Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi tăng theo mức tăng của hàm lượng cám
trong thức ăn, tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức cám li trích 60%.
Các loại thức ăn chứa cám li trích dầu cho kết quả tăng trưởng của cá rô phi
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cám sấy.
41 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2967 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (oreochromis niloticus), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c bơm lên bồn chứa trước khi đến hệ thống thí nghiệm.
Hình 3.1: Hệ thống bể thí nghiệm 1
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
10
v Cá thí nghiệm
Cá thí nghiệm được chọn đều cỡ, khối lượng trung bình 35 g/con và không có
dấu hiệu bị bệnh hay dị tật. Cá được bố trí với mật độ 10 con/bể.
v Thức ăn thí nghiệm
Ba nghiệm thức thức ăn được làm từ các nguyên liệu: bột cá, bột đậu nành, bột
mì, cám, vitamin, dầu mực, chất kết dính gelatin và chất đánh dấu cromic
oxide (Cr2O3). Trong đó, nghiệm thức đối chứng phối trộn Cr2O3 với tỉ lệ 1%
và không chứa cám, 2 nghiệm thức còn lại mỗi nghiệm thức phối trộn 30%
cám sấy hoặc cám li trích dầu và 70% thức ăn đối chứng (Bảng 3.1).
Các nguyên liệu cần được trộn thật đều bằng máy trộn thức ăn trước khi ép
thành viên, sau đó thức ăn được bảo quản kín trong tủ đông để tránh bị oxy
hóa.
Bảng 3.1: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 1
Nguyên liệu (%) Đối chứng Cám sấy Cám li trích dầu
Cr2O3 1,00 0,70 0,70
Bột cá 26,0 18,2 18,2
Bột đậu nành 20,0 14,0 14,0
Bột mì 43,5 30,5 30,5
Cám sấy - 30,0 -
Cám li trích dầu - - 30,0
Vitamin (*) 1,00 0,70 0,70
Dầu mực 6,50 4,55 4,55
Gelatin 2,00 1,40 1,40
Thành phần hóa học của thức ăn theo phân tích
Đạm 30,2 24,6 26,4
Cr2O3 0,82 0,56 0,53
Năng lượng (cal/g) 4.284 4.093 4.260
(*) Vitamin (Vit.): là hỗn hợp VEMEVIT do VEMEDIM sản xuất, trong 1 kg có chứa Vit. A: 400.000
IU, Vit. D3: 80.000 IU, Vit. E: 1.200 mg, Vit. K3: 240 mg, Vit. B1: 160 mg, Vit. B2: 300 mg, Vit. B6:
100 mg, Niacin 1.000 mg, Vit. B12: 0,4 mg, Calcium Pan: 400mg, Folic acid: 32 mg, Vit. C
polyphosphate 6.000 mg, Cholin Chloride: 4.800 mg, Fe++: 20.000 mg, Zn++: 11.000 mg, Mn++:
2.000 mg, Cu++: 10.000 mg, I-: 4 mg, Co++: 120 mg, Inositol: 1.500 mg, Methionin: 3.000 mg,
Sulfathiazole: 2.000 mg, Lysine: 2.500 mg.
v Chăm sóc cho ăn
Trước khi tiến hành thu phân, cá được cho ăn 2 lần/ngày trong 4 ngày để cá
quen dần với thức ăn thí nghiệm. Ngày thứ 5 bắt đầu thu phân chỉ cho cá ăn 1
lần/ngày vào lúc 8h. Cá được cho ăn thỏa mãn nhu cầu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
11
v Thu mẫu
- Mẫu môi trường: Yếu tố nhiệt độ được theo dõi mỗi ngày 2 lần vào buổi
sáng và chiều.
- Mẫu phân: Sau khi cho cá ăn được 1 giờ, xi phông loại bỏ hết lượng phân và
thức ăn dư thừa, cấp nước mới vào bể đến 1 giờ sau tiến hành thu phân lần 1.
Sau đó 2 giờ thu phân lần 2 và cứ như vậy thu đến hết lượng phân trong ngày.
Những ngày sau thực hiện như thế và thí nghiệm kết thúc khi thu đủ lượng
phân cần phân tích (3-5 g phân khô).
Cách thu và xử lý phân: Dùng vợt vớt những sợi phân nổi trên mặt nước cho
vào chai nhựa và trữ lạnh ngay sau mỗi lần thu. Phân được sấy khô trong tủ
sấy ở 70oC trong 24 giờ trước khi đem phân tích.
3.3.2 Thí nghiệm 2: Xác định hàm lượng cám sấy và cám li trích dầu thích
hợp trong thức ăn cho cá rô phi
v Hệ thống bể và cách bố trí thí nghiệm
Hệ thống thí nghiệm gồm 24 bể composite (500 L/bể) có sục khí, các bể có
ống thoát nước ở trung tâm và thông với nhau, nước được cấp vào ở bề mặt
(Hình 3.2). Nguồn nước cung cấp cho hệ thống từ giếng khoang đã qua hệ
thống lọc.
Thí nghiệm gồm có 8 nghiệm thức với 3 lần lặp lại được bố trí theo kiểu hoàn
toàn ngẫu nhiên. Thời gian thí nghiệm là 60 ngày.
Hình 3.2: Hệ thống bể thí nghiệm 2
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
12
v Cá thí nghiệm
Cá sau khi mua về được nuôi bằng thức ăn công nghiệp một thời gian để cá
quen dần và đạt kích cỡ bố trí thí nghiệm. Cá thí nghiệm được chọn đều cỡ,
khối lượng trung bình 20 g/con và không có dấu hiệu bị bệnh hay dị tật. Cá
được bố trí với mật độ 20 con/bể.
v Thức ăn thí nghiệm
Thí nghiệm gồm có 8 nghiệm thức thức ăn được phối chế có hàm lượng đạm
(25%) và tổng năng lượng giống nhau (4 kcal/g). Nguyên liệu chế biến thức ăn
gồm: bột cá, bột đậu nành, bột mì, cám, dầu đậu nành, chất độn CMC
(carboxyl metyl cellulose), vitamin và chất kết dính gelatin. Các nghiệm thức
thức ăn khác nhau về loại cám và hàm lượng cám. Mỗi loại cám sấy và cám li
trích dầu gồm có 4 nghiệm thức có tỉ lệ cám lần lượt là 30%, 40%, 50% và
60% (Bảng 3.2).
Bảng 3.2: Thành phần nguyên liệu của thức ăn thí nghiệm 2
Cám sấy Cám li trích dầu Nguyên liệu (%)
CS30 CS40 CS50 CS60 LT30 LT40 LT50 LT60
Bột cá 23,6 23,4 23,4 23,2 22,0 21,0 19,9 18,9
Bột đậu nành 7,87 7,81 7,78 7,73 7,33 6,99 6,65 6,30
Bột mì 30,1 20,3 9,89 0,00 30,9 23,5 16,1 8,74
Cám 30,0 40,0 50,0 60,0 30,0 40,0 50,0 60,0
Dầu đậu nành 0,24 0,00 0,00 0,00 3,11 3,04 2,98 2,91
Chất độn CMC 4,24 4,47 4,97 5,07 4,64 1,47 0,30 0,00
Vitamin (*) 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00
Gelatin 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 2,00 1,13
Thành phần hóa học của thức ăn theo tính toán
Đạm 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0 25,0
Chất béo 6,00 6,76 7,76 8,76 6,00 6,00 6,00 6,00
NFE (**) 48,1 46,4 44,2 42,3 48,1 48,1 48,1 48,1
Tro 12,9 13,5 14,1 14,7 13,2 13,8 14,4 15,1
Xơ 8,04 8,39 9,00 9,20 7,69 7,08 6,46 5,84
Năng lượng
(kcal/g)
4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00 4,00
(*) Vitamin (Vit.): là hỗn hợp VEMEVIT do VEMEDIM sản xuất, trong 1 kg có chứa Vit. A: 400.000
IU, Vit. D3: 80.000 IU, Vit. E: 1.200 mg, Vit. K3: 240 mg, Vit. B1: 160 mg, Vit. B2: 300 mg, Vit. B6:
100 mg, Niacin 1.000 mg, Vit. B12: 0,4 mg, Calcium Pan: 400mg, Folic acid: 32 mg, Vit. C
polyphosphate 6.000 mg, Cholin Chloride: 4.800 mg, Fe++: 20.000 mg, Zn++: 11.000 mg, Mn++:
2.000 mg, Cu++: 10.000 mg, I-: 4 mg, Co++: 120 mg, Inositol: 1.500 mg, Methionin: 3.000 mg,
Sulfathiazole: 2.000 mg, Lysine: 2.500 mg.
(**) NFE (nitrogen free extract): Chất xuất không đạm (chất bột đường)
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
13
v Chăm sóc và quản lý
Cho ăn
Cá được cho ăn mỗi ngày 2 lần (8h và 16h30’), cho ăn đến khi chúng không bắt
mồi nữa thì dừng lại. Lượng thức ăn sử dụng được ghi nhận theo ngày và tỉ lệ
cho ăn dao động từ 4-6% khối lượng thân, điều chỉnh lượng thức ăn hàng tuần.
Thu mẫu
- Mẫu môi trường: Các yếu tố môi trường được theo dõi trong suốt quá trình
thí nghiệm gồm nhiệt độ, oxy hòa tan và pH. Yếu tố nhiệt độ được đo mỗi
ngày 2 lần, yếu tố oxy hòa tan và pH được đo 1 lần/tuần.
- Mẫu cá: Tăng trưởng của cá được xác định mỗi tháng bằng cách cân toàn bộ
số cá trong mỗi bể bằng cân điện tử. Mẫu cá để xác định thành phần hóa học
được thu trước và sau thí nghiệm: Trước thí nghiệm thu ngẫu nhiên 10 con và
sau thí nghiệm thu ngẫu nhiên 10 con mỗi bể. Cá thu mẫu được xay nhuyễn,
sấy khô và bảo quản lạnh để phân tích.
3.3.3 Phân tích, tính toán và xử lý số liệu
v Các chỉ tiêu phân tích
- Mẫu thức ăn: Đạm, chất béo, chất bột đường (NFE), tro, xơ
Đối với mẫu thức ăn thí nghiệm độ tiêu hóa thì phân tích đạm, Cr2O3 và năng
lượng.
- Mẫu phân: Đạm, Cr2O3, năng lượng
- Mẫu cá: Ẩm độ, đạm, chất béo, tro
v Phương pháp phân tích
- Ẩm độ: Xác định bằng cách sấy mẫu trong tủ sấy ở nhiệt độ 105oC khoảng 4-
5 giờ
- Tro: Xác định bằng cách đốt cháy mẫu và nung trong tủ nung ở nhiệt độ
560oC khoảng 4 giờ (đến khi mẫu có màu trắng)
- Xơ: Phương pháp thủy phân trong dung dịch acid và bazơ
- Đạm: Phương pháp phân tích Kjeldahl
- Chất béo: Phương pháp Soxhlet
- Chất bột đường: NFE = 100 – (Đạm + Chất béo + Tro + Xơ)
- Năng lượng: Xác định bằng máy đo năng lượng (Parr)
- Cr2O3: Xác định theo phương pháp phân tích của Furukawa và Tsukahara
(được trích dẫn bởi Furuichi và ctv, 1988)
Trung tâm Học liệu H Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
14
v Tính toán
· Độ tiêu hóa nguyên liệu (cám) = (DCT – 0,7 × DCR)/0,3
DCR: % tiêu hóa thức ăn dối chứng (R)
DCT: % tiêu hóa thức ăn xác định độ tiêu hóa nguyên liệu (T)
%A %B’
· Độ tiêu hóa đạm hay năng lượng trong thức ăn = 100 – 100 –––– × ––––
%B %A’
Với
%A: % chất đánh dấu có trong thức ăn (tính theo trong lượng khô)
%B: % chất đánh dấu có trong phân (tính theo trong lượng khô)
%A’: % chất dinh dưỡng có trong thức ăn (tính theo trong lượng khô)
%B’: % chất dinh dưỡng có trong phân (tính theo trong lượng khô)
· Tỉ lệ sống (Survival Rate)
Số cá thể cuối
SR (%) = × 100
Số cá thể ban đầu
· Tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (Daily Weight Gain)
Wf – Wi
DWG (g/ngày) =
T
Với Wi : Khối lượng cá ban đầu (g)
Wf : Khối lượng cá kết thúc thí nghiệm (g)
T: Thời gian thí nghiệm (ngày)
· Tốc độ tăng trưởng đặc biệt (Specific Growth Rate)
lnWf – lnWi
SGR (%/ngày) = × 100
T
· Hệ số thức ăn (Feed Conversion Ratio)
Thức ăn sử dụng
FCR =
Khối lượng cá gia tăng
v Xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel và Statistica (thống kê ANOVA một nhân tố và
phép thử Duncan).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
15
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Thí nghiệm 1: Xác định độ tiêu hóa cám sấy và cám li trích dầu của cá
rô phi
4.1.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Nhiệt độ là một trong những yếu tố rất quan trong ảnh hưởng đến độ tiêu hóa
của cá. Hoạt tính enzyme tiêu hóa của động vật thủy sản thay đổ rất lớn khi
nhiệt độ môi trường thay đổi. Khi nhiệt độ nước tăng lên cá có khuynh hướng
tăng sự tiết các enzyme tiêu hóa và tăng hoạt tính của các enzyme này. Đồng
thời khi tăng nhiệt độ cũng dẫn đến tăng lượng thức ăn của cá, tăng quá trình
trao đổi chất và vận tốc thức ăn đi qua ống tiêu hóa nên ảnh hưởng đến sự tiêu
hóa thức ăn (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004).
Trong suốt quá trình thí nghiệm, nhiệt độ dao động từ 27-30oC. Theo Trương
Quốc Phú (2000), nhiệt độ thích hợp cho động vật thủy sản vùng nhiệt đới
nằm trong khoảng 25-32oC. Với nhiệt độ tương đối ổn định và nằm trong
khoảng thích hợp như vậy, có thể nói yếu tố nhiệt độ trong thí nghiệm này
không gây ảnh hưởng bất lợi cho cá cũng như độ tiêu hóa của cá rô phi.
4.1.2 Độ tiêu hóa của cá rô phi
Khả năng tiêu hóa cám và dưỡng chất (đạm, năng lượng) trong cám của cá rô
phi là chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá chất lượng của 2 loại cám
dùng làm thức ăn nuôi cá. Độ tiêu hóa của cá rô phi được thể hiện trong Bảng
4.1.
Bảng 4.1: Độ tiêu hóa của cá rô phi
Độ tiêu hóa (%) Cám sấy Cám li trích dầu
Nguyên liệu 48,1±6,4a 61,1±2,3b
Đạm 77,1±7,5a 75,4±4,1a
Năng lượng 57,7 65,6
Các giá trị trong cùng một hàng mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Kết quả trên cho thấy, cùng phối chế với tỉ lệ như nhau trong công thức thức
ăn nhưng cám li trích dầu cho kết quả về độ tiêu hóa của cá rô phi cao hơn so
với cám sấy. Về mặt nguyên liệu nói chung, độ tiêu hóa cám li trích dầu của cá
rô phi (61,1%) cao hơn so với cám sấy (48,1%) và sự khác biệt này có ý nghĩa
thống kê (P<0,05). Tương tự, về mặt năng lượng, độ tiêu hóa năng lượng trong
cám li trích dầu của cá rô phi cũng cao hơn cám sấy. Tuy nhiên, khả năng tiêu
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
16
hóa đạm trong 2 loại cám của cá rô phi cao nhưng khác biệt không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Như vậy, khả năng sử dụng cám li trích dầu của cá rô phi
tốt hơn so với cám sấy, điều này có thể do hàm lượng chất béo trong cám li
trích dầu thấp.
So sánh độ tiêu hóa cám của cá rô phi với một số nguyên liệu khác cho thấy,
độ tiêu hóa cám của cá thấp hơn so với độ tiêu hóa bột bắp và bột đậu nành
trong nghiên cứu của Koprucu và Ozdemir (2005). Theo các tác giả, cá rô phi
có khối lượng trung bình 15 g được cho ăn 2 lần/ngày với lượng thức ăn là 4%
khối lượng thân, ở nhiệt độ 27±1oC, độ tiêu hóa bột bắp và bột đậu nành của
cá rô phi lần lượt là 93,2% và 90,9%, độ tiêu hóa đạm và năng lượng của cá rô
phi trong bột bắp lần lượt là 89,0% và 87,4%, trong bột đậu nành tương ứng là
89,0% và 83,7%. Trong một nghiên cứu khác trên cá rô phi, Hanley (1987)
báo cáo độ tiêu hóa đạm và năng lượng trong bột đậu nành của cá lần lượt là
91% và 56%, bột mì (75% và 58%).
Như vậy, độ tiêu hóa cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi về mặt nguyên
liệu cũng như dưỡng chất trong nguyên liệu thấp hơn so với các nguyên liệu
thực vật khác như bột đậu nành, bột bắp, bột mì. Từ đó cho thấy độ tiêu hóa
của cá rô phi đối với các nguyên liệu khác nhau sẽ khác nhau.
Cùng một nguồn nguyên liệu nhưng độ tiêu hóa cám gạo giữa các loài cá cũng
rất khác nhau. Đó là do khả năng tiêu hóa của động vật thủy sản phụ thuộc vào
đặc điểm dinh dưỡng của từng loài (Trần Thị Thanh Hiền và ctv, 2004). Theo
kết quả nghiên cứu của Hertrampf và Piedad-Pascual (2000), độ tiêu hóa cám
gạo của cá lăng (Mystus nemurus) là 85,5%. Cũng thí nghiệm với cám gạo,
Mohanta và ctv (2006) kết luận độ tiêu hóa cám và năng lượng trong cám của
cá mè vinh (Puntius gonionotus) lần lượt là 96,4% và 89,97%. Trong khi đó,
đối với cá mú lưng gù (Cromileptes altivelis)-một loài cá có tính ăn thiên về
động vật, độ tiêu hóa cám gạo của cá là 22,2%, độ tiêu hóa đạm và năng lượng
trong cám của cá lần lượt là 59,5% và 44,3% (Laining và ctv, 2002). So với
các kết quả trên, cá rô phi trong thí nghiệm này có khả năng tiêu hóa cám gạo
kém hơn cá lăng và cá mè vinh nhưng tốt hơn cá mú. Như vậy, tuy có sự
chênh lệch nhau về độ tiêu hóa của cám sấy và cám li trích dầu nhưng có thể
kết luận cá rô phi có khả năng tiêu hóa tốt cám gạo, do đó đây là nguồn
nguyên liệu thực vật làm thức ăn tốt cho cá rô phi.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiê cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
17
4.2 Thí nghiệm 2: Xác định hàm lượng cám sấy và cám li trích dầu thích
hợp trong thức ăn cho cá rô phi
4.2.1 Điều kiện môi trường thí nghiệm
Trong các nghiên cứu khoa học nói chung và các thí nghiệm dinh dưỡng động
vật thủy sản nói riêng thì mục đích của việc quản lý chất lượng nước là cung
cấp những điều kiện lý hóa thích hợp cho sự sống sót và phát triển của đối
tượng nuôi. Các yếu tố thủy lý hóa như: Nhiệt độ, pH, oxy hòa tan đóng vai
trò quan trọng bởi nhiệt độ, pH ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến sinh trưởng và
dinh dưỡng của cá, oxy hòa tan rất cần thiết vì nếu lượng oxy hòa tan trong
nước thấp (nhỏ hơn 3 mg/L) cá sẽ hoạt động yếu, lượng thức ăn do chúng sử
dụng cũng giảm (Nguyễn Văn Bé, 1987).
Bảng 4.2: Các yếu tố môi trường trong thí nghiệm 2
Yếu tố môi trường Giá trị
Nhiệt độ (oC) 23,5-29,5
Oxy hòa tan (mg/L) 5,50-6,80
pH 5,92-8,15
Theo Trương Quốc Phú (2000), môi trường thích hợp cho sự phát triển của cá
nuôi là: Nhiệt độ 25-32oC, pH 6,5-9, oxy hòa tan lớn hơn 5 mg/L. Từ kết quả
môi trường ghi nhận trong thí nghiệm này (Bảng 4.2) cho thấy yếu tố oxy hòa
tan nằm trong giới hạn cho phép. Yếu tố pH tuy có biến động ít (5,92-8,15)
nhưng do cá rô phi có khả năng chịu đựng được môi trường có pH thấp nên cá
vẫn sống và sinh trưởng tốt. Trong quá trình thí nghiệm, tuy có một số ngày
lạnh nhiệt độ giảm xuống 23,5oC nhưng không ảnh hưởng đáng kể cho cá thí
nghiệm. Nhìn chung, các yếu tố môi trường trong thí nghiệm không có biến
động lớn.
4.2.2 Kết quả phân tích mẫu thức ăn thí nghiệm
Kết quả phân tích thành phần hóa học của thức ăn (Bảng 4.3) có sự khác biệt
nhỏ so với dự kiến ban đầu, nguyên nhân có thể là do sai số và thao tác trong
phân tích mẫu.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
18
Bảng 4.3: Kết quả phân tích thành phần hóa học của thức ăn thí nghiệm 2
Thành phần hóa học (%) Thức ăn thí nghiệm
Đạm Chất béo NFE Tro Xơ
Cám sấy 30% 23,4 6,25 47,1 15,2 8,04
Cám sấy 40% 22,9 6,26 44,5 17,9 8,39
Cám sấy 50% 24,2 7,61 39,9 19,3 9,00
Cám sấy 60% 25,5 8,90 37,0 19,5 9,20
Cám li trích 30% 24,1 7,60 49,2 11,4 7,69
Cám li trích 40% 25,4 7,18 47,7 12,6 7,08
Cám li trích 50% 25,7 6,34 49,4 12,0 6,46
Cám li trích 60% 25,1 7,50 48,3 13,3 5,84
4.2.3 Ảnh hưởng của thức ăn lên tỉ lệ sống, sinh trưởng, hiệu quả sử dụng
thức ăn và thành phần hóa học của cá rô phi
v Tỉ lệ sống của cá rô phi
Qua 60 ngày thí nghiệm, tỉ lệ sống của cá rô phi ở các nghiệm thức tương đối
cao (80-93,3%) (Bảng 4.4). Tỉ lệ sống đạt cao nhất ở nghiệm thức cám sấy
60% và thấp nhất ở nghiệm thức cám li trích 40%. Mặc dù có sự chênh lệch về
tỉ lệ sống giữa các nghiệm thức nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa
thống kê (P>0,05). Trong suốt quá trình thí nghiệm có một số cá chết là do cá
bị sốc sau khi bố trí hoặc sau khi thu mẫu xác định tăng trưởng ở thời điểm 1
tháng thí nghiệm. Một số cá khác chết do bệnh ngoại ký sinh. Như vậy, tỉ lệ cá
hao hụt trong thí nghiệm không phải do ảnh hưởng của thức ăn.
Nhiều nghiên cứu dinh dưỡng trên các đối tượng khác nhau cũng cho thấy
thức ăn khác nhau thường không ảnh hưởng đến tỉ lệ sống của cá. Huỳnh
Thanh Tấn (2004) nghiên cứu nhu cầu đạm và khẩu phần ăn của cá rô đồng
với thức ăn có mức đạm khác nhau từ 10-52% kết luận tỉ lệ sống của cá ở các
nghiệm thức đều cao (88,89-100%) và không ảnh hưởng bởi thức ăn. Trong
nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và ctv (1999) về nuôi ghép cá mè vinh,
cá chép và rô phi trong ruộng lúa với thức ăn chứa cám ủ và không ủ, các tác
giả cho biết tỉ lệ sống của cá khá thấp không phải do ảnh hưởng bởi thức ăn
mà do việc sử dụng thuốc trừ sâu và mất cắp cá do dùng điện trộm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
19
Bảng 4.4: Tỉ lệ sống của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm
Nghiệm thức Tỉ lệ sống (%)
Cám sấy 30% 88,3±7,6a
Cám sấy 40% 85,0±13,2a
Cám sấy 50% 91,7±5,8a
Cám sấy 60% 93,3±7,6a
Cám li trích 30% 81,7±12,6a
Cám li trích 40% 80,0±5,0a
Cám li trích 50% 90,0±5,0a
Cám li trích 60% 88,3±2,9a
v Sinh trưởng của cá rô phi
Qua thời gian thí nghiệm, sinh trưởng của cá rô phi ở các nghiệm thức tăng
cùng với sự gia tăng hàm lượng của mỗi loại cám trong thức ăn. Trong 30
ngày đầu, tăng trưởng của cá ở cả 2 loại cám với các mức khác nhau đã có sự
khác biệt thống kê (P<0,05). Cá ở các nghiệm thức cám li trích 40%, 50%,
60% tăng trưởng nhanh hơn so với cá ở các nghiệm thức khác, trong đó ở
nghiệm thức cám li trích 60% tăng trưởng của cá rô phi đạt cao nhất. Đến 60
ngày nuôi, sự tăng trưởng nhanh của cá rô phi càng thể hiện rõ cũng với 3
nghiệm thức cám li trích 40%, 50%, 60% mà đặc biệt là nghiệm thức cám li
trích 60% (Hình 4.1).
10.0
20.0
30.0
40.0
50.0
60.0
70.0
0.0 30 60
Ngày thí nghiệm
K
hố
i l
ượ
ng
(g
)
Cám sấy 30%
Cám sấy 40%
Cám sấy 50%
Cám sấy 60%
Cám li trích 30%
Cám li trích 40%
Cám li trích 50%
Cám li trích 60%
Hình 4.1: Sinh trưởng của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm
So sánh giữa 2 loại cám, cám li trích cho kết quả sinh trưởng của cá rô phi tốt
hơn so với cám sấy. Cả 3 chỉ tiêu khối lượng cuối (Wf), tăng trưởng tuyệt đối
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
20
theo ngày (DWG) và tốc độ tăng trưởng đặc biệt (SGR) giữa các nghiệm thức
cám li trích (trừ cám li trích 30%) và các nghiệm thức cám sấy có sự khác biệt
thống kê (P<0,05). DWG ở các nghiệm thức cám li trích 40% và 50% (0,56-
0,62 g/ngày) cao hơn có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám sấy 30-60% và
cám li trích 30% (0,43-0,47 g/ngày). Tăng trưởng của cá rô phi cao nhất ở
nghiệm thức cám li trích 60% và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với các
nghiệm thức còn lại. DWG và SGR ở nghiệm thức này tương ứng là 0,76
g/ngày và 2,01%/ngày (Bảng 4.5).
Bảng 4.5: Sinh trưởng của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm
Nghiệm thức Wi (g) Wf (g) DWG (g/ngày) SGR (%/ngày)
Cám sấy 30% 19,5±0,1a 45,9±3,7a 0,44±0,06a 1,42±0,13a
Cám sấy 40% 19,5±0,0a 45,4±1,9a 0,43±0,03a 1,41±0,07a
Cám sấy 50% 19,5±0,2a 46,6±1,7a 0,45±0,03a 1,45±0,05a
Cám sấy 60% 19,4±0,2a 47,9±1,4a 0,47±0,02a 1,50±0,04a
Cám li trích 30% 19,4±0,2a 46,1±2,0a 0,44±0,03a 1,44±0,08a
Cám li trích 40% 19,4±0,2a 53,2±5,0b 0,56±0,09b 1,67±0,17b
Cám li trích 50% 19,4±0,2a 56,9±2.0b 0,62±0,03b 1,79±0,06b
Cám li trích 60% 19,5±0,2a 65,3±1,8c 0,76±0,03c 2,01±0,04c
Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Wi: Khối lượng cá ban đầu, Wf: Khối lượng cá kết thúc thí nghiệm, DWG: Tăng trưởng tuyệt đối theo
ngày, SGR: Tốc độ tăng trưởng đặc biệt.
Kết quả trên cho thấy cá rô phi tăng trưởng nhanh khi sử dụng cám làm
nguyên liệu phối trộn thức ăn. Với thức ăn có mức cám cao nhất (60%) tăng
trưởng của cá tốt nhất, đặc biệt ở nghiệm thức cám li trích 60%. Kết quả này
phù hợp với kết luận của Trần Thị Thanh Hiền và ctv (1999): Tăng trưởng của
cá rô phi vẫn tốt ở hàm lượng cám trong thức ăn đến 60%. Nghiên cứu của
Nguyễn Trọng Toàn (1998) về việc sử dụng cám ủ và không ủ làm thức ăn
cho cá rô phi cũng cho kết quả tương tự. Nghiên cứu này cũng gồm 8 nghiệm
thức thức ăn, kết quả cho thấy tuy sinh trưởng của cá giữa các nghiệm thức
khác biệt không có ý nghĩa thống kê nhưng DWG và SGR của cá rô phi tăng
dần khi hàm lượng cám sử dụng trong thức ăn tăng từ 30-60%, trong đó cá ăn
thức ăn chứa 60% cám ủ có tốc độ tăng trưởng đặc biệt cao nhất (SGR:
2,18%/ngày).
So với cá rô phi, các loài cá ăn thiên về động vật (cá chép, trê lai…) có khả
năng sử dụng thực vật hạn chế hơn. Nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và
ctv (1999) về nuôi cá chép trong bể với 8 nghiệm thức thức ăn cho thấy cá
chép tăng trưởng tốt nhất ở 2 nghiệm thức cám ủ và cám không ủ 40% với
SGR lần lượt là 1,67%/ngày và 1,52%/ngày, tăng trưởng của cá ở các nghiệm
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và ngh ên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
21
thức này cao hơn và khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức chứa mức cám
60%. Tương tự, tốc độ tăng trưởng của cá trê lai nuôi trong bể giảm dần khi
mức cám tăng cao từ 30-50% (Cao Châu Minh Thư, 1999). So với các loài cá
từ các kết quả nghiên cứu trên thì khả năng sử dụng thực vật, đặc biệt là cám
của cá rô phi rất lớn.
Trong nghiên cứu này, tuy hàm lượng cám trong các nghiệm thức thức ăn
khác nhau nhưng xét về thành phần hóa học thì hàm lượng chất bột đường
(NFE) thay đổi không lớn, từ 42-48% (Bảng 3.2) vẫn đảm bảo sự tăng trưởng
tốt của cá rô phi. Theo kết quả nghiên cứu của Wee và Tuan (1988), cá rô phi
sinh trưởng tốt ở các nghiệm thức thức ăn chứa hàm lượng chất bột đường từ
13-45%. Hai kết quả nghiên cứu trên tương đối phù hợp với nhau, từ đó cho
thấy cá rô phi có khả năng sử dụng thức ăn chứa hàm lượng chất bột đường
khá cao.
Qua thí nghiệm, cá rô phi ở các nghiệm thức cám li trích tăng trưởng cao hơn
cám sấy. Điều này có thể do cá rô phi tiêu hóa tốt nguyên liệu cám li trích
(61,1%) và năng lượng (65,6%) từ cám li trích (thí nghiệm 1, mục 4.1.3) dẫn
đến khả năng sinh trưởng cao. Nhìn chung, tuy có sự khác biệt về tăng trưởng
của cá rô phi nhưng cả 2 loại cám sấy và cám li trích đều có thể dùng để phối
trộn thức ăn cho cá rô phi với hàm lượng đến 60% vẫn đảm bảo sự tăng trưởng
tốt của cá.
v Hệ số thức ăn (Feed Conversion Ratio, FCR)
Hệ số thức ăn thấp nhất là ở nghiệm thức cám li trích 60% (2,37), cao nhất là
ở nghiệm thức cám li trích 30% (3,67) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê
(P<0,05) (Bảng 4.6). FCR có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng hàm lượng
của mỗi loại cám trong thức ăn. Đa số các nghiệm thức cám li trích có hệ số
thức ăn thấp hơn các nghiệm thức cám sấy (trừ cám li trích 30%).
Bảng 4.6: Hệ số thức ăn của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm
Nghiệm thức Hệ số thức ăn (FCR)
Cám sấy 30% 3,60±0,42c
Cám sấy 40% 3,51±0,17c
Cám sấy 50% 3,49±0,28c
Cám sấy 60% 3,25±0,11b
Cám li trích 30% 3,67±0,14c
Cám li trích 40% 3,28±0,44b
Cám li trích 50% 2,70±0,09ab
Cám li trích 60% 2,37±0,26a
Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
22
Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây về việc sử dụng cám ủ và
không ủ làm thức ăn cho cá. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Phương và
ctv (1999) về nuôi cá rô phi trong bể và nghiên cứu của Cao Châu Minh Thư
(1999) về nuôi cá trê lai trong bể, tuy 2 nghiên cứu thực hiện trên 2 đối tượng
có tính ăn khác nhau (cá rô phi ăn thiên về thực vật, cá trê lai ăn thiên về động
vật) nhưng đều có chung nhận định: Hệ số thức ăn tăng dần theo sự gia tăng
của mức cám trong thức ăn. Từ đó cho thấy cám li trích dầu có thể được sử
dụng để phối trộn trong thức ăn đến 60% vừa đảm bảo sự tăng trưởng tốt của
cá vừa tăng hiệu quả sử dụng thức ăn, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Trong nghiên cứu của Tuan và ctv (1994), hệ số thức ăn của cá rô phi được
cho ăn thức ăn chứa cám và lục bình với tỉ lệ 1:1 là 6,96. Kết quả này cao hơn
nhiều so với kết quả trong nghiên cứu này. Nhìn chung, hệ số thức ăn của cá
rô phi ở các nghiệm thức cám sấy và cám li trích dầu đều ở mức tương đối
thấp.
v Thành phần hóa học cơ thể cá rô phi
Kết quả phân tích thành phần hóa học cơ thể cá rô phi cho thấy hàm lượng
đạm cao ở các nghiệm thức cám sấy và hàm lượng chất béo cao ở các nghiệm
thức cám li trích (Bảng 4.7 và Hình 4.2).
Bảng 4.7: Thành phần hóa học cơ thể cá rô phi trước và sau thí nghiệm
Thành phần hóa học (%) Nghiệm thức Ẩm độ Đạm Chất béo Tro
Cám sấy 30% 75,1±1,3bc 56,8±1,4c 12,0±4,1a 20,9±1,3c
Cám sấy 40% 73,3±1,8ac 56,7±2,5c 15,2±0,5a 18,4±1,7abc
Cám sấy 50% 74,4±1,5b 58,5±5,0c 15,5±2,8a 19,3±1,9bc
Cám sấy 60% 74,1±0,4b 53,3±2,3abc 17,0±1,6a 18,7±1,0abc
Cám li trích 30% 73,1±0,7ac 54,7±3,8bc 19,3±1,5b 19,4±1,1bc
Cám li trích 40% 72,2±1,8a 49,1±1,1ab 24,9±2,4cd 17,8±1,0ab
Cám li trích 50% 72,4±0,2a 52,3±2,4abc 22,9±2,4bc 16,6±0,2a
Cám li trích 60% 71,2±0,4a 47,5±2,0a 28,5±1,1d 16,5±0,4a
Trước thí nghiệm 73,4±0,0ac 55,4±0,0c 16,0±0,0a 18,4±0,0ab
Các giá trị trong cùng một cột mang cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa thống kê (P>0,05).
Giá trị thể hiện là giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
23
0.0
5.0
10.0
15.0
20.0
25.0
30.0
35.0
40.0
45.0
50.0
55.0
60.0
65.0
70.0
TTN CS 30% LT 30% CS 40% LT 40% CS 50% LT 50% CS 60% LT 60%
Nghiệm thức
T
hà
nh
P
hầ
n
hó
a
họ
c (
%
)
ĐẠM
CHẤT BÉO
Hình 4.2: Thành phần hóa học (đạm, chất béo) cơ thể cá rô phi
Hàm lượng đạm cơ thể cá rô phi nhìn chung có xu hướng giảm dần theo mức
tăng của hàm lượng cám trong thức ăn. Tuy nhiên, đối với cám sấy ở các mức
cám khác nhau trong thức ăn, hàm lượng đạm cơ thể cá khác biệt không có ý
nghĩa, dao động từ 53,3-58,5%. Trong khi đó, ở các nghiệm thức cám li trích,
hàm lượng đạm cơ thể cá thấp nhất ở nghiệm thức 60% (47,5%) và khác biệt
có ý nghĩa so với nghiệm thức 30% (54,7%). Cá trước thí nghiệm có hàm
lượng đạm cao (55,4%) và khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm thức
cám sấy nhưng lại khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám li trích
40% và 60%. Nhìn chung, hàm lượng đạm cơ thể cá rô phi ở các nghiệm thức
cám sấy cao hơn các nghiệm thức cám li trích. Như vậy, thức ăn chứa 2 loại
cám với các mức khác nhau thì có ảnh hưởng khác nhau đến hàm lượng đạm
của cơ thể cá rô phi.
Hàm lượng chất béo cơ thể cá rô phi tăng dần theo sự gia tăng hàm lượng của
từng loại cám trong thức ăn. Tuy nhiên, sự khác biệt về hàm lượng chất béo
trong cơ thể cá giữa các nghiệm thức thức ăn có mức cám sấy khác nhau thì
khác biệt không có ý nghĩa (P>0,05). Đối với cám li trích, ảnh hưởng của các
mức cám khác nhau đối với sự tích lũy mỡ trong cơ thể cá thể hiện rất rõ.
Nghiệm thức cám li trích 60% có hàm lượng chất béo cao nhất (28,5%) và
khác biệt có ý nghĩa so với nghiệm thức cám li trích 30% (19,3%). Giữa 2 loại
cám, cá ăn thức ăn chứa cám li trích có hàm lượng mỡ cao hơn có ý nghĩa so
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
24
với cá ở các nghiệm thức cám sấy (Bảng 4.7 và Hình 4.3-4.4). Hàm lượng chất
béo cơ thể cá trước thí nghiệm khác biệt không có ý nghĩa so với các nghiệm
thức cám sấy nhưng khác biệt có ý nghĩa so với các nghiệm thức cám li trích.
Như vậy, thức ăn thí nghiệm cũng ảnh hưởng đến hàm lượng chất béo của cơ
thể cá rô phi.
Hàm lượng tro của cơ thể cá rô phi tương đối cao, dao động từ 16,5-20,9%,
thấp nhất ở nghiệm thức cám li trích 60% và cao nhất ở nghiệm thức cám sấy
30%, sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (P<0,05). Hàm lượng tro và ẩm độ
cơ thể cá ở các nghiệm thức cám sấy cao hơn các nghiệm thức cám li trích.
Nhìn chung, hàm lượng tro và ẩm độ giữa cá trước thí nghiệm và sau thí
nghiệm không có sự khác biệt lớn. Từ đó cho thấy thức ăn thí nghiệm không
ảnh hưởng nhiều đến hàm lượng tro và ẩm độ của cơ thể cá rô phi.
Kết quả này khác với các nghiên cứu trước đây. Trong nghiên cứu của Nguyễn
Trọng Toàn (1998), hàm lượng đạm và chất béo của cơ thể cá rô phi sau thí
nghiệm đều tăng lên nhưng không có sự khác biệt thống kê giữa các nghiệm
thức, do đó thức ăn có hàm lượng cám khác nhau không ảnh hưởng đến thành
phần hóa học của cơ thể cá rô phi. Đối với nghiên cứu của Wee và Tuan
(1988), thông qua việc sử dụng các mức đạm khác nhau tác giả cho thấy hàm
lượng đạm cơ thể cá rô phi tăng lên và hàm lượng chất béo giảm xuống cùng
với sự gia tăng mức đạm trong thức ăn. Tương tự, với thức ăn có hàm lượng
đạm 25%, 30%, 35% và 40% thì hàm lượng đạm cơ thể cá rô phi đỏ cao nhất
ở nghiệm thức 35% đạm nhưng hàm lượng chất béo cao nhất lại ở nghiệm
thức có mức đạm 40% (Santiago và Laron, 1991). Trong nghiên cứu này, mặc
dù thức ăn có cùng hàm lượng đạm nhưng với mức cám khác nhau trong thức
ăn thì thành phần hóa học cơ thể cá cũng khác nhau.
Tóm lại, trong cùng một mức cám, khi hàm lượng cám càng cao, tăng trưởng
và hệ số thức của cá tốt hơn so với mức cám thấp. Cám li trích dầu cho kết quả
tăng trưởng và hệ số thức ăn của cá rô phi tốt hơn so với cám sấy, nhưng đồng
thời cũng làm tăng khả năng tích lũy mỡ của cá rô phi. Các thành phần hóa
học khác của cơ thể cá rô phi cũng chịu ảnh hưởng bởi thức ăn thí nghiệm.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
25
Hình 4.3: Cá rô phi ở nghiệm thức cám sấy 60%
Hình 4.4: Cá rô phi ở nghiệm thức cám li trích 60%
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
26
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận
- Độ tiêu hóa cám và năng lượng trong cám li trích dầu của cá rô phi (tương
ứng là 61,1% và 65,6%) cao hơn so với cám sấy (48,1% và 57,7%). Độ tiêu
hóa đạm trong 2 loại cám của cá rô phi gần tương đương nhau (75,4-77,1%).
- Tốc độ tăng trưởng của cá rô phi tăng theo mức tăng của hàm lượng cám
trong thức ăn, tăng trưởng của cá đạt cao nhất ở nghiệm thức cám li trích 60%.
Các loại thức ăn chứa cám li trích dầu cho kết quả tăng trưởng của cá rô phi
cao hơn có ý nghĩa thống kê so với cám sấy.
- Hệ số thức ăn của cá tương đối thấp dao động từ 2,37 (cám li trích 60%) đến
3,67 (cám li trích 30%) và có xu hướng giảm dần theo sự gia tăng hàm lượng
cám trong thức ăn.
- Thức ăn thí nghiệm có ảnh hưởng đến thành phần hóa học của cơ thể cá rô
phi. Hàm lượng đạm của cơ thể cá giảm và hàm lượng chất béo tăng theo mức
tăng của hàm lượng cám trong thức ăn. Cá ăn thức ăn chứa cám li trích dầu có
hàm lượng mỡ cao và hàm lượng đạm trong cơ thể thấp hơn so với cá ăn thức
ăn chứa cám sấy.
Như vậy, hàm lượng cám sấy và cám li trích dầu thích hợp trong thức ăn của
cá rô phi có thể được phối chế đến 60%. Cám li trích dầu cho kết quả tăng
trưởng, độ tiêu hóa và chuyển hóa thức ăn của cá rô phi tốt hơn so với cám
sấy.
5.2 Đề xuất
- Mở rộng thí nghiệm nuôi cá rô phi ở ao để có được kết quả thực tế hơn.
- Thí nghiệm thêm trên một số đối tượng cá nuôi phổ biến khác như cá chép,
mè vinh, rô đồng…
- Thử nghiệm các phương pháp thu phân khác nhau để so sánh kết quả về độ
tiêu hóa của cá rô phi.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
27
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Allan, G.L., S.J. Rowland, C. Parkinson, D.A.J. Stone and W. Jantrarotai, 1999.
Nutrient digestibility for juvenile silver perch (Bidyanus Bidyanus): Development
of methods. Aquaculture, 170: 131-145.
2. Balarin, J.D. and R.D. Haller, 1982. The intensive culture of tilapia in tanks,
raceways and cages. In: J.F. Nuir and R.J. Robert (Editors). Recent advances in
aquaculture. Wesrview Press, Boulder, Colorado, USA, 265-355.
3. Boyd, C.E. 1982. Water quality management for pond fish culture. Developments
in aquaculture and fisheries science, vol. 9. Elsevier Scientific Publishing
Company, Amsterdam, The Netherland, 318 pp.
4. Bùi Đức Hợi và ctv, 1997. Hóa sinh công nghiệp. Nhà xuất bản KH & KT Hà
Nội.
5. Cao Châu Minh Thư, 1999. Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn nuôi cá trê
lai (Clarias macrocephalus × Clarias gariepinus) (Luận văn tốt nghiệp, Khoa
Thủy Sản, ĐHCT).
6. Dương Nhựt Long, 2003. Giáo trình kỹ thuật nuôi thủy sản nước ngọt. Khoa
Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
7. Dương Thanh Liêm, Nguyễn Phúc Lộc, Nguyễn Văn Hảo, Ngô Văn Mận, Bùi
Huy Như Phúc, Bùi Xuân An, 1997. Tập san KHKT Nông Lâm Nghiệp. Trường
Đại Học Nông Lâm, TP. HCM (số tháng 3/1997).
8. Dureza, L.A., C.C. Gempis, R.C. Salvador, R.P. Sombrero and B.D. Belmonte,
1994. Effect of selected factors in growth and survival of tilapia hybrids raised in
cages in saline water. In: L.G. Villacorta and L.A. Dureza (Editors). Tilapia
farming: Genetic improvement and advances on culture technology. Proceedings
of Third National Symposium and Workshop on Tilapia farming, 25-27
November, 1993. UPV, Iloilo City. Los Banos, Languna: Philippine Council for
Aquatic and Marine Research and Development, 86 pp. (PCAMRD Book Series,
No. 18/1994).
9. Eknath, A.E. 1994. The project of Genetic Improvement of Farmed Tilapias
(GIFT): From modest beginnings to an international network on genetics in
aquaculture. In: L.G. Villacorta and L.A. Dureza (Editors). Tilapia farming:
Genetic improvement and advances on culture technology. Proceedings of Third
National Symposium and Workshop on Tilapia farming, 25-27 November, 1993.
UPV, Iloilo City. Los Banos, Languna: Philippine Council for Aquatic and
Marine Research and Development, 86 pp. (PCAMRD Book Series, No.
18/1994).
10. El-Sayed, A.M. and S. Teshima, 1992. Protein and energy requirements of Nile
tilapia (Oreochromis niloticus), fry. Aquaculture, 103: 55-63.
11. Furuichi, M., C.Y. Cho, A. Kanazawa, T. Takeuchi, T. Watanabe, 1988. Fish
nutrition and marineculture. Jica textbook. The general aquaculture course.
12. Goddard, J.S. and E. McLean, 2001. Acid-insoluble ash as an inert reference
material for digestibility studies in tilapia (Oreochromis aureus). Aquaculture,
194: 93-98.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
28
13. Guerrero, L.A. and R.G. Cornejo, 1994. Hatchery, nursery and grow-out
techniques for hybrid tilapia in brackish water ponds. In: L.G. Villacorta and
L.A. Dureza (Editors). Tilapia farming: Genetic improvement and advances on
culture technology. Proceedings of Third National Symposium and Workshop on
Tilapia farming, 25-27 November, 1993. UPV, Iloilo City. Los Banos, Languna:
Philippine Council for Aquatic and Marine Research and Development, 86 pp.
(PCAMRD Book Series, No. 18/1994).
14. Hanley, F. 1987. The digestibility of foodstuffs and effects of feeding selectivity
on digestibility determinations in tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture,
66: 163-179.
15. Hertrampf, J.W. and F. Piedad-Pascual, 2000. Handbook on ingredients for
aquaculture feeds. Kluwer Academic Publishers, Dordrecht, Boston, London, 573
pp.
16. Hồ Phan Thị Khuê, 1998. Nghiên cứu sử dụng một số loại thực vật trong chế
biến thức ăn nuôi cá (Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, ĐHCT).
17. Hoàng Đức Như, 2005. Tăng cường sử dụng cám gạo đã tách dầu nhằm nâng cao
hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia súc gia cầm, thủy sản.
18. Huỳnh Thanh Tấn, 2004. Nghiên cứu nhu cầu protein và khẩu phần ăn của cá rô
đồng (Anabas testudineus) (Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, ĐHCT).
19. Kaushik, S.J. 1990. Use of alternative protein sources for intensive rearing of
carnivorous fish. In: R. Flos, L. Tort and P. Torres (Editors). Mediterranean
aquaculture, 125-138.
20. Klinnavee, S., R. Tansakul and V. Promkuntong, 1990. Growth of Nile tilapia
(Oreochromis niloticus) fed with aquatic plant mixtures. The second Asian
Fisheries Forum. Asian Fisheries Society, Manila, Philippines, 283-286.
21. Koprucu, K. and Y. Ozdemir, 2005. Apparent digestibility of selected feed
ingredients for Nile tilapia (Oreochromis niloticus). Aquaculture, 250: 308-316.
22. Laining, A., Rachmansyah, T. Ahmad and K. Williams, 2003. Apparent
digestibility of selected feed ingredient for humpback grouper (Cromileptes
altivelis). Aquaculture, 218: 529-538.
23. Mark, M. 1975. Revision of supplementary feeding tables for pond fish.
Bamindgeh.
24. Mohanta, K.N., S.N. Mohanty, J.K. Jena and N.P. Sahu, 2006. Apparent protein,
lipid and energy digestibility coefficients of some commonly used feed
ingredients in formulated pelleted diets for silver barb (Puntius gonionotus).
Aquaculture Nutrition, 12., 211 pp.
25. Moriarty, C.M. and D.J.W. Moriarty, 1973. Quantitative estimation of the daily
ingestion of phytoplankton by Tilapia nilotica and Haplochromis nigripinnis in
Lake George, Uganda. J. Zool.
26. Nguyen Thanh Long, 2003. Stocking ratios of hybrid catfish (Clarias
macrocephalus × Clarias gariepinus) and Nile tilapia (Oreochromis niloticus) in
an intensive polyculture. Asian Institute of Technology. School of Environment
and resources Development (A thesis submitted partial fullfillment of the
requirements for the degree of Master of Science).
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và ngh ên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
29
27. Nguyễn Thanh Phương, Trần Thị Thanh Hiền, Bùi Thị Bích Hằng, Huỳnh Thị
Tú, Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Văn Bá, Trương Hoàng
Minh và Dương Nhựt Long, 1999. Nghiên cứu sử dụng cám gạo lên men làm
thức ăn cho cá tại Cần Thơ (Báo cáo khoa học, Khoa Thủy Sản, ĐHCT). 58
trang.
28. Nguyễn Trọng Toàn, 1998. Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn cho cá
(Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, ĐHCT).
29. Nguyễn Văn Bé, 1987. Bài giảng môn thủy hóa học. Khoa Thủy Sản, Trường Đại
Học Cần Thơ.
30. Omoregie, E., F.I. Ogbemudia, 1993. Effect of substituting fish meal with palm-
kernel meal on growth and good utilisation of Nile tilapia (Oreochromis
niloticus). Bamindgeh, 45., 113-119.
31. Santiago, C.B. and M.A. Laron, 1991. Growth response and carcass composition
of red tilapia fry fed diets with varying protein levels and protein to energy ratios,
52-56. In: S.S. De Silva (Editor). Fish nutrition research in Asia. Proceedings of
the Fourth Asian Fish Nutrition Workshop. Asian Fish. Soc. Spec. Publ. 5, 205
pp. Asian Fisheries Society, Manila, Philippines.
32. Satoh, S., C.Y. Cho, T. Watanabe, 1992. Effect of faecal retrieval timing on
digestibility of nutrients in rainbow trout diet with the Guelph and TUF feces
collecttion system. Nippon Suisan Gakkaishi, 58., 1123-1127.
33. Shiau, S.Y., S.F. Lin, A.L. Lin and C.C. Kwork, 1990. Defatted and full-fat
soybean meal as partial replacements for fishmeal in tilapia (Oreochromis
niloticus × Oreochromis aureus) diets at low protein level. Aquaculture, 86: 401-
407.
34. Smith, B.N. and R.T. Lovell, 1973. Determination of apparent protein
digestibility in feeds for channel catfish. Trans. Am. Fish. Soc., 4., 831-832.
35. Suresh, A.V. and C.K. Lin, 1992. Tilapia culture in saline water: a review.
Aquaculture, 106: 201-226.
36. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Anh Tuấn và Huỳnh Thị Tú, 2004. Giáo trình dinh
dưỡng và thức ăn thủy sản. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
37. Trần Thị Thanh Hiền, Nguyễn Thanh Phương, Nguyễn Văn Bá, Bùi Thị Bích
Hằng và Huỳnh Thị Tú, 1999. Nghiên cứu sử dụng cám gạo làm thức ăn cho cá
(Tuyển tập công trình công nghệ khoa học, ĐHCT).
38. Trần Văn Nhì, 2005. Đánh giá việc sử dụng nguồn nguyên liệu địa phương làm
thức ăn nuôi cá tra (Pangasius hypophthalmus) trong bè ở An Giang (Luận văn
tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, ĐHCT).
39. Trương Quốc Phú, 2000. Bài giảng phân tích chất lượng nước và quản lý môi
trường nước ao. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
40. Trương Thủ Khoa và Trần Thị Thu Hương, 1993. Định loại cá nước ngọt vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long. Khoa Thủy Sản, Trường Đại Học Cần Thơ.
41. Tuan, N.A., N.Q. Thuy, B.M. Tam and V.V. Ut, 1994. Use of water hyacinth
(Eichornia crassipes) as supplementary feed for nursing fish in Vietnam. In: S.S.
De Silva (Editor). Fish Nutrition Research in Asia. Proceedings of Fifth Asian
Fish Nutrition Workshop. Manila, Philippines, Asian Fisheries Society, 101-106.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
30
42. Viện Chăn Nuôi Quốc Gia, 1995. Thành phần và giá trị dinh dưỡng thức ăn gia
súc-gia cầm Việt Nam. Bộ Nông Nghiệp Và Công Nghiệp Thực Phẩm, Hà Nội.
43. Vũ Vi An, 1999. Đánh giá khả năng sử dụng một số loại thực vật trong chế biến
thức ăn nuôi cá (Luận văn tốt nghiệp, Khoa Thủy Sản, ĐHCT).
44. Wee, K.L. 1991. Use of non-conventional feedstuff of plant origin as fish feeds-
Is it practical and economically feasible?, 13-32. In: S.S. De Silva (Editor). Fish
nutrition research in Asia. Proceedings of Fourth Asian Fish Nutrition Workshop.
Asian Fish. Soc. Spec. Publ. 5., 205 pp. Asian Fisheries Society, Manila,
Philippines.
45. Wee, K.L. and N.A. Tuan, 1988. Effect of dietary protein level on growth and
reproduction in Nile tilapia (Oreochromis niloticus), 401-410. In: R.S.V. Pullin,
T. Bhukaswan, K. Tonguthai and J.L. Maclean (Editors). The second
international symposium on tilapia in aquaculture. ICLARM Conference
Proceedings, 15., 623 pp. Department of fisheries, Bangkok, Thailand and
International Center for Living Aquatic Resources Management, Manila,
Philipines.
46. Xie, S., Y. Cui, Y. Yang and J. Liu, 1997. Energy budget of Nile tilapia
(Oreochromis niloticus) in relation to ration size. Aquaculture, 154: 57-68.
47. Yang-Yi and Kevin, 2002. Surveyi study of tilapia-shrimp polyculture in
Thailand. Tenth work plan, New aquaculture systems/New species research 3.
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
31
PHỤ LỤC
Phụ lục A: Thành phần hóa học của nguyên liệu chế biến thức ăn
Thành phần hóa học (%) Nguyên liệu Đạm Chất béo NFE Tro Xơ
Bột cá 59,2 5,62 1,27 33,3 0,62
Bột đậu nành 47,6 3,17 34,9 7,38 6,99
Bột mì 11,6 1,92 84,5 0,71 1,25
Cám sấy 12,6 12,0 65,6 7,35 2,42
Cám li trích dầu 16,3 2,76 63,8 10,4 6,74
Phụ lục B: Sự biến động nhiệt độ trong thí nghiệm 1 (oC)
Thời gian Sáng Chiều
03/11/2005 29,0 28,5
04/11/2005 29,0 29,0
05/11/2005 28,0 29,0
06/11/2005 27,5 28,5
07/11/2005 27,0 28,5
08/11/2005 28,0 28,5
09/11/2005 27,0 28,5
10/11/2005 28,0 30,0
11/11/2005 28,0 30,0
12/11/2005 27,5 30,0
Phụ lục C: Thành phần hóa học của phân cá rô phi
Thành phần hóa học Nghiệm thức
Đạm (%) Cr2O3 (%) Năng lượng (cal/g)
Đối chứng 22,9 4,33 3.063
Cám sấy 14,4 1,96 3.155
Cám li trích dầu 18,5 2,13 3.386
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
32
Phụ lục D: Độ tiêu hóa thức ăn của cá rô phi
Độ tiêu hóa (%) Nghiệm thức Bể
Thức ăn Đạm Năng lượng
Đối chứng 4 81,7 86,8
Đối chứng 5 80,9 86,0 86,5
Đối chứng 9 80,5 84,0
Cám sấy 1 72,8 85,1
Cám sấy 6 69,1 80,7 77,8
Cám sấy 8 71,7 83,3
Cám li trích dầu 2 75,9 83,0
Cám li trích dầu 3 74,7 83,4 80,2
Cám li trích dầu 7 74.6 81,1
Phụ lục E: Sự biến động nhiệt độ trong thí nghiệm 2 (oC)
Thời gian Sáng Chiều Thời gian Sáng Chiều
25/10/2005 28,0 27,5 23/11/2005 26,0 27,0
26/10/2005 27,5 28,0 24/11/2005 27,0 28,0
27/10/2005 28,5 29,0 25/11/2005 26,5 28,0
28/10/2005 27,5 28,5 26/11/2005 28,0 29,0
29/10/2005 27,5 29,0 27/11/2005 27,5 28,5
30/10/2005 28,0 27,5 28/11/2005 27,5 28,0
31/10/2005 27,5 29,5 29/11/2005 27,0 28,0
01/11/2005 28,0 29,5 30/11/2005 27,0 28,0
02/11/2005 28,5 29,0 01/12/2005 27,0 28,0
03/11/2005 28,0 28,0 02/12/2005 27,0 28,0
04/11/2005 28,0 28,0 03/12/2005 27,0 29,0
05/11/2005 27,0 26,0 04/12/2005 28,0 28,5
06/11/2005 26,5 27,0 05/12/2005 28,0 29,0
07/11/2005 27,0 28,0 06/12/2005 28,0 28,0
08/11/2005 28,0 28,5 07/12/2005 28,0 28,0
09/11/2005 26,5 28,0 08/12/2005 26,0 27,0
10/11/2005 27,0 29,0 09/12/2005 26,0 28,0
11/11/2005 27,5 29,0 10/12/2005 27,0 27,5
12/11/2005 27,5 29,5 11/12/2005 27,5 27,0
13/11/2005 28,0 29,5 12/12/2005 27,0 28,0
14/11/2005 28,0 29,5 13/12/2005 26,5 27,5
15/11/2005 28,0 29,0 14/12/2005 26,0 26,0
16/11/2005 28,0 29,0 15/12/2005 25,5 26,5
17/11/2005 27,5 29,0 16/12/2005 25,0 26,0
18/11/2005 27.5 28.5 17/12/2005 26,5 28,0
19/11/2005 27,0 28.5 18/12/2005 25,0 25,5
20/11/2005 26,0 27.5 19/12/2005 24,0 25,0
21/11/2005 26,0 27,0 20/12/2005 24,0 24,0
22/11/2005 26,0 26.5 21/12/2005 23,5 24,0
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
33
Phụ lục G: Sự biến động pH và oxy hòa tan trong thí nghiệm 2
Thời gian pH Oxy hòa tan (mg/L)
03/11/2005 8,12 5,50
09/11/2005 8,15 6,80
17/11/2005 8,15 6,40
24/11/2005 7,81 6,75
02/12/2005 5,92 5,50
09/12/2005 7,54 5,12
16/12/2005 7,99 6,09
21/12/2005 7,98 5,80
Phụ lục H: Tỉ lệ sống của cá rô phi qua 60 ngày thí nghiệm
Nghiệm thức Bể Tỉ lệ sống (%)
Cám sấy 30% 2 80,0
Cám sấy 30% 3 95,0
Cám sấy 30% 24 90,0
Cám sấy 40% 9 95,0
Cám sấy 40% 13 70,0
Cám sấy 40% 18 90,0
Cám sấy 50% 1 85,0
Cám sấy 50% 6 95,0
Cám sấy 50% 14 95,0
Cám sấy 60% 5 100
Cám sấy 60% 7 85,0
Cám sấy 60% 17 95,0
Cám li trích 30% 11 70,0
Cám li trích 30% 16 80,0
Cám li trích 30% 19 95,0
Cám li trích 40% 4 85,0
Cám li trích 40% 20 80,0
Cám li trích 40% 22 75,0
Cám li trích 50% 10 85,0
Cám li trích 50% 12 95,0
Cám li trích 50% 21 90,0
Cám li trích 60% 8 85,0
Cám li trích 60% 15 90,0
Cám li trích 60% 23 90,0
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Nghiên cứu khả năng sử dụng cám sấy và cám li trích dầu của cá rô phi (Oreochromis niloticus)
34
Phụ lục I: Khối lượng của cá rô phi và lượng thức ăn sử dụng
Bố trí 30 ngày 60 ngày
Nghiệm thức Bể
Wtb (g)
Số
con Wtb (g)
Số
con Wtb (g)
Số
con
Thức
ăn sử
dụng
(kg)
Cám sấy 30% 2 19,6 20 40,1 17 45,8 17 1,62
Cám sấy 30% 3 19,4 20 33,2 20 39,8 20 1,70
Cám sấy 30% 24 19,5 20 36,5 19 46,6 19 1,66
Cám sấy 40% 9 19,5 20 34,6 20 41,6 20 1,65
Cám sấy 40% 13 19,5 20 35,9 15 44,0 15 1,25
Cám sấy 40% 18 19,5 20 36,0 20 45,5 19 1,73
Cám sấy 50% 1 19,5 20 35,8 19 44,1 18 1,73
Cám sấy 50% 6 19,7 20 36,5 20 46,3 20 1,78
Cám sấy 50% 14 19,4 20 35,1 20 43,5 20 1,67
Cám sấy 60% 5 19,3 20 36,6 20 47,7 20 1,79
Cám sấy 60% 7 19,6 20 37,3 18 47,1 18 1,69
Cám sấy 60% 17 19,4 20 35,0 20 45,3 20 1,69
Cám li trích 30% 11 19,3 20 39,0 19 64,0 19 1,39
Cám li trích 30% 16 19,6 20 38,8 18 45,0 17 1,62
Cám li trích 30% 19 19,4 20 37,6 20 42,7 20 1,76
Cám li trích 40% 4 19,3 20 42,7 18 55,3 18 1,77
Cám li trích 40% 20 19,6 20 43,4 17 52,0 17 1,68
Cám li trích 40% 22 19,4 20 43,9 18 46,1 16 1,72
Cám li trích 50% 10 19,3 20 42,3 18 56,2 18 1,75
Cám li trích 50% 12 19,3 20 41,9 20 52,8 20 1,88
Cám li trích 50% 21 19,6 20 43,1 19 55.4 19 1,83
Cám li trích 60% 8 19,8 20 45,2 18 63,1 18 1,81
Cám li trích 60% 15 19,5 20 45,8 20 42,7 20 1,85
Cám li trích 60% 23 19,3 20 48,9 20 61,3 19 2,08
Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- lv_np_vinh_7917.pdf