Nghiên cứu khảo sát về hiện trạng và xu hướng ứng dụng các công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo Việt Nam

Các thành phần chi tiết của hệ thống được trình bày ở cột thứ hai trong bảng 28.0.1. Theo hướng thứ hai, các công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam bao gồm: công nghệ thông tin, tự động hóa, cơ điện tử, các công nghệ mới khác (bao gồm các công nghệ gia công công mới và các hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến, còn gọi là kỹ thuật hệ thống). Các thành phần cụ thể của các công nghệ này được trình bày ở các chuyên đề từ 28.1 đến 28.4 và được phân bổ như trên cột thứ ba của bảng 28.0.2.

pdf44 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2486 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khảo sát về hiện trạng và xu hướng ứng dụng các công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
% so với mức trung bình là 4%). Các nước phát triển thuộc tổ chức OECD xác định 6 ngành công nghệ cao như sau: - Công nghệ hàng không vũ trụ. - Tin học và thiết bị văn phòng. - Điện tử và linh kiện điện tử. - Dược phẩm. - Chế tạo thiết bị đo lường. - Chế tạo thiết bị điện. 15 28.0.2.5. Vai trò của công nghệ Công nghệ và tăng trưởng kinh tế [6]: Một trong những nghiên cứu đầu tiên do R.Solow thực hiện cho thấy chỉ có 10 - 13% sự tăng năng suất ở Hoa kỳ từ năm 1909 đến năm 1949 là do tích tụ tư bản, phần còn lại chủ yếu do tiến bộ công nghệ. Một nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của Anh do Denison thực hiện (1968) cho thấy trong giai đoạn 1950 - 1962 chỉ có 10% sự tăng sản lượng/đầu người là do gia tăng về nhân lực và vật liệu, 45% do gia tăng về kiến thức, 45% do nâng cao trình độ cho lực lượng lao động và do kinh tế theo qui mô (Economies of Scale). Sự đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế nhờ vào đầu tư nhà máy và thiết bị mới, sử dụng nhân lực có kỹ năng và kiến thức cao hơn, hoặc do cải tiến và đổi mới công nghệ. Theo R.Solow, sự phát triển công nghệ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong dài hạn. Báo cáo "Technology in the National Interest" (1996) của Hội đồng khoa học và công nghệ quốc gia Hoa kỳ nhấn mạnh công nghệ là động lực của tăng trưởng kinh tế và thành quả của các công ty - góp phần vào tăng trưởng kinh tế, có liên quan chặt chẽ với việc sử dụng công nghệ. Do vậy, chính phủ đã thực hiện các biện pháp nhằm hổ trợ cho phát triển công nghệ: - Hỗ trợ trực tiếp cho R&D và thương mại hoá công nghệ. - Thực hiện các chính sách tài chánh, đầu tư để khuyến khích các hoạt động R&D. - Chính sách công nghệ phải hỗ trợ cho các mục tiêu giáo dục và đào tạo. Một số nhà kinh tế cho rằng có thể xác định được các chu kỳ tăng trưởng kinh tế dài hạn được thúc đẩy bởi sự thay đổi công nghệ. Theo họ, trong thời kỳ cách mạng công nghiệp, chính sự phát triển của năng lượng hơi nước đã làm các nền kinh tế ở châu Âu và Hoa kỳ phát triển. Điện lực và động cơ đốt trong đã đóng góp phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trong giai đoạn giữa thế kỷ 20. Và đến nay, các công nghệ mới như công nghệ thông tin đang tạo nên một làn sóng tăng trưởng kinh tế mới. - Sự phát triển của công nghệ thông tin còn kéo theo một tác động quan trọng khác là phổ biến một mô hình tổ chức sản xuất mới. Vai trò quan trọng của 16 việc sử dụng công nghệ thông tin thể hiện ở một tỷ lệ đầu tư của các doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy việc đầu tư vào công nghệ thông tin làm tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp được tổ chức lại lao động, nhưng lại làm giảm năng suất chung của các yếu tố sản xuất của những doanh nghiệp không tổ chức lại lao động. Như vậy, nếu đầu tư vào công nghệ thông tin được đi kèm với các biện pháp tổ chức lại lao động thì đó sẽ là một công cụ tốt để doanh nghiệp phát huy tối đa năng lực của mình. Nếu không, người ta sẽ nhìn thấy máy vi tính khắp nơi, nhưng chỉ có một số trong đó phát huy được hiệu quả. Đây chính là biểu hiện của nghịch lý Solow. - Công nghệ và cạnh tranh: M.Porter, khi phân tích chiến lược cạnh tranh đã tóm tắt tầm quan trọng của công nghệ đối với cạnh tranh: "Sự thay đổi công nghệ là một trong những yếu tố chính thúc đẩy cạnh tranh. Nó giữ vai trò quan trọng trong sự thay đổi cơ cấu công nghiệp và trong việc tạo ra những ngành công nghiệp mới”. 28.0.2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến công nghệ: 1) Tác động của khoa học kỹ thuật chúng ta hiểu rằng mục đích của khoa học và công nghệ là phát triển tối ưu các nguồn lực nhằm phục vụ xã hội con người nhưng ta cần phân biệt khoa học chủ yếu là khám phá và nhận thức các quy luật tự nhiên và xã hội. Còn công nghiệp chủ yếu là ứng dụng các thành quả của khoa học để giải quyết các mục tiêu sinh lời cho kinh tế - xã hội nói như vậy khoa học luôn là cái có trước là tiền đề cho công nghệ phát triển đây là cơ sở cho công nghệ thể hiện sản xuất thương mại , dịch vụ ... khoa học mở cánh cửa cho công nghệ yếu tố quan trọng trong việc phát triển nền công nghiệp hiện đại là thêm những công cụ đã được khoa học phát triển ra . Lý thuyết giúp cho thực hành tôt hơn . Khoa học cung cấp môi trường để các ý đồ công nghệ triển khai khi công nghệ phát triển rồi thì lại quay lại tạo điều kiện làm cho nền tảng khoa học phát triển nên bước tiếp theo . 2) Tác động của khoa học - Tổ chức công nghệ bao gồm các tổ chức xã hội của sản xuất và quá trình lao đông. Vậy một sự thay đổi trong tổ chức xã hội và sản xuất lao động là thay đổi công nghệ . 17 Thành tựu đạt được, kinh nghiệm đúc kết qua thực tiễn của các khoa học thuộc các chuyên ngành quản lý kinh tế, quản lý kinh doanh, quản trị kinh doanh. Cũng như kiến thức các ngành kế toán, tài chính lao động đều là các yêu ttó quyết định đén thay đổi và phát triển công nghệ. Ví dụ: Phân công lại lao động hợp lý trong một công nghệ cũ để làm thay đổi công nghệ mặc dù về mặt vật chất hay các phần khác không thay đổi. 3) Các giai đoạn biến đổi. Một nhân tố quan trọng ảnh hưởng côngnghệ đó là quá trình biến đổi các tài nguyên thiên nhiên và các nguồn lực được sản xuất thành các sản phẩm tiêu dùng và trung gian cũng như các tư liệu sản xuất, để hiểu rõ quá trình này có thể chia thành các giai đoạn như sau: + Nuôi trồng + Thu nhặt + Sơ chế + Chế biến + Xây dựng + Chế tạo + Lắp ráp + Đóng gói + Phân phối + Hỗ trợ 4) Trình độ và năng lực : Thể hiện trong công nghệ đó là năng lực công nghệ để tiện phân tích người ta chia thành  Năng lực công nghệ cơ sở  Năng lực công nghệ chuyên ngành.  Năng lực công nghệ quốc gia. - Năng lực công nghệ cơ sở khi phân tích người ta chủ yếu vào căn cứ vào năng lực đầu tư, năng lực, năng lực sản xuất, năng lực liên kết.. - Khi nói đến năng lực công nghệ ngành hay quốc gia thường căn cứ tổng hợp vào năng lực công nghệ cơ sở cộng thêm sự ứng phó của cấp cơ sở với chính sách thị trường và thể chế. - Năng lực quốc gia dựa vào: Đầu tư vật chất, vốn con người, nỗ lực công nghệ. 5) Tác động của thị trường: Công nghệ thực chất là quá trình biến đổi nguyên liệu tự nhiên để giải quyết và đáp ứng nhu cầu của thị trường là nơi yêu cầu và lựa chọn công nghiệp những công nghệ nào đáp ứng được nhu cầu của thị trường thị tăng trưởng ngược lại bị diệt vong. Vậy thực chất thị trường là nơi lựa chọn công nghệ, những công nghệ nào đáp ứng được nhu cầu thị trường tồn tại và phát triển mới luôn gắn chặt với thị trường. 18 6) Tác động của môi trường quốc gia là điều kiện quan trọng trong hoạt động công nghệ. Thực tế cho thấy rằng cùng một công nghệ thực ở hai quốc gia khác nhau thì khác nhau , đó là vì môi trường quốc gia ở những nước này khác nhau . Thực tế cho thấy những điều kiện mâu thuẫn bằng những chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia với nhauhướng đi khác nhau, do đó chính sách đó ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát triển công nghệ. 28.0.2.7. Đánh giá công nghệ Năng lực công nghệ là kết hợp của những quan hệ, tương tác giữa các tổ chức, khả năng về nguồn lực và các nhóm lợi ích, thể hiện sự đa dạng của các yếu tố : khả năng điều hành quá trình sản xuất, khả năng của cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển công nghệ, khả năng đóng góp của các nguồn lực, khả năng liên kết giữa các tác nhân thúc đẩy sự phát triển của các thành phần công nghệ, lực lượng lao động lành nghề, hàm lượng công nghệ của các sản phẩm. Như vậy, đánh giá năng lực công nghệ rất phức tạp và cần phài đánh giá được các yếu tố cơ bản của năng lực công nghệ: năng lực hấp thụ, thích nghi, cải tiến công nghệ và năng lực đổi mới công nghệ. Cho đến nay chưa có một định nghĩa thống nhất về đánh giá công nghệ. Dưới đây là một số định nghĩa về đánh giá công nghệ. - Đánh giá công nghệ là một dạng nghiên cứu chính sách nhằm cung cấp sự hiểu biết toàn diện về một công nghệ hay một hệ thống công nghệ cho đầu vào của quá trình ra quyết định. - Đánh giá công nghệ là quá trình tổng hợp xem xét tác động giữa công nghệ với môi trường xung quanh nhằm đưa ra các kết luận về khả năng thực tế và tiềm năng của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ. - Đánh giá công nghệ là việc phân tích định lượng hay định tính các tác động của một công nghệ hay một hệ thống công nghệ đối với các yếu tố của môi trường xung quanh. 19 Việc đánh giá này có thể tiến hành ở cấp quốc gia, ngành hay doanh nghiệp. Khi đánh giá công nghệ phải xem xét một loạt các yếu tố, chúng có thể được phân thành bảy nhóm như sau: - Các yếu tố công nghệ: các chỉ tiêu liên quan đến khía cạnh kỹ thuật như năng lực, độ tin cậy và hiệu quả; các phương án lựa chọn công nghệ như độ linh hoạt và qui mô; mức độ phát triển của hạ tầng như sự hỗ trợ và dịch vụ. - Các yếu tố kinh tế: các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này có thể là tính khả thi về kinh tế (chi phí - lợi ích); cải thiện năng suất (vốn và các nguồn lực khác); tiềm năng thị trường (qui mô, độ co giãn); tốc độ tăng trưởng và độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Các yếu tố đầu vào : một công nghệ có thể tác động đến mức độ dồi dào của nguyên vật liệu và năng lượng, tài chính và nguồn nhân lực có tay nghề. - Các yếu tố môi trường: các chỉ tiêu phản ánh yếu tố này bao gồm môi trường vật chất (không khí, nước và đất đai); điều kiện sống (mức độ thuận tiện và tiếng ồn); cuộc sống (độ an toàn và sức khỏe) và môi sinh. - Các yếu tố dân số: một công nghệ có thể tác động đến tốc độ tăng trưởng dân số, tuổi thọ, cơ cấu dân số theo các chỉ tiêu khác nhau, trình độ học vấn và các đặc điểm về lao động (mức thất nghiệp và cơ cấu lao động). - Các yếu tố văn hóa - xã hội: Thuộc nhóm yếu tố này có chỉ tiêu như sự tác động đến cá nhân (chất lượng cuộc sống), tác động đến xã hội (các giá trị về mặt xã hội) và sự tương thích với nền văn hóa hiện hành. - Các yếu tố chính trị - pháp lý: Một công nghệ có thể được chấp nhận về mặt chính trị hoặc là không, có thể đáp ứng được đại đa số nhu cầu của dân chúng hoặc là không, và có thể phù hợp hoặc không phù hợp với thể chế chính sách. Sự cần thiết của việc đánh giá công nghệ Ở các nước đang phát triển, đánh giá công nghệ gồm các mục đích sau: - Đánh giá công nghệ để chuyển giao hay áp dụng một công nghệ. Để đạt được mục đích này, đánh giá công nghệ phải xác định được tính thích hợp của công nghệ đối với môi trường nơi áp dụng nó. 20 - Đánh giá công nghệ để điều chỉnh và kiểm soát công nghệ. Thông qua đánh giá công nghệ để nhận biết các lợi ích của một công nghệ, trên cơ sở đó phát huy, tận dụng các lợi ích này, đồng thời tìm ra các bất lợi tiềm tàng của công nghệ để có biện pháp ngăn ngừa, hạn chế, khắc phục. - Đánh giá công nghệ cung cấp một trong những đầu vào cho quá trình ra quyết định:  Xác định chiến lược công nghệ khi có thay đổi lớn trong chính sách kinh tế - xã hội quốc gia.  Khi quyết định chấp nhận các dự án tài trợ công nghệ của nước ngoài.  Quyết định triển khai một công nghệ mới hay mở rộng một công nghệ đang hoạt động.  Xác định thứ tự ưu tiên phát triển công nghệ của quốc gia trong từng giai đoạn. 28.0.2.8. Dự báo công nghệ Dự báo công nghệ (Technology Forecasting - TF) là việc xem xét một cách có hệ thống toàn cảnh công nghệ có thể xảy ra trong tương lai, giúp dự đoán được tốc độ tiến bộ của công nghệ. TF bao gồm: - Theo dõi môi trường công nghệ. - Dự đoán những thay đổi của các công nghệ. - Xác định công nghệ bằng việc đánh giá các khả năng lựa chọn. Vì dự báo công nghệ hỗ trợ cho việc ra quyết định nên kết quả dự báo phải là những kết luận định lượng và phải thể hiện một độ tin cậy cần thiết. TF nhằm đưa ra những kết luận định lượng về các thuộc tính và thông số công nghệ cũng như những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật. Sự cần thiết của dự báo công nghệ Những lý do sau đây nói lên sự cần thiết của TF: - Trong tương lai, doanh nghiệp muốn tồn tại thì phải thay đổi (vì mọi thứ đều thay đổi) và sự thay đổi này phải đúng lúc và đáp ứng được nhu cầu. TF giúp cho việc dự đoán các nhu cầu này. 21 - TF cần cho hoạch định công nghệ. - TF giúp cho ban quản trị cấp cao trong việc xây dựng chiến lược công ty. Khi xây dựng chiến lược phải phân tích môi trường. Công nghệ là một yếu tố của môi trường vĩ mô nên cần phải dự báo công nghệ để biết được xu hướng phát triển của nó. Khi công nghệ thay đổi có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, thậm chí có trường hợp doanh nghiệp phải hoạch định lại chiến lược kinh doanh. - TF cần cho việc đánh giá nguy cơ cạnh tranh. Nguy cơ cạnh tranh thường xảy ra khi có sự xuất hiện của công nghệ mới. Để đánh giá nguy cơ này, không chỉ dự báo khả năng của công nghệ để phát triển sản phẩm mà còn dự đoán xem sản phẩm mới có được thị trường chấp nhận hay không. Phương pháp dự báo công nghệ Có 2 phương pháp dự báo công nghệ: dự báo thăm dò (Exploratory TF - ETF) và dự báo chuẩn (Normative TF - NTF). ETF nhằm cung cấp khả năng thăm dò hướng đến tương lai. Dự báo này đáp ứng những thông tin định hướng công nghệ và khả năng phát triển những công nghệ mới. Theo Worlton, ETF là "xuất phát từ hiện tại và dần dần hướng về tương lai". NTF nhằm định hướng theo mục tiêu đã được xác định cũng như mục tiêu tương lai để giúp lựa chọn được các yêu cầu tương ứng. Theo Worlton, NTF là " vạch ra tương lai và xác định những hoạt động cần thiết để biến tương lai thành hiện thực". Thực tế, người ta cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp, cả ETF và NTF. Một số sai lầm trong dự báo công nghệ: - Sử dụng các dữ liệu không thích hợp. - Sai lầm trong việc lựa chọn phương pháp và kỹ thuật dự báo. - Thiếu sáng suốt. - Thiếu kinh nghiệm. - Thiếu khách quan. 22 28.0.2.9. Đổi mới công nghệ a. Đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ là việc chủ động thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt lỏi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiến tiến hơn, hiệu quả hơn. Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả... (đổi mới quá trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị trường (đổi mới sản phẩm). Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn mới (ví dụ đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều ngang). Theo J.Schumpeter có 5 trường hợp đổi mới : - Đưa ra sản phẩm mới. - Đưa ra PPSX và thương mại hóa mới. - Chinh phục thị trường mới. - Sử dụng nguồn nguyên liệu mới. - Tổ chức mới đơn vị sản xuất. b. Các hình thức đổi mới công nghệ Đổi mới công nghệ theo tính sáng tạo: Gồm đổi mới gián đoạn (Discontinuous Innovation) và đổi mới liên tục (Continuous Innovation). - Đổi mới gián đoạn còn gọi là đổi mới căn bản (Radical Innovation), thể hiện sự đột phá về sản phẩm và quá trình, tạo ra những ngành mới hoặc làm thay đổi những ngành đã chín muồi. Đổi mới này tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường mới. - Đổi mới liên tục còn gọi là đổi mới tăng dần (Incremental Innovation), nhằm cải tiến sản phẩm và quá trình để duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hiện có. 23 Đổi mới liên tục ở doanh nghiệp đóng góp đáng kể cho sản xuất. Thí dụ như trong ngành lọc dầu ở Hoa Kỳ, đổi mới liên tục trong thời gian 30 năm đã cho phép giảm đi 98% lao động, 80% vốn, tiết kiệm 50% năng lượng cho mỗi đơn vị sản phẩm. Ở Argentina, tại nhà máy thép Acindar, các kỹ sư địa phương đã có thể tăng sản lượng từ 66 đến 130% chủ yếu nhờ vào đổi mới liên tục, mặc dù công nghệ ở đây đã lạc hậu. Đổi mới công nghệ theo sự áp dụng Nếu xem công nghệ gồm công nghệ sản phẩm (product technology) và công nghệ quá trình (process technology) thì đổi mới công nghệ bao gồm đổi mới sản phẩm (sản phẩn gồm hàng hoá và dịch vụ) và đổi mới quá trình. - Đổi mới sản phẩm: Đưa ra thị trường một loại sản phẩm mới (mới về mặt công nghệ). - Đổi mới quá trình: Đưa vào doanh nghiệp hoặc đưa ra thị trường một quá trình sản xuất mới (mới về mặt công nghệ). Đổi mới sản phẩm và quá trình có thể là đổi mới gián đoạn hay liên tục. Tác động cuả đổi mới: đối với năng suất, chất lượng sản phẩm, chu kỳ sống của sản phẩm, chiến lược cạnh tranh, việc làm. 28.0.2.10. Đánh giá năng lực cạnh tranh về công nghệ của Việt Nam Diễn đàn kinh tế thế giới xuất bản hàng năm Báo cáo cạnh tranh toàn cầu, kể từ năm 1979. Báo cáo cạnh tranh toàn cầu 2008 – 2009 được thực hiện cho 134 nước và nền kinh tế. Chỉ số cạnh tranh chung của Việt Nam được xếp thứ 70/134 [7]. Còn “Nhóm chỉ tiêu thứ 9: Tính sẵn sàng về công nghệ” thì như sau: - Khả năng sẵn sàng của các công nghệ mới nhất: xếp thứ 71/134. - Mức độ hấp thu công nghệ cấp công ty: 54/134. - Các luật lệ liên quan đến CNTT và TT: 72/134. - Vốn FDI và chuyển giao công nghệ: 57/70. - Số người đăng ký điện thoại di động: 114/134. 24 - Số người sử dụng Internet: 70/134. - Số máy tính cá nhân: 63/134. - Số người đăng ký Internet băng thông rộng: 79/134. 28.0.3. Hiện tại và tương lai của ngành cơ khí chế tạo thế giới Để xác định những công nghệ cho hiện tại và tương lai của ngành cơ khí chế tạo, ở nhiều nước người ta thường làm như sau: - Các cơ quan chính phủ về khoa học, kỹ thuật, công nghệ và công nghiệp cùng với các hiệp hội ngành nghề, các chuyên gia hàng đầu về chế tạo trong nước và nước ngoài tham gia báo cáo, thảo luận và biên soạn “Tầm nhìn” hoặc “Tương lai” của ngành chế tạo (manufacturing) năm 2020. - Xác định bối cảnh hoạt động của ngành chế tạo hiện tại. - Xác định các tiền đề để xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược. - Xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược cho ngành chế tạo và các doanh nghiệp chế tạo vào năm 2020. - Xác định các động lực quan trọng nhất về kỹ thuật, chính trị và kinh tế tác động đến sự phát triển của ngành chế tạo - Xác định những thách thức lớn đối với ngành chế tạo để đạt được tầm nhìn. - Nhận dạng các công nghệ then chốt nhằm đáp ứng các thách thức này. - Xác định các bí quyết công nghệ để các doanh nghiệp chế tạo phát triển bền vững trong giai đoạn 2020 và sau đó. - Đề nghị các chiến lược để đo lường sự tiến bộ. Năm 2020 đã được lựa chọn để khuyến khích suy nghĩ về các thay đổi mang tính cách mạng, hơn là sự tiến bộ từng bước dựa vào những khả năng hiện tại. Tìm hiểu các nội dung trên đây sẽ giúp chúng ta nhận dạng các công nghệ mới và đưa vào xu hướng ứng dụng công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo Việt Nam đến năm 2020 trong kịch bản ngành này hòa nhập hoàn toàn với thế giới. Các tài liệu tham khảo những nội dung nêu trên bao gồm [8] đến [30]: 25 Sau đây là tổng hợp và tóm tắt những thu hoạch từ các tài liệu nêu trên: 28.0.3.1. Bối cảnh của ngành chế tạo hiện tại Bối cảnh hoạt động của ngành chế tạo hiện nay trên thế giới có những đặc điểm sau: - Thị trường và cạnh tranh toàn cầu hóa. - Lực lượng lao động ngày càng đa dạng hơn và chi phí lao động ngày càng tăng. - Hàm lượng tri thức trong sản phẩm, công nghệ và lực lượng lao động ngày càng tăng. - Công nghệ thay đổi nhanh chóng và liên tục. - Thông tin (trong đó có thông tin khoa học công nghệ) được cung cấp và phân phối ngày càng nhanh chóng, rộng rãi và đa dạng hơn. - Chi phí sản xuất sản phẩm ngày càng tăng. - Khách hàng ngày càng mong đợi, đòi hỏi nhiều hơn và phức tạp hơn. - Nhiều vấn đề xã hội phức tạp phát sinh trong thị trường toàn cầu hoá. 28.0.3.2. Các tiền đề để xây dựng tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược  Môi trường chế tạo sẽ liên tục thay đổi nhanh chóng.  Cạnh tranh sẽ rất khốc liệt.  Những sản phẩm, quá trình và công nghệ mới sẽ xuất hiện.  Những hệ thống quản lý mới sẽ xuất hiện.  Ngành chế tạo sẽ vẫn là một trong những phương tiện chủ yếu tạo ra của cải vật chất, sự thịnh vương và sự giàu có cho xã hội. 28.0.3.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, chiến lược cho ngành chế tạo a. Sứ mệnh của ngành chế tạo: Công nghệ phục vụ con người. Để hoàn thành sứ mệnh này ngành chế tạo sẽ phát triển các giải pháp kỹ thuật để đạt mục tiêu một thế giới sạch hơn, mạnh khỏe hơn, an toàn hơn và bền vững. b. Những vấn đề chiến lược của ngành chế tạo: 26  Phát triển các công nghệ mới để đáp ứng những thách thức lớn trong năng lượng, môi trường, thực phẩm, nhà ở, nước, giao thông vận tải, an toàn và sức khỏe.  Tạo ra những giải pháp kỹ thuật toàn cầu bền vững đáp ứng nhu cầu cơ bản của tất cả mọi người.  Nuôi dưỡng mối quan hệ đối tác toàn cầu và phát triển thích hợp ở địa phương.  Kết nối những nhà chuyên môn với niềm vui khám phá, sáng tạo và ứng dụng các giải pháp kỹ thuật để cải thiện cuộc sống con người. 28.0.3.4. Các động lực quan trọng nhất: Các động lực quan trọng nhất về kỹ thuật, chính trị, và kinh tế tác động đến sự phát triển của ngành chế tạo được liệt kê dưới đây: - Môi trường cạnh tranh, được thúc đẩy bởi truyền thông và chia sẻ tri thức, sẽ đòi hỏi sự đáp ứng nhanh chóng của ngành chế tạo theo yêu cầu của thị trường. - Những khách hàng khó tính, nhiều người ở các nước phát triển mới, sẽ đòi hỏi các sản phẩm phải được tùy biến để đáp ứng nhu cầu của họ. - Cơ sở của cạnh tranh sẽ là sáng tạo và đổi mới trong mọi lĩnh vực của các doanh nghiệp ngành chế tạo. - Sự phát triển của các công nghệ gia công mang tính đổi mới sẽ làm thay đổi cả về phạm vi và qui mô chế tạo. - Bảo vệ môi trường sẽ là hết sức cần thiết trong bối cảnh hệ sinh thái toàn cầu đang bị căng thẳng do sức ép gia tăng dân số và sự nổi lên của các nền kinh tế công nghệ cao mới. - Thông tin và tri thức về mọi mặt của các doanh nghiệp ngành chế tạo và thị trường sẽ phải luôn sẵn sàng để có thể được sử dụng một cách hiệu quả và để ra quyết định. 27 - Việc phân phối toàn cầu các nguồn lực sản xuất mang tính cạnh tranh cao, kể cả những lực lượng lao động lành nghề, sẽ là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong tổ chức của doanh nghiệp ngành chế tạo. - Các doanh nghiệp ngành chế tạo vào năm 2020 sẽ mang những ý tưởng mới và tinh thần đổi mới vào thị trường nhanh chóng và hiệu quả. Các cá nhân và đội nhóm sẽ phải học hỏi nhanh chóng những kỹ năng mới nhờ có thể học tập trên mạng, truyền thông bằng máy tính giữa các doanh nghiệp, truyền thông giữa người và máy được tăng cường và những cải tiến trong các cơ sở hạ tầng được liên kết với nhau. - Các quan hệ hợp tác sẽ được phát triển nhanh chóng bằng cách phối hợp các nguồn lực cần thiết từ một năng lực chế tạo được phân tán ở mức độ cao để đáp lại các cơ hội thị trường và cũng giải tán nhanh chóng khi các cơ hội không còn. - Ngành chế tạo vào năm 2020 sẽ tiếp tục là một doanh nghiệp dựa vào con người, biết chuyển các ý tưởng về sản phẩm thành thực tế từ các nguyên liệu thô hoặc tái chế. Tuy nhiên, các chức năng của doanh nghiệp như chúng ta biết hiện nay (nghiên cứu và phát triển, thiết kế kỹ thuật, chế tạo, tiếp thị và hỗ trợ khách hàng) sẽ được tích hợp rất cao sao cho chúng sẽ hoạt động đồng thời như là một thực thể ảo liên kết khách hàng với người đổi mới để tạo ra các sản phẩm mới. Hình thức và nhân thân của các công ty sẽ được thay đổi tận gốc với các cấu trúc ảo lúc thì liên kết lại và lúc thì biến mất tùy theo sự thay đổi năng động của thị trường. - Công nghệ nano sẽ có những bước phát triển từ phòng thí nghiệm thành các quá trình chế tạo tại doanh nghiệp. Công nghệ sinh học sẽ dẫn đến sự hình thành các quá trình chế tạo những sản phẩm có nguồn gốc sinh học tại các phân xưởng. 28.0.3.5. Các thách thức lớn đối với ngành chế tạo Các thách thức lớn đối với ngành chế tạo thể hiện khoảng cách giữa thực tế hiện nay và tầm nhìn của ngành chế tạo năm 2020, tính đến năm 2028: Thách thức lớn 1. Đạt được sự đồng thời trong tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp. 28 Thách thức lớn 2. Kết hợp các nguồn lực con người và kỹ thuật để nâng cao hiệu quả của lực lượng lao động và đạt được kết quả mong muốn. Thách thức lớn 3. Chuyển thông tin thu thập từ nhiều nguồn khác nhau thành tri thức có ích để ra quyết định hiệu quả. Thách thức lớn 4. Phát triển bền vững, giảm thiểu chất thải và tác động của sản xuất đến môi trường đến mức “gần bằng không”. Thách thức lớn 5. Tái cấu hình nhanh chóng các doanh nghiệp ngành chế tạo máy để đáp ứng với sự thay đổi nhu cầu và cơ hội. Thách thức lớn 6. Phát triển những quá trình công nghệ và sản phẩm mang tính đổi mới. Thách thức lớn 7. Làm việc trong các hệ thống kỹ thuật cực lớn và cực nhỏ. Thách thức lớn 8. Ưu thế cạnh tranh của tri thức. Thách thức lớn 9. Lợi thế hợp tác. Thách thức lớn 10. Kiểm soát đổi mới, sáng chế và quyền sở hữu trí tuệ toàn cầu. Thách thức lớn 11. Tính đa dạng của kỹ thuật. Thách thức lớn 12. Vai trò của công nghệ sinh học và công nghệ nano trong ngành chế tạo. Thách thức lớn 13. Thiết kế tại nhà. 28.0.3.6. Các công nghệ then chốt để đáp ứng các thách thức lớn a. Bốn nhóm lĩnh vực công nghệ ảnh hưởng đến ngành chế tạo:  Các hệ thống thông tin cho sản xuất.  Mô hình hóa và mô phỏng.  Các quá trình và thiết bị sản xuất.  Các công nghệ để tích hợp doanh nghiệp. b. Các công nghệ then chốt: Các công nghệ then chốt được liệt kê dưới đây (không theo thứ tự ưu tiên): 29  Các thiết bị, quá trình và hệ thống tích hợp, thích nghi, sẵn sàng để tái cấu hình.  Các phương pháp chế tạo giảm thiểu chất thải và tiêu thụ năng lượng.  Các phương pháp mang tính đổi mới cho thiết kế và chế tạo các vật liệu và sản phẩm mới.  Công nghệ nano triển khai trong ngành chế tạo.  Công nghệ sinh học cho ngành chế tạo.  Tổng hợp, mô hình hóa và mô phỏng hệ thống cho tất cả các hoạt động chế tạo.  Các công nghệ chuyển đổi thông tin thành tri thức để ra quyết định hiệu quả  Các phương pháp thiết kế sản phẩm và quá trình đáp ứng các yêu cầu về sản phẩm.  Các giao diện người - máy móc tiên tiến.  Các phương pháp giáo dục và đào tạo mới cho phép tiếp thu và ứng dụng nhanh chóng tri thức.  Phần mềm cho các hệ thống hợp tác thông minh. 28.0.3.7. Các bí quyết công nghệ: Các bí quyết công nghệ để các doanh nghiệp chế tạo phát triển bền vững trong giai đoạn 2020 và sau đó:  Bí quyết 1: Xác định đúng và đủ thông tin về sản phẩm và quá trình chế tạo.  Bí quyết 2: Trao đổi thông tin giữa tất cả các bộ phận là trong suốt và thông suốt.  Bí quyết 3: Các thiết bị và quá trình chế tạo là thông minh và thích nghi.  Bí quyết 4: Các quá trình chế tạo đạt năng suất, hiệu quả và hiệu suất cao nhất. 30  Bí quyết 5: Các hệ thống thiết bị sản xuất phải có khả năng tự chẩn đoán và tự bảo trì.  Bí quyết 6: Thiết kế sản phẩm và quá trình tích hợp, từ khi có các yêu cầu của khách hàng đến khi giao sản phẩm cho khách hàng.  Bí quyết 7: Sản xuất tái cấu hình, nhằm hoàn toàn thích nghi với sự thay đổi nhanh chóng về sản phẩm, quá trình công nghệ, các nguồn lực, các yêu cầu của sản xuất – kinh doanh.  Bí quyết 8: Quản lý chuyền cung ứng tuyệt hảo trên cơ sở web, nhằm đảm bảo tổng chi phí sản xuất là nhỏ nhất.  Bí quyết 9: Xây dựng văn hóa “Chế tạo sản phẩm đúng ngay từ đầu”.  Bí quyết 10: Thiết kế, chế tạo, kiểm soát các hoạt động khác của doanh nghiệp trên cơ sở mô hình hóa và mô phỏng, nhằm đảm bảo các dữ liệu về tình trạng của các hoạt động theo thời gian thực luôn được cập nhật, từ đó có những điều chỉnh liên tục để đạt được hiệu quả sản xuất tối ưu. 28.0.4. Hiện trạng và tương lai của ngành cơ khí chế tạo Việt Nam 28.0.4.1. Hiện trạng Trong những năm gần đây, ngành cơ khí Việt Nam có mức tăng trưởng đột biến, bình quân 40,7%/năm. Trong vòng 1 - 2 năm nữa, ngành này có thể đáp ứng tối thiểu 45% - 50% nhu cầu trong nước. Ông Đỗ Hữu Hào, Thứ trưởng Bộ Công nghiệp, khẳng định ngành cơ khí Việt Nam có thể cạnh tranh được và sẽ giữ vững tốc độ tăng trưởng cao trong những năm tới vì đang có nhiều tiềm năng và cơ hội. Ông Phạm Thanh Bình, Tổng Giám đốc Vinashin, cho biết Vinashin đã có những hợp đồng lớn đến năm 2012, tổng trị giá trên 60 tỉ USD. Hiện nay, ngành cơ khí Việt Nam đã bảo đảm đáp ứng được 35% nhu cầu thị trường, từ đóng tàu; sản xuất, lắp ráp ô tô; đến sản xuất máy công cụ; thiết bị giao thông, ... Ngành xe đạp, quạt điện hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu trong nước và đã xuất khẩu. Ngành chế tạo động lực Việt Nam có thể sản xuất tới 30.000 31 chiếc/năm. Ngành cơ khí đóng tàu biển có khả năng xuất khẩu 1 - 2 tỉ USD/năm. Đặc biệt, ngành cơ khí chế tạo và cung cấp thiết bị toàn bộ đã ngang ngửa trình độ các nước trong khu vực. Như Lilama hiện đang làm vai trò tổng thầu chế tạo và cung cấp thiết bị cho toàn bộ các dự án đầu tư lớn: xây dựng Nhà máy Điện Uông Bí, vốn đầu tư 300 triệu USD; dây chuyền 2 Nhà máy Xi măng Hoàng Thạch, vốn đầu tư 100 triệu USD; hai gói thầu 2 và 3 của Nhà máy Lọc dầu Dung Quất, giá trị gần 230 triệu USD, v.v.. Thị trường cơ khí VN còn rất nhiều tiềm năng. Mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu khoảng 7 - 8 tỉ USD thiết bị cơ khí. Ngành cơ khí trong nước phát triển, sẽ tạo được doanh thu rất lớn và giành được thị phần này. 28.0.4.2. Chiến lược phát triển ngành Cơ khí Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 Ngày 26 tháng 12 năm 2002, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt “Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020”. Nội dung quyết định như sau: 1)Quan điểm phát triển ngành cơ khí Việt Nam - Cơ khí là một trong những ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước. - Tập trung phát triển ngành cơ khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành. - Tập trung phát triển một số chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc phát triển đất nước. - Tăng cường năng lực tự nghiên cứu, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung 32 bình tiên tiến của Châu Á, tạo thêm nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao. - Nâng cao khả năng chuyên môn hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển các ngành công nghiệp khác của đất nước. 2)Mục tiêu a. Mục tiêu chung Ưu tiên phát triển một số chuyên ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền kinh tế quốc dân: - Thiết bị toàn bộ, - Máy động lực, - Cơ khí phục vụ nông - lâm - ngư nghiệp và công nghiệp chế biến, - Máy công cụ, - Cơ khí xây dựng, - Cơ khí đóng tàu thủy, - Thiết bị kỹ thuật điện - điện tử, - Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông vận tải. b. Mục tiêu cụ thể Phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt 30% giá trị sản lượng. 3) Định hướng chiến lược phát triển một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng a. Thiết bị toàn bộ - Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp. - Đầu tư có trọng điểm thiết bị và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp. 33 - Tận dụng năng lực thiết bị của các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ. - Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến, ... b. Máy động lực - Phát triển ngành chế tạo máy động lực trở thành lĩnh vực công nghiệp mạnh của Việt Nam, thông qua các chương trình, dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, nâng cao năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm. - Đến năm 2010 đáp ứng 60 - 70% nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất được động cơ thủy 400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35 - 40%. c. Máy kéo và máy nông nghiệp - Máy kéo:  Đầu tư sản xuất đáp ứng đủ nhu cầu trong nước về máy kéo 2 bánh có công suất 6 - 8 - 12 mã lực.  Sản xuất máy kéo 4 bánh có công suất 18 - 20 - 25 mã lực, từng bước sản xuất máy kéo 4 bánh công suất tới 30 mã lực.  Đến năm 2010 sản xuất được máy kéo 4 bánh cỡ trung công suất 50 - - Máy nông nghiệp:  Tập trung đầu tư, xây dựng chuyên ngành chế tạo máy nông nghiệp đủ mạnh, bao gồm máy canh tác, máy chế biến và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước, từng bước xuất khẩu.  Khuyến khích các cơ sở sản xuất vừa và nhỏ, cơ khí các địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ nông nghiệp và công nghiệp 34 chế biến một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý với các doanh nghiệp cơ khí trong và ngoài địa phương. d. Máy công cụ - Ưu tiên phát triển ngành chế tạo máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp. - Nghiên cứu thiết kế, chế tạo các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc biệt. - Đẩy mạnh chương trình hiện đại hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ sở công nghiệp. e. Cơ khí xây dựng - Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng đô thị và nông thôn. - Phát huy lợi thế đối với lĩnh vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường trong nước và nước ngoài có nhu cầu. f. Cơ khí tàu thủy - Phát triển ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Phấn đấu đến năm 2010 Việt Nam thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thuỷ. - Đến năm 2010 đủ năng lực đóng mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, đánh bắt hải sản, tàu biển trọng tải dưới 15.000 DWT; đảm nhận 70 - 75% nhu cầu đóng tàu bách hóa 15.000 - 50.000 DWT và đóng được tàu dầu 100.000 DWT. Sửa chữa đồng bộ tất cả các cấp tàu quốc gia trọng tải đến 400.000 DWT. 35 - Nhanh chóng hình thành và phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các động cơ thủy đến 6.000 mã lực và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% đối với sản phẩm tàu đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%. g. Thiết bị điện - Xây dựng ngành sản xuất thiết bị điện hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện. - Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu thiết bị điện với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo thiết bị điện, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường khu vực và thế giới. - Trước mắt cần đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để có thể sản xuất được các loại biến áp lớn đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp và dân dụng. h) Cơ khí ôtô và cơ khí giao thông vận tải - Về cơ khí ô tô: Phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và xứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng phần lớn nhu cầu thị trường ô tô trong nước, hướng tới xuất khẩu ô tô và phụ tùng.  Về loại xe thông dụng: đáp ứng 40 - 50% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 40% vào năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số đạt 90%).  Về loại xe chuyên dùng: đáp ứng 30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005, tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 60% vào năm 2010. 36  Về các loại xe cao cấp: các loại xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20 - 25% vào năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu các loại xe tải, xe buýt cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010. - Về cơ khí giao thông vận tải:  Đầu tư chiều sâu, bổ sung công nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe, máy công trình như trạm trộn bê tông nhựa nóng, máy rải thảm bê tông nhựa, xe lu các loại, trạm nghiền sàng đá công suất 100 - 300 tấn/giờ,...  Đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ sản xuất toa xe lửa cao cấp với tỷ lệ nội địa hóa trên 70% vào năm 2005 và đến 90% vào năm 2010. 4)Các chính sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển a. Chính sách thị trường - Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ thuật cho sản phẩm cơ khí trọng điểm làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm sản xuất trong nước và nhập khẩu. - Thực hiện bảo hộ có điều kiện và có thời hạn đối với một số sản phẩm cơ khí trong nước và ban hành các chính sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước. b. Chính sách tạo vốn cho ngành cơ khí - Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài. - Các dự án sản xuất các sản phẩm cơ khí trọng điểm được vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2000 của Chính phủ với mức lãi suất tín dụng 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, 02 năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm hoặc được bù chênh lệch lãi suất nếu các doanh nghiệp vay vốn thương mại. - Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh nghiệp cơ khí, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài, để tạo vốn đầu tư mới và đa dạng hóa nguồn vốn. - Nhà nước có chính sách khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện theo hướng nâng cao khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong toàn ngành cơ khí. 37 c. Chính sách thuế - Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản xuất trong nước. - Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất ở Việt Nam. d. Chính sách đầu tư cho nghiên cứu và phát triển Đối với các sản phẩm cơ khí trọng điểm, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn cho các dịch vụ kỹ thuật, như thuê chuyên gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của doanh nghiệp. - Các doanh nghiệp sản xuất cơ khí được trích tối đa đến 2% doanh số bán ra cho nghiên cứu và phát triển. e. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực Điều 1. Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp các cơ sở đào tạo ngành cơ khí và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt. Điều 2. Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm do một Phó Thủ tướng làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp làm Phó Trưởng ban, thành viên là Thứ trưởng của các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Khoa học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam... để chỉ đạo thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu và tiến độ đã đề ra. Điều 3. Tổ chức thực hiện: - Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược này. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch phát triển các chuyên ngành cơ khí đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. - Bộ Tài chính đề xuất các chính sách tài chính, chính sách thuế nhằm khuyến khích ngành cơ khí phát triển. Điều 4. Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong khi thực hiện Chiến lược này theo chức năng, nhiệm vụ của 38 mình cần chú ý đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Chiến lược phát triển ngành cơ khí với quy hoạch của từng Bộ, ngành và địa phương. Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký. Điều 6. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này. 28.0.5. Lịch sử phát triển công nghệ chế tạo Công nghệ chế tạo đã trải qua nhiều hình thái khác nhau từ lao động tay chân của con người đến quá trình sản xuất tự động hóa hoàn toàn trong các nhà máy sản xuất. Quá trình phát triển của công nghệ chế tạo được mô tả ở hình 28.0.1 [31]: Hình 28.0.1: Quá trình phát triển của công nghệ chế tạo. Các đặc điểm chính của các công nghệ mới so với các công nghệ truyền thống là: (1) qui mô ứng dụng rộng rãi các máy tính được nối mạng kết hợp với Internet trong phạm vi toàn doanh nghiệp và ngoài doanh nghiệp, có thể lan rộng toàn cầu; (2) mức độ tích hợp thông suốt và ngày càng rộng rãi giữa các bộ phận, hoạt động trong toàn doanh nghiệp. Không còn những “hòn đảo thông tin”, “hòn đảo tự động” hóa như những năm 1970. Lao động của con người và súc vật. 1000 Thợ thủ công. 1750 Cơ khí hóa và các xưởng sản xuất. 1000 Thợ thủ công. 1900 Các hệ thống sản xuất hàng khối. 1930 Các hệ thống sản xuất hàng khối rất lớn. 1000 Thợ thủ công. 1950 Những phát triển ban đầu về điều khiển số (NC) cho tự động hóa. 1000 Thợ thủ công. 1955 Bắt đầu CAD và phát triển công nghệ NC, CNC, DNC. 1000 Thợ thủ công. 1970 Phát triển CAD, ứng dụng các hệ thống CAM, bắt đầu khái niệm CIM. 1000 Thợ thủ công. 1980 Các hệ thống sản xuất tiên tiến CAM, CADP, CAQC, AS/RS, FMS và CIM. CIM. 1000 Thợ thủ công. 1999 Giới thiệu khái niệm CIM ảo. niệm CIM. 1000 Thợ thủ công. 2000 Sản xuất toàn cầu dựa trên CIM ảo. 1000 Thợ thủ công. 39 Như vậy có thể nhận định sơ bộ rằng ngành Cơ khí Việt Nam lạc hậu với thế giới ít nhất là 40 năm trong việc ứng dụng các công nghệ chế tạo mới. 28.0.6. Công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo Hai hướng tiếp cận để xác định các công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo: - Hướng thứ nhất: các công nghệ mới đáp ứng các chức năng của một hệ thống sản xuất hiện đại. - Hướng thứ hai: các nhóm công nghệ mới có cùng một số đặc điểm. Theo hướng thứ nhất, một hệ thống sản xuất hiện đại có cấu trúc theo chức năng được trình bày trên hình 28.0.2 [32]. Hình 28.0.2: Các thành phần của hệ thống sản xuất hiện đại. Các thành phần chi tiết của hệ thống được trình bày ở cột thứ hai trong bảng 28.0.1. Theo hướng thứ hai, các công nghệ mới trong ngành cơ khí chế tạo tại Việt Nam bao gồm: công nghệ thông tin, tự động hóa, cơ điện tử, các công nghệ mới khác (bao gồm các công nghệ gia công công mới và các hệ thống quản lý sản xuất tiên tiến, còn gọi là kỹ thuật hệ thống). Các thành phần cụ thể của các công nghệ này được trình bày ở các chuyên đề từ 28.1 đến 28.4 và được phân bổ như trên cột thứ ba của bảng 28.0.2. 40 Bảng 28.0.1 Cấu trúc của Chuyên đề 28 TT Thành phần trong hệ thống sản xuất Mục trong chuyên đề 28 1 Các công nghệ điều khiển số 1.1 Các hệ thống điều khiển công nghiệp 28.3.2.2 1.2 Các cảm biến, bộ tác động 28.3.2.3 1.3 Công nghệ điều khiển số 28.3.2 1.4 Robot công nghiệp 28.3.4 1.5 Công nghệ điều khiển rời rạc dùng PLC và PC 28.3.2.4 2 Các công nghệ vận chuyển vật liệu 2.1 Các hệ thống vận chuyển vật liệu 28.2.6.1 2.2 Các hệ thống lưu trữ 28.2.6.2 2.3 Các hệ thống thu nhận dữ liệu tự động 28.2.6.3 3 Các hệ thống sản xuất 3.1 Công nghệ nhóm 28.2.7 3.2 Hệ thống sản xuất linh hoạt (FMS) 28.2.5 3.3 Hệ thống sản xuất tích hợp bằng máy tính (CIM) 28.4.14.1 3.4 Sản xuất ảo (Virtual Manufacturing) 28.4.14.2 3.5 Các công nghệ gia công mới 28.4 3.6 Sản xuất tinh gọn (Lean Manufacturing) 28.4.14.3 3.7 Sản xuất đáp ứng nhanh (Agile Manufacturing) 28.4.14.8 3.8 Sản xuất bền vững (Sustainable Manufacturing) 28.4.14.9 3.9 Sản xuất thông minh (Intelligent Manufacturing ) 28.4.14.10 3.10 Sản xuất hợp tác (Collaborative Manufacturing) 28.4.14.11 3.11 Sản xuất tái cấu hình (Reconfigurable Manufacturing) 28.4.14.7 4 Các hệ thống kiểm soát chất lượng 28.2.9 5 Các hệ thống hỗ trợ sản xuất 5.1 Hệ thống thông tin 28.1.3 5.2 Hệ thống CAD/CAM 28.2.3 5.3 Các công nghệ thiết kế tiên tiến 28.2.4 5.4 Lập qui trình công nghệ bằng máy tính 28.2.8 5.5 Quản lý bảo trì bằng máy tính 28.4.14.4 5.6 Bảo trì năng suất toàn diện (TPM) 28.4.14.5 5.7 Bảo trì tập trung vào độ tin cậy (RCM) 28.4.14.6 28.0.7. Điều tra về hiện trạng ứng dụng công nghệ mới tại một số doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam Ngoài các tài liệu tham khảo đã được công bố, một cuộc điều tra về hiện trạng ứng dụng công nghệ mới tại một số doanh nghiệp cơ khí chế tạo Việt Nam đã được tiến hành. Nhóm nghiên cứu đã nhận được 212 phiếu thu thập thông tin từ 107 41 doanh nghiệp lớn và 105 doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các kết quả đánh giá hiện trạng được trình bày ở chuyên đề 28.5. 42 Tài liệu tham khảo cho Phần mở đầu 28.0 (được liệt kê theo thứ tự sử dụng) [1] [2] sln.fi.edu/franklin/glossary.html [3] www.economicadventure.org/teachers/glossary_lowell.cfm [4] www.smartstate.qld.gov.au/strategy/strategy05_15/glossary.shtm [5] [6] Học viện công nghệ bưu chính viễn thông, Quản trị công nghệ, 2006, 126p. [7] Michael E. Porter, Klaus Schwab, The Global Competitiveness Report 2008 – 2009, World Economic Forum, 513p. [8] National Research Council, Visionary Manufacturing Challenges for 2020, National Academies Press, 1998, 172p. [9] IMTI, First Product Correct: Visions and Goals for the 21st Century Manufacturing Enterprise, Integrated Manufacturing Technology Initiative, Inc., 2000, 76p. [10] IMTI, Integrated Manufacturing Technologies Roadmap, Integrated Manufacturing Technology Initiative, Inc., 2000, 122p. [11] IMTI, 21st Century Manufacturing Taxonomy, A Framework for Manufacturing Technology Knowledge Management, 19 July 2003, 130p. [12] The National Institute of Standards and Technology, Advanced Engineering Environments for Small Manufacturing Enterprises: Volume II, May 2004, 69p. [13] National Science Foundation Arlington, Advanced Manufacturing Research and Development, June 6, 2006, 136p. [14] The Next Generation Manufacturing Technologies Initiative, Accelerating Innovative Manufacturing Technologies, 2004, 7p. [15] Ji Yao Shen, Derrek Dunn, Yun Shen, Challenges Facing U.S. Manufacturing and Strategies, 2007, 10p. [16] TOA, CO-OPERATIVE TECHNOLOGY ROADMAPPING, June 1st, 2003, 97p. 43 [17] U.S. Manufacturing Industry Practice, Creating the “Wholly Sustainable Enterprise”, A Practical Guide to Driving Shareholder Value Through Enterprise Sustainability, January 2007, 14p. [18] W. Dale Compton, Design and Analysis of Integrated Manufacturing Systems, 1988, 248p. [19] U.S. Department of Commerce Washington, D.C, A Comprehensive Strategy to Address the Challenges to U.S. Manufacturers, January 2004, 90p. [20] Frans van der Zee, Felix Brandes, Manufacturing Future For Europe – A Survey of The Literature, 24 May 2007, 46p. [21] IMTI, Manufacturing Success in the 21st Century - A Strategic View, 16 July 2000, 79p. [22] National Academy of Sciences, New Directions in Manufacturing - Report of a Workshop, 2004, 157p. [23] ERC, The Pursuit of Competitive Advantage - Value Manufacturing in Singapore, October 18 2002, 52p. [24] National Academy of Sciences, Visionary Manufacturing Challenges for 2020, 1998, 173p. [25] IMTI, Visions and Goals for the 21st Century Manufacturing Enterprise, 2 October 2000, 76p. [26] IMTI, Information Systems for the Manufacturing Enterprise, 24 July 2000, 150p. [27] Gaithersburg, Information Technology For Engineering and Manufacturing, 12-13, 2000, 9p. [28] Felix Brandes, Arjan Lejour, The Future of Manufacturing in Europe, CPB Netherlands Bureau for Economic Policy Analysis, 2007, 36p. [29] Anton Geyer, Fabiana Scapolo, The Future of Manufacturing in Europe 2015- 2020 - The Challenge for Sustainability, Institute for Perspective Technological Study, 2003, 71p. [30] United Nations Industrial Development Organization, UNIDO Technology Foresight Manual, 2005, 260p. 44 [31] Tariq Masood and Iqbal Khan, Productivity Improvement through Computer Integrated Manufacturing in Post WTO Scenario, University of Engineering and Technology, Taxila, Pakistan, 2005. [32] Mikell P. Groover, Automation, Production Systems, and Computer- Integrated Manufacturing, Prentice Hall, Inc., 2001, 856p.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfchuyen_de_28_0_mo_dau_ve_cong_nghe_moi_trong_nganh_co_khi_che_tao_6388.pdf
Luận văn liên quan