Nghiên cứu khoa học vai trò của rừng ngập mặn đối với nhận thức của người dân về quản lý và sử dụng tài nguyên ven biển (tại Bàng La - Đồ Sơn và Đại Hợp - Kiến Thuỵ, Hải Phòng)

Việc tồn tại, phát triển của tài nguyên thiên nhiên không chỉ phụ thuộc v ào trình độ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như trồng rừng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản,.mà còn phụ thuộc rất nhiều vào người dân địa phương. Họ là những người có quyền lợi trực tiếp, gắn liền với tài nguyên. Nó đặc biệt có ý nghĩa với các vùng ven biển, nơi có các điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người vô cùng năng động. Nhận thức của người dân và các lợi ích thiết thực của họ chính là động lực dẫn đến thái độ và hành vi đối xử của họ với tài nguyên rừng ngập mặn. Đa số người dân đều có nhận thức tốt về tác dụng của rừng ngập mặn nhưng cũng còn một số bộ phận chưa hiểu biết về hệ sinh thái quan trọng này. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức cho mọi thành phần dân cư. Mặt khác, từ nhận thức đến hành động và trách nhiệm như thế nàocòn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, sự gắn bó các lợi ích và các cơ chế chính sách, qui định của Nhà nước, của địa phương có phù hợp hay không. Nếu quyền lợi của người dân đối với rừng ngập mặn không được đảm bảo hay hỗ trợ, rất có thể con đường cuối cùng của họ là chặt cây, phá rừng, huỷ diệt tài nguyên. Vì thế, cần có qui hoạch hợp lý và có các chính sách về quyền sử dụng đất cho người dân, nhất là người nghèo,.

pdf8 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3261 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu khoa học vai trò của rừng ngập mặn đối với nhận thức của người dân về quản lý và sử dụng tài nguyên ven biển (tại Bàng La - Đồ Sơn và Đại Hợp - Kiến Thuỵ, Hải Phòng), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu khoa học VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VEN BIỂN (Tại Bàng La - Đồ Sơn và Đại Hợp - Kiến Thuỵ, Hải Phòng) 1 VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN VEN BIỂN (Tại Bàng La - Đồ Sơn và Đại Hợp - Kiến Thuỵ, Hải Phòng) Đoàn Đình Tam, Đinh Thanh Giang Trung tâm NC Sinh thái và Môi trường rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam. TÓM TẮT Từ khi có rừng ngập mặn, môi trường được cải thiện, cuộc sống của người dân ổn định, năng xuất đánh bắt, khai thác hải sản tự nhiên ngày càng cao. Trước năm 1997, sản lượng đánh bắt chỉ đạt 300-500 tấn/năm, thu nhập bình quân đầu người thấp chỉ từ 10 - 20 nghìn đồng/ngày, đến nay sản lượng đánh bắt từ 1000-1500 tấn hải sản các loại/năm/xã, thu nhập từ đánh bắt hải sản trung bình 112.000 đồng/người/ngày. Nhận thức của người dân về tác dụng của rừng ngập mặn ngày càng được nâng cao và luôn mong muốn giữ được rừng và sẵn sàng đóng góp tiền của để bảo vệ rừng ngập mặn. Tuy nhiên, ý kiến của người dân cũng cho rằng cần thiết phải có quy hoạch phát triển lại để tránh những mâu thuẫn giữa những cá nhân có lợi ích liên quan đến rừng ngập mặn. Đồng thời nên có các chính sách hỗ trợ vay vốn và hỗ trợ kỹ thuật để phát triển kinh tế nhằm giảm sức ép lên rừng ngập mặn và các nguồn tài nguyên do rừng ngập mặn mang lại. Từ khoá: Rừng ngập mặn, Môi trường, Khai thác, Quy hoạch, Lợi ích. ĐẶT VẤN ĐỀ. Rừng ngập mặn có vai trò vô cùng to lớn đối với môi trường và cộng đồng dân cư vùng ven biển. Việc trồng và quản lý rừng ngập mặn giúp phòng chống thiên tai, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế đóng vai trò quan trọng đối với các vùng ven biển Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng. Ngoài các vấn đề về kỹ thuật, tài chính thì nhận thức và quan niệm của người dân về tài nguyên rừng ngập mặn và thể chế, chính sách cũng như các qui định, luật lệ của địa phương trong việc quản lý và sử dụng đóng một vai trò vô cùng quan trọng, làm cơ sở cho việc hoạch định các chính sách và giải pháp quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn một cách hiệu quả nhất về kinh tế, xã hội và môi trường. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. Sử dụng phương pháp PRA để điều tra, phỏng vấn và thu thập các số liệu. - Sử dụng các câu hỏi thông qua các phiếu phỏng vấn với các đáp án mở để phỏng vấn các hộ dân địa phương với các ngành nghề khác nhau về quan điểm và nhận thức của người dân về rừng ngập mặn. - Phỏng vấn sâu, linh hoạt đối với các cán bộ địa phương, các hộ gia đình làm nông nghiệp, diêm nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản,... để tìm hiểu về qui định, thể chế cũng như công tác quản lý tài nguyên. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN. Sự gia tăng nguồn lợi hải sản tự nhiên trong những năm qua. Trước năm 1997. Trong thời gian từ những năm 1992 trở về trước, số lượng hải sản đánh bắt được không ổn định. Sản lượng thấp, dao động khoảng 300-500 tấn/năm/xã cho tất cả các loại như tôm, cua, cáy, các loại cá,... các sản phẩm đánh bắt được chủ yếu là dùng cho sinh hoạt hàng ngày và được bán ra thị trường với giá rất rẻ. Thu nhập bình quân đầu người đi đánh bắt chỉ khoảng 10-22.000 đồng (tính theo giá năm 2007). Nguyên nhân là do bãi bồi mới hình thành, không ổn định, thiên tai nhiều, rừng ngập mặn hầu như chưa có, chủ yếu là bãi trống. Thu nhập của người dân bấp bênh, gặp nhiều khó khăn vì dựa chủ yếu vào khai thác hải sản, lúa chỉ cấy được 1 vụ, dụng cụ khai thác thô sơ vì thế tại Bàng La và Đại Hợp có trên 60% hộ nghèo. Từ năm 1992 đến 1997, rừng trồng trong giai đoạn này có tỷ lệ sống và thành rừng thấp. Theo số liệu năm 1995 thì có trung bình 300-500 người/ngày tham gia vào việc đánh bắt hải sản tự nhiên tại mỗi xã, đến năm 1996 đã tăng lên 1000-1500 người/ngày vào những tháng cao điểm, chứng tỏ rằng nguồn lợi hải sản đã tăng đáng kể và đã xuất hiện nghề nuôi ngao. Thu nhập của người dân cao hơn và ổn định hơn. Tuy nhiên, vì lợi ích kinh tế trước mắt người dân đã vào rừng mới trồng để đánh bắt dẫn đến việc cuốc, đạp đổ, bẻ gẫy cây trồng. Từ 1997 – 2005. Bên cạnh sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua chương trình 327 (nay là 661), chương trình hỗ trợ trồng rừng ngập mặn của Hội Chữ thập đỏ Đan Mạch, đã giúp cho diện tích rừng tại Bàng La và Đại Hợp ngày càng nhiều và phát triển tốt. Đây là môi trường tốt để các loài hải sản đến sống và phát triển như cua, tôm, cá các loại. Trong giai đoạn này, cứ vào tháng 8 hàng năm thì có hàng nghìn người ra bãi đánh bắt, thu nhặt hải sản để cải thiện cuộc sống hàng ngày hoặc đem bán và thu được số tiến không nhỏ trên đầu người. Từ 2005 đến nay. 2 Trung tâm Nghiên cứu Sinh thái và Môi trường rừng - Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, bắt đầu triển khai xây dựng thí điểm mô hình quản lý Hệ sinh thái rừng ngập mặn đáp ứng yêu cầu quản lý bền vững tài nguyên thiên nhiên tại Bàng La và Đại Hợp. Thông qua các hoạt động như: giao khoán bảo vệ rừng tới từng cụm dân cư, hình thành các nhóm nòng cốt quản lý bảo vệ rừng, xây dựng các hương ước và qui chế bảo vệ rừng cho từng cụm dân cư, trồng rừng, hỗ trợ phát triển sinh kế, tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền, giáo dục được đặc biệt quan tâm, đã nâng cao được sự hiểu biết về hệ sinh thái này và ý thức quản lý, bảo vệ và sử dụng các nguồn lợi từ rừng ngập mặn đã được nâng cao rõ rệt ở hai địa phương này. Do vậy, từ 2005 đến nay, số lượng loài hải sản tăng, số người tham gia đánh bắt tăng, sản lượng khai thác tăng, đồng nghĩa với việc các phương tiện đánh bắt ngày càng nhiều và đa đạng hơn. Bảng 1. Số lượng hải sản đánh bắt và thu nhập bình quân đầu người tại Bàng La và Đại Hợp/ngày (đ) Loài hải sản Dụng cụ đánh bắt Số lượng /ngày Giá bán TB (đ)/ngày Số người/ ngày Thu nhập bình quân/người /ngày (đ) Cua giống tay, lưới, đèn, sẻo 35 con 8.000 320 280.000 Cá các loại đăng, lưới, vây, bẫy, tay,... 10 kg 6.000 100 60.000 Tôm các loại đăng, lưới, vây,... 3 kg 12.000 350 36.000 Nhuễn thể các loại tay, cào 10 kg 7.000 400 70.000 Ghi chú: giá tính tại thời điểm 2007. Qua đó ta thấy, vào những tháng chính vụ, bình quân một đầu người có thể thu nhập xấp xỉ 112.000 đồng/ngày. Như vậy, thu nhập bình quân đầu người là 112.000 x 15 ngày = 1.680.000 đ/tháng (15 ngày cho hai con nước/tháng). Điều đó có nghĩa là tổng thu nhập thông qua khai thác, đánh bắt hải sản tự nhiên của mỗi xã xấp xỉ 2 tỷ đồng/tháng. Như vậy, chúng ta thấy cuộc sống của người dân tại hai xã đã được cải thiện rất nhiều, hàng ngàn người có công ăn việc làm. Tính đến năm 2007, số hộ nghèo tại 2 xã chỉ còn 4-6%, không có hộ đói. Điều này càng chứng minh rằng trồng, quản lý, bảo vệ và khôi phục phát triển rừng ngập mặn. đặc biệt là quản lý, bảo vệ theo hướng cộng đồng đã, đang và sẽ mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng nhất là người dân ven biển sống phụ thuộc chủ yếu vào các nguồn lợi tự nhiên. Nhận thức của người dân về rừng ngập mặn. Tác dụng và ảnh hưởng của rừng ngập mặn. Tổng hợp 1000 phiếu điều tra các ý kiến của người dân sau khi được phỏng vấn về tác dụng chính của rừng ngập mặn được thể hiện tại biều đồ 1. 44 85 20 101 870 385 520 340 365 144 210 86 21 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 S ố ý k iế n Thiếu thông tin Không lợi Bảo vệ môi trường Tăng hải sản Cảnh quan Nhiều động vật Củi gỗ Cho địa phương Cho địa phương khác Biểu đồ 1. Nhận thức của người dân về lợi ích của rừng ngập mặn Qua đó ta thấy, thông tin là một phần rất quan trọng, nhưng có xấp xỉ 4,4%-8,5% ý kiến được hỏi cho rằng họ hoàn toàn không có thông tin gì về lợi ích của rừng ngập mặn đối với người dân địa phương cũng như các địa phương khác. 3 Các ý kiến cho rằng, lợi ích nổi bật của rừng ngập mặn đối với địa phương là bảo vệ đê điều và làm trong lành không khí (870 ý kiến chiếm 87%), tăng nguồn lợi thuỷ hải sản (520 ý kiến chiếm 52%), làm đẹp cảnh quan (365 ý kiến chiếm 36,5%) . Điều này đã được chứng minh bằng thực tế và sự quan sát của người dân thông qua việc giảm tác hại của sóng và gió (đặc biệt là sau những cơn bão số 2 và 5 năm 2005), chim về làm tổ cũng như việc các bãi triều ngày càng được mở rộng nên việc đánh bắt thuỷ hải sản cũng gặp nhiều thuận lợi. Nhờ có rừng mà hệ thống đê biển I chạy qua hai xã không bị xói lở hoặc xói lở rất ít khi có sóng to, gió lớn. Tuy nhiên, người dân được phỏng vẫn cũng cho rằng: Các lợi ích này đối với những khu vực nằm sâu trong nội địa là nhỏ hơn nhiều so với địa phương mình (bảo vệ môi trường 385 ý kiến chiếm 38,5%; tăng nguồn lợi thuỷ hải sản là 340 ý kiến chiếm 34%). Cũng có những ý kiến cho rằng, các địa phương khác không được hưởng lợi gì từ rừng ngập mặn (101 ý kiến chiếm 10%). 30 45 925 50 330 210 334 0 100 200 300 400 500 600 700 800 900 1000 Số ý k iế n Thiếu thông tin Không biết Không hại Giảm diện tích đánh bắt thuỷ sản Tăng Mạt, chuột Giảm năng xuất nuôi thuỷ sản Giảm năng xuất mối Biểu đồ 2. Ảnh hưởng của rừng ngập mặn đến địa phương Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng từ khi có rừng thì bọ mạt, chuột đã xuất hiện nhiều hơn (33%) hoặc việc tăng cường trồng rừng ngập mặn đã làm thu hẹp các bãi triều, nên diện tích mà người dân có thể thu nhặt hải sản tự nhiên giảm (5%), sản lượng muối và năng xuất nuôi thuỷ sản bị giảm đi (21% - 33%), ảnh hưởng tới thu nhập của người dân (nhất là với các hộ gia đình sống chủ yếu vào việc khai thác hải sản tự nhiên và làm diêm nghiệp). Tuy những ảnh hưởng này được coi là không đáng kể so với lợi ích của rừng ngập mặn mang lại, nhưng cũng không thể bỏ qua và cần có các biện pháp khắc phục cụ thể như sử dụng màn chống mạt,... Vấn đề quản lý bảo vệ. Về tình hình bảo vệ rừng ngập mặn từ 2005 đến nay tại hai xã, các ý kiến nhận xét như sau: Có 86% số ý kiến cho rằng việc quản lý, bảo vệ theo hướng cộng đồng như hiện nay là rất tốt. Rừng đã được giữ gìn, hầu như không còn hiện tượng chặt phá. Những cá nhân và tổ chức nào vi phạm qui ước bảo vệ rừng của xã đều bị xử lý. 10 6 70 3 9 2 3 2 86 1 6 2 0 20 40 60 80 100 T ỷ lệ ( % ) Trước 2005 2005 đến nay giai đoạn Thiếu thông tin Không biết Tốt rồi Còn bị chặt phá Ảnh hưởng xấu tới nuôi trồng thuỷ sản Không công bằng Biểu đồ 3. Hiệu quả của quản lý bảo vệ rừng ngập mặn hiện nay Việc áp dụng các hình thức quản lý như hiện nay đã mang lại hiệu quả rất lớn. Đặc biệt là vấn đề nhận thức. Ý thức bảo vệ rừng đã được nâng cao một cách rõ rệt, số lượng người thiếu thông tin về vấn 4 đề này đã giảm xuống chỉ còn 6%. Vì vậy, việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức một cách sâu rộng cho mọi đối tượng, cũng như việc tìm và phát triển các loại hình sản xuất bền vững là vô cùng cần thiết. Ảnh hưởng của nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản. Như chúng ta đã biết, người dân nghèo vùng ven biển, từ lâu đã kiếm sống chủ yếu dựa vào việc thu nhặt hải sản tự nhiên. Tuy nhiên, hiện nay nhiều địa phương đã cho đấu thầu các bãi triều để nuôi ngao, làm lưới vây,... việc này làm tăng đáng kể thu nhập của một số bộ phận hộ gia đình trong địa phương và các vùng lân cận nhưng lại không có hình thức hỗ trợ cho những người bị thiệt hại sẽ làm tăng nguy cơ mất cân bằng về thu nhập, dẫn đến thiếu bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai và sẽ dẫn đến những ảnh hưởng xấu đến việc quản lý, bảo tồn, khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong tương lai (Adger, 1997). Khi đánh giá về lợi ích và ảnh hưởng của nuôi trồng thuỷ sản, hầu hết các ý kiến cho rằng việc đánh bắt hải sản mang lại nhiều lợi ích trong phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, có tới 1/3 các ý kiến cho rằng các đầm nuôi thuỷ sản và các vây vạng,... chủ yếu phục vụ cho lợi ích cá nhân và làm giảm đáng kể diện tích đánh bắt tự nhiên của dân nghèo, dẫn đến sự phân hoá giàu nghèo trong cộng đồng ngày càng tăng cao. Có tới 9% số ý kiến được hỏi cho rằng họ hoàn toàn thiếu thông tin hoặc không biết về các vấn đề liên quan và có tới 18% ý kiến cho rằng việc nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới rừng ngập mặn và các vấn đề liên quan của địa phương. 90 27 178 360 520 446 240 480 120 0 100 200 300 400 500 600 Số ý k iế n Kh ôn g c ó Biểu đồ 4: Nhận thức về nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản Đối với vấn đề ô nhiễm về môi trường thì 48% ý kiến cho rằng các hoạt động nuôi trồng hải sản ngoài bãi tự nhiên như lưới quây, vây nuôi ngao,...đã gây ra những ô nhiễm về nguồn nước bằng việc làm cho các chất rơi rụng như lá, hoa, quả của các loài cây ngập mặn không thoát được và tích tụ lại trong rừng ngày càng nhiều làm cho nguồn nước được lấy vào làm muối và các đầm nuôi thuỷ sản bị nhiễm bẩn dẫn đến giảm năng xuất muối và năng xuất nuôi thuỷ sản. Bên cạnh đó các hình thức đánh bắt tự nhiên như: xung điện, chất nổ, lưới quây, vây,... tuy có giúp một số người có cuộc sống tốt hơn nhưng đây lại là một hình thức đánh bắt mang tính chất huỷ diệt làm cho nguồn tài nguyên này ngày càng cạn kiệt về nguồn giống. Vì thế các hình thức này cần thiết phải được ngăn chặn và phải có các chính sách hỗ trợ, đầu tư để phát triển các loại hình kinh tế phù hợp với địa phương và đảm bảo bền vững trong bảo tồn phát triển và sử dụng tài nguyên ven biển. Chính sách phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Đối với vấn đề này thì có rất nhiều ý kiến và mong muốn khác nhau về các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với bảo vệ môi trường. - Có tới 33% các ý kiến được hỏi nói rằng hiện nay họ thiếu vốn để đầu tư phát triển chăn nuôi, đánh bắt xa bờ và phát triển các ngành nghề phụ, nhất là đối với các hộ nghèo vì hiện nay việc vay vốn sản xuất là hết sức khó khăn và lãi suất cao. Bên cạnh việc được vay vốn thì việc hỗ trợ kỹ thuật trong sản xuất được đặt ra với 16% ý kiến. 5 - Có 11% ý kiến cho rằng việc tiếp tục trồng rừng ngập mặn là hết sức cần thiết vì sẽ góp phần ổn định môi trường và lấn biển. Tuy nhiên, việc quy hoạch sử dụng đất một cách hợp lý để phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng là cần thiết với 6% ý kiến. 33% 11% 16% 3% 2% 4% 6% 10% 9% 6% Không có ý kiến Quy hoach, sử dụng đất hợp lý Vay vốn sản xuất Trồng rừng ngập mặn Hỗ trợ kỹ thuật Tạo công ăn việc làm Các chính sách xã hội Nghiêm cấm và xử lý nghiêm các HĐ đánh bắt huỷ diệt Ổn định thị trường giá cả Tăng cường tuyên truyền, giáo Biểu đồ 5: Kiến nghị về chính sách phát triển ki nh tế và bảo vệ môi trường Một vấn đề vô cùng quan trọng đã được 10% ý kiến được hỏi cho rằng cần thiết phải tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân địa phương cũng như các vùng lân cận thông qua các hội thi, hội nghị, loa đài,... và đặc biệt là phải đưa vào chương trình giáo dục tại các trường học đồng thời có các chế tài cụ thể cho từng thôn xóm, khu dân cư thông qua các hoạt động văn hoá hay các hương ước, qui ước của từng thôn xóm, cụm dân cư, để mọi người đều có trách nhiệm bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn một cách bền vững. Bài học ứng dụng trong thực tiễn Tự nguyện giữ rừng ngập mặn. Kết quả tìm hiểu về nhận thức của người dân trong vùng về sự cần thiết phải bảo vệ rừng ngập mặn bằng cách thăm dò mức độ sẵn sằng tự nguyện đóng góp công sức và tài chính để bảo vệ rừng cho ở bảng 2) Theo bảng 2 ta thấy, tại xã Đại Hợp (Kiến Thuỵ) có điều kiện kinh tế khá hơn Bàng La, do đó tỷ lệ người dân sẵn sàng đóng góp cao hơn. Có nhiều hộ gia đình nhận thức được việc giữ rừng là vô cùng cần thiết, nhưng do hoàn cảnh kinh tế khó khăn hoặc neo người nên mức đóng góp là rất nhỏ. Cũng có hộ có kinh tế khá giả thì sẵn sằng đóng từ 200 - 500 nghìn đồng/năm. Bảng 2. Mức độ sẵn sàng đóng góp của người dân để giữ rừng ngập mặn Xã Thôn Tỷ lệ sẵn sàng đóng góp (%) TB/hộ/năm (đ) Cao nhất/hộ/năm (đ) Đại Phong 56 21.000 + 5 công LĐ 120.000 Đại Thắng 52 30.000 + 3 công LĐ 60.000 Đồng Tiến 1 60 30.500 + 3 công LĐ 70.000 Đồng Tíên 2 58 23.000 + 4 công LĐ 45.000 Bàng La (Đồ Sơn) Tiểu Bàng 48 15.000 + 5 công LĐ 60.000 Quần Mục 1 67 34.000 + 6 công LĐ 90.000 Quần Mục 2 67 36.000 + 6 công LĐ 500.000 Quần Mục 3 54 32.000 + 5 công LĐ 160.000 Đông Tác 1 61 39.500 + 3 công LĐ 80.000 Đại Hợp (Kiến Thuỵ) Đông Tác 2 63 37.000 + 5 công LĐ 200.000 Một yếu tố quan trọng là các lợi ích của người dân có gắn liền với tài nguyên rừng hay không. Nếu lợi ích của người dân được gắn liền với bảo tồn, họ sẽ có những hành động tốt hơn và cụ thể hơn để bảo tồn tài nguyên (Child, 1993). Điều này được thể hiện với tỷ lệ sẵn sằng đóng góp của các thôn tại các xã là chênh lệch nhau. Ví dụ tại xã Bàng La, các thôn nằm sát ngay chân đê như Đồng Tiến, Đại Phong,... người dân có nhiều hoạt động kinh tế khai thác tài nguyên biển và cũng trực tiếp hưởng lợi hơn từ rừng ngập mặn, do đó họ sẵn sàng đóng góp hơn (từ 52 - 60%), người có thể đóng góp cao nhất là 6 120 nghìn đồng/năm. Trong khi đó Tiểu Bàng là thôn nằm xa biển, ít có các hoạt động khai thác, đánh bắt ven biển hơn thì mức độ sẵn sằng đóng góp là thấp hơn với 48% và đóng cao nhất là 60 nghìn đồng/năm. Hoặc tại Đại Hợp, do kinh tế phát triển hơn nên tỷ lệ sẵn sàng đóng góp cao hơn nhiều so với Bàng La. Có hộ sẵn sàng đóng từ 200-500 nghìn đồng/năm. Tuy nhiên số này không nhiều mà tập trung vào các hộ có phương tiện đánh bắt xa bờ, kinh tế khá giả,...Nếu nhân số tiền các hộ đóng góp để giữ gìn rừng ngập mặn thì hàng năm có thể thu được hàng trăm triệu đồng mỗi xã. Thông qua đó cho thấy nhận thức và mong muốn giữ rừng của người dân trong hai xã là rất cao. Điều đó chứng tỏ rằng giữ và bảo tồn rừng ngập mặn không chỉ là mong muốn của các cấp các ngành mà còn là mong muốn của cả những người dân địa phương Bài học ứng dụng trong thực tiễn. Việc tồn tại, phát triển của tài nguyên thiên nhiên không chỉ phụ thuộc vào trình độ khoa học kỹ thuật trong các lĩnh vực như trồng rừng, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ hải sản,...mà còn phụ thuộc rất nhiều vào người dân địa phương. Họ là những người có quyền lợi trực tiếp, gắn liền với tài nguyên. Nó đặc biệt có ý nghĩa với các vùng ven biển, nơi có các điều kiện tự nhiên và các hoạt động của con người vô cùng năng động. Nhận thức của người dân và các lợi ích thiết thực của họ chính là động lực dẫn đến thái độ và hành vi đối xử của họ với tài nguyên rừng ngập mặn. Đa số người dân đều có nhận thức tốt về tác dụng của rừng ngập mặn nhưng cũng còn một số bộ phận chưa hiểu biết về hệ sinh thái quan trọng này. Vì vậy, cần phải nâng cao nhận thức cho mọi thành phần dân cư. Mặt khác, từ nhận thức đến hành động và trách nhiệm như thế nào còn phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, sự gắn bó các lợi ích và các cơ chế chính sách, qui định của Nhà nước, của địa phương có phù hợp hay không. Nếu quyền lợi của người dân đối với rừng ngập mặn không được đảm bảo hay hỗ trợ, rất có thể con đường cuối cùng của họ là chặt cây, phá rừng, huỷ diệt tài nguyên. Vì thế, cần có qui hoạch hợp lý và có các chính sách về quyền sử dụng đất cho người dân, nhất là người nghèo,... Vấn đề quản lý rừng ngập mặn trong tương lai cũng cần phải được cân nhắc và thống nhất.. Để có được quyết định và đường hướng đúng đắn, điều quan trọng là phải hiểu được những vấn đề kinh tế - xã hội đang diễn ra tại địa phương, nắm bắt được nguyện vọng của người dân để từ đó xây dựng các kế hoạch hành động. KẾT LUẬN, TỒN TẠI, KIẾN NGHỊ Kết luận Phần lớn người dân tại Bàng La (Đồ Sơn) và Đại Hợp (Kiến Thuỵ) Hải Phòng đã có những nhận thức đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của rừng ngập mặn là bảo vệ đê biển, phòng chống thiên tai và gia tăng nguồn lợi thuỷ sản. Đồng thời cũng thể hiện mong muốn cần phải giữ gìn rừng ngập mặn và sẵn sằng đóng góp để giữ rừng. Tồn tại Việc quản lý, bảo vệ và sử dụng rừng ngập mặn bằng hình thức quản lý cộng đồng như hiện nay tại hai xã là tương đối tốt. Nhưng vẫn còn các vấn đề chưa hợp lý như quây bãi làm vây, đánh bắt huỷ diệt làm ảnh hưởng đến rừng và làm ảnh hưởng đến thu nhập của một số bộ phận người dân nghèo, gây phân hoá giàu nghèo và ảnh hưởng lâu dài tới quản lý, bảo vệ và phát triển bền vững tại địa phương. Kiến nghị - Việc hỗ trợ vốn sản xuất, hỗ trợ kỹ thuật và quy hoạch sử dụng đất cần thiết phải phù hợp với mong muốn của người dân và tình hình phát triển kinh tế xã hội của địa phương. - Công tác tuyên truyền cần sâu rộng hơn nữa tới mọi đối tượng dân cư trong vùng, để người dân cùng có nhận thức và trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng rừng ngập mặn một cách bền vững. TÀI LIỆU THAM KHẢO Uỷ ban Nhân dân xã Bàng La, 2007. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế năm 2007. Uỷ ban Nhân dân xã Đại Hợp, 2007. Báo cáo tình hình phát triển kinh tế năm 2007. Adger, W.N,. 1997. Income inequality in former centrally planned economies: Results from the Agricultural Sector in Vietnam. Global Environmental Change Working Paper. Central for Social and Economic Research on the Global Evironmental, Univesity of East Anglia and Univesity College London: 97 - 06. Charnosh, P., 1998. Saviours of the Sea. Thai Development Support Commitee, Bangkok. Child, B., 1993. Zimbabwe's CAMPFIRE propramme: using the high value of wildlife recreation to revolutionise natural resource management incommunal areas. Common Wealth Forestry Review, 72: 284 - 296. THE Role of Mangroves AND people’s knowledge of management and coastal RESOURCE USE (in Bang La-Do Son and Dai Hop-Kien Thuy, Hai Phong) 7 Doan Dinh Tam, Dinh Thanh Giang Research Centre for Forest Ecology and Environment Forest Science Institute of Vietnam Summary Thanks to mangroves, the environment has been improved, people’s lives have been stabilized, and natural seafood yield in these areas has increased. Before 1997, the yield of seafood was only 300-500 ton/year, and the annual average income from this was only 10-20 thousands dong/day. Currently, the yield of seafood is 1000-1500 ton/year/commune, with an annual income from seafood catching of 112 thousands dong/person/year. People’s awareness of mangrove’s functions has increased. They are now always willing to pay for mangrove protection. However, they think there is a need for development planning to avoid conflicts between relevant stakeholders. Additionally, policies on loans and technical support for economic development are needed to reduce pressure on mangrove and other resources from mangroves. Key words: Mangrove, Environment, Exploit, Plan, Benefit.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflam_nghiep_176__6008.pdf
Luận văn liên quan