Nghiên cứu quy trình trồng nấm Linh chi

Có ánh sáng khuyếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía. Ánh sáng rất quan trọng đối với việc hình thành quả thể nấm và giúp nấm lớn lên bình thường.  Khả năng giữ ẩm (không bị gió lùa) tốt nhưng không kín làm ngộp nấm. Kín gió, thông thoáng, nhà trồng cần giữ ẩm nhưng cũng phải thông thoáng, để việc hô hấp của nấm tốt tránh nhiễm mốc và các nguồn bệnh khác.  Có mái chống mưa dột để chủ động trước mọi điều kiện thời tiết.  Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22 – 28 oC.  Độ ẩm không khí đạt 80 – 90 % ở giai đoạn ủ tơ thì độ ẩm không khí không quan trọng lắm, nhưng để chuyển sang sinh sản thì độ ẩm không khí rất quan trọng.  Nhà ủ gần nguồn nước tưới và có chỗ thoát nước. Nguồn nước sử dụng thí nghiệm không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu nước tưới bị phèn hoặc nhiễm mặn thì tai nấm dễ bị biến dạng chuyển màu ảnh hưởng đến năng suất nấm trồng.  Quanh khu vực nuôi trồng nấm và trong nhà trồng được vệ sinh sạch trước khi đem vào trồng, nếu công tác này làm không tốt sẽ làm giảm năng suất vì sâu bệnh phát triển rất nhanh trong và quanh khu vực trồng nấm.

doc52 trang | Chia sẻ: lvcdongnoi | Lượt xem: 10003 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu quy trình trồng nấm Linh chi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 Viêm da cơ MAW 55 96,4 % 3 – 6 Hồng ban Lupus MAW 84 82,1 % 3 Ruing tóc từng phần MAW 232 78,9% 1 – 3 Giảm trương lực teo cơ MAW.SAW 35 74,3 % 3 – 6 Loạn dưỡng cơ tiến triển MAW.SAW 121 56,2 % 3 – 6 Công hiệu của Linh chi ghi trong “Thần nông bản thảo kinh” hiện nay hoàn toàn được chứng minh đồng thời còn phát hiện các hoạt tính dược lý và trị liệu đa phương của Linh chi. Lý do là Linh chi có khả năng nâng cao sức đề kháng của cơ thể, chính vì vậy mà phòng trừ được các chứng bệnh sinh ra do sức đề kháng của cơ thể yếu. Linh chi có công dụng nâng cao thể chất, nâng cao khả năng thích ứng của cơ thể, điều chỉnh cân bằng sinh lý, nâng cao khả năng kháng bệnh, khả năng phục hồi sức khỏe. Linh cho có công hiệu phòng trị tốt đối với nhiều loại bệnh, từ ung bướu đến cao huyết áp, mỡ trong máu cao, ứ máu, tắc mạch máu, bệnh mạch vành, chảy máu não, nhồi máu cơ tim; từ bệnh trĩ đến viêm tuyến tiền liệt; từ bệnh suy nhược thần kinh đến bệnh hen suyễn đều có thể dùng Linh chi để phòng ngừa và điều trị bệnh. Ngoài ra Linh chi còn có tác dụng làm trì hoãn quá trình lão hóa của cơ thể, nâng cao khả năng kháng bệnh. Linh chi chứa khá đầy đủ thành phần khoáng vi lượng mà các khoáng tố này là nhân tố quan trọng trong rất nhiều phản ứng chống ung thư, dị ứng, chống lão hoá, xơ vữa, chống kết dính tiểu cầu…điều chỉnh dẫn truyền luồng thần kinh. Do đó Linh chi được xem như biện pháp phòng trị cơ bản. Theo BS Lương Lễ Hoàng (Cộng hoà liên bang Đức) thì “… Linh chi có tác dụng gián tiếp theo cơ chế đòn bẩy, thanh lọc cơ thể toàn diện qua chức năng lợi tiểu và lợi mật, một mặt kích thích nhiều chuỗi phản ứng sinh hoá trong cơ thể để từ đó điều chỉnh các rối loạn chức năng, làm lành ác tổn thương cơ quan, phục hồi hệ miễn nhiễm. Một khi hội đủ ba điều kiện trên thì cơ thể khó bệnh, con người khó già trước tuổi. Nếu biết cách áp dụng Linh chi sẽ là một trong các phương tiện hữu hiệu và an toàn để tăng cường sức đề kháng cơ thể trong cuộc sống đầy căng thẳng và ô nhiễm môi trường của thế kỷ 21…” Linh chi đóng một vai trò quan trọng trong y học cổ truyền Trung Quốc dù dùng độc vị hay phối hợp với các thảo dược khác. Đối với bệnh ung bướu: Theo “Linh chi phòng trị bệnh” thì “Linh chi có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể. Linh chi còn giúp cải thiện thể chất của bệnh nhân ung bướu, giảm nhẹ triệu chứng”. Đa số bệnh nhân ung bướu sau khi uống Linh chi hoặc bào tử Linh chi triệu chứng giảm thấy rõ, ăn uống và giấc ngủ được cải thiện, các triệu chứng như sốt nhẹ, ho, tức ngực, đại tiện lỏng đều chuyển biến tốt, khối u bị ức chế, chức năng miễn dịch được phục hồi. Tinh thần và thể lực được cải thiện, tuổi thọ kéo dài, một số trường hợp ung bướu được trị lành. Dùng Linh chi phối hợp với hoá trị, xạ trị, nâng cao hiệu quả của hoá trị và xạ trị. Đối với bệnh tim mạch: Trước đây người ta cho rằng không thể điều trị để giảm xơ vữa. Nhưng gần đây, đã có công trình chứng minh được, nếu điều trị tốt sẽ làm giảm kích thước mảng xơ vữa, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim, giảm đột tử. Linh chi có công dụng hạ huyết áp, hạ mỡ trong máu. Linh chi có tác dụng làm giảm độ tạo huyết khối của máu và phòng ngừa tắc mạch máu, chủ yếu là nhờ: Linh chi có thể làm tăng lượng lipoprotein mật độ cao trong máu, từ đó dần dần chuyển hoá, hoà tan và đào thải cholesterol mật độ thấp. Linh chi có thể nâng cao khả năng hoà tan của máu, làm tan các khối tiểu cầu trong máu nhằm ngăn ngừa tạo huyết khối và tắc mạch máu. Linh chi làm giảm nồng độ mỡ trong máu, kể cả loại cholesterol xấu. Các thử nghiệm dược lý ở Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy khi bổ sung Linh chi vào khẩu phần ăn của chuột bị cao huyết áp sẽ làm giảm huyết áp rõ rệt hơn là chuột không bổ sung Linh chi. Khi thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân cho thấy huyết áp trên bệnh nhân điều trị tiến gần đến tiêu chuẩn của WHO cho người cao huyết áp bình thường. Ngoài ra còn có sự giảm tổng số cholesterol, và có ý nghĩa ở chổ cholesterol tốt không giảm trong khi các cholesterol xấu giảm đi. Ngày nay nhiều loại thuốc điều trị bệnh tim mạch chỉ có tác dụng làm giảm thiểu bệnh tình một phần nào chứ không thể điều trị triệt để tận gốc. Khi dùng Linh chi phối hợp để điều trị, có tác dụng làm bệnh thuyên giảm đồng thời hiệu quả lại ổn định, là loại thảo dược lý tưởng dùng để hỗ trợ điều trị bệnh tim mạch hiện nay. Đối với bệnh viêm gan: Bệnh gan là một bệnh khó trị, khi bệnh gan tiến triển thì quá trình tổng hợp, trao đỗi chất trở nên xấu đi; cơ thể người bệnh trở nên suy yếu, đó là lý do làm cái chết đến nhanh hơn. Tỉ lệ người Việt Nam bị nhiễm virus viêm gan B (HBV) hiện nay là 18 - 24%. Việt Nam được xếp vào những nước có tỉ lệ nhiễm HBV cao trên thế giới. Tuy nhiên khi nhiễm virus viêm gan B, không phải ai cũng trở thành người bệnh. Ung thư gan thường là sau khi bị xơ gan do rượu (thường gặp ở Châu Âu) và xơ gan do HBV hoặc HCV. Linh chi được xem là có hiệu quả đối với gan chủ yếu là do có chứa polysaccharide và các triterpen. Germanium có trong Linh chi tác dụng đến chất endorphin là chất do cơ thể tiết ra, giống như morphin, làm giảm đau, dễ chịu nhưng endorphin rất dễ bị phân giải, chính germanium ngăn chặn sự phân giải endorphin, kéo dài cảm giác dễ chịu, giảm đau. Ngoài ra Linh chi còn kích thích tiết Interferon, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, có tác dụng chống virus rất mạnh và tác dụng trực tiếp đến tế bào gan bị tổn hại, ngăn chặn sự phát triển của bệnh gan. Linh chi có tác dụng: Tiêu viêm, làm viêm gan thuyên giảm. Chất triterpen có trong Linh chi làm phục hồi các hoạt động của tế bào gan. Ngoài ra, Linh chi có tác dụng nâng cao khả năng miễn dịch cơ thể, nâng cao khả năng phân biệt, sát thương và nuốt chửng virus viêm gan của tế bào miễn dịch (tế bào NK, tế bào T, tế bào B…) nâng cao khả năng tái sinh của tế bào gan, xúc tiến phục hồi tổ chức gan bị tổn thương, phục hồi và nâng cao chức năng gan. Do vậy Linh chi điều trị các bệnh viêm gan rất tốt, nhất là viêm gan cấp. Chống HIV: Các chất chiết tan trong nước của Linh chi có tác dụng chống HIV (Hattori et al, 1997 Kim eet al, 1997). Gần nay Mekkawy (1998), Min et al (1998) cho biết ganoderiol F và ganodermanontriol, acid ganoderic beta, ganodermanondiol, ganoderma nontriol và acid ganolucidic A và gucidumol B cũng có tác dụng chống HIV. Đặc biệt, có hai báo cáo của Đại học Chulalongkorn, Thái Lan và một báo cáo của Đại học Y dược Toyama, Nhật về thử nghiệm trên virus HIV. Theo Tiến sĩ Praphan Panuphak, nấm Linh chi đã được micron hoá (micronized) thử nghiệm trên những bệnh nhân nhiễm HIV ở Thái Lan cho thấy thuốc được dung nạp tốt nhưng tác dụng lâm sàng chưa rõ rệt. Điều này gợi mở cho các nhà nghiên cứu Linh chi trên thế giới một hướng mới trong việc khảo sát loại nấm được xem là trường thọ này, ngoài những tác dụng đã biết và làm chúng ta nhớ lại một thông tin đăng trên Sunday Morning Post 18 – 10 – 1992: Cơ quan FDA của Hoa Kỳ cho phép được sử dụng Linh chi (một trong 7 loại được phép) trong khi chờ những thuốc công hiệu hơn để ngăn ngừa và điều trị AIDS, mà Linh chi đã được chứng minh có ảnh hưởng phục hồi hệ miễn dịch của cơ thể. Dr. Anderew Weil cho biết: “Linh chi kích thích hệ thống miễn dịch tốt nhất, Linh chi không độc và rất hữu dụng trong lĩnh vực này”. Ông sử dụng nó trong ba năm cho các trường hợp ung thư, các trường hợp nhiễm HIV, các điều kiện tiền HIV và cho việc suy giảm hệ miễn dịch một cách tổng quát. Và gần đây là hữu ích trong các trường hợp của triệu chứng mệt mỏi mạn tính. Hiệu quả của Linh chi đối với mệt mỏi mạn tính: Linh chi phục hồi, làm giảm mỏi mệt, phòng ngừa bệnh Linh chi từ xưa đến nay được trân trọng như thuốc chữa vạn bệnh nhưng ngay cả những người không bệnh, Linh chi cũng hữu dụng. Người ta cho rằng việc tích tụ mệt mỏi do căng thẳng giữa mối quan hệ con người với nhau, do công việc, do môi trường làm phá vỡ sự thăng bằng của tâm hồn và cơ thể là nguyên nhân. Muốn điều trị, trước hết phải xem lại nhịp độ sinh hoạt của bản thân và sữa chữa lại, đồng thời việc sử dụng Linh chi cũng góp phần làm cân bằng nhịp sinh học của cơ thể. Linh chi cũng có công dụng dưỡng nhan sắc. Một số vật chất tiểu phân tử loại oligosaccharide có trong Linh chi có thể được cơ thể hấp thụ thông qua biểu bì, có công dụng cải thiện tuần hoàn ngoại vi ở da, trừ khử gốc tự do, tiêu trừ sắc tố nâu tích tụ ở da, từ đó đem lại hiệu quả làm nhuận da, dưỡng nhan sắc. Ngày nay có nhiều hãng làm mỹ phẩm từ Linh chi. Hiệu quả giảm đường huyết: Bệnh tiểu đường phát sinh là do tuyến tuỵ bị tổn thương hoặc viêm, hoặc do tuổi già, cơ thể suy nhược, chức năng sinh lý của tuyến tuỵ suy yếu, lượng insulin tiết ra giảm nên gây bệnh. Insulin có các chức năng: Thúc đẩy tiến trình oxy hoá glucose trong tế bào để cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động. Kích thích tổng hợp glucose thành glycogen dự trữ trong gan. Ức chế glycogen trong gan phân giải thành glucose. Ức chế protein, chất béo phân giải thành glucose. Nếu Isulin bị giảm, lượng đường huyết trong máu tăng và bị thải ra ngoài theo đường nước tiểu, làm tiểu nhiều. Từ đó dẫn đến phải uống nhiều nước để bù vào lượng nước đã mất, nhưng vẫn không hết khát. Luôn luôn cảm thấy đói, ăn nhiều nhưng do glucose cung cấp cơ thể không giữ được, lại tiếp tục cảm thấy đói, phải ăn nhưng cơ thể vẫn thấy gầy ốm vì không hấp thu được glucose, lượng protein và mỡ dự trữ bị huy động để tạo năng lượng. Linh chi có hiệu quả trị liệu nhất định đối với bệnh tiểu đường. Linh chi có thể làm tăng tuần hoàn máu ở tuyến tuỵ tăng lượng isulin tiết ra từ tuỵ. Vài triteerpen như ganoderan A, B, C chiết xuất từ Linh chi làm giảm đường huyết mạnh (Hikino et al,1985) tác dụng phụ của những thuốc trị bệnh tiểu đường khi phối hợp với Linh chi được giảm đến mức thấp nhất. Bệnh nhân tiểu đường sau khi uống Linh chi, đường niệu, đường huyết đều giảm, thể lực gia tăng. Linh chi trị suy nhược thần kinh: Linh chi trị suy nhược thần kinh hiệu quả rất rõ rệt, vừa cải thiện giấc ngủ, tăng sự thèm ăn, làm giảm hoặc khỏi chứng nhức đầu, nặng đầu, chống mệt mỏi, giúp phục hồi trí nhớ đồng thời không gây ra phản ứng phụ. Linh chi có tác dụng an thần, giảm đau và chống co thắt cơ trơn. Linh chi có tác dụng kháng viêm, có thể giảm viêm mô thần kinh nên cũng có khả năng phục hồi trí nhớ, phần nào có ích trong điều trị bệnh Alzheimer. Sự kiện này giải thích việc người xưa dùng Linh chi để phục hồi trí nhớ ở người cao tuổi. 1.2. Giới thiệu về nguyên liệu mạt cưa và vi sinh vật phân giải nguyên liệu Nguyên liệu trồng nấm Linh Chi bao gồm các loại cây lá rộng thân mềm, có thể sử dụng cây rừng hoặc cây vườn. Linh Chi sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mạt cưa cao su tươi, khô, không có tinh dầu và độc tố. Ngoài ra còn có thể trồng Linh Chi từ nguyên liệu là thân gỗ. Tốt nhất nên sử dụng cây gỗ Cao Su, Bồ Đề, So Đũa, Sung, … Mạt cưa cao su là nguồn cơ chất mà Linh chi phát triển rất tốt với giá thu mua rẽ tăng thêm lợi nhuận cho việc trồng nấm. Mạt cưa là nguồn phế thải gây ô nhiễm môi trường nặng nhưng nó lại đem lại hiệu quả kinh tế trong việc trồng nấm đặc biệt là nấm Linh chi. Dùng nguồn cơ chất này có thể làm nguồn cơ chất trồng nấm và cũng góp một phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường từ nguồn phế thải mạt cưa. Và sau khi nuôi trồng nấm có thể tận dụng làm phân bón hữu cơ sạch rất tốt cho trồng trọt. Chúng tôi lựa chọn mạt cưa cao su làm nguồn cơ chất chủ yếu để trồng nấm Linh Chi. Vì ở miền Nam loại mạt cưa cao su rất nhiều và rẻ. Nên đốn cây (chặt cây) vào thời điểm cây chứa chất dự trữ nhiều nhất (vừa rụng lá hoặc chuẩn bị mọc lá non), tức là vào mùa thu, khoảng tháng 10 hàng năm. Chọn cây có đường kính không nhỏ hơn 20 cm. Cắt khúc khoảng 0.8 – 1,2 m, loại bỏ những khúc có nấm mốc đã mọc. Cây khi cưa khúc phải xử lý đầu gốc bị cưa, nếu không sẽ bị nhiễm mốc. Có nhiều cách xử lý như: Chất đống hoặc xếp gỗ sao cho đầu khúc gỗ hướng mật ra ngoài nơi luồng gió qua lại, nếu vết cắt mau khô sẽ ít bị nhiễm. Quét vôi lên vết cắt. Vôi có tác dụng làm vết cắt mau khô và diệt khuẩn, ngăn các loại nấm mốc lạ phát triển. Đốt qua các đầu cắt bằng cách hơ lửa hoặc nhúng cồn thoa đều mặt cắt rồi đốt. Mạt cưa được lấy từ tế bào thực vật như các loại gỗ mềm, thành phần chủ yếu là xenlulozơ, hemixenlulo, licnin. Trong tế bào thực vật xenlulozơ liên kết chặt chẽ với nguồn hydro cacbon khác như hemi xenlulozơ, pectin, licnin để tạo liên kết bền vững. Hàm lượng xenlulozơ có trong nguyên liệu mạt cưa rất cao, cấu trúc rất bền và đa dạng, để phân giải phải dùng các loại axit hoặc kiềm mạnh, như vậy sẽ gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy cần có vi sinh vật (VSV) phân huỷ để nấm có thể hấp thụ dễ dàng. Trong thiên nhiên có rất nhiều nhóm vi sinh vật có khả năng phân giải xenlulozơ. Nấm sợi: Trong các nhóm VSV tham gia phân giải xenlulozơ thì nấm sợi có khả năng phân giải mạnh nhất vì. Nấm sợi có số lượng lớn và đa dạng về chủng loại ở trong tự nhiên. Nấm sợi có hệ sợi phát triển, hệ sợi có khả năng và xuyên qua nhiều nguồn xenlulozơ có cấu trúc bền vững. Nấm sợi có thể sinh trưởng được trên nhiều nguồn xenlulozơ tự nhiên khác nhau ngay cả trên nguồn xenlulozơ khó phân giải và nghèo chất dinh dưỡng mà các VSV khác như vi khuẩn, xạ khuẩn, nấm men không thể sinh trưởng được. Trong quá trình lên men nấm sợi không sinh độc tố. Đặc biệt nấm sợi có một hệ enzyme phân giải xenlulozơ mạnh và phong phú. Như vậy với những đặc điểm ưu việt của nấm sợi được xem là đối tượng quan trọng để phân giải từng nguồn xenlulozơ tự nhiên. Vi khuẩn: Nói chung, vi khuẩn có khả năng phân giải xenlulozơ nhưng không mạnh bằng nấm sợi, do xenlulozơ tự nhiên không phải là môi trường tốt cho sinh trưởng của vi khuẩn. Nhưng trong tự nhiên một số vi khuẩn có ưu điểm là sinh trưởng được trong điều kiện môi trường pH và nhiệt độ khác nhau, nên có thể giúp phân giải xenlulozơ trong điều kiện môi trường axít, kiềm hoặc ở nhiệt độ cao. Tham gia quá trình phân giải xenlulozơ tự nhiên có vi khuẩn hiếu khí lẫn yếm khí. Vi khuẩn hiếu khí: Cellulomonas, Vibrio, Archomobacter, Cytophaga, Soragium, Bacillus,… Vi khuẩn yếm khí: Clostridium, và một số loài Bacillus Xạ khuẩn: Ngoài nấm sợi và vi khuẩn, xạ khuẩn cũng tham gia quá trình phân giải xenlulozơ đáng chú ý là các xạ khuẩn: Streptosporangium, Streptomyces. Actinomyces, Nocardia, Micromonospora,… 1.3. Tình hình phát triển nghề nuôi trồng và sản xuất nấm Linh chi Ngành sản xuất nấm ăn đã hình thành và phát triển trên thế giới từ hàng trăm năm. Việc nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ. Ở Châu Âu, Bắc Mỹ trồng nấm đã trở thành một ngành công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Các loại nấm được trồng theo quy mô dây chuyền công nghiệp chuyên môn hóa cao độ: có nhà máy chuyên xử lí nguyên liệu sử dụng robot trong các khâu nuôi trồng chăm sóc và thu hái nấm. Nhiều nước ở Châu Á, trồng nấm còn mang tính chất thủ công, năng suất không cao, nhưng sản xuất gia đình, trang trại với số lượng đông nên tổng sản lượng rất lớn chiếm 70% tổng sản lượng nấm ăn toàn thế giới. Các nước Đông Bắc Á như Nhật Bản ,Trung Quốc, Hàn Quốc và vũng lãnh thổ Đài Loan,…. Theo Wuang. X. J. (dẫn theo Chang, 1993) thì từ đầu thế kỷ 17 (1621) các Nấm Linh chi đã được nuôi trồng ở Trung Quốc, chính bởi giá trị dược liệu của chúng. Gần nay người lại tìm thấy trên núi Maiji tỉnh Gansu, một tấm bia đá khắc năm 1124 ghi chép về nuôi trồng 38 loại nấm Linh chi. Đến 1936 GS. Dật Kiến Vũ Hưng và KS. Trực Tính Hậu Hồng Thị đã nuôi trống đại trà thành công nấm Linh chi Ganoderma lucidum ở trường Đại học Nông Nghiệp Tokyo Nhật Bản. Khoa học hiện đại nghiên cứu về nấm Linh Chi, đi đầu là các nhà khoa học Nhật Bản, sau đó là Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan,…năm 1972 đã trồng thí nghiệm nấm Linh Chi đạt kết quả tốt. Biểu đồ sau cho thấy nhịp độ gia tăng ổn định của công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi ở Nhật bản từ năm 1979 đến 1995 sản lượng tăng tới 40 lần (hình1.8). Hình 1.8 : Sản lượng nấm Linh chi nuôi trồng ở Nhật Bản (đơn vị tính: tấn, 1995: dự báo) Nhật bản có nghề trồng nấm truyền thống mỗi năm thu đạt gần 1 triệu tấn nấm. Nhật Bản là nước có sản lượng nấm cao nhất thế giới. Nấm linh chi vẫn được coi là “thượng dược” được xếp vào hàng siêu dược liệu, trên cả nhân sâm (Panax ginseng). Giá bán tính ra tại thị trường Nhật Bản lên tới trên 200 USD/kg thể quả khô đóng gói. Hàn Quốc nổi tiếng với nấm Linh Chi (Ganoderma lucidum) mỗi năm suất khẩu thu về hàng trăm triệu USD. Ở Trung Quốc từ những năm 1960 bắt đầu trồng nấm có áp dụng các biện pháp cải tiến kỹ thuật nên năng suất tăng gấp 4 – 5 lần và sản lượng tăng vài chục lần. Hàng năm Trung Quốc xuất khẩu hàng triệu tấn nấm sang các nước phát triển thu về nguồn ngoại tệ hàng tỷ đô la. Hiện nay Trung Quốc đã dùng kỹ thuật (Khuẩn thảo học) để trồng nấm nghĩa là dùng các loại cỏ, cây thân thảo để trồng thay cho gỗ rừng và nguồn nguyên liệu tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Ở Đài Loan, Peng (1990), Hseu (1992) báo cao đã sưu tầm, nuôi trồng tới hơn 10 loài Ganoderma khác nhau. Song Trung Quốc vẫn được thừa nhận là trung tâm lớn nhất thế giới về nuôi trồng, sản xuất nấm Linh chi (Zhao et Zhang, 1994). Hàn Quốc cũng chiếm một thị phần đáng kể. Đài Loan áp dụng các kỹ thuật tiên tiến và công nghiệp hóa trong nghề nấm đã có mức tăng trưởng tăng hàng trăm lần. Các nước vùng Đông Nam Á gần nay cũng bắt đầu công nghệ nuôi trồng nấm Linh chi. Malaysia chú trọng cải tiến các quy trình nuôi trồng nấm Linh chi ngắn ngày trên các phế thải giàu chất xơ, thậm chí cho thu hoạch thể quả chỉ sau 40 ngày (Teow et al, 1994). Ở Thái Lan đã có một số trạng trại cỡ vừa nuôi trồng Ganoderma lucidum. Linh chi cũng được nuôi trồng từ 1929 ở Ấn Độ (Bose,1929) và phát triển ở qui mô nhỏ. Ngày nay nhiều nước trên thế giới như Thái Lan, Malaysia, Mỹ,… nuôi trồng và đã sản xuất nấm cùng các chế phẩm Linh Chi làm thuốc và dược phẩm dưỡng sinh. Hằng năm doanh thu của các chế phẩm chống ung thư điều chế từ Linh Chi ở Đài Loan đạt trên 350 triệu USD. Ở Việt Nam viện Dược liệu – Hà Nội đã trồng nấm Linh Chi (giống Trung Quốc) thành công vào năm 1987. Chín năm sau, các nhà khoa học thuộc Đại học khoa học tự nhiên đã chọn được giống nấm Linh Chi mọc hoang ở rừng núi Lâm Đồng để nhân giống và đưa vào sản xuất tại trại trồng nấm Linh Chi của Xí nghiệp Dược Phẩm Trung Ương 24, đạt kết quả tốt vào năm 1988. Ở Việt Nam, Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác đã nói về Linh chi từ lâu và Lê Quý Đôn đã chỉ rõ đó là “Nguồn sản vật quý hiếm của đất rừng Đại Nam”. Song gần nay, loài chuẩn Ganoderma lucidum mới được nuôi trồng thành công trong phòng thí nghiệm (1978) và vào thập niên 90, Linh chi mới thật sự bùng nổ tại TP. Hồ Chí Minh (Đỗ Tất Lợi et al, 1994), sản lượng hàng năm mới đạt khảng 10 tấn/năm (Cổ Đức Trọng, 1991, 1993). Nghề trồng nấm ở Việt Nam đang phát triển nhưng quy mô nhỏ lẻ hộ gia đình, trang trại mỗi năm sử dụng vài tấn nguyên liệu có sẵn tới vài trăm tấn /1 cơ sở để sản xuất nấm. Nhìn chung nghề trồng nấm Linh chi phát triển mạnh và rộng khắp, và đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn, nhất là trong 20 năm gần đây. Trong sinh học nhờ sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nghề nấm về chọn tạo giống nấm, về kỹ thuật nuôi trồng và sự bùng nổ thông tin, nghề trồng nấm đã và đang phát triển trên toàn thế giới, được coi là nghề xóa đói giảm nghèo và làm giàu thích hợp với các vùng nông thôn, miền núi. 1.4. Tiềm năng phát triển của nghề trồng nấm Linh Chi ở Việt Nam Tiềm năng và những điều kiện thuận lợi của nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu rất phù hợp với người nông dân nước ta vì: Nghề trồng nấm đem lại lợi ích cho bản thân người trồng nấm, người chế biến và xuất khẩu, người tiêu thụ và của xã hội đó cũng là một động lực để phát triển nghề trồng nấm. Phát triển nghề nấm sẽ tận dụng được nguồn nguyên liệu trồng nấm, tận dụng nhân lực nhàn rỗi, tạo được nguồn sản phẩm sạch cho người tiêu dùng và xuất khẩu, nâng cao giá trị nông nghiệp. Đây là nguồn tài nguyên rất lớn nhưng chưa được sử dụng, nếu đem trồng nấm không những tạo ra loại thực phẩm có giá trị cao và phế liệu sau khi thu hoạch nấm dược liệu chuyển sang làm phân bón hữu cơ tạo thêm độ phì cao cho đất. Hiệu quả kinh tế và xã hội của nghề trồng nấm ăn và nấm dược liệu là rất rõ. Nguyên liệu trồng nấm rất sẵn có như: rơm rạ, mùn cưa, thân cây gỗ, thân lõi ngô, bông phế loại ở các nhà máy dệt, bã mía ở các nhà máy đường ước tính cả nước có trên 40 triệu tấn nguyên liệu, chỉ cần sử dụng khoảng 10 – 15 % lượng nguyên liệu này để nuôi trồng nấm đã tạo ra trên 1 triệu tấn nấm/năm và hàng trăm ngàn tấn phân hữu cơ từ phế liệu sau khi thu hoạch nấm. Khí hậu và thời tiết ở nước ta có thể trồng nấm cả 2 miền Nam Bắc, trồng quanh năm Trong những năm gần đây nhiều đơn vị nghiên cứu ở các viện, trường, Trung tâm đã chọn tạo được một số giống nấm ăn, nấm dược liệu có khả năng thích ứng với điều kiện môi trường ở Việt Nam cho năng suất khá cao. Các tiến bộ kỹ thuật về nuôi trồng, chăm sóc, bảo quản và chế biến nấm ngày càng hoàn thiện. Trình độ và kinh nghiệm của người nông dân được nâng cao. Năng suất các loại nấm đang nuôi trồng hiện nay cao gấp 1,5 – 3 % lần so với 10 năm trước. Tiếp nhận khoa học, công nghệ nước ngoài cùng với kết quả nghiên cứu trong nước hiện nay cho phép chúng ta có bộ giống nấm tốt nhất, năng suất cao, phù hợp từng vùng từng vụ, có thể làm chủ được về sản xuất giống và công nghệ trồng nấm. Vốn đầu tư để trồng nấm so với ngành sản xuất khác không lớn vì đầu vào chủ yếu là công lao động (chiếm khoảng 30 – 40 % giá thành 1 đơn vị sản phẩm) chỉ cần số vốn đầu tư ban đầu khoảng 10 triệu và 100m2 diện tích đất để làm lán trại. Thị trường tiêu thụ nấm trong nước và xuất khẩu ngày càng được mở rộng. Nhu cầu sử dụng nấm của người dân trong nước ngày càng tăng. Phát triển nghề sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu còn có ý nghĩa góp phần giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường. CHƯƠNG 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu 2.1.1. Nguyên liệu Mạt cưa được sử dụng trong nghiên cứu này có sẵn tại trang trại nấm của KS. Lê Minh Khoa, được thu mua tại các nhà máy chế biến gỗ tại Bình Dương, Đồng Nai,…với một số lượng tương đối và có thường xuyên ở TP. Hồ Chí Minh nên việc nghiên cứu trồng Linh cho trên mạt cưa dễ dàng hơn. Thành phần mạt cưa chủ yếu là thành phần từ cây cao su. Trong hai thí nghiệm dùng mạt cưa cao su tươi ngoài mạt cưa cao su còn bổ sung các phụ gia như cám gạo, bột ngô,…MgSO4, vôi (hoặc CaCO3) theo công thức phối trộn, nguồn nước phải sạch (nước sinh hoạt). Thí nghiệm được chúng tôi tiến hành tại trang trại nấm Minh Khoa ở huyện Củ Chi TP. Hồ Chí Minh. Thời gian thực hiện thí nghiệm từ ngày 10 – 3 đến 28 – 6 năm 2010. 2.1.2. Môi trường nuôi trồng Môi trường ở đây sử dụng cơ chất bằng mạt cưa cao su đã bổ sung phụ gia, tạo ẩm và thanh trùng. 2.1.3. Chủng giống nấm Linh Chi Giống: Sử dụng hai loại giống chủ yếu là trên hạt (giống trại nấm Minh Khoa) và trên thân khoai mì (giống trại nấm Bảy Yết) giống lấy từ mô nấm. Giống nấm ban đầu là giống có nguồn gốc từ Nhật bản (như hình 2.1). Giống đúng tuổi (không già hoặc non): không thấy có mô sẹo hay có cây nấm mọc trong chai giống. Giống đã ăn hết đáy chai túi (a) (b) Hình 2.1: Hình (a) giống nấm Linh chi cấp III trên hạt lúa. Hình (b) giống nấm Linh chi cấp III trên thân khoai mì. Không bị nhiễm nấm mốc, vi khuẩn, nấm dại: Quan sát bên ngoài thấy giống nấm có màu trắng đồng nhất, sợi nấm mọc đều từ trên xuống dưới và phải không có màu: xanh, đen, vàng,… không có các vùng loang lỗ. Giống nấm có mùi thơm dễ chịu Quá trình vận chuyển giống phải hết sức cẩn thận nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh, dựng đứng chai giống (nút bông quay lên phía trên). Được để nơi khô ráo thoáng mát, sạch sẽ, ánh sáng chiếu trực tiếp vào giống Chất lượng giống là một trong các yếu tố quyết định sự thành bại trong sản xuất nấm. Nếu giống tốt, năng suất nấm sẽ cao và ngược lại. Để phân biệt giống nấm tốt hay xấu có thể tham khảo tóm tắt các đặc điểm chính cần để đánh giá chất lượng meo giống (bảng 2.1). Việc chọn và đánh giá chất lượng giống tốt, đòi hỏi ngoài kỹ năng, còn phải có kinh nghiệm tích lũy và quyết định chính xác của người làm meo giống. Nên khi mua meo giống ta cần phải lựa chọn meo giống tốt và chọn nơi tin cậy để mua giống, để mang lại kết quả tốt cho việc nuôi trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế. Bảng 2.1: Đánh giá chất lượng meo giống. Giống tốt Giống xấu Tơ dày và trắng đều trên các loại cơ chất ở mỗi giai đoạn (thạch, giá môi, cọng, lúa,…). Tơ được giữ ở môi trường thông thoáng suốt thời gian tăng trưởng. Tơ còn trắng môi trường chưa khô. Bị nhiễm tạp, nguyên nhầy nhớt, có màu đục sữa (VK), có màu sắc lạ (mốc), tơ thưa hoặc rối bông. Tơ nhạt màu thành từng mảng trên bịch meo. Tơ để nơi nóng có nắng chiếu, chảy nước vàng. Môi trường khô, tơ nấm co lại, nằm sát mặt thạch. Trong thí nghiệm của bài luận này chúng tôi sẽ sử dụng giống cấp 3 để cấy giống, theo dõi và so sánh giữa hai loại giống nêu trên . 2.1.4. Dụng cụ và thiết bị Dụng cụ: Túi nilon PP kích thước 19 x 36 cm, cổ nút, nút bông, dụng cụ xoi lỗ Que cấy, panh kẹp, đèn cồn, cồn sát trùng Thiết bị: Máy sàng nguyên liệu Máy khuấy đảo Nồi hấp thanh trùng Phòng cấy giống phải sạch (được thanh trùng định kỳ bằng bột lưu huỳnh). 2.2. Phương pháp tiến hành Sơ đồ thí nghiệm Làm ẩm Bổ sung dinh dưỡng Nuôi ủ tơ nấm Cấy giống Nguyên liệu gỗ/mạtcưa/loại khác Thanh trùng Tạo khối hoặc vô túi nylon Nước vôi Ủ đống Trộn đều Thu hái nấm Quả thể Tưới nước Hình 2.2: Sơ đồ qui trình nuôi trồng nấm Linh chi trên mạt cưa Để có cơ sở so sánh tốc độ lan tơ của nấm Linh chi ở hai chủng giống cấy trên thì trước tiên nguồn cơ chất sử dụng để nuôi trồng phải nằm trong cùng một điều kiện tính chất sinh lí giống như nhau. 2.2.1. Chế biến nguyên liệu Yêu cầu: Mạt cưa cao su tươi, khô, không có tinh dầu và độc tốt. Từ lúc đốn cây (chặt cây) 7 ngày sau lấy mạt cưa để phối trộn ngay không để quá lâu. Mục đích: Quá trình phối trộn nhằm đồng nhất hỗn hợp chuẩn bị chi khâu ủ mạt cưa. Việc trộn vôi vào nguyên liệu để điều hoà độ ẩm vì các chất này có đặc điểm hút ẩm (giữ nước) khi dư nước và (nhã ra) trong trường hợp nguyên liệu thiếu nước. Ủ mạt cưa để lên men tỏa nhiệt làm phân giải một phần chất xơ và để bay hơi các tinh dầu có trong mạt cưa. Ủ mạt cưa để: Nguyên liệu có điều kiện thấm đều nước, đồng thời nước trộn phụ gia vào có dư sẽ đọng xuống nền và ngấm xuống đất không gây trở ngại cho nấm phát triển sau này. Các nhóm vi sinh vật có sẵn trong mạt cưa, nhất là xạ khuẩn, phân huỷ một phần nguyên liệu thành đơn giản hơn để cho nấm dễ sử dụng. Quá trình phân huỷ làm bên trong đống ủ sinh nhiệt (50 - 70oC) sẽ diệt bớt một số mầm bệnh tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu. Mạt cưa được sàn trước khi sử dụng để loại bỏ các mẫu cây que, mảnh gỗ vụn, văm bào hoặc các nhúm mạt cưa thô… Các dạng này hút ẩm chậm, khi thanh trùng bình thường sẽ không đạt, ngoài ra chúng còn là nguyên nhân làm rách bịch khi đóng bịch mạt cưa. Thao tác tiến hành: Mạt cưa được tạo ẩm, sử dụng 90 kg mạt cưa tươi phối trộn thêm phụ gia cám gạo (không mốc, không có mùi chua) 1%, chất dinh dưỡng MgSO4 3‰ vôi 1 – 1,5 % (trộn 1,5% kg vôi vào 100 lít nước) hòa nước sao cho vừa 30% độ ẩm. Đây là một số nguyên liệu bổ sung phổ biến hiện nay trong nuôi trồng nấm Linh chi như trong (bảng 2.2) nhưng ở bài thí nghiệm này chúng tôi phối trộn thêm phụ gia là cám gạo: Bảng 2.2: Thành phần dinh dưỡng của một số nguyên liệu bổ sung Nguyên liệu Chất khô (%) Nitơ (%) Phosphor (%) Carbohydrate (%) Chất béo (%) Khoáng (%) Bột bắp 89,0 1,5 0,19 71,3 3,8 1,3 Lúa mì 89,0 2,3 0,13 64,3 1,8 1,7 Cám gạo 91,0 2,0 1,13 37,0 13,7 11,7 Đậu tương 92,0 6,3 0,69 21,5 17,2 5,1 Gạo lức 86,1 1,26 0,09 64,4 2,0 1,2 Tiến hành kiểm tra độ ẩm bằng cách truyền thống đơn giãn là: vắt một nắm mạt cưa trong lòng bản tay, bóp thật mạnh. Nếu nước rỉ ra ở các kẽ ngón tay là dư ẩm (dư nước). Nếu thả tay ra mà mạt cưa bị rời ra là thiếu ẩm (thiếu nước). Nếu thả tay ra mà mạt cưa còn nguyên khối là (đạt). Trong trường hợp quen người ta chỉ cần nhìn màu mạt cưa đã có thể xác định độ ẩm. Màu sậm dần tỉ lệ với lượng nước cho vào, theo kinh nghiệm cho thấy, nguyên liệu hơi thiếu nước tốt hơn là dư nước (sẽ gây yếm khí làm chết tơ nấm). Độ ẩm nguyên liệu lên cao hơn có thể làm ngộp cho tơ nấm, vì oxy không khuyếch tán vào cơ chất được, mà nấm lại rất cần quá trình hô hấp. Độ ẩm cơ chất xuống thấp, các chất dinh dưỡng khó hoà tan và nấm không thể hấp thụ, dần dần suy yếu đi. Mạt cưa sau khi làm ẩm như (hình 2.3), chúng tôi sử dụng phương pháp ủ nhanh, được tiến hành ủ đống qua 6 giờ. (a) (b) Hình 2.3: Hình (a) mạt cưa chưa phối trộn phụ gia và làm ẩm. Hình (b) mạt cưa được phối trộn phụ gia và làm ẩm. Sau khi ủ đống, mạt cưa được sàn trước khi sử dụng để đóng bịch. Trong thí nghiệm này chúng tôi dùng loại sàn bằng máy. Hình 2.4: Hình chụp sàn mạt cưa bằng máy. Chú ý: Thời gian ủ không nên kéo dài quá 3 ngày. Lúc này nhiệt độ giảm, cơ chất có nhiều thức ăn đơn giản, các loại nấm mốc, vi trùng lại phát triển dành mất phần dinh dưỡng. Kết quả mạt cưa bắt đầu đỗi màu, từ màu nâu đỏ chuyển dần sang màu xanh tái. Chất lượng của nguyên liệu bị biến đổi, dẫn đến năng suất nấm trồng thấp hẳn. Ngoài việc ủ nguyên liệu người ta có thể sử dụng các chất hoá học để thuỷ phân cơ chất nhanh. Mạt cưa cũng có thể sàn trước khi ủ đống, nhưng không nên làm lúc còn khô (sẽ tạo bụi, không tốt cho phổi). Dụng cụ sàn mạt cưa có thể dùng nhiều loại bằng tay hoặc bằng máy (máy tự động) (hình 2.4) sàn mạt cưa vừa đều, vừa nhanh giảm công lao động. 2.2.2. Đóng bịch Yêu cầu: Đóng mạt cưa vào bịch phải thật chặt tay, không để lỏng, sao cho trọng lượng túi đạt khoảng từ 1,1 – 1,5 kg. Trong lượng cơ chất đủ cho nấm phát triển không dư cũng không thiếu để nấm phát triển tốt. Mục đích: Đóng bịch để định dạng nguồn cơ chất cho nấm phát triển, dễ di chuyển, không làm cho tơ nấm dứt khi di chuyển từ nơi này sang nơi khác. Dùng que soi lỗ để tạo nông ở giữa bịch, để giữ gòn khi hấp. Lỗ trên rộng để tiện khi cấy giống và tránh ma sát có hại cho tơ nấm lúc cấy vào. Thao tác tiến hành: Mạt cưa khi đã được xử lí chế biến xong cho vào túi nilon PP kích thước 19x36 cm đã chuẩn bị sẵn. Ở đây chúng tôi sử dụng túi nilon PP cho nghiên cứu trồng nấm Linh chi. Trong thí nghiệm này nên khi đóng mạt cưa bằng tay chúng tôi cho mạt cưa vào, nén lại bằng cách nện xuống đất. Dùng thanh gỗ khoảng 3 tấc, đường kính vừa lòng bàn tay, vỗ đều xung quanh thành bịch (xem hình 2.5). Đóng mạt cưa vào bịch xong, tiến hành làm cổ. Cổ có thể bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa chúng tôi sử dụng cả hai loại cổ để phân biệt hai chủng giống cấy. Sau đó, dùng que gỗ hoặc sắt (bằng ngón tay) dài 4 tấc (40 cm) soi lỗ để tạo nông ở giữa bịch. Miệng bịch được nhét lại bằng gòn không thấm. Cuối cùng xếp bịch vào nồi để đem đi hấp thanh trùng. Để thay thế cho các thao tác nén bịch bằng tay, người ta có thể dùng cối ép tự chế như (hình 2.6). Hình 2.5 Đóng bịch nguyên liệu mạt cưa Hình 2.6: Đóng bịch nguyên liệu mạt cưa bằng máy . Chú ý: Khi đóng mạt cưa bằng tay trong thí nghiệm này nên chúng tôi cho mạt cưa vào từng đợt, mỗi đợt 1/3 bịch, nén lại bằng cách nện xuống đất. Lúc nện xuống đất không nên túm chặt miệng, dễ làm tét bịch. Cổ có thể bằng giấy bìa cứng hoặc nhựa sử dụng loại cổ nào cũng không làm hại đến sự mọc ra của nấm, không nên dùng các loại chất liệu mềm làm cổ. Nên làm miệng rộng (đường kính 2,5 cm), cao 3 – 4 cm, tạo điều kiện cho tơ nấm dễ hô hấp. Có thể sử dụng que gỗ để soi lỗ để tạo nông ở giữa bịch. Lỗ phía trên bịch rộng để tiện khi cấy giống và tránh ma sát có hại cho tơ nấm lúc cấy vào. Miệng bịch được nhét lại bằng gòn không thấm. Nút nhét nên vừa phải, không quá chặt, khó thao tác, nhưng cũng không quá lỏng, dễ tuột ra. 2.2.3. Thanh trùng Yêu cầu: Kết quả của quá trình thanh trùng là sự vắng mặt hoàn toàn của sự sống, nghĩa là không có sự hiện diện của một số vi sinh nào nữa. Kỹ thuật thanh trùng là rất quan trọng trong chế biến nguyên liệu trồng nấm. Bịch sau khi hấp xong, mạt cưa chuyễn màu sậm hơn trước khi hấp, đưa lên mũi ngủi thì bịch mạt cưa sau khi đã hấp có mùi thơm của mạt cưa, cám gạo đã chín là việc thanh trùng đã đạt (và ngược lại thì cần phải hấp lại). Bịch sau khi hấp xong ra lò chờ nguội rồi cấy meo. Mục đích: Thanh trùng là quá trình xử lý để loại bỏ các nguồn nhiễm tự nhiên có sẵn trong nguyên liệu hay dụng cụ sẽ sử dụng để nuôi trồng nấm. Thanh trùng tiêu diệt mầm mống bệnh trong bịch trồng nấm. Chúng tôi sử dụng phương pháp thanh trùng bằng cách hấp cách thủy ở 100 oC trong thí nghiệm này kiểu hấp thanh trùng này không đòi hỏi các thiết bị đắt tiền, lại có thể thanh trùng số lượng lớn bịch cùng lúc (xem hình 2.7). Quan trọng nhất là chất dinh dưỡng trong nhiên liệu không bị phá huỷ bởi nhiệt độ. Tuy nhiên, khả năng diệt trùng chỉ tương đối, nhất là các bào tử nấm, đồng thời kéo dài thời gian thanh trùng lâu hơn. Thao tác tiến hành: Sau khi vào bịch chúng tôi đem đi hấp thanh trùng ngay để cho ra kết quả tốt nhất. Phương pháp: lò hấp cách thủy ở nhiệt độ 100oC, từ nhiệt độ bịch cơ chất hấp nhanh đến 100oC. Hấp thanh trùng khi mới đầu chúng tôi mở nắp để nấm mốc, vi khuẩn, … bay bớt ra ngoài (như áp suất của lò xả khí ban đầu), sau đó đóng lại tiếp tục thanh trùng. Khi nhiệt độ hấp lên đến 100oC duy trì trong 4 giờ, thời gian thanh trùng kéo dài khoảng 12 giờ. Hình 2.7: Lò hấp thanh trùng bằng hơi nước sôi. Chú ý: Thông thường mạt cưa đã vào bịch 5 ngày nhất thiết phải đi hấp bịch ngay. Nếu để quá lâu thì mốc ăn nấm dại mốc khuẩn ăn mốc pH giảm cấy meo không phát triển. Mạt cưa khô hay chất bổ sung (cám, bắp) thô và chưa kịp hút ẩm sẽ không thanh trùng tốt. Để đảm bảo cho quá trình thanh trùng, nồi hấp phải đủ nước cho suốt quá trình nấu, bịch chất so le để có khoảng trống cho hơi nước len lên từng bịch. Thời gian khử trùng được tính từ khi đạt đến nhiệt độ cần thiết. Không kéo dài thời gian hấp mạt cưa làm chai mạt cưa, độ ẩm cao, môi trường mạt cưa bị biến tính, cháy mạt cưa, ... Bịch sau khi hấp xong ra lò với bịch nhựa PP bịch ra lò ở nhiệt là nhiệt độ thấp dưới 50oC (dẻo dính dễ rách) 2.2.4. Cấy giống Yêu cầu: Khi cấy, meo giống trên thân khoai mì không ấn quá sâu xuống mạt cưa, đuôi cọng giống phải ló lên trên với giống trên thân khoai mì mặt mạt cưa để nấm dễ hô hấp và mọc nhanh. Phòng cấy và dụng cụ phải được khử trùng trước khi cấy, trong khi cấy phải kín gió. Thao tác nhanh gọn. Mục đích: Cấy giống vào nguồn dinh dưỡng từ cơ chất mạt cưa, đây là quá trình chuẩn bị để tơ nấm phát triển và hình thành quả thể nấm. Thao tác tiến hành: Chúng tôi cấy giống trong trường hợp không có tủ cấy (hình 2.8), đã chắn gió mỗi khi cấy giống. Tất cả thao tác, tiến hành trong nhà ủ nấm, các bịch thanh trùng xong chất thành cụm để tiện cho việc thao tác, tránh di chyển nhiều trong lúc cấy. Quan trọng nhất là việc che chắn gió sao cho ngọn lửa đèn cồn không bị dao động mạnh (do gió). Tuy nhiên cũng tránh làm cho nơi cấy quá kín, vì sẽ làm độ ẩm lên cao, dễ tạo nguồn bệnh. Bịch mạt cưa sau khi hấp xong, chờ nguội là cấy ngay. Các dụng cụ sử dụng như đèn cồn, kẹp giấy, chai giống phải lau cho sạch bằng cồn.Rửa tay bằng nước, sau đó sát trùng lại bằng cồn trước khi cấy. Miệng chai giống và bịch khi mở ở trạng thái nằm ngang trong phạm vi xung quanh ngọn lửa đèn cồn, đường kính 20 cm. Khử trùng miệng chai bằng cách xoay đều trên ngọn đèn cồn. Kẹp nhúng cồn và đốt vài lần trước khi bắt đầu cấy. Thỉnh thoảng lại nhúng cồn đốt để sát trùng. Dùng kẹp sạch đưa vào miệng chai giống kẹp que giống cấy vào cơ chất nhưng không ấn quá sâu xuống mạt cưa, đuôi cọng giống phải ló lên trên mặt mạt cưa. Đối với giống trên hạt thì thao tác cấy cũng tương tự như trên thân khoai mì, Nhưng vì là hạt nên không dùng kẹp cấy, dùng kẹp khuấy nhẹ giống đưa miệng giống vào miệng cơ chất cho giống từ từ vào. Sau đó đốt nút gòn nhẹ qua lửa (sát trùng) sau đó đậy miệng bịch lại. Thao tác được lặp lại như vậy nhiều lần đến hết. Hình 2.8 Hình ảnh chụp cấy giống không có tủ cấy. Chú ý: Những điều cần lưu ý khi cấy giống: Giống cấy phải đảm bảo đúng độ tuổi. Khi cấy không đưa kẹp vào lửa đèn cồn quá lâu để đốt. Trước khi cấy giống ta phải dùng cồn lau sạch miệng chai giống, bóc tách lớp màng trên bề mặt nhưng không được để hạt giống bị nát. Trong quá trình cấy, chai giống luôn phải để nằm ngang. Sau khi cấy giống ta đậy nút bông lại, vận chuyển túi vào khu vực ủ. Phải thường xuyên vệ sinh sạch sẽ phòng cấy giống. Khâu cấy giống phải hết sức cẩn thận, cần thao tác trong phòng có điều kiện tiệt trùng tốt. Tốt nhất nên sử dụng tủ cấy, vì tủ cấy sẽ hạn chế bớt mầm nhiễm có thể từ không khí (do gió mang đến) hoặc người cấy (nói chuyện, hơi thở, di chuyển…) 2.2.5. Giai đoạn nuôi ủ tơ Yêu cầu: Nhà nuôi ủ tơ sạch sẽ và thông thoáng để cung cấp oxy cho nấm giảm nhiệt độ, giảm độ ẩm của phòng, tránh nấm mốc phát triển. Độ ẩm từ 75% – 85%. Nhiệt độ từ 20 oC – 30 oC Ánh sáng yếu nhưng không quá tối. Ánh sáng hầu như không cần cho quá trình tăng trưởng của tơ nấm. Tuy nhiên ánh nắng chiếu trực tiếp lên bịch phôi làm tăng nhiệt, tơ nấm tiết ra nước vàng ảnh hưởng đến kết quả về sau của nấm. Tối quá thì tạo điều kiện cho nấm mốc và côn trùng phát triển. Không bị dột mưa hoặc nắng chiếu. Không để chung với đồ đạc sinh hoạt gia đình, vật liệu, nấm khô,… Không ủ chung với giàn nấm đang tưới hay đã và đang thu hoạch. Thao tác tiến hành: Bịch sau khi cấy giống, được chuyển nhẹ nhàng đặt trên các giàn, miệng túi quay nằm ngang (hình 2.9). Khoảng cách giữa các túi cấy từ 2 – 3 cm. Giữa các giàn luống có lối đi để kiểm tra nấm. Trong thời gian ủ không tưới, không di chuyển. Trong quá trình sợi nấm phát triển chúng tôi thường xuyên theo dõi và kiểm tra, nhưng không thấy có dấu hiệu nào túi bị nhiễm mốc xanh, mốc đỏ,… Nhà ủ tơ chúng tôi cũng xịt thuốc diệt côn trùng, nền nhà thì được rắc vôi. Theo dõi quá trình lan tơ nấm đến khi sợi nấm mọc được 1/2 – 1/3 bịch nấm, có sự hình thành quả thể ở miệng nút bông, ta phải tiến hành nới nút bông ở cổ nút chỉ để lại 1/5 lượng nút bông ban đầu cho nấm mọc qua cổ nút không bị kẹt. Ủ bịch đến khi tơ ăn đầy bịch, 2 ngày sau mới bắt đầu tưới nước, nhiệt độ duy trì là dưới 30 oC độ ẩm 95%. Hình 2.9: Hình ảnh chụp nhà ủ nấm Chú ý: Thời gian ủ ngắn tơ ăn nhanh hơn, chưa hẳn đã có lợi cho năng suất mà nhiều khi còn ngược lại Dưới đây (bảng 2.3) là một số nguyên nhân và cách để khắc phục khi nấm có dấu hiệu nhiễm bệnh. Bảng 2.3: Các bước kiểm tra bịch phôi nuôi ủ. Ngày(từ lúc cấy giống) Hiện tượng Khả năng bị bệnh Cách xử lý 5 – 10 Đổ mồ hôi Có phấn hồng(mốc cam) Nhiễm mốc Nhiễm mốc cam(Neurospora) Hấp – cấy giống mới Cô lập, loại bỏ nguồn bệnh 15 Không thấy có tơ trắng ở cổ bịch. Mốc xanh Bịch phôi có mốc đen như râu Giống chết Nguyên liệu bị nhiễm trùng hoặc bị ngộ độc Nhiễm nấm Trichoderma Nhiễm nấm nhầy (exomycetes) Hấp – cấy giống mới Kiểm tra và xử lý lại nguyên liệu rồi mới dùng Kiểm tra lại môi trường xung quanh trại trồng nấm. Loại bỏ các bịch nhiễm Trại quá ẩm, vệ sinh chưa tốt 15 – 20 Tơ mọc có dạng da beo (lõm nhiều chỗ trơ mạt cưa) Tơ mọc trắng có gân như rễ tre Tơ nhũn vàng từ nóc bịch ăn dần xuống Dòi nhỏ màu cam Nhiễm mitcs (bệnh trứng) Nhiễm nấm nhấy (myxomycetes) Nhiễm tuyến trùng (nematode) Nhiễm một loài ruồi nhỏ Tách riêng – xịt thuốc diệt và bgừa khu vực ủ bịch Tách riêng để nuôi ủ và tưới, tránh lây lan Tách riêng, lưu ý việc xử lý nền nay và không để bịch trên đất Tách ra – đốt hoặc xịt thuốc diệt côn trùng 25 – 30 Tơ màu vàng nhạt và thưa Bịch bị dập, thẩm màu, chảy nước. Môi trường quá kiềm Khí hậu quá nóng, ánh sáng nhiều Bịch ủ quá hầm và nóng Kiểm tra lại lượng vôi khi pha chế nguyên liệu Thông gió và che bớt ánh nắng để hạ nhiệt Không nên để bịch chồng chất lên nhau Không để trong hốc tủ quá kín 30 – 40 Tơ mới đầy bịch Giống yếu Mạt cưa nén quá chặt Kiểm tra giống Không nên nén chặt quá 2.2.6. Giai đoạn chăm sóc để thu đón quả thể Yêu cầu: Nhà trống nấm đã được chuẩn bị đạt được những yêu cầu sau: Chuẩn bị nhà trồng nấm đã đảm bảo sạch sẽ thông thoáng, đủ ánh sáng (không chiếu nắng). Có ánh sáng khuyếch tán (mức độ đọc sách được) và chiếu đều từ mọi phía. Ánh sáng rất quan trọng đối với việc hình thành quả thể nấm và giúp nấm lớn lên bình thường. Khả năng giữ ẩm (không bị gió lùa) tốt nhưng không kín làm ngộp nấm. Kín gió, thông thoáng, nhà trồng cần giữ ẩm nhưng cũng phải thông thoáng, để việc hô hấp của nấm tốt tránh nhiễm mốc và các nguồn bệnh khác. Có mái chống mưa dột để chủ động trước mọi điều kiện thời tiết. Nhiệt độ thích hợp cho nấm mọc dao động từ 22 – 28 oC. Độ ẩm không khí đạt 80 – 90 % ở giai đoạn ủ tơ thì độ ẩm không khí không quan trọng lắm, nhưng để chuyển sang sinh sản thì độ ẩm không khí rất quan trọng. Nhà ủ gần nguồn nước tưới và có chỗ thoát nước. Nguồn nước sử dụng thí nghiệm không bị nhiễm phèn, nhiễm mặn. Nếu nước tưới bị phèn hoặc nhiễm mặn thì tai nấm dễ bị biến dạng chuyển màu ảnh hưởng đến năng suất nấm trồng. Quanh khu vực nuôi trồng nấm và trong nhà trồng được vệ sinh sạch trước khi đem vào trồng, nếu công tác này làm không tốt sẽ làm giảm năng suất vì sâu bệnh phát triển rất nhanh trong và quanh khu vực trồng nấm. Nhà trồng ở trang trại cũng ít bị khói, bụi và nguồn ô nhiễm, như nấm khô, lá khô, ổ rác, bịch hư hỏng, không để gần mương, cống rãnh, hố phân,… nấm dễ bị nhiễm Trong nhà có hệ thống giàn giá xếp nấm lên để tăng diện tích sử dụng. Mục đích: Giai đoạn chăm sóc thu đón quả thể nấm nhằm cung cấp thêm nguồn chất dinh dưỡng cho nấm từ việc tưới nấm. Thao tác tiến hành: Bịch đã đầy tơ được chuyển vào nhà trồng để chăm sóc chuẩn bị thu hoạch. Trong quá trình chăm sóc, thu hái Linh Chi xếp các bịch nấm trên các giàn giá, kệ hoặc treo dây trong nhà chăm sóc trồng. Tuy nhiên ở đây chúng tôi xếp nằm ngang trên giàn để dễ dàng kiểm soát và theo dõi nấm hơn. Bịch nằm ngang (như hình 2.10): các bịch chồng lên nhau thành 4 – 5 lớp tùy, trên một khung gồm hai cây tầm vong gác song song nhau. Tưới phun sương nhẹ vào túi nấm mỗi ngày từ 3 – 5 lần (tùy theo điều kiện thời tiết). Tuyệt đối không tưới trực tiếp vào cổ bịch nấm. Chế độ chăm sóc như trên được duy trì liên tục cho đến khi viền trắng trên vành mũ quả thể không còn nữa kết thúc quá trình chăm sóc nấm và bắt đầu thu hái nấm. Chú ý: Quá trình tưới đón nấm cần lưu ý một số hiện tượng sau ở (bảng 2.4): Hình 2.10: Ảnh chụp bịch phôi nấm Linh chi đặt thẳng đứng Hình 2.11: Ảnh chụp bịch phôi nấm Linh chi đặt nằm ngang Bảng 2.4: Một số hiện tượng thường gặp khi trồng nấm: STT Hiện tượng Nguyên nhân Khắc phục 1 Tơ mọc đều nhưng không ra nấm Giống thoái hoá Nhiệt độ không thích hợp (quá cao hay quá thấp) Thiếu ẩm Thiếu độ thoáng khí Thay giống khác Theo dõi nhiệt độ, duy trì nhiệt độ thích hợp Giữ ẩm bằng cách phun sương đều đặn 2 Quả thể kết nụ nhưng không lớn, chết non Nhiều tai nấm cùng xuất hiện và cạnh tranh nhau. Dinh dưỡng giảm qua quá trình thu hái nhiều lần Cắt bớt, chỉ để 1 tai nấm phát triển Bổ sung dinh dưỡng hoặc kết thúc quá trình thu hoạch 3 Cuống nấm dài và nhỏ, mũ nấm không phát triển Nhà trồng nấm bị ngộp (dư CO2) Thiếu sáng Thông khí Cung cấp ánh sáng đủ cho nấm phát triển 4 Tai nấm dị dạng (dạng bông cải) Nhiễm nấm mốc Nước tưới bị phèn quá cao Ẩm độ quá thấp Nhiệt độ thay đỗi đột ngột Khử trùng lại trại nấm Xử lý nước 2.2.7. Giai đoạn thu hái nấm Yêu cầu: Dùng dao hoặc kéo sắc cắt chân nấm sát bề mặt túi, không chừa lại thịt nấm. Dùng cồn dụng cụ cắt và sát trùng vết cắt bịch nấm để bịch nấm không bị bệnh là được. Mục đích: Khi thu hái thể quả trong hết đợt 1, tiến hành chăm sóc như lúc ban đầu để tận dụng thu đợt 2, 3. Việc thu hái không đúng thì các đợt thu sau chất lượng và số lượng nấm sẽ giảm hoặc không có nấm. Thao tác tiến hành: Do thời gian thực hiện khóa luận và làm thực nghiệm tương đối ngắn nên chỉ dùng lại ở khâu chăm sóc nấm, chưa có thể thu hái nấm. Chú ý: Quả thể nấm sau khi thu hái được vệ sinh sạch sẽ, phơi khô hoặc sấy ở nhiệt độ 40 – 45 oC. Độ ẩm của nấm khô dưới 13%, tỷ lệ khoảng 3kg nấm tươi được 1kg nấm khô. CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1. Kết quả thí nghiệm khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên mạt cưa cao su Hiện nay trên ở các tỉnh miền Nam nuôi trồng nấm Linh chi rất nhiều và hiệu quả đạt được cũng tương đối cao. Nấm Linh chi được người dân nuôi trồng trên cơ chất mạt cưa là phổ biến nhất và một số trồng trên cơ chất khác như: bả mía, cây dương mai, các loại cây gỗ. Cơ chất mạt cưa được sử dụng rộng rãi hơn cả, trong cơ chất mạt cưa có chất dinh dưỡng cao phù hợp cho nấm Linh chi phát triển.Và thường sử dụng các cơ chất để làm giống cấy và dạng giống là giống hạt, giống thân khoai mì. Trong nuôi trồng nấm Linh chi thì dạng giống hạt lúa chiếm ưu thế nhất. Trong đề tài này tôi thử nghiệm nguồn cơ chất mạt cưa cao su, giống cấy trên hạt lúa và trên thân khoai mì. Những nguồn nguyên liệu này phổ biến và rẻ tiền ở Việt Nam, được áp dụng vào nuôi trồng thí nghiệm cho phần nghiên cứu của đề tài. Tham khảo các đề tài nghiên cứu của những người đi trước và qua quá trình tìm hiểu chúng tôi đã làm thí nghiệm nghiên cứu, phối trộn cơ chất trồng Linh chi theo công thức với tỉ lệ: Mạt cưa cao su + Cám gạo 1% + MgSO4 3 ‰ + Vôi 1% (bảng 3.1 và bảng 3.2) là kết quả nuôi trồng thu được. Bảng 3.1: Kết quả (thí nghiệm 1) khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (giống nấm trên hạt) STT Thời gian tơ lan đầy bịch (ngày) (loại bịch 19 x 36 cm) Kích thước tơ (mm) 1 Ngày thứ 1 0 2 Ngày thứ 7 20 3 Ngày thứ 10 47 4 Ngày thứ 13 77 5 Ngày thứ 17 112 6 Ngày thứ 22 145 7 Ngày thứ 25 179 8 Ngày thứ 29 200 Hình 3.1: Biểu đồ tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (giống nấm trên hạt) Bảng 3.2: Kết quả (thí nghiệm 2) khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (giống nấm trên thân khoai mì) STT Thời gian tơ lan đầy bịch (ngày) (loại bịch 19 x 36 cm) Kích thước tơ (mm) 1 Ngày thứ 1 0 2 Ngày thứ 7 12 3 Ngày thứ 10 25 4 Ngày thứ 15 43 5 Ngày thứ 22 85 6 Ngày thứ 28 125 7 Ngày thứ 33 164 8 Ngày thứ 35 200 Hình 3.2: Biểu đồ tốc độ lan tơ của nấm Linh chi trên cơ chất mạt cưa (trên thân khoai mì) Khảo sát trên hai thí nghiệm này thì không có bịch nào bị nhiễm hay không mọc tơ trong suốt quá trình tơ lan đầy bịch của thí nghiệm. Như trên cơ sở lý thuyết cho biết thời gian ủ kéo dài trong khoảng từ 20 – 40 ngày (tuỳ thể tích bịch, nguồn giống và nguồn mạt cưa). Ở bài thí nghiệm này chúng tôi sử dụng môi trường và điều kiện nuôi trồng như nhau. Trên một nguồn cơ chất và điều kiện nuôi trồng như nhau chỉ khác ở chỗ giống lấy từ hai nguồn khác nhau, đã cho ra hai kết quả khác nhau giữa hai giống cấy. Dựa trên sự thu nhận kết quả của thí nghiệm trên cho thấy tốc độ lan tơ đầy bịch ở thí nghiệm thứ nhất thời gian ủ kéo dài 29 ngày. Tốc độ lan tơ đầy bịch ở thí nghiệm thứ hai thời gian kéo dài lên đến 35 ngày. 3.2. So sánh tốc độ lan tơ của nấm Linh chi giống trên hạt lúa và giống trên thân khoai mì. Hình 3.3: Biểu đồ so sánh tốc độ lan tơ giữa hai giống nấm Qua quá trình khảo sát tốc độ lan tơ của hai giống nấm nuôi trồng trên nguồn cơ Cơ chất và điều kiện nuôi trồng như nhau. Chúng tôi đã thu nhận được những kết quả như sau: Các bảng và hình cho thấy tốc độ lan tơ của hai giống nấm này đều phát triển tốt, chậm ở giai đoạn đầu của tiến trình lan tơ, sau đó tốc độ lan tơ nhanh hơn. Qua thí nghiệm trên kết quả cho thấy tốc độ lan tơ của giống nấm trên hạt lan tơ mạnh và nhanh hơn tốc độ lan của giống nấm trên thân khoai mì. Điều này đã được trình bày từ các đồ thị tốc độ lan tơ của nấm Linh chi. Kết luận: Nên dùng giống cấp 3 là giống trên hạt là tốt hơn hết. Chương 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 4.1. Kết luận: Sau khi tiến hành thí nghiệm khảo sát tốc độ lan tơ của nấm Linh chi giống nấm trên hạt lúa và giống trên thân khoai mì, so sánh giữa hai giống nấm trên hạt lúa và giống trên thân khoai mì đã rút ra một số kết luận sau: Thời gian ủ nấm ở thí nghiệm thứ nhất thời gian ủ kéo dài 29 ngày để tơ lan đầy bịch. Thời gian ủ nấm ở thí nghiệm thứ hai thời gian kéo dài lên đến 35 ngày để tơ lan nay bịch. So sánh tốc độ lan tơ giữa hai thí nghiệm giống nấm trên hạt biểu hiện có tốc độ lan tơ mạnh và nhanh hơn tốc độ lan của giống nấm trên thân khoai mì. Thực hiện quy trình kỹ thuật chủ yếu thao tác bằng tay độ chính xác chưa được tốt. Có thể sử dụng giống nấm trên hạt để đưa vào trong sản xuất chính tốt hơn trên thân khoai mì. Việc sử dụng loại giống nấm trên hạt có đầy đủ dinh dưỡng, hiệu quả chất lượng cao, phù hợp cho cho nấm phát triển. Nguồn giống nấm trên thân khoai mì ở thí nghiệm trên có nguy cơ bị thoái hóa. Có hướng nghiên cứu mới cho loại giống trên thân khoai mì áp dụng vào nuôi trồng với loại nấm khác thích hợp hơn. Việc áp dụng kỹ thuật nuôi trồng nấm Linh chi này vẫn đảm bảo được chất lượng nấm thu được, giảm chi phí đầu tư kỹ thuật. Việc nuôi trồng nấm Linh chi cũng góp phần phát triển kinh tế do lợi nhuận từ việc trống nấm rất cao. Góp phần phát triển đất nước, ổn định kinh tế của người trồng nấm, giúp xử lí một phần nào chất thải nông nghiệp bảo vệ môi trường sống và đem lại lợi nhuận cho cá nhân người trồng nấm. 4.2. Kiến nghị: Do thời gian thực hiện khóa luận và làm thực nghiệm tương đối ngắn nên các thí nghiệm không thể lặp lại nhiều lần để có kết quả tốt nhất, chưa phát huy được hết ưu điểm của thí nghiệm. Qua thí nghiệm cho thấy thao tác thực hiện còn sử dụng nhiều lao động bằng tay nếu áp dụng vào sản xuất qui mô lớn thì tính hiệu quả không cao. Có những nghiên cứu và ứng dụng thực tế mới với mô hình thiết bị hiện đại hơn để kỹ thuật nuôi trồng được nâng cao hơn. Cần phải có nhiều nghiên cứu kỹ thuật trồng hơn và trên nhiều loại cơ chất khác, nghiên cứu kỹ thuật có thể rút ngắn được thời gian ủ tơ mà vẫn cho hiệu quả tốt. Đầu tư vốn, công sức vào các nghiên cứu mới thêm nhằm mang lại hiệu quả cao hơn nữa cho nghề trồng nấm Linh chi. Tăng thêm thời gian thực hiện làm tiểu luận tốt ngiệp để tăng thêm chất lượng và độ tin cậy của kết quả đạt được.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docnghien_cuu_quy_trinh_trong_nam_linh_chi_do_5022.doc
Luận văn liên quan