Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam

Về đào tạo lao động: Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (VD: Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia. Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (vd: Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hu vực ĐTNN xuất khẩu 23,6 tỷ USD, chiếm 41,7 % tổng xuất khẩu và bằng 98 % so với năm 2008. Nhập khẩu của khu vực ĐTNN năm 2009 đạt 24,8 tỷ USD, bằng 89,2 % so với năm 2008 và chiếm 36,1% tổng nhập khẩu cả nước. Trong năm 2009, khu vực ĐTNN xuất siêu 5,03 tỷ USD. 3.2. Tình hình cấp GCNĐT năm 2009: Theo các báo cáo nhận được đến 15/12/2009, trong năm 2009 cả nước có 839 dự án mới được cấp GCNĐT với tổng vốn đăng ký 16,34 tỷ USD. Tuy chỉ bằng 24,6 % so với năm 2008 nhưng đây là cũng là con số khá cao trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay. Trong năm 2009, có 215 dự án đăng ký tăng vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm là 5,13 tỷ USD, bằng 98,3% so với năm 2008. Tính chung cả cấp mới và tăng vốn, trong năm 2009, các nhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 21,48 tỷ USD, bằng 30% so với năm 2008. Theo lĩnh vực đầu tư: Dịch vụ lưu trú và ăn uống vẫn là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Trong đó, có 32 dự án cấp mới với tổng vốn đầu tư là 4,9 tỷ USD và 8 dự án tăng vốn với số vốn tăng thêm là 3,8 tỷ USD. Kinh doanh bất động sản đứng thứ 2 với 7,6 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Trong đó có một số dự án có quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD Lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có quy mô vốn đăng ký lớn thứ ba trong năm 2009 với 2,97 tỷ USD vốn đăng ký, trong đó có 2,22 tỷ USD đăng ký mới và 749 triệu USD vốn tăng thêm. Theo đối tác đầu tư: Trong năm 2009, có 43 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, các nhà đầu tư lớn nhất lần lượt là Hoa Kỳ với tổng vốn đăng ký là 9,8 tỷ USD chiếm 45,6% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, Cayman Islands đứng thứ 2 với tổng vốn đăng ký 2,02 tỷ USD chiếm 9,4%, NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 11 đứng thứ 3 là Samoa với tổng vốn đăng ký 1,7 tỷ USD chiếm 7,9%; Hàn Quốc đứng thứ 4 với 1,66 tỷ USD vốn đăng ký, chiếm 7,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Theo địa bàn đầu tư: Bà Rịa-Vũng Tàu là địa phương thu hút nhiều vốn ĐTNN nhất trong năm 2009 với 6,73 tỷ USD vốn đăng ký mới và tăng thêm. Tiếp theo là Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai và Phú Yên với quy mô vốn đăng ký lần lượt là 4,1 tỷ USD; 2,5 tỷ USD; 2,36 tỷ USD và 1,7 tỷ USD. Bảng 1: Tổng hợp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam TỔNG HỢP ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM PHÂN THEO NGÀNH Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009 TT Chuyên ngành Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 CN chế biến,chế tạo 6,766 88,850,994,612 29,634,570,710 2 KD bất động sản 315 40,117,953,638 9,990,957,249 3 Dvụ lưu trú và ăn uống 258 14,964,511,189 2,433,438,420 4 Xây dựng 501 9,103,498,618 3,250,878,311 5 Thông tin và truyền thông 548 4,673,509,012 2,911,662,190 6 Nghệ thuật và giải trí 120 3,680,589,178 1,046,333,799 7 Khai khoáng 66 3,079,334,407 2,385,813,016 8 Nông,lâm nghiệp;thủy sản 480 3,002,667,405 1,467,414,502 9 Vận tải kho bãi 286 2,324,750,704 843,673,485 10 SX,pp điện,khí,nước,đ.hòa 53 2,236,203,675 676,377,653 11 Bán buôn,bán lẻ;sửa chữa 307 1,203,191,541 551,787,585 12 Tài chính,n.hàng,bảo hiểm 72 1,181,695,080 1,084,363,000 13 Y tế và trợ giúp XH 65 956,849,074 237,855,506 14 Dịch vụ khác 80 625,730,000 140,541,644 15 HĐ chuyên môn, KHCN 807 597,750,432 275,028,133 16 Giáo dục và đào tạo 127 269,037,416 105,066,210 17 Hành chính và dvụ hỗ trợ 91 185,158,416 85,758,006 18 Cấp nước;xử lý chất thải 18 59,423,000 37,123,000 Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419 PHÂN THEO HÌNH THỨC ĐẦU TƯ Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009 TT Hình thức đầu tư Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 100% vốn nước ngoài 8,521 110,802,022,376 34,996,441,787 2 Liên doanh 2,021 54,767,095,420 15,769,544,770 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 12 3 Hợp đồng hợp tác KD 222 4,962,400,300 4,480,687,381 4 Công ty cổ phần 186 4,736,596,301 1,362,025,481 5 Hợp đồng BOT,BT,BTO 9 1,746,725,000 466,985,000 6 Công ty mẹ con 1 98,008,000 82,958,000 Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419 PHÂN THEO ĐỐI TÁC Các dự án còn hiệu lực tính đến ngày 15/12/2009 TT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) 1 Đài Loan 2,023 21,344,405,807 8,628,729,342 2 Hàn Quốc 2,327 20,572,892,316 6,933,403,450 3 Malaysia 341 18,064,514,601 3,871,213,032 4 Nhật Bản 1,160 17,816,524,080 5,157,821,224 5 Singapore 776 17,003,489,911 5,448,066,282 6 Hoa Kỳ 495 14,539,123,313 2,627,224,710 7 BritishVirginIslands 453 13,194,840,649 4,345,974,936 8 Hồng Kông 564 7,718,774,719 2,660,042,606 9 Cayman Islands 44 6,630,072,851 1,226,052,618 10 Thái Lan 220 5,773,990,708 2,471,157,622 11 Canada 93 4,798,138,125 1,009,504,656 12 Brunei 99 4,693,831,421 949,146,421 13 Pháp 274 3,040,302,268 1,543,273,534 14 Hà Lan 124 2,933,914,313 1,577,891,444 15 Trung Quốc 676 2,741,323,631 1,303,360,196 16 Samoa 80 2,627,109,168 375,027,500 17 Síp 6 2,209,065,500 751,681,500 18 Vương quốc Anh 120 2,151,477,501 1,319,856,709 19 Thụy Sỹ 71 1,434,503,849 1,012,760,804 20 Australia 226 1,214,725,536 522,625,588 21 Luxembourg 17 987,034,393 772,108,469 22 CHLB Đức 139 777,611,409 367,773,453 23 Liên bang Nga 64 765,761,348 582,731,594 24 Đan Mạch 81 583,829,848 220,512,847 25 British West Indies 6 511,231,090 146,939,327 26 Philippines 44 300,942,910 148,662,336 27 Mauritius 32 215,803,600 147,756,519 28 Bermuda 5 211,572,867 128,452,000 29 ấn Độ 38 201,404,210 124,640,391 30 Indonesia 22 197,992,000 95,505,600 31 Italia 34 162,002,268 42,472,954 32 Cook Islands 3 142,000,000 22,571,000 33 Channel Islands 14 113,676,000 40,655,063 34 TVQ ả rập thống nhất 1 112,000,000 20,838,312 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 13 35 Bahamas 3 108,350,000 22,650,000 36 Ba Lan 7 98,421,948 41,264,334 37 New Zealand 18 96,189,500 58,559,500 38 Bỉ 35 78,598,380 35,836,772 39 Isle of Man 2 70,000,000 10,400,000 40 Thổ Nhĩ Kỳ 8 69,700,000 23,960,000 41 Barbados 2 68,143,000 32,193,140 42 Na Uy 19 66,535,672 28,893,735 43 Thụy Điển 21 66,463,913 20,140,913 44 Cộng hòa Séc 16 50,461,173 26,441,173 45 Lào 8 48,053,528 30,313,527 46 Belize 7 48,000,000 25,460,000 47 Ma Cao 7 44,200,000 25,600,000 48 Hungary 7 42,386,196 7,387,883 49 Saint Kitts & Nevis 2 39,685,000 12,625,000 50 Liechtenstein 2 35,500,000 10,820,000 51 Phần Lan 5 33,435,000 10,950,000 52 Irắc 2 27,100,000 27,100,000 53 Aó 13 26,275,000 5,742,000 54 Ukraina 7 22,954,667 12,045,818 55 Tây Ban Nha 16 20,036,432 11,769,865 56 Panama 7 18,500,000 7,190,000 57 Costa Rica 1 16,450,000 16,450,000 58 Saint Vincent 1 16,000,000 1,450,000 59 Bungary 7 15,360,000 13,619,000 60 Srilanca 6 13,314,048 6,864,175 61 Cu Ba 2 13,200,000 4,400,000 62 Israel 8 11,680,786 5,790,786 63 Dominica 2 11,000,000 3,400,000 64 St Vincent & The Grenadines 2 9,000,000 3,200,000 65 Campuchia 7 6,250,000 4,440,000 66 Island of Nevis 1 6,000,000 1,000,000 67 Oman 1 5,000,000 1,500,000 68 Ireland 4 4,377,000 1,717,000 69 Turks & Caicos Islands 2 3,100,000 1,400,000 70 Brazil 1 2,600,000 1,200,000 71 Ma rốc 2 2,000,000 500,000 72 Slovenia 1 2,000,000 1,000,000 73 Guatemala 1 1,866,185 894,000 74 Secbia 1 1,580,000 1,000,000 75 Nigeria 4 1,210,000 1,210,000 76 Guinea Bissau 1 1,192,979 529,979 77 Pakistan 2 1,100,000 400,000 78 Maurice 1 1,000,000 1,000,000 79 Syria 2 1,000,000 400,000 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 14 80 Guam 1 500,000 500,000 81 CHDCND Triều Tiên 3 400,000 400,000 82 Bangladesh 1 200,000 100,000 83 Achentina 1 120,000 120,000 84 Libăng 2 105,000 60,000 85 Uruguay 1 100,000 100,000 86 West Indies 1 100,000 50,000 87 Nam Phi 2 79,780 79,780 88 Mexico 1 50,000 50,000 89 Rumani 1 40,000 40,000 Tổng số 10,960 177,112,847,397 57,158,642,419 PHÂN THEO VÙNG/ĐỊA PHƯƠNG TT Địa phương Số dự án Vốn đầu tư đăng ký (USD) Vốn điều lệ (USD) I Đồng bằng sông Hồng 2,373 31,088,903,067 11,606,171,747 1 Hà Nội 1,349 18,864,589,686 7,270,667,101 2 Hải Phòng 294 4,255,252,040 1,524,277,692 3 Hải Dương 222 2,292,458,434 842,580,574 4 Vĩnh Phúc 126 1,914,556,776 627,125,192 5 Bắc Ninh 134 1,913,038,241 565,566,235 6 Hưng Yên 145 773,432,740 312,180,152 7 Ninh Bình 17 509,514,910 156,425,529 8 Thái Bình 32 209,808,921 89,276,357 9 Hà Nam 26 190,359,490 95,243,165 10 Nam Định 28 165,891,829 122,829,750 II Đông Bắc 342 2,592,565,079 1,093,582,149 11 Quảng Ninh 105 1,151,665,685 465,740,872 12 Phú Thọ 50 354,117,987 194,080,290 13 Lào Cai 35 317,734,147 110,807,095 14 Bắc Giang 59 247,555,697 103,566,320 15 Thái Nguyên 24 224,604,472 100,177,540 16 Lạng Sơn 30 113,505,102 53,522,784 17 Tuyên Quang 7 110,660,322 20,500,000 18 Cao Bằng 12 27,150,812 22,270,000 19 Yên Bái 10 22,915,188 9,729,581 20 Bắc Kạn 6 17,572,667 8,104,667 21 Hà Giang 4 5,083,000 5,083,000 III Tây Bắc 37 201,391,891 55,527,210 22 Sơn La 8 112,620,000 15,272,000 23 Hòa Bình 25 84,642,891 37,126,210 24 Lai Châu 3 4,000,000 3,000,000 25 Điện Biên 1 129,000 129,000 IV Bắc Trung Bộ 128 17,485,348,685 3,702,310,622 26 Hà Tĩnh 9 7,920,105,000 2,717,915,000 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 15 27 Thanh Hóa 33 6,996,148,144 465,461,987 28 Thừa Thiên-Huế 53 2,335,616,587 413,583,684 29 Nghệ An 16 153,385,654 74,899,051 30 Quảng Trị 13 47,759,500 20,717,100 31 Quảng Bình 4 32,333,800 9,733,800 V Duyên hải Nam Trung Bộ 372 14,659,455,612 3,704,878,454 32 Phú Yên 47 6,377,956,438 1,442,518,655 33 Quảng Ngãi 19 3,417,528,689 472,265,000 34 Đà Nẵng 134 2,548,674,770 987,276,509 35 Khánh Hòa 75 1,208,172,094 392,705,350 36 Quảng Nam 64 735,292,621 279,613,440 37 Bình Định 33 371,831,000 130,499,500 VI Tây Nguyên 129 706,228,916 370,855,667 38 Lâm Đồng 110 521,996,550 266,095,147 39 Kon Tum 3 77,130,000 74,540,000 40 Gia Lai 9 74,934,616 14,160,000 41 Đắc Lắc 2 16,668,750 5,168,750 42 Đắc Nông 5 15,499,000 10,891,770 VII Đông Nam Bộ 6,263 83,229,634,340 27,538,299,139 43 TP Hồ Chí Minh 2,874 26,073,730,718 9,407,024,729 44 Bà Rịa-Vũng Tàu 198 20,686,540,318 5,511,727,361 45 Đồng Nai 1,012 14,016,097,827 6,648,577,773 46 Bình Dương 1,856 10,879,310,065 4,375,217,914 47 Ninh Thuận 20 9,968,046,566 841,868,678 48 Bình Thuận 65 710,132,183 216,197,387 49 Tây Ninh 176 701,641,663 404,999,917 50 Bình Phước 62 194,135,000 132,685,380 VIII Đồng bằng sông Cửu Long 422 7,642,489,657 3,734,385,449 51 Long An 261 2,907,135,092 1,199,776,630 52 Kiên Giang 14 2,772,730,857 1,195,170,082 53 Cần Thơ 49 688,595,611 633,458,213 54 Hậu Giang 5 632,959,217 353,107,232 55 Tiền Giang 17 266,546,723 130,853,112 56 Bến Tre 12 110,969,048 85,472,925 57 Vĩnh Long 13 76,995,000 25,585,000 58 Trà Vinh 13 54,057,701 22,893,701 59 Bạc Liêu 9 42,942,476 27,686,517 60 Đồng Tháp 13 36,113,037 30,533,037 61 Sóc Trăng 6 29,283,000 16,003,000 62 An Giang 5 17,161,895 6,846,000 63 Cà Mau 5 7,000,000 7,000,000 IX Dầu khí 39 2,158,441,815 1,801,441,815 Tổng số 10,105 159,764,459,062 53,607,452,252 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 16 Nguồn: Bộ Kế Hoạch và Đầu tư Cục Đầu Tư Nước Ngoài 3.3. Tác động của ĐTNN đối với nền kinh tế 3.3.1. Tác động tích cực: Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là khu vực có tốc độ phát triển năng động nhất. a. Về mặt kinh tế: - ĐTNN là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế:  Đóng góp của ĐTNN trong tổng vốn đầu tư xã hội có biến động lớn, từ tỷ trọng chiếm 13,1% vào năm 1990 đã tăng lên mức 32,3% trong năm 1995. Tỷ lệ này đã giảm dần trong giai đoạn 1996-2000, do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính khu vực (năm 2000 chiếm 18,6%) và trong 5 năm 2001-2005 chiếm khoảng 16% tổng vốn đầu tư xã hội; hai năm 2006-2007 chiếm khoảng 16% (Theo Niên giám Thống kê cơ cấu vốn đầu tư thực hiện của khu vực ĐTNN năm 2003 là 16%, năm 2004 là 14,2%, năm 2005 là 14,9% và năm 2006 là 15,9%, ước năm 2007 đạt trên 16%).  Vốn ĐTNN đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất nước. Từ năm 1991-2000, GDP tăng liên tục qua các năm với tốc động tăng bình quân mỗi năm 7,56%, trong đó: (i) 5 năm 1991-1995: tăng 8,18% (nông lâm ngư tăng 2,4%; công nghiệp xây dựng tăng 11,3%, dịch vụ tăng 7,2%); (ii) 5 năm 1996-2000: tăng 6,94% (nông lâm ngư tăng 4,3%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 5,75%). Nhờ vậy, đến năm 2000 tổng sản phẩm trong nước tăng gấp hơn 2 lần năm 1990: (iii) 5 năm 2001- 2005: tốc độ tăng GDP đạt 7,5% (nông lâm ngư tăng 3,8%; công nghiệp xây dựng tăng 10,2%, dịch vụ tăng 7%; (iv) Năm 2006 đạt 8,17% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,37%, dịch vụ tăng 8,29% và (iv) Năm 2007 đạt 8,48% (nông lâm ngư tăng 3,4%; công nghiệp xây dựng tăng 10,6%, dịch vụ tăng 8,6%. - ĐTNN góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp:  Trong 20 năm qua ĐTNN đóng một vai trò quan trọng cho sự tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và cho ngành công nghiệp nói riêng, trong đó từng bước trở thành nguồn đầu tư quan trọng của Quốc gia, góp phần phát triển các ngành công nghiệp và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành đưa vào sản xuất, phát huy hiệu quả đầu tư, nhiều công trình trọng điểm làm cơ sở cho tăng trưởng giai đoạn sau đó được khởi công và đẩy nhanh tiến độ, nhất là các công trình điện, dầu khí, công nghiệp nặng, công nghiệp phục vụ xuất khẩu...  Tốc độ tăng trưởng công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cao hơn mức tăng trưởng công nghiệp chung của cả nước, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), tăng tỷ trọng của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong ngành công nghiệp qua các năm (từ 23,79% vào năm 1991 lên 40% năm 2004, 41% năm 2005 và năm 2006).  Giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trong 5 năm qua chiếm trung bình 42,5% giá trị sản xuất công nghiệp của cả nước. Cụ thể tỷ trọng trên tăng từ 41,3% vào năm 2000 lên 43,7% vào 2 năm 2004 và 2005. Đặc biệt, một số NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 17 địa phương (Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc..) tỷ lệ này đạt đến 65-70% giá trị sản xuất công nghiệp của địa bàn.  ĐTNN đã tạo ra nhiều ngành công nghiệp mới và tăng cường năng lực của nhiều ngành công nghiệp như dầu khí, công nghệ thông tin, hóa chất, ô tô, xe máy, thép, điện tử và điện tử gia dụng, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may… Hiện ĐTNN đóng góp 100% sản lượng của một số sản phẩm công nghiệp (dầu khí, thiết bị máy tính, máy giặt, điều hòa), 60% cán thép, 33% hàng điện tử, 76% dụng cụ y tế chính xác, 49% sản phẩm da giày, 55% sản lượng sợi, 25% hàng may mặc.  ĐTNN đã góp phần hình thành và phát triển trong cả nước hệ thống các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao tương đối đồng bộ và hiện đại, đem lại hiệu quả sử dụng đất cao hơn ở một số địa phương đất đai kém màu mỡ. - ĐTNN thúc đẩy chuyển giao công nghệ:  ĐTNN góp phần thúc đẩy chuyển giao công nghệ tiên tiến vào Việt Nam, phát triển một số ngành kinh tế quan trọng của đất nước như viễn thông, thăm dò và khai thác dầu khí, hoá chất, cơ khí chế tạo điện tử, tin học, ô tô, xe máy... Nhất là sau khi Tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ đô la Mỹ vào Việt Nam trong dự án sản xuất linh kiện điện tử cao cấp, đã gia tăng số lượng các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao của các tập đoàn đa quốc gia (Canon, Panasonic, Ritech.v.v)  Nhìn chung, trình độ công nghệ của khu vực ĐTNN cao hơn hoặc bằng các thiết bị tiên tiến đã có trong nước và tương đương các nước trong khu vực. Hầu hết các doanh nghiệp có vốn ĐTTNN áp dụng phương thức quản lý tiên tiến, được kết nối và chịu ảnh hưởng của hệ thống quản lý hiện đại của công ty mẹ.  Trong nông-lâm-ngư nghiệp, ĐTNN đã tạo ra một số sản phẩm mới có hàm lượng kỹ thuật cao và các cây, con giống mới. - Tác động lan tỏa của ĐTNN đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế:  Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp ĐTNN được nâng cao qua số lượng các doanh nghiệp tăng vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất. Đồng thời, có tác động lan tỏa đến các thành phần khác của nền kinh tế thông qua sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn ĐTNN với các doanh nghiệp trong nước, công nghệ và năng lực kinh doanh được chuyển giao từ doanh nghiệp có vốn ĐTNN.  Sự lan tỏa này có thể theo hàng dọc giữa các doanh nghiệp trong ngành dọc hoặc theo hàng ngang giữa các doanh nghiệp hoạt động cùng ngành. Mặt khác, các doanh nghiệp ĐTNN cũng tạo động lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nước nhằm thích ứng trong bối cảnh toàn cầu hóa. - ĐTNN đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô:  Cùng với sự phát triển các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam, mức đóng góp của khu vực kinh tế có vốn ĐTNN vào ngân sách ngày càng tăng. Thời kỳ 1996-2000, không kể thu từ dầu thô, các doanh nghiệp ĐTNN đã nộp ngân sách đạt 1,49 tỷ USD, gấp 4,5 lần 5 năm trước. Trong 5 năm 2001-2005, thu ngân sách trong khối doanh nghiệp ĐTNN đạt hơn 3,6 tỷ USD, tăng bình quân 24%/năm. Riêng 2 năm 2006 và 2007 khu vực kinh tế có vốn ĐTNN đã nộp ngân sách đạt trên 3 tỷ USD, gấp đôi thời kỳ 1996-2000 và bằng 83% thời kỳ 2001-2005. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 18  ĐTNN tác động tích cực đến các cân đối lớn của nền kinh tế như cân đối ngân sách, cải thiện cán cân vãng lai, cán cân thanh toán quốc tế thông qua việc chuyển vốn vào Việt Nam và mở rộng nguồn thu ngoại tệ gián tiếp qua khách quốc tế, tiền thuê đất, tiền mua máy móc và nguyên, vật liệu... - ĐTNN góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào đời sống kinh tế quốc tế:  Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực ĐTNN tăng nhanh, cao hơn mức bình quân chung của cả nước, đóng góp quan trọng vào việc gia tăng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Thời kỳ 1996-2000, xuất khẩu của khu vực ĐTNN đạt 10,6 tỷ USD (không kể dầu thô), tăng hơn 8 lần so với 5 năm trước, chiếm 23% kim ngạch xuất khẩu cả nước; năm 2000 chiếm 25%, năm 2003 chiếm 31%; tính cả dầu thô thì tỷ trọng này đạt khoảng 54% năm 2004 và chiếm trên 55% trong các năm 2005, 2006 và 2007.  ĐTNN chiếm một tỷ trọng cao trong xuất khẩu một số sản phẩm: 100% dầu khí, 84% hàng điện tử, máy tính và linh kiện, 42% sản phẩm da giày, 35% hàng may mặc… Thông qua mạng lưới tiêu thụ của các tập đoàn xuyên quốc gia, nhiều sản phẩm sản xuất tại Việt Nam đã tiếp cận được với các thị trường trên thế giới.  Trong lĩnh vực khách sạn và du lịch, ĐTNN đã tạo ra nhiều khách sạn cao cấp đạt tiêu chuẩn quốc tế 4, 5 sao cũng như các khu du lịch, nghỉ dưỡng đáp ứng nhu cầu khách du lịch quốc tế, góp phần gia tăng nhanh chóng xuất khẩu tại chỗ.  Bên cạnh đó, ĐTNN còn góp phần đưa nền kinh tế nước ta từng bước hội nhập với kinh tế thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. b. Về mặt xã hội: - ĐTNN góp phần quan trọng trong việc tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực:  Đến nay, khu vực có vốn ĐTNN đã tạo ra việc làm cho trên 1,2 triệu lao động trực tiếp và hàng triệu lao động gián tiếp khác theo kết quả điều tra của WB cứ 1 lao động trực tiếp sẽ tạo việc làm cho từ 2-3 lao động gián tiếp phục vụ trong khu vực dịch vụ và xây dựng, góp phần nâng cao phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống một bộ phận trong cộng đồng dân cư, đưa mức GDP đầu người tăng lên hàng năm. Thông qua sự tham gia trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Việt Nam đã từng bước hình thành đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, có tay nghề, từng bước tiếp cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao và có tác phong công nghiệp hiên đại, có kỷ luật lao động tốt, học hỏi được các phương thức, kinh nghiệm quản lý tiên tiến.  Hoạt động của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tại Việt Nam cũng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước không ngừng đổi mới công nghệ, phương thức quản lý để nâng cao hơn chất lượng, sức cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ trên thị trường trong nước và quốc tế. Đặc biệt, một số chuyên gia Việt Nam làm việc tại các doanh nghiệp có vốn ĐTNN đã dần thay thế các chuyên gia nước ngoài trong đảm nhiệm các vị trí quản lý doanh nghiệp cũng như điều khiển các quy trình công nghệ hiện đại. - ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới: NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 19  ĐTNN đã góp phần quan trọng trong việc xóa bỏ cấm vận của Hoa Kỳ đối với Việt Nam, tạo điều kiện mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế theo hướng đa phương hóa và đa dạng hóa, thúc đẩy Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy nhanh tiến trình tự do hoá thương mại và đầu tư.  Đến nay, Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN, APEC, ASEM và WTO. Nước ta cũng đã ký kết 51 Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư, trong đó có Hiệp định thương mại Việt Nam-Hoa Kỳ (BTA), Hiệp định tự do hoá, khuyến khích và bảo hộ đầu tư với Nhật Bản. Thông qua tiếng nói và sự ủng hộ của các nhà đầu tư nước ngoài, hình ảnh và vị thế của Việt Nam không ngừng được cải thiện. c. Về mặt môi trường: Theo kết quả điều tra năm 2002 (của Viện Quản lý kinh tế trung ương), đa số các doanh nghiệp có vốn ĐTNN tuân thủ các tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và có kết quả môi trường tốt hơn so với số đông các doanh nghiệp trong nước (có 77% doanh nghiệp có kết quả về các thông số gây ô nhiễm môi trường thấp hơn tiêu chuẩn cho phép của Việt Nam). Đáng chú ý là 60% doanh nghiệp ĐTNN trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đã lắp đặt thiết bị xử lý nước thải đúng tiêu chuẩn (so sánh với tỷ lệ 10% của các doanh nghiệp trong nước). Không có doanh nghiệp ĐTNN nào được điều tra vi phạm tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. 3.3.2. Mặt hạn chế: Tuy đạt được những kết quả quan trọng nêu trên, nhưng hoạt động ĐTNN tại Việt Nam còn những mặt hạn chế như sau: a. Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ: - Mục đích cao nhất của các nhà đầu tư là lợi nhuận. Do đó những lĩnh vực, ngành, dự án có tỷ suất lợi nhuận cao đều được các nhà đầu tư quan tâm, còn những dự án, lĩnh vực mặc dù rất cần thiết cho dân sinh, nhưng không đưa lại lợi nhuận thỏa đáng thì không thu hút được đầu tư nước ngoài. - Các nhà ĐTNN trong khi lựa chọn địa điểm để triển khai dự án đầu tư thường tập trung vào những nơi có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội thuận lợi, do đó các thành phố lớn, những địa phương có cảng biển, cảng hàng không, các tỉnh đồng bằng là nơi tập trung nhiều dự án ĐTNN nhất. Trong khi đó, các tỉnh miềm núi, vùng sâu, vùng xa, những địa phương cần được đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, mặc dù chính phủ và chính quyền địa phương có những ưu đãi cao hơn nhưng không được các nhà đầu tư quan tâm. - Tình trạng đó đã dẫn đến một nghịch lý, những địa phương có trình độ phát triển cao thì thu hút được ĐTNN nhiều, do đó tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt quá tốc độ tăng trưởng trung bình của cả nước. Trong khi đó, những vùng có trình độ kém phát triển thì có ít dự án ĐTNN, tốc độ tăng trưởng kinh tế vẫn thấp. - Đối với các ngành nghề cũng xảy ra tình trạng tương tự, các nhà ĐTNN chỉ đầu tư vào các ngành có khả năng sinh lợi cao, rủi ro thấp, còn các ngành, lĩnh vực có khả năng sinh lời thấp, rủi ro cao không được sự quan tâm của các nhà ĐTNN. b. Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời. - Các tranh chấp lao động là khó tránh, đặc biệt trong những thời điểm doanh nghiệp mới bắt đầu hoạt động, hoặc khi doanh nghiệp gặp khó khăn về sản xuất kinh doanh. Nhìn chung người chủ thường trả công cho người lao động thấp hơn cái mà họ đáng được NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 20 hưởng, không thỏa đánh với nhu cầu của người lao động. Điều đó dẫn đến mâu thuẫn giữa chủ sử dụng lao động và người lao động, dẫn đến tình trạng đình công bãi công làm thiệt hại cho doanh nghiệp. - ĐTNN ở nước ta đã thu hút được hàng nghìn doanh nghiệp của các nước và vũng lãnh thổ khắp thế giới. Điều đó cho thấy tính hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện tính đa dạng của các nền văn hóa trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động trong các doanh nghiệp ĐTNN. c. Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ - Nhìn chung công nghệ được sử dụng trong các doanh nghiệp ĐTNN thường cao hơn mặt bằng công nghệ cùng ngành và cùng loại sản phẩm tại nước ta. - Tuy vậy, một số trường hợp các nhà ĐTNN đã lợi dụng sơ hở của pháp luật Việt Nam, cũng như sự yếu kém trong kiểm tra giám sát tại các cửa khẩu nên đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị có công nghệ lạc hậu thậm chí là những phế thải của các nước khác. Tính phổ biến của việc nhập máy móc thiết bị là giá cả đươc ghi trong hóa đơn thường cao hơn giá trung bình của thị trường thế giới. Nhờ vậy một số nhà ĐTNN có thể lợi dụng để khai tăng tỷ lệ góp vốn trong các liên doanh với Việt Nam. - Việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam được thực hiện thông qua các hợp đồng và được cơ quan quản lý nhà nước về khoa học công nghệ chuẩn y. Tuy vậy, đây là một hoạt đông cực kỳ khó khăn đối với các nước tiếp nhận đầu tư nói chung, kể cả Việt Nam, bởi khó có thể đánh giá chính xác giá trị thực của từng loại công nghệ trong những ngành khác nhau, đặc biệt trong những ngành công nghệ cao. Do vậy, thường phải thông qua thương lượng theo hình thức mặc cả đến khi hai bên có thể chấp nhận được, thì ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ. 3.4. Bài học kinh nghiệm đối với việc quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài: Từ thực tiễn 20 năm hoạt động ĐTNN tại Việt Nam cũng như kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có thể rút ra một số bài học sau: - Một là, cần thống nhất nhận thức và có cách nhìn nhạy bén về kinh tế, chính trị, nắm bắt thời cơ, thuận lợi, thấy rõ được những khó khăn, thách thức từ bên trong cũng như bên ngoài để kịp thời đề ra được chủ trương, đường lối đúng đắn, tập trung lực lượng, giải quyết dứt điểm các vấn đề nảy sinh. Chủ trương, đường lối khi đã đề ra phải được quán triệt thông suốt, đầy đủ từ trung ương đến địa phương và phải được cụ thể hóa kịp thời, tạo ra sự thống nhất và quyết tâm cao trong việc tổ chức thực hiện để đảm bảo thành công. - Hai là, các chủ trương, phương hướng lớn phải được nhanh chóng thể chế hóa thành pháp luật, cơ chế, chính sách một cách đồng bộ, tạo đủ hành lang pháp lý cho việc thực hiện. Pháp luật và văn bản liên quan về ĐTNN phải minh bạch, rõ ràng và phù hợp với thông lệ quốc tế có chú ý tới điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của nước ta. Cơ chế, chính sách phải đồng bộ thể hiện tính khuyến khích và canh tranh cao so với các nước trong khu vực, có tính tới quy luật cạnh tranh và xu hướng tự do hóa trong thu hút đầu tư phù hợp với tiến trình hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, đồng thời tạo điều kiện, khuyến khích sự chủ động, sáng tạo của người thực hiện. - Ba là, công tác chỉ đạo, điều hành phải thông suốt, thống nhất, có nền nếp, kỷ cương trong bộ máy công quyền, tạo niềm tin và độ tin cậy đối với nhà đầu tư, đặc biệt đối với người đứng đầu. Phải luôn luôn hướng về nhà đầu tư và doanh nghiệp để nhanh chóng NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 21 tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư. M ọi thủ tục hành chính phục vụ cho hoạt động đầu tư phải đơn giản, gọn nhẹ, không làm tăng chi phí, không gây phiều hà, sách nhiễu cho nhà đầu tư. - Bốn là, công tác cán bộ cần luôn được xem trọng để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên, liên tục nhằm xây dựng tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác kinh tế đối ngoại không những tinh thông nghiệp vụ, am hiểu về kinh tế đối ngoại, mà còn trong sạch về phẩm chất, đạo đức, vì đây là cầu nối giữa nhà đầu tư với nước chủ nhà, là nguyên nhân của mọi nguyên nhân thành công hay thất bại. - Năm là, tùy điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, các cơ quan quản lý đầu tư các cấp chủ động vận dụng, tổ chức triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách, pháp luật nhà nước về đầu tư sao cho hiệu quả, đảm bảo hài hòa mối quan hệ giữa nhà đầu tư, nhà quản lý, giữa lợi ích của nhà nước với lợi ích của nhà đầu tư trong quá trình phát triển kinh tế-xã hội bền vững trên địa bàn và trên cả nước. 3.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng FDI 3.5.1.Nhóm giải pháp về chính sách: Cần thu hút và sử dụng có lựa chọn nguồn FDI hơn là chạy theo số lượng, cần tính đến hiệu quả kinh tế và sự phát triển bền vững cũng như đảm bảo về môi trường. Hướng FDI vào các ngành sản xuất có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghệ cao, ít tiêu tốn năng lượng, không làm cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Thời gian gần đây, đặc biệt từ năm 2007, FDI hướng quá nhiều vào bất động sản, sân golf, tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn tới bất ổn cho nền kinh tế. Thực tế khủng hoảng tài chính ở châu á và gần đây ở Mỹ đã chứng minh điều này. Cần tạo ra sự liên kết giữa khu vực FDI với các ngành sản xuất nội địa để tạo ra chuỗi liên kết sản xuất và thúc đẩy sản xuất nội địa phát triển cũng như tạo ra các ngành phụ trợ để hạn chế nhập khẩu các thiết bị hay bộ phận mà Việt Nam có thể tự sản xuất được. Bên cạnh đó, cũng cần có định hướng về quy hoạch phát triển các doanh nghiệp Việt Nam theo lĩnh vực và theo nhóm ngành liên kết với khu vực FDI dựa trên thế mạnh và lợi thế so sánh của từng khu vực và từng địa phương để thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn FDI lâu dài. 3.5.2.Nhóm giải pháp về hạ tầng: Phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng, quy hoạch hợp lý các khu công nghiệp tại các địa phương, đặc biệt chú trọng hình thành các khu công nghệ cao thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cao hiệu quả của khu vực FDI. Cần có giải pháp khuyến khích và thu hút FDI vào các địa phương trong cả nước, trong đó chú trọng tìm ra các thế mạnh, lợi thế so sánh của từng địa phương để hướng FDI vào các địa phương và cũng giúp giảm sức ép quá tải về hạ tầng cho các đô thị. 3.5.3.Nhóm giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Giá nhân công rẻ, nguồn nhân lực dồi dào là một lợi thế so sánh của Việt Nam khi thu hút FDI. Nhưng lợi thế này sẽ dần mất đi khi nền kinh tế phát triển. Chính vì vậy, lợi thế ở nguồn nhân lực sẽ được khai thác ở khía cạnh nhân lực có trình độ kỹ thuật, tay nghề cao, có kinh nghiệm quản lý, sẵn sàng đáp ứng được với trình độ công nghệ mới và hiện đại. FDI là một kênh đào tạo và phát triển nguồn nhân lực. Tuy nhiên, cần chủ động phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam theo hướng chuyên môn hoá, tập trung đào tạo nguồn nhân lực có kỹ thuật, tay nghề và trình độ quản lý tốt để chủ động hơn, sẵn sàng nắm bắt và tiếp nhận công nghệ ở trình độ cao. Một ví dụ là, Tập đoàn IBM dự định sẽ tuyển 250 chuyên gia công nghệ thông tin vào làm việc tại Trung tâm Dịch vụ toàn cầu của tập đoàn này tại Việt Nam, và Trung tâm này có thể tiếp nhận từ 3.000 đến 5.000 lao động Việt Nam có trình độ cao về công nghệ thông tin vào làm việc. Tuỳ thuộc vào tốc độ phát triển, tập đoàn này tuyên bố có thể tiếp nhận 20.000 lao động có trình độ nếu NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 22 Việt Nam đáp ứng đủ5. Tuy nhiên thực tế hiện nay, Việt Nam chưa đáp ứng đủ số lượng lao động có trình độ cao theo yêu cầu của khu vực FDI nói riêng và nhu cầu của xã hội nói chung. Mặc dù còn có nhiều hạn chế, nhưng bằng những đóng góp cụ thể vào tăng trưởng, tạo công ăn việc làm, tăng thu ngân sách, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế đã chứng minh vai trò quan trọng của FDI trong nền kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên vai trò của FDI chỉ thực sự phát huy hiệu quả và góp phần vào sự phát triển bền vững khi nó được lựa chọn và khuyến khích vào những ngành, những khu vực thật sự cần thiết cho nền kinh tế để đảm bảo tính bền vững cho phát triển lâu dài và phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam. 4. Hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài 4.1. Thực trạng Hoạt động đầu tư trực tiếp của Việt Nam ra nước ngoài Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 có tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam nói chung và tác động đến đầu tư ra nước ngoài của các Doanh nghiệp Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên trái ngược với những dự báo trên thực tế đã cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đã tận dụng cơ hội khủng hoảng này để xâm nhập thị trường và mở rộng quy mô các dự án đầu tư ra nước ngoài và đạt được những thành tựu đáng kể. Năm 2009, các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài đạt 7,2 tỷ USD với 457 dự án, tại hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, bằng hơn 143% kế hoạch và bằng 214% cả quá trình đầu tư ra nước ngoài từ năm 1989 đến năm 2008. Riêng trong năm 2009, đã hình thành trào lưu các DN VN đầu tư tại các thị trường quen thuộc như Campuchia, Lào, Liên bang Nga và một số quốc gia Châu Á. Nhiều dự án đã chuyển từ quy mô nhỏ, số vốn bình quân khoảng 7,5 triệu USD/dự án, ngành nghề đơn giản, sang các dự án quy mô lớn, ngành nghề phức tạp đòi hỏi kỹ thuật cao như các ngành công nghiệp chế biến, xây dựng, thương nghiệp, khách sạn nhà hàng, đến các hoạt động kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn …. Ngày càng có nhiều dự án với số vốn đầu tư tăng lên đáng kể. Bảng 2: Tổng hợp Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 – 2008 phân theo ngành kinh tế Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 – 2008 phân theo ngành kinh tế Ngành nghề Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ) (*) TỔNG SỐ 375 3980.6 Nông nghiệp và lâm nghiệp 38 485.3 Thủy sản 5 9.7 Công nghiệp khai thác mỏ 46 1857.2 Công nghiệp chế biến 117 729.9 Sản xuất và phân phối điện, khí đốt và nước 2 415.2 Xây dựng 6 9.2 Thương nghiệp; Sửa chữa xe có động cơ, mô tô, xe máy, đồ dùng cá nhân và gia đình 32 40.7 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 23 Khách sạn và nhà hàng 12 9.0 Vận tải; kho bãi và thông tin liên lạc 30 127.0 Các hoạt động liên quan đến kinh doanh tài sản và dịch vụ tư vấn 77 274.0 Giáo dục 1 0.1 Y tế và hoạt động cứu trợ xã hội 4 14.4 Hoạt động văn hoá và thể thao 1 7.0 Hoạt động phục vụ cá nhân và cộng đồng 4 1.9 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Điểm đến cho đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam không chỉ là các thị trường quen trong khu vực mà còn mở sang cả những quốc gia và vùng lãnh thổ vốn là các nhà đầu tư lớn của Việt Nam như Nhật, Mỹ, Hàn Quốc, Singapore… Bảng 3: Tổng hợp Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 – 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài được cấp giấy phép năm 1989 - 2008 phân theo đối tác đầu tư chủ yếu Đối tác Số dự án Vốn đăng ký (Triệu đô la Mỹ)(*) TỔNG SỐ 375 3980.6 Trong đó: Ăng-gô-la 5 3.7 An-giê-ri 1 243.0 Ba Lan 2 7.9 Bỉ 2 1.0 Ca-mơ-run 2 43.0 Cam-pu-chia 39 176.3 CHLB Đức 6 11.5 CHND Trung Hoa 6 10.8 Cộng hòa Séc 3 2.7 Cô-oét 1 1.0 Cu Ba 2 63.5 Đặc khu hành chính Hồng Công (TQ) 9 12.6 Hàn Quốc - Korea Rep. of 7 2.1 Hoa Kỳ 40 80.1 In-đô-nê-xi-a 3 46.1 I-rắc 1 100.0 NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 24 I-ran 1 82.0 Lào 152 1270.9 Liên bang Nga 17 945.3 Ma-lai-xi-a 7 812.4 Nam Phi 1 1.0 Nhật Bản 8 2.8 Ôx-trây-li-a 7 2.1 Quần đảo Cay men 2 4.0 Quần đảo Virgin thộc Anh 1 0.9 Tát-gi-ki-xtan 2 3.5 Thái Lan 4 10.4 U-crai-na 5 4.3 Xin-ga-po 21 29.7 (*) Bao gồm cả vốn tăng thêm của các dự án đã được cấp giấy phép từ các năm trước. (Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam) Phân bổ đầu tư ra nước ngoài đang có sự chuyển dịch và thay đổi đáng kể. Trước đây (năm 2008), nước bạn Lào là thị trường đầu tư ra nước ngoài lớn nhất của Việt Nam thì sang năm 2010, Campuchia hiện là 1 trong 3 quốc gia dẫn đầu về thu hút đầu tư ra nước ngoài của các DN VN với việc doanh nghiệp 2 nước ký thoả thuận hợp tác với tổng trị giá khoảng 6 tỷ USD. Những"rào cản" của đầu tư ra nước ngoài của các DN VN thời gian qua là vốn, thủ tục chuyển tiền ra nước ngoài thì nay đã được khơi thông. Hiện nay, nhiều ngân hàng Việt Nam cũng đã mở chi nhánh tại các nước có dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam, giúp các doanh nghiệp yên tâm hơn khi đầu tư tại nước ngoài. Như tại thị trường Campuchia, NH Đầu tư- Phát triển VN (BIDV) cho biết, đã có kế hoạch cung cấp tín dụng cho các dự án của DN VN. Cụ thể, vừa qua BIDV đã quyết định cung cấp tín dụng cho dự án sản xuất phân bón của Cty cổ phần quốc tế Năm Sao với tổng vốn đầu tư 65 triệu USD, cho Viettel CPC vay 40 triệu USD; đồng thời, BIDV cũng đang xúc tiến bàn thảo để ký được các thoả thuận cấp tín dụng triển khai các dự án đầu tư tại CPC trong lĩnh vực xay xát lúa gạo, trồng cao su công nghiệp, khai khoáng... Theo Bộ KHĐT, hiện bộ này đang hoàn thiện dự thảo trình Chính phủ nghị định (NĐ) sửa đổi NĐ 78/2006/NĐ-CP, quy định về ĐTRNN của các DN trong nước. Mục đích là nhằm tạo điều kiện thông thoáng hơn nữa cho hoạt động của DN theo hướng đơn giản hóa thủ tục cấp giấy phép đầu tư; đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính nghiên cứu thành lập quỹ hỗ trợ để cho DN ĐTRNN vay vốn ưu đãi. Bên cạnh đó, một đề án thúc đẩy đầu tư VN ra nước ngoài đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, trong đó xác định các lĩnh vực ưu tiên được Nhà nước hỗ trợ khi DN ĐTRNN như năng lượng, sản xuất điện, khai thác khoáng sản để thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất, chế biến trong nước... Theo đó, những dự án này sẽ được vay vốn của Nhà nước với mức vay tối thiểu 30% tổng vốn đầu tư của dự án, lãi suất ưu đãi và được miễn hình thức đảm bảo tiền vay bằng tài sản. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 25 Ngoài ra, các dự án nếu đầu tư tại Nga, Lào, CPC sẽ được Chính phủ bảo lãnh vốn vay của DN tại các NHTM trong nước, với mức vay được vượt quá 15% vốn điều lệ của NH. Những dự án này còn được miễn nộp thuế thu nhập DN đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập DN tại nước mà DN đầu tư. Tại một số dự án đặc biệt, DN còn có thể đề nghị Nhà nước góp vốn đầu tư. Sự tăng trưởng vượt bậc của đầu tư ra nước ngoài trong năm 2009 vượt xa dự báo của Cục Đầu tư nước ngoài. Thời gian tới, nhiều văn bản pháp quy sẽ được ban hành và có hiệu lực, lĩnh vực đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam hứa hẹn những thành công mới trên con đường hội nhập. 4.2. Một số bài học rút ra từ thực trạng đầu tư trưc tiếp ra nước ngoài của Việt Nam Thứ nhất, số lượng dự án và quy mô vốn đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài còn nhỏ do năng lực tài chính và kinh nghiệm đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam còn bị hạn chế. Cơ cấu ngành của các dự án ĐTRNN còn chưa hợp lý, nhiều ngành, lĩnh vực có tiềm năng nhưng chưa đẩy mạnh được hoạt động đầu tư ra nước ngoài. Thứ hai , công tác quản lý của các dự án ĐTRNN còn gặp nhiều khó khăn do việc thực hiện chế độ báo cáo của các dự án ĐTRNN chưa đầy đủ. Sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Chính phủ như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Tài chính trong việc quản lý các dự án ĐTRNN cũng còn hạn chế. Thứ ba, chưa thành lập được các đoàn khảo sát để đánh giá sâu hiệu quả hoạt động ĐTRNN. Mối liên hệ giữa cơ quan đại diện ngoại giao và thương vụ ta ở nước ngoài với các doanh nghiệp ĐTRNN còn lỏng lẻo nên khi có vụ việc tranh chấp xảy ra sẽ không tranh thủ được tối đa sự hỗ trợ của nhà nước. Thứ tư, công tác thẩm tra cấp phép cho các dự án ĐTRNN kể từ khi ban hành Nghị định 78/2006/NĐ-CP đã được cải thiện đáng kể, tuy nhiên một số dự án thẩm tra cấp Giấy chứng nhận đầu tư thời gian thẩm tra cho dự án còn kéo dài. Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý về ĐTRNN theo hình thức gián tiếp còn chưa rõ ràng, gây hạn chế đầu tư theo hình thức này. Thứ năm, chưa có những giải pháp tích cực để hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN, tạo điều kiện để các doanh nghiệp ĐTRNN hoạt động kinh doanh có hiệu quả, đem lại nguồn thu cho doanh nghiệp và cho đất nước. 4.3. Giải pháp thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài Để thúc đẩy đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài cần có các cơ chế khuyến khích, ưu đãi của nhà nước Việt Nam đối với nhà đầu tư ra nước ngoài nói chung và đặc thù đối với một số nền kinh tế (Lào, Campuchia, LB Nga), nhưng chính sách khuyến khích, ưu đãi của phía Việt Nam phải được sự ủng hộ và tạo thuận lợi từ phía bạn thông qua thỏa thuận hợp tác song phương giữa các Chính phủ liên quan đến thúc đẩy đầu tư lẫn nhau. Do vậy, để thúc đẩy ĐTRNN của doanh nghiệp Việt Nam cần triển khai các giải pháp sau: 4.3.1. Về công tác quản lý. - Tăng cường biện pháp chế tài về thực hiện chế độ báo cáo thống kê định kỳ của các doanh nghiệp để có cơ sở đánh giá tình hình thực hiện các dự án ĐTRNN. - Khẩn trương xây dựng đề án về cơ chế hỗ trợ, khuyến khích để thúc đẩy hoạt động ĐTRNN theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, trong đó, có những giải pháp đột phá để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam ĐTRNN. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 26 - Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư trong năm 2010 và những năm tới. Cụ thể: thúc đẩy đầu tư của Việt Nam sang một số địa bàn trọng điểm (Lào, Liên bang Nga, Hoa Kỳ, Campuchia) bằng các hình thức tổ chức xúc tiến đầu tư thích hợp, tổ chức biên dịch tài liệu về luật pháp, chính sách, môi trường và cơ hội đầu tư tại một số địa bàn trọng điểm để cung cấp cho các doanh nghiệp, cơ quan quản lý thông qua các ấn phẩm cũng như qua trang tin điện tử; - Nghiên cứu trình Chính phủ việc phân cấp quản lý ĐTRNN trong thời gian tới. 4.3.2. Về cung cấp thông tin: - Cơ quan quản lý nhà nước mà Bộ Kế hoạch Đầu tư chủ trì sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tổ chức thu thập thông tin có thể định kỳ hàng năm biên soạn thành sách bằng tiếng Việt để cung cấp cho các doanh nghiệp trong nước, các doanh nghiệp đang có ý định đầu tư ra nước ngoài về:  Chính sách thu hút đầu tư, luật pháp chính sách liên quan đến hoạt động đầu tư, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tại nước sở tại.  Các tiềm năng và cơ hội đầu tư t rong một số ngành, lĩnh vực cụ thể tại nước sở tại.  Các dự án đầu tư cụ thể đã được Chính phủ 2 nước ký thỏa thuận.  Các dự án kêu gọi đầu tư nước ngoài của tại nước sở tại. - Cơ quan đại diện ngoại giao của Việt Nam tại các nền kinh tế cung cấp cho các doanh nghiệp đang và sẽ hoạt động đầu tư tại nước sở tại cũng như cơ quan quản lý nhà nước liên quan các loại thông tin như: Thông tin về chính sách thu hút đầu tư và các chính sách, luật pháp liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp. Định kỳ cung cấp các chỉ số kinh tế vĩ mô của nước sở tại: quy mô, tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế…., quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước. Tổ chức thu thập thông tin về các thị trường cụ thể nhà đầu tư quan tâm 4.3.3. Về chính sách hỗ trợ, ưu đãi của Nhà nước - Hỗ trợ nguồn vốn đầu tư: Đối với một số dự án đầu tư để thực hiện mục tiêu quan trọng có tác động tích cực tới phát triển kinh tế của nước ta như sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu phục vụ sản xuất chế biến trong nước, đề nghị được hưởng chính sách ưu đãi hỗ trợ về nguồn vốn. Chính phủ có thể đứng ra bảo lãnh vốn vay của doanh nghiệp. Các ngân hàng thương mại trong nước cho vay vốn đối với các dự án đầu tư tại một số nền kinh tế đặc biệt (Lào, Campuchia, LB Nga) trong các lĩnh vực nêu trên và được phép cho vay vượt 15% vốn điều lệ của Ngân hàng Thương mại. Trong một số trường hợp đặc biệt, nhà nước có thể góp vốn cùng với doanh nghiệp để thực hiện dự án, chia sẻ rủi ro với doanh nghiệp. - Chính sách ưu đãi về thuế: Có chính sách ưu đãi về thuế đối với các doanh nghiệp đầu tư trong một số lĩnh vực đặc thù (sản xuất điện nhập khẩu về Việt Nam, khai thác một số khoáng sản thay thế nhập khẩu, phục vụ sản xuất chế biến trong nước), cụ thể cho miễn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với phần lợi nhuận chuyển về nước đã được nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Lào. - Về thực hiện các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương: Sớm triển khai và thực hiện thống nhất các nội dung của các hiệp định, thỏa thuận song phương, đa phương giữa Việt Nam với các nước, trong đó có Hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư cũng NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 27 như Hiệp định tránh đánh thuế trùng của Việt Nam với các nước để làm cơ sở cho hoạt động đầu tư của doanh nghiệp mỗi nước. - Về đào tạo lao động: Lực lượng lao động tại một số nước sở tại (VD: Lào và Campuchia) còn hạn chế, trình độ chuyên môn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu về lao động của nhà đầu tư cả về số lượng lẫn chất lượng. Do đó, doanh nghiệp Việt Nam bắt buộc phải đưa lao động từ Việt Nam sang với số lượng lớn để làm việc hoặc đưa các lao động người Lào về Việt Nam để đào tạo. Do đó, kiến nghị Chính phủ có cơ chế, chính sách để hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư sang Lào, Campuchia đào tạo các lao động người Lào, Campuchia hoặc đào tạo các lao động Việt Nam sang làm việc tại Lào, Campuchia. Các khoản viện trợ, hỗ trợ của Việt Nam cho một số nước (vd: Lào, Campuchia) cần gắn chặt và tạo thuận lợi cho hoạt động đầu tư ví dụ như hỗ trợ đào tạo nghề gắn với các lĩnh vực đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam sang Lào, Campuchia; viện trợ đào tạo các cán bộ cấp xã của Lào, Campuchia tại Việt Nam NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 28 KẾT LUẬN Qua phân tích và nghiên cứu hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam, chúng ta có thể thấy nó đem lại rất nhiều lợi ích về kinh tế, xã hội, vv… cho đất nước. Cụ thể như: - Bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư, đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển xã hội và tăng trưởng kinh tế - Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động, nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp - Thúc đẩy chuyển giao công nghệ - Tác động lan tỏa đến các thành phần kinh tế khác trong nền kinh tế - Đóng góp đáng kể vào NSNN và các cân đối vĩ mô - Góp phần giúp Việt Nam hội nhập sâu rộng vào hoạt động kinh tế quốc tế - Tạo việc làm, tăng năng suất lao động, cải thiện nguồn nhân lực: - ĐTNN góp phần mở rộng quan hệ đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới: Tuy nhiên, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam cũng có những mặt trái của nó mà chúng ta cần phải tìm cách hạn chế tối đa, như: - Sự mất cân đối về ngành nghề, vùng lãnh thổ - Tranh chấp lao động trong khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa được giải quyết kịp thời. - Sự yếu kém trong chuyển giao công nghệ Chính vì vậy mà chúng ta cần có những giải pháp thiết thực và hữu hiệu nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng như hạn chế tối đa những tác động tiêu cực của nó. Cụ thể chúng ta cần phải: - Hoàn thiện chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng có chọn lọc dựa trên chất lượng dự án, nhu cầu của quốc gia, sự thân thiện & an toàn đối với môi trường hơn là theo số lượng - Phát triển đồng bộ, qui hoạch hợp lý cơ sở hạ tầng. Đặc biệt quan tâm phát triển tại các địa phương hơn là thành thị - Chủ động phát triển nguồn nhân lực cao để sẵn sàng tiếp nhận công nghệ mới - Khuyến khích doanh nghiệp trong nước đầu tư vào một số nước mà Việt Nam có lợi thế về cạnh tranh và quan hệ truyền thống - Tăng cường hỗ trợ thông tin về môi trường, chính sách đầu tư cho các doanh nghiệp Việt Nam - Hỗ trợ nguồn vốn ưu đãi, chính sách thuế ưu đãi cho những dự án đầu tư của doanh nghiệp Việt Nam ra nước ngoài nhưng có mục tiêu và tác động tích cực đến lợi ích quốc gia. Trong quá trình thực hiện đề tài này, Nhóm xin trân trọng cảm ơn đến cô Diệu Thảo, giảng viên hướng dẫn đã truyền đạt, khơi gợi những kiến thức quí báu về môn học Tài chính quốc NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 29 tế; các bạn đồng khóa đã cung cấp những thông tin tham khảo hữu ích. Nhóm rất mong nhận được những ý kiến đóng góp thiết thực để có thể hoàn thiện đề tài này Trân trọng cảm ơn. NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM Trang 30 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Giáo Trình Tài Chính Quốc Tế. Tác giả: Nguyễn Văn Tiến. Nhà xuất bản : Thống kê 09/2009. 2. Giáo trình tài chính quốc tế. Tác giả: PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Học Viện Tài Chính, Nhà xuất bản tài chính năm 2006. 3. Giáo trình Tài chính quốc tế, trường ĐH Kinh tế TP.HCM . Tác giả: GS-TS Trần Ngọc Thơ, TS Nguyễn Ngọc Định, xuất bản năm 1996. 4. Luật đầu tư số 59/2005/QH ngày 29/11/2005 và các văn bản hướng dẫn thi hành; 5. Bộ kế hoạch và đầu tư -Tổng cục đầu tư ra nước ngoài, website: 6. Hoàng Liêm, Gập ghềnh tiêu hoá vốn FDI, Báo Pháp luật, ngày 21.10.2008. 7. Tổng cục thống kê, website: 8. Báo điện tử đài tiếng nói Việt Nam, website: 9. Website Bộ Tài Chính, Báo điện tử Vietnamnet

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfbai_thuyet_trinh_nhom_2_mon_tcqt_cao_hoc_tcnh_k9_dhqg_tphcm_5962.pdf
Luận văn liên quan