầu tơm, hàu nghiền nhỏ hay các động vật phù du,
sinh vật đáy, mùn bã hữu cơ, bột trùn… Một số kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy sử
dụng bột trùn cĩ thể tạo ra tơm Postlarvae cĩ chất lượng cao hơn so với các loại thức ăn
thơng thường. Giai đoạn hậu ấu trùng kéo dài khoảng 20 - 25 ngày [16].
Sau đĩ tơm chuyển sang thời kỳ ấu niên (Juvenile), chúng bơi lội ra biển, tiếp tục tăng
trưởng và phát triển thành tơm trưởng thành, sinh sản và tiếp diễn chu kỳ sống. ðối với
tơm nuơi, thì giai đoạn sau Postlarvae gọi là tơm giống.
1.4.2 Ảnh hưởng của các yếu tố mơi trường đến quá trình sống của ấu trùng tơm sú
Các yếu tố mơi trường nước cĩ ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố, sinh sống, bắt mồi,
tăng trưởng và tỷ lệ sống của tơm.
34
Nhiệt độ
Tơm sú thuộc loại động vật máu lạnh nên nhạy cảm với sự thay đổi về nhiệt độ, đặc biệt
là tơm ở giai đoạn ấu trùng. Theo Vũ Thế Trụ (2000), nhiệt độ thích hợp cho ấu trùng
tơm sú phát triển là 27 - 30°C [41] và theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999) nhiệt độ
28 - 30°C là thích hợp nhất [22]. Nhiệt độ quá cao hay quá thấp hoặc thay đổi đột ngột
quá 2°C đều gây bất lợi cho sự tăng trưởng của chúng.
ðộ mặn
Ấu trùng tơm sú cĩ thể chịu được sự biến động về độ mặn rất lớn 3-45‰, nhưng độ mặn
thích hợp cho tăng trưởng của chúng là khoảng 27-30‰ [41], 28-30‰ [22]. Nếu độ mặn
mơi trường thay đổi đột ngột chênh lệch quá 3‰ dễ làm ấu trùng tơm nhiễm bệnh [41].
Oxy hịa tan
Oxy hịa tan trong nước là một yếu tố quan trọng trong ương nuơi ấu trùng tơm, nĩ ảnh
hưởng lớn đến tỷ lệ sống và tình trạng sức khỏe tơm. Sự thiếu dưỡng khí là nguyên nhân
gây đột tử cao và nhanh nhất cho ấu trùng. ðể ấu trùng tơm tăng trưởng tốt, hàm lượng
oxy hịa tan phải duy trì lớn hơn 5 ppm [41].
pH
pH thích hợp nhất theo Bùi Quang Tề (2006) cho sự phát triển của ấu trùng tơm là 7,5 -
8,3 [28], theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999) là 7,5 - 8,5 [22]. Khi pH lớn hơn 8,3
hầu hết ammonia chuyển thành dạng NH3 gây độc cho tơm, nhưng nếu pH nhỏ hơn 6,5
thì độ độc của H2S tăng lên (Boyd, 1992 trích trong Phạm Hồng Thống, 2004) [31].
Ammonia
Ammonia hình thành do quá trình phân hủy bình thường của protein, xác bã thực vật phù
du, thức ăn thừa, sản phẩm bài tiết của thủy sinh vật hay phân bĩn từ các nguồn vơ cơ,
hữu cơ. Việc ương nuơi các đối tượng thủy sản trong hệ thống kín thường dẫn đến sự
chuyển hĩa và tích tụ các chất thải trong mơi trường.
Trong nước ammonia hiện diện dưới 2 dạng: dạng khí NH3 và dạng ion NH4
+. Trong đĩ
dạng khí NH3 rất độc, ở nồng độ trên 1 ppm cĩ thể gây chết tơm [23]. Khi pH và nhiệt
độ tăng thì tỷ lệ phần trăm tổng NH3 cũng tăng. Theo Boyd (1998) hoặc Chanratchakool
35
(2003) trích dẫn bởi Châu Tài Tảo (2005) hàm lượng ammonia thích hợp cho nuơi tơm là
0,2 - 2,0 ppm [26].
Nitrite
Theo Phạm Văn Tình (1999), nồng độ nitrite dưới 1 ppm sẽ thích hợp cho sự phát triển
của ấu trùng tơm sú [38]. Ở nồng độ cao 4-5 ppm cĩ thể ảnh hưởng bất lợi cho tơm [23].
1.4.3 Nhu cầu dinh dưỡng của tơm sú
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của tơm, do đĩ thức
ăn cĩ vai trị quyết định đến năng suất, sản lượng và hiệu quả của nghề ương tơm. Việc
lựa chọn thức ăn phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tơm và đảm bảo một số chỉ
tiêu về tốc độ tăng trưởng, tỷ lệ sống luơn là vấn đề tiên phong của nhà sản xuất giống.
Nhìn chung, thức ăn cho tơm cần phải cĩ đầy đủ các amino acid và acid béo khơng thay
thế, các vitamin, chất khống và những chất cần cho sự phát triển khác đồng thời phải
đảm bảo đủ năng lượng để duy trì sự sống, hoạt động bơi lội, tăng trưởng và sinh sản. Cĩ
thể phân chia các chất dinh dưỡng cần cho thức ăn tơm thành 5 nhĩm chính là protein,
lipid, carbohydrate, các vitamin và chất khống.
Protein
Protein được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu trong dinh dưỡng của tơm. Chế độ ăn
nếu thiếu protein sẽ làm tơm chậm lớn và dễ bị bệnh [30]. Protein khi vào cơ thể tơm sẽ
được phân giải thành các amino acid rồi được hấp thu qua thành ruột non để chuyển tới
các tổ chức cơ thể.
Khi cung cấp protein cho tơm cần chú ý tới cả số lượng và chất lượng. Protein được
đánh giá là cĩ giá trị cao khi trong thành phần cĩ đủ các amino acid thiết yếu ở tỷ lệ
thích hợp. Các amino acid thiết yếu cho tơm bao gồm: tryptophan, lysine, methionine,
leucine, isoleucine, phenylalanine, threonine, valine, histidine và arginine [23], [30].
Những amino acid này cơ thể tơm khơng tự tổng hợp được hoặc tổng hợp với tốc độ
khơng đáp ứng nhu cầu cơ thể. Thiếu một trong các amino acid này sẽ dẫn tới rối loạn
cân bằng đạm và rối loạn sử dụng các amino acid cịn lại [30]. Do đĩ trong chế độ ăn cần
cung cấp đầy đủ amino acid thiết yếu, theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải
36
(2004) tỷ lệ các amino acid trong thức ăn càng gần với tỷ lệ các amino acid của cơ thể
tơm sẽ cho kết quả tăng trưởng tốt hơn [23].
Nhìn chung nhu cầu đạm của tơm nhỏ cao hơn tơm trưởng thành. Theo Alava và Lim
(1983) được trích bởi Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004), tơm giống cĩ
nhu cầu protein khoảng 40%, tơm thịt khoảng 35 - 40%, cịn theo Nguyễn Văn Thoa và
Bạch Thị Quỳnh Mai (1996) thì hàm lượng protein trong thức ăn cho ấu trùng tơm phải
là 65 - 70%, cho tơm ở giai đoạn từ PL-15 đến PL-45 là 40 - 45%. Tiêu chuẩn ngành 28
TCN 102: 2004 quy định thức ăn cho tơm phải cĩ hàm lượng protein thơ từ 35 - 42% trở
lên. ðạm thực vật tuy rẻ nhưng kém giá trị hơn đạm động vật do thiếu một số amino acid
thiết yếu, vì vậy cần phối trộn nhiều loại để hỗ trợ cho nhau. Nguồn protein chủ yếu
trong tự nhiên là bột cá, bột mực, bột đầu tơm, Artemia, bột trùn quế, bột đậu nành…
Lipid
Lipid là nguồn sinh năng lượng quan trọng cho tơm, năng lượng từ lipid gấp 2,25 lần so
với protein hay carbohydrat [30]. Ngồi ra, lipid cịn cần thiết để hấp thu các vitamin A,
D, E, K và là nguồn cung cấp nhiều chất cần thiết cho cơ thể tơm như các acid béo chưa
no thiết yếu, cholesterol, lecithin...
Thành phần chính của lipid là acid béo, do đĩ các acid béo sẽ quyết định tính chất của
lipid. Lipid được đánh giá là cĩ hoạt tính sinh học cao khi trong thành phần cĩ nhiều
acid béo cĩ từ 2 nối đơi trở lên: linoleic (2 nối đơi), linolenic (3 nối đơi), arachidonic (4
nối đơi)…Về tính chất sinh học cĩ thể xếp các acid béo chưa no vào các chất cần thiết
cho cơ thể tơm như là những sinh tố. Theo Trần Thị Thanh Hiền và ctv., (2004) nhu cầu
các acid béo thiết yếu đối với tơm giai đoạn ấu trùng cao hơn giai đoạn trưởng thành, vì
vậy trong giai đoạn đầu cần bổ sung thêm mỡ cá hay dầu gan cá, dầu mực vào thức ăn
tơm [15]. Cholesterol là một dạng sterol cĩ ảnh hưởng lớn nhất đến sinh trưởng và tỷ lệ
sống của nhiều loại giáp xác (Teshima và Kanazama,1983 trích dẫn bởi Trần Thị Thanh
Hiền và ctv, 2004) [15], nhưng chúng khơng cĩ khả năng tự tổng hợp (Kanazawa et al.,
1971; Castell et al., 1975 trích dẫn bởi Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004), vì vậy thức
ăn cĩ hàm lượng cholesterol 1% sẽ giúp tơm lớn nhanh, chuyển hĩa thức ăn tốt, hiệu quả
hấp thu đạm tăng và nâng cao tỷ lệ sống [23], [30]. Bên cạnh đĩ, lecithin cũng là một
37
lipid phức tạp khơng thể thiếu trong thức ăn tơm. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần
Ngọc Hải (2004) thức ăn cĩ hàm lượng 4% lecithin từ đậu nành giúp tơm lớn nhanh
[23]. Tơm càng nhỏ hoặc thức ăn càng nhiều chất béo thì càng cần nhiều lecithin [30].
Nguồn lipid chủ yếu trong tự nhiên: đậu phộng, dầu dừa, dầu cải, mỡ cá, dầu gan cá, dầu
mực, mỡ động vật…
Carbohydrate
Vai trị chính của carbohydrate là nguồn cung cấp năng lượng, ngồi ra cịn cĩ vai trị tạo
hình. Nguồn carbohydrate chủ yếu là tinh bột. Tinh bột khi vào cơ thể tơm sẽ bị phân
giải thành các tiểu đơn vị glucose rồi tạo thành glycogen. Glycogen là nguồn dự trữ cho
các cơ và cơ quan. Cellulose cũng là một dạng carbohydrate thường gặp, mặc dù khĩ
tiêu hĩa nhưng cellulose rất hữu ích cho việc điều hịa bài tiết và kích thích hệ vi khuẩn
cĩ ích ở đường ruột.
Nhu cầu về carbohydrate của tơm ở các giai đoạn phát triển khác nhau rất khác nhau. Tỷ
lệ giữa protein, chất béo, carbohydrate trong thức ăn của tơm cũng khác nhau. Nguồn
carbohydrate chủ yếu trong tự nhiên: cám gạo, bột bắp, bột mì, các loại củ, khoai…
Vitamin
Vitamin cĩ vai trị rất lớn đối với cơ thể tơm, chúng cần thiết cho các quá trình chuyển
hĩa trong cơ thể, trong đĩ cĩ quá trình đồng hĩa và sử dụng các chất dinh dưỡng cũng
như quá trình lớn, xây dựng tế bào và tổ chức cơ thể.
Phần lớn vitamin khơng được tổng hợp trong cơ thể mà chỉ được cung cấp từ các nguồn
thức ăn. Nhu cầu về vitamin của tơm khơng lớn nhưng nếu thiếu sẽ gây nên nhiều rối
loạn chuyển hĩa quan trọng.
Các vitamin cần cho tơm bao gồm cả các vitamin tan trong chất béo: A, D, E, K và các
vitamin tan trong nước: B1, B2, B6, B12, biotin, C.
Chất khống
Chất khống chiếm 2 - 4% trọng lượng cơ thể tơm, trong đĩ cĩ đến 50% là yếu tố tạo
hình. Cũng giống như vitamin, chất khống khơng được tổng hợp trong cơ thể mà chỉ cĩ
được từ các nguồn thức ăn. Chất khống tham gia vào tất cả các quá trình sinh hĩa của
cơ thể, hoạt tính sinh học thể hiện cao nhất dưới dạng các ion.
38
Chất khống quan trọng cho cơ thể tơm gồm cả các khống đa lượng: Ca, P, K, Na, Cl,
S, Mg… và khống vi lượng: Fe, Co, Mn, Iod, F, Cu, Zn, Mo…
Thực tế trong sản xuất tơm giống hiện nay, người ương thường sử dụng kết hợp giữa
thức ăn tươi sống với thức ăn nhân tạo [12]. Sử dụng tốt thức ăn nhân tạo sẽ giúp hạn
chế được bệnh lây nhiễm từ thức ăn tươi sống và chủ động được nguồn thức ăn trong
ương nuơi. Thức ăn cho tơm do phải cho ăn trong nước nên ngồi việc đảm bảo dinh
dưỡng cân đối, kích thước phù hợp và cĩ mùi hấp dẫn kích thích sự bắt mồi của tơm, cịn
cĩ yêu cầu đặc biệt là phải ở dạng viên hoặc mảnh lâu tan trong nước. Hiện nay, nhà
nước cũng đã ban hành văn bản quy định các chỉ tiêu thức ăn cho tơm (xem phụ lục 1)
1.4.4 Tình hình sử dụng nguồn thức ăn dinh dưỡng cho tơm
Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ trồng lúa sang nuơi các loại tơm, cá xuất khẩu ở đồng bằng sơng
Cửu long, nơi cĩ các điều kiện thiên nhiên thuận lợi và đã trở thành khu vực xuất khẩu thủy sản lớn
nhất nước. Vì vậy, nguồn thức ăn để nuơi các loại tơm và cá giống hoặc tơm ở giai đoạn ấu trùng
ngày càng cĩ nhu cầu lớn. Với hàm lượng đạm trên 50%, chất béo trên 10% và acid béo
khơng no cĩ nhiều nối đơi (HUFA) biến động trong khoảng 0,3-15mg [76], [100], sinh
khối Artemia ngày càng trở thành nguồn thức ăn được chọn lựa để thay thế cho nhiều
loại thức ăn tươi sống khác. Các nghiên cứu trên Artemia làm thức ăn ương ấu trùng tơm
sú và tơm càng xanh [31], [45] cũng đã minh chứng nguồn thức ăn dinh dưỡng đầy tiềm
năng này. Tuy nhiên, trên thị trường, loại chế phẩm Artemia sản xuất tại Vĩnh Châu giá thành rất
đắt khoảng 800.000-1.300.000đồng/1kg, cịn lại các lọai thức ăn chứa đạm cao cấp đều phải nhập từ
các nước ðài loan, Thái lan, Mỹ với giá rất đắt từ 800.000-1.800.000 đồng/1kg.
Nhu cầu về nguồn đạm của tơm giống là rất cao, hiện nay cũng đã cĩ một số nghiên cứu dị tìm
thêm các nguồn thức ăn giàu đạm để cĩ thay thế các lồi đạm từ cá. Ở Úc, nghiên cứu sử dụng
đạm từ thịt trùn thay thế thịt cá cho việc nuơi loại tơm hùm nhỏ, kết quả hồn tồn khơng
làm giảm tỉ lệ tăng trưởng của tơm ở các nghiệm thức thay thế với các tỉ lệ thay thế 50,
75 và 100% [69]. Sogbesan và ctv (2008), đã nghiên cứu sử dụng 25% protein trùn đất
thay thế nguồn đạm protein từ bột cá vào thức ăn nuơi cá hồi nhỏ Heterobranchus
longifilis đạt kết quả tốt về tốc độ sinh trưởng mà vẫn bảo đảm chất lượng cho mơi
trường nuơi [99]. Hiện nay, một số nơng dân ở các tỉnh Vĩnh long, An giang, Thành phố Cần thơ,
39
đã sử dụng thêm nguồn thức ăn trực tiếp từ trùn quế giàu đạm để bổ sung thêm khẩu phần dinh
dưỡng cho các loại tơm cá vừa qua giai đoạn ấu trùng, hoặc khơi phục sức khỏe vật nuơi sau dịch
bệnh đạt kết quả rất khả quan.
Tuy nhiên, trùn quế hiện nay vẫn cịn được dùng chủ yếu dạng trùn tươi nên chưa chủ động được
nguồn nguyên liệu, đồng thời cũng rất khĩ khăn trong việc vận chuyển xa và khơng bảo quản được
lâu. Xuất phất từ các nhu cầu trên chúng tơi đã nghiên cứu ứng dụng việc sản xuất bột đạm cao cấp
từ trùn quế để phối trộn vào thức ăn nuơi ấu trùng tơm và cá con là hướng đi mới và cần thiết để
phục vụ cho nuơi trồng thủy sản.