Nghiên cứu sự tích luỹ vật chất dinh dỡng trong ao nuôi tôm sú (penaeus monodon) thâm canh ở Vĩnh Châu-Sóc Trăng

Ô nhiễm dinh dưỡng đặc biệt nặng ở kênh rạch sẽ tạo ra hiện tượng phú dưỡng hóa khi tỉ lệ giữa nitơ và photpho lớn hơn 12 thì lúc này sẽ do yếu tố photpho khống chế.Hậu quả là sự bùng nổ của rong tảo xảy ra,tăng độ đục của nước, cản trở sự phát triển thủy sản và có thể tăng tính độc đối với tôm, cá do có sự phát triển của tảo độc (Trình, 1997).

pdf42 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3289 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu sự tích luỹ vật chất dinh dỡng trong ao nuôi tôm sú (penaeus monodon) thâm canh ở Vĩnh Châu-Sóc Trăng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iềm năng và là mũi nhọn trong chiến lược phát triển nuôi trồng thủy sản Việt Nam trong tương lai. Năm 2004, Việt Nam đứng hàng thứ 3 trên thế giới với sản lượng đạt hơn 250.000 tấn. Hơn 2 thập kỷ qua, diện tích nuôi tôm đã tăng nhanh chóng nhưng năng suất lại giảm khi tính trên một đơn vị diện tích đất sử dụng. Tuy nhiên, việc bồi lắng phù sa, mặn hóa, dịch bệnh tôm… đang là vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của hệ thống canh tác này. Một trở ngại thường gặp trong những ao nuôi tôm là sự tích tụ phù sa ở đáy ao, những phù sa này có hàm lượng chất hữu cơ cao. Sự phân hủy của những chất hữu cơ sẽ gây ra hiện tượng thiếu oxy và sản sinh ra những khí độc như: NH3, H2S… Những hợp chất này có thể ảnh hưởng đến khả năng sản xuất của ao nuôi. Sự thải của chất thải chứa nhiều dinh dưỡng từ trại nuôi tôm thâm canh có thể chứa thành phần của thức ăn như Vitamine, thuốc kháng sinh, hàm lượng vật chất hữu cơ và cả mầm bệnh, cuối cùng dẫn đến những hậu qủa không mong muốn cho vùng nuôi. Trong quá trình nuôi tôm, đặc biệt là nuôi tôm sú bán thâm canh và thâm canh, chất lượng nước giảm dần về cuối vụ nuôi do sự tích tụ các chất thải từ thức ăn thừa và từ sản phẩm thải của tôm trên nền đáy ao. Ở đáy ao các chất thải bị phân huỷ hiếm khí sinh ra nhiều khí độc có hại cho tôm. Khi môi trường nuôi thay đổi bất lợi tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển nhanh chóng trong khi sức khoẻ tôm yếu đi nên tôm dễ mẫn cảm với mầm bệnh và bệnh tôm xảy ra là điều tất yếu. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiê cứu 2 Song song đó, sự tích luỹ vật chất hữu cơ ở nền đáy ao sau mỗi vụ nuôi là rất lớn, việc xử lý lượng chất thải này gặp rất nhiều khó khăn. Đòi hỏi cần phải có nơi chứa phải đủ lớn, thời gian và kinh phí để xử lý. Trong khi nhận thức của người nuôi về tính độc hại và tầm quan trọng của việc xử lý nước thải sau mỗi vụ nuôi còn rất hạn chế. Trước đòi hỏi cấp bách của thực tế “ Nghiên cứu sự tích luỹ vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Vĩnh Châu-Sóc Trăng” được thực hiện. Với nội dung nghiên cứu sự tích lũy dinh dưỡng trong ao nuôi theo thời gian, lượng dinh dưỡng tích lũy trong đất và nước ao nuôi. Từ đó làm cơ sở cho việc ước lượng lượng vật chất dinh dưỡng tích lũy trong ao qua vụ nuôi, khả năng ô nhiễm khi thải ra môi trường ngoài, đề xuất biện pháp quản lý ao nuôi và xử lý nước thải trước khi thải ra môi trường. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 3 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Biến động các yếu tố môi trường đất và nước 2.1.1 Đặc tính môi trường đất trong ao nuôi tôm Trạng thái tự nhiên của đất ao có ảnh hưởng đáng kể đến việc cung cấp chất dinh dưỡng hòa tan trong ao cũng như sự tạo thành các chất độc. Ao xây dựng trên vùng đất ngập mặn sẽ sinh nhiều NH3 và H2S hơn những ao có cùng mật độ nuôi, chế độ chăm sóc, sục khí nhưng lại được xây dựng trên vùng đất ruộng có tính sét pha thịt.. Hàm lượng chất hữu cơ có thể tăng lên trong qúa trình sử dụng ao nếu không được dọn tẩy đúng mức. Ở những ao xây dựng trên nền đất cát và ít được dọn tẩy, sự tích luỹ vật chất hữu cơ sẽ xảy ra nhanh chóng hơn vì ở đó chất thải có thể thấm nhanh vào đất (Chanratchakool et al., 2002). Nguyên tắc cơ bản là nên chọn những nơi có chứa từ 20% đất sét trở lên (mùn hoặc đất sét) là tốt nhất để xây dựng ao nuôi tôm, nên tránh những khu vực đất phèn, đất cát, đất hữu cơ hoặc đất than bùn (Boyd,1998a). Đất ao có thể ảnh hưởng đến pH của nước ao, nhất là trường hợp đất phèn tiềm tàng. Điều này cũng có nghĩa là ao nuôi ở vùng đất phèn sẽ phải chấp nhận điều kiện môi trường ao nuôi xấu trong nhiều vụ nuôi đầu tiên, tăng rủi ro về năng suất và dịch bệnh. Cho nên vùng đất có phèn tiềm tàng thường không được khuyến khích nuôi tôm (Chanratchakool et al., 2002). Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) đất ao có ảnh hưởng đến pH của ao và chất dinh dưỡng trong ao nuôi. Những ao đất có nhiều mùn bã hữu cơ có thể sinh ra nhiều khí độc, khó dọn tẩy hơn và chất hữu cơ ngày càng tích lũy nhiều hơn. Việc bón phân cho ao nuôi đôi khi cũng không có hiệu quả. Những ao đất chứa nhiều cát cũng gặp tình trạng tương tự là khó quản lý ao nuôi, nhất là gây màu và giữ màu nước trong suốt quá trình nuôi. Vì thế, chọn lựa vị trí ao nuôi phải lưu ý đến yếu tố này để không gặp khó khăn trong quản lý ao hay phải thả mật độ nuôi thấp. Một vài ao nuôi thủy sản được xây dựng trên vùng đất hữu cơ nên đáy ao chứa đựng hàm lượng chất hữu cơ cao. Phần lớn ao tôm được xây dựng trên nền đất không qúa 5-10% chất hữu cơ thì nồng độ chất hữu cơ có khuynh hướng tăng dần theo thời gian trong đất ao (Boyd,1995). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 4 2.1.2 Đặc tính lớp bùn đáy trong ao nuôi Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) chất thải lắng tụ trong ao nuôi tôm bao gồm đất ao bị xói mòn, phân tôm, thức ăn dư thừa, xác phiêu sinh vật, vôi, chất lơ lửng trong nước cấp vào…Trong chúng thì chất lắng tụ do xói lở ao chiếm tỉ lệ lớn nhưng chúng không phải là nguồn chính của thành phần chất hữu cơ trong lớp chất thải lắng tụ. Phân tôm, thức ăn dư thừa và xác phiêu sinh mới chính là nguồn chất hữu cơ lắng tụ. Vì thế, ao nuôi càng thâm canh thì lượng chất hữu cơ lắng tụ càng nhiều. Theo ước tính thì trong nuôi tôm thâm canh lượng chất thải lắng tụ có thể đến 3-5 tấn/hecta/vụ và nuôi bán thâm canh từ 2-3,5 tấn/hecta/vụ. Chất hữu cơ lắng tụ là một trong những nguyên nhân gây ra nhiều ảnh hưởng đến quá trình quản lý ao nuôi và trực tiếp lên tôm. Chất thải lắng tụ trước hết sẽ chiếm nền đáy ao làm giảm phần diện tích sạch để tôm sinh sống, bởi vì hầu hết thời gian tôm sống trên nền đáy ao. Bên cạnh đó, chất hữu cơ lắng tụ trong quá trình phân giải cũng tiêu thụ một lượng đáng kể oxy hòa tan trong nước và sinh ra các khí độc đối với tôm như NH3, H2S khi chúng tồn tại ở dạng khí (dạng ion ít độc hơn). Song pH là yếu tố ảnh hưởng đến tính độc của hai loại khí này vì nó quyết định đến tỉ lệ phân ly ở dạng khí hay dạng ion. Trong đó, NH3 là loại chất độc có ở hầu hết ở các ao nuôi tôm, nhưng H2S chỉ có ở các ao mà nền đáy chứa nhiều mùn bã hữu cơ (Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004). Đất đáy ao và sự tích tụ chất lắng là những phần gắn liền với hệ thống nuôi tôm. Hàm lượng chất dinh dưỡng, vật chất hữu cơ và mật độ vi sinh vật trong đáy ao nhiều và quan trọng hơn trong nước ao. Tôm thường sống trên mặt hoặc vùi mình dưới đáy ao. Vì vậy, những chất độc trong đáy ao sẽ gây hại cho tôm nuôi như tôm giảm ăn, chậm lớn, tăng tỉ lệ chết và mẫn cảm bệnh tật. Do đó, kiểm soát điều kiện đất đáy ao là cần thiết, bao gồm sục khí vừa phải ở những nới có tích luỹ bùn đặc, xây dựng ao có nơi lắng bùn trước khi đưa vào nuôi, kích thích tính hoạt hóa của chất bồi lắng, dùng hóa chất để cân bằng tiến trình oxy hóa khử và sử dụng lại nguồn nước lọc từ bùn đáy (Avnimelech và Ritvo, 2003). Tại những nơi mà nguồn nước cấp quá đục vì các chất vẩn hoặc phù sa, việc thiết lập các hồ lắng để cung cấp nước sạch cho ao nuôi trở nên rất cần thiết (Vũ Thế Trụ, 2001). Trong ao nuôi trồng thủy sản thâm canh, đặc biệt là ao nuôi tôm, nông dân thường dở bỏ lớp đất lắng dưới đáy ao sau mỗi vụ nuôi. Chẳng hạn như một vài vùng ở Đông Nam Á, nông dân thường dùng máy bơm nước áp lực cao để Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 5 rửa và dọn tẩy đáy ao, sau đó bơm ra ngoài khu vực ao nuôi. Việc làm này là không tốt vì chất lơ lửng, chất hữu cơ trong bùn lắng bị xáo trộn và phân hủy nhanh chóng hơn, chúng có thể gây ra vấn đề thiếu oxy và vẩn đục đối với nguồn nước tiếp nhận, mà nguồn nước này lại là nguồn nước cung cấp cho khu vực nuôi (Boyd, 1995). Nitơ và phospho là những thành phần chủ yếu trong chất thải hữu cơ của trại nuôi tôm. Một hecta ao nuôi tôm thâm canh ở Thái Lan phóng thích mỗi ngày khoảng 46 kg chất hữu cơ (Simon và Mattheve, 1994). Sự hao hụt N từ ao nuôi tôm là rất biến động và phụ thuộc vào tỉ lệ trao đổi nước. Theo ước tính, lượng N bị mất đi của ao nuôi tôm từ khoảng 17-58 gN/kg tôm đến 102 gN/kg tôm (Simon và Mattheve, 1994). Ngoài các chất thải từ ao nuôi tôm gây ô nhiễm môi trường, thì việc xói mòn đất ao cũng là nhân tố quan trọng. Mặc dù ở Thái Lan đã có quy định cấm các hoạt động thải trực tiếp bùn sên vét đáy ao ra môi trường nước nhưng người dân vẫn tiếp tục thực hiện, đặc biệt hoạt động này thường diễn ra khi thu hoạch tôm, và giai đoạn làm sạch ao chuẩn bị cho một vụ mùa mới (Dierberg and Kiattisimkul, 1996). Chất thải chủ yếu trong qúa trình trao đổi chất của tôm là ammonia, có tính độc cao đối với hầu hết sinh vật biển, kể cả tôm. Chất thải từ thức ăn dư thừa và chất bài tiết lắng tụ ở đáy ao, chúng được phân huỷ bởi hoạt động của vi sinh vật. Đặc biệt nhu cầu oxy của những nơi này sẽ cao hơn tất cả những khu vực khác trong ao nuôi tôm (Simon và Mattheve, 1994). Khi phát triển nuôi tôm trên diện rộng, đặc biệt là phát triển các mô hình nuôi tôm bán thâm canh và thâm canh thì một lượng lớn chất thải từ thức ăn dư thừa, các loại phân bón, hoá chất xử lý nước và chất thải của tôm được thải ra môi trường nước. Điều này làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường nước và làm giảm đi tính ổn đinh trong nuôi tôm. Khả năng gây ô nhiễm của nguồn nước nuôi trồng thuỷ sản có khuynh hước tăng theo mức độ tăng năng suất tôm cá nuôi (Boyd,1990). Khoảng 80%-90% chất dinh dưỡng được cung cấp từ nguồn nước và phân bón đã bị giữ lại trong ao. Do đó, nuôi tôm quảng canh ở Bangladesh hoạt động giống như hệ thống lưu giữ chất rắn và dinh dưỡng trong nước (Wahab et al., 2003). Hàm lượng đạm, lân tổng trong bùn đáy ao nuôi cá, biến động trong khoảng 0,43-2,95 mg/g và từ 0,3-1,85 mg/g tương ứng và kết quả nghiên cứu cũng cho rằng khi môi trường nước có hàm lượng muối dinh dưỡng cao thì xảy ra Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 6 sự hấp thụ ở nền đáy ao, ngược lại khi môi trường nước có hàm lượng muối dinh dưỡng thấp thì xảy ra quá trình phóng thích (Thanh, 1997 được trích dẫn bởi Lê Bảo Ngọc, 2004) Huỳnh Trường Giang (2003) nghiên cứu sự biến động và tương quan giữa các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú thâm canh cho rằng TKN, NH4+ biến động theo hướng tằng dần về cuối vụ do sự tích tụ nguồn dinh dưỡng ngày càng cao. 2.2 Nitơ và Photpho trong đất và nước Teichert-Coddington et al. (2000) nghiên cứu dinh dưỡng trong ao nuôi tôm bán thâm canh cho thấy sự tăng thêm đạm trong ao nuôi tôm chủ yếu từ nguồn nước lấy vào (63%) và thức ăn (36%), lượng đạm mất đi từ sự trao đổi nước (72%) và thu hoạch tôm (14%). Hàm lượng lân hầu hết từ nguồn nước cấp (51%) và thức ăn (47%), mất đi từ sự trao đổi nước (56%) và thu hoạch (9%). Khoảng (7%) lượng đạm và phần lớn (31%) lượng lân đưa vào ao nuôi bị mất đi không tính toán được, có lẽ lượng phân này được hấp thụ và chuyển hoá trong ao nuôi. Tỉ lệ chuyển hoá trung bình của thức ăn có chứa hàm lượng đạm và lân cho tôm lần lượt là 41% và 20%. Sản xuất được một Kg tôm thì cần đến 16,8 g đạm và 2,3 g lân bị mất đi bởi sự trao đổi nước. Hàm lượng N thải ra trong chất cặn lắng tăng theo mật độ tôm thả nuôi. Hơn 38,4% lượng N cung cấp vào ao nuôi là từ nguồn nước cấp vào, thức ăn và N tích luỹ trong bùn đáy. Tính toán nguồn bốc hơi vào không khí và qúa trình nitrate hóa chiếm từ 9,7- 32,4% trên tổng số (Martin et al., 1998). Một nghiên cứu của Penczak (1982) ước tính có 122,9 kg nitơ tiêu thụ thì chỉ có 27,2 kg được tích lũy với tỉ lệ chuyển hóa 2:1, 22% nitơ tiêu thụ được tích lũy và 78% thải ra có khoảng 30% được duy trì trong vòng chuyển hóa. Nếu lượng nitơ trong chất lắng là 4% thì 68%-86% nitơ tiêu thụ từ cá là ammonium và urea. Nuôi cá thâm canh làm cho môi trường xung quanh giàu chất dinh dưỡng và có nguy cơ bị ô nhiễm. Thức ăn dư thừa và phân cá làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ trong nước tăng, vì thế, lượng tiêu hao sinh học và nguy cơ ô nhiễm môi trường tăng ( Muir, 1992). Theo Simon và Mattheve (1994) cho rằng khoảng 69-98% N và 87-94% P cung cấp vào ao nuôi không được hấp thu vào sinh khối tôm mà thải vào ao nuôi và môi trường xung quanh. Khi nghiên cứu thực nghiệm nuôi tôm sú thâm canh ở Vĩnh Hậu-Minh Hải tác giả cho rằng hàm lượng đạm tăng cao vào cuối vụ nuôi, trong khi đó hàm Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 7 lượng lân có xu hướng giảm xuống (Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Thanh Tâm, 1995). Matthew và Simon (1994) khi nghiên cứu các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú thâm canh ở Thái Lan cho rằng vật chất lơ lửng (TSS) dao động trong khoảng 56-122 mg/l (được trích bởi Huỳnh Trường Giang, 2003). Sự phân hủy vật chất hữu cơ diễn tiến nhanh ở giá trị pH từ 7 đến 8. Do vậy, trong những ao nuôi có tính acid, nếu không dùng vôi để cải tạo pH thì vật chất hữu cơ sẽ có khuynh hướng tích luỹ nhiều hơn (Boyd,1998b). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 8 Chương 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian thực hiện đề tài Từ tháng 02/2006 đến tháng 06/2006 3.2 Vật liệu nghiên cứu - Chai nhựa 110 ml và 1 lít - Chày và cối sứ - Cốc sứ - Giấy lọc - Máy so màu quang phổ - Hoá chất phân tích mẫu 3.3 Phương pháp nghiên cứu Địa điểm thu mẫu: vùng nuôi tôm ở xã Vĩnh Phước, huyện Vĩnh Châu - tỉnh Sóc Trăng. Hình 3.1: Sơ đồ hệ thống ao nuôi Quạt nước Kênh Kênh cấp S: Diện tích H: Chiều cao cột nước Ao 1 S = 4.000 m2 H = 1,2-1,5 m Ao 2 S = 4.000 m2 H = 1,2-1,5 m Ao lắng S = 5.000 m2 H = 1,4 m Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 9 Chọn điểm thí nghiệm - Ao tôm: 2 ao, tôm thả có kích cỡ ban đầu từ 1,5 cm (PL15), mật độ thả 20 con/m2, 2 ao nuôi đều có diện tích là 4000 m2, sâu 1,6 m với mực nước nuôi tôm ban đầu là 1,2 m. - Ao lắng: 5000 m2, sâu 1,8 m với mức nước trữ là 1,4 m. - Thủy vực tự nhiên: kênh tự nhiên là kênh dẫn nước ( 20 m x 4 km) cung cấp nước từ sông Mỹ Thanh. Nhịp thu mẫu - Mẫu nước: định kỳ thu mẫu nước để xác định TAN, NO2-, TSS, NO3-,… - Mẫu đất: § Ao tôm: thu 2 điểm trong ao nuôi tôm, cách bờ 1m và ở giữa ao nuôi tôm, trộn lại lấy 1 mẫu đại diện cho ao. § Ao lắng: thu 2 điểm đầu nước cấp và điểm giữa ao, trộn lại lấy 1 mẫu đại diện cho ao. § Kênh tự nhiên lấy 1 mẫu cách bờ 4m (vì sát bờ là cây cỏ thủy sinh ở giữa lòng kênh thì nhiều xác bã, rác và bọc nylon do sinh hoạt của chợ Vĩnh Phước thải ra). - Mẫu thức ăn § Mẫu thức ăn thu mỗi loại thức ăn 1 mẫu, phân tích dinh dưỡng đạm-lân. - Mẫu tôm § Mẫu tôm được phân tích khi thu hoạch (đạm- lân). 3.4 Mô tả phương pháp - Mẫu nước được thu 5 điểm trong ao cho vào xô trộn lại để lấy một mẫu đại diện cho ao nuôi và ao lắng. Kênh được thu vào lúc nước lớn sáng ở 3 điểm (2 bên bờ và giữa kênh) trộn lại và lấy một mẫu đại diện. Sau đó, cho vào chai nhựa 1 lít và trữ lạnh ở 40C trong suốt qúa trình vận chuyển và phân tích. - Mẫu đất được lấy một lớp mỏng có độ dày từ 0-3cm. Sau đó, cho vào chai nhựa 110 ml và ướp lạnh ở 40C trong suốt qúa trình vận chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích. - Trong quá trình thu mẫu, kết hợp đo chiều cao cột nước của ao, từ đó, làm cơ sở cho việc tính toán lượng đạm-lân ban đầu, đạm-lân từ nước cấp, đạm- lân tích lũy theo thời gian ở mỗi ao là bao nhiêu (kg). - Nitơ và photpho trong nước + Nitơ (kg) = TN phân tích x Vnước x 0,001 +Photpho (kg) = TP phân tích x V nước x 0,001 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 10 - Nitơ và photpho trong thức ăn + Nitơ (kg) = khối lượng thức ăn (kg) x (%) Nitơ + Photpho (kg) = khối lượng thức ăn (kg) x (%) Photpho - Nitơ và photpho trong tôm + Nitơ trong tôm (kg) = trọng lượng khô (kg) x (%) Nitơ + Photpho trong tôm (kg) = trọng lượng khô (kg) x (%) Photpho - Ước lượng hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng đầu vào: nguồn nước cấp, phân bón gây màu, thức ăn. - Ước lượng hàm lượng các yếu tố dinh dưỡng đầu ra: nước thải (thay nước), vật chất dinh dưỡng tích luỹ trong thịt tôm. - Định kỳ lấy mẫu đầu vào khi cấp nước và đầu ra lúc xả nước. - Xác định hàm lượng chất dinh dưỡng và thể tích khi lấy nước vào và thải ra. - Xác định lượng vật chất hữu cơ tích luỹ trong ao tôm OM = (OMI – OM0) OM: Lượng vật chất hữu cơ tích luỹ trong ao tôm (chất thải) OMI: Tổng lượng vật chất hữu cơ đầu vào OM0: Tổng lượng vật chất hữu cơ đầu ra - Xác định hàm lượng đạm tích luỹ trong ao tôm N = (NI – N0) N: Lượng đạm tích luỹ trong ao tôm (chất thải) NI: Tổng lượng đạm đầu vào N0: Tổng lượng đạm đầu ra - Xác định hàm lượng lân tích luỹ trong ao tôm P = (PI – P0) P: Lượng lân tích luỹ trong ao tôm (chất thải) PI: Tổng lượng lân đầu vào P0: Tổng lượng lân đầu ra Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 11 3.5 Phương pháp phân tích Bảng 3.1: Phương pháp thu và phân tích mẫu Chỉ tiêu Chu kỳ theo dõi Vật liệu thu mẫu Giờ thu mẫu Phương pháp đo Mẫu nước TSS 2 lần/tháng Bình 1 lít 7-8 giờ sáng Lọc, sấy 1050C TAN 2 lần/tháng Bình 1 lít 7-8 giờ sáng Indo-phenol Blue NO3- 2 lần/tháng Bình 1 lít 7-8 giờ sáng Salicylate NO2- 2 lần/tháng Bình 1 lít 7-8 giờ sáng Diazonium PO43- 2 lần/tháng Bình 1 lít 7-8 giờ sáng Acid Ascorbic TN 2 lần/tháng Bình 1 lít 7-8 giờ sáng Kjeldalh TP 2lần/ tháng Bình 1 lít 7-8 giờ sáng Kjeldalh Mẫu đất TN 2 lần/tháng Bình nhựa 110 ml 7-8 giờ sáng Kjeldalh TP 2 lần/tháng Bình nhựa 110 ml 7-8 giờ sáng Kjeldalh Mẫu thức ăn Đạm 5 cỡ thức ăn Túi nylon Kjeldalh Lân 5 cỡ thức ăn Túi nylon Cỡ thức ăn Kjeldalh Mẫu tôm Đạm Thu hoạch Túi nylon Kjeldalh Lân Thu hoạch Túi nylon Kjeldalh 3.6 Phương pháp xử lý số liệu - Số liệu thu thập được phân tích bằng phần mềm Microsoft Excel và Minitab. - Sử dụng phần mềm Microsoft Word để soạn thảo văn bản. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 12 Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 TÍCH LŨY VẬT CHẤT DINH DƯỠNG TRONG AO NUÔI THEO THỜI GIAN 4.1.1 Tích lũy đạm trong nước ao nuôi Ở 2 ao nuôi tôm thâm canh trong nghiên cứu này hàm lượng đạm (N) có xu hướng tăng cao vào cuối vụ và tăng liên tục (Hình 4.1). Ở ao 1 hàm lượng đạm dao động trong khoảng 4,97-33,9 kg (phụ lục 1), ao 2 từ 5,54-36,8 kg (phụ lục 2) và ở ao lắng dao động trong khoảng 7,21-20,5 kg (phụ lục 3). Thức ăn bổ sung vào ao nuôi là yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến hàm lượng đạm tích trữ trong ao nuôi. Hàm lượng đạm ở 2 ao tăng cao vào tuần thứ 4 và thứ 6, do ngoài nguồn thức ăn vào thời điểm này còn có sự cấp nước cho 2 ao từ ao lắng (tuần thứ 4 cấp thêm 0,3 m cho mỗi ao; tuần thứ 6 cấp thêm 0,2 m cho mỗi ao). Riêng ao lắng sở dĩ hàm lượng đạm trong ao tăng theo thời gian do phụ thuộc khá nhiều vào lượng nước cấp vào, mật độ và hiệu quả phân giải của vi sinh vật, hàm lượng đạm, phù sa có trong kênh dẫn nước từ sông Mỹ Thanh và sản phẩm thải của chợ Vĩnh Phước cung cấp. Tổng hàm lượng đạm tích trữ trong ao nuôi thì dạng đạm hữu cơ (TKN) luôn chiếm tỉ lệ cao, ở ao 1 hàm lượng TKN dao động trong khoảng 4,92-33,3 kg (phụ lục 1); ở ao 2 từ 5,47- 36,3 kg (phụ lục 2). Sự tích trữ hàm lượng đạm trong nuôi thủy sản tương đối lớn phụ thuộc nhiều vào tính chất của đất ao, nguồn thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn và mật độ tôm nuôi. - 5 10 15 20 25 30 35 40 0 2 4 6 8 Tuần H àm lư ợ ng (k g) Ao 1 Ao 2 Ao lắng Hình 4.1: Sự tích lũy đạm trong nước ao nuôi theo thời gian Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 13 Theo Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Thanh Tâm (1995), khi nghiên cứu thực nghiệm nuôi tôm sú thâm canh ở Vĩnh Hậu-Minh Hải cho rằng hàm lượng đạm tăng cao vào cuối vụ do sự tích lũy vật chất dinh dưỡng. 4.1.2 Tích lũy lân trong nước ao nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy hàm lượng lân (P) tích trữ trong ao nuôi có xu hướng tăng về cuối vụ (Hình 4.2) . Ở ao 1 hàm lượng lân dao động trong khoảng 2,86-6,93 kg (phụ lục 1), ở ao 2 từ 3,12-6,36 kg (phụ lục 2) và ở ao lắng từ 2,66-5,89 kg (phụ lục 3). Giống như đạm, ao 2 hàm lượng lân ở tuần thứ 8 có tăng nhưng không đáng kể so với tuần thứ 6 do có sự điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp với nhu cầu của tôm. Sự tích trữ lân trong ao nuôi phụ thuộc rất lớn vào nguồn nước cấp, thức ăn, hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm, tính chất của đất và quá trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi. Sản phẩm thải của chợ Vĩnh Phước và phù sa của nguồn nước dẫn từ sông Mỹ Thanh, hiệu quả phân giải của vi sinh vật là nguyên nhân chính dẫn đến sự tích trữ lân trong ao lắng. Việc sử dụng phân bón và thức ăn có hàm lượng chất dinh dưỡng cao, kết hợp với việc thực hiện quy trình nuôi hạn chế thay nước là nguyên nhân làm cho hàm lượng đạm và lân tăng cao vào cuối vụ nuôi. Càng về cuối vụ nuôi, lượng thức ăn cho vào ao, sản phẩm thải của tôm tăng lên, sự phát triển của tảo và quá trình phân hủy chúng cũng góp phần bổ sung lượng lân cho ao. Trong vùng nuôi tôm, với hàm lượng đạm, lân tích trữ như vậy khi thải ra môi trường ngoài sẽ dẫn đến hiện tượng phú dưỡng hóa nguồn nước xung quanh, làm xáo trộn các yếu tố môi trường là nguyên nhân dẫn đến không bền vững của nghề nuôi. - 1 2 3 4 5 6 7 8 0 2 4 6 8 Tuần H àm lư ợ ng (k g) Ao 1 Ao 2 Ao lắng Hình 4.2: Sự tích lũy lân trong ao nuôi theo thời gian Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 14 4.1.3 Tích lũy tổng vật chất lơ lửng (TSS) và vật chất hữu cơ lơ lửng (OSS) trong nước ao nuôi Kết quả nghiên cứu cho thấy, tổng vật chất lơ lửng tích lũy trong ao nuôi tăng lũy tiến và có xu hướng tăng cao về cuối vụ (Hình 4.3), hàm lượng tổng vật chất lơ lửng tích trữ ở ao 1 dao động từ 81,2-514 kg (phụ lục 1), ở ao 2 từ 125- 612 kg (phụ lục 2), ao lắng từ 84-625 kg (phụ lục 3) vào thời điểm gần thu hoạch thì TSS và OSS tăng cao. Vật chất hữu cơ lơ lửng (OSS) tích trữ ở ao 1 dao động từ 9,32-91,8 kg (phụ lục 1); ở ao 2 từ 14,6-289 kg (phụ lục 2), ở ao lắng từ 21,1-74,6 kg (phụ lục 3). Tổng lượng vật chất lơ lửng tích trữ trong ao phụ thuộc nhiều vào lượng phiêu sinh động thực vật, sự xói mòn đất, thức ăn bổ sung vào ao nuôi, những chuyển động cơ học trong ao (sóng, sự di chuyển của tôm). Ngoài ra, đợt thu mẫu ở tuần thứ 6 có mưa là nguyên nhân làm cho lượng vật chất lơ lửng trong ao tăng lên đột ngột. Hàm lượng tổng vật chất lơ lửng trong ao lắng phụ thuộc rất lớn vào lượng nước cấp, nguồn phù sa của kênh dẫn nước từ sông Mỹ Thanh và sản phẩm thải của chợ Vĩnh Phước. 0 100 200 300 400 500 600 700 0 2 4 6 8 Tuần H àm lư ợ ng (k g) Ao 1 Ao 2 Ao lắng Hình 4.3: Sự tích lũy hàm lượng tổng vật chất lơ lửng (TSS) trong ao nuôi 0 50 100 150 200 250 300 350 0 2 4 6 8 Tuần H àm lư ợ ng (k g) Ao 1 Ao 2 Ao lắng Hình 4.4: Sự tích lũy hàm lượng vật chất hữu cơ (OSS) trong ao nuôi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 15 Nuôi cá thâm canh làm cho môi trường nước xung quanh giàu chất dinh dưỡng và có nguy cơ bị ô nhiễm. Thức ăn dư thừa và phân cá làm cho hàm lượng chất dinh dưỡng và vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước tăng (Muir, 1992). 4.1.4 Tích lũy vật chất hữu cơ của bùn đáy ao nuôi Vật chất hữu cơ và độ ẩm của bùn đáy ao có xu hướng tăng dần về cuối vụ đó là kết quả của quá trình khảo sát (Hình 4.5 và Hình 4.6). Ở ao 1 vật chất hữu cơ và độ ẩm dao động trong khoảng từ 2,91-3,74% và 38,1- 43,2% tương ứng (phụ lục 1); ở ao 2 dao động từ 2,44-3,37% và 39,3-53,2% tương ứng (phụ lục 2). Việc cải tạo ao tốt trước mỗi vụ nuôi là nhân tố quan trọng giúp làm giảm thiểu sự tích tụ hữu cơ ở đáy ao. Theo Boyd (1998b), sự phân hủy vật chất hữu cơ ở đáy ao diễn tiến nhanh ở độ pH từ 7 đến 8, do đó, trong những ao nuôi có tính acid, nếu không dùng vôi để cải tạo pH thì vật chất hữu cơ tích trữ ở đáy ao có khuynh hướng tăng dần theo thời gian. Trong nghiên cứu này, việc sử dụng vôi cải tạo đáy ao trước vụ nuôi là điều kiện rất cần thiết nhằm hạn chế sự tích lũy hữu cơ ở đáy ao, đó cũng chính là nguyên nhân làm cho lượng hữu cơ ở đáy ao nghiên cứu có tăng nhưng với tốc độ chậm. Theo Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải (2004) thì nguồn chất hữu cơ lắng tụ ở đáy ao chủ yếu là phân tôm, thức ăn dư thừa và xác phiêu sinh động thực vật chết, chúng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình quản lý ao nuôi và trực tiếp lên tôm, chất hữu cơ lắng tụ chiếm nền đáy ao làm giảm diện tích sinh sống của tôm, quá trình phân giải chúng cũng tiêu thụ một lượng lớn oxy, sinh ra các loại khí độc đối với tôm như NH3, H2S. Do đó, việc quản lý màu nước, lượng thức ăn là rất cần thiết nhằm hạn chế tối đa sự tích lũy hữu cơ ở đáy ao, tạo môi trường sống tối ưu cho sự sinh trưởng của tôm, hạn chế khả năng ô nhiễm nguồn nước khi thải ra môi trường bên ngoài. 0.0 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 0 2 4 6 8 Tuần Tỉ lệ (% ) Ao 1 Ao 2 Hình 4.5: Sự tích lũy vật chất hữu cơ của bùn đáy ao nuôi Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 16 Độ ẩm của bùn đáy ao có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi do thời gian đầu ao mới cải tạo nên độ ẩm thấp, sau thời gian nuôi thì lượng thức ăn dư thừa, đất từ bờ ao rửa trôi, cũng như xác bã động thực vật, chất thải của tôm tích tụ sau một thời gian nuôi ngày càng nhiều, sự phân hủy vật chất hữu cơ bởi vi sinh vật để lại lớp bùn nhão ở đáy ao làm tăng độ ẩm của bùn. - 10 20 30 40 50 60 0 2 4 6 8 Tuần Tỉ lệ (% ) Ao 1 Ao 2 Hình 4.6: Sự biến động độ ẩm của bùn đáy ao nuôi 4.1.5 Tích lũy đạm ở đáy ao Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng đạm ở đáy ao tương đối cao và có xu hướng tăng dần theo thời gian nuôi (Hình 4.7), ở ao 1 hàm lượng đạm dao động trong khoảng 6,10-9,10 mg/g (phụ lục 1); ở ao 2 từ 7,90-11,6 mg/g (phụ lục 2). Hàm lượng đạm ở đáy ao phụ thuộc rất lớn vào lượng hữu cơ tích trữ: nguồn thức ăn thừa, sản phẩm thải của tôm, hiệu quả hoạt động của vi sinh vật là nguyên nhân làm cho hàm lượng đạm ở đáy ao tăng dần về cuối vụ. Tuy có sử dụng vi sinh định kỳ nhưng với lượng thức ăn cho vào khá lớn, hiệu quả sử dụng thức ăn của tôm không cao, khả năng phân giải của vi sinh vật có hạn làm cho hàm lượng đạm tích lũy ở đáy ao tăng liên tục. 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 0 2 4 6 8 Tuần H àm lư ợ ng (m g/ g) Ao 1 Ao 2 Hình 4.7: Sự tích lũy hàm lượng đạm ở đáy ao Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 17 4.1.6 Tích lũy lân ở đáy ao Giống như đạm, hàm lượng lân ở đáy ao có khuynh hướng tăng dần về cuối vụ nhưng không khác biệt lớn (Hình 4.8). Ở ao 1 hàm lượng lân dao động trong khoảng 1-1,5 mg/g (phụ lục 1); ao 2 từ 0,7-1,1mg/g (phụ lục 2). Thức ăn dư thừa, đặc tính môi trường đất, hoạt động phân giải của vi sinh vật, chu trình chuyển hóa vật chất trong ao nuôi là những yếu tố ảnh hưởng đến sự tích lũy lân ở đáy ao. Giữa môi trường nước và đất luôn có mối quan hệ mật thiết: khi hàm lượng lân trong nước thấp thì xảy ra quá trình phóng thích từ đất ao và ngược lại khi hàm lượng lân trong đất thấp thì diễn ra quá trình hấp thụ. Ngoài ra, lân là yếu tố rất cần thiết cho sự phát triển của tảo, do đó, khi tảo chết quá trình phân hủy chúng sẽ phóng thích một lượng lân vào trong nước. Lân là yếu tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng ô nhiễm của nguồn nước, do đó, việc quản lý ao nuôi sao cho hàm lượng lân tích trữ trong ao sau vụ nuôi ở mức thấp nhất có thể được, và sự cân bằng giữa tỉ lệ N:P là rất cần thiết, có như vậy thì nghề nuôi tôm mới được ổn định và phát triển bền vững. - 0.2 0.4 0.6 0.8 1.0 1.2 1.4 1.6 0 2 4 6 8 Tuần H àm lư ợ ng (m g/ g) Ao 1 Ao 2 Hình 4.8: Sự tích lũy hàm lượng lân ở đáy ao Hàm lượng lân tích trữ trong ao nuôi cá dao động trong khoảng 0,3-1,85 mg/g, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy khi hàm lượng lân trong nước cao thì xảy ra quá trình hấp thu ở nền đáy, và ngược lại khi môi trường nước có hàm lượng lân thấp thì xảy ra quá trình phóng thích (Thanh, 1997 trích dẫn bởi Lê Bảo Ngọc, 2004). Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 18 4.2 TÍCH LŨY DINH DƯỠNG TRONG ĐẤT VÀ NƯỚC 4.2.1 Hàm lượng hữu cơ tích trữ trong ao qua vụ nuôi Qua Bảng 4.1 ta thấy, ở ao 1 sau 55 ngày nuôi hàm lượng hữu cơ còn lại trong ao nuôi là 305 kg (chiếm 88,4% trong tổng số hàm lượng hữu cơ đầu vào) và ở ao 2 là 413 kg (chiếm 86,8% trong tổng số hàm lượng hữu cơ đầu vào) sau 75 ngày nuôi. Trong tổng số hàm lượng hữu cơ đầu vào thì hàm lượng hữu cơ từ thức ăn chiếm 92,8% ở ao 1 và 93,5% ở ao 2, hàm lượng hữu cơ cung cấp vào ao nuôi từ môi trường nước là rất thấp ở ao 1 chiếm 7,2% và ở ao 2 là 6,5%. Hàm lượng vật chất hữu cơ tích lũy trong thịt tôm ở ao 1 là 11,6% và ở ao 2 là 13,2%. Do đó, việc quản lý cho ăn không đơn giản là kỹ thuật mà còn là nghệ thuật, định kỳ kiểm tra tôm, ước lượng tỉ lệ sống từ đó làm cơ sở cho việc sử dụng thức ăn, tránh được lãng phí gây ảnh hưởng xấu đến môi trường ao nuôi và gây ô nhiễm khi thải ra môi trường bên ngoài. Theo kết quả nghiên cứu thì lượng hữu cơ phóng thích mỗi ngày ở 2 ao nuôi tôm khoảng 5,55 kg ở ao 1 và 5,51 kg ở ao 2, thấp hơn so với nghiên cứu của Briggs (1994) cho rằng mỗi ngày 1 hecta ao nuôi tôm thâm canh ở Thái Lan phóng thích khoảng 46 kg hữu cơ. Bảng 4.1: Kết quả hàm lượng hữu cơ tích trữ ở các ao nuôi Các ao nuôi Tham số Ao 1 Ao 2 Đầu vào Nước cấp ban đầu (kg) 9,32 14,6 Thức ăn (kg) 320 445 Nước cung cấp (kg) 16,1 16,1 Tổng số (kg) 345 476 Đầu ra Hữu cơ trong tôm (kg) 40,5 62,9 Tổng số (kg) 40,5 62,9 Tích trữ trong ao (kg) 305 413 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 19 4.2.2 Hàm lượng đạm tích trữ trong ao qua vụ nuôi Qua Bảng 4.2 cho thấy, hàm lượng nitơ tích trữ trong ao 1 là 105 kg (chiếm 82,7% trong tổng số hàm lượng nitơ đầu vào) và ở ao 2 là 133 kg (chiếm 77,8% trong tổng số hàm lượng nitơ đầu vào). Trong đó, hàm lượng nitơ do thức ăn cung cấp chiếm 92,1% ở ao 1 và ao 2 là 94,2%, kết quả nghiên cứu này là cao hơn so với kết quả của nghiên cứu của Teichert-Coddington et al (2000) cho rằng hàm lượng nitơ cho vào ao nuôi từ thức ăn chiếm 36% và từ nước cấp là 63%, trong khi đó hàm lượng nitơ từ nước cấp của nghiên cứu này là khá thấp chỉ chiếm 7,90% ở ao 1 và 5,8% ở ao 2. Hàm lượng nitơ tích trữ trong thịt tôm ở ao 1 là 17,3% và 22,2% ở ao 2 cao hơn so với nghiên cứu của Teichert-Coddington et al (2000) chỉ chiếm 14%. Kết quả nghiên cứu này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Simon và Mattheve (1994) cho rằng khoảng 69-98% N không được hấp thu vào sinh khối tôm mà thải ra ao tôm và môi trường xung quanh. Theo Penczak (1982) thì chỉ có 22% nitơ tiêu thụ được tích lũy trong tôm và 78% thải ra môi trường ngoài. Bảng 4.2: Kết quả hàm lượng nitơ tích trữ ở các ao nuôi Các ao nuôi Tham số Ao 1 Ao 2 Đầu vào Nước cấp ban đầu (kg) 4,97 5,54 Thức ăn (kg) 117 161 Nước cung cấp (kg) 4,76 4,76 Tổng số (kg) 127 171 Đầu ra Đạm (N) trong tôm (kg) 22,4 38,0 Tổng số (kg) 22,4 38,0 Tích trữ trong ao (kg) 105 133 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 20 4.2.3 Hàm lượng photpho tích trữ trong ao qua vụ nuôi Qua Bảng 4.3 ta thấy, hàm lượng photpho tích trữ trong ao 1 là 7,66 kg (chiếm 84,4% trong tổng số hàm lượng photpho đầu vào) và ao 2 là 8,47 kg (chiếm 77,4% trong tổng số hàm lượng photpho đầu vào). Trong đó, hàm lượng photpho do thức ăn cung cấp chiếm 54,9% ở ao 1 và ao 2 là 61,3%, kết quả nghiên cứu này là cao hơn so với nghiên cứu của Teichert-Coddington et al (2000) cho rằng hàm lượng photpho cho vào ao nuôi từ thức ăn chiếm 47% và từ nước cấp là 51%, trong khi đó hàm lượng photpho nhận được vào ao nuôi từ nguồn nước cấp là thấp hơn chỉ chiếm 45,1% ở ao 1 và ao 2 là 38,7%. Hàm lượng photpho tích trữ trong thịt tôm ở ao 1 là 15,6% và ao 2 là 22,6% cao hơn so với nghiên cứu của Teichert-Coddington et al (2000) chỉ chiếm 9%. Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng photpho tích trữ trong ao thấp hơn so với nghiên cứu của Simon và Mattheve (1994) cho rằng khoảng 87-94% lượng P cung cấp vào ao nuôi không được hấp thu vào sinh khối tôm mà thải vào ao nuôi và môi trường xung quanh. Bảng 4.3: Kết quả hàm lượng photpho tích trữ ở các ao nuôi Các ao nuôi Tham số Ao 1 Ao 2 Đầu vào Nước cấp ban đầu (kg) 2,86 3,12 Thức ăn (kg) 4,98 6,87 Nước cung cấp (kg) 1,24 1,24 Tổng số (kg) 9,08 11,2 Đầu ra Lân (P) trong tôm (kg) 1,42 2,53 Tổng số (kg) 1,42 2,53 Tích trữ trong ao (kg) 7,66 8,67 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 21 4.2.4 Dự báo khả năng ô nhiễm khi thải ra môi trường Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng nitơ tích trữ trong ao 1 sau 55 ngày nuôi là 105 kg và ao 2 là 133 kg sau 75 ngày nuôi, tương ứng với hàm lượng photpho tích trữ trong ao 1 là 7,66 kg và ao 2 là 8,67 kg. Tỉ lệ giữa N:P tích trữ trong ao 1 là 13,7 và ao 2 là 15,3. Ô nhiễm dinh dưỡng đặc biệt nặng ở kênh rạch sẽ tạo ra hiện tượng phú dưỡng hóa khi tỉ lệ giữa nitơ và photpho lớn hơn 12 thì lúc này sẽ do yếu tố photpho khống chế. Hậu quả là sự bùng nổ của rong tảo xảy ra, tăng độ đục của nước, cản trở sự phát triển thủy sản và có thể tăng tính độc đối với tôm, cá do có sự phát triển của tảo độc (Trình, 1997). Thông qua kết quả ước lượng hàm lượng nitơ - photpho tích trữ trong 2 ao sau 55 ngày nuôi ở ao 1 và 75 ngày nuôi ở ao 2, ta thấy tỉ lệ N:P ở 2 ao khá cao, khả năng gây ô nhiễm môi trường khi thải ra bên ngoài là hoàn toàn có thể. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 22 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 KẾT LUẬN Qua kết quả “Nghiên cứu sự tích lũy vật chất dinh dưỡng trong ao nuôi tôm sú (Penaeus monodon) thâm canh ở Vĩnh Châu-Sóc Trăng” rút ra một số kết luận sau: - Theo thời gian nuôi lượng vật chất hữu cơ, đạm, lân tích lũy trong ao ngày càng tăng. - Hàm lượng hữu cơ tích lũy trong ao sau 55 ngày nuôi ở ao 1 là 305 kg, ao 2 là 413 kg sau 75 ngày nuôi. - Hàm lượng nitơ tích lũy trong ao sau 55 ngày nuôi ở ao 1 là 105 kg, ao 2 là 133 kg sau 75 ngày nuôi. - Hàm lượng photpho tích lũy trong ao sau 55 ngày nuôi ở ao 1 là 7,66 kg, ao 2 là 8,67 kg sau 75 ngày nuôi. - Với lượng nitơ - photpho tích trữ trong ao nuôi như thế thì khả năng gây ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi là rất cao. 5.2 ĐỀ XUẤT - Nước thải của ao nuôi tôm thâm canh có hàm lượng dinh dưỡng cao, cần phải được xử lý cẩn thận trước khi đưa ra môi trường bên ngoài. Có thể ứng dụng biện pháp sinh học trong việc xử lý nước thải của ao nuôi, sao cho sản phẩm thải của đối tượng này là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho đối tượng khác (sản phẩm thải của tôm sú có thể là nguồn dinh dưỡng tốt cho cá, nhuyễn thể, rong biển) nhằm hạn chế tối đa sự ô nhiễm môi trường. - Cần nghiên cứu nhiều hơn sự tích lũy dinh dưỡng trong ao nuôi tôm thâm canh với nhiều mật độ nuôi khác nhau nhằm đưa ra dẫn liệu đầy đủ hơn về ảnh hưởng của mô hình nuôi đối với môi trường và sự bền vững của nó. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Avnimelech, Y.; Ritvo, G. (2003). Shrimp and Fish pond soils processes and management. Aquaculture; vol. 220, no. 1/4 ; pp 549-567, 2003. ISSN; 0044-8486. 2. Boyd, C. E. 1998a. Region review of environmental issues and aquaculture sustainability. In Report on a region study and workshop Aquaculture sustainability and the enviroment. RETA 5534. Asian Development Bank (ADB) Network of aquaculture centres in Asia- Pacific (NACA) December 1998. 3. Boyd, C.E. 1990. Water quality in pond for aquaculture. Alabama Agriculture Experiment Station, Auburn University, Alabama. U. S.A. 482pp. 4. Boyd, C.E. 1995. Bottom soils, sediment, and pond aquaculture. Chapman and Hall, New York. 348pp. 5. Boyd, C.E. 1998b. Water quality for pond aquaculture. Research and development series No.43, August 1998, 37pp. 6. Boyd.C.E, 1998. Water quality for pond aquaculture Reseach and Development seies No. 43 August 1998. International Center for Aquaculture and Aquatic Enviroments Alabana Agriculture Experiment Station Auburn University. 37pp 7. Chanratchakool, P., J.F. Turnbull, S.J. Funge-Smith, I.H. Macrae and C. Limswan. 2002. Health management in shrimp ponds. Third edition. Do Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Thanh Phương, Đặng Thị Hoàng Oanh và Trần Ngọc Hải dịch. Quản lý sức khoẻ tôm trong ao nuôi. Tái bản lần thứ ba. Nhà xuất bản Nông Nghiệp TP. Hồ Chí Minh. 152 trang. 8. Dierberg,F.E.and W.Kiattisimkul,1996. Issues, impacts and implication of shrimpaquaculture in Thailan. Environmental management 20:649- 666. 9. Huỳnh Trường Giang, 2003. Nghiên cứu sự biến động và tương quan giữa các yếu tố môi trường trong ao nuôi tôm sú thâm canh. Luận văn tốt nghiệp đại học. 10. Lê Bảo Ngọc, 2004. Đánh giá chất lượng môi trường nước trong ao nuôi cá Tra (Pangasius hypophthalmus) ở xã Tân Lộc, huyện Thốt Nốt, tỉnh Cần Thơ. Luận văn cao học. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 24 11. Lê Trình, 1997. Quan trắc và kiểm soát môi trường nước. Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật Hà Nội, 231 trang. 12. Martin, J.L.M., Y. Veran, O. Guelorget and D. Pham, 1998. The fate of nitrogennous waste from shrimp feeding. Aquaculture 164(1-4):135- 149. 13. Muir, J. F., 1982. Economic aspects of wate treatment in fish culture. In: Report of the EIFAC Technical paper 41. pp. 123-135. 14. Nguyễn Văn Hải và Nguyễn Thanh Tâm, 1995. Thực nghiệm nuôi tôm sú thâm canh ở Vĩnh Hậu-Minh Hải. Luận văn tốt nghiệp đại học. 15. Nguyễn Thanh Phương và Trần Ngọc Hải, 2004. Giáo trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi giáp xác. Khoa Thủy sản-Đại học Cần Thơ. 16. Penczak, J, 1982. The environment of mesotrophic lake by carbon, phosporus and nitrogen from the cage Aquaculture of Rainbow trout, Salmogairdneri. J. Appl. Ecol. 19, 371-93. 17. Simon, J.Funge-Smith and Mattheve R.P.Briggs (1994). Water quality and nutrient discharge of intensive marine shrimp ponds in Thai Lan and their relati onships to pond produetivity. Development of strategies for sustainable shrimp farming, April 1991- April 1994, 1-29 18. Teichert-Coddington, D.R., D. Martinez and E. Ramirez, 2000. Partial nutrient budgets for semi-intensive shrimp farms in Honduras. Aquaculture 190(1-2):139-154. 19. Vũ Thế Trụ, 2001. Thiết lập và điều hành trại sản xuất tôm giống tại Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp, TP. Hồ Chí Minh; 108 trang, trang 33-46. 20. Wahab, M.A; Bergheim, A; Braaten, B (2003). Water quality and partial mass budget in extensive shrimp ponds in Bangladesh. Aquaculture; vol.218, no. ¼;pp. 413-423, 2003 ISSN: 0044-8486. Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 25 PHỤ LỤC Phụ lục 1: SỰ TÍCH LŨY DINH DƯỠNG TRONG AO 1 THEO THỜI GIAN Tuần Chỉ tiêu 0 2 4 6 Tổng đạm (TN) (kg) 4,97 ± 1,65 10,0 ± 1,37 22,7 ± 1,92 33,9 ± 0,57 Tổng đạm Kjedahl (TKN) (kg) 4,92 ± 1,63 9,85 ± 1,34 22,6 ± 1,96 33,3 ± 0,09 Tổng lân (TP) (kg) 2,86 ± 0,25 3,87 ± 0,25 5,35 ± 0,65 6,93 ± 2,25 Hữu cơ lơ lửng (OSS) (kg) 9,32 ± 1,25 53,6 ± 1,37 80,6 ± 2,01 91,8 ± 1,62 Tổng vật chất lơ lửng (TSS) (kg) 81,2 ± 3,12 144 ± 1,59 136 ± 2,46 514 ± 4,32 Tổng đạm bùn đáy (TKN) (mg/g) 6,10 ± 0,81 6,10 ± 0,40 8,10± 0,55 9,10 ± 0,09 Tổng lân bùn đáy (TP) (mg/g) 1,00 ± 0,13 1,10 ± 0,28 1,20 ± 0,11 1,50 ± 0,15 Hữu cơ bùn đáy (%) 2,91 ± 0,15 3,13 ± 0,26 3,37 ± 0,73 3,74 ± 0,29 Độ ẩm bùn đáy (%) 38,1 ± 4,34 39,0 ± 1,84 41,0 ± 3,05 43,2 ± 4,99 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 26 Phụ lục 2: SỰ TÍCH LŨY DINH DƯỠNG TRONG AO 2 THEO THỜI GIAN Tuần Chỉ tiêu 0 2 4 6 8 Tổng đạm (TN) (kg) 5,54 ± 1,85 12,0 ± 0,28 20,9 ± 0,12 35,9 ± 3,29 36,8 ± 2,08 Tổng đạm Kjedahl (TKN) (kg) 5,47± 1,85 11,8 ± 0,19 20,4 ± 0,14 31,8 ± 3,41 36,3 ± 2,30 Tổng lân (TP) (kg) 3,12 ± 0,50 3,74 ± 0,13 4,90 ± 0,20 6,13 ± 0,24 6,36 ± 2,82 Hữu cơ lơ lửng (OSS) (kg) 14,6 ± 2,04 20,0 ± 0,98 84,8 ± 2,35 154 ± 10,4 289 ± 7,84 Tổng vật chất lơ lửng (TSS) (kg) 125 ± 4,29 126 ± 5,13 141 ± 1,94 532 ± 12,5 612 ± 45,6 Tổng đạm bùn đáy (TKN) (mg/g) 7,90 ± 0,15 8,00 ± 0,08 8,30 ± 0,16 9,70 ± 0,05 11,6 ± 0,17 Tổng lân bùn đáy (TP) (mg/g) 0,70 ± 0,2 1,00 ± 0,04 1,10 ± 0,18 1,10 ± 0,76 1,10 ± 0,29 Hữu cơ bùn đáy (%) 2,44 ± 0,46 2,74 ± 0,78 3,17 ± 0,52 3,31 ± 0,77 3,37 ± 0,41 Độ ẩm bùn đáy (%) 39,3± 6,41 41,1 ± 2,71 43,7± 2,85 47,6± 1,64 53,2 ± 6,01 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 27 Phụ lục 3: SỰ TÍCH LŨY DINH DƯỠNG TRONG AO LẮNG THEO THỜI GIAN Tuần Chỉ tiêu 0 2 4 6 8 Tổng đạm (TN) (kg) 7,21± 0,09 8,63 ± 3,49 15,2 ± 1,14 20,5 ± 3,20 14,9 ± 0,79 Tổng đạm Kjedahl (TKN) (kg) 7,05± 0,05 8,23 ± 3,50 14,9 ± 1,16 16,3 ± 2,65 14,1 ± 0,81 Tổng lân (TP) (kg) 2,66 ± 0,38 2,71 ± 0,11 3,75 ± 0,38 5,23 ± 0,22 5,89 ± 0,44 Hữu cơ lơ lửng (OSS) (kg) 22,1 ± 0,45 31,9 ± 1,28 52,7 ± 2,47 61,6 ± 1,26 74,6 ± 2,89 Tổng vật chất lơ lửng (TSS) (kg) 84,0 ± 2,14 187 ± 15,2 125 ± 11,6 405 ± 6,54 625 ± 5,88 Tổng đạm bùn đáy (TKN) (mg/g) 7,00 ± 0,20 11,6 ± 0,29 14,5 ± 1,48 15,1 ± 1,04 15,2 ± 2,49 Tổng lân bùn đáy (TP) (mg/g) 0,80 ± 0,15 0,80 ± 0,09 1,10 ± 0,03 1,20 ± 0,17 1,00 ± 0,06 Hữu cơ bùn đáy (%) 3,38 ± 0,75 3,31 ± 0,83 2,80 ± 1,26 3,32 ± 1,02 3,06 ± 0,74 Độ ẩm bùn đáy (%) 39,8 ± 6,42 43,1 ± 2,78 47,5 ± 0,85 40,5 ± 5,01 44,2 ± 1,64 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 28 Phụ lục 4: KẾT QUẢ GHI NHẬN CÁC YẾU TỐ DINH DƯỠNG ĐẦU VÀO VÀ ĐẦU RA Các ao nuôi Tham số Ao 1 Ao 2 Đầu vào Nước ban đầu (m3) 4.000 4.000 Thức ăn CP 4001 (kg) 20 20 Thức ăn CP 4002 (kg) 100 100 Thức ăn CP 4003 (kg) 200 325 Nước cấp (m3) Tuần 4 Tuần 6 1.200 800 1.200 800 Đầu ra Tôm (kg) 220 350 Trung tâm Họ liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 29 Phụ lục 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MẪU TÔM VÀ THỨC ĂN Tham số Độ ẩm (%) Đạm (%) Lân (%) Thức ăn Loại CP 4001 Loại CP 4002 Loại CP 4003 10,62 11,73 10,83 38,05 38,58 35,32 1,5 1,66 1,51 Tôm Ao 1 Ao 2 81,61 82,03 55,29 60,49 3,52 4,02 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 30 Phụ lục 6: KẾT QUẢ GHI NHẬN THỂ TÍCH NƯỚC AO NUÔI Tuần Tham số 0 2 4 6 8 Ao 1 (m3) 4.000 4.000 5.200 6.000 Ao 2 (m3) 4.000 4.000 5.200 6.000 6.000 Ao lắng (m3) 7.000 7.000 7.000 7.000 7.000 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 31 Phụ lục 7: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỦY LÝ HÓA AO 1 Tuần Chỉ tiêu 0 2 4 6 TAN (ppm) 0,013 ± 0,007 0,032 ± 0,003 0.067 ± 0,005 0.014 ± 0,008 NO2- (ppm) 0,003 ± 0,000 0,005 ± 0,001 0.072 ± 0,001 0,474 ± 0,014 NO3- (ppm) 0,01 ± 0,01 0,04 ± 0.01 0,03 ± 0,01 0,11 ± 0,08 PO43- (ppm) 0,18 ± 0,03 0,25 ± 0,01 0,23 ± 0,01 0,14 ± 0,02 2,33 ± 1,02 13,4 ± 1,38 15,5 ± 1,66 15,3 ± 1,36 18 ± 3,39 22,55 ± 2,67 10,6 ± 0,40 70,4 ± 4,42 Hữu cơ lơ lửng Vô cơ lơ lửng Tổng vật chất lơ lửng (TSS) (ppm) 20,3 ± 5,75 35,95 ± 7,37 26,1 ± 4,18 85,7 ± 8,46 Tổng đạm (TKN) (ppm) 1,23 ± 0,41 2,46 ± 0,33 4,34 ± 0,38 5,55 ± 0,02 Tổng đạm (TN) (ppm) 1,24 ± 0,41 2,50 ± 0,34 4,37 ± 0,37 5,66 ± 0,10 Tổng lân (TP) (ppm) 0,72 ± 0,06 0,97 ± 0,06 1,03 ± 0,13 1,15 ± 0,38 Lân Kjedahl (ppm) 0,54 ± 0,02 0,72 ± 0,12 0,80 ± 0,30 1,01 ± 0,38 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 32 Phụ lục 8: KẾT QỦA PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỦY LÝ HÓA AO 2 Tuần Chỉ tiêu 0 2 4 6 8 TAN (ppm) 0,026 ± 0,01 0,026 ± 0,02 0,070 ± 0,00 0,024 ± 0,04 0,106 ± 0,03 NO2- (ppm) 0,002 ± 0,002 0,016 ± 0,005 0,008 ± 0,000 0,603 ± 0,002 0.032 ± 0,000 NO3- (ppm) 0,01 ± 0,00 0,05 ± 0,02 0,03 ± 0,01 0,20 ± 0,00 0,07 ± 0,04 PO43- (ppm) 0,19 ± 0,03 0,28 ± 0,02 0,27 ± 0,19 0,20 ± 0,03 0,17 ± 0,06 3,65 ± 1,13 5 ± 1,59 16,3 ± 2,50 25,6 ± 1,15 48,2 ± 1,82 27,5 ± 1,22 26,5 ± 1,22 10,8 ± 1,13 63 ± 2,22 53,8 ± 3,05 Hữu cơ lơ lửng Vô cơ lơ lửng Tổng vật chất lơ lửng (TSS) (ppm) 31,2 ± 1,82 31,5 ± 2,13 27,1 ± 4,80 88,6 ± 6,52 102 ± 2,46 Tổng đạm (TKN) (ppm) 1,37 ± 0,46 2,94 ± 0,05 3,92 ± 0,03 5,30 ± 0,57 6,05 ± 0,38 Tổng đạm (TN) (ppm) 1,39 ± 0,46 3,00 ± 0,07 4,02 ± 0,02 5,98 ± 0,55 6,13 ± 0,35 Tổng lân (TP) (ppm) 0,78 ± 0,13 0,94 ± 0,03 0,94 ± 0,04 1,02 ± 0,04 1,06 ± 0,47 Lân Kjedahl (ppm) 0,59 ± 0,18 0,66 ± 0,39 0,67 ± 0,02 0,82 ± 0,07 0,89 ± 0,26 Trun tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 33 Phụ lục 9: KẾT QỦA PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỦY LÝ HÓA AO LẮNG Tuần Chỉ tiêu 0 2 4 6 8 TAN (ppm) 0,018 ± 0,00 0,016 ± 0,00 0,063 ± 0,01 0,029 ± 0,02 0,075 ± 0,01 NO2- (ppm) 0,004 ± 0,000 0,007 ± 0,001 0,087 ± 0,074 0,208 ± 0,004 0,013 ± 0,001 NO3- (ppm) 0,02 ± 0,00 0,05 ± 0,00 0,03 ± 0,00 0,09 ± 0,08 0,08 ± 0,00 PO43- (ppm) 0,15 ± 0,02 0,22 ± 0,02 0,22 ± 0,07 0,23 ± 0,04 0,16 ± 0,05 3,15 ± 0,28 4,55 ± 1,24 7,53 ± 1,01 8,0 ± 3,02 10,7 ± 1,56 8,85 ± 2,43 42,2 ± 2,23 10,37 ± 4,25 59,5 ± 5,41 78,7 ± 2,56 Hữu cơ lơ lửng Vô cơ lơ lửng Tổng vật chất lơ lửng (TSS) (ppm) 12,0± 1,46 46,7 ± 2,18 17,9 ± 4,50 67,5 ± 6,52 89,3 ± 3,48 Tổng đạm (TKN) (ppm) 1,01 ± 0,01 1,18 ± 0,50 2,14 ± 0,17 2,33 ± 0,38 2,35 ± 0,13 Tổng đạm (TN) (ppm) 1,03 ±0,01 1,24 ± 0,50 2,18 ± 0,16 3,02 ± 0,46 2,46 ± 0,13 Tổng lân (TP) (ppm) 0,38 ± 0,05 0,39 ± 0,02 0,54 ± 0,05 0,75 ± 0,03 0,84 ± 0,06 Lân Kjedahl (ppm) 0,23 ± 0,16 0,17 ± 0,22 0,32 ± 0,67 0,52 ± 0,78 0,68 ± 1,23 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 34 Phụ lục 10: KẾT QỦA PHÂN TÍCH CÁC CHỈ TIÊU THỦY LÝ HÓA KÊNH Tuần Chỉ tiêu 0 2 4 6 8 TAN (ppm) 0,068 ± 0,01 0,088 ± 0,01 0,162 ± 0,01 0,023 ± 0,02 0,111 ± 0,00 NO2- (ppm) 0,013 ± 0,000 0,025 ± 0,004 0,076 ± 0,001 0,021 ± 0,010 0,310 ± 0,003 NO3- (ppm) 0,03 ± 0,00 0,05 ± 0,00 0,03 ± 0,00 0,04 ± 0,01 0,08 ± 0,00 PO43- (ppm) 0,22 ± 0,05 0,27 ± 0,03 0,22 ± 0,05 0,25 ± 0,03 0,19 ± 0,02 127 ± 12,1 87,7 ± 2,13 96,3 ± 2,10 83,6 ± 2,13 35,5 ± 1,76 162 ± 1,63 118 ± 8,74 127 ± 4,56 223 ± 7,52 249 ± 5,42 Hữu cơ lơ lửng Vô cơ lơ lửng Tổng vật chất lơ lửng (TSS) (ppm) 288 ± 10,2 206 ± 9,15 223 ± 9,17 307 ± 12,3 284 ± 8,45 Tổng đạm (TKN) (ppm) 1,10 ± 0,08 2,39 ± 0,45 2,31 ± 0,40 2,98 ± 0,12 2,27 ± 0,56 Tổng đạm (TN) (ppm) 1,14 ± 0,08 2,44 ± 0,45 2,43 ± 0,32 3,23 ± 0,14 2,37 ± 0,56 Lân Kjedahl (ppm) 0,67 ± 0,35 0,54 ± 1,16 0,74 ± 0,18 0,59 ± 1,25 0,40 ± 0,89 Tổng lân (TP) (ppm) 0,89 ± 0,08 0,81 ± 0,08 0,96 ± 0,20 0,84 ± 0,06 0,59 ± 0,06 Tổng đạm (TKN) bùn đáy (mg/g) 9,8 ±0,85 10,8 ± 0,25 13,5 ± 0,35 13,5 ± 0,31 7,6 ± 0,06 Tổng lân (TP) bùn đáy (mg/g) 1,0 ± 0,15 1,2 ± 0,36 0,9 ± 0,09 0,7 ± 0,11 0,8 ± 0,07 Hữu cơ bùn đáy (%) 2,97 ± 0,26 2,85 ± 0,20 2,57 ± 0,29 2,99 ± 0,77 2,9 ± 0,83 Độ ẩm (%) 55,2 ± 4,97 59,9 ± 2,75 58,1 ± 4,51 54,2 ± 1,49 57,1 ± 7,81 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 35 Phụ lục 11 : CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG AO NUÔI Cải tạo ao nuôi Tháo cạn nước ao Phơi đáy ao 7 ngày Bón vôi Super Canxi với lượng 30 kg/1000m2 Nước được cấp vào ao nuôi từ ao lắng qua túi lọc vải. Nước trong ao lắng được xử lý bằng BKC với liều lượng 1 lít/1000m2 có tác dụng diệt khuẩn Sử dụng Mass 500 với lượng 0,5 lít/1000m2 diệt giáp xác và cá tạp Gây màu nước bằng N-P-K với lượng 2 kg/1000m3 Trước khi thả giống tiến hành diệt khuẩn bằng Iodin với liều lượng 1 lít/1000m3 Tiến hành thả giống Quản lý thức ăn trong quá trình nuôi Sử dụng thức ăn CP của Thái Lan trong suốt vụ nuôi. Tùy theo giai đoạn phát triển của tôm mà lựa chọn cỡ thức ăn và lượng cho ăn phù hợp, có sự điều chỉnh lượng thức ăn theo nhu cầu của tôm (CP 4001, CP 4002, CP 4003). Giai đoạn nhỏ hơn 20 ngày tuổi cho tôm ăn 2 ngày/lần vào lúc 6h và 17h Giai đoạn từ 20 ngày đến 1 tháng tuổi cho ăn 3 lần/ngày: 6h, 10h và 17h Giai đoạn từ 1 tháng tuổi đến lúc thu hoạch cho ăn 4 lần/ngày: 6h,10h, 17h và 22h Sau khi tôm nuôi được 1 tháng tuổi thì sử dụng sàn ăn để kiểm tra sức khỏe, ước lượng tỉ lệ sống của tôm nhằm điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp và có biện pháp xử lý kịp thời khi tôm có biển hiện xấu. Để tăng hiệu qủa sử dụng thức ăn, trước khi cho ăn khoảng 30 phút tiến hành chạy quạt. Quản lý môi trường nước trong ao nuôi tôm Định kỳ 7-10 ngày bón vôi (Dolomite) cho ao với lượng 20 kg/1000m2 Iodin được sử dụng định kỳ với liều lượng 0,5 lít/1000m3 nhằm diệt vi khuẩn trong ao Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu 36 Thường xuyên rải vôi trên bờ ao với lượng 1 kg/100m2 Trong suốt quá trình nuôi không thay nước, chỉ tiến hành cấp nước vào những ngày cuối vụ nuôi khi có hiện tượng tảo tàn, mực nước thấp do trời nắng nóng. Kết hợp sử dụng vi sinh định kỳ 1 tuần/lần để ổn định môi trường ao nuôi Trước khi cho ăn khoảng 30 phút tiến hành chạy quạt. Sau khi cho ăn khoảng 2 giờ tiến hành chạy quạt Khi tôm nuôi được 20 ngày tuổi đến khi thu hoạch tiến hành chạy quạt từ 1h đến 5h sáng Vào những ngày thời tiết âm u hoặc có mưa tiến hành chạy quạt nhằm giảm stress, hạn chế sự phân nhiệt độ và độ mặn Năng suất tôm nuôi Sau khi tôm nuôi được 55 ngày ở ao 1 có hiện tượng tôm chết với biểu hiện bệnh đốm trắng, ao 2 tôm bị bệnh đầu vàng khi nuôi được 75 ngày. Các ao nuôi Tham số Ao 1 Ao 2 Diện tích (m2) 4.000 4.000 Độ sâu (m) 1,6 1,6 Mật độ thả (PL15/m2) 20 20 Ngày thả 04/03/06 04/03/06 Ngày nuôi (tính từ lúc thả đến khi ngưng thu mẫu) 55 75 Tỉ lệ sống (%) 44% 43,7% Hệ số thức ăn (FCR) 1,45 1,27 Sản lượng (kg/ao) 220 350 Năng suất (tấn/ha) 0,55 0,88 Trung tâm Học liệu ĐH Cần Thơ @ Tài liệu học tập và nghiên cứu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflvdh_0001_0562.pdf
Luận văn liên quan