Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình

Ở những phần tiếp theo, luận văn giới thiệu và phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển du lịch văn hóa để chỉ ra thuận lợi và khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa Thái Bình. Để tìm hiểu thực trạng tài nguyên và hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh, luận văn đã khảo sát thực trạng tài nguyên du lịch văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý du lịch, nguồn nhân lực du lịch, thị trường và sản phẩm du lịch văn hóa, hoạt động xúc tiến du lịch Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, số liệu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình và điều tra thực địa tại thành phố Thái Bình, các huyện trong tỉnh như Hưng Hà, Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư nhằm tìm hiểu chính xác về thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về du lịch đối với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch; cũng như điều tra về số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa, đặc điểm thị trường khách

pdf31 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3979 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ế giới. Loại hình du lịch này được coi là mang lại lợi ích to lớn cho cộng đồng xã hội theo định hướng phát triển bền vững đồng thời làm hồi sinh các di sản và sống lại nhiều phong tục, truyền thống tốt đẹp cổ xưa. Việc tìm hiểu cách thức tổ chức du lịch văn hóa của những địa phương, quốc gia trên thế giới sẽ là bài học quý cho việc tiến hành, triển khai du lịch ở nước ta. Như khai thác du lịch văn hóa và việc giữ gìn văn hóa dân gian của người dân các bộ lạc vùng Iqaluit - Canada; hay việc chấn hưng văn hóa truyền thống và bảo tồn kiến trúc ở cố đô Luang Prabang ở Lào; hoặc việc phát triển mô hình làng văn hóa dân tộc ở Hàn Quốc… sẽ là những kinh nghiệm quý báu cho những quốc gia đang phát triển lấy du lịch văn hóa làm thế mạnh như Việt Nam. 9 1.2.2. Bài học kinh nghiệm trong nước Ở Việt Nam cũng có những địa phương thực hiện thành công việc đưa văn hóa trở thành sản phẩm du lịch, nâng cao giá trị của sản phẩm và thu hút khách. Huế, phố cổ Hội An là hai trong số những địa phương đã xây dựng được hình ảnh, bản sắc của mình trong phát triển du lịch văn hóa. Mặc dù là những địa danh có tài nguyên nhân văn phong phú, có di sản văn hóa thế giới song vẫn ngừng tự làm mới mình, lạ hóa các sản phẩm du lịch quen thuộc. Đó chính là cách làm du lịch hiệu quả và bền vững, là bài học kinh nghiệm trong tổ chức, quản lý, thực hiện du lịch cho nhiều địa phương khác của cả nước, trong đó có Thái Bình. 1.3. Những vấn đề đặt ra khi nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình Từ những nghiên cứu lý thuyết về du lịch văn hóa và gìn giữ văn hóa cho phát triển du lịch theo định hướng bền vững, từ bài học kinh nghiệm tổ chức, thực hiện sản phẩm du lịch văn hóa ở các quốc gia trên thế giới cũng như các địa phương trong nước, khi nghiên cứu du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình cần quan tâm tới các vấn đề sau đây: - Tài nguyên du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình - Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình - Nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu của phát triển du lịch văn hóa - Thị trường của du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình - Sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh Thái Bình - Tổ chức, quản lý, quy hoạch phát triển du lịch văn hóa - Các hoạt động xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa - Những ảnh hưởng, tác động của du lịch tới các di sản văn hóa. Tiểu kết chương 1 Du lịch văn hóa đang là xu thế, là sự lựa chọn của nhiều quốc gia trên thế giới. Việc nghiên cứu cơ sở lý luận về du lịch văn hóa đã và đang là vấn đề thời sự, có ý nghĩa, nhằm giải quyết cả hai mục tiêu phát triển và bảo tồn. Điều đó góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng lý luận về du lịch. Trong mục tiêu đó, nhiều quốc gia trên thế giới đã thực hiện thành công việc khai thác tối ưu nguồn tài nguyên nhân văn nhằm phát triển du lịch văn hóa. Mặc dầu, mỗi mảnh đất, mỗi địa phương đều có những yếu tố khác biệt nhất định làm nên bản sắc riêng; song đó vẫn là những kinh nghiệm quý báu, những định 10 hướng có giá trị khoa học và thực tiễn cho Thái Bình trong quá trình phát triển. Đây cũng là chương viết hình thành cơ sở lý luận, soi sáng những nội dung nối tiếp ở những chương sau của đề tài. Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Khái quát về Thái Bình Thái Bình nằm ở phía Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội hơn 100km, là tỉnh đồng bằng ven biển, Thái Bình có diện tích 1545km2, với dân số trên 1.785.000 người. Mảnh đất này được coi là địa linh nhân kiệt. Trải qua bề dày lịch sử, người dân Thái Bình đã tạo dựng hàng ngàn di sản văn hóa. Thái Bình hiện còn 2176 di tích văn hóa, bao gồm: 601 ngôi đình, 738 ngôi chùa, 538 miếu thờ, 22 văn chỉ, 26 lăng mộ, 173 từ đường nhà thờ họ, 7 nhà lưu niệm, 59 phủ điện và quán, 12 địa danh lịch sử. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, lịch sử, xã hội cùng nguồn tài nguyên nhân văn phong phú đã trở thành nguồn lực tốt cho phát triển du lịch tỉnh Thái Bình, đặc biệt là loại hình du lịch văn hóa. 2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa 2.2.1. Tài nguyên du lịch văn hóa vật thể 2.2.1.1. Di tích lịch sử - Di tích cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng: Một trong những di tích lịch sử tiêu biểu của thời kỳ lịch sử này là đền Tiên La (Hưng Hà) thờ nữ tướng Vũ Thị Thục. - Di tích về Lý Nam Đế và nhà nước Vạn Xuân: Đình Tử Các - miếu Đồn (Thái Thụy), miếu Hai Thôn (Vũ Thư), đình và đền Cổ Trai (Hưng Hà)… - Di tích nhà Đinh: Các di tích phản ánh về thời kỳ này tiêu biểu là đình Lạc Đạo (thành phố Thái Bình), từ đường Bùi Quang Dũng (Vũ Thư), miếu Ba Thôn (Thái Thụy)… - Di tích nhà Lý: Cụm di tích Lưu Xá (Hưng Hà), chùa làng Riệc (Hưng Hà), chùa Keo (Vũ Thư), chùa Phúc Thắng (Vũ Thư)… là những địa danh tiêu biểu còn lại từ thời Lý. - Di tích thời Trần: Các di tích lịch sử phản ánh về thời đại nhà Trần chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong các di tích ở Thái Bình, tập trung tại xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà. Tiêu 11 biểu là: khu lăng tẩm - đền thờ các vua Trần, lăng mộ, đền thờ Thái sư Trần Thủ Độ và Linh từ Trần Thị Dung… - Di tích thời Lê - Trịnh: Đình Đông Linh (Quỳnh Phụ), từ đường Hoàng Công Chất (Vũ Thư)… - Di tích thời Nguyễn: Đình Tổ (Tiền Hải), đình Lai Vi (Kiến Xương), đình Các Đông (Thái Thụy)… - Di tích lịch sử các danh nhân: Theo thống kê, Thái Bình có 111 vị đỗ Tiến sĩ. Các di tích còn lại đến nay, thờ 66 vị Tiến sĩ đại khoa tại từ đường, đền và miếu. - Di tích lịch sử cách mạng và kháng chiến: Thái Bình có nhiều di tích lịch sử in dấu một thời kỳ cách mạng hào hùng của dân tộc. Đình, chùa, miếu… là nơi hoạt động của chi bộ Đảng. 2.2.1.2. Di tích kiến trúc nghệ thuật Trong 2176 di tích hiện còn ở Thái Bình, có khoảng gần 18% là di tích kiến trúc nghệ thuật. Trong các di tích đó, có khoảng 20% là di tích kiến trúc nghệ thuật thời Lê, còn lại là di tích thời Nguyễn… Các di tích kiến trúc nghệ thuật được thể hiện rất đa dạng gồm cả đình, chùa, đền, miếu, từ đường. Tiêu biểu là chùa Keo (Vũ Thư), đình An Cố (Thái Thụy), đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ)… 2.2.1.3. Di tích khảo cổ Thái Bình hiện nay còn khá nhiều di tích khảo cổ học. Chúng được phân bố nhiều ở vùng ven sông Luộc, sông Hồng, sông Hóa. Trong số đó, có một di tích khảo cổ mang nhiều ý nghĩa lịch sử và giá trị khoa học, là khu phế tích nhà Trần (Tiến Đức, Hưng Hà). Đây là khu lăng tẩm của nhà Trần và hành cung Long Hưng dưới triều Trần. 2.2.2. Tài nguyên du lịch văn hóa phi vật thể 2.2.2.1 Lễ hội dân gian Lễ hội truyền thống đã có và hiện còn ở Thái Bình đáng được xem là tiêu biểu về số lượng, đa dạng về loại hình. Lễ hội truyền thống Thái Bình được phân bố với mật độ cao vào những tháng nông nhàn, tập trung nhiều vào tháng Tư và tháng Chín. Hội làng Thái Bình có nội dung khá phong phú, có đủ mọi loại hình (lễ hội nông nghiệp, lễ hội tôn giáo, lễ hội lịch sử, lễ hội làng nghề…) và ở loại hình nào cũng có thể tìm được những hội đặc sắc, hấp dẫn. Về cơ bản, lễ hội ở Thái Bình có bốn nội 12 dung: tái hiện cuộc sống nông nghiệp, ttôn vinh các anh hùng dân tộc, tái hiện phong tục, tín ngưỡng, hội thi tài. 2.2.2.2. Nghệ thuật biểu diễn truyền thống Nghệ thuật biểu diễn truyền thống của Thái Bình vừa phong phú vừa đặc sắc, mang đậm yếu tố lịch sử và trữ tình, tiêu biểu: - Nghệ thuật chèo: Thái Bình nổi tiếng với ba vùng chèo là chèo Hà Xá (Hưng Hà), chèo Khuốc (Đông Hưng) và chèo Sáo Đền (Vũ Thư). Đây là những dòng chèo đặc trưng của địa phương. - Múa rối nước: Có 7 phường hội cổ truyền ở các làng Nguyễn, Tăng, Tuộc, Đống, Kỳ Hội, Bắc Lạng, Tây Trong, Tây Ngoài của huyện Đông Hưng; mà nay nổi tiếng hơn cả là làng Nguyên Xá. - Các điệu múa dân gian mang sắc thái phồn thực, bản địa như: múa ông Đùng bà Đà, múa Đánh Bệt, múa Bát Dật, múa Giáo Cờ Giáo Quạt, múa Sênh Tiền, múa Trống – Trắc… 2.2.2.3. Nghề và làng nghề truyền thống Thái Bình là đông dân cư, nên bên cạnh nghề nông truyền thống, người dân nơi đây từ lâu đã học hỏi và làm thêm các nghề thủ công để đảm bảo cuộc sống. Bởi vậy, Thái Bình được biết đến là tỉnh có số lượng làng nghề lớn so với các tỉnh đồng bằng. Theo thống kê mới nhất, Thái Bình có 210 làng nghề, tập trung nhiều ở các huyện Vũ Thư, Hưng Hà, Kiến Xương, Tiền Hải, trong đó có nhiều làng nghề có tiềm năng phát triển du lịch. 2.2.2.4. Trò chơi dân gian Trò chơi dân gian là những sản phẩm mang tính vận động đặc trưng và biểu hiệu tinh thần xuất phát từ trong lao động sản xuất. Ở đó thể hiện tính cộng đồng, tính tập thể, tinh thần đoàn kết cao độ. Các ngày hội làng, lễ, tết là dịp để người dân cùng nhau tổ chức các trò chơi dân gian. Ở Thái Bình, các trò chơi dân gian hiện còn rất phong phú và đa dạng. Những trò chơi dân gian ở Thái Bình một mặt thể hiện nét chung của trò chơi dân gian vùng đồng bằng Bắc Bộ, mặt khác thể hiện những đặc trưng của vùng đồng bằng sông nước, làm nông nghiệp. Nếu có cách thức khai thác hợp lý theo thời gian và theo đặc điểm thì đây là một trong những điều kiện tốt làm tăng sức hấp dẫn của sản phẩm du lịch văn hóa, làm phong phú các chương trình du lịch. 2.2.2.5. Văn học dân gian 13 Văn học dân gian lưu truyền ở Thái Bình là sản phẩm tinh thần của nhân dân trong quá trình lao động, sinh hoạt xã hội và đấu tranh với thiên nhiên, với thù trong giặc ngoài. Nó là trí tuệ được kết tinh vừa mang tính địa phương vừa mang tính phổ quát của một vùng đồng bằng đông dân cư, rất phong phú, đa dạng bao gồm cả ca dao, tục ngữ, truyền thuyết, giai thoại, phương ngôn… 2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch văn hóa 2.3.1. Hệ thống cơ sở lưu trú Trong những năm gần đây, hệ thống các cơ sở lưu trú, dịch vụ ở Thái Bình phát triển với tốc độ nhanh, từng bước đã được nâng cao về cả chất lượng và số lượng, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch ở mức độ nhất định. Năm 2005, cả Thái Bình có 48 cơ sở lưu trú với 685 phòng. Đến năm 2011, đã tăng lên 112 cơ sở với 1825 phòng. Trong đó có 12 khách sạn thuộc sở hữu nhà nước, còn lại là do tư nhân quản lý. Tuy nhiên, số cơ sở lưu trú du lịch tăng nhanh về số lượng nhưng chất lượng không được cải thiện nhiều. Hiện chỉ có 1 khách sạn 4 sao đang xây dựng, 5 khách sạn 1-2 sao. Tốc độ nhà nghỉ tư nhân tăng đáng kể song không có quy hoạch, quy mô không lớn, trang thiết bị, dịch vụ không đầy đủ, dẫn tới công suất sử dụng phòng thấp, chỉ khoảng 55 - 60% 2.3.2. Hệ thống cơ sở kinh doanh ăn uống Các nhà hàng ăn uống ở Thái Bình nhìn chung thiếu, chỉ có nhà hàng trong khách sạn Thái Bình là đủ tiêu chuẩn phục vụ khách quốc tế, nhưng nay đang trong quá trình xây dựng. Những năm gần đây các quán ăn, nhà hàng tư nhân của Thái Bình phát triển với tốc độ khá nhanh, phần nào đáp ứng nhu cầu của khách du lịch đang tăng lên về số lượng, nhưng chủ yếu cũng chỉ phục vụ khách nội địa, còn nhiều hạn chế về tiêu chuẩn vệ sinh và trình độ phục vụ. 2.3.3. Hệ thống cơ sở kinh doanh lữ hành Hiện tại hoạt động kinh doanh lữ hành đã bắt đầu có chiều hướng chuyển biến tốt hơn so với các năm trước. Số lượng doanh nghiệp lữ hành tăng nhanh. Năm 2005 có 5 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, đến năm 2011 toàn tỉnh đã có 11 doanh nghiệp kinh doanh lữ hành, trong đó có nhiều doanh nghiệp tư nhân, liên doanh năng động, dễ thích ứng với thị trường. Tuy nhiên phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch tại các doanh nghiệp lữ hành còn gặp nhiều khó khăn. Hiện tại, không có nhiều doanh nghiệp có xe 45 chỗ, một vài doanh nghiệp có xe 16 chỗ, 24 chỗ. 14 2.3.4. Phương tiện vận chuyển khách du lịch Tuy chưa có nhiều đơn vị tổ chức chuyên về dịch vụ này, song do quy luật cung - cầu, dịch vụ vận chuyển khách du lịch ngày càng phát triển, đáp ứng được lượng khách đi du lịch ngày càng cao ở Thái Bình. Theo số liệu thống kê, hiện có khoảng 350 đầu xe chuyên chở khách, chất lượng phục vụ đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng tốt hơn. 2.3.5. Các trung tâm văn hóa, thể thao phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí Ở Thái Bình những năm gần đây, số lượng và chất lượng các trung tâm này đang từng bước được nâng cấp, cải thiện nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu của đời sống dân cư địa phương, đồng thời góp phần tham gia vào những sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch của tỉnh, của vùng và quốc gia. Năm 2011, thành phố Thái Bình hiện có 1 bảo tàng, 2 trung tâm văn hóa, 1 rạp chiếu phim, 1 nhà triển lãm, 1 nhà hát chèo, 1 nhà hát cải lương, 1 đoàn ca múa kịch, 1 nhà thi đấu, 1 sân vận động, 1 bể bơi lớn, 1 sân tennis… góp phần đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. 2.4. Nguồn nhân lực 2.4.1. Thực trạng chung nguồn nhân lực du lịch Thái Bình Nguồn nhân lực du lịch Thái Bình trong 5 năm trở lại đây tăng đáng kể cả về số lượng và chất lượng. Năm 2010 tổng số lao động du lịch là 3305 tăng 3,11 lần so với năm 2005. Trong đó lao động trực tiếp chiếm phần lớn (từ 56,7% - 68,0% qua các năm) và tăng mạnh qua các năm. Năm 2010 số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 2249 tăng gấp 3,31 lần so với năm 2005. Bên cạnh lao động trực tiếp, ngành du lịch của tỉnh còn thu hút hàng nghìn lao động gián tiếp. Giai đoạn 2005 - 2010, số lượng lao động gián tiếp đã tăng 2,61 lần và theo dự báo còn tiếp tục tăng. Tuy nhiên, số lượng lao động trong du lịch đạt trình độ trên đại học, đại học và cao đẳng còn rất khiêm tốn. Năm 2010 lực lượng này chỉ chiếm 11,1% trong tổng số. 2.4.2. Lực lượng cán bộ quản lý nhà nước về du lịch Hiện nay số lượng cán bộ công chức làm việc tại Sở gồm 53 cán bộ thuộc 8 phòng ban chức năng. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, 90% số cán bộ của Sở là trình độ đại học và trên đại học, bao gồm các hệ cả chính quy và tại chức. Đơn vị sự nghiệp làm việc thường xuyên tại Sở là Trung tâm Xúc tiến Du lịch Thái Bình, được thành lập năm 2009, với số lượng cán bộ gồm 8 thành viên, trình độ từ cao đẳng đến đại học. Tuy 15 nhiên, kiến thức về du lịch, chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. 2.5. Thị trường khách du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình 2.5.1. Thực trạng về lượng khách du lịch Số lượng khách du lịch đến Thái Bình có mức tăng trưởng nhanh và đều, mức tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2000 - 2010 là 15,9%. Năm 2000 Thái Bình mới chỉ đón được 92.000 lượt khách, đến năm 2010 lượng khách du lịch đến Thái Bình đạt 450.000 lượt. Trong đó, chủ yếu là khách du lịch nội địa, với mức tăng 15,3% trong vòng 10 năm, chiếm khoảng 96,2% trong tổng số khách tới tỉnh. Khách quốc tế mặc dù mức tăng bình quân năm giai đoạn này khá cao 30,3% nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng số (khoảng 3,8%). Trong đó, khách đi du lịch văn hóa chiếm tới 95% tổng số khách phân theo loại hình du lịch. Mặc dù có sự tăng trưởng nhanh chóng trong những năm qua nhưng so với một số tỉnh, thành phố trong cả nước thì ngành du lịch Thái Bình vẫn còn rất nhỏ bé. Lượng khách du lịch hàng năm ít, nhất là khách quốc tế. Năm 2009 chỉ chiếm 1,25% khách nội địa, 0,09% khách quốc tế so với tổng số khách du lịch của cả nước. 2.5.2. Đặc điểm nguồn khách du lịch Khách du lịch đến Thái Bình vẫn chủ yếu khách du lịch kết hợp với các mục đích khác như công tác, hội nghị, hội thảo, nghiên cứu… và khách đi với mục đích thăm thân. Khách du lịch với mục đích thuần túy còn rất hạn chế, chiếm một tỉ lệ nhỏ. Điều này cho thấy, sức hấp dẫn của các điểm du lịch nói chung và điểm du lịch văn hóa ở Thái Bình nói riêng còn hạn chế, chưa đủ sức lôi cuốn khách du lịch. Khách đi du lịch với mục đích kết hợp luôn chiếm tỷ lệ cao: 62,3% với khách nội địa; 52,3% đối với khách quốc tế. Chính bởi lượng khách du lịch hạn chế, số ngày lưu trú không nhiều nên doanh thu từ du lịch của Thái Bình còn khiêm tốn. Tỷ trọng GDP du lịch so với GDP cả tỉnh và so với doanh thu du lịch cả nước chưa đáng kể. Năm 2008, 2009 chỉ chiếm lần lượt 0,8%, 0,9% doanh thu du lịch cả nước. 2.6. Sản phẩm du lịch văn hóa 2.6.1. Sản phẩm du lịch văn hóa vật thể - Du lịch tham quan các di tích lịch sử - văn hóa: với các điểm du lịch nổi tiếng là cụm di tích Lưu Xá (Canh Tân, Hưng Hà), khu di tích và lăng mộ các vua Trần (Tiến Đức, Hưng Hà)... 16 - Du lịch tham quan các di sản tín ngưỡng tâm linh: với các điểm di tích nổi tiếng cả đồng bằng Bắc Bộ như chùa Keo (Vũ Thư) thờ Không Lộ thiền sư, đền Quan (thành phố Thái Bình) thờ Nam Đạo Đại thần tướng, đền Đồng Bằng (Quỳnh Phụ) thờ Vua Cha Bát Hải Động Đình, đền Tiên La (Hưng Hà) thờ Bát Nạn Tướng Quân… - Du lịch tham quan các di tích cách mạng: Khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh (Vũ Thư), Khu lưu niệm đồng chí Nguyễn Đức Cảnh (Thái Thụy), nhà thờ Phạm Quang Lịch (Kiến Xương), làng kháng chiến Nguyên Xá (Đông Hưng), Chùa Chung - Mả Bụt (Tiền Hải)… - Du lịch tham quan các di tích danh nhân: cụm di tích lưu niệm danh nhân Lê Quý Đôn (Hưng Hà), đền Quan Trạng (Hưng Hà), từ đường họ Đỗ… - Du lịch tham quan các di tích kiến trúc nghệ thuật: tới các địa chỉ nổi tiếng được biết đến như chùa Keo (Vũ Thư), Đình An Cố (Thái Thụy), Đình Đá (Quỳnh Phụ), Đền Đồng Xâm (Kiến Xương)… 2.6.2. Sản phẩm du lịch văn hóa phi vật thể - Du lịch lễ hội truyền thống: hiện nay Thái Bình có khoảng 200 lễ hội, trong đó có rất nhiều lễ hội tiêu biểu như lễ hội chùa Keo, lễ hội đền Đồng Bằng, lễ hội đền Tiên La, hội đền Đồng Xâm, hội làng Quang Lang, hội đền Vọng Lỗ… - Du lịch làng nghề thủ công truyền thống: làng nghề chạm bạc Đồng Xâm, làng thêu Minh Lãng, làng chiếu Hới, làng nghề ươm tơ Bách Thuận, nghề dệt vải làng Mẹo xã Thái Phương, làng nghề dệt đũi Nam Cao… là những làng nghề có lịch sử lâu đời, sản phẩm đã khẳng định được trên thị trường trong nước và quốc tế. - Du lịch thưởng thức nghệ thuật diễn xướng truyền thống: với các loại hình nghệ thuật nổi tiếng như chiếu chèo làng Khuốc (Đông Hưng), múa rối nước làng Nguyễn (Đông Hưng)… Đây là một trong những ưu thế độc đáo của Thái Bình. - Các sản phẩm du lịch văn hóa khác: ẩm thực, sản phẩm thủ công mỹ nghệ… 2.7. Tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa 2.7.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở địa phương là Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, tham mưu và giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: văn hóa, thể dục - thể thao và du lịch… Hiện nay, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình có 55 cán bộ công chức, viên chức; gồm lãnh đạo sở, các phòng nghiệp vụ, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Năm 2009 Trung tâm 17 Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình được thành lập, đảm nhận chuyên trách mảng công việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh của du lịch Thái Bình. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình đã phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch xây dựng Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020, với những định hướng cụ thể về quản lý nhà nước, thị trường du lịch, phát triển sản phẩm (trong đó ưu tiên phát triển sản phẩm du lịch văn hóa), định hướng về xúc tiến, quảng bá du lịch, đào tạo nguồn nhân lực du lịch, dự báo về mức tăng trưởng du lịch Thái Bình và đưa ra các phương án để phát triển du lịch Thái Bình. Đồng thời đang tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch giai đoạn 2010 - 2020 của tỉnh. 2.7.2. Chính quyền địa phương và Ban quản lý các di tích Cơ quan quản lý trực tiếp các hoạt động du lịch trên địa bàn huyện, thành phố là phòng Công thương trực thuộc Ủy ban nhân dân huyện. Được sự hướng dẫn về nghiệp vụ của sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, phòng Công thương các huyện, thành phố đã triển khai các nhiệm vụ như: tăng cường công tác quản lý đối với các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch, các khu, điểm du lịch trên địa bàn; phối hợp quảng bá các lễ hội, danh thắng, di tích tới du khách; tổng hợp báo cáo tình hình hoạt động du lịch, xây dựng triển khai kế hoạch phát triển du lịch của địa phương hàng quý, hàng năm. Đội ngũ Ban quản lý khu du lịch, điểm du lịch của Thái Bình hiện nay chưa nhiều. Tính đến năm 2011 mới có 5 Ban quản lý đi vào hoạt động một cách có tổ chức và chính thức là: Ban quản lý Cồn Vành, Ban quản lý khu di tích chùa Keo, Ban quản lý đền Đồng Bằng, Ban quản lý đền Tiên La, Ban quản lý di tích đền Trần; với số lượng trung bình 10 người/ 1 ban quản lý. Lực lượng mỏng, nhiều cán bộ chưa được đào tạo chuyên ngành du lịch, khối lượng công việc nhiều nên công tác quản lý tại điểm của các Ban quản lý vẫn còn một số tồn tại, chưa thực sự hiệu quả. 2.7.3. Các cơ sở, đơn vị du lịch Hiện nay đội ngũ quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thái Bình (bao gồm từ cấp trưởng, phó phòng trở lên) là 212 người, bao gồm: Giám đốc, các phó giám đốc doanh nghiệp: 87 người; Trưởng, phó các phòng, kế toán trưởng: 125 người. Hiện Thái Bình đã có hơn 100 cơ sở lưu trú, hiện đang xây dựng 18 khách sạn Dầu khí đạt tiêu chuẩn 4 sao, hơn 10 công ty lữ hành và các công ty vận chuyển khách, 5 trung tâm siêu thị mua bán đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch… Tuy nhiên, trong lực lượng cán bộ làm công tác quản lý các doanh nghiệp kinh doanh du lịch trên địa bàn Thái Bình có một số được chuyển từ các ngành khác sang nhưng chưa được đào tạo bồi dưỡng về du lịch, số còn lại là cán bộ của các doanh nghiệp đơn vị tư nhân hầu hết chưa được đào tạo qua các trường lớp về du lịch. 2.8. Xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch văn hóa Trung tâm Xúc tiến Du lịch trực thuộc Sở theo được thành lập theo quyết định số 1064/QĐ-UBND ngày 19/05/2009 - là đơn vị chuyên trách về xúc tiến, quảng bá, giới thiệu hình ảnh du lịch Thái Bình. Trung tâm Xúc tiến Du lịch được thành lập nhằm đáp ứng mảng công việc về xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Thái Bình. Mặc dù mới thành lập, song năm 2010, nhiều hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch được tổ chức tạo hiệu quả trong phát triển du lịch, thu hút lượng khách du lịch đến với Thái Bình ngày một đông, tổng GDP từ du lịch từng bước tăng trưởng. Cụ thể như: - Sở đã tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thành công Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình năm 2010 tại đền Trần (Tiến Đức, Hưng Hà). - Xuất bản gần 2000 tập bản đồ du lịch và đĩa VCD giới thiệu về du lịch Thái Bình trong Tuần lễ, qua đó góp phần giới thiệu hình ảnh khu di tích, lăng mộ các vua Trần và hình ảnh du lịch Thái Bình tới khách du lịch. - Sở phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện Tiền Hải tổ chức thành công Tuần Du lịch biển ở Cồn Vành vào hè 2010. - Trung tâm Xúc tiến Du lịch đã phối hợp với Đài Phát thanh - truyền hình Vĩnh Long và Công ty Quảng cáo Nhất thực hiện ghi hình giới thiệu một số điểm du lịch tiêu biểu của Thái Bình trên chương trình truyền hình Du lịch khám phá; tham gia Hội chợ quảng bá du lịch tại Thiên Đường Bảo Sơn nhân dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. 2.9. Tác động của du lịch tới các di sản văn hóa Thái Bình là tỉnh mà hoạt động du lịch diễn ra chưa nhiều, số lượng du khách tới những năm gần đây tuy có tăng nhưng chưa thật đông. Vì vậy, hệ thống di sản văn hóa ở Thái Bình chưa phải chịu nhiều những tác động tiêu cực từ hoạt động du lịch như: sự quá tải về lượng khách vào mùa cao điểm, thương mại hóa, tệ nạn xã hội, sự xuống cấp của chất lượng môi trường… 19 Từ năm 2000, Thái Bình đã có nhiều dự án đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử văn hóa và khôi phục các làng nghề truyền thống. Nhiều dự án đã hoàn thành và đi vào hoạt động, góp phần cải thiện tình hình hoạt động du lịch của tỉnh với chiều hướng tích cực. Giai đoạn 2001 - 2005 đã huy động tổng vốn đầu tư phát triển du lịch đạt 52,7 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch là 27,528 tỷ đồng. Giai đoạn 2006 - 2010 huy động tổng vốn đầu tư cho phát triển du lịch đạt 280 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách nhà nước đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch là 65 tỷ đồng. Về doanh thu du lịch, năm 2010 đã đạt được 125 tỷ đồng, góp một phần nhất định vào GDP của toàn tỉnh. Tiểu kết chương 2 Thái Bình là tỉnh có nguồn tài nguyên du lịch nhân văn phong phú, đa dạng; là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch với nhiều mục đích khác nhau như: tham quan, học tập, nghiên cứu, tìm về nguồn cội, lịch sử, tín ngưỡng tâm linh… Đây là tiền đề tốt để ngành du lịch phát triển, đem lại những cơ hội việc làm, nâng cao đời sống kinh tế và hiểu biết xã hội cho người dân địa phương; đồng thời cũng đem lại doanh thu đóng góp và sự phát triển chung về mọi mặt của tỉnh. Song trên thực tế, du lịch Thái Bình chưa tận dụng và khai thác hiệu quả những tiềm năng, thế mạnh của nguồn tài nguyên này trong quá trình phát triển. Lượng khách du lịch đến đây hàng năm tăng nhưng vẫn còn quá nhỏ, doanh thu từ hoạt động du lịch đóng góp vào GDP của tỉnh chưa nhiều. Điều này đồng nghĩa với mức chi tiêu của khách du lịch đến Thái Bình thấp, thời gian lưu trú ngắn, khách nước ngoài và khách có khả năng thanh toán cao chưa nhiều. Nguyên nhân chính là do sản phẩm du lịch văn hóa của tỉnh nghèo, đơn điệu, chưa phát huy được ưu thế về giá trị và tính độc đáo, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách, vì thế chưa có sức cạnh tranh trên thị trường ngày càng đa dạng. Để phát triển du lịch văn hóa Thái Bình hiệu quả và chuyên nghiệp, nhiều vấn đề cần được điều chỉnh, bổ sung, đổi mới. Đó chính là lý do cho nội dung được trình bày ở chương tiếp theo, cũng là chương khép lại của đề tài nghiên cứu này. 20 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA TỈNH THÁI BÌNH 3.1. Những căn cứ đề xuất giải pháp 3.1.1. Căn cứ lý luận Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2001 - 2010 và Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2011 - 2020 đã nêu rõ những định hướng và quan điểm phát triển du lịch của tỉnh trên từng vấn đề. Những giải pháp, phương án triển khai cụ thể phải phù hợp với định hướng phát triển chung của ngành và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, cụ thể trên những phương diện: 3.1.1.1. Định hướng phát triển theo ngành - Mục tiêu kinh tế: Quy hoạch phát triển du lịch là nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng của Thái Bình, để phát triển ngành du lịch thành ngành kinh tế quan trọng, tăng cường thu hút khách, nâng cao nguồn thu nhập từ du lịch, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng tỷ trọng ngành du lịch vào tổng GDP của tỉnh, tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư. - Mục tiêu văn hóa - xã hội: Phát triển du lịch cần đẩy mạnh giao lưu giữa các vùng, các miền trong cả nước và quốc tế, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân, tạo thêm nhiều công ăn việc làm mới cho toàn xã hội. 3.1.1.2. Định hướng phát triển theo lãnh thổ Quy hoạch không gian du lịch của Thái Bình đã được xác định theo 3 tuyến chính là: - Tuyến đường 10 từ Thành phố đi Hải Phòng - Tuyến Thành phố đi Đồng Châu và vùng phụ cận - Tuyến Thành phố đi Diêm Điền - Tuyến du lịch sông Hồng nối Thái Bình với Hưng Yên và thủ đô Hà Nội 3.1.2. Căn cứ thực tiễn - Việc phát triển du lịch chưa tương xứng với tiềm năng. Tài nguyên du lịch nhân văn của Thái Bình phong phú, đặc sắc nhưng sản phẩm lại đơn điệu, chưa hấp dẫn, thiếu tính cạnh tranh, chưa làm tăng lên giá trị điểm đến du lịch trong việc xây dựng chương trình và thiết kế sản phẩm. 21 - Công tác quản lý nhà nước về quy hoạch, dự án du lịch, tổ chức hoạt động du lịch chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn, tính hiệu quả chưa cao. - Hệ thống cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn nhiều hạn chế, thiếu những cơ sở có chất lượng cao, quy mô lớn đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách du lịch. - Các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch: lưu trú, lữ hành, vận chuyển chủ yếu hoạt động cá nhân, quy mô nhỏ, sự liên kết còn rời rạc. - Về đầu tư du lịch, tiến độ triển khai chậm, chủ yếu tập trung vào đầu tư cơ sở lưu trú, các lĩnh vực khác như khu vui chơi, giải trí, phát triển sản phẩm lưu niệm, ẩm thực… chưa được chú trọng. 3.2. Những giải pháp phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình 3.2.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch văn hóa 3.2.1.1. Các cơ quan quản lý nhà nước về phát triển du lịch văn hóa - Lập quy hoạch phát triển du lịch: Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, cơ quan quản lý nhà nước cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và phát triển Du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2011 - 2020, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ra Quyết định ban hành và tổ chức triển khai thực hiện. Triển khai lập, xét duyệt các đồ án quy hoạch chi tiết các khu vực trọng điểm, trên cơ sở đó xây dựng các dự án ưu tiên đầu tư theo từng giai đoạn. Đề tạo điều kiện phát triển bền vững và hiệu quả cần chú trọng đến việc lập và xét duyệt các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, dự án nâng cấp, bảo tồn tài nguyên du lịch văn hóa. - Tăng cường công tác quản lý kinh doanh du lịch văn hóa: bằng việc quản lý kinh doanh du lịch văn hóa. Cần tập trung vào việc khắc phục những tồn tại của doanh nghiệp du lịch (như thiếu nguồn lao động chuyên nghiệp, phòng khách sạn chưa đạt tiêu chuẩn, kinh doanh trái với pháp luật…), Thành lập hiệp hội du lịch của tỉnh để tăng cường sự trao đổi, liên kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động giữa các doanh nghiệp du lịch, Tiến hành tích cực những cuộc thanh tra, kiểm tra thường kỳ và ngẫu nhiên đối với các đơn vị du lịch, các điểm du lịch…, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm. - Ban hành, bổ sung, điều chỉnh cơ chế chính sách có liên quan đến phát triển du lịch văn hóa. - Cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch văn hóa 22 3.2.1.2. Các đơn vị kinh doanh du lịch Các cơ sở dịch vụ du lịch (nhà hàng, khách sạn, công ty lữ hành, khu du lịch…) cần phải nâng cao ý thức trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh và tuân thủ quy định pháp luật của nhà nước về du lịch. Kiểm tra định kỳ, bảo trì, thay mới trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo hoạt động tốt đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch tại cơ sở mình. Tổ chức các đợt tuyển dụng nhân viên được đào tạo, có tay nghề cao, mở các lớp đào tạo ngắn hạn về nghiệp vụ du lịch (lễ tân, buồng, bàn, bar, bếp, hướng dẫn viên…) tại chỗ hoặc gửi đi các cơ sở đào tạo khác, tổ chức giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp để nâng cao tay nghề. Bên cạnh đó, cần có bộ phận phụ trách về môi trường tại doanh nghiệp, phải có báo cáo định kỳ với cơ quan quản lý về môi trường về tình trạng xử lý chất thải của doanh nghiệp. 3.2.1.3. Chính quyền địa phương Chính quyền địa phương cùng với các cơ quan quản lý về du lịch, môi trường, xây dựng, văn hóa… cần có những quy định về việc xử phạt đối với các hành vi vi phạm những quy định về môi trường, vi phạm luật du lịch, luật di sản…; tổ chức giáo dục, tuyên truyền rộng rãi cho người dân về kiến thức văn hóa, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định của Luật Du lịch, Luật Di sản, quan tâm tạo điều kiện về vốn kinh doanh. 3.2.2. Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật 3.2.2.1. Hoàn thiện hệ thống giao thông - Giao thông đường bộ: xúc tiến đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Ninh Bình - Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh, đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện quốc lộ 39 hướng đi Hưng Yên. Kiểm tra, giám sát, đảm bảo dự án cầu Thái Hà được thực hiện đúng tiến độ. Đầu tư xây dựng hệ thống đường nối các điểm đến du lịch cho thuận tiện, khổ đường đủ rộng để đáp ứng nhu cầu vận chuyển du khách. - Giao thông đường thủy: Đầu tư phát triển hệ thống giao thông đường sông với hệ thống bến bãi có tính tới các điểm di tích, trang bị tàu thuyền du lịch để hướng tới xây dựng tuyến du lịch đường sông Thái Bình - Hưng Yên - Hà Nội. - Giao thông đường sắt: Giai đoạn 2016 - 2020, nhà nước có kế hoạch đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng. Tỉnh cần quan tâm sát sao, phối hợp, tham gia thực hiện dự án giao thông này. 3.2.2.2. Đầu tư nâng cấp hệ thống cơ sở lưu trú 23 Hoàn thành dự án khách sạn Dầu khí. Kêu gọi đầu tư xây dựng các khách sạn 3 sao trở lên ở trung tâm thành phố và khu du lịch Đồng Châu là hai điểm có khả năng hút khách lưu trú lớn. Đối với các khách sạn nhỏ, nhà nghỉ tư nhân cần rà soát, hợp nhất hoặc đầu tư nâng cấp trang thiết bị, tiện nghi đảm bảo nhu cầu của khách du lịch lưu trú qua đêm. 3.2.2.3. Đầu tư xây dựng cơ sở vui chơi, giải trí và các công trình bổ trợ Thời gian tới cần xây dựng các công trình vui chơi, giải trí, hội nghị, hội thảo… tại các khu du lịch trọng điểm như: khu vực thành phố, khu Đồng Châu, Cồn Vành. 3.2.3. Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch Chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố quyết định chất lượng của các sản phẩm dịch vụ du lịch. Nhìn chung, trong thời gian qua, nguồn nhân lực ở Thái Bình chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của sự phát triển du lịch, do đó việc đầu tư phát triển nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là việc làm hết sức cấp thiết. Công việc này cần được tiến hành trên cả 3 đối tượng: nguồn nhân lực quản lý nhà nước về du lịch, nguồn nhân lực tại các cơ sở kinh doanh du lịch, người dân địa phương, đội ngũ hướng dẫn viên và thuyết minh viên tại điểm. 3.2.4. Giải pháp về thị trường du lịch Trong thời gian dài hạn, chiến lược phát triển du lịch là xây dựng Thái Bình trở thành điểm đến du lịch có bản sắc riêng, thu hút khách trong nước và quốc tế với nhiều sản phẩm du lịch văn hóa đa dạng và phong phú của một vùng đồng bằng ven biển. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, do điều kiện cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật hạn chế, nguồn lao động du lịch thiếu và yếu, vốn đầu tư chưa nhiều… thì giải pháp hiện nay cho du lịch Thái Bình là xây dựng tỉnh thành điểm nối tour với du lịch các tỉnh lân cận trong vùng có tiềm năng du lịch lớn và hàng năm thu hút một lượng du khách đáng kể như Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Hưng Yên… Để làm được mục tiêu này, tỉnh cần thực hiện liên kết với các tỉnh bạn, nghiên cứu thị trường, học hỏi kinh nghiệm, đưa ra sản phẩm khác biệt trong quá trình thiết kế, xây dựng chương trình du lịch cho khách, có phương án kéo dài thời gian lưu trú của du khách tại tỉnh, nhằm đem lại nhiều hơn nguồn thu nhập từ du lịch. 24 3.2.5. Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa 3.2.5.1. Xây dựng các tuyến, điểm du lịch quan trọng, xây dựng chương trình du lịch có năng kết hợp các loại hình du lịch - Tuyến du lịch đường bộ: tập trung vào 3 tuyến chính: Tuyến Thành phố - đền Đồng Bằng - làng Nguyên Xá - làng Khuốc Tuyến Thành phố - đền Tiên La - khu di tích và lăng mộ các vua Trần Tuyến Thành phố - làng vườn Bách Thuận - chùa Keo - Tuyến du lịch đường sông: Hai tuyến du lịch đường sông nối Thái Bình với các tỉnh lân cận cần đầu tư khai thác là: Tuyến Thành phố - Phố Hiến - Đa Hòa Dạ Trạch (Hưng Yên) - Bát Tràng (Hà Nội), Tuyến Thành phố - làng vườn Bách Thuận - chùa Keo - Nam Định. - Tuyến du lịch đê sông Hồng: Hiện nay tỉnh đang đầu tư nâng cấp tuyến đường đê sông Hồng và đường ven biển. Khi hoàn thành sẽ tạo điều kiện phát triển tuyến du lịch đê sông Hồng: Hà Nội - Đa Hòa Dạ Trạch - Phố Hiến - làng Bách Thuận - Đồng Châu - Diêm Điền - Đồ Sơn. 3.2.5.2. Đa dạng hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ du lịch - Đầu tư phát triển có hệ thống các làng nghề thủ công truyền thống, tạo ra các sản phẩm, mang đặc trưng văn hóa địa phương. - Tổ chức khai thác ẩm thực Thái Bình phục vụ nhu cầu của khách du lịch, như: bánh đa canh cá, gỏi nhệch, bánh cáy, ổi bo… - Chọn lọc một số nghi thức, tổ chức các trò chơi dân gian gắn với sinh hoạt cộng đồng trong các lễ hội truyền thống để khách du lịch có thể tham gia. - Đối với các loại hình nghệ thuật truyền thống mà hiện nay việc khai thác còn gặp rất nhiều khó khăn, Sở cần có kế hoạch mở rộng các điểm biểu diễn không chỉ tại nhà hát của tỉnh mà có thể tổ chức biểu diễn tại các làng văn hóa sau khi hoàn thành việc phục dựng, trong không gian các khách sạn. 3.2.6. Giải pháp đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch - Tăng cường xúc tiến quảng bá trong nước và quốc tế, chú trọng tuyên truyền tạo dựng hình ảnh của du lịch Thái Bình, tập trung vào các sản phẩm lợi thế của tỉnh. - In ấn, xuất bản các ấn phẩm, pa nô, phim tư liệu quảng bá về du lịch Thái Bình, các điểm du lịch văn hóa nổi tiếng của tỉnh giới thiệu rộng rãi trên các kênh truyền hình, tại các điểm du lịch, các hội chợ… 25 - Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, đa dạng hóa các hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh với những hình thức như website du lịch, báo du lịch điện tử, thương mại du lịch điện tử… 3.2.7. Giải pháp về bảo tồn di sản - Đối với cơ quan quản lý nhà nước, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa thông qua các biện pháp: Tổ chức thực hiện các dự án nghiên cứu, thống kê di sản, phân loại các di sản văn hóa trong phạm vi toàn tỉnh, kiểm tra, khảo sát thường xuyên, định kỳ về di sản văn hóa, đầu tư, hỗ trợ kinh phí cho các hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân gian… - Nhà nước tôn vinh và có chính sách đãi ngộ đối với các nghệ nhân, nghệ sĩ thông qua các biện pháp như tặng Huân chương, Huy chương, danh hiệu vinh dự nhà nước đối với nghệ nhân, nghệ sĩ nắm giữ và có công bảo tồn, phổ biến nghệ thuật truyền thống. - Đối với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch: bảo vệ, giữ gìn vệ sinh tại các khu, điểm du lịch văn hóa khi đưa khách du lịch tới tham quan và khi xây dựng các công trình kiến trúc tại các khu, điểm du lịch. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhân viên, du khách hiểu và có ý thức giữ gìn, bảo vệ di sản văn hóa. Tiểu kết chương 3 Trên cơ sở định hướng chiến lược phát triển du lịch của ngành du lịch Việt Nam, của ngành du lịch tỉnh Thái Bình, qua khảo sát thực tiễn hoạt động du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình, luận văn đã bước đầu đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình. Đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Thái Bình” đã đưa ra một số giải pháp gồm 7 nhóm: (1) Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt dộng du lịch văn hóa, (2) Giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch, (3) Giải pháp về nguồn nhân lực, (4) Giải pháp về thị trường, (5) Giải pháp về sản phẩm, (6) Giải pháp về tăng cường xúc tiến, quảng bá, (7) giải pháp về bảo tồn di sản văn hóa. Các giải pháp này nhằm mục đích tổ chức và khai thác sản phẩm du lịch văn hóa Thái Bình một cách hiệu quả, đáp ứng chủ trương đưa du lịch trở thành ngành kinh tế có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, trong đó du lịch văn hóa được coi là thế mạnh nổi trội; đồng thời góp phần bảo tồn, 26 gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong quá trình tổ chức hoạt động du lịch Thái Bình. KẾT LUẬN 1. Ở nhiều quốc gia trên thế giới, ngày nay Du lịch đang trở thành một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế quốc dân. Du lịch không chỉ mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, tạo cơ hội việc làm, phát triển các ngành dịch vụ, cơ sở hạ tầng, mà còn thúc đẩy hòa bình, giao lưu, trao đổi văn hóa. Trong sự phát triển chung của các loại hình du lịch, phải nói tới loại hình du lịch văn hóa. Đây là xu hướng mới phổ biến của du lịch toàn thế giới, đặc biệt ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, vì đem lại giá trị lớn cho cộng đồng xã hội. 2. Văn hóa Thái Bình là sự hỗn dung, tổng hợp của nhiều nền văn hóa khu vực phía Bắc Việt Nam rồi trải qua quá trình địa phương hóa, bởi sự di dân và quần tụ cư dân từ xa xưa để hình thành nên mảnh đất này. Thừa hưởng một mạch nguồn văn hóa đồ sộ, cổ xưa cùng với hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, văn hóa Thái Bình vừa lan tỏa, vừa tiếp nhận những giá trị của nền văn hóa khác để bồi đắp, làm phong phú cho mình. 3. Thái Bình là một tỉnh nằm ở phía Nam đồng bằng sông Hồng, có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú, đặc biệt là nguồn tài nguyên nhân văn. Hiện nay, loại hình du lịch văn hóa là đang là thế mạnh của du lịch tỉnh nhà, với trên 2000 di tích lịch sử - văn hóa, trong đó gần 100 di tích được xếp hạng Di tích cấp quốc gia, gần 400 di tích cấp tỉnh, là điều kiện tốt để xây dựng những sản phẩm du lịch văn hóa đặc sắc hấp dẫn du khách. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, du lịch nói chung và sản phẩm du lịch nói riêng ở đây còn đơn điệu, nghèo nàn, phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, chưa mang tính đặc trưng của địa phương và thiếu sức cạnh tranh trên thị trường so với các tỉnh lân cận, dẫn tới việc chưa thu hút được khách du lịch trong và ngoài tỉnh đến Thái Bình. Đây là điều băn khoăn, trăn trở không chỉ của các cấp lãnh đạo, các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch mà còn là sự nặng lòng của chính những người dân Thái Bình. Để góp phần giải quyết vấn đề này, tác giả đã lựa chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Thái Bình” từ chất liệu là nguồn tài nguyên nhân văn và thực tế phát triển loại hình du lịch văn hóa trong phạm vi không gian một tỉnh. 27 4. Dù còn hạn chế về nhiều mặt, luận văn cố gắng tiếp cận đề tài theo phương pháp liên ngành, từ các ngả đường tâm lý học, xã hội học, sử học, nhân học văn hóa và chủ yếu là du lịch học… 5. Nhằm soi sáng cho vấn đề đang được đặt ra, trước hết luận văn tìm hiểu, nghiên cứu những nội dung cơ sở lý luận về du lịch văn hóa như những lý thuyết về tài nguyên du lịch nhân văn, điểm đến du lịch văn hóa, sản phẩm du lịch văn hóa, tổ chức - quản lý, bảo tồn di sản…; cũng như kinh nghiệm tổ chức loại hình du lịch này của một số nước trên thế giới và của Việt Nam, coi đó là những bài học quý cho sự phát triển du lịch Thái Bình. 6. Ở những phần tiếp theo, luận văn giới thiệu và phân tích, đánh giá các điều kiện phát triển du lịch văn hóa để chỉ ra thuận lợi và khó khăn trong hoạt động du lịch văn hóa Thái Bình. Để tìm hiểu thực trạng tài nguyên và hoạt động du lịch văn hóa của tỉnh, luận văn đã khảo sát thực trạng tài nguyên du lịch văn hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật, tổ chức quản lý du lịch, nguồn nhân lực du lịch, thị trường và sản phẩm du lịch văn hóa, hoạt động xúc tiến du lịch… Luận văn đã sử dụng phương pháp thống kê, thu thập tài liệu, số liệu tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình và điều tra thực địa tại thành phố Thái Bình, các huyện trong tỉnh như Hưng Hà, Kiến Xương, Tiền Hải, Vũ Thư… nhằm tìm hiểu chính xác về thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý nhà nước về du lịch đối với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương và các đơn vị kinh doanh du lịch; cũng như điều tra về số lượng, chất lượng sản phẩm du lịch văn hóa, đặc điểm thị trường khách… 7. Sau khi nêu lên kết quả khảo sát, luận văn rút ra được những thuận lợi và những mặt còn tồn tại trong thực tế phát triển. Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đó, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả phát triển du lịch văn hóa Thái Bình. Trong đó, tập trung vào 7 nhóm giải pháp sau: (1) Giải pháp về tổ chức, quản lý hoạt động du lịch, (2) Giải pháp về đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật, (3) Giải pháp về nguồn nhân lực du lịch, (4) Giải pháp về thị trường, (5) Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa, (6) Giải pháp về đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, và (7) Giải pháp về bảo tồn di sản. 8. Với những kết quả nghiên cứu của đề tài, luận văn mong muốn sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp nghiên cứu khoa học du lịch cũng như trong việc nâng cao hiệu quả khai thác sản phẩm du lịch văn hóa Thái Bình trở thành sản phẩm mang 28 dấu ấn, đặc trưng riêng có của mảnh đất con người nơi đây, được nhiều người biết đến. Do còn nhiều hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, tác giả mong muốn nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô và độc giả quan tâm để luận văn được hoàn thiện hơn và trưởng thành hơn trong nghiên cứu khoa học. References. Tiếng Việt 1. Đào Duy Anh (1992), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Tp. Hồ Chí Minh 2. Trần Thúy Anh (Chủ biên) (2011), Du lịch văn hóa, những vấn đề lý luận và nghiệp vụ, Nxb Giáo dục 3. Trần Thúy Anh, Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Anh Hoa (2010), Ứng xử văn hóa trong du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 4. Bảo tàng Thái Bình (1999), Di tích khảo cổ học ở Thái Bình, Nxb Bảo tàng Thái Bình 5. Bảo tàng Thái Bình (1999), Di tích lịch sử văn hóa Thái Bình, tập 1, Nxb Bảo tàng Thái Bình 6. Trương Quốc Bình (2005), Vai trò các di sản văn hóa với sự phát triển du lịch Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.22-23 7. Trương Quốc Bình (2010), Việt Nam - công tác quản lý di sản văn hóa, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 7, tr.58-59 8. Trịnh Xuân Dũng (2011), Du lịch Việt Nam nhìn lại việc thực hiện Hiến pháp năm 1992, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr.44-45 9. Phạm Minh Đức - Phạm Hóa (2010), Văn hóa làng ở Thái Bình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình xuất bản 10. Hồ Hoàng Hoa (1998), Lễ hội một nét đẹp trong văn hóa cộng đồng, Nxb Khoa học Xã hội 11. Trần Thị Minh Hòa, Trần Thúy Anh (2011), Khai thác di sản văn hóa phục vụ phát triến du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr.28-29 12. Nguyễn Phi Hoanh (1970), Lược sử mỹ thuật Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội 13. Nguyễn Phạm Hùng (2010), Đa dạng văn hóa và sự phát triển du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 11, tr.48 14. Đinh Gia Khánh (1999), Trên đường tìm hiểu văn hóa dân gian, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 15. Đinh Gia Khánh, Lê Hữu Tầng (chủ biên) (1993), Lễ hội truyền thống trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 29 16. Trường Khánh (2002), Hoàng Đế Triều Trần cội nguồn - ấn tượng dân gian, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 17. Phạm Trọng Lê Nghĩa (2011), Phát huy vai trò quản lý nhà nước tại các điểm du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 3, tr.58-59 18. Hữu Ngọc (2008), Lãng du trong văn hóa Việt Nam, Nxb Thanh Niên 19. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2001), Luật Di sản, Nxb Chính trị Quốc gia 20. Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2005), Luật Du lịch, Nxb Chính trị Quốc gia 21. Dương Văn Sáu (2009), Du lịch lễ hội và lễ hội du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, tr.26-27 22. Dương Văn Sáu (2010), Phát triển sản phẩm du lịch ở Việt Nam, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 2, tr. 32-33 23. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2001), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2001 - 2010 và định hướng đến năm 2020, Thái Bình 24. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2009), Báo cáo nhân lực du lịch Thái Bình, Thái Bình 25. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2009), Báo cáo tình hình phát triển du lịch, thực trạng và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực du lịch của Thái Bình đến năm 2020, Thái Bình 26. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2010), Báo cáo Tổng kết công tác văn hóa, thể thao và du lịch năm 2010. Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2011, Thái Bình 27. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2011), Dự thảo Quy hoạch phát triển sự nghiệp Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Bình giai đoạn 2010 - 2020, Thái Bình 28. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Bình (2011), Báo cáo kết quả công tác văn hóa, thể thao và du lịch 6 tháng đầu năm 2011 29. Sở Văn hóa Thông tin Thái Bình (2002), Danh nhân Thái Bình, Trung tâm UNESCO thông tin tư liệu lịch sử - văn hóa Việt Nam và sở Văn hóa Thông tin Thái Bình xuất bản 30. Nhất Thanh (2001), Đất lề quê thói (Phong tục Việt Nam), Nxb Văn hóa Thông tin 31. Trần Đức Thanh (2005), Nhập môn khoa học du lịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 30 32. Trần Đức Thanh (2008), Xây dựng sản phẩm du lịch vì người nghèo, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 4, tr.25-26 33. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 34. Vũ Đức Thơm - Phạm Tất Lượng (2005), Đền Trần và Thái Đường Lăng, Ban Tuyên giáo huyện ủy Hưng Hà xuất bản, Thái Bình 35. Bùi Thanh Thủy (2009), Nội hàm văn hóa du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 12, tr. 45-47 36. Trần Thị Thu Thủy (2010), Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa tỉnh Bình Định, Luận văn Thạc sĩ Du lịch, Hà Nội 37. Tỉnh Ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2010), Địa chí Thái Bình, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội 38. Tổng cục Du lịch (2006), Bảo vệ môi trường du lịch, Tài liệu tham khảo về nội dung lồng ghép trong chương trình đào tạo Du lịch 39. Tổng cục Du lịch (1998), Non nước Việt Nam, Sách hướng dẫn du lịch 40. Trung tâm Xúc tiến Du lịch Thái Bình (2011), Báo cáo kết quả công tác 6 tháng đầu năm 2011, Thái Bình 41. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đào tạo nguồn nhân lực và nghiên cứu khoa học trong du lịch - những vấn đề đặt ra, Tài liệu hội thảo, Hà Nội 42. Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Hồng Tâm (2010), Văn hóa ứng xử của hướng dẫn viên du lịch, Tạp chí Du lịch Việt Nam, số 9, tr.53-55 43. Nguyễn Minh Tuệ và đồng sự (1999), Địa lý Du lịch, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh 44. Đinh Đăng Túy (2004), Đền Đồng Bằng - một kiến trúc kỳ vĩ một truyền thuyết anh hùng, Công ty Du lịch tỉnh Thái Bình ấn hành 45. Nguyễn Quang Vinh (2007), Quy trình xây dựng sản phẩm văn hóa thành sản phẩm du lịch, Hội thảo khoa học “Nghiên cứu và đào tạo du lịch ở Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế”, tr. 86-91 46. Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội 47. Trần Quốc Vượng (1998), Việt Nam cái nhìn địa – văn hóa, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Tiếng Anh 48. Barbara Kirshenblatt - Gimblett (1998), Destination Culture, University of California Press 31 49. Charles R. Goeldner, J. R. Brent Ritchie (2009), Tourism Principles, Practices, Philosophies, John Wiley & Sons, inc 50. Dallen J. Timothy, Stephen W. Boyd (2003), Heritage tourism, Prentice Hall 51. Melanie Smith, Mike Robinson (2006), Cultural Tourism in a Changing World: Politics, Participation and (Re)presentation, Channel view publications

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf17_du_lich_van_hoa_thai_binh_7212.pdf
Luận văn liên quan