Nghiên cứu khả năng ứng dụng sản phẩm than cacbon hóa từ chất thải rắn đô thị để xử lý COD và độ màu của nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước có thổi khí với

Mở đầu Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực ngày càng nặng nề đối với việc bảo vệ môi trường. Môi trường ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi nước thải, khí thải và chất thải rắn. Chuyên gia môi trường dự đoán mỗi năm Việt Nam tạo ra khoảng 15 triệu tấn chất thải và tỉ lệ chất thải rắn tăng từ 24% cho đến 30%. Các biện pháp xử lý truyền thống như là chôn lấp, composting hay là thiêu đốt thông thường hiện nay hầu như không đáp ứng được. Biện pháp chôn lấp tốn diện tích, mặt khác lại gây ô nhiễm mùi, nguồn nước. Biện pháp thiêu đốt truyền thống gây ô nhiễm không khí đồng thời không thu lại được nhiều nguồn lợi như nhiệt lượng hay sản phẩm xử lý ô nhiễm môi trường. Cacbon hóa là quá trình loại bỏ các hợp chất hữu cơ nhẹ có thể bay hơi trong nhiên liệu nhằm mục đích thu nhận cacbon. Đây là quá trình đốt cháy không hoàn toàn nhiên liệu. Các hợp chất hữu cơ phân hủy dưới tác dụng của nhiệt và tạo thành cacbon. Công nghệ cacbon hóa có thể xử lý được lượng chất thải rắn đô thị phát sinh, tạo ra các sản phẩm hấp phụ, có thể sử dụng như vật liệu lọc sinh học để xử lý ô nhiễm không khí, nước. Bên cạnh đó với sự phát triển của ngành công nghiệp dệt may thì sự ô nhiễm của nó cũng không phải là nhỏ, nhất là ô nhiễm về nước thải. Nước thải dệt nhuộm với những chỉ số COD, BOD rất cao, độ màu lớn đồng thời rất khó xử lý. Mục tiêu của đề tài này tôi muốn nghiên cứu khả năng ứng dụng sản phẩm than cacbon hóa từ chất thải rắn đô thị để xử lý COD và độ màu của nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước có thổi khí với vật liệu lọc là than cacbon Trong nội dung báo cáo luận văn tốt nghiệp này tôi xin trình bày các vấn đề chính sau: Chương I. Tổng quan chất thải rắn đô thị, phương pháp cacbon hóa Chương II. Tổng quan về công nghiệp và nước thải dệt nhuộm Chương III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu Chương IV. Kết quả và thảo luận Kết luận và kiến nghị ?Mục lục Mở đầu . . 1 Chương I. Tổng quan công nghệ cacbon hóa . 2 I.1. Tình hình phát sinh chất thải đô thị . 2 I.2. Đặc điểm công nghệ cacbon hóa . . 3 I.3. Những ứng dụng chủ yếu của phương pháp . 4 I.4. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và trong nước . 5 I.4.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . . 5 I.4.2. Tình hình nghiên cứu trong nước . . 7 Chương II. Tổng quan về nước thải dệt nhuộm . . 9 II.1. Vài nét về ngành công nghiệp dệt may ở Việt Nam. . 9 II.2. Thành phần nước thải dệt nhuộm . 9 II.3. Các phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm . . 12 II.3.1. Phương pháp cơ học . 12 II.3.2. Phương pháp hóa lý và hóa học . 12 II.3.3. Phương pháp sinh học . 15 Chương III. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu . . 22 III.1. Đối tượng nghiên cứu . 22 III.2. Nội dung nghiên cứu . . 22 III.3. Các phương pháp nghiên cứu . 22 III.3.1 Phương pháp thu thập tài liệu . 22 III.3.2. Phương pháp thực nghiệm . 23 III.3.3. Phương pháp phân tích . 25 III.3.4. Phương pháp so sánh . 27 III.3.5. Phương pháp xử lý số liệu . 27 Chương IV. kết quả và thảo luận . . 28 IV.1. Sự biến đổi pH theo thời gian . 28 IV.2. Sự biến đổi COD theo thời gian . . 30 IV.3. Sự biến đổi TOC theo thời gian . . 32 IV.4. Sự biến đổi độ màu theo thời gian . 34 Chương iv. Kết luận và kiến nghị . . 38 Tài liệu tham khảo . 40 Phụ lục . . 41

pdf46 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3723 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khả năng ứng dụng sản phẩm than cacbon hóa từ chất thải rắn đô thị để xử lý COD và độ màu của nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh học ngập nước có thổi khí với, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu khả năng ứng dụng sản phẩm than cacbon hóa từ chất thải rắn đô thị để xử lý COD và độ màu của nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp lọc sinh.pdf