- Công ty nên thỏa thuận với khách hàng cách sắp xếp thời gian làm hàng, thời
gian lưu kho, nghỉ dưỡng để công ty có thể quản lí tốt lực lượng lao động, phân bổ đều
quỹ thời gian làm việc c ho công nhân, tránh tình trạng công nhân phải chờ việc hay
nghĩ việc theo ca.
- Công ty nên quan tâm hơn đến sức khỏe người lao động, trang bị đầy đủ các
phương tiện lao động, mở các lớp huấn luyện ý thức bảo vệ sức khỏe dành cho công
nhân, vì môi trường làm việc tại cảng t hường có nhiều khí thải, bụi độc hại.
- Cuối cùng, công ty nên thường xuy ên kiểm tra bảo trì hệ thống m áy móc thiết
bị hiện có để phục vụ tốt hơn cho công việc của công ty. Hiện đại hóa dần hệ thống
máy móc, nâng cao năng s uất lao động cho các phương t iện, nhằm giúp quá trình thực
hiện công việc được tốt hơn, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
56 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2612 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận tại công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
dịch vụ vận tải của công ty, ta dựa trên 2 chỉ tiêu
về số chuyến làm hàng và số dầu mà công ty cấp cho 2 đầu kéo của công ty thực hiện.
Qua bảng 2.5 ta thấy được số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo tại công ty. Số chuyến
này phụ thuộc vào lượng hàng cẩn làm và quãng đường 2 đầu kéo thực hiện. Ta nhìn
nhận chung rằng trong 3 năm qua, số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo đều giảm xuống
rõ rệt, trung bình giảm 60% cho mỗi đầu kéo. Qua đó ta nhận định năng suất làm việc
của hai đầu kéo đang có dấu hiệu giảm xuống trầm trọng, mức độ hao mòn của 2 đầu
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 31
kéo nhanh. Tuy nhiên, chưa t hể kết luận dựa trên chỉ tiêu số chuyến làm hàng của 2
đầu kéo, ta cần thêm chỉ tiêu về số dầu cấp cho 2 đầu kéo dưới đây
Bảng 2.5 Số chuyến làm hàng của 2 đầu ké o
ĐVT: Chuyến
Biển số đầu
kéo
Số chuyến hàng vận tải So sánh
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
75C - 5559 691 302 145 -389 -56.30 -157 -51.99
75C – 5595 798 149 63 -649 -81.33 -86 -57.72
Tổng 1,489 451 208 -1,038 -69.71 -243 -53.88
(Nguồn: Đội cơ giới, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây).
Bảng 2.6 Số dầu cấp cho 2 đầu kéo
ĐVT: Lít
Biển số đầu kéo
Số dầu cấp So sánh
2008 2009 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
75C - 5559 14,580 15,000 11,630 420 2.88 -3,370 -22.47
75C – 5595 13,530 8,970 7,130 -4,560 -33.70 -1,840 -20.51
Tổng 28,110 23,970 18,760 -4,140 -14.73 -5,210 -21.74
(Nguồn: Đội cơ giới, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây)
Qua bảng 2.6 ta nhận thấy số dầu cấp cho mỗi đầu kéo hằng năm giảm xuống tương
đối đồng đều, riêng năm 2010 số dầu cấp cho 2 đầu kéo giảm xuống 5,210 lít so với
năm 2009 tương ứng giảm 21.74%, trong khi số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo năm
2010 giảm 243 chuyến tương ứng giảm 53.88%, do vậy ta có thể nhận định rằng mức
tiêu hao nhiên liệu còn rất nhiều trong khi năng suất làm việc của 2 đầu kéo lại không
đạt được hiệu quả cao.
2.3.3 Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi:
Đế đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi tại công ty, ta xem xét
đến chỉ số lưu kho, hàng hóa xuất đi và lượng hàng còn tồn đọng, điều này cho ta nhận
định đúng hơn về số vòng chu chuyển hàng hóa tại kho, thời gian lưu kho và những
nhân tố giúp cho quá trình lưu kho được nhiều mà vẫn đảm bảo được chất lượng hàng
hóa.
Qua bảng 2.7, t a nhận thấy, năm 2009 sản lượng hàng hóa tồn kho là 2,417 ngàn
M T, giảm 7,727 ngàn MT so với năm 2008, tương ứng giảm 76.17%, điều này cho
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 32
thấy kế hoạch luân chuyển hàng hóa năm 2009 tốt hơn năm 2008, đây là thành tích chủ
quan của công ty, công ty đã biết bố trí kịp thời để hàng hóa không bị ứ đọng t ại kho
hàng, đồng thời ta cũng nhận thấy, mặt hàng cát trắng chiểm tỷ trọng cao trong cơ cấu
các loại hàng hóa công ty lưu kho, và mặt hàng này chiếm không gian lưu kho lớn. Tuy
nhiên, năm 2009 sản lượng mặt hàng cát trắng tồn kho giảm xuống 2993 ngàn MT so
với năm 2008 tương ứng giảm 73.94%, điều này cho thấy lượng hàng tồn kho của mặt
hàng này được giải phóng nhanh, vòng quay chu chuyển hàng hóa nhanh hơn năm
2008.
Năm 2010, sản lượng hàng hóa t ồn kho tăng lên so với năm 2009 là 5,202 ngàn MT
tương ứng t ăng 215.23%, điều này được nhận cho thấy mức độ lưu thông hàng hóa
năm 2010 bị sụt giảm, nguyên nhân là do yếu tố khách quan từ phía các chủ hàng do
chưa thỏa thuận được với đối tác về công t ác làm hàng cũng như thời gian làm hàng,
do vậy dẫn đến thời gian lưu kho t ăng lên, làm chậm thời gian chu chuy ển hàng hóa.
Trong năm 2010, ta cũng nhận thấy, mặt hàng cát trắng đã t ăng sản lượng tồn kho lên
rất lớn, sản lượng đã tăng thêm 6,548 ngàn MT tương ứng tăng 620.66%, điều này cho
thấy áp lực của không gian lưu kho hàng hóa, hàng hóa t ồn kho lớn có yếu tố chủ quan
lẫn khách quan của công ty, thời gian lưu kho hàng hóa quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến số
lượng cũng như chất lượng hàng hóa lưu kho, đồng thời doanh nghiệp mất thêm chi phí
lưu kho, thuê bến bãi làm hàng, bên cạnh đó, công ty cũng bị hạn chế trong công tác
sắp xếp không gian cho các loại hóa còn lại.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 33
Bảng 2.7 Sản lượng (SL) lưu và xuất kho hàng hóa tại Cảng Chân Mây.
ĐVT: 1000 Mét tấn (MT)
Tên hàng
2008 2009 2010 So sánh hàng tồn kho
SL l ưu
kho
SL
xuất đi
Tồn
kho
SL l ưu
kho
SL
xuất đi
Tồn
kho
SL l ưu
kho
SL
xuất đi
Tồn
kho
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Cát trắng 77,480 73,432 4,048 36,762 35,707 1,055 56,786 49,183 7,603 -2,993 -73.94 6,548 620.66
Titan 12,573 11,443 1,130 5,620 5,600 20 4,760 4,760 0 -1,110 -98.23 -20 -100.00
Thiết bị 4,273 4,273 0
0 2,668 2,652 16 0
16
Gỗ lóng 11,603 6,637 4,966 8,185 6,843 1,342 1,617 1,617 0 -3,624 -72.98 -1,342 -100.00
Muối
0 6,026 6,026 0
0 0
0
Tổng
hàng
105,929 95,785 10,144 56,593 54,176 2,417 65,831 58,212 7,619 -7,727 -76.17 5,202 215.23
(Nguồn: Phòng giao nhận – kho hàng, công ty TNHH M TV Cảng Chân Mây)
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 34
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận
Để đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận, ta dựa trên chỉ tiêu doanh thu, chi
phí và các hệ số lợi nhuận/doanh thu (LN/DT), lợi nhuận/chi phí (LN/CP) và doanh
thu/chi phí (DT/CP), các chỉ tiêu này giúp ta nhận định đúng hơn về hiệu quả hoạt
động dịch vụ kho vận đối với hoạt động kinh doanh chung của công ty.
2.4.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận.
Qua bảng 2.8 ở phụ lục 2, ta nhận thấy doanh thu năm 2009 so với năm 2008 tăng
1,320,201,656 đồng tương ứng tăng 9.04%, tuy nhiên chi phí cho hoạt động dịch vụ
năm 2009 so với năm 2008 lại t ăng 1,712,407,857 đồng tương ứng tăng 14.61%, điều
này kéo theo lợi nhuận của công ty năm 2009 giảm xuống 392,206,201 đồng so với lợi
nhuận năm 2008, tương ứng giảm 13.57%. Điều này cho t hấy việc thực hiện dịch vụ
không hiệu quả, tốn kém chi phí đã ảnh hưởng chung đến chỉ tiêu kinh doanh chung
của công ty. Nguyên nhân xuất phát từ sự tăng lên về sản lượng giao nhận không đáng
kể trong khi đó, chi phí nhân công và vật tư lại tăng lên cao hơn. Bên cạnh đó, biểu
cước xếp dỡ vẫn giữ nguyên như trong năm 2008, do vậy, mặc dù sản lượng giao nhận
có t ăng lên, tuy nhiên lợi nhuận thu về lại bị giảm xuống. Các hệ s ố cũng cho ta t hấy
được mức độ giảm lợi nhuận kéo theo ảnh hưởng của một đồng vốn bỏ ra và lợi nhuận
đem lại. hệ số DT/CP năm 2009 giảm 0.0607 đồng so với năm 2008, tương ứng giảm
4.87%, điều này nhận định rằng khi công ty bỏ ra một đồng chi phí, nếu theo như năm
2008 thì công ty sẽ bị mất thêm 16 đồng doanh t hu. Đây là một dấu hiệu tiêu cực cho
hoạt động chiếm tỷ trọng doanh thu lớn này.
Năm 2010, doanh thu mà dịch vụ giao nhận đem lại cho công ty là 23,609,820,998
đồng tăng thêm 7,681,079,919 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 48.22%, trong
khi đó chi phí năm 2010 tăng so với năm 2009 là 4,331,659,398 đồng, tương ứng t ăng
32.25%, điều này đã giúp cho lợi nhuận dịch vụ này đạt được 5,848,164,469 đồng t ăng
3,349,420,521 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 134.04%. Điều này là một thành
tích chủ quan của công ty, nguyên nhân là do sự tăng đột biến về sản lượng giao nhận
trong năm 2010, đồng thời là sản lượng hàng hóa qua cảng tăng nhanh khiến công tác
thực hiện dịch vụ giao nhận thường xuyên được thực hiện gấp rút để tránh ứ đọng hàng
hóa, bên cạnh đó, với sự lớn mạnh của thương hiệu cảng Chân Mây, và được sự uy tín
từ phía khách hàng, công ty đã hoàn thành mức chỉ tiêu doanh t hu đề ra. Đồng thời, với
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 35
các y ếu t ố khách quan từ phía nền kinh tế và sự chủ động của các doanh nghiệp xuất
nhập khẩu hàng hóa, đó là với sự phục hồi kinh tế của các quốc gia sau khủng hoảng đã
khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, nhập khẩu nội địa những nguồn
hàng cần thiết, do vậy đã khiến cho lượng hàng giao nhận qua cảng t ăng lên, t ăng
doanh thu đáng kể cho công ty.
Khi so sánh các hệ số trong năm 2010 với năm 2009, ta cũng nhận định được mức
tăng lợi nhuận là như thế nào, so với năm 2009, hệ số DT/CP của công ty trong dịch vụ
giao nhận của công ty tăng 0.1432 đồng tương ứng tăng 12.07%, điều này nhận định
rằng một đồng chi phí công ty bỏ ra thêm so với năm 2009 cho hoạt động dịch vụ giao
nhận năm 2010 , công ty sẽ thu về thêm 7 đồng doanh thu so với năm 2009, tương tự
hệ số lợi nhuận/chi phí công ty đạt 0.3293 đồng, tăng so với năm 2009 là 0.1432 đồng,
tương ứng tăng 76.97%, có nghĩa rằng công ty sẽ thu thêm 7 đồng lợi nhuận năm 2010
so với lợi nhuận năm 2009 khi công ty bỏ ra thêm 1 đồng năm 2010 so với chi phí bỏ
ra năm 2009 cho hoạt động dịch vụ giao nhận. Điều này cho thấy hiệu quả hoạt động
giao nhận năm 2010 của công ty là rất hiệu quả, đem lại cho lợi nhuận công ty tăng
thêm đáng kể, điều này tạo động lực rất lớn cho cán bộ công nhân viên tiếp tục phát
huy năng lực, nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp, bên cạnh đó, lợi nhuận tăng giúp công
ty ổn định nguồn vốn cho các kế hoạch mở rộng diện tích cảng và tăng năng suất công
việc.
2.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải.
Dịch vụ vận tải được xem là dịch vụ không thể thiếu trong các dịch vụ cảng biển.
Tại công ty TNHH MTV Cảng Chân M ây, dịch vụ vận tải được thực hiện hầu như qua
2 đầu kéo chuyên chở và các phương tiện vận tải thuê ngoài như đã phân tích ở thực
trạng hoạt động dịch vụ vận tải (mục 2.3.2).
Qua bảng 2.9 ở phụ lục 3, t a nhận thấy hoạt động dịch vụ này không đem lại một
chút lợi nhuận nào cho công ty trong 3 năm qua, nguyên nhân như đã phân tích ở mục
2.3.2 ta nhận thấy, số dầu cấp cho hoạt động vận tải không tỉ lệ thuận với năng suất
làm việc của các đầu kéo, bên cạnh đó là chi phí sữa chữa t ân trang đầu kéo hằng năm.
Như vậy, nhìn chung qua, ta đã nhận định được đâu là nguy ên nhân chính dẫn đến sự
thua lỗ trong hoạt động dich vụ này.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 36
Năm 2009, doanh thu thu được từ hoạt động dịch vụ này đạt được là 526,423,622
đồng, giảm so với năm 2009 là 16,105,794 đồng, tương ứng giảm 2.97%, bên cạnh đó,
chi phí cho hoạt động vận tải năm 2009 so với năm 2008 giảm 216,563,715 đồng,
tương ứng giảm 24.33%, do vậy, lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 tăng thêm
200,457,921 đồng tương ứng tăng 57.66%. M ặc dù, đây là một dấu hiệu tích cực cho
thấy chút ít hiệu quả của hoạt động vận tải, tuy nhiên, ta nhận thấy rằng sản lượng vận
tải năm 2009 ít hơn năm 2008, điều này đã khiến doanh thu vận tải giảm xuống và chi
phí cung cấp cho hoạt động này cũng giảm bớt, do đó kéo theo lợi nhuận có tăng thêm
so với năm trước nhưng đó vẫn chưa vượt qua được số lợi nhuận dương, điều này cho
thấy hoạt động dịch vụ này đã không đem lại hiệu quả như mong đợi. Các hệ số cho ta
thấy mức độ an toàn vốn dành cho hoạt động dịch vụ này, hệ số doanh thu/chi phí năm
2009 so với năm 2008 tăng 0.1720 đồng tương ứng tăng 28.23%, điều này cho thấy
nếu công ty bỏ thêm ra cho 1 đồng chi phí cho hoạt động dịch vụ vận tải năm 2009 so
với năm 2008 t hì công ty sẽ thu thêm được 5.8 đồng doanh thu cho năm 2009, đây là
một dấu hiệu tốt, tuy nhiên, do sự thiếu hiệu quả của hoạt động dịch vụ vận t ải đã khiến
cho doanh thu các năm luôn t hấp hơn chi phí bỏ ra hằng năm.
Năm 2010, doanh thu công ty đạt được từ hoạt động dịch vụ vận tải là 548,750,735
đồng, tăng so với năm 2009 là 22,327,113 đồng, tương ứng tăng 4.24%, trong khi đó
chi phí năm 2010 so với năm 2009 lại giảm 81,517,173 đồng tương ứng giảm 12.10%,
điều này khiến cho lợi nhuận thu về từ hoạt động này năm 2010 so với năm 2009 tiếp
tục tăng 103,844,286 đồng tương ứng tăng 70.56%, đ iều này cho thấy dấu hiệu chủ
quan từ phía công ty, công ty đã có nhiều biện pháp để cải thiện chất lượng dịch vụ vận
tải nhằm tăng doanh thu cho hoạt động này trong khi số phương tiện vẫn không t hay
đổi, bên cạnh đó, với việc kiểm soát chặt chẽ các phương tiện thuê ngoài, điều này đã
giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí do sự khai báo sai số dầu cấp của các chủ xe
thuê ngoài, những yếu tố này giúp cho doanh thu cho hoạt động này đã tăng lên, kéo
theo lợi nhuận tăng thêm. Tuy nhiên lợi nhuận đạt được cho năm 2010 từ hoạt động
dịch vụ vận tải vẫn chưa thể thoát khỏi con số âm, mặt khác, các hệ số cho thấy mức
độ khả quan hơn cho năm 2011 đối với dịch vụ vận tải, hệ số doanh thu/chi phí năm
2010 so với năm 2009 tăng 0.1453 đồng tương ứng tăng 18.59%, điều này cho thấy
nếu công ty bỏ chi phí thêm một đồng năm 2010 so với năm 2009, công ty sẽ thu thêm
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 37
được 6.8 đồng doanh thu năm 2010 so với năm 2009, đây là một dấu hiệu tích cực để
công nhân viên công ty tiếp tục tin tưởng nâng cao năng suất hoạt động nhằm nâng
mức lợi nhuận khỏi vạch âm, bên cạnh đó, cũng cần sự quan tâm của ban quản lí hoạt
động dịch vụ này nhằm đưa ra những phương pháp nâng cao hiệu quả hoạt động dịch
vụ vận t ải.
2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi.
Dịch vụ lưu kho, kho bãi là loại hình dịch vụ cho thuê kho bãi (dài hạn, ngắn hạn),
bảo quản hàng hóa, sắp xếp hàng hóa… . Hiệu quả hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi
được đánh giá ở mức độ hàng hóa bảo quản và thời gian chu chuyển hàng hóa.
Qua bảng 2.10 ở phụ lục 4, t a nhận thấy lợi nhuận mà dịch vụ này thu được hằng
năm là rất lớn. Năm 2009, doanh thu thu được từ hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi là
3,251,297,279 đồng, giảm 67,832,158 đồng so với năm 2008. Tuy nhiên, chi phí cho
hoạt động này năm 2009 so với năm 2008 tăng 231,342,013 tương ứng tăng 14.12%,
do đó lợi nhuận năm 2009 so với năm 2008 giảm 299,174,171 đồng, tương ứng giảm
17.8%. Kết quả này là một dấu hiệu tiêu cực cho công ty, nguy ên nhân xuất phát do sự
ảnh hưởng của khủng hoảng kinh t ế khiến cho sản lượng hàng hóa lưu kho thấp hơn so
với năm 2008, bên cạnh đó là công tác lưu kho chưa đư ợc sắp xếp kĩ càng khiến cho
không gian kho bãi lưu kho hàng hóa bị giảm. các hệ số cũng cho thấy về sự giảm lợi
nhuận trong năm 2009, hệ số doanh thu/chi phí năm 2009 so với năm 2008 giảm
0.2870 đồng tương ứng giảm 27.97%, điều này cho thấy nếu công ty bỏ thêm ra một
đồng chi phí cho hoạt động lưu kho năm 2009 so với năm 2008 thì công ty sẽ mất bớt
một khoản doanh thu là 3.4 đồng. Do đó, điều này sẽ tác động đến hoạt động kinh
doanh chung của công ty khi tâm lí một đồng vốn bỏ ra không thể s inh lãi được ảnh
hưởng đến công nhân viên.
Trong năm 2010, doanh thu đạt được từ hoạt động dịch vụ này là 3,389,040,346
đồng tăng 137,743,067 đồng so với năm 2009, tương ứng tăng 4.24%, tuy nhiên chi
phí cũng tăng thêm 95,937,434 đồng so với năm 2009, tương ứng t ăng 5.13%, điều này
kéo theo lợi nhuận từ hoạt động này tăng thêm 41,805,633 đồng so với năm 2009,
tương ứng tăng 3.03%. Đây là một thành tích chủ quan của doanh nghiệp, trong khi
quy mô bến bãi không thay đổi, tuy nhiên sản lượng giao nhận tăng đã kéo theo sản
lượng lưu kho cũng t ăng lên theo, bên cạnh đó, lượng hàng hóa tồn kho tuy tăng nhẹ
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 38
nhưng cũng cho thấy quá lưu chuyển hàng hóa được diễn ra nhanh, đảm bảo cho quá
trình lưu kho được nhiều hàng hóa. Bên cạnh các yếu tố chủ quan thì các yếu tố khách
quan cũng chiếm một phần không nhỏ, sản lượng hàng hóa giao nhận chủ yếu là hàng
hóa xuất khẩu, sản lượng giao nhận hàng hóa xuất ngoại năm 2010 đạt được
903,549.51MT tăng hơn 65% so với năm 2009, qua đó ta thấy được những dấu hiệu
tích cực từ phía thị trường nước ngoài, điều này giúp các doanh nghiệp có cơ hội phát
triển doanh nghiệp của mình, tìm được nhiều hợp đồng xuật khẩu tốt hơn.
2.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dị ch vụ kho vận
2.5.1. Những kết quả đạt được
Qua gần 10 năm hoạt động, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây đã có nhiều kết
quả đáng chú ý trong việc cung cấp các dịch vụ kho vận cho khách hàng:
- Thương hiệu Cảng Chân Mây ngày càng được tín nhiệm trên thị trường giao nhận
hàng hóa ở khu vực miền trung và một số tỉnh thành trong cả nước, bên cạnh đó, trong
nhiều năm hoạt động, Cảng Chân M ây đã có nhiều thành tích trong việc nâng cao hàng
hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam.
- Sản lượng hàng hóa giao nhận hằng năm đạt trên 1 triệu tấn/năm, trong 8 năm hoạt
động (2003-2010), sản lượng xếp dỡ của cảng đạt được gần 5 triệu tấn hàng hóa. Bên
cạnh đó, số tàu cập cảng ngày cảng nhiều hơn (năm 2010 là trên 50000 tàu cập cảng),
điều này là dấu hiệu tích cực cho thấy được sự tín nhiệm của công ty đối với khách
hàng. Điều này tạo ra doanh thu cho công ty đạt được trên 50 tỷ đồng năm 2010, đây
là sự nỗ lực rất lớn của toàn thể cán bộ công nhân viên công ty để hoàn thành mục tiêu
đề ra.
- Công ty đã không ngừng t iến hành nâng cấp sửa chữa, tăng cường cơ sở vật chất
kỹ thuật nhà kho, sân bãi, nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng cũng như đảm
bảo công t ác phòng chống cháy nổ trong mùa khô hanh và chống mưa dột trong mùa
mưa lũ.
- Bên cạnh chức năng bảo quản hàng hóa về số lượng và chất lượng trong kho hay
bến bãi, công ty còn tiến hành các dịch vụ mang tính chất sản xuất, kỹ thuật như gia
cố bao bì, t ái chế, đóng gói lại, bảo dưỡng, sửa chữa hàng hoá...
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 39
- Công ty đã và đang xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên đông đảo
với trên 230 người có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn kỹ thuật để đáp ứng đòi hỏi
của thị trường.
2.5.2. Những hạn chế công ty còn gặp và nguyên nhân:
Bên cạnh những kết quả đạt được, công ty còn một số hạn chế trong công tác dịch
vụ kho vận như sau:
Hạn chế 1: Mức độ an toàn của công nhân làm việc còn chưa được chú trọng, lượng
phân bố công nhân làm việc chưa đồng đều.
Nguyên nhân: Ý thức của công nhân về sức khỏe của họ chưa cao, bên cạnh đó,
trang thiết bị công ty hỗ trợ công nhân chưa được công ty quan tâm đúng mức. Ngoài
ra, cán bộ phân công lao động thiếu sự nhạy bén trong công việc để sắp xếp công nhân
theo sản lượng hàng hóa làm việc.
Hạn chế 2: Thời gian làm việc của cán bộ công nhân viên còn chưa được tận dụng,
ý thức về công việc chung của người lao động còn chưa tốt.
Nguyên nhân: Do cán bộ chủ chốt của công ty hầu hết ở trên thành phố Huế (cách
60km về phía Bắc), do vậy xe đưa cán bộ công nhân về làm việc tại Cảng bị muộn hơn
so với giờ làm việc hành chính. Bên cạnh đó, ý thức nâng cao nghề nghiệp trong một
số cán bộ còn chưa tốt, tạo ra mức độ nhận thức về thời gian còn chưa đảm bảo.
Hạn chế 3: Hiện công ty đang thiếu nhiều phương t iện làm hàng và vận tải, nên
thường xuy ên phải thuê rất nhiều phương tiện bên ngoài (chủ yếu là nguồn xe tại địa
phương), gây tốn kém nhiều chi phí cho hoạt động dịch vụ kho vận, đặc biệt là hoạt
động dịch vụ vận t ải.
Nguyên nhân: Công ty thiếu sự bổ sung và mua sắm vật tư cho công tác làm hàng,
đồng thời, ý thức tiết kiệm chi phí (cụ thể là chi phí xăng dầu) của chủ phương tiện còn
thấp. Bên cạnh đó, phương thức xử lý những hành vi sai phạm còn chưa được công
minh và bình đẳng, điều này tạo lợi thế ỷ lại và lấn lướt nơi các chủ phương t iện vận
tải.
Hạn chế 4: Hoạt động của Công ty vẫn còn phụ thuộc vào thời tiết và thời vụ, công
ty chủ yếu làm hàng vảo những ngày thời tiết tốt, điều này gây lãng phí thời gian và
nhân lực.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 40
Nguyên nhân: Sỡ dĩ có điều này là vì các điều kiện làm hàng tại công ty còn chưa
được đảm bảo, các phương tiện xếp dỡ hiện đại chưa nhiều. Bên cạnh đó, yếu tố khách
quan không thể tránh khỏi là thời tiết ở Thừa Thiên Huế thường có nhiều ngày mưa
kéo dài và dai dẳng, điều này gây bất tiện cho công tác làm hàng, khiến hàng hóa bị ứ
đọng và dễ bị chủ hàng không vừa lòng.
Hạn chế 5: Công ty chưa phát huy hết khả năng trong kinh doanh kho vận, thường
chỉ dừng lại ở việc cho thuê kho, bảo quản và vận chuyển và giao nhận. Các dịch vụ
khác như: môi giới tiêu thụ, môi giới giám định, đại lý tàu biển.... chưa được khai thác
hiệu quả, mới chỉ dừng lại ở số ít.
Nguyên nhân: Hạn chế này xuất phát từ lí do khách quan, hiện tại quy mô công ty
còn nhỏ (nhân sự dưới 300 người và là công ty TNHH MTV) và chưa được sự quản lí
hiệu quả. Đồng thời, công ty chưa thực sự triển khai các dịch vụ cảng biển một cách
đầy đủ và có hệ thống, nhiều hoạt động còn xen kẽ và thiếu t ính hợp lí.
2.6. Tóm tắt chương 2
Qua quá trình hình thành và phát triển, công ty TNHH MTV Cảng Chân M ây đã
đạt được nhiều thành tích cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong năm
2010 khi doanh thu của công ty đạt ngưỡng trên 50 tỷ đồng. Bên cạnh đó, khi so sánh
nguồn vốn hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, ta nhận thấy mức tăng nguồn
vốn hằng năm đều được công ty xem xét và đánh giá dựa trên kết quả hoạt động sản
xuất kinh doanh trong năm, tỷ lệ cơ cấu vốn của công ty là hợp lí khi phân bổ nguồn
vốn chủ sở hữu luôn chiếm trên 60% tổng số nguồn vốn, điều này giúp công ty chủ
động hơn trong các kế hoạch sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, lực lượng nhân sự của
công ty ngày càng lớn mạnh, kịp thời đáp ứng đủ lượng công việc công ty đòi hỏi, sự
bổ sung nhân sự ngày càng tăng cho thấy dấu hiệu về sự tăng trưởng đều đặn hằng năm
của công ty.
Thực trạng kinh doanh hoạt động kho vận của công ty trong 3 năm 2008, 2009 và
2010 là rất tốt. Sản lượng giao nhận xếp dỡ hằng năm trên 700 ngàn tấn, đặc biệt năm
2010 sản lượng giao nhận vượt mức 1 triệu tấn, t ạo điều kiện cho các hoạt động dịch
vụ khác phát triển. Bên cạnh đó, hoạt động dịch vụ vận t ải mặc dù không đạt được hiệu
quả về chi phí lẫn doanh thu, nhưng t a cũng có thể nhận định được vai trò to lớn của nó
trong quá trình hoạt động kinh doanh của công ty , do vậy, một sự điều chỉnh hợp lí sẽ
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 41
đảm bảo tốt hơn quá trình thực hiện kế hoạch kinh doanh của công ty. Ngoài ra, sản
lượng hàng hóa lưu kho, xuất kho t ăng đều hằng năm, tuy nhiên không vì t hế mà sản
lượng tồn kho tăng lên, mà ngược lại nó có dấu hiệu giảm xuống, điều này cho thấy
cách thức tổ chức lưu kho hàng hóa và cải thiện phương thức làm hàng đã có dấu hiệu
tích cực.
Hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận ngày cảng đạt hiệu quả cao, thông qua các
phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận, ta nhận thấy mỗi hoạt động dịch vụ đều đem
lại hiệu quả kinh doanh cao. Hoạt động dịch vụ giao nhận là hoạt động chính trong các
hoạt động dịch vụ công ty cung cấp cho khách hàng của mình, hoạt động này mang lại
1/3 doanh thu trên tổng số doanh thu hằng năm của công ty. Năm 2010, doanh t hu hoạt
động dịch vụ này mang lại cho công ty là trên 20 tỷ đồng, điều này cho thấy sự ảnh
hưởng của hoạt động dịch vụ này đến các hoạt động dịch vụ khác. Bên cạnh những
hoạt động dịch vụ mang lại hiệu quả, hoạt động dịch vụ vận t ải luôn không mang lại
chút lợi nhuận nào cho công ty và hoạt động thiếu hiệu quả, mặc dù tình hình đang cải
thiện dần trong những năm gần đây khi mà doanh thu đem lại luôn cao hơn năm trước,
tuy nhiên, mức t ăng là không đáng kể so với chi phí bỏ ra. Do vậy, hoạt động dịch vụ
này cần sự giám sát chặt chẽ hơn từ ban quản lí công ty.
Trong suốt 8 năm hoạt động, công ty đã đạt được nhiều t hành tựu đáng kể, sản
lượng xếp dỡ, giao nhận hàng hóa năm sau luôn cao hơn năm trước. Tuy nhiên, công ty
vẫn còn một số hạn chế liên quan đến các hoạt động nhằm cải thiện tốt hơn hình ảnh
công ty và phát triển hoạt động dịch vụ kho vận.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 42
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚN G VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ KHO VẬN CỦA CÔNG TY TRONG
THỜI GIAN TỚI.
3.1. Định hướng và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới.
3.1.1 Mục tiêu công ty đặt ra trong thời gian tới:
3.1.1.1 Mục tiêu cơ bản
Mục tiêu cơ bản của công ty trong thời gian tới là phát triển bền vững, ổn định, đảm
bảo các chỉ tiêu về sản lượng, doanh thu luôn cao hơn các năm trước đó, nâng cao thu
nhập và đời sống của người lao động, đem lại lợi ích tốt nhất cho công ty.
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể:
- Phát triển thương hiệu Cảng Chân Mây, từng bước xây dựng Cảng Chân M ây trở
thành thương hiệu mạnh về dịch vụ cảng biển quốc tế, là cửa ngõ hàng hải chính của
hành lang kinh tế Đông Tây đi đến các vùng lãnh thổ của đất nước, của khu vực và trên
thế giới.
- Đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên t ăng hằng năm và phấn đấu bằng
mức trung bình của các Cảng biển trong toàn khu vực.
- Hoàn thiện những hạng mục cơ sở hạ tầng nhằm khai thác tốt khả năng cung cấp
các dịch vụ hiện có như văn phòng, kho bãi, cửa hàng xăng dầu, cung ứng điện
nước….
3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới.
- Về thị trường: Khai t hác tối đa lượng hàng hóa tại Thừa Thiên Huế, nghiên cứu
phương thức tiếp thị và thu hút tốt thị trường các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và từng
bước tiếp cận, lan tỏa sang khu vực tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, chú trọng vùng
Xavanakhet và Đông Bắc Thái Lan.
- Về cơ sở vật chất trang thiết bị: Đầu tư kịp thời các trang thiết bị phục vụ sản xuất
kinh doanh, hoàn thiện, nâng cấp, sửa chữa một số trang thiết bị hiện có để tạo điều
kiện thuận lợi cho khách hàng và tăng tính cạnh tranh.
- Về cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý: Xây dựng bộ máy quản lí phù hợp mô hình sản
xuất kinh doanh, đảm bảo nâng cao tính linh hoạt và quyền tự chủ, thiết lập mối quan
hệ hợp tác hữu cơ giữa các phòng ban chức năng của Công ty, phát huy sức mạnh
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 43
truyền thống tổng hợp trong toàn Công ty. Nâng cao tinh thần đoàn kết, trau dồi truyền
thống tốt đẹp của công ty, hoàn thiện, cải tiến hệ thống quản lí đảm bảo t ính kỉ luật,
tăng sức mạnh và hiệu quả của công tác quản lí.
- Về chính sách đối với người lao động: Tiếp tục hoàn thiện các chế độ khuy ến
khích và đãi ngộ đối với những lao động có tâm huyết, có trình độ, có đóng góp cho sự
phát triển của Công ty đồng thời xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật và nội quy
lao động của Công ty đối với những lao động yếu kém, vô kỉ luật. Duy trì chế độ phúc
lợi, đảm bảo đời sống t inh thần và vật chất cho người lao động.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 44
PHẦN 3.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu hoạt động kinh doanh t ại công ty TNHH M TV Cảng
Chân Mây nói chung và hoạt động dịch vụ kho vận nói riêng, chúng tôi có một số kết
luận như sau:
Thứ nhất, qua quá trình hoạt động kinh doanh của mình, công ty đã thu được
nhiều thành tựu đáng khích lệ, thương hiệu công ty dần tạo được niềm tin nơi khách
hàng. Được hình thành từ năm 2003, qua 8 năm hoạt động và phát triển, công ty đã tạo
chỗ đứng riêng cho mình trong khu vực, là cảng hàng hóa trung chuyển mạnh của miền
Trung, đồng t hời là một trong những cảng nước có độ sâu cao (12m-14m) t ại Việt
Nam. Do vậy, ngày càng có nhiều khách hàng và đối tác tìm đến công ty để thực hiện
hoạt động kinh doanh của mình, nhằm đảm bảo sự chất lượng dịch vụ công ty đem lại
cho khách hàng.
Thứ hai, là một công ty mới được thành lập, hoạt động của cảng chỉ mới được
khai thác ở tầm thấp, công ty không thể tránh khỏi sự cạnh tranh khốc liệt của các cảng
trong khu vực như cảng Đà Nẵng, cảng Quy Nhơn…. do vậy công ty cần nâng cao
năng lực khai thác và xếp dỡ hàng hóa, định vị riêng hoạt động kinh doanh theo hướng
phát triển khác biệt, ngoài ra, cách thức tổ chức quản lí nhân sự công ty chưa thực sự
tốt đã khiến cho công việc đôi lúc còn bị trì trệ và làm chậm tiến độ giao hàng.
Thứ ba, hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận của công ty ngày càng thu được
nhiều kết quả tốt. Đặc biệt, doanh thu từ hoạt động kinh doanh dịch vụ giao nhận luôn
chiếm phần lớn tổng doanh thu hằng năm của công ty, đây là một dấu hiệu tốt để công
ty tiếp tục phát huy lợi thế của mình, bên cạnh đó, sản lượng giao nhận hằng năm đạt
được từ thành tích chủ quan cũng như khách quan của doanh nghiệp, mọi hoạt động
đều dựa trên sự phát triển kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong số các hoạt động dịch
vụ đem lại hiệu quả như dịch vụ lưu kho, xếp dỡ.. thì hoạt động dịch vụ vận tải luôn
hoạt động trong tình trạng kém hiệu quả, chi phí luôn lớn hơn doanh thu, điều đó đã
khiến công ty không thể thu được đồng nào từ hoạt động dịch vụ này, do đó, công ty
cần có sự quản lí hiệu quả hơn đối với hoạt động dịch vụ này.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp Trường Đại Học Kinh Tế Huế
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 45
Thứ tư, trên cơ sở phân tích và nghiên cứu thực trạng hoạt động kinh doanh dịch
vụ kho vận công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây, đề tài đã đề xuất một số biện pháp
nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giao nhận kho vận trong thời gian tới.
2. KIẾN NGHỊ
* Đối với cơ quan quản lý nhà nước:
Các cơ quan nhà nước cần tập trung phát triển các khu vực k inh tế cảng biển,
sớm thành lập hiệp hội logistics Việt Nam thay vì hiệp hội giao nhận kho vận Việt
Nam như trước đây. Bên cạnh đó, chính phủ và nhà nước cần quản lí hiệu quả các dự
án đầu tư cảng biển, mở rộng các thuế ưu đãi phát triển cảng biển và các dịch vụ đi
kèm, tạo thế chủ động cho các doanh nghiệp cảng biển Việt Nam nhanh chóng hội
nhập với thị trường giao nhận kho vận quốc tế.
* Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế:
- Thường xuyên hỗ trợ các doanh nghiệp tron g việc n âng cao năng lực quản lý,
năng lực hoạt động kinh doanh, đặc biệt các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao
nhận kho vận.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong công t ác quảng bá hình ảnh công thông qua các
hội thảo xúc tiến t hương mại, bàn thảo các vấn đề xây dựng quy hoạch gắn liền phát
triển kinh t ế và xã hội.
- Xây dựng và duy trì thường xu yên các chương trình hoạt động xã hội, trong đó
gắn kết t ổ chức cùng với doanh nghiệp . Ngoài ra, việc đầu tư nhiều hơn vào càng Chân
M ây sẽ phát huy tối đa tiềm năng lợi thế về chiến lược phát triển kinh tế biển của tỉnh
nhà.
* Đối với công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây:
- Công ty cần nâng cao năng lực cán bộ công nhân viên trong toàn công ty về ý
thức nhiệm vụ của mình, bên cạnh đó, cần sự đào tạo bài bản cho các cán bộ chủ chốt
về các công tác quản lí và thực hiện các hoạt động kinh doanh.
- Công ty nên nâng cao và giám sát chặt chẽ hoạt động kinh doanh dịch vụ vận
tải, thay đổi các phương pháp nâng cao nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong
phòng, đồng thời, xử lí nghiêm các hành động gian lận hay không tuân thủ quy định
của công ty của các chủ hàng, chủ xe thuê ngoài và cán bộ công nhân viên, nhằm mang
tính giáo dục cao.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
Sinh viên nhóm 1 - Lớp K42 QTKD Thương Mại Trang 46
- Công ty nên thỏa thuận với khách hàng cách sắp xếp thời gian làm hàng, thời
gian lưu kho, nghỉ dưỡng để công ty có thể quản lí tốt lực lượng lao động, phân bổ đều
quỹ thời gian làm việc cho công nhân, tránh tình trạng công nhân phải chờ việc hay
nghĩ việc theo ca.
- Công ty nên quan tâm hơn đến sức khỏe người lao động, trang bị đầy đủ các
phương tiện lao động, mở các lớp huấn luyện ý thức bảo vệ sức khỏe dành cho công
nhân, vì môi trường làm việc t ại cảng t hường có nhiều khí thải, bụi độc hại.
- Cuối cùng, công ty nên thường xuy ên kiểm tra bảo trì hệ thống máy móc thiết
bị hiện có để phục vụ tốt hơn cho công việc của công ty. Hiện đại hóa dần hệ thống
máy móc, nâng cao năng suất lao động cho các phương t iện, nhằm giúp quá trình thực
hiện công việc được t ốt hơn, đảm bảo chất lượng dịch vụ cung cấp cho khách hàng.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng nguồn vốn hoạt động kinh doanh công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây.
Bảng 2.2. Nguồn vốn hoạt động kinh doanh.
ĐVT: Triệu Đồng
Nguồn vốn
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Chênh lệch giá trị
Chênh lệch cơ
cấu
2009/2008 2010/2009
2009/
2008
(%)
2010/
2009
(%)
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
Giá trị
Tỷ
trọng
%
+/- % +/- %
A. Nợ phải trả 98,545 33.25 85,638 30.20 90,081 31.11 -12,907 -13.10 4,443 5.19 -3.06 0.91
I. Nợ ngắn hạn 25,545 8.62 8,276 2.92 15,164 5.24 -17,269 -67.60 6,888 83.23 -5.70 2.32
II. Nợ dài hạn 73,000 24.63 77,362 27.28 74,917 25.87 4,362 5.98 -2,445 -3.16 2.64 -1.41
B. Vốn chủ sở hữu 197,788 66.75 197,960 69.80 199,493 68.89 172 0.09 1,533 0.77 3.06 -0.91
Tổng 296,333 100.00 283,598 100.00 289,574 100.00 -12,735 -4.30 5,976 2.11 - -
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây)
Phụ lục 2: Bảng đánh giá hoạt động dịch vụ giao nhận công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây.
Bảng 2.8 Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dị ch vụ giao nhận (xế p dỡ).
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Giá trị So sánh
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Doanh thu 14,608,539,423 15,928,741,079 23,609,820,998 1,320,201,656 9.04 7,681,079,919 48.22
Chi phí 11,717,589,274 13,429,997,131 17,761,656,529 1,712,407,857 14.61 4,331,659,398 32.25
Lợi nhuận 2,890,950,149 2,498,743,948 5,848,164,469 -392,206,201 -13.57 3,349,420,521 134.04
LN /DT 0.1979 0.1569 0.2477 -0.0410 -20.73 0.0908 57.90
LN /CP 0.2467 0.1861 0.3293 -0.0607 -24.59 0.1432 76.97
DT/CP 1.2467 1.1861 1.3293 -0.0607 -4.87 0.1432 12.07
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây)
Giải thích:
LN/DT : Lợi nhuận/Doanh thu
LN/CP : Lợi nhuận/Chi phí
DT/CP : Doanh thu/Chi phí
Phụ lục 3: Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây.
Bảng 2.9 Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải.
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Giá trị So sánh
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009
+/- % +/- %
Doanh thu 542,529,416 526,423,622 548,750,735 -16,105,794 -2.97 22,327,113 4.24
Chi phí 890,159,355 673,595,640 592,078,467 -216,563,715 -24.33 -81,517,173 -12.10
Lợi nhuận -347,629,939 -147,172,018 -43,327,732 200,457,921 -57.66 103,844,286 -70.56
LN /DT -0.6408 -0.2796 -0.0790 0.3612 -56.37 0.2006 -71.76
LN /CP -0.3905 -0.2185 -0.0732 0.1720 -44.05 0.1453 -66.51
DT/CP 0.6095 0.7815 0.9268 0.1720 28.23 0.1453 18.59
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây)
Giải thích:
LN/DT : Lợi nhuận/Doanh thu
LN/CP : Lợi nhuận/Chi phí
DT/CP : Doanh thu/Chi phí
Phụ lục 4: Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây
Bảng 2.10 Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dị ch vụ l ưu kho, kho bãi.
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu
Giá trị So sánh
Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
2009/2008 2010/2009
+/ - % +/ - %
Doanh thu 3,319,129,437 3,251,297,279 3,389,040,346 -67,832,158 -2.04 137,743,067 4.24
Chi phí 1,638,172,898 1,869,514,911 1,965,452,345 231,342,013 14.12 95,937,434 5.13
Lợi nhuận 1,680,956,539 1,381,782,368 1,423,588,001 -299,174,171 -17.80 41,805,633 3.03
LN /DT 0.5064 0.4250 0.4201 -0.0815 -16.08 -0.0049 -1.16
LN /CP 1.0261 0.7391 0.7243 -0.2870 -27.97 -0.0148 -2.01
DT/CP 2.0261 1.7391 1.7243 -0.2870 -14.17 -0.0148 -0.85
(Nguồn: Phòng kế toán – tài vụ, công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây)
Giải thích:
LN/DT : Lợi nhuận/Doanh thu
LN/CP : Lợi nhuận/Chi phí
DT/CP : Doanh thu/Chi phí
MỤC LỤC
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................... 1
1.1 Lí do chọn đề tài ................................................................................................................2
1.2 M ục tiêu nghiên cứu ..........................................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................................3
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: .................................................................................................. 3
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:.................................................................................................... 3
1.4 Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................................4
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU................................................. 5
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ......................................... 5
1.1. Cơ sở lí luận về hoạt động dịch vụ kho vận. .............................................................5
1.1.1 Hoạt động dịch vụ kho vận là gì? ................................................................................ 5
1.1.1.1 Dịch vụ và dịch vụ kho vận. .................................................................................... 5
a. Dịch vụ: ................................................................................................................................5
b. Dịch vụ kho vận ...................................................................................................................6
1.1.1.2 Tổng quan về giao nhận .......................................................................................... 6
a. Khái quát chung về giao nhận (Freight forwarding):..................................................6
b. Giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu tại cảng biển. ....................................................6
b.1 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng. ................................6
b.1.1 Cơ sở pháp lý:............................................................................................................... 6
b.1.2 Nguyên tắc giao nhận hàng hoá XNK tại cảng: ....................................................... 7
b.2 Nhiệm vụ của các cơ quan tham gia giao nhận hàng hoá XNK ..............................8
b.2.1 Nhiệm vụ của cảng:....................................................................................................... 8
b.2.2 Nhiệm vụ của các chủ hàng xuất nhập khẩu: ........................................................... 8
* Ðối với hàng xuất khẩu: gồm các chứng từ: ..................................................................9
* Ðối với hàng nhập khẩu: ....................................................................................................9
b.2.3 Nhiệm vụ của hải quan ................................................................................................ 9
b.3 Trình tự giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển. ..............................................9
b.3.1 Ðối với hàng xuất khẩu. .............................................................................................. 9
b.3.1.1. Ðối với hàng hoá không phải lưu kho bãi tại cảng. ..............................................9
b.3.1.2. Ðối với hàng phải lưu kho bãi của cảng ...............................................................10
* Giao hàng XK cho cảng bao gồm các công việc: .........................................................10
* Cảng giao hàng cho tàu:...................................................................................................10
b.3.2 Ðối với hàng nhập khẩu: .......................................................................................... 11
b.3.2.1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng. ....................................................11
b.3.2.2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng: .......................................................12
* Cảng nhận hàng từ tàu: ....................................................................................................12
* Cảng giao hàng cho các chủ hàng: ................................................................................12
1.1.1.3 Vận tải ....................................................................................................................... 13
a. Khái quát chung về vận tải ..............................................................................................13
b. Vai trò của vận tải đối với nền kinh tế quốc dân.........................................................14
1.1.1.4 Kho bãi, Bốc xếp và Lưu kho. ............................................................................. 15
a. Khái quát chung về kho bãi: ...........................................................................................15
a.1 Khái niệm: ........................................................................................................................15
a.2 Chức năng của kho bãi: ..................................................................................................15
b. Bốc xếp và lưu kho: ..........................................................................................................16
1.1.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận. ...... 16
1.1.2.1 Chỉ tiêu về doanh thu: ............................................................................................ 16
1.1.2.2 Chỉ tiêu về chi phí.................................................................................................... 17
1.1.3 Tầm quan trọng của hoạt động kho vận trong nền kinh tế thị trường ........ 17
1.2. Cơ sở thực tiễn hoạt động kho vận trên thế giới và tại Việt Nam ....................18
CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH
VỤ GIAO NH ẬN KHO HÀNG TẠI CÔ NG TY TNHH MTV CẢNG CHÂN
MÂY .....................................................................................................................................198
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH MTV Cảng Chân M ây .....................................19
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển: .......................................................................... 19
2.1.2 Cơ cấu tổ chức ............................................................................................................. 20
2.1.3 Chức năng và nhiệm vụ của công ty ......................................................................... 22
2.1.3.1. Chức năng: ............................................................................................................... 22
2.1.3.2. Nhiệm vụ: ................................................................................................................. 22
2.2. Phân tích tình hình kinh doanh chung của công ty trong 3 năm 2008-2010...........23
2.2.1 Hiệu quả hoạt động kinh doanh: ............................................................................... 23
2.2.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn hoạt động kinh doanh.............................................. 24
2.2.3 Tình hình sử dụng lao động........................................................................................ 26
2.3. Phân tích thực trạng về hoạt động kho vận tại công ty. .............................................27
2.3.1 Thực trạng kinh doanh dịch vụ giao nhận: .............................................................. 28
2.3.3 Thực trạng kinh doanh dịch vụ lưu kho, kho bãi: ................................................... 31
2.4. Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ kho vận ............................................................34
2.4.1 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận. ................................................... 34
2.4.2 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải. ......................................................... 35
2.4.3 Đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi. ......................................... 37
2.5. Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh dịch vụ kho vận.......................................38
2.5.1. Những k ết quả đạt được............................................................................................. 38
2.5.2. Những hạn chế công ty còn gặp và nguyên nhân: ................................................. 39
CHƯƠNG 3. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH
DOANH DỊCH VỤ KHO VẬN CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI. .... 42
3.1. Định hướng và chiến lược phát triển của công ty trong thời gian tới. .....................42
3.1.1 Mục tiêu công ty đặt ra trong thời gian tới:............................................................. 42
3.1.1.1 Mục tiêu cơ bản ........................................................................................................ 42
3.1.1.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................................... 42
3.1.2 Định hướng chiến lược phát triển công ty trong thời gian tới. ............................. 42
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 44
1. KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 44
2. KIẾN NGHỊ .................................................................................................................... 45
* Đối với cơ quan quản lý nhà nước: ............................................................................... 45
* Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế: ........................................................................................ 45
* Đối với công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây: ........................................................... 45
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. 47
Phụ lục 1: Bảng nguồn vốn hoạt động kinh doanh công ty TNHH MTV Cảng Chân
M ây ..........................................................................................................................................47
Phụ lục 2: Bảng đánh giá hoạt động dịch vụ giao nhận công ty TNHH MTV Cảng
Chân Mây ................................................................................................................................48
Phụ lục 3: Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ vận t ải công ty TNHH MTV
Cảng Chân Mây ......................................................................................................................49
Phụ lục 4: Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi công ty TNHH
M TV Cảng Chân Mây ...........................................................................................................50
Phụ lục 5: Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH
M TV Cảng Chân Mây trong 3 năm ..................................................................................... 54
MỤC LỤC SƠ ĐỒ VÀ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây ..........................21
Bảng 2.1 Bảng báo cáo hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 3 năm 2008, 2009 và
2010 ........................................................................................................................................54
Bảng 2.2. N guồn vốn hoạt động kinh doanh ......................................................................47
Bảng 2.3. Tình hình lao động trong 3 năm.........................................................................26
Bảng 2.4 Sản lượng giao nhận hàng hóa t ại Cảng Chân Mây. .......................................29
Bảng 2.5 Số chuyến làm hàng của 2 đầu kéo.....................................................................31
Bảng 2.6 Số dầu cấp cho 2 đầu kéo.....................................................................................31
Bảng 2.7 Sản lượng (SL) lưu và xuất kho hàng hóa t ại Cảng Chân Mây. ....................33
Bảng 2.8 Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ giao nhận (xếp dỡ) ......................48
Bảng 2.9 Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ vận tải ...........................................49
Bảng 2.10 Bảng đánh giá hiệu quả hoạt động dịch vụ lưu kho, kho bãi ........................50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.PG S.TS. Nguyễn Hồng Đ àm (chủ biên) – GS.TS. Hoàng Văn Châu – PGS.TS.
Nguy ễn Như Tiến – TS. Vũ Sỹ Tuấn.
Vận tải và giao nhận trong ngoại thương.
(Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải Hà Nội - 2003)
2. TS. Đoàn Thị Hồng Vân
Giáo trình kỹ thuật ngoại thương
(Nhà xuất bản Thống Kê - 2000)
3. “Các văn bản chọn lọc hướng nghiệp” (Selected Documents) – Hiệp hội giao
nhận kho vận Việt Nam - 1997.
4. TS. Tr ịnh Văn Sơn
Giáo trình phân tí ch kinh doanh
(Nhà xuất bản Đại Học Huế - 2007)
5. Gv Lê Thị Phương Thanh, Đại Học Kinh Tế Huế
Bài giảng Logisti cs – 2010
6. Các báo cáo, số liệu hàng hóa, chứng từ vận t ải, báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh công ty TNHH MTV Cảng Chân Mây 3 năm 2008, 2009 và 2010
7. Quyết định QD2190TTG của Thủ Tư ớng Chính Phủ: Về việc phê duyệt Quy hoạch
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
8.
Chuyên Đề Tốt Nghiệp
DANH MỤC CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
MTV Một thành viên
FIATA Liên đoàn quốc tế các hiệp hội giao nhận
L/C Letter of credit : thư tín dụng
XNK Xuất nhập khẩu
CP Chính Phủ
XK Xuất khẩu
NOR Notice of ready: Thông báo sẵn sàng
B/L Bill of lading: Vận đơn đường biển
D/O Delivery order: Lệnh giao hàng
NK Nhập khẩu
GTVT Giao thông vận tải
COR Cargo outturm report: Biên bản dỡ hàng
LOR Letter of reservation: Thư dự kháng
ROROC Biên bản kết toán nhận hàng với tàu
CL Container load: Nguyên toa xe
TL Train load: Nguyên toa t àu
TNDN Thu nhập doanh nghiệp.
UBND Ủy ban nhân dân
HĐQT Hội đồng quản trị
SL Sản lượng
ĐVT Đơn vị t ính
MT Mét tấn (Mets ton)
LN /DT Lợi nhuận/doanh thu
LN /CP Lợi nhuận/chi phí
DT/CP Doanh thu/chi phí
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tmqt_1628.pdf