Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Việc trang bị cho giáo viên và học sinh các kiến thức về bắt nạt, cụ thể là những buổi nói chuyện về hiện tượng bắt nạt và các yếu tố liên quan như giới tính, độ tuổi, nhân cách, gia đình có thể giúp làm giảm hiện tượng bắt nạt trong trường học. Những hoạt động như đào tạo giá trị cuộc sống, kỹ năng kết bạn và giao tiếp với bạn bè sẽ giúp các em biết ứng xử với bạn tốt hơn. Những khóa học kỹ năng sống có thể giúp các em có khả năng đương đầu và giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn gặp phải trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất, từ đó góp phần cải thiện hiện tượng bắt nạt ở học sinh đang ngày càng trầm trọng hiện nay.

pdf22 trang | Chia sẻ: ngoctoan84 | Lượt xem: 1245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Thị Duyên Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên; Mã số: 60 31 80 Người hướng dẫn: GS.TS..Nguyễn Thị Mỹ Lộc Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông. Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hiện tượng bắt nạt của 303 học sinh phổ thông ở Bắc Ninh. Chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân cách của học sinh phổ thông, qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân cách chủ chốt của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt. Keywords: Tâm lý học; Nhân cách; Bắt nạt học đường; Tâm lý học trẻ em; Trẻ vị thành niên Content 1. Lý do chọn đề tài Hiện tượng bắt nạt nói chung và bắt nạt học đường nói riêng đã xuất hiện từ lâu, từ khi các hình thức dạy học đầu tiên hình thành, bởi vì gây hấn, thống trị và cạnh tranh là một phần trong các đặc tính của con người. Mức độ, hình thức và hậu quả của bắt nạt ngày càng tinh vi, nguy hiểm và để lại hậu quả nặng nề cho cá nhân, gia đình mà toàn xã hội. Nhân cách là tập hợp những đặc điểm riêng của mỗi cá nhân, được thể hiện một cách ổn định thông qua hành vi ứng xử của họ. Ngoài giai đoạn hình thành nhân cách mạnh mẽ lần thứ nhất khi đứa trẻ khoảng ba tuổi, nhân cách được đình hình rõ ràng xung quanh lứa tuổi dậy thì, cũng là lứa tuổi mà hiện tượng bắt nạt xảy ra khá phổ biến. Trong nghiên cứu này chúng tôi muốn tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách của học sinh và hiện tượng bắt nạt có mối liên hệ với nhau như thế nào? 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông từ đó có đề ra những biện pháp tác động phù hợp. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của đề tài là mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt ở học sinh phổ thông. - Khách thể nghiên cứu bao gồm 303 học sinh từ lớp 6 đến 12 từ trường Trung học cơ sở Tân Hồng và trường Trung học phổ thông Lý Thái Tổ, Thị Xã Từ Sơn, Tỉnh Bắc Ninh. 4. Phạn phạm vi nghiên cứu Giới - Thời gian khảo sát của đề tài nghiên cứu từ: 09/2011-02/2012 - Do thời gian hạn chế nên chúng tôi chỉ nghiên cứu hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt của học sinh phổ thông diễn ra ở nhà trường. 5. Giả thiết nghiên cứu - Hiện tượng bắt nạt có tồn tại ở học sinh phổ thông và dưới các hình thức khác nhau. - Việc bắt nạt và bị bắt nạt có liên quan tới các đặc điểm nhân cách của học sinh. - Những cá nhân bắt nạt và cá nhân bị bắt nạt có những đặc điểm nhân cách đặc trưng và khác nhau. 6. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu và hệ thống hóa các lý thuyết cơ bản về nhân cách và hiện tượng bắt tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông. - Nghiên cứu khảo sát, phân tích đánh giá thực trạng hiện tượng bắt nạt của 303 học sinh phổ thông ở Bắc Ninh. - Chỉ ra mối liên hệ giữa hiện tượng bắt nạt, bị bắt nạt và đặc điểm nhân cách của học sinh phổ thông, qua đó chỉ ra được những đặc điểm nhân cách chủ chốt của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt. 7. Phƣơng pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Qua việc tham khảo các công trình nghiên cứu, sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các trang web, về các vsấn đề liên quan như đặc điểm nhân cách, hiện tượng bắt nạt, bắt nạt học đường, từ đó hệ thống và khái quát hóa các khái niệm công cụ làm cơ sở lý luận cho đề tài 7.2. Thang đo và bảng hỏi: - Thang đo bắt nạt và bị bắt nạt: Chúng tôi dùng thang đo của Mynard và Joseph (2000 được dịch và điều chỉnh cho phù hợp với học sinh Việt Nam. - Trắc nghiệm nhân cách Eysenck và NEO- PI- R, chúng tôi sẽ trình bày rõ hai trắc nghiệm này ở mục sau. - Bảng hỏi: Ngoài thang đo bắt nạt, bị bắt nạt, trắc nghiệm Eysenck, NEO-PIR, chúng tôi cũng thiết kế một bảng hỏi để tìm hiểu các vấn đề liên quan đến đặc điểm nhân cách của cá nhân và hiện tượng bắt nạt, sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau. 7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng xác suất thống kê: Chúng tôi sử dụng phần mềm 17.0 SPSS để phân tích. Ngoài các phân tích thống kê thông dụng như phần trăm, tỉ lệ, tính tổng, điểm trung bình chúng tôi dùng ANOVA để phân tích và so sánh các nhóm. Chúng tôi sử dụng tương quan (correlations) để tìm hiểu mối quan hệ giữa các thang đo và tiểu thang đo, và một số mối quan hệ khác. 8. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn được trình bày trong 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của đề tài. Chương 2: Giới thiệu về vấn đề nghiên cứu. Chương 3: Kết quả nghiên cứu. CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Các lý thuyết về nhân cách Lý thuyết chất dịch cho rằng: là cơ thể chứa đựng những chất dịch hay chất lỏng có nhiều nhất trong cơ thể như máu, đờm, dãi, mật đen, và mật vàng, và những chất này có ảnh hưởng nhiều tới nhân cách của con người. Nhân cách vui vẻ, hoạt bát, sinh động được cho rằng phần lớn ở người có tỉ lệ máu cao, còn những người có tỉ lệ mật vàng hay nước mắt cao hơn sẽ tạo ra tính cách nóng nảy, hấp tấp. Lý thuyết phân tâm của Freud cho rằng: Có ba thành phần của cấu trúc nhân cách: Cái nó, cái tôi và cái siêu tôi. Theo Freud, nhân cách của cá nhân có liên quan chặt chẽ với quá trình của ý thức và libido. Lý thuyết của Karl Gustav Jung cho rằng: Nhân cách là người mẹ của ý thức và vô thức, là mẹ của tâm lý tập thể và tâm lý cá nhân. Cái bản thân nằm giữa ý thức và vô thức. Cái bản thân là sự tổng hợp cái bên trong và cái bên ngoài. Thuyết hành vi và hành vi xã hội bao gồm một nhóm các lý thuyết xem nhân cách phần lớn là kết quả của sự tập quen. Những lý thuyết này thay đổi từ thuyết kích thích - phản ứng theo thuyết hành vi, xem nhân cách đơn thuần là kết quả của vô số các lần biến đổi do điều kiện ngoại cảnh mà trẻ tiếp nhận qua đời sống, cho đến lý thuyết ý thức xã hội và hành vi xã hội phức tạp hơn, xem kinh nghiệm xã hội là yếu tố quan trọng quyết định nhân cách. Nhân cách theo thuyết hành vi xã hội Albert Bandura cho rằng yếu tố xã hội trong việc hình thành nhân cách quan trọng hơn sự thừa nhận của Watson hay Skinner. Bandura nhận dạng học tập xã hội là một quá trình quyết định liên quan đến nhân cách. Lý thuyết thân chủ trọng tâm của Carl Rogers nhấn mạnh tầm quan trọng của khái niệm cái tôi và sự phát triển cá nhân cho rằng cả hai yếu tố này đều cần thiết trong việc phát triển nhân cách lành mạnh. Lý thuyết nhân cách của Cattell, áp dụng phân tích nhân tố, nhà tâm lý học nhân cách Raymond Cattell đã tìm ra 16 đặc điểm nguồn tượng trưng cho các khuôn khổ nhân cách cơ bản, sử dụng những đặc điểm nguồn này, ông phát triển bảng câu hỏi 16 nhân tố nhân cách, là cách đánh giá cho biết mỗi đặc điểm nguồn dành cho ba nhóm đối tượng khác nhau: phi công, nghệ sĩ sáng tạo và nhà văn. Có rất nhiều những lý thuyết nhân cách khác nhau mỗi lý thuyết có ưu, nhược điểm khác nhau. Nhưng trong đề tài nghiên cứu này chúng tôi sử dụng đến hai lý thuyết nhân cách đó là lý thuyết nhân cách của Hans Eysenck (1962) và lý thuyết 5 nhân tố lớn của Costa, P.T., Jr và Mccrae, R.R đưa ra năm 1992. Hans Eysenck cũng sử dụng phân tích nhân tố để nhận dạng các mẫu trong đặc điểm nhân cách, và nhận thấy nhân cách tốt nhất nên mô tả bằng thuật ngữ gồm hai khuôn khổ hướng nội - hướng ngoại và thần kinh ổn định – không ổn định. Nếu phân tích theo hướng nội - hướng ngoại, một số người thường điềm tĩnh, cẩn thận trầm ngâm và ức chế (người hướng nội) còn một số khác là những người luôn vượt lên trước, hòa đồng và hoạt động (người hướng ngoại). Con người cũng có thể chia thành kiểu người buồn rầu, hay tự ái, nhạy cảm (không ổn định), hay điềm tĩnh, đáng tin (ổn định). Bằng cách đánh giá con người theo hai chiều hướng này, Eysenck có thể dự đoán hành vi con người trong nhiều tình huống khác nhau. Với số câu vừa phải và dễ diễn giải, dễ hiểu, thang đo nhân cách Eysenck (Eysenck Personality Inventory, viết tắt là EPI) đã được dịch và đưa vào sử dụng trong nghiên cứu, giảng dạy và thực hành lâm sàng ở Việt Nam khá lâu. Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng thang đo nhân cách của Eysenck để tìm hiểu nhân cách của học sinh phổ thông. Lý thuyết về đặc điểm nhân cách đó là sự ra đời của mẫu 5 yếu tố lớn của nhân cách. Người ta cũng tìm thấy độ tin cậy và độ giá trị của 5 yếu tố và các yếu tố này khá ổn định ở lứa tuổi trưởng thành (McCrae và Costa). Năm 1981, Golberg sau khi tổng hợp các nghiên cứu của những người khác nhau ông đã đề nghi lấy tên gọi 5 nhân tố đó là “Big Five”. 5 nhân tố mà được nhiều người tán thành nhất đó là Nhiễu tâm, Hướng ngoại, Cởi mở, Dễ đồng ý và Tận tâm. Ý nghĩa của của 5 yếu tố được diễn giải như sau: Nhiễu tâm dùng để đánh giá sự bất ổn định về mặt cảm xúc, nhận ra những cá nhân dễ rơi vào stress tâm lý, những ý tưởng phi thực tế, những khao khát thái quá. Hướng ngoại đánh giá số lượng và cường độ các tương tác liên cá nhân, mức độ tích cực, nhu cầu khuyến khích và khả năng hưởng ứng. Cởi mở là yếu tố để mô tả việc lao vào thử nghiệm, đánh giá cao sự nắm giữ kinh nghiệm, khả năng chịu đựng để khảo sát những cái mới lạ. Dễ đồng ý đánh giá chất lượng sự định hướng liên cá nhân của con người với một chuỗi từ sự đồng tình đến đối nghịch trong suy nghĩ, cảm giác và hành động. Tận tâm đánh giá mức độ tổ chức, uy tín, động cơ trong hành vi hướng tới mục đích của cá nhân. Nó tương phản giữa những cá nhân phụ thuộc, khó tính với những người độc lập và mềm mỏng. Bộ trắc nghiệm đánh giá nhân cách NEO PI-R (Personality lnventory - Revised) được xây dựng dựa trên mô hình nhân cách 5 nhân tố, gồm 240 câu, là trắc nghiệm nhân cách được sử dụng trong nghiên cứu nhiều nhất trên thế giới. Tại Việt Nam, NEO PI-R đã được dùng trong nghiên cứu cấp nhà nước Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên của Phạm Minh Hạc và cộng sự. Phiên bản NEO đầy đủ này cũng đang được thích nghi bởi Trường Đại học Giáo dục. Tuy nhiên, 240 câu là quá dài và không hợp phù hợp cho nghiên cứu này, nên chúng tôi sử dụng phiên bản ngắn gồm 65 câu, tên gọi là NEO FFI (NEO Five-Factor Inventory) cũng được thiết kế bởi Costa và McCrae và năm 2004. NEO FFI đã được sử dụng trong một nghiên cứu trên sinh viên Việt Nam. Vấn đề nhân cách là một trong những vấn đề lớn không chỉ các nhà nghiên cứu lớn trên thế giới quan tâm mà cũng được các nhà nghiên cứu trong nước tìm hiểu và khám phá. Cũng có rất nhiều những quan điểm khác nhau, nhưng nổi bật hơn cả là những quan điểm của Hồ Chí Minh hay các nghiên cứu của Phạm Minh Hạc, Lê Đức Phúc, v.v. trong cuốn sách Một số vấn đề về nhân cách do Phạm Minh Hạc và Lê Đức Phúc đồng chủ biên năm 2004. Cuốn sách đã đề cập rất nhiều những quan điểm, những bài viết của nhiều nhà nghiên cứu khác nhau liên quan đến vấn đề nhân cách. Trong các quan điểm về nhân cách đều có đưa ra những ý kiến về định nghĩa, cấu trúc về nhân cách. Trong quá trình tổng hợp, khái quát hóa chúng tôi đưa ra quan điểm về định nghĩa nhân cách như sau: nhân cách là một phạm trù xã hội, có bản chất xã hội – lịch sử, nghĩa là nội dung của nhân cách là nội dung của những điều kiện lịch sử cụ thể của xã hội cụ thể chuyển vào thành đặc điểm nhân cách của từng người”. 1.2. Cấu trúc nhân cách Khi nói về cấu trúc nhân cách, có rất nhiều những quan điểm khác nhau, song có thể hiểu cấu trúc nhân cách như sau: Xu hướng, Tính cách, Năng lực, Khí chất 1.3. Bắt nạt: Các nhà khoa học trên thế giới đã bắt đầu nghiên cứu đến hiện tượng bắt nạt từ những năm 70 của thế kỷ trước, với nghiên cứu đầu tiên của Dan Olweus, một nhà khoa học Na Uy, được xem như người mở đường và là “cha đẻ” của các nghiên cứu về vấn đề bắt nạt và ngược đãi. Ngoài ra còn có nhiều nghiên cứu khác về bắt nạt như: Olweus, Tonja Nansel và cộng sự,và Amie E. Green và Thomas H. Ollendick đã nghiên cứu Nạn nhân bắt nạt, tự đánh giá bản thân và lo âu ở học sinh tiểu học trên 279 học sinh lớp 6, lớp 7, lớp 8, trong đó học sinh nam chiếm 47%, học sinh nữ chiếm 53%. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng 75/279 chiếm 27.7% học sinh bị bắt nạt. Trong đó, học sinh nam bị bắt nạt chiếm 55% (n=41) và nữ chiếm 45% (n=34). Ở Việt Nam những nghiên cứu về bắt nạt thì mới bắt đầu từ năm 2009, bắt đầu với bài báo Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông nghiên cứu trên học sinh ở mỹ của Trần Văn Công, nghiên cứu sinh, Trường Đại học Venderbilt của Hoa Kỳ, nhưng nghiên cứu về bạo lực học đường thì có từ lâu trước đó. Với tính chất nguy hiểm và hậu quả để lại quá nặng nề cả mặt thể chất, lẫn tinh thần nên hiện nay cũng có nhiều các nghiên cứu khác nhau về hiện tượng bắt nạt như các báo cáo khoa học của sinh viên trường Đại Học Giáo Dục, ĐHQGHN, luận văn thạc sĩ của Khoa tâm lý trường Đại Học KHXN&NV, ĐHQGHN. Các công trình nghiên cứu về bắt nạt cũng đã đề cập đến các vấn đề khác như: Khái niệm, đặc điểm, nguyên nhân, hậu quả của bắt nạt: 1.3.1. Khái niệm: Người bắt nạt là cá nhân hoặc nhóm người cố tình sử dụng lời nói hoặc hành vi nào đó lặp đi lặp lại nhằm gây tổn thương đến cơ thể hoặc tâm lý của người khác, dựa trên sự ưu thế về quyền lực và vị thế xã hội của mình. 1.3.2. Các đặc điểm của bắt nạt: Đặc điểm của nạn nhân, đặc điểm của thủ phạm là khác nhau: Tuy nhiên đều chung các nhóm đặc điểm đó là: Đặc điểm cá nhân, đặc điểm về giới, độ tuổi, môi trường gia đình Các đặc điểm của nạn nhân: Thứ nhất là đặc điểm cá nhân: Những học sinh hay bị bắt nạt thường yếu đuối về thể chất, rụt rè, nhút nhát, lầm lỳ ít nói, cau có, không có kỹ năng kết bạn nên ít bạn bè, thường tách biệt, luôn cảm thấy thiếu sự hỗ trợ chung quanh nên dễ sợ hãi, và thiếu tự tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình, hoặc là những trẻ bị khuyết tật. Tuy nhiên những trẻ này cũng thường có nhiều nguy cơ sẽ đi bắt nạt những trẻ yếu thế hơn mình. Đặc điểm về giới tính Nữ giới thường bị bắt nạt ít hơn nam giới, nữ thường bị bắt nạt về các mối quan hệ và bắt nạt về lời nói nhiều hơn nam. Nam giới bị bắt nạt thể chất nhiều hơn nữ giới đã quan sát những học sinh nữ đi bắt nạt người khác và nhận thấy các em sử dụng lời nói để nhạo báng và trêu chọc nhiều hơn là bắt nạt trực tiếp về mặt thể chất. Đặc điểm về độ tuổi: Theo một nghiên cứu trên học sinh từ lớp 7 đến lớp 12 ở Úc, Peterson và Rigby (1999) đã chỉ ra rằng tỷ lệ trẻ bị bắt nạt giảm đi theo độ tuổi, trẻ càng lớn thì càng ít bị bắt nạt hơn. Đặc điểm gia đình: Baldry và Farrington (1998) đã chỉ ra rằng phần lớn cha mẹ của những trẻ bị bắt nạt có phong cách giáo dục độc đoán. Những đứa trẻ gái có mức độ giao tiếp ít với các thành viên trong gia đình có xu hướng bị bắt nạt nhiều hơn là bắt nạt. Những người bị bắt nạt là những người khép kín trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là trong mối quan hệ với mẹ Đặc điểm của thủ phạm Đặc điểm cá nhân: Những kẻ bắt nạt thường là những học sinh cá biệt, có tính hung hăng, lì lợm, không biết sợ và to khoẻ, có tính bốc đồng, thiếu sự cảm thông, muốn trở thành trung tâm gây sự chú ý, thể hiện sự tự tin vào bản thân mình, có nhu cầu thống trị mạnh mẽ và khuất phục các học sinh khác, dễ dàng bị khiêu khích và tức giận, luôn luôn bướng bỉnh và gây hấn đối với người khác. Những học sinh mới chuyển trường vì không muốn bị cô lập hoặc vì muốn chứng tỏ quyền lực, cũng có thể gia nhập nhóm của những kẻ bắt nạt và trở thành kẻ đi bắt nạt. Học sinh cảm thấy tự hào khi những kẻ “cứng rắn, bản lĩnh và uy quyền” chấp nhận chúng. Đặc điểm Về độ tuổi: Các nghiên cứu ở nước ngoài cho thấy độ tuổi càng nhỏ thì càng có hiện tượng bắt nạt nhiều. Trẻ bị bắt nạt nhiều từ học sinh tiểu học đến học sinh trung học phổ thông, càng lớn thì hiện tượng bắt nạt càng giảm đi. Hình thức bắt nạt cũng có sự thay đổi theo lứa tuổi. Ở học sinh nhỏ tuổi thì thường là bắt nạt về mặt thân thể, nhưng lớn lên thì ít bắt nạt về thân thể nhưng lại tăng lên về bắt nạt lời nói. Đặc điểm về giới tính: Các nghiên cứu đều khẳng định bắt nạt có ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, ở nữ giới thì phổ biến về hình thức bắt nạt về lời nói, trong khi đó, ở nam giới thì lại bắt nạt về thể chất nhiều hơn. Đặc điểm về gia đình: Những thủ phạm của bắt nạt thường sống trong gia đình thường thiếu vắng sự có mặt của người bố. Những đứa trẻ này, cả nam và nữ, chúng có khuynh hướng ít được khuyến khích, ủng hộ trong gia đình của mình. 1.3.3. Hình thức bắt nạt Có rất nhiều các hình thức bắt nạt khác nhau: Bắt nạt thể chất, bắt nạt quan hệ, bắt nạt công nghệ Trong nghiên cứu này chúng tôi chia bắt nạt theo hai hình thức là bắt nạt trực tiếp và bắt nạt gián tiếp. Bắt nạt trực tiếp là thủ phạm tác động một cách trực diện vào nạn nhân mà không qua trung gian nào, ví dụ hành vi đấm đá trực tiếp vào người khác, còn bắt nạt gián tiếp là thủ phạm sử dụng trung gian để bắt nạt người khác ví dụ cô lập, bảo các bạn khác không chơi với ai đó 1.3.4. Hậu quả của bắt nạt Có rất nhiều hậu quả do bắt nạt gây ra đối với cả thủ phạm, nạn nhân, gia đình hai bên và toàn xã hội. Ví dụ đối với nạn nhân những học sinh bị bắt nạt kéo dài, ngoài ảnh hưởng xấu việc học tập, còn có tác hại rất lớn đến sự phát triển của các em, cả về mặt xã hội lẫn cảm xúc. Các em rất dễ bị trầm cảm và luôn có cảm giác thấp kém, những điều sẽ gây khó khăn cho cuộc sống của các em ngay cả lúc đã ở tuổi trưởng thành Hậu quả đối với thủ phạm của bắt nạt Có thể nhận thấy, bắt nạt ở trường học thường được coi là vấn đề nghiêm trọng về mặt cá nhân, xã hội và giáo dục, ảnh hưởng tới không ít học sinh. Bắt nạt cũng gây ảnh hưởng xấu ngay cả đối với người đi bắt nạt. Học sinh chuyên bắt nạt học sinh khác thường phát triển thành "thú vui" trong việc thể hiện sức mạnh và uy thế đối với nạn nhân và không thể phát triển sự đồng cảm với người khác. Cứ như vậy, những trẻ đó có thể sẽ dần hình thành những hành vi phạm pháp và tội ác. 1.3.5. Nguyên nhân của bắt nạt Có rất nhiều những quan điểm khác nhau về nguyên nhân của bắt nạt và chúng tôi xin đưa ra các nguyên nhân mà được nhiều người đồng ý nhất: Điều kiện kinh tế gia đình, hình thức bên ngoài của học sinh. 1.3.6. Mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt. Đối với nạn nhân Những nạn nhân của bắt nạt thường thận trọng, nhạy cảm, ít nói, trốn tránh, xấu hổ, thường xuyên lo lắng, cảm giác không an toàn, không vui và tự đánh giá bản thân thấp, nhút nhát, thiếu tự tin, và thiếu các kỹ năng xã hội, hay chán nản, phiền não và có ý tưởng tự tử nhiều hơn bạn bè cùng trang lứa, thường sống thu mình, không có nhiều hơn một người bạn thân và người bạn thân đó thường là người lớn tuổi hơn, nếu là nam, họ có sức mạnh thể chất yếu hơn các bạn nam cùng tuổi. Chính những đặc điểm này có thể một phần là nguyên nhân và hệ quả của bắt nạt. Đối với thủ phạm Những kẻ bắt nạt thường là những học sinh cá biệt, có tính hung hăng, lì lợm, không biết sợ và to khoẻ, bốc đồng, thống trị, thiếu sự cảm thông, muốn trở thành trung tâm gây sự chú ý, thể hiện sự tự tin vào bản thân mình, có nhu cầu thống trị mạnh mẽ và khuất phục các học sinh khác, dễ dàng bị khiêu khích và tức giận, luôn luôn bướng bỉnh và gây hấn đối với người lớn, kể cả bố mẹ và giáo viên, rất ít có khả năng thấu cảm và bộc lộ sự thấu cảm đối với những học sinh là nạn nhân bị đối xử tàn nhẫn, nếu là nam, kẻ đi bắt nạt thường có sức mạnh thể chất khỏe hơn hẳn các cậu bé khác, sống ít tình cảm, nổi loạn, thù địch, chống đối xã hội, và đối đầu. Học sinh bậc phổ thông Tổ chức ý tế thế giới (WHO) quy định: Những người trẻ tuổi là những người trong độ tuổi từ 10-24 tuổi, thanh niên (youth) là những người trong độ tuổi từ 15-24 tuổi, thanh thiếu niên (adolescent) là những người trong độ tuổi 10-19 tuổi. Học sinh phổ thông nói chung, hay còn gọi là thanh thiếu niên có độ tuổi chủ yếu từ 12- 18 tuổi đó là những học sinh học từ lớp 6 đến lớp 12. Ở lứa tuổi này các em đã có sự trưởng thành đáng kể về thể chất, tâm lý là thời kỳ xác định về mặt xã hội, tích cực tham gia vào cuộc sống lao động, học tập để chuẩn bị cho tương lai. Đây là thời kỳ nhân cách đang trưởng thành tiến tới ổn định. 1.4. Đặc điểm của học sinh bậc phổ thông Đặc điểm thể chất Đối với các em ở cấp trung học cơ sở thì chưa có sự thay đổi nhiều về mặt thể chất, nhưng Các em ở tuổi thanh niên đã đạt đến mức trưởng thành về mặt cơ thể như cân nặng, chiều cao, cơ lực, hệ xương, giới tính. Các em có sức lực dồi dào, bắp thịt nở nang, thân hình cân đối khỏe mạnh và đẹp. Đặc điểm nhân cách Đây là độ tuổi phát triển mạnh mẽ về nhân cách, tự ý thức, tự khẳng định bản thân. Ở lứa tuổi này các em học sinh đã và đang có những cảm nhận sâu sắc về người lớn. Các em muốn mình là người lớn, và cũng muốn những người khác tôn trọng mình như người lớn. Do vậy trong giai đoạn này các em dễ có những mâu thuẫn với cha mẹ vì các em thì muốn chứng minh mình là người lớn, còn cha mẹ thì chưa thừa nhận các em là người lớn. Vị thế xã hội của lứa tuổi đầu thanh niên có nhiều thay đổi so với lứa tuổi trước đó. Một mặt các quan hệ xã hội của thanh niên được mở rộng. Trong các mối quan hệ đó người lớn, kể cả thầy cô giáo và bố mẹ đều nhìn nhận thanh niên như những người chuẩn bị thành người lớn và đòi hỏi các em phải có cách cư xử phù hợp với vị thế của mình. CHƢƠNG 2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Các thang đo và bảng hỏi đƣợc sử dụng trong nghiên cứu 2.1.1. Các thang đo và bảng hỏi Thang đo bị bắt nạt : Là thang đo của hai tác giả Helen Mynard và Stephen Joseph, được phát triển vào năm 1999 bởi, từ Khoa tâm lý học, trường Đại học Essex, Colchester, nước Anh. Thang đo đã được chuẩn hóa trên 812 học sinh phổ thông. Những phân tích về độ tin cậy đã cho thấy mức độ tin cậy từ chấp nhận được đến tốt, cho thấy thang đo có thể dùng để tìm hiểu việc trẻ bị bạn cùng lứa bắt nạt. Thang đo nói trên được nghiên cứu sinh Trần Văn Công, Đại học Venderbilt dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Sau đó, giáo sư Bahr Weiss, Đại học Vanderbilt, Hoa Kỳ hiệu đính lại. Thang đo này đã được chúng tôi thích nghi về từ ngữ và văn hóa, đồng thời được thu gọn lại và điều chỉnh cho phù hợp với học sinh ở Việt Nam và với nghiên cứu này. Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi sử dụng đồng thời cả thang đo bắt nạt, bị bắt nạt, trắc nghiệm nhân cách của Eysenck, và trắc nghiệm nhân cách của NEO- PI-R. Do vậy sử dụng thang đo bắt nạt là để tìm hiểu mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt, tìm hiểu xem có mối liên hệ nào giữa đặc điểm nhân cách ở học sinh và hiện tượng bắt nạt, và những đặc điểm nào thì có xu hướng đi bắt nạt và đặc điểm nhân cách nào thì có xu hướng bị bắt nạt. Thang đo bị bắt nạt sau khi được chỉnh sửa, cuối cùng chúng tôi còn 12 câu. Phân tích nhân tố cho thấy bảng hỏi bị bắt nạt thể hiện rõ hai nhân tố là (1) Bị bắt nạt gián tiếp, bao gồm 6 câu, ví dụ như “làm cho mọi người không chơi với em nữa”, “nói rằng em không thể chơi với các bạn ấy”, hoặc “nói dối về em với các bạn”; (2) Bị bắt nạt trực tiếp, bao gồm 6 câu, ví dụ như “đánh hoặc đá em”, “gọi em bằng biệt danh xấu”, “nói những lời không hay hoặc tục tĩu với em”. Phân tích độ tin cậy bên trong cho thấy cả hai nhân tố đều có độ tin cậy tốt hoặc chấp nhận được, cụ thể là chỉ số alpha cronbach = 0,754 cho nhân tố bị bắt nạt gián tiếp và 0,655 cho nhân tố bị bắt nạt trực tiếp. Mỗi câu của thang đo được đánh giá trên các thang điểm sau: 0 là “không bao giờ”, 1 là “thỉnh thoảng”, 2 là “thường xuyên” và 3 là “rất thường xuyên” Bảng hỏi đi bắt nạt (Bullying Questionnaire), gọi tắt là BQ được thiết kế bởi Trần Văn Công, Bahr Weiss và David Cole (chưa xuất bản). Bảng hỏi bao gồm 13 câu, bao gồm các câu như:“em đá hoặc đánh các bạn khác”, hoặc “em gọi bạn khác bằng biệt danh xấu”, “em làm bẩn hoặc làm hỏng đồ của bạn khác” và “ em nói những lời không hay hoặc tục tĩu với bạn khác”. Mỗi câu của thang đo cũng được đánh giá trên các thang điểm sau: 0 là “không bao giờ”, 1 là “thỉnh thoảng”, 2 là “thường xuyên” và 3 là “rất thường xuyên”. Phân tích nhân tố cho thấy thang đo bắt nạt có một nhân tố duy nhất. Kiểm tra độ tin cậy cho thấy bảng hỏi thang đo bắt nạt có độ tin cậy 0,790, ở mức chấp nhận được. Ngoài thang đo bắt nạt, bị bắt nạt ra thì trong nghiên cứu này chúng tôi còn sử dụng thang đo Eysenck, NEO FFI, và bộ câu hỏi về nhân cách của người bắt nạt, bị bắt nạt và nhân cách của chính người trả lời câu hỏi. 2.2. Một số đặc điểm về khách thể và địa bàn nghiên cứu 2.2.1. Một số đặc điểm về khách thể nghiên cứu: Khách thể của nghiên cứu này là học sinh bậc phổ thông từ lớp 6 đến lớp 12. Lý do khiến chúng tôi lựa chọn khách thể này là vì đây là lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành và phát triển quan trọng của nhân cách. Chúng tôi nhận thấy rằng trong giai đoạn này, bạn bè cùng trang lứa có ảnh hưởng rất nhiều đến việc tự đánh giá bản thân ở trẻ. 2.2.2. Một số đặc điểm về địa bàn nghiên cứu Nghiên cứu này được tiến hành trên địa bàn Thị xã Từ sơn, Tỉnh Bắc Ninh, và trên hai trường thuộc địa bàn thị xã là trường THCSTân Hồng, và Trường THPT Lý Thái Tổ. Thị xã Từ sơn có vị trí địa lý tiếp giáp với Thủ đô Hà nội, là nơi có nhiều làng nghề truyền thống, và là nơi có thu nhập đầu người được đánh giá là cao so với các nơi khác trong cả nước. Vì vậy, người dân có nhiều điều kiện chăm sóc, đầu tư cho con cái. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của xã hội, ở đây cũng nảy sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại như: Tệ nạn trộm cắp, cờ bạc, đề đóm, đánh nhau, bạo lực, trong đó vấn đề học sinh bắt nạt nhau cũng được người dân quan tâm nhiều. Bởi vì trong thời gian gần đây tình trạng học sinh đánh nhau dưới nhiều hình thức xảy ra rất nhiều làm ảnh hưởng lớn đến kết quả học tập của từng cá nhân học sinh và chất lượng học tập của cả trường, điều này đã làm đau đầu các thầy cô giáo, phụ huynh học sinh và toàn xã hội, hiện tượng bắt nạt ở học sinh không chỉ là vấn đề riêng của phụ huynh học sinh đó, của nhà trường mà trở thành vấn đề mà toàn xã hội cần quan tâm và tìm cách giải quyết. CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách của nạn nhân và thủ phạm của bắt nạt khi so sánh với học sinh nói chung. Như đã đề cập phía trên, bảng hỏi 1, 3 và 7 có nội dung câu trả lời tương tự nhau, chỉ khác nhau về nội dung câu hỏi. Bảng 1 hỏi về nạn nhân – người hay bị bắt nạt, bảng 3 hỏi về thủ phạm – người hay đi bắt nạt, bảng 7 hỏi về chính người trả lời. Như vậy, bảng hỏi 7 có thể coi là bảng hỏi đối chứng vì nó đại diện cho đặc điểm của học sinh nói chung. Ứng dụng phân tích nhân tố kết hợp với đánh giá về mặt ý nghĩa của từ, chúng tôi tìm ra 3 nhóm đặc điểm nhân cách trong tổng cộng 28 đặc điểm tính cách được liệt kê ra trong bảng hỏi. Nhóm một – những đặc điểm tích cực và được mong đợi (12 đặc điểm): linh hoạt, tự tin, năng động, nhiệt tình, hòa đồng, ngoan ngoãn, chăm chỉ, nhanh nhẹn, cẩn thận, hài hước, điềm đạm, ý thức tốt”. Nhóm hai – những đặc điểm tiêu cực mang tính hướng ngoại tiêu cực (10 đặc điểm): thích gây sự, đố kỵ, xấu tính, nghịch ngợm, ganh tị, vênh váo, cứng nhắc, nóng tính, ghê gớm, mâu thuẫn với người khác. Nhóm ba – những đặc điểm tiêu cực mang tính hướng nội tiêu cực (6 đặc điểm): Trầm tính, không hòa đồng, tự cô lập, lập dị, dễ sai bảo, yếu đuối. Kết quả xử lý số liệu cho thấy rằng nạn nhân của bắt nạt thì có đặc điểm nhân cách hướng nội tiêu cực là cao nhất 0, 391; đặc điểm nhân cách của thủ phạm là hướng ngoại tiêu cực là 0, 448; và đặc điểm nhân cách của nhóm đối chứng là nhóm nhân cách tích cực 0,395. Chúng tôi đã đề cập và phân tích rất rõ trong luận văn (bảng 3.1). 3.2. Quan điểm của học sinh về đặc điểm nhân cách của ngƣời bắt nạt (thủ phạm) và ngƣời bị bắt nạt (nạn nhân). 3.2.1. Quan điểm của học sinh về đặc điểm và nhóm đặc điểm nhân cách nạn nhân của bắt nạt. Kết quả cho thấy các em cho rằng những học sinh nào có đặc điểm nhân cách là “yếu đuối”, “dễ sai bảo”, “hiền lành”,“vênh váo”, “không hòa đồng”, “khinh thường người khác”, “xấu tính”, “lập dị”, “mâu thuẫn với người khác” thì hay bị bạn khác bắt nạt. Khác với những đặc điểm nhân cách của những kẻ đi bắt nạt là thiên về những tính cách hướng ngoại tiêu cực thì những đặc điểm tính cách của những nạn nhân bị bắt nạt thì bao gồm đồng đều cả những tính cách hướng nội và hướng ngoại, tuy nhiên thì những đặc điểm nhân cách hướng nội tiêu cực được nhiều học sinh lựa chọn hơn như: “yếu đuối”, “dễ sai bảo”, “hiền lành” sau đó là đến những tính cách hướng ngoại tiêu cực như: “vênh váo”, “không hòa đồng”, “khinh thường người khác”, “mâu thuẫn với người khác”, “xấu tính” Chúng ta thấy rằng những nạn nhân của hiện tượng bắt nạt phần lớn là những học sinh có tính cách yếu đuối về thể chất và cả tinh thần, rụt rè nhút nhát, cau có, không có khả năng kết bạn, thiếu tự tin vào khả năng và sức mạnh của chính mình, tự ti về bản thân, hiền lành quá mức, không có chứng kiến của mình, dễ bị người khác sai bảo, không có khả năng chống trả lại kẻ bắt nạt, luôn cảm thấy thiếu sự hỗ trợ chung quanh nên dễ sợ hãi. Những học sinh có đặc điểm tính cách là kiêu căng, vênh váo, xấu tính, tinh tướng, khinh thường người khác, dễ mâu thuẫn với người khác, không hòa đồng không chỉ là đặc điểm của thủ phạm của bắt nạt cũng sẽ là đối tượng để kẻ bắt nạt hướng tới và đó cũng chính là nạn nhân của hiện tượng bắt nạt. Những cá nhân có đặc điểm nhân cách theo hướng tích cực như năng động, linh hoạt, nhanh nhẹn thì ít có nguy cơ bị bắt nạt. 3.2.2. Quan điểm của học sinh về đặc điểm và nhóm đặc điểm nhân cách thủ phạm của bắt nạt. Khi hỏi về đặc điểm tính cách của những học sinh hay bắt nạt, những đặc điểm nhân cách mang tính chất hướng ngoại tiêu cực được lựa chọn nhiều nhất, ví dụ“Vênh váo”,“Xấu tính”,“Thích gây sự”,“Khinh thường người khác”,“Nghịch ngợm”,“Ghê gớm”,“Không có ý thức”,“Nóng tính”,“Mâu thuẫn với người khác”, “Không hòa đồng”,“Thích thể hiện”,“Thích nổi bật” Trong đó đặc điểm nhân cách “Vênh váo” là đặc điểm mà được nhiều học sinh lựa chọn nhất có 222/303 học sinh chiếm 73,3% học sinh lựa chọn, đặc điểm tính cách “xấu tính” cũng là đặc điểm thuộc nét nhân cách hướng ngoại tiêu cực và có 189/303 học sinh lựa chọn chiếm 62,4%, các đặc điểm “thích gây sự”, “khinh thường người khác”, là những đặc điểm tính cách mà cũng được nhiều học sinh lựa chọn và chiểm từ 60- 62,4%. Bên cạnh những đặc điểm nhân cách mang tính hướng ngoại tiêu cực như đã liệt kê ở (bảng 3.6) - là những đặc điểm mà học sinh cho rằng những người nào có những đặc điểm đó thì thường có xu hướng bắt nạt người khác, thì những đặc điểm mang tính hướng nội tiêu cực như thiếu tự tin và đặc điểm hướng ngoại mang tính tích cực như hòa đồng, nhanh nhẹn ít có xu hướng bắt nạt người khác hơn. 3.2. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với các thang đo nhân cách và bảng hỏi nhân cách 3.2.1. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với thang đo nhân cách NEO FFI Kết quả tính tương quan giữa thang đo nhân cách NEO PI-R chúng ta thấy rằng có tương quan thấp giữa lĩnh vực nhiễu tâm với cả hai hình thức bị bắt nạt trực tiếp và bị bắt nạt gián tiếp với các hệ số là r=0,193** đối với bị bắt nạt gián tiếp và r=0,233** đối với bị bắt nạt trực tiếp. Theo quan điểm của trắc nghiệm nhân cách 5 yếu tố thì mặt Nhiễu Tâm có các tiểu thang đo lo âu; giận dữ, thù địch; trầm cảm; ý thức về bản thân; hung tính; dễ bị tổn thương. Qua những đặc điểm của các tiểu thang đo thuộc mặt nhiễu tâm cùng với tương quan giữa thang đo bị bắt nạt và trắc nghiệm nhân cách NEO FFI thì thấy rằng những người có đặc điểm tính cách thuộc nhiễu tâm thì dễ có nguy cơ bị bắt nạt cả ở hai hình thức trực tiếp và gián tiếp. 3.2.2. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với thang đo nhân cách EPI Không có tương quan có ý nghĩa giữa thang đo bị bắt nạt với trắc nghiệm nhân cách EPI. Vì vậy chúng tôi đã so sánh điểm trung bình giữa 4 đặc điểm nhân cách của trắc nghiệm EPI với thang đo bị bắt nạt MPVS, để thấy rằng những học sinh thuộc nhóm nhân cách nào trong trắc nghiệm EPI thì sẽ có nguy cơ bị bắt nạt trực tiếp cao hơn bị bắt nạt gián tiếp. Từ nội dung và ý nghĩa của 4 kiểu nhân cách trong trắc nghiệm Eysenck mà chúng tôi đã nêu ở trên và qua bảng số liệu điểm trung bình giữa bốn kiểu nhân cách với thang đo bị bắt nạt thì thấy rằng những học sinh có đặc điểm là kiểu nhân cách điềm tĩnh thì thường là những người, cẩn thận, tế nhị, nhã nhặn, có thiện chí, nghiêm túc, đáng tin cậy, điềm đạm, bình tĩnh thì rất ít khi bị bắt nạt và trên thực tế số liệu đã cho thấy tỉ lệ những học sinh thuộc kiểu nhân cách này bị bắt nạt là 0,4075 đối với bắt nạt gián tiếp và 0,6667 đối với bắt nạt trực tiếp trong khi đó thì ở kiểu nhân cách linh hoạt và ƣu tƣ thì tỉ lệ học sinh bị bắt nạt lại cao hơn nhiều lần, đặc biệt là ở hình thức bị bắt nạt trực tiếp ở kiểu nhân cách điềm tĩnh thì chỉ có 0,4075 số lượng học sinh có đặc điểm này bị bắt nạt, trong khi đó thì ở kiểu nhân cách linh hoạt 0,9658 và ưu tư là 0,9363, những đặc điểm thuộc kiểu nhân cách linh hoạt là Thích giao du, cởi mở, lém lỉnh, tốt bụng, dễ dãi, vô tư, thích chỉ huy, sôi nổi, nhanh mồm những đặc điểm thuộc kiểu nhân cách ưu tư là khó tính, hay lo sợ, hồi hộp, cứng nhắc, giáo điều, biết điều, bi quan, dè dặt, thận trọng, không thích giao tiếp, trầm lặng. 3.2.3. Quan hệ giữa thang đo bị bắt nạt với bảng hỏi tính cách tự thuật Từ kết quả nghiên cứu cho chúng ta thấy rằng những học sinh có đặc điểm nhân cách tự đánh giá ở tính hướng nội thì dễ bị bắt nạt nhiều hơn những học sinh có đặc điểm nhân cách ở tính hướng ngoại. Học sinh có đặc điểm nhân cách ở tính hướng nội thì bị bắt nạt ở cả hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp, nhưng ở hình thức gián tiếp nhiều hơn trực tiếp còn học sinh có đặc điểm tính cách là tính hướng ngoại thì ít khi bị bắt nạt gián tiếp mà thường chỉ bị bắt nạt trực tiếp. Từ đây có thể kết luận được một điều rằng: học sinh có đặc điểm nhân cách hướng nội thì thường bị bắt nạt ở hình thức gián tiếp còn học sinh có đặc điểm tính cách hướng ngoại thì thường bị bắt nạt ở hình thức trực tiếp hơn là hình thức bắt nạt gián tiếp. 3.3. Mối quan hệ giữa thang đo bắt nạt với các thang đo và bảng hỏi nhân cách 3.3.1. Quan hệ giữa thang đo bắt nạt với thang đo nhân cách NEO FFI Phân tích tương quan cho thấy thang đo bắt nạt có tương quan có ý nghĩa thống kê với 4 trong 5 lĩnh vực nhân cách của NEO FFI. Các tương quan này đều ở mức độ thấp. Thang đo đi bắt nạt và các lĩnh vực của thang đo nhân cách NEO FFI là có tương quan với nhau theo cả hai chiều thuận và ngược. Đối với đặc điểm nhân cách ở mặt NEO–Dễ chịu và NEO–Tận tâm, NEO–Cởi mở thì có tương quan ngược. Như vậy, những học sinh có đặc điểm tính cách trong trắc nghiệm NEO FFI càng dễ chịu, càng tận tâm và càng cởi mở bao nhiêu thì ít có xu hướng đi bắt nạt người khác bấy nhiêu. Ngược lại với các đặc điểm nhân cách nói trên, thì ở đặc điểm nhân cách NEO - Nhiễu tâm thì lại có tương quan thuận với thang đo bắt nạt với hệ số tương quan là r=0,198** có nghĩa là những học sinh có đặc điểm nhân cách trong trắc nghiệm NEO là nhiễu tâm càng cao thì có xu hướng đi bắt nạt người khác càng cao. 3.3.2. Mối quan hệ giữa thang đo bắt nạt với thang đo nhân cách EPI Kết quả xử lý số liệu cho thấy không có tương quan có ý nghĩa thống kê giữa EPI và BQ. Ngoài các phân tích tương quan, chúng tôi cũng phân nhóm các đặc điểm tính cách trong trắc nghiệm nhân cách EPI thành bốn đặc điểm tính cách là: Ưu tư, Điềm tĩnh, Linh hoạt, và Sôi nổi, sau đó so sánh điểm trung bình với thang đo đi bắt nạt thì đạt được kết quả sau. có sự khác nhau về xu hướng bắt nạt người khác giữa 4 đặc điểm nhân cách theo EPI. Kiểu nhân cách Ưu tư, linh hoạt, sôi nổi là những kiểu nhân cách có xu hướng bắt nạt sắp xỉ nhau với điểm trung bình từ 0,4277-0,4321, riêng kiểu nhân cách điềm tĩnh là thấp nhất và chỉ với điểm trung bình là 0,3238. 3.3.3. Quan hệ giữa thang đo bắt nạt với các đặc điểm và nhóm đặc điểm nhân cách tự thuật Giữa thang đo bắt nạt và nhóm đặc điểm nhân cách tự thuật hướng ngoại là có tương quan thuận với nhau với: r=0,244**. Điều đó có nghĩa là những học sinh thuộc nhóm đặc điểm nhân cách hướng ngoại thường có xu hướng bắt nạt nhiều hơn học sinh thuộc nhóm nhân cách hướng nội. Nhìn chung theo bảng số liệu cho thấy dù là đặc điểm nhân cách hướng ngoại tích cực hay tiêu cực thì đều có tương quan thuận với hiện tượng bắt nạt, nghĩa là người có đặc điểm nhân cách hướng ngoại thì có xu hướng đi bắt nạt nhiều hơn so với nhân cách hướng nội. Tuy nhiên thì trong bản thân đặc điểm nhân cách hướng ngoại thì học sinh nào có những đặc điểm nhân cách hướng ngoại tiêu cực thì sẽ có xu hướng đi bắt nạt nhiều hơn so với đặc điểm nhân cách hướng ngoại tích cực, như chúng tôi đã phân tích ở trên. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận Kết quả nghiên cứu thực tiễn của đề tài đã khẳng định giả thiết nghiên cứu ban đầu mà chúng tôi đưa ra là đúng, cụ thể như sau: Thứ nhất, hiện tƣợng bắt nạt bao gồm cả bắt nạt và bị bắt nạt có tƣơng quan với đặc điểm nhân cách của học sinh. Đặc điểm nhân cách của người đi bắt nạt có tương quan thuận với đặc điểm tính cách hướng ngoại tiêu cực, điều đó có nghĩa là những người có đặc điểm nhân cách hướng ngoại cụ thể là hướng ngoại tiêu cực thì có xu hướng bắt nạt nhiều hơn các cá nhân có đặc điểm nhân cách khác. Đặc điểm nhân cách của người bị bắt nạt có tương quan thuận với cả đặc điểm nhân cách hướng nội tiêu cực và hướng ngoại tiêu cực nhưng đặc điểm nhân cách hướng nội tiêu cực là chủ yếu và cá nhân có đặc điểm nhân cách hướng nội tiêu cực này thường bị bắt nạt ở cả hai hình thức bắt nạt gián tiếp và trực tiếp. Còn một phần nạn nhân của bắt nạt có đặc điểm nhân cách hướng ngoại nhưng là hướng ngoại tiêu cực và những cá nhân này này thường bị bắt nạt ở hình thức bắt nạt trực tiếp. Thủ phạm của bắt nạt đôi khi cũng là nạn nhân của bắt nạt. Thứ hai, có sự khác nhau giữa đặc điểm nhân cách của thủ phạm và nạn nhân của bắt nạt. Người đi bắt nạt thường có đặc điểm tính cách hướng ngoại tiêu cực. Người bị bắt nạt thường có đặc điểm tính cách cả hướng nội tiêu cực và hướng ngoại tiêu cực nhưng hướng nội tiêu cực là chủ yếu. Nghiên cứu này đã khám phá ra mối quan hệ, cụ thể là tương quan giữa hiện tượng bắt nạt và thang đo nhân cách NEO FFI. Thang đo bắt nạt và trắc nghiệm nhân cách NEO FFI là có tương quan với nhau theo cả hai chiều thuận và ngược. Cụ thể là thang đo bắt nạt tương quan ngược với đặc điểm nhân cách ở lĩnh vực dễ đồng ý, tận tâm và cởi mở, với hệ số tương quan lần lượt là -0,251**, -0,189**, và 0,149**. Điều đó có nghĩa là những cá nhân có đặc điểm nhân cách thuộc mặt dễ chịu, tận tâm, cởi mở của trắc nghiệm nhân cách NEO FFI càng cao bao nhiêu thì càng ít có xu hướng bắt nạt. Thang đo bắt nạt tương quan thuận với lĩnh vực Nhiễu tâm với hệ số r=0,198**. Điều đó có nghĩa là cá nhân có đặc điểm nhân cách thuộc mặt nhiễu tâm của NEO FFI càng lớn thì xu hướng đi bắt nạt người khác càng nhiều. Thang đo bị bắt nạt và trắc nghiệm nhân cách NEO FFI có tương quan thấp giữa lĩnh vực nhiễu tâm với thang đo bị bắt nạt ở cả hai hình thức bị bắt nạt trực tiếp và bị bắt nạt gián tiếp. Với các hệ số tương quan là r=0,193** đối với bị bắt nạt gián tiếp với hệ số r=0,233 ** đối với bị bắt nạt trực tiếp. Điều này có nghĩa là những cá nhân có xu hướng nhiễu tâm theo NEO FFI thì thường bị bắt nạt ở cả hình thức gián tiếp và trực tiếp. Thứ ba: Một khám phá quan trọng khác của nghiên cứu này là không có bất cứ tương quan có ý nghĩa nào giữa thang đo bị bắt nạt và bắt nạt với trắc nghiệm nhân cách Eysenck. Những sự khác biệt này lại hoàn toàn phù hợp với những kết quả của trắc nghiệm NEO FFI với thang đo bắt nạt và với những đặc điểm nhân cách tự thuật của bản thân học sinh. Đó là, người có đặc điểm nhân cách thuộc nhóm đặc điểm của kiểu nhân cách ưu tư, linh hoạt, sôi nổi thì thường có xu hướng đi bắt nạt người khác nhiều hơn những người có đặc điểm nhân cách điềm tĩnh. Thứ tƣ: Một phát hiện thú vị của đề tài là: Học sinh tự đánh giá về mình (nhóm đối chứng), điểm tích cực là cao nhất và cao hơn hẳn hai nhóm tính cách còn lại. Khi học sinh đánh giá về nạn nhân (người bị bắt nạt), điểm hướng nội tiêu cực là cao nhất và cũng cao hơn hẳn hai nhóm tính cách còn lại. Khi học sinh đánh giá về thủ phạm (người đi bắt nạt), điểm hướng ngoại tiêu cực là cao nhất, và lần nữa cũng cao hơn hẳn hai nhóm tính cách còn lại. Đây là một phát hiện quan trọng và ý nghĩa bậc nhất của đề tài. 2. Khuyến nghị Do vậy để khắc phục được hiện tượng bắt nạt trong trường học nhu cầu cấp thiết là cần xây dựng phòng tâm lý trong các trường học và có các nhà tâm lý học học đường làm việc để có thể hỗ trợ tốt nhất cho học sinh và giáo viên khi cần thiết. Việc thực hiện những trắc nghiệm nhân cách trên học sinh là một công việc hữu ích và cần thiết của các phòng tham vấn học đường, không chỉ ở phương diện hướng học và hướng nghiệp, mà còn hữu ích ở phương diện phòng ngừa và can thiệp những nguy cơ về hành vi và tâm lý, trong đó có bắt nạt và bạo lực học đường. Đối với những học sinh có đặc điểm là hướng nội tiêu cực như ít nói, ngại giao tiếp, yếu đuối, lầm lì, thiếu tự tự, nhút nhát, không có bạnthì thường có nguy cơ trở thành nạn nhân của bắt nạt. Những em có đặc điểm như vậy sẽ được hưởng lợi từ tham vấn, hỗ trợ tâm lý để giúp các em tự tin hơn về bản thân mình, dạy cho các em có kỹ năng mà các em còn yếu như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kết bạn, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn. Từ đó các em có thể trở nên mạnh mẽ hơn, tự đánh giá bản thân cao hơn thì sẽ góp phần làm hạn chế việc bị bạn khác trêu chọc, bắt nạt. Đối với những học sinh có đặc điểm hướng ngoại tiêu cực như vênh váo, khinh thường người khác, thích gây sựvà có các đặc điểm thần kinh không ổn định, nóng tính, khó kiểm soát cảm xúc thì thường có xu hướng bắt nạt người khác. Khi nhà tâm lý đã thông báo cho các em về nhóm đặc điểm nhân cách của mình, giới thiệu cho các em biết về xu hướng hành vi mà các đặc điểm nhân cách đó có, đề cập đến những hậu quả của hành vi nào đó gây ra để giúp học sinh hiểu và có những biện pháp phòng ngừa, hạn chế để những hành vi đó xảy ra. Việc trang bị cho giáo viên và học sinh các kiến thức về bắt nạt, cụ thể là những buổi nói chuyện về hiện tượng bắt nạt và các yếu tố liên quan như giới tính, độ tuổi, nhân cách, gia đình có thể giúp làm giảm hiện tượng bắt nạt trong trường học. Những hoạt động như đào tạo giá trị cuộc sống, kỹ năng kết bạn và giao tiếp với bạn bè sẽ giúp các em biết ứng xử với bạn tốt hơn. Những khóa học kỹ năng sống có thể giúp các em có khả năng đương đầu và giải quyết những khó khăn, mâu thuẫn gặp phải trong cuộc sống một cách hiệu quả nhất, từ đó góp phần cải thiện hiện tượng bắt nạt ở học sinh đang ngày càng trầm trọng hiện nay. References Tài liệu trong nƣớc 1. Phạm Thị Ánh, Nguyễn Thị Si (2010). Mối quan hệ giữa bắt nạt và nhận thức bản thân ở học sinh. Nghiên cứu khoa học sinh viên, Đại học giáo dục, Đại học quốc gia Hà Nội. 2. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Một số vấn đề lý luận nhân cách, NXB giáo dục. 3. Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole (2009). Bị bắt nạt bởi bạn cùng lứa và mối liên hệ với nhận thức bản thân, trầm cảm ở học sinh phổ thông. Tạp chí tâm lý học số 11(128), 11-2009. Số đặc biệt nhân thành lập Trường Đại học Giáo dục. 4. Trần Văn Công, Bahr Weiss, David Cole. Phát triển và thích nghi thang đo bắt nạt và bị bắt nạt cho trẻ em Việt Nam (chưa xuất bản). 5. Lê Thị Phƣơng Hiền (2011). Tìm hiểu thực trạng bạo lực học đường ở học sinh THCS Vụ Bản Nam Định, Khóa Luận tốt nghiệp, Trường ĐH Văn Hiến. 6. Phạm Minh Hạc và cộng sự (Vũ Thị Minh Chí, Nguyễn Văn Huy, Lê Thanh Hương, Phạm Mai Hương, Đào Thị Minh Hương, Nguyễn Công Khanh, Lê Đức Phúc), (2004) Nghiên cứu giá trị nhân cách theo phương pháp NEO PI-R cải biên, NXB Khoa học Xã hội. 7. Nguyễn Thị Nga, (2011). Tìm hiểu hiện tượng bị bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa bàn huyện Thanh Hà, Hải Dương, Luận văn Thạc sỹ, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội. 8. Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Công (2010). Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các ngành học khác nhau (nghiên cứu qua trắc nghiệm NEO PI-R). Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 26 (2010) 198-202). 9. Nguyễn Thị Si (2010), “Tìm hiểu nguyên nhân của các hiện tượng bắt nạt ở học sinh THPT’’, Đại Học Giáo Dục, Đại học quốc gia Hà Nội. 10. Nguyễn Văn Tƣờng (2010). Nghiên cứu về bạo lực học đường. Trung tâm Nghiên cứu tâm lý trẻ em (Trung tâm N - T Nguyễn Khắc Viện). Tài liệu nƣớc ngoài 11. Bond, L., Carlin, J. B., Thomas, L., Rubin, K., & Patton, G. (2001). Does bullying cause emotional problems? A prospective study of young teenagers. BMJ, 323. bmj.com, 480-484. 12. Boulton, M. J. (1999). Concurrent and Longitudinal Relations between Children's Playground Behavior and Social Preference, Victimization, and Bullying. Child Development, 70, 4, 944-954. 13. Callaghan, S., & Joseph, S. (1995). Self-concept and peer victimization among school children. Personality and Individual Difference Vol. 18, No. 1, 161-163. 14. Crick, N.R., & Bigbee, M.A. (1998). Relational and overt forms of peer victimization: A multiinformant approach. Journal of Consulting and Clinical Psychology, 66, 337– 347. 15. Crick, N. R., & Nelson, D. A. (2002). Relational and physical victimization within friendships: Nobody told me there'd be friends like these. Journal of Abnormal Child Psychology, 30, 6, 599-607. 16. Card, N. A., & Hodges, E. V. (2008). Peer victimization among school children: correlations, causes, consequences, and consideration in assessment and intervention. School psychology quartely Vol.23, No.4, 451-461. 17. Cole, D. A., Maxwell, M. A., Dukewich, T. L., & Yosick, R. (2010). Targeted peer victimization and the construction of positive and negative self-cognitions: Connections to depressive symptoms in children. Journal of Clinical Child & Adolescent Psychology, 39, 3, 421–435. 18. .Grills, A. E. & Ollendick T. H. (2010). Peer victimization, global self-worth, and anxiety in middle school children. Jornal of clinical child & adolescent psychology, 31, 1, 2002. 19. Hoover, J. H., Oliver, R., & Hazler, R. J. (1992). Bullying: Perceptions of adolescent victims in the Midwestern U.S.A. School Psychology International, 13, 15-16. 20. Freud, S. 1973 „Why War?‟ In Maple, T. and Matheson, D. W. (ed.) Aggression, Hostility, and Violence – Nature or Nurture? New York. Holt, Rinehart, and Winston, Inc. P. 16-27. Adolescent Girls. Journal of Early Adolescence, 9, 3, 357-375. (20) 21. Lorenz, K. (1963). On aggression. First published 1963 by Verlag Dr Borotha- Schoeler, Vienna, Austria. 1966, 2002 edition by Routledge. (21) 22. Mynard H. & Joseph (2000). Development of the multidimensional peer-victimization scale. Aggressive behavior. Volume 26, pages 169-178. 23. Mynard, H., Joseph, Amie E. Green và Thomas H. Ollendick (2002). Peer- victimisation and posttraumatic stress in adolescents. Personality and Individual Differences, 29, 815-821. 24. Olweus, D. (1994). Bullying at school: What we know and what we can do. Oxford: Blackwell.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf10_1_1_463_1835_1267_2106702.pdf
Luận văn liên quan