Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân invitro giống chuối Tây

Trên cơ sở các kết quả thu được từ các thí nghiệm chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Nồng độ BAP thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh chồi chuối Tây in vitro là 2,6ppm, hệ số nhân đạt 1,41 lần. 2. Việc bổ sung casein hydrosate vào môi trường nuôi cấy có tác dụng tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây, hàm lượng casein hydrosate thích hợp là 40mg/lít. 3. Môi trường có bổ sung cao nấm men có tác dụng rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây. Hàm lượng cao nấm men thích hợp là 50 mg/lít. 4. Việc bổ sung nước dừa vào môi trường nuôi cấy có tác dụng rất tốt cho sự sinh trưởng phát triển của chồi chuối Tây invitro, hàm lượng nước dừa tốt nhất là 20%. 5. Bổ sung nồng độ nhất định Riboflavin có ảnh hưởng rất tôt đến chất lượng chồi, hàm lượng Riboflavin sử dụng là 1,5 mg/lít. 6. Môi trường ra rễ tạo cây chuối Tây hoàn chỉnh có bổ sung α - NAA hiệu quả ra rễ cao. Nồng độ α - NAA thích hợp nhất là 0,2 ppm.

doc46 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4459 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân invitro giống chuối Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ô 2.3.1. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô trên thế giới. Chuối là đối tượng cây ăn quả có hình thức sinh sản vô tính với phương thức nhân giống truyền thống là sử dụng chồi nách làm giống trồng những thế hệ kế tiếp. Vì vậy, sử dụng kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào nhân giống chuối đã được nghiên cứu, ứng dụng từ rất lâu tại nhiều nước trên thế giới như Malayxia, Australia, Pháp, Trung Quốc… và đã góp một phần đáng kể phục vụ ngành sản xuất chuối xuất khẩu. Theo Reuveni O (1986), kỹ thuật nuôi cấy invitro chuối có một số ưu điểm sau (dẫn theo Hoàng Nghĩa Nhạc)[1] - Nhân được số lượng lớn giống từ cây ban đầu đã xác định tính trạng. - Chất lượng cây giống hoàn toàn sạch bệnh, tránh được những sâu hại lây nhiễm qua nguồn đất (tuyến trùng). Vì vậy, tiết kiệm được chi phí hóa chất cho xử lý đất. - Cây nuôi cấy mô có thể trồng một vụ với mức độ thâm canh cao, thời gian sinh trưởng ngắn, có thể điều khiển được thời gian thu hoạch. - Tỷ lệ cây sống cao trên điều kiện đồng ruộng(>98%), khả năng sinh trưởng nhanh hơn cây có nguồn gốc từ chồi nách. - Cây giống invitro phát triển đồng đều, ra hoa đồng loạt và thời gian thu hoạch ngắn. - So với cây giống từ chồi nách, cây nuôi cấy mô có giá thành rẻ, dễ vận chuyển, dễ nhân giống. - Tiện lợi cho việc trao đổi nguồn gen quốc tế. Theo Viện Nghiên cứu Chuối Quốc tế đặt tại Đài Loan thì nhân giống chuối bằng nuôi cấy mô gồm 4 giai đoạn sau: giai đoạn ban đầu nuôi cấy, giai đoạn nhân nhanh, giai đoạn ra rễ và giai đoạn chuển cây ra nhà kính[14]. Rodriguez-Enriquez và cộng sự(1987) cho biết từ một chồi chuối ban đầu qua cầy chuyển liên tiếp có thể sinh sản và duy trì được 3 năm trong ống nghiệm[13]. Weathers và cộng sự (1988) đã đề xuất phương pháp nuôi cấy mô chuối cải tiến trong hệ phun mù. Các mô hoặc tế bào chuối nuôi cấy được đặt trên giấy lọc bằng vật liệu trơ sinh học, vô trùng và được phun dung dịch dinh dưỡng qua hệ thống phun mù để vừa điều chỉnh độ ẩm vừa cung cấp dinh dưỡng cho cây. Kết quả cho thấy, chuối non mọc tốt hơn, các mô hoặc tế bào chuối tái sinh cao hơn 4-6 tuần, số lượng chồi lớn hơn 3-20 lần, chu kỳ nhân ngắn hơn 20-50% và chất lượng cây tốt hơn so với đối chứng (nghiên cứu trên môi trường agar thường)[15]. Năm 1991, trường Đai học Quảng Tây (Trung Quốc) đã giới thiệu kỹ thuật đưa cây chuối nuôi cấy mô ra vườn ươm như sau: khi cây trong ống nghiệm cao 8-10cm, phơi ống nghiệm 2 ngày dưới ánh sáng tự nhiên, mỗi ngày 10 giờ, sau đó lấy ra rửa sạch rễ đem trồng trong bầu đất có đục lỗ kích thước 12-14 x 11-13cm. Thành phần hỗn hợp trong bầu là đất bùn khô đập nhỏ + cát + đất tro của cỏ rác( tỷ lệ 3:1:1). Môi trường trồng tốt nhất là trong nhà có che Polyetylen, mỗi ngày tưới 3-6 lần để duy trì độ ẩm đạt 80%, cần chú ý tránh mưa to và ánh sáng quá mạnh. Khi cây đạt 5-8 lá thì trồng ra ruộng sản xuất[4]. Theo Kawit- Wanichkul và cộng sự (1993) cho rằng môi trường tốt nhất để nhân giống chuối nuôi cấy mô là môi trường MS có bổ sung 15% nước dừa, 1g/lít than hoạt tính và 10mg/lít BAP, pH 5,6 và nồng độ agar là 0,5%. Mô phân sinh chuối sẽ phát triển thành cây con trong 2 tháng. Và ông cũng cho rằng hỗn hợp bụi xơ dừa + cát + phân + compost + đất(tỉ lệ 1:1:1:0,5:0,5) là môi trường tốt nhất cho cây chuối nuôi cấy mô bén rễ, cứng cây, các tác giả cũng kết luận thời gian để vườn ươm tốt nhấ là 7 tuần, nếu để quá lâu khi đưa cây ra ngoài đồng ruộng cây sẽ mọc chậm[12]. Hiện nay, Đài Loan đã áp dụng các phương pháp nuôi cấy mô tế bào để nhân nhanh các giống chuối với quy mô lớn và còn giúp cho việc duy trì và bảo quản các giống chuối rất thuận lợi. Ngoài Đài Loan, chuối nuôi cấy mô cũng được phát triển mạnh ở Úc, Philippines, Costarica… 2.3.2. Tình hình nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô ở Việt Nam Các nghiên cứu về nhân giống chuối trước đây chỉ chú trọng các biện pháp kỹ thuật nhân bằng củ và tách chồi. Những kỹ thuật này hiện còn được áp dụng khá phổ biến ở nhiều vùng miền và nhất là quy mô sản xuất nhỏ. Kỹ thuật nhân giống vô tính chuối bằng phương pháp invitro ở nước ta cũng thu được một số kết quả sau: Quy trình nhân giống chuối in vitro đầu tiên ở nước ta do tác giả Nguyễn Văn Uyển đề xuất năm 1985Tham khao ? , bao gồm 6 công đoạn chính sau: đưa mẫu vào nuôi cấy; tạo và nhân nhanh chồi chuối; tạo rễ cây; ươm chuối trong vườn ươm; bầu chuối và trồng ra ruộng sản xuất. Đoàn Thị Ái Thuyền và cộng sự (1993) Ko dah dau trich dan ah ? đã đưa ra quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô bao gồm 5 công đoạn chính sau: đưa mẫu vào nuôi cấy→tạo và nhân nhanh chồi chuối→tạo rễ cây→ươm chuối trong vườn ươm→bầu chuối và trồng ra sản xuất. Và cũng cho biết cây chuối nuôi cấy mô ở vườn ươm 60-70 ngày (luống ươm 30-40 ngày và bầu đất 30 ngày) thì được xuất vườn, khi đó cây cao 40-40cm [5]. Đỗ Năng Vịnh và cộng sự (1994) cho biết, tỷ lệ tái sinh phụ thuộc vào giống chuối, các chất bổ sung vào môi trường nuôi cấy và dao động từ 68,42 - 92,31%. Hệ số của chuối tiêu cao nhất khi bổ sung BAP từ 7 – 9 mg/lít. Nước dừa không biểu hiện ảnh hưởng đến chuối tiêu nhưng có ảnh hưởng tốt tới hệ số nhân của chuối rừng ở lượng 10% khi có mặt BAP với lượng 7 mg/lít [6]. Tác giả Đỗ Năng Vịnh (1996)Tai lieu tham khao ? còn cho biết môi trường MS chứa thiamin HCL 2 mg/lít, nước dừa 10% và BAP 5 mg/lít lag thích hợp nhất. Thời gian cấy chuyển chồi tối ưu là 4 tuần, mật độ 5 cụm chồi/bình (mỗi cụm 2 - 3 chồi) sẽ cho hệ số nhân từ 2,5 - 3,0 lần/tháng [6]. Theo Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Nhẫn và Hoàng Thị Nga (1995) cho biết hoàn toàn có thể sử dụng phương pháp invitro để nhân nhanh cây chuối, vật liệu nuôi cấy tốt nhất cho mục đích nhân nhanh là các mô chồi đỉnh và chuối có thể sử dụng kỹ thuật bóc bẹ không cần khử trùng, môi trường thích hợp cho quá trình khởi động phát sinh chồi ban dầu là môi trường MS + (5-7)ppm BA, môi trường nhân nhanh tương tự như môi trường khởi động nhưng sau nhiều lần cấy chuyển cần giảm hàm lượng BA thậm trí tới 0 ppm và có thể bổ sung nước dừa là 10%. Còn môi trường ra rễ tốt nhất là MS + 0,2 g/lít than hoạt tính và cũng nhận xét rằng việc đưa cây chuối invitro ra vườn ươm vụ hè thu là hoàn toàn thuận lợi, tỷ lệ sống đạt 100% trên cả 3 giá thể nghiên cứu là: cát, đất thịt nhẹ,đất + cát + phân chuồng [2]. Theo kết quả của Viện Nghiên cứu Chuối Quốc tế (The International Network for Improment of Banana and Plantain), việc chuyển cây chuối non trong ống nghiệm ra vườn ươm là giai đoạn làm cho cây chuối thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt. Quá trình này kéo dài khoảng 2 tuần, bắt đầu từ lúc cây ở trong ống nghiệm, bằng cách mở dần nắp ống nghiệm và để ống nghiệm ra vùng có ánh sáng, nhiệt độ tự nhiên; sau đó rửa sạch thạch ở rễ và nhúng vào dung dịch thuốc trừ nấm trước khi cấy ra nền đất. Người ta có thể sử dụng màng polyetylen trùm lên nóc luống ươm cây con để giữ ẩm, nhưng phải chú ý làm mát về mùa hè. Giai đoạn đầu, luống ươm phải được che 50% ánh sáng [31]. Những cây chuối non sẽ được nhúng trong dithane M - 45 0,3% (80% WP), rồi trồng trong túi plastic 9 x 10 cm. Môi trường trồng là: 60 % khoáng bón cây vermiculite, 30% cát và 10% hữu cơ (tính theo thể tích). Sau khi trồng, bón cho mỗi túi 3g phân tổng hợp (14N - 14P - 14K). Thời gian đẻ ở vườn ươm trước khi đem ra đồng ruộng trồng là 2 - 3 tháng [30]. Theo Đỗ Văn Vịnh và cộng sự (1996), cây chuối nuôi cấy mô cần đưa ra luống giâm gồm 3 lớp: lớp dưới là đất dày 5cm, lớp giữa là phân chuồng ải trộn với đất cát pha tỷ lệ 1:1 dày 7cm, lớp trên cùng là cát vàng 5-7cm; mật độ giâm là 300-400 cây/m2 ; thời gian ở luống giâm là 30 ngày. Sau đó, chuối được đưa ra bầu đất có kích thước 7-10 x 10-15cm, thời gian ở bầu đất từ 45-60 ngày, mùa đông rét có thể để lâu hơn. Như vậy, tổng thời gian ở vườn ươm là 2,5-3 tháng hoặc lâu hơn nữa. Cũng có thể đưa thẳng cây non ra bầu đất không cần qua luống giâm. Đất đóng bầu có thành phần: phân hữu cơ vi sinh + cát + đất phù sa hoặc đất pha cát ( tỷ lệ 1:1:1) là tốt nhất [7]. Theo Phạm Kim Thu và Đặng Thị Vân (1997), từ nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất cây giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy mô, tác giả kết luận môi trường nuôi cấy là MS(1962) có bổ sung 1 ppm Thiamin HCl đã làm tăng khả năng tái sinh chồi chuối, nền giá thể ra cây cho tỷ lệ sống cao nhất là 1/3 đất + 1/3 phân hữu cơ + 1/3 cát đen và thời vụ ra cây thích hợp từ tháng 4 đến tháng 10. Ứng dụng kết quả này đã sản xuất được hàng triệu cây giống cung cấp cho các tỉnh phía Bắc ( Nam Định, Thái Bình …) [3]. Trước đây, trong quá trình sản xuất nông nghiệp hầu hết các hoạt động đều gắn liền với sự tồn tại của đất trồng. Đất trở thành một nhân tố quan trọng hợp thành môi trường đồng thời trong nhiều trường hợp lại là nhân tố quyết định, sự tồn tại, phát triển hay hủy diệt các nhân tố khác của môi trường [17]. Thông thường đất có dung trọng và tỷ trọng thấp thì có độ xốp cao và trong những đất đó thường giàu ôxy nên rễ cây sinh trưởng tốt, hút được nhiều nước và dưỡng chất cung cấp cho sự sinh trưởng phát triển của phần cây trên mặt đất. Ngược lại, cây sẽ sinh trưởng kém nếu trong đất có độ xốp thấp do bộ rễ bị thiếu ôxy, thường những lọai đất này có dung trọng và tỷ trọng cao. Cùng với sự phát triển của các hệ thống canh tác con người ngày càng sáng tạo ra các giá thể phù hợp với từng loại hệ thống, từng loại cây trồng. Giá thể là một trong những loại môi trường sinh sống của bộ rễ, là kho chứa các chất dinh dưỡng và nước cung cấp cho cây trong quá trình hoạt động sống. Hiện nay, các loại giá thể trên thị trường rất phong phú, ngoài những giá thể được phối trộn và đóng gói, người sản xuất còn tự phối trộn và tạo ra vô vàn các loại giá thể khác nhau từ các nguồn nguyên liệu sẵn có. Như đã biết cây trồng cần cả ôxy và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây, do vậy, giá thể lý tưởng phải đảm bảo khả năng giữ nước, giữ dinh dưỡng tương đương với độ thoáng khí. Kết quả nghiên cứu của Jiang Qing Hai (2004) [3] cho thấy, để cây sinh trưởng phát triển tốt khi phối chế các vật liệu nuôi cấy cần chú ý các điều kiện cơ bản bao gồm các tính chất: Tính chất vật lý: chủ yếu là mức độ tơi xốp, thông thoáng khí, khả năng hút nước và độ dày của vật liệu. Tính chất hóa học: chủ yếu là độ chua, giá thể có pH trung tính, có khả năng ổn định pH và mức độ hút dinh dưỡng cao. Các vật liệu cấu thành giá thể có khả năng hấp thu giữ các ion dinh dưỡng khó bị nước rửa trôi mới có thể giải phóng dinh dưỡng cung cấp cho cây, hoặc vật liệu nuôi cấy có lượng trao đổi ion khá cao có thể tích nhiều dinh dưỡng. Nếu lượng trao đổi ion thấp chỉ tích được một ít dinh dưỡng thì cần phải thường xuyên bón thêm phân. Đồng thời, lượng trao đổi ion cao có thể hạn chế tốc độ biến đổi trị số pH, làm mất khả năng ổn định pH tự nhiên của giá thể Bên cạnh đó hiệu quả kinh tế là vấn đề quan tâm hàng đầu của nhà sản xuất vì vậy nguyên liệu cấu thành giá thể phải có mức độ hữu hiệu cao, phải không có mùi, tiện cho việc phối trộn, phải nhẹ, rẻ và thông dụng nhằm giảm bớt chi phí, sức lao động và công vận chuyển. Áp dụng giá thể vào sản xuất cho phép tăng năng suất cây trồng, thu lợi nhuận cao trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, làm tăng độ màu mỡ của đất, cải thiện tính chất đất. Các vật liệu trồng chuối trong giai đoạn vườn ươm thường là: đất, cát, xơ dừa, phân chuồng, vỏ cây, trấu, phân rác… các giá thể thường là hỗn hợp của 2 - 3 vật liệu khác nhau. Theo Trần Kông Tấu (1993), tỷ trọng đất tỷ lệ nghịch với hàm lượng mùn trong đất [10]. Mùn là thành phần tiền thân của các axit hữu cơ và có vai trò giữ dinh dưỡng trong đất, nên sự sinh trưởng phát triển của cây cũng tỷ lệ nghịch với tỷ trọng. Theo nghiên cứu của Nguyễn Khắc Thái Sơn (2001), tỷ trọng của các giá thể đất, cát gấp gần 3 lần so với giá thể than trấu. Trong giá thể than trấu hàm lượng mùn rất cao đạt tới 7% (trước khi thí nghiệm) và hơn 8% (sau khi thí nghiệm), còn ở phù sa sông Cầu chỉ có 1.02% mùn [8]. Độ xốp của giá thể tỷ lệ thuận với lượng ôxy trong đất; hàm lượng ôxy trong đất lại tỷ lệ nghịch với sự sinh trưởng, phát triển của cây trồng. Giá thể là than trấu có độ xốp cao sẽ là điều kiện thuận lợi cho rễ cây sinh trưởng mạnh. Từ đó sẽ hút được nhiều dinh dưỡng cung cấp cho sự sinh trưởng phát triển của cơ thể [8]. Các nhà khoa học cho biết mỗi cây trồng có thể chịu đựng được trong một khoảng pH nhất định và một vùng pH tối thích. nhưng những vườn ươm chuối tốt thường có pH từ 6,0 - 7,5. Theo Nguyễn Khắc Thái Sơn thì giá thể than trấu có pH = 7,0 sau khi trồng chuối pH = 6,4 độ pH này là rất thích hợp với trồng chuối [8]. Thời gian gần đây, quy trình nhân giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy invitro đã được chuyển giao tới nhiều cơ sở sản xuất và trong quá trình sản xuất hang hóa, một số vấn đề đã nảy sinh và công tác nghiên cứu chuyển sang một hướng mới đó là khắc phục những hạn chế của quy trình nhân giống và sử dụng quy trình phục vụ công tác chọn tạo giống. Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. 3.1 Đối tượng và vật liệu nghiên cứu. - Đối tượng và vật liệu nghiên cứu : giống chuối tây - Vật liệu nghiên cứu: cây con chuối Tây. - Các chất sử dụng: + BAP (Benzyl adenin purine) +Casein hydrolysate + Cao nấm men + Nước dừa + Riboflavin (B5) 3.2. Nội dung nghiên cứu. Bước đầu tạo vật liệu khởi đầu in vitro chuối tây thông qua thí nghiệm về xác định kích thước mẫu nuôi cấy. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ BAP (Benzyl adenin purine) đến khả năng nhân nhanh của giống chuối tây invitro. - Nghiên cứu bổ sung casein hydrolysate trong môi trường nhân nhanh của giống chuối tây invitro. - Nghiên cứu bổ sung cao nấm men trong môi trường nhân nhanh của giống chuối tây invitro. - Nghiên cứu bổ sung nước dừa trong môi trường nhân nhanh của giống chuối tây invitro. - Nghiên cứu bổ sung Riboflain (B2) trong môi trường nhân nhanh của giống chuối tây invitro. - Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α - NAA tới khả năng ra rễ của cây chuối tây invitro. Đề tài được thực hiện gồm các nội dung sau: 3.2.1. Thí nghiệm1 . Ảnh hưởng của nồng độ BAP (Benzyl adenin purine) đến khả năng nhân nhanh của chồi chuối tây Công thức Môi trường CT1 MS CT2 MS + 2ppmBAP CT3 MS + 2.2ppmBAP CT4 MS + 2.4ppmBAP CT5 MS + 2.6ppmBAP CT6 MS + 2.8ppmBAP Sau thí nghiệm 1 tìm ra nồng độ BAP tốt nhất kí hiệu là (A1) để sử dụng cho thí nghiệm 2, 3, 4, 5. 3.2.2. Thí nghiệm 2. Ảnh hưởng của nồng độ casein hydrolysate trong môi trường nhân nhanh cây chuối tây in vitro Công thức Môi trường CT1 MS +A1 CT2 MS +A1+ 10mg /lít casein hydrolysate CT3 MS +A1+ 20mg /lít casein hydrolysate CT4 MS +A1+ 30mg /lít casein hydrolysate CT5 MS +A1+ 40mg /lít casein hydrolysate CT6 MS +A1+ 50mg /lít casein hydrolysate 3.2.3. Thí nghiệm 3. Ảnh hưởng bổ sung cao nấm men trong môi trường nhân nhanh giống chuôi Tây in vitro Công thức Môi trường CT1 MS + A1 CT2 MS + A1+ 10mg /lít cao nấm men CT3 MS + A1+ 20mg /lít cao nấm men CT4 MS + A1+ 30mg /lít cao nấm men CT5 MS + A1+ 40mg /lít cao nấm men CT6 MS + A1+ 50mg /lít cao nấm men 3.2.4. Thí nghiệm 4. Ảnh hưởng bổ sung nước dừa trong môi trường nhân nhanh giống chuối Tây in vitro Công thức nước dừa CT1 MS + A1 CT2 MS + A1 + 5(%) nước dừa CT3 MS + A1 + 10(%) nước dừa CT4 MS + A1 + 15(%) nước dừa CT5 MS + A1 + 20(%) nước dừa 3.2.5. Thí nghiệm 5. Ảnh hưởng bổ sung Riboflavin (B2) trong môi trường nhân nhanh giống chuối Tây in vitro Công thức Riboflavin (B2) CT1 MS + A1 CT2 MS + A1 + 1 (mg/l) B2 CT3 MS + A1 + 1.5 (mg/l) B2 CT4 MS + A1 + 2 (mg/l) B2 CT5 MS + A1 +2.5 (mg/l) B2 3.2.6. Thí nghiệm 6. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α - NAA tới khả năng ra rễ của cây chuối Tây in vitro Công thức Môi trường CT1 (Đ/C) MS CT2 MS + 0,2 ppm α – NAA CT3 MS + 0,4 ppm α – NAA CT4 MS + 0,6 ppm α – NAA CT5 MS + 0,8 ppm α – NAA CT6 MS + 1,0 ppm α – NAA Thí nghiệm có than hoạt tính 3.3. Phương pháp nghiên cứu. Phương pháp bố trí thí nghiệm: * Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm trong phòng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 10 bình tam giác, mỗi bình cấy 5 mẫu. - Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới có mái che. Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) với 3 lần nhắc lại. * Điều kiện thí nghiệm Các thí nghiệm tiến hành trong điều kiện nhân tạo, điều kiện ánh sáng 2000 lux, nhiệt độ 25 - 27oC. - Chuẩn bị môi trường: Môi trường cơ bản MS (Muraskige & Skoog 1962) có bổ sung 3% saccarose và 0,56% agar. Các chất điều tiết sinh trưởng sử dụng thuộc nhóm auxin, cytokynin, than hoạt tính và các hợp chất hữu cơ casein hydrolysate, cao nấm men bổ sung vào môi trường nuôi cấy với nồng độ khác nhau tuỳ từng thí nghiệm. Giá trị pH của môi trường nuôi cấy trước khi hấp khử trùng là 5,8 - 6,0. Môi trường được hấp khử trùng ở nhiệt độ 1210C, áp suất 1,1atm trong vòng 25 phút. Thể tích dung dịch dinh dưỡng (môi trường nuôi cấy) trong bình nuôi cấy là 50 - 70 ml/bình. Thí nghiệm trong phòng được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 3 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại 10 bình tam giác, mỗi bình cấy 5 mẫu. Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới có mái che. Bố trí theo kiểu ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCB) với 3 lần nhắc lại. Vừa nêu ở trên ui ma ? lặp lại ah ? 3.3.1. Chỉ tiêu theo dõi Hệ số nhân chồi (lần)/ tuần = Σ số chồi tạo thành Σ số chồi cấy ban đầu Số rễ trung bình (rễ) = Σ số rễ tạo thành Σ số cây thí nghiệm Chiều cao trung bình chồi(cm) = Σ chiều cao Σ số chồi theo dõi Số lá trung bình/chồi (lá) = Σ số lá Σ số chồi theo dõi Chiều dài rễ (cm) = Σ chiều dài các rễ Σ số cây theo dõi - Sau khi cấy 2 tuần bắt đầu theo dõi, sau đó 7 ngày theo dõi 1 lần. - Đo chiều cao cụm chồi Cách đo: đo từ mặt thạch đến bẹ lá cao nhất của chồi cao nhất. - Đếm số chồi: là tổng số chồi hình thành. - Đếm số lá : là tổng số lá hoàn chỉnh của chồi cao nhất. * Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng: -Chất lượng chồi ở mức xấu nhất (+): số chồi dị dạng, số lượng chồi bất định nhiều, phát triển chậm, chồi vàng kích thước bé. -Chất lượng chồi ở mức trung bình (++): số lượng chồi nhỏ và trung bình nhiều, chồi phát triển chậm, chồi xanh. -Chất lượng chồi ở mức tốt nhất (+++): số lượng chồi có kích thước lớn nhiều, chồi phát triển tốt, chồi xanh tốt. -Chất lượng rễ ở mức xấu (*): số lượng rễ ít, kích thước rễ nhỏ, rễ ít lông hút và ít rễ cấp 2. -Chất lượng rễ ở mức trung bình (**): số lượng rễ ít, kích thước rễ trung bình, nhiều lông hút ít rễ cấp 2. -Chất lượng rễ ở mức tốt nhất (***): số lượng rễ nhiều, kích thước rễ lớn, rễ nhiều lông hút trắng và nhiều 3.4. Phương pháp xử lý số liệu Tất cả số liệu thu được đều được xử lý bằng chương trình thống kê sinh học IRRISTAT 4.0 và Excel. 3.5. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Các thí nghiệm được tiến hành tại Bộ môn Công Nghệ Sinh Học - Viện Nghiên cứu Rau Quả. Thời gian từ 21/02/2011 đến 22/05/2011. Phần 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP (Benzyl adenin purine) đến sự nhân nhanh của chồi chuối Tây . BAP là nhóm chất cytokynin có tác dụng phân hoá chồi nên thường được sử dụng để tạo thật nhiều chồi trong kỹ thuật nhân nhanh. Hiệu quả của công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô phụ thuộc vào hệ số nhân giống. Vì vậy, để xác định môi trường nhân cho số lượng chồi lớn và số chồi hữu hiệu nhiều đối với giống Chuối Tây . Chúng tôi tiến hành bổ sung BAP nồng độ từ 0- 2.8 ppm vào môi trường MS có 3 saccarose và 0,56% agar. Kết quả thí nghiệm được trình bày ở bảng 4.1. Bảng 4.1. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến hệ số nhân và sinh trưởng phát triển của chồi chuối Tây. CCTD BAP(ppm) Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi(cm) Số lá trung bình/chồi CT 1 (ĐC) 0.89 2.49 1.8 CT 2 1.16 1.98 1.41 CT 3 1.03 1.9 1.32 CT 4 1.13 2 1.48 CT 5 1.41 2.14 1.53 CT 6 1.22 2.07 1.31 CV% 0.35 LSD0.05 1.7 BAP có tác dụng quyết định đến việc hình thành chồi chuối Tây , BAP còn ảnh hưởng tới chiều cao chồi và số lá chồi chuối . Hệ số nhân chồi: Khi tăng nồng độ từ 2 ppm BAP đến 2,6 ppm thì hệ số nhân chồi tăng từ 1,16 lần đến 1,41 lần nhưng khi tăng đến 2,8ppm BAP thì hệ số nhân lại giảm xuống còn 1,42 lần. Ở 2,6 ppm BAP hệ số nhân chồi là 1,41 lần cao hơn công thức đối chứng 0,52 lần Các công thức bổ sung BAP có hệ số nhân cao hơn công thức đối chứng ở múc ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên, chỉ tiêu về chiều cao chồi và số lá thì có xu hướng thấp hơn so với công thức đối chứng. Điều này đúng với quy luật nếu cụm chồi nhiều chồi thì các chỉ tiêu về chiều cao và số lá thường nhỏ. Chiều cao và số lá giữa các công thức có nồng độ BAP khác nhau không chênh lệch nhau nhiều. Khi cho BAP vào thì chiều cao của các công thức đều thấp hơn công thức đối chứng. Ở 2 ppm BAP chiều cao là 1.98 cm thấp hơn công thức đối chứng 0,51 cm, tiếp tục tăng lên 2,4 ppm chiều cao 2 cm thấp hơn công thức đối chứng 0,49 cm. Khi ta cho BAP lên 2.8 ppm thì chiều cao 2.07 cm thấp hơn công thức đối chứng 0,42 cm. Các công thức có hệ số nhân cao thì lá xuất hiện nhưng phiến lá nhỏ. Khi tăng nồng độ từ 2ppm BAP đến 2,4ppm thì số lá giảm xuống và thấp hơn công thức đối chứng là 1,8 lá. Tiếp tục tăng nồng độ BAP lên tới 2,6ppm thì số lá lại tăng lên 1,53 lá. Từ các công thức nghiên cứu chúng tôi nhận thấy có quy luật sau: Khi chỉ tiêu hệ số nhân chồi tăng thì chỉ tiêu chiều cao chồi và số lá giảm, chỉ tiêu chất lượng chồi cũng tăng. Kết luận: trong môi trường nhân nhanh cây chuối Tây nên bổ sung 2,6 ppm BAP thì cho hệ số nhân chồi là cao nhất( đạt 1,6 lần) và chất lượng chồi tốt +++ (chồi mập, lá xanh ). 4.2. Ảnh hưởng của nồng độ Casein hydrolysate đến sự nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro. Casein là một hỗn hợp dinh dưỡng hữu cơ phức tạp và được sử dụng khá nhiều trong nuôi cấy mô có tác dụng để làm tăng sự phát triển của mô sẹo và tăng chất lượng chồi trong nuôi cây mô. Ngoài việc tạo được số lượng chồi lớn thì khả năng sinh trưởng, phát triển của chồi cũng rất quan trọng. Nó quyết định đến việc tạo được chồi hữu hiệu, chồi dài, chồi mập, chồi xanh tốt. Vì vậy, để tìm được nồng độ Casein có ảnh hưởng tốt nhất cho khả năng sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây in vitro trong giai đoạn nhân nhanh. Chúng tôi đã tiến hành bổ sung các nồng độ casein từ 10mg/lít – 50mg/lít vào môi trường MS bổ sung 3% saccarose, 0,56% agar và 2,6 ppm BAP. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Ảnh hưởng của chất bổ sung casein hydrolysate đến sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây. CCTTD Casein(mg/l) Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi(cm) Số lá trung bình/chồi Chất lượng chồi CT 1 1.41 2.14 1.53 +++ CT 2 1.88 2.22 1.53 ++ CT 3 2.04 2.09 1.45 ++ CT 4 2.05 2.14 1.58 ++ CT 5 2.21 2.28 1.58 +++ CT6 1.92 2.21 1.61 ++ CV% 2.8 LSD0.05 0.1 Ghi chú: ++ : Chồi trung bình, lá xanh nhạt +++: Chồi mập, lá xanh Qua bảng 4.2 chúng tôi thấy: Casein có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển và hệ số nhân của chồi chuối Tây, khi bổ sung casein thì hoạt tính của BAP được phát huy rất tốt. Hệ số nhân chồi: Khi bổ sung casein vào môi trường nhân có nồng độ 2.6ppm BAP và casein 40mg/l thì hệ số nhân chồi đã tăng lên (2,21lần) cao hơn công thức có nồng độ casein 10mg/lít (1,88 lần) có ý nghĩa ở mức LSD0.05 = 0,1. Sinh trưởng phát triển: Khi bổ sung 10mg/lít casein vào môi trường nuôi cấy thì chiều cao chồi là 2,22 cm cao hơn công thức đối chứng 0,08 cm. Tăng hàm lượng Casein lên đến 30mg/lít casein thì chiều cao bằng công thức đối chứng (2,14 cm). Kết luận: Để chồi sinh trưởng, phát triển tốt và có hệ số nhân chồi cao nên bổ sung 40mg/lít casein vào môi trường nhân nhanh cho chồi mập, lá xanh, số chồi hữu hiệu nhiều. 4.3. Ảnh hưởng của nồng độ cao nấm men đến sự nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro. Cao nấm mem (Yeast extract) là một hỗn hợp dinh dưỡng hữu cơ phức tạp và được sử dụng khá nhiều trong nuôi cấy mô có tác dụng để làm tăng sự phát triển của mô sẹo và tăng chất lượng chồi, phát triển chồi. Ngoài việc tạo được số lượng chồi lớn, thì sinh trưởng, phát triển và chất lượng chồi cũng khá quan trọng. Nó quyết định đến việc tạo được chồi hữu hiệu, chồi dài, nhiều lá, chồi mập, chồi xanh tốt. Vì vậy, để tìm được nồng độ cao nấm men có ảnh hưởng tốt nhất cho sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của chồi chuối Tây in vitro thì chúng tôi tiến hành bổ sung các nồng độ cao nấm men từ 10mg/lít đến 50mg/lít vào môi trường MS có 3% saccarose, 0,56% agar và 2,6ppm BAP. Từ kết quả đó, chúng tôi so sánh giữa cao nấm men và casein chất bổ sung nào có tác dụng đến sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây tốt hơn. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Ảnh hưởng của cao nấm men trong nuôi cấy mô đến sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây. CCTTD Cao nấm men(mg/l) Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi(cm) Số lá trung bình/chồi Chất lượng chồi CT 1 1.41 2.14 1.53 +++ CT 2 2,16 2,34 1,59 ++ CT 3 2,01 2,24 1,56 +++ CT 4 2,16 2,26 1,64 +++ CT 5 2,1 2,15 1,46 +++ CT6 2,24 2,15 1,54 ++ CV% 1,4 LSD0.05 0,53 Qua bảng 4.3 chúng tôi thấy rằng: Cao nấm men có ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển của chồi chuối Tây và ảnh hưởng tới hệ số nhân chồi chuối. Sinh trưởng, phát triển: Khi bổ sung cao nấm men 10mg/lít-30 mg/lít thì chiều cao chồi giảm. Số lá giữa các công thức chênh lệch nhau không nhiều. Về chất lượng chồi khi bổ sung cao nấm men chất lượng chồi tăng lên rõ rệt: cây tốt, lá xanh đủ tiêu chuẩn ra rễ. Qua bảng 4.2 và bảng 4.3 chúng tôi thấy casein và cao nấm men đều ảnh hưởng tới sinh trưởng phát triển của chồi chuối Tây. Qua 2 công thức tốt nhất của 2 thí nghiệm: công thức 5 (bổ sung 40mg/lít casein) thì chiều cao là 2,28 cm và số lá 1,58 lá. công thức 6 ( bổ sung 50mg/lít cao nấm men) thì chiều cao là 2,15cm và số lá 1,54 lá. Vậy cao nấm men cho sinh trưởng phát triển chồi tốt hơn casein. Cao nấm men còn làm tăng hệ số nhân chồi chuối Tây (2,24 lần) cao hơn công thức đối chứng (0,83 lần). Kết luận: Để chồi sinh trưởng và phát triển tốt, có hệ số nhân chồi cao nên bổ sung 50 mg/l cao nấm men vào môi trường nhân nhanh cho chồi mập, lá xanh. 4.4. Ảnh hưởng của bổ sung nước dừa đến sự nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro. Nước dừa được sử dụng vào nuôi cấy invitro từ những năm 1949, được ứng dụng khá rộng rãi trong các môi trường nhân nhanh invitro. Trong nước dừa thường chứa các axit amin, axit hữu cơ, đường, ARN, AND. Đặc biệt trong nước dừa có chứa các hợp chất quan trọng cho nuôi cấy invitro đó là myo- inositol, các hợp chất có hoạt tính auxin, các glucose của cytokinin (Pierik, 1987) . Vì vậy, để tìm được nồng độ nước dừa có ảnh hưởng tốt nhất cho sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của chồi chuối Tây in vitro thì chúng tôi tiến hành bổ sung các nồng độ nước dừa từ 5% đến 20% vào môi trường MS có 3% saccarose, 0,56% agar và 2,6ppm BAP. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.4. Bảng 4.4: Ảnh hưởng của bổ sung nước dừa đến sự nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro CCTTD Nước dừa (%) Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi(cm) Số lá trung bình/chồi Chất lượng chồi CT 1 1.41 2.14 1.53 +++ CT 2 2.24 2.25 1.53 ++ CT 3 1.99 2.34 1.52 ++ CT 4 2.23 2.18 1.46 ++ CT 5 2.32 2.04 1.37 +++ CV% 1.3 LSD0.05 0.54 Qua bảng 4.4 chúng ta thấy: Nước dừa có ảnh hưởng rất tốt đến sinh trưởng , phát triển và hệ số nhân chồi của chuối Tây. Nước dừa giúp cho BAP phát huy hết tác dụng. Hệ số nhân chồi: Khi bổ sung 10% nước dừa vào môi trường nuôi cấy thì hệ số nhân chồi là 1,99 lần, chiều cao 2,34 cm, số lá 1,52 lá. Tiếp tục tăng lên 20% nước dừa thì hệ số nhân chồi có sự khác biệt rõ (2,32 lần) và cao hơn công thức đối chứng 0,91 lần. Ta thấy nước dừa có ảnh hưởng lớn đến hệ số nhân chồi của chuối Tây. Hệ số nhân chồi của bổ sung casein và cao nấm men thì hệ số nhân chồi cuả bổ sung nước dừa là cao hơn. Sinh trưởng, phát triển: Ở 5% và 10% nước dừa thì số lá bằng công thức đối chứng (1,53 lá). Khi tăng nồng độ nước dừa lên thì số lá có xu hướng giảm dần. Ở 15% số lá là 1,46 lá, 20% số lá giảm còn 1,37 lá. Khi bổ sung nước dừa ở 20% thì chiều cao chồi là 2,04 cm thấp hơn công thức đối chứng 0,1 cm. Kết luận: Muốn có hệ số nhân chồi cao và cây sinh trưởng phát triển tốt thì bổ sung 20% nước dừa vào môi trường nhân nhanh chất lượng tốt, lá xanh, số chồi hữu hiệu nhiều. 4.5. Ảnh hưởng của bổ sung Riboflavin (B2) đến sự nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro. Các vitamin rất cần thiết cho sự sinh trưởng và phát triển của thực vật. Các vitamin thường dùng trong nuôi cấy mô thực vật là Riboflavin (B2), Thiamin (B1), acid nicotinic, pyridoxin, glycine, B5, B12… Trong đó Riboflavin ngoài nồng độ được dung trong môi trường MS thì việc bổ sung thêm vào môi trường nuôi cấy với nồng độ nhất định có tác dụng cải thiện chất lượng chồi ở nhiều loại cây trồng. Để tạo được chồi lớn, thì sinh trưởng phát triển và chất lượng chồi cũng khá quan trọng. Để tìm hiểu tầm quan trọng đó chúng tôi tiến hành thí nghiệm có bổ sung Riboflavin trong môi trường nhân nhanh cây chuối Tây với nồng độ từ 1mg/lít đến 2.5mg/lít + MS có 3% saccarose, 0,56% agar và 2,6 ppm BAP. Kết quả thu được thể hiện ở bảng 4.5. Bảng 4.5. Ảnh hưởng của bổ sung Riboflavin (B2) đến sự nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro CCTTD B5 (mg/lít) Hệ số nhân chồi (lần) Chiều cao chồi(cm) Số lá trung bình/chồi Chất lượng chồi CT 1 1.41 2.14 1.53 +++ CT 2 1.97 2.04 1.23 ++ CT 3 2.1 2.14 1.38 ++ CT 4 2.08 2.24 1.34 +++ CT 5 1.9 2.16 1.39 ++ CV% 1.6 LSD0.05 0.62 Qua bảng 4.5chúng tôi thấy : Hệ số nhân chồi: Kết quả cho thấy khi bổ sung Riboflavin từ 1mg/lít đến 2 mg/ lít thì hệ số nhân chồi tăng dần từ 1,97 lần đến 2,08 lần và cao hơn công thức đối chứng(1,41 lần). Ở 2,5 mg/l Riboflavin thì hệ số nhân chồi giảm xuống 1,9 lần. Như vậy, nồng độ Riboflavin quá cao sẽ ức chế khả năng hình thành chồi của chồi chuối Tây bị giảm. Sinh trưởng phát triển: Các công thức bổ sung Riboflavin có số lá thấp hơn công thức đối chứng. Ở công thức có 1mg/lít Riboflavin có số lá 1,23 lá thấp hơn công thức đối chứng 0,30 lá. Tăng lên 1,5 mg/lít Riboflavin thì số lá là 1,38 lá thấp hơn công thức đôi chứng 0,15 lá. Công thức có bổ sung 1,5 mg/lít Riboflavin có chiều cao chồi là 2,14 cm và bằng công thức đối chứng. Ta tiến hành tă nồng độ Riboflavin lên 2 mg/lít thì chiều cao chồi là 2,24 cm cao hơn công thức đố chứng 0.1cm và cao hơn công thức có 1mg/lít Riboflavin là 0,14 cm. Như vậy, trong môi trường nhân nhanh cây chuối Tây nên bổ sung 1,5 mg/lít Riboflavin thì cho hệ số nhân chồi cao nhất (đạt 2,08 lần) và chất lượng chồi tốt đủ tiêu chuẩn ra rễ. 4.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ α - NAA tới khả năng ra rễ của cây chuối Tây in vitro. Sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể thực vật luôn được điều khiển bởi sự cân bằng của các chất điều tiết sinh trưởng nội sinh, đó là sự cân bằng chung (giữa 2 nhóm chất kích thích sinh trưởng và ức chế sinh trưởng) và sự cân bằng riêng (giữa các chất riêng lẻ trong các nhóm chất điều tiết sinh trưởng như ABA/GA điều khiển sự nảy mầm; Ethylen/NAA điều khiển sự chín…). Trong lĩnh vực nuôi cấy mô tế bào , qua các kết quả nghiên cứu cho thấy: tùy thuộc vào các đối tượng cây trồng khác nhau và tùy thuộc vào các mô nuôi cấy mà sử dụng các chất điều tiết sinh trưởng điều khiển sự phát sinh hình thái ở dạng đơn chất hoặc dạng phối hợp giữa 2 nhóm chất. Mục đích của giai đoạn nhân nhanh là tạo được số lượng chồi lớn,chất lượng chồi tốt. Sau giai đoạn nhân nhanh các chồi này được chuyển sang môi trường ra rễ tạo cây hoàn chỉnh để có thể chuyển sang giai đoạn đưa cây ra vườn ươm.Mặt khác, trong quá trình nuôi cấy trong ống nghiệm, ngoài một số ít các chồi có thể hình thành rễ, còn lại hầu hết là chưa có rễ.Để quá trình thích nghi với điều kiện tự nhiên bên ngoài được thuận lợi thì sử dụng các biện pháp kích thích cho chồi ra rễ là việc làm rất quan trọng và rất cần thiết cho cây in vitro. Nhằm xác môi trường thích hợp cho sự ra rễ của chồi chuối Tây, chúng tôi tiến hành làm thí nghiệm về ảnh hưởng của auxin α - NAA đến sự ra rễ và chất lượng rễ của chồi chuối Tây in vitro.Trong thí nghiệm này chúng tôi sử dụng các chồi chuối in vitro được tạo ra ở giai đoạn nhân nhanh khi chồi đạt trạng thái sinh trưởng có chiều cao là 2 - 3 cm với số lá là 3 - 4 lá. α - NAA là chất điều tiết sinh trưởng nhân tạo thuộc nhóm auxin, được Went và Thiman phát hiện năm 1973, auxin được xem là hoocmon hình thành rễ. Nếu trong môi trường chỉ cho chất điều hoà sinh trưởng là auxin thì mô nuôi cấy chỉ xuất hiện rễ. Auxin có tác dụng hoạt hoá các tế bào vùng xuất hiện rễ để tạo nên mầm rễ bất định. Sau đó các mầm rễ sinh trưởng dài ra, chui ra khỏi vỏ và hình thành rễ bất định [7]. Vì vậy, trong giai đoạn ra rễ của nhiều loại cây trồng cần bổ sung một lượng α - NAA nhất định vào môi trường nhằm tăng hiệu quả của việc tạo rễ. Để xác định được nồng độ thích hợp cho khả năng ra rễ và chất lượng rễ cây chuối Tây, chúng tôi bổ sung nồng độ α - NAA từ 0,2 - 1,0 ppm so sánh với công thức đối chứng không có α - NAA. Kết quả thí nghiệm được ghi ở bảng 4.6. Bảng 4.6 Ảnh hưởng của α - NAA đến khả năng ra rễ và chất lượng rễ cây chuối Tây (sau 3 tuần nuôi cấy) CTTD α - NAA (ppm) Ngày bắt đầu ra rễ (ngày) Chiều dài rễ TB (cm) Số rễ trung bình/ cây (rễ) Chất lượng rễ CT 1 3 3.75 3.94 ** CT 2 3 4.26 4.52 *** CT3 5 3.31 3.91 ** CT4 4 3.29 4.99 ** CT 5 4 3.51 4.95 ** CT 6 5 3.11 4.71 * CV% 0.4 LSD0,05 0.34 Ghi chú : * : Rễ ít lông hút và ít rễ cấp 2 ** : Rễ nhiều lông hút và ít rễ cấp 2 *** : Rễ nhiều lông hút và rễ cấp 2 Qua bảng 4.6 chúng tôi thấy: α - NAA có ảnh hưởng tới khả năng ra rễ và chất lượng bộ rễ của cây chuối Tây . Các công thức bổ sung α - NAA có số rễ cao hơn công thức đối chứng ở mức ý nghĩa thống kê. Nhưng khi nồng độ α - NAA quá cao sẽ ức chế sự hình thành rễ làm cho số rễ, chiều dài rễ và chất lượng rễ giảm. Công thức có bổ sung α - NAA thì có số rễ và chiều dài rễ tốt hơn công thức đối chứng. Tuy nhiên, công thức đối chứng không có α - NAA thì cây vẫn ra rễ điều này chứng tỏ cây chuối có thể ra rễ ngay cả trong điều kiện không bổ sung chất kích thích sinh trưởng nhưng số rễ, chất lượng rễ và chiều dài rễ không phải là tốt nhất. Khi bổ sung α - NAA với nồng độ từ 0,2 ppm số rễ 4,52 cao hơn so với công thức đối chứng 3,94 rễ. Tiếp tục tăng nồng độ α - NAA từ 0,4 ppm thì số rễ lại giảm. Khi tăng α – NAA lên 0,6 ppm thì số rễ tăng lên đạt 4,99 rễ. Tiếp tục tiến hành thí nghiệm tăng α – NAA 0.8 ppm đến 1,0 ppm thì số rễ lại giảm xuống là 4,95 rễ và 4,71 rễ. Vậy cao nhất khi bổ sung 0,6 ppm α – NAA có số rễ là 4,99 rễ. Chiều dài rễ trung bình cao nhất là công thức bổ sung 0,2 ppm α - NAA đạt chiều dài là 3,40 cm cao hơn so với công thức đối chứng ở mức ý nghĩa thống kê. Chất lượng rễ cũng tăng, khi bổ sung α - NAA ở nồng độ từ 0,2 ppm đến 0,6 ppm rễ (***) rễ mập, trắng và nhiều lông hút, tốt hơn công thức đối chứng không bổ sung α - NAA (**) rễ trung bình, trắng, ít lông hút. Kết luận: Để đáp ứng được khả năng ra rễ của cây chuối Tây in vitro với số rễ nhiều và chất lượng rễ tốt. Chúng tôi chọn công thức 0,2 ppm α-NAA có ngày bắt đầu ra rễ là 3 ngày, có số rễ là 4,52 rễ và rễ có chiều dài trung bình là 4,26 cm. Đây cũng là công thức cho chất lượng rễ tốt (***) rễ mập, rễ trắng có nhiều lông hút. Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. Kết luận Trên cơ sở các kết quả thu được từ các thí nghiệm chúng tôi có một số kết luận như sau: 1. Nồng độ BAP thích hợp cho giai đoạn nhân nhanh chồi chuối Tây in vitro là 2,6ppm, hệ số nhân đạt 1,41 lần. 2. Việc bổ sung casein hydrosate vào môi trường nuôi cấy có tác dụng tốt cho sự sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây, hàm lượng casein hydrosate thích hợp là 40mg/lít. 3. Môi trường có bổ sung cao nấm men có tác dụng rất tốt cho sinh trưởng và phát triển của chồi chuối Tây. Hàm lượng cao nấm men thích hợp là 50 mg/lít. 4. Việc bổ sung nước dừa vào môi trường nuôi cấy có tác dụng rất tốt cho sự sinh trưởng phát triển của chồi chuối Tây invitro, hàm lượng nước dừa tốt nhất là 20%. 5. Bổ sung nồng độ nhất định Riboflavin có ảnh hưởng rất tôt đến chất lượng chồi, hàm lượng Riboflavin sử dụng là 1,5 mg/lít. 6. Môi trường ra rễ tạo cây chuối Tây hoàn chỉnh có bổ sung α - NAA hiệu quả ra rễ cao. Nồng độ α - NAA thích hợp nhất là 0,2 ppm. 5.2. Đề nghị Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu trong thời gian thực tập chúng tôi có một số đề nghị sau: - Nghiên cứu tiếp những thí nghiệm trong giai đoạn nhân nhanh để đưa ra công thức hoàn chỉnh về giai đoạn nhân nhanh chuối Tây. - Bước đầu ứng dụng kết quả nghiên cứu cho việc nhân giống chuối Tây đáp ứng về giống cho sản xuất thực tiễn. - Tiếp tục mở rộng nghiên cứu trên các đối tượng khác TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu tiếng việt 1. Hoàng Nghĩa Nhạc, Nghiên cứu hiện tượng biến dị trong nuôi cấy invitro cây chuối phục vụ công tác giống trên địa bàn tỉnh Nghệ An, luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội_2004. 2. Nguyễn Quang Thạch, Nguyễn Thị Nhẫn, Nguyễn Thị Kim Thanh, Mai Thị Tân, Nguyễn Thị Lý Anh, Hoàng Minh Tấn, nghiên cứu xây dựng quy trình vi nhân giống một số cây trồng có giá trị kinh tế, tuyển tập quy trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật Nông nghiệp 1956_1996, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội _1996. 3. Phạm Thị Kim Thu và Đặng Thị Vân, “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất cấy giống chuối bằng phương pháp nuôi cấy in vitro”, kết quả nghiên cứu khoa học về Rau 1990_1994, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội _1995. 4. Trần Thế Tục, Cao Anh Long, Phạm Văn Côn, Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn Thế Lư (1988), giáo trình cây ăn quả, nhà xuất bản Nông nghiệp Hà Nội. 5. Đoàn Thị Ái Thuyền, Nguyễn Thị Quỳnh, Trần Văn Minh, Nguyễn Đức Minh Hùng, Nguyễn Văn Uyển (1993), “Nhân Giống chuối bằng phương pháp cấy mô, Nuôi cấy mô thực vật phục vụ công tác giống cây trồng”, NXB Nông nghiệp, TP Hồ Chí Minh, tr.68 - 72. 6. Đỗ Văn Vịnh, Lê Huy Hàm, Nguyễn Bình Phú, Đỗ Văn Cát (1944), một số yếu tố ảnh hưởng tới hệ số nhân chồi chuối bằng phương pháp nuôi cây mô, Tạp chí Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm. 7. Đỗ Năng Vịnh và cộng sự (1996), Báo cáo nghiệm thu đề tại KC - 08 - 13, Chương trình công nghệ sinh học KC 08 giai đoạn 1991 -1995, Khu vực miền núi phía Bắc, Viện Di truyền Nông nghiệp, Hà Nội, tr.6-7, 15, 52. 8. Jiang Qing Hai (2004), Hỏi đáp về kỹ thuật trồng hoa và cây cảnh trong nhà (Trần Văn Mão dịch), NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 9. Nguyễn Khắc Thái Sơn (2001), “Nghiên cứu hiệu quả ứng dụng kỹ thuật thủy canh vào giai đoạn vườn ươm để sản xuất cây giống chuối và dứa cấy mô”, Luận Án Tiến Sỹ, Trường Đại Học Nông ngiệp I, tr. 68 - 75. 10. Trần Kông Tấu (1993), Bài giảng vật lý thổ nhưỡng, Ha Noi University Viet Nam - Holland cooperation project VH3. 11. Nguyễn Vi (2003), Độ phì nhiêu thực tế, NXB Nghệ An. Tài liệu tiếng anh 12. Kewit - Wanichkul; Benchamas-Silayoi; Chalongchai - Babpraserth (1993), Evaluation and comparative study of potential of banana varieties from tisue culture propagation, in several location of Thailand, Bangkok (Thailand), 147 leaves. 13. Rodriguez Enriquez, MJ; Lorenzo-Martin, JR; Garcia-Rodreguez, -A (19987), “Significance of the physiological history of the explant in the vegetative propagation of banana shoot tips”, Acta - Horticulturae, No.212, vol.I, p.61 - 68. 14. Taiwan banana Reseach Institute, Plant Tissue Culture Couurse, Chiuju, Pingtung, Taiwan 904 Repulic of China, P.3 - 9,19 - 20, 119. 15. Weathers, - PJ; Cheethern, - RD; Giles, - KL (1998), “Dramatic in shoot number ad lengths for Musa, Cordyline and Nephrolepis using nutrient mists”, “Acta-Horticulture, Symposium on High Technology in Protected by salinity and cation activity ratios in root zone”, Jornal of horticultural science, 71 (1), p. 1293-1298. 16. Davidson, 1974), Afica in history. Paladir, sr. Albans P.366 17. Kinder và Hilgemann, (1974), Atlas of wored History.No1.From The Benginning to the Eve ò the French. Revolution Pengurra, Hurmands ưorth.P.299. 18. Namaganda, -J.M.C. (1994), “ Initiation and quantification of in vitro production of banana shoot proliferation culture”, Afican Crop Science Conference proceedings (Uganda), V. 1(1), p. 35 - 36, 713 - 718. 19. Persley, G.J and De Longhe, E. Acds. 1978 Banana plantain Breeding Strategies. ACIAR proceedings No. 21. ACIAR. Cainbera. 20. Taiwan banana Reseach Institute, Plant Tissue Culture Couurse, Chiuju, Pingtung, Taiwan 904 Repulic of China, P.3 - 9,19 - 20, 119. 21. Vansina (1984), Western Bantu Expansion Journal of African History, 25. 129 - 145. Phụ lục 1: Xử lý số liệu thí nghiệm Bảng xử lý số liệu về ảnh hưởng của nồng độ BAP đến khả năng nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE D2 25/ 5/** 8:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB HSNC 0.92726E-01 5 0.38887E-03 12 238.45 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D2 25/ 5/** 8:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HSNC 1 3 0.890000 2 3 1.16333 3 3 1.03000 4 3 1.13000 5 3 1.41000 6 3 1.22000 SE(N= 3) 0.113852E-01 5%LSD 12DF 0.350818E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D2 25/ 5/** 8:51 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HSNC 18 1.1406 0.16597 0.19720E-01 1.7 0.0000 Bảng xử lý số liệu về ảnh hưởng của nồng độ casein hydrolysate đến khả năng nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE D3 25/ 5/** 8:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB HSNC 0.51823E-01 4 0.32200E-02 10 16.09 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D3 25/ 5/** 8:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HSNC 2 3 1.87667 3 3 2.03667 4 3 2.05000 5 3 2.21333 6 3 1.92000 SE(N= 3) 0.327617E-01 5%LSD 10DF 0.103233 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D3 25/ 5/** 8:48 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HSNC 15 2.0193 0.13079 0.56745E-01 2.8 0.0003 Bảng xử lý số liệu về ảnh hưởng của nồng độ cao nấm men đến khả năng nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE D4 25/ 5/** 8:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB HSNC 0.21433E-01 4 0.88000E-03 10 24.36 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D4 25/ 5/** 8:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HSNC 2 3 2.15667 3 3 2.01000 4 3 2.15667 5 3 2.10333 6 3 2.24000 SE(N= 3) 0.171269E-01 5%LSD 10DF 0.539676E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D4 25/ 5/** 8:53 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 15) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HSNC 15 2.1333 0.82173E-010.29665E-01 1.4 0.0001 Bảng xử lý số liệu về ảnh hưởng của nồng độ nước dừa đến khả năng nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE D5 25/ 5/** 8:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB HSNC 0.59778E-01 3 0.84164E-03 8 71.03 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D5 25/ 5/** 8:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HSNC 2 3 2.24000 3 3 1.99333 4 3 2.23333 5 3 2.32000 SE(N= 3) 0.167495E-01 5%LSD 8DF 0.546186E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D5 25/ 5/** 8:54 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HSNC 12 2.1967 0.13006 0.29011E-01 1.3 0.0000 Bảng xử lý số liệu về ảnh hưởng của nồng độ Riboflavin đến khả năng nhân nhanh của chồi chuối Tây invitro SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE D6 25/ 5/** 9: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB HSNC 0.29097E-01 3 0.11000E-02 8 26.45 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D6 25/ 5/** 9: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS HSNC 2 3 1.97000 3 3 2.10667 4 3 2.08333 5 3 1.89667 SE(N= 3) 0.191484E-01 5%LSD 8DF 0.624411E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D6 25/ 5/** 9: 7 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 12) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | HSNC 12 2.0142 0.93464E-010.33166E-01 1.6 0.0003 Bảng xử lý số liệu về ảnh hưởng của nồng độ α - NAA đến khả năng ra rễ của chồi chuối Tây invitro SINGLE EFFECT ANOVA FOR UNBALANCED DATA FILE D7 25/ 5/** 10:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 1 ANOVA FOR SINGLE EFFECT - CT$ -------------------------------------------------------------- VARIATE TREATMENT MS - DF RESIDUAL MS - DF F-RATIO F-PROB SORE 0.69269 5 0.38312E-03 12 1808.03 0.000 TABLE OF MEANS FOR FACTORIAL EFFECTS FILE D7 25/ 5/** 10:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 2 MEANS FOR EFFECT CT$ ------------------------------------------------------------------------------- CT$ NOS SORE 1 3 3.94333 2 3 4.52000 3 3 3.91000 4 3 4.99667 5 3 4.95333 6 3 4.71000 SE(N= 3) 0.113007E-01 5%LSD 12DF 0.348214E-01 ------------------------------------------------------------------------------- ANALYSIS OF VARIANCE SUMMARY TABLE FILE D7 25/ 5/** 10:45 ---------------------------------------------------------------- PAGE 3 F-PROBABLIITY VALUES FOR EACH EFFECT IN THE MODEL. SECTION - 1 VARIATE GRAND MEAN STANDARD DEVIATION C OF V |CT$ | (N= 18) -------------------- SD/MEAN | | NO. BASED ON BASED ON % | | OBS. TOTAL SS RESID SS | | SORE 18 4.5056 0.45167 0.19573E-01 0.4 0.0000 Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Độc Lập – Tự do –Hạnh Phúc BẢN TỰ KIỂM ĐIỂM Kính gửi: Khoa Công Nghệ Sinh Học - Trường Cao đẳng Nông Lâm, đồng kính gửi Bộ môn Công Nghệ Sinh Học -Viện Nghiên cứu Rau Quả. Tên tôi là : Ngô Thị Đượm Lớp : 9k1 Khoa : Công Nghệ Sinh Học Được sự đồng ý của khoa công nghệ sinh học Trường cao đẳng Nông Lâm tôi được phân công đến bộ môn công nghệ sinh học Viện nghiên cứu rau quả - Hà Nội để thực hiện đề tài “Nghiên cứu hoàn thiện quy trình nhân invitro giống chuối Tây” Trong quá trình thực tập từ ngày 22/02/2010 đến 22/05/2010, tôi đã nhận thấy mình có một số ưu điểm và hạn chế như sau : Ưu điểm : Luôn chấp hành đúng mọi nội quy của Viện đề ra, tuân thủ đúng quy tắc ra vào Viện. Luôn học hỏi kinh nghiệm và thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được giao. Hoàn thành tốt các nội dung trong đề cương đã đưa ra. Xác định rõ nội dung, phương hướng, có tinh thần, ý thức thực hiện đề tài tốt. Một số hạn chế Do thời gian thực tập còn ngắn cho nên tôi vẫn chưa tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Khả năng thành thạo tay nghề chưa cao. Quá trình tiếp xúc với môi trường làm việc còn hạn chế. Bắc Giang, ngày 22 tháng 05 năm 2011 Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực hiện Lã Thị Nguyệt Ngô Thị Đượm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docba_o_ca_o_to_t_nghie_p_6438.doc
Luận văn liên quan