Qua xác định một số thành phần trong sữa tươi và sữa chua của bò lai
F2 nuôi tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên có thể rút ra một số kết luận sau:
1.1. Trong sữa tươi
- Xác định được hàm lượng trung bình các thành phần trong ba giai
đoạn vắt sữa như sau: Vật chất khô 11,48%, đường khử 4,567%, lipid
3,594%, protein tan 2,933 %, khoáng tổng số 0,532%, vitamin C 13,31 mg/l.
- Xác định được hàm lượng vật chất khô, protein tan giai đoạn cuối đạt
cao nhất, giai đoạn đầu và giai đoạn giữa là tương đương nhau.
- Xác định được hàm lượng đường khử, lipid, khoáng tổng số ở ba giai
đoạn vắt sữa là tương đương nhau.
- Hàm lượng vitamin C trong sữa tươi có xu hướng tăng dần từ giai
đoạn đầu giai đoạn giữa giai đoạn cuối.
57 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 2414 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Nghiên cứu thành phần hóa sinh sữa của bò lai f2 ( ♀ lai f1 x ♂ holstein friesian) nuôi tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ỗi kg sữa tăng cho ăn thêm 0,5 kg
thức ăn hỗn hợp dành riêng cho bò sữa.
Khi tăng hàm lượng protein trong khẩu phần thì trong sữa, hàm lượng
protein cũng tăng. Tương tự như thế, thức ăn giàu canxi, photpho thì hàm
lượng của chúng trong sữa cũng tăng.
Có thể sử dụng cho bò ăn các loại phụ phẩm như bã bia, bã đậu tương,
bã sắn, vỏ dứa, mật rỉ. Có thể thay thế 1 kg thức ăn tinh bằng 4,5 kg bã bia
hoặc 6 kg bã sắn hoặc 7 kg bã đậu nành. Đối với mật rỉ, có thể cho bò ăn 1-2
kg/ngày. [22].
1.8.3. Các chế phẩm sinh học.
Việc áp dụng các thành tựu sinh học vào chăn nuôi bò sữa đã đem lại
hiệu quả khá khả quan. Các chế phẩm nói chung đều giúp bò tiêu hoá tốt, tăng
sản lượng và chất lượng của sữa.
Bovin Somatotropine (BST) có tác dụng tăng tiết sữa do đó mà làm
tăng 15-20% sản lượng sữa. Chế phẩm này tiêm vào bò ở thời điểm 60-80
ngày sau khi sinh.
Người ta còn chứng minh được khi bổ sung một số loại nấm men vào
thức ăn cho bò, giúp bò tăng sản lượng sữa. Các loại nấm men này có nhiều
trong các loại bã men bánh mì, bã rượu, bã bia.
Chế phẩm enzym FeedaddNC3 có bổ sung vitamin B, D có tác dụng
tăng sự hấp thụ thức ăn, tăng năng suất sữa, ngăn ngừa cho bò cái các bệnh do
thiếu canxi và vitamin B.
Thức ăn không chỉ ảnh hưởng tới số lượng mà cả tới chất lượng thành
phần chất béo. Ví dụ, ngũ cốc, bã đậu tương, tinh bột làm giảm chỉ số iot của
cream (do tăng acid béo không no); cỏ, hạt hướng dương lại làm tăng hàm
lượng acid béo không no. [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
21
1.8.4. Chu kỳ vắt sữa.
Chu kỳ tiết sữa của bò cái được tính từ ngày đầu tiên sau khi đẻ đến khi
cạn sữa. Đối với bò sữa cao sản chu kỳ tiết sữa tối ưu là 300 - 305 ngày, với
khoảng cách giữa 2 lứa đẻ là 12 tháng. Tuy nhiên, cũng có thể do các yếu tố
giống, ngoại cảnh, điều kiện chăm sóc, … khác nhau mà thời gian này có thể dài
ngắn khác nhau. Nghiên cứu trên đàn bò lai hướng sữa F1, F2, F3 cho biết chu
kỳ tiết sữa của chúng lần lượt là: 306,02 ngày, 307,45 ngày và 302,42 ngày. [8].
Thành phần và sản lượng sữa thay đổi theo từng thời kỳ vắt sữa.
Các giai đoạn vắt sữa:
- Giai đoạn đầu: Từ sau khi đẻ đến tuần thứ 10 là giai đoạn bò cho sữa
cao nhất.
- Giai đoạn giữa: Từ tuần thứ 11 đến tháng thứ 6 là giai đoạn cho sữa
giảm dần.
- Giai đoạn cuối: Từ tháng thứ 7 đến tháng thứ 10 là cuối kỳ sữa. Giai
đoạn này sản lượng sữa giảm mạnh.
- Giai đoạn khô sữa (cạn sữa) là khoảng 2 tháng trước khi bò đẻ.
Sữa đầu có màu vàng tối, dễ bị đông tụ khi gia nhiệt do chứa nhiều
albumin, globulin. Hàm lượng muối khoáng cao, lactose thấp.
Trong sữa đầu còn chứa nhiều chất miễn dịch, có tác dụng bảo vệ cơ
thể bê con. Lượng vitamin trong sữa đầu cũng cao hơn. Như vậy, sữa đầu có
chức năng sinh hoá và dinh dưỡng đặc biệt đối với bê con. Trong công nghiệp
chế biến sữa người ta không dùng sữa đầu.
Thành phần sữa đầu sẽ ổn định sau 6 - 10 ngày kể từ lúc bò đẻ. Thành
phần sữa đầu thay đổi rất nhanh, lượng lactalbumin và lactoglobulin giảm một
cách đáng kể, lượng chất béo và muối khoáng giảm, còn lượng lactose lại tăng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
22
Trong thời kỳ vắt sữa tiếp theo, sự thay đổi thành phần hoá học không
đáng kể nếu các yếu tố khác như thức ăn, điều kiện sống không có biến đổi
đặc biệt. [22].
1.8.5. Tình trạng sức khoẻ.
Khi bò bị đau ốm, thành phần và sản lượng sữa biến đổi một cách rõ
rệt. Đặc biệt là khi bò mắc các bệnh đường ruột, sản lượng sữa giảm hẳn,
thậm chí ngừng hẳn.
Bò bị bệnh lao thì lượng lactose giảm đáng kể, thậm chí có thể mất
hoàn toàn, chất béo giảm khoảng 1%, protein tăng 5-7% do tăng lượng
lactoglobilin và lactabumin.
Bò bị bệnh viêm vú thì hàm lượng chất béo, protein và muối khoáng
tăng, lactose giảm. Ở thể nặng, hàm lượng các thành phần đều giảm trừ
protein do tăng lượng lactalbumin và lactoglobulin. [30].
1.8.6. Tuổi bò.
Sản lượng sữa của bò cũng thay đổi đáng kể tuỳ theo lứa tuổi của bò.
Bò sữa cho sản lượng cao nhất từ chu kỳ thứ 4 đến chu kỳ thứ 6, ở những chu
kỳ này sản lượng sữa tăng khoảng 40-50% so với chu kỳ 1. Sau chu kỳ thứ 6,
sản lượng sữa sẽ giảm dần và sẽ giảm rất nhanh nếu bò sữa không được cho
ăn và chăm sóc đầy đủ. [21].
1.8.7. Ảnh hưởng của điều kiện ngoại cảnh.
Điều kiện ngoại cảnh là một yếu tố có tác động đến sức sống, năng suất
và chất lượng sữa bò. Cùng một giống bò nhưng nuôi ở những điều kiện ngoại
cảnh khác nhau thì sản lượng của chúng cũng khác nhau. Ví dụ, giống bò HF
thuần chỉ thích nghi với khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân dưới 210C.
Những vùng có khí hậu nóng ẩm không thích nghi với chúng. Do đó, khi nuôi
ở Liên Xô đạt sản lượng 4200-4500 kg sữa /chu kỳ, nuôi ở các nước Tây Âu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
23
đạt 5000-5500 kg sữa /chu kỳ, ở Mỹ đạt 6000-7000 kg sữa /chu kỳ. Điều này
đã giải thích rõ mối tương tác giữa ngoại cảnh và di truyền là rất lớn. [20], [21].
1.9. Bảo quản và chế biến sữa.
1.9.1. Bảo quản sữa.
* Bảo quản lạnh
Như chúng ta đã biết, sữa là một sản phẩm giàu dinh dưỡng. Sữa mới
vắt ra ở nhiệt độ 35-370C và dù chúng ta có tuân thủ chặt chẽ điều kiện vệ
sinh vắt sữa đến đâu thì trong sữa vẫn luôn luôn có một lượng vi khuẩn nhất
định. Các vi khuẩn này phát triển và nhân lên nhanh chóng, làm cho sữa bị
chua, bị hỏng và không còn sử dụng được. Chính vì vậy, trong vòng một giờ
sau khi vắt, sữa phải được chế biến hoặc phải được đổ vào tăng bảo quản
lạnh. Bảo quản lạnh là biện pháp hiệu quả kìm hãm sự phát triển của các vi
sinh vật. Bằng cách hạ nhiệt độ của sữa xuống 3-50C, chúng ta có thể giữ sữa
tươi được 1-2 ngày.
Ở các nước công nghiệp phát triển, tất cả các trang trại chăn nuôi bò
sữa đều có các thiết bị hiện đại để bảo quản sữa. Sữa vắt ra được chuyển
thẳng theo đường ống vào tăng lạnh. Sau đó, bằng các xe chuyên dụng, sữa
được chuyển đến các nhà máy chế biến.
Ở các nước đang phát triển như nước ta, sản xuất sữa còn ở quy mô
nhỏ, phân tán, sản lượng sữa của mỗi trang trại không lớn. Trong khi đó, các
trang trại khó hoặc không thể tự trang bị các phương tiện làm lạnh. Việc tổ
chức thu gom, làm lạnh sữa theo phương thức liên kết, hiệp hội, với sự hỗ trợ
của nhà nước, của các công ty chế biến sữa là một hình thức vừa mang tính
thực tiễn, vừa hiệu quả.
Hiện nay, ở những vùng chăn nuôi bò sữa trọng điểm ở nước ta, một số
công ty chế biến sữa (Vinamilk, Foremost, Nestle…) và dự án bò sữa vùng
Hà Nội đã xây dựng và lắp đặt các trung tâm thu gom, làm lạnh sữa. Mỗi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
24
trung tâm có 1-2 tăng làm lạnh, với tổng công suất thu gom từ 1000-2000 kg
sữa mỗi ngày. Các trung tâm thu gom và làm lạnh sữa đặt phân bố rải rác, gần
với các nông hộ và trang trại chăn nuôi, đã và đang là yếu tố quan trọng hỗ trợ
và thúc đẩy chăn nuôi bò sữa phát triển, đồng thời bảo đảm vệ sinh, an toàn
thực phẩm cho người tiêu dùng sữa.
Đối với những vùng xa xôi và khó khăn, để kéo dài thời gian an toàn
của sữa, trong khi phải chờ đợi chuyển đi tiêu thụ, có thể áp dụng biện pháp
bảo quản lạnh đơn giản là ngâm cả bình sữa (đã đậy nắp cẩn thận) vào một bể
hoặc một thùng nước đá. Trong trường hợp không có nước đá, có thể dùng
nước lạnh thông thường. [22].
* Bảo quản bằng phức chất LPS
Phức chất lactoperoxydase (LPS) là phương tiện bảo vệ tự nhiên có sẵn
trong sữa. Nó bao gồm một enzym LPS, liên kết với một anion và một lượng
nhỏ peroxide. Phức chất này oxy hoá các cơ chất đặc trưng trên màng tế bào,
dẫn đến rối loạn quá trình trao đổi chất và kết quả là vi khuẩn có thể bị chết.
Thông thường, phức chất này có tác dụng diệt các vi khuẩn gram (-) và
tác động kìm hãm các vi khuẩn gram (+) phát triển.
Trong thực tế, để kích thích hệ thống kháng khuẩn trong sữa và kéo dài
thời gian an toàn cho sữa, người ta bổ sung một lượng nhỏ (8,5 ppm)
hydrogen peroxide (H2O2) và 15 ppm thiocyanate. Lượng bổ sung này rất nhỏ
và hoàn toàn không độc hại đối với người tiêu dùng sữa, nhưng có tác dụng
kháng khuẩn 5-6 ngày (đối với loại sữa được làm lạnh) và tăng thời gian an
toàn cho sữa tươi 3-5 ngày (đối với sữa ở nhiệt độ môi trường 300C).
Liên đoàn sữa quốc tế (IDF) đã tiến hành khảo nghiệm và giám định
biện pháp bảo quản sữa bằng phức chất LPS. Theo IDF thì biện pháp này có
hiệu quả, dễ thực hiện và phù hợp với điều kiện của các nước đang phát triển.
Từ tháng 7/1991 phương pháp bảo quản này cũng đã được Uỷ ban tiêu chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
25
thực phẩm của FAO /WHO chấp nhận. Hiện nay, FAO đang đề ra những biện
pháp ứng dụng rộng rãi công nghệ này để thúc đẩy sản xuất sữa ở các nước
đang phát triển. [22].
1.9.2. Chế biến sữa.
Trong trường hợp tiêu thụ không hết sữa hoặc trong trường hợp gia
đình có nhu cầu tiêu dùng, có thể tiến hành chế biến ra một số sản phẩm sữa
theo các cách đơn giản như:
* Làm sữa tươi thanh trùng
Sau khi vắt sữa, tiến hành lọc sữa qua hai lớp vải màn. Đổ sữa vào một
nồi hoặc một thùng nhôm và đun cách thuỷ ở nhiệt độ 65-700C trong 30 phút.
Sau khi đun xong, hạ nhiệt độ xuống thật nhanh bằng cách ngâm thùng sữa
vào nước lạnh. Nếu có thể cho sữa vào tủ lạnh thì càng tốt. Loại sữa này có
thể bảo quản được 20-30 giờ ở 4-60C.
Chú ý là chỉ đun cách thuỷ mà không đun trực tiếp trên bếp. Đun trực
tiếp làm cho sữa bị bén cháy ở đáy nồi và sữa có vị khê khét. [22]
* Làm sữa đặc có đường
Sau khi lọc sữa, tiến hành chế biến ngay. Sữa cũng được đun cách thuỷ
trong nồi hoặc thùng nhôm (nếu có nồi hai lớp thì càng tốt). Nhưng lưu ý là
không đổ sữa vào quá nửa chiều cao của nồi, để cho lúc sôi sữa không bị trào
và lúc khuấy sữa không bị bắn ra ngoài.
Ngay từ khi đặt nồi sữa lên bếp, phải khuấy liên tục và đều tay, đều
khắp mọi chỗ ở đáy nồi. Cứ đun như vậy (khoảng 45 phút đến 1 giờ) cho đến
khi thấy sữa sền sệt, sôi lụp bụp như nồi cơm sắp cạn (có màu trắng ngà) thì
cho đường cát trắng vào, theo tỷ lệ cứ 2 kg sữa tươi thì đổ vào 0,5 kg đường
cát trắng và như vậy thu được 1 kg sữa đặc. Tiếp tục đun và khuấy đều cho
đến khi sữa đặc lại thì dừng. Sau đó làm lạnh sữa càng nhanh càng tốt. Trong
lúc làm lạnh, vẫn tiếp tục khuấy cho đến khi nguội hẳn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
26
Loại sữa cô đặc này có thể để ở nhiệt độ thường trong vòng 3-5 ngày.
Nếu để trong tủ lạnh có thể bảo quản được vài ba tuần lễ. [22].
* Làm bánh sữa
Cách chế biến cũng giống như chế biến sữa đặc có đường, nhưng có
điểm khác là khi đến độ đặc của sữa đặc có đường, ta tiếp tục đun cho đến khi
sữa dẻo quánh lại thì dừng. Đổ sữa ra và cán mỏng. Khi sữa nguội thì dùng
dao cắt thành những mẩu to nhỏ tuỳ ý. Gói sữa vào giấy dầu hay giấy bóng và
có thể bảo quản ở nơi khô, mát trong khoảng một tháng. [22].
1.10. Sữa chua và giá trị dinh dƣỡng của sữa chua.
Sữa lên men hay còn gọi là sữa chua, là sản phẩm thu được thông qua
hoạt động của một số vi sinh vật lên men sữa, trong đó chủ yếu là vi khuẩn
lactic và nấm men (men sữa). Dưới tác động của nhóm vi sinh vật này, đường
lactose của sữa sẽ được chuyển thành acid lactic và một lượng rất nhỏ rượu
ethanol (nếu có sử dụng men sữa). Protein bước đầu bị pepton hoá, sau
chuyển thành các amino acid - những sản phẩm dễ tiêu hoá.
Sữa chua, tuỳ theo nguyên liệu và phương pháp chế biến khác nhau và
tuỳ theo từng địa phương sẽ có các tên gọi khác nhau như sữa chua, yogurt,
sữa chua đặc acidophilin (do vi khuẩn lactic lên men), kefir (do hỗn hợp vi
khuẩn lactic và men sữa lên men).
Sữa chua có chứa 2-3% acid lactic được tạo nên do kết quả lên men
đường lactose của vi khuẩn lactic. Sự có mặt của vi khuẩn lactic trong sữa
chua làm tăng khả năng tiêu hoá của người, đặc biệt sự chuyển hoá các thức
ăn giàu P, Ca.
Ở một số loại sữa lên men (kefir) chứa một lượng nhỏ (0,6-3%) rượu
ethanol do men sữa tạo nên. Trong nên men sữa, ngoài vi khuẩn lactic, để
tăng giá trị sản phẩm, đặc biệt để tạo một độ rượu vừa phải cho sản phẩm
người ta còn sử dụng nấm men. Đây là loại nấm men đặc biệt không giống
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
27
các chủng nấm men sử dụng trong lên men tạo rượu, chúng chỉ phân giải
được đường lactose mà không phân giải đường saccharose.
Ngoài hai quá trình lên men nói trên, trong lên men sữa chua còn có các
quá trình lên men phụ - lên men tạo hương. Kết quả tạo nên các chất gây
hương đặc trưng của sữa chua như diacetyl và acetonyl.
Đồng thời trong quá trình lên men sữa chua, protein của sữa được
protease phân giải tạo thành pepton, các amino acid.
Trong sữa chua còn chứa một lượng vitamin nhóm B, vitamin C,
vitamin PP.
Ngoài thành phần dinh dưỡng kể trên, sữa chua còn chứa một lượng lớn
vi khuẩn lactic. Khi ăn sữa chua, số vi khuẩn này vào ruột sẽ cạnh tranh với vi
khuẩn gây thối (thường sinh độc tố) có trong ruột già. Do vậy sẽ hạn chế sự
phát triển của vi khuẩn gây thối, tránh được các độc tố xâm nhập vào máu đầu
độc cơ thể. Đặc biệt đối với những bệnh nhân bị nhiễm khuẩn phải sử dụng
kháng sinh liều cao, dài ngày sẽ bị rối loạn hay bị hỏng hệ vi sinh vật đường
ruột có lợi cho tiêu hoá. Đối với những người này ăn sữa chua sẽ giúp phục
hồi hệ vi sinh vật có lợi cho cơ thể.
Giá trị của sữa chua còn đặc biệt ở chỗ vi khuẩn lactic và men sữa có
khả năng tạo chất kháng sinh chống được Staphylococcus và một số tác nhân
gây bệnh đường ruột khác. [26].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
28
CHƢƠNG 2
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tƣợng và địa điểm nghiên cứu.
* Đối tượng
- Mẫu sữa tươi của 27 con bò lai F2 (ở ba giai đoạn cho sữa khác nhau
trong chu kỳ vắt sữa) nuôi theo hình thức trang trại tại Đồng Hỷ - Thái
Nguyên. Bò có độ tuổi trung bình từ 4,5-5 năm.
- Mẫu sữa chua được tạo nên từ sữa tươi nguyên chất do vi khuẩn
Streptococcus lactic lên men.
* Địa điểm
- Phòng thí nghiệm Hoá sinh và phòng thí nghiệm Di truyền, khoa
Sinh-KTNN - Đại học Sư Phạm - Đại học Thái Nguyên.
- Phòng thí nghiệm Trung tâm - Đại học Nông Lâm - Đại học Thái
Nguyên.
* Thời gian: Từ 7/2007 đến 6/2008
2.2. Nội dung nghiên cứu.
+ Xác định hàm lượng vật chất khô của sữa tươi và sữa chua.
+ Định lượng một số thành phần trong sữa tươi và sữa chua:
- Định lượng protein tan
- Định lượng lipid
- Định lượng đường khử
- Định lượng khoáng tổng số
- Định lượng vitamin C
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
29
2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu.
2.3.1. Xác định hàm lượng vật chất khô.
Đưa mẫu vào tủ sấy khô, sấy ở -870C với thời gian là 50 giờ, trong môi
trường chân không gần như tuyệt đối. Tiếp tục sấy ở 1050C cho tới khi khối
lượng không đổi.
2.3.2. Phương pháp lên men sữa tạo sữa chua. [26].
* Nguyên liệu và xử lý nguyên liệu.
Trong sản xuất sữa chua nguyên liệu duy nhất là sữa. Sữa dùng trong
sản xuất sữa chua có thể gồm nhiều loại:
Sữa tươi nguyên hay sữa tươi đã tách béo.
Sữa khô nguyên hay sữa sấy phun không béo.
Sữa đặc nguyên hay sữa đặc không đường.
Xử lý nguyên liệu:
- Nếu là sữa khô phải phục hồi sữa bằng cách hoà sữa vào nước ở 45 -
65
0
C, khuấy, lọc qua rây, làm nguội đến 8-100C.
- Bình thường hoá sữa: Là bước điều chỉnh lại hàm lượng lipid cho
thích hợp với tỷ lệ 3,2-6%. Nếu thừa lipid thì bổ sung thêm sữa đã tách béo.
Nếu thiếu thì bổ sung váng sữa.
- Đồng thể hoá sữa: Đánh tan các hạt lipid tạo hạt có đường kính cỡ
nhỏ để trên bề mặt sữa không tạo váng.
* Quá trình lên men tạo sữa chua.
Quy trình sản xuất sữa chua đều tiến hành qua hai giai đoạn: Giai đoạn
làm đông tụ sữa và giai đoạn giữ “chín” sữa chua.
+ Giai đoạn làm đông tụ sữa:
- Sữa các loại (sữa tươi, sữa bột, sữa đặc) sau khi qua các khâu xử lý
nói trên, được khử trùng theo kiểu Pasteur ở 85-900C trong 15-20 phút (sản
xuất sữa chua ở điều kiện gia đình thì nấu sữa đến vừa sôi, ngừng nấu ngay).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
30
- Sữa được làm nguội tới 40-500C. Cấy giống vào. Sau khi cấy giống,
khuấy trộn đều giống vào trong sữa.
- Tiếp theo, quá trình lên men được tiến hành ở 29-350C. Người ta căn
cứ vào cục đông của sữa và độ chua để kết thúc quá trình lên men. Cục đông
phải đặc, đồng nhất, không có hiện tượng nước - sữa tách rời nhau ra, độ chua
phải đạt 60-800T{10T(một độ Tesner) = số ml NaOH hay KOH cần để trung
hoà hết 100ml sữa }.
- Thời gian lên men thường từ 8-12 giờ. Khi sữa có độ chua đạt yêu cầu
thì phải kết thúc nhanh quá trình lên men bằng phương pháp làm lạnh nhanh.
Nếu không làm lạnh nhanh, độ chua tăng, nước sẽ tách ra khỏi sữa.
+ Giai đoạn giữ sữa ”chín”:
- Kết thúc giai đoạn trên, dịch lên men được chuyển sang điều kiện 6 -
8
0C. Trong giai đoạn này, quá trình lên men lactic vẫn còn nhưng chỉ xảy ra ở
mức độ yếu, sữa tiếp tục đông tụ. Lúc này lipid trong sữa trở nên rắn, nước tự
do liên kết với protein làm sữa đông đặc thêm.
- Ở giai đoạn này còn xảy ra quá trình tạo hương cho sữa, làm cho sữa
chua có mùi rất đặc trưng.
- Thời gian của giai đoạn giữ sữa chín là 12-14 giờ.
2.3.3. Định lượng protein tan theo phương pháp Lowry. [6].
* Nguyên tắc:
Dựa vào cường độ màu xanh của phức chất đồng protein khử hỗn hợp
photpho molipden - photpho vonphramat (thuốc thử folingxiocanto) để xác
định khối luợng protein. Phức chất màu xanh da trời có độ hấp thụ cực đại ở
bước sóng 750nm. Phương pháp Lowry có sự phối hợp giữa phản ứng biure
và phản ứng với thuốc thử foling của dung dịch protein. Thuốc thử foling tác
dụng với một gốc acid amin trong phân tử protein để tạo nên phức chất màu.
* Tiến hành:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
31
Các loại protein có thể tan trong các dung môi khác nhau. Do đó, để
việc tách chiết protein đạt hiệu quả triệt để, chúng tôi dùng 3 loại đệm chiết
protein tan, đó là: Đệm photphat citrate (pH = 10), đệm NaCl (pH = 7) và
đệm nước cất.
+ Hoá chất:
- Dung dịch đệm photphat citrate pH = 10
- Dung dịch đệm NaCl pH = 7
- Dung dịch D (chỉ pha trước khi dùng) gồm:
Dung dịch A: Na2CO3 2% trong NaOH 0,1N
Dung dịch B: CuSO4 0,5%
Dung dịch C: Natritartrat 1%
Dung dịch D = 48 ml dung dịch A + 1ml dung dịch B + 1ml
dung dịch C.
+ Cách làm:
- Cân 0,05g mẫu đã sấy khô tuyệt đối, nghiền nhỏ cho vào tube, thêm
vào 1,5 ml dung dịch chiết, lắc đều trên máy vontex trong thời gian 5 -10
phút. Sau đó cho vào tủ lạnh ở nhiệt độ 40C để qua đêm (24 giờ). Sau 24 giờ
đem mẫu ly tâm ở tốc độ 12.000 vòng/phút trong thời gian 30 phút, sau đó thu
dịch. Lặp lại 3 lần như trên đối với mỗi loại đệm chiết.
- Tổng dịch chiết thu được đối với mỗi mẫu, với mỗi loại đệm được
đem định mức lên 10 ml.
- Dịch chiết thu được đem đo trên máy quang phổ UV - Visible
Spectrometer Cintra 40 ở bước sóng 750 nm theo cách sau:
Ống thí nghiệm: 1,25 ml dung dịch D + 0,75 ml nước cất + 0,25 ml
mẫu + 0,25 ml foling.
Ống đối chứng: 1,25 ml dung dịch D + 0,75 ml nước cất + 0,25 ml
nước cất + 0,25 ml foling.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
32
Các ống được lắc đều trong thời gian 60-90 phút khi màu phản ứng
chuyển từ màu vàng sang màu xanh và đạt đến cường độ màu cực đại thì
được đem đo trên máy. Kết quả trên máy quang phổ xác định được mật độ
quang hấp thụ. Sau khi đối chiếu với đồ thị chuẩn ta sẽ được lượng protein tan
trong 1ml dung dịch mẫu thí nghiệm (mg/ml).
+ Tính kết quả:
Hàm lượng protein được tính theo công thức:
Hàm lượng protein =
g
axp x100%.
Trong đó:
a: Số đo trên máy quang phổ
p: Hệ số pha loãng.
g: Khối lượng mẫu phân tích (mg).
2.3.4. Định lượng lipid theo phương pháp tách chiết bằng
Ethepetrolium. [6].
* Nguyên tắc:
Dựa vào tính hoà tan của lipid trong dung môi hữu cơ (ete, benzen,
chloroform…) để chiết rút lipid ra khỏi mẫu.
* Tiến hành:
Cân 0,05g mẫu đã sấy khô tuyệt đối, nghiền nhỏ cho vào tube để chiết. Cho
1,5ml Ethepetrolium, lắc đều trên máy vontex 15 phút. Tiến hành chiết 3 lần.
- Chiết lần 1: Mẫu cho vào 3 tube, đổ dung môi hữu cơ theo qui định.
Để vào tủ lạnh ở nhiệt độ 40C trong 24 giờ, sau đó ly tâm ở tốc độ 12000
vòng /phút, loại bỏ dịch.
- Chiết lần 2: Cho Ethepetrolium vào theo mức quy định. Để vào tủ
lạnh ở nhiệt độ 40C trong 24 giờ, sau đó ly tâm ở tốc độ 12000 vòng /phút,
loại bỏ dịch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
33
- Chiết lần 3: Cho Ethepetrolium vào theo mức quy định. Để vào tủ
lạnh ở nhiệt độ 40C trong 24 giờ, sau đó ly tâm ở tốc độ 12000 vòng /phút,
loại bỏ dịch.
Lấy vài giọt dịch chiết lên lam kính và hơ nhẹ cho Ethepetrolium bay
hơi hết. Soi lên, nếu lam kính trong suốt chứng tỏ lipid trong mẫu đã chiết hết.
Lấy các tube đã chiết cho vào sấy khô ở nhiệt độ 1050C cho tới khi cân thấy
khối lượng không đổi. Xác định khối lượng tube + mẫu đã chiết rút lipid ở độ
khô tuyệt đối.
* Tính kết quả:
Kết quả tính theo công thức: X =
G
GcGm
x100
Trong đó:
X: Hàm lượng lipid có trong nguyên liệu ở độ khô tuyệt đối (%)
Gm: Khối lượng tube + mẫu ban đầu
Gc: Khối lượng tube + mẫu sau khi đã chiết rút lipid ở độ khô
tuyệt đối (g).
G: Khối lượng mẫu đem phân tích (g)
2.3.5. Định lượng đường khử theo phương pháp Bertrand. [6].
Phương pháp này cho phép định lượng đường khử chính xác trong
khoảng từ 1-40 mg.
* Nguyên tắc:
Phương pháp dựa trên cơ sở trong môi trường kiềm, các đường khử có
thể dễ dàng khử đồng (II) oxit thành đồng (I) oxit (Cu2+ Cu+), kết tủa đồng
(I) oxit có màu đỏ gạch, qua đó tính được lượng đường khử.
Định lượng đường khử dùng thuốc thử foling. Thuốc thử foling là hỗn
hợp (1:1) của hai dung dịch: Dung dịch đồng sunfat gọi là foling (I) và dung
dịch kiềm của muối seignett (muối kali natri tactrat) gọi là foling (II) hay
foling B.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
34
Khi trộn hai dung dịch foling (I) và foling (II) với nhau xảy ra phản ứng
giữa chúng theo hai giai đoạn. Đầu tiên tạo thành kết tủa đồng hiđroxit Cu
(OH)2 màu xanh da trời.
CuSO4 + 2NaOH = Cu(OH)2 + Na2SO4
Sau đó, Cu(OH)2 tác dụng với muối Seignett tạo thành muối phức hoà
tan, dung dịch có màu xanh thẫm.
Muối phức trên là một hợp chất không bền. Các đường có chứa nhóm
andehit hoặc xeton dễ dàng khử Cu2+ thành Cu +, tạo ra kết tủa đồng (I) oxit
màu đỏ gạch và đường bị oxi hoá khi tác dụng với dung dịch foling.
Để định lượng đồng (I) oxit (Cu2O) tạo thành, trước hết oxi hoá nó bằng
sắt (III) sufat hoặc bằng amoni sắt kép sunfat trong môi trường acid sunfuric,
đồng (I) bị oxi hoá trở lại đồng (II), còn sắt (III) bị khử thành sắt (II).
Lượng sắt (II) tạo thành được xác định bằng cách oxi hoá nhờ dung
dịch KMnO4 trong môi trường acid.
Từ lượng KMnO4 tiêu tốn trong chuẩn độ, có thể tính lượng đồng (I)
oxit và từ đó tính hàm lượng đường trong dung dịch bằng cách tra bảng tỷ lệ
giữa lượng đồng và đường khử của Bertrand.
Để đơn giản việc tính toán, người ta lập bảng tỷ lệ trực tiếp giữa lượng
dung dịch KMnO4(1/30N) và đường khử bằng thực nghiệm. Biết được lượng
dung dịch KMnO4(1/30N) dùng chuẩn độ lượng đồng tạo thành, tính được
lượng đường khử có trong dung dịch thí nghiệm.
* Chuẩn bị dung dịch thí nghiệm:
Cân và cho vào cối sứ 1g mẫu đã sấy khô, nghiền nhỏ và cho vào 30 ml
nước cất nóng 70-800C, chuyển toàn bộ hỗn hợp vào bình định mức dung tích
1000 ml. Đun cách thuỷ 70-800C trong 35-40 phút, kết tủa protein và các tạp
chất bằng dung dịch chì axetat [Pb(C2H2O2)2.3H2O]. Tránh dùng quá dư chì
axetat (dùng 2-5 ml chì axetat). Sau đó, loại bỏ lượng chì axetat dư bằng dung
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
35
dịch Na2SO4 bão hoà, để yên hỗn hợp 10 phút. Tiếp đó, thêm nước cất tới
vạch mức và đem lọc qua giấy lọc vào bình khô. Nước lọc dùng làm dung
dịch thí nghiệm.
* Tiến hành thí nghiệm:
- Lấy 10 ml dung dịch thí nghiệm có chứa khoảng 0,8-40 mg đường
cho vào bình nón dung tích 1000 ml.
- Thêm 10 ml dung dịch foling (5 ml dung dịch foling I và 5 ml dung
dịch foling II).
- Đun sôi hỗn hợp trong 3 phút, tính từ khi xuất hiện bọt nước đầu tiên.
Sau khi đun sôi, dung dịch vẫn phải có màu xanh biếc.
- Để lắng kết tủa, lọc vào bình chân không Buchner bằng những lượng
nhỏ (5 ml) dung dịch sắt (III) sufat trong môi trường H2SO4 và dùng đũa thuỷ
tinh khuấy thật cẩn thận để hoà tan hoàn toàn kết tủa đồng oxit trên phễu.
- Tráng bình và phễu lọc 3-4 lần bằng nước cất nóng, cho vào bình nón.
- Chuẩn độ dung dịch thu được bằng dung dịch KMnO4 1/30N cho đến
khi xuất hiện màu hồng nhạt bền trong khoảng 20-30 giây.
- Tính trọng lượng KMnO4 dùng chuẩn độ, tra bảng có thể suy ra được
lượng có trong mẫu thí nghiệm. Tiến hành cùng lúc thí nghiệm đối chứng
bằng cách thay dung dịch đường bằng nước cất.
* Tính kết quả:
Hàm lượng đường khử tính theo công thức sau: X =
1000..
100.1..
wV
Va
Trong đó:
X: Hàm lượng đường khử tính theo %
a: Số mg glucose tìm được khi tra bảng ứng với số ml KMnO4
1/30N dùng để chuẩn độ mẫu thí nghiệm trừ đi số ml KMnO4 1/30N chuẩn độ
ở mẫu đối chứng
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
36
V: Dung tích bình định mức
V1: Lượng dung dịch lấy để xác định đường khử (ml).
w: Lượng mẫu thí nghiệm (g).
100: Hệ số tính chuyển thành %.
1000: Hệ số đổi gam thành mg.
2.3.6. Xác định hàm lượng vitamin C bằng phương pháp cực phổ
xung vi phân.
* Chuẩn bị dung dịch đệm (axetat) với pH = 4,6:
- CH3COOH 0,2M (dung dịch 1)
- CH3COONa 0,2M (dung dịch 2)
Lấy 51 ml dung dịch 1 + 49 ml dung dịch 2 được dung dịch đệm axetat
có pH = 4,6.
* Chuẩn bị dung dịch chuẩn: 200 mg/l
* Tiến hành phân tích:
10 ml dung dịch đệm + 0,5 ml dung dịch mẫu. Xác định theo phương
pháp trên chuẩn (2 lần x 0,1 ml) đo lặp lại 3 lần thu được kết quả trên máy.
2.3.7. Định lượng khoáng tổng số. [35].
* Nguyên lý:
Dựa vào khối lượng mẫu còn lại sau khi hoá tro trong lò nung.
* Tiến hành:
- Cân một khối lượng mẫu đã sấy khô tuyệt đối.
- Cho mầu vào chén sứ và cho vào lò nung.
- Tăng dần nhiệt độ lò nung lên đến 500-5200C, giữ trong thời gian 4-5
giờ, cho đến khi khối lượng không đổi.
- Lấy mẫu ra, để nguội. Sau đó cân mẫu + chén sứ sau khi nung.
Tính toán kết quả:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
37
Hàm lượng khoáng =
CA
CB
x 100%
Trong đó:
A: Khối lượng mẫu + chén sứ trước khi nung (g).
B: Khối lượng mẫu + chén sứ sau khi nung (g).
C: Khối lượng chén sứ (g).
2.3.8. Phương pháp xử lý số liệu bằng toán thống kê. [17], [28].
Số liệu thu được sau khi phân tích được xử lý theo phương pháp thống
kê sinh học, bằng chương trình Excel 2003 trên máy tính.
Xử lý các thông số như:
- Giá trị trung bình (
X
):
X
=
n
Xi
n
i 1
- Độ lệch chuẩn (S
X
):
S
X
=
n
XXi
n
i 1
2
(n 30)
S
X
=
1
1
2
n
XXi
n
i (n < 30)
- Sai số trung bình (m
X
):
m
X
=
n
S
X
( n ≥ 30)
m
X
=
1n
S
X
( n < 30)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
38
- Độ tin cậy (t):
t =
2
2
2
1
2
1
21
n
S
n
S
XX
Trong đó:
Xi: Là giá trị của biến thứ i
n: Dung lượng mẫu
1X
: Giá trị trung bình mẫu 1
2X
: Giá trị trung bình mẫu 2
n1: Số lần lặp lại của mẫu 1
n2: Số lần lặp lại của mẫu 2
Tra bảng Student với bậc tự do (n1 + n2) – 2, tìm ra được mức ý nghĩa
tương ứng:
t < t0,05: Kết quả so sánh có ý nghĩa
t > t0,05 hoặc t = 0: Kết quả so sánh không có ý nghĩa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
39
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên.
Đồng Hỷ nằm trong vùng khí hậu mang tính đặc trưng của các tỉnh
miền núi và trung du phía bắc, do đó từng vùng khác nhau có đặc điểm khí
hậu khác nhau. Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 23,190C. Nhiệt độ phân
hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, với lượng nước trung bình
khoảng 1800 - 2000 mm. Tháng 7 và tháng 8 có lượng mưa lớn nhất, trung
bình tháng này là 300 - 400 mm, chiếm 40-46% lượng mưa của cả năm. Mùa
khô khí hậu khô hanh, kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa này
nhiệt độ thấp có lúc đến 70C, độ ẩm không khí thấp, có năm kèm theo sương
muối, rét đậm hại, lượng mưa ít khoảng 30 - 40 mm, thường xuyên xảy ra hạn
hán vào khoảng tháng 12 và tháng 1 gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến chăn
nuôi và trồng trọt. [34].
Bảng 3.1. Điều kiện thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ - Thái nguyên.
Tháng, năm Nhiệt độ trung
bình (
0
C)
Lượng mưa trung
bình (mm)
Độ ẩm không khí
(%)
Tháng 7/2007 28,2 400 87
Tháng 8/2007 28,0 386 86
Tháng 9/2007 26,7 185 84
Tháng 10/2007 25,6 125 82
Tháng 11/2007 21,9 48 77
Tháng 12/2007 18,5 17 75
Tháng 1/2008 17,5 45 77
Tháng 2/2008 16,5 25 80
Tháng 3/2008 20,5 62,5 85
Tháng 4/2008 22,5 45 85
Tháng 5/2008 16,5 300 82
Tháng 6/2008 28,5 300 80
(Nguồn: Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
40
Như vậy, thời tiết khí hậu của huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên không
thực sự thuận lợi cho việc chăn nuôi bò sữa, vì khí hậu thường nóng và có độ
ẩm cao.
3.2. Thành phần hoá học của sữa tƣơi.
Chất lượng sữa có ý nghĩa rất quan trọng về giá trị sử dụng và giá trị
kinh tế. Chất lượng sữa được quy định bởi các thành phần có trong sữa. Để
đánh giá chất lượng sữa người ta đánh giá các chỉ tiêu như: Vật chất khô,
protein, mỡ, đường,… trong sữa. Ngoài ra còn kiểm tra các tính chất vật lý,
hoá học, vi sinh vật và kháng sinh có trong sữa.
Trong phạm vi đề tài, chúng tôi quan tâm phân tích một số chỉ tiêu như:
Hàm lượng VCK, đường khử, lipid, protein tan, khoáng tổng số và vitamin C.
Để đánh giá chất lượng sữa của đàn bò, chúng tôi phân tích thành phần hoá
học sữa của 27 con bò cái có tình trạng sức khoẻ tốt. Trong 27 con bò lấy sữa
để phân tích gồm: 9 con đang cho sữa ở giai đoạn đầu, 9 con ở giai đoạn giữa
và 9 con ở giai đoạn cuối.
Theo một số tác giả, thành phần hoá học tiêu chuẩn của sữa bò có: Vật
chất khô 12,4%, đường 4,6%, lipid 3,7%, protein 3,3%, khoáng tổng số 0,7%,
vitamin C từ 10-20 mg/l. [16].
Bảng 3.2. Thành phần hoá học sữa tươi của bò lai F2
Giai đoạn
Chỉ tiêu
Sữa tươi giai
đoạn đầu
Sữa tươi giai
đoạn giữa
Sữa tươi giai
đoạn cuối
Trung bình
sữa tươi
VCK (%) 11,130 ± 0.310 11,060 ± 0,340 12,250 ± 0,246 11,480 ± 0,471
Đường khử (%) 4,585 ± 0,078 4,373 ± 0,176 4,744 ± 0,132 4,567 ± 0,132
Lipid (%) 3,595 ± 0,044 3,573 ± 0,036 3,615 ± 0,044 3,594 ± 0,015
Protein tan (%) 2,784 ± 0,066 2,887 ± 0,066 3,126 ± 0,087 2,933 ± 0,124
Khoáng tổng số (%) 0,525 ± 0,003 0,535 ± 0,003 0,535 ± 0,010 0,532 ± 0,004
Vitamin C (mg/l) 11,780 ± 0,154 12,780 ± 0,128 15,370 ± 0,307 13,310 ± 1,310
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
41
3.2.1. Vật chất khô.
Vật chất khô trong sữa gồm: Protein, đường, lipid, khoáng, các acid,
các loại enzym, các vitamin... Qua số liệu thu được ở bảng 3.2, hàm lượng
VCK trung bình trong các mẫu sữa tươi nghiên cứu là (11,480 ± 0,471)%.
Hàm lượng VCK trung bình của bò lai F2 thấp hơn 0,92% so với hàm lượng
VCK trong sữa tiêu chuẩn.
Theo dõi qua các giai đoạn cho sữa trong chu kỳ vắt sữa thấy: Ở giai
đoạn đầu hàm lượng VCK là (11,130 ± 0.310)%, giai đoạn giữa là (11,060 ±
0,340)%, giai đoạn cuối là (12,250 ± 0,246)%. Vật chất khô cao ở giai đoạn
đầu, sau đó có xu hướng giảm dần ở giai đoạn giữa (giảm 0,07%, với t>0,05)
và tăng lên cao nhất ở giai đoạn cuối (tăng 1,19% so với giai đoạn giữa, với
độ tin cậy t<0,02 và tăng 1,12% so với giai đoạn đầu, với t<0,02). Như vậy,
hàm lượng vật chất khô trong sữa tươi của bò lai F2 ở giai đoạn cuối là cao
nhất, còn giai đoạn đầu và giai đoạn giữa là tương đương nhau.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Đăng Khôi, bò HF có hàm lượng
VCK là (12,74 ± 0,48)%. Còn theo kết quả nghiên cứu của Phạm Văn Tuân
thấy bò HF có hàm lượng VCK là (12,80 ± 0,50)%, bò lai F1 có (12,62 ±
0,38)% VCK. Qua các kết quả trên cho thấy, hàm lượng VCK trung bình của
bò lai F2 nuôi tại Thái Nguyên thấp hơn so với bò HF nuôi tại Sơn Dương -
Tuyên Quang và Ba Vì - Hà Tây và thấp hơn bò lai F1 nuôi tại Ba Vì - Hà
Tây. [12], [33].
3.2.2. Đường khử.
Qua bảng 3.2, hàm lượng đường trung bình trong các mẫu sữa tươi
phân tích là (4,567 ± 0,132)%. So với sữa tiêu chuẩn thì hàm lượng đường
thấp hơn 0,033%. Theo dõi sự biến động hàm lượng đường trong các mẫu sữa
tươi ở các giai đoạn khác nhau thấy: Hàm lượng đường ở giai đoạn đầu là
4,585%, sau đó giảm dần ở giai đoạn giữa xuống còn 4,373% (giảm 0,212%,
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
42
với t>0,05) và tăng lên cao nhất ở giai đoạn cuối đạt 4,744% (tăng 0,371% so
với giai đoạn giữa, với t>0,05 và tăng 0,159% so với giai đoạn đầu, với
t>0,05). Mặc dù, đường khử qua các giai đoạn vắt sữa có sự biến đổi hàm
lượng nhưng sự sai khác này không có ý nghĩa vì t>0,05, nên có thể thấy rằng
hàm lượng đường là tương đối ổn định qua các giai đoạn vắt sữa.
Hàm lượng đường trung bình trong sữa của bò lai F2 nuôi tại Thái
Nguyên cao hơn 0,167% so với bò lai F1 nuôi tại Ba Vì - Hà Tây và tương
đương với hàm lượng đường trong sữa tươi của đàn bò nuôi tại Tiên Du - Bắc
Ninh. [10], [33].
Để nâng cao khả năng tổng hợp đường trong sữa, cần nâng cao giá trị
dinh dưỡng của các loại thức ăn cho bò, tăng cường bổ sung các loại thức ăn
hạt, khô dầu, rỉ mật đường … hoặc bằng xử lý với vôi, nhằm hoá kiềm đối với
các loại thức ăn nhiều lignin, xơ sẽ làm tăng tỷ lệ tiêu hoá và tăng tiềm năng
tổng hợp glucose. Tổng hợp glucose trong sữa còn dùng các acid amin. Do đó
khi khẩu phần thiếu acid amin sẽ làm giảm lactose trong sữa.
3.2.3. Lipid.
Mỡ sữa là một thành phần quan trọng của sữa. Xét về mặt dinh dưỡng,
mỡ sữa là thành phần năng lượng chính trong sữa. Nhưng xét về mặt kinh tế,
mỡ sữa rất có giá trị đối với những nhà sản xuất sữa. Từ mỡ sữa, người ta có
thể sản xuất ra bơ, đây là một sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao
Trong quá trình tạo mỡ sữa, ảnh hưởng của chất xơ trong khẩu phần ăn
là rất lớn. Trong khẩu phần ăn, nếu hàm lượng xơ thích hợp sẽ làm tăng tỷ lệ
mỡ sữa. Hàm lượng mỡ trong thức ăn cũng ảnh hưởng tới số lượng và chất
lượng mỡ sữa. Nếu nâng cao tỷ lệ mỡ trong khẩu phần thì tỷ lệ mỡ sữa sẽ tăng
và ngược lại khi khẩu phần thiếu mỡ thì tỷ lệ mỡ sữa cũng giảm thấp. Trong
giai đoạn cạn sữa, cân đối khẩu phần sẽ nâng cao tỷ lệ mỡ sữa trong chu kỳ
sau. Theo Kronfeld (1980), hiệu suất chuyển hoá chất béo trong khẩu phần ăn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
43
để tạo sữa của bò biến động trong khoảng 55% nếu chăn thả trên đồng cỏ, 60
-70% nếu cho ăn khẩu phần nhiều hạt ngũ cốc, 58% nếu cho ăn nhiều chất
béo. Vì vậy, việc bổ sung chất béo vào khẩu phần ăn sẽ làm giảm số lượng
glucose bị oxy hoá, đồng thời làm tăng hiệu suất sử dụng thức ăn.
Nghiên cứu mỡ sữa là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc đánh giá
chất lượng và khả năng kinh tế của sữa bò. Hàm lượng mỡ có mối tương quan
chặt chẽ đối với năng suất sữa. Theo nhiều nghiên cứu của các tác giả cho biết:
Năng suất sữa và hàm lượng mỡ sữa có tương quan tỷ lệ nghịch với nhau.
Qua bảng 3.2, hàm lượng lipid trung bình có trong các mẫu sữa tươi
phân tích là (3,594 ± 0,015)%. Hàm lượng lipid này thấp hơn 0,106% so với
sữa tiêu chuẩn. Hàm lượng lipid trong sữa tươi giai đoạn đầu là (3,595 ±
0,044)%, giai đoạn giữa là (3,573 ± 0,036)%, giai đoạn cuối là (3,615 ±
0,044)%. Như vậy, sự biến động hàm lượng lipid cũng tuân theo quy luật như
sự biến động hàm lượng VCK và đường. Sự biến động về hàm lượng lipid
giữa các giai đoạn vắt sữa là nhỏ với t>0,05, hay hàm lượng lipid ổn định qua
các giai đoạn của chu kỳ vắt sữa.
Hàm lượng lipid trung bình của bò lai F2 nuôi tại Thái Nguyên thấp hơn
so với bò nuôi tại Tiên Du - Bắc Ninh và thấp hơn 0,316% so với bò HF nuôi
tại Sơn Dương - Tuyên Quang. So với bò HF và bò lai F1 nuôi tại Ba Vì - Hà
Tây thì hàm lượng lipid là gần tương đương nhau. [10], [33].
3.2.4. Protein.
Protein sữa ưu thế hơn cả là casein chiếm 78% tổng số nitơ có trong
sữa, loại protein sữa nhiều thứ hai là là -lactoglobolin. Các protein còn lại
chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ là albumin, pseudoglobulin và euglobulin, tất cả đều được
hấp thu từ máu.
Qua bảng 3.2, hàm lượng protein tan trung bình trong các mẫu sữa tươi
là (2,933 ± 0,124)%. Hàm lượng này thấp hơn 0,367% so với sữa tiêu chuẩn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
44
Hàm lượng protein có trong sữa giai đoạn đầu là (2,784 ± 0,066)%, giai đoạn
giữa là (2,887 ± 0,066)%, giai đoạn cuối là (3,126 ± 0,087)%. Hàm lượng
protein tan có xu hướng tăng dần từ giai đoạn đầu giai đoạn giữa (với
t>0,05) giai đoạn cuối (với t<0,05). Nhưng vì sự sai khác giữa giai đoạn
đầu và giai đoạn giữa có độ tin cậy lớn hơn 0,05 nên không có ý nghĩa. Do
đó, có thể thấy rằng hàm lượng protein trong sữa tươi của bò lai F2 cao nhất ở
giai đoạn cuối, còn giai đoạn đầu và giai đoạn giữa là tương đương nhau.
Hàm lượng protein trung bình của bò lai F2 nuôi tại Thái Nguyên thấp
hơn so với bò nuôi tại Ba Vì - Hà Tây và Tiên Du - Bắc Ninh (thấp hơn
khoảng 0,3%). [10], [33].
Hàm lượng protein trong mẫu sữa phân tích thấp hơn sữa tiêu chuẩn và
thấp hơn so với các kết quả nghiên cứu khác. Theo chúng tôi, có thể là do hàm
lượng protein trong thức ăn thấp và mức độ chăn sóc chưa hợp lý.
Để nâng cao hàm lượng protein trong sữa thì trong khẩu phần nuôi
dưỡng bò sữa phải có 20-80% protein khẩu phần nhận được từ các loại cỏ
chứa nhiều protein. Ngoài ra còn có thể sử dụng các loại thức ăn giàu protein
như bột cá, bột hạt bông, bột đậu tương, các loại khô dầu … và các loại thức
ăn nitơ phi protein như amin, nitrat, urê, nitơ tái sinh … để bổ sung vào khẩu
phần ăn cho bò sữa. Các loại thức ăn trên sẽ làm cân đối các chất dinh dưỡng,
phù hợp với nhu cầu tạo sữa của bò.
3.2.5. Khoáng tổng số.
Chất khoáng là những nguyên tố vô cơ dưới dạng muối với nguyên tố
vô cơ hay hợp chất hữu cơ khác. Bò sữa cần khoảng 15 loại hợp chất khoáng
khác nhau, thuộc hai nhóm: Khoáng đa lượng và khoáng vi lượng. Nhu cầu
chất khoáng ở bò vắt sữa rất lớn.
Những chất khoáng có mặt trong sữa được hấp thu trực tiếp từ máu vào
nhờ hoạt động của tuyến vú, nhưng sự hấp thụ này có tính chất chọn lọc.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
45
Qua bảng 3.2, hàm lượng khoáng trung bình trong các mẫu sữa tươi thu
được là (0,532 ± 0,004)%. Hàm lượng này thấp hơn 0,168% so với hàm lượng
khoáng trong sữa tiêu chuẩn. Hàm lượng khoáng trong sữa giai đoạn đầu là
(0,525 ± 0,003)%, giai đoạn giữa là (0,535 ± 0,003)%, giai đoạn cuối là (0,535
± 0,010)%. Như vậy, hàm lượng khoáng trong sữa ở ba giai đoạn là tương
đương nhau (vì sự sai khác hàm lượng khoáng giữa các giai đoạn có t>0,05).
Theo chúng tôi, có thể hàm lượng khoáng tổng số có trong các mẫu
phân tích thấp hơn so với sữa tiêu chuẩn là vì trong khẩu phần ăn của bò nuôi
tại trang trại có hàm lượng khoáng thấp, hơn nữa lại không bổ sung thành
phần khoáng vào nước uống.
Thông thường trong thức ăn thiếu các chất khoáng, vì vậy ta cần bổ
sung vào khẩu phần ăn cho bò sữa. Cần bổ sung các chất khoáng như: Muối
ăn, để bổ sung Na, bổ sung Ca và P, bổ sung Mg, các muối sunfat của đồng,
sắt, kẽm, côban, mangan… [22].
3.2.6. Vitamin C.
Qua bảng 3.2, hàm lượng vitamin C có trong các mẫu sữa tươi phân
tích trung bình là (13,310 ± 1,310) mg/l. Hàm lượng này nằm trong giới hạn
chung của sữa tiêu chuẩn (từ 10-20 mg/l), nhưng nhìn chung là thấp. Hàm
lượng vitamin C có trong sữa giai đoạn đầu là (11,780 ± 0,154) mg/l, giai
đoạn giữa là (12,780 ± 0,128) mg/l, giai đoạn cuối là (15,370 ± 0,307) mg/l.
Như vậy, sự biến động hàm lượng vitamin C trong các giai đoạn của chu kỳ
vắt sữa cũng tuân theo quy luật như đối với protein. Hàm lượng vitamin C có
xu hướng tăng dần từ giai đoạn đầu giai đoạn giữa ( tăng với t<0,002)
giai đoạn cuối (tăng với t<0,001).
Vitamin C trong sữa được tổng hợp trong mô bào của bò, nên không
cần thiết phải có trong thức ăn. Do vitamin C rất nhạy cảm với nhiệt, với
không khí, với ánh sáng... nên lượng vitamin C có thể bị giảm rất nhanh trong
quá trình bảo quản và chế biến, thậm chí bị phá huỷ hoàn toàn. [22].
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
46
3.3. Thành phần hoá học của sữa chua.
Sau khi lên men sữa tạo sữa chua, chúng tôi đã tiến hành phân tích các
thành phần và thu được kết quả thể hiện ở bảng 3.3.
Bảng 3.3. Thành phần hoá học sữa chua của bò lai F2.
Chỉ tiêu phân tích Trung bình sữa chua
VCK (%) 11,070 ± 0,082
Đường khử (%) 3,825 ± 0,152
Lipid (%) 3,675 ± 0,038
Protein tan (%) 3,007 ± 0,084
Khoáng tổng số (%) 0,568 ± 0,013
Vitamin C (mg/l) 32,430 ± 0,323
Phân tích các mẫu sữa chua cho thấy, sữa chua gồm có: Vật chất khô
chiếm (11,070 ± 0,082)%, đường khử (3,825 ± 0,152)%, lipid (3,675 ±
0,038)%, protein tan (3,007 ± 0,084)%, khoáng tổng số (0,568 ± 0,013)%,
vitamin C (32,43 ± 0,323) mg/l.
So sánh kết quả phân tích thành phần sữa chua với kết quả phân tích
thành phần sữa tươi thấy: Vật chất khô trong sữa chua giảm 0,41% so với sữa
tươi (với t>0,05). Hàm lượng đường khử trong sữa chua giảm 0,742% so với
sữa tươi (với t<0,01). Hàm lượng lipid trong sữa chua tăng 0,081% so với sữa
tươi (với t>0,05). Hàm lượng protein tan trong sữa chua tăng 0,074% so với
sữa tươi (t>0,05). Hàm lượng khoáng tổng số trong sữa chua tăng 0,036% so
với sữa tươi (t<0,02). Hàm lượng vitamin C có trong sữa chua tăng 19,12% so
với sữa tươi (t<0,001).
Hàm lượng đường khử trong sữa chua giảm so với sữa tươi là do vi
khuẩn lactic đã lên men đồng hình chuyển hoá đường thành acid lactic. Do
đó, hàm lượng vật chất khô trong sữa chua cũng bị giảm so với sữa tươi.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
47
Hàm lượng lipid, protein tan trong sữa chua tăng so với sữa tươi, nhưng
sự tăng này là nhỏ với độ tin cậy t>0,05 nên không có ý nghĩa.
Khoáng tổng số trong sữa chua tăng so với sữa tươi có thể do hoạt động
của vi sinh vật trong quá trình lên men sữa tạo sữa chua.
Hàm lượng vitamin C trong sữa chua cao hơn 19,12% so với sữa tươi là
vì có sự tổng hợp mạnh vitamin C trong quá trình lên men sữa tạo sữa chua.
Do trong quá trình xử lý nhiệt sữa tươi để làm sữa chua theo phương pháp thủ
công nên lượng vitamin C trong sữa sẽ giảm khá nhiều, thậm chí là bị phá huỷ
hoàn toàn. Vì vậy, lượng vitamin C được tạo ra trong quá trình nên men sữa
tạo sữa chua sẽ lớn hơn 19,12% .
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
48
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
1. Kết luận.
Qua xác định một số thành phần trong sữa tươi và sữa chua của bò lai
F2 nuôi tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên có thể rút ra một số kết luận sau:
1.1. Trong sữa tươi
- Xác định được hàm lượng trung bình các thành phần trong ba giai
đoạn vắt sữa như sau: Vật chất khô 11,48%, đường khử 4,567%, lipid
3,594%, protein tan 2,933 %, khoáng tổng số 0,532%, vitamin C 13,31 mg/l.
- Xác định được hàm lượng vật chất khô, protein tan giai đoạn cuối đạt
cao nhất, giai đoạn đầu và giai đoạn giữa là tương đương nhau.
- Xác định được hàm lượng đường khử, lipid, khoáng tổng số ở ba giai
đoạn vắt sữa là tương đương nhau.
- Hàm lượng vitamin C trong sữa tươi có xu hướng tăng dần từ giai
đoạn đầu giai đoạn giữa giai đoạn cuối.
1.2. Hàm lượng vật chất khô, đường khử, lipid, protein tan, vitamin C,
khoáng tổng số trong sữa tươi phân tích đều thấp hơn so với sữa tiêu chuẩn và
đa số các chỉ tiêu thấp hơn so với một số nghiên cứu đã công bố.
1.3. Thành phần sữa chua gồm có: Vật chất khô chiếm 11,07%, đường
khử 3,825%, lipid 3,675%, protein tan 3,007%, khoáng tổng số 0,568%,
vitamin C 32,43mg/l.
1.4. Hàm lượng vật chất khô, đường khử trong sữa chua giảm so với
sữa tươi. Hàm lượng lipid, protein, khoáng tổng số trong sữa chua có biểu
hiện tăng một lượng nhỏ so với sữa tươi. Hàm lượng vitamin C có trong sữa
chua tăng cao so với sữa tươi nguyên liệu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
49
2. Đề nghị.
- Tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng
sữa của bò lai F2 và các giống bò khác để nâng cao được chất lượng sữa trong
điều kiện chăn nuôi.
- Cần có chế độ chăm sóc, chế độ dinh dưỡng tốt hơn để sữa bò tạo ra
có chất lượng cao hơn.
- Tiếp tục thử nghiệm về tác dụng lên men của các chủng vi khuẩn
lactic khác trong sản xuất sữa chua để chọn được chủng lactic thích hợp cho
quá trình lên men sữa đạt hiệu quả cao.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
50
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ
Nguyễn Đức Thiệu - Nguyễn Trọng Lạng, “Xác định thành phần hoá
sinh sữa tươi và sữa chua của bò lai F2 (♀ lai F1 x ♂ Holstein Friesian) nuôi
tại Đồng Hỷ - Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Thái
Nguyên, số 2(46) tập 2/năm 2008.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Vũ Triệu An (1978), Đại cương sinh lý bệnh học, Nxb Y học, Hà Nội.
[2]. Lê Việt Anh, Lương Trọng Ất, Ngô Lợi, Nguyễn Hữu Ninh (1983), Nuôi
bò sữa, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Bình, Trần Văn Tường (2004), Giáo trình chăn nuôi trâu
bò, Nxb nông nghiệp, Hà Nội.
[4]. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (2003), Tài liệu báo cáo về tình
hình chăn nuôi năm 2003.
[5]. Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (2005), Báo cáo tình hình chăn
nuôi bò sữa ở Việt Nam giai đoạn 2001- 2005, Nxb Nông nghiệp.
[6]. Phạm Thị Trân Châu, Nguyễn Thị Hiền, Phùng Gia Tường (1997), Thực
hành hoá sinh, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[7]. Cục Thống kê (2005), Báo cáo tình hình chăn nuôi bò sữa năm 2005.
[8]. Nguyễn Quốc Đạt, Vũ Văn Nội, Bùi Thế Đức, Nguyễn Thanh Bình
(3/2001), Khả năng sản xuất sữa của đàn bò lai (HF x Laisind) hướng
sữa trong điều kiện chăn nuôi trang trại ở Thành phố Hồ Chí Minh,
Báo cáo khoa học.
[9]. Trịnh Đình Đạt (2000), Di truyền chọn giống động vật, Nxb Đại học
Quốc gia, Hà Nội.
[10]. Trương Minh Hiền (2003), Khảo sát tình hình bệnh viêm vú và một số
chỉ tiêu chất lượng sữa trên đàn bò sữa huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh,
Luận văn tốt nghiệp, Trường ĐHNNI - Hà Nội.
[11]. Hội chăn nuôi Việt Nam (2002), Cẩm nang chăn nuôi gia súc–gia cầm,
tập III, Nxb Nông nghiệp.
[12]. Nguyễn Đăng Khôi (2003), Đánh giá năng suất và chất lượng sữa của
giống bò Holstein Friesian nhập nội nuôi tại huyện Yên Sơn tỉnh Tuyên
Quang, Luận văn thạc sĩ khoa học sinh học, Trường Đại học Sư phạm
Thái Nguyên, Thái Nguyên.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
[13]. Nguyễn Trọng Lạng (1998), “Dẫn liệu về hiện tượng đa dạng di truyền
của các protein sữa bò’’, Tạp chí khoa học và công nghệ Đại học Thái
Nguyên, số 4 (7), trang 58-62.
[14]. Nguyễn Trọng Lạng (2000), “Khả năng kiểm tra nguồn gốc vật nuôi
bằng các chỉ thị đa dạng protein’’, Thông báo khoa học trường Đại học
Sư phạm - Đại học Thái Nguyên, số 2, trang 32-36.
[15]. Đặng Hữu Lanh, Trần Đình Miên, Trần Đình Trọng (1999), Cơ sở di
truyền chọn giống động vật, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[16]. Nguyễn Thị Liên, Nguyễn Quang Tuyên (2000), Giáo trình vi sinh vật
học chăn nuôi, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[17]. Chu Văn Mẫn, Ứng dụng tin học trong sinh học, Nxb Đại học Quốc gia,
Hà Nội
[18]. Lê Quang Nghiệp, Nguyễn Trọng Tiến (2002), Cẩm nang chăn nuôi bò
sữa, bò thịt, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[19]. Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Vân, Trần Đình Trọng (1994), Cơ
sở di truyền học của năng suất và chọn giống động vật, Nxb Khoa học
và kỹ thuật, Hà Nội.
[20]. Phan Cự Nhân (2002), Di truyền học động vật và ứng dụng, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
[21]. Phùng Quốc Quảng (2002), Nuôi bò sữa năng suất cao - hiệu quả lớn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[22]. Phùng Quốc Quảng (2005), Nuôi bò sữa năng suất cao - hiệu quả lớn,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[23]. Phùng Quốc Quảng (2002), Khai thác sữa năng suất, chất lượng, vệ
sinh, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[24]. Phùng Quốc Quảng (2002), 71 câu hỏi đáp về chăn nuôi bò sữa, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
[25]. Phùng Quốc Quảng và Cs (1999), “Bàn về một số vấn đề đặt ra cho ngành
chăn nuôi bò sữa ở nước ta’’, Tạp chí chăn nuôi, số 4 (25), trang 30-32.
[26]. Trần Thị Thanh (2001), Công nghệ vi sinh, Nxb Giáo dục, TP HCM.
[27]. Nguyễn Tiến Thắng, Nguyễn Đình Huyên (1998), Giáo trình sinh hoá
hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[28]. Nguyễn Văn Thiện (1999), Phương pháp nghiên cứu trong chăn nuôi,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[29]. Trịnh Thị Kim Thoa, Lê Thị Hằng, Phùng Thị Bích Thuỷ, Nguyễn Anh
(2003), “Ứng dụng PCR/RFLP để điều tra phân tích kiểu gen gen
protein sữa (Kappa - Casein b-Lactoglobulin) ở bò sữa Việt Nam’’, Tạp
chí di truyền học và ứng dụng, số 1 năm 2003.
[30]. Chu Thị Thơm, Phan Thị Lài, Nguyễn Văn Tó (2006), Giá trị dinh
dưỡng và phương pháp chế biến sữa, Nxb Lao động, Hà Nội.
[31]. Nguyễn Văn Thưởng (1999), Kỹ thuật nuôi bò sữa - bò thịt ở gia đình,
Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
[32]. Nguyễn Văn Thưởng (2003), Nuôi bò sữa và bò thịt năng suất cao, Nxb
Nghệ An.
[33]. Phạm Văn Tuân (2005), Nghiên cứu đặc điểm năng suất và chất lượng
sữa của một số giống bò nuôi tại huyên Ba Vì tỉnh Hà Tây, Khoá luận
tốt nghiệp, Trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên
[34]. Trạm khí tượng thuỷ văn tỉnh Thái Nguyên (2008), Điều kiện thời tiết
khí hậu của huyện Đồng Hỷ - Thái Nguyên năm 2007-2008.
[35]. Viện thổ nhưỡng nông hoá (1998), Sổ tay phân tích đất, nước, phân bón,
cây trồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
10.4
10.6
10.8
11
11.2
11.4
11.6
11.8
12
12.2
12.4
G§ ®Çu G§ gi÷a G§ cuèi Trunh
b×nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- doc4_2405.pdf