Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) trường Đại học - Thể dục thể thao Đà Nẵng

ĐẶT VẤN ĐỀ Ở nước ta, Taekwondo là môn võ được hình thành muộn hơn so với các môn thể thao khác, song lại nhanh chóng thu hút được đông đảo lực lượng thanh thiếu niên trong cả nước tham gia tập luyện, thi đấu. Phong trào tập luyện và thi đấu Taekwondo đã và đang được nhân rộng trên phạm vi toàn quốc. Du nhập vào việt Nam từ năm 1962, Taekwondo được người Việt Nam biết đến qua các chuyến lưu diễn của các đoàn Taekwondo Triều Tiên và mở lớp chính thức tại Sài Gòn – nay là Thành phố Hồ Chí Minh, do thầy Kim Boang Sai đảm nhiệm. Giải vô địch Taekwondo Nam Kỳ đầu tiên được tổ chức vào năm 1965. Phải tới năm 1988, Taekwondo mới bắt đầu được truyền bá ở Hà Nội. Chỉ sau đó 1 năm, cả nước đã có hơn 20 đơn vị tỉnh thành, ngành bắt đầu có phong trào tập luyện Taekwondo. Từ năm 1993, giải vô địch Taekwondo toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh (TPHCM) và Taekwondo được chính thức đưa vào hệ thống các giải đấu đỉnh cao hàng năm do ủy ban Thể duc thể thao (TDTT) tổ chức (lúc đó là Tổng cục TDTT). Mỗi năm, Taekwondo Việt Nam có 3 giải đấu chính thức là giải vô địch Taekwondo toàn quốc, giải vô địch Taekwondo trẻ toàn quốc và giải Cúp Taekwondo toàn quốc. Ngoài ra, trong hệ thống thi đấu này, còn có thêm 2 giải quốc tế lớn là giải Taekwondo Hà Nội và TPHCM mở rộng. Khi uy tín trên trường quốc tế được nâng lên, thì Taekwondo Việt Nam bắt đầu được Liên đoàn Taekwondo thế giới giao tổ chức các giải đấu lớn như giải vô địch Taekwondo Đông Nam á, Châu á, Cúp Thế giới Taekwondo là môn thể thao có sử dụng cả chân lẫn tay. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay trên thế giới, khi thi đấu, các Vận động viên (VĐV) sử dụng đòn chân nhiều nhất. Nó chiếm tới 95% trong khi đòn tay chỉ chiếm 5% số đòn đánh trong trận đấu. Đôi chân được sử dụng nhiều hơn cả vì đôi chân mạnh, dài, lợi hại và đạt hiệu quả cao trong thi đấu hơn so với đôi tay. Cùng với sự phát triển của ngành TDTT, môn võ Taekwondo đã có những bước tiến vượt bậc và có những đóng góp đáng kể vào thành tích của thể thao Việt Nam. Trên đấu truờng quốc tế, từ khu vực, châu lục và thế giới, đều có dấu ấn đáng tự hào của Taekwondo Việt Nam. Tên tuổi nhiều võ sỹ Taekwondo đã gắn liền với vinh quang như Trần Quang Hạ (HCV ASIAD 12, HCV SEA Games 16, 18), Hồ Nhất Thống (HCV ASIAD 13, HCV SEA Games 19, 20), Nguyễn Văn Hùng (HCV SEA Games 20). Đặc biệt, tấm HCB Olympic Sydney 2000 của Trần Hiếu Ngân, đã đánh một mốc son trong bước tiến của TTVN, bởi đây là lần đầu tiên, thể thao Việt Nam mới có được huy chương tại Đại hội lớn nhất hành tinh này. Là một trong những cơ sở đào tạo cung cấp nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp TDTT trên toàn quốc mà chủ yếu là khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng đã ngày càng chú trọng và từng bước cải tiến, đổi mới nội dung chương trình giảng dạy để nâng cao hiệu quả đào tạo. Để đảm bảo được đội ngũ cán bộ, huấn luyện viên, giáo viên có trình độ, chất lượng chuyên nghiệp cao, có năng lực phát triển toàn diện. Sinh viên (SV) khi ra trường phải có đủ các kiến thức về mọi mặt: Chính trị, xã hội, lý luận trong TDTT, các kỹ năng cần thiết về nhiều môn thể thao phổ biến và đặc biệt phải nắm vững kỹ năng - kỹ xảo, phương pháp tổ chức, giảng dạy, huấn luyện, trọng tài đối với môn thể thao chuyên sâu. Với đặc thù là trường chuyên nghiệp, đào tạo cán bộ có năng khiếu TDTT, SV học tại trường được phân thành từng môn thể thao chuyên sâu (Điền kinh, bơi lội, cầu lông, Karate, Taekwondo ) Môn thể thao chuyên sâu là môn học quan trọng và chiếm khối lượng lớn nhất trong chương trình học của SV với 405 tiết tương đương với 27 đơn vị học trình. Chương trình giảng dạy môn chuyên sâu Taekwondo ở trường bao gồm nhiều nội dung, cả lý thuyết lẫn thực hành như: Kỹ thuật (KT) căn bản, đối luyện, quyền, phương pháp tổ chức thi đấu, trọng tài Tuy nhiên, quan trọng nhất và là yếu tố mang tính nền tảng đối với một cán bộ làm công tác chuyên môn, là phải nắm vững yếu lĩnh kỹ thuật động tác và có đủ năng lực sư phạm trong quá trình truyền đạt các kỹ thuật căn bản, mà đặc biệt trong môn võ Taekwondo hệ thống kỹ thuật đòn chân rất phong phú và đa dạng. Muốn đạt được điều này, người giáo viên, huấn luyện viên phải được trang bị đầy đủ các kiến thức về phương pháp, phương tiện, các bài tập bổ trợ (BTBT) chuyên môn nhằm giải quyết tốt các nhiệm vụ vận động phù hợp với đối tượng, lứa tuổi , trình độ tập luyện của người tập. Các BTBT chuyên môn là một yếu tố quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả của quá trình giảng dạy KT động tác. Đối với môn Võ Taekwondo, đặc biệt về kỹ thuật đòn chân đã có một số tác giả đề cập tới như: Nguyễn Tuấn Cường (2000) “Nghiên cứu một số bài tập nhằm phát triển sức mạnh tốc độ đòn đá trước cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường đại học TDTT I”. Nguyễn Anh Tú (1999) “Nghiên cứu một số bài tập thể lực chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các đòn đá cho nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT I”. Tuy nhiên, các đề tài trên chỉ nghiên cứu nâng cao các tố chất thể lực cho đòn chân, còn việc đi sâu nghiên cứu xây dựng hệ thống BTBT chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo thì chưa có tác giả nào nghiên cứu. Qua thực tế quá trình quan sát, tìm hiểu, giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo của Trường Đại học TDTT Đà nẵng cho thấy, việc học tập và thực hiện các kỹ thuật đòn chân của SV còn nhiều hạn chế, chất lượng không đồng đều. Mà nguyên nhân chính là các BTBT chuyên môn chưa được sử dụng một cách đầy đủ, hệ thống và việc sử dụng chúng chưa được hợp lý. Xuất phát từ những yêu cầu bức thiết nêu trên, để góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường nói chung và của môn Taekwondo nói riêng. Chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài : NGHIÊN CỨU LỰA CHỌN HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG. MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1. 5 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. KHÁI LƯỢC NGUỒN GỐC, TINH THẦN MÔN VÕ TAEKWONDO. 5 1.2. ĐẶC ĐIỂM MÔN VÕ TAEKWONDO. 6 1.2.1. Đặc điểm các kỹ thuật đòn chân căn bản trong môn võ Taewondo. 6 1.2.2. Đặc điểm thể lực trong môn võ Taekwondo. 9 1.3. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI. 17 1.3.1. Khái niệm kỹ thuật thể thao. 17 1.3.2. Khái niệm bài tập thể chất. 18 1.3.3. Khái niệm về hệ thống (bài tập). 19 1.3.4. Khái niệm bài tập bổ trợ chuyên môn (BTBT chuyên môn). 20 1.4. NHIỆM VỤ VÀ VAI TRÒ CỦA BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG DẠY HỌC ĐỘNG TÁC KỸ THUẬT THỂ THAO. 22 1.5. QUI LUẬT HÌNH THÀNH KỸ NĂNG TRONG HỌC ĐÒN CHÂN TAEKWONDO. 22 1.6. CÁC YẾU TỐ CHI PHỐI HIỆU QUẢ BTBT TRONG DẠY HỌC ĐÒN CHÂN TAEKWONDO. 25 1.6.1. Tính khoa học, hợp lý của nội dung các bài tập. 25 1.6.2. Năng lực tổ chức điều hành thực hiện các BTBT của người thầy. 28 1.6.3. Sự sắp xếp trình tự các bài tập hợp lý. 29 1.6.4. Phương tiện, dụng cụ sử dụng trong BTBT dạy kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo. 30 CHƯƠNG 2. 32 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 32 2.1. Phương pháp nghiên cứu. 32 2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu: 32 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn: 32 2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm: 32 2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm: 33 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: 35 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê : 36 2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: 36 2.2.1. Kế hoạch nghiên cứu: 36 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân. 37 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu: 37 CHƯƠNG 3. 39 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TDTT ĐÀ NẴNG. 39 3.1. Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. 39 3.2. So sánh thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng và một số trung tâm khác. 42 3.4. Thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. 45 CHƯƠNG 4. 47 LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG. 47 4.1. Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. 47 4.2. Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 49 4.3.1. Lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. 54 Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 55 Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 55 4.3.2. Xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn. 56 4.3.3. Xác định tính thông báo của các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. 57 4.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 59 4.4.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm. 59 4.4.2. Tổ chức thực nghiệm. 60 4.4.3. Hiệu quả thực nghiệm sư phạm. 61 4.4.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. 61 4.4.3.2. Kết quả kiểm tra sau 8 tuần thực nghiệm. 62 4.4.3.3. Kết quả kiểm tra sau 4 tháng thực nghiệm. 64 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65 * Kết luận. 65 * Kiến nghị 68

doc70 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 6927 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) trường Đại học - Thể dục thể thao Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
luyện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo: - Test 1: Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). - Mục đích: Đánh giá tốc độ thực hiện động tác và độ chính xác của kỹ thuật đòn chân.. - Phương tiện: Thảm tập, đích (lampơ), còi, đồng hồ bấm giây. - Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị thi đấu, khi nghe tiếng còi thì lập tức thực hiện kỹ thuật với tốc độ nhanh nhất. - Đánh giá: Tính số lần thực hiện chính xác, mạnh vào đích. - Test 2: Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m , cao 1.2m trong 20” (lần). - Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, độ chuẩn xác và biên độ động tác của kỹ thuật đòn chân. - Phương tiện: Thảm tập ,lampơ, đồng hồ bấm giây, còi, thước đo. - Cách thực hiện: Người thực hiện đứng giữa 2 đích cố định cách nhau 3,4m, cao 1,2m. Khi nghe tiếng còi thì lần lược thực hiện đòn đá lướt vòng cầu chân trước vào 2 đích với tốc độ tối đa. - Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích. - Test 3: Đá tống trước 2 chân vào đích trong 10” (lần). - Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sự chuẩn xác và khả năng phối hợp của 2 chân. - Phương tiện: Lambơ, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi. - Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế tấn thi đấu, khi nghe tiếng còi thì lập tức thực hiện đòn đá tống trước liên tục bằng 2 chân trong 10 giây. - Đánh giá: Tính số lần thực hiện chính xác, mạnh vào đích. - Test 4: Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20 giây (lần). - Mục đích: Đánh giá sức mạnh tốc độ, sự chuẩn xác và biên độ thực hiện động tác. - Phương tiện: Thảm tập, lampơ, còi, thước đo,đồng hồ bấm giây . - Cách thực hiện: Người thực hiện đứng giữa 2 đích cố định cách nhau 3,4m, cao 1,2m. Khi nghe tiếng còi thì lần lược thực hiện đòn đá lướt vòng cầu chân trước vào 2 đích với tốc độ tối đa - Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích. - Test 5: Đá tống sau vào đích 10 giây (Lần). - Mục đích: Đánh giá tốc độ, độ dẻo, sức mạnh, khả năng thăng bằng, độ chính xác của kỹ thuật. - Phương tiện: Lampơ, thảm tập, đồng hồ bấm giây, còi. - Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tấn chuẩn bị, khi có hiệu lệnh còi thì thực hiện đòn đá tống sau bằng 2 chân liên tục và đích. - Đánh giá: Tính số lần thực hiện chuẩn xác, mạnh vào đích. - Test 6: Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). - Mục đích: Đánh giá độ ổn định của các kỹ thuật, sự chính xác, sức mạnh, tốc độ, khả năng thăng bằng, biên độ động tác, độ dừng và tính thẩm mỹ của đòn đá. - Phương tiện: Thảm tập, các phương tiện phục vụ việc chấm điểm. - Cách thực hiện: Người thực hiện đứng ở tư thế chuẩn bị, khi nghe khẩu lệnh Sijac thì thực hiện các đòn đá theo thứ tự : 2 lượt đòn đá tống trước, 2 lượt đòn đá tống ngang, 2 lượt đòn đá vòng cầu và 2 lượt đòn đá tống sau (2 nhịp/lượt) và kết thúc với khẩu lệnh Barô. - Đánh giá: Do các giáo viên Taekwondo của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng đánh giá bằng thang điểm 10. 2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Sau khi đã lựa chọn được hệ thống BTBT chuyên môn nhằm nâng cao hiệu quả các kỹ thuật đòn chân môn Taekwondo, đề tài đã sử dụng phương pháp thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khoa học,tính thực tiễn và hiệu quả của Hệ thống BTBT chuyên môn đã được lựa chọn và xây dựng. Quá trình thực nghiệm được tiến hành trên 20 nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, ở 2 khoá Cao đẳng 09 và Cao đẳng 10, được chia làm 2 nhóm một cách ngẩu nhiên, nhóm thực nghiệm và đối chứng có sự tương đồng về điều kiện và trình độ trình độ tập luyện ban đầu: - Nhóm thực nghiệm (A) gồm 10 Sinh viên nam: 5 SV Cao đẳng 9 và 5 SV Cao đẳng 10. - Nhóm đối chứng (B) gồm 10 Sinh viên nam: 5 SV Cao đẳng 9 và 5 SV Cao đẳng 10. Nhóm thực nghiệm tập luyện theo các bài tập đã được đề tài lựa chọn và xây dựng thành hệ thống. Nhóm đối chứng tập theo các bài tập vẫn thường được giáo viên của Bộ môn sử dụng. 2.1.6. Phương pháp toán học thống kê : Các số liệu thu được trong quá trình nghiên cứu sẽ được xử lý bằng phương pháp toán học thống kê. Các tham số đặc trưng chúng tôi sử dụng là: + Số trung bình cộng: Trong đó: + Phương sai: (n < 30 ) + So sánh 2 số trung bình quan sát: (n < 30 ) + Tính hệ số tương quan: + Nhịp Tăng trưởng (Brondy): 2.2. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU: 2.2.1. Kế hoạch nghiên cứu: Đề tài được tiến hành từ tháng 09/2007 đến tháng 08/2010 được chia thành 4 giai đoạn sau: * Giai đoạn 1: Từ tháng 09/2007 đến tháng 11/ 2007. - Xác định hướng nghiên cứu, tên đề tài. - Xây dựng và bảo vệ đề cương. - Chuẩn bị phương tiện và địa điểm nghiên cứu. * Giai đoạn 2: Từ tháng 12/2007 đến tháng 08/2008. Giải quyết mục tiêu 1 của đề tài: - Thực trạng về chương trình môn học và kết quả học tập các KT đòn chân của SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. - Thống kê các BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. - Viết báo cáo kết quả nghiên cứu mục tiêu 1. * Giai đoạn 3: Từ tháng 09/2008 đến tháng 08/2010. Giải quyết mục tiêu 2 của đề tài: Xác định các căn cứ lựa chọn hệ thống BTBT chuyên môn. Xây dựng và tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống BTBT chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. - Viết một bài báo. Viết báo cáo kết quả nghiên cứu mục tiêu 2. 2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân. 2.2.3. Phạm vi nghiên cứu: - Khách thể: Nam SV chuyên sâu Taekwondo Trường Đại học TDTT - Đà Nẵng gồm: 10 SV Cao đẳng 09 và 10 SV Cao đẳng 10. - Quy mô: n = 20 Nam sinh viên - Thời gian: Đề tài nghiên cứu trong 3 năm, từ tháng 9 năm 2007 đến tháng 8 năm 2010. - Không gian: * Trường Đại học TDTT - Đà Nẵng. * Trường Đại học TDTT - Bắc Ninh. CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC - TDTT ĐÀ NẴNG. Để giải quyết mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau: - Điều tra thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học TDTT Đà Nẵng. - Đánh giá thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. - Lựa chọn các test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo(Hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. - Đánh giá thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của SV chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 3.1. Thực trạng chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. Mục tiêu của môn học là góp phần thực hiện mục tiêu đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật TDTT phát triển hài hoà. Không những có thể chất cường tráng mà còn phải là người giỏi về kiến thức chuyên môn, đáp ứng khả năng tiếp cận với thực tiễn lao động sản xuất của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. khi ra trường, sinh viên sẽ nắm vững cơ sở lý luận, khả năng thực hành phương pháp giảng dạy, huấn luyện, tổ chức thi đấu, trọng tài và khả năng xây dựng, quản lý câu lạc bộ. Biết xây dựng chương trình, kế hoạch đào tạo, huấn luyện viên, hướng dẫn viên cấp cơ sở và có khả năng vận động quần chúng tham gia tập luyện. Nắm vững và thực hiện tốt toàn bộ hệ thống kỹ thuật trong nội dung trình độ huyền đai nhị đẳng, nắm và vận dụng các nguyên lý, nguyên tắc, cơ sở lý luận dạy học, các phương pháp lên lớp hiện đại của môn thể thao chuyên ngành. Chương trình môn học Taekwondo hệ Cao đẳng được quy định với tổng thời gian là 405 tiết (27 Đơn vị học trình), phân bổ trong 6 kỳ tương đương với 6 học phần chia đều trong 3 năm, chương trình được xây dựng và chỉnh sửa hằng năm để phù hợp với yêu cầu xã hội, được trình bày ở bảng 3.1. Bảng 3.1. Bảng phân phối chương trình môn học Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. Năm học Học phần Số ĐVHT Thời gian Tổng số giờ Lý thuyết Thực hành Thảo luận (Xêmina) Phương pháp Kiểm tra I 1 4 60 04 52 0 0 4 2 5 75 06 63 2 0 4 II 3 5 75 06 57 2 6 4 4 5 75 06 59 2 4 4 III 5 5 75 06 59 2 4 4 6 3 45 04 31 2 4 4 Tổng 27 405 32 321 10 18 24 Tỷ lệ % 100% 7.9% 79,2% 2.5% 4.4% 6% Qua bảng 3.1 cho thấy: Chương trình được phân bổ dưới 5 hình thức lên lớp: Lý thuyết, thực hành, thảo luận (Xêmina), phương pháp và kiểm tra. Các phần được thiết kế tương đối hợp lý về mặt thời lượng cũng như nội dung, theo đó chương trình được bám sát với mục tiêu đào tạo, với việc chú trọng trang bị kỹ năng thực hành của môn chuyên sâu và những kiến thức về cơ sở lý luận trong dạy học động tác cho sinh viên.. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung chương trình môn học Taekwondo nói chung và tỷ lệ kỹ thuật đòn chân chiếm trong các nội dung chương trình nói riêng, chúng tôi tiến hành quan sát, thống kê về thời lượng, nội dung học tập, kiểm tra trong từng học phần, được trình bày ở bảng 3.2: (phụ lục 1) Qua bảng 3.2 cho thấy: Nội dung kiểm tra ở các học phần luôn coi trọng kỹ thuật căn bản bằng chân chiếm 30% điểm thi kết thúc học phần. Tuy nhiên trên thực tế sự chi phối của kỹ thuật đòn chân đối với kết quả thi kết thúc học phần thì lớn hơn rất nhiều. Bởi lẽ, trong các nội dung thi khác như: quyền, kỹ thuật đối luyện, thi đấu và nội dung thể lực đều có kỹ thuật đòn chân trong đó. Kỹ thuật đòn chân không chỉ đóng vai trò là có mặt trong các phần thi mà còn là một yếu tố quyết định đối với các nội dung như quyền và thi đấu. Với quyền thì các kỹ thuật đòn đá không nhiều nhưng là điểm nhấn thể hiện đặc trưng riêng của quyền Taekwondo, với nội dung thi đấu thì đóng vai trò quyết định thành tích thi đấu của VĐV. Qua đó cho thấy tầm quan trọng của kỹ thuật đòn chân là rất lớn đối với kết quả học tập môn chuyên sâu của sinh viên. Cách phân bổ thời lượng cho các nội dung học tập rất hợp lý. Đặc biệt coi trọng nội dung kỹ thuật đòn chân chiếm tỷ trọng từ 28% đến 40% tổng thời gian học thực hành. Thực trạng trên cho phép chúng tôi rút ra nhận xét: - Để đáp ứng yêu cầu học tập và nâng cao hiệu quả thực hiện các kỹ thuật đòn chân nói riêng và kết quả học tập môn Taekwondo nói chung, cần xây dựng hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân nhằm giúp người học nắm chắc kỹ thuật, tránh được những sai lầm đồng thời bổ sung và hoàn thiện các tố chất thể lực. Từ đó, rút ngắn quá trình hình thành kỹ năng - kỹ xảo vận động cho người học. 3.2. So sánh thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các KT đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng và một số trung tâm khác. Để đánh giá thực trạng việc sử dụng các BTBT chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV Taekwondo (Hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng, chúng tôi tiến hành thống kê các bài tập từ tất cả giáo án giảng dạy trong 3 năm học (6 học kỳ) của hệ Cao đẳng. Bên cạnh đó chúng tôi cũng tiến hành quan sát, thống kê việc áp dụng các BTBT chuyên môn trong quá trình học các kỹ thuật đòn chân của các trung tâm đào tạo VĐV Taekwondo trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng để tiến hành so sánh. Kết quả được trình bày ở bảng 3.3. Bảng 3.3. Thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng và một số trung tâm khác. Tên đòn đá TT Nội dung bài tập kết quả Trường ĐH TDTT Đà Nẵng TT HLTT Quốc gia Đà Nẵng Tổ chức Sunny Korea tại Đà Nẵng Nhóm 1: Bài tập bổ trợ kỹ thuật Đá tống trước 1 Thẳng cổ chân, đứng bằng hai ức bàn chân. + + 2 Thẳng cổ chân kết hợp đi bằng hai ức bàn chân. + + 3 Tại chỗ rút gối kết hợp đẩy hông. + 4 Đứng một chân trụ bung gối. + + 5 Tư thế nằm ngửa bung cẳng chân kết hợp khoá khớp gối. + + 6 Đứng một chân trụ bung gối thấp kết hợp khoá khớp gối. + + 7 Di chuyển hai bước bật cẳng chân thả lỏng ở mục tiêu thượng đẳng. + + 8 Di chuyển kết hợp rút gối một chân, xếp cẳng chân sát đùi. + + + 9 Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập. + + 10 Chạm điểm tựa đá tống trước. + Đá tống ngang 1 Xoay chân trụ đá thấp kết hợp khoá khớp. + + 2 Tại chỗ rút gối kết hợp xoay chân trụ. + + 3 Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập. + + + 4 Tỳ vai người cùng tập ra sức cuối cùng + 5 Đá mục tiêu qua vật cản. + + + 6 Tại chỗ rút gối kết hợp đẩy hông. + 7 Di chuyển bằng hai cạnh ngoài bàn chân. + 8 Tại chỗ đá 3 mục tiêu liên tục. + + 9 Chạm điểm tựa đá tống ngang. + + Đá vòng cầu 1 Tại chỗ rút gối kết hợp xoay chân trụ. + + 2 Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập. + + 3 Di chuyển hai bước kết hợp bật cẳng chân thả lỏng. + + 4 Đứng một chân trụ bung gối. + + 5 Di chuyển một chân kết hợp bật cẳng chân theo nhịp. + 6 Tại chỗ bật cẳng chân 3 mục tiêu. + + 7 Ép hông theo nhịp với sự trợ giúp người cùng tập. + + 8 Chạm điểm tựa đá vòng cầu. + Đá tống sau 1 Xoay người 180o đá lăng. + + 2 Tỳ vai người cùng tập ra sức cuối cùng + 3 Thực hiện các giai đoạn của đòn đá kết hợp giãn hông. + 4 Chạm điểm tựa đá tống sau. + + + 5 Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập. + + + 6 Di chuyển xoay 180o đồng thời trượt chân trụ. + + Nhóm 2: Bài tập bổ trợ các tố chất thể lực 1 Hất chân cao tới trước. + + 2 Hất chân cao sang ngang. + + + 3 Hất chân cao ra sau. + + 4 Di chuyển kết hợp hất chân cao từ trong ra, ngoài vào. + 5 Lộn xuôi kết hợp ép trước khép chân. + 6 Lộn ngược kết hợp ép trước mở chân. + 7 Bật cao người xoay 360o đổi chiều 2 lần. + 8 Ép cổ chân ở tư thế ngồi trên gót 2 tay chống sau. + 9 Nhảy dây kết hợp rút gối. + + 10 Di chuyển ngang chéo chân kết hợp vặn hông. + 11 Tại chỗ rút gối thẳng liên tục 1 chân. + + 12 Tại chỗ rút gối thẳng liên tục 2 chân. + + 13 Di chuyển rút gối thẳng liên tục 1 chân. + + 14 Di chuyển rút gối thẳng liên tục 2 chân. + + 15 Cúi người thả lỏng tay chạy bước nhỏ tốc độ. + + 16 Di chuyển hất chân kết hợp xoạc dọc, xoạc ngang. + + 17 Phản xạ đích đá tốc độ. + + 18 Đeo bao chì 0,25kg đến 0,5kg đá đích. + + 19 Đá công phá ngói. + + 20 Đá với tín hiệu còi. + + + 21 Đứng lên ngồi xuống đá tống trước hai chân. + 22 Phản xạ đá đích di chuyển với đòn bất kỳ. + + 23 Di chuyển rút gối mỗi chân 2 nhịp. + + 24 Di chuyển đá tống trước vào đích liên tục bằng 1 chân. + 25 Di chuyển đá tống trước vào đích liên tục bằng 2 chân. + + 26 Di chuyển đá vòng cầu vào đích liên tục bằng 1 chân. + + 27 Di chuyển đá vòng cầu vào đích liên tục bằng 2 chân. + + + 28 Lướt đá vòng cầu chân trước,lùi 2 nhịp đá vòng cầu chân trước liên tục. + + 29 Đá leo liên tục với bao cát. + + 30 Di chuyển đá leo tiến , lùi liên tục. + 31 Rút gối với thun. + + 32 Bật cóc đổi chân. + 33 Gánh tạ 20kg đứng xoay hông. + 34 Bật nhảy cao xoay hông. + + 35 Tấn chuẩn bị đứng lắc hông nhanh liên tục. + 36 Đứng 2 chân rộng bằng 2 vai xoay thân trên biên độ lớn. + + 37 Đá tốc độ với thun. + + Qua bảng 3.3. cho thấy: Các bài tập bổ trợ chuyên môn được các đơn vị sử dụng trong quá trình giảng dạy kỹ thuật đòn chân là rất phong phú và đa dạng cả về nội dung lẫn hình thức tập luyện. Tuy nhiên các BTBT chuyên môn sử dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT Đà Nẵng (được tít ở cột của trường Đại học TDTT Đà Nẵng) thì rất ít, cụ thể ở nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật: Với đòn đá tống trước chỉ có 4/10 bài, đá ngang 2/9 bài, đá vòng cầu 3/8 bài và đá tống sau 2/6 bài; đối với nhóm bài tập bổ trợ thể lực thì chỉ chiếm 10/37 bài. Và hầu hết các bài tập được sử dụng theo kinh nghiệm của giáo viên nên còn rất đơn điệu, không đa dạng, dễ dẫn đến sự nhàm chán khi tập luyện và không khắc phục được hết các sai lầm đồng thời bổ sung những khiếm khuyết của người tập. 3.4. Thực trạng trình độ thực hiện KT đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. Để tìm hiểu rõ hơn hiệu quả của thực trạng sử dụng BTBT chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV Taekwondo (Hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. Chúng tôi tiến hành lấy kết quả thực hiện các kỹ thuật đòn chân của 2 khóa Cao đẳng 09 và Cao đẳng 10 trong kỳ thi kết thúc học phần II bằng barem chấm điểm kỹ thuật đòn chân của Bộ môn đang sử dụng. Kết quả được trình bày ở bảng 3.4. Bảng 3.4. Thực trạng trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của Sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ Cao đẳng) Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng (n= 20). TT Nội dung kiểm tra Tốt Khá Trung bình Yếu n % n % n % n % 1 Đá tống trước 3 15 5 25 10 50 2 10 2 Đá tống ngang 2 10 4 20 11 55 3 15 3 Đá vòng cầu 4 20 5 25 7 35 4 20 4 Đá tống sau 3 15 6 30 7 35 4 20 Qua phân tích bảng 3.4 cho thấy: Khả năng thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng chỉ dừng lại ở mức trung bình và khá là chủ yếu, tuy nhiên số lượng đạt loại khá cũng không cao. Qua kết quả nghiên cứu ở chương 3, đề tài rút ra một số nhận xét sau: - Nội dung kiểm tra ở các học phần luôn coi trọng kỹ thuật căn bản bằng chân, chiếm 30% điểm thi kết thúc học phần và thậm chí hơn thế nữa là do các nội dung quyền và thi đấu đều có sử dụng kỹ thuật đòn chân. Cách phân bổ thời lượng cho các nội dung học tập rất hợp lý. Đặc biệt coi trọng nội dung kỹ thuật đòn chân chiếm tỷ trọng từ 28% đến 40% tổng thời gian học thực hành điều này rất mâu thuẩn với kết quả học tập của sinh viên. Bởi lẽ, các BTBT chuyên môn áp dụng trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT Đà Nẵng là rất ít, không đa dạng. Và phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm của giáo viên nên còn rất đơn điệu, dễ dẫn đến sự nhàm chán khi tập luyện và không khắc phục được hết các sai lầm đồng thời bổ sung những khiếm khuyết của người tập. Chính từ những thực trạng trên cho ta thấy được vấn đề mấu chốt ở đây là khâu sử dụng bài tập bổ trợ chuyên môn còn rất kém cả về số lượng lẫn chất lượng đã dẫn đến kết quả học tập các kỹ thuật đòn chân còn thấp. Vì lẽ đó bước tiếp theo của đề tài là phải lựa chọn hệ thống BTBT chuyên môn trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo Trường Đại học TDTT Đà Nẵng và đồng thời chứng minh tính hiệu quả của chúng. CHƯƠNG 4 LỰA CHỌN VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP BỔ TRỢ CHUYÊN MÔN TRONG GIẢNG DẠY CÁC KỸ THUẬT ĐÒN CHÂN CHO SINH VIÊN CHUYÊN SÂU TAEKWONDO (HỆ CAO ĐẲNG) TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ĐÀ NẴNG. Để giải quyết mục tiêu trên, đề tài tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau: - Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập. - Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. - Lựa chọn các test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. - Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 4.1. Xác định các căn cứ để lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. Để có thể lựa chọn được hệ thông bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng, đề tài đã tiến hành tổng hợp các tài liệu tham khảo, trao đổi trực tiếp với các huấn luyện viên, giáo viên dạy Taekwondo ở Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng, Trung tâm đào tạo VĐV Thành phó Đà Nẵng…để tìm hiểu sâu hơn những căn cứ lựa chọn BTBT chuyên môn trong dạy các kỹ thuật đòn chân Taekwondo. Kết quả tổng hợp các căn cứ như sau: - Các bài tập được lựa chon cần căn cứ vào cấu trúc từng phần và cấu trúc hoàn chỉnh của các kỹ thuật đòn chân. - Các bài tập được lựa chon cần căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu dạy học ở từng kỹ thuật và từng giai đoạn giảng dạy. - Các bài tập được lựa chon cần căn cứ vào đặc điểm tâm – sinh lý và trình độ ban đầu của người học. - Các bài tập được lựa chon cần căn cứ vào điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện của Nhà trường. - Các bài tập được lựa chon cần căn cứ vào đặc điểm của quy luật hình thành kỹ năng qua 3 giai đoạn trong dạy kỹ thuật đòn chân Taekwondo. - Các bài tập được lựa chon cần căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản trong dạy kỹ thuật đòn chân Taekwondo và dạy học vận động. Sau khi bước đầu đã tổng hợp được 6 căn cứ lựa chọn bài tập; để tăng thêm tính khách quan và độ tin cậy của các căn cứ lựa chọn bài tập, đề tài tiến hành phỏng vấn 18 nhà khoa học, các giáo viên, huấn luyện viên của Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, Trung tâm đào tạo VĐV Thành phố Đà Nẵng, Trung tâm huấn luyện thể thao quốc gia Đà Nẵng và các trung tâm đào tạo VĐV ở miền trung…Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4.1 Bảng 4.1. Kết quả phỏng vấn xác định căn cứ lựa chọn bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT – Đà Nẵng. TT Nội dung phỏng vấn Kết quả Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu tán thành Tỷ lệ % 1 Căn cứ vào cấu trúc từng phần và cấu trúc hoàn chỉnh của các kỹ thuật đòn chân. 18 18 18 100 2 Căn cứ mục đích, nhiệm vụ, yêu cầu dạy học ở từng kỹ thuật và từng giai đoạn giảng dạy. 18 18 17 89,4 3 Căn cứ vào đặc điểm tâm – sinh lý và trình độ ban đầu của người học. 18 18 17 89,4 4 Căn cứ vào điều kiện sân bãi, dụng cụ tập luyện của Nhà trường. 18 18 17 89,4 5 Căn cứ vào đặc điểm của quy luật hình thành kỹ năng qua 3 giai đoạn trong dạy kỹ thuật đòn chân Taekwondo. 18 18 18 100 6 Căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản trong dạy kỹ thuật đòn chân Taekwondo và dạy học vận động. 18 18 18 100 Qua kết quả trình bày ở Bảng 4.1 ta nhận thấy: Cả 6 căn cứ lựa chon bài tập mà đề tài đề xuất đều có tỷ lệ số phiếu tán thành là 89,4% trở lên. Do đó đề tài sử dụng cả 6 căn cứ này làm chỗ dựa cho việc lựa chọn các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. 4.2. Lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. Sau khi đã xác định được các căn cứ lựa chọn bài tập đề tài đã tiến hành phân tích tài liệu và quan sát thống kê và sàng lọc được 76 bài tập gồm: 33 bài tập bổ trợ kỹ thuật và 43 bài tập bổ trợ thể lực sử dụng trong thực tiễn giảng dạy và huấn luyện kỹ thuật đòn chân cho sinh viên Taekwondo. Sau đó đề tài tiếp tục đưa 76 bài tập đó ra phỏng vấn các chuyên gia, giảng viên, huấn luyện viên bằng phiếu. Họ là các chuyên gia, giáo viên, huấn luyện viên đang trực tiếp giảng dạy và huấn luyện Taekwondo, các trọng tài cấp quốc gia và quốc tế về Taekwondo, các cán bộ phụ trách về Taekwondo ở Trung tâm huấn luyện quốc gia Đà Nẵng, Trường Đại học TDTT Bắc Ninh, Trung tâm đào tạo VĐV Thành phố Đà Nẵng và các Câu lạc bộ, trung tâm đào tạo VĐV ở các tỉnh thuộc khu vực miền trung, Tổng cục thể dục thể thao…Nhằm lựa chọn một cách khoa học, khách quan, chính xác các bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. Đề tài thực hiện hai lần phỏng vấn bằng phiếu, theo cùng một cách đánh giá, trên cùng một hệ thống các bài tập bổ trợ và trên cùng một đối tượng. Kết quả cuối cùng của phỏng vấn là kết quả tối ưu nhất nếu giữa hai lần phỏng vấn có sự trùng hợp cao (cả hai lần phỏng vấn, các bài tập đều đạt 70% tổng điểm tối đa trở lên). Hai lần phỏng vấn được tiến hành cách nhau một tháng với kết quả như sau: Ở lần phỏng vấn thứ nhất, chúng tôi phát ra 40 phiếu, thu về được 33 phiếu, trong đó có 4 phiếu của các chuyên gia môn Taekwondo chiếm 12%, các giáo viên Taekwondo là 5 phiếu chiếm 15%, 7 trọng tài Taekwondo chiếm 21% và 17 huấn luyện viên Taekwondo chiếm 52%. Ở lần phỏng vấn thứ hai, số phiếu phát ra là 40, thu về là 30 phiếu, trong đó có 3 phiếu của các chuyên gia Taekwondo chiếm 10%, các giáo viên Taekwondo là 6 phiếu chiếm 20%, 5 trọng tài Taekwondo chiếm 17% và 16 huấn luyện viên Taekwondo chiếm 53%. Kết quả thành phần phỏng vấn được trình bày ở biểu đồ 4.1. Tỷ lệ thành phần phỏng vấn lần 1 Tỷ lệ thành phần phỏng vấn lần 2 Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ thành phần đối tượng phỏng vấn lần 1 và lần 2 Kết quả phỏng vấn được sử lý và trình bày cụ thể ở bảng 4.1.( phụ lục 3) Qua bảng 4.1 cho thấy: Trong số 76 bài tập mà đề tài đưa ra phỏng vấn có 50 bài tập được các chuyên gia, huấn luyện viên, trọng tài … Taekwondo đánh giá cao ở cả hai lần phỏng vấn (từ 70% tổng điểm tối đa trở lên). Bởi vậy, đề tài chọn 50 bài tập đạt điểm cao (được in đậm ở trên) ứng dụng vào quá trình thực nghiệm giảng dạy kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. Riêng các bài tập: - Thẳng cổ chân, đứng bằng hai ức bàn chân. - Chạm điểm tựa đá tống trước. - Đá mục tiêu qua vật cản. - Ôm gối kết hợp căng hông ngang. - Di chuyển xoay 180o đồng thời trượt chân trụ. - Ép cổ chân ở tư thế ngồi trên gót 2 tay chống sau. - Di chuyển ngang chéo chân kết hợp vặn hông. - Di chuyển đá vòng cầu vào đích liên tục bằng 1 chân. - Tấn chuẩn bị đứng lắc hông nhanh liên tục. Rơi vào các trường hợp, tuy có số điểm phỏng vấn lần 1 lớn hơn 70% tổng điểm tối đa nhưng ở lần phỏng vấn thứ hai lại có số điểm đạt được nhỏ hơn 70% tổng điểm tối đa hoặc có số điểm phỏng vấn lần 2 lớn hơn 70% tổng điểm tối đa nhưng ở lần phỏng vấn thứ nhất lại có số điểm đạt được nhỏ hơn 70% tổng điểm tối đa nên theo nguyên tắc đặt ra ở trên: Chỉ chọn những bài tập có số điểm phỏng vấn cả hai lần lớn hơn 70% tổng điểm tối đa, nên đề tài loại các bài tập trên ra khỏi vòng thử nghiệm tiếp theo. Còn lại là các bài tập có kết quả cả hai lần phỏng vấn đạt tổng điểm nhỏ hơn 70% tổng điểm tối đa đều bị loại. Như vậy, qua phỏng vấn đề tài đã lựa chọn được 50 bài tập bổ trợ chuyên môn ứng dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. Cụ thể gồm: Nhóm bài tập bổ trợ kỹ thuật: 1. Thẳng cổ chân kết hợp đi bằng hai ức bàn chân. 2. Tại chỗ rút gối kết hợp đẩy hông. 3. Đứng một chân trụ bung gối. 4. Tư thế nằm ngửa bung cẳng chân kết hợp khoá khớp gối. 5. Đứng một chân trụ bung gối thấp kết hợp khoá khớp gối. 6. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá tống trước). 7. Ôm gối kết hợp đẩy hông thẳng. 8. Xoay chân trụ đá thấp kết hợp khoá khớp. 9. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá Ngang). 10. Tỳ vai người cùng tập ra sức cuối cùng 11. Di chuyển bằng hai cạnh ngoài bàn chân. 12. Chạm điểm tựa đá tống ngang. 13. Ôm gối kết hợp căng hông ngang. 14. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá vóng cầu). 15. Đứng một chân trụ bung gối. 16. Chạm điểm tựa đá vòng cầu. 17. Di chuyển một chân kết hợp bật cẳng chân theo nhịp. 18. Ép hông theo nhịp với sự trợ giúp người cùng tập. 19. Xoay người 180o đá lăng. 20. Thực hiện các giai đoạn của đòn đá kết hợp giãn hông. 21. Chạm điểm tựa đá tống sau. 22. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá tống sau). Nhóm bài tập bổ trợ các tố chất thể lực: 23. Hất chân cao tới trước. 24. Hất chân cao sang ngang. 25. Hất chân cao ra sau. 26. Di chuyển kết hợp hất chân cao từ trong ra, ngoài vào. 27. Di chuyển hất chân kết hợp xoạc dọc, xoạc ngang. 28. Bật cao người xoay 360o đổi chiều 2 lần. 29. Bật cao đá hai chân tới trước. 30. Bật cao đá hai chân sang ngang 31. Nhảy dây kết hợp rút gối. 32. Tại chỗ rút gối thẳng liên tục 1 chân. 33. Tại chỗ rút gối thẳng liên tục 2 chân. 34. Rút gối một chân liên tục vào tay người cùng tập. 35. Rút gối hai chân luân phiên vào tay người cùng tập. 36. Di chuyển rút gối thẳng liên tục 1 chân. 37. Di chuyển rút gối thẳng liên tục 2 chân. 38. Di chuyển rút gối mỗi chân 2 nhịp. 39. Di chuyển đá tống trước vào đích liên tục bằng 2 chân. 40. Di chuyển đá vòng cầu vào đích liên tục bằng 2 chân. 41. Đá với tín hiệu còi. 42. Phản xạ đích đá tốc độ. 43. Phản xạ đá đích di chuyển với đòn bất kỳ. 44. Lướt đá vòng cầu chân trước, lùi 2 nhịp đá vòng cầu chân trước liên tục. 45. Đeo bao chì 0,25kg đến 0,5kg đá đích. 46. Đá leo liên tục với bao cát. 47. Di chuyển đá leo tiến , lùi liên tục. 48. Rút gối với thun. 49. Bật cóc đổi chân. 50. Đá tốc độ với thun. Cách thực hiện, mục đích, yêu cầu và khối lượng cụ thể của từng bài tập được trình bày ở phụ lục 4 của đề tài. 4.3. Lựa chọn các test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. Việc sử dụng phương pháp test sư phạm có ưu điểm là vừa đảm bảo đủ độ tin cậy, vừa đơn giản về cách tiến hành và phù hợp với chuyên môn của người kiểm tra, không cần thiết bị phức tạp, lại có đơn vị đo lường tương đối chính xác và quan trọng là rất gần với hoạt động chuyên môn của vận động viên và huấn luyện viên. Quá trình sử dụng test cho ta những thông tin chính xác về đối tượng tham gia thử nghiệm. Vì vậy, dưới góc độ sư phạm, tìm ra được các test đánh giá trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân là nhiệm vụ cần thiết. Để giải quyết nhiệm vụ trên chúng tôi đã tiến hành các bước sau: - Bước 1 : Tiến hành nghiên cứu các tài liệu liên quan (đã được trình bày ở chương 1) sau đó phỏng vấn các chuyên gia, huấn luyện viên Taekwondo để lựa chọn Test. - Bước 2: xác định độ tin cậy của các test. - Bước 3: xác định tính thông báo của các test. 4.3.1. Lựa chọn các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. Trên cơ sở phân tích, tổng hợp tài liệu và kết quả khảo sát các test kiểm tra trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo ở các trung tâm, câu lạc bộ Taekwondo trên địa bàn thành phố Đà Nẵng và các tỉnh miền trung, đề tài tiến hành phỏng vấn hai lần bằng phiếu đối với các chuyên gia, huấn luyện viên Taekwondo để xác định các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân cho SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường ĐH TDTT – Đà Nẵng. Kết quả phỏng vấn được trình bày ở bảng 4.2. Bảng 4.2. Kết quả phỏng vấn lựa chọn Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. TT Nội dung các Test Kết quả phỏng vấn lần 1 (n=33) Kết quả phỏng vấn lần 2 (n=30) Tổng điểm % Tổng điểm % 1 Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 81 81.81 80 88.89 2 Đá tống sau hai đích cách nhau 3m trong 20s (Lần) 66 66.67 61 67.78 3 Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 85 85.86 72 80 4 Đá vòng cầu 2 chân vào đích trong 10s (lần). 69 69.7 64 71.11 5 Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần) 78 78.78 79 87.77 6 Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 82 82.83 75 83.33 7 Đá ngang chân trước vào đích 10s (lần) 67 67.68 62 68.89 8 Đá tống sau vào đích 10s (Lần). 84 84.84 80 88.89 9 Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 83 83.84 75 83.33 Qua kết quả trình bày ở bảng 4.2 cho thấy: Trong 9 Test được lựa chọn để phỏng vấn, có 6 Test được các chuyên gia, huấn luyện viên Tekwondo nhận định là phù hợp để đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của VĐV Taekwondo với sự nhất trí cao ở cả hai lần phỏng vấn (đều lớn hơn 70% tổng điểm tối đa) được in đậm ở bảng trên. Vì vậy đề tài quyết định sử dụng 6 Test này để tham gia vào quá trình thử nghiệm tiếp theo, cụ thể các Test như sau: 1. Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 2. Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 3. Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần). 4. Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 5. Đá tống sau vào đích 10s (Lần). 6. Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). Còn các Test: Đá tống sau hai đích cách nhau 3m trong 20s (Lần). Đá vòng cầu 2 chân vào đích trong 10s (lần). Đá ngang chân trước vào đích 10s (lần). Đều có số điểm hai lần phỏng vấn nhỏ hơn 70% tổng điểm tối đa nên đề tài không sử dụng. 4.3.2. Xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn. Để đánh giá độ tin cậy của các test, đề tài tiến hành kiểm nghiệm bằng phương pháp Retest trên cùng đối tượng là Nam SV chuyên sâu Taekwondo trường ĐH TDTT Đà Nẵng gồm có SV của hai khóa Cao đẳng 09 và Cao đẳng 10 mỗi nhóm 10 người, tuần tự kiểm tra mỗi nhóm hai lần. Điều kiện kiểm tra giữa hai lần là như nhau và cách nhau một tuần (7 ngày). Trong một buổi kiểm tra, quãng nghỉ cho SV khi thực hiện giữa các test là đầy đủ để cho cơ thể hồi phục về gần như ở trạng thái ban đầu, để đảm bảo cho SV phát huy hết khả năng của mình. Kết quả phân tích mối tương quan giữa hai lần kiểm tra bằng hệ số tương quan cặp, được trình bày ở bảng 4.3. Bảng 4.3. Kết quả xác định độ tin cậy của các Test đã lựa chọn. TT Nôi dung các Test Khóa CĐ 09 (n=10) Khóa CĐ 10 (n=10) Lần 1 Lần 2 r Lần 1 Lần 2 r 1 Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 15.2 ± 0.63 15.3 ± 0.67 0.88 15.5 ± 0.85 15.6 ± 0.84 0.93 2 Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 17.1 ± 0.57 17.2 ± 0.63 0.87 17.63 ± 0.67 17.4 ± 0.52 0.89 3 Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (lần). 16.1 ± 0.99 16.0 ± 1.05 0.95 16.3 ± 0.95 16.2 ± 1.03 0.95 4 Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 15.3 ± 0.67 15.7 ± 1,06 0.92 15.4 ± 0.7 15.9 ± 1.01 0.92 5 Đá tống sau vào đích 10s (lần). 6.3 ± 0.67 6.4 ± 0.84 0.94 6.2 ± 0.79 6.3 ± 0.95 0.95 6 Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (điểm). 6.4 ± 0.70 6.6 ± 0.84 0.87 6.4 ± 0.84 6.5 ± 0.85 0.93 Phân tích kết quả tại bảng 4.3 cho thấy: Ở 6 test đưa ra xác định độ tin cậy đều phù hợp với phép đo lường thể thao và đủ độ tin cậy (tức là có hệ số tương quan r ≥ 0.80). Trong đó có 5/6 test có mối tương quan rất mạnh giữa hai lần kiểm tra, với hệ số tương quan r giao động trong khoảng từ 0.92 đến 0.95, ở ngưỡng xác suất P < 0.05 gồm: Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần); Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần); Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần); Đá tống sau vào đích 10s (Lần); Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 4.3.3. Xác định tính thông báo của các Test đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo. Để xác định được tính thông báo, đề tài tiến hành lập test ở 6 test đã được chứng minh độ tin cậy. Đồng thời trong từng nhóm tiến hành kiểm tra cả hai nội dung là thi đấu đối kháng và quyền, theo thể thức thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm và xếp hạng từ 1 đến 10 trong từng nhóm. Sau đó, đề tài sử dụng công thức tính hệ số tương quan thứ bậc giữa kết quả lập test với thành tích thi đấu. Kết quả tính hệ số tương quan thứ bậc được trình bày ở bảng 4.4. Bảng 4.4. Kết quả xác định tính thông báo của các Test đã lựa chọn. TT Các Test Khoá Cao đẳng 09 (n = 10) Khoá Cao đẳng 10 (n = 10) r P R P 1 Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 0.81 <0.05 0.80 <0.05 2 Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 0.75 <0.05 0.81 <0.05 3 Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần). 0.79 <0.05 0.84 <0.05 4 Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 0.87 <0.05 0.79 <0.05 5 Đá tống sau vào đích 10s (Lần). 0.83 <0.05 0.81 <0.05 6 Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 0.76 <0.05 0.79 <0.05 Qua bảng 4.4. cho thấy: Ở cả 6 test lựa chọn có kết quả lập test tỉ lệ thuận với thành tích thi đấu của sinh viên chuyên sâu Taekwondo Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. Cả 6 Test đều có hệ số tương quan rtính giao động từ 0.75 đến 0.87 ở ngưỡng xác suất P £ 0,05 thoả mãn yêu cầu tính thông báo có rtính ³ 0,60 với P £ 0,05. Từ đó chúng ta thấy được, thiên hướng chung là những sinh viên đạt kết quả cao trong các Test cũng là những sinh viên có thành tích thi đấu đối kháng và quyền tốt; những sinh viên có thành tích thi đấu không khả quan cũng là những người có kết quả kém trong các lần lập test. Tóm lại qua 3 bước của quá trình lựa chọn test, cả 6 Test trên đều đảm bảo độ tin cậy và có tính thông báo cao. Đề tài quyết định sử dụng 6 test này vào quá trình đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của SV chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) trường ĐH - TDTT Đà Nẵng. 4.4. Ứng dụng và đánh giá hiệu quả hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn đã lựa chọn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học - TDTT Đà Nẵng. 4.4.1. Xây dựng chương trình thực nghiệm. Căn cứ tiến trình giảng dạy của Bộ môn, đề tài đã tiến hành xây dựng chương trình thực nghiệm nhằm chứng minh hiệu quả hệ thống bài tập đã chọn lựa. Sau khi xây dựng xong chương trình thực nghiệm, đề tài đã tiến hành phỏng vấn tham khảo ý kiến các HLV, chuyên gia, giáo viên giảng dạy Taekwondo tại các trung tâm đào tạo VĐV ở Đà Nẵng, Trường ĐH - TDTT Bắc Ninh và trên toàn quốc thông qua hình thức phỏng vấn bằng phiếu hỏi (trình bày ở phụ lục 3) về các nội dung sau: - Thời điểm ứng dụng các bài tập trong một giáo án. - Thời gian giành cho nội dung thực nghiệm trong một giáo án. - Sự sắp xếp thứ tự các bài tập thực nghiệm trong một giáo án. Kết quả thu được qua xử lý số liệu thống kê cho thấy: - Về thời điểm ứng dụng bài tập. + Tổng số có 30/33 ý kiến cho rằng, các BTBT chuyên môn cần ứng dụng vào thời điểm đầu của phần cơ bản trong giáo án. + Chỉ có 3/33 ý kiến cho là nên đưa vào thời điểm giữa của phần cơ bản trong giáo án. - Về thời gian giành cho nội dung thực nghiệm trong một giáo án. + Tổng số có 29/33 ý kiến cho rằng thời gian giành cho nội dung thực nghiệm là từ 55- 60 phút/1 giáo án. + Chỉ có 4/33 ý kiến cho là nên từ 25 – 35 phút/1 giáo án. - Về Sự sắp xếp thứ tự các bài tập thực nghiệm. + Tổng số 32/33 ý kiến cho rằng các bài tập bổ trợ mềm dẻo phải đưa vào ngay sau phần khởi động, tiếp đến là các bài tập bổ trợ kỹ thuật và sau cùng là bài tập bổ trợ các tố chất thể lực khác với thứ tự ưu tiên (nhanh – mạnh – bền) hoặc (mạnh – nhanh – bền). + Chỉ có 1 ý kiến cho là nên để các bài tập bổ trợ mềm dẻo vào cuối cùng. Qua kết quả phỏng vấn trên đề tài đã xác định, thời gian để ứng dụng các bài tập trong một giáo án là 55 - 60 phút. Trong từng giáo án các bài tập bổ trợ mềm dẻo sẽ đưa vào ngay sau phần khởi động, tiếp đến là các bài tập bổ trợ kỹ thuật, còn các bài tập bổ trợ thể lực sẽ đưa vào phần cuối buổi tập. Các bài tập được lựa chọn phải phù hợp với nhiệm vụ của từng buổi tập và được sắp xếp từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp và từ nhẹ đến nặng. Trình tự thực hiện các bài tập được trình bày cụ thể theo số thứ tự từ nhỏ đến lớn trong từng cột giáo án để đảm bảo tính hệ thống. Chương trình thực nghiệm được tiến hành trong 64 tiết, thực hiện trong 1 học kỳ và nội dung chi tiết được trình bày ở bảng 4.5. (phụ lục 5) 4.4.2. Tổ chức thực nghiệm. Để xác định hiệu quả ứng dụng của hệ thống BTBT chuyên môn đã lựa chọn trong thực tế giảng dạy các kỹ thuật đòn chân Taekwondo. Đề tài đã tổ chức thực nghiệm sư phạm bằng hình thức so sánh song song. Cụ thể như sau: - Đối tượng thực nghiệm: Gồm 20 sinh viên của 2 khoá, cao đẳng 09 (với 10 sinh viên nam) và khoá Cao đẳng 10 (với 10 sinh viên nam) và mỗi khóa được chia thành 2 nhóm (nhóm A và nhóm B) do bốc thăm ngẫu nhiên: + Nhóm A (nhóm thực nghiệm): gồm 10 nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo, trong đó có 5 SV Cao đẳng 09 và 5 SV Cao đẳng 10 Trường Đại học TDTT Đà Nẵng, tập theo các bài tập đề tài đã lựa chọn. + Nhóm B (nhóm đối chứng): gồm 10 nam sinh viên chuyên sâu Taekwondo, trong đó có 5 SV Cao đẳng 09 và 5 SV Cao đẳng 10 Trường ĐH - TDTT Đà Nẵng, tập theo theo chương trình, giáo án cũ đủa Bộ môn. - Thời gian thực nghiệm: Đề tài tiến hành thực nghiệm trên đối tượng nghiên cứu với thời gian 1 kỳ gồm: 4 tháng, tương đương với 16 tuần, mỗi tuần 2 giáo án, như vậy tổng số là 32 giáo án. Với tổng thời gian như trên, đề tài tiến hành thực nghiệm vào học phần 3 của mỗi khóa. - Cách thức kiểm tra: * Số lần kiểm tra: Đề tài tiến hành kiểm tra 3 lần. + Kiểm tra ban đầu (để xác định trình độ của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng trước thực nghiệm) + Kiểm tra sau 8 tuần thực nghiệm (đánh giá trình độ và sự khác biệt của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 2 tháng thực nghiệm) + Kiểm tra sau 16 tuần thực nghiệm (đánh giá trình độ của 2 nhóm thực nghiệm và đối chứng sau 4 tháng tham gia thực nghiệm). * Nội dung kiểm tra: Là 6 test đã được lựa chọn. 4.4.3. Hiệu quả thực nghiệm sư phạm. 4.4.3.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm. Trước thực nghiệm, đề tài tiến hành đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân của đối tượng thực nghiệm, bằng các test đã lựa chọn. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.6. Bảng 4.6. Kết quả kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (trước thực nghiệm) TT Nôi dung các Test Thực nghiệm (n=10) Thực nghiệm (n=10) σ |t tính| P 1 Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 15.5 15.4 0.53 0.42 >0.05 2 Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 17.5 17.4 0,78 0,29 >0.05 3 Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần). 16.1 15.9 0.95 0.47 >0.05 4 Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 15.1 15.2 0.61 0.37 >0.05 5 Đá tống sau vào đích 10s (Lần). 6.3 6.4 0.77 0.29 >0.05 6 Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 6.1 6.2 0.69 0.32 >0.05 Kết quả bảng 4.6 cho thấy: Tất cả các test đều có ttính 0,05. Điều này khẳng định, trước thực nghiệm trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của hai nhóm là tương đương nhau và cho thấy sự phân chia 2 nhóm là khách quan. 4.4.3.2. Kết quả kiểm tra sau 8 tuần thực nghiệm. Sau 8 tuần thực nghiệm, đề tài tiến hành đánh giá lần 2 về khả năng thực hiện kỹ thuật đòn chân của đối tượng thực nghiệm để kiểm nghiệm tính hiệu quả của các bài tập đã lựa chọn. Kết quả thể hiện ở bảng 4.7. Bảng 4.7. Kết quả kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (sau 8 tuần thực nghiệm) TT Nôi dung các Test Thực nghiệm (n=10) Đối chứng (n=10) σ |t tính| P W% TN (A) ĐC (B) 1 Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 167 15.6 1.08 2.28 <0.05 7.5 1.3 2 Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 18.1 17.6 0.91 1.22 >0.05 3.4 1.1 3 Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần). 17.8 16.4 1.49 2.11 <0.05 12.8 3.7 4 Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 16.0 15.4 0.98 1.36 >0.05 5.8 1.3 5 Đá tống sau vào đích 10s (Lần). 7.9 6.5 1.45 2.23 <0.05 22.5 1.6 6 Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 6.9 6.4 1.02 1.10 >0.05 12.3 3.2 Qua bảng 4.7 cho thấy: Nếu xét chỉ số trung bình () thì kết quả lập test của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều gia tăng, song sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm so với nhóm đối chứng vẫn chưa cao và không đồng bộ trong các test. Cụ thể chỉ có các test: Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần), Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần), Đá tống sau vào đích 10s (Lần) mới có kết quả ttính > tbảng với sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm, đối với các test còn lại thì chưa có sự khác biệt ở ngưỡng xác xuất thống kê cần thiết. Điều này cho ta thấy được hiệu quả ứng dụng các BTBT chuyên môn trong giảng dạy kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo bước đầu có thể hiện tính hiệu quả, tuy nhiên do thời gian còn ngắn nên chưa dẫn tới sự khác biệt toàn diện giữa hai nhóm. 4.4.3.3. Kết quả kiểm tra sau 4 tháng thực nghiệm. Sau khi đã thực hiện hết tiến trình thực nghiệm trong 16 tuần, đề tài đã tiến hành đánh giá lần cuối về trình độ thực hiện kỹ thuật đòn chân của sinh viên chuyên sâu Taekwondo trường Đại học – TDTT Đà Nẵng, để kiểm nghiệm hiệu quả hệ thống BTBT chuyên môn đã lựa chọn. Kết quả thể hiện ở bảng 4.8. Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra hai nhóm thực nghiệm và đối chứng (sau thực nghiệm) TT Nôi dung các Test Thực nghiệm (n=10) Đối chứng (n=10) σ |t tính| P W% TN (A) ĐC (B) 1 Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 17.5 15.8 1.72 2.22 <0.05 12.1 2.6 2 Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 19,7 17.9 1.84 2.19 <0.05 11.8 2.8 3 Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần). 18.3 16.5 1.80 2.23 <0.05 12.8 3.7 4 Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 17.8 15.7 2.19 2.15 <0.05 16.4 3.2 5 Đá tống sau vào đích 10s (Lần). 8.6 6.8 1.85 2.18 <0.05 30.9 6.1 6 Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 8.1 6.5 1.68 2.13 <0.05 28.2 4.7 Qua bảng 4.8 cho thấy: Kết quả thực hiện các test ở 2 nhóm đều tăng, song sự gia tăng của nhóm thực nghiệm cao hơn hẳn so với nhóm đối chứng, điều này khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa về kết quả lập test của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng (ttính của tất cả các test đều lớn hơn tbảng , với P < 0,05). Và điều đó chứng minh hệ thống BTBT chuyên môn đề tài lựa chọn được đã mang lại hiệu quả cao trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo trường Đại học TDTT Đà Nẵng. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ * Kết luận. Từ những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu, đề tài đi đến các kết luận sau: 1. Bài tập bổ trợ chuyên môn là phương tiện rất quan trọng, cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả giáo dục kỹ thuật đòn chân Taekwondo. Đây là phương tiện rất phong phú và đa dạng, nó bao gồm những bài tập mang tính chuẩn bị, tính dẫn dắt, tính chuyển đổi và tính thể lực chuyên biệt nhằm giúp cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo nắm vững và hoàn thiện, nâng cao kỹ - chiến thuật đòn chân. Tuy nhiên, thực trạng bài tập bổ trợ chuyên môn sử dụng trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo (hệ cao đẳng) Trường Đại học TDTT Đà Nẵng thì rất ít. Và phần lớn được sử dụng theo kinh nghiệm của giáo viên nên còn rất đơn điệu, không đa dạng, dễ dẫn đến sự nhàm chán khi tập luyện và không khắc phục được hết các sai lầm đồng thời bổ sung những khiếm khuyết của người tập. 2. Đề tài đã lựa chọn được hệ thống gồm 50 bài tập bổ trợ chuyên môn và chứng minh hiệu quả của chúng trong quá trình giảng dạy kỹ thuật đòn chân cho Sinh viên Taekwondo (hệ cao đẳng) trường Đại học học TDTT Đà Nẵng sau 4 tháng thực nghiệm, gồm có: 1. Thẳng cổ chân kết hợp đi bằng hai ức bàn chân. 2. Tại chỗ rút gối kết hợp đẩy hông. 3. Đứng một chân trụ bung gối. 4. Tư thế nằm ngửa bung cẳng chân kết hợp khoá khớp gối. 5. Đứng một chân trụ bung gối thấp kết hợp khoá khớp gối. 6. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá tống trước). 7. Ôm gối kết hợp đẩy hông thẳng. 8. Di chuyển bằng hai cạnh ngoài bàn chân. 9. Ôm gối kết hợp căng hông ngang. 10. Xoay chân trụ đá thấp kết hợp khoá khớp 11. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá Ngang). 12. Tỳ vai người cùng tập ra sức cuối cùng 13. Chạm điểm tựa đá tống ngang. 14. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá vòng cầu). 15. Đứng một chân trụ bung gối. 16. Chạm điểm tựa đá vòng cầu. 17. Di chuyển một chân kết hợp bật cẳng chân theo nhịp. 18. Ép hông theo nhịp với sự trợ giúp người cùng tập. 19. Xoay người 1800 đá lăng. 20. Thực hiện các giai đoạn của đòn đá kết hợp giãn hông. 21. Chạm điểm tựa đá tống sau. 22. Đá mục tiêu với sự trợ giúp của người cùng tập (Đá tống sau). 23. Hất chân cao tới trước. 24. Hất chân cao sang ngang. 25. Hất chân cao ra sau. 26. Di chuyển kết hợp hất chân cao từ trong ra, ngoài vào. 27. Di chuyển hất chân kết hợp xoạc dọc, xoạc ngang. 28. Bật cao người xoay 3600 đổi chiều 2 lần. 29. Bật cao đá hai chân tới trước. 30. Bật cao đá hai chân sang ngang. 31. Di chuyển rút gối thẳng liên tục 1 chân. 32. Tại chỗ rút gối thẳng liên tục 1 chân. 33. Di chuyển rút gối thẳng liên tục 2 chân. 34. Tại chỗ rút gối thẳng liên tục 2 chân. 35. Rút gối một chân liên tục vào tay người cùng tập. 36. Di chuyển rút gối mỗi chân 2 nhịp. 37. Đá với tín hiệu còi. 38. Rút gối hai chân luân phiên vào tay người cùng tập 39. Rút gối với thun. 40. Di chuyển đá tống trước vào đích liên tục bằng 2 chân. 41. Di chuyển đá vòng cầu vào đích liên tục bằng 2 chân. 42. Đeo bao chì 0,25kg đến 0,5kg đá đích. 43. Đá tốc độ với thun. 44. Phản xạ đích đá tốc độ. 45. Phản xạ đá đích di chuyển với đòn bất kỳ. 46. Lướt đá vòng cầu chân trước, lùi 2 nhịp đá vòng cầu chân trước liên tục. 47. Di chuyển đá leo tiến , lùi liên tục. 48. Đá leo liên tục với bao cát. 49. Bật cóc đổi chân 50. Nhảy dây kết hợp rút gối. 3. Kết quả nghiên cứu đã lựa chọn được 6 Test có đủ độ tin cậy và tính thông báo để đánh giá hiệu quả thực hiện kỹ thuật đòn chân Taekwondo gồm: 1. Đá vòng cầu chân trước vào đích 10s (lần). 2. Đá lướt vòng cầu chân trước 2 mục tiêu cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 3. Đá tống trước hai chân liên tục trong 10s (Lần). 4. Đá lướt ngang vào 2 đích cách nhau 3,4m trong 20s (lần). 5. Đá tống sau vào đích 10s (Lần). 6. Thực hiện bài kỹ thuật căn bản bằng chân với 8 lượt đi về (Điểm). 4. Kết quả nghiên cứu của đề tài đã chứng minh, tất cả các Test trên chỉ có hiệu quả cao trên đối tượng nghiên cứu sau thời gian tập luyện tối thiểu là 4 tháng thực nghiệm. * Kiến nghị 1. Đề nghị các giáo viên làm công tác giảng dạy môn Võ Taekwondo tại trường Đại học thể dục thể thao Đà Nẵng sử dụng những bài tập nêu trên vào trong quá trình giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo. 2. Đề tài chỉ mới thực nghiệm trên đối tượng Sinh viên Nam, chúng tôi hy vọng được mở rộng hướng nghiên cứu trên đối tượng thực nghiệm là sinh viên Nữ để có được hệ thống bài tập hoàn thiện hơn. MỤC LỤC

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNghiên cứu lựa chọn hệ thống bài tập bổ trợ chuyên môn trong giảng dạy các kỹ thuật đòn chân cho sinh viên chuyên sâu Taekwondo ( hệ cao đẳng) trường .doc
Luận văn liên quan