Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm sinh thái học của loài cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) tại khu vực Trung Trung Bộ

PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1.Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn trên thế giới 2.2 Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam 2.3. Tình hình nghiên cứu cây Dừa nước 2.4 Điều kiện tự nhiên vùng ven bờ biển khu vực nghiên cứu 2.4.1. Một số đặc điểm cơ bản khu vực ven biển Trung Trung bộ 2.4.1.1. Địa hình 2.4.1.2. Thuỷ triều 2.4.1.3. Độ mặn 2.4.1.4. Đặc trưng khí hậu 2.4.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực Hạ lưu sông Thu Bồn 2.4.2.1. Thủy triều Bảng 2.1. Số ngày trung bình nhật triều và biên độ triều trong các tháng tại trạm Đà Nẵng 2.4.2.2. Chế độ dòng chảy a- Vào thời kỳ mùa khô Bảng 2.2. Tốc độ dòng chảy tại Cửa Đại vào mùa mưa (tháng 9, 10) và mùa khô (tháng 5)) Bảng 2.3. Số liệu nhiệt, muối thời kỳ mùa khô( tháng 5) theo mặt cắt dọc từ Cửa Đại đến cầu Câu Lâu 2.4.2.4. Chất lượng môi trường nước Bảng 2.4. Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước sông vào mùa khô tại một số các vùng thuộc thị xã Hội An (tháng 5) Bảng 2.5: Hàm lượng một số yếu môi trường nước sông vào mùa khô tại các vùng thuộc Thị xã Hội An (tháng 5) 2.4.2.5. Sự biến đổi và xu thế phát triển bờ khu vực Cửa Đại, Hội An. PHẦN 3 MỤC TIÊU,GIỚI HẠN, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung 3.1.2. Mục tiêu cụ thể 3.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3.3. Nội dung nghiên cứu 3.3.1 Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài 3.3.2 Đặc điểm hình thái cá thể loài và cấu trúc lâm phần Dừa nước 3.3.3 Một số đặc điểm sinh vật học của loài 3.3.4. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của loài và lâm phần; 3.3.5. Tìm hiểu các mặt giá trị của loài và lâm phần 3.3.6 Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung Trung bộ. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa số liệu thứ cấp 3.4.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành 3.4.3 Tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân bố hiện tại của loài trong khu vực nghiên cứu Hình 4.1: Vị trí phân bố loài DN ở tỉnh Quảng Ngãi Hình 4.2. Ranh giới hành chính xã Cẩm Thanh ở hạ lưu sông Thu Bồn và vị trí phân bố của dừa nước. Bảng 4.01: Hiện trạng phân bố DN tại khu vực Trung Trung bộ năm 2010 4.2. Kết quả khảo sát tại khu phân bố chính ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An 4.2.1. Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài Bảng 4.02. Biến động diện tích rừng Dừa nước ở xã Cẩm Thanh theo thời gian Hình 03: Biểu đồ phân bố diện tích rừng Dừa nước theo mục đích sử dụng (từ năm 1999 đến 2010) tại xã Cẩm Thanh 4.2.2. Đặc điểm hình thái cá thể loài và cấu trúc lâm phần Dừa nước 4.2.2.1. Đặc điểm hình thái loài: 4.2.2.2. Hình thái quần thể (1) Dừa nước Nippa fructicans wurmb + Họ Đước Rhizophoraceae (1) Đước đôi Rhizhophora apiculata Bl. (2) Vẹt dù Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk Ô rô (Acanthus ilicifolius L.) b. Đặc điểm về cấu trúc tuổi của các lâm phần c. Các đặc trưng về mật độ, mạng hình phân bố và không gian dinh dưỡng của cá thể/ bụi/ khóm. 4.2.3. Một số đặc điểm sinh vật học của loài 4.2.3.1. Đặc điểm tái sinh 4.2.3.2. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá thể và quần thể 4.2.3.3. Đặc điểm vật hậu học 4.2.4. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của loài và lâm phần 4.2.4.1. Các yếu tố khí hậu 4.2.4.2. Các yếu tố thổ nhưỡng 4.2.4.3. Chế độ thủy triều và độ triều 4.2.4.4. Độ mặn và sự biến thiên độ mặn theo mùa. Bảng 4.03. Độ mặn ở một số điểm khảo sát 4.2.4.5. Các yếu tố sinh vật c. Nhóm sinh vật hỗ trợ Nhóm sinh vật gây hại e. Yếu tố con người 4.2.5. Tìm hiểu các mặt giá trị của loài và lâm phần ã Giá trị sử dụng và kinh tế - xã hội Hình 4.13. Vai trò môi trường của rừng Dừa nước đối với các rạn san hô ở Cù Lao Chàm 4.3. Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung trung bộ. 4.3.1 Định hướng chung về cơ chế chính sách đối với hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung trung bộ 4.3.2. Cơ chế chính sách và giải pháp cụ thể PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

doc53 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 5840 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm sinh thái học của loài cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) tại khu vực Trung Trung Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Rừng ngập mặn giữ một vai trò rất to lớn trong việc đảm bảo các chức năng tổng hợp cho sự phát triển bền vững vùng ven bờ biển của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Các chức năng chính của RNM thể hiện qua các mặt chủ yếu sau đây (1)- phòng hộ, phòng chống thiên tai, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu; (2)- bảo tồn đa dạng sinh học biển; (3)- phát triển kinh tế xã hội; (4)- đảm bảo an ninh, quốc phòng. Do nhiều nguyên nhân khác nhau (chiến tranh, phát triển kinh tế, khai thác bất hợp lý, thiên tai...) mà Rừng ngập mặn ở nước ta bị suy giảm nhanh chóng về cả số lượng và chất lượng trên phạm vi toàn quốc. Tại nhiều địa phương, nhiều cánh rừng ngập mặn cùng nhiều loài cây và các nguồn tài nguyên khác đi kèm đang đứng trước nguy cơ bị xóa sổ hoàn toàn. Những tổn thất về tài nguyên và môi trường vùng ven bờ ngày càng thấy rõ. Đặc biệt là trong bối cảnh sự biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn ra nhanh chóng trên quy mô toàn cầu, trong khi Việt Nam được dự báo là một trong 5 quốc gia trên thế giới sẽ hứng chịu hậu quả nặng nề nhất do thảm họa này gây ra với những tác nhân được cho là chủ yếu đến từ phía biển. Cũng theo các chuyên gia về môi trường, Rừng ngập mặn đóng một vai trò tích cực trong việc góp phần giảm thiểu BĐKH cũng như những thiệt hại do BĐKH có thể gây ra, đồng thời tạo ra điều kiện tốt cho việc thích ứng với xu thế khó có thể đảo ngược này. Đứng trước tình hình đó, nhiệm vụ bảo tồn, phục hồi và phát triển hệ thống Rừng ngập mặn ở nước ta hiện nay là việc làm cần thiết và cấp bách hơn bao giờ hết. Nhiều chương trình, dự án của Chính phủ với sự tài trợ của của các tổ chức quốc tế đã và đang đầu tư cho hoạt động thiết thực này. Tuy nhiên, việc phục hồi và phát triển Rừng ngập mặn hiện nay cũng đang đứng trước không ít khó khăn, thách thức về nhiều mặt, trong đó có khía cạnh kỹ thuật lâm sinh. Đó là việc chọn loài cây trồng, nguồn giống, điều kiện gây trồng và các tiêu chuẩn kỹ thuật khác cần phải được xác định trên cơ sở thực nghiệm và sự hiểu biết về đặc điểm sinh vật học và sinh thái học của từng loài. Việc đa dạng hóa loài cây trồng trong hệ thống Rừng ngập mặn cũng là một yêu cầu bắt buộc mà hướng đi là bên cạnh ưu tiên các loài cây địa phương thì việc du nhập, di thực các loài cây mới có tiềm năng cho từng vùng, miền là thực sự cần thiết. Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) là một trong số rất ít các loài cây thuộc họ Cau dừa - Arecaceae sinh sống trong vùng đất ngập nước ven biển và quần tụ thành rừng. Đây là một loài cây đa tác dụng, trong đó tác dụng phòng hộ là nổi bật nhất. Ngoài tác dụng phòng hộ như chắn sóng, chắn gió, bảo vệ bờ đất, cố định khí phát thải, rừng Dừa nước còn là nơi cư trú và sinh sống của các loài sinh vật thủy sinh, các loài chim nước và nhiều loài động vật có giá trị khác. Dừa nước còn có nhiều giá trị sử dụng khác như: thực phẩm, vật liệu xây dựng, nguyên liệu sản xuất hàng thủ công, mỹ nghệ có giá trị kinh tế và thân thiện với môi trường, làm thức ăn gia súc, nguồn mật nuôi ong đồng thời mang lại nguồn lợi thủy sản lớn và tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động vùng ven bờ vốn thường thiếu đất canh tác. Khu vực Trung Trung bộ, là nơi luôn hứng chịu thiên tai nhiều ở mức hàng đầu nước ta. Diện tích đất ngập nước, đặc biệt là nước mặn và nước lợ ở đây khá lớn nhưng diện tích có rừng che phủ lại rất thấp và phân tán. Tuy vậy trong khu vực này vẫn tồn tại một số điểm phân bố của loài cây Dừa nước là loài cây có tiềm năng phát triển mạnh trên các vùng đất ngập nước có ảnh hưởng của thủy triều và độ nhiễm mặn của biển. Cá biệt có những địa phương thuộc thành phố Hội An (Quảng Nam) diện tích rừng Dừa nước vẫn còn hàng chục đến hàng trăm hecta. Đây là cơ hội tốt cho việc bảo tồn và mở rộng diện tích gây trồng loài cây đa tác dụng này trên các vùng phân bố tự nhiên của loài và cả trên những vùng đất ngập nước khác có điều kiện sinh thái phù hợp trong khu vực. Để góp phần bảo tồn và phát triển loài cây Dừa nước một cách khoa học và bền vững trong vùng, chúng tôi thực hiện đề tài: "Nghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm sinh thái học của loài cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) tại khu vực Trung Trung bộ". PHẦN 2 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 2.1.Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn trên thế giới Rừng ngập mặn (RNM) phân bố chủ yếu ở vùng xích đạo và nhiệt đới hai bán cầu. Tuy nhiên, một số loài có thể mở rộng khu phân bố lên phía Bắc tới Bermuda và Nhật Bản như Trang (Kandelia candel), Vẹt (Bruguiera gymnophirra), Đâng (Rhizophora stylosa), Cóc vàng (Lumnitzera racemosa).... Theo đánh giá của Hutchings và Seanger (1987) thì diện tích rừng ngập mặn trên thế giới là 15.429.000 ha, trong đó 6.246.000 ha nằm ở vùng Châu Á nhiệt đới và Châu Đại dương, 5.781.000 ha nằm ở vùng Châu Mỹ nhiệt đới và 3.402.000 ha thuộc Châu Phi. Đến năm 1997, Spading và cộng sự tính toán trên ảnh vệ tinh và các số liệu thu thập được đã xác định diện tích RNM trên thế giới là 181.000 km2, trong đó mô tả được 80 loài thực vật (59 loài ngập mặn chính thức, 21 loài gia nhập RNM) Việc nghiên cứu RNM trên thế giới đã có từ lâu. Trong những năm gần đây cùng với hiện tượng biến đổi khí hậu, dâng cao mực nước biển, các nghiên cứu về RNM đang được đẩy mạnh để tăng cường khả năng thích ứng với khí hậu và bảo vệ cuộc sống của cộng đồng người dân ven biển. Ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu về RNM. Một số nghiên cứu về sinh thái, vai trò của RNM như đề tài của Nedwel (1974) tại Figi cho thấy cây ngập mặn có thể hút một phần chất dinh dưỡng từ chất thải, xây dựng hồ trồng cây ngập mặn để lọc chất thải. Poor và cộng sự (1978) nghiên cứu tác động của kim loại nặng, nhiệt độ, rác thải đối với RNM. Wash và cộng sự (1984) đã nghiên cứu khả năng sinh trưởng của cây con Avicenvia alba, Rhizophora mucronato và R. mangle. Jeyasseclan (1998) đã điều tra, nghiên cứu, mô tả đặc điểm sinh học, sinh thái, phân bố địa lý của các loài cá đẻ trứng trong RNM của Châu Á. Công trình nghiên cứu về phục hồi, quản lý RNM của Haminton và Snedaker (1984) đã đưa ra các khuyến cáo khi xây dựng các phương án quản lý, sử dụng và phát triển RNM phải lưu ý các điểm như: - Quản lý trên cơ sở bền vững. - Không làm ảnh hưởng xấu đến các yếu tố môi trường và gây hại đến hệ sinh thái RNM. - Bảo vệ, tránh các tác động suy thoái đến RNM. - Tăng cường phát triển và phục hồi rừng tại các nơi mất rừng, chưa có rừng. Unesco (1979) và Fao (1993) đã khuyến cáo các quốc gia có rừng và đất RNM vùng Châu Á - Thái Bình Dương cần phải có biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ hệ sinh thái này, một trong những vấn đề cơ bản là: "xây dựng các phương án, quy hoạch, sử dụng và phát triển rừng và đất RNM một cách hợp lý nhắm đến mục tiêu phát triển bền vững". Chương trình RNM Châu Á - Thái Bình Dương UNDP, UNESCO, RAS/79/2002 đã đưa ra các hướng dẫn quy hoạch, sử dụng các nguồn tài nguyên RNM bền vững theo các hướng: - Những diện tích RNM, đặc biệt là các vùng nghèo kiệt suy thoái thì nghiên cứu trồng RNM trên căn bản sự thích nghi về sinh thái và hiệu quả kinh tế. - RNM là hệ thống mở có liên quan đến hệ thống khác. Để quản lý RNM có hiệu quả thì phải gắn chúng với các vấn đề quản lý các vùng đất ngập triều kế cận và các vùng nước cửa sông. - Quản lý RNM phải tùy theo điều kiện sinh thái từng vùng. Khu vực Đông Nam Á có diện tích RNM lớn nhất là Malaysia, Thái Lan, Việt Nam. Việc nghiên cứu các RNM ở đây đang được chính phủ, các nhà khoa học quan tâm. Các nghiên cứu chỉ ra hình thức quản lý dựa vào cộng đồng là có hiệu quả trong phục hồi và bảo vệ RNM. Mô hình quản lý RNM của Philippin trong dự án bảo tồn RNM Buswang 1990 đã đạt được kết quả to lớn trong việc phục hồi RNM dựa vào cộng đồng. Người dân được giao đất sử dụng, tham gia tích cực vào trồng, bảo vệ RNM và được hưởng lợi do sự phát triển RNM mang lại . Thái Lan cũng đã xây dựng thành công mô hình quản lí RNM dựa vào cộng đồng tại 4 xã, đến nay đã nhân rộng ra tại 30 xã. Tổ chức phi chính phủ Yad Yon hỗ trợ, giúp đỡ, gần gũi với người dân, tạo điều kiện người dân địa phương tham gia trực tiếp vào quyết định quản lí tài nguyên RNM. Có được sự thành công trên là do phát huy được vai trò của cộng đồng và cơ chế trao quyền, cùng chia sẻ lợi ích cho cộng đồng địa phương. 2.2 Tình hình nghiên cứu rừng ngập mặn ở Việt Nam Theo bảng phân loại ĐNN của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN-1990), đất ngập nước Việt Nam có thể chia làm 3 hệ lớn đó là đất ngập nước ven biển, đất ngập nước nội địa và đất ngập nước nhân tạo, bao gồm 12 phụ hệ: Biển, cửa sông, đầm phá, hồ nước mặn ven biển, sông, hồ, đầm lầy, vùng nuôi trồng thuỷ sản, đất nông nghiệp, nơi khai thác muối, đất đô thị, đất công nghiệp. Các vùng ĐNN trên phân bố ở tất cả các vùng địa lý (Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc, đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ) và ở các địa hình khác nhau (miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển). Theo Phan Nguyên Hồng và Hoàng Thị Sản (1983), Phạm Hoàng Hộ (1991, 1993) xác định khu vực Nam bộ có 100 loài phong phú hơn miền Trung (69 loài) và ven biển Bắc bộ (52 loài). Phan Nguyên Hồng cũng đã phân chia RNM nước ta thành: - Vùng 1: Từ Mũi Ngọc đến Đồ Sơn có 16 loài cây ngập mặn. - Vùng 2: Từ Đồ Sơn đến Lạch Tường có 13 loài cây ngập mặn. - Vùng 3: Từ Lạch Tường đến Vũng Tàu có 28 loài cây ngập mặn. - Vùng 4: Từ Vũng Tàu đến Hà Tiên có 34 loài cây ngập mặn. Đây là khu vực RNM phát triển nhất nước. Từ lâu, việc nghiên cứu RNM ở nước ta đã được quan tâm và ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu. Các nghiên cứu tập trung vào các hướng như: (1) - đánh giá hiện trạng, trồng thử nghiệm phục hồi các loài cây ngập mặn, (2) - các nghiên cứu về vai trò, đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu tạo giải phẩu các loài, và (3) - nghiên cứu và đề xuất các giải pháp quản lý RNM. Đề tài nghiên cứu trồng thử nghiệm phục hồi các loài cây ngập mặn được thực hiện ở nhiều nơi như Hà Tĩnh, Nghệ An, Cần Giờ, Nam Định, Cà Mau,... nhằm góp phần phục hồi và phát triển hệ sinh thái RNM, nâng cao đời sống cho cộng đồng cư dân ven biển. Việc trồng phục hồi RNM thành công nhất là ở Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh). Với sự quan tâm của chính quyền và sự đồng thuận của người dân, hàng ngàn ha RNM được phục hồi và nay đã trở thành khu dự trữ sinh quyển của thế giới. Phan Nguyên Hồng (1991), Nguyễn Mỹ Hằng (1996) đã theo dõi sự sinh trưởng của một số loài thuộc họ Đước như: Đước, Đay, Vẹt trụ, Vẹt tách, Dà vôi, Dà quýnh chuyển từ Cần Giờ ra trồng thí nghiệm ở Thạch Hà - Hà Tĩnh. Kết quả là trồng không thành công, cây con bị héo ngọn chết dần do thời tiết mùa đông lạnh. Nguyễn Khoa Lân (2004), nghiên cứu trồng thử nghiệm cây ngập mặn ở Rú Chá (Hương Phong, Hương Trà, Thừa Thiên Huế). Những năm gần đây các nghiên cứu đi sâu vào vai trò, đặc điểm sinh học, sinh thái, cấu tạo giải phẩu ngày càng nhiều. Lê Thị Trễ (1995), nghiên cứu chu trình sinh sản của cây Đước vòi. Viên Ngọc Nam (1998), tìm hiểu sự sinh trưởng và ra chồi của cây Đưng. Đinh Thanh Giang, Ngô Đình Quế (2008), nghiên cứu đặc điểm đất dưới RNM và mô hình lâm ngư kết hợp vùng ven biển Thái Thụy - Thái Bình. Vũ Tấn Phương, Trần Thị Thu Hà (2008), nghiên cứu giá trị phòng hộ đê biển của RNM Xuân Thủy, Giao Thủy, Nam Định. Phan Nguyên Hồng, Lê Xuân Tuấn (2008), RNM và khả năng ứng phó với mực nước biển dâng cao tại Thái Thụy - Thái Bình. Việc trồng phục hồi và các nghiên cứu cơ bản về RNM đã được thực hiện nhiều nơi, đã đạt được một số kết quả thành công ban đầu. Tuy nhiên việc quản lý RNM như thế nào sau khi trồng phục hồi thì vẫn chưa nhận được sự quan tâm đáng kể. Ngày nay, các nghiên cứu hiện trạng và đề xuất các giải pháp quản lý RNM đã thu hút được sự quan tâm các nhà khoa học. Đề tài bảo tồn và phát triển RNM Rú Chá dựa vào cộng đồng do quỹ Môi trường Thụy Điển (SIDA) tài trợ cũng đạt được một số kết quả trong việc phục hồi RNM dựa vào cộng đồng. Phan Nguyên Hồng, Vũ Thục Hiền cũng đưa ra các giải pháp quản lí hệ sinh thái RNM để bảo vệ và khai thác nguồn lợi hải sản. Hội Đánh giá tác động môi trường Việt Nam (2008), với đề tài quy hoạch môi trường Thành phố Hải Phòng và định hướng bảo tồn, phát triển tài nguyên vùng ngập mặn ven biển đã đề xuất các biện pháp bảo tồn và phát triển tài nguyên sinh vật của vùng sinh thái RNM . 2.3. Tình hình nghiên cứu cây Dừa nước Dừa nước (DN) phân bố rộng rãi trong RNM các nước châu Á, và bờ biển Đông châu Phi. Người dân ở Bangladesh trồng dừa nước thành ruộng để dùng cho nhu cầu làm nhà. DN phát triển ở các vùng nước ngọt và nước biển nơi có tác động của thuỷ triều. Nhiều dân tộc biết khai thác đa dạng các sản phẩm từ DN như chế tạo đường từ dịch chiết của buồng DN. Đây là công nghệ rất lý thú ở vùng quê của Dawei Township (Thái Lan). Trong tiến trình chế tạo đường từ DN, trước tiên là cuống buồng DN sẽ được cắt, sau đó dùng ống tre hứng phía dưới cuống buồng quả qua 1 đêm để lấy nước nhựa từ cuống chảy ra. Sáng hôm sau ống tre sẽ đầy nước dừa và được thu hoạch. Nước quả này sẽ được lọc rồi đun sôi trong chảo rộng. Khi sôi sẽ được vớt bọt để làm nước đường sạch hơn. Sau khi đun sôi 3 giờ, nước quả này sẽ keo lại, để nguội và thu được đường từ DN. Cuối cùng các ống tre sẽ được rửa sạch và được xông khói để dùng cho việc thu thập nước quả DN vào ngày mai, và cứ lặp lại như vậy. Khu vực Trung Trung bộ bao gồm các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình (bao gồm các tỉnh Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình) với diện tích tự nhiên là 34650,5 Km2 và dân số là 5.674.200 người (Theo tập Bản đồ hành chính Việt Nam, NXB Bản đồ). Khu vực này có sự phân bố rải rác của loài cây DN cụ thể ở Quảng Ngãi, Quảng Nam. Đặc biệt, Hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam, một vùng đất ngập nước không thể tách rời với phố cổ Hội An. Nơi đây dòng sông Thu Bồn phẳng lặng, hiền hoà bao bọc các làng quê xanh. Trong đó, Cẩm Thanh là một xã ở phía Đông Nam thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Diện tích tự nhiên của xã hiện có 895,43 ha với số dân là 6708 người. Cẩm Thanh là một xã có địa hình và địa mạo rất phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống sông rạch chằng chịt, diện tích sông rạch chiếm 38,94% diện tích tự nhiên của xã. Thực vật phát triển mạnh nhất là cây dừa nước, tạo nên hệ sinh thái rừng dừa nước ngập mặn rất phong phú. Hệ sinh thái rừng dừa nước ở xã Cẩm Thanh đóng vai trò rất quan trọng trong việc: (1)- Điều hoà khí hậu, chống xói lở, gia tăng, kết chặt trầm tích và hoạt động như một máy lọc sinh học, nâng cao chất lượng, duy trì cân bằng sinh thái cho môi trường, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động du lịch sinh thái, và đặc biệt góp phần rất lớn trong việc chắn lọc phù sa, chất thải bảo vệ vùng biển Cù Lao Chàm, nơi đang là Khu dự trữ sinh quyển thế giới; (2)- Lá và mùn bã hữu cơ do chúng tạo ra là nguồn thức ăn không thể thiếu cho các loài hải sản; (3)- Là nơi có sự đa dạng sinh học rất cao, là nơi cư trú, sinh sống của nhiều loài động vật biển có giá trị, nhất là các loài tôm, cua, ghẹ và động vật thân mềm. Các nghiên cứu riêng về dừa nước ở Việt Nam hiện vẫn còn rất ít. Trần Văn Ba (1993), đã nghiên cứu "một số đặc điểm sinh học dừa nước ở Việt Nam". Trần Xuân Hiệp (2007) thực hiện đề tài "trồng dừa nước - giải pháp kĩ thuật sinh thái bảo vệ nền đường ven kênh rạch và môi trường bền vững". Trần Thị Thu Hà, Nguyễn Xuân Vỹ, Lê Thị Thu Thảo với đề tài "quản lý rừng dừa nước và hỗ trợ sinh kế thay thế cho cộng đồng dân cư xã Châu Thành, Trà Vinh". Nhóm tác giả đã đánh giá giá trị trực tiếp (sản phẩm từ lá, quả dừa nước, thân cây), và giá trị gián tiếp (chống xói mòn, kiểm soát lũ lụt, hỗ trợ nghề cá) của rừng dừa nước. Ngoài ra, các tác giả cũng hướng dẫn quy trình sản xuất đường và rượu từ dừa nước để tăng thu nhập cho người dân. Nghiên cứu của Nguyễn Hữu Đại (Viện Hải dương học, 2006) đánh giá tài nguyên đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn và đề xuất giải pháp bảo vệ, phục hồi. Tác giả đã nghiên cứu vùng đất ngập nước (RNM, thảm cỏ biển) tại Hội An và một số địa phương lân cận như Duy Xuyên, Điện Bàn. Tại Hội An, đã xác định RNM ở Hội An chủ yếu là cây DN, ngoài ra cũng đã phát hiện ở vùng Cửa Đại một số loài cây ngập mặn khác như Đước đôi (Rhizhophora apiculata Bl.), Vẹt dù (Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk.) hay Ráng Đại (Acrostichum aureum L). Tác giả cũng đề xuất giải pháp xây dựng khu bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh và gắn kết công tác quản lý vùng đất ngập nước hạ lưu sông Thu Bồn với khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm. Luận văn cao học của Bùi Thị Thy (AIT, Thái Lan) đã nghiên cứu các tác động tích lũy lên hạ lưu sông Thu Bồn, bằng phương pháp PRA, tác giả đã xếp hạng các tác động như sau: thủy điện, nuôi trồng thủy sản, đánh bắt quá mức, khai thác mỏ, khai thác dừa nước quá mức, xây dựng cầu. Chương trình Liên minh đất ngập nước 2009 - 2011 (Sở Tài nguyên và Môi trường Quảng Nam - WAP) đã xây dựng mô hình đồng quản lý nghề cá trong vùng đất ngập nước, các hoạt động khai thác du lịch sinh thái và trồng phục hồi dừa nước. Chương trình trồng phục hồi dừa nước chưa thành công do chọn thời gian và địa điểm không thích hợp. Hiện tại, đang tồn tại không ít khó khăn trong công tác bảo tồn và tái tạo lại rừng dừa ở xã Cẩm Thanh nói riêng và hạ lưu sông Thu Bồn nói chung. Những người dân sống dựa vào rừng dừa nước chủ yếu là những hộ sống bằng nghề làm mái và tường nhà bằng dừa nước và đặc biệt là những hộ phá rừng dừa để chuyển đổi đất rừng thành diện tích nuôi trồng thuỷ sản. Bởi vậy, cần phải có sự nghiên cứu chi tiết hơn trong hiện trạng phân bố cũng như các nhân tố sinh thái học của loài tại khu vực phân bố nhằm góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn và phát triển loài. 2.4 Điều kiện tự nhiên vùng ven bờ biển khu vực nghiên cứu 2.4.1. Một số đặc điểm cơ bản khu vực ven biển Trung Trung bộ 2.4.1.1. Địa hình Đặc điểm nổi bật nhất của địa hình bờ biển là đường bờ thẳng kéo dài với các cồn cát cao chạy sát dọc bờ. Bãi biển dốc, hẹp, chỉ rộng vài chục đến vài trăm mét. Các mũi nhô (mũi Ròn, mũi Độc, mũi Lai, mũi Chân Mây) đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển địa hình bờ. Từ mũi Ròn đến Đồng Hới, các cồn cát rộng 4-5km, cao trung bình 15-20m; Từ Đồng Hới đến Vĩnh Linh, cồn cát cao hơn, trung bình 30-40m, có chỗ cao 70-80m, càng vào phía Nam cồn cát càng thấp dần. Hệ thống sông ngòi ở đây ngắn và dốc, lượng phù sa ít và phải chảy ngoằn ngoèo qua các cồn cát trước khi đổ ra biển. Điểm đặc biệt là trong khu vực còn có một hệ thống đất ngập nước ven biển có diện tích rất lớn thuộc vùng các cửa sông và các đầm phá. Trong đó có hệ thống đầm Cầu Hai và phá Tam Giang (Thừa Thiên Huế) có diện tích được xem là lớn nhất khu vực Đông Nam Á. 2.4.1.2. Thuỷ triều: Phần Bắc Quảng Bình, ven bờ có chế độ nhật triều không đều, độ lớn của triều trung bình 1,2-1,5m. Từ Nam Quảng Bình đến cửa Thuận An là bán nhật triều không đều, độ lớn của triều thấp nhất trên toàn dải bờ biển Việt Nam: 0,4-0,5m. Vào phía Nam chế độ triều chuyển sang bán nhật triều không đều, độ lớn trung bình kỳ nước cường 0,8m. 2.4.1.3. Độ mặn: Do sông ngắn, lưu lượng kém nên độ mặn ven bờ thường cao (300/00). Ở các cửa sông độ mặn mùa khô (24-250/00), mùa mưa (11-180/00).Trong các đầm phá, độ mặn về mùa mưa xuống rất thấp (1-50/00) do hứng nước của các sông đổ ra biển. Dưới tác động của các loại gió mùa, ở tiểu vùng này cát di động mạnh, một phần được chuyển đến cửa sông làm cho cửa sông bị thu hẹp lại; đặc biệt là các cửa sông thuộc tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, độ dốc sông ở gần biển thấp cho nên mặc dù biên độ triều thấp, nhưng tốc độ dòng triều khá lớn, khi triều cường là 90cm/s, tốc độ triều xuống chậm 70cm/s hoặc thấp hơn. Do đó nước mặn được giữ lâu trong vùng cửa sông, nhất là về mùa khô. Nước mặn chảy vào ngòi, lạch tới các khu trồng trọt trong đồng ruộng đã kéo theo cây ngập mặn đến sinh sống ở các bờ ruộng như Cảnh Dương, Quảng Tùng, Quảng Kim, Quảng Phúc (Quảng Trạch, Quảng Bình),… 2.4.1.4. Đặc trưng khí hậu - Chế độ nhiệt lượng tương đối cao, nhiệt độ trung bình năm ở Cửa Tùng là 28,20C, nhiệt độ thấp nhất 8-100C, còn nhiệt độ nước biển thấp nhất là 16-16,40C. Tuy nhiên tiểu khu này có tổng lượng bức xạ lớn 110,544 kcalo/cm3/năm và lượng bốc hơi cao do ảnh hưởng của gió Lào. - Ngoài ra, tiểu vùng còn chịu tác động mạnh của gió mùa và bão, tốc độ gió trung bình các tháng ở cửa Tùng là 2,4-3,6m/s, tốc độ gió mạnh nhất là 25-40m/s. Mùa đông, gió mùa Đông Bắc đã đưa cát di chuyển, lấp đồng ruộng, làng mạc và một phần các bãi lầy, một số cửa sông cũng bị thu hẹp. Về mùa hè, gió Tây Nam (gió Lào) khô nóng với tốc độ cao 10m/s tác động mạnh đến sự sinh trưởng của thực vật vì gây ra nhiệt độ cao (38-400C). - Bão ảnh hưởng lớn, thường có tới 30 ngày/năm, có đợt kéo dài 8-10 ngày. Do bão và gió mùa đông bắc gây ra sóng lớn, bờ biển dốc, bãi triều ven biển hẹp, nên không có RNM phân bố phía ngoài cửa sông. Thảm thực vật ngập mặn xuất hiện trên các bãi triều ở trong các cửa sông. 2.4.2. Đặc điểm tự nhiên khu vực Hạ lưu sông Thu Bồn Vùng nghiên cứu là vùng hợp lưu của hạ lưu sông Thu Bồn với các sông Trường Giang và sông Túy Loan, thuộc thị xã Hội An, tỉnh Quảng Nam, nằm trong vùng chịu ảnh hưởng rõ rệt của chế gió mùa Đông Bắc và Tây Nam. Hàng năm thường chịu ảnh hưởng từ 2-3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới và cũng khoảng từng đó đợt lũ lụt. Do ảnh hưởng của các yếu tố điều kiện tự nhiên đã tạo cho vùng có các loại hình ĐNN đặc thù so với các vùng khác trong dải ven biển miền Trung. 2.4.2.1. Thủy triều Thủy triều là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới sự phân bố và phát triển của các loài thực vật ngập mặn. Trong phạm vi vùng nghiên cứu, thủy triều thuộc chế độ bán nhật triều không đều, biên độ dao động từ 0,8 - 1,2m. Biên độ triều thấp rất thuận tiện cho việc di trồng các loài cây ngập mặn. Trung bình mỗi tháng có 3 ngày chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều (tháng nhiều nhất có 8 ngày, tháng ít nhất chỉ có 1 ngày), thời gian còn lại trong tháng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều (Bảng 2.1). Do ảnh hưởng của chế độ thủy triều phức tạp (giữa thời gian nhật triều và bán nhật là thời gian chuyển chế độ triều), thời gian triều lên và triều xuống cũng biến đổi phức tạp theo. Trong những ngày nhật triều, thời gian triều lên kéo dài tới 18 giờ, ngắn nhất là 12 giờ, trung bình là 13,3 giờ. Thời gian triều xuống dài nhất là 15 giờ, ngắn nhất là 9 giờ, trung bình là 11,5 giờ. Trong những ngày bán nhật triều, thời gian triều lên dài nhất là 9 giờ, ngắn nhất là 2 giờ. Thời gian triều xuống dài nhất là 9 giờ, ngắn nhất là 2 giờ. Bảng 2.1. Số ngày trung bình nhật triều và biên độ triều trong các tháng tại trạm Đà Nẵng Đặc trưng thủy triều  Tháng  TB năm    I  II  III  IV  V  VI  VII  VIII  IX  X  XI  XII    Số ngày nhật triều  3,2  3,2  3,0  2,5  2,8  2,8  3,4  2,6  3,1  3,8  4,1  3,0  37,5   Biên độ triều TB (cm)  48  48  47  48  49  48  49  49  48  46  42  45  47,25   Biên độ triều cao nhất (cm)  112  98  82  86  106  113  109  101  94  91  99  113  101   (Nguồn: Đài Khí tượng Thủy văn Trung Trung Bộ) 2.4.2.2. Chế độ dòng chảy a- Vào thời kỳ mùa khô Kết quả đo đạc tại trạm liên tục 1 ngày/đêm tại vùng Cửa Đại (có toạ độ là 108023’31”, độ sâu 9.0 m) cho thấy, tốc độ dòng chảy trong một chu kỳ triều có sự thay đổi rất phức tạp theo tầng (các tầng đo là 0.2 H, 0.6 H và 0.8 H- tầng chuẩn thuỷ văn). Ở tầng 0.2 H, tốc độ dòng chảy dao động trong khoảng 0.00 - 0.24m/s, trung bình 0.10m/s; Ở tầng 0.6 H là 0.00 - 0.23m/s, trung bình 0.08m/s; Ở tầng 0.8 H là 0.03 - 0.20m/s, trung bình 0.08m/s. Tốc độ dòng chảy chủ yếu do dòng triều, lớn nhất (0.24m/s) là vào thời gian triều lên và thấp nhất vào thời gian triều dừng (lúc chuyển triều). b- Vào thời kỳ mùa mưa. Tốc độ dòng chảy tầng 0.2 H, dao động trong khoảng 6.4 - 42.9m/s, trung bình 21.24m/s; Ở tầng 0.6 H, là 12.2 - 45.4m/s, trung bình 29.06m/s; Ở tầng 0.8 H, là 1.9 - 35.4m/s, trung bình 23.64m/s. Lưu lượng nước sông chảy ra biển biến đổi theo hai mùa rất khác nhau, tập trung chủ yếu vào mùa mưa (trung bình max 680m/s), mùa khô rất thấp (32m/s). Bảng 2.2. Tốc độ dòng chảy tại Cửa Đại vào mùa mưa (tháng 9, 10) và mùa khô (tháng 5) Các tầng đo  Tốc độ dòng chảy(m/s) Mùa mưa  Tốc độ dòng chảy(m/s) Mùa khô   0,2H  6,4 - 42,9 TB: 21,24  0,00 - 0,24 TB: 0,10   0,6H  12,2 - 45,4 TB: 29,06  0,00 - 0,23 TB : 0,08   0,8H  1,9 - 35,4 TB: 23,64  0,03 - 0,20 TB: 0,08   (Nguồn: Đề tài KHCN 06-08) 2.4.2.3. Độ mặn và nhiệt độ Độ mặn cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới sự phân bố và phát triển của các loài cây ngập mặn và trong nuôi trồng các loài thủy sinh vật. Trong phạm vi khu vực nghiên, để đánh giá khả năng truyền mặn vào thời kỳ mùa khô, đã tiến hành khảo sát đo đạc theo mặt cắt dọc từ cửa Đại lên đến cầu Câu Lâu (Bảng 2.3). Bảng 2.3. Số liệu nhiệt, muối thời kỳ mùa khô( tháng 5) theo mặt cắt dọc từ Cửa Đại đến cầu Câu Lâu TT  Toạ độ địa lý  Độ sâu (m)  Nhiệt độ nước tầng mặt( 0C)  Độ mặn tầng mặt (0/00)    Kinh độ  Vĩ độ      1  108o23'45,72"  15o52'31,68"  8,50  27,77  11,48   2  108o23'34,08"  15o52'27,00"  9,50  27,88  11,35   3  108o23'22,14"  15o52'20,7"  9,00  28,10  10,24   4  108o23'7,62"  15o52'14,52"  8,00  28,29  10,27   5  108o22'28,98"  15o51'59,64"  8,00  27,87  9,92   6  108o22'35,94"  15o51'47,7"  13,50  27,94  8,26   7  108o22'13,62"  15o51'42,24"  4,50  28,64  9,69   8  108o22'13,62"  15o51'42,24"  8,00  28,88  8,05   9  108o21'30,42"  15o51'34,5"  6,00  29,12  6,09   10  108o20'54,48"  15o51'34,5"  3,00  29,52  1,47   11  108019’46,68”  15o52'6,54"  4,00  29,59  0,36   (Nguồn: Đề tài KHCN 06-08) 2.4.2.4. Chất lượng môi trường nước Bảng 2.4. Hàm lượng một số kim loại nặng trong nước sông vào mùa khô tại một số các vùng thuộc thị xã Hội An (tháng 5) Vị trí thu mẫu  Toạ độ địa lý  Hàm lượng (µg/l)    Kinh độ  Vĩ độ  Zn  Cu  Pb   Cẩm Hà 01  108021’07,91”  15o 53' 59,95''  6,8  0,8  0,2   Cầm Hà 02  108020’24,56”  15053’52,50”  5,0  1,6  0,4   Cẩm Thanh 05  108022’37,23”  15052’53,36”  7,3  0,9  0,3   Cẩm An 03  108021’49,75”  15053’41,91”  5,2  0,6  0,2   (Nguồn: Đề tài "Hiện trạng môi trường các khu vực nuôi tôm sú tại Hội An và Núi Thành) Bảng 2.5: Hàm lượng một số yếu môi trường nước sông vào mùa khô tại các vùng thuộc Thị xã Hội An (tháng 5) Vị trí thu mẫu  Toạ độ địa lý  Hàm lượng(µg/l)    Kinh độ  Vĩ độ  SiO2-Si  PO4-P  NH4-N  NO2-N  NO3-N   Cẩm Hà 01  108021’07,91”  15053’59,95”  16,64  12,78  10,70  0,73  5,28   Cẩm Hà 02  108020’24,56”  15053’52,50”  21,21  19,18  12,60  0,34  48,62   Cẩm thanh 05  108022’37,23”  15052’53,36”  27,85  9,59  15,56  0,70  11,33   Cẩm An 03  108021’49,75”  15053’41,91”  17,74  12,79  16,50  1,40  49,49   (Nguồn: Đề tài "Hiện trạng môi trường các khu vực nuôi tôm sú tại Hội An và Núi Thành) Các kết quả trên cho thấy hàm lượng các kim loại nặng và các muối dinh dưỡng ở các trạm nghiên cứu ở Hội An ở mức thấp hoặc trung bình. 2.4.2.5. Sự biến đổi và xu thế phát triển bờ khu vực Cửa Đại, Hội An. Sự biến động của khu vực Cửa Đại, Hội An diễn ra liên tục theo thời gian (chu kỳ triều, tháng, năm và nhiều năm) phụ thuộc vào tác động của các yếu tố động lực, trong đó chủ yếu là vai trò của sóng, dòng triều, dòng chảy dọc bờ và dòng chảy sông. Trong điều kiện có những biến động bất thường (bão, lũ) thì sự biến đổi diễn ra mãnh liệt hơn. Qui luật phát triển chung của vùng bờ khu vực Cửa Đại là, cửa sông luôn có xu hướng dịch chuyển xuống phía Nam, trung bình 20 - 25m/năm (thời gian so sánh 40 năm). Ở vùng bờ phía Bắc, quá trình bồi xói diễn ra xen kẻ nhau, tại một điểm có thể xảy ra bồi hoặc xói phụ thuộc vào ảnh hưởng của tác động động lực, nhưng xu thế của chúng là bồi lấn dần về phía cửa, đẩy cửa sông dịch chuyển dần về phía Nam. Ảnh hưởng chủ yếu tới quá trình này là sự di chuyển ngang bồi tích, sự di chuyển dọc bồi tích chỉ thật sự mạnh tại khu vực sát cửa sông. Bờ phía Nam, xu thế biến đổi diễn ra theo hai kiểu khác nhau. Bờ phía trong cửa sông (vùng bờ Duy Nghĩa, Duy Hải) thường xuyên bị xói lở (đặc biệt diễn ra mạnh vào thời kỳ gió mùa Đông Bắc và mùa mưa lũ). Vật liệu xói lỡ được dòng sông, dòng sóng, dòng triều đưa đi và tích tụ tạm thời ngay tại khu vực liền kề bên ngoài, sau đấy chính các tác động của các yếu tố động lực này lại mang chúng ra ngoài tích tụ ở các cồn trước cửa sông, một phần được mang xuống tích tụ ở khu bờ biển phía nam hay đưa ra ngoài sườn bờ ngầm ở độ sâu 20 - 22m. Xu thế phát triển của bờ cửa sông phía Nam là luôn luôn trong tình trạng bị xói lở và lùi dần xuống phía Nam. Bờ phía ngoài biển lại có xu hướng lấn biến rõ rệt, nhưng cũng có xu thế lùi dần xuống phía Nam về vùng trũng Núi Thành. PHẦN 3 MỤC TIÊU,GIỚI HẠN, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mục tiêu nghiên cứu 3.1.1. Mục tiêu chung: Góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu và cơ sở khoa học cho việc bảo tồn và phát triển bền vững hệ thống rừng ngập mặn nói riêng và đất ngập nước nói chung trong khu vực Trung Trung bộ. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể Đề tài mong muốn sau khi thực hiện sẽ đạt được các thành quả sau: Có được cơ sở dữ liệu về vùng phân bố tự nhiên của loài cây Dừa nước qua các thời kỳ và những nhân tố ảnh hưởng đến động thái phân bố của loài trong khu vực nghiên cứu; Tìm hiểu được các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến loài và quy luật tác động của chúng đến sự phân bố, sinh trưởng và phát triển của loài trên các vùng đất ngập nước trong khu vực nghiên cứu; Dự đoán vùng phân bố tiềm năng tại khu vực Trung Trung bộ Bước đầu đề xuất phương án bảo tồn, phục hồi và phát triển phát triển loài cây Dừa trên các vùng đất ngập nước tại Trung Trung bộ. 3.2. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đề tài lấy loài Dừa nước làm đối tượng nghiên cứu chính, các nhân tố sinh thái (như khí hậu, thổ nhưỡng, thủy văn, sinh vật cùng sinh cảnh, hoạt động của con người...) tại các điểm phân bố tự nhiên của loài sẽ là các dữ liệu khảo sát chính của đề tài; Hiện trường khảo sát và thu thập dữ liệu là các vùng đất ngập nước vùng ven bờ biển có ảnh hưởng của thủy triều và chế độ mặn trong khu vực Trung Trung bộ, gồm các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi. Trong đó vùng đất ngập nước thuộc xã Cẩm Thanh, TP Hội An, tỉnh Quảng Nam là địa điểm nghiên cứu chính. Thời gian nghiên cứu dự kiến từ 15/01/2010 đến 15/5/2010. 3.3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau đây: 3.3.1 Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài Nguồn gốc hình thành các quần thể Dừa nước trong khu vực Nguồn gốc hình thành (tự nhiên, nhân tạo) các quần thể hiện còn; Nhận định về hướng di cư và mở rộng vùng phân bố của loài trong quá khứ; Sự thay đổi về mặt không gian (vùng phân bố, quy mô diện tích) theo các mốc thời gian và các yếu tố tác động chủ yếu Hiện trạng phân bố tại thời điểm đầu năm 2010. 3.3.2 Đặc điểm hình thái cá thể loài và cấu trúc lâm phần Dừa nước Đặc điểm hình thái loài: Dạng sống của loài Hình thái của cơ quan sinh dưỡng (thân, cành lá, rễ...) Hình thái cơ quan sinh sản (hoa, quả, hạt...) Hình thái quần thể (cấu trúc lâm phần): Tổ thành loài thực vật trong lâm phần Dừa nước; Đặc điểm về cấu trúc tuổi của các lâm phần; Các chỉ tiêu sinh trưởng bình quân của lâm phần; Xác định sinh khối của các bộ phận khí sinh Các đặc trưng về mật độ, mạng hình phân bố và không gian dinh dưỡng của cá thể/ bụi/ khóm. 3.3.3 Một số đặc điểm sinh vật học của loài Đặc điểm tái sinh Hình thức tái sinh (hạt/ chồi/ thân ngầm) Khả năng tái sinh (dễ/ khó; mạnh/ TB/ kém...) Hình thức, khả năng tự phát tán và mở rộng phân bố quần thế Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá thể và quần thể Tốc độ ra lá và sinh trưởng của tàu lá Tuổi ra hoa kết quả và thành thục tái sinh Đặc điểm vật hậu học (mùa ra lá, ra hoa, quả chín...) 3.3.4. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của loài và lâm phần; Các yếu tố khí hậu Nhiệt độ không khí và tổng nhiệt Độ ẩm không khí Lượng mưa Chế độ bức xạ mặt trời Các yếu tố khí hậu khác (gió, gió mùa, thiên tai...) Các yếu tố thổ nhưỡng Loại đất Đặc điểm vật lý của đất Thành phần cơ giới Độ ẩm đất Độ dày tầng đất, độ sâu lớp bùn... Đặc điểm hóa học đất Độ pH Độ mặn trong đất Hàm lượng mùn và các chỉ tiêu đa lượng (N,P, K, Ca...) Các yếu tố thủy văn/ hải văn Chế độ thủy triều và độ Độ mặn và sự biến thiên độ mặn theo mùa Các chỉ số khác biểu thị đặc trưng và chất lượng nước (độ pH, hàm lượng các chất tan, chất rắn và chất khí trong nước...) Các yếu tố sinh vật Nhóm sinh vật cư trú (tạm thời, lâu dài) Nhóm sinh vật sống dựa rừng Nhóm sinh vật hỗ trợ (ong mật, chim, dơi thụ phấn cho hoa) Nhóm sinh vật gây hại (nấm bệnh, sâu hại, thú ăn lá/ hoa/ quả/ hạt, thực vật xâm lấn...) Yếu tố con người Khai thác quá mức Chăn thả gia súc Chuyển đổi mục đích sử dụng đất Gây ô nhiếm môi trường đất/ nước Các hoạt động gây tổn hại khác. 3.3.5. Tìm hiểu các mặt giá trị của loài và lâm phần Giá trị sử dụng và kinh tế - xã hội Giá trị về cảnh quan và môi trường Khác (an ninh, quốc phòng, giáo dục đào tạo...) 3.3.6 Bước đầu đề xuất các giải pháp nhằm bảo tồn và phát triển loài trong hệ thống rừng phòng hộ ven biển tại khu vực Trung Trung bộ. 3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Phương pháp khảo cứu, kế thừa số liệu thứ cấp Tham khảo tài liệu để nắm được các thông tin cơ bản về: Vị trí phân loại và danh pháp loài Nguồn gốc và vùng phân bố (trên thế giới và ở Việt Nam) Đặc điểm hình thái và sinh thái của loài (nếu có); Giá trị sử dụng của loài Kế thừa các số liệu do cơ quan chuyên ngành, tổ chức cá nhân thực hiện trên cùng địa bàn nghiên cứu trong nhiều năm và những năm gần đây, bao gồm: Số liệu về khí hậu, thủy văn, hải văn; Số liệu về thổ nhưỡng, địa chất; Số liệu về diện tích đất ngập nước, ngập mặn; Diện tích và tài nguyên rừng ngập mặn, rừng trên đất ngập nước; Các thông tin về kinh tế xã hội có liên quan; 3.4.2 Phương pháp điều tra chuyên ngành Phỏng vấn thu thập thông tin trong cộng đồng và các bên liên quan, về: Nguồn gốc rừng Dừa nước tại địa phương Diễn biến diện tích, phân bố của rừng Dừa nước qua các thời kỳ Các nhân tố ảnh hưởng đến rừng Dừa nước Kiến thức bản địa trong bảo vệ, khai thác và sử dụng tài nguyên rừng Đánh giá của cộng đồng và các bên liên quan đến vai trò, chức năng và giá trị của rừng Dừa nước tại địa phương; Nhận thức, nguyện vọng của người dân trong việc sử dụng đất ngập nước có rừng phân bố và vấn đề bảo tồn, phục hồi và phát triển loài. Điều tra tại thực địa Xác định tọa độ địa lý của các điểm có Dừa nước phân bố (hiện tại và cả trong quá khứ) Thống kê diện tích ở các vùng rừng Dừa nước trọng điểm (Hội An, Quảng Nam, ...) Khảo sát cấu trúc lâm phần (hình thái quần thể) và các chỉ tiêu sinh trưởng, phát triển bằng cách lập các tuyến điều tra và các ô tiêu chuẩn có diện tích thích hợp (100m2, 200m2); Xác định sinh khối lâm phần (lập ô mẫu xác định sinh khối tươi và thu thập mẫu để phân tích sinh khối khô trong phòng thí nghiệm) Điều tra các nhân tố ảnh hưởng tiêu cực đến lâm phần (sâu bệnh hại, gia súc, hoạt động của con người,...) Điều tra các nhân tố sinh thái gắn với hiện trạng phân bố của các lâm phần Dừa nước. Điểm điều tra sinh thái trải dài theo hướng Đông-Tây (hướng chảy của sông Thu Bồn ra biển Đông) với cự ly tối thiểu giữa 2 điểm kế tiếp là 500m; Nếu trong khu vực nghiên cứu có những vùng phân bố tự nhiên của Dừa nước ngoài hệ thống sông Thu Bồn thì tại đó cũng tiến hành điều tra các nhân tố sinh thái theo phương pháp chọn mẫu điển hình. Các nội dung điều tra chủ yếu tại từng điểm điều tra gồm: Điều tra lập địa (đào phẫu diện đất, thu thập mẫu đất để phân tích...) Điều tra thủy văn (chế độ ngập nước qua các mùa, theo thủy triều, độ mặn tại các điểm khảo sát trong mối quan hệ về cự ly so với biển và theo các mùa trong năm...) Điều tra các yếu tố sinh thái khác có liên quan được phát hiện thấy trong quá trình đi thực địa. Phương pháp phân tích mẫu quan sát trong phòng thí nghiệm Phân tích mẫu đất (thành phần cơ giới đất, hàm lượng mùn, độ pH, ) Phân tích mẫu nước (độ pH, độ mặn...) 3.4.3 Tổng hợp và phân tích kết quả nghiên cứu Thống kê toán học ứng dụng trong lâm nghiệp Sử dụng các công cụ của Hệ thống thông tin địa lý (GIS) Sử dụng một sồ phần mềm chuyên dụng trong phân tích kết quả nghiên cứu. PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Phân bố hiện tại của loài trong khu vực nghiên cứu Qua kết quả khảo sát thực địa cho thấy, cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb.) chỉ phân bố ở hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam. Còn các tỉnh, thành khác như Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị và Quảng Bình hiện chưa phát hiện thấy có phân bố. Tại hai tỉnh Quảng Ngãi và Quảng Nam, dừa nước phân bố tại ba khu vực gần như biệt lập với nhau. + Khu vực 1: bao gồm 4 xã: Bình Phước, Bình Thạnh, Bình Chánh và Bình Dương thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Tại đây, dừa nước phân bố dọc theo sông Trà Bồng, cách cửa sông khoảng từ 2 - 7 km,  Hình 4.1: Vị trí phân bố loài DN ở tỉnh Quảng Ngãi + Khu vực 2: thuộc huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Chúng phân bố dọc theo sông Bến Hải (giữa hai cánh đồng Tam Mỹ và Tam Nghĩa) - Đây là một nhánh sông từ dãy Trường sơn đổ xuống thôn Tịch Tây, xã Tam Nghĩa, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam. Ngoài ra, theo thông tin khi phỏng vấn bác Ngô Liệu ở Chu Lai, Thị trấn Núi Thành thì loài cây này được lấy giống từ Quảng Ngãi đem về trồng theo mô hình NLKH. Dừa nước được trồng thành các đai rừng trên các thửa ruộng lúa nước ven sông. Trong các đai lúa, được trồng xen với dừa nước nhằm tận dụng đất khoảng 3 năm đầu. + Khu vực 3: thuộc vùng hạ lưu sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam. Đây là khu vực được xem là phân bố nhiều nhất của loài cây này, đặc biệt là rừng dừa Bảy Mẫu nổi tiếng thuộc xã Cẩm Thanh, TP Hội An. Ngoài ra, chúng còn phân bố rải rác ở các xã Duy Nghĩa, Duy Thành, Duy Vinh thuộc huyện Duy Xuyên.  Hình 4.2. Ranh giới hành chính xã Cẩm Thanh ở hạ lưu sông Thu Bồn và vị trí phân bố của dừa nước. Nhìn chung, DN phân bố rải rác ở một số khu vực từ tỉnh Quảng Ngãi đến Quảng Nam, song qua đợt khảo sát thực địa thì vùng phân bố tập trung và nhiều nhất là ở xã Cẩm Thanh với diện tích 84,69 ha. Hơn nữa, xã Cẩm Thanh là một xã có điều kiện tự nhiên còn nguyên thuỷ nhất trong khu vực nghiên cứu. Chính vì thế sau khi khảo sát hiện trạng phân bố của loài trong khu vực Trung Trung bộ chúng tôi đã chọn xã Cẩm Thanh làm địa điểm nghiên cứu chính của đề tài. Bảng 4.01: Hiện trạng phân bố DN tại khu vực Trung Trung bộ năm 2010 Tỉnh  Huyện  xã  Nguồn gốc/ xuất xứ  Mục đích gây trồng  Quy mô (ha)   Quảng Ngãi  Bình Sơn  Bình Phước  Trồng từ khá lâu / lấy giống từ các tỉnh phía Nam  Phòng hộ kết hợp sản xuất  Phân tán theo các dải hẹp trên quy mô nhỏ.     Bình Thạnh        Bình Chánh        Bình Dương      Quảng Nam  TP Tam Kỳ  Tam Nghĩa  Trồng gần đây / lấy giống từ Quảng Ngãi  Phòng hộ kết hợp sản xuất  Phân tán, quy mô nhỏ     TT Núi Thành       TP Hội An  Cẩm Thanh  Trồng trước năm 1930/ giống Nam Bộ  Phòng hộ kết hợp sản xuất  84,69     Cẩm Nam,    13,51     Cẩm Kim       Duy Xuyên  Duy Nghĩa  Trồng/ nhân rộng từ Cẩm Thanh  Phòng hộ kết hợp sản xuất  18,00     Duy Thành        Duy Vinh      Đà Nẵng  0  0    0,00   T. T. Huế  0  0    0,00   Quảng Trị  0  0    0,00   Quảng Bình  0  0    0,00   Tổng số: 2/6 tỉnh  4  12    116,20   4.2. Kết quả khảo sát tại khu phân bố chính ở xã Cẩm Thanh, TP Hội An 4.2.1. Lịch sử hình thành quần thể, hiện trạng và động thái phân bố của loài Cây ngập mặn trong vùng nghiên cứu chủ yếu là cây dừa nước. Theo ý kiến của nhiều người lớn tuổi, cây dừa nước ở đây được tổ tiên họ di thực từ Nam Bộ về trồng trước đây, lúc đó các loài cây khác không có hay không đáng kể. Tài liệu lịch sử về rừng dừa nước ở Hội An rất hiếm hoi. Phần lớn rừng dừa nước ở Cẩm Thanh là do người dân trồng. Thời kỳ hưng thịnh nhất của thảm dừa này (khoảng trước thập niên 1980), diện tích phân bố hàng trăm hecta. Đặc biệt rừng dừa Bảy Mẫu trải rộng trên địa bàn các thôn 1,2, 3 và 8 của xã Cẩm Thanh mà lịch sử tồn tại và phát triển của chúng luôn gắn liền với các chứng tích oai hùng của Đảng bộ và nhân dân Cẩm Thanh. Sau thập niên 80, do việc phát triển mạnh của nuôi trồng thuỷ sản, làm muối và các hoạt động kinh tế xã hội, diện tích phân bố bị thu hẹp dần, chỉ còn gần 65 ha. Tuy nhiên cùng với việc phát triển du lịch, nhu cầu sử dụng bẹ, lá dừa để làm nhà tăng cao, nhiều người dân bắt đầu chăm sóc hoặc trồng thêm dừa quanh nhà nên diện tích này đang có phần gia tăng. Bảng 4.02. Biến động diện tích rừng Dừa nước ở xã Cẩm Thanh theo thời gian Năm  Diện tích rừng Dừa Nước    R.SX  R.PH  R.ĐD  Tổng số   Trước 1980  99,86  0,00  0,00  99,86   1990  66,10  5,00  0,00  71,10   2000  43,20  9,00  0,00  52,40   2010  45,07  22,33  17,29  84,69   (Nguồn:Báo cáo thuyết minh tổng kiểm kê đất đai từ trước 1990 đến 2010)  Hình 03: Biểu đồ phân bố diện tích rừng Dừa nước theo mục đích sử dụng (từ năm 1999 đến 2010) tại xã Cẩm Thanh Bên cạnh đó, diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng ngày càng tăng lên. Đặc biệt, ở năm 2010. Điều đó chứng tỏ rằng người dân địa phương và chính quyền đã quan tâm hơn đến tác dụng phòng hộ và bảo tồn loài Dừa nước xen kẽ với tác dụng sản xuất của loài. Hiện trạng phân bố tại thời điểm đầu năm 2010. DN là loài cây ngập mặn ưu thế tuyệt đối tại hạ lưu sông Thu Bồn. Chúng hiện diện khắp nơi từ ven sông lớn cho đến các kênh rạch nhỏ. Thông thường là những dãy hẹp, rộng từ 3-20 mét. Khu vực Dừa nước phân bố tập trung quan trọng là khu rừng dừa Bảy Mẫu thuộc thôn 2 và 3 xã Cẩm Thanh. Nơi đây DN làm thành thảm rộng, vì vậy trong chiến tranh từng là chiến khu. Thảm DN này mọc tiếp giáp ra mũi đất bồi của thôn 2 về phía Cửa Đại. Vành đai ngoài DN mọc xen kẻ với cỏ biển tạo ra sinh cảnh các hệ sinh thái đan xen vào nhau rất đặ sắc. Đây là khu vực đang được quản lý và khai thác tốt. Ngoài khu vực kể trên, hầu như DN phân bố rải rác thành các cụm, dãy, khắp các kênh rạch và các triền sông của xã Cẩm Thanh, Cẩm Nam và trước đây là Cẩm Châu. Hiện nay, diện tích phân bố của DN ở khu vực chính rừng dừa Bảy Mẫu và các vùng phân bố rải rác này là khoảng 98,2ha. Ngoài ra, còn phải kể đến các khu vực DN ở các xã Duy Nghĩa, Duy Thành và Duy Vinh thuộc huyện Duy Xuyên, Quảng Nam với tổng diện tích khoảng 18 ha. Trong đó quan trọng nhất là thảm DN ở thôn 3 (còn được gọi là thôn Trà Vinh), Duy Vinh. Như vậy, tổng diện tích phân bố của DN hiện nay ở hạ lưu sông Thu Bồn khoảng hơn 116,2 ha. 4.2.2. Đặc điểm hình thái cá thể loài và cấu trúc lâm phần Dừa nước 4.2.2.1. Đặc điểm hình thái loài: Cây mọc thành dãy ven sông lạch nước lợ, gồm phần gốc thân ngầm với hệ thống rễ chằng chịt và phần trên là lá to. Thân cây dừa nước mọc ngang dưới lòng đất, chỉ có lá và cuống hoa mọc lên trên mà thôi. Vì vậy, nó không được xem như một loại cây gỗ, mặc dù tán lá có thể cao đến 9 mét. Cuống lá tròn, dài. Phần trên là bẹ lá phình to. Lá dùng để lợp nhà, làm vách, cuống lá có thể ghép lại dùng làm cửa, vách và các trang trí trong nhà. Cụm hoa dài 60-90 cm. Gié đực dài 3-5 cm. Hoa cái nở rộ thành chùm ở đầu cụm hoa hình cầu, hoa đực màu đỏ hoặc vàng dạng đuôi sóc trên những nhánh kế sau. Khi hoa đã thụ phấn, những trái nhỏ ép vào nhau và lớn lên thành dạng chùy như một quả bóng đường kính cỡ 25-30 cm trên mỗi đầu cuống (quài dừa). Dừa nước có buồng quả to, gần hình cầu. Mỗi buồng có từ 40-60 quả, quả có nhân cứng, cơm của quả màu trắng, mềm, ngon, có thể ăn được, 1kg có từ 10-12 quả. Từ cuống của buồng hoa, quả ngưoi ta có thể trích nhựa dừa nước, là một loại chất dịch có vị ngọt để làm đường, rượu, nước giải khát rất đặc biệt ở một số nước như Philippin, Thái Lan, Bangladesh. Hạt dừa nước khô già sẽ rơi rụng và phân tán theo thủy triều, có khi mọc mầm ngay khi trôi nổi. Hình thái quần thể Tổ thành loài thực vật trong lâm phần Dừa nước Trong chuyến khảo sát này, một số loài cây ngập mặn khác cũng được phát hiện theo danh mục sau: + Họ Cọ Palmae Dừa nước Nippa fructicans wurmb + Họ Đước Rhizophoraceae Đước đôi Rhizhophora apiculata Bl. Hình 4.05. Loài Cây Đước đôi trong lâm phần Dừa nước Trước đây, cây Đước không có ở xã Cẩm Thanh. Từ năm 1999, Phòng Nông nghiệp và PTNT Thị xã Hội An đã di trồng cây Đước từ các tỉnh miền Nam về trồng tại gò Thuận Tình và triền sông thôn 2 Cẩm Thanh trên diện tích khoảng 2,5 hecta. Đến nay, diện tích còn tồn tại và phát triển chừng vài ngàn mét vuông ở khu vực cuối cồn Thuận Tình. Cho đến nay, các cây Đước này có chiều cao trung bình chừng 3-5 mét. Đây là loài cây thân mộc, có thể cao 20-30 mét, đường kính gốc có thể đạt đến 0,7 m, mọc tốt trên đất phù sa bùn đã được nén chặt. Hệ thống rễ chống rất phát triển, là một cây ngập mặn được trồng ưu thế thành rừng ở các tỉnh Nam bộ. Lá cây thuôn dài, chót lá nhọn, cụm hoa hình tán, mỗi cặp có hai hoa. Quả có hình xoan dài, màu nâu, trụ mầm dài 20-30 cm, phía dưới phình to. Trụ mầm khi dài có vòng cổ giữa quả và trụ mầm. Khi vòng cổ dài 1,5-2 cm có màu cánh gián là trụ mầm đã già, có thể hái quả để trồng. Cây thường ra hoa quanh năm nhưng mùa rộ nhất thường từ tháng 4-5, trụ mầm dài vào các tháng 8-10. Vỏ cây Đước có nhiều tanin. Gỗ rất tốt, dùng làm nhà. Thân Đước có nhiệt lượng cao, rất được ưa chuộng. Vẹt dù Bruguiera gymnorhiza (L.) Lamk Cây Vẹt dù được tìm thấy rải rác ven bờ kênh rạch các thôn của xã Cẩm Thanh. Người dân xung quanh vùng cho biết loài cây này cũng được dân địa phương di trồng. Đây là một loài cây thân mộc có tán lá rất đẹp, ở các tỉnh phiá Nam có thể cao đến 25-30 mét. Những cây tìm thấy trong vùng chỉ cao khoảng 3-4 mét, rất nhiều quả, có khi mọc chung với DN hoặc trồng trong vườn xung quanh nhà. Cây có rễ hô hấp hình đầu gối, có rễ chống ở gần gốc. Lá to dài 10-20 cm, cuống lá màu đỏ nhạt. Hoa mọc ở nách lá, các lá đài màu đỏ, trụ mầm hình thuôn nhọn hai đầu. Trụ mầm khi chín không có vòng cổ, có thể nhận biết nhờ sự đổi màu từ màu lục sang nâu lục. Loài cây này phân bố rộng khắp Việt Nam. Mặc dù kích thướt cá thể còn nhỏ nhưng có vẻ thích nghi tốt với điều kiện địa phương. Cây cho rất nhiều quả và đã cho các thế hệ cây con, có nơi người dân trồng quanh nhà như cây cảnh. + Họ Ráng Pteridaceae Ráng Đại Acrostichum aureum L. Là một loài cây thân bụi, mọc rải rác dọc bờ sông, kênh rạch, có thể cao đến 2 mét. Hệ thống rễ chùm bám rất chắc, quan trọng trong việc chống xói lở bờ sông. Ngoài ra, còn phải kể đến sự hiện diện của cây Ô rô (Acanthus ilicifolius L.) và cây tra biển (Thespesis populnea L) mọc rải rác ở vài nơi. Đặc điểm về cấu trúc tuổi của các lâm phần Hầu hết các lâm phần DN ở đây tồn tại từ khá lâu, những hộ hiện tại đang khai thác DN cho biết từ khi sinh ra đã theo nghề của cha ông. Theo thông tin phỏng vấn thì các lâm phần DN trong khu vực nghiên cứu có tuổi từ 90- 120 năm. Song nhìn chung các lâm phần này được chăm sóc và áp dụng các biện pháp kĩ thuật lâm sinh đều đặn nên các lâm phần này còn phát triển tốt. Các đặc trưng về mật độ, mạng hình phân bố và không gian dinh dưỡng của cá thể/ bụi/ khóm. Các kết quả khảo sát ở các thảm DN trên các khu vực được đo đạc có diện tích bình quân 100 m2 đã cho thấy mật độ thường biến động từ 1 đến 3 cây/m2 (nơi dày nhất), trung bình thường gặp từ 1- 2 cây/m2. 4.2.3. Một số đặc điểm sinh vật học của loài 4.2.3.1. Đặc điểm tái sinh DN có khả năng sinh sản rất nhanh bằng cách sinh sản dinh dưỡng do phần thân ngầm mọc ra cây mới. Cách sinh sản sinh dưỡng do sự phát tán của quả và mọc cây con trong rừng DN là rất khó. Việc trồng cây con lúc nước ngọt (tháng 10,11,12) là khả năng sống cao hơn và tốt nhất. Đặc điểm sinh trưởng và phát triển của cá thể và quần thể Chiều cao của lá là chỉ tiêu cho biết tình trạng sức khoẻ của thảm DN. Chiều cao trung bình từ 4-6 mét. Trong đó khu vực triền sông thôn 2, khu vực rừng dừa bảy mẫu là khá tốt, Thường có chiều cao trên 5-6 mét. Lá sau khi khai thác xong, khoảng 15 ngày sau thì lên đọt non (giáo). 5 ngày sau thì giáo xoè lá. 6 tháng sau thì lá già đi. Theo nhiều người dân, các thảm DN trong tình trạng tốt, trung bình sau 3 năm thì diện tích DN có thể tăng từ 1 đến 1,5 ha. Đặc điểm vật hậu học Dừa nước ra lá tốt nhất chủ yếu vào tháng 2 và tháng 7 trong năm.Trung bình khoảng 8 tàu lá/năm. Đây cũng chính là thới điểm khai thác lá tốt nhất. Hoa Dừa nước được tìm thấy vào tháng giêng. Khoảng tháng 4-5 thì quả chín. 4.2.4. Các yếu tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phân bố và sinh trưởng, phát triển của loài và lâm phần 4.2.4.1. Các yếu tố khí hậu Khí hậu có nhiều thành phần, mỗi thành phần có ảnh hưởng nhất định đến sự sinh trưởng, phân bố của các loài và giữa các thành phần có tác động qua lại lẫn nhau. Trong các yếu tố khí hậu thì nhiệt độ, lượng mưa và gió có tác động lớn nhất đến cây ngập mặn.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu hiện trạng phân bố và đặc điểm sinh thái học của loài cây Dừa nước (Nypa fruticans Wurmb) tại khu vực Trung Trung bộ.doc