Nghiên cứu kinh tế nông hộ vùng gò đồi hương thuỷ Thừa Thiên Huế

Qua kết quả nghiên cứu và điều tra về tình hình kinh tế nông hộ vùng gò đồi huyện Hương Thủy đã cho thấy: Trong những năm qua, kinh tế nông hộ ở vùng gò đồi huyện Hương Thủy đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đời sống nông hộ không ngừng được nâng cao. Sự phát triển kinh tế nông hộ của vùng gò đồi chủ yếu vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp, việc phát triển các loại hình dịch vụ còn hạn chế; một số nông hộ đã đầu tưphát triển các loại hình trang trại đã tạo cơsở cho sự phát triển sản phẩm hàng hóa và mở mở rộng sản xuất.

pdf16 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2670 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Nghiên cứu kinh tế nông hộ vùng gò đồi hương thuỷ Thừa Thiên Huế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU KINH TẾ NÔNG HỘ VÙNG GÒ ĐỒI HƯƠNG THUỶ THỪA THIÊN HUẾ Trịnh Văn Sơn Trường Đại học Kinh tế, Đại học Huế Trong những năm gần đây, kinh tế nông hộ ở vùng gò đồi huyện Hương Thủy đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhiều nông hộ đã mạnh dạn áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Kết quả đó đã làm cho kinh tế hộ nông dân ở vùng gò đồi Hương Thủy đã "thay da đổi thịt" và đời sống nông hộ đã tăng lên rõ rệt. Tuy nhiên, do sự ảnh hưởng của các nhân tố về vốn đầu tư, điều kiện khí hậu, địa hình và phong tục tập quán trong sản xuất đã ảnh hưởng rõ nét đến khả năng phát triển kinh tế của các nông hộ. Vì vậy, mặc dù kinh tế của hộ gia đình nông dân trong vùng đã có nhiều khởi sắc, nhưng tình trạng sản xuất lạc hậu, độc canh và tình trạng nghèo đói vẫn chưa thể xóa bỏ. Từ số liệu điều tra chọn mẫu của 120 hộ thuộc các xã vùng gò đồi huyện Hương Thủy, chúng tôi đã tổng hợp và đánh giá trên các phần hành nội dung sau: 94 I. Thực trạng kinh tế nông hộ vùng gò đồi huyện Hương Thủy - Thừa Thiên Huế 1.1. Qui mô và cơ cấu nông hộ điều tra theo ngành sản xuất chính Qua điều tra 120 hộ gia đình nông dân, chúng tôi dựa vào tiêu chí qui mô về diện tích đất đai, lao động và thu nhập để phân 3 loại hộ: Hộ lớn, Hộ trung bình và Hộ nhỏ. Kết quả điều tra đã cho thấy: Số nhân khẩu bình quân /hộ (trung bình 5,9 NK/1hộ) còn ở mức cao, nhưng số lao động bình quân trên nông hộ chỉ 2,7 lao động/ 1nông hộ và trình độ văn hóa chuyên môn của lực lượng lao động lại thấp (trình độ văn hóa từ lớp 1 đến 9 chiếm 78%, trong đó chủ yếu lớp 1 -4). Do các điều kiện trên nên lĩnh vực sản xuất chính của nông hộ ở vùng gò đồi huyện Hương Thủy chủ yếu là sản xuất trồng trọt; chăn nuôi và lâm nghiệp vẫn còn chiếm tỷ lệ khá thấp. Ta có thể xem xét qui mô và cơ cấu các nhóm hộ điều tra theo ngành sản xuất chính qua thể hiện qua bảng 1. Qua số liệu cho thấy, hộ sản xuất chủ yếu cây hàng năm như lúa, khoai sắn, lạc, đậu xanh,… chiếm 44,17%, hộ chăn nuôi chỉ chiếm 24,17% và hộ sản xuất theo hướng hỗn hợp chiếm 16,67%. 95 Bảng 1: Qui mô và cơ cấu các nhóm hộ theo ngành sản xuất chính Chung Hộ lớn Hộ Tbình Hộ nhỏ Chỉ tiêu SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % SL (hộ) % 1. Cây hàng năm 53 44.1 7 5 33.33 19 41.30 29 49.15 2. Cây ăn quả 10 8.33 1 6.67 4 8.70 5 8.47 3. Lâm nghiệp 8 6.67 1 6.67 4 8.70 3 5.08 4. Chăn nuôi 29 24.1 7 8 53.33 14 30.43 7 11.86 5. Hỗn hợp 20 16.6 7 0 0.00 5 10.87 15 25.42 Tổng cộng 120 100.00 15 100.00 46 100.00 59 100.0 0 Nguồn: Số liệu điều tra 96 Nhìn chung sản xuất chính của các nông hộ vùng gò đồi huyện Hương Thuỷ chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi với các sản phẩm chính như: cây hàng năm, lạc, đậu,… và sản xuất lâm nghiệp. Tuy nhiên, do thiếu vốn, trình độ kỹ thuật,… nên số hộ sản xuất lâm nghiệp còn chiếm tỷ trọng thấp, quy mô sản xuất nhỏ và chỉ một số hộ nông dân có nhận đất của lâm trường để trồng một số cây như bạch đàn, keo,… 1.2. Kết quả sản xuất của các nông hộ Trong những năm gần đây, kinh tế nông hộ vùng gò đồi đã có hướng chuyển biến tích cực, các hộ nông dân đã mạnh dạn đầu tư sản xuất kinh doanh nên đời sống nông hộ ngày càng được cải thiện. Để xem xét kết quả sản xuất kinh doanh của các nhóm hộ nông dân ta nghiên cứu bảng 2. Bảng 2: Kết quả sản xuất của các nhóm hộ (tính bình quân hộ) Đơn vị tính: triệu đồng Chung Hộ lớn Hộ Tbình Hộ nhỏ Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giá trị % 97 I. Tổng thu 17,482 100.00 33,074 100.00 20,156 100.00 11,453 100.00 1. Nông nghiệp 14,132 80,83 28,042 84,7 8 16,434 81,53 8.81 8 76,9 9 - Trồng trọt 8.191 57,9 15,569 55,5 9,795 59,60 5,07 9 57,5 9 - Chăn nuôi 5.941 42,1 12,473 44,5 6,639 40.40 3,73 9 42,4 1 2. Lâm nghiệp 0,721 4.12 1,250 3,77 0,972 4,82 0,39 4 3,44 3. Nguồn khác 2,629 15.05 3,783 11.4 5 2,750 6.65 2,24 1 19.5 7 II. Thu nhập 12,076 100.00 23,299 100.00 14,36 8 100.00 7,45 4 100.00 1. Nông lâm 9,019 74,68 19,100 81,9 10,98 76,43 4,94 66,30 98 nghiệp 7 1 2 - Trồng trọt 5,425 60,15 10,435 54,7 2 6,737 61,35 3,14 1 63,55 - Chăn nuôi 3,594 39,85 8,665 45,3 8 4,244 38,65 1,80 1 36,45 2. Lâm nghiệp 430 3,56 417 1,79 642 4,47 271 3,63 2. Nguồn khác 2,627 21.76 3,783 16.2 4 2,746 19.10 2,24 1 30.17 Nguồn:Số liệu điều tra Qua bảng 2 đã chỉ ra rằng bình quân về tổng tổng thu hàng năm của các nông hộ là 17,482 triệu đồng. Trong đó thu từ nông nghiệp là 14,132 triệu đồng, chiếm 80,83% và thu khác là 2,629 triệu đồng, chiếm 15,05%. Trong tổng thu từ nông nghiệp thì thu từ trồng trọt chiếm 57,9% và chăn nuôi 42,1% đây là hai hoạt động chính của nông hộ. Sản xuất nông nghiệp tuy là thế mạnh của vùng nhưng trong thời gian qua cho thấy các nông hộ chưa chú trọng đầu tư phát triển sản xuất. Xét theo quy mô của các nông hộ, hộ đạt giá trị sản xuất lớn nhất là 33,074 triệu đồng gấp 1,64 lần hộ trung bình và gấp 2,89 lần hộ nhỏ. Trong hoạt 99 động sản xuất nông lâm nghiệp thì ngành trồng trọt vẫn là cao nhất chiếm từ 53 đến 56%, chăn nuôi từ 38 đến 42%, nhưng tỷ trọng này có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Bình quân thu nhập của các hộ là 12,076 triệu đồng. Trong đó, thu từ sản xuất nông nghiệp là 9,19 triệu chiếm 74,68%, thu khác là 2,627 triệu chiếm 21,78%. Mức chênh lệch thu nhập giữa hộ sản xuất lớn và hộ trung bình là 1,62 lần và hộ nhỏ là 3,12 lần. 1.3. Về tình hình sản xuất sản phẩm hàng hóa của các nông hộ Để đánh giá tình hình phát triển kinh tế hàng hóa của các nông hộ vùng gò đồi huyện Hương Thủy, chúng ta xem xét số liệu điều tra qua bảng 3. Bảng 3: Giá trị sản phẩm hàng hóa nông lâm nghiệp của các nông hộ điều tra (tính bình quân hộ) Đơn vị tính: 1000đ Tổng Trồng trọt Chăn nuôi Lâm nghiệp Chỉ tiêu Giá trị % Giá trị % Giá trị % Giátrị % 100 Bình quân 11,54 1 100.0 5,089 44.1 5,736 49.7 716 6.2 Theo ngành sản xuất chính 1. Cây hàng năm 9,650 100.0 5,888 61.0 3,631 37.6 131 1.4 2. Cây ăn quả 16,34 7 100.0 9,837 60.2 6,510 39.8 0.0 3. Lâm nghiệp 15,87 1 100.0 2,367 14.9 4,837 30.5 8,667 54.6 4. Chăn nuôi 15,15 2 100.0 3,929 25.9 10,76 6 71.1 457 3.0 5. Hỗn hợp 7,289 100.0 3,311 45.4 3,978 54.6 0.0 Theo qui mô nông hộ 1. Hộ lớn 24,93 8 100.0 11,35 0 45.5 12,33 8 49.5 1,250 5.0 101 2. Hô trung bình 13,29 4 100.0 5,996 45.1 6,340 47.7 958 7.2 3. Hộ nhỏ 6,778 100.0 2,797 41.3 3,587 52.9 394 5.8 Nguồn: Số liệu điều tra Qua bảng 3 cho thấy giá trị nông sản hàng hóa bình quân của nông hộ vùng gò đồi huyện Hương Thủy là 11,541 triệu đồng, trong đó trồng trọt chiếm 44,1%, chăn nuôi chiếm 49,7% và lâm nghiệp chiếm 6,2%. Nếu xem xét theo loại hộ thì tỷ trọng sản xuất hàng hóa có sự chênh lệch giữa các nhóm hộ. Hộ lớn gấp 1,88 lần hộ trung bình và 3,68 lần so với hộ nhỏ. Hộ sản xuất cây ăn quả và cây hàng năm tỷ trọng trồng trọt chiếm 60,2% - 61%, tỷ trọng chăn nuôi chiếm 39,8 - 37,6%. Hộ sản xuất lâm nghiệp tỷ trọng lâm nghiệp chiếm 54,6%, chăn nuôi chiếm 30,5% và trồng trọt là 14,9%. Hộ chăn nuôi, tỷ trọng chăn nuôi là 71,1%, trồng trọt là 25,9%. Hộ sản xuất hỗn hợp, chăn nuôi là 54,6% và trồng trọt là 45,4%. Qua sự phân tích trên ta có thể thấy, mặc dù trong những năm gần đây kinh tế nông hộ vùng gò đồi huyện Hương Thủy đã có bước chuyển biến tích cực, song giá trị sản phẩm hàng hóa từ sản xuất cây hằng năm còn khá thấp so với cây ăn quả, lâm nghiệp và chăn nuôi. 1.4. Tình hình phát triển kinh tế Trang trại của các nông hộ 102 Kể từ năm 2001, tình hình kinh tế trang trại của các nông hộ ở huyện Hương Thủy nói chung và vùng gò đồi nói riêng đã có bước phát triển mới cả về số lượng lẫn chất lượng. Qua điều tra từ các nông hộ cho thấy: Tổng diện tích đất của 38 trang trại nông hộ khoảng 539,8 ha. Trong đó, đất nông nghiệp 52,18 ha, đất lâm nghiệp 475 ha, đất khác 1,945 ha và mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 10,765 ha. Tổng số lao động của 38 trang trại nông hộ là 137 lao động. Trong đó, lao động chính của nông hộ là 74 người, lao động thuê thường xuyên và thuê theo thời vụ 63 người. Bình quân ngày công theo lao động là 30.000 đồng/ngày. Bảng 4: Tình hình phát triển các loại hình trang trại của các nông hộ - vùng gò đồi Trong đó T T Loại hình trang trại Toàn huyện Vùng gò đồi Tỷ lệ 1 Trang trại cây ăn quả 9 7 77.78 2 Trang trại chăn nuôi gia cầm 0 0 0.00 3 Trang trại chăn nuôi tổng hợp 11 2 18.18 4 Trang trại lâm nghiệp 9 9 100.00 103 5 Trang trại nuôi trồng thuỷ sản 2 0 0.00 6 Trang trại kinh doanh tổng hợp 7 2 28.57 Tổng cộng 38 20 52.63 Nguồn: Niên giám thống kê huyện Hương Thủy Kết quả điều tra các loại hình trang trại nông hộ ở vùng gò đồi (bảng 4) cho thấy về tỷ trọng các loại hình trang trại trong mối quan hệ so sánh chung với toàn huyện. Qua bảng trên ta thấy, tỷ trọng trang trại vùng gò đồi so với toàn huyện chiếm 52,63%, trong đó chủ yếu là trang trại Lâm nghiệp (chiếm 100%) và trang trại cây ăn quả (chiếm 77,78%), còn các loại hình trang trại như chăn nuôi tổng hợp và kinh doanh tổng hợp mới chiếm tỷ trọng thấp. Kinh tế trang trại đã và đang từng bước khai thác hợp lý tiềm năng về đất đai, mặt nước và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm hàng hóa cho địa phương. Đồng thời, thông qua trang trại để chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật và cung ứng dịch vụ cho các hộ nông dân trong vùng góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế. Mặt khác, kinh tế trang trại phát triển đã giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, kể cả các lao động làm dịch vụ như cung ứng giống cây, giống con, vật tư và dịch vụ tiêu 104 thụ sản phẩm, góp phần xoá đói giảm nghèo và từng bước làm giàu cho quê hương. Không những thế, kinh tế trang trại còn góp phần bảo vệ môi sinh, môi trường, tạo cân bằng sinh thái, từng bước phân bố lại dân cư địa bàn vùng gò đồi. Tuy nhiên, ngoài những kết quả đạt được, việc triển khai mô hình trang trại trên vùng gò đồi cũng gặp không ít khó khăn: thiếu vốn, thiếu kiến thức, thiếu kinh nghiệm làm ăn, cơ sở hạ tầng vùng gò đồi còn yếu kém, thị trường nông sản phẩm không ổn định và hạn hẹp, xa trung tâm đô thị. Do nền nông nghiệp độc canh nên mô hình kinh tế trang trại chủ yếu trong ngành chăn nuôi, trồng trọt, cây ăn quả, lâm nghiệp còn các trang trại dịch vụ tổng hợp rất ít. Trình độ tổ chức quản lý, chuyên môn còn thấp và sản xuất còn mang tính nhỏ lẻ, manh mún; thiếu vốn để đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, trang bị máy móc để nâng cao năng lực sản xuất. 1.5. Tình hình nghèo đói của các nông hộ vùng gò đồi Vùng gò đồi huyện Hương Thủy có tỷ lệ nông hộ nghèo, đói chiếm cao nhất so với toàn huyện (xã Phong Sơn, xã Dương Hòa có tỷ lệ hộ nghèo 47,95% và 27,04% trong lúc đó tỷ lệ hộ nghèo bình quân huyện là 9,18% -năm 2006). Nguyên nhân ở đây do người dân vùng gò đồi có tỷ lệ sinh con cao, trình độ văn hóa thấp, đa số làm nghề thuần nông, không có vốn đầu tư sản xuất, điều kiện cơ sở hạ tầng yếu, thiên tai hỏa hoạn... Trong thời gian qua huyện Hương Thủy đã làm tốt công tác xóa đói giảm nghèo nên tình hình nghèo đói ở vùng đã có bước biến chuyển tích cực. Một trong những yếu tố mang lại thành công này đó là sự đóng góp của nguồn vốn tín 105 dụng. Chính nhờ có vốn, được vay vốn mới tạo ra công ăn việc làm, tăng thu nhập, tạo ra thêm cơ sở vật chất mới cho hộ nghèo. II. Kết luận Qua kết quả nghiên cứu và điều tra về tình hình kinh tế nông hộ vùng gò đồi huyện Hương Thủy đã cho thấy: Trong những năm qua, kinh tế nông hộ ở vùng gò đồi huyện Hương Thủy đã có nhiều chuyển biến đáng kể, đời sống nông hộ không ngừng được nâng cao. Sự phát triển kinh tế nông hộ của vùng gò đồi chủ yếu vẫn từ sản xuất nông, lâm nghiệp, việc phát triển các loại hình dịch vụ còn hạn chế; một số nông hộ đã đầu tư phát triển các loại hình trang trại đã tạo cơ sở cho sự phát triển sản phẩm hàng hóa và mở mở rộng sản xuất. Vì vậy, một trong những nội dung quan trọng để phát triển mạnh mẽ kinh tế nông hộ ở vùng gò đồi Hương Thủy phải qui hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu cây trồng vật nuôi và quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ và thực hiện tốt chính sách xóa đói, giảm nghèo cho vùng gò đồi huyện Hương Thủy – Thừa Thiên Huế. (Trích Báo cáo Đề tài KH-CNû cấp bộ "Phát trển kinh tế xã hội vùng gò đồi huyện Hương Thủy - Thừa Thiên Huế") 106 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trịnh Văn Sơn. Báo cáo đề tài KH-CN Cấp Bộ Phát triển kinh tế xã hội Vùng gò đồi huyện Hương Thủy Thừa Thiên Huế (2007) 2. Trịnh Văn Sơn. Báo cáo đề tài KH-CN Cấp Bộ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn huyện Hương Thủy - Thừa Thiên Huế (2003) 3. Trần Đình Lý. Cơ sở khoa học xây dựng mô hình phát triển kinh tế nông - lâm vùng gò đồi 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và T.T.Huế (2004) 4. Phạm Thị Thanh Xuân. Nghiên cứu phát triển kinh tế nông hộ Vùng gò đồi Hương Thủy - Thừa thiên Huế, Đề tài Cấp Bộ (2006) 5. Báo cáo tóm tắt qui hoạch sử dụng đất đai huyện Hương Thủy 6. Phòng Lao động -TBXH huyện Hương Thủy. Báo cáo kết quả điều tra xác định hộ nghèo giai đoạn 2006-2010 (2005) 7. Sở KH-CN và Môi trường Thừa Thiên Huế. Luận cứ khoa học phát triển kinh tế -xã hội vùng gò đồi Thừa Thiên Huế 107 8. Niên giám thống kê của Huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế năm 2005,2006. 108 STUDYING POVERTY OF THES FARMERS ON UPLAND IN HUONG THUY DISTRCT, THUA THIEN HUE PROVINCE Trinh Van Son College of Economics, Hue University SUMMARY In upland, Huong thuy district has a big number of poor farmer, especially in the region of the mountain. In order to implement well and gradually eradicate famine and reduce poverty the farmer have to change the way of thinking and doing. At first the economical, crop and animal prduction structure have to be transmuted. The proportion of the sevices section should be increased and have to focus on the production of commodities. Stimultaneously the technical and sciencetific standard of farmer have to be improved and technical progress have to applied well.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf43_trinh_van_son_9077.pdf
Luận văn liên quan