MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến năng xuất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo cách bón cho rau một cách bừa bãi, những loại thuốc kích thích tăng trưởng thực vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ sâu một cách không có giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc kích thích sinh trưởng không được phép sử dụng . Dẫn đến mỗi năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép.
Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận . Nếu ăn phải rau nhiễm kim loại nặng như kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác.
Ở nước ta từ năm 1999 tới nay đã có 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với 25.000 người mắc, trên 300 người tử vong. Trước thực tế đó đòi hỏi nghề trồng rau ở nước ta phải đánh giá đúng thực trạng môi trường canh tác, các yếu tố dẫn đến ô nhiễm môi trường canh tác, từ đó đưa ra những giải pháp để gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như đa dạng chủng loại rau.
Rau mần được coi là kim chỉ nam của vấn đề sản xuất rau tươi an toàn cung cấp cho con người, đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được các yếu tố. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, không tưới nước bẩn, không sử dụng phân bón hóa học nên đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Rau mầm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với những loại rau thường, hơn nữa rau mầm không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người.
Trong rau mầm có nhiều men kích thích tăng trưởng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol. Do có nhiều vitamin E nên rau mầm có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự sơ cứng tế bào. Hàm lưọng xenlulo trong rau giúp cho cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp cao Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như linunen, carvon, pinen, allixin có tác dụng như một dược liệu quý đối với cơ thể.
Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm còn rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống oxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư.
Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ, rất tiện lợi đối với cư dân đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng, hành lang để trồng rau mầm. Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày chăm sóc là đủ và có rau an toàn tại chỗ để gia đình sử dụng vừa tươi lại vừa ngon.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu quy trình gieo trồng rau an toàn trên một số loại giá thể ”.
37 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 8246 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu quy trình gieo trồng rau an toàn trên một số loại giá thể, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PAGE
PAGE 1
1. MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, người nông dân chỉ chú trọng đến năng xuất, thâm canh tăng vụ chạy theo lợi nhuận. Nên đã trồng rau theo cách bón cho rau một cách bừa bãi, những loại thuốc kích thích tăng trưởng thực vật không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Phun thuốc trừ sâu một cách không có giới hạn, thậm chí là cả các loại thuốc kích thích sinh trưởng không được phép sử dụng…. Dẫn đến mỗi năm có hàng nghìn ca ngộ độc thực phẩm, do sử dụng các sản phẩm rau tươi có chứa dư lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật vượt xa mức độ cho phép.
Thực tế, việc hàng ngày ăn phải rau không đảm bảo tiêu chuẩn là mầm mống gây nên nhiều căn bệnh nguy hiểm như ung thư, ngộ độc thần kinh, rối loạn chức năng thận…. Nếu ăn phải rau nhiễm kim loại nặng như kẽm, sẽ dẫn đến tích tụ kẽm trong gan có thể gây ngộ độc hệ thần kinh, ung thư đột biến và một loạt các chứng bệnh nguy hiểm khác. [ HYPERLINK " trong-rau-lai-sos.htm" trong-rau-lai-sos.htm ].
Ở nước ta từ năm 1999 tới nay đã có 1.000 vụ ngộ độc thực phẩm với 25.000 người mắc, trên 300 người tử vong. Trước thực tế đó đòi hỏi nghề trồng rau ở nước ta phải đánh giá đúng thực trạng môi trường canh tác, các yếu tố dẫn đến ô nhiễm môi trường canh tác, từ đó đưa ra những giải pháp để gia tăng về số lượng, chất lượng cũng như đa dạng chủng loại rau.
Rau mần được coi là kim chỉ nam của vấn đề sản xuất rau tươi an toàn cung cấp cho con người, đáp ứng được vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo được các yếu tố. Không sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng chất kích thích sinh trưởng, không tưới nước bẩn, không sử dụng phân bón hóa học… nên đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Rau mầm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 5 lần so với những loại rau thường, hơn nữa rau mầm không chứa mầm bệnh và vi sinh vật gây hại cho sức khỏe của con người.
Trong rau mầm có nhiều men kích thích tăng trưởng giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, ngừa cảm cúm, giảm cholesterol. Do có nhiều vitamin E nên rau mầm có tác dụng chống lão hóa, làm đẹp da, phòng ngừa ung thư và ngăn cản sự sơ cứng tế bào. Hàm lưọng xenlulo trong rau giúp cho cơ thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch, huyết áp cao… Ngoài ra nhiều loại rau còn chứa các kháng sinh thực vật như linunen, carvon, pinen, allixin… có tác dụng như một dược liệu quý đối với cơ thể.
Các nhà khoa học Mỹ còn phát hiện ra rau mầm còn rất thích hợp cho các chế độ ăn kiêng lành mạnh, chứa các chất chống oxy hoá giúp làm chậm quá trình lão hoá và ngăn ngừa các nguy cơ về ung thư. [ HYPERLINK "" ]
Trồng rau mầm tại nhà là một cách giải quyết nhu cầu rau xanh tại chỗ, rất tiện lợi đối với cư dân đô thị. Có thể sử dụng hiên nhà, sân thượng, hành lang để trồng rau mầm. Chỉ cần tranh thủ thời gian ngoài giờ làm việc hàng ngày chăm sóc là đủ và có rau an toàn tại chỗ để gia đình sử dụng vừa tươi lại vừa ngon.
Từ những lý do trên chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “ Nghiên cứu quy trình gieo trồng rau an toàn trên một số loại giá thể ”.
1.2. Mục đích, nội dung nghiên cứu
1.2.1. Mục đích
- Xây dựng được quy trình sản xuất rau cải mầm.
1.2.2. Nội dung nghiên cứu
- Xác định giá thể thích hợp cho sự phát triển rau cải mầm.
- Theo dõi sự phát triển của rau cải mầm ở từng thời điểm trên từng giá thể khác nhau.
2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật cho rau trên thế giới và ở Việt Nam
2.1.1. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trên thế giới
Khí hậu trái đất ngày càng thay đổi do nhiều yếu tố tác động như động đất, núi lửa, sự tàn phá rừng do con người gây ra… Chính vì vậy các loại dịch bệnh ở con người cũng như ở động thực vật ngày càng gia tăng. Do vậy việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng, giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ yếu.
Sự sản xuất cũng như việc sử dụng thuốc BVTV ngày càng gia tăng đối với các giống cây trồng. Trong thập niên 80, thuốc BVTV được sử dụng ở các nước Indonexia, Pakistan, Philipin,Srilanka tăng hơn 10%/năm. Theo báo cáo gần đây, mỗi năm con người sử dụng thuốc BVTV cho cây ngô tăng 10 - 20%, bông 2 - 5 %, khoai tây 5 - 15%.
Năm 1996, nước Mỹ đã sử dụng trên 3 triệu tấn thuốc BVTV. Hằng năm, Pháp và Nhật Bản đã sử dụng trên 100.000 tấn thuốc BVTV, đứng thứ hai sau Mỹ. Mỗi một vụ gieo trồng cây nông nghiệp, nông dân Pháp đã sử dụng 8 lượt thuốc BVTV, gồm có các thuốc diệt nấm, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu rầy, côn trùng…
Theo một nghiên cứu của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (EFSA) cho thấy có 365 loại thuốc BVTV khác nhau đã được xác định có trong rau hoa quả và ngũ cốc đang tiêu thụ tại châu Âu, trong số đó có 76 loại ở trong ngũ cốc. Tuy nhiên trong số này chỉ có 3,5% số mẫu có dấu vết của thuốc BVTV vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép. Mỗi Mỗi năm cơ quan Kiểm Tra Thực Phẩm Canada đã cho xét nghiệm trên 300.000 mẫu thực phẩm, trong đó có khoảng 10.000 mẫu rau cải và trái cây tươi các loại. Kết quả cho thấy có tới 23% sản phẩm tươi bán ra có nhiễm chất tồn dư nông dược, trong số này chỉ có 2 % vượt quá mức dư lượng tối đa cho phép.
Để giảm thiểu tác hại của các thuốc BVTV không gì hợp lý hơn là hạn chế việc sử dụng chúng trong trồng trọt. Với xu thế này người ta đã đưa ra nhiều biện pháp như: áp dụng phương pháp luân canh, thay đổi loại hoa màu trồng mỗi năm, cải tạo đất đai cho màu mỡ, kiểm soát sâu bệnh, côn trùng bằng cách chỉ sử dụng thuốc BVTV khi thật cần thiết, hạn chế việc sử dụng các loại thuốc quá mạnh và quá độc hại… Tránh diệt cỏ bằng hoá chất, chỉ làm cỏ bằng máy, hoặc sử dụng các màng nylon để đậy kín cỏ và chờ cho nó chết đi. Hiện nay, công nghệ sinh học đã có những tiến bộ vượt bậc, nhiều nghiên cứu đã được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực bảo vệ cây trồng, như tạo ra thuốc trừ sâu sinh học hay tạo ra những giống cây trồng biến đổi gen có khả năng kháng sâu bệnh hoặc kháng thuốc diệt cỏ.
[Koirala (2009), Palikhe BR (2007), Bursell E (2006)]
2.1.2. Hiện trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam
Việt Nam được xem là một trong những quốc gia sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nhiều nhất thế giới và trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng có 286 tên thương mại khác nhau, trong đó có 27 tên thuốc thương mại được pha chế từ 10 loại hóa chất cực độc và vấn đề quan tâm đối với các loại thuốc này tính độc có tính bền vững trong môi trường. Sử dụng nhiều thì khả năng tích tụ trong đất càng cao, dẫn đến ô nhiễm tầng nước mặt và tầng nước ngầm. Theo Viện Y học Lao Động và Vệ Sinh Môi Trường qua những nghiên cứu cho thấy “Nồng độ hóa chất bảo vệ thực vật đã làm ô nhiễm môi trường vượt tiêu chuẩn từ 1,33 - 21 lần” [Hoàng Lê, 2007 ].
[ HYPERLINK "" ].
Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật không đúng quy định có ảnh hưởng đến sức khoẻ con người là điều chắc chắn, đối với thuốc ngoài danh mục thì sẽ độc hơn rất nhiều. Sử dụng lượng thuốc quá lớn sẽ dẫn tới nguyên nhân gây ung thư. Nhiều trường hợp các bao bì chứa đựng thuốc bảo vệ thực vật dùng xong không thu gom mà vứt ra ao hồ làm cá chết vì ngộ độc, vừa ảnh hưởng đến môi trường và thậm chí nhiều người không biết nguyên nhân còn vớt cá về ăn g ây nguy hiểm cho sức khoẻ cộng đồng.
Theo thống kê tại 38 tỉnh, thành phố trong năm 2007 đã có 4.670 vụ nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật với 5.207 trường hợp, có 101 trường hợp tử vong. Những trường hợp ăn uống nhầm có 540 ca chiếm 10,4% với 3 trường hợp tử vong. Số trường hợp nhiễm độc do lao động là 273 ca chiếm 5,2% có 2 trường hợp bị tử vong. Trong khi đó, việc kiểm soát, ngăn chăn sử dụng các loại thuốc kích thích tăng trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật vẫn rất hạn chế bởi thiếu nơi lưu giữ, tiêu hủy.
Trong 6 tháng đầu năm 2009, Chi cục Bảo Vệ Thực Vật đã thành lập đoàn thanh tra và kết hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiến hành thanh tra việc sử dụng thuốc Bảo Vệ Thực Vật. Chế phẩm kích thích sinh trưởng, thuốc Bảo Vệ Thực Vật ngoài danh mục… tại các hợp tác xã sản xuất rau an toàn. Kết quả ghi nhận hầu hết các xã viên của hợp tác xã sản xuất rau an toàn đều có ý thức tốt thời gian cách ly thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng phân bón hữu cơ hoại mục, không có sử dụng phân tươi cho các sản phẩm rau xanh. Tuy nhiên, vẫn còn một số trường hợp nông dân sử dụng thuốc không có trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng trên cây rau theo Quyết định số 19/2005/QĐ-BNN, ngày 24/3/2005 của Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, Cụ thể:
Về thuốc trừ sâu: Vẫn còn một số nông dân sử dụng thuốc trừ sâu gốc lân hữu cơ gốc Carbofuran, Chlorpyrifos Ethyl, Diazinon, Dimethoate, Profenofos… để xử lý đất, tiêu diệt các loại sâu hại khó phòng trị như bọ nhảy trên rau cải, sâu xanh da láng trên hành lá, sâu đục hoa, đục trái trên rau ăn quả…
Về thuốc trừ bệnh: Một số nông dân còn sử dụng nhóm thuốc chứa gốc đồng (Cu) như copper hydrocide, copper oxychloride, copper sulfate, copper hỗn hợp với các gốc khác để phòng trừ bệnh hại cho rau xanh.
Về phân bón lá: Phần lớn nông dân sử dụng rất phổ biến và rộng rãi các loại phân bón lá trên tất cả các loại rau quả vào tất cả các giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và điều này rất có khả năng làm cho các sản phẩm rau xanh không an toàn về hàm lượng nitrat.
Về nước tưới: Hầu hết các hợp tác xã trồng rau đều sử dụng nguồn nước tưới từ kênh mương, một số nơi nguồn nước chưa thông thoáng, chưa thay nước thường xuyên làm cho chỉ tiêu về mật số Coliform trong nước tưới < 200 theo tiêu chuẩn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là rất khó đạt.
[ HYPERLINK "" ].
Ở Việt Nam, theo thống kê của Viện Bảo vệ thực vật Việt Nam, năm 1990 lượng thuốc bảo vệ thực vật ở Việt Nam từ 10.300 tấn lên 33.000 tấn đến năm 2003 tăng lên 45.000 tấn và năm 2005 đã là 50.000 tấn. Bên cạnh đó, có nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật nằm trong danh mục cấm nhưng vẫn lưu hành trên thị trường. Ước tính còn khoảng 15-20% tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng. Sự lạm dụng hóa chất và sử dụng những loại thuốc bảo vệ thực vật cực độc đã làm cho độ màu mỡ của đất sút giảm, các loài sinh vật có ích bị ảnh hưởng dần dần đất cạn kiệt chất dinh dưỡng và trở thành đất hoang hóa [Phương Liễu, 2006].
Đồng Bằng Sông Cửu Long là vùng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong sản xuất nông nghiệp cao nhất nước, kết quá điều tra cho thấy các xã ở Đồng Bằng Sông Hồng chỉ sử dụng 9-16 loại trong khi đó Đồng Bằng Sông Cửu Long có đến 16-35 loại, kể cả các loại thuốc cấm như Wofatox, Monitor… được nhập lậu từ nước ngoài vào cũng được sử dụng. Tỉnh Hậu Giang trước dịch rầy nâu năm 2007, nông dân đã sử dụng thuốc bảo vệ thực vật với liều lượng tăng rất cao gấp 3 - 10 lần so với các vụ khác.
2.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1. Tình hình ngộ độc thực phẩm trên thế giới
Thực phẩm là nguồn cung cấp năng lượng, các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự sống của con người tồn tại và phát triển. Thực phẩm cũng là nguồn truyền bệnh nguy hiểm, gây ra những vụ ngộ độc cấp tính và mạn tính. Theo thống kê ở Nhật Bản năm 1997 có 1.960 vụ ngộ độc thực phẩm với 39.989 người mắc, ở Úc mỗi ngày có 11.500 người mắc các bệnh cấp tính do ăn uống gây ra, ở Mỹ hàng năm có đến con số hàng triệu trường hợp ngộ độc thực phẩm.
Tổ chức WHO ước lượng mỗi năm có khoảng 3% lao động trong nông nghiệp ở các nước đang phát triển (25 triệu người) bị nhiễm độc thuốc BVTV. Thập niên 90 ở Châu Phi mỗi năm 11 triệu người bị nhiễm độc. Malayxia 7% nông dân bị ngộ độc hàng năm và 15 % bị ngộ độc ít nhất 1 lần trong đời. [Eastmond DA, 2009]
2.2.2. Tình hình ngộ độc thực phẩm ở Việt Nam
Việc sử dụng thực phẩm không an toàn có thể gây ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ của người sử dụng, cũng như có tác động xấu đến đời sống kinh tế - xã hội, an ninh an toàn xã hội và hội nhập quốc tế.
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) đóng vai trò quan trọng trong chiến lược bảo vệ sức khỏe con người. Việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm không những làm giảm bệnh tật, tăng cường khả năng và hiệu suất lao động mà còn góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, thể hiện nếp sống văn minh của một đất nước.
Trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường với nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo nên những chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế. Hàng loạt các sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước và từ nước ngoài tràn ngập vào thị trường ngày càng nhiều và đa dạng. Dịch vụ thức ăn đường phố ngày càng phát triển khó khăn cho việc quản lý. Ở Việt Nam theo thống kê chưa đầy đủ của ngành y tế từ năm 1990 đến nay có khoảng vài trăm vụ ngộ độc thực phẩm do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tiền Giang là một tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có 9 huyện, thị, thành phố với 169 xã, phường tổng số dân là 1.623.000 người. Đời sống chủ yếu là nông nghiệp, có nhiều kênh rạch. Một bộ phận khác chuyên đánh bắt hải sản ở vùng ven biển. Trong nhiều năm qua địa phương đã và đang thực hiện nhiều chương trình y tế có hiệu quả trong đó có chương trình an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuy nhiên tình trạng ngộ độc vẫn thường xuyên xảy ra. Do vậy, việc đánh giá tình trạng ngộ độc thực phẩm là rất cần thiết nhằm tìm hiểu các yếu tố về dịch tể học các vụ ngộ độc thực phẩm để có những giải pháp phù hợp và kịp thời góp phần hạn chế ngộ độc thực phẩm xảy ra.
Tình hình ngộ độc thực phẩm tại Tiền Giang và so với cả nước từ năm 2000-2004:
NămSố vụSố mắcSố chếtCả nướcTổng sốTỉ lệ %Tổng sốTỉ lệ %Tổng sốTỉ lệ %Số vụ/mắc/chết2000083,751273,0000213/4.233/592001114,481574,0211,58245/3.901/632002189,271272,7022,89194/4.694/692003156,301652,5625,40238/6.428/3720041711,72 2085,8010,68145/3.584/41Tổng số696,667843,4362,231035/22840/269 TB 5 năm13,8156,81,2 [ HYPERLINK "" ].
Kết quả nhận thấy ngộ độc thực phẩm xảy ra chủ yếu tại gia đình (chiếm 81,48%), tiếp đến là do ăn tại các quán hàng rong (11,11%), thấp nhất ở các bếp ăn tập thể; tuổi dễ bị ngộ độc thực phẩm từ 5-15 tuổi (47%), miền núi, nông thôn và những nơi dân trí thấp có tỷ lệ bị ngộ độc cao (51,84% và 23,5%) thời điểm trong năm hay xảy ra ngộ độc thực phẩm là từ tháng 7 đến tháng 12; loại thực phẩm gây ngộ độc thực phẩm thường gặp là rau (22,22%), thịt (18,5%), hải sản (11,11%); trong đó nguyên nhân ngộ độc thực phẩm chủ yếu là độc tố tự nhiên (40%), do vi khuẩn (37%).
[ HYPERLINK "" ].
Theo Niên giám thống kê y tế, năm 2003, ở nước ta, cứ 100.000 người dân thì có 80,72 người bị ngộ độc và 1,11 người tử vong, tức là nếu tính chung trên toàn quốc thì đã có 66.190 người bị ngộ độc và 910 người tử vong.
56 BV200220032004 Số người ngộ độc cấp137171362314206 Tử vong207 (1,51%)198 (1,45%)218 (1,53%)Các nguyên nhân ngộ độc thường gặp:
+ Ngộ độc thực phẩm: có thể do hoá chất, do các chất độc có sẵn trong động vật, thực vật, vi sinh vật.
+ Các hoá chất bảo vệ thực vật (trừ sâu, trừ cỏ, diệt chuột,...): phospho hữu cơ, clo hữu cơ, pyrethroid, nereistoxin, paraquat, fluoroacetamide, phosphua kẽm,...
Theo trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai thì:
- Số bệnh nhân ngộ độc nhập viện ngày càng tăng theo các năm:
[]
- Tỷ lệ tử vong của bệnh nhân ngộ độc tại Trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai:
Theo Cục Y tế dự phòng và Môi trường (Bộ Y tế) cho biết, trong năm 2009 các bệnh viện đã tiếp nhận cho 4.515 người bị nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật. Tuy nhiên đã có 138 trường hợp tử vong do nhiễm độc quá nặng.
Theo báo cáo của Cục này, nguyên nhân gây ra nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật thường bởi người lao động tiếp xúc quá lâu và liên tục với trong môi trường độc hại. Chỉ riêng trong năm 2009 có tới có tới 485 trường hợp đã ăn, uống nhầm phải thuốc bảo vệ thực vật, làm 15 người tử vong.
2.3. Tình hình sử dụng thuốc kích thích sinh trưởng cho rau ở Việt Nam
Trước tình trạng sử dụng thuốc kích thích tăng trưởng tràn lan trong trồng rau, quả. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các cơ quan chức năng tiến hành điều tra để tìm nguyên nhân và tác hại của các loại thuốc kích thích sinh trưởng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật.
Kết quả điều tra ban đầu cho thấy, người dân sử dụng rất nhiều loại thuốc kích thích sinh trưởng cho cây trồng có nguồn gốc từ thuốc bảo vệ thực vật ngoài danh mục cho phép, do nhập lậu bằng các con đường không chính thức. Những loại thuốc này rất rẻ, có độc lực cao, tiêu diệt sâu bọ tốt hơn, kích thích sinh trưởng nhiều hơn và làm cho rau quả xanh hơn. Do đó, đa phần người dân thu hái trước thời gian quy định cho phép, còn nếu chờ đến ngày thu hái theo quy định thì rau quả đã bị mất mã không còn bắt mắt nữa.
[ HYPERLINK "" / ].
2.4. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
2.4.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới
Theo trung tâm rau quả thế giới, rau là cây có tốc độ tăng diện tích đất trồng nhanh nhất trên thế giới. Nhiều khu vực, trước đây trồng ngũ cốc và bông sợi hoặc bỏ hoang thì nay đã chuyển sang trồng các loại rau có giá trị kinh tế cao. Trong đó Châu Á là khu vực có tốc độ tăng diện tích đất trồng rau cao nhất hiện nay. Trung Quốc là quốc gia phát triển có diện tích và dân số lớn nhất thế giới, tốc độ tăng trưởng của ngành rau gần bằng tốc độ tăng trưởng của kinh tế nước này.
[Báo Kinh tế & Đô Thị, thứ 2 ngày 10/11/2008].
Tính chung toàn thế giới, tốc độ tăng diện tích đất trồng rau trung bình đạt 2,8%/năm, cao hơn 1,05%/năm so với diện tích đất trồng cây ăn quả, 1,33%/năm so với cây lấy dầu, 2,36%/năm so với cây lấy rễ 2,41%/năm so với cây họ đậu. Trong khi đó, diện tích trồng cây ngũ cốc và cây lấy sợi lại giảm tương ứng là 0,45%/năm và 1,82%/năm.
[Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2007), báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến năm 2010].
Trong giai đoạn từ năm 2003-2007 thì tổng diện tích đất trồng rau, năng suất, sản lượng rau trên thế giới biến động không đáng kể, thậm chí có xu hướng giảm trong các năm 2006, 2007. Châu Á vẫn là châu lục chiếm tỷ lệ cao cả về diện tích, năng suất và sản lượng rau toàn thế giới. Số liệu thống kê năm 2007 của Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) được thể hiện qua bảng 2 dưới đây:
Bảng 2: Diện tích, năng suất, sản lượng rau trên thế giới (2003 - 2007)
Diện tích
( triệu ha)Năm20032004200520062007Châu Á13,72914,82115,33613,37813,461Châu Âu0,8720,8780,8850,7160,693Châu Phi1,9051,9201,9862,1502,176Châu Mỹ0,5230,5300,5380,5030,508Châu Úc0,0350,0350,0350,0360,037Tổng số17,06318,18418,78116,78316,874
Năng suất
(tạ/ha)Châu Á150,755145,585144,681155,160154,382Châu Âu151,428152,052165,846161,850161,287Châu Phi69,70271,24870,85668,16567,721Châu Mỹ144,711141,368141,284129,602129,814Châu Úc147,193153,685152,191146,100145,524T Tổng số141,547137,942137,787143,518142,73
Sản lượng (triệu tấn)Châu Á206,972215,770221,885207,570207,810Châu Âu13,20013,35014,67211,59111,170Châu Phi13,28013,67814,07314,65414,738Châu Mỹ7,5627,4987,6086,5146,592Châu Úc0,5100,5340,5350,5310,535Tổng số241,523250,829258,774240,860240,844Nguồn: FAOSTAT
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), do tác động của các yếu tố như sự thay đổi cơ cấu dân số, thị hiếu tiêu dùng và thu nhập dân cư… sẽ tiêu thụ rau mạnh trong giai đoạn 2000-20210 đặc biệt là các loại rau ăn lá. USDA cho rằng nếu như nhu cầu tiêu thụ rau diếp và các loại rau xanh khác tăng khoảng 22-23 % thì tiêu thụ khoai tây và các loại rau củ khác chỉ tăng khoảng 7-8%. Giá rau tươi sẽ tiếp tục tăng cùng với tốc tăng nhu cầu tiêu thụ nhưng giá rau chế biến có thể tăng nhẹ so với giai đoạn 2002-2004.
Nhu cầu nhập khẩu rau dự báo sẽ tăng khoảng 1,8%/năm. Các nước phát triển như Pháp, Canada, Nhật Bản…vẫn là những nước nhập khẩu rau chủ yếu. Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc, Thái Lan và các nước nam bán cầu vẫn đóng vai trò chính cung cấp rau tươi cho toàn cầu.
[Trương Quốc Tùng, Hội Khoa học - kỹ thuật Bảo vệ thực vật,Trung tâm thông tin thương mại toàn cầu, Inc, tháng 3/2007].
Bảng 3: Các nước xuất khẩu rau tươi lớn trên thế giới từ 2002 - 2006
(đv: 1000 USD)
Năm
Nước20022003200420052006Trung Quốc102,199137,842111,301105,447127,933Pháp108,006126,534132,704158,796160,214Hà Lan69,916116,772136,231139,426207,148Thái Lan36,57540,67056,97852,91854,665Mêhico22,800314,840332,061321,211395,780Malaysia10,56410,52513,29216,05917,910Ấn Độ20,33413,62715,88019,04043,184Canada10,76213,55916,16013,37818,870Ixarel36,79049,48161,7587,05878,973Ôxtrâylia8,4827,6708,5758,9419,779Tổng thế giới994,8891,559,0471,644,7241,756,9242,196,859 Nguồn: FAOSTAT
2.4.2. Tình hình sản xuất rau ở Việt Nam
Nghề trồng rau nước ta có lịch sử từ lâu đời, trước cả nghề trồng lúa nước. Việt Nam chính là trung tâm khởi nguyên của nhiều loại rau trồng, nhất là các cây thuộc họ bầu bí. Nhưng do sản xuất rau ở nước ta vẫn còn mang tính tự cung tự cấp là chính dẫn đến hiệu quả sản xuất rau còn thấp, chất lượng rau không cao. Những năm gần đây ngành rau đã được đầu tư đổi mới về công nghệ, phương thức canh tác nên bước đầu đạt được những thành tựu rất khả quan.
Trong đề án phát triển rau quả và hoa, cây cảnh giai đoạn 1999-2010 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đề ra mục tiêu cho ngành sản xuất rau là: “đáp ứng nhu cầu rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng trong nước, nhất là vùng dân cư tập trung ( đô thị, khu công nghiệp…và xuất khẩu). Phấn đấu đến năm 2010 đạt mức tiêu thụ bình quân đầu người là 85kg rau/người/năm, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 690 triệu USD”.
[Cục trồng trọt (2006), Tuyển tập báo cáo tổng kết chỉ đạo sản xuất năm 2006, NXB Nông nghiệp, Hà Nội].
Tại Lâm Đồng, đã có mô hình sản xuất rau an toàn 600 ha được sản xuất theo hai dạng là công nghệ sản xuất cách ly trong nhà lưới không sử dụng phân bón, nông dược vô cơ và cách ly trong nhà lưới có sử dụng giới hạn nông dược vô cơ. Nhiều nông dân đã ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống và sản xuất hoa.
Ở Hải Phòng, Cục Trồng trọt (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) vừa tổ chức hội nghị phát triển sản xuất rau, quả, chè an toàn theo quy trình VietGap (quy trình sản xuất nông nghiệp tốt, tạo ra rau quả tươi, đảm bảo an toàn) cho các tỉnh phía Bắc.
[].
Theo Cục Trồng trọt, trong năm 2009, Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn đã ban hành 7 quy trình sản xuất rau an toàn đối với một số loại rau, quả thường được sử dụng.
Ngoài ra, với gần 12 triệu hộ nông dân ở nông thôn, với diện tích trồng rau gia đình bình quân 30 m2/hộ (cả rau cạn và rau mặt hồ), nên tổng sản lượng rau cả nước hiện nay khoảng 6,6 triệu tấn. Bình quân lượng rau xanh sản xuất tính trên đầu người ở nước ta vào khoảng 84 kg/người/năm.
[Viện qui hoạch và thiết kế nông nghiệp, bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn (2007), báo cáo tóm tắt rà soát chương trình phát triển rau quả, hoa cây cảnh đến năm 2010].
Diện tích trồng rau nước ta theo thống kê có khoảng 495 nghìn ha vào năm 2000 tăng 70% so với năm 1990, bình quân mỗi năm tăng 7%/năm. Trong đó các tỉnh phía Bắc chiếm 56% diện tích (249.200 ha) và các tỉnh phía Nam chiếm 44% diện tích đất canh tác (196.000 ha).
Theo số liệu thống kê (bảng 4) sản lượng rau nước ta tăng mạnh từ năm 1999 đến năm 2001 (8,2%/năm) và tăng nhẹ cho đến nay.
Bảng 4: Diện tích, năng suất, sản lượng rau ở Việt Nam (1998-2007)
NămDiện tích
( triệu ha)Năng suất
(tạ/ha)Sản lượng
(triệu tấn)19980,401122,0224,89819990,459117,4515,39220000,453124,3565,63220010,495126,9546,27720020,500124,7066,23520030,510124,0446,32620040,520124,0386,45020050,525125,7146,60020060,525125,7146,60020070,525125,7146,600Nguồn: FAOSTAT
2.3. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc ươm cây và phát triển rau ăn trên thế giới và Việt Nam
2.3.1. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc ươm và phát triển rau ăn trên thế giới
Từ những năm 60 của thế kỷ XX, ở Liên Xô cũ đã tiến hành nghiên cứu và ứng dụng kỹ thuật trồng cây con vào túi nilon trong nhà lưới có mái che đã đạt được kết quả cao. Sau đó, phương pháp này đã được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp.
Ngày nay, giá thể là một trong những vấn đề cơ bản trong hệ thống trồng trọt, giá thể có tốt thì cây trồng mới sinh trưởng phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Việc nghiên cứu nhu cầu dinh dưỡng của cây trồng tiến hành trên các loại giá thể khác nhau sẽ càng thúc đẩy mạnh mẽ hình thức canh tác trên giá thể phát triển.
Trung tâm nghiên cứu phát triển rau Châu Á (AVRDC) (1992) đã giới thiệu cách pha trộn giá thể gồm: đất + phân + cát + trấu hun theo tỷ lệ tương ứng 5:3:1:1. Bầu có thể sử dụng lá chuối hoặc bầu nilon có đường kính 5-7 cm, chiều cao 10 cm. Cây trồng có thể đạt 100% tỷ lệ sống ngoài đồng, bộ rễ được bảo toàn không bị đứt nên hạn chế sự chột của cây sau khi chuyển ra trồng ngoài ruộng. Cây ươm trong bầu có thể vận chuyển đi xa mà vẫn đảm bảo tỷ lệ sống cao.
[Nguyễn Thành Chung (2003), Nghiên cứu ảnh hưởng của thành phần giá thể, lượng NPK phối trộn đến chất lượng cây giống và sinh trưởng, phát triển, năng suất cây dưa chuột, cải bao, Luận văn thạc sĩ Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội].
Tại các nước đang phát triển, hỗn hợp đặc biệt gồm đá trân châu, than bùn có sẵn ở dạng sử dụng được cung cấp cho mục đích thay thế đất. Thực tế, môi trường nhiệt đới có rất nhiều vật liệu được dùng trộn hỗn hợp bầu cây trong vườn ươm. Hỗn hợp bầu vườn ươm được sử dụng có rất nhiều công thức phối trộn, dựa vào khả năng có sẵn của nguyên vật liệu và theo tỷ lệ 1:1:1 có các công thức sau: cát rây + đất vườn + phân hữu cơ; đất vườn + bột xơ dừa + phân hữu cơ hay đất vườn + phân chuồng + bột xơ dừa. Những vùng sản xuất chuyên canh, sản xuất cây con tròn khay đã góp phần cải tiến kỹ thuật vườn ươm,nó đã trở thành một nghề kinh doanh, một số nông hộ sản xuất cây con với qui mô lớn để bán cho các hộ khác. [Vũ Công Hậu (1999), Nhân giống cây ăn trái, NXB Nông nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh].
2.3.2. Tình hình nghiên cứu giá thể sử dụng cho việc phát triển rau ăn ở Việt Nam
Nguồn đất đai sẽ ít đi, khí hậu diễn biến ngày một phức tạp, nhu cầu rau sạch của con người trở nên bức thiết trong tương lai. Tuy việc trồng rau trên giá thể tại nước ta chưa rộng rãi nhưng nghĩ đến chuyện áp dụng trồng rau trên các giá thể khác nhau thay thế cho đất lúc này là thời điểm thích hợp. [Hồ Hữu An, Tạ Thu Cúc, Nghiêm Thị Bích Hà (2000), Giáo trình cây rau, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội].
Ở nước ta, các cơ quan nghiên cứu đã hoàn thiện nhiều quy trình, tiến bộ kỹ thuật, công nhận hàng chục giống rau, hoa mới, thích hợp cho vụ sớm và trái vụ. Các nghiên cứu về giá thể sản xuất rau, hoa giống theo quy mô công nghiệp không dùng đất, sử dụng bạt che phủ đất và tưới nhỏ giọt, tưới phun mưa cũng đã được thử nghiệm bước đầu cho kết quả tốt. Ngoài ra còn nhiều nghiên cứu khác thuộc lĩnh vực giống, bảo vệ thực vật, phân bón, thuỷ lợi, chăn nuôi bước đầu đã có những kết quả ứng dụng trong sản xuất. Nhiều công nghệ cao (công nghệ sinh học, vật liệu mới…) đã được các doanh nghiệp ứng dụng trong sản xuất.
Cách phối trộn giá thể gieo ươm cây rau giống của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Bắc Ninh nguyên liệu để phối trộn giá thể hoàn toàn thuận tiện là các thành phần để tạo giá thể dễ kiếm, dễ tìm như: mùn hữu cơ được khai thác ở các vùng đầm lầy lâu năm, xác thực vật cùng với than bùn đã phân hủy trộn thêm với phân trâu bò, NPK để bổ sung nhằm đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trong vòng 1 tháng. Cũng có thể dùng đất thịt nhẹ, đất cát pha, hoặc đất bùn ao đã phơi khô đập nhỏ trộn với 20% phân chuồng đã ủ hoai mục, 10% phân NPK và vôi bột để khử trùng mầm mống sâu bệnh. [Ngô Xuân Mạnh, Vũ Kim Bảng, Nguyễn Đặng Hùng, Vũ thị Thư (2006), Giáo trình hóa sinh thực vật, NXB Nông nghiệp, Hà Nội].
Theo “Nghiên cứu sử dụng bọt núi lửa ở Đắc Nông làm giá thể vườn ươm và sản xuất rau sạch chất lượng cao” của Viện Di truyền nông nghiệp thì khu vực Tây nguyên là nơi từng tồn tại nhiều núi lửa hoạt động cách đây hàng ngàn năm. Trong quá trình hoạt động phun trào, ở lưu vực các miệng núi lửa xuất hiện một lượng lớn bọt núi lửa được đông kết do dung nham, loại đá này khá nhẹ và có độ tơi xốp cao, có khả năng giữ ẩm tốt. Các nhà khoa học trên thế giới đã phát hiện và khai thác loại đá này vào việc tạo giá thể cho vườn ươm, trồng rau sạch. Giá thể bọt núi lửa sau khi được nghiền nhỏ, phối trộn với một số hữu cơ hỗn hợp khác như vỏ cà phê, xơ dừa, mùn cưa sẽ giúp tăng độ ẩm 40-50%. Cùng với hệ thống dẫn chất dinh dưỡng dưới dạng hòa tan, giá thể này có độ mùn lớn và sạch bệnh nên cây sinh trưởng rất an toàn mà không cần đến thuốc trừ sâu. Thích hợp cho các loại cây có khả năng chống chịu kém như rau, hoa... phát triển. Ngoài ra, giá thể bằng bọt núi lửa có tính chất “trơ” nên có thể tái sử dụng khoảng mười năm mà không làm giảm tính chất như các giá thể khác. Quan trọng nhất là chi phí bỏ ra cũng thấp hơn nhiều so với việc sử dụng các giá thể khác để trồng rau nên từ nhà nông đến các cơ sở trồng rau quy mô đều có thể áp dụng.
[].
Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm và xây dựng nhiều mô hình trên diện rộng thành công, mới đây Trung tâm nghiên cứu phân bón và dinh dưỡng cây trồng thuộc Viện thổ nhưỡng Nông hóa đã đưa ra khuyến cáo đối với bà con nông dân và các hộ gia đình ở thành phố trồng rau an toàn trên nền giá thể GT 05. GT 05 là giá thể sinh học không đất, có hàm lượng chất hữu cơ (OM) và dinh dưỡng cao: 44% chất hữu cơ (OM), 1,2 % đạm (N), 0,8% lân (P205), 0,7% kali (K20) và các dinh dưỡng trung lượng, vi lượng khác cần thiết khác cho cây trồng. Giá thể GT 05 cung cấp các chất cần thiết cho cây trồng, có độ tơi xốp, thoáng khí, nhẹ, sạch nguồn bệnh, không có tuyến trùng, hút và giữ ẩm tốt. Trong sản xuất rau an toàn, GT 05 được sử dụng làm làm bầu gieo ươm cây giống, sản xuất rau mầm, rau thương phẩm như các loại rau ăn lá, rau ăn quả rất tốt và thuận lợi.
[].
Trước đây giá thể sử dụng là cát hoặc sỏi. Ngày nay giá thể đã được thay đổi rất nhiều. Như ta đã biết, cây cần cả oxi và dinh dưỡng tiếp xúc với rễ cây. Giá thể lý tưởng là loại có khả năng giữ nước tương đương với độ thoáng khí. Khả năng giữ nước và độ thoáng khí của giá thể được quyết định bởi những khoảng trống (khe, kẽ) trong nó. Trong cát mịn có những khoảng trống rất nhỏ, không chứa được nhiều nước và oxi. Ngược lại, sỏi thô tạo ra những khoảng trống quá lớn, nhiều không khí nhưng mất nước nhanh [].
Theo Trung tâm khuyến nông Thành phố Hồ Chí Minh, giá thể có thể chọn bất cứ giá thể nào mà cây có thể nảy mầm và phát triển tốt. Cần chú ý đến độ sạch của giá thể để sản xuất ra rau mầm sạch. Nên chọn giá thể bụi xơ dừa có phối trộn với phân trùn quế hoặc phân hữu cơ vi sinh. Cách làm như sau: lấy 10 kg bột xơ dừa qua sàn để loại bỏ các phần tạp khác như xơ và các hạt lớn, trộn thêm 2kg phân trùn quế hoặc một loại phân hữu cơ vi sinh khuyến cáo được sử dụng cho rau như phân hữu cơ Sài gòn, Trimix….
[ HYPERLINK "" /?mnu=3&s=600029&id=110.5].
Giá thể có nhiều loại như xơ dừa, trấu hun, mùn cưa, cát, sỏi vụn (cỡ hạt đậu), đất nung xốp, đá trân châu, đá bọt núi lửa, rockwool (loại vật liệu có nhiều thớ, sợi, rất được các trang trại nước ngoài ưa chuộng),…Có thể dùng đơn lẻ hoặc trộn lại để tận dụng ưu điểm từng loại.
3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Vật liệu nghiên cứu
Hạt giống rau: Nghiên cứu này sử dụng 5 giống rau cải đang được sử dụng rộng rãi trên thị trường Hà Nội.
(1) Cải Canh lá vàng: Sản xuất tại công ty TNHH Giống rau Bình Minh.
(2) Cải Xanh lùn Thanh Giang: Công ty TNHH Giống rau quả Minh Tiến nhập khẩu.
(3) Cải Xanh lá tàu chuối: Sản xuất tại Công ty TNHH Giống cây trồng Vạn Thiên - Quảng tây - Trung Quốc. Do công ty Giống rau quả Trung ương nhập khẩu.
(4) Cải Xanh ngọt Tuyển Chọn: Sản xuất tại Công ty Giống rau Bình Minh.
(5) Cải củ: Sản xuất tại Công ty TNHH Giống rau Bình Minh.
Giá thể: Gồm 4 loại
+ Giá thể TN.1: Trồng Rau, Hoa, Cây cảnh.
Sản xuất tại: Trung tâm Nghiên cứu phân bón và Dinh dưỡng cây trồng. Thành phần của giá thể bao gồm: Chất hữu cơ chất lượng cao, chất giữ ẩm, dinh dưỡng khoáng, đa trung, vi lượng. Công dụng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây 6-1 năm hoặc rau từ 2-5 lứa tùy loại rau, giữ ẩm tốt, thoáng khí, bộ dễ cây phát triển.
+ Giá thể Vi Sinh: Sản phẩm của Công Ty Bình Nguyên. Sản xuất tại: Thị Trấn Cầu Diến - Từ Liêm - Hà nội. Thành phần gồm có: Chất hữu cơ, chất giữ ẩm, chất dinh dưỡng và các nguyên tố đa, trung vi lượng. Tác dụng cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây trồng từ 3 - 6 tháng, giữ ẩm và tạo điều kiện cho cây phát triển tốt.
+ Mùn cưa: Mùn cưa đã được để mục, phơi khô hoặc thanh trùng để tiêu diệt các nấm bệnh hoặc các vi sinh vật gây hại cho cây sau này. Mùn cưa được sàng lọc để loại bỏ những mùn to.
+ Đất phù Sa (Đối chứng): Do Trại thực nghiệm sinh học cung cấp.
- Dụng cụ:
+ Khay xốp: Kích thước 40 cm × 30 cm × 10 cm. Dưới đáy thùng xốp được đục lỗ từ 12-15 lỗ. Mục đích để thoát nước và làm thoáng giá thể tránh cho rễ rau bị úng thối.
+ Bình phun nước 1.5 lít.
+ Trấu hun: Do trại Thực Nghiệm Sinh học cung cấp.
Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian: Từ tháng 01/2010 đến 07/2010.
- Địa điểm: Trại thực nghiệm sinh học -Viện Công nghệ sinh học thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Cổ Nhuế - Từ Liêm - Hà Nội.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Thí nghiệm 1: Nghiên cứu, tìm ra giá thể thích hợp cho sự phát triển của các dối tượng rau cải mầm nhất định trong quy trình sản xuất
- Thí nghiệm được tiến hành với 4 giá thể, 3 lần nhắc lại, mỗi lần nhắc lại 1 khay. Tổng số khay thí nghiệm là 9 khay/1giá thể/ 1 giống.
- Điều kiện thí nghiệm. Thí nghiệm được tiến hành trong nhà lưới có mái che của Trại Thực Nghiệm Sinh học - Viện khoa học Công nghệ Việt Nam.
+ Trấu hun: Dải 1 lớp trấu hun mỏng khoảng 1.0cm - 1.5 cm xuống bên dưới khay xốp. Lấy bình phun 1,5 lít phun đều lên bề mặt lớp trấu làm cho lớp trấu ẩm đều.
+ Cân giá thể: Dùng cân đồng hồ loại 5 kg với độ sai sô cho phép. Cân 1.3 kg giá thể dải đều lên lớp trấu hun đã được phun ẩm. Sau đó lấy tay ấn nhẹ và xoa phẳng bề mặt giá thể, rồi dùng bình phun nước tưới cho giá thể ẩm đều.
+ Gieo hạt: Mật độ đối với hạt giống Cải Củ là 2 thìa cà phê/ Khay ( 1 thìa cà phê 450-600 hạt). Còn các giống Cải còn lại gieo 1 thìa cà phê/khay ( 1 thìa cà phê có 900-1200 hạt ). Hạt giống được gieo đi gieo lại nhiều lần, mục đích để hạt giống được phân bố đều trên bề mặt giá thể.
+ Mùn cưa: Sau khi gieo hạt xong, lấy mùn cưa phủ 1 lớp mỏng 0.5cm lên trên hạt giống. Tiếp tục tưới nước 1 lần nữa để cho lớp mùn cưa phủ trên hạt được ẩm đều.
+ Chăm sóc: Sau 2 – 3 ngày gieo hạt nảy mầm đều chuyển khay ra nơi có ánh sáng hoặc nắng nhẹ, tránh mưa trực tiếp. Tưới nước bằng bình phun (2 lần/ngày vào sáng sớm trước 9h và buổi chiều sau 4h chiều).
Thí nghiệm 2: Đánh giá sự sinh trưởng, phát triển của rau cải mầm ở từng thời diểm nghiên cứu
Nảy mầm là sự tái diễn quá trình sinh trưởng và phát triển trong hạt. Hạt trưởng thành thường không nảy mầm ngay. Thậm chí khi nhân tố bên ngoài tối thích một số hạt sẽ không nảy mầm do các nhân tố bên trong ức chế. Nếu không có sự kết hợp hài hòa giữa nhân tố bên ngoài và bên trong thì hạt sẽ không nảy mầm và đi vào trạng thái ngủ nghỉ.
3.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu
- Chỉ tiêu về chiều cao (cm). Chiều cao cây được đo như sau, ở mỗi lần nhắc lại tôi tiến hành nhổ 15 cây của mỗi giống ở 3 vị trí khác nhau ( nhổ 3 vị trí tạo thành hình tam giác). Sau đó cấu bỏ rễ và tiến hành đo. Đo từ cuống rễ đến lá ngọn dài nhất. Tôi sử dụng thước đo với độ chia vạch cm. Đo định kỳ vào thời điểm 8 ngày, 11 ngày, 15 ngày, 20 ngày sau khi gieo hạt. Tiến hành đo vào buổi sáng.
- Chỉ tiêu về năng suất (g). Mỗi lần thí nghiệm nhổ 15 cây của mỗi giống (nhổ ở 3 vị trí khác nhau tạo thành hình tam giác). Cấu bỏ rễ và cân trực tiếp bằng cân điện tử với độ sai số, cân xong ghi lại kết quả và tiến hành cân đợt sau. Thí nghiệm được nhắc lại 3 lần, cộng khối lượng của 3 lần cân lại chia cho 45 cây và lấy giá trị trung bình.
3.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu được xử lí thống kê sinh học. Kết quả được mô phỏng bằng các bảng và hình. Chúng tôi đã sử dụng những công thức thống kê sau:
Trung bình số học: =
Độ lệch chuẩn :
Độ lệch trung bình: m =
: Giá trị trung bình cộng
X: Giá trị của kết quả đo đếm được ở mỗi đối tượng mỗi lần nhắc lại
n: Số lần nhắc lại của mỗi đợt thí nghiệm (30 ≤ n)
m: Sai số của trung bình số học
: Độ lệch chuẩn
: Sai số của hiệu các trung bình số học
PHẦN IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
Thí nghiệm 1: Ảnh hưởng của giá thể TN.1 đến chiều cao của 5 giống rau cải mầm tại cùng một thời điểm 8 ngày
Bảng 1: Bảng Chiều cao của các giống cải trên giá thể TN.1 ở 8 ngày tuổi
Giá thể TN.1 GiốngSố ngày Chiều cao câyGiống 187.02 ± 0.06
Giống 286.73 ± 0.007
Giống 385.85 ± 0.005
Giống 484.32 ± 0.006
Giống 5 812.24 ± 0.10
Ghi chú: Giống 1: Cải canh lá vàng, Giống 2: Cải xanh lá tàu chuối, Giống 3: Cải xanh ngọt tuyển chọn, Giống 4: Cải xanh lùn thanh giang, Giống 5: Cải củ.
Kết quả thu được ở bảng 1 và hình 1 cho thấy: Chiều cao cây ở 8 ngày tuổi của giống 3 và giống 4 giao động từ 4.32 – 5.85 cm, chiều cao của giống 1, giống 2 giao động từ 6.73 – 7.02 cm thân cây có kích thước bình thường, lá xanh, không sâu bệnh. Riêng chiều cao cây của giống 5 cao hơn hẳn đạt 12.12 cm, thân cây mập, lá xanh tốt , không sâu bệnh, độ đồng đều cao. Nên ở trong thí nghiệm này tôi chọn giống 5 là giống thích hợp nhất để trồng trên giá thể TN.1.
Hình 1.
Thí nghiệm 2: Ảnh hưởng của giá thể Vi sinh đến chiều cao cây của các giống ở 8 ngày tuổi
Bảng 2: Bảng chiều cao cây của các giống trên giá thể vi sinh ở 8 ngày tuổi
Giá thể Vi sinh GiốngSố ngày Chiều cao câyGiống 186.68 ± 0.09
Giống 286.41 ± 0.07
Giống 385.22 ± 0.04
Giống 483.95 ± 0.05
Giống 5 810.59 ± 0.16
Hình 2
Từ kết quả bảng 2 và hình 2 cho thấy ở thời điểm 8 ngày giống 5 đạt chiều cao 10.59 cm. Quan sát trên thực tế thân cây mập, tán lá to, lá dài và xanh cây phát triển tốt, không có dấu hiệu sâu bệnh. Các giống 1, 2, 3, 4 có chiều cao lần lượt là 6.68, 6.41, 5.22, 3.95 cm.
Thân cây có kích thước vừa phải, lá xanh, không sâu bệnh. Do vậy trong thí nghiệm 2 tôi chọn giống 5 là giống thích hợp nhất để trồng trên giá thể vi sinh
Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của giá thể TN.1 đối với các giống ở các thời điểm khác nhau.
Bảng 3: Bảng chiều cao cây của các giống trên giá thể TN.1 ở các giai đoạn khác nhau.
Giống Số ngày Chiều cao câyGiống 187.02 ± 0.06119.73 ± 0.09 1512.80 ± 0.082016.91 ± 0.09Giống 286.73 ± 0.07119.42 ± 0.061511.86 ± 0.062013.14 ± 0.14Giống 385.85 ± 0.05118.86 ± 0.071510.75 ± 0.082013.43 ± 0.21Giống 484.32 ± 0.06116.59 ± 0.06159.33 ± 0.05 2010.86 ± 0.13Giống5812.12 ± 16.761116.76 ± 0.081519.32 ±0.132021.04 ± 0.26
Với kết quả ở bảng 3 và hình 3 cho thấy. Giống 1 chiều cao cây biến thiên tăng dần đều từ 7.02 – 9.73 – 12.80 – 16.91 cm. Kết hợp với quan sát thực tế chiều cao cây ở thời điểm 15 đến 20 ngày tăng nhanh có thể đạt ≥ 4 cm, thân cây có kích thước bình thường, lá dài, xanh. Đối với giống 2 và giống 4 chiều cao cây biến thiên tăng đêu từ thời điểm 8 ngày đến 15 ngày, sau đó chiều cao tăng chậm ở giai đoạn 15 – 20 ngày từ 11.86 – 13.14 cm, với giống 2 với giống 4 thì trong giai đoạn 15 – 20 ngày chiều cao cây tăng từ 9.33 – 10.86 cm thân cây hơi nhỏ, lá xanh. Riêng đối với giống 5 chiều cao cây từ 8 ngày đến 20 ngày tăng rất đều đặn và đạt chiều cao tương ứng từ 12.12 – 16.76 – 19.32 – 21.04 cm. thân cây mập, tán lá rộng, cây xanh tốt, độ đồng đều cao, không xuất hiện sâu bệnh. Nên trong thí nghiêm 3 tôi lựa chọn giống 5 là giống thích hợp nhất có thể phát triển tốt ở các giai đoạn sinh trưởng khác nhau khi trồng trên giá thể TN.1
Hình 3
Thí nghiệm 4: Ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến chiều cao cây của 5 giống cải mầm ở thời điểm 8 ngày.
Bảng 4: Bảng chiều cao cây của các giống trên các loại giá thể khác nhau ở 8 ngày tuổi.
Giá thểGiống 1Giống 2Giống 3Giống 4Giống 5TN.17.02 ± 0.066.73 ± 0.075.85 ± 0.054.32 ± 0.0612.24 ± 0.10Vinh Sinh 6.68 ± 0.096.41 ± 0.075.22 ± 0.043.95 ± 0.0510.56 ± 0.16Mùn cưa4.41 ± 0.043.39 ± 0.063.16 ± 0.042.81 ± 0.038. 61 ± 0.11Đất phù sa4.37 ± 0.043.92 ± 0.073.73 ± 0.043.01 ± 0.048.59 ± 0.11
Từ kết quả ở bảng 4, hình 4 và quan sát trên thực tế cho thấy.
+ Giá thể đất phù sa: Chiều cao cây của giông 2, 3, 4 đạt chiều cao lần lượt là 3.92 – 3.73 – 3.01 cm, cây xanh, non, lá mỡ màng, không sâu bênh. Ở giống 1 chiều cao đạt tốt hơn một chút với 4.37 cm. Nhưng tại cùng thời điểm đó giống 5 có thể đạt 8.59 cm, cây xanh tốt, độ đồng đều cao, thân cây mập. Với giá thể Đất phù sa tôi chọn giống 5 là giống thích hợp nhất.
+ Giá thể Mùn cưa: Chiều cao cây của giống 1, 2, 3, 4 lần lượt đạt 4.41, 3.39, 3.16, 2.81 cm. Với giống 5 cây phát triển xanh tốt, chiều cao đạt 8.61 cm.
+ Giá thể Vi Sinh: So với 2 giá thể trên thì ở giá thể Vi Sinh chiều cao cây của các giống đều cao hơn hẳn. Giống 1, giống 2 đạt chiều cao 6.68, 6.41 cm. Giống 3 đạt 5.22 cm, giống 4 đạt 3.95cm, các giống thân cây đều có kích thước bình thường, độ đồng đều cao, lá xanh non. Riêng giống 5 cũng như 2 giá thể trên giống 5 là giống phát triển mạnh phát với chiều cao 10.56 cm hơn giống 4 đến 6.61 cm, hơn giống 3 là 5.34 cm, hơn giống 3 là 4.15cm, hơn giống 1 là 3.87 cm, quan sát thực tế thân cây mập, cây phát triển xanh tốt, tán lá rộng, không sấu bệnh. Ở giá thể Vinh sinh tôi chọn giống 5 là giống thích hợp nhất.
+ Giá thể TN.1 đã được trình bày ở thí nghiệm 1.
Hình 4
Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của giá thể TN.1 đến trọng lượng cây của 5 giống cải mầm ở thời điểm 8 ngày.
Bảng 5: Khối lượng 5 giống cải mầm trên giá thể TN.1 ở thời điểm tám ngày tuổi
Giống Số ngàyGiá thể TN.1Giống 180.13 ± 0.001
Giống 280.11 ± 0.005
Giống 380.09 ± 0.002
Giống 480.08 ± 0.001
Giống 580.45 ± 0.006
Từ kết quả ở bảng 5 và quan sát thực tế cho thấy giá thể TN.1 ảnh hưởng khá lớn đến trọng lượng của các giống. Giống 3, giống 4 trọng lượng cây giao động từ 0.08 – 0.09 g. Giống 1, giống 2 giao động từ 0.11 – 0.13 g. Khối lượng đạt cao nhất ở giống 5 với trọng lượng là 0.45 g, sai số nhỏ chỉ là 0.001. Vì vậy ở thí nghiệm 5 tôi chọn giống 5 là giống thích hợp trồng trên giá thể TN.1.
Hình 5
Thí nghiệm 6: Ảnh hưởng của 4 loại giá thể đến trọng lượng của5 giống rau, ở 8 ngày tuổi.
Bảng 6: Bảng trọng lượng của 5 giống rau cải mầm trên 4 loại giá thể, ở thời điểm 8 ngày.
Giá thểTN.1Vi SinhMùn cưaĐấtGiống 10.13 ± 0.0010.12 ± 0.0040.08 ± 0.0010.08 ± 0.001Giống 20.11 ± 0.0050.09 ± 0.0020.06 ± 0.0040.07 ± 0.000Giống 30.09 ± 0.0020.08 ± 0.0010.05 ± 0.0010.06 ± 0.001Giống 40.08 ± 0.0010.07 ± 0.0030.06 ± 0.0010.06 ± 0.002Giống 50.45 ± 0.0060.32 ± 0.0050.21 ± 0.0010.21 ± 0.003
Kết quả ở bảng 6 cho thấy:
+ Ở giá thể đất và giá thể Mùn cưa trọng lượng cây từ giống 1 đến giống 4 trọng lượng cây giao động trong khoảng 0.06 – 0.08 g. Riêng giống 5 trọng lượng đạt 0.21 g. Cao gấp hơn 3 lần trọng lượng ở giống 4, 3 và cao gấp hơn 2 lần trọng lượng cây ở giống 1. Như vậy tôi lựa chọn giống 5 là giống thích hợp trồng trên giá thể đất.
+ Còn ở giá thể Vi Sinh trọng lượng cây cao hơn so với 2 giá thể trên. Trọng lượng của giống 1 đến giống 4 giao động từ 0.07 g đến 0.12 g. Cũng như 2 giá thể trên giống 5 có trọng lượng lớn hơn đạt 0.32 g. Trong thí nghiệm này tôi cũng chọn giống 5 là giống thích hợp nhất để trồng trên giá thể Vi Sinh.
+ Giá thể TN.1. So với 3 giá thể trên thì giá thể TN.1 là giá thể mà các giống có trọng lượng cao hơn cả. Giống 3, giống 4 trọng lượng tương ứng là 0.08 – 0.09g. Giống 1, giống 2 trọng lượng là 0.13 g – 0.11 g và giống 5 đạt 0.45 g. Là trọng lượng cao nhất trên cả 4 loại giá thể. Vậy trong thí nghiệm này tôi lựa chọn giống 5 là giống đạt sinh khối cao nhất khi trồng trên giá thể TN.1.
Hình 6
Thí nghiệm 7: Ảnh hưởng của giá thể đến năng suất của các giống tại cùng một thời điểm
Bảng 7: Năng suất của 5 giống cải ở thời điểm 8 ngày trên giá thể TN.1
GiốngGiá thể8 ngày (g)NS/m2Giống 1TN.1124.28 ± 6.51033Giống 2TN.186.46 ± 5.5Giống 3TN.161.20 ± 4.5Giống 4TN.144.00 ± 4.0Giống 5TN.1315.00 ± 9.0
Từ kết quả ở hình 7 và bảng 7 cho thấy năng suất của giống 2 đến giống 4 đạt từ 44.00g đến 86.46 g/ 1 khay. Còn ở giống 1 năng suất đạt 124.28 g/ khay. Riêng ở giống 5 năng suất có thể đạt tới 315 g/ 1 khay tôi nhận thấy ở cùng một thời điểm, gieo trên cùng 1 giá thể mà năng suất giống 5 có thể đạt cao gấp 7,11 lần so với giống 4. Gấp 5.15 lần so với giống 3, gấp 3.64 lần so với giống 2 và gấp 2.53 lần so với giống 1. Do vậy trong thí nghiệm này tôi chọn giống 5 là giống có năng suất cao nhất khi gieo trên giá thể TN.1.
Hình 7
Thí nghiệm 8. Ảnh hưởng của các loại giá thể đến năng suất của các giống ở cùng một thời điểm
Bảng 8: Năng suất của các giống trên 4 loại giá thể tại thời điểm 8 ngày tuổi.
GiốngTN.1Vi sinhĐấtMùn cưaNS Giống 1 (g)124.28 ± 6.5106.80 ± 6
46.4 ± 4.0
40.88 ± 4.0
NS Giống 2 (g)86.46 ± 5.565.25 ± 4.5
23.04 ± 3.0
25.20 ± 3.5
NS Giống 3 (g)61.20 ± 4.549.60 ± 4.0
21.95 ± 2.5
23.52 ± 3.0
NS Giống 4 (g)44.00 ± 4.035.00 ± 3.5
18.00 ± 3.0
20.88 ± 3.0
NS Giống 5 (g)315.00 ± 9.0217.60 ± 6.4
136.50 ± 4.2
134.40 ± 4.2
Ghi chú: NS (năng suất)
Từ kết quả ở bảng 8 và hình 8 cho thấy. Năng suất của giống 1, 2, 3, 4 gieo trên giá thể mùn cưa và đất năng suất thu được chỉ đạt từ 18.00g đến 46.4 g/ khay. Năng suất của các giống 1, 2, 3, 4 gieo trên giá thể TN.1 và giá thể vi sinh thì năng suất đạt cao hơn hẳn từ 35.00 g đến 124.28 g/ khay. Trong khi đó giống 5 gieo trên giá thể mùn cưa đạt 134.40 g, trên giá thể đất đạt 136.50 g, trên giá thể vi sinh đạt 217.60 g và năng suất đạt cao nhất ở giá thể TN.1 lên tới 315.00 g/ khay. Từ kết quả thu được ở trên trong thí nghiệm này tôi chọn giống 5 là giống thích hợp để gieo trên cả 4 loại giá thể trên.
Hình 8
Thí nghiệm 9. Ảnh hưởng của thời điểm khác nhau đến năng suất của các giống
Bảng 9: Năng suất của các giống ở các thời điểm khác nhau trên cùng giá thể TN.1.
Giống 8 ngày11 ngày15 ngày20 ngàyGiống 1124.28 ± 6.5
210.32 ± 11
353.72 ± 18.5
571.69 ± 30.0
Giống 286.46 ± 5.5
141.48 ± 9.0
220.08 ± 14.0
369.42 ± 23.5
Giống 361.2 ± 4.5
122.4 ± 9.0
204 ± 15.0
326.4 ± 24.0
Giống 444.00 ± 4.0
110.00 ± 10.0
170.50 ± 15.5
346.50 ± 31.5
Giống 5315.00 ± 9.0
490.00 ±14.00
637.00 ± 18.2
728.00 ± 20.8
Từ kết quả bảng 9 và hình 9 cho thấy trên cùng giá thể TN.1 các giống 1, 2, 3 năng suất tăng đều từ thời điểm 8 ngày đến 11 ngày và 15 ngày. Riêng ở thời điểm 15 đến 20 ngày năng suất có tăng cao hơn một chút. Ở giống 5 tại thời điểm 8 ngày năng suất có thể đạt 315.00 g cao gần bằng giống 2, 3, 4 ở thời điểm 20 ngày. Ngoài ra ở các thời điểm 11 ngày, 15 ngày, 20 ngày năng suất của giống 5 cũng tăng khá đều và đạt năng suất cao hơn hẳn so với các giống 1, 2, 3, 4. Trong thí nghiệm này tôi chọn giống 5 là giống thích hợp nhất gieo trên giá thể TN.1 năng suất đạt cao tại các thời điểm.
Hình 9
Ghi chú: NS (năng suất)
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
Kết luận
Xây dựng được quy trình sản xuất một số loại rau cải mầm.
Giá thể thích hợp nhất cho sự phát triển rau cải mầm là giá thể TN.1.
Giống cải củ là giống thích hợp nhất để trồng trên 4 loại giá thể nghiên cứu.
Đề nghị
Tiếp tục xây dựng các quy trình sản xuất trên các đối tượng rau mầm khác.
Xác định thêm các loại giá thể thích hợp cho các giống rau mầm khác nhau.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 1.doc