- Các vấn đề khoa học kỹ thuật đã đặt ra cũng như các sản phẩm của đềtài
gồm 3 hệ thống thiết bị và các phần mềm đo lường đi kèm là nội dung
nghiên cứu và sản phẩm khoa học lần đầu tiên được nghiên cứu, chếtạo
tại Việt nam.
- Tất cả các hệ thống thiết bị đều đạt được các chỉ tiêu kỹthuật đềra và có
một loạt các tính năng vượt trội so với các thiết bịtrước khi nâng cấp
(như đối với trạm đo Carota điện Sodesep và các máy giếng kiểm tra khai
thác Computalog) cảvềphần cứng lẫn phần mềm.
344 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2368 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự động hóa quá trình khai thác dầu khí ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
au. Chọn vào nhóm Real data trong cửa sổ bên trái chương trình. Cửa sổ bên
phải chương trình sẽ hiện ra danh sách các file số liệu thực trong thư mục. Chọn
hai file số liệu cần Merge, khi chọn file thứ hai cần giữ phím Ctrl hoặc Shift. Sau
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 20
đó bấm Nút phải chuột vào cửa sổ bên phải. Thực đơn POPUP sẽ hiện ra, chọn
thực đơn con Merge. Hộp thoại Merge Data xuất hiện (H. 6.1.4). Lựa chọn danh
sách kênh trong hai file cần Merge, khai báo đoạn độ sâu, bước ghi, tên file,
format cho file mới. Sau đó bấm vào Nút Merge.
H. 3.5. Hộp thoại Merge Data.
e) Depth (Time) shift
Dùng để dịch độ sâu của một số kênh đo trong bảng số liệu. Ta sử dụng chức
năng này khi điểm ghi của kênh trước đó khai chưa chính xác. Thao tác như sau.
Bật thực đơn POPUP trên đối tượng, chon thực đơn con Shift. Hộp thoại Shift
Data’s Fields hiện ra. Khai báo số bản ghi cần dịch cho từng trường. Dựa vào
bước ghi và đoạn cần dịch, ta tính được số bản ghi cần dịch cho trường đó. Sau
đó bấm Nút Shift. Chương trình không tạo file mới, mà dịch độ sâu trên chính
file đó.
H.3. 6. Hộp thoại Depth Shift.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 21
f) Gọi chương trình xử lý
Chọn các thành phần và gọi các chương trình tác động lên các đối tượng. Khi
chọn một đối tượng, sau đó bấm Nút phải chuột lên đối tượng đó. Thực đơn động
tương ứng với đối tượng đó hiện ra. Nếu chọn thực đơn mà chức năng này yêu
cầu chương trình khác xử lý, thì chương trình Geodb sẽ gọi chương trình thực
hiện chức năng này cùng với đường dẫn file cần tác động. Dưới đây sẽ liệt kê
các tác động của các chương trình khác lên các loại file.
File số liệu thô:
+ Recalc : chức năng gọi chương trình Recalc để xem đồ thị số liệu thô, đánh
dấu mét độ sâu đúng, tạo file số liệu thực.
+ Edit Data : gọi chương trình GEdit để xem, sửa chữa số liệu dạng bảng số.
+ Edit Header. gọi chương trình GEdit để vào thông tin đầu băng.
File số liệu thực:
+ GView : chức năng gọi chương trình GView để xem đồ thị số liệu.
+ Edit Data : gọi chương trình GEdit để xem, sửa chữa số liệu dạng bảng số.
+ Edit Header. gọi chương trình GEdit để vào thông tin đầu băng.
File biểu diễn:
+ Edit Presentation: gọi chương trình GEdit để soạn thảo file biểu diễn.
2.2.6.2. Chương trình DEPTH
Chương trình đặt độ sâu, tham số tời, tạo giả tốc độ kéo thả, tạo giả giá trị đo.
H.3.7. Chương trình Depth
a) Chức năng hiệu chỉnh độ sâu, tham số tời, tạo giả độ sâu
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 22
H.3.8. Hộp thoại hiệu chỉnh độ sâu, tham số tời
b) Chức năng tạo số liệu giả
H.3.9. Hộp thoại tạo số liệu giả.
2.2.6.3. Chương trình GLOG (GLOGSDS.EXE)
2.2.6.4. Chương trình RECALC
Chương trình cho phép xem lại số liệu thô, đánh dấu độ sâu đúng, biến đổi giá
trị các kênh qua chuẩn số liệu, tính toán thêm các tham số qua số liệu đo bằng
hàm số. Thêm bít , sửa chữa giá trị các biến số để xử dụng trong các công thức
tính toán trong qúa trình biến đổi số liệu thô sang số liệu đích. Thay đổi được số
liệu chuẩn trong qúa trình biến đổi. Có một số chức năng của chương trình này
cũng có trong chương trình Glog. Hãy tham khảo chức năng tương tự trong
chương trình Glog.
a) Chọn file số liệu thô
Chọn thực đơn File->Select Raw Data. Chương trình này chỉ làn việc với file
số liệu thô BIN và RAW. Giá trị thô của các kênh thường khác với giá trị thực.
Vì vậy giá trị giới hạn trái, phải biểu diễn đồ thị có thể không phù hợp với giá trị
thô.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 23
H.3.10. Chương trình Recalc
b) Chọn dịch vụ đo tương ứng với file số liệu
Chọn thực đơn File->Select Service. Chọn dịch vụ mà nhờ đó file số liệu thô
được tạo ra. Khi danh sách trường của file số liệu tương thích với danh sách
kênh đo của dịch vụ đo thì số liệu thô sẽ được tính qua chuẩn số liệu và công
thức theo thông tin của dịch vụ đo để tạo ra giá trị thực. Như vậy đồ thị vẽ ra sẽ
là giá trị thực. Khi danh sách kênh tương thích, chương trình sẽ hiện ở dòng trạng
thái góc bên phải dòng chữ Compatib. Khái niệm tương thích danh sách kênh ở
đây có nghĩa là vị trí, tên, đơn vị đo của các kênh, trường số liệu phải giống nhau
(không phân biệt chữ hoa, chữ thường). File BIN không chứa thông tin tên, đơn
vị trường số liệu, nên chương trình phải tạo tên giả có hai ký tự đầu CH và số thứ
tự kênh. Vì vậy không kiểm tra được sự tương thích đối với file BIN.
c) Chọn file biểu diễn
Có thể có nhiều file biểu diễn cho các file số liệu của một họ máy đo. Muốn
thay file biểu diễn số liệu ta dùng chức năng này. Chọn thực đơn File->Select
Presentation. đồ thị sẽ được vẽ lại theo cách biểu diễn mới.
d) Sửa chữa file dịch vụ đo
Trong chương trình Glog cũng có chức năng này. Xem cách sử dụng ở mục 2.2.6.3.
e) Sửa chữa file biểu diễn
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 24
f) Sửa chữa thông tin chuẩn kênh
g) Xem, sửa chữa số liệu tại một độ sâu
Chọn thực đơn View->View Data. Khi chọn thực đơn, cửa sổ như hình H.6.4.7
sẽ hiện ra. Thông tin về trường file số liệu gồm có Tên, đơn vị đo, kiểu số liệu,
giá trị của một bản ghi. Khi di chuyển con trỏ chữ thập trong cửa sổ đồ thị, giá trị
của các trường sẽ thay đổi theo tương ứng vị trí con trỏ. Muốn sửa giá trị của một
trường tương ứng với độ sâu (thời gian) của con trỏ, ta chọn tên trường đó trong
danh sách trường. Tên và giá trị của trường đó sẽ hiện ra ở ô Name và Value. Sửa
giá trị trường trong ô Value, sau đó bấm Nút Update. Giá trị mới của trường sẽ
được lưu vào cột Value của danh sách. Khi đã sửa xong giá trị của các trường
khác, để lưu ra đĩa ta bấm Nút Save.
H.3.11. Cửa sổ xem, sửa chữa giá trị file số liệu
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 25
h) Vẽ lại đồ thị
Khi sửa chữa giá trị trường số liệu bằng chức năng ở trên, đồ thị chưa được vẽ
lại theo giá trị mới. Chọn thực đơn View->Refresh để vẽ lại đồ thị.
i) Xem phổ sóng
Chọn thực đơn View->View Wave. Nếu file số liệu có chứa trường ghi phổ
sóng siêu âm thì trong cửa sổ View Wave sẽ hiện ra sóng của các kênh tương
ứng với độ sâu của con trỏ trong đồ thị. Khi di chuyển con trỏ, số liệu dạng sóng
sẽ được vẽ lại.
j) Xem, sửa chữa biến số
k) Chọn tỉ lệ vẽ đồ thị, đơn vị độ sâu
Chọn thực đơn View->Options. Chức năng này cho phép chọn tỉ lệ độ sâu vẽ
đồ thị từ 1/3000 đến 1/10. đối với file số liệu đo theo thời gian chương trình tạm
qui 100 sec tương đương 1 m. Chương trình còn cho phép lựa chọn đơn vị hiển
thị độ sâu trong đồ thị là m (Metric) hoặc ft (English). Số liệu độ sâu trong file
không bị thay đổi.
l) Đánh dấu mét độ sâu đúng
Chọn thực đơn Edit->Set True Depth Mark. độ sâu đọc được trong quá trình
đo có thể chưa chính xác do nhiều nguyên nhân, như cáp bị co, dãn, tham số tời
không chính xác vv... để điều chỉnh độ sâu đúng ta cần biết chính xác một độ sâu
dựa vào một số nguồn thông tin khác so với giá trị các kênh đo được và hệ số co,
dãn cáp. Hoặc biết hai điểm độ sâu đúng. Trong quá trình tạo file số liệu thực từ
file số liệu thô, chương trình đồng thời chỉnh độ sâu dựa vào các dấu mét độ sâu
đúng. Không nên đánh dấu quá hai dấu mét độ sâu đúng. Khoảng cách giữa hai
dấu mét nên cách xa. Ta chỉ có thể đánh dấu mét độ sâu cho file số liệu đo theo
độ sâu, và có trường số liệu MARK ở vị trí thứ hai trong bảng trường số liệu. Khi
tại một độ sâu được đánh dấu mét đúng, giá trị của trường MARK sẽ bằng 2, nếu
không giá trị này nhỏ hơn 2. Còn độ sâu được sửa thành độ sâu đúng. Như vậy độ
sâu trong file số liệu sẽ gián đoạn tại vị trí này. Và đồ thị vẽ ra cũng bị gián đoạn.
m) Xóa dấu mét độ sâu đúng
Chọn thực đơn Edit->Clear True Depth Mark. Chức năng này cho phép hủy
dấu mét không chính xác hoặc thừa.
n) Di chuyển đồ thị đến dấu mét đúng đầu tiên
Chọn thực đơn Edit->Goto First True Depth Mark. Muốn tìm vị trí dấu mét
đầu tiên trong file số liệu, ta sử dụng chức năng này. Khi đó đồ thị sẽ di chuyển
đến vị trí sao cho dấu mét đầu tiên xuất hiện ở mép trên đồ thị.
o) Tự động cuộn đồ thị
Chương trình có thể tự động cuộn đồ thị từ đầu đến cuối hoặc ngược lại. Khi
cuộn đến đầu bên kia chương trình sẽ dừng cuộn. Để cuộn hoặc dừng cuộn ta
chọn thực đơn UnPause, Pause. Dùng thanh cuộn để di chuyển đồ thị đến độ sâu
(thời gian) cần thiết.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 26
p) Tạo file số liệu thực
Chọn thực đơn File->Create Real Data. Chương trình tạo file số liệu thực từ
file số liệu thô, dựa trên thông tin chuẩn kênh, điểm ghi, công thức tính toán, ma
trận hệ số chuẩn máy của dịch vụ đo. Trong quá trình tạo file chương trình cũng
chỉnh luôn độ sâu đúng, dịch giá trị các kênh theo vị trí điểm ghi. Ta có thể tạm
dừng quá trình tạo file tại một độ sâu nào đó để thay bảng chuẩn kênh, đặt lại
ngưỡng vv... Sau đó lại tiếp tục.
2.2.6.5. Chương trình GVIEW
Chương trình cho phép xem lại số liệu thực trên màn hình dưới dạng đồ thị,
và in ra máy in. Chương trình này ghép chức năng của chương trình REVIEW và
PLOTW cũ. Hình thức hiển thị trên màn hình giống như in tài liệu ra giấy.
H.3.12. Chương trình GView hiển thị số liệu
a) Chọn thư mục số liệu
Số liệu đo của các giếng được lưu trữ trong các cây thư mục. Trong mỗi thư
mục thường chứa các file số liệu thô, số liệu thực, file biểu diễn, file dịch vụ đo
SERVICES.INI của một giếng khoan. Trước khi chọn file số liệu để làm việc, ta
file phải chọn thư mục chứa file số liệu đó. Những lần chọn file số liệu khác, ta
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 27
không phải chọn lại thư mục này. Chọn thực đơn Select Database để chọn thư
mục. Cửa sổ như hình H.6.5.1 hiện ra cây thư mục của các ổ đĩa máy tính. Ta
chọn thư mục cần chọn và bấm Nút OK.
H.3.13. Chọn thư mục số liệu.
b) Chọn file số liệu thực
Chọn thực đơn Select Real Data. Khi chọn file số liệu, nếu thư mục chưa được
chọn thì cửa sổ chọn thư mục sẽ hiện ra cho ta chọn thư mục, sau đó cửa sổ chọn
file số liệu như hình H.6.5.2 hiện ra. Cửa sổ này hiện ra danh sách file số liệu
thực đã và đang tạo ra. Chọn tên file và bấm Nút Open.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 28
H.3.14. Chọn file số liệu hiển thị.
c) Chọn file biểu diễn
Chọn thực đơn Select Presentation. Chức năng này giống như của chương
trình Recalc.
d) In tài liệu
Chọn thực đơn Print. Chương trình in số liệu ra giấy theo hai cách:
Cách thứ nhất là sử dụng Driver chuẩn của máy in đã cài đặt vào hệ điều hành
Windows. Cách này có ưu điểm là viết chương trình in tổng quát cho nhiều loại
máy in. Nhưng có nhược điểm là một số Driver máy in luôn đẩy trang, tạo ra
khoảng trắng không liên tục trên băng giấy in.
Cách thứ hai là vẽ đồ thị vào bộ nhớ, sau đó dựa vào bộ lệnh đồ họa của máy
in đó chuyền trực tiếp ra cổng máy in. Cách thứ hai chỉ sử dụng khi máy in đó
không có Driver chuẩn theo hệ điều hành hoặc không điều khiển được sự đẩy
trang của Driver.
Chương trình này sử dụng cả hai cách để in tài liệu. Khi chọn thực đơn, cửa sổ
như hình H.6.5.4a hiện ra cho ta chọn máy in và đoạn độ sâu cần in. Đơn vị độ
sâu ở đây là đơn vị sử dụng khi vẽ đồ thị. Dòng đầu tiên trong danh sách máy in
là System Driver Printer (máy in sử dụng driver của hệ thống), tiếp theo là các
máy in không sử dụng driver hệ thống. Máy in không sử dụng driver hệ thống trợ
gíup trong hệ chương trình này chỉ có máy in Gulton. Khi chọn máy in System
Driver Printer và bấm OK, chương trình sẽ hiện ra hộp thoại Print Setup, cho
phép chọn máy in của hệ thống, khổ giấy, chiều khổ giấy (portrait, lanscape) và
cổng máy in.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 29
H.3.15.a. Cửa sổ chọn máy in và đoạn độ sâu cần in tài liệu.
Nếu chọn máy in không dùng Driver chương trình sẽ sử dụng cổng máy in
hiện trong cửa sổ To port.
H.3.15.b. Cửa sổ Print Setup.
e) Sửa chữa file biểu diễn
Chọn thực đơn Edit->Edit Presentation.
f) Xem, sửa chữa số liệu tại một độ sâu
Chọn thực đơn View->View Data.
g) Xem phổ sóng
Chọn thực đơn View->View Wave.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 30
h) Chọn tỉ lệ vẽ đồ thị, đơn vị độ sâu
Chọn thực đơn View->Options.
i) Vẽ lại đồ thị
Chọn thực đơn View->Refresh.
j) Tự động cuộn đồ thị
Chương trình có thể tự động cuộn đồ thị từ đầu đến cuối hoặc ngược lại. Khi
cuộn đến đầu bên kia chương trình sẽ dừng cuộn. Để cuộn hoặc dừng cuộn ta
chọn thực đơn UnPause, Pause. Dùng thanh cuộn để di chuyển đồ thị đến độ sâu
(thời gian) cần thiết.
2.2.6.6. Chương trình GEDIT
Soạn thảo, sửa chữa các dạng file: HEADER (thông tin về giếng khoan, thời
gian, người đo ...), PRESENTATION (file biểu diễn), RAW DATA (số liệu thô),
REAL DATA (số liệu thực). Chương trình có thể mở nhiều cửa sổ soạn thảo
cùng lúc, tiện cho việc so sánh.
a) Sửa chữa file biểu diễn
Mỗi file số liệu khi hiển thị đồ thị cần có file mô tả cách biểu diễn đồ thị (xem
mục 3.2). Chức năng này cho phép sửa chữa, thêm, bít các đối tượng biểu diễn
số liệu, sửa chữa lưới hiển thị số liệu, hoặc chọn các dạng lưới chuẩn. Chức năng
này có thể có trong nhiều chương trình khác. Để chọn đối tượng cần sửa chữa, ta
bấm đúp phím trái chuột trên đối tượng đó. Hộp thoại cho phép sửa chữa các
thuộc tính của đối tượng sẽ hiện ra. Chọn tên kênh hoặc danh sách kênh cần hiển
thị trong cửa sổ DB Item. Chọn vị trí hiển thị trong cửa sổ Track #. Chọn giá trị
giới hạn trái, phải trong cửa sổ Left value, Right value. Chọn loại đối tượng cần
hiển thị trong cửa sổ Presentation type. Chi tiết về thuộc tính của các đối tượng
hiển thị xem thêm mục 3.2.2.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 31
H.3.16. Thiết kế hình thức hiển thị đồ thị (PRESENTATION)
Các thực đơn con của thực đơn Objects cho phép thực hiện các chức năng:
- Thêm đối tượng vẽ (Add Data).
- Thêm vùng tô giữa các đường cong (Add Shading).
- Xóa đối tượng đang chọn (Remove Current Selection).
- Thay đổi kiểu lưới (Change Grid Type).
- Chọn vùng tô ( Select Shading).
Để chọn dạng lưới chuẩn cho đồ thị ta chọn thực đơn Layouts. Khi chọn thực
đơn, danh sách các dạng lưới chuẩn hiện ra. Chọn một dạng lưới thích hợp, sau
đó bấm Nút OK.
Sau khi đã sửa xong hình thức file biểu diễn, ta chọn thực đơn File->Save để
lưu ra đĩa.
b) Sửa chữa, vào số liệu đầu băng tài liệu.
File form mô tả đầu băng: Dùng file text để mô tả thông tin Header tài liệu đo.
Các đối tượng sử dụng trong đầu tài liệu thường là : nhan đề (Label), đường kẻ
(Line), hình chữ nhật (Rectangle), ảnh (Image), ô chữ (Textbox). Bốn đối tượng
đầu cố định cho một kiểu đầu băng tài liệu. Còn thông tin cho Textbox thay đổi
được, lấy từ giá trị thuộc tính đầu file tài liệu. Mỗi Textbox cần đặt tên có ý nghĩa
tương ứng với tên thuộc tính trong đầu file số liệu. Hình thức của đẩu băng in tài
liệu có thể thay đổi được nhờ chương trình thiết kế hình thức. ở đây chúng tôi sử
dụng file mô tả đầu băng theo dạng form của Visual Basic. Vì vậy có thể sử dụng
chương trình Visual Basic để sửa chữa file đầu băng. Có thể cần nhiều file form
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 32
để mô tả đầu băng. File form ngầm định được ghi trong mục [HEADER] của file
GEOLOG.INI :
[HEADER]
FORMS=geoform1.frm,geoform2.frm
Khi có nhiều file form thì tên các file được cách bởi dấu phẩy.
Có một số file không có vùng lưu thuộc tính số liệu đo như file DBF format
cũ, có file có vùng lưu thông tin thuộc tính nhưng vị trí, số lượng, tên thuộc tính
cố định không sửa chữa, thêm bít được như file BIN, MRG. Còn file DBF
format mới và file LAS cho phép thêm, bít , đặt tên cho các thuộc tính. Các thuộc
tính còn có các chế độ như không xóa được, không sửa được, xóa và sửa chữa
được. Tổng độ dài chứa thông tin thuộc tính khoảng 7 kB.
c) Mở file số liệu
Khi cần vào thông tin thuộc tính cho một file số liệu ta chọn thực đơn File-
>Edit Header. Cửa sổ như hình 6.6.2a hiện ra. Khi có nhiều file form thể hiện
đầu băng, ta dùng phím Page Up, Page Down để cuộn trang. Khi cần sửa thông
tin thuộc tính của trường nào ta bấm con trỏ chuột vào ô đó, cửa sổ như hình
6.6.2b hiện ra. Vào thông tin mới rồi bấm Nút OK.
d) Thay đổi file hình thức đầu băng
Nếu hệ chương trình đã thiết kế sẵn nhiều file mô tả đầu băng, ta có thể đổi file
form bằng cách chọn thực đơn Edit->Change Format. Cửa sổ Open File hiện ra
cho ta chọn một hoặc nhiều file form. Muốn chọn nhiều file, ta kết hợp bấm phím
chuột với giữ phím Shift hoặc Ctrl.
e) Thay đổi phông chữ
Ta có thể đổi phông chữ để thể hiện thông tin cho các ngôn ngữ khác. Phông
chữ của tất cả các Label, Textbox sẽ thay đổi khi dùng chức năng này. Chương
trình chưa có chức năng đổi phông chữ cho từng trường. Để đổi phông chữ, ta
chọn thực đơn Edit->Font.
f) Xóa thuộc tính đầu băng
Khi thay đổi file form biểu diễn đầu băng, có một số thuộc tính số liệu được sử
dụng ở file form này nhưng không sử dụng trong file form khác. Để tạo chỗ trống
cho các thông tin thuộc tính khác, ta cần xóa các thông tin thuộc tính không dùng
đến. Để xóa thông tin thuộc tính, ta chọn thực đơn Edit->Properties, cửa sổ như
hình H.6.6.2c hiện ra. Chọn một khoặc nhiều thuộc tính, sau đó bấm Nút
Remove.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 33
H.3.17.a. Cửa sổ soạn thảo thông tin đầu file (HEADER).
H.3.17.b. Cửa sổ vào thông tin một tham số đầu file.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 34
H.3.17.c. Cửa sổ xóa thông tin thuộc tính.
g) Sửa chữa số liệu đo
Chọn thực đơn File->Edit Data. Chức năng này cho ta xem và sửa chữa số
liệu đo dưới dạng bảng, số liệu theo độ sâu hoặc theo thời gian. Ta có thể di
chuyển đến độ sâu cần thiết bằng các chức năng của thực đơn Edit:
- Cuộn trang, dùng thực đơn hoặc phím Page Up, Page Down.
- Di chuyển đến trang số n, dùng thực đơn Goto Page.
- Di chuyển đến độ sâu d hoặc thời gian ta, dùng thực đơn Goto Depth.
- Nhẩy về đầu file, nhẩy đến cuối file, dùng thực đơn Go Top, Go End.
Trường số liệu độ sâu, thời gian thường không được phép sửa. Nên ngầm định
trường này không sửa được. Nhưng có một số trường hợp cần phải sửa như tạo
hoặc xóa dấu mét độ sâu đúng vv... Khi đó muốn sửa được trường số liệu này ta
phải chọn thực đơn Edit->Change.
HÖ thèng thiÕt bÞ n©ng cÊp tr¹m ®o Sodesep Version 1.0
Rev 01
C«ng ty Ph¸t triÓn c«ng nghÖ th«ng tin AIC - Bé Quèc phßng Trang 35
H.3.18. Cửa sổ xem, sửa chữa số liệu đo.
Trang 1
MỤC LỤC
1. Lắp đặt hệ thống .................................................................... 2
1.1. Decoder Block.............................................................................................2
1.2. Power Switcher, Sodesep Tool Interface ....................................................4
2. Hướng dẫn sử dụng ................................................................ 5
2.1. Khởi động hệ thống.....................................................................................5
2.2. Phần mềm trạm đo Carota điện Sodesep ....................................................7
Hướng dẫn sử dụng trạm đo Carota điện Sodesep Version 1.0
Rev 01
Trang 2
1. Lắp đặt hệ thống
Việc lắp đặt hệ thống chỉ được phép thực hiện bởi các kỹ sư địan vật lý đã qua
các lớp huấn luyện sử dụng các thiết bị và phần mềm trạm đo Carota điện Sodesep.
Các thiết bị của trạm Sodesep nâng cấp bao gồm:
Power Switcher, Sodesep Tool Interface
Decoder Block
Các thiết bị này được thiết kế dạng rack-mount, có thể dễ dàng cố định trên các
tủ ALS-03M.
1.1. Decoder Block
Các thao tác sau khi đã cố định Decoder Block trên trạm ALS-03M:
Nối dây nguồn 220VAC, 50Hz với jack MJ1 ở mặt sau khối Decoder Block.
POWER
ON
S
LPS
S
TC
S
ED
S
SD
S
RD
G
H.3.1. Sơ đồ mặt trước và sau khối Decoder Block
Hướng dẫn sử dụng trạm đo Carota điện Sodesep Version 1.0
Rev 01
Trang 3
Nối các cáp điều khiển AJ1, AJ2 với các jack tương ứng trên card Win30DA
của máy tính.
Nối một đầu cáp Surface Lines vào jack SLJ ở mặt sau khối.
Khi đo SP, nối đầu cáp của SP Fish vào jack SP Fish.
Khi tiến hành đo, các card điều khiển được cắm liên tục trên khối (xem bảng1)
Bảng 1: Các tổ hợp máy thường đo và các card điều khiển tương ứng
STT Tên card điều khiển Tổ hợp máy
1 SLPS, STC,SED,SSD,SRD Sonic-Gamma ray
2 SLPS, STC,SED,SSD,SRD CBL-VDL-GR-CCL
3 SLPS, STC,SED LDT-CNT-GR
4 SLPS, STC,SED DLL-Micro Resistivity-GR
5 SLPS, STC, SCD/SDD Dipmeter-GR
6 SLPS, STC, SCD/SDD XY Caliper-GR
Chú ý:
Có thể dùng card SED thay thế cho card SCD/SDD và ngược lại khi một trong
hai card này không hoạt động. Cả hai loại card này đều có thể dùng cho bất kỳ máy
giếng nào sử dụng phương phép truyền số.
Trên thực tế sẽ luôn luôn cắm Card nguồn, SLPS, Card truyền STC, Card
Digital Decoder SED, Card Sonic SSD và Card biến đổi Gamma.
Trừ vị trí của card nguồn còn các vị trí khác cắm lẫn được.
Hướng dẫn sử dụng trạm đo Carota điện Sodesep Version 1.0
Rev 01
Trang 4
1.2. Power Switcher, Sodesep Tool Interface
Các thao tác sau khi đó cố định Power Switcher & Sodesep Tool Interface trên
trạm ALS-03M:
Nối dây nguồn 220VAC, 50Hz với jack 220V/50Hz ở mặt sau khối.
Nối đầu ra của bộ nguồn nuôi lập trình trên ALS-03M với jack 35Hz ở mặt sau
khối
Nối một đầu cáp Surface Lines vào jack SUR.LINE .
POWER
SWITCHER
SODES
EP TOOL
STO
22 D S
H.3.2. Sơ đồ mặt trước và sau khối Power Switcher & Sodesep Tool
S
Hướng dẫn sử dụng trạm đo Carota điện Sodesep Version 1.0
Rev 01
Trang 5
Nối cáp đo vào jack Tool Line .
Khi đo máy giếng DLL, nối đầu cáp của DLL Fish vào jack DLL Fish.
Nối vỏ máy Shield với đất.
2. Hướng dẫn sử dụng
2.1. Khởi động hệ thống
Các thao tác để khởi động hệ thống đo:
Bật nguồn cho máy tính, máy in.
Bật nguồn cho trạm đo ALS-03M.
Bật công tắc nguồn cung cấp cho khối Decoder Block, đèn Power sáng.
Để cấp nguồn cho máy giếng cần thực hiện một số thao tác sau:
a). Cấp nguồn 220V,50Hz để đo, thu thập và xử lý dữ liệu.
Vặn núm xoay cấp nguồn về vị trí 0.
Đặt công tắc OPEN/LOG/CLOSE ở vị trí LOG
Đặt công tắc DLL/SONIC ở vị trí DLL khi đo máy giếng DLL, Micro
Resistivity, Dipmeter, XY Caliper, LDT, CNT, GR... Đặt công tắc ở vị trí SONIC khi
đo máy giếng SONIC, và ở vị trí tiếp điểm giữa nếu dùng card SDDT khi kiểm tra
card SED hoặc SCD/SDD.
Đặt công tắc 35Hz ở vị trí ON nếu đo máy giếng DLL, ở vị trí OFF nếu đo các
tổ hợp máy giếng khác không chứa DLL.
Nếu card SDDT đang được cắm trên rãnh mở rộng của Decoder Block thì cần
tháo ra.
Bật công tắc nguồn 50Hz để cho phép cấp nguồn cho máy giếng, đèn báo có
nguồn sáng.
Vặn Nóm xoay cấp nguồn 220VAC cho máy giếng (theo dõi đồng hồ đo áp,
đồng hồ đo dòng có chỉ số khác 0 khi cấp nguồn cho máy).
(Đối với máy giếng DLL cần cấp nguồn 35 HZ từ trên trạm xuống máy giếng,
nguồn này sẽ được cấp tự động khi bắt đầu đo nếu công tắc 35Hz đặt ở vị trí ON)
Bắt đầu quá trình thu thập dữ liệu.
Hướng dẫn sử dụng trạm đo Carota điện Sodesep Version 1.0
Rev 01
Trang 6
Khi kết thúc quá trình thu thập dữ liệu, hoặc khi cần đóng/mở càng, vặn Nóm
xoay cấp nguồn về vị trí 0.
b) Cấp nguồn 120VDC để đóng mở càng
Vặn Nóm xoay cấp nguồn về vị trí 0.
Đặt công tắc OPEN/LOG/CLOSE ở vị trí OPEN khi mở càng, ở vị trí CLOSE
khi đóng càng.
Vặn Nóm xoay cấp nguồn 120DC cho máy giếng (khoảng 135VAC).
Nhấn và giữ Nút START ở vị trí đóng cho phép nguồn DC được cấp cho motor
đóng mở càng. Khi nhấn Nút Start, đồng hồ đo dòng phải có chỉ số khác 0, khi càng
bắt đầu mở hoặc đóng điện áp chỉ thị trên đồng hồ đo áp sụt xuống.
Khi kết thúc quá trình đóng mở càng, điện áp lại tăng vọt lên, khi đó ngừng
nhấn Nút start, vặn Nóm xoay về vị trí 0, chuyển công tắc OPEN/LOG/CLOSE về vị
trí LOG.
Hướng dẫn sử dụng trạm đo Carota điện Sodesep Version 1.0
Rev 01
Trang 7
2.2. Phần mềm trạm đo Carota điện Sodesep
Vào thời điểm khi trạm đo Carota điện Sodesep mới được nâng cấp, phần mềm
cho trạm là một chương trình riêng, độc lập với các chương trình đo địa vật lý khác.
Hiện nay do yêu cầu của công việc, chúng tôi đã thống nhất hệ thống chương
trình đo địa vật lý, bao gồm một loạt các trạm như ALS03, Sodesep,
Computalog...AVRET vào chương trình GEOLOG. Do đó tài liệu hướng dẫn sử dụng
phần đo Carota điện Sodesep không còn là tài liệu riêng biệt nữa và được giới thiệu
chung trong GEOLOG trong phụ lục C.
BÁO CÁO THỐNG KÊ
ĐỀ TÀI
Nhận ngày:
..../..9.../2003
Kỳ:..III...........
Nơi nhận báo cáo:
1. Bộ Khoa học và Công nghệ, 39 Trần Hưng Đạo, Hà nội.
- Vụ kế hoạch.
- Vụ quản lý chuyên ngành: vụ khoa học và công nghệ các ngành kinh tế kỹ
thuật.
2. Văn phòng Chương trình: KC.03...........................
1. Tên Đề tài/Dự án
2. Ngày báo cáo
Nghiên cứu phát triển và hoàn thiện các hệ thống tự
động hóa quá trình khai thác dầu khí ở Việt nam
1/10/2003
Kỳ:.......III...........
3. Cơ quan chủ trì: Học viện kỹ thuật quân sự.
Chủ nhiệm đề tài: Phạm Hoàng Nam.
4. Thời gian thực hiện đề tài: 24 tháng, từ tháng 10/2001 tới tháng 10/2003
5. Tổng kinh phí thực hiện: 1000 triệu đồng.
6.
Thống kê các kết quả đạt được đến kỳ báo cáo của Đề tài.
6.1 Về số lượng
T
T
Tên kết quả tạo ra Đơn vị
tính
Số
lượng
Ghi chú
1 Số sản phẩm công nghệ tạo ra (mẫu vật):
1.1 Trạm đo Carota điện Sodesep
1.2 Trạm thử vỉa AWT-01
1.3 Hệ thống thiết bị đo kiểm tra khai thác
bao gồm:
- Thiết bị bề mặt
- Máy giếng Telemetry
- Máy giếng đo nhiệt
- Máy giếng đo CCL
- Máy giếng đo áp suất
- Máy giếng đo hàm lượng nước
- Máy giếng đo lưu lượng
- Máy giếng đo Gamma
- Máy giếng đo tỷ trọng
- Máy giếng đo đường kính ống chống
Các bộ tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử
dụng của các thiết bị nêu trên
hệ thống
đo
máy
máy
máy
máy
máy
máy
máy
máy
máy
máy
01
01
01
03
03
03
03
02
02
02
02
02
02
01 máy Demo
01 máy Demo
01 máy Demo
01 máy Demo
2 Số quy trình công nghệ 0
2
3 Số sản phẩm công nghệ khác – chương trình
máy tính:
3.1 Hệ thống chương trình của trạm Sodesep
3.2 Hệ thống chương trình của trạm thử vỉa
AWT-01.
3.3 Hệ thống chương trình đo và xử lý số
liệu của các máy Computalog.
01
01
01
Hai hệ thống
chương trình
của Sodesep,
Computalog
sau ghép vào
phần mềm
GEOLOG.
4 Số bài báo khoa học đã được xuất bản trên
tạp chí quốc tế
0
5 Số bài báo khoa học đã được xuất bản trên
tạp chí trong nước
03
6 Số hợp đồng chuyển giao công nghệ, dịch vụ
KHCN, tiêu thụ sản phẩm đã ký kết
05
7 Số doanh thu từ các hợp đồng nói trên tỷ VNĐ 5.5
8 Số cán bộ đào tạo nâng cao trình độ:
- Số cán bộ đào tạo thạc sỹ, tiến sỹ 0
- Số cán bộ được cử đi trao đổi hợp tác quốc
tế về KHCN
0
9 Số lượt người được cử đi trao đổi, hợp tác
quốc tế về KHCN
0
10 Số đơn đăng ký sáng chế đã nộp 0
11 Số bằng độc quyền sáng chế đã được cấp 0
12 Số bằng độc quyền giải pháp hữu ích đã
được cấp
0
13 Số bằng độc quyền mẫu hữu ích đã được cấp 0
14 Số giải thưởng về KHCN đã được nhận 0
6.2 Kết quả KHCN nổi bật
Các hệ thống thiết bị do đề tài nghiên cứu, thiết kế, chế tạo là các thiết bị mang
tính ứng dụng cao và lần đầu tiên được chế tạo trong nước.
Trong quá trình thiết kế, chế tạo các thiết bị trên đã sử dụng những thành tựu mới
nhất của công nghệ thông tin và công nghệ điện tử.
Chủ nhiệm đề tài
Thủ trưởng cơ quan chủ trì đề tài
(Họ tên, chữ ký)
(Họ tên, chữ ký, đóng dấu)
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 2
Nội dung
Phần mở đầu
Các kết quả chính
Kết luận
Tài liệu tham khảo.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 3
Phần mở đầu
1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
Ngoài nước:
Mặc dù hiện nay rất nhiều ngành công nghiệp thu hút được đầu tư như
công nghệ thông tin, công nghệ sinh học... nhưng khai thác dầu khí vẫn là một
trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều quốc gia, trong đó có Việt nam.
Thiết bị phục vụ ngành dầu khí, bao gồm các thiết bị khai thác lẫn thiết
bị thăm dò thuộc loại thiết bị công nghệ cao với khả năng thích ứng với môi
trường khắc nghiệt tương đương hoặc hơn các thiết bị quân sự. Các linh kiện
sản xuất theo tiêu chuẩn quân sự của thế giới chỉ chịu được nhiệt độ tới 125oC
trong khi các máy đo dưới lòng giếng phải làm việc trong môi trường nhiệt độ
160oC – 170oC, áp suất 17000 psi- 20000psi
Việc thiết kế và chế tạo các máy đo cho nghành dầu khí nói chung và
đặc biệt là ngành địa vật lý giếng khoan đòi hỏi một kiến thức tổng hợp của
nhiều ngành khoa học tự nhiên và thực nghiệm. Điều đó thể hiện bằng việc
không chỉ có một số rất ít các hãng mà chỉ các tập đoàn hoặc hãng có tiềm lực
mạnh mới tham gia vào các lĩnh vực này. Phải kể đến Geoservice, M/D
TOTCO, HITEC… chuyên gia chế tạo các hệ thống theo dõi khoan - kể cả
trạm Carota khí [1]. Các tập đoàn Schlumberger, Halliburton chuyên chế tạo
các hệ thống đo giếng mở [1,3]. Các hãng Sondex, Computalog với các máy
đo kiểm tra khai thác…
Riêng Schlumberger đã nắm giữ tới hơn 200 các phát minh, sáng chế
liên quan đến ngành chế tạo máy đo địa vật lý giếng khoan (khoảng 70%)
Các thiết bị Liên Xô (cũ) và Nga sau hơn 10 năm khủng khoảng chính
trị và kinh tế giờ đây bắt đầu được tập trung đầu tư nghiên cứu trở lại đã có
những thành tựu nhất định. Đáng chú ý hơn các thiết bị đo Open hole của
Тверьгеофизик hãng đang giữ kỷ lục về khoan và đo ở độ sâu tới 12 km.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 4
Các nước châu Á bao gồm cả Nhật bản và Trung quốc chưa có một
hãng nào tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu - chế tạo máy đo địa vật lý, chỉ có
các đại lý bán hàng, dịch vụ…
Trong nước :
Trong những năm 1985 – 1900 ngành dầu khí Việt nam sử dụng các
thiết bị đo lưòng chủ yếu của Liên xô cũ chế tạo trên cơ sở kỹ thuật tương tự,
quá trình đo lường và xử lý số liệu phải thực hiện qua nhiều thao tác thủ công
gây tốn kém thời gian và nhân lực. Số thiết bị hiện đại của các nước tư bản
phát triển phải mua bằng ngoại tệ với giá rất cao lại càng bị khó khăn hơn
trong điều kiện đất nước đang bị cấm vận.
Vào thời điểm đó (năm 1992) một công ty TNHH tại thành phố Hồ Chí
Minh thất bại trong việc chế tạo bộ số hoá cho trạm đo Carota điện. Ngoài ra
chưa có công ty trong nước nào đầu tư nghiêm túc cho việc nghiên cứu, chế
tạo thiết bị đo địa vật lý.
Nhận thấy những khó khăn đó công ty AIC đã sớm đề xuất một chiến
lược cùng với Xí nghiệp Liên doanh dầu khí Vietsovpetro(VSP) nghiên cứu và
áp dụng các thành tựu mới của công nghệ thông tin để hiện đại hoá các thiết bị
đo lường của Liên xô cũ, chế tạo mới để thay thế các thiết bị phải nhập của các
nước tư bản phát triển nhằm từng bước giành lại sự tự chủ trong kỹ thuật đo
lường của ngành dầu khí.
Trong những năm đó nhóm cán bộ nghiên cứu của công ty AIC kết hợp
với các chuyên gia địa vật lý của VSP nghiên cứu thành công và đưa vào sử
dụng một số sản phẩm mang tính thời sự về khoa học kỹ thuật và đem lại hiệu
quả cao cho việc tăng năng suẩt lao động, giảm chi phí sản xuất. Bao gồm các
công trình chính sau:
- Tự động hoá hệ thống máy đo sắc ký khí.
- Số hoá trạm đo Carota điện.
- Trạm Carota khí Geo Logging Station GLS – 1094.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 5
- Trạm Carota khí điện ALS- 01, 02,03
- Hệ thống kiểm thử dùng cho máy đo địa vật lý giếng khoan.
Tất cả các hệ thống thiết bị trên đều là các thiết bị lần đầu tiên được
thiết kế và chế tạo tại Việt Nam, được lắp đặt và sử dụng có hiệu quả tại VSP.
Trong đó có những hệ thống VSP đạt tới 7 thiết bị như trạm đo Carota điện
ALS hoặc 13 thiết bị như bộ số hoá trạm đo Carota điện. Trạm ALS liên tục
được cải tiến và nâng cấp lên các Model ALS-02, ALS-03, ALS-03M trong
các năm 1997 và 1998. Trạm ALS-02 đã tham gia triển lãm PetroVietnam
1997 và triển lãm chuyên đề dầu khí ở Indonexia tháng 11 năm 1997, được
nhiều người quan tâm và đánh giá cao.
Các nội dung sẽ trình bày trong báo cáo tóm tắt tổng kết dưới đây là các
kết quả của một số nghiên cứu mới nhất được thực hiện trong khuôn khổ của
đề tài NCKH cấp nhà nước KC.03.14.
1.2 Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo và hoàn thiện các thiết bị, hệ
thống tự động hoá hiện đại phục vụ ngành khai thác dầu khí thay thế các thiết
bị nhập ngoại với giá thành thấp hơn nhằm tạo khả năng chủ động về kỹ thuật,
công nghệ.
1.3 Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu, các kỹ thuật sẽ sử dụng
Dựa trên các yêu cầu kỹ thuật, nghiên cứu đo của các hệ thống, thiết bị
đo lường cổ điển của ngành đo địa vật lý, thiết kế và chế tạo hệ thống đo lường
hiện đại với khả năng tự động hoá trên nền tảng ứng dụng các thành quả mới
nhất của công nghệ thông tin, công nghệ điện tử.
Cập nhật các thông tin nghiên cứu mới nhất, các thiết bị hiện đại nhất
hiện có trên thị trường máy đo địa vật lý, nhằm hiệu chỉnh các thiết kế của
mình cũng như trong việc nâng cấp và đổi mới các thiết bị cũ.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 6
Ứng dụng công nghệ ASIC, thiết kế các linh kiện chuyên dụng có độ
tích hợp cao dùng trong các trạm đo địa vật lý.
Xây dựng mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa người dùng thiết bị và nhà
chế tạo thiết bị nhằm không ngừng hoàn thiện chất lượng và nâng cao hiệu suất
sử dụng thiết bị.
1.4 Nội dung nghiên cứu
Nội dung nghiên cứu của đề tài bao gồm 3 thành phần chính sau:
- Nghiên cứu nâng cấp trạm đo Carota điện SODESEP
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo trạm thử vỉa
- Nghiên cứu nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họ máy
Computalog
Các nội dung nghiên cứu nêu trên định hướng vào các hệ thống thiết bị
đo lường tự động hoá phục vụ cho ngành dầu khí trong toàn bộ quá trình từ
thăm dò cho tới khai thác.
Trạm đo Carota điện Sodesep phục vụ cho quá trình thăm dò-đo giếng
mở (open hole logging). Trạm thử vỉa (Wel Test) có nhiệm vụ xác định các
thông số của thử vỉa trước khi đưa giếng vào khai thác. Các máy giếng đo
kiểm tra khai thác có nhiệm vụ thường xuyên đo và kiểm tra các giếng đang
khai thác (production Logging) nhằm tối ưu hoá chế độ khai thác.
Trạm đo Carota điện Sodesep và trạm đo kiểm tra khai thác Computalog
là các đo địa vật lý đầu tiên của Việt nam mua từ những năm 90. Sau một thời
gian dài sử dụng, các trạm đã xuống cấp nghiêm trọng, kể cả thiết bị bề mặt lẫn
máy giếng. Các thiết bị công nghệ thông tin như máy tính không có các phụ
kiện thay thế do lạc hậu về thế hệ, các thiết bị điện tử mất dần tính ổn định và
độ chính xác. Hệ thống phần mềm viết từ những năm 90 nay không còn đáp
ứng được các yêu cầu mới trong ngành địa vật lý. Đó là chưa kể đến sự lạc
hậu về một số điểm trong thiết kế hệ thống và các linh kiện điện tử được sử
dụng trong thiết bị.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 7
Hai nội dung trạm đo Carota điện Sodesep và trạm đo kiểm tra khai thác
là các vấn đề kỹ thuật không có gì mới ở nước ngoài, nhưng việc nghiên cứu
nâng cấp các hệ thống đó đòi hỏi kinh phí lớn. Hơn nữa tiếp tục thuê các hãng
nước ngoài giải quyết thì chúng ta mãi mãi không nắm được công nghệ chế tạo
các thiết bị tương tự.
Các nội dung nghiên cứu trên lần đầu được đặt ra trong nước.
Riêng đối với trạm thử vỉa, tại thời điểm nghiên cứu , Xí nghiệp Liên
doanh dầu khí VSP cũng chỉ có các thiết bị rời rạc của Liên Xô cũ và các máy
ghi áp suất đáy ghi trên các lá đồng chứ chưa có hệ thống thử vỉa với một
chương trình tự động hoá đo và xử lý số liệu.
Các nội dung nêu trên không phải là các nghiên cứu lý thuyết, các kết
quả nghiên cứu được cụ thể hoá bằng các thiết bị, chương trình, hệ thống đo và
được sử dụng tại Xí nghiệp Liên Doanh Dầu khí Vietsovpetro.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 8
Các kết quả chính
1. Nghiên cứu và nâng cấp các thành công trạm đo Carota điện Sodesep. Nâng cấp ở
đây có nghĩa là giữ nguyên các máy giếng và vỏ trạm, thiết kế và chế tạo mới hoàn toàn
phần thiết bị điện tử trên bề mặt, bao gồm:
- Khối PC Interface.
- Thiết bị nguồn nuôi máy giếng.
- Khối đo, hiển thị độ sâu và sức căng
- Thiết bị phối ghép và điều khiển máy giếng Telemetry.
- Thiết bị phối ghép, giãi mã cho họ máy đo siêu âm (Compensated Sonic Tool)
và máy đo CCL
- Thiết bị phối ghép, điều khiển và giải mã cho họ máy đo các phương pháp
truyền số như máy đo sâu sườn (Dual Latero Log), vi sâu sườn
(MicroLateroLog), máy đo phương vị (Inclionmeter), máy đo độ lệch vỉa
(Dipmeter), máy đo mật độ thạch học (Litho Density Tool), máy đo đường
kính (XY Caliper).
2. Nghiên cứu, thiết kế, viết hệ thống chương trình đo và xử lý số liệu cho trạm
mới, bao gồm các chương trình:
- Chương trình GeoDatabase(GEODB)
- Chương trình Depth
- Chương trình Glog-SDS
- Chương trình ReCalc
- Chương trình Gview
- Chương trình Gedit
Các chương trình này sau được đóng gói lại trong bộ chương trình đo địa vật lý
thống nhất GEOLOG dùng cho Xí nghiệp địa vật lý giếng khoan (xem phụ lục C-
báo cáo tổng kết đề tài).
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 9
3. Lắp đặt hiệu chỉnh và đưa trạm vào hoạt động ổn định trên giàn khoan của VSP.
Chế tạo 01 thiết bị bề mặt Demo cho đề tài.
Hình 1 : Electrologging Decode
Trạm Carota điện Sodesep sau khi nâng cấp đã hoàn toàn đáp ứng các chỉ tiêu kỹ
thuật đề ra của đề tài về:
- Tính tương thích: Tương thích với hệ IBM-PC, tương thích về phần mềm và
phần cứng của các thiết bị trạm ALS –03M, đo được các tổ hợp đặc trưng của họ
Sodesep.
- Độ phân giải, độ chính xác của phép đo, độ phân giải theo chiêề sâu.
- Điều kiên môi trường hoạt động.
Trạm sau khi nâng cấp đã có một loạt ưu điểm so với trạm cũ như:
- Hoạt động ổn định hơn, sử dụng thuận tiện hơn do được thiết kế tối ưu trên các
mạch chip lập trình FPGA, giảm khả năng hỏng hóc về cơ khí do không phải rút
ra cắm vào các bảng mạch.
- Không bao giờ treo hệ thống do được cải tiến về phương thức lấy mẫu.
- Có thêm khả năng tự kiểm tra hệ thống
- Hệ thống phần mềm với một loạt các tính năng mới, chạy trên môi trường
Windows thay vì các chương trình đơn lẻ chạy trên DOS.
- Trong ngành đo lường vật lý, trước đây chúng ta vẫn dùng các chương trình đo
và xử lý số liệu kèm theo các hệ thống thiết bị của nước ngoài. Các chương trình
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 10
của bộ DAP – AIC và trạm đo ALS –Ox là các chương trình đầu tiên của Việt
nam trong lĩnh vực đo địa vật lý nhưng vẫn còn nhiều hạn chế do các nguyên
nhân chủ quan và khách quan.
Các chương trình đo lường và xử lý số liệu đo Open hole viết cho trạm Sodesep
nâng cấp là hệ thống chương trình hoàn thiện đầu tiên ở Việt nam trong lĩnh vực
này.
4. Nghiên cứu thiết kế và chế tạo mới trạm thử vỉa AWT-01 gồm:
- Vỏ trạm và hệ thống thiết bị cơ khí phụ trợ.
- Máy tính công nghiệp.
- Bộ biến đổi tương tự - số (A/D) đa kênh.
- Timer và bộ phối ghép vào - ra số đa kênh.
- Bộ chuyển mạch tương tự đa kênh.
- Khối singnal conditional.
- Hệ thống sensor đo các tham số áp suất, nhiệt độ, mức, lưu lượng.
- Máy giếng đo áp suất đáy.
- Hệ thống nguồn nuôi.
- Hộp đấu cáp chống cháy nổ.
- Hệ thống cáp tín hiệu.
Hình 2. Trạm thử vỉa AWT-01 tại xí nghiệp Địa vật lý LDDK VSP
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 11
Trong đó các thiết bị nhập bao gồm: máy tính, máy in, máy giếng và các sensor các
thiết bị khác chế tạo tại Việt Nam.
5. Nghiên cứu, viết hệ thống chương trình tự động hoá đo lường và xử lý số liệu
thử vỉa bao gồm;
- Chương trình Kuster: chương trình đặt chế độ ghi số liệu, đọc số liệu cho máy đo
áp suất đáy
- Chương trình GlogWT: chương trình đo, tính toán hiển thị giá trị dưới dạng bằng
số, đồ thị, đồng hồ giá trị tức thời và in số liệu đo
- Chương trình Gedit WT : chương trình hiển thị file số liệu đo cũ, cho phép sửa,
nhập mới giá trị bằng tay, tính toán lưu lượng.
- Chương trình Editdata: sửa chữa, chuyển đổi, in số liệu các format khác nhau.
- Chương trình Welltest: nhập xuất, xử lý số liệu thử vỉa, in báo cáo.
6. Hiệu chỉnh, lắp đặt và đưa vào trạm thử vỉa hoạt động trên giàn khoan của VSP.
1. Trạm thử vỉa AWT-01 không những phải đáp ứng tốt các yêu cầu của một
hệ thống đo lường tự động về độ chính xác, tính ổn định mà còn phải thoả
mãn các yêu cầu chống cháy nổ khác nghiệt của giàn khoan đối với các
thiết bị lắp đặt trên giàn khoan (Zone 1 Class 1)
7. Nghiên cứu, chế tạo thiết bị cho trạm kiểm tra khai thác ho Cumputalog, bao
gồm:
- Máy đo nhiệt độ.
- Máy đo áp suất.
- Máy đo tỷ trọng.
- Máy đo Gamma tự nhiên.
- Máy đo CCL(Casing Colar Locator)
- Máy đo đường kính ba càng.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 12
- Máy đo lưu lượng có hướng.
- Máy đo mật độ nước.
- Máy Telemetry.
- Thiết bị bề mặt.
Trong số đó, thiết kế mới thiết bị bề mặt, thiết kế nâng cấp máy Telemetry để
đạt được các tính năng kỹ thuật cao hơn máy cũ.
Mỗi loại máy đo được thiết kế với số lượng 02 máy, ngoài ra chế tạo thêm 01
máy CCL, 01 máy Telemetry, 01 máy đo nhiệt độ làm thiết bị Demo cho Đề tài.
8. Nghiên cứu và viết hệ thống chương trình tự động hoá quá trình đo lường, xử lý
số liệu đo kiểm tra khai thác cho máy giếng họ Computalog. Chương trình được
đóng gói vào phầm mềm đo địa vật lý GEOLOG.
9. Công bố một số báo cáo khoa học liên quan đến các nội dung nghiên cứu của Đề
tài [7,8,9].
Hình 3 : Khối thiết bị bề mặt và các máy giếng đo kiểm tra khai thác họ Computalog
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 13
Kết luận
Với ba nội dung nghiên cứu chính, định hướng vào các hệ thống thiết bị đo lường,
tự động hoá phục vụ cho ngành đầu khí trong toàn bộ quá trình thăm dò cho tới khai
thác như: nghiên cứu nâng cấp trạm đo Carota điện SODESEP, nghiên cứu thiết kế, chế
tạo các trạm thử vỉa, nghiên cứu nâng cấp các máy giếng kiểm tra khai thác thuộc họ
máy Computalog, có thể nói đề tài KC03.14 đã đạt được những chỉ tiêu đặt ra ban đầu.
Các sản phẩm của đề tài:
- Trạm đo Carota điện Sodesep bao gồm phần cứng, phần mềm, tài liệu kỹ thuật
và hướng dẫn sử dụng thiết bị.
- Trạm thử vỉa bao gồm phần cứng, phần mềm, tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử
dụng thiết bị.
- Hệ thống máy giếng đo kiểm tra khai thác họ Computalog bao gồm thiết bị bề
mặt, 9 loại máy giếng mỗi loại 2 máy (đã lắp đặt tại VSP) và 3 máy Demo cùng
toàn bộ tài liệu kỹ thuật và hướng dẫn sử dụng kèm theo tài liệu kỹ thiết bị.
- Các bài báo và báo cáo khoa học liên quan đến các vấn đề đo lường địa vật lý
giếng khoan.
Tính mới sáng tạo của đề tài
- Các vấn đề khoa học kỹ thuật đã đặt ra cũng như các sản phẩm của đề tài gồm 3
hệ thống thiết bị và các phần mề đo lường đi kèm là nội dung nghiên cứu và sản
phẩm khoa học lần đầu tiên được nghiên cứu, chế tạo tại Việt nam.
- Tất cả các hệ thống thiết bị đều được các chỉ tiêu kỹ thuật đề ra và có một loạt
các tính năng vượt trội so với các thiết bị trước khi nâng cấp ( như đối với trạm
đo Carota điện Sodesep và các máy giếng kiểm tra khai thác Computalog) cả về
phần cứng lẫn phần mềm.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 14
- Trạm thử vỉa là hệ thống tự động đo lường - xử lý số liệu thử vỉa đầu tiên được
thiết kế, chế tạo ở Việt nam. Các kết quả đo của trạm có chất lượng hơn hẳn so
với phương pháp đo và xử lý thủ công trước đây.
Tính ứng dụng, hiệu quả của đề tài
- Các kết quả nghiên cứu được cụ thể hoá bằng ba hệ thống thiết bị, chương
trình đo, được lắp đặt và sử dụng có hiệu quả tại Xí nghiệp Liên Doanh dầu khí
Vietsovpetro. Các thiết bị đều hoạt động rất tin cậy và ổn định. Để đánh giá
hiệu quả kinh tế có thể nêu một vài con số: Trạm Carota điện được mua năm
1993 với giá 5 triệu USD, một cơ số máy giếng đo kiểm tra khai thác không kể
trạm bề mặt và chương trình đo có giá khoảng 500 ngàn USD.
- Trên cơ sở các kết quả nghiên cứu của Đề tài, hoàn toàn có thể chế tạo các
thiết bị tương tự cho các ngành thăm dò và khai thác khoáng sản khác như nước
sạch., than đá…
- Việc sử dụng các thiết bị trong nước sản xuất không chỉ tiết kiệm ngoại tệ,
mang lại tính chủ động tích cực trong sản xuất mà còn giúp cho VSP đào tạo
được độ ngũ cán bộ kỹ thuật có được những kiến thức cơ bản và chắc chắn hơn
về kỹ thuật đo lường và công nghệ thông tin.
- Quá trình nghiên cứu, chế tạo thành công các hệ thống thiết bị, đề tài cũng đã tự
đào tạo và nâng cao trình độ và kinh nghiệm thực tế cho đội ngũ cán bộ của
mình. Tuy nhiên do chưa có kinh nghiệm và một phần do thời gian thực hiện đề
tài quá ngắn nên việc đào tạo dau đại học cũng chưa đạt kết quả tốt.
Kiến nghị
Như trên đã nói, kỹ thuật chế tạo thiết bị đo lường địa vật lý trong dầu khí là
một trong những kỹ thuật phức tạp nhất, sánh ngang với kỹ thuật chế tạo thiết bị
quân sự. Do đó việc áp dụng những kỹ thuật đó để nghiên cứu và chế tạo các thiết
bị cho các ngành kinh tế quốc dân khác sẽ tiết kiệm được rất nhiều chi phí trung
gian và khả năng thành công rất cao.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 15
Đề tài KC03.14 “ Nghiên cứu, phát triển, thiết kế, chế tạo và hoàn thiện hệ
thống tự động hoá quá trình khai thác dầu khí ở Việt nam” đạt được những thành
quả cao nhất định trong kỹ thuật cũng như hiệu quả rõ ràng về kinh tế. Tuy nhiên,
đó cũng mới chỉ là những kết quả ban đầu. Để có thể nắm bắt được các kỹ thuật chế
tạo thiết bị đo lường cho ngành địa vật lý nói riêng và ngành khai thác dầu khí nói
chung một cách bài bản và toàn diện, cần có sự đầu tư đúng mức hơn về nhân lực và
tài chính.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 16
Tài liệu tham khảo.
1. R. Desbrandes, Encyclonedia Of Well Logging, Éditions Technip, Paris, 1985.
2. J.P. Nguyen, Oil Gas Field development Techniques - Drilling, Éditions Technip,
Paris, 1996.
3. James R., Jorden and Frank L. Campbell, Well logging II – Electric and Acoustic
Logging, Monograph Volume 10 SPE Henry L. Doherty Series, New York 1986
Dallas.
4. Open Hole Measurement Physics & Application, Haliburton, 1993.
5. Didier Ruillac, Cement Evaluation Logging Handbook, Éditions Technip, Paris,
1994.
6. Phạm Hoàng Nam, Nguyễn Bắc Hà, Trần Ngọc Hân, Lữ Văn Thắng, Hoàng Anh
Tuấn. Trạm theo dõi các tham số khoan thăm dò dầu khí. Tạp chí khoa học và công
nghệ. Tập XXXIII, 6, 1995, tr. 15-19.
7. Phạm Hoàng Nam, Nguyễn Bắc Hà, Lữ Văn Thắng. Trạm đo Carota điện ALS-03.
Hội nghị KH lần thứ 13, HVKTQS BQP, 10-2001, T1,tr. 140.
8. Phạm Hoàng Nam, Nguyễn Bắc Hà, Lữ Văn Thắng, Đỗ Văn Huỳnh, Trần Ngọc
Hân. Thiết kế chế tạo trạm đo thử vỉa. Hội nghị KH lần thứ 13, HVKTQS BQP,
10-2001, T1,tr. 131.
9. Nguyễn Bắc Hà, Lữ Văn Thắng Phạm Hoàng Nam, Đỗ Văn Huỳnh, Vũ Dũng Kỳ.
Trạm Carota điện Sodesep. Hội nghị KH lần thứ 13, HVKTQS BQP, T1,tr. 75.
10. Earlougher, Robert C. Jr.: “Advances in Well Test Analysis”, Monograph Series,
Society of Petroleum Engineers of AIME, Dallas (1967) 5.
11. Schumberger : ”Well Test Interpretation”, (1991).
12. L.P DAKE “Fundamentals of reservoir engineering”, ELSEVIER (1978).
13. Robert Desbrandes, Encyclopedia of Well Logging, Editions Technip, 1985.
14. J.P. Nguyen, Drilling, Editions Technip, 1996.
Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuất Đề tài KC03.14
Trang 17
15. Document Manual. 1 3/8 Inch Tool. Computalog
16. Product Data Book Military, Harris, 1988.
17. Product Data Book, Linear Technology, 1999.
18. Full line Product Catalog, Vishay, 2001.
19. Capacitor and Filter, Maxwell, 2001.
20. Burr-Brown Electronics series. Operational Amplifiers. Design and Applications.
Editor: Tobey, Graeme, Huelsman. McGRAW-HILL Book Company. 1971. ISBN
07-064917-0 .
21. Burr-Brown Electronics series. Designing with Operational Amplifiers.
Applications alternatives. Editor: Graeme. McGRAW-HILL Book Company. 1977.
ISBN 0-07-023891-X.
22. Drawers. Sodesep: 159 Z.A. Bastide Blanche.13127 Vitrolles. France.
23. Cable. Sodesep: 159 Z.A. Bastide Blanche.13127 Vitrolles. France.
24. Compensated Sonic Tool. Sodesep: 159 Z.A. Bastide Blanche.13127 Vitrolles.
France.
25. Dual Laterolog, Microlog MicroLaterolog. Sodesep: 159 Z.A. Bastide
Blanche.13127 Vitrolles. France.
26. Litho Density. Sodesep: 159 Z.A. Bastide Blanche.13127 Vitrolles. France.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo cáo- Nghiên cứu phát triển vμ hoμn thiện các hệ thống tự động hóa quá trình khai thác dầu khí ở việt nam.pdf