Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

Bản thân GV không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là tự bồi dưỡng về CNTT, biết, nắm vững về các phương pháp soạn giáo án điện tử, ví dụ như Powerpoint hay lecturemaker .biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. GV phải tích cực đổi mới PP dạy học, phát huy tính tích cực của HS. GV có thể áp dụng PP này cho các khối 10, 11, 12.

doc27 trang | Chia sẻ: phamthachthat | Lượt xem: 2506 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH LỚP 11 BẰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI Người nghiên cứu : Trần Thị Nhi Tổ : Ngoại ngữ Đơn vị : Trường THPT Trần Phú, Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên Tuy An, tháng 2 năm 2013 SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG TÊN ĐỀ TÀI: NÂNG CAO KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TIẾNG ANH LỚP 11 BẰNG MỘT SỐ TRÒ CHƠI Người nghiên cứu : Trần Thị Nhi Tổ : Ngoại ngữ Đơn vị : Trường THPT Trần Phú, Chí Thạnh, Tuy An, Phú Yên Tuy An, tháng 2 năm 2013 MỤC LỤC Trang I. Tóm tắt 4 II. Giới thiệu 4 1. Hiện trạng 4 2. Giải pháp thay thế 5 3. Vấn đề nghiên cứu và giả thiết nghiên cứu 6 III. Phương pháp 6 1. Khách thể nghiên cứu 6 2. Thiết kế nghiên cứu 7 3. Quy trình nghiên cứu 7 4 Đo lường 8 IV. Phân tích dữ liệu và bàn luận 8 V. Kết luận và khuyến nghị 10 VI. Tài liệu tham khảo 11 VII. Phụ lục ..12 TÓM TẮT Làm thế nào để tạo được môi trường học tập năng động, và hấp dẫn trong đó có sự phối hợp tích cực của học sinh? Làm thế nào để học sinh hứng thú học tập, làm bài tập và nâng cao kết quả học tập của các em? Đó là những câu hỏi mà bất kỳ giáo viên nào cũng trăn trở suy nghĩ để tìm ra cách giải quyết. Tôi cũng đã bao lần tự hỏi làm sao để HS thích học môn tiếng Anh, làm sao để các em nhớ bài lâu hơn, làm sao để các em có kết quả kiểm tra tốt hơn. Từ đó, tôi đã mạnh dạn thay đổi phương pháp giảng dạy môn tiếng Anh. Trò chơi, học và chơi, chơi và học là phương pháp đổi mới dạy học mà tôi đã áp dụng trong khi dạy tiếng Anh 11 cơ bản. Tôi sử dụng nhiều loại, nhiều dạng trò chơi, áp dụng tùy vào từng bài học, từng dạng bài tập. Tôi chia lớp thành 2 đội và cho 2 đội thi đua chơi để dẫn vào bài mới, hoặc cho 2 lớp chơi khi làm bài tập trong SGK phần “ READING” Áp dụng phương pháp này, tôi nhờ vào CNTT, mạng Internet, soạn giáo án bằng Powerpoint, lecture maker, sử dụng hình ảnh, âm thanh, video clipvà các phần mềm đã được tập huấn. Tôi tiến hành nghiên cứu trên 2 nhóm tương đương là 2 lớp 11 trường THPT Trần Phú. Lớp 11A8 (lớp thực nghiệm) tôi trực tiếp giảng dạy và lớp 11A6 (lớp đối chứng) do cô Võ Thị Mỹ Trang giảng dạy Lớp thực nghiệm được thực hiện phương pháp thay thế “chơi và học” khi dạy “unit 8 – phần READING- Task 3- ” hay khi vào bài mới “Unit 11 – phần SPEAKING”. Kết quả cho thấy có tác động rõ rệt đến sự hứng thú và kết quả học tập của HS. Lớp thực nghiệm đạt kết quả cao hơn lớp đối chứng. Điểm kiểm tra của nhóm thực nghiệm có giá trị trung bình là 7,6. Điểm kiểm tra của nhóm đối chứng có giá trị trung bình là 6,6. Kết quả kiểm chứng TTEST cho thấy p<0,05 có nghĩa là có sự khác biệt lớn giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó chứng minh rằng sử dụng phương pháp dạy học kết hợp với một số trò chơi đã nâng cao kết quả học tập cho học sinh. GIỚI THIỆU Thực trạng Trong SGK chương trình 11 cơ bản, khi vào bài mới, GV hỏi HS vài câu rồi dẫn vào bài, hay hỏi về những vấn đề có liên quan đến bài mới hoặc có thể GV đi trực tiếp vào bài. Điều này làm các em không thấy hứng thú hay ham thích. Thêm nữa, các bài tập trong phần READING đa số có dạng: trả lời câu hỏi, trả lời những câu phát biểu đã cho đúng hay sai, điền từ vào chỗ trống, tìm ý chính cho mỗi đoạn văn,.. những bài tập như vậy dần dần làm HS trở nên nhàm chán, các em không hứng thú đọc bài, làm bài. Nếu HS chịu đọc bài hoặc làm bài tập thì cũng chỉ để đối phó với GV khi bị gọi trả lời. Từ đó dẫn đến tình trạng HS mau chóng quên những kiến thức đã học, cho nên khi kiểm tra về nội dung có liên quan đến những kiến thức đó các em bị điểm thấp. Cụ thể nhất là kiểm tra miệng vào tiết học sau thì các em chẳng nhớ được bao nhiêu. Để thay đổi hiện trạng này tôi đã thay đổi cách vào bài bằng một số trò chơi tùy vào từng bài học và lồng trò chơi vào phần bài tập khi các em học kỹ năng đọc “READING” nhằm nâng cao sự hứng thú dẫn đến nâng cao kết quả học tập của HS. Giải pháp thay thế Đưa trò chơi lồng vào khi làm bài tập là PP thay thế mà tôi thực hiện. Khi dạy Unit 8- phần Reading- TASK 3, tôi sử dụng Powerpoint thiết kế 1 trò chơi cho các em: Có 8 số từ 1 ->8 trên mỗi hoa màu vàng. Mỗi số được liên kết với 1 câu hỏi của bài tập 3 SGK trang 92. Trong 8 số đã cho có 1 số may mắn “lucky number”. Tôi chia lớp ra 2 đội (đội 1 và đội 2) như slide minh họa bên trên. Mỗi đội lần lượt chọn 1 số bất kỳ. Chọn số nào thì GV mở số đó ra, 1 câu hỏi hiện ra, đội chọn số phải trả lời câu hỏi đó. Nếu đúng đội được 1 hộp quà (như hình trên thiết kế), nếu trả lời sai, đội bạn sẽ được quyền trả lời, nếu trả lời đúng đội bạn cũng được 1 hộp quà. Nếu đội nào mở được số may mắn thì không phải trả lời câu hỏi nào mà được 2 hộp quà. Cứ như thế mở hết 8 số đội nào có quà nhiều hơn đội đó sẽ thắng cuộc. Sau khi GV hô to thời gian bắt đầu thì HS rất háo hức chọn và mở ô, đó chính là thành công khi tôi thay đổi cách dạy khi làm bài tập “READING” Ở bài 11- phần SPEAKING, vào đầu tiết học để dẫn vào bài mới mà HS sẽ học, tôi thiết kế cho HS 1 trò chơi để kích thích HS hứng thú muốn tìm hiểu kiến thức mới. Tôi cũng chia lớp làm 2 đội, khai thác từ mạng Internet, tôi trình chiếu 1 đoạn film hoạt hình ngắn về các nguồn năng lượng. “Animation of renewable energy sources- youTube. Fly” (kèm theo đĩa CD). Khi hai đội xem đoạn phim xong thì cử đại diện nhanh chóng lên bảng viết tên những nguồn năng lượng có trong đoạn phim nhanh và đúng chính xác. Nếu đội nào ghi ra nhanh và đúng nhiều hơn là đội chiến thắng. Khi GV hô thời gian bắt đầu thì HS vội vàng lên bảng viết rất khẩn trương tích cực, điều đó chứng tỏ đã kích thích sự hứng thú và tính tích cực ở các em. Vấn đề nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu 3.1. Vấn đề nghiên cứu Việc sử dụng trò chơi vào dạy tiếng Anh có nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 11 trường THPT Trần Phú không? 3.2 Giả thuyết nghiên cứu Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ nâng cao kết quả học tập cho học sinh lớp 11 trường THPT Trần Phú. III. PHƯƠNG PHÁP 1. Khách thể nghiên cứu Giáo viên : - Cô Võ Thị Mỹ Trang – GV dạy lớp 11A6 (lớp đối chứng) có kinh nghiệm trong giảng dạy, 16 năm công tác tại trường. - Cô Trần Thị Nhi – GV dạy lớp 11A8 (lớp thực nghiệm) là bản thân tôi, có thời gian giảng dạy 11 năm, tuổi đời trẻ, khỏe, năng nổ tích cực trong các phong trào, các công việc được giao, ham thích học hỏi những kinh nghiệm của đồng nghiệp. Học sinh: Hai lớp 11A8 và 11A6 được chọn tham gia nghiên cứu có nhiều điểm tương đồng nhau về tỉ lệ giới tính, dân tộc. Cụ thể như sau: Bảng 1. Thông tin HS của 2 lớp 11 trường THPT Trần Phú Số học sinh Dân tộc Tổng số Nam Nữ Kinh Lớp 11A8 40 15 25 x Lớp 11A6 40 16 24 x - Về ý thức học tập, tất cả các em ở hai lớp này đều tích cực, năng động, có tinh thần hợp tác. - Về thành tích học tập của năm học trước 2011- 2012, hai lớp tương đương nhau về điểm số của môn tiếng Anh. 2. Thiết kế nghiên cứu Tôi chọn tất cả các HS ở hai lớp: lớp 11A8 là (nhóm TN) và lớp 11A6 là (nhóm ĐC). Tôi dùng bài kiểm tra 15’ làm bài kiểm tra trước tác động. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai nhóm có sự khác nhau, do đó chúng tôi dùng phép kiểm chứng T-Test để kiểm chứng sự chênh lệch giữa điểm số trung bình của 2 nhóm trước khi tác động. Kết quả: Bảng 2. Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương Đối chứng Thực nghiệm TBC 6,2 6,1 p = 0,78 p = 0,78 > 0,05 từ đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai nhóm TN và nhóm ĐC là không có ý nghĩa, hai nhóm được coi là tương đương. Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động đối với các nhóm tương đương (được mô tả ở bảng 2): Bảng 3. Thiết kế nghiên cứu Nhóm Kiểm tra trước TĐ Tác động Kiểm tra sau TĐ Thực nghiệm O1 =6,1 Dạy học có sử dụng trò chơi O3 =7,6 Đối chứng O2 =6,2 Dạy học không sử dụng trò chơi O4 =6,6 Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-Test độc lập. 3. Quy trình nghiên cứu a. Chuẩn bị bài của giáo viên: Trước tác động: (Dạy nhóm ĐC) cô Trang thiết kế bài học không sử dụng trò chơi, giáo án, quy trình chuẩn bị bài như mọi khi. - Sau khi tác động: (Dạy nhóm TN) tôi thiết kế bài học, có sử dụng phương pháp Trò chơi được lựa chọn, VIDEO CLIP; sưu tầm, lựa chọn thông tin tại các website :WWW.giaoan.violet.vn, baigiangdientubachkim.com, tvtlbachkim.com, giaovien.net b. Tiến hành dạy thực nghiệm: Thời gian tiến hành thực nghiệm tuân theo kế hoạch dạy học của nhà trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan. Cụ thể: Bảng 4. Thời gian thực nghiệm Ngày thực hiện Môn Tiết theo PPCT Tên bài dạy 7/12/2012 Anh 45 Unit8: Celebrations (READING) 10/12/2012 Anh 46 Unit8: Celebrations (SPEAKING) 30/1/2013 Anh 66 Unit 11: Sources of energy (READING) 1/2/2013 Anh 67 Unit 11: Sources of energy (SPEAKING) Đo lường Bài kiểm tra trước tác động là kiểm tra 15’học như bình thường không sử dụng trò chơi khi học và làm bài tập. Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra 15’ sau khi học xong các bài có sử dụng phương pháp thay thế lồng trò chơi khi học ở 2 lớp 11 thực nghiệm và đối chứng (xem phần phụ lục). Bài kiểm tra sau tác động gồm 10 câu hỏi trong đó có 8 câu hỏi trắc nghiệm có 4 lựa chọn (A, B, C và D) và 2 câu hỏi tự luận (điền vào chỗ trống 1 từ thích hợp để hoàn thành câu). * Tiến hành kiểm tra và chấm bài Sau khi thực hiện dạy xong các bài học trên, tôi tiến hành bài kiểm tra 15’ (nội dung kiểm tra trình bày ở phần phụ lục). Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng (phần phụ lục). IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN 1) Phân tích dữ liệu Bảng 5. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động Đối chứng Thực nghiệm ĐTB 6,6 7,6 Độ lệch chuẩn 1,1 1,16 Giá trị P của T- test 0,00004 Chênh lệch giá trị TB chuẩn (SMD) 0,9 Xem bảng 2 đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động (bảng 5) kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00004 cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = . Giá trị mức độ ảnh hưởng Ảnh hưởng > 1,00 Rất lớn 0,80 – 1,00 Lớn 0,50 – 0,79 Trung bình 0,20 – 0,49 Nhỏ < 0,20 Rất nhỏ Theo bảng tiêu chí của Cohen ( bảng bên trên) chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD=0,9 cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc dạy học có sử dụng các trò chơi tác động đến kết quả học tập của lớp thực nghiệm là lớn. Vì vậy giả thiết nghiên cứu: “Sử dụng phương pháp dạy học kết hợp với một số trò chơi có nâng cao kết quả học tập cho học sinh” đã được kiểm chứng. Hình 1. Biểu đồ so sánh ĐTB trước tác động và sau tác độngcủa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng 0 1 2 3 4 5 6 7 8 Lớp đối chứng Lớp thực nghiệm 7,6 6,6 6,1 6,2 Trước tác động Sau tác động 2) Bàn luận Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 7,6 kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6,6. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm sau khi tác động là│O3─ O4│= 1. Điều đó cho thấy điểm trung bình của lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác nhau rõ rệt. Lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng. Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn. Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p = 0,00004< 0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động. 3) Hạn chế Nghiên cứu này sử dụng các trò chơi tùy thuộc vào từng bài cụ thể là một giải pháp rất tốt nhưng để sử dụng có hiệu quả, bản thân giáo viên cần phải có trình độ về công nghệ thông tin, có kĩ năng thiết kế giáo án điện tử, nắm vững cách soạn giáo án bằng chương trình powepoint hoặc lecturemaker, biết khai thác và sử dụng các nguồn thông tin trên mạng Internet. V. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1) Kết luận Việc sử dụng các trò chơi lồng ghép vào giảng dạy và làm bài tập thay cho cách học cũ đã có tác dụng kích thích các em hứng thú khi học, ham tìm hiểu không phải chán ngồi chờ cho thời gian môn học kết thúc, từ đó đã nâng cao hiệu quả học tập của HS về môn Anh lớp 11. 2) Khuyến nghị a. Đối với giáo viên Bản thân GV không ngừng học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn, đặc biệt là tự bồi dưỡng về CNTT, biết, nắm vững về các phương pháp soạn giáo án điện tử, ví dụ như Powerpoint hay lecturemaker.biết khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng sử dụng thành thạo các trang thiết bị dạy học hiện đại. GV phải tích cực đổi mới PP dạy học, phát huy tính tích cực của HS. GV có thể áp dụng PP này cho các khối 10, 11, 12. b. Đối với các cấp lãnh đạo BGH cần quan tâm về cơ sở vật chất cho việc giảng dạy như bảng thông minh (như được tập huấn), trang thiết bị máy tính, máy chiếu Projector. Mở các lớp bồi dưỡng ứng dụng CNTT, soạn giảng giáo án điện tử, các phần mềm ứng dụng cần thiết, khuyến khích và động viên giáo viên áp dụng CNTT vào dạy học. VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Mạng internet: website :WWW.giaoan.violet.vn, baigiangdientubachkim.com, tvtlbachkim.com, giaovien.net... 2. www.ued.edu.vn/khoatamlygiaoduc/mod/glossary/view.php?id...Bản lưu Bạn +1 mục này công khai. Hoàn tác Phương pháp nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng 3. gvth.net › Hướng dẫn › Bộ Giáo dụcBản lưu - Tương tự Bạn +1 mục này công khai. Hoàn tác Tài liệu Nghiên cứu khoa học Sư phạm ứng dụng 4. tanlap.phuyen.edu.vn/vanban/vb.../PP-viet-NCKHUDSPham.doc 5. giaoan.violet.vn/present/same/entry_id/7939813Bản lưu Bạn +1 mục này công khai. Hoàn tác Giới thiệu về NCKHSP ứng dụng. VII. PHỤ LỤC A. KẾ HOẠCH BÀI HỌC Date of planning: 2/12/2012 Date of teaching: 7/12/2012 Teacher: TRAN THI NHI Unit 8 A. Reading OBJECTIVES By the end of the lesson, Ss will be able to read a passage of 240-270 words for general or specific information. LANGUAGE FOCUS New words the words related to the celebration of Tet in Vietnam and other festival activities in Vietnam. TEACHING AIDS pictures, tape. IV. PROCEDURE Stages/time Teacher’s activities Students’ activities Warm-up (5’) Pre- reading (10’) While- reading (18’) Post-reading(10’) Homework (2’) 1.Warm-up (5’) - Shows a real thing ( red envelop) and asks some questions: + What is this? +On what occasion do we get / receive it? - lets them listen to the song “Happy New Year” + What is the title of the song? + When do people often sing it? + What is it about? - Leads into the new lesson 2. Before you read (10’) Gives the handouts: Activities Before Tet New Year Eve During Tet 1). making banh chung 2). cleaning the house 3). going to flower markets 4). watching fireworks 5). visiting relatives and friends 6). giving /receiving money 7). doing worship / going to pagoda 8). eating special / traditional foods 9). decorating streets with colored lights and banners Tell your partner which of these activities you enjoy doing most at Tet. - goes round the class to help if necessary ( explanations of words: decorate, fireworks, pagoda) Pre-teach vocabulary: Lunar new year (n) Agrarian people (n): = farmer (n) Apricot blossom (n): Peach blossom: (picture) Kumquat tree (n): Sticky rice (n) : real object Pray (v) : mine Green bean (n): Plum (n): Lucky money (n) (explanation) : money inside red envelop. * Checking vocabulary 3 . While you read (18’) Task 1 1. grand (a): large / important 2. agrarian (a): connected with farming 3. banner (n):a . long piece of cloth with a message on which is hung in a public place 4. pray (v): (mine )speak to God to give thanks or ask for help 5. sugared apples: (picture) 6. excitement (n) the state of feeling excited Task 2 (textbook) - Asks Ss to read the text and decide whether the statements are true or false -can go round the class to give offers of help if necessary or observe Task 3 (in textbook) STUDY AND PLAY. divides the class into 2 teams ( team1 and team 2) as slide below. Explains the rules of the game . (each team chooses the number 1->8. If it is a question, the team has to answer that question. If they have a correct answer, they have a gift. If they have an incorrect answer, they don’t have a gift. The other has a right to answer. If it is a lucky number, the team needn’t answer and they have 2 gifts. If the team has more gifts, they will be the winner.) Lucky number 1 2 3 4 5 6 7 8 3 L 7 1 5 2 4 6 4.After you read (10’) - asks Ss to complete the table with the information from the text. Goes around and gives help Gives comments 5. Homework (2’) Look and answer Listen and answer Do as directed Work in pairs Peer feedback Repeat in chorus to individuals Repetition drills: chorus-individuals Take notes Guess the meaning of the new words Work in pairs Peer feedback Open the book and do the task in individual and then compare with a partner. Work in groups and do the task Present in front of class Do as directed Work in two groups Play the game work in groups of four and do the task Run through all the main points before writing Learn all the new words Do all the tasks again at home. Prepare for the next part “ speaking” Date of planning : 28/1/2013 Date of teaching : 1/2/2013 Teacher : TRAN THI NHI Unit 11 B. Speaking OBJECTIVES By the end of the lesson, Ss will be able to : - talk about types and sources of energy. - talk about advantages and disadvantages of each type of energy sources. II. LANGUAGE FOCUS New words the words related to sources of energy. III. TEACHING AIDS pictures IV. PROCEDURE Stages/time Teacher’s activities Ss’ activities Warm up (3 ms) Pre – speaking (8 ms) While – speaking (18 ms) Post – speaking (15 ms) Homework (1m) I/ Warm up (3 ms) asks Ss to watch a vidio clip and write the names of sources of energy you see. Asks Ss to answer the questions. 1.Can they be used up? 2. What are their advantages or disadvantages? - leads into the new lesson. II/ Before you speak Task 1 : * Read the sentences in the box and tick if these facts are advantages or disadvantages - Asks Ss to discuss -Gives feedback -Suggested answers 1 – D, 2 –D, 3 – D, 4 – A, 5 – D, 6 – A, 7 – D III/ While you speak -Asks Ss to work in pairs to talk about the advantages and disadvantages of using each alterative energy, using the suggestion in task 1. - Asks Ss to scan “ Useful expression” I think that . . Why do you think / believe so ? It is However ,. -Hangs the poster of task 2 on the board, calls one student to play roles the conversation with him. * Model T : More and more people worry about the shortage of fossil fuels. S : That’s true and I think that wind power can be an alternative source of energy. T : Why do you think so ? S : Because our main major source of energy is running out while the wind is abundant and unlimited. T : I know it is also clean and safe to the environment. However, it is not available when there is no wind. -Asks Ss to do the same in pairs. - Calls some pairs to present in front of the class and gives comments. IV/ After you speak - asks Ss to work in groups to make other conversation depending on the example and task 1. A: I think water power provides energy without pollution. B: Why do you think that? A: Becausethe water . . B: I. when there is a shortage of water. T asks some pairs to present. T gives marks. V/ Homework (1m) Answer: wind power geothermal heat solar energy water power -Work in pairs -Do the assignment -Others listen to their T and friend -Work in pairs - Present in the front of the class -Work in groups. -Present in the front of the class - give the opinion on the using of alternative sources of energy in the future. - Practise the dialogue again at home. - Prepare for the next part “listening” B. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG THE FIFTEEN- MINUTE TEST 1 Name : Class : 11A I/ Choose the best answer. (8ms) 1. Oil, coal and natural gas are .. A. nuclear energy B. fossil fuels C. plentiful D. infinite 2. Vietnam is rich in ..,such as coal, apatite (đá apatit), bauxite ( quặng bô xít) etc. A. natural resources B. seas C. land D. fish 3. People must develop and use ..sources of energy. A. alternation B. energetic C. alternative D. fossil fuel 4. Non-renewable energy sources are running . A. up B. to C. on D. out 5. All fossil fuels are. resources that cannot be replaced after use. A non-renewable B. renewable C. available D. unlimited 6. Water power gives energy without .. A. polluted B. pollution C. pollutant D. pollute 7. ..energy is one that comes from sun. A. Wind B. Wave C. Nuclear D. Solar 8. Solar energy is not only plentiful but also infinite. A. without limit B. rapid C. limited D. strong II/ Complete the sentence with a suitable word.(2ms) I think we should use heat as an alternative source of energy. A nuclear reactor releases radiation which is dangerous to the . B. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ĐỀ BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG THE FIFTEEN- MINUTE TEST 2 Name : Class : 11A I/ Choose the best answer. (8ms) 1. is not only environment- friendly but also safe. A. Nuclear energy B.Energy from burning garbage C. Solar energy D. Fossil fuels 2. People put ..on the roofs of houses to get solar energy. A. natural resources B. windows C. boards D. solar panels 3. Non-renewable energy sources are running . A. up B. to C. on D. out 4. Oil, coal and natural gas are examples of A. fossil fuels B. natural resources C. energy D. electricity 5. Water provides energy without .. A. polluted B. pollution C. pollutant D. pollute 6. ..energy is one that comes from sun. A. Wind B. Wave C. Nuclear D. Solar 7. The sun, water, and the wind are other ..sources of energy. A. changeable B. energetic C. alternative D. fossil fuel 8. .heat comes from deep inside the earth. A. Geothermal B. Solar C. Nuclear D. Hydro II/ Complete the sentence with a suitable word.(2ms) The sun provides an infinite source of energy which does no harm to the creates energy which operates the windmill. ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG THE FIFTEEN- MINUTE TEST 1 Name : Class : 11A I/ Choose the best answer. (8ms) 1. Oil, coal and natural gas are .. A. nuclear energy B. fossil fuels C. plentiful D. infinite 2. Vietnam is rich in ..,such as coal, apatite (đá apatit), bauxite ( quặng bô xít) etc. A. natural resources B. seas C. land D. fish 3. People must develop and use ..sources of energy. A. alternation B. energetic C. alternative D. fossil fuel 4. Non-renewable energy sources are running . A. up B. to C. on D. out 5. All fossil fuels are. resources that cannot be replaced after use. A. non-renewable B. renewable C. available D. limited 6. Water provides energy without .. A. polluted B. pollution C. pollutant D. pollute 7. ..energy is one that comes from sun. A. Wind B. Wave C. Nuclear D. Solar 8. Solar energy is not only plentiful but also infinite. A. without limit B. rapid C. limited D. strong II/ Complete the sentence with a suitable word.(2ms) I think we should use geothermalheat as an alternative source of energy. A nuclear reactor releases radiation which is dangerous to the environment. B. ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG ĐÁP ÁN BÀI KIỂM TRA SAU TÁC ĐỘNG. THE FIFTEEN- MINUTE TEST 2 Name : Class : 11A I/ Choose the best answer. (8ms) 1. is not only environment- friendly but also safe. A. Nuclear energy B.Energy from burning garbage C. Solar energy D. Fossil fuels 2. People put ..on the roofs of houses to get solar energy. A. natural resources B. windows C. boards D. solar panels 3. Non-renewable energy sources are running . A. up B. to C. on D. out 4. Oil, coal and natural gas are examples of A. fossil fuels B. natural resources C. energy D. electricity 5. Water provides energy without .. A. polluted B. pollution C. pollutant D. pollute 6. ..energy is one that comes from sun. A. Wind B. Wave C. Nuclear D. Solar 7. The sun, water, and the wind are other ..sources of energy. A. changeable B. energetic C. alternative D. fossil fuel 8. .heat comes from deep inside the earth. A. Geothermal B. Solar C. Nuclear D. Hydro II/ Complete the sentence with a suitable word.(2ms) The sun provides an infinite source of energy which does no harm to the environment Wind( power)creates energy which operates the windmill. C. BẢNG ĐIỂM LỚP THỰC NGHIỆM LỚP 11A8 TT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác động Điểm kiểm tra sau tác động 1 Nguyễn Thị Mai Cúc 6 8 2 Trần Văn Giát 3 5 3 Huỳnh Thị Lệ Hằng 7 8 4 Phạm Thị Ánh Hằng 7 9 5 Phan Văn Hội 4 7 6 Ngô Thị Thanh Hồng 7 9 7 Nguyễn Ngọc Hân 6 7 8 Mai Thị Thu Hiền 6 8 9 Nguyễn Quang Huy 6 8 10 Phạm Tấn Hưng 5 6 11 Trần Trọng Hưng 6 8 12 Đặng Thanh Khương 6 7 13 Phạm Thị Thúy Kiều 6 8 14 Trần Thị Thanh Kiều 8 9 15 Phạm Thị Thanh Liêm 7 8 16 Đào Thị Bích Loan 7 9 17 Phan Lê Hoài Nam 3 5 18 Đặng Thị Hồng Nga 6 7 19 Nguyễn Thị Mỹ Nga 6 8 20 Trần Thị Thanh Ngân 8 10 21 Đặng Thị Hồng Nhung 3 5 22 Lê Văn Phúc 7 8 23 Trần Hữu Phước 5 7 24 Ngô Thị Bích Phương 8 9 25 Trần Thị Bích Phương 7 9 26 Trần Duy Sang 6 7 27 Trần Thanh Sang 6 7 28 Phạm Minh Tài 7 8 29 Trần Ngọc Tài 6 7 30 Nguyễn Phương Thảo 6 7 31 Nguyễn Thị Thu Thủy 5 6 32 Châu Thúy Mỹ Thanh 7 8 33 Phạm Thị Kim Thoa 7 8 34 Nguyễn Thị Ngọc Thúy 8 9 35 Nguyễn Ánh Thư 7 8 36 Phạm Minh Tiến 5 7 37 Nguyễn Văn Tiên 6 7 38 Nguyễn Thị Thảo Trang 7 8 39 Ngô Thị Mỹ Trà 6 7 40 Nguyễn Thị Sinh Tú 6 9 BẢNG ĐIỂM LỚP ĐỐI CHỨNG LỚP 11A6 TT Họ và tên Điểm kiểm tra trước tác động Điểm kiểm tra sau tác động 1 Lê Thị Hồng Diễm 5 5 2 Nguyễn Thúy Diễm 6 6 3 Phạm Hoàng Gia 6 6 4 Nguyễn Thị Thu Hiền 5 5 5 Nguyễn Thị Kim Hoài 7 7 6 Lê Thị Bích Kiều 6 7 7 Trần Minh Lập 5 5 8 Trần Thị Ngọc Lâm 8 8 9 Nguyễn Phan Toàn Lĩnh 5 6 10 Huỳnh Tấn Nam 6 6 11 Nguyễn Hiếu Nghĩa 7 7 12 Nguyễn Thái Nguyên 6 7 13 Tô Thị Mỹ Nhi 6 6 14 Trần Yến Nhi 5 6 15 Huỳnh Hoàng Oanh 5 5 16 Phan Thị Hồng Oanh 5 5 17 Trần Thị Bích Phượng 7 6 18 Nguyễn Thị Ngọc Quỳnh 4 5 19 Huỳnh Thị Thu Tâm 7 8 20 Nguyễn Hoàng Thảo 6 7 21 Trần Triệu Thảo 4 4 22 Bùi Xuân Thịnh 6 8 23 Võ Thị Hồng Thủy 6 7 24 Nguyễn Thị Thu Thanh 7 7 25 Hồ Thái Hà Thi 8 8 26 Lê Thị Kim Thoa 7 7 27 Nguyễn Thị Hồng Thu 7 7 28 Bùi Thị Hoài Thương 5 6 29 Lê Minh Tiến 7 7 30 Nguyễn Anh Tiến 7 7 31 Đỗ Ngọc Tiên 9 9 32 Ngô Thị Thảo Trang 6 8 33 Nguyễn Thị Mỹ Trang 7 7 34 Nguyễn Văn Trung 8 8 35 Phan Tại Trung 5 6 36 Nguyễn Thị Cẩm Trúc 6 6 37 Phạm Tấn Vũ 8 8 38 Nguyễn Linh Vương 6 7 39 Nguyễn Văn Vương 7 7 40 Nguyễn Thị Ý 5 6 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Viết đầy đủ BGH Ban giám hiệu GV Giáo viên HS Học sinh NC Nghiên cứu TĐ Tác động ĐC Đối chứng TN Thực nghiệm PP Phương pháp CNTT Công nghệ thông tin SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông NCKHSPƯD Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng Tuy An, Ngày 26 tháng 2 năm 2013 Người viết Trần Thị Nhi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnckhspudnam2013_7088.doc
Luận văn liên quan