Nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - Lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh

PHẦN I : MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài Thành phố Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế phía Nam, là một trọng điểm kinh tế của cả nước, chiếm tỉ lệ phần trăm GDP lớn nhất cả nước. Tp Hồ Chí Minh chỉ chiếm 0.6% diện tích và 7,63% dân số nhưng chiếm tới 20,2 % tổng sản phẩm, 27,9 % giá trị sản xuất công nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Vào năm 2011 , tp.HCM có 6.344.000 lao động, trong đó 139.000 người có độ tuổi ngoài lao động nhưng vẫn tham gia làm việc. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100 USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước. Với các tiềm năng kinh tế sẵn có như vậy, nên Tp.HCM là miền đất hứa cho những người muốn đổi đời và tìm cơ hội phát triển. Hàng năm ,một lượng lớn người từ các miền trên đất nước đổ dồn về thành phố. Trong đó gồm rất nhiều người thuộc các thành phần khác nhau ( công nhân, sinh viên, thương nhân .), các độ tuổi khác nhau (trẻ vị thành niên, người trưởng thành, người già, ) cùng với các mục đích khác nhau (học tập, tìm việc làm, tìm cơ hội đầu tư ). Những người này là nguồn máu duy trì sự thịnh vượng và phồn vinh cho đô thị phương Nam hoa lệ này. Sự tập trung ào ạt này cộng với nhu cầu nhà ở của bộ phận dân cư bản địa tạo nên một cơn sốt về thị trường nhà ở. Họ có quyền tìm cho mình một ngôi nhà, một mái ấm để phục hồi sức lao động sau ngày làm việc mệt nhọc và hưởng thụ những phúc lợi mà họ góp phần đem lại. Tuy nhiên, một thực tế nhức nhối là chỉ có một lượng nhỏ người trong số những người lao động này có đủ khả năng tạo dựng cho mình một ngôi nhà. Cuộc điều tra nhà đất toàn thành năm 1999 do sở Địa Chính – Nhà Đất tổ chức thực hiện theo Quyết Định 3376/QĐ-UBĐT của UBND Tp.HCM cho biết : có 1.007.012 ngôi nhà, riêng nhà cấp 3,4 và nhà bợ có tới 803.573 căn, chiếm 79,8% tổng số nhà, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 60%. Trong đó, tại các quận ven còn đất nông nghiệp, nhà chưa có giấy tờ hợp lệ chiếm 70%, còn đối với các quận mới và huyện ngoại thành thì từ 75% đến 95%. Tăng trưởng kinh tế cần đi đôi với việc tạo nên một sự ổn định và an toàn cho người lao động. Như vậy mới giúp người lao động toàn tâm toàn ý góp phần vào quá trình phát triển chung của xã hội. Chính quyền địa phương có trách nhiệm tạo những điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vấn đề về nhà ở cho NTNT. Đó không chỉ là trách nhiệm mà còn là tinh thần nhân văn trong cách thức quản lý, qua đó còn giải quyết được những vấn nạn về quy hoạch đô thị, môi trường sinh thái và an ninh xã hội. Từ giữa thập niên 80, khi quá trình Đổi mới bắt đầu đi vào guồng máy phát triển, kinh tế thị trường được Đảng và Nhà nước đánh giá đúng bản chất khách quan của nó, nền kinh tế Tp.HCM chuyển hướng mạnh mẽ. Và như một thực tế, đi đôi với phát triển luôn là khó khăn và thách thức. Chính quyền sở tại nhận thức được khó khăn nhu cầu nhà ở cho người lao động nên đã bắt đầu xây dựng chiến lược nhà ở, đề ra một số chương trình mô hình giải quyết nhà ở cho NTNT. Đến nay đã đạt được những thành tựu đáng kể : chương trình giải tỏa di dời 5000 căn hộ sống trên và ven kênh rạch, giúp giải quyết nhu cầu nhà ở của cư dân tại đây cũng như làm đẹp bộ mặt sông nước đô thị Tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn nhiều thiếu sót, vẫn chỉ mới giải quyết được một phần nhỏ về nhu cầu chỗ ở. Chính quyền vẫn còn loay hoay về bài toán nhà ở khi chưa có được sự đồng bộ về chính sách, xã hội, cũng như khả năng về công nghệ. Đồng thời các giải pháp chưa thật sự rõ ràng để đem lại hiệu quả. Năm 2005 –Chính phủ ban hành Luật Nhà ở, sau đó ban hành Nghị Định số : 90/2006/NĐ-CP, Nghị Định số : 167/2007/NĐ-CP, Nghị Quyết số : 18/NQ-CP tháng 4 năm 2009, Quyết định số : 66/2009/QĐ-TTg, Quyết Định số 67/2009/QĐ-TTg. Trong đó quy định một số chính sách làm tiền đề cơ bản tạo nên sự thuận lợi cho phát triển nhà ở xã hội, giải quyết một phần đối tượng thuộc NT,NTNT. Theo kết quả điều tra của Bộ Xây Dựng công bố mới đây, hiện nay trên phạm vi cả nước chỉ có 22% trong tổng số gần 3 triệu HS,SV được ở trong KTX, chỉ 20% trong tổng số 1 triệu lao động trực tiếp và khoảng 1.2 đến 1.5 triệu lao động gián tiếp có chỗ ở, chỉ có khoảng 2/3 trong tổng số 2 triệu cán bộ, công chức tự lo được nhà ở cho mình, số còn lại (chủ yếu tập trung ở các đô thị lớn) phải ghép hộ, ở nhờ, ở tạm Các số liệu thống kê được cho thấy vẫn còn quá nhiều nhu cầu về nhà ở chưa được giải quyết. Tâm thức người Việt rất xem trọng việc sở hữu một ngôi nhà, có “ an cư” mới “lạc nghiệp”. Ba giai đoạn quan trọng nhất của một đời người là “cưới vợ,sinh con và xây nhà”. Ngôi nhà gắn liền với sự ổn định về kinh tế và tinh thần, là niềm tự hào cả một đời người. Chi phí để tạo ra một căn nhà đối với NTNT là một con số khổng lồ, có khi cả đời lao động họ cũng không kiếm đủ số tiền đó. Chi phí xây nhà bao gồm giá cả vật tư, nhân công và giá đất. Vấn đề được đặt ra là ngoài những yếu tố không thể kiểm soát, phải phụ thuộc vào thị trường như giá đất, giá nhân công thì những yếu tố khác như công nghệ thi công, vật liệu xây dựng lại dựa vào trình độ khoa học công nghệ, yếu tố mà chúng ta có thể nắm quyền chủ động. Tại các nước trên thế giới, và thậm chí ở các nước phát triển, họ cũng phải đối mặt với vấn đề về nhà ở cho NTNT như chúng ta hiện nay, điều này diễn ra cách đây hơn nửa thế kỉ (1945-1960). Vấn đề được các nước đặt ra là làm sao cho số lượng sản phẩm nhiều và giá thấp. Những yêu cầu này chỉ có thể giải quyết được bằng phương pháp sản xuất hàng loạt (mass production) và lắp ghép (prefab). Phương pháp mà cách đây gần 1 thế kỉ, Henry Ford sáng chế ra và đưa vào sản xuất trong công nghiệp chế tạo ô tô. Kết quả là các nước này đã giải quyết rất tốt khi đáp ứng được nhu cầu về nhà ở cho NTNT. Công nghiệp lắp ráp hiện nay đã tiến một bước dài về công nghệ. Nó góp phần giảm giá thành sản phẩm đáng kể và đáp ứng được nhu cầu lớn về số lượng sản phẩm. Tp.HCM có những điều kiện thuận lợi về kinh tế, xã hội cũng như công nghệ để ứng dụng phương pháp này vào thực tiễn. Nếu chính quyền thành phố có một tầm nhìn và chính sách đúng đắn, công nghệ này sẽ đem lại một hướng giải quyết khả thi trong lĩnh vực nhà ở cho NTNT. Vấn đề nhà ở cho người NTNT phải do một hệ thống mới giải quyết được, nó bao gồm về chính sách, tài chính, quy hoạch, kỹ thuật, kiến trúc và phương pháp quản lý. Nhiều đề án đã nghiên cứu các yếu tố trên của vấn đề, trong phạm vi nhỏ hẹp của luận án, người viết chỉ đưa ra một xu hướng thiết kế kiến trúc nhằm đóng góp một phần nào đó vào việc đem lại sự an cư cho người dân thành phố. 2.Ý nghĩa và mục tiêu nghiên cứu Ý nghĩa Nhà ở cho NTNT có tiêu chí hàng đầu là giá thành thấp. Trong khi đó xu hướng lắp ghép đi kèm với công nghệ sản xuất hàng loạt luôn đem lại một giá thành phải chăng vì mục đích của công nghệ mass production là giảm giá thành sản xuất, tạo ra số lượng lớn sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ. Vì vậy, xu hướng này có ý nghĩa to lớn về mặt cơ sở trong vấn đề giải quyết nhà ở cho NTNT. Đây là điểm khởi đầu của ý tưởng về nhà tiền chế - lắp ghép cho người thu nhập thấp. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu và đánh giá các chương trình được thực hiện trong nước nói chung, Tp.HCM nói riêng cũng như tại một số nước tiên tiến trên thế giới để làm cơ sở đề xuất các giải pháp thiết kế và xây dựng nhằm giảm được chi phí sản phẩm mà vẫn đáp ứng được những nhu cầu sinh hoạt của một hộ gia đình NTNT tại tp.HCM hiện nay. 3.Nội dung nghiên cứu - Tìm hiểu các thành tựu về nhà lắp ghép nói chung và cho phân khúc NTNT của các nước trên thế giới đã áp dụng và thành công. - Tìm hiểu tình hình công nghệ cũng như các ứng dụng theo xu hướng này tại địa bàn tp.HCM. - Tìm hiểu những kinh nghiệm về tổ chức không gian kiến trúc, tích hợp và loại trừ các không gian trong nhà ở. - Xây những những cơ sở lí luận để đưa ra những mô hình khả dĩ đáp đứng với nhu cầu về nhà ở cũng như trình độ công nghệ tại Tp.HCM. 4.Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin : từ các nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, từ các Sở, Ban ,Nghành quản lý của Tp.HCM, các điều tra về xã hội. Từ đó phân tích, tổng hợp và rút ra những kết luận cho đề tài. - Phân tích tác động của các điều kiện kinh tế, xã hội ở Tp.HCM đối với kiến trúc nhà ở. - Vận dụng các kiến thức về thiết kế kiến trúc, về công nghệ vật liệu trong thiết kế nhà ở cho NTNT. - Khảo sát các mô hình nhà ở cho NTNT tại Tp.HCM và phân tích tổng hợp các xu hướng thiết kế để đề xuất quan điểm thiết kế. - Phương pháp nghiên cứu tư liệu, sách báo, tạp chí, thông tin trên mạng. 5.Giới hạn nghiên cứu Giới hạn về không gian : - Nghiên cứu kinh nghiệm về nhà ở cho NTNT theo hướng lắp ghép trong và ngoài nước để áp dụng cho tp.HCM. - Nghiên cứu loại hình nhà ở căn hộ và đơn lẻ.

doc87 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3737 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - Lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c sẵn  dành cho những cấu kiện xây dựng. Để xúc tiến chương trình xây dựng và tăng cường những mức độ chất lượng của những sản phẩm bê tông đúc sẵn, sự phụ thuộc vào công việc hoàn thành ướt đã giảm một cách đáng kể. Việc sử dụng quy mô rộng lớn về những cấu kiện xây dựng được sản xuất trong nhà máy cho những loại dãy nhà tiêu chuẩn đã được nâng lên. Khác với những ván ô mặt tiền và những phiến đá sàn nhà, những sản phẩm lắp ghép sẵn khác bây giờ đang được sử dụng một cách rộng rãi gồm cả cầu thang, những bức tường ngăn cách bằng bê tông trọng lượng nhẹ, những công việc gia cố kết cấu, cửa sổ , những bộ phận đựng nước và ghế dài để nấu nướng, những tam cấp cửa phòng tắm, nhà bếp, những cổng vào cong vòng bằng i-nốc, …. Chất lượng của những yếu tố kết cấu lắp ghép đúc sẵn thường cao hơn chất lượng những cấu kiện theo truyền thống xây dựng. Hầu hết các công việc được thực hiện trong nhà máy, chỉ để lại phần nhỏ làm bên ngoài. Điều này làm tăng thêm khả năng của chất lượng cao hiệu quả hơn và công việc xây dựng được thực hiện nhanh hơn. Kết quả là, ít công việc hơn được thực hiện tại hiện trường, toàn bộ thời gian ngắn hơn và chất lượng phù hợp hơn. Thời gian ngắn không chỉ làm giảm trực tiếp chi phí ở phía trước mà còn cho phép ngôi nhà được sử dụng sớm hơn, công nghệ này được công nhận là có ý nghĩa trong trường hợp của chương trình xây dựng căn hộ qui mô lớn ở Hồng Kông. Học viện công nghiệp xây dựng Hồng Kông (CII-HK) là một tổ chức phi chính trị và phi lợi nhuận được thành lập vào năm 2001 thông qua việc làm chung của những người đang hành nghề và thông qua chương trình đại học để đưa ra những chiến lược định hướng giải quyết trong việc nâng cao ngành công nghiệp xây dựng ở Hồng Kông. Nó được phát triển liên kết giữa ngành công nghiệp và đại học, đi tiên phong là Hội xây dựng nhà Hồng Kông và Trường đại học bách khoa Hồng Kông. Nhiệm vụ của nó là cải tiến liên tục tất cả những vấn đề về an toàn, chất lượng, hiệu quả chi phí và việc thực hiện công tác môi trường về ngành xây dựng, thông qua việc cải tiến và phối hợp trong vấn đề nghiên cứu và thực hiện bởi ngành công nghiệp và trường đại học. Một trong những chiến lược được đề nghị cho cải tiến đó là phát triển ngành công nghiệp hiệu quả, cải tiến và sinh lợi, thông qua việc giới thiệu phương pháp tiếp cận sản xuất cho ngành xây dựng với việc sử dụng rộng rãi hơn kết cấu lắp ghép sẵn và lắp ráp trước theo kịp với xu thế toàn cầu. Trong quá khứ, Hồng Kông đã trải qua một cách chậm chạp việc ứng dụng kết cấu lắp ghép sẵn và lắp ráp trước trong ngành công nghiệp xây dựng, và bây giờ họ đã có số lượng về công trình phát triển khu dân cư cả khu vực công cộng và tư nhân tăng lên, đã được hoàn thiện bằng phương pháp kết cấu lắp ghép sẵn. Xây dựng nhà ở xã hội bằng kỹ thuật lắp ghép Ông Phan Huy Diễn - Q.Giám đốc Cty CP Vinaconex Sài Gòn đã có cuộc trao đổi với BĐS & VLXD về quyết định đột phá của Cty trong việc đưa kỹ thuật này vào xây dựng nhà ở xã hội (NƠXH). Theo ông, đây không phải là kỹ thuật mới mà đã rất phổ biến trên thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam thì chưa nhiều nơi thực hiện kỹ thuật này. Hiện tại, Vinaconex đang hoàn thiện nhà máy sản xuất cấu kiện bê tông dự ứng lực tại Long An để cung cấp vật tư cho kỹ thuật xây dựng lắp ghép phía Nam mà cũng là để Vinaconex Sài Gòn thuận lợi hơn trong phát triển xây dựng các chương trình NƠXH. Ông có thể nói rõ hơn về kỹ thuật thi công lắp ghép này? - Công nghệ thi công lắp ghép này là công nghệ lắp ghép tại hiện trường các cấu kiện đã được chế tạo sẵn ở nhà máy bằng các mối nối thi công tại công trường thành các kết cấu chịu lực của công trình. Các cấu kiện bằng kim loại thì thường được giáp mối bằng mối liên kết hàn hay liên kết cơ khí khác. Các cấu kiện bằng bê tông hoặc bê tông cốt thép đúc sẵn thì liên kết bằng mối liên kết bê tông hay bê tông cốt thép có chất lượng tương đương với việc thi công bê tông toàn khối. Đây là một kỹ thuật khá phổ biến được nhiều nước áp dụng để giải quyết vấn đề nhà ở cho một số đông có nhu cầu. So với kỹ thuật thi công toàn khối truyền thống thì kỹ thuật xây dựng lắp ghép có ưu điểm gì? - Có rất nhiều ưu điểm của công nghệ lắp ghép. Đó là thời gian thi công nhanh chóng, vì không cần mất thời gian đóng cốp pha và chờ bê tông đông cứng phần dưới rồi mới làm phần trên. Bên cạnh đó chất lượng cấu kiện được quản lý trong nhà máy, hoàn toàn không chịu ảnh hưởng của thời tiết hay các điều kiện bất lợi khác khi xây dựng ngoài trời, được kiểm tra chất lượng mới cho xuất xưởng nên có thể yên tâm về chất lượng các cấu kiện. Trong quá trình lắp ghép thì không tạo nhiều rác thải trên công trường và ít tốn nhân công. Do sản xuất các cấu kiện hàng loạt nên giá thành công trình sẽ giảm đáng kể. Dù là NƠXH hay nhà giá thấp thì người mua cũng rất quan tâm đến chất lượng cũng như tính thẩm mỹ của ngôi nhà. Kỹ thuật xây dựng lắp ghép mà ông đề cập có đáp ứng những nhu cầu này? - Hoàn toàn có thể. Công nghệ bê tông dự ứng lực cho ra các kết cấu mà khi giảm nguyên vật liệu vẫn đảm bảo độ cứng vững cần thiết. Toàn bộ công trình thi công theo kỹ thuật lắp ghép so với kỹ thuật đúc bê tông truyền thống được giảm sức nặng vật liệu rất nhiều và vì thế cũng rất an toàn, tuổi thọ của công trình cao. Ngoài ra, kỹ thuật này cũng tạo được không gian thoáng rộng hơn trong một ngôi nhà mà ít chịu giới hạn bởi cột, tường so với kiểu xây truyền thống. Người sở hữu ngôi nhà có thể linh hoạt sáng tạo không gian trong nhà theo cách của mình, phù hợp với nhu cầu sử dụng cho từng không gian riêng… Ông có khảo sát kinh nghiệm của các nước trong việc ứng dụng kỹ thuật này trong xây dựng NƠXH? Rất nhiều nước đã ứng dụng công nghệ này để giải quyết vấn đề NƠXH, kể cả các nước phát triển.Các nước láng giềng như Singapore, Thái Lan thì sử dụng công nghệ này từ vài chục năm trước và đã tỏ ra rất hiệu qủa. Ai đến Singapore hôm nay thì có thể cảm nhận được điều này. Ở một đất nước mà quỹ đất vô cùng hạn chế như Singapore nhưng đã tạo ra nguồn nhà ở đảm bảo cho mọi người và tạo được một bộ mặt đô thị, kiến trúc rất tốt đẹp. Ngay tại Việt Nam, một số đơn vị đã sử dụng công nghệ này vào một số công trình nhà ở cho công nhân, chung cư đã cũng tỏ ra rất hiệu quả. Gạch không nung Gạch không nung là một loại gạch mà sau nguyên công định hình thì tự đóng rắn đạt các chỉ số về cơ học như cường độ nén, uốn, độ hút nước... mà không cần qua nhiệt độ, không phải sử dụng nhiệt để nung nóng đỏ viên gạch nhằm tăng độ bền của viên gạch. Độ bền của viên gạch không nung được gia tăng nhờ lực ép hoặc rung hoặc cả ép lẫn rung lên viên gạch và thành phần kết dính của chúng. Về bản chất của sự liên kết tạo hình, gạch không nung khác hẳn gạch đất nung. Quá trình sử dụng gạch không nung, do các phản ứng hoá đá của nó trong hỗn hợp tạo gạch sẽ tăng dần độ bền theo thời gian. Tất cả các tổng kết và thử nghiệm trên đã được cấp giấy chứng nhận: Độ bền, độ rắn viên gạch không nung tốt hơn gạch đất sét nung đỏ và đã được kiểm chứng ở tất cả các nước trên thế giới: Mỹ, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản,... Gạch không nung ở Việt Nam đôi khi còn được gọi là gạch block, gạch blốc, gạch bê tông, gạch block bê tông,... tuy nhiên với cách gọi này thì không phản ánh đầy đủ khái niệm về gạch không nung. Mặc dù gạch không nung được dùng phổ biến trên thế giới nhưng ở Việt Nam gạch không nung vẫn chiếm tỉ lệ thấp . Gạch nung có khoảng từ 70 đến 100 tiêu chuẩn quốc tế, với kích thước tiêu chuẩn khác nhau. Tại Việt Nam gạch này có kích thước phổ biến là 210x100x60mm, gạch không nung thì có khoảng 300 tiêu chuẩn quốc tế khác nhau với kích cỡ viên gạch khác nhau, sức nén viên gạch không nung tối đa đạt 35MPa. Sản phẩm gạch không nung có nhiều chủng loại trên một loại gạch để có thể sử dụng rộng rãi từ những công trình phụ trợ nhỏ đến các công trình kiến trúc cao tầng, giá thành phù hợp với từng công trình. Có nhiều loại dùng để xây tường, lát nền, kề đê và trang trí... Hiện nay, gạch không nung đã khẳng định chỗ đứng vững chắc trong các công trình, nó đang dần trở lên phổ biến hơn và được ưu tiên phát triển. Có rất nhiều công trình sử dụng gạch không nung, từ công trỉnh nhỏ lẻ, phụ trợ cho đến các công trình dân dụng, đình chùa, nhà hàng, sân gôn, khu nghỉ dưỡng, cao ốc,... Một số công trình điển hình như: Keangnam Hà Nội Landmard Tower (đường Phạm Hùng, Hà Nội), Habico Tower(đường Phạm Văn Đồng, Hà Nội), Khách sạn Horinson (Hà Nội), Hà Nội Hotel Plaza (đường Trần Duy Hưng, Hà Nội), Sông Giá resort (Hải Phòng), Sân vận động Mỹ Đình (Hà Nội), Làng Việt Kiều Châu Âu (Hà Đông, Hà Nội),... Những ưu điểm của gạch không nung so với gạch nung trong việc xây nhà cao ốc và kho tàng - Cường độ chịu lực có thể đáp ứng theo nhu cầu sử dụng. Đây là đặc tính mà gạch nung không thể chịu được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ rất cao (300 – 400 kg/cm2) thì gạch nung không đáp ứng được. Đối với những vị trí yêu cầu cường độ thấp (chỉ mang tính chất tường ngăn) thì cho phép giảm lượng xi măng phối liệu để đảm bảo giá thành vừa phải, tránh lãng phí. - Khả năng cách âm, cách nhiệt, chống thấm cao. Điều này hoàn toàn phù hợp vào kết cấu của viên gạch và cấp phối vữa bê tông. - Kích thước viên gạch lớn hơn nhiều so với gạch nung (gấp từ 2 đến 11 lần thể tích viên gạch nung), cho phép giảm được chi phí nhân công, đạt được tiến độ nhanh hơn cho các công trình xây dựng. Ngoài ra lượng vữa dùng để xây tường bằng gạch không nung và trát giảm tới 2,5 lần so với gạch đất nung. - Có thể tiết kiểm được thời gian và tài chính, đơn giản hoá được một số khâu trong quá trình xây dựng. - Nếu có chất độn nhẹ (ví dụ sỏi keramzit, đá basalt nhẹ, than xỉ…) thì trọng lượng viên gạch giảm đáng kể. - Đa dạng chủng loại, màu sắc, kích thước đồng đều và tính thẩm mỹ cao. Hiệu quả kinh tế Bên cạnh việc giúp giảm thiểu khí thải độc hại gây ô nhiễm cho môi trường, việc sản xuất vật liệu xây dựng không nung còn đem lại hiệu quả kinh tế cao trong các công trình xây dựng. Ông Trần Trung Nghĩa, Tổng Giám đốc Công ty CP Chế tạo máy và sản xuất vật liệu mới Trung Hậu, chia sẻ: Do loại gạch không nung có đặc tính nhẹ, bền, dễ thi công, cách âm, cách nhiệt… nên sử dụng loại vật liệu này trong các công trình xây dựng sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với loại vật liệu đất sét nung. Chẳng hạn, với đặc tính nhẹ nên sử dụng vật liệu không nung trong các công trình xây dựng sẽ giúp giảm tải trọng công trình, giảm chi phí làm móng đến 10%, rất phù hợp cho xây dựng nhà cao tầng. Ngoài ra, đây là loại vật liệu có độ bền, bề mặt nhẵn do đó sử dụng vữa xây, trát ít so với vật liệu đất sét nung, tiết kiệm chi phí, giảm giá thành xây dựng, tuổi thọ công trình cao, chịu đựng tốt với bão lũ, động đất. Tiến sĩ Trần Hồng Mai, Viện Kinh tế xây dựng (Bộ Xây dựng), cho rằng: Với vật liệu không nung dễ dàng tạo ra được sản phẩm có chất lượng về cường độ, đa dạng về kích thước, lỗ rỗng, ít cong vênh. Điều này đồng nghĩa với chủ động trong việc hạ giá thành sản phẩm để giá vật liệu này có tính cạnh tranh cao hơn gạch đất sét nung, đảm bảo cả về kỹ thuật, mỹ thuật của kết cấu, tiết kiệm được vữa xây, trát. Nó phù hợp với công nghiệp xây dựng có mức độ cơ giới hóa cao, rút ngắn thời gian xây dựng công trình khi sử dụng các loại tấm tường, gạch xây không nung có kích thước lớn, giảm chi phí xây dựng tự điều chỉnh lại thiết kế kết cấu móng, nền, hệ khung chịu lực khi sử dụng hệ gạch nhẹ nói trên…  2.3.Chung cư – một loại hình nhà ở phổ biến cho người thu nhập thấp Nhà ở phù hợp nhất cho người thu nhập thấp là chung cư, lí do đơn giản là tận dụng được chiều cao, tăng không gian ở, cho số lượng căn hộ nhiều. Đây là giải pháp mà các nước đã áp dụng rất thành công và đáp ứng được nhu cầu về chỗ ở cho người dân đô thị. 2.3.1.Các quan niệm về 2.3.2.Các vấn đề về quy chuẩn, tiêu chuẩn, pháp lý a.Yêu cầu thiết kế căn hộ Trong nhà ở căn hộ, các căn hộ phải được thiết kế độc lập, khép kín với đầy đủ các thành phần sau : các phòng ở, các bộ phận phụ. Căn hộ có số nhân khẩu, các căn hộ được thiết kế theo 4 loại sau : Loại căn hộ 1 phòng : từ 2-3 người Loại căn hộ 2 phòng : từ 4-5 người Loại căn hộ 3 phòng : từ 6-7 người Loại căn hộ 4 phòng : từ 8 người trở lên Diện tích ở ,diện tích sử dụng của từng loại căn hộ được quy định trong bảng 2.3 và 2.4 b.Yêu cầu thiết kế phòng ở Các phòng trong căn hộ gồm : phòng sinh hoạt chung, các phòng ngủ. Diện tích để thiết kế phòng sinh hoạt chung được quy định từ 14m2 đến 16m2 cho căn hộ 2 đến 3 phòng ngủ, từ 16m2 đến 18m2 cho loại căn hộ 4 phòng. Phòng sinh hoạt chung phải liên hệ trực tiếp với bên ngoài qua hoặc không qua tiền phòng. Được phép thiết kế lối vào phòng ngủ từ phòng sinh hoạt chung. Diện tích phòng ngủ không nhỏ hơn 8m2 và lớn hơn 11m2. Chiều rộng thông thủy tối thiểu của phòng không được nhỏ hơn 2.4m. Không được thiết kế lối đi từ phòng ngủ này qua phòng ngủ khác. c.Yêu cầu thiết kế các bộ phận phụ Các bộ phận phụ trong căn hộ bao gồm : bếp, xí, tắm, kho, logia, giặt…Diện tích thiết kế bếp được quy định : với căn hộ 1 phòng : từ 4-5m2, với căn hộ 2 phòng trở lên : từ 5-5,5m2. Trong căn hộ phải thiết kế tắm riêng biệt với xí. Chỉ cho phép thiết kế xí chung trong căn hộ một phòng, nhưng phải bảo đảm các yêu cầu về sử dụng và vệ sinh giữa 2 bộ phận. Trong mỗi căn hộ được thiết kế một kho với diện tích nhỏ hơn 1m2 và 1 logia diện tích nhỏ hơn 4m2. 2.4 Tình hình gia tăng giá thành vật liệu Theo những khảo sát hiện nay và tham khảo một số công ty xây dựng trên địa bào thành phố HCM, giá thi công đang có xu hướng tăng cao, chủ yếu là do giá vật tư tăng phi mã. Hiện nay , giá thép đã tăng …(chờ nguồn). Do đó, việc lắp ráp, song song với nó là việc tiêu thụ sản phẩm với số lượng lớn sẽ giúp cho giá thành vật liệu giảm đi rất nhiều. Bảng tham khảo giá vật tư xây dựng 2.5 Công nghệ xanh – Tiết kiệm và bền vững Hiện nay, việc ứng dụng các tiêu chuẩn bền vững vào thiết kế không còn quá xa lạ với thiết kế kiến trúc. Tiêu chí của kiến trúc sinh thái – kiến trúc bền vững hay thường gọi một cách nôm na là kiến trúc xanh ( mặc dù đây chỉ là 1 trong những phân nhánh của kiến trúc bền vững) là tiết kiệm năng lượng sử dụng trong công trình, kéo dài thời gian tồn tại và hạn chế mức độ ảnh hưởng xấu đến môi trường. Nhà ở cho NTNT không chỉ là hạn chế tối đa giá thành công trình mà còn phải đảm bảo là trong quá trình sử dụng, công trình tiêu tốn ít nhiên liệu nhất, giúp cho người sử dụng có thể giảm thiểu chi phí sinh hoạt. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo được những nhu cầu của cuộc sống, nói đến tiết kiệm không có nghĩa là nhà ở sẽ không bật đèn, không sử dụng máy quạt khi trời tối và quá nóng. Những nhu cầu tối thiểu cho sinh hoạt thông thường bao gồm nước, điện, thông gió vẫn phải đảm bảo. Và như vậy, việc ứng dụng các tìm tòi nghiên cứu về vi khí hậu, về kiến trúc bền vững là vô cùng cần thiết. Một trong những mục tiêu hàng đầu của nền kiến trúc hiện nay là việc kết hợp giữa kiến trúc tiền chế - lắp ghép và kiến trúc bền vững, vì sự kết hợp này sẽ đem đến cho công trình tiêu chí nhanh rẻ, an toàn và tiện nghi sử dụng. (các nghiên cứu về sinh khí hậu và lí thuyết) Các giải pháp thiết kế sinh thái : - Thông gió : sử dụng thông gió tự nhiên. - Chiếu sáng : dùng giếng trời - Vỏ bao che : - Vật liệu xây dựng : - Địa nhiệt và các giải pháp kỹ thuật đơn giản khác. Kết luận chương II Các nước trên thế giới đã áp dụng thành công phương pháp kiến trúc tiền chế - lắp ghép trong vấn đề nhà ở cho người dân có thu nhập thấp. Tuy nhiên, mỗi một quốc gia có những đặc thù về kinh tế, văn hóa , mối quan hệ xã hội khác nhau, cho nên khi áp dụng vào Việt Nam, đặc biệt là ở tp.HCM thì cần có những nghiên cứu cụ thể để có thể áp dụng phù hợp vào tình hình thực tế. Bên cạnh làm giảm giá thành xây dựng, cần lưu tâm đến quá trình vận hành của công trình , giảm thiểu tối đa việc tiêu thụ năng lượng dư thừa, không phù hợp với thu nhập của người ở. Vì vậy ,cần áp dụng các tiêu chí bền vững vào thiết kế kiến trúc , tận dụng được những điều kiện tự nhiên có sẵn, tạo ra môi trường sống thoải mái và giá thấp. Với tiêu chuẩn kiến trúc hiện nay thì có giới hạn về diện tích sử dụng trong xây dựng. Nhưng có một thực tế là người thu nhập thấp không thể nào đáp ứng được các tiêu chí ấy vì túi tiền hạn chế của mình. Với một mong muốn làm chỉn chu bộ mặt kiến trúc , tuy nhiên những quy định này vô hình chung lại là một rào cản trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho số đông người dân. Do đó, nhà nước, đặc biệt là các cơ quan chuyên trách nên có những động thái tiếp cận người dân, lấy ý kiến và đưa ra những quy chế đặc biệt cho bộ phận dân cư này. Có thể quy hoạch những khu vực dân cư, vị trí trong đô thị có thể hưởng quy chế riêng này. Mặt khác, điều này lại góp phần làm phong phú bộ mặt kiến trúc trong đô thị, mang đặc trưng địa phương. Chương III : GIẢI PHÁP VỀ NHÀ Ở CHO NGƯỜI THU NHẬP THẤP THEO HƯỚNG TIỀN CHẾ - LẮP GHÉP 3.1.Nhiệm vụ thiết kế 3.1.1.Quan điểm thiết kế - Lấy quan điểm thiết kế lắp ghép – tiền chế làm nòng cốt, tận dụng không gian ở mức tối đa kết hợp với các nghiên cứu kiến trúc bền vững làm cơ sở nhằm tạo tiện nghi sống tốt nhất có thể cho đối tượng NTNT. Đồng thời, cũng chú trọng tới các giải pháp quy hoạch, công nghệ, vận hành, chính sách,… để tiết kiệm chi phí đầu tư và tạo ra ngày cành nhiều sản phẩm giá thành vừa phải và chất lượng. - Nhà ở cho NTNT cũng là nhà ở, do đó không vì giá thành rẻ mà tiện nghi sống không bị cắt giảm về chất lượng sống và chất lượng công trình. 3.1.2.Mục tiêu thiết kế - Tạo được nhiều sản phẩm tiêu chuẩn hóa. - Sản phẩm giá rẻ. - Tạo ra một môi trường ở tốt cho đối tượng sử dụng. 3.1.3.Nội dung thiết kế Nội dung thiết kế của đề tài bao gồm những nội dung chính sau đây : - Chọn vị trí xây dựng phù hợp, thuận tiện cho người thu nhập thấp. - Nội dung thiết kế tuân theo các tiêu chuẩn và quy định của bộ Xây dựng và các văn bản hiện hành hoặc có thể đề xuất các tiêu chuẩn hợp lý khác tùy theo từng trường hợp cụ thể. - Các giải pháp thiết kế phải đảm bảo phù hợp với tập quán sinh hoạt, điều kiện kinh tế và thị trường vật liệu có sẵn tại tp.HCM. - Chọn giải pháp lắp ghép thích hợp cho từng loại quy mô công trình. - Tận dụng các vật liệu địa phương, tuy nhiên điều này không phải là bắt buộc, mục đích cuối cùng vẫn là giảm nhẹ chi phí nên chỉ cần chủng loại vật liệu phù hợp, đảm bảo chất lượng. - Tận dụng các yếu tố có lợi của điều kiện khí hậu tp.HCM và vận dụng các lý thuyết sinh khí hậu vào thiết kế ở mức có thể, nhằm giảm thiểu chi phí sử dụng công trình, giúp cho NTNT an tâm trong cuộc sống. 3.2.Giải pháp thiết kế 3.2.1.Chung cư 3.2.1.1.Giải pháp kiến trúc a.Mặt bằng Sử dụng hình khối đơn giản để thuận tiện cho việc lắp ghép. Nên sử dụng mặt bằng hình chữ nhật cho từng căn hộ riêng lẻ. Hình khối kỉ hà phù hợp với kỹ thuật tiền chế - lắp ghép. Mặt bằng căn hộ phát triển theo dạng hành lang. Hiện nay có một số tranh luận xung quanh vấn đề về diện tích tối thiểu trong căn hộ. Theo quy định của Bộ Xây Dựng thì tối thiểu là 40 m2, nhưng thực tế đã chứng minh thì căn hộ 20 m2 vẫn có chỗ đứng của nó trên thị trường. Diện tích 20 m2 có thể đáp ứng được nhu cầu ở tối thiểu của một cặp vợ chồng . Thực tế số lượng khách hàng trẻ có nhu cầu rất nhiều, là một phân khúc thị trường rất tiềm năng. Theo một khảo sát của tác giả, tuy chỉ trong một phạm vi nhỏ hẹp, thì số lượng người đồng tình với diện tích nhỏ như vậy chiếm khoảng 70%. Diện tích có thể nằm trong khoảng 20-35 m2. Diện tích lớn thì giá thành tăng, và như vậy là không thể phù hợp thu nhập thấp được. Bộ Xây dựng không nên áp đặt một mẫu thiết kế nhà nào cụ thể mà nên để các công ty xây dựng tự đưa ra hình thức thiết kế của mình tùy theo đặc điểm của từng công ty và dựa trên những gợi ý của Nhà nước. Tách riêng các khu vực vệ sinh, phòng ngủ thành các modular cho thuận lợi vận chuyển và chuyên chở. Khi sản xuất, phải tích hợp các đường ống kỹ thuật vào các modular. Việc sản xuất nguyên căn hộ sẽ dễ dàng cho lắp ráp hơn nhưng chỉ phù hợp cho các căn hộ có diện tích nhỏ ( 20-25m2). Khi đó, có thể dùng xe container chuyên chở toàn khối đến công trường. Đối với hình thức chung cư dạng hành lang thì căn hộ điển hình nên lấy theo kích thước của một phòng khách sạn chuẩn (Ngang 3.9m và dài 7.8m). Có thể tham khảo mặt bằng của các căn hộ đã được thực hiện bởi công ty Nhà Dân. Chung cư cho người thu nhập thấp không chỉ có hình thức thấp tầng, ưu điểm của cao tầng là tăng thêm được diện tích sử dụng., nhưng loại hình này có một khó khăn là chi phí vận hành giao thông thẳng đứng ( thang máy). Tuy nhiên bài toán này không phải là khó giải quyết, có nhiều phương hướng, mà trong đó là nhà nước hỗ trợ chi phí này thông qua việc tạo điều kiện cho miễn thuế cho những hộ trong khu vực. Do diện tích nhỏ nên việc tận dụng không gian là một ưu tiên hàng đầu trong bố trí chức năng kiến trúc. Kết hợp các vật dụng đa chức năng sẽ đảm bảo phục vụ đủ nhu cầu sinh hoạt ( bàn kết hợp giường, giường kết hợp tủ áo, ghế sofa kết hợp giường, sử dụng giường tầng kết hợp bàn học ….).Tham khảo căn hộ của KTS. Singapore. Thao khảo các loại hình vật dụng của công ty Việt Nam. b.Mặt đứng Mặt đứng sử dụng các tấm vật liệu nhẹ có thể di chuyển trượt theo phương ngang. Đối với các khu đất mà hướng chung cư không thể quyết định theo hướng tốt thì hình thức mặt đứng không cố định sẽ làm chức năng cản bức xạ và chắn sáng. Đồng thời, việc sử dụng linh động các hình thức che chắn mặt đứng, màu sắc do người sử dụng quyết định, sẽ góp phần tạo nên bộ mặt sinh động cho hình thức chung cư lắp ghép vốn đồng nghĩa với sự buồn tẻ và đơn điệu. Việc tương tác giữa công trình và người sử dụng sẽ tạo nên mối liên hệ mật thiết đầy tính nhân sinh. Lưu ý là màu sắc do người dân tự chọn nhưng cũng phải nằm trong khu vực màu phù hợp theo quy định của quản lý kiến trúc khu vực. 3.2.1.2.Giải pháp về công nghệ a.Vật liệu Sử dụng vật liệu bê tông khí chưng áp cho các cấu kiện được sản xuất tại nhà máy nhằm sản nhẹ trọng lượng sản phẩm, tăng tính cách nhiệt, giảm tiêu hao năng lượng. Không sử dụng tường xây ngăn chia bên trong, chỉ có các khu vực vệ sinh, bếp thì mới sản xuất thành cấu kiện. Toàn bộ không gian còn lại để trống, đáp ứng sự linh hoạt trong nhu cầu sử dụng. Tường ngăn chia bên trong sử dụng các tấm ngăn chia linh hoạt, vừa tạo sự linh động không gian, vừa giảm nhẹ tải trọng công trình. -Ở các nước trên thế giới, đặc biệt là Anh, Hoa Kỳ, và Thụy Điển là những nước đi đầu trong công nghệ lắp ghép, họ sử dụng vật liệu khung gỗ (Thụy Điển) hoặc khung sắt (Anh, Hoa Kỳ) vì Bê tông cốt thép sau một vài thử thách đã bộc lộ khuyết điểm là trọng lượng nặng, các mối nối dễ mất liên kết khi có tác động như ngoài (động đất, gió bão,…). Ở các nước trên, nguồn tài nguyên gỗ lớn và được tái tạo liên tục nên giá thành vật liệu rẻ. Còn ở Việt Nam, chỉ nói riêng ở tp.HCM thì gỗ được xem là mặt hàng cao cấp, chỉ những người giàu mới có đủ khả năng sử dụng. Do đó, có thể thấy hiện nay chưa thể sử dụng đại trà loại vật liệu này. Đề nghị sử dụng khung sườn sắt thép, kết hợp thêm vật liệu công nghệ mới (VD). b.Công nghệ lắp ráp -Sử dụng công nghệ bán lắp ráp, khung chịu lực chính gồm các cấu kiện chịu lực sản xuất tại nhà máy rồi lắp ráp tại công trường. Các khối căn hộ chung cư thì sản xuất theo dây chuyền , chuyên chở và lắp dựng sau. -Nền móng : Sử dụng hệ thống móng tiết kiệm. Chi phí về móng thông thường chiếm khoảng 1/3 giá thành xây dựng, nếu tiết kiệm được khoản này thì giúp giảm gía thành khá tốt. Theo kinh nghiệm đã được kiểm chứng của công ty Tân-Nhà Rộng của KS.Nguyễn Văn Đực, có thể chia các loại móng như sau : + Móng đơn chung cư 5-6 tầng + Móng cọc nhỏ chung cư 5-6 tầng + Móng bè chung cư trên 15 tầng + Móng cọc chung cư trên 15 tầng 3.2.1.3.Giải pháp về quy họach Chọn khu đất ở vị trí xa trung tâm, tránh các hệ thống giao thông trong đô thị, gần hệ thống đường cao tốc phục vụ viện vận chuyển cho việc vận chuyển. 3.2.1.4.Giải pháp về vận hành Nhà nước nên hỗ trợ chi phí vận hành trong giai đoạn đầu. Số tiền đó sẽ được thu hồi bằng cách tăng thêm thời gian trả nợ vay. Ví dụ vay 10 năm trả xong nợ thì thời gian thật sự trả là 12 năm, 2 năm còn lại bù vào chi phí nhà nước bảo trợ vận hành. 3.2.2.Nhà đơn lẻ Với tình hình thực tế hiện nay, tuy thị trường bất động sản đang đóng băng, nhưng ước mơ có một miếng đất cất nhà trong phạm vi nội thành (Q1, Q3, Q.Bình Thạnh, Q.Phú Nhuận…) vẫn vượt ngoài tầm tay NTNT. Khi mà đất đai trong đô thị hầu như không còn chỗ trống và nằm ngoài khả năng của NTNT thì với mong muốn sở hữu riêng cho mình một căn nhà mơ ước, những khu vực ngoại thành sẽ là vị trí được chọn lựa nhiều nhất. Các khu đất ngoại vi có bất lợi là giao thông để đến nơi làm việc tương đối xa ( đối với nhóm công nhân viên chức), tuy nhiên lại có thuận lợi là gần đường giao thông, dễ dàng vận chuyển cấu kiện xây dựng đến công trường. Hơn nữa, với đối tượng công nhân thì khu ngoại vi là nơi tập trung các khu công nghiệp, thuận tiện cho họ đến nơi làm việc. Còn đối với công viên chức, người buôn bán nhỏ thì việc di chuyển một quãng đường xa phục vụ công việc không là trở ngại lớn. Loại hình nhà đơn lẻ có 2 giải pháp kiến trúc lắp ráp là theo module (Module Home) và theo bộ phận (Prefabricated Home). Theo ý kiến của người viết và khảo sát thực tế thì loại hình nhà Di động (Mobile Home ) không thể phát triển trong lĩnh vực nhà ở mang tính kiên cố.(dẫn chứng từ các công ty sản xuất). Loại hình này không phù hợp thị hiếu của người sử dụng Tp.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung vì mang tính tạm bợ, giai đoạn, trong khi tập quán người Việt Nam lại chuộng sự ổn định và bền vững, dù thời đại có những biến đổi thì tập quán ấy không thể một sớm một chiều có thể thay đổi theo. Nhà Di động có thể phù hợp cho loại hình nhà nghỉ hoặc khu tạm trú cho công nhân. Ở Mỹ, đa số các hộ gia đình đều có một nhà nghỉ dưỡng (Vacation House) là loại hình nhà Mobile, nhưng được xây cất ở những vị trí xa trung tâm. Trong 2 loại hình lắp ghép trên thì hình thức module có giá thành rẻ hơn và thi công nhanh chóng hơn, nhưng khi đặt trong bối cảnh của tp.HCM thì các ưu điểm lại trở thành khuyết điểm. Do kích thước đất ở tp đa dạng, hay nói cách khác là rất phức tạp, nên không thể tiêu chuẩn hóa được các module, nếu mở rộng các loại hình kích thước thì sẽ đánh mất ưu điểm sản xuất hàng loạt, một yếu tố để tạo nên giá thành rẻ. Theo đó nên nghiên cứu lại loại hình nhà Module cho phù hợp, còn hiện tại thì lắp ráp cấu kiện là hợp lý nhất vì đáp ứng được sự đa dạng về kích thước do thực tế đem lại. 3.2.2.1.Giải pháp kiến trúc a.Mặt bằng Hầu hết là các khu đất ở ngoại thành.(Khu ngoại vi Tân Bình, Bình Tân, Q9, Q12,Hóc Môn, Bình Chánh…). Diện tích đất nhỏ ( từ 30-100m2). Hiện nay ở thành phố cũng chưa khống chế được việc phân lô kinh doanh theo kích thước tiêu chuẩn, mà do người dân tự phát dựa trên nhu cầu giá tiền thấp và quỹ đất nông nghiệp được chuyển đổi chức năng. Kích thước đa dạng, nhưng tựu trung lại cũng là dãy nhà liên kế, không gian chật hẹp. Nên sử dụng mặt bằng đơn giản, có thể thêm một tầng lửng phụ trợ. Cần thiết kết hợp việc thông thoáng chiếu sáng theo quan điểm kiến trúc sinh khí hậu, giúp giảm thiểu năng lượng để chiếu sáng, cách nhiệt, chi phí sử dụng thấp thì mới phù hợp tiêu chí nhà cho NTNT. Khi mà các tiêu chí kiến trúc bền vững còn quá xa xỉ đối với tình hình kiến trúc hiện nay thì nên tận dụng các nghiên cứu và kinh nghiệm truyền thống để giảm tải một phần tiêu hao năng lượng duy trì. Theo kinh nghiệm của các nước trên thế giới thì nhà quy mô đơn lẻ nên sử dụng loại hình nhà lắp ráp theo module, giá thành sẽ rẻ hơn tuy nhiên hình thức này có một bất lợi là phụ thuộc vào thiết bị lắp ráp và hệ thống đường giao thông. Mặt bằng đưa ra là kích thước chiều ngang từ 3.0m trở lên. Và chiều dài thì lớn hơn 10m. b.Mặt đứng Có nhiều hình thức chọn lựa hơn so với dạng chung cư. Nếu sử dụng công nghệ 3d thì có thể chọn kiểu nhà có mái tạo sự đa dạng về hình thức kiến trúc. Nên ứng dụng thêm các thiết kế và nghiên cứu sinh thái nhằm giảm thiểu việc thất thoát năng lượng công trình. Trong lĩnh vực nhà ở xã hội, theo ý kiến riêng của tác giá thì không nên đặt nặng vấn đề về cá nhân thẩm mỹ. Khi mà giải quyết được vấn đề về chỗ ở thì chỉ sự đơn giản và hợp lý cũng đã đem lại nét đẹp về tổng thể. Sử dụng vật liệu rẻ tiền và thông dụng. Một ví dụ cho thấy vật liệu rẻ tiền không phải là chất lượng thẩm mỹ thấp là khu nhà ở xã hội ở Phần Lan, các căn hộ sử dụng một loại vải bạt vừa che chắn vừa tạo nên sự phong phú cho mặt đứng. 3.2.2.2.Giải pháp về công nghệ - Sử dụng công nghệ tấm 3d. Giảm giá thành xây dựng phần thô rất lớn, theo những thiết kế do các nhà sản xuất gợi ý thì công trình có thể giảm được 40% giá trị công trình và hình thức kiến trúc phong phú, có thể đáp ứng được nhu cầu thẩm mỹ của chủ nhà. Kết hợp tấm 3d và loại hình lắp ghép, tạo ra các cấu kiện hoặc module bằng tấm 3d. - Nhà tiền chế nguyên khối, hoặc dạng modular : Dạng nhà kiểu này nhanh gọn, giá rẻ. Cần đầu tư về thiết bị lắp ghép, nâng và chuyên chở như cần cẩu, xe chuyên dụng… vì phải nâng từng khối lớn và đặt vào vị trí trên một nền móng làm sẵn tại công trường. Thời gian thi công nhanh chóng, từ khoảng 1-3 tháng kể từ khi kí hợp đồng với nhà sản xuất. - Sử dụng hình thức nhà container : loại hình nhà này phù hợp cho các hộ gia đình chưa có đất, nhà nước phân lô và cho thuê đất giá rẻ. Đây là loại hình nhà có từ lâu trên thế giới, nhưng hiện nay mới xuất hiện rải rác ở tp. Tuy nhiên, đây chỉ xem như là một nhánh của nhà lắp ghép chứ không thể ứng dụng để giải quyết vấn đề nhà ở cho NTNT vì số lượng container hạn chế và giá thành của nó cũng thực sự không rẻ hơn bao nhiêu so với phương pháp xây dựng truyền thống (Dẫn chứng nhà container). 3.2.2.3.Giải pháp quy hoạch Có chính sách khoanh vùng khu vực ngoại vi thành phố cho người thu nhập thấp mua với giá hỗ trợ. Nếu định hướng phát triển nhà cho NTNT theo hướng module thì chính quyền thành phố cần quy hoạch phân lô theo kích thước cụ thể và gởi các tiêu chuẩn cho các nhà máy sản xuất. Khu vực ngoại ô sẽ là vùng dành cho người thu nhập thấp. Do một thực tế là đất trong đô thị không còn nhiều cho dân ngụ cư, đồng thời tâm lý của người Việt Nam là phải tách biệt khu dân cư cao cấp và khu cho NTNT. Đây không phải là vấn đề về đạo đức mà thuộc về tập quán. Giả sử người có thu nhập cao có đồng ý thì NTNT cũng khó chấp nhận trong khu vực cửa mình lại xen kẽ những tiện nghi mà mình không thể thụ hưởng. Khu vực Q9, Q12, Q.Tân Phú ..là những khu vực phù hợp cho việc phát triển các khu dân cư cho NTNT. 3.3.Một số giải pháp về chính sách – pháp lý cho người thu nhập thấp 3.3.1.Quỹ vay mua nhà cho người thu nhập thấp Theo số liệu của Cục Quản Lý Nhà ở (Bộ Xây Dựng), mỗi năm diện tích nhà ở tăng thêm khoảng 30 triệu m2, riêng trong năm 2011 con số này là 50 triệu m2. Tuy nhiên thị trường nhà ở chỉ chú trọng vào nhóm nhà ở cao cấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ở của những người đang có mức sống thấp, trong khi nhu cầu nhà ở của người dân thường tăng theo từng năm. Về chất lượng, nhà ở cho đối tượng của NTNT không đồng nghĩa với chất lượng không đạt tiêu chuẩn mà phải đảm bảo bền vững và đúng giá trị của nó. Chất lượng công trình nhà ở có 2 phần, với phần thô thì loại nhà nào cũng phải đáp ứng tiêu chuẩn như nhau. Khác nhau là ở vật liệu hoàn thiện. Do đó, nếu khéo léo chọn lựa các loại vật liệu trong nước thì có thề đáp ứng được tất cả các khâu hoàn thiện công trình với giá thấp, chất lượng đảm bảo vì đều được sản xuất theo công nghệ nước ngoài, từ gạch ốp lát đến sứ vệ sinh, ngoài ra, vận dụng tốt các giải pháp kiến trúc, kết cấu thì cũng có thể giảm giá thành công trình. Kinh nghiệm quốc tế trong lĩnh vực giải quyết chỗ ở cho đối tượng của NTNT cho thấy có 2 lựa chọn cơ bản là dựa vào nhà nước và dựa vào thị trường. Sự hỗ trợ của Nhà nước luôn cần thiết tới mức không thể thiếu, nhưng vẫn không thể thay thế được cơ chế thị trường. Có 3 yếu tố hình thành nên thị trường nhà ở cho NTNT : Nhà nước, nhà băng (ngân hàng, quỹ đầu tư, các tổ chức tín dụng) và nhà đầu tư với vai trò của từng yếu tố lần lượt là : kích cung, kích cầu và kích hoạt. 3.3.1.1.Vai trò của nhà nước Là yếu tố quyết định cho việc hiện thực hóa chủ trương xây dựng nhà ở cho NTNT. Để kích cung, Nhà nước phải tạo điều kiện cho hai “nhà” còn lại tạo ra sản phầm nhà ở và đưa được sản phẩm đó đến tay người có nhu cầu. Cụ thể, vai trò của Nhà nước gồm những nội dung sau : - Đề ra cơ chế, chính sách giải phóng các nguồn lực trong xã hội tạo điều kiện cho các nhà đầu tư đưa ra nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường. - Tạo quỹ đất để giao cho nhà đầu tư thực hiện dự án nhà ở cho NTNT. - Trực tiếp đầu tư tạo ra quỹ nhà ở cho NTNT. 3.3.1.2.Vai trò của Ngân hàng Ở đây là vai trò kích cầu, nhưng không phải hàm ý là tạo ra nhu cầu hoặc kích thích tiêu dung khi cầu kém (bởi vì nhu cầu rất lớn) mà với ý nghĩa là tạo ra khả năng thanh toán cho nhu cầu đó. 3.3.1.3.Vai trò của nhà đầu tư Nhà đầu tư là lực lượng không thể thiếu cho việc đưa chương trình nhà ở cho NTNT vào cuộc sống, hiện thực hóa việc kích cung của nhà nước và kích cầu của ngân hàng làm cho thị trường sản phẩm nhà ở NTNT thực chất đi vào hoạt động. Theo quy luật cạnh tranh, các nhà đầu tư sẽ tính toán sao cho sản phẩm của họ phù hợp nhất với phân khúc thị trường mà họ nhắm tới, điều này làm cho thị trường đa dạng và ngày càng có tính cạnh tranh cao hơn đem lại lợi ích nhiều hơn cho người tiêu dung. Điều đáng lưu ý là phù hợp nhất chứ không chỉ là rẻ nhất vì rẻ mà không phù hợp thì cũng sẽ dẫn đến thất bại vì cung không đáp ứng đúng cầu. Để một dự án Nhà ở cho NTNT thành công thì nó phải đáp ứng được những yếu tố : gần nơi làm việc, chợ (để thuận tiện mua sắm), nhà trẻ, trường học, công viên vui chơi giải trí và bệnh viện. Dự án phải có các tiện nghi tối thiểu như : chỗ giữ xe, điện, nước dự phòng, phương tiện phòng cháy chữa cháy, thang máy…Các thiết kế căn hộ phải đảm bảo sự an toàn, thoải mái cho người sử dụng và tiết kiệm chi phí đầu tư lẫn chi phí khai thác sử dụng. Chung cư phải tương đối nhất quán về đối tượng sử dụng để hạn chế tối đa những mâu thuẫn có thể xảy ra do khác biệt về trình độ văn hóa, mức sống và lối sống.. Giá trị thuê, mua nhà phải phù hợp với khả năng tài chính của đối tượng nhà ở NTNT, chung cư phải có bộ máy, quy trình quản lý hiệu quả vì đây là công trình có tính cộng đồng, nếu không được quản lý và bảo dưỡng đúng cách sẽ nhanh chóng xuống cấp. Như vậy, để thực hiện chủ trương xây dựng nhà ở cho NTNT thành công thì phải giải quyết các vấn đề nêu trên một cách có hệ thống chứ không thể đơn giản hỗ trợ cho các doanh nghiệp hoặc cho người mua. Khi nào cả nhà nước, nhà băng, nhà đầu tư thực hiện đúng và đủ vai trò của mình thì vấn đề mới được giải quyết một cách ổn thỏa. 3.3.2.Nhà nước xây dựng và cho thuê theo định kì và mức thu nhập Hiện nay, một vấn đề khá khó khăn trong việc giải quyết vấn đề nhà ở cho NTNT là ai cũng muốn sở hữu riêng cho mình một nơi cư ngụ trong khi nhu cầu thực tế thì quá cao. Quyền sở hữu là thiêng liêng và cần được tôn trọng , tuy nhiên, phải nhận thức là đời người cần phân ra nhiều giai đoạn, phải giải quyết nhu cầu cho từng thời kì. Người dân có thể có nơi cư ngụ nhưng không nhất thiết phải sở hữu, chỉ cần nơi cư ngụ đó đáp ứng được các yêu cầu sinh hoạt và thoải mái. Cần thay đổi nhận thức của người quản lý và người dân. Nhà nước bằng các quyền lực quản lý của mình tạo ra chỗ ở, phân chia và cho thuê với giá ưu đãi. Khi đến một thời điểm thích hợp thì bán lại cho người sử dụng khi đã có khả năng. Điều này giúp cho việc tạo ra chỗ ở mới liên tục, vì không phải những người thu nhập thấp thì sẽ suốt đời thu nhập thấp. Khi họ có khả năng kiếm được thu nhập cao, họ sẽ nhường lại hoặc bán lại chỗ ở cũ, kiếm chỗ ở mới phù hợp với khả năng hiện tại, đồng thời chuyển giao lại cho những người có nhu cầu hơn. 3.3.3.Các chính sách hỗ trợ cho xu hướng lắp ghép trong lĩnh vực nhà cho người thu nhập thấp Nhà nước khuyến khích và hỗ trợ các đơn vị xây dựng lắp ráp cho lĩnh vực nhà ở cho NTNT. Hiện tại, xu hướng tiền chế - lắp ghép chỉ mới manh nha và chưa được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi. Một lí do là giá thành đầu tư ban đầu khá cao mà việc tiêu thụ sản phẩm chưa được sự bảo trợ của nhà nước, do đó có một tâm lý e ngại trong các doanh nghiệp xây dựng vì họ sợ không thu hồi lại được vốn đầu tư. Vì vậy, nhà nước cần có những chính sách mạnh mẽ nhằm ủng hộ các doanh nghiệp. Bên cạnh đó, còn thêm tâm lý chung của người dân khi tâm lý vẫn thích sở hữu một căn nhà xây dựng theo phương pháp truyền thống hơn là nhà lắp ghép. Cần có chính sách tuyên truyền và phổ biến kiến thức để mọi người nhận thức đúng ưu điểm của loại hình sản phẩm này. Bảo trợ giá thành thiết bị xây dựng : Nếu doanh nghiệp nhập khẩu dây chuyền sản xuất cho công nghệ xây nhà lắp ghép dành cho người thu nhập thấp thì sẽ được miễn thuế nhập khẩu. Sau thời hạn 10 năm sử dụng nếu không tiếp tục thì có thể bán lại cho nhà nước với giá rẻ (tùy theo thời hạn bảo hành, có thể bằng ¼ giá thành ban đầu). Một hướng khác là nhà nước nhập khẩu rồi cho các đơn vị cho thuê lại với giá thành rẻ. Lập ra những khu công nghiệp chuyên lắp ghép, nhận gia công lại cho các công ty. Tuy nhiên nên tư vấn cho các công ty mua dây chuyền thiết bị vì xu hướng kiến trúc hiện nay là lắp ghép, không những trong lĩnh vực nhà cho NTNT không thôi. Không áp đặt thiết kế không gian kiến trúc : Nhà nước không nên đưa ra những mẫu nhà sẵn vì như vậy vô tình làm hạn chế chất xám và tính năng động của từng đơn vị. Bộ xây dựng chỉ nên đưa ra những tiêu chí cơ bản, phần thiết kế và ứng dụng nên tận dụng khả năng thiết kế của từng công ty, qua đó nhằm đa dạng hóa hình thức kiến trúc, tránh đi vào vết bánh xe nhàm chán của các căn hộ lắp ghép thập niên 80 ở Hà Nội. Phát triển hệ thống giao thông công cộng : Công nghệ tiền chế - lắp ghép gắn liền với mạch máu giao thông vì kích cỡ lớn của các module lắp ghép. Kích thước chiều rộng đường quyết định khả năng có thể chuyên chở được các bộ phận tới công trường không. Nhà nước cần tiêu chuẩn hóa các module cho phù hợp và phát triển một hệ thống giao thông xa lộ nhằm phục vụ cho công tác vận chuyển. Kết luận chương III Giải pháp tiền chế - lắp ghép là giải pháp vô cùng khả thi cho vấn đề nhà ở cho NTNT. Tuy nhiên, như đã nêu ra ở phần đầu, chỉ một mình kiến trúc không đủ khả năng giải quyết hoàn toàn. Cần có những nghiên cứu cụ thể hơn về tiêu chuẩn, công nghệ, giá thành cho phù hợp với thực tế tại tp.HCM. Các biện pháp nêu trên đều khả thi vì học hỏi và vận dụng những phát minh, sáng chế được chắt lọc trên thế giới. Nếu chúng ta biết kết hợp tất cả thành tựu tất cả những lĩnh vực một cách hợp lý sẽ đem lại sản phẩm phù hợp nhất. Lưu ý khi thiết kế theo hướng tiền chế - lắp ghép nếu có thể thì nên áp dụng các tiêu chuẩn xanh vào công trình, nhưng không phải theo nghĩa khắt khe, do giá thành xây dựng theo công nghệ bền vững đa số làm cho giá thành xây dựng tăng cao mặc dù có lợi ích lâu dài. Chúng ta nên sử dụng những biện pháp khoa học cơ bản và dễ sử dụng, áp dụng công nghệ và vật liệu địa phương. Việc giải quyết chỗ ở vẫn là yêu cầu quan trọng, quan trọng hơn cả ước mơ tạo ra một nơi cư trú hoàn hảo. Ngoài ra còn lưu tâm đến các giải pháp về chính sách, quỹ nhà và vận hành để đem sản phẩm đến đúng người, đúng chỗ. PHẦN III : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận Giải quyết nhà ở cho người dân có thu nhập thấp là mục tiêu lớn của Đảng, Nhà nước và những cá nhân đoàn thể có trách nhiệm. Việc này cần có sự kết hợp toàn dân, từ cấp quản lý, thực hiện cho đến người sử dụng. Những nghiên cứu cho thấy tiền chế- lắp ghép là hướng đi đúng đắn, được các nước trên thế giới đã và đang thực hiện rất có hiệu quả vì những lợi ích giá thành rẻ, thi công nhanh chóng mà nó mang lại. Tuy nhiên, mỗi quốc gia, mỗi vùng lãnh thổ có những đặc thù kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, công nghệ và vật liệu khác nhau, để có thể áp dụng trực tiếp vào tp.HCM thì cần có những nghiên cứu thiết thực , những thử nghiệm về biện pháp cũng như tuyên truyền và cho người dân thấy được sự thuận tiện của nhà tiền chế - lắp ghép. Nếu có thể thực hiện thành công việc áp dụng những phương pháp tiền chế lắp ghép xây dựng nhà ở thì có thể tạo được một lượng lớn nhà ở cho người dân. Giảm được áp lực về nhà đất mà hàng năm càng tăng tại tp.HCM. Phương án thực hiện móng cho các công trình nhà ở cho NTNT nên được nghiên cứu kỹ lưỡng, dung giải pháp hữu hiệu mà có tính hiệu quả kinh tế nhất. Nhất thiết nên công bố các thuộc tính địa chất địa điểm mà công trình thực hiện, giúp các kỹ sư có cơ sở thiết kế nền móng tiết kiệm nhất, tránh trường hợp lãng phí vì lo sợ lún quá mức. Có thể dung phương án móng đơn cho chung cư thấp tầng. Những kinh nghiệm ở một số nước phát triển như Nhật Bản, Đức và Vương quốc Anh chỉ ra rằng tiềm năng lớn của hệ thống IBS chỉ có thể phát triển bằng cách chia sẻ thị trường. Thật vậy, thành công của IBS ở những nước này được thúc đẩy bởi mối quan tâm của người mua nhà về tiết kiệm năng lượng dài hạn, chất lượng môi trường ở, các vấn đề về sức khỏe, sự thoải mái tiện nghi, và cam kết của nhà sản xuất việc áp dụng các tiến bộ công nghệ kỹ thuật. Rõ ràng, nếu Việt Nam muốn bắt chước sự thành công của các quốc gia, một chính sách dài hạn toàn diện đối với sự nghiệp công nghiệp hóa nghành xây dựng cần được theo đuổi. 2.Kiến nghị Nhà nước thành lập Viện nghiên cứu phát triển nhà lắp ráp, nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề về lắp ghép, vật liệu, kết hợp các hệ thống kỹ thuật trong công trình vào dây chuyền sản xuất. Lập các đơn vị và phòng tư vấn, hỗ trợ kịp thời về kỹ thuật cho người dân có nhu cầu. Thực hiện một vài thí điểm nhà ở để kiểm chứng cũng như tuyên truyền phổ biến loại hình nhà ở lắp ghép này. Ban hành các chính sách khuyến khích các dự án phát triển nhà ở theo hướng lắp ghép. Các đơn vị nghiên cứu cấp nhà nước cũng như tư nhân, cùng với các nhà cung cấp vật liệu kỹ thuật nên thường xuyên công bố các phát minh sáng kiến trên các diễn đàn hội thảo, tạp chí chuyên nghành để tạo cơ sở khoa học cho các kiến trúc sư, kỹ sư có thể vận dụng và đưa ra giải pháp tốt nhất trong bố cục không gian cũng như tận dụng diện tích. Xác định rõ mục tiêu trước mắt, giải quyết chỗ ở theo từng giai đoạn, thời kì và cho nhóm đối tượng nào trước nhất. Tập trung các nguồn lực xã hội để huy động nguồn vốn rộng rãi trong thực hiện các chiến lược quốc gia về nhà ở. Khuyến khích lãi suất cho vay ưu đãi đối với các cá nhân thuộc thành phần thu nhập thấp và các đơn vị xây dựng thực hiện các dự án cho người thu nhập thấp. Tổ chức các cơ quan kiểm tra giám sát việc phân phối sản phẩm, độc lập với đơn vị thực hiện dự án và thuộc thẩm quyền nhà nước nhằm mục đích nhà ở đến đúng đối tượng. Tránh việc các cá nhân lũng đoạn thị trường, đầu cơ địa ốc, thu lợi trên những sản phẩm mang tính chất phúc lợi xã hội này. Nghiên cứu đưa ra các tiêu chuẩn về thiết kế nhà ở theo hướng lắp ghép là rất quan trọng để bộ phận thiết kế của các đơn vị thực hiện dự án có cơ sở triển khai thiết kế không gian ở. Danh mục tài liệu tham khảo 1. Allison Arieff và Bryan Burkhart (2002), Prefab, Nxb Gibbs Smith, Salt Lake City, USA 2. Stephen Kieran và James Timberlake (2004), Refabricating Architecture, Nxb Mc Graw-Hill, USA 3. Judith và Bernard Rabb (1975), Good Shelter – A Guide to Mobile, Modular, and Prefabricated Houses, including Domes, Nxb New York Times Books, USA 4. Brenda Vale (1995), Prefabs – A history of the UK Temporary Housing Programme, Nxb E&FN Spon, London, Anh 5. Mark Anderson và Peter Anderson (2007), Prefab Prototypes, Nxb Princeton Architectural, New York , USA 6. KS.Nguyễn Văn Đực (1998), Mấy quan điểm về nền móng, Nxb Khoa Học Kỹ Thuật, Hà Nội 7. Lê Văn Kiểm (2007), Lắp ghép công trình dân dụng và công nghiệp, Nxb Xây Dựng, Hà Nội 8. KS.Lê Văn Đực (2009), Móng chung cư hiệu quả, Bài tham luận hội thảo về “Nhà giá rẻ”, Hà Nội 9. TS.KTS Lê Quân, Nhà ở xã hội cho người có thu nhập thấp ở đô thị, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội 10. Cao Bá Khang (2010), Giải pháp kiến trúc sinh khí hậu đối với nhà ở xã hội tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Hồ Chí Minh 11. Lâm Sơn Hoàng (2008), Đề xuất một số giải pháp tạo chỗ ở cho người nghèo và thu nhập thấp tại thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thạc sĩ kiến trúc, Hồ Chí Minh 12. Frank Prochiner, Munitec-fast-connectors—key technology for prefab houses, Advances in Building Technology, 2002, Pages 367-371 13. R. Howes, Industrialized housing construction—The UK experience, Advances in Building Technology, 2002, Pages 383-390 14. A.N. Nwachukwu, Housing in Nigeria: The case of Owerri, Imo state, Habitat International, Volume 13, Issue 1, 1989, Pages 87-103 15. Gedalia Auerbach, Local autonomy in action: Mobile homes for immigrants in Israel, Applied Geography, Volume 31, Issue 2, April 2011, Pages 556-563 16. P. C. Kreijger, Energy analysis of materials and structures in the building industry   Applied Energy, Volume 5, Issue 2, April 1979, Pages 141-157 17. Alcira Kreimer, Low-income housing under “normal” and post-disaster situations: Some basic continuities, Habitat International, Volume 4, Issue 3, 1979, Pages 273-283  18. Robert McCutcheon, Technical change and social need: the case of high rise flats   Research Policy, Volume 4, Issue 3, July 1975, Pages 262-289 19. Ying Chen, Gül E. Okudan, David R. Riley, Decision support for construction method selection in concrete buildings: Prefabrication adoption and optimization   Automation in Construction, Volume 19, Issue 6, October 2010,Pages 665-675 20. Donatus C.I. Okpala , Housing production systems and technologies in developing countries: a review of the experiences and possible future trends/prospects   Habitat International, Volume 16, Issue 3, 1992, Pages 9-32 21. Yat-Hung Chiang, Edwin Hon-Wan Chan, Lawrence Ka-Leung Lok, Prefabrication and barriers to entry—a case study of public housing and institutional buildings in Hong Kong, Habitat International, Volume 30, Issue 3, September 2006,Pages 482-499 22. Robert A. Opoku, Alhassan G. Abdul-Muhmin , Housing preferences and attribute importance among low-incomeconsumers in Saudi Arabia, Habitat International, Volume 34, Issue 2, April 2010, Pages 219-227 23. Seong-Kyu Ha, Housing regeneration and building sustainable low-incomecommunities in Korea, Habitat International, Volume 31, Issue 1, March 2007, Pages 116-129 24. Jill Wells, Sinda H Sinda, Fatiha Haddar, Housing and building materials in low-income settlements in Dar es Salaam, Habitat International, Volume 22, Issue 4, December 1998, Pages 397-409 25. M. I. Howells, T. Alfstad, D. G. Victor, G. Goldstein, U. Remme, A model of household energy services in a low-income rural African village, Energy Policy, Volume 33, Issue 14, September 2005, Pages 1833-1851 26. Stephen W.K. Mak, Lennon H.T. Choy, Winky K.O. Ho, Privatization, housing conditions and affordability in the People's Republic of China, Habitat International, Volume 31, Issue 2, June 2007, Pages 177-192 27. Bulent Yesilata, Husamettin Bulut, Paki Turgut, Experimental study on thermal behavior of a building structure using rubberized exterior-walls, Energy and Buildings, Volume 43, Issues 2-3, February-March 2011, Pages 393-399 28. Husna Sulaiman, Nurizan Yahaya, Housing provision and satisfaction of low-income households in Kuala Lumpur, Habitat International, Volume 11, Issue 4, 1987, Pages 27-38 29. C. K. Cheung, R. J. Fuller, M. B. Luther, Energy-efficient envelope design for high-rise apartments, Energy and Buildings, Volume 37, Issue 1, January 2005, Pages 37-48 30. Edna Ishai, Span length between bearing walls in prefabricated row housing— Architectural and economic aspects, Building and Environment, Volume 21, Issues 3-4, 1986, Pages 201-209 31. Nur Esin Alta, Ahsen Özsoy, Spatial adaptability and flexibility as parameters of user satisfaction for quality housing, Building and Environment, Volume 33, Issue 5, September 1998,Pages 315-323 32. Ph.D. James Lamprech, Built to last for a while: The age of flexibility, Quality and Power in the Supply Chain, 2000, Pages 41-50 33. Lara Jaillon, C.S. Poon, The evolution of prefabricated residential building systems in Hong Kong: A review of the public and the private sector, Automation in Construction, Volume 18, Issue 3, May 2009, Pages 239-248 34. D.J. Eyres M.Sc., F.R.I.N.A., Prefabrication, Ship Construction (Sixth Edition), 2007, Pages 136-146 35. David Gann, Peter Senker, International trends in construction technologies and the future of housebuilding, Futures, Volume 25, Issue 1, January-February 1993, Pages 53-65 36. Mürüde Çelikag, Economic aspects of using steel framed buildings with composite floors: case studies from United Arab Emirates, Construction and Building Materials, Volume 18, Issue 6, July 2004, Pages 383-390 37. John Richardson, Precast concrete structural elements, Advanced Concrete Technology Set, 2003, Pages 3-46 38. Horsfield J.N., Gibbons C., Yau R.M.H., Ip T.F.C., Innovations in the design of housing developments in Hong Kong, Advances in Building Technology, 2002, Pages 1475-1484 39. Nazrul Islam, Sustainability issues in urban housing in a low-income country: Bangladesh, Habitat International, Volume 20, Issue 3, September 1996, Pages 377-388   40. Delia Chan López, “Low Energy Housing, an Architectural Design and Thermal Simulation for Extreme Hot Arid Zones of Mexico: Mexicali B.C.”, World Renewable Energy Congress VI, 2000, Pages 686-689 41. Serge Jauré, Most advanced European Housing: Environmental issues and attractive low energy architecture from theory to practice, World Renewable Energy Congress VI, 2000, Pages 2647-2651 42. Rommel C. Gavieta, Mass housing based on traditional design and indigenous materials for passive cooling in the tropical urban climate of the Philippines, Energy and Buildings, Volume 16, Issues 3-4, 1991, Pages 925-932 43. W.A.Thanoon, Lee Wah Peng, Mohd Razali Abdul Kadir, Mohd Saleh Jaafar & Mohd Sapuan Salit , The experiences of Malaysia and other Countries, 2003 Phụ lục

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu khả năng ứng dụng nhà tiền chế - lắp ghép cho hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.doc