Do trên mạng tồn tại 2 họ tổng đài là TDX_1B và EWSD nên mạng Báo hiệu của
Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang thực hiện song song hai phương thức : Báo hiệu R2 và
báo hiệu số 7. Tổng đài Host TDX_1B đưa ra kiểu báo hiệu R2 để kết nối với tổng đài
khu vực, giữa các tổng đài độc lập và các Rss vào nó. Trong khi đó tổng đài Host
EWSD có thể đưa ra cả hai kiểu báo hiệu là R2 và CC7 như thể hiện trên hình 8.2. ở
đây tổng đài Host EWSD coi như điểm báo hiệu số 7 nguồn, các tổng đài Toll AXE1,
AXE2 và mạng NGN có thể coi như các điểm báo hiệu số 7 đích trong mạng báo hiệu
số 7.
109 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2572 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hệ thống Báo hiệu số 7 và ứng dụng tại Bưu điện tỉnh Tuyên Quang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n mạng báo hiệu giữa ISUP-TUP, chúng
ta sẽ phân tích quá trình thiết lập một cuộc gọi giữa thuê bao của tổng đài A với thuê
bao của tổng đài C. Cuộc gọi được thực hiện chuyển tiếp qua tổng đài B. Giữa tổng đài
A và tổng đài B sử dụng báo hiệu CSSN07 với phần người sử dụng ISUP giữa tổng đài
.
Đầu tiên tổng đài A(Được đấu nối đến thuê bao chủ gọi) gửi bản tin IAM (Dạng
bản tin ISUP) tới tổng đài B để khởi đầu cho quá trình thiết lập cuộc gọi. Tổng đài B
khi nhận được yêu cầu sẽ phân tích bản tin để xác định các đặc tính và hướng cho cuộc
gọi. Sau khi xác định được hướng nó sẽ gửi bản tin IAM (Dạng bản tin TUP) tới tổng
đài C để yêu cầu đấu nối với thuê bao bị gọi.
ISUP TUP
IAM
IAM
ACM
ACM
ANC
ANM
REL
CLF
CRG
CLC
Hình 6.10. Hoà hợp báo hiệu ISUP- TUP
Tổng đài C sau khi xác định vị trí và trạng thái của thuê bao bị gọi sẽ gửi bản
tin ACM(Dạng bản tin TUP) tới tổng đài B. Tổng đài B sẽ gửi tiếp bản tin ACM
(Dạng bản tin ISUP) tới tổng đài A. Sau khi thuê bao bị gọi nhấc máy tổng đài C sẽ
gửi bản tin ANC (Dạng bản tin TUP) tới tổng đài B để thiết lập cuộc gọi. Tổng đài B
sẽ gửi tiếp bản tin ANM (Dạng bản tin ISUP) tới tổng đài A. Cuộc gọi được thiết lập
và quá trình tính cước được bắt đầu tại tổng đài A.
Khi cuộc gọi kết thúc thì bản tin REL (Dạng bản tin ISUP) sẽ được phát từ tổng
đài A (Giả sử thuê bao chủ gọi đặt máy trước). Tổng đài B sẽ phát bản tin CLF (Dạng
bản tin TUP) tới tổng đài C để yêu cầu giải phóng cuộc gọi. Tổng đài C sẽ trả lời bằng
TĐA TĐB
TĐC
Hội thoại
bản tin RLG (Dạng bản tin TUP) để kết thúc cuộc gọi và giải phóng kênh tiếng giữa
tổng đài B và tổng đài C. Tổng đài B sẽ gửi tiếp bản tin RLC (Dạng bản tin ISUP) tới
tổng đài A và sau đó cuộc gọi được kết thúc giữa tổng đài A và tổng đài B .
6.10. Quá trình thiết lập một cuộc gọi bình thường
Giai đoạn 1
Giải toả IAM hoặc IAI
IAM hoặc IAI
Giai đoạn 2:
Nhận IAM hoặc IAI
ACM
Giai đoạn 3:
Hoàn thành việc nhận và
phân tích các số đã nhận,
gửi bản tin kết thúc địa
chỉ.
Giai đoạn 4:
Nhận ACM, kết nối mạch gọi
Giai đoạn 6:
Nhận ANS và bắt đầu tính
cước
Hồi âm chuông
ANS
Giai đoạn 5:
Thuê bao trả lời và gửi
tín hiệu trả lời giải toả
IAM hoặc IAI
Đàm thoại
Giai đoạn 7:
SP SP
Thuê bao gác máy, gửi
tín hiệu BCK.
Giai đoạn 8:
Nhận BCK ngắt kết nối cuộc
gọi, gửi CLF
BCK
CLF
Giai đoạn 9: Nhận CLF
giải toả mạch thoại gửi
RLG.
Giai đoạn 10:
Nhận RLG và giải toả mạch
thoại.
RLG
Hình 6.11. Mô tả quá trình thiết lập cuộc gọi
*Giai đoạn 1: Gửi IAM hoặc IAI
Tổng đài xuất phát sau khi hoàn thành việc chiếm dùng một mạch thoại ngõ
ra được chọn để nối ra thuê bao bị gọi thì tổng đài sẽ gửi đi bản tin IAI hoặc IAM đầu
tiên cho cuộc gọi sử dụng báo hiệu số 7 .
* Giai đoạn 2 : Nhận IAM hoặc IAI
Trên bản tin IAM hoặc IAI nhận được tổng đài đầu cuối tiến hành phân tích các
số (Digit) nhận được như là các tín hiệu địa chỉ trong bản tin IAM hoặc IAI.
* Giai đoạn 3 : Bản tin kết thúc địa chỉ
Tổng đài đầu cuối hoàn thành việc phân tích các số (Digits) và chuyển mạch
thành công đến khách hàng đầu cuối. Bản tin kết thúc địa chỉ được gửi (ACM)
- Kết thúc địa chỉ có tính cước.
- Kết thúc địa chỉ không tính cước .
- Kết thúc địa chỉ với thuê bao bị gọi là điện thoại công cộng .
* Giai đoạn 4 : nhận dạng bản tin kết thúc địa chỉ
Trên bản tin kết thúc địa chỉ nhận được tổng đài xuất phát tiến hành giải toả
thiết bị điều khiển chung và kết thúc nối mạch thoại để tổng đài xuất phát và gửi đến
thuê bao bị gọi .
* Giai đoạn 5 : Thuê bao bị gọi trả lời
Khi thuê bao bị gọi nhấc máy, tín hiệu trả lời (ANS) sẽ được gửi vào tổng đài xuất
phát.
* Giai đoạn 6 : Nhận tín hiệu trả lời
trên bản tin tín hiệu trả lời nhận được từ tổng đài xuất phát, nó bắt đầu tính cước
cuộc gọi .
* Giai đoạn 7 : Thuê bao gác máy .
Khi thuê bao bị gọi gác máy, một tín hiệu giải toả hướng về (CBK) sẽ được gửi
tới tổng đài đầu cuối.
* Giai đoạn 8 : nhận bản tin giải toả hướng về .
NNhận được tín hiệu giải toả hướng về thuê bao tổng đài xuất phát gác máy,
một tín hiệu giải toả hướng đi được gửi đến tổng đài đầu cuối.
* Giai đoạn 9: Nhận được tín hiệu giải toả hướng đi
Khi tổng đài đầu cuối nhận được tín hiệu CLF, mạch đàm thoại sẽ được giải
toả, tín hiệu giải toả RLG được gửi đi.
* Giai đoạn 10 : Nhận tín hiệu giải toả
Nhận tín hiệu giải toả RLG tổng đài xuất phát nhận thấy tổng đài đầu xa đã hoàn thành
việc giải toả cuộc gọi. Mạch đàm thoại tại tổng đài xuất phát cũng được giải toả ngay.
Phần II : hệ thống báo hiệu số 7 trong mạng viễn
thông việt nam và của bưu điện tỉnh tuyên quang
chương VII :mạng báo hiệu số 7 ở việt nam
7.1. Cấu trúc mạng báo hiệu số 7
Khái niệm mạng báo hiệu chỉ tồn tại đối với hệ thống báo hiệu kênh chung.
Trong các mạng báo hiệu loại này có những yêu cầu khắt khe về độ tin cậy, tính khả
dụng và khả năng lưu thoát nhằm thiết lập nhanh chóng, tin cậy kết nối giữa thuê bao
bất kỳ trong mạng. Nói chung, mạng báo hiệu được xây dựng dựa trên cơ sở của mạng
điện thoại hiện tại. Các tổng đài thực hiện chức năng điểm báo hiệu SP hoặc điểm
chuyển giao báo hiệu STP, các kênh truyền dẫn được sử dụng để chuyển tải lưu lượng
báo hiệu. Tuy nhiên do việc kênh báo hiệu và kênh thoại không phải bao giờ cũng
song hành với nhau nên mạng báo hiệu có một sự độc lập nhất định đối với mạng điện
thoại hiện tại.
Cấu hình mạng báo hiệu được lựa chọn đảm bảo :
- Độ an toàn và chất lượng của mạng báo hiệu .
- Tính đơn giản của cấu hình .
- Thoả mãn các nhu cầu của mạng trong giai đoạn trước mắt và dễ dàng mở rộng
trong tương lai .
7.1.1. Cấu trúc cơ sở của mạng báo hiệu số 7
Như chúng ta đã biết một mạng báo hiệu số 7 bao gồm các tổng đài làm nhiệm
vụ SP, STP và các liên kết báo hiệu. Theo lý thuyết chúng ta có thể có thể tạo ra nhiều
kiểu cấu trúc mạng khác nhau cùng đáp ứng được đòi hỏi báo hiệu giữa các tổng đài.
- Kiểu cấu trúc mắt lưới trong đó tất cả các tổng đài đều là các điểm chuyển giao báo
hiệu STPs. Các STP này có chức năng tương đương nhau .
Tổng
đài
Tổng
đài
Tổng
đài
Tổng
đài
Hình 7.1 Cấu trúc mạng báo hiệu kiểu mắt lưới
- Kiểu cấu trúc phân nhánh với một hoặc số ít điểm chuyển giao báo hiệu STP được
đấu nối với các điểm báo hiệu SP .
Đường tiếng
Đường báo hiệu
Hình 7.2. Cấu trúc mạng kiểu phân nhánh
Trong thực tế, một mạng báo hiệu kết hợp hai kiểu cấu trúc cùng được sử dụng.
Mạng báo hiệu được phân chia thành các vùng, mỗi vùng được phục vụ bởi một cặp
tổng đài đóng vai trò điểm chuyển tiếp báo hiệu. Đối với nhiều nước, cấu trúc phân
cấp với hai mức của các STP có thể là giải pháp tốt để lập kế hoạch cho mạng báo hiệu
.
1. Các điểm chuyển giao báo hiệu quốc gia STP .
2. Các điểm chuyển báo hiệu vùng STP .
3. Các điểm báo hiệu SP .
Mạng báo hiệu quốc
gia
Mạng báo hiệu
vùng
Tổng
đài
Tổng
đài
Tổng
đài
Tổng
đài
STP quốc gia
STP vùng
SP
Hình 7.3 Cấu trúc mạng báo hiệu phân cấp
Tải trên các tổng đài chuyển báo hiệu sẽ giảm đi tại hai cấp phân lớp. Một
thuận lợi khác của kiểu phân lớp này là khi có lỗi hoặc hư hỏng xảy ra tại một trong
các vùng báo hiệu thì ảnh hưởng rất nhỏ đến hoạt động của mạng .
Mỗi tổng đài có ít nhất hai liên kết báo hiệu đấu nối với chúng. Tốc độ truyền
dẫn cao sẽ cho phép các tổng đài hoạt động chỉ với một liên kết báo hiệu là đủ. Những
lý do đảm bảo độ tin cậy cần ít nhất hai liên kết riêng biệt được cung cấp .
Ngoài ra để hoà hợp mạng quốc gia với mạng quốc tế cần có thêm mức mạng
báo hiệu quốc tế, với các STP quốc tế .
Quốc gia B
Quốc gia A
STP quốc tế STP quốc gia
Hình 7.4 Mạng báo hiệu quốc tế
7.1.2. Cấu trúc phân cấp của SS7
Cũng như tải tin, mạng báo hiệu có cấu trúc phân cấp phụ thuộc vào quy mô
dung lượng và dịch vụ được áp dụng. Tuy nhiên mạng báo hiệu là một mạng chức
năng phục vụ cho mạng tải tin và có liên hệ chặt chẽ vơí các mạng chức năng khác
như mạng đồng bộ, mạng quản lý viễn thông. Nên khả năng xây dựng cấu trúc của
mạng này có những đặc thù riêng .
Các khuyến nghị của ITU- T về hệ thống báo hiệu số 7 không có những quy
định về phân cấp mạng mà chỉ có những quy định về yêu cầu chất lượng dựa trên kết
nối báo hiệu giả định chuẩn HSRC. Trong kết nối báo hiệu giả định chuẩn có quy định
về kích cỡ quốc gia, tổng thời gian bất khả dụng đối với mỗi thành phần của mạng báo
hiệu quốc gia cũng như thời gian trễ tối đa khi truyền các bản tin báo hiệu.
Trong thực tế khi xây dựng cấu trúc mạng báo hiệu ngoài các quy định của
ITU- T cũng cần chú ý đến đặc điểm cụ thể của mỗi quốc gia, tình hình hiện nay và
xu hướng phát triển của mạng viễn thông quốc gia .
Các đặc điểm này bao gồm :
- Các yếu tố địa lý (Đặc điểm địa hình của thành phố, khu vực, quốc gia)
- Yếu tố chính trị (Vị trí chiến lược của thành phố, khu vực )
- Đặc điểm hành chính (Tính độc lập của các vùng)
- Yếu tố kinh tế .
- Các yêu cầu về độ an toàn (Thời gian khả dụng và độ tin cậy). Đây là yêu cầu
chung cho tất cả các vùng .
- Tính năng kỹ thuật STP đang và sẽ sử dụng trên mạng viễn thông quốc gia.
- Đặc điểm và cấu hình của mạng chuyển mạch và truyền dẫn .
Qua thực tế tìm hiểu cấu trúc mạng báo hiệu của các nước cũng như những khuyến
nghị liên quan của ITU- T, một kết luận rút ra là không tồn tại cấu trúc có mức phân
lớp lớn hơn 2 .
7.1.2.1. Mạng báo hiệu vô cấp (Không có chức năng STP)
Đây là cấu trúc đơn giản nhất của mạng báo hiệu số 7. Trong cấu trúc này các
đặc điểm báo hiệu nối với nhau theo phương thức báo hiệu kết hợp. Cấu hình này
thường được sử dụng trong giai đoạn đầu tiên (Giai đoạn thử nghiệm), khi triển khai
hệ thống báo hiệu số 7. ở giai đoạn này bên cạnh hệ thống báo hiệu số 7 còn có các hệ
thống báo hiệu khác (R2, C5…) mà các điểm báo hiệu không nhất thiết phải liên kết
toàn bộ theo kiểu mắt lưới mà tuỳ theo yêu cầu các tuyến để thiết lập các kênh báo
hiệu tương ứng. Ưu điểm nổi bật của cấu trúc này là rất dễ phát triển và quản lý, dĩ
nhiên nó chỉ thích hợp cho những mạng có quy mô nhỏ .
7.1.2.2. Mạng báo hiệu một cấp STP
Hình 7.5 Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 với một cấp STP
Trong cấu trúc một cấp, một STP cho phép định tuyến tất cả các bản tin báo
hiệu trong vùng dịch vụ. Nó bao gồm toàn bộ các bản tin là cơ sở dữ liệu yêu cầu cho
các phần tử mạng và một số lượng nhỏ các loại bản tin thiết lập cuộc gọi .
Khi có một cuộc gọi được kích hoạt truyền tới STP trong vùng dịch vụ khác
hay chất vấn một cơ sở dữ liệu trong một STP ở vùng khác, khi đó “kết nối B” được sử
dụng để truyền bản tin giữa hai STP .
7.1.2.3. Mạng báo hiệu hai cấp STP
STP STP
STP STP
S
S
S
S
S
S
STP
STP STP
STP
STP
Cấp
Trên
Cấp
Dưới
Hình 7.6 Cấu trúc mạng báo hiệu số 7
7.2. SS7 trong mạng viễn thông Việt Nam
7.2.1. Đặc điểm cấu trúc mạng báo hiệu hiện tại
Hình 7.7 minh hoạ cấu trúc hiện tại của mạng báo hiệu quốc gia .
Trước khi đưa mạng báo hiệu vào sử dụng, mạng viễn thông quốc gia đã số hoá toàn
bộ và hình thành 3 khu vực rõ rệt :
- Khu vực phía Bắc với thủ đô Hà Nội là trung tâm .
- Khu vực phía Nam với thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm .
- Khu vực miền Trung với thành phố Đà Nẵng là trung tâm .
Ba khu vực với ba trung tâm viễn thông nói trên đồng thời cũng là các trung tâm chính
trị, văn hoá, kinh tế của cả nước .
Hệ thống báo hiệu số 7 được đưa vào khai thác thử nghiệm tháng 10- 1995 tại
các công ty VTI, VTN bằng chiến lược triển khai “từ trên xuống”với những tiêu chuẩn
kỹ thuật mới nhất của ITUT (sách trắng 1992). Cho đến nay mạng báo hiệu số 7 đã
hình thành với một cấp STP tại ba trung tâm của ba khu vực và đã phục vụ cho 30%
tổng số kênh giữa các tổng đài Transit quốc gia, gateway quốc tế và một số tổng đài
nội hạt. Cấu trúc mạng báo hiệu tại thời điểm này là hoàn toàn hợp lý, vừa dễ chuyển
đổi từ R2, C5 sang C7 trên các trục chính, vừa dễ dàng mở các hướng C7 mới khi có
điều kiện. Một trong những khó khăn trong việc xây dựng cấu trúc trong giai đoạn này
là định tuyến cho các kênh báo hiệu. Do cấu hình mạng báo hiệu mới hình thành, chưa
có những số liệu chi tiết đáng tin cậy giữa các nút, các hướng nên khó chọn được
những cấu hình chuẩn. Trong trường hợp này việc dự phòng cho các kênh báo hiệu số
7 bằng hệ thống R2 là hoàn toàn hợp lý và có cơ sở. Trước mắt các tổng đài Transit
quốc gia cần mở rộng dung lượng cũng nên có một tỷ lệ thích đáng cho báo hiệu R2
(Có thể đến 50 %) nhưng hoàn toàn có thể chuyển thành C7 khi có điều kiện .
Việc lựa chọn STP kết hợp trong giai đoạn đầu cũng là một giải pháp hợp lý.
Vừa tận dụng được năng lực xử lý của tổng đài, vừa rút ngắn thời gian triển khai và
giảm chi phí. Với tốc độ phát triển của mạng viễn thông quốc gia, theo tiến trình tăng
tốc giai đoạn 2, các STP kết hợp sẽ còn phát huy hiệu quả sau năm 2000.
7.2.2. Kế hoạch đánh số SP
Kế hoạch đánh số SP cần phản ảnh cấu trúc mạng báo hiệu đồng thời thoả mãn
số lượng SP sẽ phát triển trong một thời gian dài. Hiện nay trên mạng viễn thông quốc
gia có khoảng 1500 tổng đài độc lập. Về nguyên tắc các tổng đài này đều có thể trở
thành các điểm báo hiệu. Ngoài ra trong xu thế phát triển cạnh tranh các dịch vụ viễn
thông mới sẽ xuất hiện trong tương lai, có thể có các mạng khác sử dụng C7 ngoài
mạng của VNPT .
Cũng có thể dùng 4 chữ số để đánh số các điểm báo hiệu (Tối đa có thể đến
10.000SP). chia mạng báo hiệu thành 3 khu vực, mỗi khu vực có 1000 điểm báo hiệu
trong đó mỗi trung tâm có 100 điểm, số còn lại phân cho các tỉnh và các mạng khác ngoài
VNPT .
- Khu vực Hà Nội 4000-4099 .
- Khu vực Miền Bắc 4100-4600 .
- Khu vực Đà Nẵng 5000-5099 .
- Khu vực miền Trung 5100- 5600 .
- Khu vực thành phố Hồ Chí Minh 8000- 8099 .
- Khu vực miền Nam 8100- 8600.
Không phân biệt các điểm SP của các mạng khác thuộc tổng công ty (VMS,
VINAPHONE…) tuy nhiên cần có sự phân biệt với mạng cố định .
Nguyên tắc định tuyến :
- Mỗi điểm SP nên có các kênh báo hiệu đến 2 STP .
- Lưu lượng báo hiệu của các điểm báo hiệu khởi tạo và kết cuối thuộc cùng một
vùng không được định tuyến ra khỏi vùng này .
- Đối với một số trường hợp các điểm báo hiệu có lưu lượng cao có thể sử dụng
phương pháp kết hợp .
Nguyên tắc lựa chọn kênh báo hiệu :
Kênh báo hiệu nên chọn ở khe thời gian thứ nhất trong luồng 2Mb/s đầu tiên
của mỗi hướng. Kênh báo hiệu dự phòng phải có sự khác biệt lớn nhất đối với kênh
làm việc về không gian và thời gian .
Nguyên tắc đánh số các trung kế CIC :
Các kênh của luồng PCM thứ nhất : 102-131
Các kênh của luồng PCM thứ hai : 201- 231
Các kênh của luồng PCM thứ n : n01 - n31
7.2.3. Kế hoạch phát triển, hoàn thiện mạng báo hiệu quốc gia .
Phát triển nâng cấp là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của quá trình phát
triển, hiện đại hoá mạng viễn thông. Không thể phát huy hết năng lực của mạng, cũng
như không thể kiến tạo các mạng mới, dịch vụ mới nếu không có một hệ thống báo
hiệu tin cậy, đủ năng lực chuyển tải các thông tin báo hiệu cần thiết giữa các thuê bao
bất kỳ trong mạng. Cũng chính vì lý do này mà thông thường cần thiết lập quan hệ báo
hiệu trước khi triển khai các mạng mới hoặc các dịch vụ mới. Tuy nhiên nhiều khi
cũng xuất hiện nhu cầu phát triển hệ thống báo hiệu hiện có, nâng cao chất lượng
mạng cũ với các dịch vụ truyền thống. Phát triển nâng cấp được thực hiện trên 2
phương diện :
- Báo hiệu Mạng - Mạng .
- Báo hiệu truy nhập Khách hàng - Mạng .
Đặc điểm việc phát triển, nâng cấp báo hiệu Mạng - Mạng là mục tiêu phát triển,
nâng cấp được thực hiện trên diện rộng với số lượng hạn chế các điểm cần phát triển,
nâng cấp trong khi quá trình phát triển, nâng cấp báo hiệu truy nhập Khách hàng-
Mạng được thực hiện trên phạm vi hẹp nhưng với số điểm cần phát triển, nâng cấp rất
lớn .
Mục đích của việc phát triển và nâng cấp báo hiệu Mạng - Mạng là phát triển,
nâng cấp từ báo hiệu R2, C5 lên báo hiệu số 7. Mục đích của việc phát triển nâng cấp
báo hiệu truy nhập Khách Hàng - Mạng là từ báo hiệu đường dây tương tự sang báo
hiệu thuê bao số DSS1, DSS2 .
Quá trình phát triển nâng cấp báo hiệu liên quan chặt chẽ đến các kế hoạch phát
triển mạng như kế hoạch truyền dẫn, chuyển mạch, phát triển dịch vụ mới…Do vậy, quá
trình phát triển nâng cấp này thường kéo dài trong nhiều năm và được tiến hành song song
với quá trình phát triển, nâng cấp mạng viễn thông từ IDN sang ISDN .
Căn cứ vào tình hình thực tế của mạng viễn thông quốc gia có thể chia quá trình
phát triển và nâng cấp báo hiệu làm 3 giai đoạn :
a. Giai đoạn 1 : 1996 - 1998
Giai đoạn này tập chung chủ yếu vào quá trình phát triển, nâng cấp báo hiệu Mạng -
Mạng. các nội dung công việc thực hiện trong giai đoạn này bao gồm :
- Thống nhất chiến lược triển khai hệ thống báo hiệu số 7 vào mạng viễn thông quốc
gia .
- Xây dựng bộ chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống báo hiệu số 7 làm cơ sở cho quá trình triển
khai .
- Xây dựng quy trình kiểm tra đo thử các hệ thống báo hiệu số 7 và R2 .
- Ban hành bộ tiêu chuẩn kỹ thuật hệ thống báo hiệu số 7 và có điều chỉnh bổ xung kịp
thời trong quá trình triển khai ( Có sự phối hợp của các hãng tư vấn và cung cấp thiết
bị) .
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có khả năng khai thác, quản lý, đo thử hệ thống
báo hiệu số 7 .
- Trang bị máy đo C7 cho các địa phương có kế hoạch triển khai hệ thống báo hiệu số
7 .
- Trên cơ sở các tuyến khai thác thử nghiệm C7- C7, C7- R2 cần tổ chức các đoàn
đo để đánh giá, kiểm tra, tìm ra các nguyên nhân gây ra một số sự cố xung
quanh vấn đề phát triển, nâng cấp báo hiệu C7 - R2 .
- Về báo hiệu Khách hàng- Mạng đã có những khai thác bước đầu về hệ thống
báo hiệu DSS1 chuẩn bị điều kiện để ban hành bộ chỉ tiêu kỹ thuật hệ thống báo
hiệu truy nhập DSS1 của Việt Nam .
b. Giai đoạn 2 (1999 - 2000)
Giai đoạn này tập trung phát triển trên diện rộng hệ thống báo hiệu số 7 và
DSS1. Kết nối các tổng đài Host có khả năng dùng C7 tại các tỉnh, thành phố vào
mạng viễn thông Quốc Gia. Có kế hoạch nâng cấp, bố trí các tổng đài chưa có tính
năng C7 ở các địa phương. Trong giai đoạn này cần chú ý đặc biệt đến các vấn đề về
khai thác, quản lý mạng báo hiệu. Sớm đưa ra cấu hình mạng báo hiệu Quốc Gia trên
cơ sở tính toán lưu lượng báo hiệu, độ tin cậy và đảm bảo an toàn cho mạng báo hiệu.
Nên triển khai ngay hệ thống báo hiệu số 7 đối với các tổng đài mới tại các địa điểm thích
hợp. Tiến hành nghiên cứu đưa C7 vào các tổng đài do Việt Nam chế tạo .
Đưa vào hoạt động và mở rộng việc cung cấp các dịch vụ ISDN tại các khu
thương mại, các khu chế xuất và khu vực khoa học, công nghệ cao. Tiến hành bước
đầu việc thử nghiệm các dịch vụ băng rộng trên diện hẹp .
c. Giai đoạn 3 (Sau năm 2000)
Trong giai đoạn này, mạng báo hiệu số 7 sẽ được nâng cấp để triển khai các
mạng mới như mạng trí tuệ IN, mạng quản lý điều hành viễn thông TMN, mạng đa
dịch vụ băng rộng B-ISDN, mạng thông tin cá nhân PCS…hoàn chỉnh cấu trúc mạng
báo hiệu số 7. Phân bố lưu lượng báo hiệu, xây dựng hệ thống quản lý mạng báo hiệu
theo sự phân cấp của mạng tải tin. Hệ thống quản lý mạng báo hiệu sẽ là một phần hợp
thành của mạng quản lý viễn thông. Triển khai tiếp tục các dịch vụ ISDN (băng rộng -
băng hẹp) tại các khu vực công nghệ cao, khu chế xuất, khu thương mại và dịch vụ .
Dự kiến đến cuối năm 2000, 80% lưu lượng của mạng sẽ sử dụng hệ thống báo hiệu số
7, trên 0,5 % tổng số thuê bao sử dụng DSS1 và DSS2 .
7.3. Mở rộng khả năng ứng dụng của hệ thống báo hiệu số 7
Việc triển khai mạng báo hiệu số 7 tạo tiên đề cho việc cung cấp một loạt các
dịch vụ N - ISDN và các khả năng phát triển các ứng dụng khác trong đó quan trọng
nhất là các dịch vụ mạng AIN, PCS, B- ISDN, TMN …
7.3.1. Dịch vụ mạng trí tuệ phát triển AIN .
Các loại dịch vụ chúng ta đã đề cập đến trong mạng viễn thông nội hạt được coi
là các dịch vụ chuyển mạch bởi để thực hiện được đặc tính đó nó yêu cầu phần mềm
dịch vụ trong mỗi tổng đài. Ngay cả các dịch vụ cuộc gọi dùng thẻ, dịch vụ 800 cũng
cần có phần mềm đặc trưng trong mỗi tổng đài để chuyển yêu cầu đến SCP. Mạng
AIN có thể triển khai và phát triển các loại dịch vụ đó một cách nhanh chóng có thể
chỉ trong vòng một vài tháng. AIN là cấu trúc dịch vụ độc lập được coi là một cấu trúc
tổng quát cung cấp khả năng dịch vụ, các phần mềm dịch vụ và dữ liệu mà có thể được
tổ hợp bằng nhiều cách khác nhau để phục vụ các loại dịch vụ khác nhau mà không cần
thiết phải chờ đợi phát triển một phần mềm mới từ phía nhà cung cấp thiết bị. Trong mạng
AIN các thành phần mạng khác nhau được liên kết bởi mạng báo hiệu kênh chung CCS.
Các điểm quan trọng đối với mạng báo hiệu là điểm AIN SSP, AIN SCP mà chúng được
kết nối với nhau thông qua STP .
7.3.2. Dịch vụ thông tin cá nhân (PCS)
PCS là đặc tính của mạng viễn thông có khả năng cung cấp dịch vụ di động cá
nhân. PCS tập hợp các khả năng của CCS., ISDN, liên kết mạng CCS và AIN các dịch
vụ mà hãng khai thác PCS có thể cung cấp bao gồm :
- Đăng ký .
- Xác thực .
- Đánh giá .
- Phân phối cuộc gọi .
- Nguồn gốc cuộc gọi .
7.3.3. Dịch vụ mạng băng rộng
Mạng băng rộng B- ISDN là một mạng tập hợp có thể cung cấp các loại dịch vụ
có tốc độ cao, yêu cầu băng tần rộng như số liệu, âm thanh, video, và các ứng dụng đa
phương tiện. Người ta hy vọng rằng các loại dịch vụ sẽ là động lực chính thúc đẩy việc
phát triển của mạng B - ISDN .
- Dịch vụ giải trí (Bao gồm cả VOD)
- Giáo dục từ xa .
- Liên kết LAN -LAN .
- Hội nghị video .
- Làm việc tại nhà .
- Đa phương tiện .
Công nghệ chuyển mạch ATM được lựa chọn là công nghệ của mạng B- ISDN. Nhằm
phát triển một cách có hiệu quả nhất đến mạng B- ISDN từ mạng hiện tại, ITU- T đã
đưa ra một loạt khuyến nghị (CS1) để làm cơ sở cho các tiêu chuẩn của mạng. Các
khuyến nghị được đưa ra theo 2 giai đoạn :
- Giai đoạn 1 : được áp dụng cho các ứng dụng đơn phương tiện kết nối điểm -
điểm và hoàn thiện trong giai đoạn từ 1993-1994 .
- Giai đoạn 2 : được áp dụng cho các ứng dụng đa phương tiện kết nối Điểm - đa
Điểm và có dự kiến sẽ hoàn thành trong giai đoạn từ 1997-1998. Đa số các công
việc đã được hoàn thành .
Các giao thức báo hiệu trong mạng B- ISDN tất nhiên sẽ có khác so với các giao thức
áp dụng trong mạng báo hiệu số 7 hiện đang dùng. Các khuyến nghị mới nhất của
ITU- T đã đưa ra giao thức cho báo hiệu trong mạng B- ISDN đã là giao thức B- ISDN
N07 dựa trên nguyên tắc phân biệt cuộc gọi và kết nối. Báo hiệu trong mạng truy nhập
UNI cũng được quan tâm và hệ thống báo hiệu truy nhập DSS2 ra đời .
Việc báo hiệu trong mạng B- ISDN rất phức tạp không những do sự mềm dẻo
của công nghệ băng rộng mà còn do việc triển khai mạng B- ISDN được thực hiện
song song với việc phát triển mạng trí tuệ và các dịch vụ di động cá nhân PCS
Trong giai đoạn 1 các giao thức báo hiệu của mạng băng hẹp N- ISDN trong đó
có Q.931 và ISUP được mở rộng để tạo ra các khả năng điều khiển cuộc gọi băng rộng
cho trung kế và điêù khiển các kết nối mạng .
Giai đoạn 2 sẽ là sự phát triển của các thủ tục và các giao thức để cung cấp các
ứng dụng đa phương tiện và các dịch vụ đa thành phần .
Việc tách biệt điều khiển kết nối và điều khiển cuộc gọi được thực hiện trong
bộ CS2 (Giai đoạn 2) của ITU- T. Các thông tin báo hiệu được truyền trong mạng
riêng biệt hay truyền ngay trên kênh ảo trong mạng ATM. Việc truyền thông tin báo
hiệu trong mạng ATM được thực hiện thông qua lớp ATM thích ứng 5 (SAAL5) có
nhiệm vụ chuyển đổi các tế bào ATM sang bản tin báo hiệu và ngược lại. Việc tách
biệt điều khiển kết nối và cuộc gọi giúp cho việc thiết lập cuộc gọi đa điểm đơn giản
nhất là trong môi trường di động và giúp cho việc chuyển thông tin đến đích một cách
mềm dẻo hơn trong tất cả các giai đoạn của cuộc gọi. Phần B- ISUP được thiết kế trên
cơ sở của phần ISUP. B- ISUP trong CS1 (giai đoạn 1) chỉ thực hiện việc thiết lập
cuộc gọi điểm - điểm. Khi CS2 được thực hiện B- ISUP có thể cung cấp cuộc gọi đa
điểm kênh ảo, đường ảo, cuộc gọi đa kết nối và đàm phán về băng tần trong thời gian
thiết lập cuộc gọi.
Mô hình giao thức báo hiệu trong mạng N- ISDN và B- ISDN được thể hiện
Hệ thống báo hiệu số 7
Báo hiệu
UNI
ISDN B- ISDN ISDN B- ISDN
Hình 7.8. giao thức báo hiệu trong mạng N- ISDN và B- ISDN
7.3.4 ứng dụng báo hiệu số 7 trong mạng quản lý viễn thông quốc gia
7.3.4.1. Hiện trạng mạng báo hiệu quốc gia
Mạng viễn thông quốc gia là một tập hợp các mạng dịch vụ khác nhau, các
mạng này có sự phát triển báo hiệu theo nhiều mức độ. Nổi bật nhất là mạng báo hiệu
số 7 khá hoàn thiện của hai mạng di động : Vinaphone và VMS. đặc biệt là mạng báo
hiệu số 7 Vinaphone đã hoàn thiện theo tiêu chuẩn công nghệ hiện đại nhất Châu Âu,
do đó mạng này đã thực sự phát huy được lợi ích của báo hiệu số 7 trong việc thiết lập
hệ thống quản lý điều hành tập trung TMN - OMC của Vinaphone. Có thể nói, mạng
báo hiệu số 7 của hai công ty điện thoại di động là những dẫn chứng rất thuyết phục về
lợi ích của báo hiệu số 7 trong mạng viễn thông số đa dịch vụ. Thế nhưng về toàn
cảnh viễn thông quốc gia thì hệ thống báo hiệu vẫn còn nhiều tồn tại, trên mạng viễn
thông quốc gia hiện nay đang sử dụng hỗn hợp hai kiểu báo hiệu là R2 và C7. Mặc dù
hiện tại việc sử dụng hỗn hợp hai kiểu báo hiệu này vẫn đáp ứng được phần lớn các
dịch vụ thông tin chủ yếu là thoại, tuy nhiên trong thời gian hiện nay nhu cầu một
TCAP ISUP TCAP B-
MTP-3
SONET
SCCP
MTP- 3
MTP-2
MTP-1
SCCP
Q.931/Q.93
3
Q.921/Q.92
2
(LAPD)
Q.2931
SAAL
ATM
mạng đa dịch vụ đang phát triển mạnh đòi hỏi sự triển khai báo hiệu số 7 ngày càng
cấp thiết .
Hiện trạng thiết bị phục vụ cho triển khai báo hiệu số 7 của mạng viễn thông
quốc gia cũng còn nhiều hạn chế. Đầu tiên phải nói tới tổngg đài chuyển tiếp quốc gia
TDX- 10 chưa thể nâng cấp để dùng báo hiệu số 7, chỉ có các tổng đài AXE- 10,
AXE- 104, AXE- 105 là có thể xử lý báo hiệu số 7. Vì thế trong giai đoạn hiện tại
chưa thể có tổ chức báo hiệu số 7 cho toàn bộ các cuộc thông tin đường dài. Hiện nay
các cuộc thông tin quốc tế đã hoàn toàn chuyển sang CCS7 (vì thiết bị của VTI là
AXE- 104, AXE- 105), còn các cuộc gọi thông tin đường dài trong nước dùng hỗn hợp
cả hai báo hiệu đó là báo hiệu số 7 và R2 (cho TDX 10). Ngoài ra cũng còn rất nhiều
tổng đài HOST chưa chuyển sang báo hiệu số 7 nên cũng còn tình trạng mạng điện
thoại nội hạt các tỉnh thành cả nước cũng sử dụng hỗn hợp hai loại báo hiệu R2 và
CCS7. Chính những điều này tạo ra các rào cản cho việc triển khai một mạng báo hiệu
số 7 thống nhất trên toàn quốc vì nó tốn kém cho việc cung cấp các thiết bị phục vụ
chuyển sang báo hiệu số 7. Do đó trong giai đoạn đầu tiên triển khai mạng báo hiệu số
7 phải đặc biệt chú ý đến tính khả thi về kinh tế kỹ thuật của phương án thực
hiện .
7.3.4.2. Phương án xây dựng mạng báo hiệu quốc gia trong giai đoạn hiện nay
Để chuẩn bị cho việc triển khai báo hiệu số 7 trên toàn quốc đạt được thống
nhất về kỹ thuật trong việc phối hợp các hệ thống sau này và đồng thời cũng tạo cơ sở
cho việc chọn lựa nâng cấp mua sắm các thiết bị báo hiệu số 7 cho tổng đài. Tổng cục
bưu điện đã ban hành bộ tiêu chuẩn ngành về báo hiệu số 7 vào cuối năm 1997. Bộ
tiêu chuẩn kỹ thuật này dựa chủ yếu theo khuyến nghị mới nhất, phần lớn chấp nhận
tiêu chuẩn của khối liên minh Châu Âu .
Việc triển khai báo hiệu số 7 vào mạng viễn thông quốc gia hiện nay đã thực sự
bắt đầu tháng 12/1997 với sự phụ trách triển khai báo hiệu số 7 của Tổng cục bưu điện
và do viện khoa học kỹ thuật phối hợp với các Công ty khai thác viễn thông trong
ngành trực tiếp thực hiện. Tinh thần của việc xây dựng mạng báo hiệu số 7 trong giai
đoạn hiện nay là xây dựng mạng có tính khả thi cao và tạo sự chuẩn bị tích cực cho sự
phát triển mạng lưới trong tương lai gần.
Cấu trúc báo hiệu số 7 ban đầu đặt ra đòi hỏi đầu tiên là phải đơn giản, tiện cho
việc nâng cấp phát triển mạng sau này và dễ ràng xử lý. Đây cũng là sự thận trọng khi
triển khai một diện rộng lớn trên cả nước mà ta học từ quá trình triển khai từng bước
báo hiệu số 7 vào mạng quốc gia của Hồng Kông và Nhật Bản. Do cấu trúc mạng một
cấp có tính mở dễ dàng phát triển quản lý đã được lựa chọn để triển khai. Cấu trúc một
cấp đồng nghĩa với giai đoạn đầu của việc xây dựng mạng báo hiệu số 7 các tổng đài
chuyển tiếp quốc gia và quốc tế có khả năng xử lý báo hiệu số 7 sẽ ở cùng một cấp
STP đối với các cuộc thông tin đường dài. Tức là tổng đài HOST nội hạt và các tổng
đài chuyển tiếp local (những tổng đài này có khả năng xử lý báo hiệu số 7) sẽ nối
thẳng tới các tổng đài AXE của VTI và VTN.
Ưu điểm chính của báo hiệu số 7 là thời gian trễ nhỏ theo tiêu chuẩn nghành
cũng dễ dàng đạt được nhờ cấu trúc một cấp do thời gian xử lý chuyển tiếp ít .
Độ tin cậy của kênh báo hiệu cũng là một yếu tố rất quan trọng trong thông tin,
bởi vì mỗi kênh báo hiệu mang một dung lượng thông tin rất lớn nên mỗi sự cố kênh
báo hiệu sẽ có thể gây ra tình trạng tắc nghẽn đình trệ mạng. Để tăng độ tin cậy của
tuyến báo hiệu ngoài việc tính toán dự phòng cấp hai trên mỗi chùm kênh báo hiệu thì
mỗi SP phải được nối tới hai STP cùng cấp. Tức là mỗi HOST hay Tandem Local đều
được nối tới hai STP AXE của VTI và VTN. Để nâng cao hơn nữa độ tin cậy thì các
STP này cũng được nối với nhau. Như thế có thể đảm bảo độ tin cậy được tăng thêm
(tuỳ theo chế độ nối dự phòng). Hơn thế để tăng cường tốc độ báo hiệu giảm tải cho
các STP quốc gia, thông tin nội hạt vẫn tiếp tục sử dụng các đường báo hiệu số 7 nối
trực tiếp giữa các tổng đài nội hạt với nhau, chỉ khi thông tin đường dài hoặc tuyến báo
hiệu nối trực tiếp bị hỏng thì mới sử dụng đến đường qua STP của VTI và VTN .
Tính khả thi cao về mặt kinh tế kỹ thuật có tính quyết định thành công của cấu
trúc mạng báo hiệu trong giai đoạn đầu. Với cơ sở hạ tầng viễn thông quốc gia hiện
nay thì hệ thống truyền dẫn và đồng bộ đã đạt, chỉ còn vấn đề khắc phục với các thiết
bị chuyển mạch. Giải pháp đưa ra là tận dụng khả năng STP báo hiệu số 7 của tổng đài
AXE của VTI và VTN. Tuy nhiên với các dự báo lạc quan nhất (đưa ra trước cuộc
khủng hoảng kinh tế khu vực vào tháng 10/ 1997) là tốc độ phát triển mạng viễn thông
quốc gia là 30% thì dung lượng các tổng đài chuyển tiếp vẫn còn đủ đến năm 2003.
Song thực tế vừa qua cho thấy rõ năm 1997/1998 vừa qua tốc độ tăng trưởng chỉ đạt
20% và xu hướng còn giảm, tháng 1/1999 vừa qua chính phủ đã chấp nhận giảm chỉ
tiêu 5-6 máy / 100 dân vào năm 2000 xuống 4 máy / 100 dân. Chính vì thế dung lượng
của các STP quốc gia vẫn có khả năng đáp ứng trong một thời gian dài nữa. Như vậy
là giải pháp STP kết hợp của VTI và VTN trong giai đoạn đầu triển khai mạng báo
hiệu là hoàn toàn hợp lý có tính khả thi cao về kinh tế kỹ thuật, giải pháp này rõ ràng
rất phù hợp với tình hình đất nước ta hiện nay khi mà giá thành STP độc lập là rất cao
mà nhu cầu trong nước chưa vượt quá khả năng hiện tại trong giai đoạn trước mắt .
Tóm lại :
Mạng báo hiệu số 7 quốc gia trong giai đoạn đầu có cấu trúc một cấp. Mạng sử
dụng khả năng STP của tổng đài chuyển tiếp quốc gia và quốc tế làm hệ thống STP
chuyển tiếp báo hiệu số 7 đấu chéo nhau, các HOST nội hạt và các Tandem nội hạt là
các điểm báo hiệu SP chúng được nối chéo với nhau và nối trực tiếp tới hai STP kết
hợp của VTI và VTN trong mỗi miền. Tổng đài TDX- 10 của VTN giai đoạn này
phục vụ cho các tổng đài còn sử dụng R2, các tổng đài AXE sẽ tiến tới sử dụng hoàn
toàn báo hiệu số 7.tất cả các tổng đài trong giai đoạn này đều đang đưa vào thử nghiệm
một phần hoặc toàn bộ báo hiệu số 7.
Các SP (các HOST của
các mạng)
Miền Bắc
Các STP kết hợp của VTI và
VTN
Miền Nam
AXE10
VTI
AXE10
VTN
AXE10
VTN
AXE10
VTI
AXE10
VTN
AXE10
VTI
Đường báo hiệu giữa các HOST có liên lạc nhiều
Hình. 7.9. sơ đồ mạng báo hiệu quốc gia giai đoạn đầu
7.3.4.3 Đề xuất cấu trúc mạng báo hiệu số 7 quốc gia năm 2005
Trong quy hoạch tổng thể mạng viễn thông quốc gia tới năm 2010 và định
hướng tới năm 2020, tổng cục trưởng Mai Liêm Trực đã nhấn mạnh phải hoàn thiện
mạng đa dịch vụ cho tương lai sánh vai với các cường quốc trên thế giới . Nhằm trợ
giúp cho nền kinh tế quốc gia hội nhập vững vàng vào nền thương mại điện tử toàn
cầu. Với mục tiêu lớn đó mạng báo hiệu số 7 quốc gia phải hoàn thiện sớm một bước
tạo điều kiện cho các dịch vụ thông tin và việc quản lý mạng phát triển đáp ứng được
và thoả đáng tầm vóc của mạng lưới. Thời điểm mà mạng quốc gia phải hoàn thiện
chắc chắn phải trước năm 2010 và chọn lựa các trang thiết bị hiện đại nhất. Theo thực
tiễn khả năng phát triển của quốc gia trong tương lai gần thì có thể chọn thời điểm này
vào năm 2005. Đây là thời điểm mà kết thúc giai đoạn đầu phát triển của mạng báo
hiệu số 7 quốc gia, các tổng đài STP kết hợp sẽ có lúc quá tải phải thay thế STP độc
lập có hiệu năng mạnh hơn và có khả năng đáp ứng tới giai đoạn 2010 - 2020. Đồng
thời với sự phát triển của công nghệ viễn thông thì thời điểm 2005 là thời điểm mua
sắm các thiết bị phù hợp nhất với mục tiêu phát triển cho giai đoạn 2010 - 2020. Theo
dự kiến thời điểm 2005 mạng viễn thông cả nước sẽ phát triển đạt tỷ lệ hơn 15 máy
trên 100 dân. Lúc đó trang thiết bị hạ tầng cơ sở viễn thông sẽ tăng khoảng gấp 3 lần
hiện tại. Các khu vực nội hạt ở các tỉnh thành sẽ có một số lượng lớn các tổng đài
HOST nội hạt và có nhiều tổng đài chuyển tiếp nội hạt đủ mạnh .
Do đó cần một cấu trúc mạng báo hiệu phân cấp có hai cấp, cấu trúc này có thể được
phát triển dần nên từ mạng báo hiệu số 7 một cấp triển khai giai đoạn đầu như sau :
Cấp 1: các STP độc lập quốc gia chỉ làm nhiệm vụ xử lý chuyển tiếp báo hiệu số 7 cho
các miền. Các STP này chính là hạt nhân của một mạng báo hiệu độc lập tách hẳn mạng
thoại.
Cấp 2: các STP nội hạt của các tỉnh thành tuỳ theo quy mô mỗi vùng mà số lượng có
thể thay đổi và chúng có thể có STP độc lập hoặc kết hợp .
Các STP cấp 1,2 được chia làm các cặp liên kết ở mỗi miền, tất cả các STP cấp
1 đều được đấu nối mắt lưới với nhau và được đấu nối tới các tổng đài quốc gia và
quốc tế, các tổng đài của mạng dịch vụ như làdi động. Các STP cấp 2được nối thẳng
tới các STP cấp 1 trong miền của mình (Bắc, Trung, Nam) theo nguyên tắc an toàn
mỗi STP cấp 2 phải nối tới 2 STP cấp 1. Tất cả các STP cấp 2 ở mỗi khu vực nội hạt
đều được nối mắt lưới với nhau và nối tới các HOST nội hạt của nó, để đảm bảo độ tin
cậy cao thì mỗi SP nội hạt (Chính là các HOST) sẽ được nối tới hai STP cấp 2 .
Với cấu trúc cấp 2 có rất nhiều ưu điểm, ngoài ưu điểm thông thường của một
mạng báo hiệu kênh chung nó còn rất phù hợp với tổ chức địa lý hành chính và các cơ
cấu hoạt động của các công ty khai thác dịch vụ trên mạng viễn thông quốc gia .
Cấu trúc đề xuất :
Hình 7.10. Mô hình mạng báo hiệu số 7 quốc gia năm 2005 (Cấu trúc báo hiệu 2 cấp)
S
P
VTI VTN
Các
STP
độc
lập
Các
STP
độc
lập
VTI
VTN
Các
STP
độc
lập
VTI
VTN
STPs
Loca
l
STPs
Local
STPs
Loca
l
S
S
P
S S
S
chương VIII: mạng báo hiệu số 7 của bưu điện tỉnh tuyên quang
8.1. Cấu hình mạng viễn thông của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang
Tuyên Quang là một tỉnh miền núi, với 5 huyện là: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm
Yên, Chiêm Hoá, Na Hang và một Thị Xã. Do địa hình chủ yếu là đồi núi, dân cư sống
không tập chung, kinh tế chậm phát triển nên việc xây dựng cơ sở hạ tầng viễn thông
gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên từ năm 1990 trở lại đây, được sự quan tâm , đầu tư
của Tổng công ty Bưu Chính Viễn Thông Việt Nam. Bưu điện tỉnh Tuyên Quang đã
từng bước hiện đại hoá mạng lưới viễn thông với các tổng đài TDX_1B, hệ thống
truyền dẫn Viba số AWA 1504. Năm 2002 Bưu điện tỉnh đã được Tổng Công Ty đầu
tư lắp đặt cho tổng đài EWSD do hãng SIEMENS sản xuất, cùng với việc xây dựng
mạng cáp quang liên tỉnh và nội tỉnh. Hiện nay đã được đưa vào khai thác sử dụng.
Hình 8.1 mô tả cấu hình hệ thống chuyển mạch của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm
2005.
Hình 8.1. Cấu hình hệ thống chuyển mạch Bưu điện tỉnh Tuyên Quang năm 2005
Hệ thống chuyển mạch của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang bao gồm 2 tổng đài
Host, với 13 vệ tinh và 2 tổng đài độc lập đấu vào 2 tổng đài Host như thể hiện trên
hình vẽ. Tổng số Lines là: 41.066; Tổng số thuê bao là: 25.000; Tổng số luồng E1 là:
HOST
EWSD
Số E1
108
Số
Lines
11.50
0
H. Sơn Dương
12 E1
RLU 2.610
4 E1
Km31
Foc RLU
Sơn Nam
4 E1
RLU 906
Kim Xuyên
4 E1
RLU
H. Yên Sơn
16 E1
RLU 3.512
Thái Long
4 E1
RLU 906
12 E1
H. Hàm Yên
Viba,Foc RLU 12 E1 H.
Chiêm Hoá
Viba,Foc RLU
12 E1
H. Na Hang
Viba,Foc RLU
4 E1
Mỹ Lâm
Foc
24 E1 AXE, NGN
HOST
TDX_1B
Số E1
23
Số
Lines
7.500
Tràng Đà
2 E1
Rss
2 E1
Km11
Foc
Tân Trào
1 E1
Rax 256
Thái Long
2 E1
Rss
1 E1
Đầm Hồng
Foc
15 E1 AXE,
NGN
6
E1
131 ( trong đó: 39 luồng đi liên tỉnh, còn lại 92 luồng nội tỉnh ). Phương thức truyền
dẫn giữa các tổng đài có thể là: Viba số, cáp quang hoặc song song cả hai phương
thức.
8.2. Cấu trúc mạng Báo hiệu của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang .
Hìn
Hình 8.2. Cấu trúc mạng Báo hiệu của Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang năm 2005
Do trên mạng tồn tại 2 họ tổng đài là TDX_1B và EWSD nên mạng Báo hiệu của
Bưu Điện tỉnh Tuyên Quang thực hiện song song hai phương thức : Báo hiệu R2 và
báo hiệu số 7. Tổng đài Host TDX_1B đưa ra kiểu báo hiệu R2 để kết nối với tổng đài
khu vực, giữa các tổng đài độc lập và các Rss vào nó. Trong khi đó tổng đài Host
EWSD có thể đưa ra cả hai kiểu báo hiệu là R2 và CC7 như thể hiện trên hình 8.2. ở
EWSD
TDX_1B
AXE1
AXE2
NGN
4E1 CCS7
4E1 CCS7
5E1 R2
6E1 R2
4E1 CCS7
5E1 R2
5E1 R2
đây tổng đài Host EWSD coi như điểm báo hiệu số 7 nguồn, các tổng đài Toll AXE1,
AXE2 và mạng NGN có thể coi như các điểm báo hiệu số 7 đích trong mạng báo hiệu
số 7.
8.3.Các bước thao tác lệnh để tạo trung kế Báo hiệu số 7 của tổng đài EWSD với
tổng đài Toll AXE Hà Nội
8.3.1 . Taọ điểm xuất phát của báo hiệu số 7
CRC7OP : SPC = 2701 , NETIND = NAT0 , STPI = STP ;
8.3.2 . Thiết lập đường báo hiệu số 7 tới tổng đài đích
CRC7LSET : LSNAM = C7AXE , SPC = 4006 , NETIDN = NAT0 , LSK = 15 ;
( 4006 is SPC for AXE of VTN )
LSK = 15 để chia tải theo đường chẵn , lẻ : 0 , 2 , 4 , 6 , 8 , 10 , 12 , 14 , &
1 , 3 , 5 , 7 , 9 , 11 , 13 , 15
phục vụ cho việc mở rộng thêm các đường báo hiệu sau này
8.3.3. Tạo mã điểm báo hiệu đích
CRC7DP : DPC = 4006 , NETIDN = NAT0 , PRD = C7AXE ,LSK = 0
8.3.4. Tạo C7 USER PART
CRC7USER : USNAME = ISUP , DPC = 4006 , NETIDN = NAT0 , PCMTYP =
DIU30 ;
8.3.5. Tạo nhóm trung kế
CRTGRP : TGNO = C7AXEB , OPMODE = BW , GCOS = CCS7IUP &
PRIOPRE & C7GLARE & DARALLOW & AMAREQD & USVERS2 ;
CRTGRP : TGNO = C7AXES , OPMODE = IC , GCOS = CCSLGRP ;
8.3..6. Tạo mối liên hệ giữa DPC & TGRP
ENTRC7TGREL : TGNO = C7AXEB , DPC = 4006 , NETIND = NAT0 ;
8.3.7. Tạo đường kết nối báo hiệu giữa 2 tổng đài
CRC7LINK : LSNAM = C7AXE , LCOD = 0 , SILTNO = 1 , LTYPE = D64BWM
;
8.6.8. Tạo các mạch trung kế và các đường kết nối báo hiệu
- Port 1 để sử dụng cho báo hiệu
CRTRUNKN : TGNO = C7AXES , EQN = a – b – 0 – 1 , LCOS = DIGSIG8 ;
- Port 2 ÷ 31 dùng cho các mạch trung kế
CRTRUNKN : TGNO = C7AXES , EQN = a – b – 0 – 2 , CIC = 0 – 2 , LCOS =
DIGSIG8 , TRRANGE = 30 ;
8.3.9. Quy định đường đi của các đường kết nối báo hiệu
CRNUC : NUC = VTN1 , EQNIC = a – b – 0 – 1 , EQNOG = 0 – 1 – 0 – 16 ,
TYPE = MUX ;
ACTNUC : NUC = VTN1 ;
8.3.10. Hoạt hoá đường báo hiệu và điểm báo hiệu đích
CONFC7LINK : LSNAM = C7AXE , LCOD = 0 , OST = ACT ;
CONFC7PD : DPC = 4006 , NEIND = NAT0 , OST = ACT ;
Kiểm tra lại xem đường báo hiệu số 7 đã hoạt hoá được chưa
DISPC7LINK : LSNAM = C7AXE ;
kết luận
Qua thời gian nghiên cứu tìm hiểu về hệ thống báo hiệu số 7 và ứng dụng vào
mạng viễn thông Việt Nam nói chung, Bưu điện tỉnh Tuyên Quang nói riêng. Có thể
nói có những ưu điểm :
- độ tin cậy trong quá trình chuyển giao mỗi bản tin báo hiệu.
- Hiệu quả sử dụng kênh báo hiệu cao nhất .
- Có khả năng giao tiếp sử dụng giữa mạng điện thoại với các mạng khác.
- Hệ thống báo hiệu số 7 với những ưu điểm của nó đã cho phép nâng cao tốc độ
truyền dẫn tín hiệu, nâng cao độ tin cậy…điều này đã tạo nên tính đa dạng của
tổng đài số nói chung.
Sử dụng Hệ thống báo hiệu số 7 sẽ tăng khả năng xử lý gọi, tăng khả năng
quản lý dịch vụ và mạng, như: đa dịch vụ, đa phương tiện.
Do vậy, Hệ thống báo hiệu số 7 không những cần thiết cho mạng PSTN, ISDN
mà cả cho mạng thế hệ sau NGN.
tàI liệu tham khảo
1. Th.s. Nguyễn Thị Thanh Kỳ
Ks . Lê Ngọc Giao “ Hệ thống báo hiệu số 7”
2. Ks. Lê Ngọc Giao “ Báo hiệu kênh chung”
3. Yless Black, ISDN & SS7 Architecture for Digital Signalling Network McGraw –
Hill 1992
4. Alcate 1998, SS7
5. Alcate 1998, Telephony Aplication Management
6. Các khuyến nghị
ITU- T (1995) ‘Broadband integrated services digital network (B- ISDN),
Signalling System No 7 B- ISDN User Part.’ Recommendation Q.2761-4
ITU- T (1995) ‘ Broadband – ISDN, Interworking between signalling system No7
Broadband ISDN User Part ( B- ISUP) and Digital Subscriber Signalling System No2
( DSS 2). ’ Recommendation Q.2650
7. Law, B (1998) ‘B- ISDN Signalling Standards.’ BT Technol Journal.
Thuật ngữ viết tắt
ACM Address Complete Message Bản tin hoàn thành địa chỉ
AERM Alignment Error Rate Mornitor Giám sát tỷ lệ lỗi theo đồng chỉnh
ANC Answer Charge Tín hiệu trả lời có tính cước
ANN Answer No Charge Tín hiệu trả lời không tính cước
ANM Answer Message Bản tin trả lời
BA Basic Access Giao diện thuê bao ISDN loại
truy nhập cơ sở
BIB Backward Indicator Bit Bít chỉ thị hướng về
BSN Backward Sequence Number Số thứ tự hướng đi
BLO Blocking message Bản tin khoá
CAS Channel Associated Signalling Báo hiệu liên kết
CBK Clear Back Tín hiệu xoá hướng về
CC Connection Confirm Bản tin xác nhận đấu nối
CCIS Common Channel Inter-office Báo hiệu kênh chung liên đài
CCH Continuity Check Kiểm tra liên tục
CCS Common Channel Signalling Báo hiệu kênh chung
CCI Continuity Check Incoming Khối kiểm tra liên tục kênh vào
CCO Continuity Check Outgoing khối kiểm tra liên tục kênh ra
CK Check Bit Bít kiểm tra
CL Connection Less Không đấu nối
CLF Clear Forward Tín hiệu xoá hướng đi
CO Connection Oriented Đấu nối có hướng
CON Connect Message Bản tin đấu nối
CR Connection Request Bản tin yêu cầu đấu nối
CPM Call Progress Message Bản tin xử lý cuộc gọi
CPC Call Processing Control Điều khiển xử lý cuộc gọi
CPCI CPC Incoming Khối điều khiển xử lý cuộc gọi
vào
CPCO CPC Outgoing Khối điều khiển xử lý cuộc gọi
Ra
CIC Circuit Identification Code Mã nhận dạng kênh
CSC Circuit Supervision Control Điều khiển giám sát kênh
CSL Component Sub-layer Phân lớp thành phần
DN Directory Number Số danh bạ
DNIC Data Network Identification Code Mã nhận dạng mạng số liệu
DPC Destination Point code Mã điểm gốc
DP Destination Point Điểm gốc
DSS1 Digital Subscriber Signalling Hệ thống báo hiệu thuê bao số1
DUP Data User Part Phần người sử dụng số liệu
F Flag Cờ
FAM Forwart Address Message Bản tin địa chỉ hướng đi
FIB Forwart Indication Bit Bít chỉ thị hướng đi
FISU Fill in Signal Unit Đơn vị tín hiệu thay thế
FSN Forwart Sequence Number Các số thứ tự hướng đi
H Heading Code Mã đầu vào (H0, H1)
IAM Initial Address Message Bản tin địa chỉ khởi đầu
IN Intelligent Network Mạng thông minh
ISDN Integrated Services Digital Network Mạng liên kết đa dịch vụ
ISUP ISDN User Part Phần người sử dụng ISDN
ISO Intenational Standart Organization Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế
ISC Integrnated Switching Centrel Trung tâm chuyển mạch quốc tế
IF Interface Giao diện
LI Length Indicator Chỉ thị chiều dài
LSSU Link Status Signal Unit Đơn vị tín hiệu trạng thái đường
LSSU-SIN Normal Alignment Chỉ thị đồng
chỉnh bình thường
LSSU-SIE Emergency Alignment Chỉ thị đồng chỉnh khẩn cấp
LSSU-SIB Status Indication “busy” Chỉ thị bận
LLC Low Layer Compatibility Các khả năng tầng thấp
MAP Mobile Application Part Phần ứng dụng điều chế động
MDSC Message Distribution Control Khối điều khiển phân phối bản tin
MF Multi Frequency Đa tần
MSC Message Sending Control Khối điều khiển gửi bản tin
MSU Message Signal Unit Đơn vị tín hiệu bản tin
MTP Message Transfer Part Phần chuyển tiếp bản tin
NI Networt Identity Nhận dạng mạng
NI Number Incomplete Hoàn thành số
NSP Networt Service Part Phần dịch vụ mạng
OPC Originating Point Code Mã điểm gốc
OSI Open System Interconnection Đấu nối hệ thống mở
OMAP Operation & Maintenance Phần ứng dụng vận hành và bảo
Application Part dưỡng
PDU Protocol Data Unit Đơn vị số liệu giao thức
PSTN Public Switched Telephone Networt Mạng điện thoại chuyển mạch
công cộng
RL Release Bản tin giải phóng
RLC Release Complete Bản tin giải phóng hoàn toàn
RLG Release Guard Tín hiệu giải phóng
SAM Subsequent Address Message Bản tin địa chỉ tiếp theo
SAO Subsequent Address Message Bản tin địa chỉ tiếp theo với con
With 1 Digit số 1
SCCP Signalling Connection Control Part Phần điều khiển đấu nối báo hiệu
SCF Service Control Function Chức năng điều khiển dịch vụ
SDL Signalling Data Link Đường số liệu báo hiệu
SIO Service Information Octet Octet thông tin dịch vụ
SLS Signalling Link Selection Lựa chọn kênh báo hiệu
SL Signalling Link Đường báo hiệu
SPC Signalling Point Code Mã điểm báo hiệu
SPC Store Program Control Tổng đài hoạt động theo chương
trình lưu trữ sẵn
SP Signalling Point Điểm báo hiệu
SSNo.7 Signalling System No.7 Hệ thống báo hiệu số 7
STP Signalling Transfer Point Điểm chuyển tiếp báo hiệu
SU Signal Unit Đơn vị báo hiệu
SUERM Signalling Unit Error Monitor Điều khiển tỷ số lỗi đơn vị báo
hiệu
TC Transaction Capabilities Khả năng giao dịch
TCAP Transaction Capable Phần ứng dụng khả năng giao
Application part dịch
TP Transaction Portion Phần trao đổi
TUP Telephone User Part Phần người sử dụng điện thoại
UD Unit Data Số liệu đơn vị
UP User Part Phần người sử dụng
Mục lục
Nội dung Trang
Lời nói đầu 1
Phần I : nghiên cứu Tổng quan về mạng báo hiệu số 7 2
Chương I : Giới thiệu chung về báo hiệu 2
1.1.Tổng quan về báo hiệu 2
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của các loại báo hiệu . 3
1.2.1. Báo hiệu mạch vòng thuê bao 3
1.2.2. Báo hiệu liên tổng đài 3
1.2.3. Báo hiệu kênh liên kết 3
1.2.4. Báo hiệu kênh chung 4
1.3. Khái quát về hệ thống báo hiệu trong mạng viễn thông 5
1.3.1. Các khái niệm 5
1.3.2 Cấu trúc mạng báo hiệu 5
1.4. Các loại bản tin báo hiệu 8
1.5.Cấu trúc hệ thống báo hiệu số 7 10
1.5.1. Vai trò và vị trí của báo hiệu số 7 trong công nghệ viễn thông hiện đại
10
1.5.2. Cấu trúc chức năng 10
1.5.3. Mô tả các lớp của hệ thống báo hiệu số 7 11
1.6. Mô hình tham khảo OSI 12
1.6.1. Giới thiệu chung 12
1.6.2. Cấu trúc mô hình tham khảo 12
1.7. So sánh CCITTN07 và OSI 14
Chương II: Chuyển giao bản tin MTP 16
2.1.Cấu trúc chức năng của MTP 16
2.1.1. Giới thiệu 16
2.1.2. Cấu trúc mức của chuyển giao bản tin MTP 16
2.2. Chức năng các mức trong MTP 17
2.2.1. Cấu trúc chức năng của MTP, Mức 1 17
2.2.2. Cấu trúc chức năng của MTP, Mức 2 17
2.2.3. Cấu trúc chức năng của MTP, Mức 3 22
Chương III : Phần điều khiển đấu nối báo hiệu SCCP 28
3.1.Giới thiệu 28
3.1.1. Các khuyến nghị của CCITT cho SCCP 28
3.1.2. Cấu trúc chức năng của SCCP 28
3.2. Các dịch vụ của SCCP 29
3.2.1. Dịch vụ không đấu nối 30
3.2.2. Dịch vụ đấu nối có hướng 31
3.3. Bản tin SCCP 31
Chương IV: Phần ứng dụng khả năng giao dịch TCAP
Vận hành, quản lý và bảo dưỡng OMAP
33
4.1. Giới thiệu 33
4.2. Các ứng dụng của TCAP 33
4.3. ứng dụng vận hành quản lý và bảo dưỡng 38
Chương V: Hệ thống báo hiệu trong TUP 40
5.1.Phần người sử dụng trong mạng điện thoại thông thường- TUP 40
5.1.1. Các tín hiệu thoại 40
5.1.2. Cấu trúc bản tin TUP 41
5.1.3. Các thủ tục báo hiệu 42
Chương VI : Báo hiệu số 7 trong ISDN 44
6.1. Giới thiệu chung 44
6.2. Vị trí của ISDN trong hệ thống báo hiệu số 7 45
6.3. Các khả năng ISUP hỗ trợ 46
6.4. Cấu trúc bản tin báo hiệu ISUP 46
6.4.1. Giới thiệu 46
6.4.2. Cấu trúc bản tin 47
6.5. Các thủ tục báo hiệu ISDN 50
6.5.1. Báo hiệu địa chỉ 50
6.5.2. Các thủ tục cơ bản 50
6.5.3. Các phương thức báo hiệu của ISUP 50
6.6. Các bản tin ISUP 53
6.7. Các thông số 54
6.8. Quá trình trao đổi báo hiệu 55
6.9. Hoà hợp giữa ISUP- TUP 56
6.10. Quá trình thiết lập một cuộc gọi bình thường 58
Phần II: hệ thống báo hiệu số 7 trong mạng viễn
Thông việt nam và của bưu điện tỉnh tuyên quang
60
Chương VII: Mạng báo hiệu số 7 của Việt Nam 60
7.1.Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 60
7.1.1. Cấu trúc cơ sở mạng báo hiệu số 7 60
7.1.2. Cấu trúc phân cấp của SS7 62
7.2. SS7 trong mạng viễn thông Việt Nam 64
7.2.1. Đặc điểm cấu trúc mạng báo hiệu hiện tại 64
7.2.2. Kế hoạch đánh số SP 66
7.2.3. Kế hoạch phát triển, hoàn thiện mạng báo hiệu quốc gia 67
7.3.Mở rộng khả năng ứng dụng của hệ thống báo hiệu số 7 69
7.3.1. Dịch vụ mạng trí tuệ phát triển 69
7.3.2. Dịch vụ thông tin cá nhân (PCS) 70
7.3.3. Dịch vụ mạng băng rộng 70
7.3.4. ứng dụng báo hiệu số 7 trong quản lý viễn thông quốc gia 72
Chương VIII: Mạng Báo hiệu số 7 của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang 78
8.1. Cấu hình mạng viễn thông của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang 78
8.2. Cấu trúc mạng báo hiệu số 7 của Bưu điện tỉnh Tuyên Quang 80
8.3. Các bước thao tác lệnh để tạo trung kế báo hiệu số 7 của tổng đài EWSD
với tổng đài Toll AXE Hà Nội
81
Kết luậnlu 84
Tài liệu tham khảo 85
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 11822_9392.pdf