Mục Lục
Danh mục các bảng, hình vẽ
I. Đặt vấn đề
II. Tổng quan tài liệu
2.1 Nghiên cứu trong nước về hệ thống phân loại, phân bố và một số đặc điểm sinh học của cá Vền
2.2 Tình hình nghiên cứu trên thế giới
III. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
3.2 Vật liệu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
3.4 Xử lý số liệu
IV. Kết quả nghiên cứu
4.1 Cá bố mẹ thành thục
4.2 Kết quả sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản nhân tạo cá vền
4.3 Kỹ thuật ấp trứng
4.4 QUá trình phát triển phôi cá vền
4.5 Kết quả ương cá bột lên cá hương
V, Kết luận và đề nghị
Tài liệu tham khảo
49 trang |
Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 2768 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền Megalobrama terminalis, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CHĂN NUÔI & NUÔI TRỒNG THỦY SẢN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
(Báo cáo kết quả đề tài nghiên cứu khoa học)
Tên đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá
Vền Megalobrama terminalis”
Người thực hiện: Lương Mạnh Hiếu
Lớp: Thủy sản
Khóa: 50
Địa điểm thực hiện: Phòng Di truyền, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I - Bắc Ninh
Người hướng dẫn: KS. Nguyễn Công Thắng
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Bắc Ninh
KS. Nguyễn Thị Mai
Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
HÀ HỘI - 2009
THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ TÀI
Tên đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền
Megalobrama terminalis”
Người thực hiện: Lương Mạnh Hiếu
Lớp: Thủy sản
Khóa: 50
Địa điểm thực hiện: Phòng Di truyền, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I - Bắc Ninh
Người hướng dẫn: KS. Nguyễn Công Thắng
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I - Bắc Ninh
KS. Nguyễn Thị Mai
Bộ môn Nuôi trồng Thủy sản – Đại học Nông Nghiệp Hà Nội
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành bản Khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin gửi lời cảm ơn
sâu sắc tới KS. Nguyễn Công Thắng, KS. Nguyễn Thị Mai đã rất tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt thời gian thực tập và thực hiện đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn KS. Nguyễn Anh Hiếu, KS. Nguyễn Văn
Đại cùng các cán bộ thuộc phòng Di truyền, Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I – Bắc Ninh đã trực tiếp giúp đỡ, tạo điều kiện về cơ sở vật chất
và trang thiết bị để chuyên đề được hoàn thành.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô Bộ môn Nuôi trồng Thủy
sản, Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội, đã tận tình dạy dỗ, đào tạo
chúng em trong tất cả những năm học đại học.
Tôi xin cảm ơn gia đình chú Thịnh-Yên Bái, gia đình chú Khắc-Phú
Thọ đã tạo điều kiện ăn ở, giúp tôi thực hiện đề tài.
Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đồng nghiệp, những
người thân trong gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt thời gian học
tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp.
Hà Nội, ngày 10/08/2009
Sinh viên
Lương Mạnh Hiếu
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
• tsd: Tuyến sinh dục
• TB: Trung bình
• KDT: Kích dục tố
• CT: Công thức
• PG: Pituitary glands
• HCG: Human Chorionic Gonadotropin
• LRH-A: Luteinizing hormone-releasing hormone analogue
• Dom: Domperidone
• L: Chiều dài toàn thân
• D: Số tia vây lưng
• A: Số tia vây hậu môn
• P: Khối lượng cá
• V: Số tia vây bụng
• L1: Vẩy dọc đường bên
• L0: Chiều dài cá bỏ đuôi
• H: Chiều cao thân lớn nhất
• T: Chiều dài đầu
• O: Đường kính mắt
• OO: Khoảng cách 2 mắt
• Viện NCNTTS1: Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản I
i
MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC BẢNG......................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH .......................................................................................iii
I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:................................................................................... 4
2.1. Nghiên cứu trong nước về hệ thống phân loại, phân bố và một số đặc điểm
sinh học của cá Vền (Megalobrama termilalis): ..................................................... 4
2.1.1. Vị trí phân loại:........................................................................................... 4
2.1.2. Phân bố: ...................................................................................................... 4
2.1.3. Đặc điểm hình thái: .................................................................................... 5
2.1.4. Sinh trưởng: ................................................................................................ 5
2.1.5. Dinh dưỡng:................................................................................................ 6
2.1.6. Sinh sản: ..................................................................................................... 6
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới: ................................................................... 7
2.2.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học: .................................................. 7
2.2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá Vền (Megalobrama terminalis): ............. 7
2.2.3. Tình hình sinh sản nhân tạo cá Vền (Megalobrama terminalis):............... 8
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................ 9
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:.................................................................... 9
3.2. Vật liệu: ............................................................................................................. 9
3.3. Phương pháp nghiên cứu:.................................................................................. 9
3.3.1. Xác định các chỉ tiêu sinh sản: ................................................................... 9
3.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo..................................................... 10
3.3.2.1. Xác định loại kích dục tố và liều lượng kích dục tố gây chín và rụng
trứng (LRH-A, HCG). ........................................................................................ 10
3.3.2.2. Kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng .................................................................. 11
3.3.3. Ương cá bột lên hương ............................................................................. 12
3.4. Xử lý số liệu: ................................................................................................... 13
ii
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: ............................................................................. 14
4.1. Cá bố mẹ thành thục:....................................................................................... 14
4.1.1. Dấu hiệu cá thành thục: ............................................................................ 14
4.1.2. Tỷ lệ thành thục: ....................................................................................... 14
4.1.3 Hệ số thành thục: ....................................................................................... 16
4.2. Kết quả sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản nhân tạo cá Vền: ................. 17
4.2.1. Kết quả thử nghiệm kích dục tố LRH-A + Dom kích thích sinh sản nhân
tạo cá Vền: .......................................................................................................... 17
4.2.1.1. Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 6mg
Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái:.......................................................................... 17
4.2.1.2. Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 4mg
DOM + 30µg LHRH-A: ..................................................................................... 19
4.2.2. Kết quả thăm dò sử dụng kích dục tố HCG kích thích sinh sản nhân tạo cá
Vền: .................................................................................................................... 21
4.3. Kỹ thuật ấp trứng:............................................................................................ 23
4.4. Quá trình phát triển phôi cá Vền: .................................................................... 24
4.5. Kết quả ương cá bột lên cá hương:.................................................................. 28
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................................... 31
5.1. Kết luận: .......................................................................................................... 31
5.2. Đề nghị: ........................................................................................................... 31
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................ 33
PHỤ LỤC: ................................................................................................................. i
iii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1: Khối lượng và tỷ lệ thành thục của cá Vền (cá cái):................................. 15
Bảng 2: Kết quả về hệ số thành thục: ..................................................................... 16
Bảng 3: Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 6mg
Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái:.............................................................................. 18
Bảng 4: Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 4mg
Dom + 30µg LRH-A/kg cá cái:.............................................................................. 20
Bảng 5: Kết quả thăm dò KDT HCG với liều tiêm 1.500UI/ kg cá cái: ................ 22
Bảng 6: Thời gian phát triển của các giai đoạn phôi cá Vền (Ở nhiệt độ 28-30oC)
................................................................................................................................ 28
Bảng 7: Kết quả về chiều dài, khối lượng cá Vền 45 ngày tuổi:............................ 28
Bảng 8: Kết quả tỷ lệ sống của cá Vền ương trên bể xi măng: .............................. 29
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1: Sông Lô - Nơi thu gom cá Vền bố mẹ chủ yếu......................................... 14
Hình 2: Trứng cá Vền giai đoạn IV........................................................................ 15
Hình 3: Cá Vền có buồng trứng ở giai đoạn IV ..................................................... 17
Hình 4: Trứng bị vỡ vỏ........................................................................................... 24
Hình 5: Cá bột đang nở........................................................................................... 24
Hình 6: Giai đoạn phôi dâu .................................................................................... 25
Hình 7: Đĩa phôi ..................................................................................................... 26
Hình 8: Giai đoạn phôi vị ....................................................................................... 26
Hình 9: Quá trình khép kín miệng phôi.................................................................. 26
Hình 10: Hình thành tấm thần kinh ........................................................................ 26
Hình 11: Giai đoạn hình thành bọc mắt và túi tai .................................................. 27
Hình 12: Phôi chuyển động .................................................................................... 27
Hình 13: Cá bột mới nở .......................................................................................... 27
Hình 14: Bể ương cá Vền:...................................................................................... 29
Hình 15: Cá Vền 45 ngày tuổi ................................................................................ 30
1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong nhiều thập kỷ qua, do môi trường bị ô nhiễm, chính sách quản
lý nguồn lợi và đa dạng sinh học chưa hợp lý như khai thác quá mức, đánh
bắt bằng hình thức mang tính hủy diệt, đánh mìn, điện, hóa chất. Đồng thời,
do áp lực của sự gia tăng dân số, nhu cầu thực phẩm của con người ngày
càng tăng. Sản lượng khai thác không những không tăng mà ngược lại có xu
hướng giảm sút. Nhiều loại cá kinh tế là đối tượng khai thác truyền thống là
nguồn thực phẩm đã bị tổn thương nghiêm trọng, trở nên dần khan hiếm và
khó đánh bắt được. Vì vậy, việc nghiên cứu, bảo tồn đa dạng sinh học, thuần
dưỡng và phát triển các loài cá có giá trị kinh tế, các loài cá quý hiếm có
nguy cơ tuyệt chủng đang trở nên rất cần thiết đối với toàn cầu.
Để giải quyết tình trạng đó, nhiều nước đã cố gắng nghiên cứu thực
nghiệm nhằm tìm ra các biện pháp khôi phục, tái tạo và phát triển nguồn lợi
và bảo vệ tính đa dạng sinh học. Nhiều dự án khôi phục quần đàn tự nhiên
bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau, trong đó có hai hướng chính là: (i) quy
hoạch bảo vệ nguồn lợi tự nhiên (quy hoạch bảo vệ bãi cá đẻ, bãi giống, xây
dựng các khu bảo tồn. Khuyến khích và tạo cơ chế thuận lợi cho sự tham gia
của cộng đồng vào quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản…) đồng thời (ii) áp
dụng các biện pháp tiến bộ công nghệ sinh sản nhân tạo để phát triển nuôi
trồng thủy sản và thả giống trở lại thủy vực tự nhiên khôi phục quần đàn đã
suy kiệt góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển nguồn lợi đã đạt kết
quả cao.
Cá Vền là loài cá quý hiếm, phân bố trên một số hệ thống sông lớn ở
miền Bắc Việt Nam, thịt thơm ngon. Cá Vền có giá trị kinh tế cao, giá thị
trường của cá dao động từ 40.000 – 80.000 đồng/kg. Cá Vền được ghi trong
sách đỏ Việt Nam có nguy cơ diệt chủng ở mức độ V (Vulnerable - cần được
bảo vệ và tái tạo) (Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường, 2007) [4]. Nước
2
ta, cá Vền có hai loài Megalobrama terminalis (Richardson 1845) và
Megalobama skolkovii (Dybowski 1872) (Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân,
2000). Trong đó điển hình và có giá trị kinh tế hơn đó là loài cá Vền
Megalobrama terminalis Richardson 1845 [6]. Theo Ngô Sỹ Vân, đây là
đối tượng có thể thuần hoá thành đối tượng cá nuôi kinh tế và có thể nuôi
được trong ao [7].
Các công trình nghiên cứu về cá Vền ở nước ta còn rất hạn chế, chủ
yếu mới ở các khâu mô tả đặc điểm hình thái, phân loại và một số đặc điểm
sinh học. Chưa có tài liệu nào về sinh sản nhân tạo cá Vền được công bố. Do
đó, việc nghiên cứu sinh sản nhân tạo cá Vền góp phần vào việc bảo vệ phục
hồi nguồn lợi là một yêu cầu cấp thiết. Vì vậy, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền Megalobrama
terminalis”.
Mục tiêu của đề tài:
+ Sinh sản thành công cá Vền Megalobrama terminalis bằng phương
pháp sinh sản nhân tạo.
+ Ương nuôi thành công cá Vền từ giai đoạn cá bột lên cá hương
+ Bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học.
Nội dung của đề tài:
+ Xác định mùa vụ thành thục của cá Vền trong tự nhiên
+ Thử nghiệm để xác định loại và liều lượng kích dục tố sẽ sử dụng là
LRH-A + Dom và HCG.
+ Thử nghiệm phương pháp ấp nở trứng cá Vền bằng bình Weis 300
lít.
+ Thử nghiệm ương nuôi cá Vền giai đoạn từ cá bột lên cá hương trên
bể xi măng.
+ Xác định một số chỉ tiêu sinh sản:
3
• Tỷ lệ cá đẻ
• Sức sinh sản hữu hiệu
• Tỷ lệ thụ tinh
• Tỷ lệ nở
• Năng xuất cá bột
+ Nghiên cứu kỹ thuật ương cá bột lên cá hương, xác định chỉ tiêu:
• Tỷ lệ sống
• Khối lượng và chiều dài
4
II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU:
2.1. Nghiên cứu trong nước về hệ thống phân loại, phân bố và một số
đặc điểm sinh học của cá Vền (Megalobrama termilalis):
2.1.1. Vị trí phân loại:
Theo hệ thống phân loại của Mai Đình Yên (1978), vị trí phân loại
của cá Vền như sau:
Bộ cá Chép Cypriniformes
Phân bộ cá Chép Cyprinoidei
Họ cá Chép Cyprinidae
Phân họ cá Mương Cultrinae
Giống cá Vền Megalobrama Dybowsky, 1872
Loài cá Vền Megalobrama terminalis (Richardson, 1846)
Tên tiếng Anh: Black Amur Bream
Tên tiếng Việt: Cá Vền [7]
2.1.2. Phân bố:
Ở Việt Nam, cá Vền phân bố ở một số tỉnh miền Bắc [2], ở trung và
hạ lưu trong các sông thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, ngoài ra
còn thấy xuất hiện ở sông Lam (Nguyễn Thái Tự, 1983), sông Thu Bồn
(Nguyễn Hữu Dực, 1995) và ở một số ao hồ sử dụng nguồn giống từ tự
nhiên (Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam, 1996) [6]. Ngoài ra, cá Vền còn phân
bố ở một số hồ tự nhiên.
Theo Bộ Tài nguyên Môi trường (2003), trước đây, trên hệ thống sông
Đà vùng Tây Bắc, cá Vền là một trong những loài có giá trị thương mại cao
nhưng hiện việc đánh bắt trở nên rất khó khăn mà nguyên nhân là việc di cư
của các loài cá bị cản trở, con người sử dụng các phương pháp đánh bắt có
tính hủy diệt, đánh bắt quá mức và đánh bắt vào mùa sinh sản ngay cả ở
những bãi đẻ [13].
5
2.1.3. Đặc điểm hình thái:
Cá Vền Megalobrama terminalis
Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân (2000) đã nghiên cứu về đặc điểm
hình thái cá Vền và thu được các kết quả như sau:
Thân dài và dẹp hai bên. Đầu bé, mõm tù, ngắn; miệng hướng về phía
trước, không có râu. Mắt lớn, ở 2 bên đầu, khoảng cách 2 mắt rộng.
Vây lưng có khởi điểm sau khởi điểm vây bụng, ở giữa vây bụng và
vây hậu môn, cách mút mõm bằng tới gốc vây đuôi. Vây ngực mút sau chạm
gốc vây bụng. Vây bụng ngắn, chưa tới vây hậu môn. Vây hậu môn dài. Hậu
môn gần gốc vây hậu môn. Vây đuôi phân thùy sâu, mút cuối nhọn, thùy
dưới dài hơn.
Lườn bụng không hoàn toàn. Đường bên hoàn toàn, hơi cong về phía
bụng.
Màu sắc: Cá có màu xám, lưng đen. Các vây xám, bụng trắng bạc. [2]
2.1.4. Sinh trưởng:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Văn Hảo (1993) về ngư loại học, cá
Vền là loài cá có kích cỡ trung bình, cỡ cá tối đa có thể đạt 4-5kg, dài
khoảng 60cm.
6
Cá có tuổi thọ thấp, cấu trúc tuổi thọ đàn đơn giản. Ở hạ lưu sông nơi
có nhiều dinh dưỡng, thức ăn nên cá có kích thước lớn hơn. Cá 1 tuổi có
chiều dài khoảng 20cm, những năm sau tốc độ sinh trưởng giảm [3].
2.1.5. Dinh dưỡng:
Điều tra của Bộ Thủy sản về dinh dưỡng của cá Vền cho thấy:
Thức ăn chủ yếu của cá Vền là thực vật, mùn bã hữu cơ, tảo và một số
động vật không xương sống. Thức ăn là thực vật như cỏ, rễ cây và các loại
rong đa bào. Thức ăn là động vật như copepoda, amphipoda, và côn trùng
trưởng thành.
Cá sống tập trung, đôi khi di chuyển thành đàn lớn trong điều kiện đầy
đủ thức ăn.
Tính ăn của cá con và cá trưởng thành khác nhau. Cá con ăn thức ăn
là động vật phù du, ấu trùng côn trùng, nhuyễn thể và thực vật ở nước. Cá
trưởng thành ăn rong, nhuyễn thể, mảnh vụn ở đáy thuỷ vực, tỷ lệ thức ăn
động vật cao ở cá con và giảm dần ở cá trưởng thành. Phân tích thức ăn
trong ruột cho thấy: tảo chiếm 10-20%, thực vật thượng đẳng 60%, mùn bã
hữu cơ và ấu trùng côn trùng 20-30%, chiều dài ruột gấp 2-2,5 lần chiều dài
thân.
Cá kiếm ăn ven bờ, nơi nước chảy yếu và nhiều thực vật. Độ béo của
cá thay đổi từ 1,37 đến 1,88. Trong thời kỳ đầu mùa đông cá có độ mỡ cao
nhất, sau đó giảm dần liên quan đến cường độ bắt mồi và giảm nhiệt độ
nước trong mùa đông [6].
2.1.6. Sinh sản:
Cá Vền thành thục và bắt đầu tham gia sinh sản từ năm thứ 2 (tuổi 1+)
có chiều dài 17cm khối lượng 400g, sức sinh sản tuyệt đối tăng theo tuổi cá
dao động từ 34.125-139.990 trứng. Sức sinh sản tương đối 5700 trứng
7
(Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2000). Trứng có kích thước nhỏ và trôi
nổi, dễ bị dòng nước cuốn trôi [2].
Cá Vền đẻ trứng mạnh vào những ngày mưa to, nước sông dâng lên
và có lưu tốc nước tương đối lớn. Vùng cá đẻ có đáy cát sỏi, nước chảy
mạnh đều. Cá đẻ trứng sáng sớm.
Mùa vụ sinh sản ở sông Hồng từ tháng 5-7. Bãi đẻ thường tập trung ở
trung lưu và hoặc tiếp giáp giữa trung lưu và hạ lưu. Cuối tháng 5-6 cá con
theo nước về hạ lưu và thấy xuất hiện trong tập đoàn cá nuôi được vớt từ
sông Hồng [6].
2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới:
2.2.1. Một số nghiên cứu về đặc điểm sinh học:
Cá Vền (Megalobrama terminalis) sống trong môi trường nước ngọt,
ở tầng đáy và tầng giữa, là loài cá ăn tạp nhưng thiên về thực vật và mùn bã
hữu cơ, cá nhỏ ăn động vật nổi, cỡ cá trung bình. Con lớn nhất đạt 4-5kg,
chiều dài 60cm; cỡ thường gặp là 0,5-1,0kg. Cá có tốc độ lớn khá nhanh ở
năm đầu. Bộ nhiễm sắc thể n=24 (2n=48). Độ pH thích hợp từ 6,8-7,8 [11].
Mùa vụ sinh sản của cá Vền (Megalobrama terminalis) từ tháng 5-7.
Đến mùa sinh sản, cá Vền thường di cư về tập trung ở các bãi đẻ vùng trung
lưu sông, nơi nước chảy có nhiều thực vật thuỷ sinh. Trứng hơi dính, khi
mới đẻ thường bám vào các giá thể, nhưng không chặt, dễ rơi. Mùa đông, cá
Vền thường di cư từ sông nhánh ra sông chính, tìm đến các vực nước sâu để
tránh rét [18].
2.2.2. Tình hình nuôi thương phẩm cá Vền (Megalobrama terminalis):
Theo nghiên cứu của FAO (2007), cá Vền không được nuôi rộng rãi
trên thế giới mà mới chỉ nuôi ở Trung Quốc theo hình thức nuôi đăng và
lồng, năng suất bình quân 33,2kg/m2, tỷ lệ sống khi nuôi 83%, cỡ cá thu
8
hoạch từ 0,5-0,7kg/con. Dùng nguyên liệu bột đậu tương là chính để sản
xuất thức ăn viên cho nuôi cá Vền với mật độ thả giống 7,5con/m2, tỷ lệ
sống khi thu hoạch là 78,6%, hệ số chuyển đổi thức ăn là 1,24 [17].
2.2.3. Tình hình sinh sản nhân tạo cá Vền (Megalobrama terminalis):
Trên thế giới chỉ có Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm và hoàn
thiện quy trình sản xuất giống cá Vền (Megalobrama terminalis).
Lin, Chen (2004) đã tiến hành kích thích sinh sản nhân tạo 30 cặp cá
Vền, sử dụng LHRH-A kết hợp với Dom với liều lượng 20µg LRH-A + 2mg
Dom cho 1kg cá cái, sử dụng dung dịch khử dính theo tỷ lệ nước/thạch
cao/muối = 100kg/15kg/7kg. Kết quả cho thấy tỷ lệ cá đẻ là 83,33%, trứng
nở ra cá bột trong ao đất ở nhiệt độ nước 26-28oC sau 30-26 giờ. Ương cá
bột lên cá hương, trong khoảng tháng 5 thì có thể có con giống phổ biến cỡ
4,5cm/con, tỷ lệ sống khi ương đạt 80-90% [10].
9
III. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu:
Thời gian: Từ tháng 3/2009 đến tháng 7/2009.
Địa điểm: Nghiên cứu được tiến hành tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng
Thủy sản I, Đình Bảng – Từ Sơn – Bắc Ninh.
3.2. Vật liệu:
Cá Vền (Megalobrama terminalis) thu gom từ một số sông, hồ chứa
ở miền Bắc Việt Nam, chủ yếu là thu ở sông Lô, thuộc xã Phú Mỹ - huyện
Phù Ninh - Phú Thọ do ngư dân khai thác. Chọn những con có sức khỏe tốt,
không bị dị tật và xây sát.
Các trang thiết bị thường dùng trong sinh sản nhân tạo các loài cá
nước ngọt truyền thống tại Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I:
• Kích dục tố LRH-A+Dom, HCG
• Bình Weis, bát nhựa
• Giai, lưới…
3.3. Phương pháp nghiên cứu:
3.3.1. Xác định các chỉ tiêu sinh sản:
Cá đánh bắt được từ tự nhiên, tiến hành xác định các chỉ tiêu sinh sản:
+ Xác định mùa vụ thành thục
+ Xác định tỷ lệ thành thục: kiểm tra sự thành thục của cá bố mẹ sau
mỗi đợt thu gom bằng quan sát ngoại hình và sử dụng que thăm trứng.
Số cá thành thục
Tỷ lệ thành thục(%) =
Số cá kiểm tra
x 100%
10
+ Xác định hệ số thành thục: mỗi tháng tiến hành mổ mẫu 5 cá cái,
xác định khối lượng thân, khối lượng cá bỏ nội quan và khối lượng buồng
trứng.
Khối lượng buồng trứng
Hệ số thành thục(%) =
Khối lượng cá cái bỏ nội quan
x 100%
3.3.2. Nghiên cứu kỹ thuật sinh sản nhân tạo
Qua việc thu gom, vận chuyển cá Vền, chúng tôi nhận thấy cá Vền là
cá yếu, dễ bị xây xát, tuột vảy, đồng thời, có nhiều cá thể mang sản phẩm
sinh dục nên rất khó vận chuyển về Viện NCNTTS1 để có thể tiến hành các
thí nghiệm sinh sản nhân tạo nên chúng tôi đã tiến hành chọn lọc những cá
thể khỏe mạnh, thành thục tốt và cho đẻ tại chỗ.
3.3.2.1. Xác định loại kích dục tố và liều lượng kích dục tố gây chín và rụng
trứng (LRH-A, HCG).
Tiến hành tiêm kích dục tố LRH-A, thử nghiệm hai liều lượng là:
• Liều A: tiêm 6mg Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái
• Liều B: tiêm 4mg Dom + 30µg LRH-A/kg cá cái
Thăm dò tác dụng của HCG trong kích thích sinh sản nhân tạo cá Vền
với liều lượng:
• 1.500UI/kg cá cái.
Tiêm kích dục tố làm 2 lần, liều sơ bộ và liều quyết định. Liều sơ bộ
bằng ⅓ tổng liều, thời gian tiêm liều sơ bộ và liều quyết định cách nhau 6
giờ và tiêm vào buổi tối. Cá đực tiêm 1 liều duy nhất, tiêm với liều bằng ⅓
liều tiêm cá cái và tiêm cùng thời điểm với tiêm liều quyết định của cá cái.
Vị trí tiêm là gốc vây ngực. Các thí nghiệm được tiến hành 3 lần, mỗi lần sử
dụng 5 cặp cá Vền bố mẹ.
11
3.3.2.2. Kỹ thuật cho đẻ và ấp trứng
Do điều kiện cho đẻ tại chỗ không đủ các trang thiết bị, chúng tôi sử
dụng phương pháp cho đẻ nhân tạo, tỷ lệ ghép đực/cái là 1/1. Cá sau khi
tiêm được thả vào giai. Theo dõi thời gian hiệu ứng thuốc. Kiểm tra sự rụng
trứng làm tương tự như đối với cá Chép, khi vuốt nhẹ vào bụng cá về phía lỗ
sinh dục thấy trứng chảy ra thì tiến hành vuốt trứng và thụ tinh nhân tạo.
Trứng được vuốt vào bát men khô sau đó vuốt sẹ vào bát trứng, dùng lông
gà trộn đều trứng với sẹ, sau 1-2 phút cho thêm một ít nước sạch (50-100ml)
khuấy đều trong 2 phút, sau đó khuấy đều trong dung dịch khử dính (nước
dứa nồng độ 1,5%) đến khi trứng hết dính.
Trứng được chuyển về Viện NCNTTS1 trong túi nilon có bơm ôxy và
ấp trong bình Weis 300 lít.
Xác định một số chỉ tiêu:
Số cá đẻ
Tỷ lệ cá đẻ(%) =
Số cá thành thục
x 100%
Số trứng
Sức sinh sản hữu hiệu =
Kg cá cái
Tổng số trứng thụ tinh
Tỷ lệ thụ tinh (%) =
Tổng số trứng quan sát
x 100%
Tổng số trứng nở
Tỷ lệ nở (%) =
Tổng số trứng thụ tinh
x 100%
12
Tổng số trứng dị hình
Tỷ lệ dị hình (%) =
Tổng số trứng nở
x 100%
Tổng số cá bột
Năng xuất cá bột (trứng/kg cá cái) =
Tổng khối lượng cá cái
3.3.3. Ương cá bột lên hương
+ Ương trên 3 bể xi măng, bể có mái che, diện tích mỗi bể 25m2, mực
nước được duy trì ở 70-80cm và chạy sục khí trên cả 3 bể liên tục trong suốt
quá trình ương, đáy bể có rải một lớp cát mịn, dày khoảng 5cm.
+ Mật độ ương 100 con/m2.
+ Thức ăn được sử dụng cho cá trong 1 tuần đầu tiên là lòng đỏ trứng
gà. Cho cá ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát, cho cá ăn 1 quả
trứng/vạn cá/ngày.
+ Cá sau 1 tuần tuổi cho ăn thức ăn là cám công nghiệp nghiền nhỏ,
cho ăn 2 lần/ngày vào lúc sáng sớm và chiều mát, lượng thức ăn là 25-30g
cám công nghiệp/bể/ngày.
+ Theo dõi các biến động về nhiệt độ, ôxy hòa tan trên mỗi bể, 3 ngày
theo dõi 1 lần.
+ Tổng thời gian ương 45 ngày.
+ Cân khối lượng (g), đo chiều dài (mm) 15 mẫu ở mỗi bể, xác định
khối lượng và chiều dài trung bình.
+ Xác định tỷ lệ sống:
Số cá thu được sau khi ương
Tỷ lệ sống (%) =
Tổng số cá thả
x 100%
13
3.4. Xử lý số liệu:
Số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu được phân tích, tổng hợp
và đánh giá kết quả qua phần mềm Excel 2003.
14
IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
4.1. Cá bố mẹ thành thục:
4.1.1. Dấu hiệu cá thành thục:
Hình 1: Sông Lô - Nơi thu gom cá Vền bố mẹ chủ yếu
Trong quá trình thu gom cá ngoài tự nhiên, sau mỗi đợt thu gom,
trước khi tiến hành sinh sản chúng tôi có kiểm tra độ thành thục của cá.
+ Cá đực: đầu và vây ngực ráp, vuốt nhẹ phần bụng (gần lỗ sinh dục)
thấy có sẹ đặc màu trắng sữa chảy ra.
+ Cá cái: đầu và vây ngực không ráp, bụng to mềm, nếu ngửa bụng cá
lên thấy buồng trứng sệ sang hai bên. Dùng que thăm trứng lấy trứng trong
bụng cá (qua lỗ sinh dục), quan sát thấy trứng tròn, căng, rời, đều, có màu
vàng hơi xanh.
4.1.2. Tỷ lệ thành thục:
Chúng tôi đã tiến hành thu mẫu cá tự nhiên trên sông Lô (Phú Mỹ -
Phù Ninh – Phú Thọ) từ tháng 2 đến tháng 6 với tổng số mẫu 138 cá thể cá
cái. Tỷ lệ cá cái thành thục (trứng ở giai đoạn IV) được trình bày ở Bảng 1.
15
Hình 2: Trứng cá Vền giai đoạn IV
Bảng 1: Khối lượng và tỷ lệ thành thục của cá Vền (cá cái):
Chỉ tiêu
Tháng
Số cá cái
(con)
Số cá cái
thành thục
(con)
Tổng
khối lượng
cá cái
(kg)
Tỷ lệ cá cái
thành thục
(%)
Tháng 2 3 0 1,4 0
Tháng 3 12 1 7,3 8,3
Tháng 4 24 10 18,5 41,7
Tháng 5 36 23 29,0 63,9
Tháng 6 63 45 47,0 71,4
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy vào tháng 3, tỷ lệ thành thục ở cá Vền
chưa cao, số mẫu thu được ít nên không có cá thể nào thành thục. Đến tháng
4, tỷ lệ thành thục tăng mạnh và tăng dần vào tháng 5 và tháng 6. Từ đó có
thể thấy vào tháng 4, cá Vền bắt đầu vào mùa sinh sản và đẻ rộ vào tháng 5,
16
tháng 6. Kết quả này cũng trùng khớp với kết quả nghiên cứu của tác giả
Ngô Sỹ Vân (2005).
4.1.3 Hệ số thành thục:
Bảng 2: Kết quả về hệ số thành thục:
Khối lượng
toàn thân cá
cái (g)
Khối lượng
cá bỏ nội
quan (g)
Khối lượng
buồng trứng
(g)
Hệ số
thành thục
(%)
1.093,4 1.042,1 198,5 19,0
821,5 782,7 158,8 20,3
577,8 549,4 93,5 17,0
746,2 703,5 112,8 16,0
Tháng 4
1.091,3 1.034,7 214,1 20,7
TB 18,6±0,9
746,9 715 172,7 24,2
872,5 834,2 171,9 20,6
831,4 789,7 153,5 19,4
846,3 803,9 181,4 22,6
Tháng 5
1.012,1 974,1 233,7 24,0
TB 22,2±0,9
654,4 622,7 146,1 23,5
722,3 681,1 152,9 22,4
836 783,7 157,3 20,1
754,7 702,6 125,4 17,8
Tháng 6
863,2 814,0 146,7 18,0
TB 20,4±1,1
17
Kết quả ở Bảng 1 cho thấy hệ số thành thục của cá Vền tương đối cao,
hệ số thành thục vào các tháng 4, 5, 6 dao động từ 16% - 24,2%, trung bình
20,4%. Hệ số thành thục tăng từ tháng 4 đến tháng 5. Từ tháng 5 đến tháng 6
thì hệ số thành thục giảm nhẹ. Điều này có thể do ở tháng 4, cá bắt đầu vào
mùa vụ sinh sản, nhiều cá thể có tuyến sinh dục vẫn ở giai đoạn III nên hệ số
thành thục chưa cao. Sang tháng 5 và tháng 6, vào thời điểm cá đẻ rộ, đa số
các cá thể có buồng trứng ở giai đoạn IV, buồng trứng to, chiếm hầu hết thể
tích khoang bụng. Ở tháng 6, hệ số thành thục giảm có thể do một số cá thể
đã đẻ và buồng trứng đang ở giai đoạn tái phát dục.
Hình 3: Cá Vền có buồng trứng ở giai đoạn IV
4.2. Kết quả sử dụng kích dục tố kích thích sinh sản nhân tạo cá Vền:
4.2.1. Kết quả thử nghiệm kích dục tố LRH-A + Dom kích thích sinh sản
nhân tạo cá Vền:
4.2.1.1. Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng
6mg Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái:
18
Bảng 3: Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 6mg Dom + 40µg LRH-A/kg cá cái:
Tổng
khối
lượng
cá đực
(g)
Tổng
khối
lượng
cá cái
(g)
Tổng số
cá cái
(con)
Số cá
đẻ
(con)
Tỷ lệ cá
đẻ (%)
Thời gian
hiệu ứng
(giờ)
Số trứng
thu được
Tỷ lệ thụ
tinh (%)
Tỷ lệ nở
(%)
Tỷ lệ dị
hình (%)
Năng suất cá
bột (con/kg)
Lần 1 2.924,7 4.231,4 5 4 80 6-7 216.482 72,4 92,2 9,5 31.372
Lần 2 3.404,7 4.222,5 5 5 100 6-7 242.082 73,6 95,9 8,9 35.679
Lần 3 3.812,0 4.169,0 5 4 80 6-7 222.249 88,7 91,2 9,4 34.905
TB 86,6 78,2±5,2 93,1±1,4 9,3±0,2 33.985±1.326
Tổng 10.141,4 12.622,9 15 13 680.813 101.956
19
Bảng kết quả cho thấy với liều tiêm 6mg Dom + 40µg LRH-A/kg cá
cái, sau khoảng 6-7 giờ tiêm liều quyết định, cá bắt đầu có hiện tượng rụng
trứng, tỷ lệ đẻ dao động từ 80-100%, trung bình là 86,6%. Do đó, sử dụng
liều lượng KDT 6mg DOM + 40µg LRH-A cho một kg cá cái cho tác dụng
tốt, tỷ lệ thụ tinh, tỷ lệ nở đều cao. Tỷ lệ thụ tinh dao động từ 72,4-88,7%,
trung bình 78,2%; tỷ lệ nở dao động từ 91,2-95,9%, trung bình 93,1%, năng
suất cá bột dao động từ 31.372-35.679 cá bột/kg cá cái, trung bình 33.985 cá
bột/kg cá cái.
Tuy nhiên tỷ lệ dị hình hơi cao, dao động từ 8,9-9,5%, trung bình
9,3%. Điều này có thể do ảnh hưởng của việc vận chuyển trứng từ nơi cho
cá đẻ (Phú Thọ) về nơi ấp (Viện NCNTTS1 – Bắc Ninh) phải đi quãng
đường xa và thời tiết nóng.
4.2.1.2. Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng
4mg DOM + 30µg LHRH-A:
20
Bảng 4: Kết quả sinh sản nhân tạo khi sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 4mg Dom + 30µg LRH-A/kg cá cái:
Tổng
khối
lượng
cá đực
(g)
Tổng
khối
lượng
cá cái
(g)
Tổng
số cá
cái
(con)
Số cá đẻ
(con)
Tỷ lệ
cá đẻ
(%)
Thời
gian
hiệu
ứng
(giờ)
Số trứng
thu được
Tỷ lệ thụ
tinh (%)
Tỷ lệ nở
(%)
Tỷ lệ dị
hình
(%)
Năng suất cá
bột (con/kg)
Lần 1 3.560,1 3.961,3 5 4 80 6-7 210.351 74,4 93,3 8,9 33.553
Lần 2 3.801,7 3.914,8 5 4 80 6-7 213.150 78,4 96,9 9,0 37.640
Lần 3 3.685,7 4.026,8 5 5 100 6-7 209.524 77,4 92,7 8,9 34.289
TB 86,6 76,7±1,2 92,6±0,4 8,9±0,1 35.160±1.258
Tổng 11.047,5 11.902,9 15 13 633.025 105.482
21
Như vậy, sử dụng KDT LRH-A với liều lượng 4mg DOM + 30µg
LRH-A cho một kg cá cái cũng cho kết quả là cá được kích thích sinh sản đã
có hiện tượng rụng trứng với thời gian hiệu ứng 6-7 giờ. Tỷ lệ cá đẻ trung
bình là 86,6%.
Sử dụng phương pháp phân tích ANOVA-single factor trên Excel so
sánh về tỷ lệ thụ tinh giữa 2 liều tiêm LRH-A thấy kết quả không có sự sai
khác mặc dù liều tiêm thứ 2 sử dụng liều lượng KDT thấp hơn liều tiêm thứ
nhất.
Qua kết quả 2 liều tiêm, ta thấy LRH-A có tác dụng tốt trong việc kích
thích sinh sản nhân tạo cá Vền. Sử dụng liều tiêm 4mg DOM + 30µg LRH-
A cho một kg cá cái là phù hợp và tiết kiệm thuốc hơn so với liều tiêm 6mg
DOM + 40µg LRH-A cho một kg cá cái.
4.2.2. Kết quả thăm dò sử dụng kích dục tố HCG kích thích sinh sản nhân
tạo cá Vền:
Qua 3 đợt thí nghiệm sử dụng KDT HCG với liều lượng 1.500UI/kg
cá cái, chúng tôi thấy HCG có khả năng kích thích gây chín và rụng trứng
đối với cá cái. Tỷ lệ cá đẻ trung bình đạt 53,3%, như vậy, thấp hơn khi sử
dụng LRH-A (86,6%). Tỷ lệ thụ tinh đạt 72,3% và tỷ lệ nở đạt 94,2% tương
đương với khi sử dụng LRH-A. Tuy nhiên năng xuất cá bột khi sử dụng
HCG (22.271 con/kg) thấp hơn so với khi sử dung LRH-A (34.796 con/kg
và 33.985 con/kg).Về hiệu quả kinh tế, rõ ràng sử dụng LRH-A giá thành rẻ
hơn (Khi sử dụng LRH-A + Dom, 1kg cá cái hết 1.400đ, nếu sử dụng HCG
thì 1kg cá cái hết 4.200đ).
22
Bảng 5: Kết quả thăm dò KDT HCG với liều tiêm 1.500UI/ kg cá cái:
Tổng
khối
lượng
cá đực
(g)
Tổng
khối
lượng
cá cái
(g)
Tổng số
cá cái
(con)
Số cá
đẻ
(con)
Tỷ lệ
cá đẻ
(%)
Thời
gian
hiệu
ứng
(giờ)
Số trứng
thu
được
Tỷ lệ thụ
tinh (%)
Tỷ lệ nở
(%)
Tỷ lệ dị
hình (%)
Năng suất cá
bột (con/kg)
Lần 1 3.264,2 4.157,3 5 3 60 8-10 102.657 75,7 95,3 0,7 20.543
Lần 2 3.493,6 3.895,2 5 2 40 8-10 97.834 69,8 92,6 0,9 22.418
Lần 3 3.312,5 4.211,6 5 3 60 8-10 114.325 71,3 94,8 1 23.854
TB 53,3 72,3±1,7 94,2±0,8 0,87±0,1 22.271±958
Tổng 10.070,3 12.264,1 15 8 314.816 66.815
23
4.3. Kỹ thuật ấp trứng:
Trứng cá Vền là trứng bán dính. Trong quá trình nghiên cứu, chúng
tôi nhận thấy khi trứng đang ở giai đoạn IV thì lớp màng dính bao bọc quanh
trứng chưa hình thành. Chỉ khi đến giai đoạn V, cá đang rụng trứng, trứng
mới xuất hiện lớp màng dính. Trứng cá mới đẻ ra, trong khi tiến hành thụ
tinh nhân tạo thì không thấy trứng dính hoặc dính rất nhẹ. Tuy nhiên, nếu để
trứng trong trạng thái tĩnh thì trứng sẽ dính kết lại với nhau.
Muốn sử dụng bình Weis để ấp trứng cá Vền thì cần phải khử dính.
Theo các tài liệu trong và ngoài nước, có rất nhiều phương pháp khử dính
như: khuấy trứng trong sữa hoặc trong bùn, cũng có thể khử dính bằng dung
dịch có thành phần 3,5g đạm Urê + 4,5g NaCl + 1 lít nước, khuấy trong 60
phút, sau đó tráng bằng dung dịch Tanin. Trong quá trình thí nghiệm chúng
tôi đã sử dụng nước dứa để khử dính. Đây là phương pháp mới, đang được
sử dụng để khử dính trứng cá chép. Tuy nhiên trong quá trình thực nghiệm,
chúng tôi thấy trứng cá Vền ít dính hơn trứng cá chép nên chúng tôi sử dụng
nồng độ 1,5% và khuấy trong 20 phút (cá chép sử dụng nồng độ 2-2,5% và
khuấy trong 30 phút)
Trứng sau khi thụ tinh được cho vào dung dịch nước dứa 1,5%, dùng
lông gà khuấy nhẹ. Sau một thời gian khoảng 20 phút thấy toàn bộ số trứng
đã rời nhau. Tiến hành ấp trong bình Weis, ở nhiệt độ nước 25-27oC, trứng
nở hoàn toàn sau 28-30 giờ. Cá bột mới nở chỉ cử động nhẹ, trôi theo dòng
nước. Cá 2-3 ngày bắt đầu bơi và có xu hướng bơi ngược dòng nước. Cá bột
tiêu thụ hết noãn hoàng trong 4-5 ngày, bơi tương đối nhanh, cá có xu hướng
ngoi lên mặt nước.
Trong quá trình khử dính chúng tôi cũng nhận thấy nếu khuấy lâu hơn
hoặc dùng nồng độ nước dứa cao hơn sẽ dẫn đến trứng bị vỡ vỏ, phôi không
phát triển được.
24
Hình 4: Trứng bị vỡ vỏ
Hình 5: Cá bột đang nở
4.4. Quá trình phát triển phôi cá Vền:
Nghiên cứu đặc điểm phát triển phôi cá giúp cho việc đặt ra chế độ
quản lý bể ấp phù hợp với quá trình phát triển của phôi và ấu trùng trong giai
đoạn sớm.
25
Sự phát triển của phôi bắt đầu từ lúc trứng được thụ tinh, trải qua
nhiều giai đoạn phát triển kế tiếp nhau để cuối cùng tạo ra một cơ thể hoàn
chỉnh. Để nghiên cứu các giai đoạn phát triển của phôi cá Vền chúng tôi tiến
hành thu mẫu và phân tích theo từng giai đoạn phát triển. Mẫu được chụp
dưới kính hiển vi.
Trứng thụ tinh nhân tạo xong được chuyển về Viện NCNTTS1, sau thời gian
vận chuyển là 3,5 giờ, tiến hành soi trứng dưới kính hiển vi thấy trứng đã
phát triển đến giai đoạn phôi dâu. Các tế bào đã phát triển với số lượng
nhiều và nằm chụm lại ở một phía của noãn hoàng.
Hình 6: Giai đoạn phôi dâu
Khi đĩa phôi bao phủ được từ ⅓ đến ½ túi noãn hoàng thì quá trình tạo
phôi vị bắt đầu sau khi trứng được thụ tinh khoảng 5 giờ 37 phút.
Ở giai đoạn này đĩa phôi mỏng dần, mép đĩa phôi bắt đầu chìm xuống khối
noãn hoàng. Vòng rìa và các phần ngoại vi của đĩa phôi cuộn vào trong bắt
đầu hình thành mầm phôi vươn dài về phía cực động vật. Trong khi đó vòng
rìa từ từ tiến về phía cực thực vật bao trùm toàn bộ khối noãn hoàng. Kết
thúc giai đoạn tạo phôi vị là sự khép kín phôi khẩu và bao bọc toàn bộ noãn
hoàng.
26
Hình 7: Đĩa phôi
Hình 8: Giai đoạn phôi vị
Hình 9: Quá trình khép kín miệng phôi
Vào cuối giai đoạn phôi vị, tức là sau khi nở khoảng 10 giờ 16 phút,
tấm thần kinh bắt đầu hình thành. Tấm thần kinh có nguồn gốc từ các tế bào
của lá phôi ngoài biệt hoá thành.
Hình 10: Hình thành tấm thần kinh
27
Tấm thần kinh lõm xuống tạo thành máng thần kinh, tiếp theo máng
thần kinh tách khỏi lá phôi ngoài, khép lại tạo thành ống thần kinh. Phần đầu
ống thần kinh phình lên là vị trí của não bộ.
Khi não bộ đang là não bộ sơ khai thì bọc mắt đã được hình thành từ
hai túi mọc lồi ra ở hai bên não trước. Tiếp theo xuất hiện hai túi tai phía sau
do sự lõm vào của ngoại bì, lúc này thân phôi dài dần ra
Hình 11: Giai đoạn hình thành bọc mắt và túi tai
Sau quá trình hình thành bọc mắt thì mầm đuôi được hình thành phía
sau thân phôi. Lúc đầu nó áp sát vào túi noãn hoàng, về sau nó tách dần ra
và tạo thành phần đuôi. Sau đó, hệ mạch máu và tim hình thành, phôi bắt
đầu cử động, đây là giai đoạn phôi đã phát triển hoàn chỉnh và bắt đầu nở.
Hình 12: Phôi chuyển động
Hình 13: Cá bột mới nở
Thời gian nở của phôi chủ yếu phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ nước.
Khi nhiệt độ nước tăng thì thời gian nở nhanh hơn. Trong nghiên cứu của
28
chúng tôi thì ở nhiệt độ 28-30oC, quá trình phát triển của phôi xẩy ra trong
khoảng 26-30 giờ.
Bảng 6: Thời gian phát triển của các giai đoạn phôi cá Vền (Ở nhiệt độ
28-30oC)
TT Các giai đoạn phát triển Thời gian sau thụ tinh
1 Giai đoạn phôi dâu 3 giờ 30 phút
2 Giai đoạn phôi vị 5 giờ 37 phút
3 Giai đoạn phôi thần kinh 10 giờ 16 phút
4 Giai đoạn bọc mắt túi tai 15 giờ 11 phút
5
Giai đoạn hình thành hệ tuần hoàn
(phôi hoàn chỉnh)
18 giờ 10 phút
6 Trứng nở 26 giờ 15 phút
4.5. Kết quả ương cá bột lên cá hương:
Chúng tôi tiến hành thử nghiệm ương cá bột trên bể xi măng, theo dõi
mức tăng trưởng về chiều dài, khối lượng, khả năng thích nghi về điều kiện
sống cũng như chế độ ăn của cá Vền trong điều kiện nuôi nhân tạo
Bảng 7: Kết quả về chiều dài, khối lượng cá Vền 45 ngày tuổi:
Bể 1 Bể 2 Bể 3
STT
Khối
lượng
m(g)
Chiều
dài
L(mm)
Khối
lượng
m(g)
Chiều
dài
L(mm)
Khối
lượng
m(g)
Chiều
dài
L(mm)
Max 0,38 3,7 1,12 4,2 0,92 4
Min 0,17 2,2 0,19 2,7 0,21 2,9
TB 0,26±0,01 2,99±0,1 0,34±0,06 3,2±0,1 0,32±0,04 3,2±0,08
29
Mức độ tăng trưởng về chiều dài và khối lượng của cá Vền ở 3 bể
được thể hiện qua Bảng 7 là tương đương nhau.
Bảng 8: Kết quả tỷ lệ sống của cá Vền ương trên bể xi măng:
Bể 1 Bể 2 Bể 3
Số cá thả ban đầu 2500 2500 2500
Số cá thu được 2393 2428 2405
Tỷ lệ sống (%) 95,7 97,1 96,2
Kết quả cho thấy cá Vền sinh trưởng tương đối tốt trong điều kiện
nuôi nhân tạo, bước đầu cá đã sử dụng thức ăn công nghiệp và cho tỷ sống
cao (trên 95%). Cá đã thích nghi tốt, sinh trưởng nhanh và chưa thấy dấu
hiệu xuất hiện bệnh trên cá Vền. Về kích thước, cá phát triển tương đối đồng
đều, chỉ có một số ít cá thể là lớn trội hơn, chúng tôi chưa tìm hiểu được
nguyên nhân.
Hình 14: Bể ương cá Vền:
30
Hình 15: Cá Vền 45 ngày tuổi
Cá được ương nuôi trên bể xi măng có mái che và sục khí liên tục
trong suốt quá trình ương nên các biến động môi trường đo được đều tương
đối ổn định. Hàm lượng ôxy hòa tan tối thiểu ở mức 4,5mg/l, nhiệt độ chênh
lệch không quá 6oC mỗi ngày. Có thể thấy cá được tạo điều kiện tương đối
tốt.
Tuy nhiên, đây là điều kiện ương trong bể, nếu đem ra ao ương sẽ
giàu nguồn thức ăn tự nhiên hơn nhưng các biến động môi trường lại phức
tạp hơn và nhiều yếu tố khác khó quản lý hơn, do vậy, nếu ương trên ao, có
thể cá sẽ lớn nhanh hơn nhưng tỷ lệ sống sẽ kém hơn ương trên bể xi măng.
Cỡ cá trung bình
Cá thể lớn trội
31
V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
5.1. Kết luận:
Cá Vền thành thục tốt trong điều kiện tự nhiên. Mùa vụ sinh sản bắt
đầu từ khoảng tháng 4 và đẻ rộ vào các tháng 5, tháng 6.
Hệ số thành thục của cá vền tương đối cao, hệ số thành thục vào các
tháng 4, 5, 6 dao động từ 16% - 24,2%, trung bình 20,4%.
Kích dục tố LRH-A + Dom cho kết quả tốt trong việc kích thích sinh
sản cá Vền Megalobrama terminalis. Liều kích dục tố 4mg Dom + 30µg
LRH-A/kg cá cái cho kết quả về tỷ lệ cá đẻ tương đương với liều kích dục tố
6mg Dom + 40µg LRH-A nhưng tiết kiệm thuốc hơn, thời gian hiệu ứng
thuốc ở cả 2 liều tiêm LRH-A là 6-8 giờ. HCG cũng có tác dụng kích thích
sinh sản nhân tạo cá Vền nhưng tỷ lệ cá đẻ trung bình chỉ đạt 53,3%, thấp
hơn khi sử dụng LRH-A (cho tỷ lệ cá đẻ trung bình là 86,6%).
Trứng cá Vền là trứng bán dính, do vậy, để có thể ấp trứng bằng bình
Weis thì cần phải tiến hành khử dính trước khi ấp. Sử dụng phương pháp
khử dính bằng nước dứa 1,5% cho tác dụng khử dính tốt với thời gian khử
dính là 20 phút.
Cá Vền sinh trưởng tốt trong bể xi măng, tỷ lệ sống cao đến 96,3%
với mật độ ương là 100 con/m2. Cá có thể sử dụng tốt thức ăn là cám công
nghiệp nghiền nhỏ.
5.2. Đề nghị:
Tiếp tục nghiên cứu thuần hóa cá Vền Megalobrama terminalis, tạo ra
đàn cá bố mẹ, nghiên cứu kỹ thuật nuôi vỗ, khả năng thành thục của cá Vền
trong điều kiện nhân tạo để có thể chủ động trong sản xuất giống, đồng thời
hoàn thiện quy trình sinh sản nhân tạo cá Vền.
32
Tiếp tục thực hiện các thí nghiệm về ương giống cá Vền ở các mật độ
và thức ăn khác nhau, trong ao dất nhằm xác định nhân tố kỹ thuật ương cá
Vền đạt tỷ lệ sống và năng suất cao nhất.
Cần nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cá vền thương phẩm để áp
dụng cho sản xuất đại trà.
Nghiên cứu, xác định các loại bệnh có thể gặp trên cá Vền để có thể
có các biện pháp phòng tránh thích hợp.
33
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Quốc Ân, 1989. Kỹ thuật sản xuất cá giống. Trung tâm
nghiên cứu thủy sản III. 30-37
2. Nguyễn Văn Hảo và Ngô Sỹ Vân, 2000. Cá nước ngọt Việt nam. Tập
1, Họ cá chép (Cyprinidae). Nhà xuất bản Nông nghiệp. Trang 151-
155
3. Nguyễn Văn Hảo, 1993. Ngư loại học - Phân loại cá và điều tra ngư
loại các vùng nước (tập II). Nhà xuất bản Nông nghiệp.
4. Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, 1992. Sách đỏ Việt Nam-
Phần Động vật. Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật.
5. LF. PRAVDIN, 1973. Hướng dẫn nghiên cứu cá (Phạm Thị Minh
Giang dịch). Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật. 77-99
6. Bộ Thủy sản, 1996. Nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam. Nhà xuất bản Nông
nghiệp. Trang 227-228
7. Ngô Sỹ Vân, 2005. Báo cáo tóm tắt tổng kết khoa học và kỹ thuật,
Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản I, Bắc Ninh.
8. Ngô Sỹ Vân, 2007. Giáo trình Ngư loại học, Viện Nghiên cứu Nuôi
trồng Thủy sản I, Bắc Ninh.
9. Mai Đình Yên, 1978. Định loại cá nước ngọt miền Bắc Việt Nam
Tài liệu tiếng Anh:
10. Lin, Chen, 2004. Techniques for the Artificial Propagation and Larval
Rearing of the Bream Megalobrama terminalis. Tạp chí ISSN: 1003-
1278 (2004) 03-0035-02
34
Trang Web:
11.
geomar.de/Summary/speciesSummary.php?id=4789&lang=vietnames
e
12.
0V1.htm
13.
m
14. www.nea.gov.vn, 2003. Vietnam environment water
15. www.wznw.gov.cn/picture/1851387884.doc
16. www.china-
fishery.net/bbs/dispbbs.asp?PageNo=8&BoardID=1&ID=24371
17. www.china-fishery.net/14-xzzx/upziliao/everyday/20060412.doc
18.
19.
PHỤ LỤC:
Kết quả về chiều dài, khối lượng cá Vền 45 ngày tuổi:
Bể 1 Bể 2 Bể 3
STT
Khối
lượng
m(g)
Chiều
dài
L(mm)
Khối
lượng
m(g)
Chiều
dài
L(mm)
Khối
lượng
m(g)
Chiều
dài
L(mm)
1 0,17 2,6 0,24 3,0 0,25 3,1
2 0,21 2,7 0,33 3,1 0,21 3,2
3 0,29 3,2 0,42 3,6 0,44 3,6
4 0,25 3,1 0,29 3,2 0,39 3,3
5 0,21 2,7 0,45 3,1 1,31 5,4
6 0,28 3,0 0,26 3,2 0,21 3,0
7 0,23 3,1 0,24 3,1 0,28 3,0
8 0,24 3,1 0,19 2,9 0,30 3,5
9 0,28 3,0 0,25 3,2 0,27 2,9
10 0,33 3,7 1,82 5,9 0,26 3,2
11 0,38 3,3 0,28 3,3 0,21 3,3
12 0,24 2,8 0,22 2,7 0,24 3,0
13 0,29 3,1 0,28 3,0 0,25 3,0
14 0,32 3,4 0,30 3,5 0,32 3,1
15 0,18 2,2 0,25 3,0 0,29 2,9
Max 0,38 3,7 1,12 4,2 0,92 4
Min 0,17 2,2 0,19 2,7 0,21 2,9
TB 0,26±0,01 2,99±0,1 0,34±0,06 3,2±0,1 0,32±0,04 3,2±0,08
Bảng theo dõi nhiệt độ (oC) trên bể ương:
Bể 1 Bể 2 Bể 3
Ngày Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
30/4 25 29,5 24,5 29 25 29,5
03/05 24,5 30 24 29,5 24,5 29,5
06/05 24,5 28,5 24,5 29 24,5 28,5
09/05 24,5 28,5 25 29 25,5 29
12/05 25 29 25 30 24,5 29,5
15/05 25 29,5 24,5 29,5 25 30
18/05 24,5 28,5 25,5 29,5 25 29
21/05 24 29 24,5 30 24,5 29
24/05 25 30 25,5 29,5 25,5 29,5
27/05 25 29,5 24 28,5 25,5 29
30/05 25,5 29,5 25 29 25 29,5
02/06 25,5 28,5 25,5 29 25 30
05/06 25 29,5 24,5 29 24,5,5 29
08/06 25,5 28 25 29 26 29
11/06 25 29 24,5 29,5 25 28,5
Bảng theo dõi ôxy hòa tan (mg/l) trên bể ương:
Bể 1 Bể 2 Bể 3
Ngày Sáng Chiều Sáng Chiều Sáng Chiều
30/4 6,1 6,0 5,8 6,1 5,6 5,6
03/05 5,2 6,3 5,9 6,2 5,8 5,5
06/05 5,0 5,9 5,0 5,8 5,4 5,5
09/05 5,5 6,3 4,8 4,5 5,4 4,3
12/05 6,2 5,4 5,7 5,0 5,5 4,8
15/05 6,0 6,0 4,6 6,0 5,2 5,7
18/05 5,0 6,4 4,6 5,7 5,3 5,4
21/05 5,5 6,2 5,8 6,1 4,8 5,4
24/05 5,7 5,9 5,2 5,6 5,0 4,5
27/05 5,0 5,9 6,2 5,6 4,8 5,0
30/05 5,4 5,6 5,8 5,4 5,1 5,3
02/06 5,0 5,6 5,5 5,6 5,0 4,9
05/06 6,1 5,6 6,0 4,8 6,2 5,1
08/06 6,2 5,8 5,9 5,6 6,0 5,0
11/06 6,0 5,9 5,7 4,8 5,9 4,9
Bảng phân tích sự sai khác về tỷ lệ cá đẻ giữa 2 liều tiêm KDT LRH-A:
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Liều A 3 260 86,66667 133,3333
Liều B 3 260 86,66667 133,3333
ANOVA
Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 0 1 0 0 1 7,708647
Within Groups 533,3333 4 133,3333
Total 533,3333 5
Liều A Liều B
Mean 86,66667 Mean 86,66667
Standard Error 6,666667 Standard Error 6,666667
Median 80 Median 80
Mode 80 Mode 80
Standard Deviation 11,54701 Standard Deviation 11,54701
Sample Variance 133,3333 Sample Variance 133,3333
Kurtosis #DIV/0! Kurtosis #DIV/0!
Skewness 1,732051 Skewness 1,732051
Range 20 Range 20
Minimum 80 Minimum 80
Maximum 100 Maximum 100
Sum 260 Sum 260
Count 3 Count 3
Largest(1) 100 Largest(1) 100
Smallest(1) 80 Smallest(1) 80
Confidence
Level(95,0%) 28,68435
Confidence
Level(95,0%) 28,68435
Bảng phân tích sự sai khác về tỷ lệ thụ tinh giữa 2 liều tiêm kích dục tố
LRH-A:
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Liều A 3 234,7 78,23333 82,52333
Liều B 3 230,2 76,73333 4,333333
ANOVA
Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 3,375 1 3,375 0,077714 0,794238 7,708647
Within Groups 173,7133 4 43,42833
Total 177,0883 5
Liều A Liều B
Mean 78,23333 Mean 76,73333
Standard Error 5,244786 Standard Error 1,20185
Median 73,6 Median 77,4
Mode #N/A Mode #N/A
Standard Deviation 9,084235 Standard Deviation 2,081666
Sample Variance 82,52333 Sample Variance 4,333333
Kurtosis #DIV/0! Kurtosis #DIV/0!
Skewness 1,698111 Skewness -1,29334
Range 16,3 Range 4
Minimum 72,4 Minimum 74,4
Maximum 88,7 Maximum 78,4
Sum 234,7 Sum 230,2
Count 3 Count 3
Largest(1) 88,7 Largest(1) 78,4
Smallest(1) 72,4 Smallest(1) 74,4
Confidence
Level(95,0%) 22,56649
Confidence
Level(95,0%) 5,171145
Bảng phân tích sự sai khác về tỷ lệ nở giữa 2 liều tiêm KDT LRH-A:
Anova: Single Factor
SUMMARY
Groups Count Sum Average Variance
Liều A 3 279,3 93,1 6,13
Liều B 3 282,9 94,3 5,16
ANOVA
Source of
Variation SS df MS F P-value F crit
Between Groups 2,16 1 2,16 0,38264 0,56968 7,708647
Within Groups 22,58 4 5,645
Total 24,74 5
Liều A Liều B
Mean 93,1 Mean 94,3
Standard Error 1,429452 Standard Error 1,311488
Median 92,2 Median 93,3
Mode #N/A Mode #N/A
Standard Deviation 2,475884 Standard Deviation 2,271563
Sample Variance 6,13 Sample Variance 5,16
Kurtosis #DIV/0! Kurtosis #DIV/0!
Skewness 1,419633 Skewness 1,597097
Range 4,7 Range 4,2
Minimum 91,2 Minimum 92,7
Maximum 95,9 Maximum 96,9
Sum 279,3 Sum 282,9
Count 3 Count 3
Largest(1) 95,9 Largest(1) 96,9
Smallest(1) 91,2 Smallest(1) 92,7
Confidence
Level(95,0%) 6,150436
Confidence
Level(95,0%) 5,642876
Một số hình ảnh về sự phát triển của cá bột lên cá hương:
Trứng bắt đầu nở
Cá bột vừa nở
Xuất hiện hồng cầu
Xuất hiện vây ngực
Xuất hiện bóng hơi
Xương phát triển
Noãn hoàng tiêu biến
Bắt đầu ăn thức ăn ngoài
Các vây xuất hiện đầy đủ
Bóng hơi chia 2 ngăn, các cơ quan phát triển đầy đủ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Vền Megalobrama terminalis.pdf