1. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng trong
quá trình dạy học. Khi kết quả được đo chính xác, khách quan sẽ phản ánh
đúng năng lực của HS, tính hiệu quả của chương trình và phương pháp dạy
học của GV; đồng thời giúp HS hứng thú học tập, giúp GV cải tiến phương
pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học. Đối với các
nhà quản lí giáo dục thì thông qua đó đánh giá đúng những mục tiêu quản lí
đã đạt được.
2. Xu hướng sử dụng TNKQ trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh
nói riêng đã được khẳng định. Tuy nhiên, ở đa số GV, việc sử dụng còn mang
tính chất cảm tính. Vì vậy, giới thiệu một quy trình kiểm định bộ câu hỏi
TNKQ trước khi đưa vào sử dụng rộng rãi và lâu dài là hoàn toàn thiết thực.
79 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4298 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc nghiệm khách quan dạng MCQ trong dạy học sinh học tế bào (sinh học 10 – chương trình nâng cao), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oạn các đề kiểm tra trắc
nghiệm theo mục tiêu xác định.
Bước 3. Thực nghiệm kiểm chứng các đề kiểm tra trắc nghiệm
Chọn đối tƣợng thực nghiệm phù hợp để kiểm chứng các đề kiểm tra đã soạn
Bước 4. Xử lí số liệu để xác định các đặc trưng của câu hỏi MCQ
Thống kê kết quả bài trắc nghiệm với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft
Excel. Số liệu thu đƣợc là căn cứ để kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu
trắc nghiệm MCQ.
2.3.2. Quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu hỏi trắc
nghiệm MCQ trong dạy học Sinh học tế bào
Sau khi đã tìm hiểu khái quát về mục tiêu và nội dung của chƣơng trình Sinh
học 10 nâng cao [43], [44], chúng tôi tiến hành kiểm định câu hỏi trắc nghiệm
MCQ theo quy trình nhƣ sau:
Bước 1: Sưu tầm, lựa chọn các câu hỏi trắc nghiệm MCQ về Sinh học tế
bào (Sinh h ọc 10 - Chương trình nâng cao)
Phần Sinh học tế bào gồm 4 chƣơng. Việc sƣu tầm, lựa chọn các câu
hỏi trắc nghiệm MCQ cũng tập trung vào nội dung của 4 chƣơng đó. Căn cứ
để chúng tôi lựa chọn các câu MCQ là nội dung, chƣơng trình và sách giáo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
khoa Sinh học 10 nâng cao; kĩ thuật viết câu trắc nghiệm và mục tiêu đánh
giá. Tuy nhiên trong quá trình sƣu tầm, chúng tôi cũng gặp một số khó khăn
mà chủ yếu là về tài liệu tham khảo. Vì nội dung Sinh học tế bào có nhiều
kiến thức mới hơn các phần khác của chƣơng trình Sinh học bậc học THPT
nên chƣa có nhiều bộ câu hỏi để chúng tôi tham khảo. Những tài liệu về
TNKQ theo chƣơng trình Sinh học 10 đang lƣu hành là của những tác giả đi
tiên phong trong việc viết câu hỏi TNKQ cho Sinh học 10.
Với sự cố gắng khắc phục khó khăn, chúng tôi đã sƣu tầm, lựa chọn
đƣợc một hệ thống câu hỏi trắc nghiệm MCQ về Sinh học tế bào gồm 200 câu
[13],[22], [24], [29], [30], [32]. (Phụ lục số 02)
Sau khi đã lựa chọn, những câu hỏi MCQ này đƣợc phân loại theo
mức độ nhận thức. Đi sâu vào trình độ trí tuệ của câu hỏi, Benjamin Blom
(1956) đã đề xuất một thang mức 6 loại câu hỏi tƣơng ứng với 6 mức chất
lƣợng lĩnh hội kiến thức, mức độ sau cao hơn và bao hàm các mức độ
trƣớc. Đó là: [19], [45]
- Ghi nhớ: có thể nhớ / nhắc lại chính xác những điều đã học.
- Hiểu biết: hiểu đƣợc các công thức, lí thuyết, vấn đề…
- Vận dụng: áp dụng những điều đã học để giải quyết một vấn đề hoặc
giải thích một tình huống, hiện tƣợng.
- Phân tích: biết phân tích vấn đề thành các yếu tố và xác định đƣợc mối
liên hệ giữa các yếu tố đó.
- Tổng hợp: đề xuất phƣơng án hoặc ý kiến mới trên cơ sở những
phƣơng án, ý kiến, thông tin, số liệu đã có.
- Đánh giá: đƣa ra đƣợc những nhận xét về vấn đề trên cơ sở những tiêu
chí đã có hoặc tự xây dựng, đồng thời cung cấp những bằng chứng cho các
nhận xét đó.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
Tuy nhiên theo ý kiến của một số chuyên gia, với đặc điểm là các câu
hỏi MCQ dùng trong KT - ĐG kết quả học tập của HS trung học phổ thông,
chúng tôi chỉ lựa chọn các câu hỏi theo 3 mức độ nhận thức là: ghi nhớ, hiểu
biết và vận dụng.
Bước 2: Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm
Trong khâu này chúng tôi lần lƣợt tiến hành các hoạt động sau:
Xác định mục tiêu cần trắc nghiệm và điều kiện trắc nghiệm.
- Mục tiêu trắc nghiệm:
+ Về kiến thức: Bài kiểm tra tập trung vào những nội dung chính ở mỗi
chƣơng nhƣ sau.
Chƣơng I:
* Cấu tạo và chức năng của các thành phần chính cấu tạo nên tế bào
* Giải thích đƣợc một số hiện tƣợng có liên quan đến các thành phần cấu
tạo đó
Chƣơng II:
* Khái quát về tế bào nhân sơ và nhân thực
* Cấu tạo và chức năng của các bào quan trong tế bào
* Mối liên quan giữa cấu tạo và chức năng của các bào quan
* Vận dụng kiến thức để giải thích một số quá trình sống trong tế bào, cơ
thể cũng nhƣ các hiện tƣợng trong thực tiễn.
Chƣơng III:
* Sự chuyển hoá vật chất và năng lƣợng trong tế bào
* Cấu tạo và chức năng của ATP
* Vai trò và cơ chế tác động của enzim trong tế bào
* Giải thích một số hiện tƣợng trong thực tế
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Chƣơng IV:
* Đặc điểm của phân bào ở tế bào nhân sơ và nhân thực
* Đặc điểm các pha trong chu kì tế bào
* Cơ chế, diễn biến, ý nghĩa của các quá trình nguyên phân và giảm phân
* Hiểu đƣợc một số hiện tƣợng trong thực tế có liên quan đến quá trình
phân bào
+ Về mức độ nhận thức: Bài trắc nghiệm kiểm tra kiến thức của HS ở 3
mức độ là: ghi nhớ, hiểu biết, vận dụng.
+ Về kĩ năng: Kiểm tra khả năng phán đoán, suy xét, và phân tích câu hỏi
- Điều kiện trắc nghiệm: Thời gian làm bài: 45 phút
Số lƣợng câu hỏi: 40 câu
Cách thức làm bài: Sử dụng phiếu TLTN
Lập bảng trọng số và ma trận đề chi tiết cho từng chƣơng
Bảng trọng số và ma trận đề chi tiết đã đƣợc các chuyên gia đánh giá
cao, nó giúp cho GV xác định giới hạn kiến thức cần kiểm tra (chủ đề), các
mức độ cần kiểm tra [51], [52].
- Bảng trọng số:
Tiêu chí
Các mức độ nhận thức
Tổng số Ghi nhớ Hiểu biết Vận dụng
Tỉ lệ 0,5 0,3 0,2 1,0
Số câu 20 12 8 40
Số điểm 5 3 2 10
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
- Ma trận đề chi tiết:
Chƣơng Chủ đề
Các mức độ nhận thức
Tổng số
Ghi
nhớ
Hiểu
biết
Vận
dụng
Thành
phần hoá
học của tế
bào
Nguyên tố hoá học và
nƣớc
5 câu 3 câu 2 câu 10 câu
Cacbon hiđrat và Lipit 7 câu 3 câu 2 câu 12 câu
Prôtêin và Axit nuclêic 8 câu 6 câu 4 câu 18 câu
Tổng số
20câu
5 điểm
12 câu
3 điểm
8 câu
2 điểm
40 câu
10 điểm
Cấu trúc
của tế bào
Cấu trúc tế bào nhân sơ 2 câu 2 câu 2 câu 6 câu
Cấu tạo và chức năng
của các bào quan trong
tế bào nhân thực
14 câu 8 câu 4 câu 26 câu
Vận chuyển các chất
qua màng sinh chất
4 câu 2 câu 2 câu 8 câu
Tổng số
20 câu
5 điểm
12 câu
3 điểm
8 câu
2 điểm
40 câu
10 điểm
Chuyển
hoá vật
chất và
năng
lượng
trong tế
bào
Khái niệm- Vai trò của
enzim trong chuyển hoá
vật chất và năng lƣợng
4 câu 2 câu 2 câu 8 câu
Hô hấp tế bào 6 câu 4 câu 2 câu 12 câu
Hoá tổng hợp và quang
tổng hợp
12 câu 4 câu 4 câu 20 câu
Tổng số
20 câu
5 điểm
12 câu
3 điểm
8 câu
2 điểm
40 câu
10 điểm
Phân bào Chu kì tế bào 2 câu 2 câu 2 câu 6 câu
Quá trình nguyên phân 8 câu 4 câu 2 câu 14 câu
Quá trình giảm phân 10 câu 6 câu 4 câu 20 câu
Tổng số
20 câu
5 điểm
12 câu
3 điểm
8 câu
2 điểm
40 câu
10 điểm
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
- Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm.
Dựa trên ma trận đề chi tiết, đề kiểm tra đƣợc soạn theo từng chƣơng.
Việc soạn đề đƣợc thực hiện với sự hỗ trợ của phần mềm EMP - test. Đây là
một phần mềm gồm 6 chƣơng trình đơn sẽ hỗ trợ thực hiện chức năng riêng ở
từng khâu trong quy trình tổ chức thi, kiểm tra và tƣơng tác liên kết với nhau
để hoàn thành toàn bộ các thao tác cần thiết của quy trình KT - ĐG kết quả
học tập. Ƣu điểm của phần mềm này là rất dễ sử dụng. Mặt khác, dùng phần
mềm này còn có thể tiến hành kiểm tra trắc nghiệm trên máy vi tính. Điều này
vừa đảm bảo tính khách quan, chính xác mà lại tiết kiệm thời gian, kinh phí
[20]. Các câu hỏi trong một đề kiểm tra đƣợc trộn trên phần mềm và soạn
thành 6 mã đề.
Bước 3: Thực nghiệm kiểm chứng các đề kiểm tra trắc nghiệm đã soạn
Các đề kiểm tra đã soạn đƣợc bố trí thực nghiệm ở một số trƣờng THP
trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Bài kiểm tra đƣợc chấm trên phiếu trả lời trắc
nghiệm (TLTN).
Bước 4: Xử lí số liệu để xác định các đặc trưng của câu hỏi MCQ
Sau khi đã có kết quả trắc nghiệm, chúng tôi tổng hợp điểm số của từng
bài kiểm tra. Các số liệu này đƣợc sử dụng để kiểm định độ khó, độ phân biệt
của từng câu hỏi trắc nghiệm MCQ đã đƣa vào thực nghiệm. Việc thống kê
cũng nhƣ kiểm định các đặc trƣng của mỗi câu hỏi MCQ đƣợc thực hiện trên
phần mềm máy tính Microsoft Office Excel [11].
2.4. Vận dụng quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu MCQ
trong dạy học Sinh học tế bào
Trong khuôn khổ của luận văn, chúng tôi xin giới thiệu kết quả kiểm
định độ khó và độ phân biệt của các câu hỏi MCQ trong đề kiểm tra trắc
nghiệm số 02. Đề kiểm tra gồm 40 câu MCQ và đƣợc phân loại theo 3 mức
độ: ghi nhớ, hiểu biết và vận dụng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Đề kiểm tra số 02 thuộc nội dung chƣơng II - Cấu trúc của tế bào
ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM SỐ 02
Hãy chọn câu trả lời đúng hoặc đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau.
1/ Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là
A. tham gia vào duy trì áp suất thẩm thấu
B. giữ hình dạng tế bào ổn định
C. thực hiện quá trình hô hấp
D. tham gia vào quá trình phân bào
2/ Tế bào nhân sơ có đặc điểm nổi bật là
A. kích thƣớc nhỏ, có màng nhân, chƣa có hệ thống nội màng.
B. kích thƣớc nhỏ, chƣa có màng nhân, chỉ có ribôxôm .
C. kích thƣớc nhỏ, chƣa có màng nhân, vùng nhân chứa ADN kết hợp với
Histôn.
D. kích thƣớc nhỏ, chƣa có nhân và các bào quan.
3/ Dựa vào yếu tố nào để chia Vi khuẩn thành 2 nhóm là Gram dƣơng và
Gram âm?
A. cấu trúc ADN vùng nhân
B. cấu trúc Ribôxôm
C. cấu trúc, thành phần hoá học của thành tế bào
D. cấu trúc Plasmit
4/ Màng sinh chất đƣợc gọi là “màng khảm động” vì:
A. Màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit
đứng yên tại chỗ, còn prôtêin và các phân tử khác có thể chuyển động trong
phạm vi của màng
B. Màng đƣợc cấu tạo chủ yếu từ hai lớp phân tử phôtpholipit trên đó có
điểm thêm prôtêin và các phân tử khác. Các phân tử prôtêin không đứng yên
tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
C. Màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit
không đứng yên tại chỗ mà có thể di chuyển trong phạm vi của màng.
D. Màng đƣợc cấu tạo từ phôtpholipit và prôtêin. Các phân tử phôtpholipit
cũng nhƣ các phân tử prôtêin có thể di chuyển bên trong lớp màng.
5/ Trong cấu trúc màng sinh chất, loại prôtêin giữ chức năng nào dƣới đây
chiếm số lƣợng nhiều nhất?
A. Hooc môn B. Enzim C. Vận chuyển D. Cấu tạo
6/ Những chất nào trong các chất sau đƣợc khuếch tán trực tiếp qua lớp kép
phôtpholipit?
A. Glucôzơ, ion Na, O2 B. O2,CO2.
C. Sacarôzơ, glucôzơ, axitamin . D. Ion Na, ion K, ion Cl
7/ Tế bào có nhiều lizôxôm nhất là
A. tế bào bạch cầu B. tế bào cơ
C. tế bào hồng cầu D. tế bào thần kinh
8/ Hiện tƣợng có thể xảy ra ở màng tế bào khi lai tế bào của chuột với tế bào
ngƣời là:
A. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của chuột nằm ngoài, các
phân tử prôtêin của ngƣời nằm trong
B. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin ngƣời và chuột nằm xen kẽ nhau
C. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin ngƣời và chuột nằm riêng biệt
ở hai phía tế bào
D. Trong màng tế bào lai, các phân tử prôtêin của ngƣời nằm ngoài, các
phân tử prôtêin của chuột nằm trong
9/ Cấu trúc có mặt trong tế bào động vật, tế bào thực vật, tế bào vi khuẩn:
A. Mạng lƣới nội chất và ti thể B. Mạng lƣới nội chất và lục lạp
C. Màng sinh chất và ribôxôm D. Mạng lƣới nội chất và không bào
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
10/ Đa số tế bào có kích thƣớc rất nhỏ, vì
A. tế bào nhỏ có khả năng phân chia nhanh chóng
B. tế bào nhỏ giúp vận chuyển nhanh chóng các chất trong tế bào
C. tế bào nhỏ có tỷ lệ S/V lớn giúp trao đổi chất với môi trƣờng thuận lợi
D. Tất cả đều đúng.
11/ Ribôxôm trong tế bào chất của tế bào nhân chuẩn có:
A. thành phần và kích thƣớc giống tế bào nhân sơ.
B. thành phần giống tế bào nhân sơ nhƣng kích thƣớc nhỏ hơn .
C. thành phần giống tế bào nhân sơ nhƣng kích thƣớc lớn hơn.
D. thành phần khác tế bào nhân sơ nhƣng kích thƣớc thì tƣơng tự.
12/ Cấu trúc của mạng lƣới nội chất là
A. một hệ thống ống phân nhánh trong tế bào nhân chuẩn
B. một hệ thống xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn
C. một hệ thống ống và xoang dẹt xếp cạnh nhau và tách biệt trong tế bào
nhân chuẩn
D. một hệ thống ống và xoang dẹt thông với nhau trong tế bào nhân chuẩn
13/ Thành tế bào nhân sơ đƣợc cấu tạo từ những thành phần nào là chủ yếu?
A. Peptiđôglican B. Kitin C. Axit nuclêic D. Lipit
14/ Tại sao nói tế bào vi khuẩn là tế bào nhân sơ?
A. Vì chƣa có ribôxôm
B. Vì chỉ có một chuỗi ADN dạng thẳng, mạch kép
C. Vì có ADN ở ngoài nhân
D. Vì chƣa có màng nhân
15/ Cho tế bào thực vật vào trong nƣớc cất, một thời gian sau thấy có hiện
tƣợng gì?
A. Một số chất khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài làm tế bào nhỏ đi.
B. Tế bào không thay đổi hình dạng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
C. Nƣớc cất thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên nhƣng không bị vỡ vì
có thành tế bào vững chắc.
D. Nƣớc cất thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên và bị vỡ.
16/ Trong các đặc tính sau, đặc tính nào không đúng với màng sinh chất?:
A. Lớp kép phôtpholipit của màng có tính lỏng.
B. Các phân tử prôtêin có thể xuyên sâu vào lớp kép phôtpholipit
C. Trên màng có các phân tử côlestêrôn làm tăng tính ổn định cấu trúc.
D. Cho tất cả các chất đi vào tế bào.
17/ Cho tế bào hồng cầu vào nƣớc cất, một lúc sau thấy hiện tƣợng gì?
A. Nƣớc sẽ thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên đến một mức độ nhất
định thì tế bào sẽ bị vỡ.
B. Tế bào không thay đổi kích thƣớc.
C. Nƣớc sẽ thấm vào tế bào làm tế bào trƣơng lên nhƣng không bị vỡ vì
có thành cứng rắn
D. Các chất có kích thƣớc nhỏ sẽ khuếch tán từ trong tế bào ra ngoài làm tế
bào nhỏ đi.
18/ Sự vận chuyển các chất dinh dƣỡng sau quá trình tiêu hoá từ lông ruột
vào máu của ngƣời theo phƣơng thức nào?
A. Vận chuyển chủ động B Vận chuyển thụ động
C. Vận chuyển thụ động và chủ động D. Thực bào.
19/ Chọn câu sai trong các câu sau:
A. Các chất hoà tan trong nƣớc sẽ đƣợc vận chuyển qua màng theo građien
nồng độ (nồng độ cao đến nồng độ thấp) gọi là sự khuếch tán
B. Dựa vào tốc độ khuếch tán, ngƣời ta chia dung dịch thành ba loại khác
nhau (đẳng trƣơng, ƣu trƣơng, nhƣợc trƣơng)
C. Những chất trao đổi giữa tế bào với môi trƣờng thƣờng hoà tan trong
dung môi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
D. Nƣớc thấm qua màng theo građien nồng độ (thế nƣớc cao đến thế nƣớc
thấp) gọi là hiện tƣợng thẩm thấu.
20/ Khi vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất, mỗi loại prôtêin
có thể:
A. Vận chuyển một chất riêng
B. Vận chuyển một lúc hai chất ngƣợc chiều
C. Vận chuyển một lúc hai chất cùng chiều
D. Tất cả đều đúng
21/ Nồng độ các chất tan trong một tế bào hồng cầu khoảng 2%. Đƣờng
saccarôzơ không thể đi qua màng, nhƣng nƣớc và urê thì đi qua đƣợc. Thẩm
thấu sẽ làm cho tế bào hồng cầu co lại nhiều nhất khi ngập trong dung dịch
nào sau đây ?
A. Dung dịch saccarôzơ ƣu trƣơng
B. Dung dịch urê nhƣợc trƣơng
C. Dung dịch urê ƣu trƣơng
D. Dung dịch saccarôzơ nhƣợc trƣơng
22/ Sự thực bào là:
A. là hiện tƣợng các phân tử lớn bị tế bào hút vào cùng chiều građien nồng
độ
B. là hiện tƣợng màng tế bào hấp thụ các chất lỏng
C. là hiện tƣợng các chất rắn đƣợc màng tế bào phân huỷ thành các chất
đơn giản lọt vào tế bào
D. hiện tƣợng các phân tử lớn (hoặc các chất rắn) không lọt qua các lỗ
màng, khi tiếp xúc với màng thì đƣợc màng tạo nên bóng bao bọc lại và tiêu
hoá trong lizôxôm.
23/ Chức năng của lục lạp là
A. điều hoà tổng hợp prôtêin riêng của lục lạp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
B. chuyển hoá năng lƣợng mặt trời thành hoá năng trong chất hữu cơ
C. sản xuất hyđratcacbon từ các nguyên liệu CO
2
và H
2
O
D. Tất cả đều đúng
24/ Tế bào nào sau đây trong cơ thể ngƣời chứa nhiều ti thể nhất?
A. tế bào xƣơng. B tế bào cơ tim.
C. tế bào thần kinh D. tế bào biểu bì
25/ Các lỗ nhỏ trên màng sinh chất:
a đƣợc hình thành trong các phân tử prôtêin nằm xuyên suốt chiều dày
của chúng
b hình thành do sự tiếp giáp của hai lớp màng sinh chất
c là các lỗ nhỏ hình thành trong các phân tử lipit
d là nơi duy nhất xảy ra quá trình trao đổi chất của tế bào
26/ Bộ máy Gôngi có cấu tạo là
A. một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và thông với nhau
B. một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau và không thông với nhau
C. một hệ thống túi dẹt tách biệt nhau và xếp song song với nhau
D. một hệ thống túi dẹt xếp cạnh nhau
27/ Nhận định không đúng với ribôxôm là
A. là nơi sinh tổng hợp prôtêin cho tế bào
B. đính ở mạng lƣới nội chất hạt
C. đƣợc bao bọc bởi màng đơn
D. thành phần hoá học gồm ARN và Prôtêin
28/ Chức năng của mạng lƣới nội chất trơn là
A. tổng hợp prôtêin, phôtpholipit, axit béo
B. tổng hợp photpholipit và côlestêrôn, gắn đƣờng vào prôtêin, khử độc
C. phân huỷ phôtpholipit, lipôprôtêin, glicôgen
D. tổng hợp các prôtêin và lipit phức tạp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
29/ Trong tế bào, ti thể có đặc điểm:
A. có số lƣợng khác nhau ở các loại tế bào
B. trong cấu trúc có ADN, ARN, ribôxôm
C. đƣợc bao bọc bởi màng kép
D. Tất cả các phƣơng án trên đều đúng
30/ Số lƣợng lục lạp trong tế bào lá của cây trồng trong bóng râm so với cây
cùng loài trồng ngoài nắng là
A. bằng nhau B. ít hơn
C. nhiều hơn D. có lúc nhiều hơn có lúc ít hơn
31/ Tế bào nhân sơ đƣợc phân biệt với tế bào nhân chuẩn bởi dấu hiệu:
A. có hay không có thành tế bào
B. có hay không có các bào quan đƣợc bao bọc bởi lớp màng
C. có hay không có ribôxôm
D. có hay không có lông và roi.
32/ Đặc điểm chung của tế bào nhân thực là
A. hình dạng có thể giống nhau hay khác nhau
B. thành phần chính một tế bào gồm: màng, tế bào chất và các bào quan, nhân
C. là đơn vị cơ bản xây dựng nên cơ thể đa bào
D. Tất cả các phƣơng án trên đều đúng
33/ Nhận định nào sau đây không đúng về thành tế bào vi khuẩn?
A. Cấu tạo bởi những sợi cacbonhiđrat liên kết với nhau bằng sợi peptit ngắn
B. Khác nhau ở vi khuẩn Gram âm và Gram dƣơng
C. Nằm bên ngoài lớp vỏ nhầy của tế bào vi khuẩn
D. Có chức năng quy định hình dạng của tế bào vi khuẩn
34/ Đặc điểm của perôxixôm trong tế bào nhân chuẩn:
A. có màng đơn bọc
B. chứa enzim xúc tác tổng hợp và phân huỷ H
2
O
2
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
C. đƣợc hình thành từ bộ máy Gôngi
D. Tất cả các phƣơng án trên đều đúng
35/ / Nếu phá huỷ nhân của tế bào trứng ếch loài A, sau đó lấy nhân của tế
bào sinh dƣỡng thuộc loài B cấy vào. Con ếch con sinh ra sẽ có những đặc
điểm chủ yếu của loài nào?
A. Đặc điểm của loài A nhiều hơn loài B B. Loài A
C. Cả hai loài A và B D. Loài B
36/ Khi cho tế bào thực vật vào một loại dung dịch, một lát sau tế bào có hiện
tƣợng co nguyên sinh. Nguyên nhân của hiện tƣợng này là
A. dung dịch có nồng độ chất tan cao hơn nồng độ dịch bào
B. dung dịch có nồng độ chất tan thấp hơn nồng độ dịch bào
C. dung dịch có nồng độ chất tan bằng nồng độ dịch bào
D. phản ứng tự vệ của tế bào trong môi trƣờng lạ
37/ Nếu lizôxôm trong tế bào bị vỡ thì điều gì sẽ xảy ra?
A. Tế bào mất chức năng tiêu hoá nội bào
B. Tế bào sẽ tổng hợp lizôxôm khác
C. Tế bào vẫn bình thƣờng
D. Tế bào sẽ bị phá huỷ
38/ Điều kiện cơ bản để xảy ra cơ chế vận chuyển chủ động là
A. có sự biến dạng màng
B. kích thƣớc các chất cần vận chuyển nhỏ hơn đƣờng kính lỗ màng, nồng
độ chất tan phía trong màng phải nhỏ hơn ngoài màng
C. có ATP và kênh vận chuyển dặc hiệu
D. kích thƣớc các chất cần vận chuyển nhỏ hơn đƣờng kính lỗ màng
39/ Một nhà Sinh học đã nghiền nát một mẫu mô thực vật, sau đó đem li tâm
thu đƣợc một số bào quan. Các bào quan này hấp thu CO2 và giải phóng O2.
Các bào quan này có nhiều khả năng là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
55
A. bộ máy Gônghi B. nhân C. lục lạp D. ti thể
40/ Đặc điểm của màng nhân là
A. Lỗ nhân gắn với nhiều phân tử prôtêin cho phép các phân tử nhất định
đi qua
B. Gồm màng trong và màng ngoài, mỗi màng dày 6- 9 nm
C. Trên bề mặt màng nhân có nhiều lỗ nhân
D. Tất cả đều đúng
Đề kiểm tra trắc nghiệm này đã đƣợc tiến hành thực nghiệm ở 3 trƣờng
THPT, đó là: Chuyên Thái Nguyên, Gang Thép, Đồng Hỷ.
Kết quả bài trắc nghiệm và kiểm định câu MCQ đƣợc thể hiện ở phần phụ lục
(phụ lục số 03)
Thống kê kết quả kiểm định độ khó và độ phân biệt của các câu MCQ trong
đề kiểm tra này, chúng tôi thu đƣợc số liệu nhƣ sau:
Có 37,5% → 52,5% câu MCQ có FV và DI nhỏ hơn 30%, điều này có nghĩa
là trong đề trắc nghiệm số 02 có 47,5% → 63,5% câu trắc nghiệm có giá trị
sử dụng.
Tuy nhiên, những câu MCQ mà chúng tôi sƣu tầm đã có sự lựa chọn theo
một số căn cứ nhất định. Thực tế, không ít câu trắc nghiệm MCQ trong các tài
liệu tham khảo cần phải đƣợc viết lại.
Đối chiếu với các nguyên tắc kiểm định và kĩ thuật viết câu trắc nghiệm,
chúng tôi đã tiến hành phân tích một số câu MCQ về phần Sinh học tế bào.
Kết quả nhận thấy còn có những tồn tại, nhất là về kĩ thuật viết câu trắc
nghiệm MCQ.
Trƣớc hết, yêu cầu đầu tiên đối với câu trắc nghiệm là các thông tin đƣa
ra phải chính xác, mỗi câu MCQ chỉ có một đáp án đúng. Nhƣng một số câu
vẫn chƣa đáp ứng nguyên tắc này.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
56
Ví dụ 1.
Dạng axit nuclêic nào dƣới đây có ở nhóm sinh vật nhân thực?
A. ADN kép, dạng thẳng
B. ADN kép, dạng vòng
C. ADN đơn, dạng thẳng
D. ADN đơn, dạng vòng
Theo đáp án của tác giả, phƣơng án đúng là (A). Tuy nhiên, trong tế bào
chất của tế bào nhân thực có một số bào quan (ti thể, lạp thể) cũng có ADN
kép, dạng vòng. Vì vậy, để đạt yêu cầu sử dụng, câu dẫn cần phải giới hạn lại,
chỉ xét riêng axit nuclêic trong nhân tế bào, hoặc có thể viết lại các phƣơng án
lựa chọn.
Bên cạnh đó, có rất nhiều câu hỏi MCQ đƣợc viết mới chỉ kiểm tra kiến
thức ở mức độ ghi nhớ, đó là những câu hỏi dễ. Điều này làm cho HS có
thể có xu hƣớng “học vẹt”. Những câu hỏi nhƣ thế này sẽ có độ khó thấp,
vì vậy khó có thể phân biệt năng lực HS. Lý thuyết trắc nghiệm đã chỉ ra
rằng: các câu trắc nghiệm nên có độ khó và độ phân biệt nằm trong khoảng
30% < FV (DI) < 70%.
Ví dụ 2.
Kì trung gian bao gồm mấy pha?
A. 1 pha; B. 2 pha; C. 3 pha; D. 4 pha
Ví dụ 3.
Hô hấp hiếu khí diễn ra trong
A. lizôxôm; B.ti thể; C. lạp thể; D. lƣới nội chất
Những câu trắc nghiệm kiểu nhƣ trên rất đơn giản, vụn vặt, làm cho HS nhớ
kiến thức một cách máy móc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
57
Ví dụ 4.
Đặc điểm cho phép xác định tế bào có nhân chính thức hay chƣa có nhân
chính thức là
A. vật liệu di truyền tồn tại ở dạng phức hợp giữa axit nuclêic và prôtêin
B. vật liệu di truyền đƣợc phân tách khỏi phần còn lại của tế bào bằng
một màng bán thấm
C. tế bào có thành tế bào và các ribôxôm 70S
D. tế bào có khả năng di động
Phân tích câu hỏi này chúng tôi thấy:
Phần câu dẫn đã đƣa ra tiêu chí để xác định tế bào là dựa vào cấu trúc
nhân tế bào, song ở phần lựa chọn các phƣơng án trả lời lại không có sự đồng
nhất về cấu trúc kiến thức. Phƣơng án A và B đề cập đến vật chất di truyền,
nhƣng hai phƣơng án còn lại C và D thì không liên quan gì đến đặc điểm của
cấu trúc vật chất di truyền. Việc đƣa các phƣơng án đó vào câu trắc nghiệm có
phần khiên cƣỡng, chỉ nhằm mục đích cho đủ các phƣơng án lựa chọn.
Ví dụ 5.
Mỗi enzim thƣờng chỉ xúc tác cho một phản ứng vì:
A. trên mỗi enzim chỉ có một trung tâm hoạt động
B. cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tƣơng thích
với cấu hình không gian của cơ chất nhất định
C. chịu tác động bởi tính chất lí hoá của cơ chất
D. Cả a và c.
Tồn tại chủ yếu của câu hỏi này là các phƣơng án trả lời không có sự
đồng nhất trong cách diễn đạt. Qua tìm hiểu cách làm bài trắc nghiệm của một
số HS, với những câu hỏi dạng này, các em sẽ “đoán mò” phƣơng án trả lời
dựa vào phƣơng án nào diễn đạt dài nhất. Nhƣ vậy không phát huy đƣợc khả
năng tƣ duy của HS.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
58
Ví dụ 6.
Thế kỉ thứ XIX (năm 1858), nhà Vật lí học ngƣời Đức là Ruđônpho
Vicho đƣa ra nguyên lí quan trọng “Mọi tế bào đều đƣợc sinh ra từ các tế bào
đã có trƣớc đó”. Nguyên lí này đƣợc xây dựng trên cơ sở những hình ảnh nào
dƣới đây?
A. Một con amip đang phân đôi
B. Một con trùng roi đang phân đôi
C. Một trứng đã đƣợc thụ tinh đang tiếp tục phân chia
D. Tất cả các hình ảnh trên
Xem xét câu MCQ này chúng ta đều thấy, phần câu dẫn thì diễn đạt dài
dòng, nặng nề. Nhƣng phần các phƣơng án lựa chọn lại đơn giản, các câu
“gây nhiễu” ở đây không hề có tác dụng nhƣ chủ ý của tác giả. Mỗi phƣơng
án lựa chọn đều chứa đựng cụm từ gợi ý đáp án đúng (phân đôi, phân chia),
tức là các đáp án quá lộ. Đối với HS, thời gian để đọc câu trắc nghiệm lâu hơn
thời gian trả lời. Các em không cần phải tƣ duy vẫn có thể nhanh chóng tìm ra
đáp án đúng.
Ví dụ 7.
Điều khẳng định nào sau đây chƣa đúng về một chất đƣợc vận chuyển
thụ động qua màng tế bào?
A. Kích thƣớc phân tử của chất vận chuyển nhỏ hơn kích thƣớc lỗ màng.
B. Sự chênh lệch nồng độ giữa hai phía của màng.
C. Không phụ thuộc vào trạng thái sinh lí của tế bào.
D. Phụ thuộc vào kích thƣớc phân tử và bản chất của nó.
Căn cứ vào các phƣơng án đƣa ra trong phần lựa chọn, chúng tôi cho
rằng tác giả chủ định hỏi về hình thức vận chuyển thụ động qua màng tế bào.
Tuy nhiên. ở phần câu dẫn, thông tin diễn đạt không rõ ràng, khó hiểu, nhất là
cụm từ “chưa đúng về một chất” sẽ làm cho HS tƣ duy chệch hƣớng. Theo
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
59
chúng tôi, để đạt yêu cầu sử dụng, câu MCQ này phải diễn đạt lại phần câu
dẫn. Ngoài ra, các phƣơng án lựa chọn cũng không có sự đồng nhất cả về cấu
trúc kiến thức lẫn cách diễn đạt.
Theo nguyên tắc viết câu trắc nghiệm MCQ thì phần phƣơng án chọn
không nên dùng các từ có tính gợi ý nhƣ: “luôn luôn”, “không bao giờ”, “chỉ”,
“tất cả”. Nhƣng thực tế các câu MCQ trong một số tài liệu tham khảo lại sử
dụng nhiều những từ đó.
Ví dụ 8.
Khi vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất, mỗi loại prôtêin có thể
A. Vận chuyển một chất riêng
B. Vận chuyển một lúc hai chất ngƣợc chiều
C. Vận chuyển cùng lúc hai chất cùng chiều
D. Tất cả đều đúng
Câu trắc nghiệm trên đã sử dụng từ có tính chất gợi ý (tất cả), vì vậy HS sẽ có
xu hƣớng không cần suy nghĩ mà chọn luôn đáp án. Bên cạnh đó, các phƣơng
án lựa chọn đều hợp lí vì phần câu dẫn có từ “có thể”.
Cũng vẫn dạng câu hỏi nhƣ trên, còn một tồn tại nữa cần khắc phục là: nếu tất
cả các phƣơng án đƣa ra đều đúng thì trong phần câu dẫn, ngƣời viết nên yêu
cầu rõ “chọn phƣơng án đúng nhất”.
Vậy nguyên nhân của những tồn tại trên là gì? Chúng tôi thiết nghĩ có ba
nguyên nhân chính.
Một là: Ngƣời viết câu trắc nghiệm có kiến thức chƣa sâu về lĩnh vực mà
câu MCQ đề cập. Để viết đƣợc một câu trắc nghiệm đúng yêu cầu, điều cần
thiết trƣớc tiên là tác giả phải có trình độ chuyên môn tốt, hiểu sâu sắc, tƣờng
minh các vấn đề mà câu MCQ đề cập.
Hai là: Ngƣời viết câu trắc nghiệm chƣa nắm vững nguyên tắc viết câu
trắc nghiệm. Mặc dù hiện nay các tài liệu bồi dƣỡng về kĩ thuật viết trắc
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
60
nghiệm đã phổ biến khá rộng rãi, nhƣng có thể vì những lí do khách quan mà
ngƣời viết câu trắc nghiệm chƣa có điều kiện nghiên cứu kĩ.
Ba là: Đa số tác giả của các bộ đề trắc nghiệm hiện có đều chủ yếu làm
công tác nghiên cứu. Vì vậy, những câu trắc nghiệm đƣợc viết ra nhƣng chƣa
có điều kiện kiểm định tính chính xác, tính khoa học, độ khó, độ phân biệt…
Từ kết quả kiểm định thu đƣợc từ đề kiểm tra số 02 và những phân tích ở
trên, chúng tôi nhận thấy:
- Những câu hỏi có FV < 30% cũng là những câu hỏi có độ phân biệt
thấp, DI < 30%. Những câu hỏi có độ khó nằm trong khoảng 30% ≤ FV ≤
69% là có khả năng phân biệt năng lực của HS. Còn những câu hỏi có FV ≥
70% thì lại có khả năng phân biệt thấp hơn và nếu độ khó đạt đến 100% thì độ
phân biệt sẽ bằng không (0) . Điều này một lần nữa cho thấy mối liên quan
giữa độ khó và độ phân biệt của câu hỏi TNKQ trong một bài kiểm tra.
- Độ khó và độ phân biệt của câu hỏi không chỉ phụ thuộc vào kĩ thuật
viết câu hỏi, nội dung câu hỏi mà còn phụ thuộc vào đối tƣợng HS. Có những
câu hỏi có thể là dễ hoặc có độ khó trung bình đối với các HS ở THPT
Chuyên nhƣng lại là những câu hỏi khó đối với các HS ở THPT Đồng Hỷ.
- Để có những câu MCQ có độ khó phù hợp với mục đích KT - ĐG và
có thể phân biệt đƣợc các nhóm năng lực HS, chất lƣợng câu hỏi có một ý
nghĩa quan trọng. Nếu các câu trắc nghiệm đƣợc viết đảm bảo các nguyên tắc
về mặt lí luận thì sẽ có độ tin cậy cao và giá trị sử dụng lâu dài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
61
Chƣơng 3
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích thực nghiệm
Sau khi đã có những kết quả nghiên cứu về mặt lí thuyết, chúng tôi tiến
hành thực nghiệm sƣ phạm nhằm đƣa các câu hỏi trắc nghiệm MCQ đã sƣu
tầm, lựa chọn và soạn thành đề kiểm tra vào KT - ĐG kết quả học tập của HS.
Dựa trên các thông tin, số liệu thu đƣợc, kiểm định các câu hỏi MCQ mà
chúng tôi đã sƣu tầm. Kết quả của thực nghiệm sƣ phạm là cơ sở để đánh giá
tính khả thi và tính hiệu quả của quy trình mà chúng tôi đề xuất.
3.2. Nội dung thực nghiệm
Quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu trắc nghiệm khách quan
MCQ phần Sinh học tế bào (Sinh học 10 - Chƣơng trình nâng cao)
3.3. Phƣơng pháp thực nghiệm
3.3.1. Thời gian thực nghiệm
Giai đoạn thực nghiệm sƣ phạm đƣợc thực hiện trong thời gian từ tháng
9 năm 2007 đến tháng 5 năm 2008.
3.3.2. Địa điểm thực nghiệm
Việc thực nghiệm sƣ phạm đƣợc tiến hành ở một số trƣờng THPT trên
địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Đó là các trƣờng: THPT Chuyên Thái Nguyên;
THPT Gang Thép; THPT Đồng Hỷ. Sở dĩ chúng tôi lựa chọn nhƣ vậy vì HS ở
những trƣờng này có sự khác nhau về mức độ nhận thức và điều kiện học tập:
HS khá, giỏi (THPT Chuyên); HS vùng thành thị (THPT Gang Thép); HS
vùng huyện (THPT Đồng Hỷ).
3.3.3. Đối tƣợng thực nghiệm
Học sinh lớp 10 ban KHTN thuộc các trƣờng THPT nói trên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
62
3.3.4. Bố trí thực nghiệm
3.3.4.1. Soạn đề kiểm tra trắc nghiệm
Dựa trên các tài liệu tham khảo, chúng tôi đã sƣu tầm, chọn lựa đƣợc
200 câu hỏi phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài (phụ lục số 3). Hệ
thống câu hỏi này đƣợc soạn thành các đề kiểm tra trắc nghiệm. Mỗi đề gồm
40 câu hỏi MCQ. Việc soạn đề đƣợc thực hiện trên phần mềm tin học EMP.
3.2.4.2. Thực nghiệm các đề kiểm tra đã soạn
Các đề kiểm tra đƣợc thực nghiệm ở các lớp 10 ban KHTN của các
trƣờng chọn thực nghiệm. Cụ thể, THPT Chuyên Thái Nguyên : 3 lớp (Toán-
Lý- Tin); THPT Gang Thép: 2 lớp (10A1, 10A2); THPT Đồng Hỷ: 2 lớp
(10A3, 10A5). Mỗi lớp đều có trên 30 HS (n > 30).
3.2.4.3. Chấm bài, cho điểm
Phƣơng pháp TNKQ có nhiều cách chấm bài. Vì HS làm bài trên phiếu
trả lời trắc nghiệm nên chúng tôi chọn cách chấm bài theo kiểu đục lỗ. Sử
dụng một tờ phiếu trả lời trắc nghiệm đục thành lỗ thủng ở những vị trí có đáp
án đúng. Khi chấm bài chỉ việc áp phiếu trả lời trắc nghiệm của HS lên đó,
đếm các lỗ có dấu hiệu trả lời đúng. Tổng số các lỗ có dấu hiệu trả lời đúng là
điểm số thô của bài trắc nghiệm. Mỗi câu trả lời đúng đƣợc tính 1,0 điểm; câu
trả lời sai hoặc không trả lời đƣợc 0 điểm. Mỗi đề trắc nghiệm có 30 câu hỏi.
Nhƣ vậy thang điểm thô tuyệt đối là 40 điểm.
3.4. Kết quả thực nghiệm
Sau khi đã có điểm số của các bài kiểm tra trắc nghiệm, chúng tôi tiến
hành kiểm định độ khó và độ phân biệt của từng câu hỏi MCQ. Việc kiểm
định đƣợc tiến hành theo công thức (2.1’) và (2.2’) đã trình bày ở chƣơng 2
với sự hỗ trợ của phần mềm Microsoft Office Excel. Kết quả kiểm định đƣợc
thể hiện ở bảng sau:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
63
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH ĐỘ KHÓ VÀ ĐỘ PHÂN BIỆT
CỦA CÁC CÂU HỎI MCQ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
Số
thứ tự
Mã
câu hỏi
Đáp
án
Độ khó (FV)(%) Độ phân biệt (DI) (%)
Chuyên
Gang
Thép
Đồng
Hỷ
Chuyên
Gang
Thép
Đồng
Hỷ
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9
1 CH 003 B 19 23 25 21 19 20
2 CH 004 D 18 20 24 10 25 18
3 CH 005 C 34 42 47 35 47 39
4 CH 006 D 15 18 22 8 23 13
5 CH 009 A 24 33 48 26 48 39
6 CH 010 D 56 68 72 54 57 22
7 CH 012 C 13 19 17 11 13 21
8 CH 013 D 44 52 72 38 47 26
9 CH 015 B 35 47 45 42 51 48
10 CH 016 C 23 35 46 29 43 44
11 CH 018 A 16 23 26 13 17 21
12 CH 019 B 18 22 25 17 23 19
13 CH 022 D 55 73 74 43 27 24
14 CH 023 D 25 34 39 22 30 41
15 CH 024 D 22 31 37 14 35 46
16 CH 025 D 14 23 21 16 18 21
17 CH 026 A 33 38 42 36 41 48
18 CH 028 B 27 35 41 23 34 46
19 CH 029 D 36 43 48 35 40 51
20 CH 031 D 23 29 35 21 18 43
21 CH 032 D 39 48 53 35 54 55
22 CH 033 D 28 29 42 19 23 42
23 CH 035 B 27 43 46 22 38 42
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
64
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9
24 CH 036 B 16 24 28 18 25 19
25 CH 037 D 26 28 32 25 29 35
26 CH 038 D 18 27 25 20 17 20
27 CH 039 C 24 41 46 20 34 32
28 CH 040 C 24 41 47 28 49 36
29 CH 041 A 19 23 27 16 18 22
30 CH 042 C 23 31 36 17 30 35
31 CH 043 B 12 17 19 11 18 19
32 CH 044 A 27 34 40 25 33 42
33 CH 045 C 34 40 40 33 62 39
34 CH 046 D 17 26 29 22 27 28
35 CH 048 C 13 20 19 10 22 22
36 CH 049 D 43 51 61 38 39 47
37 CH 050 D 27 38 41 16 45 52
38 CH 052 A 14 16 23 21 19 28
39 CH 053 D 33 42 51 32 46 44
40 CH 054 D 11 17 19 16 20 10
41 CH 055 D 27 34 42 13 32 40
42 CH 056 D 37 59 56 46 57 43
43 CH 058 C 39 44 51 52 44 51
44 CH 059 D 40 29 34 34 26 39
45 CH 060 C 21 41 23 23 32 24
46 CH 061 D 44 47 47 41 55 41
47 CH 062 D 39 44 49 42 39 44
48 CH 063 D 28 32 36 22 30 34
49 CH 064 A 25 31 35 28 31 36
50 CH 065 C 46 61 64 44 60 57
51 CH 066 D 15 23 29 12 19 21
52 CH 067 D 16 20 23 18 13 28
53 CH 068 B 20 23 27 14 21 23
54 CH 071 D 41 43 51 51 34 37
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
65
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9
55 CH 072 C 34 39 47 33 41 47
56 CH 073 A 31 37 40 35 40 43
57 CH 074 A 32 41 45 34 39 52
58 CH 075 D 41 47 54 53 51 51
59 CH 076 A 24 29 37 22 27 27
60 CH 077 D 41 44 51 62 51 46
61 CH 079 B 13 20 24 15 22 26
62 CH 080 D 31 26 36 47 24 35
63 CH 081 D 33 37 40 42 44 54
64 CH 082 A 46 57 56 53 52 66
65 CH 084 D 37 41 49 43 38 38
66 CH 085 A 21 38 36 25 44 47
67 CH 086 C 21 27 33 23 21 24
68 CH 087 A 48 59 65 58 60 41
69 CH 088 A 28 61 72 25 55 27
70 CH 089 C 40 55 68 42 56 39
71 CH 091 D 19 23 30 23 24 24
72 CH 093 A 22 34 40 9 35 37
73 CH 094 C 26 31 40 28 37 37
74 CH 095 A 25 31 37 16 34 36
75 CH 096 A 23 35 32 13 32 40
76 CH 097 D 36 42 49 35 42 59
77 CH 098 C 51 72 75 41 25 28
78 CH 099 C 12 19 21 17 22 21
79 CH 100 D 35 41 53 30 57 61
80 CH 102 C 24 28 29 22 26 18
81 CH 103 D 13 18 20 20 16 13
82 CH 104 B 26 44 48 23 51 55
83 CH 106 C 30 39 37 31 35 42
84 CH 107 C 43 54 58 36 58 53
85 CH 108 A 25 40 51 29 45 57
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
66
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9
86 CH 109 D 45 51 59 52 60 62
87 CH 110 B 40 49 53 49 57 62
88 CH 111 A 44 50 60 50 63 65
89 CH 112 B 46 59 67 58 61 59
90 CH 113 D 27 28 62 24 25 57
91 CH 114 A 39 46 52 38 55 61
92 CH 115 D 48 59 68 63 65 52
93 CH 116 C 42 53 63 38 57 55
94 CH 118 B 22 27 66 29 28 53
95 CH 119 D 26 25 38 15 21 42
96 CH 120 B 27 36 42 19 33 51
97 CH 121 B 60 72 75 67 26 27
98 CH 122 B 45 56 61 53 64 59
99 CH 123 A 38 47 58 35 52 61
100 CH 124 D 31 42 45 32 46 54
101 CH 125 A 16 21 24 12 24 17
102 CH 126 A 52 65 69 64 58 49
103 CH 127 C 67 76 84 63 29 39
104 CH 128 A 37 46 45 33 54 56
105 CH 130 A 29 35 52 24 36 57
106 CH 131 C 54 61 67 59 62 54
107 CH 132 A 48 58 62 56 49 58
108 CH 134 B 16 54 63 23 55 57
109 CH 135 D 39 45 51 41 52 65
110 CH 136 A 37 43 53 35 43 50
111 CH 138 A 21 29 27 18 22 28
112 CH 139 D 19 23 22 14 19 20
113 CH 140 D 17 19 21 13 24 17
114 CH 141 A 22 31 38 23 30 44
115 CH 142 C 41 53 60 43 65 58
116 CH 143 A 36 41 45 40 39 56
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
67
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9
117 CH 145 C 49 64 67 53 58 49
118 CH 146 A 52 66 71 71 61 24
119 CH 147 D 25 43 48 22 47 56
120 CH 149 A 16 20 34 11 13 38
121 CH 150 D 64 73 74 50 28 39
122 CH 151 D 41 37 36 57 42 36
123 CH 152 D 11 17 19 25 19 10
124 CH 153 C 61 71 73 57 27 37
125 CH 154 C 14 16 23 12 19 28
126 CH 155 A 43 51 56 55 44 51
127 CH 156 D 40 34 34 34 36 39
128 CH 157 A 29 39 43 18 32 52
129 CH 159 A 41 43 51 51 34 37
130 CH 160 D 17 16 14 20 19 28
131 CH 161 D 21 37 33 25 39 31
132 CH 163 A 44 47 47 44 55 41
133 CH 164 D 46 41 46 51 48 33
134 CH 165 C 54 61 64 64 60 76
135 CH 166 C 28 26 66 23 27 64
136 CH167 A 34 40 40 30 45 62
137 CH 168 A 33 41 47 47 49 36
138 CH 169 A 24 23 28 16 19 25
139 CH 170 B 14 20 19 10 24 23
140 CH 172 A 16 26 24 25 27 26
141 CH 173 D 13 20 24 17 25 28
142 CH 174 B 41 44 51 62 51 55
143 CH 176 B 20 33 40 26 44 54
144 CH 177 B 46 57 56 53 52 66
145 CH 178 A 46 51 61 54 49 47
146 CH 179 A 37 41 42 36 49 51
147 CH 180 D 43 52 58 51 62 72
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
68
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9
148 CH 181 C 39 44 55 35 47 66
149 CH 182 B 37 42 45 37 46 59
150 CH 183 A 35 40 44 33 41 53
151 CH 184 B 52 59 66 69 70 65
152 CH 185 C 41 57 61 53 59 56
153 CH 186 C 24 28 27 26 29 26
154 CH 187 B 55 64 71 67 63 25
155 CH 188 D 36 40 43 34 43 47
156 CH 190 C 27 42 45 22 34 55
157 CH 192 B 47 55 61 65 59 63
158 CH 193 A 34 41 46 35 47 53
159 CH 194 A 33 48 56 38 56 68
160 CH 195 C 44 57 63 59 54 57
Thống kê trên bảng phân tích chúng tôi thấy:
- Ở trƣờng THPT Chuyên: 76 / 160 câu (47,5%) có FV< 30%; DI <
30% và 84/160 câu (52,5%) có 30% ≤ FV ≤ 70%; những câu này đều có
DI nằm trong khoảng 30% ≤ DI ≤ 70%.
- Ở trƣờng THPT Gang Thép: 47 /160 câu (29,4%) có FV< 30%; DI <
0,30 và 107 /160 câu (66,9%) có 30% ≤ FV ≤ 70%; những câu này đều có
DI nằm trong khoảng 30% ≤ DI ≤ 70%.
- Ở trƣờng THPT Đồng Hỷ : 36 /160 câu (22,5 %) có FV< 30%; DI
< 0,30 và 113 /160 câu (70,6%) có 30% ≤ FV ≤ 70%; những câu này đều có
DI nằm trong khoảng 30% ≤ DI ≤ 70%.
Từ kết quả phân tích trên, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau:
- Khoảng 52,5% đến 70,6% các câu hỏi mà chúng tôi sƣu tầm, lựa chọn
theo mục tiêu trắc nghiệm đạt yêu cầu sử dụng. Tuy nhiên, những câu MCQ
này đƣợc lựa chọn trên cơ sở những nguyên tắc kiểm định câu TNKQ và chất
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
69
lƣợng câu trắc nghiệm. Bên cạnh đó còn nhiều câu hỏi chƣa đáp ứng đƣợc
mục tiêu KT - ĐG. Thực tế này cho thấy, vấn đề sử dụng TNKQ vẫn cần phải
đƣợc quan tâm nghiên cứu.
- Giữa độ khó và độ phân biệt của câu hỏi TNKQ có mối liên quan mật
thiết. Những câu hỏi có độ khó thấp (FV < 30%) cũng là những câu hỏi có độ
phân biệt thấp (DI 70%) thì
cũng khó có khả năng phân biệt năng lực của học sinh, thậm chí nếu FV
=100% thì DI = 0. Vì vậy, trong bài kiểm tra TNKQ, GV nên sử dụng những
câu hỏi có độ khó nằm trong khoảng 30% ≤ FV ≤ 70%.
- Kết quả bài kiểm tra trắc nghiệm cho thấy độ khó và độ phân biệt của
câu hỏi TNKQ không chỉ phụ thuộc vào câu hỏi đó đƣợc viết nhƣ thế nào; nội
dung mà câu hỏi đề cập đến, tức là chất lƣợng câu hỏi, mà còn phụ thuộc vào
đối tƣợng HS. Trong thực tế dạy học, đối với các HS có trình độ nhận thức
khá - tốt, GV nên đƣa thêm vào đề kiểm tra trắc nghiệm những câu hỏi có FV
≥ 70%, đây là những câu hỏi giúp GV có thể đánh giá đƣợc năng lực tƣ duy ở
trình độ cao của HS.
- Viết câu TNKQ là một công việc khó khăn, nó đòi hỏi ngƣời viết vừa
phải nắm vững kiến thức môn học, vừa nắm vững các nguyên tắc viết câu
TNKQ. Hơn nữa, những câu TNKQ đƣợc viết ra cần phải đƣợc kiểm định các
đặc trƣng. Quy trình kiểm định độ khó và độ phân biệt của câu TNKQ sẽ giúp
GV thực hiện hiệu quả công tác KT - ĐG, đồng thời thông qua đó rèn luyện
kĩ năng viết câu TNKQ.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
70
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
A- KẾT LUẬN
1. Kiểm tra - đánh giá kết quả học tập của HS là một khâu quan trọng trong
quá trình dạy học. Khi kết quả đƣợc đo chính xác, khách quan sẽ phản ánh
đúng năng lực của HS, tính hiệu quả của chƣơng trình và phƣơng pháp dạy
học của GV; đồng thời giúp HS hứng thú học tập, giúp GV cải tiến phƣơng
pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy học. Đối với các
nhà quản lí giáo dục thì thông qua đó đánh giá đúng những mục tiêu quản lí
đã đạt đƣợc.
2. Xu hƣớng sử dụng TNKQ trong dạy học nói chung và dạy học môn Sinh
nói riêng đã đƣợc khẳng định. Tuy nhiên, ở đa số GV, việc sử dụng còn mang
tính chất cảm tính. Vì vậy, giới thiệu một quy trình kiểm định bộ câu hỏi
TNKQ trƣớc khi đƣa vào sử dụng rộng rãi và lâu dài là hoàn toàn thiết thực.
3. Việc kiểm định các giá trị của câu hỏi TNKQ dạng MCQ làm tăng độ tin
cậy của bài kiểm tra TNKQ. Đồng thời, các câu hỏi đã đƣợc kiểm định qua
thực tế là nguồn câu hỏi để xây dựng ngân hàng câu hỏi TNKQ sử dụng trong
quá trình dạy học.
4. Nắm vững quy trình kiểm định câu TNKQ, mỗi GV có thể tự mình viết các
câu MCQ dùng trong quá trình dạy học, bổ sung vào ngân hàng câu TNKQ
để sử dụng lâu dài.
B - ĐỀ NGHỊ
1. Để TNKQ thực sự là một công cụ đánh giá kết quả học tập của ngƣời học
hiệu quả, vấn đề quan trọng là phải có một bộ câu hỏi trắc nghiệm xây dựng
đạt chuẩn trong đó các câu hỏi thực sự có chất lƣợng. Việc ra một đề kiểm tra
TNKQ đòi hỏi một quy trình làm việc nghiêm túc, chặt chẽ. Để có những đề
kiểm tra trắc nghiệm tốt, mỗi thầy, cô giáo nên biên soạn và chọn lọc một
ngân hàng các câu hỏi phong phú, đa dạng, đã đƣợc kiểm định.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
71
2. Để các chuyên gia và GV có thể soạn đƣợc những câu hỏi TNKQ tốt, chính
xác thì sách giáo khoa, sách bài tập…cũng cần phải chuẩn xác về kiến thức.
Ngoài ra, cơ sở vật chất phục vụ cho hình thức kiểm tra này cũng phải đƣợc
quan tâm đầu tƣ để tạo điều kiện thuận lợi cho GV trong quá trình thực hiện.
3. Kiểm tra - đánh giá có vị trí và ý nghĩa rất lớn trong quá trình dạy học Sinh
học ở trƣờng phổ thông; là một hoạt động không thể thiếu để nâng cao chất
lƣợng dạy học bộ môn. Thực tiễn việc KT - ĐG hiện nay còn nhiều điều bất
cập, cho nên cần phải đổi mới việc KT - ĐG. Song đổi mới không có nghĩa là
là phủ nhận các hình thức truyền thống mà phải kế thừa những kinh nghiệm
đã có. Hình thức kiểm tra tự luận vẫn có những ƣu điểm riêng của nó, nhất là
trong trƣờng hợp đánh giá khả năng tƣ duy ở trình độ cao. Vì vậy, trong các
bài kiểm tra - thi nên kết hợp cả tự luận và TNKQ với một tỉ lệ phù hợp.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
72
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
Nguyễn Thị Thanh Thuỷ, Nguyễn Phúc Chỉnh (2008), “Quy trình kiểm định
câu hỏi trắc nghiệm khách quan MCQ trong dạy học Sinh học”, Tạp chí
Khoa học & Công nghệ, Đại học Thái nguyên, Số 46, tập 2, (57- 60).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
73
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Vũ Thị Phƣơng Anh (2005), “Vai trò của trắc nghiệm trong giảng dạy
và học tập”, Một số vấn đề về kiểm tra và đánh giá trong dạy và học,
Trƣờng ĐHSPTP.HCM.
2. Võ Ngọc Anh (2008), “Tìm hiểu để biên soạn đề kiểm tra trắc nghiệm
khách quan”, Diễn đàn mạng Giáo dục.
http:// diendan.edu.net.vn/forums/thread/31373. aspx- ngày 23/8/2007
3. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đảng lần IX, NXB
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
4. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1996), Lý luận dạy học Sinh học,
NXB Giáo dục, Hà nội.
5. Ngọc Bằng (ngocbangsp), “Trắc nghiệm khách quan”, Diễn đàn mạng GD.
http:// diendan.edu.net.vn/forums/thread/31373. aspx
6. Bộ GD & ĐT (2008), Đề thi tốt nghiệp THPT môn Sinh học - Mã đề 284.
7. Bộ GD & ĐT (1994), Những cơ sở của kĩ thuật trắc nghiệm, Hà Nội.
8. Bộ GD & ĐT (2006), Tài liệu bồi dƣỡng giáo viên thực hiện chƣơng
trình, sách giáo khoa lớp 10 THPT, Hà Nội.
9. Bộ GD & ĐT (2006), Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở
và học sinh trung học phổ thông.
10. Nguyễn Hải Châu, Vũ Đức Lƣu (2006), Đổi mới phương pháp dạy học
và kiểm tra đánh giá môn Sinh học 10, NXB Hà Nội.
11. Nguyễn Phúc Chỉnh, Phạm Đức Hậu (2007), Ứng dụng tin học trong
nghiên cứu khoa học giáo dục và dạy học Sinh học, NXB Giáo dục,
Hà Nội.
12. Cục khảo thí và kiểm định chất lƣợng GD (2006), “Nhận dạng” các
kiểu trắc nghiệm”, VietNamNet, 12/ 01/ 2005.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
74
13. Trịnh Nguyên Giao, Nguyễn Văn Tƣ (2006), Bài tập trắc nghiệm Sinh
học 10, NXB Giáo dục, H à Nội.
14. Phạm Minh Hạc, Trần Kiều, Đặng Bá Lãm, Nghiêm Đình Vỹ (2002),
Giáo dục thế giới đi vào thế kỉ XXI, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
15. Võ Nữ Thu Hằng (2007), Rèn luyện cho sinh viên các trường CCĐSP kĩ
năng xây dựng câu dẫn và các câu lựa chọn trong câu hỏi dạng MCQ
về Sinh học để kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh THCS,
Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
16. Bùi Thị Hạnh, Trần Trung Ninh (2007), “Xây dựng bài kiểm tra trắc
nghiệm phần Hidrocacbon trong dạy học Hoá học ở trƣờng THPT”,
Tạp chí Giáo dục,(162).
17. Trần Bá Hoành (1996), Kĩ thuật dạy học Sinh học, NXB Giáo dục, HN.
18. Trần Bá Hoành (1996), Đánh giá trong Giáo dục, Hà Nội.
19. Trần Bá Hoành (2007), Đổi mới phương pháp dạy học, chương trình và
sách giáo khoa, NXB Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
20. Nguyễn Văn Hồng (2008), “Ứng dụng phầm mềm EMP-TEST xây dựng
câu hỏi, đề thi trắc nghiệm khách quan kiểm tra kết quả học tập của
học sinh”, Tạp chí Giáo dục,(191).
21. Ngô Văn Hƣng (2003), “Đổi mới khâu kiểm tra đánh giá kết quả học tập
của học sinh”, Tài liệu bồi dưỡng GV, Vụ Trung học phổ thông.
22. Ngô Văn Hƣng (2006), Bài tập chọn lọc Sinh học 10, NXB Giáo dục.
23. Nguyễn Xuân Huỳnh (2002), “Trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách
quan: ƣu, nhƣợc điểm và các tình huống sử dụng”, Tạp chí Giáo dục,(34).
24. Trần Văn Kiên (2007), Luyện tập câu hỏi và bài tập Sinh học 10, NXB
Giáo dục, Hà Nội.
25. Vũ Đình Luận (2005), Xây dựng và sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách
quan MCQ để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Di truyền ở các
trường cao đẳng sư phạm, Luận án Tiến sĩ, ĐHSP Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
75
26. Vũ Đình Luận (2006), “Quan hệ giữa câu hỏi tự luận và câu hỏi trắc
nghiệm khách quan trong dạy học”, Tạp chí Giáo dục,(152).
27. Vũ Đình Luận (2003), “Sử dụng trắc nghiệm tiến bộ trong dạy học môn
Di truyền ở trƣờng CĐSP”, Tạp chí Giáo dục,(61).
28. Vũ Đình Luận (2004), “Về kiểm tra đánh giá bằng câu hỏi nhiều lựa chọn
trong môn Di truyền học ở trƣờng CĐSP”, Tạp chí Giáo dục,(88).
29. Vũ Đức Lƣu (2006), Bài tập chọn lọc Sinh học 10, NXB Giáo dục.
30. Vũ Đức Lƣu, Ngô Văn Hƣng (2006), Hướng dẫn học và ôn tập Sinh học
10 nâng cao, NXB Giáo dục.
31. Đỗ Thị Lý (1998), Bước đầu xây dựng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm về nội
dung kiến thức di truyền qua NST và di truyền qua TBC trong chương
trình DTH đại cương ở CĐSP, Luận văn Thạc sĩ, ĐHSP Hà Nội.
32. Nguyễn Duy Minh (chủ biên)- Nguyễn Thị Hồng (2008), Kiểm tra đánh
giá thường xuyên và định kì môn Sinh học, NXB Giáo dục.
33. Lƣu Xuân Mới (2003), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB
Đại học Sƣ phạm.
34. Lê Thị Nam (2003), “Sử dụng câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong dạy
học”, Tạp chí Giáo dục,(58).
35. Lê Đức Ngọc (2003), Bài giảng “Đo lƣờng và đánh giá trong giáo dục”,
Đại học Quốc gia Hà Nội.
36. Dƣơng Đức Niệm (2006), “Vai trò của kiểm tra, đánh giá theo phƣơng
pháp trắc nghiệm khách quan trong dạy học Ngoại ngữ”, Tạp chí
Giáo dục,(135).
37. Nguyễn An Ninh (2005), Thi TN và việc đổi mới kì thi tốt nghiệp THPT
và tuyển sinh vào đại học, cao đẳng, Cục Khảo thí & Kiểm định chất
lƣợng GD.
38. Nghiêm Xuân Nùng (biên dịch) (1994), Trắc nghiệm và đo lường cơ bản
trong Giáo dục, Bộ GD&ĐT, Vụ Đại học.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
76
39. Hoàng Phê (chủ biên)(1996), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng.
40. Nguyễn Lan Phƣơng (2004), “Kĩ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm
khách quan” , Tạp chí Giáo dục,(91).
41. Nguyễn Trọng Phúc (2001), Trắc nghiệm khách quan và vấn đề đánh giá
trong giảng dạy Địa ký, NXB ĐHQG Hà Nội.
42. Dƣơng Tiến Sỹ (2008), “Sử dụng Internet khai thác thông tin, tƣ liệu dạy
học Sinh học”, Tạp chí Giáo dục, (191)
43. Sinh học 10 nâng cao, Sách giáo khoa (2006), NXB Giáo dục, Hà Nội.
44. Sinh học 10 nâng cao, Sách giáo viên (2006), NXB Giáo dục, Hà Nội.
45. Lâm Quang Thiệp (2007), “Đo lƣờng và đánh giá kết quả học tập trong
các trƣờng cao đẳng, đại học”, Đổi mới nội dung và phương pháp đào
tạo giáo viên THCS theo chương trình CĐSP mới.
46. Nguyễn Trọng Thọ (2006), “Kiểm tra đánh giá và đổi mới phƣơng pháp
dạy học”, Diễn đàn mạng Giáo dục.
http:// diendan.edu.net.vn/forums/thread/2869.aspx
47. Dƣơng Thiệu Tống , Phương pháp nghiên cứu trong khoa học giáo dục và
tâm lí, NXB Giáo dục, Hà Nội.
48. Nguyễn Tiến Tùng (2007), “Đánh giá kết quả học tập bằng trắc nghiệm
khách quan ở trƣờng Cao đẳng công nghiệp Phúc Yên”, Tạp chí Giáo
dục,(160).
49.Trịnh Thị Tuyết Vân (2004), Lựa chọn và bước đầu đề xuất các biện
pháp sử dụng hệ thống câu hỏi TNKQ dạng MCQ về nội dung kiến
thức các quy luật di truyền trong chương trình Sinh học 11 bậc
THPT để nâng cao chất lượng kiểm tra đánh giá, Luận văn Thạc sĩ,
ĐHSP Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
77
Tiếng Anh
50. Geoffrey Petty (1993), Teaching today, Stanley Thornes.
51. Gronlurn.N.E, Linn.M (1995), Measurement and evaluation in teaching,
New York.
52. Richard I. Arends (1998), Learning to teach, Mc Graw Hill, USA.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- et_cua_cau_hoi_trac_nghiem_khach_quan_dang_mcq_trong_day_hoc_sinh_hoc_.pdf