MỤC LỤC
MỤC LỤC ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT iv
DANH MỤC BẢNG v
DANH MỤC HÌNH vi
MỞ ĐẦU 1
1. 1
Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3
Chương 1 - TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4
1.1. 4
Khái niệm về rau và các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 4
1.1.1. Một số khái niệm về rau 4
1.1.2. Các tác nhân gây ô nhiễm rau trồng 6
1.2. Khái niệm chất lượng và các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 16
1.2.1. Khái niệm chất lượng rau 16
1.2.2 . Các phương pháp kiểm soát, đánh giá chất lượng rau 17
1.3. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong đánh giá, giám sát và công nhận chất lượng rau 26
1.4. Hiện trạng sản xuất, tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố Hà Nội 28
1.4.1. Hiện trạng sản xuất rau, RAT thành phố Hà Nội 28
1.4.2. Hiện trạng tiêu thụ rau xanh ở Hà Nội 29
1.4.3. Hiện trạng liên kết tổ chức và giám sát RAT ở Hà Nội 31
1.5. Tổng quan về khu vực nghiên cứu thí điểm - xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội 34
1.5.1. Điều kiện tự nhiên 34
1.5.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 35
1.6. Khái quát về dự án và quy trình kiểm soát đánh giá chất lượng áp dụng trong dự án 36
Chương 2 - ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38
2.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu 38
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 38
2.1.2. Nội dung nghiên cứu 38
2.2. Phương pháp nghiên cứu 39
2.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu 39
2.2.2. Phương pháp điều tra, phỏng vấn 39
2.2.3. Phương pháp lấy mẫu ngoài thực địa 39
2.2.4. Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm 39
Chương 3 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 43
3.1. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau dự án 43
3.1.1. Đánh giá điều kiện sản xuất của dự án 43
3.1.2. Đánh giá việc ghi chép nhật ký đồng ruộng 52
3.1.3. Đánh giá việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn và cơ chế giám sát thực hiện. 60
3.1.4. Đánh giá chất lượng sản phẩm của dự án 63
3.2. Phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội. 70
3.2.1. Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 72
3.2.2. Khó khăn trong quá trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội 73
3.2.3. Mô hình trồng RST tại xã Thọ Xuân 78
3.3. Đề xuất chính sách áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau cho Hà Nội 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 90
123 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 4162 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h người trồng rau có thể giảm chi phí sản xuất trong dài hạn (ví dụ như khi so với rau được sản xuất ra và chỉ trước khi ra thị trường mới biết là không đạt yêu cầu), và giúp cơ quan quản lý giảm chi phí quản lý hành chính, thực thi pháp luật trong dài hạn.
Khi rau thương phẩm đáp ứng tốt được các chỉ tiêu chất lượng, chi phí xã hội cũng theo đó giảm đi (khi giảm nguy cơ ngộ độc do ăn rau, giảm chi phí y tế cho các vấn đề về sức khỏe do ăn rau mà ra, giảm chi phí khắc phục ô nhiễm môi trường do trồng rau...). Trong ngắn hạn, áp dụng phương pháp này sẽ làm tăng chi phí (do thêm chi phí phân tích đất, nước, chi phí đầu tư thiết bị kỹ thuật...). Nhưng trong dài hạn, phần chi phí tăng thêm ban đầu này sẽ được bù đắp hoàn toàn bởi các chi phí cắt giảm được trong việc kiểm soát, đánh giá chất lượng cũng như những tiết kiệm tài chính cho việc khắc phục chất lượng rau không đảm bảo (do giảm số lượng rau không đảm bảo chất lượng), khắc phục ô nhiễm môi trường (do ít tác động xấu đến môi trường), chữa trị bệnh tật và nâng cao sức khỏe người dân (do rau đáp ứng tốt hơn yêu cầu chất lượng nên giảm số trường hợp ngộ độc do rau, giảm tác động xấu đến sức khỏe ra ăn rau không an toàn...). Áp dụng phương pháp này còn đảm bảo nền nông nghiệp thành phố nói chung và hoạt động sản xuất, tiêu thụ rau trở nên bền vững hơn – cả về mặt kinh tế, sinh thái và môi trường.
Với những cơ sở ban đầu mà Hà Nội đã tạo được thông qua việc quản lý, kiểm soát chất lượng rau tiêu thụ trên địa bàn thành phố (như các mô hình trồng rau an toàn, việc tăng cường thanh tra, kiểm tra chất lượng rau trên địa bàn thành phố trong thời gian qua...), việc áp dụng phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố là hoàn toàn khả quan. Về phương diện pháp lý, các quy định đã ban hành về vệ sinh an toàn thực phẩm (ví dụ Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn (2008); VietGAP (2008); Quy chế chứng nhận VietGAP cùng các quy định liên quan của Hà Nội) tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc áp dụng này.
3.2.1. Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội
Quy trình đánh giá và công nhận chất lượng rau an toàn ở Hà Nội theo nghiên cứu, tìm hiểu thực tế được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1
Nhà sản xuất (các cá nhân, tổ chức sản xuất rau) có nhu cầu được đánh giá và công nhận chất lượng rau theo VietGap sẽ tìm hiểu về chuẩn mực đánh giá và các chính sách do tổ chức chứng nhận VietGAP cho rau, quả, chè an toàn (tổ chức chứng nhận).
Bước 2
Người sản xuất sẽ thuê một tổ chức tư vấn đã được công nhận để hỗ trợ quá trình đào tạo và thực hiện các nội dung đáp ứng yêu cầu theo quy định. Người sản xuất thuê người lấy mẫu (người lấy mẫu được chỉ định) để lấy mẫu đất trồng, nước tưới và gửi đến phòng thí nghiệm đã được công nhận là phòng phân tích sản phẩm giống, cây trồng.
Bước 3
Người sản xuất gửi hồ sơ xin đăng ký kiểm tra và chứng nhận đến tổ chức chứng nhận.
Bước 4
Nhà sản xuất và tổ chức chứng nhận ký kết hợp đồng chứng nhận VietGAP
Bước 5
Tổ chức chứng nhận tiến hành quá trình đánh giá. Các phương pháp được tổ chức công nhận sử dụng đánh giá bao gồm: phỏng vấn, quan sát hoạt động, kiểm tra (hồ sơ, thực địa, phân tích). Các chỉ tiêu kiểm tra và phương pháp đánh giá được ban hành kèm theo Quy chế chứng nhận VietGAP ban hành theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN (phụ lục 3), bao gồm 71 chỉ tiêu (42 chỉ tiêu loại A – chỉ tiêu bắt buộc thực hiện; 25 chỉ tiêu loại B - chỉ tiêu cần thực hiện; 4 chỉ tiêu loại C - chỉ tiêu khuyến khích thực hiện).
Nhà sản xuất chỉ được cấp chứng nhận VietGap khi đạt 100% chỉ tiêu loại A và tối thiểu đạt 90% chỉ tiêu loại B.
3.2.2. Khó khăn trong quá trình đánh giá và công nhận chất lượng rau tại Hà Nội
Tìm hiểu thực tế tại Hà Nội cho thấy, mặc dù qui định về đánh giá và công nhận chất lượng rau đã được ban hành được gần 2 năm nhưng việc triển khai cũng như đánh giá và chứng nhận rau sản xuất theo VietGap tại Hà NộiHaHhh hiện vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Các khó khăn đó bao gồm:
Nông dân thiếu thông tin
Mặc dù VietGAP đã được ban hành và áp dụng vào thực tế sản xuất từ lâu nhưng cho đến nay nhiều nông dân vẫn chưa biết thông tin về quy trình này. Ngay tại vùng sản xuất rau xã Lĩnh Nam – Thanh Trì, nơi nông dân tiếp cận nhanh với tiến bộ kỹ thuật và đã có truyền thống sản xuất rau an toàn, tác giả phỏng vấn 100 hộ trồng rau thì có 50% số hộ có nghe nói về VietGAP nhưng không biết cụ thể là gì, 27% hộ chưa nghe đến VietGap. Chỉ có 23% hộ tham gia HTX RAT Lĩnh Nam hiểu rõ quy trình VietGap.
Hộ sản xuất rau nhỏ trong khi chi phí chứng nhận lớn
Theo báo cáo điều tra của Nguyễn Hồng Sơn năm 2009 [15], ở Hà Nội, hình thức sản xuất cá thể chiếm 63,33%, doanh nghiệp 4,3%, HTX 27,67%, các hình thức khác (nhóm hộ) 4,7%. Kiểm soát, đánh giá chất lượng đối với cá thể sản xuất nhỏ lẻ là rất khó, vì vậy không tạo được niềm tin cho người tiêu dùng. Mặt khác với quy mô diện tích gia đình, nhà sản xuất vẫn phải thuê người tư vấn kỹ thuật, thuê người lấy mẫu và phân tích đất nước, đăng ký chứng nhận VietGap, đầu tư cơ sở kỹ thuật. Chi phí đầu tư là rất lớn so với người nông dân. Theo tìm hiểu của tác giả, chi phí để thuê tổ chức tư vấn cho một cơ sở sản xuất khoảng 20 - 30 triệu đồng, chi phí thấp nhất cho tổ chức chứng nhận VietGap khoảng 14 triệu đồng/1 cơ sở/ 1 năm.
Hà Nội chưa xây dựng đầy đủ cơ chế, quy trình giám sát chất lượng trong khi lực lượng giám sát mỏng.
Năm 2009, Hà Nội có 5 cán bộ chỉ đạo, giám sát sản xuất của Chi cục BVTV trên diện tích sản xuất rau theo quy trình an toàn là 2.105 ha [45]. Số cán bộ chỉ đạo, giám sát quá ít để có thể giám sát được diện tích hơn hai nghìn ha. Trong khi các cơ chế, quy trình còn chưa đầy đủ, rõ ràng thì việc thiếu lực lượng giám sát đang làm cho công tác giám sát ở chính các cơ sở trồng rau an toàn đã được công nhận chưa được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Đây cũng là một thách thức cho việc mở rộng mạng lưới cơ sở trồng rau có chứng nhận.
Khó khăn trong tiêu thụ
Một thực tế là nhu cầu RAT của người dân Hà Nội rất cao nhưng việc tiêu thụ RAT đang gặp không ít khó khăn. Số lượng cửa hàng bán RAT có chứng nhận còn rất hạn chế. Hiện nay trên địa bàn thành phố mới chỉ có chuỗi siêu thị Fivimart, Hapro và một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm bày bán rau được chứng nhận VietGap. Các siêu thị tiêu thụ lượng rau lớn như Metro, BigC chưa bán loại rau này.
RAT chưa chiếm được lòng tin của người tiêu dùng
Tác giả đã thực hiện một cuộc điều tra nhanh đối với 100 người tiêu dùng ngẫu nhiên tại Hà Nội về lý do không mua RAT (tháng 4/2010), và kết quả được trình bày trong Bảng 11 dưới đây.
Bảng 12 . Lý do người dân Hà Nội không mua RAT
Lý do
Tỷ lệ phần trăm
(trong 100 người được hỏi)
Giá cao
40%
Không tin RAT là an toàn
71%
Có mối quan hệ với người bán
(rau không được chứng nhận là RAT)
4%
Tin vào máy rửa rau, dung dịch rửa rau
10%
Chưa từng bị ngộ độc vì ăn rau
52%
Kết quả điều tra cho thấy lý do người dân không mua RAT vì không tin vào nhãn hiệu RAT chiếm tỉ lệ cao nhất (71%). Sự thiếu tin tưởng này có thể do thiếu lòng tin vào công bố chất lượng rau của nhà sản xuất, của đơn vị bán. Nguyên nhân này bắt nguồn từ việc nhà sản xuất không giữ uy tín cho thương hiệu của mình, làm mất niềm tin của người dân. Theo ông Trịnh Công Toản, Chánh thanh tra Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), một số mẫu rau lấy ở HTX sản xuất, tiêu thụ và chế biến sản phẩm nông sản an toàn của Vân Nội phát hiện mức dư lượng thuốc BVTV lên tới 0,25 mg/kg, trong khi mức quy định tối đa cho phép là 0,02mg/kg. Một nguyên nhân khác là người tiêu dùng thiếu lòng tin vào các cơ chế đảm bảo chất lượng rau cũng như cơ chế đảm bảo thông tin chính xác, minh bạch về chất lượng rau của chính cơ quan chức năng. Đã từng có một nhà khoa học đã bị kỷ luật vì đã công bố nghiên cứu của ông về các hóa chất được sử dụng cho quả với lý do cung cấp thông tin mà không xin phép lãnh đạo (tin tức Việt Nam, 2004, dẫn theo Phan Van Hoi [31]). Trong năm 2001, Cục Quản lý Thực phẩm Thành Phố Hồ Chí Minh phát hiện chất gây ung thư 3-MCPD trong đậu nành. Tuy nhiên, thông tin chỉ được tiết lộ cho công chúng vào năm 2007 (Hà, 2007, dẫn theo Pham Van Hoi [31]). Ngoài ra, người tiêu dùng bị nhầm lẫn bởi sự mâu thuẫn thông tin về chất lượng rau do các cơ quan chức năng cung cấp như BNN&PTNT và Bộ y tế (Hang, 2006, dẫn theo Phan Van Hoi [31]; [42]).
Xử phạt vi phạm về chất lượng rau chưa đủ mạnh
Các quy định về xử phạt vi phạm trong lĩnh vực chất lượng sản phẩm, trong đó có sản phẩm rau, còn nhẹ và chưa thực sự có tác dụng răn đe, ngăn chặn. Mặt khác việc thực thi các chế tài chưa nghiêm minh.
Ví dụ trong mục 3, Điều 66, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa (2007) về xử lý vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hoá quy định: tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm vi phạm pháp luật về ATTP tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính (được ấn định ít nhất bằng giá trị thực phẩm vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá 5 lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ, tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường và khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
Chiếu theo luật định, sản phẩm, hàng hóa là rau có giá trị rất thấp nên ở mức phạt cao nhất gấp 5 lần thì không có tác dụng răn đe. Năm 2007, với hành vi giả mạo nguồn gốc của HTX Vân Nội – Đông Anh (lấy rau thường đóng mác thương hiệu Vân Nội) nhưng chỉ bị phạt hành chính 1 triệu đồng [38]. Hành vi của HTX Vân Nội có nguyên nhân từ việc mức xử phạt theo luật định còn thấp và việc thực thi luật còn chưa thật sự nghiêm minh. Theo ông Trịnh Công Toản, Chánh thanh tra Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT), dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép của RAT Vân Nội còn được ghi nhận trong nhiều đợt kiểm tra khác của các cơ quan chức năng, song cho đến nay chưa có hình thức xử lý với chứng nhận RAT của HTX này.
Do những khó khăn tác giả trình bày ở trên nên chưa khuyến khích được doanh nghiệp cũng như người nông dân đầu tư vào lĩnh vực sản xuất rau an toàn. Hiện nay, ở Hà Nội, ngoài một số mô hình thí điểm sản xuất RAT theo VietGap của các cơ quan nghiên cứu từ kinh phí nhà nước, có duy nhất một doanh nghiệp là công ty TNHH Hương Cảnh đầu tư kinh phí 11 tỷ đồng để xây dựng hệ thống sản xuất, sơ chế và tiêu thụ RAT trên địa bàn xã Văn Đức- Đông Anh theo tiêu chí RAT VietGap dưới sự giám sát, hướng dẫn, hỗ trợ của Chi cục BVTV, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội [39]. Mặc dù mô hình này được các cơ quan chức năng đánh giá cao, điển hình cho sự liên kết bốn nhà “nhà sản xuất – doanh nghiệp – nhà khoa học – nhà tiêu thụ”, tuy nhiên dự án mới được triển khai nên tác giả chưa có điều kiện tìm hiểu phương pháp đánh giá chất lượng rau của mô hình và hiệu quả mô hình trong thực tiễn.
3.2.3. Mô hình trồng RST tại xã Thọ Xuân
Qua thực tế hoạt động ứng dụng VietGAP của mô hình nghiên cứu thí điểm ở Thọ Xuân, tác giả cũng đánh giá được là việc ứng dụng rộng rãi trên địa bàn Hà Nội chương trình Thực hành nông nghiệp tốt VietGAP là hoàn toàn khả thi. Với mô hình này rau có thể dễ dàng được kiểm soát và đánh giá tổng hợp về mặt chất lượng.
Mô hình sản xuất có những ưu điểm sau: Người quản lý mô hình chủ động được toàn bộ nguồn vật tư đầu vào, đất sản xuất và nhân công lao động nên chủ động điều tiết được kế hoạch sản xuất (lứa trồng, diện tích trồng) cũng như chất lượng sản phẩm đầu ra (bón phân như thế nào, sử dụng thuốc BVTV ra sao, thời gian thu hoạch, thời gian cách ly của từng loại sản phẩm) vì tuân thủ đúng theo yêu cầu của cán bộ giám sát. Người nông dân góp đất làm vốn và góp công lao động không phải đầu tư kinh phí, ngoài ra có hỗ trợ tiền hàng tháng nên dễ dàng thuyết phục họ tham gia dự án. Khi thu hoạch, người nông dân hưởng % trên doanh thu mà họ làm ra, nên khuyến khích người dân làm việc nâng cao năng suất cây trồng.
Bên cạnh những ưu điểm đó thì có một số vấn đề hạn chế như sau: Do phải đầu tư toàn bộ chi phí và phát sinh thêm các chi phí như tư vấn kỹ thuật, giám sát chất lượng, chứng nhận sản phẩm nên giá thành sản phẩm của mô hình này còn cao. Bên cạnh đó, việc tự tìm đầu ra cho sản phẩm cũng là một vấn đề khó giải quyết trong tình trạng giá bán rau an toàn không cao hơn bao nhiêu thậm chí là không bằng do mẫu mã sản phẩm không đẹp như rau sản xuất được phun nhiều hóa chất kích thích và thuốc BVTV. Việc liên hệ với các đầu mối tiêu thụ hàng lớn như siêu thị, bếp ăn tập thể còn gặp nhiều khó khăn. Đầu tư toàn bộ cơ sơ hạ tầng và chi phí sản xuất yêu cầu một lượng khá lớn về vốn sản xuất, tuy nhiên sản xuất rau an toàn rất dễ gặp rủi ro như thiên tai hay dịch hại nên sẽ khó có nhà đầu tư (trong mô hình đó là người chủ dự án) chấp nhận thử thách để nhận 60% doanh thu bán được. Dự án thực hiện được vì có tiền nhà nước, còn doanh nghiệp thì khi bỏ số tiền lớn ra để đầu tư thì họ phải cân nhắc có những thuận lợi gì và rủi ro ra sao.
Theo tác giả, để mô hình nghiên cứu có thể nhân rộng trên địa bàn thành phố Hà Nội, cũng như phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau ứng dụng khả thi thì Hà Nội cần hình thành rộng rãi những mô hình liên kết trong sản xuất rau. Hình thức sản xuất có thể đánh giá, kiểm soát và chứng nhận chất lượng dễ dàng hơn cả chính là hình thức sản xuất theo doanh nghiệp hay nhóm hộ. Để mô hình này có thể phát huy hiệu quả trong thực tế, Hà Nội cũng cần đưa ra chính sách khuyến khích sản xuất, tiêu thụ RAT một cách có hệ thống và đồng bộ.
3.3. Đề xuất chính sách áp dụng phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau cho Hà Nội
Để khuyến khích doanh nghiệp đứng ra gom đất của dân thực hiện sản xuất rau trên diện rộng, cũng như khuyến khích các hộ nông dân cùng liên hiệp sản xuất thì chính quyền thành phố Hà Nội mà trực tiếp là Sở NN&PTNT thành phố Hà Nội và Chi cục BVTV phải có lộ trình và chính sách rõ ràng, hỗ trợ người dân về vật lực, tài lực và trí lực và ban hành những qui định pháp lý chi tiết, đầy đủ và được thực hiện nghiêm minh. Một số đề xuất cụ thể bao gồm:
1. Cơ chế hỗ trợ tài chính:
Cho người dân vay vốn ưu đãi để đầu tư sản xuất RAT theo VietGap
Hỗ trợ 100% chi phí phân tích mẫu nước, đất phục vụ cho sản xuất rau theo VietGap, chi phí chứng nhận VietGap trong thời gian ít nhất 3 năm
Miễn thuế cho các đơn vị kinh doanh RAT theo VietGap
2. Cơ chế hỗ trợ kỹ thuật
Hình thành mạng lưới hướng dẫn kỹ thuật và giám sát chất lượng miễn phí cho người dân trong khoảng thời gian 3 năm. Mỗi xã có một cán bộ khuyến nông hưởng lương nhà nước, chịu trách nhiệm tư vấn và hướng dẫn người dân sản xuất RAT theo VietGap; hỗ trợ cơ sở thiết kế vùng sản xuất; lập kế hoạch sản xuất; tập huấn kỹ thuật cho nông dân; hướng dẫn cơ sở mua, xử lý và bảo quản các nguồn vật tư đầu vào; hướng dẫn sử dụng các nguồn vật tư theo đúng quy trình sản xuất rau an toàn; hướng dẫn lập hồ sơ đăng ký chứng nhận VietGap.
Hà Nội thiết lập một trung tâm là tổ chức chứng nhận và giám sát chất lượng duy nhất. Cán bộ trung tâm đồng thời là giám sát viên. Mỗi cán bộ phụ trách 30 ha ở cùng một khu vực, hưởng lương nhà nước và được hỗ trợ về điều kiện lao động, bảo hộ lao động, phụ cấp chi phí đi lại. Sau ít nhất 3 năm thì người dân phải chi trả tiền công cho cán bộ hướng dẫn, giám sát và chứng nhận. Như vậy Hà Nội cần khoảng 400 cán bộ kỹ thuật giám sát trên diện tích sản xuất rau Hà Nội 11.650 ha, mỗi cán bộ phụ trách 30 ha. Cán bộ giám sát có trách nhiệm sau:
Thường xuyên có mặt để hỗ trợ kỹ thuật khi cần và giám sát việc thực hiện quy trình sản xuất rau an toàn của cơ sở sản xuất theo các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và PTNT ban hành.
Giám sát việc ghi chép nhật ký lô sản xuất .
Hỗ trợ cơ sở lấy mẫu phân tích định kỳ hoặc bất thường chất lượng vật tư đầu vào và chất lượng sản phẩm
Hướng dẫn thu hoạch, sơ chế, đóng gói, bao bì, nhãn mác; lấy mẫu và niêm phong mẫu khi xuất hàng;
Đề nghị trung tâm cấp chứng nhận VietGap đối với từng lô sản phẩm
Giúp cơ sở giải quyết mọi khiếu kiện có liên quan đến đến chất lượng sản phẩm, giới thiệu và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm nếu có thể;
3. Cơ chế quản lý
Tăng mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
Thực hiện các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm luật vệ sinh an toàn thực phẩm
Đưa ra lộ trình cấm rau không nhãn mác xuất xứ lưu hành trên thị trường (ví dụ đặt ra khoảng thời gian trong 5 năm nữa)
4. Cơ chế hỗ trợ thông tin
Nâng cao ý thức của nhà sản xuất và tiêu dùng thông qua hội phụ nữ, các phương tiện truyền thông
Công khai những nhà sản xuất được chứng nhận VietGap và những nhà sản xuất, phân phối vi phạm luật vệ sinh an toàn thực phẩm; luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa trên phương tiện truyền thông, đặc biệt là giờ vàng trên ti vi
Xây dựng hướng dẫn chi tiết cho các nhóm đối tượng cây trồng khác nhau: VietGAP thực chất chỉ là bản hướng dẫn mang tính nguyên tắc giúp nông dân quản lý và giám sát các hoạt động cần thiết để đảm bảo chất lượng nông sản. Việc làm này rất phù hợp với điều kiện của nước ngoài vì sản xuất nông sản của họ thường tập trung trong các trang trại lớn, mỗi trang trại chỉ sản xuất một số sản phẩm với quy trình ổn định. Vì vậy GAP thực chất chỉ giúp họ đối soát lại các hoạt động đã triển khai. Tuy nhiên, trong điều kiện Việt Nam nếu chỉ dừng lại ở việc biên soạn hướng dẫn chung sẽ gây cho nông dân rất nhiều khó khăn trong việc vận dụng và lồng ghép VietGAP với các quy định, quy trình sản xuất khác đặc biệt là trong giám sát chất lượng.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết luận
Chất lượng rau là tập hợp các đặc tính thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Xét theo quan điểm người tiêu dùng Hà nội, chất lượng rau là “sự - an – toàn – của – rau”. Lý do không mua rau an toàn của phần lớn người dân Hà nội là không tin tưởng vào chất lượng rau được công bố.
Khi ứng dụng quy trình VietGAP và hướng dẫn của Bộ NN&PTNT trong sản xuất, mô hình RST nghiên cứu đã tạo ra sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn thực phẩm về các chỉ tiêu dư lượng Nitrat, thuốc BVTV, kim loại nặng và vi sinh vật.
Các mẫu ghi chép nhật ký đồng ruộng theo hướng dẫn của VietGap nhìn chung đều cần thiết và phù hợp, song có một số mẫu có nội dung chưa thích hợp, quá chi tiết và còn có sự chồng chéo giữa các mẫu, do đó làm tăng số lượng mẫu ghi chép. Nghiên cứu đã có những đề nghị sửa đổi theo hướng đơn giản hóa các mẫu ghi chép nhằm thuận tiện cho việc ghi chép của người dân.
Phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên cơ sở các hướng dẫn của VietGap, từ đánh giá điều kiện sản xuất, quá trình sản xuất đến thu hoạch sản phẩm và cơ chế kiểm soát chất lượng áp dụng trong nghiên cứu thí điểm mà tác giả đã trình bày trong luận văn này được cho là có tính khả thi cao trong bối cảnh sản xuất, tiêu thụ rau tại thành phố Hà Nội.
Phương pháp kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau nhấn mạnh đến các quy trình và hoạt động kiểm soát, đánh giá tổng hợp các yếu tố và được thực hiện liên tục, từ đó nâng cao chất lượng rau trồng cũng như khả năng truy xuất thông tin về sản phẩm rau thương phẩm có trên thị trường. Trong ngắn hạn, áp dụng phương pháp sẽ làm tăng chi phí sản xuất, theo đó giá thành sản phẩm cũng tăng lên; nhưng trong dài hạn, các chi phí tăng thêm này sẽ được bù đắp bởi những tiết kiệm có được thông qua việc giảm thiểu chi phí quản lý và chi phí khắc phục hậu quả do chất lượng rau không đảm bảo gây ra, trong đó bao gồm chi phí môi trường và chi phí y tế.
Nghiên cứu cũng đề xuất chính quyền Hà Nội nhân rộng mô hình nghiên cứu cần có các chế độ, chính sách đi kèm, nhằm tạo môi trường pháp lý, môi trường kỹ thuật thuận lợi cho việc áp dụng và nhân rộng mô hình, và thu hút được sự tham gia của đông đảo người trồng rau, giới nghiên cứu cùng các doanh nghiệp/cá nhân buôn bán, phân phối rau trên địa bàn. Các chế độ, chính sách này cũng hướng đến việc tạo thị trường lành mạnh cho mặt hàng RAT và các chế tài xử lý đủ mạnh đối với các hành vi gian lận trên thị trường.
Khuyến nghị
Thành phố hỗ trợ toàn bộ kinh phí tư vấn hướng dẫn kiểm tra chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP trong thời hạn ít nhất là 3 năm đầu.
Tăng cường năng lực cho cơ quan khuyến nông hướng tới việc thực hiện các quy trình kiểm soát, đánh giá tổng hợp chất lượng rau được sản xuất trên địa bàn thành phố.
Tăng cường sự phối hợp giữa cơ quan nông nghiệp và cơ quan y tế của thành phố trong việc kiểm tra, giám sát chất lượng rau.
Xây dựng chương trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các cơ quan chịu trách nhiệm về triển khai, giám sát thực hiện công tác sản xuất và tiêu thụ rau trên địa bàn thành phố.
Xây dựng lộ trình và thực hiện việc kiểm soát rau không nhãn mác, xuất xứ được tiêu thụ trên thị trường thành phố.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Hoàng Bằng An (2009), Sản xuất, tiêu thụ rau xanh, Luận án Tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế, Hà Nội.
Lê Huy Bá, Lâm Minh Triết (2005), Sinh thái môi trường ứng dụng, Nhà xuất bản Khoa học Kĩ thuật, Hà Nội.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quy định quản lý sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi và cho chè búp tươi an toàn tại Việt nam VietGap, Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/01/2008.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2008), Quy chế chứng nhận VietGAP, Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN ngày 28/07/2008.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2009), Hướng dẫn Thực hiện Quyết định số 99/2008/QĐ-BNN ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về sản xuất, kinh doanh rau, quả và chè an toàn, Hướng dẫn số 352/HD-TT-CLT ngày 25/03/2009.
Lê Hồng Chiến (2010), Phân tích chi phí - lợi ích mở rộng dự án Rau sinh thái giai đoạn trồng thử nghiệm tại xã Thọ Xuân – Đan Phượng, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự Nhiên, Hà Nội.
Tạ Thu Cúc (2006), Giáo trình trồng rau, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Khắc Hiệp (2009), Nghiên cứu môi trường đất, nước một số vùng trồng rau ngoại thành Hà Nội và đề xuất giải pháp tổng hợp để phát triển sản xuất rau an toàn, Báo cáo đề tài, Trường Đại học Khoa học Tự Nhiên, Hà Nội.
Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Bùi Thị Ngọc Dung, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Cái Văn Tranh (2000), Phương pháp phân tích đất nước phân bón cây trồng, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
Nguyễn Ngọc Mai, Đánh giá lượng asen hấp thu từ nước và thực phẩm vào cơ thể con người - Nghiên cứu minh hoạ tại xã Mai Động - Kim Động - Hưng Yên, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự Nhiên, Hà Nội.
Tô Kim Oanh (2001), Xây dựng và triển khai mô hình sản xuất và tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội
Ngô Thị Lan Phương (2010), Nghiên cứu đánh giá hiện trạng và khả năng ô nhiễm một số kim loại nặng trong vùng trồng rau ven đô Hà nội, Luận án tiến sỹ Khoa học Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Hà Nội.
Quốc Hội (2007), Luật chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Luật số 05/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007
Lê Hồng Sơn (2009), Nghiên cứu lựa chọn các mô hình liên kết tổ chức sản xuất, giám sát và cấp chứng chỉ chất lượng trong GAP nhằm thúc đẩy thị trường tiêu thụ rau an toàn, Báo cáo tổng kết đề tài, Viện Môi trường Nông nghiệp, Hà Nội.
Trịnh Thị Thanh (2008), Độc học môi trường và sức khỏe con người, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia, Hà nội.
Trần Khắc Thi, Trần Ngọc Hùng (2009), Kỹ thuật trồng rau sạch (rau an toàn), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Trần Khắc Thi, Phạm Mỹ Linh (2007), Rau an toàn - Cơ sở khoa học và kỹ thuật canh tác, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Trang (2008), Hiện trạng sản xuất rau hữu cơ tại xã Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học tự Nhiên.
Phạm Thị Thùy (2009), Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP), Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội (2009), Đề án sản xuất và tiêu thụ rau an toàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 – 2015, Quyết định của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội số 2083/QĐ - UBND ngày 05/05/2009.
Ủy ban Nhân dân xã Thọ Xuân (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2009 và phương hướng nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2010, Hà Nội.
Ủy ban Nhân dân xã Thọ Xuân (2010), Hiện trạng và quy hoạch sử dụng đất.
Viện nghiên cứu Rau quả (2006), Cẩm nang trồng rau, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau, Thành phố Hồ Chí Minh
Bùi Quang Xuân (1998), Ảnh hưởng của phân bón đến năng suất và tích lũy NO3- trong một số loại rau trên đất phù sa sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Nông nghiệp, Trường Đại học Nghiệp I, Hà Nội .
Tài liệu tiếng anh
ASEAN GAP (2006), Good agricultural practices for production of fresh fruit and vegetables in the ASEAN region, Jakarta: ASEAN Secretariat, November 2006.
DU Shao-ting, ZHANG Yong-song and LIN Xian-yong (2007) Accumulation of Nitrate in Vegetables and Its Possible Implications to Human Health” Agricultural Sciences in China, 6(10), pp.1246-1255.
Mohamed A. Radwan, Ahmed K. Salama (2005), “Market basket survey for some heavy metals in Egyptian fruits and vegetables”, Food and Chemical Toxicology, 44, pp.1273-1278.
Judith A. Abbott (1999), “Quality measurement of fruits and vegetables”, Postharvest Biology and Technology, 15, pp.207-225.
Peter Raspror (2008), “Total food chain safety: how good practices can contribute”, Trends in Food Science & Technology,19, pp. 405 - 412.
Pham Van Hoi, Arthur P.J. Mol, Peter J.M. Oosterveer (2009), “Market governance for safe food in developing countries: The case of low-pesticide vegetables in Vietnam”, Journal of Environmental Management, 91, pp. 380-388.
Pendergrass, David J. Butcher (2006), “Uptake of lead and arsenic in food plants grown in contaminated soil from Barber Orchard”, Microchemical Journal, 83, pp.14 - 16.
R.L. Shewfelt (1999), “What is quality?”, Postharvest Biology and Technology,15, pp. 197–200.
Rajesh Kumar Sharma, Madhoolika Agrawal, Fiona M. Marshall (2008), “Heavy metal (Cu, Zn, Cd and Pb) contamination of vegetables in urban India: A case study in Varanasi”, Environmental Pollution, 154, pp.254 -263
Santamaria P, Elia A, Serio F, Todaro E (1999), “ A survey of nitrate and oxalate content in retail fresh vegetables”, Journal of the Science of Food and Agriculture, 79, pp.1882-1888.
Spencer Henson, Thomas Reardon (2005), “Private agri-food standards: Implications for food policy and the agri-food syste”, Food Policy, 30, pp. 241-253.
Zaidi, M.I., Asrar, A., Mansoor, A., Farooqui, (2005), “The heavy metal concentrations along roadside trees of Quetta and its effects on public health”, Journal of the Science of Food and Agriculture, 5 (4), pp.708–711.
Tài liệu trênWeb
(Trang thông tin điện tử khắc phục hậu quả chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường)
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Mức giới hạn tối đa cho phép của các thông số trong đất, nước tưới, rau
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong đất
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
Nguyên tố
Mức giới hạn tối đa cho phép
(mg/kg đất khô)
Phương pháp thử *
1
Arsen (As)
12
TCVN 6649:2000 (ISO11466:1995)
2
Cadimi (Cd)
2
TCVN 6496:1999 (ISO11047:1995)
3
Chì (Pb)
70
4
Đồng (Cu)
50
5
Kẽm (Zn)
200
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số kim loại nặng trong nước tưới
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
TT
Nguyên tố
Mức giới hạn tối đa cho phép (mg/lít)
Phương pháp thử*
1
Thuỷ ngân (Hg)
0,001
TCVN 5941:1995
2
Cadimi (Cd)
0,01
TCVN 665:2000
3
Arsen (As)
0,1
TCVN 665:2000
4
Chì (Pb)
0,1
TCVN 665:2000
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
Mức giới hạn tối đa cho phép của một số vi sinh vật và hoá chất gây hại trong sản phẩm rau, quả, chè
(Ban hành kèm theo Quyết định số 99 /2008/QĐ-BNN ngày 15 tháng 10 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
STT
Chỉ tiêu
Mức giới hạn tối đa cho phép
Phương pháp thử*
I
Hàm lượng nitrat NO3
(quy định cho rau)
mg/kg
TCVN 5247:1990
1
Xà lách
1.500
2
Rau gia vị
600
3
Bắp cải, Su hào, Suplơ, Củ cải, tỏi
500
4
Hành lá, Bầu bí, Ớt cây, Cà tím
400
5
Ngô rau
300
6
Khoai tây, Cà rốt
250
7
Đậu ăn quả, Măng tây, Ớt ngọt
200
8
Cà chua, Dưa chuột
150
9
Dưa bở
90
10
Hành tây
80
11
Dưa hấu
60
II
Vi sinh vật gây hại
(quy định cho rau, quả)
CFU/g **
1
Salmonella
0
TCVN 4829:2005
2
Coliforms
200
TCVN 4883:1993;
TCVN 6848:2007
3
Escherichia coli
10
TCVN 6846:2007
III
Hàm lượng kim loại nặng
(quy định cho rau, quả, chè)
mg/kg
1
Arsen (As)
1,0
TCVN 7601:2007;
TCVN 5367:1991
2
Chì (Pb)
TCVN 7602:2007
- Cải bắp, rau ăn lá
0,3
- Quả, rau khác
0,1
- Chè
2,0
3
Thủy Ngân (Hg)
0,05
TCVN 7604:2007
4
Cadimi (Cd)
TCVN 7603:2007
- Rau ăn lá, rau thơm, nấm
0,1
- Rau ăn thân, rau ăn củ, khoai tây
0,2
- Rau khác và quả
0,05
- Chè
1,0
IV
Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật
(quy định cho rau, quả, chè)
1
Những hóa chất có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế
Theo Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế
Theo TCVN hoặc ISO, CODEX tương ứng
2
Những hóa chất không có trong Quyết định 46/2007/QĐ-BYT ngày 19/12/2007 của Bộ Y tế
Theo CODEX hoặc ASEAN
Ghi chú: Căn cứ thực tế tình hình sử dụng thuốc BVTV tại cơ sở sản xuất để xác định những hóa chất có nguy cơ gây ô nhiễm cao cần phân tích.
* Có thể sử dụng phương pháp thử khác có độ chính xác tương đương.
** Tính trên 25 g đối với Salmonella.
Phụ lục 2:
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
_________________________
HỒ SƠ
SẢN XUẤT RAU, QUẢ TƯƠI AN TOÀN
THEO VIETGAP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức/cá nhân:
Vụ sản xuất: Năm
Phần thứ nhất
THÔNG TIN CHUNG
1. Họ và tên tổ chức/cá nhân sản xuất:
2. Địa chỉ: Thôn/ Ấp Xã:
Huyện
Tỉnh
3. Diện tích canh tác:
4. Giống rau, quả:
5. Gốc ghép:
6. Mật độ trồng:
7. Tháng và năm trồng:
(Kèm bản đồ lô/thửa sản xuất)
Phần thứ hai
CÁC BIỂU MẪU GHI CHÉP
Mẫu 1: Đánh giá điều kiện sản xuất.
Ngày, tháng, năm đánh giá:
Điều kiện
Tác nhân gây ô nhiễm
Đánh giá hiện tại
Biện pháp xử lý đã áp dụng
Đạt
Không đạt
Đất
Kim loại nặng
Thuốc BVTV
Nitrat
Vi sinh vật
Nước tưới
Kim loại nặng
Thuốc BVTV
Nitrat
Vi sinh vật
Nước rửa sản phẩm
Kim loại nặng
Thuốc BVTV
Nitrat
Vi sinh vật
Phân hữu cơ
Kim loại nặng
Thuốc BVTV
Nitrat
Vi sinh vật
Mẫu 2: Sử dụng hoá chất, chất phụ gia xử lý ô nhiễm đất
Ngày, tháng, năm
(1)
Tên hoá chất, phụ gia sử dụng
(2)
Số lượng
(3)
Cách xử lý
(4)
Diện tích (m2)
(5)
Thời tiết khi sử dụng
(6)
Ghi chú: - Cách xử lý: Bón hay tưới vào đất
Mẫu 3: Giống và gốc ghép
Tên giống/gốc ghép
(1)
Ngày
SX
(2)
Nơi
SX
(3)
Ngày mua
(4)
Chất lượng
(5)
Đã kiểm định chưa? (6)
Tên hóa chất xử lý
(7)
Lý do xử lý hóa chất
(8)
Người xử lý
(9)
Ký tên
(10)
Mẫu 4: Mua phân bón/ chất kích thích sinh trưởng
Ngày, tháng, năm
(1)
Tên phân bón /chất kích thích sinh trưởng
(2)
Số lượng (Kg / lít,…)
(3)
Đơn giá (đồng/kg,lít)
(4)
Tên người,cửa hang
đại lý bán và địa chỉ
(5)
Mẫu 5 sử dụng phân bón/chất kích thích sinh trưởng
Ngày, tháng, năm
(1)
Loại cây trồng
(2)
Lô, thửa
(3)
Diện tích (m2)
(4)
Loại phân bón/chất kích thích sinh trưởng sử dụng
(5)
Công thức sử dụng
(6)
Số lượng (Kg,lít,..)
(7)
Cách bón
(8)
Ghi chú: - Công thức sử dụng: tỷ lệ các loại phân bón (N:P:K-1: 1: 1)
- Cách bón: Bón lót, bón thúc
Mẫu 6: Mua thuốc BVTV
Ngày, tháng, năm
(1)
Tên thuốc
(2)
Cơ sở
sản xuất
(3)
Số lượng (kg/lít,..)
(4)
Đơn giá (đồng/kg,lít,..)
(5)
Tên người, cửa hàng/đại lý bán và địa chỉ
(6)
Mẫu 7 Sử dụng thuốc BVTV
Ngày, tháng, năm
(1)
Loại cây trồng
(2)
Diện tích (m2)
(3)
Tên dịch hại
(4)
Tên thuốc
(5)
Liều lượng thuốc
(mg, ml/Lít)
(6)
Lượng sử dụng
(mg, ml/m2)
(7)
Loại máy/dụng cụ phun
(8)
Tên người phun
(9)
Ghi chú: -Liều lượng thuốc: số gam/ml thuốc pha trong 1 lít nước
- Lượng thuốc sử dụng: số gam/ml thuốc đã sử dụng
Mẫu 8: Bao bì chứa đựng và thuốc BVTV dư thừa sau khi sử dụng
Ngày, tháng, năm
(1)
Loại bao bì, thùng chứa, thuốc dư thừa
(2)
Nơi tồn trữ/loại bỏ
(3)
Cách xử lý
(4)
Mẫu 9: Thu hoạch sản phẩm
Ngày, tháng, năm
(1)
Giống cây trồng
(2)
Vị trí/lô, thửa
(3)
Diện tích (m2)
(4)
Sản lượng (kg)
(5)
Mẫu 10: Xử lý sau thu hoạch (Nhiệt, hoá chất, màng bao…)
Ngày, tháng, năm
(1)
Tên sản phẩm
(2)
Phương pháp xử lý
(3)
Mẫu 11: Phân loại sản phẩm (nếu có)
Ngày
(1)
Tên sản phẩm
(2)
Phân loại (3)
Loại A/I (Kg)
Loại B/II (Kg)
Loại C/III (Kg)
Loại khác (Kg)
Mẫu 12: Tiêu thụ sản phẩm
Ngày, tháng, năm
(1)
Tên sản phẩm
(2)
Phân theo loại (3)
Người mua, địa chỉ
(4)
Sản lượng (kg)
(5)
A /I
(kg)
B/II (Kg)
C/III (Kg)
Khác (Kg)
Mẫu 13: Tập huấn cho người lao động
Ngày, tháng, năm tập huấn:
Nội dung tập huấn:
Đơn vị tổ chức:
STT
(1)
Tên người được tập huấn
(2)
Đơn vị
(3)
STT
(1)
Tên người được tập huấn
(2)
Đơn vị
(3)
Phụ lục 3
BẢNG CHỈ TIÊU KIỂM TRA VÀ HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 84/2008/QĐ-BNN
ngày 28 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. BẢng chỈ tiêu KIỂM TRA và phương pháp đánh giá:
TT
Chỉ tiêu
Mức độ
Yêu cầu theo VietGAP
Phương pháp đánh giá
1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Vùng sản xuất có phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất không?
A
Vùng sản xuất phù hợp với quy hoạch của Nhà nước và địa phương đối với loại cây trồng dự kiến sản xuất.
Kiểm tra quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt
Đã đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý do vùng sản xuất có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm chưa?
A
Vùng sản xuất không có mối nguy về ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý đối với sản phẩm vượt quá mức giới hạn cho phép theo quy định.
Kiểm tra số liệu phân tích ô nhiễm hoặc kiểm tra thực địa.
Đã có đủ cơ sở khoa học để có thể khắc phục hoặc giảm nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý chưa?
B
Có đủ cơ sở khoa học để khắc phục hoặc giảm nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý.
Kiểm tra số liệu phân tích ô nhiễm hoặc kiểm tra thực địa.
2.Giống và gốc ghép
Đã có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý về giống và gốc ghép tự sản xuất chưa?
B
Lập hồ sơ về giống và gốc ghép theo biểu mẫu quy định trong VietGAP.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Trong trường hợp phải mua, đã có hồ sơ ghi lại đầy đủ nguồn gốc về giống và gốc ghép chưa?
B
Lập hồ sơ về giống và gốc ghép theo biểu mẫu quy định trong VietGAP.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
3. Quản lý đất và giá thể
Đã tiến hành hàng năm công tác phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn về hoá học, sinh vật, vật lý trong đất và giá thể của vùng sản xuất có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm chưa?
A
Kết quả phân tích mối nguy về hoá học, sinh học, vật lý trong đất và giá thể của vùng sản xuất không vượt quá mức tối đa cho phép theo quy định.
Kiểm tra số liệu phân tích hoặc kiểm tra thực địa.
Đã có biện pháp chống xói mòn và thoái hoá đất không?
B
Có biện pháp phù hợp để chống xói mòn và thoái hoá đất trồng được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Có chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm đất, nguồn nước trong vùng sản xuất không?
B
Không chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất.
Kiểm tra thực địa.
Nếu có chăn thả vật nuôi, đã có biện pháp xử lý để bảo đảm không làm ô nhiễm môi trường và sản phẩm chưa?
A
Có chuồng trại và biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.
Kiểm tra thực địa.
4. Phân bón và chất phụ gia
Đã đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm từ việc sử dụng phân bón và chất phụ gia chưa?
B
Phương pháp, kết quả đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá học, sinh vật, vật lý có thể gây nhiễm bẩn sản phẩm từ việc sử dụng phân bón và chất phụ gia được ghi chép và lưu giữ trong hồ sơ.
Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn tổ chức, cá nhân.
Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam phải không?
A
Sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép kinh doanh tại Việt Nam.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Chỉ sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý và có đầy đủ hồ sơ về các loại phân hữu cơ này phải không?
A
Sử dụng các loại phân hữu cơ đã qua xử lý (ủ hoai mục). Trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Dụng cụ, nơi trộn và lưu giữ phân bón và chất phụ gia đã được bảo dưỡng, giữ vệ sinh nhằm giảm nguy cơ gây ô nhiễm phải không?
A
Dụng cụ sau khi bón phân phải được vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên
Nơi trộn và lưu giữ phân bón và chất phụ gia được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước.
Kiểm tra thực địa.
Đã ghi chép và lưu vào hồ sơ khi mua và sử dụng phân bón và chất phụ gia chưa?
A
Ghi chép và lưu giữ hồ sơ mua và sử dụng phân bón và chất phụ gia.
Kiểm tra hồ sơ.
5. Nước tưới
Chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch cho sản xuất đã đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành chưa?
A
Kết quả phân tích chất lượng nước tưới và nước sử dụng sau thu hoạch phù hợp với tiêu chuẩn hiện hành.
Kiểm tra kết quả phân tích mẫu nước do phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định tiến hành.
Đã lưu vào hồ sơ các đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng chưa?
A
Phương pháp xử lý, kết quả đánh giá nguy cơ ô nhiễm hoá chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Kiểm tra hồ sơ .
6. Sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật
Tổ chức, cá nhân sử dụng lao động đã được tập huấn về hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật và cách sử dụng chưa?
B
Tổ chức, cá nhân được tập huấn về hoá chất và cách sử dụng hoá chất.
Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn .
Người lao động sử dụng hay hướng dẫn sử dụng hoá chất đã được huấn luyện chưa?
A
Người lao động được tập huấn về cách sử dụng hoá chất
Phỏng vấn và kiểm tra thực địa.
Có áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) không?
C
Nên áp dụng biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp (IPM) và quản lý cây trồng tổng hợp (ICM).
Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.
Hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học mua có trong danh mục được phép sử dụng không?
A
Hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học có trong Danh mục được phép sử dụng.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Có mua các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học từ các cửa hàng có giấy phép kinh doanh không?
B
Mua các loại hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc sinh học từ cửa hàng có giấy phép kinh doanh.
Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn.
Có sử dụng hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật đúng theo hướng dẫn ghi trên nhãn không?
A
Sử dụng hoá chất theo đúng hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn..
Đã lập nhật ký và hồ sơ theo dõi việc sử dụng và xử lý hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật chưa?
A
Lập, ghi chép và lưu giữ đầy đủ hố sơ sử dụng và xử lý hoá chất.
Kiểm tra hồ sơ.
Kho chứa, cách sắp xếp, bảo quản, sử dụng và xử lý các loại hoá chất đã được thực hiện đúng như VietGAP đã hướng dẫn chưa?
A
Kho chứa hoá chất, cách sắp xếp, bảo quản, sử dụng và xử lý các loại hoá chất được thực hiện theo hướng dẫn của VietGAP.
Kiểm tra thực địa.
Các loại nhiên liệu xăng, dầu, và hoá chất khác có được bảo quản riêng ở nơi phù hợp không?
B
Các loại nhiên liệu xăng, dầu và hoá chất được bảo quản riêng ở nơi phù hợp.
Kiểm tra thực địa.
Có tiến hành kiểm tra thường xuyên kho hoá chất để loại bỏ các hoá chất đã hết hạn sử dụng, bị cấm sử dụng không?
B
Có quy định kiểm tra định kỳ kho hoá chất để loại bỏ hoá chất hết hạn sử dụng hoặc bị cấm sử dụng.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Khi thay thế bao bì, thùng chứa có ghi đầy đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa gốc không?
A
Khi thay thế bao bì, thùng chứa hoá chất ghi đầy đủ tên hoá chất, hướng dẫn sử dụng như bao bì, thùng chứa gốc.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Việc tiêu huỷ hoá chất và bao bì có được thực hiện đúng theo quy định của nhà nước không?
B
Tiêu huỷ hoá chất và bao bì theo quy định của nhà nước.
Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.
Có thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư lượng hoá chất không?
B
Có kế hoạch kiểm tra thường xuyên việc thực hiện quy trình sản xuất và lấy mẫu kiểm tra dư lượng hoá chất trong sản phẩm tại phòng kiểm nghiệm được công nhận hoặc chỉ định. Kết quả phân tích dư lượng hoá chất không vượt quá mức giới hạn tối đa theo quy định.
Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.
7A. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch (đối với rau, quả)
Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không?
A
Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn và phù hợp không?
A
Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.
Kiểm tra thực địa.
Có tuân thủ việc không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất không?
A
Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất.
Kiểm tra thực địa.
Khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm có được cách ly với các kho, bãi chứa hoá chất hay các vật tư khác không?
A
Khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản sản phẩm được cách ly với kho chứa hoá chất và vật tư khác.
Kiểm tra thực địa.
Có sử dụng nguồn nước sạch để rửa sản phẩm sau thu hoạch không?
A
Kết quả phân tích chất lượng nguồn nước để rửa sản phẩm sau thu hoạch phù hợp với quy định hiện hành.
Kiểm tra thực địa và kết quả phân tích mẫu nước.
Sản phẩm có được sơ chế, phân loại và đóng gói đúng qui định để đảm bảo không gây nhiễm bẩn hay không?
A
Sản phẩm được sơ chế, phân loại và đóng gói đảm bảo không gây nhiễm bẩn.
Kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực địa.
Việc sử dụng hoá chất để xử lý sản phẩm sau thu hoạch đã thực hiện đúng quy định sử dụng an toàn hoá chất không?
A
Thực hiện đúng quy định sử dụng an toàn hoá chất trong sử dụng hoá chất để xử lý sản phẩm sau thu hoạch.
Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn.
Có nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện an toàn vệ sinh, bảo vệ bóng đèn nơi khu vực sơ chế chưa?
B
Có biện pháp bảo vệ bóng đèn tại khu vực sơ chế.
Kiểm tra thực địa.
Nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ có được thường xuyên vệ sinh không?
B
Có quy định vệ sinh thường xuyên nhà xưởng, thiết bị, dụng cụ tại nơi sơ chế.
Kiểm tra thực địa hoặc phỏng vấn.
Gia súc, gia cầm có được cách ly khỏi khu vực sơ chế không?
A
Có biện pháp cách ly gia súc, gia cầm khỏi khu vực sơ chế.
Kiểm tra thực địa.
Đã có biện pháp ngăn chặn các loài sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực sơ chế, đóng gói chưa?
A
Có biện pháp ngăn chặn sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực sơ chế, đóng gói.
Kiểm tra thực địa.
Đã ghi chú bả, bẫy để phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm ô nhiễm sản phẩm chưa?
B
Có ghi chú bả, bẫy để phòng trừ dịch hại.
Kiểm tra thực địa.
Đã thiết kế và xây dựng nhà vệ sinh ở những vị trí phù hợp và ban hành nội quy vệ sinh cá nhân chưa?
B
Có nhà vệ sinh cá nhân và trang thiết bị cần thiết để đảm bảo vệ sinh cho người lao động. Có quy định vệ sinh cá nhân.
Kiểm tra thực địa và phỏng vấn.
Các loại hoá chất, chế phẩm, màng sáp sử dụng sau thu hoạch có được Nhà nước cho phép sử dụng không?
A
Chỉ sử dụng hoá chất, chế phẩm, màng sáp được phép sử dụng.
Kiểm tra hồ sơ hoặc kiểm tra thực địa.
Chất lượng nước sử dụng sau thu hoạch có đúng với qui định không?
A
Kết quả phân tích nước sử dụng sau thu hoạch phù hợp với quy định hiện hành.
Kiểm tra kết quả phân tích mẫu nước.
Dụng cụ sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn và phù hợp không?
A
Dụng cụ sau thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.
Kiểm tra thực địa .
7B. Thu hoạch, bảo quản và vận chuyển (đối với chè)
Việc thu hoạch sản phẩm có đúng thời gian cách ly không?
A
Thu hoạch sản phẩm đúng thời gian cách ly.
Kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực địa.
Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm có bảo đảm sạch sẽ, an toàn và phù hợp không?
A
Dụng cụ thu hoạch, sơ chế, bảo quản sản phẩm được vệ sinh, bảo dưỡng thường xuyên.
Kiểm tra thực địa.
Có tuân thủ việc không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất không?
A
Không để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất.
Kiểm tra thực địa.
Khu vực bảo quản chè có được xây dựng cách xa kho chứa xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật không?
A
Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải được xây dựng cách xa kho chứa xăng dầu, hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật
Kiểm tra thực địa.
Gia súc, gia cầm có được cách ly khỏi khu vực bảo quản không?
A
Nhà bảo quản sản phẩm chè búp tươi phải cách ly khu chăn thả gia súc, gia cầm
Kiểm tra thực địa.
Đã có biện pháp ngăn chặn các loại sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực bảo quản chưa?
A
Có biện pháp ngăn chặn các loại sinh vật lây nhiễm trong và ngoài khu vực bảo quản.
Kiểm tra thực địa.
8. Quản lý và xử lý chất thải
Nước thải, rác thải có được thu gom và xử lý theo đúng quy định để giảm
thiểu nguy cơ gây nhiễm bẩn đến người lao động và sản phẩm không?
A
Có biện pháp thu gom và xử lý nước thải, rác thải để giảm thiểu nguy cơ gây nhiễm bẩn theo quy định.
Kiểm tra thực địa hoặc phỏng vấn.
9. Người lao động
Người lao động làm việc trong vùng sản xuất có hồ sơ cá nhân không?
C
Có hồ sơ cá nhân của người lao động
Kiểm tra hồ sơ.
Người lao động có nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của pháp luật không?
B
Độ tuổi của người lao động phù hợp với quy định của pháp luật.
Kiểm tra hồ sơ
Người lao động đã được tập huấn về vận hành máy móc, sử dụng hoá chất, an toàn lao động và trang bị đầy đủ bảo hộ lao động chưa?
B
Người lao động được tập huấn về vận hành máy móc, sử dụng hoá chất, an toàn lao động và trang bị bảo hộ lao động.
Kiểm tra hồ sơ hoặc phỏng vấn.
Người lao động có được cung cấp điều kiện làm việc và sinh hoạt theo VietGAP không?
B
Điều kiện làm việc phù hợp với sức khoẻ người lao động.
Kiểm tra thực địa và phỏng vấn.
Người lao động tham gia vận chuyển, bốc dỡ có được tập huấn thao tác để thực hiện nhiệm vụ không?
C
Người lao động được tập huấn thao tác vận chuyển, bốc dỡ.
Phỏng vấn hoặc kiểm tra hồ sơ.
Đã trang bị đầy đủ thuốc, dụng cụ y tế và bảng hướng dẫn sơ cứu khi bị ngộ độc hoá chất chưa?
B
Có trang bị thuốc, dụng cụ y tế và tài liệu hướng dẫn sơ cứu ngộ độc hoá chất.
Kiểm tra thực địa.
Đã có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun thuốc chưa?
A
Có biển cảnh báo khu vực sản xuất mới được phun thuốc bảo vệ thực vật.
Kiểm tra thực địa
10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Đã ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch, bán sản phẩm v.v… chưa?
A
Ghi chép đầy đủ nhật ký thu hoạch, bán sản phẩm theo quy định của VietGAP.
Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.
Có kiểm tra nội bộ, ghi chép và lưu trữ hồ sơ chưa?
A
Có quy định ghi chép, lưu giữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ.
Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.
Đã ghi rõ vị trí của từng lô sản xuất chưa?
A
Ghi rõ vị trí của từng lô sản xuất.
Kiểm tra hồ sơ và phỏng vấn.
Bao bì, thùng chứa sản phẩm đã dán nhãn hàng hoá để việc truy nguyên nguồn gốc được dễ dàng không?
A
Bao bì, thùng chứa sản phẩm được dán nhãn hàng hoá thuận lợi cho việc truy nguyên nguồn gốc.
Kiểm tra thực địa.
Có ghi chép thời gian bán sản phẩm, tên và địa chỉ bên mua và lưu giữ hồ sơ cho mỗi lô sản phẩm mỗi khi xuất hàng không?
A
Lập và ghi chép hồ sơ tiêu thụ sản phẩm theo quy định của VietGAP.
Kiểm tra hồ sơ.
Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm, đã cách ly và ngừng phân phối; đồng thời thông báo cho người tiêu dùng chưa?
A
Có biện pháp cách ly sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy cơ ô nhiễm. Có biện pháp điều tra và ghi chép lại nguy cơ gây ô nhiễm và giải pháp xử lý.
Kiểm tra hồ sơ .
11. Kiểm tra nội bộ
Đã tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần chưa?
A
Tiến hành kiểm tra nội bộ ít nhất mỗi năm một lần và có kết quả kiểm tra đáp ứng yêu cầu củaVietGAP.
Kiểm tra hồ sơ.
Có phải thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ không?
C
Tự kiểm tra hoặc thuê kiểm tra viên nội bộ.
Kiểm tra hồ sơ.
Đã ký vào bảng kiểm tra đánh giá/kiểm tra nội bộ chưa?
B
Bảng kiểm tra đánh giá/kiểm tra nội bộ được ký bởi người có thẩm quyền.
Kiểm tra hồ sơ.
Đã tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu chưa?
B
Tổng kết và báo cáo kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
Kiểm tra hồ sơ.
12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Tổ chức và cá nhân sản xuất đã có sẵn mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu chưa?
B
Có mẫu đơn khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.
Kiểm tra hồ sơ.
Tổ chức và cá nhân sản xuất đã giải quyết đơn khiếu nại đúng quy định của pháp luật chưa? Có lưu trong hồ sơ không?
B
Có quy định về giải quyết đơn khiếu nại của khách hàng theo quy định của pháp luật.
Kiểm tra hồ sơ.
Ghi chú: A: Chỉ tiêu bắt buộc thực hiện; B: Chỉ tiêu cần thực hiện; C: Chỉ tiêu khuyến khích thực hiện
II. HưỚng dẪn đánh giá và xỬ lý kẾt quẢ:
1. Nhà sản xuất được cấp Giấy chứng nhận VietGAP khi đạt 100% chỉ tiêu mức độ A và tối thiểu 90% chỉ tiêu mức độ B.
2. Đối với nhà sản xuất gồm nhiều thành viên, việc xử lý kết quả kiểm tra được quy định như sau:
a. Nhà sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ A khi 100% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó.
b. Nhà sản xuất được đánh giá đạt một chỉ tiêu mức độ B khi có tối thiểu 90% thành viên được kiểm tra tuân thủ đúng chỉ tiêu đó.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu phương pháp đánh giá tổng hợp chất lượng rau trên địa bàn thành phố Hà Nội.doc