Nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm của làng nghề Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nộii

Những năm gần đây, khi mà nền kinh tế đất nước đang phát triển mạnh mẽ thì ngoài nhu cầu về "ăn ngon", người ta bắt đầu chú ý đến nhu cầu mặc đẹp. Hiểu được nhu cầu đó, ngành dệt may luôn tìm tòi sáng tạo trong công nghệ. Với đủ chất liệu khác nhau, từ chất liệu thiên nhiên như bông, đay, tơ tằm đến những chất liệu nhân tạo như ni lông, polyeste .Cùng với đó là các màu sắc, họa tiết trên vải cũng hết sức phong phú phù hợp với mọi yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước. Ngành công nghiệp dệt may được coi là một trong những ngành trọng điểm của nền công nghiệp Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nó được xem là ngành sản xuất mũi nhọn và có tiềm lực phát triển khá mạnh. Đó là bởi vì những lợi thế riêng biệt như đầu tư vốn không lớn, thời gian thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiêu lao động và có điều kiện mở rộng thị trường trong và ngoài nước với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Việt Nam hiện nay có hơn 1000 nhà máy dệt may, thu hút trên 50 vạn lao động, chiếm 22% tổng số lao động trong ngành công nghiệp. . Nhưng cũng như nhiều ngành công nghiệp khác, ngành dệt nhuộm của làng Triều Khúc (tân triều, thanh trì, hà nội) đã và đang tạo ra một lượng nước thải khá lớn với thành phần chứa nhiều hợp chất hữu cơ, độ màu cao gây ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh của vùng và khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận. Trước tình hình đó, có rất nhiều phương pháp được nghiên cứu sử dụng với nước thải nhuộm nói chung nhưng trước tình hình kinh tế của làng và phương cách nhuộm thủ công của làng thì ko phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng dễ dàng. Một trong những phương pháp đó là phương pháp ôxi hóa bằng tác nhân Fenton. Đề tài : "Nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm của làng nghề Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nội" nhằm mục đích hoàn thành công nghệ xử lý nước thải nhuộm của làng, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế kết hợp với bảo vệ môi trường. Cụ thể nước thải sau khi qua xử lý sẽ có màu trong của tự nhiên, BOD, COD giảm, tổng chất rắn lơ lửng giảm, phù hợp với tiêu chuẩn B theo TCVN 5945-2005 tiêu chuẩn đối với nước thải công nghiệp.

pdf51 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3250 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm của làng nghề Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nộii, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNghiên cứu phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm của làng nghề Triều Khúc - Tân Triều - Thanh Trì - Hà Nộii.pdf