Nghiên cứu quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020

MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch Cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị hoá, lượng chất thải rắn cũng gia tăng nhanh chóng. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn, nhiều văn bản pháp quy về quản lý và xử lý chất thải rắn đã được ban hành như: chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp; chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 2/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại; gần đây là chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó bao gồm một số mục tiêu cần phấn đấu đến năm 2010: - Hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp theo hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh, vùng đặc thù, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn, xây dựng các công trình tái chế chất thải rắn. - Thu gom, vận chuyển và xử lý 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp - Xử lý 100% chất thải y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp. Như vậy, để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, vấn đề quản lý chất thải rắn phải được nhìn nhận một cách tổng thể từ khâu phân loại, thu gom đến khâu xử lý, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị mà cần phải quản lý tổng hợp trên diện rộng. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong thời gian qua, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá tại tỉnh Bình Định cũng diễn ra rất nhanh chóng. Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001- 2005 bình quân hàng năm đạt 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2005 tăng 1,83 lần so với năm 2000. Dự báo đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt trên 900 USD, gấp 2,25 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương GDP bình quân hàng năm đạt 13%, cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong GDP năm 2010 đạt 37-38%, giá trị sản xuất công nghiệp (giá trị cố định 1994) tăng bình quân 24,5%/năm và tỷ lệ đô thị hoá đạt 35%. Trong bối cảnh chung đó, tỉnh Bình Định đã sớm quan tâm tới công tác quản lý chất thải rắn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới, cần ”Nghiên cứu quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020”. Quy hoạch được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững. Đây cũng là cơ sở thực hiện thành công một trong những định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2010 là 100% rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, tạo cơ sở bền vững cho phát triển của tỉnh Bình Định trong tương lai. MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH 5 MỞ ĐẦU .7 1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch 7 2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch 8 2.1. Quan điểm quy hoạch 8 2.2. Mục tiêu quy hoạch .8 3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch .9 3.1. Phạm vi nghiên cứu 9 3.2. Đối tượng nghiên cứu .9 4. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch 9 CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH .10 I.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên 10 I.1.1. Vị trí địa lý .10 I.1.2. Điều kiện tự nhiên 10 I.2. Điều kiện kinh tế-xã hội .11 I.2.1. Hiện trạng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn .11 I.2.2. Đặc điểm kinh tế .14 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN .16 VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH .16 II.1. Chất thải rắn sinh hoạt .16 II.1.1. Khối lượng, thành phần, tích chất chất thải .16 II.1.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển 17 II.1.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn 19 II.1.4. Mô hình quản lý chất thải rắn 21 II.2 Chất thải rắn công nghiệp 23 II.2.1. Tình hình hoạt động các KCN, CCN Bình Định .23 II.2.2. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải .25 II.2.3. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn 25 II.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn 27 II.2.5. Mô hình quản lý CTR 27 II.3. Chất thải rắn y tế 27 II.3.1. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải .27 II.3.2. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn 29 II.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế 30 II.3.4. Mô hình quản lý CTR 31 II.4. Những dự án đã và đang thực hiện trong vùng tỉnh Bình Định 32 II.5. Đánh giá chung hiện trạng quản lý và xử lý CTR 33 II.5.1. Các mặt đã đạt được .33 II.5.2. Các vấn đề còn tồn tại 33 II.5.2.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ .34 CƠ CHẾ QUẢN LÝ CTR, QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH NHƯNG CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM THỰC HIỆN TRIỆT ĐỂ .34 THIẾU NGUỒN LỰC ĐỂ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN .34 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 35 III.1. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định.35 III.1.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020 35 - Lao động xã hội: Năm 2005: toàn tỉnh Bình Định có 890.700 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% tổng dân số. Trong đó có 793.700 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 89,1% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Dự báo năm 2010 tỉnh có 926.850 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,5% tổng dân số. Trong đó có 843.400 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 91% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Năm 2020 dự báo tỉnh có 1.092.900 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% tổng dân số. Trong đó có 986.900 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 90,3% tổng dân số trong độ tuổi lao động .35 III.1.2. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020 .36 III.1.3. Quy hoạch tổng thể các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 .39 III.1.4. Quy hoạch mạng lưới y tế 43 III.2. Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định .44 III.2.1 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh, thành phần và tính chất chất thải .44 III.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt 44 III.2.1.5. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh .49 III.2.2. Quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển .51 III.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt 51 III.2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp .54 III.2.2.3. Chất thải rắn y tế .63 III.2.3. Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn 65 III.3. Lộ trình thực hiện .78 III.4. Khái toán kinh phí .81 III.4.1. Cơ sở tính khái toán kinh phí 81 III.4.2. Khái toán kinh phí .81 III.4.3. Nguồn vốn đầu tư 84 CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH 86 IV.1. Tổ chức thực hiện .86 IV.2. Giải pháp thực hiện quy hoạch .87 IV.2.1. Cơ chế thực hiện quy hoạch 87 1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn tại nguồn 87 2. Xã hội hóa công tác quản lý CTR 88 3. Xây dựng chính sách cho giảm thiểu và tái chế chất thải .89 4. Huy động vốn đầu tư .90 5. Cải thiện công tác thu hồi chi phí nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động đầu tư .90 6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý và xử lý CTR .90 KẾT LUẬN 92 I. Kết luận .92 I. Kiến nghị 94

pdf101 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 3292 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn cho tỉnh Bình Định từ nay đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 1 BỘ XÂY DỰNG VIỆN KIẾN TRÚC, QUY HOẠCH ĐÔ THỊ VÀ NÔNG THÔN TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ĐT-NT 37 LÊ ĐẠI HÀNH-389 ĐỘI CẤNTEL: 04.9742049 FAX: 04.8215796 BÁO CÁO TỔNG HỢP QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020 Hà Nội, 2009. Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh MỤC LỤC TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG ĐT-NT.........1 BÁO CÁO TỔNG HỢP........................................................................1 QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020.......................................................1 DANH MỤC BẢNG..................................................5 DANH MỤC HÌNH..................................................5 MỞ ĐẦU.........................................................7 1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch ........................7 2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch ........................8 2.1. Quan điểm quy hoạch ..........................................................................8 2.2. Mục tiêu quy hoạch .............................................................................8 3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch .........................9 3.1. Phạm vi nghiên cứu..............................................................................9 3.2. Đối tượng nghiên cứu...........................................................................9 4. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch........................9 CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH. . .10 I.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên..................10 I.1.1. Vị trí địa lý.......................................................................................10 I.1.2. Điều kiện tự nhiên............................................................................10 I.2. Điều kiện kinh tế-xã hội.............................11 I.2.1. Hiện trạng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn.....................11 I.2.2. Đặc điểm kinh tế...............................................................................14 CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN .........16 VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH...........................................16 II.1. Chất thải rắn sinh hoạt.............................16 II.1.1. Khối lượng, thành phần, tích chất chất thải...................................16 II.1.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển....................................17 II.1.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn........................................................19 II.1.4. Mô hình quản lý chất thải rắn........................................................21 II.2 Chất thải rắn công nghiệp............................23 II.2.1. Tình hình hoạt động các KCN, CCN Bình Định.............................23 II.2.2. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải...............25 II.2.3. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn..............25 II.2.4. Hiện trạng xử lý chất thải rắn........................................................27 II.2.5. Mô hình quản lý CTR......................................................................27 II.3. Chất thải rắn y tế..................................27 II.3.1. Hiện trạng khối lượng thành phần và tính chất chất thải...............27 II.3.2. Hiện trạng, phân loại thu gom, vận chuyển chất thải rắn..............29 II.3.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn y tế..................................................30 II.3.4. Mô hình quản lý CTR......................................................................31 II.4. Những dự án đã và đang thực hiện trong vùng tỉnh Bình Định......................................................32 II.5. Đánh giá chung hiện trạng quản lý và xử lý CTR......33 II.5.1. Các mặt đã đạt được.......................................................................33 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 2 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh II.5.2. Các vấn đề còn tồn tại....................................................................33 II.5.2.2. CÁC VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ...............................34 CƠ CHẾ QUẢN LÝ CTR, QUY TRÌNH, QUY ĐỊNH ĐÃ ĐƯỢC BAN HÀNH NHƯNG CHƯA ĐƯỢC QUAN TÂM THỰC HIỆN TRIỆT ĐỂ.........................34 THIẾU NGUỒN LỰC ĐỂ QUẢN LÝ VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN...............34 CHƯƠNG III: QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020........................................35 III.1. Quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Bình Định. 35 III.1.1. Một số chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh đến năm 2020. .35 - Lao động xã hội: Năm 2005: toàn tỉnh Bình Định có 890.700 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% tổng dân số. Trong đó có 793.700 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 89,1% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Dự báo năm 2010 tỉnh có 926.850 người trong độ tuổi lao động, chiếm 55,5% tổng dân số. Trong đó có 843.400 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 91% tổng dân số trong độ tuổi lao động. Năm 2020 dự báo tỉnh có 1.092.900 người trong độ tuổi lao động, chiếm 56% tổng dân số. Trong đó có 986.900 lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế, chiếm 90,3% tổng dân số trong độ tuổi lao động...................................................................................................35 III.1.2. Quy hoạch phát triển hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn tỉnh Bình Định đến năm 2020...........................................................................36 III.1.3. Quy hoạch tổng thể các khu, cụm công nghiệp tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020...................................39 III.1.4. Quy hoạch mạng lưới y tế..............................................................43 III.2. Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn tỉnh Bình Định .....................................................44 III.2.1 Dự báo lượng chất thải rắn phát sinh, thành phần và tính chất chất thải.............................................................................................................44 III.2.1.1 Chất thải rắn sinh hoạt......................................................44 III.2.1.5. Dự báo tổng lượng chất thải rắn phát sinh.......................49 III.2.2. Quy hoạch hệ thống phân loại, thu gom, vận chuyển...................51 III.2.2.1. Chất thải rắn sinh hoạt..................................................51 III.2.2.2. Chất thải rắn công nghiệp.............................................54 III.2.2.3. Chất thải rắn y tế...........................................................63 III.2.3. Quy hoạch hệ thống xử lý chất thải rắn........................................65 III.3. Lộ trình thực hiện.................................78 III.4. Khái toán kinh phí.................................81 III.4.1. Cơ sở tính khái toán kinh phí........................................................81 III.4.2. Khái toán kinh phí.........................................................................81 III.4.3. Nguồn vốn đầu tư..........................................................................84 GHI CHÚ : TRƯỜNG HỢP TỈNH XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬ LÝ CTR BẰNG CÔNG NGHỆ TRONG NƯỚC CÓ THỂ THAM KHẢO THÊM THÔNG BÁO SỐ 50/TB-VPCP VỀ KẾT LUẬN CỦA THỦ TƯỚNG NGUYỄN TẤN DŨNG TẠI CUỘC HỌP VỀ VIỆC ÁP DỤNG CÁC CÔNG NGHỆ XỬ LÝ RÁC ĐƯỢC NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC (KÈM THEO PHỤ LỤC) .....................................................85 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 3 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh CHƯƠNG IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ CÁC VẤN ĐỀ CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH. .86 IV.1. Tổ chức thực hiện...................................86 IV.2. Giải pháp thực hiện quy hoạch.......................87 IV.2.1. Cơ chế thực hiện quy hoạch ........................................................87 1. Nâng cao nhận thức cộng đồng về quản lý chất thải rắn và phân loại chất thải rắn tại nguồn..............................................................................87 2. Xã hội hóa công tác quản lý CTR..........................................................88 3. Xây dựng chính sách cho giảm thiểu và tái chế chất thải.....................89 4. Huy động vốn đầu tư.............................................................................90 5. Cải thiện công tác thu hồi chi phí nhằm đảm bảo tính bền vững của các hoạt động đầu tư .......................................................................................90 6. Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc quản lý và xử lý CTR. . .90 KẾT LUẬN......................................................92 I. Kết luận...............................................92 I. Kiến nghị..............................................94 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 4 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 5 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 6 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết xây dựng quy hoạch Cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị hoá, lượng chất thải rắn cũng gia tăng nhanh chóng. Quản lý lượng chất thải này là một thách thức to lớn và là một trong những dịch vụ môi trường đặc biệt quan trọng không chỉ vì chi phí cho hoạt động này rất lớn mà còn vì những lợi ích to lớn và tiềm tàng đối với sức khoẻ cộng đồng và đời sống của người dân. Để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển, nhằm đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn, nhiều văn bản pháp quy về quản lý và xử lý chất thải rắn đã được ban hành như: chỉ thị 199/TTg ngày 3/4/1997 của Thủ tướng Chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản lý chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp; chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định số 152/1999/QĐ-TTg ngày 10/7/1999; Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 2/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại; gần đây là chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh công tác quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó bao gồm một số mục tiêu cần phấn đấu đến năm 2010: - Hoàn thành quy hoạch quản lý chất thải rắn cho các đô thị và khu công nghiệp theo hướng vùng tỉnh, vùng liên tỉnh, vùng đặc thù, trong đó ưu tiên quy hoạch các bãi chôn lấp chất thải rắn, xây dựng các công trình tái chế chất thải rắn. - Thu gom, vận chuyển và xử lý 90% tổng lượng chất thải rắn phát sinh tại các đô thị và khu công nghiệp, trong đó ưu tiên cho việc tái chế, tái sử dụng chất thải rắn, hạn chế tối đa lượng chất thải rắn chôn lấp - Xử lý 100% chất thải y tế nguy hại và trên 60% chất thải nguy hại công nghiệp bằng những công nghệ phù hợp. Như vậy, để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững, vấn đề quản lý chất thải rắn phải được nhìn nhận một cách tổng thể từ khâu phân loại, thu gom đến khâu xử lý, không chỉ đơn thuần là việc tổ chức xây dựng một bãi chôn lấp hợp vệ sinh cho một đô thị mà cần phải quản lý tổng hợp trên diện rộng. Cùng với sự phát triển của cả nước, trong thời gian qua, quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá tại tỉnh Bình Định cũng diễn ra rất nhanh chóng. Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2001- 2005 bình quân hàng năm đạt 8,9%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân 16%/năm, GDP bình quân đầu người năm 2005 tăng 1,83 lần so với năm 2000. Dự báo đến năm 2010, GDP bình quân đầu người đạt trên 900 USD, gấp 2,25 lần so với năm 2005, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm địa phương GDP bình quân hàng năm đạt 13%, cơ cấu ngành công nghiệp – xây dựng trong GDP năm 2010 đạt 37-38%, giá trị sản xuất công nghiệp (giá trị cố định 1994) tăng bình quân 24,5%/năm và tỷ lệ đô thị hoá đạt 35%. Trong bối cảnh chung đó, tỉnh Bình Định đã sớm quan tâm tới công tác quản lý chất thải rắn, tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển. Do vậy, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội trong thời gian tới, cần xây dựng ”Quy hoạch tổng thể quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Bình Định đến năm 2020”. Quy hoạch được thực hiện sẽ góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện môi trường sống, đảm bảo phát triển bền vững. Đây cũng là cơ sở thực hiện thành công một trong những định hướng phát triển kinh tế xã hội tỉnh Bình Định đến năm 2010 là 100% rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường, tạo cơ sở bền vững cho phát triển của tỉnh Bình Định trong tương lai. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 7 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh 2. Quan điểm và mục tiêu quy hoạch 2.1. Quan điểm quy hoạch - Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Định phải phù hợp với chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và KCN Việt Nam đến năm 2020 và định hướng phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2010 và năm 2020. - Phù hợp với các quy hoạch ngành (quy hoạch đô thị, công nghiệp, y tế) đã được UBND tỉnh đã phê duyệt. - Tiếp cận phương thức quản lý chất thải rắn của các nước tiên tiến trên thế giới hiện nay, đồng thời phù hợp với điều kiện Việt Nam. - Áp dụng công nghệ xử lý hiện đại phù hợp với điều kiện kinh tế, giảm tối đa lượng chất thải rắn phải chôn lấp nhằm giảm thiểu tác động môi trường, chi phí đầu tư xây dựng bãi chôn lấp và tăng hiệu quả sử dụng đất. 2.2. Mục tiêu quy hoạch 2.2.1. Mục tiêu tổng quát - Đề ra chiến lược quản lý tổng hợp chất thải rắn trên địa bàn toàn tỉnh Bình Định đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, nhằm đảm bảo cho Bình Định phát triển bền vững trong quá trinh phát triển của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 2.3.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng mạng lưới các khu xử lý CTR trong tỉnh, nâng cao hiệu quả công tác xử lý CTR, đặc biệt là CTR nguy hại trên địa bàn tỉnh. - Thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XVII: 100% rác thải sinh hoạt đô thị, chất thải công nghiệp nguy hại, chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. Các mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn như sau: - Đến năm 2015: + 100% lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại TP Quy Nhơn; 70% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh đối với các đô thị khác được thu gom và xử lý. + 100% CTR phát sinh từ các KCN được phân loại, thu gom và xử lý bằng những phương pháp thích hợp. - Đến năm 2020: + 100% lượng CTR sinh hoạt phát sinh tại TP Quy Nhơn; 80% tổng lượng CTR sinh hoạt phát sinh đối với các đô thị khác được thu gom và xử lý + 100% CTR sinh hoạt phát sinh tại các đô thị được phân loại tại nguồn. - Phân bố hợp lý các khu xử lý CTR trên địa bàn tỉnh Bình Định, đảm bảo phục vụ các đô thị, KCN và các điểm dân cư nông thôn đang đô thị hóa. - Đẩy mạnh hiệu quả quản lý Nhà nước, nâng cao chất lượng dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, cải thiện chất lượng môi trường sống đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 8 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh 3. Phạm vi và đối tượng quy hoạch 3.1. Phạm vi nghiên cứu Địa bàn tỉnh Bình Định với quy mô diện tích 602.600 ha, quy mô dân số hơn 1.500 triệu người. 3.2. Đối tượng nghiên cứu - Chất thải rắn sinh hoạt đô thị - Chất thải rắn công nghiệp - Chất thải rắn y tế - Chất thải rắn xây dựng 4. Cơ sở pháp lý xây dựng quy hoạch - Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Thủ tướng Chính phủ về Quản lý CTR - Thông tư 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng về Hướng dẫn một số điều của Nghị định 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn. - Chỉ thị 23/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về “Đẩy mạnh công tác quản lý CTR tại các đô thị và KCN - Chiến lược quản lý chất thải rắn tại các đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2020. - Quy chuẩn xây dựng Việt Nam về Quy hoạch xây dựng, 4/2008 - Quy chế Quản lý chất thải nguy hại (Ban hành kèm theo Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 2/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế Quản lý chất thải nguy hại) - Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên Môi trường về việc ban hành Danh mục chất thải nguy hại. - Quy chế Quản lý chất thải y tế số 43/2007/QĐ-BYT ngày 31/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế. - Quy hoạch khu xử lý CTR cấp vùng cho ba vùng KTTĐ Bắc Bộ, miền Trung và phía Nam. - Quyết định số 124/2004/QĐ-UB ngày 6/12/2004 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể các KCN, CCN trên địa bàn tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020 - Quyết định số 878/QĐ-UBND ngày 26/12/2006 của UBND tỉnh Bình Định về phê duyệt điều chỉnh bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định đến nam 2010, tầm nhìn đến năm 2020 - Quyết định số 2042/QĐ-CTUBND ngày 30/8/2006 của UBND tỉnh Bình Định về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch và dự toán kinh phí thực hiện quy hoạch tổng thể quản lý CTR vùng tỉnh Bình Định đến năm 2020. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 9 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh CHƯƠNG I: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ-XÃ HỘI TỈNH BÌNH ĐỊNH I.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên I.1.1. Vị trí địa lý Bình Định là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ, một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi Phía Nam giáp tỉnh Phú Yên Phía Tây giáp tỉnh Gia Lai Phía Đông giáp biển Đông Toàn tỉnh có 10 huyện và 1 thành phố, trong đó có 3 huyện miền núi, 2 huyện trung du và 6 huyện, 1 thành phố thuộc vùng đồng bằng. I.1.2. Điều kiện tự nhiên a) Địa hình Địa hình Bình Định nghiêng dần từ Tây sang Đông. Vùng núi chiếm 70% diện tích tự nhiên toàn tỉnh với độ cao trung bình 500-700m và dốc trên 250. Tiếp đến là vùng gò đồi với độ cao trung bình 100m và dốc 10-150. Vùng đồng bằng chỉ chiếm 15% diện tích tự nhiên và bị chia cắt bởi các nhánh núi chạy ra biển. Giáp biển là các cồn cát và đầm phá, trong đó có đầm lớn như: đầm Thị Nại, đầm Đề Gi. Ngoài khơi có một số đảo rộng nhất là đảo Cù Lao Xanh, diện tích khoảng 4km2. b) Khí hậu Tỉnh Bình Định nằm trong vùng khí hậu Trung Trung Bộ, có mùa Đông ít lạnh. Có thể nói bắt đầu từ vùng này đã không có mùa đông lạnh nữa. Nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất không xuống dưới 220C. Chênh lệch giữa nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất và nóng nhất chỉ còn vào khoảng 6-7oC. Lượng mưa cũng như độ ẩm chỉ đạt loại trung bình. Lượng mưa năm khoảng 1.600- 1.700mm ở đồng bằng và 2.000mm ở vùng núi. Mùa hè có 4 tháng nhiệt độ trung bình vượt quá 280C. Tối cao trung bình vượt không quá 340C, tối thấp trung bình không xuống quá 23oC. Bão: Mùa mưa bão ở đây cũng rất dữ dội không kém vùng Bình Trị Thiên, thường tập trung từ tháng 9 đến tháng 11 trong đó tháng 10 là tháng nhiều bão nhất. Nói chung, khí hậu tỉnh Bình Định nói riêng và vùng Trung Trung Bộ nói chung có nhiều mặt thuận lợi hơn. Lượng mưa không quá nhiều, mùa đông không có nhiệt độ xuống quá thấp, nhiều nắng. Riêng Bình Định thời kỳ khô hạn còn kéo dài hơn, suốt từ tháng 2 đến tháng 8 gây nhiều khó khăn cho việc phát triển những cây trồng ưa nước. c) Thủy văn Tỉnh Bình Định có 4 hệ thống sông chảy qua gồm: Sông Lại Giang, sông Côn, sông La Tinh, sông Hà Thanh. Các con sông này bắt nguồn từ vùng đồi núi trong tỉnh chảy theo hướng từ Tây sang Đông rồi tập trung nước vào các đầm phá trước khi đổ ra biển. Hiện nay, các con sông lớn về mùa khô đều cạn kiệt. Tổng lưu lượng dòng chảy kiệt chiếm 12-15% dòng chảy trong năm. Một đặc điểm nổi bật của bốn con sông là sông Côn và sông Lại Giang bắt nguồn từ trung tâm mưa An Lão nên có modul dòng chảy năm khá cao. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 10 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh d) Hải văn Chế độ thủy triều ở đây là bán nhật triều không đều thời gian trong tháng, khoảng 20 ngày nhật triều. Biên độ của nhật triều từ 1,2-2,2m, nước ròng là 0,5-1m. Mùa mưa do lượng nước mưa trùng với biên độ của triều cường có thể gây ra sự chênh lệch từ 0,4-0,6m. Sông ở tỉnh Bình Định hay gây ra lũ lụt hàng năm từ tháng 9-11. Thời kỳ này thường gây ra mưa lớn nên lũ rất ác liệt. Mực nước lũ ở các sông có 3 cấp trong đó mực nước lũ lớn nhất: Tại Bình Tường 27,15m xảy ra vào tháng 9 năm 1964. Tại Tân An là 8,92m xảy ra vào tháng 11 năm 1987. Vận tốc lớn nhất đối với hệ thống sông Côn thì trận lũ tháng 11 năm 1964 là trận lũ lịch sử. thời gian gần đây từ năm 1996 đến 1999 liên tiếp có lũ lớn, vận tốc lớn nhất đo được trên sông Côn là 2,85m/s. e) Địa chất công trình, thủy văn - Địa chất công trình: Toàn tỉnh chưa có khoan thăm dò địa chất công trình nhưng theo tài liệu khoan thăm dò cục bộ của dự án chống xói lở bờ sông Côn tại các vị trí Tây Sơn, An Nhơn, Tuy Phước và dự án nghiên cứu tiền khả thi vệ sinh môi trường Quy Nhơn cho biết các lớp đất khác nhau sẽ có cường độ chịu tải khác nhau. Vì vậy, khi xây dựng công trình mới cần phải khoan thăm dò địa chất cục bộ để xử lý nền móng. - Địa chất thủy văn: Phạm vi của tỉnh Bình Định có thể chia ra các địa tầng như sau: + Địa tầng chứa nước lỗ hổng hỗn hợp. + Tầng chứa nước lỗ hổng bồi tích sông. + Tầng chứa nước ven biển không phân chia. + Tầng chứa nước lỗ hổng vỏ phong hóa trầm tích phun trào Bazan. + Tầng chứa nước trầm tích Nêogen hệ tầng Bình Định. + Nước phân bố không liên tục trong trầm tích phun trào tần Margiang. + Nước dưới đất phân bố không liên tục. Các trầm tích biển Cambri-oedorit hệ tầng A Vương. + Nước dưới đất phân bố không liên tục trong các trầm tích biến chất Preterosai-Akesoi không phân chia (PR-AR). Khả năng chứa nước của tầng này kém đến trung bình, phân bố không đều. + Đới chứa nước phong hóa xâm nhập. Phổ biến ở vùng biển Bình Định chiếm 1/4 diện tích tự nhiên của tỉnh Bình Định ở dạng địa hình cao phân chia mạnh. Khả năng chứa nước của địa tầng này kém ít triển vọng cho việc cấp nước. I.2. Điều kiện kinh tế-xã hội I.2.1. Hiện trạng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn a) Hiện trạng hệ thống đô thị - Theo số liệu thống kê dân số đô thị của tỉnh Bình Định năm 2007 khoảng hơn 40 vạn người, chiếm hơn 25% dân số toàn tỉnh. Diện tích đất đô thị là 24.471 ha chiếm 4,06% tổng diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh, trong đó đất ở là 1.251,5ha, bình quân 31,2 m2/người. - Các đô thị hình thành và phát triển dọc theo hành lang Quốc lộ 1 và Quốc lộ 19 hợp thành một cấu trúc không gian tuyến-điểm. Các đô thị có tốc độ phát triển nhanh, hầu hết tập trung dọc theo tuyến Quốc lộ 1 như: Thành phố Quy Nhơn, thị trấn Diêu Trì, Bình Định và Bồng Sơn. Trên toàn tỉnh Bình Định có 14 đô thị, trong đó thành phố Quy Nhơn là đô thị loại II, trung tâm chính trị-kinh tế-văn hóa của tỉnh. Các đô thị trong tỉnh được hình thành trên cơ sở các Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 11 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh cấp đô thị: Đô thị trung tâm cấp tỉnh và đô thị trung tâm cấp huyện, đô thị trung tâm khu vực huyện. Bảng 1.1: Hệ thống đô thị tỉnh Bình Định TT Tên đô thị Loại đô thị Diện tích (ha) Dân số (người) 1 TP Quy Nhơn II 14.531 (nội thị) 231.700 2 Thị trấn Đập Đá V 507 18.878 3 Thị trấn Bình Định V 612 17.937 4 Thị trấn Bồng Sơn V 1704 19.515 5 Thị trấn Tam Quan V 734 12.083 6 Thị trấn Phú Phong V 379 13.644 7 Thị trấn Tăng Bạt Hổ V 580 7.528 8 Thị trấn Tuy Phước V 636 12.827 9 Thị trấn Diêu Trì V 547 12.428 10 Thị trấn Ngô Mây V 755 11.475 11 Thị trấn Bình Dương V 399 5.611 12 Thị trấn Phù Mỹ V 1.055 12.132 13 Thị trấn Vân Canh V 2.025 5.206 14 Thị trấn Vĩnh Thạnh V 936 5.874 Ngoại trừ thành phố Quy Nhơn, các đô thị trong tỉnh có quy mô dân số thấp từ >5.000 đến xấp xỉ 20.000 người, đều là đô thị loại V, tính chất các đô thị nhìn chung không đa dạng, chủ yếu là đô thị huyện lỵ, chưa có sự xuất hiện của các đô thị mang tính chuyên ngành như: du lịch, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học... Dựa trên điều kiện tự nhiên, đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh có thể chia toàn tỉnh thành 3 vùng phát triển đô thị: + Vùng thành phố Quy Nhơn và khu vực phụ cận bao gồm: Thành phố Quy Nhơn, thị trấn Diêu Trì, thị trấn Tuy Phước, thị trấn Bình Định. Đây là vùng trọng điểm phát triển công nghiệp, cảng, dịch vụ cảng, đầu mối giao thông vận tải và đồng thời cũng là khu vực trung tâm thương mại, du lịch. Vì vậy các khu vực được đầu tư xây dựng tương đối tập trung về nhà ở, các công trình thương mại, du lịch và các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật phục vụ đô thị và công nghiệp. + Vùng hành lang Quốc lộ 1 và dải ven biển bao gồm: Thị trấn Bồng Sơn, thị trấn Tam Quan, thị trấn Bình Dương, thị trấn Phù Mỹ, thị trấn Ngô Mây, thị trấn Đập Đá. Các đô thị này hợp thành hệ thống không gian tuyến điểm dọc theo trục Quốc lộ 1. Ngoại trừ thị trấn Bồng Sơn, các đô thị còn lại đều có tốc độ đô thị hóa thấp, giá trị sản xuất nông nghiệp vẫn còn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế. Các đô thị trong vùng này chủ yếu là đô thị huyện lỵ. + Vùng trung du, miền núi bao gồm: Thị trấn Phú Phong, thị trấn Tăng Bạt Hổ, thị trấn Vân Canh, thị trấn Vĩnh Thạnh. Vùng này có diện tích lớn nhưng mật độ dân số thấp từ 30-120 người/km2, đi lại khó khắn do địa hình chia cắt, cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp, đô thị kém phát triển, quy mô dân số của các đô thị thấp từ 5.000-8.000 người. b) Hiện trạng hệ thống dân cư nông thôn Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 12 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh - Dân số nông thôn khoảng 120 vạn người, chiếm khoảng 75% tổng dân số toàn tỉnh. Diện tích đất ở khu dân cư nông thôn là 5.630ha, chiếm 0,9% tổng diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Bình quân 43,1m2/ người, các khu dân cư nông thôn được phân bố trên địa bàn 127 xã trong tổng số 10 huyện và 1 thành phố. Hệ thống dân cư nông thôn theo mô hình kinh tế nông nghiệp thành các dạng chủ yếu sau: * Dân cư nông nghiệp ở theo các làng xã, hoạt động sản xuất lúa, màu, nuôi trồng thủy sản. + Vùng đồng bằng, cồn cát ven biển: Chiếm khoảng 20% diện tích tự nhiên của tỉnh, phần lãnh thổ bao gồm khu vực huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Tuy Phước, An Nhơn và các xã ngoại thành Quy Nhơn. Địa hình chia cắt, dưới dạng đồng bằng đan xen đồi gò thấp, khu vực hẹp, phân bố dọc theo hai bên bờ sông, độ cao từ 2 - 3m đến 20 - 30m. Đất có độ phì khá, năng suất cây trồng cao, hệ thống thuỷ lợi phát triển. Ngoài tiềm năng về sản xuất nông nghiệp, còn có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế biển đặc biệt là nuôi trồng thuỷ hải sản nước ngọt và nước lợ (có 5000ha hồ, đầm, khu vực bãi triều, cửa sông…). Đây là vùng kinh tế quan trọng, vùng sản xuất nông nghiệp chính của tỉnh. Đặc điểm chung của vùng này là mật độ dân cư cao, sống bằng nhiều ngành nghề (sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, TTCN, buôn bán vv…đặc biệt là các khu vực ngoại vi thành phố Quy Nhơn). Một số khu vực dân cư ở tập trung mật độ cao, tạo thành các điểm dân cư theo mô hình ở đô thị khá rõ nét như: Hoài Hương (huyện Hoài Nhơn), Mỹ Thọ (huyện Phù Mỹ), Cát Tiến (huyện Phù Cát), Phước Hoà (huyện Tuy Phước). Khó khăn của vùng này là ruộng đất ít, mật độ dân cư cao, diện tích lúa vụ mùa thường bấp bênh do ngập lụt. Một số vùng ngập úng vào mùa mưa và hạn hán vào mùa khô. Diện tích đồi gò trống còn nhiều, cơ cấu cây trồng chuyển đổi chậm, còn nặng về độc canh cây lúa, chưa hình thành những vùng chuyên canh lớn, đất vườn chủ yếu là vườn tạp nên giá trị kinh tế thấp. Vùng ngoại vi thành phố Quy Nhơn chưa đáp ứng được nhu cầu rau, quả, hoa tươi và thực phẩm cho đô thị. Nhìn chung các điểm dân cư nông thôn phát triển tương đối đồng đều, đã có các dự án đầu tư hạ tầng nông thôn được triển khai như cấp nước sạch, cấp điện. Một số khu vực đang nghiên cứu lập quy hoạch các thị tứ - trung tâm cụm xã. + Vùng gò đồi (trung du): Chiếm khoảng 10% diện tích tự nhiên của tỉnh, phần lãnh thổ bao gồm: phần lớn huyện Hoài Ân, huyện Tây Sơn, huyện Hoài Nhơn, một phần các huyện An Lão, Phù Cát và Tuy Phước. Địa hình có đồi núi thấp và gò đồi bát úp, ít chia cắt, cao trung bình 300 - 400m, có nơi dưới 100m, độ dốc tương đối lớn, triền dốc kéo dài, lớp phủ thực vật nghèo nàn, tiềm năng sinh học kém. Đất trống đồi trọc có diện tích lớn (chiếm trên 70% diện tích của vùng), là vùng có tiềm năng để phát triển trồng rừng phòng hộ, rừng sản xuất, xây dựng vườn đồi, vườn rừng. Đặc điểm chung của vùng này là kinh tế chậm phát triển, thiếu nước cho sản xuất nông nghiệp. Mật độ dân cư thấp, sinh sống tập trung ở lưu vực hai bên các dòng sông An Lão, Kim Sơn,vv…chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, làm lúa và nương rẫy. * Dân cư nông lâm nghiệp, khai thác các loại cây công nghiệp, trồng và quản lý rừng Tập trung chủ yếu ở vùng núi, là nơi tập trung rừng tự nhiên, nơi bắt nguồn các con sông lớn trong tỉnh, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết nguồn nước, cung cấp cho sản xuất và đời sống trong tỉnh. Đất có độ phì kém, lớp phủ thực vật trung bình. Đặc điểm chung của vùng này là kinh tế kém phát triển, đồng bào dân tộc chiếm tỷ lệ cao, phương thức canh tác lạc hậu, cơ sở hạ tầng thiếu, thu nhập thấp, đời sống khó khăn, tình trạng du canh, du cư vẫn còn tồn tại. Dân cư Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 13 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh sống dọc theo các nhánh sông và các con suối lớn là nơi tương đối thuận tiện cho sản xuất và sinh hoạt. * Dân cư hình thành trong những năm gần đây dọc theo các tuyến quốc lộ và gần các khu công nghiệp tập trung Bám dọc theo các tuyến Quốc lộ 1, quốc lộ 19 và các tuyến tỉnh lộ 629, 630, 632, 636, 640 có xu hướng hoạt động dịch vụ bên cạnh các hoạt động nông nghiệp như thị tứ Chợ Gồm, Mỹ Thọ, Đồng Phó... c) Nhận xét chung - Hiện tại các đô thị trấn địa bàn tỉnh còn nhiều hạn chế mang đặc điểm chung của các đô thị trong toàn quốc đó là cơ sở kinh tế kỹ thuật hoặc động lực phát triển của các đô thị còn yếu, tăng trưởng kinh tế chưa cân đối với tăng trưởng về dân số. Các đô thị vùng thành phố Quy Nhơn và khu vực phụ cận có động lực phát triển đô thị rõ nét. Các đô thị còn lại cần xác định rõ động lực phát triển trên cơ sở tiềm năng riêng bên cạnh chức năng hành chính để tăng sức hút đô thị, tăng khả năng phát triển và vai trò hạt nhân trung tâm của đô thị. - Tình hình phân bố dân cư và sử dụng đất đai: Do đặc thù về địa hình đồng thời tốc độ tăng trưởng kinh tế, dân số ở mức thấp nên đất ở chiếm tỷ lệ nhỏ, dân số phân bố không đều. Phần lớn dân cư phân bố dọc các tuyến đường Quốc lộ, tỉnh lộ, dọc theo các con sông chính. Hạn chế lớn nhất là chưa đồng bộ trong việc mở rộng diện tích các khu dân cư với việc xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và kết cấu hạ tầng nên một số khu vực còn bị động khi có thiên tai như lũ lụt, hạn hán. - Cơ cấu tổ chức không gian hệ thống phân bố dân cư: Nửa phía Đông của tỉnh bao gồm các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Nhơn, Tuy Phước và thành phố Quy Nhơn là khu vực tập trung đông dân cư nhất chiếm hơn 80% tổng dân số toàn tỉnh. Các điểm đô thị và khu vực dân cư mật độ cao chủ yếu tập trung tại khu vực này. Nửa phía Tây của tỉnh, nơi tập trung rừng tự nhiên bao gồm các huyện An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn và Vân Canh chiếm 60% diện tích toàn tỉnh nhưng chỉ có khoảng 20% cư dân sinh sống. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuật nhìn chung còn yếu kém, không đảm bảo các tiêu chuẩn phát triển đô thị trong điều kiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển chưa đồng đều giữa các vùng. Chưa có giải pháp đầu mối hạ tầng diện rộng phù hợp với từng khu vực. Hạ tầng xã hội chưa tương ứng với tốc độ phát triển dân cư, đô thị và phát triển công nghiệp của tỉnh, thiếu các trung tâm thương mại, dịch vụ, du lịch quy mô lớn để thúc đẩy phát triển, hỗ trợ khai thác các tiềm năng kinh tế biển. I.2.2. Đặc điểm kinh tế Bình Định là một trong 5 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm miền Trung với diện tích tự nhiên 6025,5 km2, dân số hơn 1.500 nghìn người, mật độ dân số 261 người/km2. - Về tăng trưởng kinh tế: Nhịp độ tăng trưởng GDP thời kỳ 2000-2005 tăng bình quân hàng năm là 9% cao hơn mức bình quân của cả nước. Gía trị tổng sản phẩm địa phương (GDP) năm 2006 tăng 12,1%, năm 2007 tăng 12,5%. 6 tháng đầu năm 2008 tăng 10,8%. Ước tốc độ tăng bình quân 3 năm (2006-2008) là 12,02%. GDP bình quân đầu người cuối năm 2008 ước đạt 807USD gấp 1,93 lần so với năm 2005.Trong những năm qua kinh tế Bình Định có mức tăng trưởng cao hơn bình quân cả nước.Trong đó các ngành thuộc khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 13,32%. Nông lâm ngư nghiệp tăng 6,64% và Thương mại, dịch vụ tăng 8,49%. - Về cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của Bình Định đó là: Nông nghiệp-Thương mại, dịch vụ-Công nghiệp. Cơ cấu kinh tế theo ngành, lĩnh vực và thành phần có sự chuyển dịch theo hướng khai thác lợi thế của từng ngành. Cơ cấu kinh tế ước tính đến cuối năm 2008 tỷ trọng nông, lâm ngư nghiệp 36,3%; công nghiệp-xây dựng 31,7%; dịch vụ 32%. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 14 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh - Về Nông, lâm, ngư nghiệp: Sản xuất nông nghiệp tương đối toàn diện. Giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp thời kỳ 2000-2005 tăng bình quân 5,7% năm. Thời kỳ 2006-2008 tăng 6,6%. Cơ cấu giá trị sản xuất: Nông nghiệp chiếm 71,7%; lâm nghiệp: 3,3%; ngư nghiệp 25%. Sản xuất lương thực đã đáp ứng được mục tiêu an toàn lương thực cho tỉnh. Giá trị sản phẩm và kim ngạch xuất khẩu, sản lượng lương thực liên tục gia tăng đã tạo cho Bình Định có một vị trí quan trọng trong khu vực Duyên hải Nam Trung Bộ. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu của ngành kinh tế này vẫn chưa tương xứng với tiềm năng hiện có nhất là trong lĩnh vực đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. - Công nghiệp-xây dựng: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn 2000-2005 tăng bình quân 14% năm. Giai đoạn 2006-2008 ước tăng 22,2%. Xét cơ cấu công nghiệp tỉnh Bình Định, công nghiệp chế biến có tỷ trọng lớn hơn cả chiếm khoảng 89%. Trong đó cơ cấu chính là sản xuất hàng tiêu dùng đặc biệt là chế biến thực phẩm, đồ uống (44%), chế biến gỗ, lâm sản (22%). Trong giai đoạn qua, phân bố công nghiệp của tỉnh chủ yếu tập trung ở khu vực Quy Nhơn và phụ cận, công nghiệp ở các khu vực khác chưa thực sự phát triển. Đặc điểm công nghiệp của Bình Định là xuất phát điểm thấp, cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhỏ bé, chưa có sản phẩm nổi trội có tác động chi phối thị trường ở trong vùng. - Thương mại-dịch vụ: Bình Định có cảng biển Quy Nhơn là đầu mối xuất nhập khẩu của các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên nên có điều kiện phát triển các loại hình dịch vụ thương mại đặc biệt là loại hình dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển, kho bãi. Các ngành dịch vụ tăng trưởng bình quân hàng năm trên 8%. Kim ngạch xuất khẩu 2 năm rưỡi qua đạt 781 triệu USD đạt 52% so với chỉ tiêu Nghị quyết đề ra trong 5 năm. Đến nay đã có 108 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu đến 83 quốc gia lãnh thổ. Các dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa ngày càng phát triển. Dịch vụ bưu chính viễn thông cũng tương đối phát triển, bình quân 47,3 chiếc điện thoại/1.000 dân. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong 3 năm 2006-2008 ước đạt 19.472 tỷ đông, tăng bình quân 25%/năm đạt 43,3%. Đến nay 100% số xã có điện, trong đó 97% số xã được cấp điện lưới, 98% số thôn có điện, tỷ lệ hộ dùng điện lưới năm 2008 khaorng 98,5%. Tỷ lệ hộ dân nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 75%. Hệ thống chợ phân bố không đều do sự hình thành và phát triển trước đây mang tính tự phát. Chợ nông thôn chủ yếu là chợ tạm, bán kiên cố mặt hàng còn ít về chủng loại mang sắc thái địa phương. Chợ ở các đô thị mặt hàng phong phú hơn. Hiện nay, thành phố Quy Nhơn chỉ có một trung tâm thương mại với quy mô lớn. Nhìn chung, cơ sở của ngành thương mại còn nhiều yếu kém, chậm đầu tư. Hoạt động thương mại mới tập trung vào việc đáp ứng đầu vào cho sản xuất và tiêu dùng chưa gắn với sản xuất và lưu thông hàng hóa, mở rộng thị trường. - Du lịch: Với tài nguyên du lịch phong phú về tự nhiên và nhân văn, trong những năm qua ngành du lịch Bình Định đã bước đầu tận dụng tốt thế mạnh này. Tuy nhiên hiệu quả khai thác chưa cao, phụ thuộc khá nhiều sự phát triển của các ngành khác. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 15 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN VÙNG TỈNH BÌNH ĐỊNH II.1. Chất thải rắn sinh hoạt II.1.1. Khối lượng, thành phần, tích chất chất thải Theo thống kê của các đơn vị quản lý thu gom, vận chuyển CTR tại các huyện/thành phố trong tỉnh, khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị phát sinh trên địa bàn tỉnh Bình Định khoảng 306,6 tấn/ngày. Trong đó lượng chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn chiếm 58% lượng chất thải rắn của cả tỉnh. Bảng 2. 1. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị vùng tỉnh Bình Định TT Tên đô thị Khối lượng CTR (tấn/ngày) 1 Thành phố Quy Nhơn 178 2 Huyện An Nhơn 12 3 Huyện Hoài Nhơn 30 4 Huyện Tây Sơn 5 5 Huyện Hoài Ân 0,4 6 Huyện Tuy Phước 27 7 Huyện Phù Cát 50 8 Huyện Phù Mỹ 3 9 Huyện Vân Canh 0,2 10 Huyện Vĩnh Thạnh 0,5 11 Huyện An Lão 0,5 Tổng cộng 306,6 Nguồn: 1. Sở TNMT Bình Định, Phòng Môi trường của UBND các huyện thuộc tỉnh Bình Định. 2. Thống kê của các đơn vị quản lý thu gom, vận chuyển CTR tại các huyện/thành phố trong tỉnh - Thành phần chất thải rắn sinh hoạt có chứa tỷ trọng chất hữu cơ cao, tỷ lệ này trong chất thải sinh hoạt của TP Quy Nhơn là 60,8%, các chất có thể tái chế, tái sử dụng như kim loại, giấy, carton, gỗ, nhựa, thủy tinh chiếm khoảng 14%, còn lại là các thành phần khác chiếm 25,2%. (bảng 2.2) Bảng 2. 2. Hiện trạng thành phần chất thải rắn sinh hoạt của thành phố Quy Nhơn TT Thành phần chất thải rắn % theo khối lượng 1 Rác hữu cơ 60,8 2 Kim loại 2,65 3 Nhựa, cao su, da 9,12 4 Giấy, vải 5,38 Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 16 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh 5 Thuỷ tinh, Xương, sành sứ 2,85 6 Các thành phần khác 19,2 Tổng 100 Nguồn: Báo cáo kết quả phân loại thành phần rác thảI sinh hoạt tại thành phố Quy Nhơn, Công ty Môi trường Đô thị Quy Nhơn Các đô thị khác trong tỉnh hiện chưa có phân tích cụ thể thành phần CTR sinh hoạt, tuy nhiên có thể nhận định thành phần CTR tại các đô thị này tương tự như thành phố Quy Nhơn hoặc có tỷ lệ chất hữu cơ cao hơn, tỷ lệ chất tro, chất có thể tái chế, tái sử dụng chiếm tỷ lệ thấp hơn so với thành phố Quy Nhơn do mức độ phát triển kinh tế – xã hội của các đô thị này thấp hơn so với thành phố Quy Nhơn. II.1.2. Hiện trạng phân loại, thu gom, vận chuyển Chất thải rắn sinh hoạt của tỉnh Bình Định chưa được tiến hành phân loại tại nguồn. Các loại chất thải thu gom được chuyển đến bãi chôn lấp để xử lý. Tại bãi chôn lấp, một số chất thải có thế tái chế được phân loại, thu gom bởi đội ngũ thu nhặt phế liệu. Tuy nhiên các hoạt động này diễn ra hoàn toàn tự phát. - Công tác thu gom vận chuyển chất thải rắn tại thành phố Quy Nhơn do Công ty môi trường đô thị Quy Nhơn đảm nhiệm. Hiện tại, việc thu gom được tiến hành tại 16/20 phường xã với tỷ lệ thu gom cao đạt 95% còn lại 4 đảo và bán đảo công tác thu gom mới đạt khoảng 60%. Tính chung trên toàn thành phố, tỷ lệ thu gom đạt khoảng 85%. Số công nhân công ty trực tiếp tham gia thu gom chất thải rắn hiện có 260 người, được chia thành 5 đội, gồm 4 đội vệ sinh môi trường số 1, 2, 3, 4 và một đội vệ sinh môi trường mặt nước với tổng cộng 254 xe đẩy tay 0,35 m3. Thời gian hoạt động hàng ngày của các đội này được chia thành 2 ca, ca sáng làm việc từ 3 giờ đến 7 giờ và ca chiều từ 15 giờ đến 18 giờ. Hàng ngày, lượng chất thải rắn sinh hoạt từ các khu dân cư, đường phố, cơ quan… trong nội thành được công nhân Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn thu gom, vận chuyển đến các điểm tập kết trung chuyển tạm thời chất thải rắn sinh hoạt của khu vực. Còn chất thải rắn từ các chợ trong thành phố được các ban quản lý chợ thu gom đưa ra điểm tập kết trung chuyển tạm thời. Hiện tại, thành phố Quy Nhơn có khoảng 17 điểm tập kết chất thải rắn được đặt tại 10 chợ lớn nhỏ vừa là điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt của khu vực chợ vừa là điểm tập kết chất thải rắn sinh hoạt cho các khu vực xung quanh và khoảng 7 điểm trung chuyển tạm thời khác đặt tại các ngã ba, ngã tư và trước một số cơ sở công cộng. Sau khi chất thải rắn được tập kết tại các điểm trung chuyển tạm thời, xe ô tô của Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn vận chuyển đưa về bãi xử lý và chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ nằm cách trung tâm thành phố 20km về phía Tây Nam. Thời gian vận chuyển chất thải rắn hàng ngày chủ yếu được thực hiện trong khoảng từ 3-5 giờ sáng, còn lại là từ 15-17 giờ chiều. Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 17 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh Bảng 2. 3. Hiện trạng các phương tiện vận chuyển chất thải rắn của thành phố Quy Nhơn TT Loại phương tiện Nhãn hiệu và tải trọng Nước sản xuất Số lượng Năm đưa vào sử dụng Chất lượng hiện tại 1 Xe thùng Hino – 5 tấn Nhật + VN 04 2000 75% 2 Xe thùng IFA – 5 tấn Đức 02 1987 40% 3 Xe thùng IFA – 5 tấn Đức 01 1990 40% 4 Xe thùng IFA – 5 tấn Đức 01 Không rõ 30% 5 Xe thùng Nissan - 3,5 tấn Nhật 01 Không rõ 30% 6 Xe tải ben Kamaz - 15 tấn Nga 01 2001 65% 7 Xe tải ben Reo – 5 tấn Mỹ 01 Trước 1975 30% 8 Xe ép nhỏ Toyota - 2,5 tấn Nhật 01 Không rõ 40% 9 Xe ép nhỏ Toyota - 2,5 tấn Nhật 01 1986 40% 10 Xe ép nhỏ Toyota - 2,5 tấn Nhật 01 1992 40% 11 Xe ép nhỏ Toyota - 2,5 tấn Nhật 03 Trước 1993 40% 12 Xe ép trung Nissan - 5 tấn Nhật 01 1990 50% 13 Xe ép trung Hino - 4 tấn Nhật + VN 01 2002 70% 14 Xe ép trung Kia Rhino – 5 tấn Hàn Quốc 01 1990 50% 15 Xe rác y tế Daihatsu - 1 tấn Nhật + VN 01 2001 90% Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công ty Môi trường đô thị Quy Nhơn - 2003. Hinh 2.1: Sơ đồ hiện trạng quy trình thu gom, vận chuyển và xử lý CTR sinh hoạt ở thành phố Quy Nhơn - Các huyện khác trong tỉnh tình hình thu gom chất thải rắn mới chỉ được thực hiện tại các thị trấn huyện lỵ và hầu hết mới chỉ thực hiện được trên các trục đường chính và một phần các Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 18 CTR từ các trường học, công sở… CTR từ hộ gia đình và các cơ sở kinh doanh CTR từ các chợ Xe đẩy tay Các điểm tập kết Xe ô tô vận chuyển rác Bãi xử lý và chôn lấp CTR của thành phố Điểm tập kết tại chợ Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh khu dân cư của thị trấn. Tỷ lệ thu gom đạt thấp chiếm khoảng 15-30%. Công tác thu gom được giao cho các hợp tác xã, hoặc các công ty TNHH trực thuộc UBND thị trấn hoặc UBND huyện. Chất thải rắn sau khi thu gom được vận chuyển đến các bãi chôn lấp chất thải rắn tạm thời của mỗi huyện với diện tích nhỏ khoảng 0,5-1ha. Lượng CTR chưa được thu gom tập trung tại các khu vực ven sông, đầu cầu, gây ô nhiễm môi trường. Bảng 2. 4. Hiện trạng thu gom, vận chuyển CTR tỉnh Bình Định Huyện/TP Đơn vị thực hiện Phạm vi phục vụ An Nhơn Hợp tác xã Nông nghiệp thị trấn Bình Định và Liên hợp hợp tác xã An Nhơn thuộc UBND huyện An Nhơn Thị trấn Đập Đá, xã Nhơn Thành, Nhơn Hậu, Nhơn Hưng, thị trấn Bình Định. Hoài Nhơn Công ty TNHH Nguyên Tín được UBND huyện ủng hộ về mặt chính sách và mức thu phí TT Bồng Sơn, một số xã trên dọc tuyến quốc lộ 1A như: Hoài Đức, Hoài Thanh, Hoài Thanh Tây, Hoài Hảo, thị trấnTam Quan, xã Tam Quan Bắc, Hoài Hương và một phần Hoài Châu Bắc Tây Sơn Hợp tác xã nông nghiệp dịch vụ Phú Phong II do UBND huyện quản lý Thị trấn Phú Phong Hoài Ân Đội thu gom thuộc thị trấn Trên dọc trục đường chính thị trấn Tăng Bạt Hổ Tuy Phước Công ty TNHH Môi trường cây xanh Hà Thanh 13 xã và 1 thị trấn trên địa bàn huyện Phù Cát Hạt Giao thông công chính huyện Phù Cát Thu gom trên dọc tuyến đường chính của các xã, thị trấn: Ngô Mây, Cát Tân, Cát Tường, Cát Trinh, Cát Hanh. Phù Mỹ Đội thu gom thuộc UBND thị trấn Bình Dương và UBND thị trấn Phù Mỹ Thị trấn Bình Dương và Phù Mỹ (giới hạn trên dọc trục đường) Vân Canh Đội thu gom thuộc UBND thị trấn Vân Canh khu vực chợ huyện và dọc trục lộ 638 trên địa bàn thị trấn Vĩnh Thạnh Đội thu gom do Ban quản lý chợ thực hiện Khu chợ và dân cư xung quanh chợ An Lão CTR chưa được tiến hành thu gom, xử lý. Phương tiện thu gom vận chuyển CTR tại các huyện còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. II.1.3. Hiện trạng xử lý chất thải rắn - Chất thải rắn sinh hoạt trong vùng tỉnh Bình Định đều xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt. Hiện nay, bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ tại thôn Long Mỹ, xã Phước Mỹ, huyện Tuy Phước với tổng diện tích 30 ha phục vụ cho thành phố Quy Nhơn và huyện Tuy Phước. Công nghệ chôn lấp hợp vệ sinh tại bãi chôn lấp chất thải rắn Long Mỹ, là bãi chôn lấp khô nửa chìm, nửa nổi. Do ra đời trước khi ban hành Thông tư liên tịch số 01/2001/TTLT-BKHCNMT-BXD của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường và Bộ Xây dựng về Hướng dẫn các quy định bảo vệ môi Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 19 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh trường đối với việc lựa chọn địa điểm, xây dựng, vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn, nên hố chôn lấp chất thải rắn số 1 bãi Long Mỹ đã được xây dựng không đạt tiêu chuẩn vệ sinh (không có lớp lót thành, đáy hố và không có hệ thống thu gom nước rỉ, khí rác...). Các hố chôn lấp số 2, số 3 hiện đã và đang được xây dựng theo đúng các quy định cho bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh (bố trí hệ thống mương thoát nước; hệ thống thu gom nước rỉ rác; lót, chống thấm thành, đáy hố...). Tuy nhiên, hệ thống xử lý nước rác, xử lý khí rác là chưa được đầu tư xây dựng đầy đủ do thiếu kinh phí. Các bãi chôn lấp chất thải rắn của các huyện đều là bãi chôn lấp không hợp vệ sinh, không có hình thức xử lý nước rỉ rác, chất thải rắn được đổ một cách tự nhiên. Các bãi chôn lấp mang tính chất tạm thời, nhiều bãi còn không có tường bao, diện tích nhỏ từ 0,5-1ha. Hiện trạng các bãi chôn lấp chi tiết tai bảng - Công nghệ chế biến CTR hữu cơ thành phân hữu cơ (compost) mới chỉ được sản xuất thử nghiệm, thí điểm, với 2 dự án sau: o Đang được sản xuất thử nghiệm tại nhà máy xử lý CTR tại thành phố Quy Nhơn với công suất thiết kế là 250 tấn phân/ngày. o Sản xuất tại xưởng sản xuất Phường Nhơn Phú, TP Quy Nhơn, công suất 5 tấn/3 tháng (nằm trong khuôn khổ dụ án thí điểm “Quản lý CTR và sản xuất phân Compost dựa vào cộng đồng”. Phân compost được bán tại HTXNN 1 Nhơn Phú, với giá 700 đ/kg. Bảng 2. 5. Hiện trạng các bãi chôn lấp tỉnh Bình Định Huyện/TP Vị trí, quy mô Đánh giá hiện trạng Quy Nhơn Bãi chôn lấp Long Mỹ: 30 ha. - Hố chôn lấp số chưa được xây dựng đúng kỹ thuật bãi chôn lấp hợp vệ sinh, đến nay rác đã được lấp đầy. - Các hố số 2 và số 3 đã được xây dựng theo đúng tiêu chuẩn của bãi chôn lấp CTR hợp vệ sinh (bố trí hệ thống mương thoát nước; hệ thống thu gom nước rỉ rác; lót, chống thấm thành, đáy hố...), tuy nhiên hệ thống xử lý nước rác, xử lý khí rác chưa được xây dựng hoàn thiện. Trong thời gian tới cần đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ hống xử lý nước rác, xử lý khí rác; bãi chôn lấp Long mỹ có thể đáp ứng nhu cầu xử lý CTR của TP Quy Nhơn và huyện Tuy Phước trong thời gian trước mắt. An Nhơn Bãi chôn lấp CTR thôn Phú Sơn, xã Nhơn Hòa với diện tích 2 ha, không hợp vệ sinh. Không phù hợp, cần quy hoạch chọn vị trí và đầu tư xây dựng khu xử lý mới. Hoài Nhơn Bãi chôn lấp tại Tam Quan Bắc với diện tích 500m2 và tại thị trấn Bồng Sơn 600m2, đều là bãi chôn lấp tạm, không hợp vệ sinh. Không đáp ứng nhu cầu xử lý CTR cho huyện Hoài Nhơn trong thời gian tới, cần đầu tư xây dựng khu xử lý mới. Tây Sơn Bãi chôn lấp xã Tây Xuân với diện tích là 1ha. Là bãi chôn lấp tạm, quy mô nhỏ, không đáp ứng nhu cầu xử lý CTR trong tương Trung tâm Nghiên cứu và Quy hoạch Môi trường Đô thị Nông thôn Viện Kiến trúc, Quy hoạch Đô thị và Nông thôn, Bộ Xây dựng 20 Quy hoạch tổng thể quản lý CTR tỉnh Bình Đinh Huyện/TP Vị trí, quy mô Đánh giá hiện trạng lai. Cần đầu tư xây dựng khu xử lý mới, hợp vệ sinh. Hoài Ân Bãi chôn lấp tại thôn Gia Thiều I, TT Tăng Bạt Hổ, diện tích khoảng 1ha. Là bãi chôn lấp tạm, nằm gần trung tâm thị trấn (cách 1km) nên không phù hợp cho việc mở rộng diện tích, cần quy hoạch vụ trí mới

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfNGHIÊN CỨU QUY HOẠCH TỔNG THỂ QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020.PDF