Nghiên cứu sự thay đổi các thông lưu huyết chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường TYP 2
1. Xác định các thông số lưu huyết chi trên bệnh nhân đái tháo đường
2. Thấy được mối tương quan giữa thông số lưu huyết chi và trị số huyết áp, Vòng bụng, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân ĐTĐ typ 2.
3. Thấy được mối tương quan giữa thông số lưu huyết và biland lipid máu của bệnh nhân ĐTĐ typ 2
23 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2893 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sự thay đổi các thông lưu huyết chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường TYP 2, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHIÊN CỨU SỰ THAY ĐỔI CÁC THÔNG LƯU HUYẾT CHI DƯỚI Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYP 2 Nguyễn Thị Phương Anh Người hướng dẫn : Ts. Hoàng Khánh Hằng ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh đái tháo đường typ 2 chiếm tỷ lệ: 85 - 95% trong tổng số bệnh nhân đái tháo đường, là 1 trong những bệnh không lây nhiễm phổ biến trên thế giới, ở Việt Nam. Tổn thương bàn chân: là một biến chứng mạn tính thường gặp ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2. Có khoảng 5-15% bệnh nhân ĐTĐ phải cắt cụt chi trong đó 50% không do chấn thương ĐẶT VẤN ĐỀ (tt) Tổn thương bàn chân ĐTĐ làm mất sức lao động, tàn phế, giảm chất lượng cuộc sống… Việc điều trị tổn thương bàn chân ĐTĐ cần một thời gian nằm viện rất dài và tốn kém 50% bệnh nhân ĐTĐ cắt cụt chi sẽ tử vong trong vòng 2 năm. Tổn thương bàn chân là hậu quả bệnh lý thần kinh ngoại biên, thần kinh tự động và thiếu máu do xơ vữa các mạch máu ở chân. ĐẶT VẤN ĐỀ (tt) Hiện nay, việc đánh giá mức độ tổn thương mạch máu chi trên bệnh nhân ĐTĐ chủ yếu thông qua siêu âm Doppler mạch. Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi máy móc và kinh nghiệm. Phương pháp đo lưu huyết chi đáp ứng những yêu cầu này bởi cấu trúc đơn giản, phân tích kết quả chủ yếu dựa vào phần mềm và dễ sử dụng ĐẶT VẤN ĐỀ (tt) Tại Việt nam, việc khảo sát lưu huyết chi trên bệnh nhân ĐTĐ typ 2 chưa thấy nghiên cứu nào đề cập đến. Chúng tôi tiến hành đề tài với mục tiêu: 1. Xác định các thông số lưu huyết chi ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 2. Tìm hiểu mối liên quan giữa các thông số lưu huyết với một số yếu tố nguy cơ (thời gian mắc bệnh, béo phì, trị số huyết áp, biland lipid máu) ở bệnh nhân ĐTĐ typ 2 . I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Đái tháo đường 1.1.1. Định nghĩa 1.1.2. Sơ lược lịch sử bệnh đái tháo đường 1.1.3. Phân loại ĐTĐ 1.1.4. ĐTĐ typ 2 1.2. Lưu huyết chi đồ 1.2.1. Lịch sử Lưu huyết chi đồ 1.2.2. Nguyên lý và phương pháp ghi lưu huyết chi 1.2.3. Phân tích, đánh giá đường ghi lưu huyết chi II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 2.1.1. Chọn bệnh nhân Chọn 40 bệnh nhân đã được chẩn đoán xác định ĐTĐ typ 2, tuổi 40 Khám và điều trị tại khoa Nội - Bệnh viện Trường Đại học Y Dược Huế. 2.1.2. Chọn nhóm so sánh Số lượng: 40 người không hút thuốc lá có tuổi, giới tương đương nhóm bệnh, là những người đến kiểm tra sức khoẻ tại bệnh viện Trường Đại học Y - Dược Huế và chưa phát hiện bất thường về lâm sàng và cận lâm sàng tại thời điểm khám. 2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ Bệnh nhân không hợp tác Đang trong giai đoạn nhiễm trùng cấp hoặc có bệnh nặng phối hợp. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Nghiên cứu theo phương pháp: mô tả cắt ngang gồm 40 bệnh nhân ĐTĐ typ 2. 2.2.2. Một số tiêu chuẩn chẩn đoán a. Chẩn đoán ĐTĐ: Theo TCYTTG năm 1998 nếu có một trong ba tiêu chuẩn dưới đây và phải có ít nhất hai lần xét nghiệm ở hai thời điểm khác nhau: 1. Glucose huyết tương bất kỳ trong ngày ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l), kèm ba triệu chứng lâm sàng gồm tiểu nhiều, uống nhiều, sụt cân không giải thích được. 2. Glucose huyết tương lúc đói ≥ 126 mg/dl (≥ 7 mmol/l) (đói có nghĩa là trong vòng 8 giờ không được cung cấp đường). 3. Glucose huyết tương hai giờ sau uống 75g glucose ≥ 200 mg/dl (≥ 11,1 mmol/l) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU(tt) b. Chẩn đoán ĐTĐ typ 2: ( Theo tiêu chuẩn châu Á - Thái Bình Dương 2000) Đa số gặp ở những người lớn tuổi (trên 40 tuổi). Bệnh thường tiến triển âm thầm, các triệu chứng lâm sàng kinh điển mờ nhạt. Glucose máu thường tăng vừa phải, đi đôi với rối loạn lipid máu. Nồng độ insulin trong máu bình thường hoặc tăng. 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (tt) 2.2.3.Biến nghiên cứu : a. Thời gian mắc hiện bệnh: Được tính lúc bệnh nhân mắc bệnh ĐTĐ cho đến thời điểm nghiên cứu hiện tại, được tính bằng năm. b. Béo phì: Đo vòng bụng (VB) Chẩn đoán là béo phì khi số đo vòng bụng ≥ 90cm đối với nam và ≥ 80cm đối với nữ c. Huyết áp động mạch: Đo huyết áp: Máy huyết áp để đo đã được chuẩn hoá 6 tháng 1 lần, lấy tay trái làm chuẩn đo 2 lần cách nhau 3 - 5 phút. Nếu 2 lần đo chênh nhau trên 5 mmHg thì đo lại 1 đến 2 lần nữa rồi lấy trung bình cộng. Tuy nhiên, cần đo huyết áp cả 2 bên để đề phòng có hẹp động mạch bên trái 2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ( tt) d. Biland lipid máu:Theo tiêu chuẩn của IDF, bệnh nhân ĐTĐ có rối loạn lipid máu khi có một trong các thành phần ở bảng sau : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU e. Các thông số lưu huyết chi đồ: Hình dạng sóng lưu huyết chi: + Đỉnh sóng: Nhọn, tù, vòm. + Sóng phụ: có hay không xuất hiện, vị trí của sóng phụ (nếu có) so với sóng chính. Các thông số đánh giá cường độ dòng máu: + Impedance ratio (Tỷ số trở kháng). + Slope ratio (Tỷ số độ dốc). + Alternating blood flow (Lưu lượng tuần hoàn qua chi). Các thông số đánh giá trương lực mạch máu chi:Crest time (Thời gian đỉnh). + Crest width (Độ rộng đỉnh). + Propagation time (Thời gian truyền). PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯU HUYẾT CHI a. Máy đo lưu huyết chi: Rheoscreen compact - MEDIS (Đức) tại khoa TDCN - Bệnh viện trường Đại học Y Dược Huế. + Máy thuộc kiểu REG II. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯU HUYẾT CHI Máy đo lưu huyết chi: + Máy đo hai kênh (trái, phải) cùng với một kênh đo điện tâm đồ. + Dòng điện phát: Sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số cao 100 kHz và cường độ nhỏ 1mA. + Sử dụng điện cực tròn bằng nhôm, đường kính 2 cm (8 cái). + Quy ước: dây nối điện cực màu đỏ bên phải, màu vàng là bên trái. + Ghi lại, in ra và lưu trữ các thông số lưu huyết đo được vào máy vi tính. Chọn phép đo phân tích sóng xung (Pulse wave analyze) bằng phương pháp lưu tốc trở kháng (Impedance plethysmography). PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯU HUYẾT CHI Các bước đo lưu huyết chi: Bệnh nhân được đo ở tư thế ngồi hoặc nằm thoải mái, lưng và đầu thẳng nhắm mắt và thở đều trong khi đo. Mắc điện cực vào chân như hình vẽ: + Các điện cực được bôi một lớp gel dẫn điện để có thể tiếp xúc tốt với da. + Đặt hai điện cực ở hai tay để đo đồng thời chuyển đạo DI của điện tim với sóng lưu huyết chi. Đo các thông số lưu huyết của đùi, bắp chân, bàn chân. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG GHI LƯU HUYẾT CHI Hình dạng sóng: Nhánh lên: thời gian máu qua các động mạch chi trong pha dồn máu nhanh, khi máu qua nhiều nhất thì đường cong đạt đỉnh Đỉnh sóng: điểm biến đổi rõ nhất về tính dẫn điện ở vùng chi đang nghiên cứu. Nếu sự biến đổi điện trở xảy ra nhanh, đỉnh sóng có dạng nhọn và ngược lại là tù hoặc phẳng. Biên độ Đường cơ bản Điểm khởi phát của nhánh lên Sóng phụ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG GHI LƯU HUYẾT CHI Hình dạng sóng: Nhánh xuống: tương ứng với lúc máu qua các tiểu động mạch, mao mạch rồi tĩnh mạch. Thông thường ở 1/3 trên xuất hiện 1 hoặc 2 sóng phụ thể hiện sóng dội của mạch máu. Số lượng sóng phụ và sự biểu hiện của sóng phụ (rõ, mờ, không xuất hiện) là chỉ tiêu đánh giá trương lực mạch máu chi. Khi trương lực mạch máu tăng: sóng phụ mờ, nằm ở vị trí cao sát đỉnh hay mất và ngược lại. Biên độ Thời gian đỉnh Nhánh xuống Đường cơ bản Điểm khởi phát của nhánh lên Sóng phụ PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG GHI LƯU HUYẾT CHI 1. Các thông số đánh giá cường độ dòng máu chi: Biên độ sóng : Đánh giá đại lượng dao động thể tích mạch máu. Nó phụ thuộc vào thể tích nhát bóp của tim, tính chất và trạng thái của thành mạch máu, huyết áp động mạch. Chỉ số lưu huyết (Rheoindex): là tỷ số giữa biên độ sóng thu được và biên độ chuẩn. Hệ số mất đối xứng: đánh giá mức độ cân bằng trong quá trình cung cấp máu cho các vùng đối xứng chi trái và phải. Độ dốc nhánh lên: là tỷ số giữa độ dốc lớn nhất của nhánh lên với trở kháng nền, đơn vị p.m/s (p.m = per millie: phần nghìn). Thông số này vừa đánh giá cường độ dòng máu và trương lực mạch máu. Lưu lượng máu chi (Alternating blood flow - ABF): ABF = (Biên độ/Thời gian đỉnh)* chu kỳ tim*(6000/Trở kháng nền) Trong đó: 6000 = 60 giây* 100ml đơn vị là phần trăm ml máu trên 100ml tổ chức/phút (%/min). PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG GHI LƯU HUYẾT CHI 2. Các thông số đánh giá trương lực mạch máu chi: Thời gian đỉnh (Crest time): phản ánh thời gian giãn mạch cực đại của mạch máu chi. Yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến nó là tình trạng của thành mạch máu: độ đàn hồi và trương lực mạch máu. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ ĐƯỜNG GHI LƯU HUYẾT CHI 2. Các thông số đánh giá trương lực mạch máu chi: Thời gian truyền sóng tim - mạch (Propagation time): là thời gian tính từ đỉnh sóng R của điện tim đến lúc bắt đầu xuất hiện sóng lưu huyết, nó phản ánh trương lực mạch máu. Khi thời gian truyền ngắn thì trương lực mạch máu tăng và ngược lại. Độ rộng đỉnh (Crest width): là khoảng thời gian giữa hai điểm nằm hai bên đỉnh của đường cong ở vị trí 95% biên độ cực đại, nó phản ánh tính chất của đỉnh sóng lưu huyết III. DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Xác định các thông số lưu huyết chi trên bệnh nhân đái tháo đường 2. Thấy được mối tương quan giữa thông số lưu huyết chi và trị số huyết áp, Vòng bụng, thời gian mắc bệnh của bệnh nhân ĐTĐ typ 2. 3. Thấy được mối tương quan giữa thông số lưu huyết và biland lipid máu của bệnh nhân ĐTĐ typ 2 IV. KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU Từ tháng 02-03/ 2010: Sưu tầm tài liệu và viết đề cương Từ 22/03/ 2010 – 29/03/2010: Thông qua đề cương tại Bộ môn Từ 01/04/ 2010 – 10/04/2010: Thông qua đề cương tại hội đồng cấp trường Từ 04/ 2010 – 12/2010: Thu thập số liệu và tài liệu tham khảo Từ 01/ 2011 – 04/2011: Xử lý số liệu và viết luận văn. Từ 05/ 2011 – 08/2010: Hoàn thành luận văn và báo cáo. CẢM ƠN SỰ LẮNG NGHE CỦA QUÝ THẦY CÔ!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bao_cao_1894.ppt